PHÁP HOA HUYỀN LUẬN
SỐ 1720
QUYỂN 06
Đời Hồ, Sa Môn Cát Tạng soạn.
La-hán biết Nhất thừa, không biết nghĩa Nhất thừa.
Hỏi: Đắc La-hán ý tức tự biết Nhất thừa hay được nói pháp Hoa mới biết? Lại Phẩm Phương Tiện vì phân biệt chương chân ngụy hai khác nhau, lúc mới nói nếu thật đắc La-hán mà không tin pháp này thì không có việc ấy. Nếu không tin đây thì là người tăng thượng mạn, chẳng phải A-la-hán, ở đây nói La-hán phải tin Nhất thừa. Kế là văn nói sau khi Đức Phật diệt độ hiện tiền không có Phật, rõ ràng sau khi Phật diệt độ La-hán cũng có vị không tin Nhất thừa, vì vậy hai văn trái nhau, làm sao hiểu được?
Đáp: Nghĩa nầy trước đã luận bàn, sau sẽ nói rộng, đã là một kinh khó nay nói lược tướng kia. Có người nói: Tất cả những người đắc đạo đều biết được qui thường trụ, nếu biết đồng qui thường trụ đều là Bồ-tát, không có Nhị thừa thành Thánh, cho nên Đại kinh nói không biết thường trụ còn không đắc Bồ-đề Nhị thừa huống chi sau nói đạo vô thượng! Nếu vậy chương trước nói La-hán, đây gọi là căn cứ người quyền hành, sau nói người không tin đây là căn cứ sáu tâm trước có thực hành Thanh văn cho nên không tin hiểu. Có người nói: Tất cả đạo phải được hội nhập Không, không hẳn phải biết đồng qui thường trụ, cho nên có người biết, có người không biết; lợi căn thì biết, độn căn thì không biết. Văn trước căn cứ người biết, văn sau căn cứ lý người không biết. Có người nói, trước nói căn cứ lý để luận, Ba thừa sơ nghiệp không ngu đối với pháp, hễ là La-hán đều biết đồng quy, nghe kinh thì tin. Sau y cứ vào giáo để luận, La-hán bẩm thọ giáo Tiểu thừa thành Thánh, không biết đồng qui, chẳng hạn như Đại kinh chép: Bồ-tát Thập trụ Như lai không nói, không biết Phật tánh nay cũng như vậy. Có người nói: là Chân La-hán thì biết, sau căn cứ phàm phu đời mạt pháp nên không biết! Vì sao? Vì phàm phu có đủ ba độc nghe kinh còn tin, huống chi đời mạt pháp La-hán mà không tin! Có người nói đây là lúc ngồi, nay chuyên lắng nghe tâm mau dứt nghi, nếu không tin thọ thì ôm nghi
muôn đời để lưu truyền, sau gặp đời có Phật khiến thúc giục nương tựa có thế quyết nói.
Lời bình rằng: Bởi đại tông của kinh này không thể còn giải thích khác nhưng các sư lầm ý không đồng, đều nói hai văn trái nhau, cho nên giải thích khác nhau lăng xăng, nay nói hai văn không trái nhau. Trước nói La-hán chân thật nghe kinh sẽ tin, nếu nghe kinh không tin thì đó chẳng phải La-hán. Văn sau Phật lại phân biệt nếu La-hán chân thật nghe kinh chắc tin, ít có La-hán nào không tin Nhất thừa, vì vậy nên giải thích nói cũng có nghĩa nầy. Tức là sau khi Đức Phật diệt độ hiện tiền không có Phật, không có người truyền kinh và pháp truyền, thiếu ba nghĩa nầy thì La-hán cũng có nghĩa không tin. Nếu Phật dù đã diệt độ mà có người truyền kinh và pháp truyền, La-hán nghe thì liền tin nhận.
Hỏi: Sau khi Phật diệt độ không có người, pháp, cho nên La-hán không tin làm sao tin ư?
Đáp: Đức Phật lại tự giải thích nếu gặp các Đức Phật khác thì có thể quyết liễu. Nếu vậy hai văn trước sau không có trái nhau, không nên giải thích khác nhau lăng xăng.
Về sau thấy luận Pháp Hoa cũng không nói hai văn trái nhau, trừ sau khi Phật diệt độ hiện tiền không hật: Luận nói vì sao Đức Như lai không thành không kham, là người nói pháp, vì dứt nghi này như kinh, từ sau khi Phật diệt độ hiện tiền không Phật, luận ý nói Như lai ở đời nói Nhất thừa chắc hẳn khiến La-hán tin nhận, cho nên không thành không kham là người nói pháp, rõ ràng ngoại trừ sau khi Phật diệt độ không còn có Phật, thì có La-hán không tin.
Hỏi: Theo giải thích nầy thì La-hán nghe kinh Pháp Hoa mới biết thành Phật, không nghe thì không biết thành Phật phải không?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Lấy gì làm chứng?
Đáp: tức văn vừa giải thích làm chứng. Lại trước Thân Tử nói mà nay mới tự giác chẳng phải thật diệt độ thì biết trước lúc ấy đều chưa giác, cho đến trong ba phen thỉnh tất cả Nhị thừa đều sinh nghi ngờ, nếu tự biết thành Phật thì đâu có nghi ư! Pháp Hoa giáo khởi lại để làm gì? Lại dưới phẩm Hóa thành rõ ràng nói: Sau khi ta diệt độ lại có đệ tử không nghe kinh này, không hiểu, không biết hạnh Bồ-tát mà đối công đức của tự mình sinh diệt độ tưởng nhập Niết-bàn, ta ở các cõi nước ấy thành Phật, vì nói kinh này mới đắc thần khế bộ biết thành Phật. Lại Thích luận giải thích phẩm Tất Định cũng nói như thế. Nói La-hán sinh ở cõi tịnh ngoài ba cõi được nghe kinh Pháp Hoa tu hành cầu thành Phật, cho nên biết Nhị thừa không nghe Pháp Hoa không biết đồng qui. Lại người hị thừa tự biết thành Phật đâu được nói là vì các Thanh văn nói kinh Pháp Hoa ư!
Hỏi: Đại kinh chép: Không biết thường trụ không đắc Bồ-đề Nhị thừa, sao nói đắc Bồ-đề Nhị thừa không biết thường trụ ư?
Đáp: Đại kinh lại nói vì các Thanh văn khai phát mắt tuệ nói kho bí mật, như kia đã biết thì tuệ rõ ràng đã phát, sao còn khai lại! Lại Nhị thừa đã biết thì không còn tám thứ điên đảo, còn chỗ nào chê ư!
Hỏi: Không biết thường trụ không đắc Bồ-đề Nhị thừa vì sao lại thiên lệch ư?
Đáp: Đây là quở trách Nhị thừa chấp chặt giáo xưa, ông không sửa đổi vô thường, không tin thường trụ cũng không đắc Bồ-đề Nhị thừa cho nên bị quở trách, lại đây là muốn thời hội, khiến tin thường trụ. Lại nếu không biết thường trụ không đắc Bồ-đề Nhị thừa, hoặc không biết thường cũng không đắc ba qui y năm giới cấm, nếu vậy trước Niết-bàn không có đệ tử Phật, đều là người thế tục, mà kinh chỉ nói không biết thường trụ ba qui y năm giới cấm không đầy đủ. Chẳng phải không có tùy phần đắc, Nhị thừa cũng thế, tùy phần dứt hoặc ba cõi thành Lahán.
Hỏi: Đã dứt hết hoặc ba cõi vì sao khác nhau qui ư? Đáp: Ngoại đạo cũng dứt hoặc ba cõi, cũng có thể nói hoặc hết thì biết Nhất thừa chăng?
Đáp: Người Nhị thừa chỉ hơn phàm phu một bậc, không nên hoàn toàn che lấp Bồ-tát. Lại hỏi vặn rằng: Dứt hoặc cần phải luận biết đồng qui thường trụ, thì ngoại đạo dứt cũng như vậy.
Hỏi: Ngoại đạo hàng phục hoặc, thật ra không dứt phải chăng?
Đáp: phục hoặc, dứt hoặc đây các bộ khác nhau. Người của Phật đà nói phục hoặc, người của Tát vệ nói dứt hoặc không nên dùng thiên lệch. Lại Đại kinh đích thân nói ngoại đạo dứt hoặc không nói phục. Lại Thích luận, luận Nhiếp Đại Thừa đều nói ngoại đạo dứt hoặc không nên nói phục. Lại, luận Tỳ-bà-sa nói: Lấy Ca-chiên-diên Tử làm ba minh sáu thông đại A-la-hán cho đến năm trăm vị bình giải cũng là La-hán. Long Thọ quở trách rằng: Ông đối với tám kiền-độ chỗ nào cũng có lỗi huống chi gọi là giải nghĩa Đại thừa ư! Các A-la-hán đáp: Đương nghe Đại thừa tâm đều không tin, nếu La-hán nghe Đại thừa là có lỗi, lại vì sao không nghe mà tự biết ư? Lại sau khi Phật diệt độ năm trăm bộ nghe pháp Đại thừa rốt ráo không, như đao làm tổn thương tâm, huống chi thường nghe mà liền tin, kia vì sao có thể biết thường ư! Lại phẩm Hóa Thành nói: Đức Phật Đại thông Trí Thắng nói kinh Pháp Hoa mười sáu Bồ-tát liền tin nhận, trong chúng Thanh văn hoặc có người tin nhận thành có người không tin, nhưng La-hán gặp Phật nghe kinh Pháp Hoa còn có người tin và có người chưa tin, vì sao không nghe mà tự biết ư!
Hỏi: Nếu Nhị thừa không tự biết thành Phật vì sao Thắng-man nói Ba thừa sơ nghiệp không ngu đối với pháp tự biết sẽ giác sẽ đắc ư? Lại kinh Ưu bà tắc phẩm mười bốn nói tự biết nên đắc Bồ-đề mà lại chấp quả Tiểu thừa, trong phẩm mười ba thuyết thọ giới đắc ba đạo quả, do biết rất dễ mà hành rất khó, cho nên tuy biết Nhất thừa mà chấp chứng La-hán ư?
Đáp: Nghĩa nầy trước đã nói rồi, người lợi căn biết, người độn căn không biết. Lại quá khứ lâu xa tu tập Đại thừa, nay nghe giáo Tiểu thừa đắc đạo liền ngộ Đại thừa, như người này liền biết, không như vậy thì không biết. Lại người thực hành không biết, người quyền hành biết, nghĩa nầy trong đoạn xin xe nói rộng.
Về sau, thấy luận Pháp Hoa khai thị ngộ nhập làm bốn nghĩa giải thích, nghĩa thứ ba gọi là không biết. Không biết ấy là do tất cả Thanh văn Bích-chi-phật không biết chỗ chân thật của họ, không biết chỗ chân thật ấy là không biết rốt ráo duy nhất Phật thừa. Văn nầy giải thích rõ ràng Nhị thừa không biết Nhất thừa. Nghĩa thứ hai nói Ba thừa đồng có Phật tánh, pháp thân tức là thường trụ, người Nhị thừa không biết Nhất thừa, không biết Phật tánh thường trụ không nên nói là người đắc đạo xấu cần phải chép ra để hiểu thường trụ, đây là chứng minh trên không biết nghĩa thường.
Hỏi: Người phàm phu thường biết thành Phật, La-hán là bậc Thánh vì sao không biết thành Phật ư?
Đáp: Sớ Pháp Hoa chép: ba hạng người không có phiền não mà có nhiễm mạn điên đảo tin:
- Tin các thứ thừa.
- Tin thế gian Niết-bàn khác nhau.
- Tin thân kia đây khác nhau.
Vì đối trị ba thứ bệnh này cho nên nói ba kỳ bình đẳng:
1) Thừa bình đẳng, thọ ký cho Thanh văn chỉ có Đại thừa không có Nhị thừa.
2) Thế gian Niết-bàn bình đẳng, vì Đa bảo Như lai nhập Niết-bàn nên gọi là thế gian Niết-bàn bình đẳng.
3) Thân bình đẳng, Đa Bảo Như lai đã nhập Niết-bàn lại thị hiện thân, tự thân tha thân pháp thân bình đẳng không khác nhau, Người không có phiền não nhiễm mạn thấy thân kia đây tạo tác khác nhau, không biết kia đây Phật tánh pháp thân bình đẳng. Luận giải thích trong ba nghĩa:
– Thứ nhất : Ban đầu nói La-hán không biết Nhất thừa, sau nói La-hán không thể biết Phật tánh thường trụ. Vì sao không biết, tuy không phiền não giới nội mà có nhiễm mạn, nhiễm mạn tức là vô minh, đây là chướng trí cho nên không biết.
Hỏi: Nếu vậy phàm phu có thể biết Nhất thừa thường trụ, lẽ ra không có vô minh ư?
Đáp: Phàm phu chỉ tin lời Phật gọi là biết, đây chưa đủ chứng Lahán phá vô minh này thì có đủ năng nhất định biết, khác phàm phu. Lại Phật dùng các Phương Tiện độ thoát chúng sinh nghe biết ngộ thì nói biết, nghe không biết ngộ thì nói không biết.
Hỏi: Nói biết không biết có nghĩa gì khác nhau?
Đáp: Đức Phật vì người Hữu Học Đại thừa bảy năm trở lên mà nói, người Nhị thừa còn tự biết thành Phật vì sao ông không tin Đại thừa ư? Lại Hóa thành vì người cầu Nhị thừa nói rằng: Đã chứng La-hán tự biết thành Phật vì sao ông muốn chứng La-hán mà không cầu thành Phật ư!
Hỏi: Nói La-hán không biết nghĩa ấy như thế nào?
Đáp: Đây là y theo Tiểu thừa giáo khiến chứng quả Tiểu thừa, nếu nói tự biết thành Phật sao lại cầu quả Tiểu thừa ư? Thí dụ bản nghĩa tám lớp, ý nơi bài tựa đầu, có văn nầy gồm có hai nghĩa:
1/ Tụng văn xuôi trên.
2/ Làm bản thí dụ dưới. Sở dĩ thí bản ấy là người lợi căn đã hiểu trung căn chưa hiểu cho nên lại dùng thí dụ để nói pháp trước, vì thế lấy trước làm bản của thí dụ sau.
Hỏi: Văn thí dụ sau dài, vì sao chỉ thú dụ pháp trong đây?
Đáp: Văn nầy tuy hợp mà giới thiệu chung đức Thích-ca nhất hóa từ đầu đến cuối nên được làm bản của thí dụ sau.
– Thứ hai: Định thí dụ nhiều ít. Các sư xưa chia đây làm năm thí dụ:
- Trưởng giả dụ .
- Tư tế dụ.
- Quyền thí dụ.
- Bình đẳng thí.
- Bất hư thí.
Lời bình rằng: Ban đầu thật là thí dụ chung chẳng riêng làm thí dụ Trưởng giả. Tư tế: là tư duy cứu giúp đây là Nhất thừa hóa không đắc liễu nghĩa còn thí dụ một ít thấy lửa không dùng giải thích nầy. Quang Trạch nói mười thí dụ:
- Tổng.
- Thấy lửa.
- Cứu con không được.
- Cứu con được.
- Thấy con khỏi nạn.
- Các con xin xe.
- Thấy con thoát nạn vui mừng.
- Đồng ban cho xe lớn.
- Được xe vui mừng.
- Thí dụ chẳng dối gạt. Trong đây mười pháp làm gốc của mười thí dụ sau.
Lời bình rằng: Mười thí dụ khởi tức của Quang Trạch, các sư khác không có. Nay dùng bốn nghĩa lời bình:
1) Nếu dùng câu đoạn dứt có chín câu không phải mười, nếu dùng nghĩa phân chỉ có sáu nghĩa: a) Tổng. b) Thấy lửa. c) Nhị thừa giáo hóa không được. d) Ba thừa giáo hóa được. e) Lại nói Nhất thừa. f) Không luống dối, tự các câu khác vi tế đều là cành nhánh thuộc về sáu nghĩa nầy. Nay tiến không lấy câu, lùi không y nghĩa, cho nên mười thí dụ là không đúng.
2) Nếu sáu nghĩa, mười thí dụ thì pháp, thí điên đảo. Trong pháp thuyết xin xe ở trước, cha vui mừng trong Thí nói cha mừng trước, con xin xe sau. Tuy muốn hội thông cuối cùng mà thành quanh co, đến sau tự nói lên.
3) Đại tiểu trái nhau: Trước trong pháp nói thấy Đại căn cơ động cho nên vui mừng, trong Thí nói thấy tiểu căn cơ thoát nạn cho nên vui mừng. Pháp nói nói nhân đại kia, thí nói giới thiệu tiểu quả pháp nói đại chướng sắp nghiêng đổ, thí nói tiểu nạn đã lìa, thế lực nghĩa tương ưng với Tiểu thừa.
4) Có và không khác nhau: Trong pháp nói trình bày thượng căn dễ ngộ nên không xin xe, thí nói nói trung căn còn bị hoặc nên có xin xe. Nếu vậy nói cung kính dụng là gốc của xin xe, khác nhau không hợp với ý văn, bốn nghĩa này văn phẩm sau tự hiển rõ. Nay y sáu thí dụ không có bốn trước.
– Thứ ba, là nói có không: Văn xuôi có năm: 1) Bỏ ba. 2) Bày một. 3) Năm kệ. 4) Chân ngụy. 5) Bất hư. Nay kệ có sáu, năm chỉ văn xuôi, kệ chân ngụy thì không có. Kệ có pháp dục, văn xuôi thì không thuộc ý nói lên, các thứ khác đều đồng.
1. Nói thứ lớp: Văn xuôi trước bỏ ba sau bày một, kệ trước bày một sau bỏ ba, các thứ khác đồng.
Nói khai hợp: bỏ ba bày một là thí dụ chung bản, hợp mà không khai. Kế là lìa năm trược, văn là gốc của bốn thí dụ khai mà không hợp. Chương Bất Hư là thí dụ bất hư không khai không hợp.
Nói thủ xả: Bốn đoạn văn kinh là gốc của sáu thí dụ, bản thủ mà không xả, chương Tán Pháp chẳng phải gốc của sáu thí dụ bản xả mà không thủ.
Nói về chung riêng: Ban đầu khai ba hợp một, trình bày chung đức Thích-ca nhất hóa giáo môn. Từ năm trược trở đi đều thuộc biệt thí.
Nói bản tích: trình bày chung Phật giáo bao gồm chung bản tích. Từ năm trược trở đi là nói riêng về bản tích, chương Năm trược chính là nói gốc ở pháp thân, thấy chúng sinh có khổ không vui nên khởi tâm đại bi, khởi từ Nhất thừa hóa không được trở đi đều thuộc dùng bản thùy tích tám tướng thành đạo. Trước ngồi đạo tràng đến sau cùng ngày nay nói giáo Pháp Hoa.
Nghĩa xin xe giải thích có hai lớp: 1) Nói xin. 2) Giải thích xe.
Môn đầu mười câu luận danh: Luận nói: Trong văn không có chữ xin chỉ có ban cho, văn xuôi nói xin ban cho, trong kệ nói: Nguyện cho chúng con ba thứ xe báu, tuy không có chữ xin mà nói nguyện ban cho tức là xin. Nhưng xin có hai thứ:
1/ Hứa cho nên xin, như kệ nói nguyện ban cho các con ba thứ xe báu, như trước đã hứa với các con ra đến ngoài, đây là xin vì trước đã hứa.
2/ Chưa hứa mà xin: Như người đời cầu xin gọi là xin, nhưng xin vì trước đã hứa cũng có thể gọi là xin, chưa hứa gọi là xin nên gọi là cầu.
Hỏi: Văn nầy chỉ có xin, hứa hay cũng xin mà chưa hứa ư?
Đáp: có đủ hai nghĩa: Xin hứa gọi là xin nghĩa là người Ba thừa xin quả, nếu do cầu xin cũng gọi là xin, thì đại căn cơ đã động đến Phật nói nơi nhất Phật thừa, cho nên có chưa hứa gọi là xin. Đây căn cứ hứa và nói chưa hứa cho nên ở đây nói về. Nếu lời nói và ý hợp luận thì đều là hứa, nói hứa ba cho nên xin ba, ý hứa một nên xin một, cũng là hiển mật hai việc hứa, hiển mật hai việc xin, hiển hứa ba mật muốn ban cho một, nói hiển xin ba, căn cơ mật xin một.
Hỏi: Đây hai lần xin làm sao giải hoặc ư?
Đáp: Cầu một là giải, xin ba là hoặc, không biết không có ba giả nói ba theo cha xin ba cho nên gọi là hoặc. Đại căn cơ bấu víu Phật cầu một cho nên gọi là giải.
2. Nói về đại ý: Trước trình bày chung ba thí dụ, kế là nói xin xe.
Trình bày chung ba thí dụ:
- Xin xe.
- Ban cho xe.
- Được xe vui mừng.
Ba thứ này thuộc Đại thừa hóa đắc cho nên hợp làm một đoạn, có thể so sánh ba chỗ trên:
1) So với ba việc cuối phẩm Phương Tiện xin xe so với trên ta thấy Phật tử,v.v… phát đại căn cơ, ban cho xe so với trên trong các Bồ-tát chính bỏ ngay Phương Tiện, chỉ nói đạo vô thượng, được xe vui mừng so với trên Bồ-tát nghe pháp này với nghi đều đã dứt, ngàn hai trăm vị La-hán đều sẽ thành Phật.
2) So sánh ba việc trong phẩm Thí dụ: xin xe so với Thân tử vượt hàng Hữu Học. Vô học nghi hối, ban cho xe so với Phật dạy thỉnh nói pháp, được xe vui mừng so với người trung căn lãnh giải trong phẩm Tín Giải.
3) Lại thí dụ ba việc trong phẩm Phương Tiện trên: xin xe so với ba phen thỉnh đại chúng chấp động, nghi sinh, ban xe so với Phật chỉ dạy thỉnh nói rộng, được xe vui mừng so với Thân tử lãnh giải.
Hỏi: Chỉ nên so sánh trung căn, hạ căn vì sao lại so sánh người ba căn ư?
Đáp: Trong ba phen chung, nói chung đại chúng đều nghi hối chẳng riêng Thân tử cho nên được so sánh. Lại tuy nay biết vì người trung căn, hạ căn nói thí dụ nhưng Đức Phật y cứ mỗi châu trình bày chung đại ý Nhất hóa khắp vì tất cả cho đến cuối đời chúng sinh khiến biết nghĩa một, ba quyền thật.
3. Kế là trình bày riêng đại ý xin xe: Trên Nhất thừa hóa không được cho nên dối gạt chỉ ở ngoài cửa nói có ba xe để dẫn dắt các con ra, các con đều nương quyền ra khỏi nhà. Người có trí không chấp lời của cha, ngầm hiểu ý cha biết quyền có, thật không, thì không xin; con vô trí chấp lời cha không hiểu ý cha chưa xét biết quyền có thật không, vì vậy nên có xin. Phật dùng đây để dụ khiến những người chấp ba, nhân đó mà sửa đổi chưa tin Nhất thừa, nhờ đây mà tin cho nên trước Thân tử thưa rằng: hay thay đức Thế Tôn! xin vì bốn chúng nói nhân duyên ấy. Nay nói thí dụ xin chi tức nói nhân duyên dạy bảo lời xin kia.
Nói về người xin: hỏi đó là ba người xin ba xe hay hai người xin ba xe ư? Đáp: Các Sư xưa nói: ba người xin ba xe, vì sao biết như vậy? Văn dưới nói: Lúc bấy giờ các con đồng thưa với cha rằng: xin ban cho chúng con ba thứ xe báu, cho nên biết ba người xin ba xe. Lại sở dĩ xin ba là vì: Thật không có Ba thừa chỉ trước đối Nhất thừa Phương Tiện nói ba do đó Phương Tiện nên xin.
Lời bình rằng: Nay dùng mười nghĩa suy tìm không nên có ba người ba xe:
1) Bản dùng ba xe dụ nơi ba quả cho nên nói: Nay ba xe này đều ở ngoài cửa. Người Nhị thừa ra ngoài cửa đến chỗ hứa cho xe tìm quả không được, có thể gọi là xin quả, hàng Bồ-tát chưa đến chỗ hứa cho xe tìm quả Phật không được, vì sao có xin quả Phật ư?
2) Dù rằng Bồ-tát Lục địa vượt ngoài ba cõi mới không xin quả Phật cũng đồng Nhị thừa xin Tận vô sinh trí, cho nên Bồ-tát ba người ũng có xin.
Nghĩa ấy không đúng. Tìm kinh Tiểu thừa, Đại thừa không có Bồtát xin, trong Tiểu thừa nói hai hạng Bồ-tát:
1) Bồ-tát Sở hóa, từ lúc mới phát tâm đến cuối Bổ xứ đều là phàm phu, nghĩa là không vượt ngoài ba cõi thì không có xin cho nên trong kinh Di-lặc Quán kinh Ưu-ba-ly bạch Phật: A-dật-đa chưa dứt ba độc cuối cũng sẽ sinh chỗ nào! Cho nên biết lúc mới tu hành cho đến tâm cuối cùng đều là phàm phu không được ra ngoài cửa xin.
2) Năng hóa Thích-ca Bồ-tát: Ba mươi bốn tâm thành đạo, ba mươi ba tâm còn là Bồ-tát, ba mươi bốn tâm là Phật, ba mươi ba tâm là Bồ-tát, mà kiến đế đã đổ, tư duy chưa hết, đây thì chưa ra ngoài ba cõi cho nên không xin, ba mươi bốn tâm kiến tư hoặc đều dứt, kết tập đều mất, lúc ấy đã ra khỏi ba cõi tức là quả Phật cũng không xin xe. Lại trong pháp Tiểu thừa Bồ-tát còn chưa vượt ngoài ba cõi sao được nói Bồ-tát vượt ngoài ba cõi mà xin ư! Lại ba mươi bốn tâm thành đạo không có nghĩa xuất quán đâu có xin ư! Lại vốn theo Phật xin quả, Bồtát Thích-ca theo ai để xin ư! Lại trong kinh Đại thừa nói có mười địa, đến địa thứ sáu thì dứt hết chánh sử trong ba cõi, sao không biết có Thất địa mà theo Phật tìm kiếm quả rốt ráo ư!
Như bào chữa nói đều không có Phật trong Ba tạng giáo thì đạo lý mà quyền nói có, tức là trước có nay không, Bồ-tát vì sao không xin ư! Nếu không có Bồ-tát xin thì trong ba tạng nói Phật Bồ-tát đều nên là rốt ráo Phật có. Đáp: Nguyên ý xin vốn là trước có nay không vì vậy cho nên xin, nếu xưa, nay đều có thì không xin.
Tìm kinh Đại thừa, Tiểu thừa từ đầu đến cuối đều nói Phật thừa là có, như Sơ giáo nói Phật thừa là có, đến Pháp Hoa cũng nói Phật thừa là có, do từ đầu đến cuối nói Phật thừa là có nên không xin; sau thấy luận Pháp Hoa cũng nói chỉ có Phật thừa, không có Nhị thừa, gồm có hai nghĩa:
1) Nói không có Niết-bàn Nhị thừa chỉ có Niết-bàn Đại thừa gọi là Phật thừa, trước đã đáp xong.
2) Trình bày chung phẩm Phương Tiện có năm phần: Nói nghĩa chỉ vì phá hai nêu một, nếu vậy chẳng nói không có Phật thừa, Bồ-tát xin chỗ nào ư? Trước sau văn Pháp Hoa không nói Phật thừa là Phương Tiện, chỉ nói Nhị thừa là Phương Tiện, cho nên Nhị thừa xin Bồ-tát không xin.
Hỏi: Xưa nay Phật thừa là có, lẽ ra cũng nói xưa nay Phật thừa là rốt ráo ư?
Đáp: Phật thừa là có nghĩa rốt ráo nầy, chỉ căn cứ trong có nói tận bất tận cho nên có rốt ráo không rốt ráo! Chỉ vì giáo xưa nói Phật thừa không đầy đủ, giáo nay nói Phật thừa đầy đủ. Thích luận chép: Phật đối với Ba tạng không nói đầy đủ công Đức Phật, lược có ba nghĩa:
1) Có không chẳng đầy đủ như trong Ba tạng không nói mười tám pháp bất cộng, chỉ có Đại thừa nói.
2) Nói bất tận nên không đầy đủ như trong Ba tạng nói mười lực, không nói Tận trí Biến trí, mà nói Tận trí Biến trí nầy là nghĩa các luận sư nói.
3) Trong một khoa phân nửa nói, phân nửa không nói cho nên không đầy đủ như trong Ba tạng chỉ nói ba nhãn, trong kinh Đại thừa nói đủ năm nhãn.
Hỏi: Vì sao biết trong Ba tạng không nói năm nhãn?
Đáp: luận Tạp tâm và Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm đều nói chỉ có ba nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn và tuệ nhãn.
Hỏi: Trước nói Đức Phật đã không đầy đủ tức là Phương Tiện, mà đạo lý chỉ có đầy đủ chứ chẳng có không đầy đủ, xưa Phật có không đầy đủ này, nay Phật chẳng có không đầy đủ nầy, tức là xưa có nay không, thì Bồ-tát lẽ ra xin xe không đầy đủ ư?
Đáp: Quyền thật có hai thứ:
1/ Có, không luận quyền thật.
2/ Đầy đủ, không đầy đủ luận quyền thật. Có, không luận quyền thật không hai mà nói hai, cho nên Nhị thừa là quyền, có một mà nói một nên Phật thừa là thật. Đầy đủ không đầy đủ luận quyền thật: trước nói Phật thừa chưa hết là quyền, nay nói Phật thừa hết là thật, nghĩa xin xe chính là căn cứ nghĩa Ba thừa có, không có mà có xin, không căn cứ Phật thừa đầy đủ không đầy đủ mà nói nghĩa xin.
Lại trái lại trách rằng: Nếu nói trước không đầy đủ nên nay xin thì theo như ông trong Pháp Hoa nói nghĩa quả Phật cũng là vô thường tức là quả xe không đầy đủ, nếu vậy đến thời Niết-bàn lẽ ra có xin quả xe vô thường. Pháp Hoa chỉ làm duyên nhân chưa nói chánh nhân nên nhân xe không đầy đủ, đến thời Niết-bàn lẽ ra cũng trước xin không đầy đủ nhân xe, mà thời Niết-bàn không có xin. Pháp Hoa không đầy đủ xe thì phải biết đến thời Pháp Hoa cũng không xin, trước lúc ấy không đầy đủ quả Phật.
4. Trong thí dụ nói ba xe ngoài cửa: Đây là tổng tướng nói. Nương nghĩa trước thì hai xe ở ngoài cửa chính sử của ba cõi, quả Phật ở ngoài cửa của tập khí vô tri, người Nhị thừa dùng chánh sử hạn cuộc làm cửa, Đức Phật dùng tập khí vô tri hạn cuộc khu vực làm cửa. Xưa nói người Nhị thừa Tận vô sinh trí ở ngoài cửa chánh sử của ba cõi, nay người Nhị thừa dứt chánh sử hết mà không thấy xe, vì vậy cho nên xin. Xưa nói quả Phật ở ngoài cửa tập khí vô tư nay Bồ-tát dứt hết chánh sử tập khí vô tri hết thì liền thành Phật cũng không xin. Bồ-tát Đại thừa có hai môn là chánh sử và vô tri tập khí, nay ra ngoài chánh sử chưa ngoài môn tập khí vô tri. Theo xin quả là Nhị thừa có môn kiến đế, lại có môn tư duy, nay ngoài môn kiến đế hoặc cũng nên có xin, Thanh văn đã không như vậy, Bồ-tát sao còn như vậy, tiến thoái luận qua Đại Tiểu thừa cùng tận kiến chứng thì Bồ-tát không có xin.
5. Kinh nói Ba thừa là Phương Tiện: có thể nói xin ba, lại nói chỉ một việc này là thật, hai thứ khác chẳng phải chân. Lại nói thế gian không có Nhị thừa chỉ có một Phật thừa, do đó suy tìm chỉ xin Nhị thừa không xin Phật thừa.
6. Nếu nói xưa nói Ba thừa đều là Phương Tiện: từ Đại Phẩm trở lên cho đến trước Pháp Hoa nói Phật thừa đều là Phương Tiện, nếu Phật thừa là Phương Tiện thì các nhân như sáu độ v.v… cũng là Phương Tiện, nếu vậy giao phó tài vật kho báu quý giá cho cùng tử cũng đều là Phương Tiện mà nói, nên chẳng phải chân thật. Nếu giao phó tài bảo là ngọc quý chẳng phải mắt cá thì Đại Phẩm nói Phật thừa là chân thật, chẳng phải Phương Tiện.
Hỏi: Giao phó tài bảo là gữi gắm gia nghiệp châu báu thì khi nói Bát-nhã lẽ ra là nói pháp Hoa ư?
Đáp: Đối với các kinh khác thì khó, đối với kinh này thì thông cho nên phẩm Phương Tiện nói vì các Phật tử nầy mà nói kinh Đại thừa, đã xưng nói kinh này thì phải biết thời Bát-nhã đã là nói pháp Hoa, chỉ vì giáo Bồ-tát cho nên gọi là Bát-nhã, chưa giáo hóa Nhị thừa nên không gọi là Pháp Hoa ! Nghĩa nầy đã như trước nói.
7. Phẩm Phương Tiện: văn kệ lúc mới trình bày xưa nói Nhị thừa lại nói Nhị thừa là Phương Tiện, trình bày xưa nói Đại thừa không nói Đại thừa là Phương Tiện, chỉ nói vì các Phật đây mà nói kinh Đại thừa thì biết Phật thừa chẳng phải Phương Tiện, Bồ-tát không nên xin Phật Đại thừa.
8. Đã có ba người xin vì sao không có Bồ-tát lãnh giải? Chỉ nói Nhị thừa lãnh giải không nói Bồ-tát lãnh giải cho nên biết không có Bồ-tát xin.
Hỏi: Nếu vì không có Bồ-tát lãnh giải mà cho là không có Bồ-tát xin, thì cũng không có người chứng quả Duyên giác lãnh giải nên không có Duyên giác xin ư?
Đáp: Không có Duyên giác lãnh giải đây có nghĩa ấy. Vì người chứng quả Duyên giác ra đời lúc không có Phật. Lại trong hội Pháp Hoa không có Duyên giác nên không trình bày sự lãnh giải của họ, Bồ-tát có hội vì sao không nói lãnh giải ư!
9. Đoạn dưới hợp ban cho xe rằng: Thấy các chúng sinh vượt khổ ngoài ba cõi được vui Niết-bàn cho nên ban cho Đại thừa. Nếu vậy người Nhị thừa đắc Niết-bàn nên ban cho Đại thừa, vì sao nói Bồ-tát đã chứng Niết-bàn ư! Đã chỉ ban cho Nhị thừa nên biết chỉ có Nhị thừa xin, dùng một văn nầy có thể dứt nghĩa được mất.
10. Các con ngồi yên cho nên đến cha xin xe: người Nhị thừa quả mãn dứt sự mong cầu không tu hành nữa nên gọi là ngồi yên, có thể được có xin mà chưa ra khỏi cửa. Bồ-tát vốn biết xe chẳng phải ở ngoài cửa chánh sử, mà ra khỏi cửa, cho nên Bồ-tát tự biết, từ đầu đến cuối hai người đều có nghĩa tiến tới trước, không có lý ngồi yên, do đó Bồ-tát không có nghĩa xin xe lại hợp ban cho xe nói: không để cho có người được diệt độ riêng đều do Như lai diệt độ mà diệt độ.
Riêng chọn diệt độ có hai nghĩa:
1/ Ngày trước Bồ-tát thọ ký thành Phật Bồ-tát riêng được Như lai diệt độ, người Nhị thừa trước không được thành Phật cho nên không được diệt độ, ngày nay khiến người Nhị thừa cũng được Như lai diệt độ nên gọi là đồng ban cho.
2/ Trước Nhị thừa riêng chọn Tiểu thừa diệt độ, nay khiến đồng đắc Đại thừa Niết-bàn, dùng hai văn này suy tìm thì không có Bồ-tát xin. Đã nói Bồ-tát riêng được Như lại diệt độ thì Bồ-tát đâu có lý do gì mà xin! Lại trước người Nhị thừa riêng chọn Tiểu thừa diệt độ cho nên nay dùng xe lớn ban cho, Bồ-tát không như vậy, làm sao ban cho Bồ-tát ư! Tức dùng văn nầy phá nghĩa bốn xe. Nếu người Ba thừa đều xin thì mất nói riêng được diệt độ. Hễ là riêng tức nghiêng về người này đắc người kia không đắc, nên gọi là riêng. Nếu Ba thừa đều xin thì đâu có riêng ư! Nay nói chỉ có người Nhị thừa xin, Bồ-tát không xin như tìm thấy ở mười điều trên.
Hỏi: Nếu vậy chỉ nên xin hai, vì sao văn nói xin ban cho chúng con ba thứ xe báu?
Đáp: Trước nói Ba thừa là thật, nay nói có một không có hai. Trước có nói ba mà cuối cùng đâu có tồn tại, do nay không nói trước có, cũng vì trước có khó nói nay không có nên gọi là xin. Kinh sư không thể nhận được điều này nên cho là ba người xin đến nỗi thành thuyết khác, nay xét lời nói này rất dễ thấy.
Hỏi: Văn kinh nêu ba xe, căn cứ văn xin cho nên nói xe dê, xe hươu xe trâu xin ban cho, vì sao trái ngược văn chỉ nói Nhị thừa xin, Bồtát không xin ư! Lại đều nói Nhị thừa xin ba lẽ ra người Nhị thừa cưỡi ba xe, người Nhị thừa thật ra không cưỡi ba, Nhị thừa cũng không xin ba. Lại đều nói nếu Nhị thừa xin xe Bồ-tát, Bồ-tát nên xin xe Nhị thừa, văn nghĩa suy tìm tiến lùi cùng tận, may mắn thích hợp dựa vào xưa không đợi đây thông ư?
Đáp: Nếu lãnh giải trước thông, không đợi sau hỏi, vì vượt trước ba để nên nay một! Trước đạo vốn là ba nay liền nói chỉ một sự thật này, hai khác chẳng phải chân. Nếu vậy ngày trước nói có xe dê, hươu, trâu ở chỗ nào? Vượt ba nêu một văn nghĩa sáng tỏ, dưới các nạn đều không thông, tự bỏ, nên bỏ xưa mê để từ nay ngộ.
Hỏi: Lấy gì làm chứng biết người Nhị thừa xin ba xe ư?
Đáp: Vốn vì người Nhị thừa mà bỏ ba thừa. Ban đầu dùng Nhất thừa hóa độ không được cho nên đối với nhất Phật thừa phân biệt nói ba gọi là Ba thừa hóa được. Nay nói không có ba chỉ có một, cho nên người Nhị thừa xin tìm kiếm ba xe. Lại kinh này từ đầu đến cuối chính vì người Nhị thừa mà nói cho nên Nhị thừa xin ba. Nay sẽ đủ mạnh dạn dùng văn ba châu chứng minh
Phẩm Phương Tiện nói: Bảo các chúng Thanh văn và người cầu Thừa Duyên giác dùng sức Phương Tiện để chỉ bày Ba thừa giáo tức đã chỉ bảo người Nhị thừa nói Phương Tiện nói ba mà không bảo Bồ-tát, cho nên biết Ba thừa giáo vì người Nhị thừa. Kế là ba phen thỉnh lúc mới chỉ nói người Nhị thừa động chấp sinh nghi không nói Bồ-tát. Cho nên, biết Nhị thừa nghi không có ba chỉ có một. Chư Phật trong mười phương khuyên đức Thích-ca nói: Kẻ trí nhỏ ưa Tiểu thừa không tự tin thành Phật, vì vậy dùng Phương Tiện phân biệt nói các quả, không nói là vì Bồ-tát phân biệt nói ba. Cho nên biết vì Nhị thừa phân biệt nói ba. Các quả ấy là quả Ba thừa.
Văn kế là châu thứ hai: Thân tử vượt hàng Hữu Học. Vô học đều rơi vào nghi hối nên thỉnh Phật nói lại, không nói Bồ-tát nghi hối thỉnh Phật nói lại, cho nên châu thứ hai nói chỉ vì người Nhị thừa. Nói rằng nay ta lại muốn ông nhớ nghĩ bản nguyện hành đạo cho nên vì các Thanh văn nói kinh Đại thừa tên là Diệu Pháp Liên Hoa, không nói vì Bồ-tát nói. Châu thứ ba văn nói: Nếu Như lai tự biết đến thời Niết-bàn, chúng lại thanh tịnh nên vì họ nói kinh này, thế gian không có Nhị thừa mà được diệt độ chỉ có nhất Phật thừa được diệt độ thôi! Lại nói chỉ có nhất Phật thừa, vì dứt lo nghĩ nên nói hai. Dùng văn ba châu nầy để chứng minh cho nên biết khai một làm ba chỉ vì người Nhị thừa. Nay gom ba về một cũng vì người Nhị thừa. Nếu vậy nghĩa xin ba cũng là người Nhị thừa xin.
Hỏi: Người Nhị thừa ra ngoài cửa nhưng không thấy hai xe cũng không thấy ba xe ư?
Đáp: Ra đến gần cửa chánh sử không có hai xe nên không thấy, chưa ra xa cửa tập khí vô tri cũng không thấy một xe lớn, hai xe không có cho nên không thấy, xe lớn có mà chưa thấy.
Lại hỏi: cũng đắc hai môn cận viễn đều không thấy ba xe phải chăng?
Đáp: Nếu nói đối một nói ba thật không có ba, thì hai môn cận viễn đều không thấy ba. Nếu căn cứ trong ba tự luận hư thật như nói chỉ một sự thật đây, hai thứ khác chẳng phải chân thật. Xuất cận môn không thấy hai, xuất viễn môn chẳng thấy một, lại hai môn cận viễn đều không thấy hai, vì không có hai cho nên hai môn cận viễn đều thấy có một. Một là thật có nên xuất viễn môn được một, xuất gần môn biết có một, đây là căn cứ Bồ-tát.
Hỏi: La-hán vượt ngoài ba cõi cho nên xin, Duyên giác cũng như vậy chăng?
Đáp: Đang ngồi trong hội Pháp Hoa chỉ có La-hán không có quả
Duyên giác cho nên chỉ là một người xin ba, chẳng phải người quả Nhị thừa xin ba.
Hỏi: Nếu là một người vì sao văn lại nói các con theo cha tìm xin xe, đã nói các con thì biết đó là người Ba thừa ư!
Đáp: ở dưới trong phần hợp thí nói: nếu thấy vô lượng ngàn ức chúng sinh dùng môn Phật giáo vượt khổ ba cõi được vui Niết-bàn, liền ban cho xe lớn, đây là căn cứ La-hán chẳng phải một nên nói có các con. Lại tuy không có Duyên giác nhưng ngầm có người chứng quả Duyên giác, làm xin xe ví như hợp Duyên giác nhân, người lãnh giải nghĩa cũng không lỗi. Lại tức dùng văn nầy để chứng minh không có Bồ-tát xin xe, chỉ có La-hán liền được xin ba xe, đâu phải ba người mới xin ba xe ư!
– Thứ tư là nói thời tiết: Hỏi: Thời nào xin quả ư?
Đáp: Xưa nói đắc La-hán về sau, đến trước Pháp Hoa lúc này có xin, xưa Phật vì người Ba thừa nói nếu có thể dứt phiền não trong ba cõi liền được Tận, Vô sinh trí, người Ba thừa liền y giáo tu hành dứt hoặc ba cõi thành quả Vô học, hàng Vô học này đều đầy đủ giải, ba minh, có trí chung cho sinh tử vị lai, trong tâm an nhàn, tư duy so lường bèn thấy đời vị lai còn có nhân quả sinh tử. Nhân sinh tử chưa tận, chưa có tận trí, quả sinh tử chưa đổ, chưa có vô sinh trí, nếu vậy vì sao Đức Phật dạy dứt hết hoặc nên có Tận trí, quả vong nên có Vô sinh trí ư! Cho nên theo Phật cầu xin Tận trí, Vô sinh trí.
Lời bình rằng: Suy tìm châu thứ hai, Ý Thí nói chính ở xin xe, nếu ở đây nói có thể hiểu, các thí dụ tự rõ ràng. Nay xin hỏi: Nếu đắc Lahán tức xin hai trí, thời ấy đã nên động chấp, sinh nghi, như vậy Pháp Hoa chỉ bỏ ba bày một liền là vô dụng. Vì sao? Vì bỏ ba bày một vốn là động chấp sinh nghi trước chưa nói nghi chấp đã động, đâu nhọc lại dùng lược nói ở trước. Lại nạn hỏi rằng: Nếu chưa nói pháp Hoa mà đã sinh nghi thì Thân tử đắc quả xong rồi nên nói nay ta tự đối với trí nghi ngờ không thể hiểu rõ, vì đó là pháp rốt ráo hay là pháp hành đạo! Đâu đợi nói pháp Hoa mới có xướng như vậy. Lại trong phần lãnh giải nói lúc mới nghe Phật nói trong tâm kinh sợ nghi ngờ, nếu trước đã chấp động thì việc gì nay nghe mới kinh nghi ư!
Hỏi: Nếu trước nói pháp Hoa chưa động chấp sinh nghi thì vì sao Thân tử lại nói muốn đem hỏi Thế tôn là mất hay không mất ư?
Đáp: Văn đã giải thích, văn này không nói trong lý không có ba, mà giáo có ba, chỉ chấp chặt giáo xưa cho là vĩnh xa mất Đại thừa. Lại thấy Như Lai nói các công đức cao quý mà chất đầy một túi chậm chạp quay về sợ mất, hoặc sợ không mất, vì vậy nên đến nỗi có nạn nầy. Nếu thật thấy nhân quả sinh tử đời vị lai thì biết tu hành thành Phật thì việc gì mà than thở xót xa ư! Tức dùng văn nầy phá bỏ lời Thân Tử nói.
Lại theo nghĩa này của ông thì Tịnh Danh cho đến Pháp Hoa mà các Thanh văn đối với kinh Tịnh Danh tự nói chúng con vì sao bặt dứt căn kia đối với Đại thừa đây đã như hạt giống hư. Lại nói đất cao nguyên không mọc hoa sen, thì đâu được nói trước lúc ấy Thanh văn dùng lý nghi giáo mê hoặc lý do dự giữa lý giáo, đã do dự giữa lý giáo làm sao được nói dứt bặt căn kia, đã như hạt giống hư, tự thành trái nhau chẳng thể hội thông. Lại hỏi La-hán đắc quả xong liền xin, theo nghĩa ông từ Sơ giáo đến truớc Pháp Hoa chưa nói việc ngoài ba cõi, vì sao như vậy? Đã thấy đời vị lai, sinh tử ngoài cõi bất tận ư! Nếu nói thấu hiểu sâu cho nên thấy việc ngoài ba cõi vì sao không hiểu sâu, tức biết ba quyền một thật ư! Lại A-la-hán thấy sinh tử vị lai bất tận: đây là trong lý nói hay trong giáo nói? Nếu trong lý nói thì Ba thừa sở nghiệp đã biết sẽ được thành Phật, sinh tử chưa mất, không đợi chứng Vô học mới biết. Nếu trong giáo nói, thì trước Pháp Hoa, Đại thừa giáo còn chưa nói việc ngoài ba cõi, sao nói trong Ba tạng giáo đắc A-la-hán sau liền thấy sinh tử đời vị lai bất tận ư! Nay nói ngày xưa chưa xin nay mới xin, làm sao biết? Vì trước cứu con được thí dụ thuộc nghĩa Ba thừa hóa đắc ở trước, xin xe dụ thuộc nghĩa Nhất thừa hóa đắc nay cho nên biết căn cứ nay nói xin, xưa không xin.
Hỏi: Vì sao trước không xin mà nay nói xin ư? Đáp: Xưa giáo nói thật có ba, lại tự cho thật có đắc ba cho nên không xin. Nay giáo nói không có ba, trong hội lúc ấy nghe không có ba tức liền sinh nghi vì vậy cho nên xin ba như cha mẹ dùng tay không lừa dối con bảo rằng tay thật có vật, con cho là thật có, con liền nín khóc, lại biết tay không mới xin cha.
Hỏi: Văn nói các con ra khỏi nhà thì đến xin cha, vì sao nói xưa không xin nay xin ư? Nếu vậy nay mới ra khỏi nhà xưa nên chưa ra ư?
Đáp: Nếu ra khỏi cửa liền xin cũng nên ra khỏi ba cõi xong liền biết không có ba chỉ có một, nay xem xét Pháp Hoa ba châu văn chỉ nói La-hán nghe kinh Pháp Hoa mới biết không có ba, khi chưa nghe chẳng biết không có ba, vì sao? Vì Thân tử lãnh giải nói ta đều đã dứt tà kiến, đối với pháp không đắc chứng, lúc bấy giờ tự tâm cho là đắc đến diệt độ mà nay mới tự giác là chẳng phải thật diệt độ. Văn nầy nói rõ trước Pháp Hoa tự cho là thật đắc ba, khi nghe giáo này mới biết không có ba.
Châu thứ hai, văn nói: Các vị tâm tự tại một ngàn hai trăm đây là người Hữu Học, Vô học cũng đều tự xa lìa ngã kiến và kiến chấp có, không,v.v… cho là đắc Niết-bàn. Trong Hóa Thành nói: Lúc ấy, mọi người thẳng vào hóa thành nghĩ rằng đã diệt độ rất an ổn, cho nên biết người ba căn chưa nghe kinh Pháp Hoa tự cho là rốt ráo, chẳng biết không có ba vì sao nói đắc quả rốt ráo tức biết không có ba mà xin ba ư!
Hỏi: Trong thí dụ nói ra khỏi nhà liền xin xe như trước dẫn đến thời Pháp Hoa mới xin, đây thì Pháp trái với thí làm sao hiểu được?
Đáp: Phải đắc ý thí dụ, ý bất luận xin lâu mau, chỉ vì con ngu si chẳng biết không hiểu ý cha không biết quyền thật có không, cho nên xin cha; dùng đây để hiểu lúc ở trong hội ấy khiến bỏ ba chấp, vì vậy nên nói pháp không trái với thí. Sau thấy luận Pháp Hoa giải thích ba phen thỉnh văn nói có ba nghĩa:
1/ Nghĩa quyết định.
2/ Nghĩa nghi.
3/ Y việc gì mà nghi. Quyết định: có Thanh văn phương tiên chứng đắc pháp sâu xa có tâm quyết định chứng đắc Niết-bàn; đây rõ ràng trước lúc ấy, chứng đắc Niết-bàn sinh tâm quyết định rốt ráo, không nghi là rốt ráo hay không rốt ráo! Nếu trước lúc ấy, đã nghi thì nghi gọi là do dự, không được gọi là quyết định, dùng luận suy tìm thì biết trước còn chưa xin, nay nghe giáo sinh nghi mới xin.
Hỏi: Ông dẫn luận Pháp Hoa để chứng minh trước lúc ấy chưa xin, ta cũng dẫn luận Pháp Hoa chứng biết có Bồ-tát xin, luận giải thích sự sợ hãi trong ba phen thỉnh văn nói có năm thứ sợ hãi:
1) Sợ hãi thương tổn: như người Nhị thừa chấp Tiểu là thật, chê bai không có Đại thừa.
2) Nhiều việc sợ hãi, do người Đại thừa sinh tâm như vậy ta từ vô lượng vô biên kiếp thực hành hạnh Bồ-tát, sinh ý kinh sợ khởi tâm chấp khác thừa.
3) Điên đảo sợ hãi phân biệt ngã, ngã sở kiến, thân bất thiện.
4) Ăn năn sợ hãi, như Thân tử nói ta không nên chứng Tiểu thừa như thế.
5) Lừa dối sợ hãi: là Tỳ-kheo tăng thượng mạn nói rằng vì sao Như lai lừa dối ta. Xét năm việc kinh sợ này, thứ hai có Bồ-tát kinh sợ nên có Bồ-tát xin, thứ tư Thân tử hối hận nên trước lúc ấy đã xin lẽ nào chẳng phải ông giải thích trái với luận ư! Đáp: Nếu vì kinh sợ mà xin thì các kinh Đại thừa đều nói nghe pháp Đại thừa kinh nghi sợ hãi, Pháp Hoa lẽ ra là xin.
Hỏi: Dùng lời nầy nạn hỏi, tức dùng nghi làm xin, các kinh Đại thừa đều nói nghe kinh Đại thừa nghi đều lẽ ra là xin ư?
Đáp: Phải xét kỹ lời ý của văn luận, luận chép: Bồ-tát kinh sợ khởi tâm chấp khác thừa. Cho nên, nếu dùng văn này để xin Phật thừa thì chính Bồ-tát phải tìm Phật thừa ngày xưa, sao lại khởi tâm chấp thừa khác ư! Nay văn Thích luận nầy chính là nói Đại thừa sâu xa, Nhị thừa nghe sinh tâm chê bai như nghĩa thứ nhất trong năm nghĩa. Bồ-tát nghe Đại thừa sâu xa chỉ có Phật rốt ráo mới hiểu được các người khác không hiểu, như phát tâm ở trên trở lên. Bất thoái trở xuống đều không hiểu trí Phật, Bồ-tát nghe nói, muốn lui sụt giữ lấy Nhị thừa nên nói khởi tâm chấp thừa khác. Cho nên chẳng phải xin thừa Bồ-tát, Thân tử hối hận, văn trước đã giải thích.
– Thứ năm: là nói có xin không xin: Chú giải kinh chép: Tu Không lìa hữu, thì Không hữu đều hết, nếu thật ở ngoài cửa thì chỉ thay một, tức mọi cầu xin tự quên mất, làm gì có xin tình. Nay muốn nói về Ba thừa sơ nghiệp kỳ vọng đem nói lên hội nhập ở cuối thành. Cho nên, giả lập lúc ấy cho nói để hiển rõ nghĩa đồng ban cho.
Lời bình rằng: chú giải kinh dựa theo ý kinh Thắng-man giải thích nên không có nghĩa xin. Đây là được ở kinh kia mất ở giáo này. Giáo nầy đã nói có xin không nên nói giả lập. Ngài Khung Cơ nói: Không riêng có xin, chỉ có đại căn cơ hội nghĩa Phật đồng với xin, vì sao? Vì đại căn cơ đã phát lại trông mong trước thì không có Ba thừa cho nên nói xin ba. Lời bình rằng: Ngài Khuy Cơ được nghĩa cầu Nhất thừa, mà mất ở nghĩa xin ba. Vì sao? Vì thật có căn cơ động cầu Nhất lại có trong tình xin ba, thiên chấp một căn cơ, mất ba ở tình xin cho nên chẳng dùng.
– Thứ sáu: là nói Đại Tiểu. Có người nói xin một xe lớn chẳng xin ba, vì sao? Vì cha đã cho xe lớn thì biết xin xe lớn, nếu không xin xe lớn thì do đâu mà ban cho xe lớn. Có người nói: Văn nói xin ban cho chúng con ba thứ xe báu không nên trái với văn nói xin một. Lời bình rằng: Chấp thiên lệch hai văn đều mất ý viên, khảo xét ý chỉ kia trở về thì đầy đủ xin, do đại căn cơ đã động cho nên cầu một, tình chấp nơi ba nên xin ba, cơ tình hợp luận thì ba, một đều xin.
– Thứ bảy là hợp hai kinh: Hỏi: Theo kinh Thắng-man sơ nghiệp đã biết không có ba đây thì không xin, căn cứ kinh đây hàng Vô học còn hoặc nơi giáo cho nên có xin, làm sao hợp thông ư?
Đáp: Xưa nói Thắng-man là liễu nghĩa giáo lý thật ngôn, cho nên không có xin, kinh này căn cứ giáo nên có xin. Lời bình rằng: Nghĩa nầy đã như Phẩm Phương Tiện giải thích rộng hai kinh đồng khác, nay lại trình bày: Nếu Thắng-man là lý nói, kinh này căn cứ giáo thì cũng khác nhau xưa giải thích nói người Ba thừa chấp chặt giáo trước cho là có rốt ráo cho nên không xin. Nay giáo không có ba cho nên theo Phật xin ba.
– Thứ tám: là nói nghĩa ba căn xin không xin: xưa nói chỉ có người trung căn xin, hai người lợi căn độn căn không xin.
Hỏi: Làm sao biết hai căn kia không xin ư?
Đáp: Phẩm Hóa Thành nói: nghĩ rằng đã được độ rất an ổn, chấp giáo làm giải cho nên không xin.
Lời bình rằng: Không như vậy tìm người ba căn đều có xin. Thân tử nghi rằng: nay Ta tự biết nghi ngờ không thể hiểu đó là pháp rốt ráo hay là pháp hành đạo, tức là thượng căn xin. Trong châu thứ hai có thí dụ xin xe xem xét người trung căn hẳn có xin, trung thượng đã xin thì biết người hạ căn cũng xin.
Hỏi: Người hạ căn vì sao không có văn nói xin?
Đáp: Đầu Phẩm Thí Dụ nói Thân tử vượt qua trung căn, hạ căn đều có nghi hối, cho rằng trung căn hạ căn cũng có xin. Lại dùng nghĩa suy tìm xưa ba căn đều chấp chặt, giáo xưa tự cho là rốt ráo cho nên đều không xin, nghe giáo nay không có ba rốt ráo cho nên đều có xin thì nghĩa có thể biết.
Hỏi: Văn ba châu đều nói người ba căn có nghi chấp vì sao là xin ư!
Đáp: Nếu không dùng nghi chấp làm xin thì lại dùng văn gì vì người ba căn xin ư! Lại ở vườn Nai về sau đến trước Pháp Hoa sao trong kinh nói Ba thừa tình xin ư! Nay nói chỉ thời Pháp Hoa ba căn có nghi nên có xin, trước thời nay không nghi nên không xin.
Hỏi: Nếu người ba căn đều có xin vì sao châu thứ hai có xin xe, còn các văn khác không có!
Đáp: Người thượng căn xin ba, Đức Phật trong phẩm Phương Tiện nói thẳng pháp nói liền ngộ, không cần làm thí dụ xin xe, người trung căn chưa ngộ vì làm Thí dụ xin xe liền hiểu, người hạ căn nghe thí dụ xin xe không ngộ lại đợi dụ Hóa thành mới ngộ. Nếu đều làm một ví dụ làm sao gọi là thích hợp ba duyên ư! Lại sao gọi là ba châu nói khác nhau!
Hỏi: Nếu dùng nghi làm xin, thì phàm Thánh tất cả người nghi, lẽ ra tất cả đều xin, mà nay ra cửa không thấy có ba để xin ba, trong cửa chưa thấy có hay không làm sao xin ư!
Đáp: Người trong cửa và người ngoài cửa đều chấp giáo xưa, đều có ba quả rốt ráo nay nghe không có ba nên người trong và ngoài cửa đều xin ba.
Hỏi: Người ngoài cửa xin vì sao khác?
Đáp: Người ở trong cửa xin ở đương lai ba, người ngoài cửa xin ở hiện tại ba, cho nên có khác.
Hỏi: Văn chỉ nói ra ngoài cửa xin, không nói trong cửa xin vì sao trái với kinh ư!
Đáp: Phật nói thí dụ muốn cho dễ hiểu, khiến người ngoài cửa xin ba xe thông hiểu lúc ấy hội nghi hối, trái lại trách rằng: Nếu chỉ người ngoài cửa xin cũng chỉ ban xe cho người ngoài cửa, không ban cho người trong cửa, chỉ nên thọ ký cho hàng vô học thành Phật, người Hữu Học không nên thọ ký, người Vô học thực hành đạo Bồ-tát, người Hữu Học chẳng phải đạo Bồ-tát. Nay thí dụ ban xe tuy ban cho người Vô học, thật ra ban cho cả mọi người, cũng tuy người Vô học xin mà thật ra là tất cả mọi người xin. Kinh sư không hiểu rốt ráo đầu đuôi nên không biết ý thí dụ.
Hỏi: Nếu dùng nghi làm xin, phẩm Phương Tiện nói: Bồ-tát nghe pháp ấy lưới nghi đều đã dứt, nếu vậy Bồ-tát nên có xin?
Đáp: Bồ-tát nghi khác với Nhị thừa nghi, Nhị thừa xưa cho rằng rốt ráo nay nghe không rốt ráo, vì vậy nên dùng xưa nghi nay do đó có xin. Bồ-tát không phải tự cho là rốt ráo nay nghe không rốt ráo nên sinh nghi do đó Bồ-tát không xin, chỉ vì người mới hành nghi vì sao trước Phật nói ba nay vì sao nói một, trước nay ba, một trái nhau cho nên sinh nghi.
Hỏi: Bồ-tát nghi trước nói có ba nay nói không ba tức là Bồ-tát xin ư!
Đáp: Lãnh trên một có, hai không có nghi nầy lại dứt, Nhị thừa xin ba cuối cùng xin hai, Bồ-tát nghi ba cũng là nghi hai. Phật thừa từ đầu đến cuối đều có cho nên không nghi không xin.
Hỏi: Bồ-tát cũng có xin, Phật thừa không xin ư?
Đáp: Trước nói Ba thừa đều có, nay bỗng nói Nhị thừa không, trước tuy nói Phật thừa là có nay cũng không thoát khỏi, có nghi nầy chẳng phải ý chính.
Hỏi: Nhị thừa cũng xin Phật thừa hay không?
Đáp: Cũng có nghĩa nầy theo lệ như Bồ-tát trước nếu nói có hai, nay lại không hai Phật thừa cũng vậy, đây đều là nghĩa phụ chẳng phải đại tông xin xe.
Hỏi: Con ra khỏi cửa tự thấy không có xe, đắc La-hán ra khỏi ba cõi cũng nên tự thấy không có ba ư?
Đáp: xưa nói chính như vậy, nay xin hỏi: Nếu tự thấy không có ba lẽ ra cũng tự thấy có một sao lại xin ư! Nay nói nếu xét biết không có ba cũng không xin, nếu trước có ba cũng không xin, chỉ vì xưa cho là có nay lại nói không. Xưa nay có không hợp nói cho nên có xin.
– Thứ chín: kế là nói bốn câu: xưa nói có bốn câu:
1) Xin mà căn cơ không phát, tức là từ vườn Nai về sau người Vô học và Bồ-tát Lục trụ.
2) Phát mà không xin, ngồi trong hội Pháp Hoa bảy hạng người Hữu Học, Đại sĩ năm trụ và phàm phu.
3) Vừa phát vừa xin, nghĩa là thời giáo nay là cho người Vô học.
4) Không phát không xin, tức là bảy hạng người Hữu Học Ngũ trụ Bồ-tát và phàm phu ở trước thời Pháp Hoa.
Lời bình rằng: Phá nghĩa này như trước, nay chia làm bốn câu: l) Căn cơ phát mà không xin, nghĩa là Bồ-tát nghe Nhất thừa lãnh ngộ, vì vậy nên căn cơ phát, không tự chấp chặt nên không xin. 2) Xin mà không phát: như người Nhị thừa nghe kinh Pháp Hoa không lãnh ngộ, như cầu Nhị thừa trước có chấp chặt nên nay xin mà không có đại căn cơ nên không ngộ.
Hỏi: Đã không có đại căn cơ do đâu mà nghe ư?
Đáp: Chỉ có căn cơ nghe không có căn cơ ngộ, nên nói không có phát.
Hỏi: Làm sao biết có câu này?
Đáp: Phẩm Hóa Thành Dụ nói: Trong chúng Thanh văn có người tin hiểu có người không tin hiểu, tức là việc ấy.
Vừa phát vừa xin, như người ba căn. Không phát, không xin: tức trước Pháp Hoa và phẩm Hóa Thành Dụ nói: sau khi ta diệt độ lại có đệ tử không nghe kinh nầy, không hiểu không biết Hạnh Bồ-tát, tự đối với công đức đã đắc của mình nghĩ là diệt độ.
Lại có bốn câu:
1) Quyền mà chẳng thật: là Nhị thừa.
2) Thật mà chẳng quyền: Nhất thừa ngày nay.
3) Vừa quyền vừa thật, phần lớn trong Ba thừa ngày xưa. Chẳng phải không có Phật thừa đạo cho nên thật, nhưng trước nói chưa tận cho nên quyền.
4) Chẳng quyền chẳng thật tức là tướng vắng lặng của các pháp không thể dùng ngôn ngữ diễn nói, mất ba câu trên.
Lại có bốn câu:
1) Hợp đại mà lìa Tiểu. Hợp Đại: Phật, Bồ-tát đồng gọi là Phật thừa. Lìa tiểu: Thừa Thừa Thanh văn Duyên giác.
2) Lìa Đại mà hợp Tiểu, trong Đại Phẩm nói nghĩa ba trí: Phật là Nhất thiết chủng trí, Bồ-tát là Đạo chủng trí, cho nên Phật Bồ-tát chia ra hai trí. Hợp Tiểu: người Nhị thừa gọi chung là Nhất thiết trí.
3) Đại Tiểu đều hợp: Gọi thẳng Đại Tiểu hai thừa cũng là tạng Đại và Ba tạng.
4) Đều khai: Như Ba thừa và Thập địa. Bát địa tức nhân quả hai thừa, Cửu địa và Thập địa là nhân quả Đại thừa. Trong dòng sinh tử bảy người cũng là nghĩa đều khai.
– Thứ mười là: Rộng hợp giáo nay: Hỏi: vì sao xe ba, sứ giả hai?
Đáp: Xưa nói xe vì người Ba thừa thiết lập thí dụ nên nói ba, chỉ vì Nhị thừa lãnh giải cho nên sứ giả có hai. Lời bình rằng: Nếu vì người Ba thừa lập ví dụ ba, người Nhị thừa nghe hai việc lãnh giải, có thí dụ hai sứ giả vì sao Bồ-tát không lãnh giải không lập thí dụ Đại sứ giả! Lại phẩm Thí dụ nói chính vì người Thanh văn trung căn, Bồ-tát đâu được ở trong số trung căn ư? Nay nói hai nói là giải thích hai nghĩa chung riêng:
1) Chung mà luận đều bình đẳng, Ba thừa sở thừa đã có ba xe, hóa nơi ba người cũng có ba sứ giả, ba người dừng nghỉ liền có ba thành. Đại kinh chép: Người Thanh văn dùng Tiểu Niết-bàn mà bát Niết-bàn cho đến nói Bồ-tát dùng đại Niết-bàn mà nhập Niết-bàn, cho nên biết cũng có ba thành.
2) Riêng mà làm luận xe có ba: Trước dùng Nhất thừa hóa độ các con không được nên đối Nhất Phật thừa chia ra nói ba cho nên biết nghĩa nói ba đều vì người Nhị thừa. Đã vì người Nhị thừa đối một nói ba, người Nhị thừa liền lãnh giải, biết một trong ba là thật, hai khác chẳng thật cho nên chỉ nói hai sứ giả không có ba sứ giả.
Hỏi: Khi mới thành đạo thật có căn tánh Ba thừa cho nên nói Trưởng giả có các con hoặc mười, hai mươi cho đến ba mươi người. Nếu vậy Ba thừa giáo vì người Ba căn đâu được đối một nói ba vì người Nhị thừa ư?
Đáp: Trước đã giải thích rồi, nay cũng có hai giải thích ý hai phẩm. Trong nhà Trưởng giả có ba mươi người con, đây là căn cứ người Nhị thừa từ đầu đến cuối đầy đủ căn tánh Ba thừa; chỉ là khi Phật thành đạo chỉ có căn tánh Nhị thừa mà không có Đại thừa, do đó hóa Nhất thừa không được nên đối một nói ba vì người Nhị thừa.
Hỏi: Vì sao biết người Nhị thừa từ đầu đến cuối có đủ căn tánh Ba thừa ư?
Đáp: Văn nói hoặc hai mươi, ba mươi cho đến ba mươi, nếu nhất định có căn tánh Ba thừa thì việc gì phải gọi là hoặc ư! Do đầu có hai tánh sau mới có một căn cơ cho nên gọi là hoặc cho đến,v.v… đây là đối với ý phẩm Phương Tiện.
Ban đầu Nhất thừa hóa không được sau dùng Ba thừa hóa được: Đây là căn cứ chung riêng làm luận, nói Trưởng giả vốn có ba mươi người con, Đức Phật khi mới xuất thế đã có căn tánh Ba thừa. Nếu chỉ dùng Nhất thừa, hóa căn tánh Ba thừa thì có ba thứ căn cơ chỉ có một giáo không do đâu mà hóa lý thế nên, dứt hóa Nhất thừa, đối Nhất Phật thừa phân biệt nói ba hóa được ba người.
Hỏi: Sao biết như vậy?
Đáp: Phẩm Thí dụ nói: Nếu ta chỉ dùng sức thần thông và trí tuệ vì các chúng sinh khen ngợi tri kiến, lực vô sở uý của Như lai thì chúng sinh không được độ, văn đã có nói “chỉ dùng” cho nên biết Nhất thừa hóa ba người không được, nếu đối một nói ba, hóa được ba người nên có ba con cầu xin xe.
Hỏi: Khi mới thành đạo có ba căn tánh, Nhất thừa hóa Nhị thừa căn cơ không được hóa. Bồ-tát thì được, vì sao lại nói: Ta thà không nói pháp mà mau nhập Niết-bàn ư?
Đáp: Đây là căn cứ nghĩa trước! Từ đầu đến cuối mới có ba căn cơ, đương thời không có đại căn cơ do đại hóa không được cho nên muốn nhập diệt. Lại chỉ dùng Một hóa ba tiến, công không lợi ích, thoái có tội khởi phỉ báng cho nên muốn nhập diệt, đây là căn cứ nghĩa sau.
Hỏi: Làm sao biết như vậy?
Đáp: Do Nhất thừa hóa không được nên hướng đến vườn Nai vì Thanh văn nói pháp, cho nên biết lúc mới không có đại căn cơ, chỉ có tiểu căn cơ.
Hỏi: Trước ở chỗ nào nói Ba thừa ư?
Đáp: Tại vườn Nai chỉ nói Thanh văn cho nên nói trước ở thành Ba-la-nại, chuyển pháp luân Tứ đế, chỉ vì Phật là bậc giáo chủ, tức có Phật thọ ký cho Di-lặc cũng là nói Phật thừa.
Hỏi: Thừa Duyên giác nói lúc nào?
Đáp: Lúc đức Phật Đại Thông Trí Thắng nói Tứ đế, liền nói mười hai nhân duyên, đức Thích-ca cũng lệ theo đây. Lại Đại kinh nói ở thành Vương xá vì Ca-diếp giảng nói đầy đủ mười hai nhân duyên. Kinh Vô Lượng Nghĩa nói: Trước vì Thanh văn nói bốn đế, giữa vì Duyên giác nói mười hai nhân duyên sau vì Bồ-tát nói sáu độ, dùng văn nầy suy tìm biết trước nói Tứ đế, sau nói nhân duyên.
Hỏi: Ngoài cửa vì sao không có xe ngoài do-tuần có hóa thành ư?
Đáp: nghĩa theo lệ có thể có ba câu:
1- Căn cứ giáo trước thành xe đều có, trước nói có ba xe cũng nói có một thành.
2- Căn cứ giáo nay thành xe đều không.
3- Không có xe có một thành, muốn nói thật không có ba xe, cũng quyền có nên có hóa thành. Đều có là chỉ bày hai quyền, đều không căn cứ hai thật, một có một không tức một quyền một thật.
Hỏi: Làm sao biết như vậy?
Đáp: Do chúng sinh sợ Phật đạo lâu dài mà làm chỗ dừng nghỉ nên quyền nói hóa thành. Cho nên, biết trình bày xưa tức nói nghĩa quyền, căn cứ nay nói cõi Phật mười phương không có Ba thừa, thời hội giữa đó không có nên xin Phật. Cho nên, biết xe không có căn cứ nay thì thật. Lại dụ hóa thành thuộc Ba thừa hóa đắc cho nên tựa trước là quyền, xin xe dụ thuộc Đại thừa hóa đắc nên nay là thật.
Hỏi: Sao xả bỏ ba xe mà hóa một thành ư?
Đáp: xe ở ngoài nhà, các con trong nhà, mắt không thấy nên bỏ ngoài cửa không cần hóa làm. Thành còn rất xa, giữa đường mọi người mỏi mệt không đi nổi nữa nên đạo sư hóa ra ngôi thành lớn, mọi người xa thấy đều cố gắng, đã nhìn thấy thành làm sao không đi! Cho nên, đạo sư phải hóa làm thành.
Hỏi: Các con vì tìm xe ngoài cửa mà ra khỏi nhà, cũng như mọi người vốn vì hướng đến hóa thành mà tiến lên đường phải không?
Đáp: hai thí dụ mà ý khác nhau chẳng phải một. Bản ý của ba xe là cầu Ba thừa làm thí dụ, bản ý của hóa thành là cầu Phật đạo làm thí dụ, nhưng giữa đường mệt mỏi muốn lui cho nên quyền lập hóa thành.
Hỏi: Vì sao xe nhiều thành một, xe động thành tĩnh?
Đáp: xe ba y cứ về trí hơn, thua, thành một là căn cứ Niết-bàn không hai, thành là dừng nghỉ cho nên tĩnh, xe là dạo chơi vui sướng nên động, đều nêu lẫn nhau, mà không trái nhau.
Hỏi: Hai sứ giả vì sao không hóa ra, cũng không xả bỏ ư?
Đáp: Sứ sai khiến là Phật giáo, ở đây không thể không có, cho nên không được nói hóa. Lại giáo căn cứ bị duyên cũng không được xả bỏ.
Hỏi: Bốn thứ quyền thật vì sao có đồng khác ư?
Đáp: Ba xe và một xe đây đều là lý do giáo tiêu biểu, ba xe là quyền một xe là thật, một sứ giả gọi là một thừa giáo, hai sứ giả gọi là hai thừa giáo, giáo có cả nhân lẫn quả. Văn nầy ba sứ giả đều là nói trong cửa, ba xe một xe đều là việc ngoài cửa, hai sứ giả là quyền, một sứ giả là thật. Nếu nhà lớn và am tranh: Am tranh: là lý giáo Tiểu thừa, nhà lớn là lý giáo Đại thừa, hai thứ này có cả nhân quả. Nếu Hóa thành cho là quả Tiểu thừa thì đảo châu báu là quả Đại thừa.
Hỏi: Chỉ là một pháp vì sao nói nhiều thứ?
Đáp: Thể tuy là một mà tùy nghĩa nói bốn, ngang dọc tự tại, hoan hỷ vui sướng nên gọi là xe, cái gọi là giáo môn tùy Phật vận dụng, như sứ giả năng chỉ bảo chúng sinh như người. Chánh pháp Đại thừa không hoạn nạn, không chướng ngại như nhà trống thông suốt không gì ngăn ngại làm một, chúng đức đáng quí đi bộ xa mới đến được đến đảo châu báu, bốn nghĩa Tiểu thừa có thể dùng ý cầu.
Kế là nói về xin xe có bốn lớp:
- Nhân quả.
- Phước tuệ.
- Không hữu.
- Hữu vi, vô vi.
Xưa giải thích ba xe chỉ là quả chẳng phải nhân, xe lớn có hai giải thích: Quang Trạch nói quả địa rốt ráo. Hai trí tận và vô sinh làm thể; xa vượt ngoài do-tuần đối xưa gần nên gọi là cao đầy đủ bao gồm muôn đức, đối xưa hẹp nghĩa là rộng trang nghiêm, nói xe lớn là nhân, chung muôn hạnh làm thể. Tuy chung muôn hạnh nói lược hai pháp làm chính:
1) Bồ-đề đại nguyện trên cầu Phật đạo là cao, dưới độ chúng sinh là rộng.
2) Không tuệ chẳng lìa, từ đầu đến cuối đắc Bồ-đề là cao, chiếu khắp pháp tánh là rộng.
Lời bình rằng: ba xe là quả không xa văn nghĩa. Văn nói: Nay ba xe này đều ở ngoài cửa. Nghĩa là chưa thoát khỏi lửa sinh lão bệnh tử trong ba cõi, ngoài ba cõi thì thoát hẳn, do văn nghĩa rộng nầy có thể như vậy. Xe lớn xen lẫn chấp nhân quả văn nghĩa đều tổn thương, nay sẽ nói đầy đủ: Nếu nói xe lớn chỉ là quả thì sao dưới lại nói nương xe báu ấy thẳng đến đạo tràng ư! Cho nên một không thể. Lại các con, xin xe, cha thì ban cho xe, các con được xe đều cỡi xe, nay chỉ là quả: là hứa xa, cha chưa cho, thì con không được. Sao gọi là cưỡi xe ư? Trước hứa cho ba xe, thật không được ba xe, nay hứa cho một lại chưa được một, nếu vậy ba một, hai loại xe đều hứa mà chưa cho, nên hai không thể được.
Bào chữa rằng: Chính là nói đồng qui ba giáo, thọ ký Ba thừa thành Phật khiến cho kia chú tâm tại quả mà tu hành. Cho nên nói cỡi xe lớn ấy mà tiến tới! Nạn rằng: Trước đối một nói ba, ba chẳng rốt ráo nên ngoài cửa không có xe, nay gom ba về một, Nhất thừa là thật cho nên con được xe lớn. Lại chẳng phải pháp riêng tức mất Ba thừa xưa mà đồng vận hướng Phật làm thể xe lớn. Đây đâu phải nêu quả tuổi thọ mà con cuối cùng không được ư! Cho nên ba không thể. Lại cho xe lớn là quả sẽ thọ ký, thì xưa hứa cho ba xe cũng là thọ ký Ba thừa. Cho nên, bốn không thể. Lại vượt ngoài hai thứ tử nên nói cao, vượt ngoài hai thứ tử nên thường. Nếu giáo đây nói Phật còn là vô thường, thì giáo đây nói Phật chưa vượt ngoài hai thứ tử, chưa vượt ra không gọi là cao. Nếu nói trên đỉnh hai thứ tử nên chưa thường thì trên đỉnh hai thứ tử cũng là chưa ra khỏi, như đỉnh của Tam hữu (ba cõi) cũng chưa ra hỏi Hữu đỉnh đỉnh núi còn chưa lìa núi, đỉnh hai thứ tử còn chưa lìa hai thứ tử.
Lại hỏi: hai thứ tử thâu nhiếp vô thường là tận hay bất tận, nếu tận thì đã vượt ngoài hai thứ tử vượt ngoài vô thường, lẽ nào chẳng phải thường ư! Nếu bất tận lẽ ra có sáu trăm chẳng phải năm trăm trở lại nạn rằng: Nếu vượt ra mà chưa thường, bất thường; nhưng chưa ra, không thể thường mà chưa ra, đâu được ra mà chưa thường ư! Lại vượt ra hai thứ tử mà chẳng thường, thì chưa ra hai thứ tử lẽ ra là thường. Chưa ra đã chẳng phải thường, thì ra lẽ ra là thường. Cho nên năm không thể được. Lại nếu nói chưa vượt ra hai thứ tử cũng nên chưa năm trăm do-tuần cho nên ra thì có hại, nghĩa không ra thành xa văn; tiến lùi không chấp nhận, không thể bào chữa. Cho nên sáu không thể được.
Lại hỏi: Trước hai xe chỉ thoát ra chánh sử, nên dưới nói: xưa Đức Phật vượt ra ngoài tập khí vô tri, vì sao dưới nói như thế ư? Cho nên thông một, chưa đủ giải thích ba không đầy đủ, đó là điều thứ bảy không thể. Kế là bình rằng: Trang nghiêm, nghĩa ấy cũng không đúng. Nếu nói xe lớn chỉ là nhân thì dưới trong hợp vì sao nêu quả đức hợp! Văn nói đều lấy sự diệt độ của Như lai mà diệt độ. Lại nói đều cùng thiền định giải thoát của Chư Phật gọi là ban cho xe lớn!
Lại vặn hỏi rằng: Nếu xe chỉ là nhân chẳng phải quả thì hành cũng chỉ có nhân chẳng phải quả, Đại kinh chép: Lại có một hành là Như lai hành gọi là Đại thừa đại bát Niết-bàn. Không nên nói xe chỉ là nhân. Lại xưa nói ba xe là ba quả, nay xe lớn sao chẳng phải quả lớn! Lý không như vậy, không có mỏi mệt! Lại kinh này nói Diệu Pháp rõ ràng chỉ là quả đức mới là diệu cùng cực. Nếu vậy, thì quả xe là diệu cùng cực, nhân xe chưa cùng cực. Theo lệ, nhân thừa chưa cùng cực, quả thừa mới cùng cực, vì sao không chọn thừa cùng cực làm thừa, mà chọn lấy thừa không cùng cực làm thừa ư? Lại nhân có thừa, quả không có thừa thì nhân xe, quả không xe, tức Trưởng giả tự không có xe thì lấy gì mà cho? Nếu nói kinh này chỉ chọn tiến đến thừa không chọn quả đức thừa thì cũng không đúng. Trước phải rõ quả đức diệu thừa, dùng đây ứng vật rồi mới thực hành nhân thừa để cầu quả thừa, thì biết quả thừa là thượng tông vì sao không chọn ư!
Hỏi: Nếu các giải thích đều sai nghĩa là chỉ bày ý này ư?
Đáp: Dùng văn nghĩa suy tìm có đủ bốn câu:
1. Chỉ quả xe chẳng phải nhân xe, như ba xe đều ở ngoài cửa.
2. Chỉ nhân xe chẳng phải quả xe, như Đại Phẩm là thừa đức từ ba cõi ra đến Tát-bà-nhã. Luận giải thích rằng: Đến bên Tát-bà-nhã thì không gọi là thừa, theo lệ thì tại trong tâm Bồ-tát gọi là Bát-nhã, ở tâm Phật trái lại gọi là Tát-bà-nhã.
3. Vừa nhân vừa quả:đầy đủ như hai văn của kinh này, các con cưỡi xe ấy tức là nhân xe, Như lai sở thừa tức là quả xe, nhân quả lại không hai. Ở tâm Bồ-tát gọi là nhân, ở tâm Phật gọi là quả. Nhân thì gồm muôn hạnh trang nghiêm làm xe lớn, quả thì muôn hạnh trang sức làm xe lớn.
Hỏi: Các con ra khỏi nhà có ban cho đầy đủ hai xe nhân, quả hay không?
Đáp: giao hẹn ra khỏi ba cõi ban cho xe nhân, thọ ký thành Phật là ban cho xe quả.
Hỏi: Các con có đắc quả xe hay không? Đáp: Luận Nhiếp Đại Thừa nói: Bồ-tát chắc chắn sẽ được thành Phật nên gọi là Phật thừa, đây là trong nhân nói quả.
Hỏi: Kinh này có văn đó hay không?
Đáp: Chỗ nào cũng đều có văn. Phẩm Tín Giải nói: Như cùng tử kia được vô lượng báu. Lại nói: Vô thượng báu lớn ấy không cầu mà tự được, gom lại có bốn câu:
1/ Người nhân ngồi xe nhân, như nói các ông hành đạo Bồ-tát.
2/ Người nhân ngồi xe quả, như Bồ-tát chắc chắn thành Phật nên gọi là Phật thừa, Phật thừa tức trong nhân nói quả.
3/ Người quả ngồi xe quả, như muôn đức thành tựu, người là năng thừa, muôn đức là sở thừa.
4/ Người quả ngồi xe nhân, như Văn-thù nói: Trước là Năng nhân sư, nay giáo hóa đệ tử.
Hỏi: Vì sao gọi là ban cho xe nhân?
Đáp: Trong văn có nói Nhị thừa hành đạo Bồ-tát tức chỉ cho hạnh Tiểu thừa dùng làm xe lớn khiến tin hiểu cho nên gọi là Thừa. Nên, Thân tử tự thuật rằng: Xưa đến nay nhờ Phật giáo hóa mà không mất Đại thừa.
Hỏi: Xe lớn đầy đủ hai xe nhân quả, Ba thừa có hai xe nhân quả không?
Đáp: Căn cứ thí dụ thì chỉ có quả không có nhân, căn cứ nghĩa cũng có, như các con nghe cha hứa nói cho xe, đây là giáo; đua nhau tranh giành nghĩa là như giáo tu hành, như giáo tu hành tức nhân xe.
Hỏi: Nhân xe Đại thừa địa vị lớn vì sao chỉ chọn lấy ngoài ba cõi ư?
Đáp: Nay chính vì Nhị thừa mà thí dụ, người Vô học vượt ngoài ba cõi khiến cho họ từ ngoài ba cõi tiến hướng lên nữa nên gọi là xe ngoài ba cõi.
Hỏi: Trong văn còn có xe trong ba cõi hay không?
Đáp: Căn cứ thí dụ cũng có được. Đoạn dưới nói xe lớn lại có khách theo bậc Vô học đi đã là xe ngoài ba cõi, từ bảy lần sinh tử trở lên bảy hạng người Hữu Học đều là khách theo.
Đã nói chỗ thực hành của các ông là đạo Bồ-tát cũng là xe nhân Đại thừa giới nội, căn cứ nghĩa mà luận cho nên đều có.
Xe phi nhân phi quả tức là tướng vắng lặng của các pháp không thể dùng ngôn ngữ bàn luận, không thể dùng nhân quả nói được.
Hỏi: Vì sao nói phi nhân quả ư?
Đáp: Như Lại nói nhân quả đều là khai chánh pháp phi nhân phi quả, cho nên thâu nhiếp ba câu trên chỉ là hai câu nhân quả. Nhưng nhân quả là nghĩa nhân duyên nên nhân gọi là nhân của quả, quả gọi là quả của nhân, tuy có hai câu mà là một câu nhân quả. Nhân quả thì không là quả, quả nhân thì chẳng phải nhân, phi nhân phi chẳng quả gọi là câu “không” cũng do phi nhân quả nên có nhân quả, dùng câu “không” làm một câu.
Kế là khai một câu làm hai, hai câu làm ba, ba câu hoặc bốn câu, khai hợp như thế đều là trong Như lai vô danh tướng gượng làm danh tướng mà nói vì không tương ưng nhất định sinh chấp trước vậy.
Hỏi: Văn nói có xe có khách theo, v.v… là thế nào ư?
Đáp: Trước đã nói lược, nay lại nói rộng. Nói chung xe lớn là đủ thần nhân quả thâu nhiếp đầu cuối chỉ có Nhất thừa không có khách theo là căn cứ năm vị của Đại thừa mà luận:
1/ Quả địa muôn đức làm xe tức quả nhân lên quả xe người nhân đều là khách theo.
2/ Trong ngoài ba cõi nói về: Thất địa đắc vô sinh nhẫn vượt ra ba cõi là lên xe. Lục địa đều là khách theo. Thích luận giải thích năng động, năng xuất nói vô sinh nhẫn là xuất, xuất là ra khỏi ba cõi.
3/ Căn cứ chân, tương tự mà phân rõ: Đăng Địa chân giải là lên xe, ba mươi tâm tự giải làm khách theo.
4/ Ba mươi tâm đầy đủ giải hành, hành Địa là lên xe. Thập tín,v.v… bắt đầu nhập làm khách theo.
5/ Thập tín cho đến ba mươi tâm đều là lên xe các điều thiện đưa tay, cúi đầu là khách theo. Tiểu thừa nói người Vô học vượt ra ba cõi là lên xe, bảy hàng người Hữu Học và phàm phu đều là khách theo. Ngoài ra so sánh có thể biết.
Hỏi: Vì sao kinh Đại Phẩm chỉ nói Đại thừa không nói về khách theo? Đáp: Căn cứ đây có bốn câu:
1- Pháp Hoa nói nhân thừa ngắn, Đại Phẩm nói nhân thừa dài, vì sao? Vì Pháp Hoa ban xe cho các con ngoài cửa, xe lớn không thông trong cửa, cho nên trong cửa là khách theo, ngoài cửa là các con, xe lớn không thông trong cửa nên trong cửa theo, ngoài cửa lên xe do thừa ngắn nên có khách theo. Đại Phẩm nói xe ấy từ ngoài ba cõi đến Tátbà-nhã, nhiếp trong ngoài đều là Đại thừa, Đại thừa thì dài không còn khách theo. Nếu dùng quả đức làm xe, khách theo trong nhân thì hai kinh đều có.
2- Căn cứ nhân quả mà luận, Pháp Hoa thừa dài, Đại Phẩm thừa ngắn. Pháp Hoa nói các con và Phật đều nương xe lớn, xe lớn có cả nhân quả nên dài. Đại Phẩm là thừa đến Tát-bà-nhã thì biến đổi không gọi là Thừa, nghĩa thừa thì ngắn.
3- Đều dài: Đại Phẩm nói Tát-bà-nhã thâu nhiếp tất cả pháp thiện. Lại nói từ Niệm xứ đến mười lực, v.v… đều là Đại thừa, đây là có cả nhân quả từ đầu cuối nên dài, Pháp Hoa cũng như vậy. Các điều thiện như: cúi đầu, v.v… và quả Địa các đức đều là Nhất thừa.
4- Đều ngắn: Đại Phẩm có chỗ đắc thiện bất động bất xuất không gọi là thừa, thiện vô sở đắc mới gọi là Thừa. Pháp Hoa nói thừa ấy thanh tịnh mầu nhiệm bậc nhất đối với các thế gian không có thừa nào trên, lấy không đắc các hành làm thừa. Căn cứ hai nghĩa nầy đều có khách theo.
Kế là nói về công đức trí tuệ: Xưa nói: ba xe đều chọn trí tuệ làm thể không bỏ công đức, công đức cùng phàm phu đều có, xe lớn cũng như vậy. Chỉ chọn Tận trí, Vô sinh trí của Như lai làm thể. Lời bình rằng: không đúng, dưới hợp hai xe đại tiểu đủ chọn phước, tuệ. Văn nói xe nhỏ: Thừa là Ba thừa dùng căn, lực, giác, đạo thiền định, giải thoát, Tam-muội,v.v… vô lậu để tự an vui, đâu thể chỉ chọn trí tuệ ư! Hợp văn xe lớn nói: Đều cùng thiền định giải thoát của Chư Phật gọi là đồng ban cho, đâu chỉ có trí tuệ ư!
Hỏi: Xe nhỏ đủ chọn Phước tuệ cũng được đầy đủ chọn lậu, vô lậu ư?
Đáp: Chỉ chọn trí tuệ vô lậu. Cho nên văn nói: Tự tại không trói buộc không chỗ nương cầu. Lại gọi ngoài cửa: ấy là vô lậu. Xe lớn đã có cả nghĩa đầu cuối có thể biết.
Kế là nói về không hữu: Xưa nói: hai giải không hữu chỉ lấy hữu giải, Không giải vô động nên không chấp, lại Tận trí, Vô sinh trí chỉ là hữu trí. Lời bình rằng: Không đúng. Đối với Tiểu thừa dứt kết làm tông chính là Không giải, nên dùng Không giải làm chánh. Cho nên, văn dưới nói: Chỉ niệm pháp Không vô tướng vô tác, đây là quả đức Không giải. Chúng con lâu ngày tu tập pháp Không được hết khổ hoạn trong ba cõi nên người Nhị thừa chánh là chứng pháp Không, lẽ ra dùng Không tuệ làm xe, sao lại nói chọn hữu trí ư! Nay nói hai trí không hữu đều là thể của xe nhỏ, xe lớn cũng dùng tuệ thật, Phương Tiện tuệ làm thể của xe.
Kế là biện Nói về hữu vi vô vi: Xưa giải thích xe chính là thí dụ hữu vi, vì sao? Vì xe là vận động nên gọi là xe, vô vi, vô động nên chẳng phải xe, xe lớn cũng như vậy. Lời bình rằng chấp thí dụ đại, lỗi không tìm kinh. Tìm hai xe lớn nhỏ đầy đủ có hai văn. Hợp xe nhỏ nói: Muốn mau ra khỏi ba cõi, tự cầu Niết-bàn như các người con kia vì cầu xe dê mà ra khỏi nhà lửa, hợp xe dê cũng nêu hữu vi, vô vi hợp thì biết ba xe đầy đủ hữu vi vô vi.
Hỏi: Đầy đủ hai thứ lấy hữu vi, vô vi gì làm chánh?
Đáp: Nếu chọn ba xe xấu tốt nghĩa phân biệt dùng trí làm chánh, Ba thừa trí có hơn có kém, đồng nhập vô dư không có hơn kém, Nhị thừa dứt hết chánh sử cũng không có hơn kém, cho nên biết chánh là lấy hữu vi làm chánh để chia ra ba xe. Nếu chọn căn bản sở cầu thì người Nhị thừa vốn vì cầu Niết-bàn thì vô vi làm chánh. Vì sao? Vì Nhị thừa sợ sinh già bệnh chết, vốn cầu Niết-bàn nên dùng Niết-bàn làm chánh thí dụ xe, dù cho dứt kết cũng là Niết-bàn.
Văn dưới Cùng tử nói: Trước trả giá Niết-bàn tìm người hốt phân. Lại ba học thứ lớp cũng vì cầu diệt độ tu giới, tu giới để cầu định, đắc định là phát tuệ, tuệ dứt kết, chứng Niết-bàn. Cho nên, biết Niết-bàn là chánh. Lại Phẩm Phương Tiện nói: người độn căn ưa Tiểu pháp, tham đắm sinh tử, vậy nên nói Niết-bàn.
Hỏi: Trong văn vì sao hợp xe dê mà chọn Niết-bàn, hợp hai xe còn lại nêu trí tuệ ư?
Đáp: 1) Xen lẫn nêu. 2) Hoặc đều nói cầu Niết-bàn thì ba xe không khác, nay muốn nói về ba xe khác nghĩa cho nên hai thứ sau nêu trí.
Hỏi: Nếu vậy có thể nói Thanh văn chánh cầu Niết-bàn, hai thừa còn lại không như vậy ư?
Đáp: Nghĩa thật như vậy. Nếu người Ba thừa đều vì cầu Niết-bàn làm chánh thì chỉ nên chọn Niết-bàn, thực hành hạnh Thanh văn là đủ, chỉ vì người Duyên giác chê Thanh văn theo thầy mà trí thì độn cho nên cầu tuệ tự nhiên muốn được lợi căn. Bồ-tát lại chê Duyên giác trí độn không thể giáo hóa chúng sinh cho nên cầu trí Phật.
Hỏi: Xe lớn làm sao đủ làm vô vi?
Đáp: Văn dưới nói: đều dùng diệt độ của Như lai mà diệt độ họ, là văn vô vi. Lại nói các chúng sinh ấy thoát khỏi ba cõi đều cùng thiền định trí tuệ đồng với Chư Phật đó là hữu vi. Lại văn nầy nếu chỉ pháp thân các đức thì đều là vô vi, đều dùng diệt độ của Như lai mà diệt độ họ, nghĩa là quả quả, đều đồng với thiền định của Chư Phật nên gọi là quả đức.
Hỏi: Vì sao xe lớn đều dùng các đức vô vi làm chánh ư?
Đáp: Người Nhị thừa vốn cho là pháp thân trí tuệ vô thường, ba đức không đầy đủ, nay xe lớn lại vô thường làm sao dẫn Nhị thừa được! Do thường trụ muôn đức khiến người Nhị thừa thích cầu! Nếu vậy xe lớn trong nhân thì đó là muôn hạnh hữu vi xe lớn của quả đức thì muôn đức thường trụ, muôn đức thường trụ một thể chỉ là căn cứ về nghĩa có khác, cho nên các đức trang nghiêm.
Hỏi: Xe chỉ chọn nghĩa vận động, hữu vi, hữu động, vô vi, vô động, vì sao gọi là xe ư?
Đáp: Triệu Sư nói: Càng tịch càng động đâu mất động ư! Hoặc do trước nay nói nghĩa thường định, không còn năng động ! Lại xe chỉ chọn vui sướng tự tại không tìm cầu không dùng nghĩa chấp động làm ví dụ. Lại nghĩa xe nhỏ đầy đủ hai văn hữu vi vô vi, hữu vi các đức vô động mà động, các đức vô vi động mà không động, có hai văn này may mắn nên dùng cả hai. Trong Đại thừa nhân thừa không động mà động, quả thừa động mà không động, lại ứng thân các đức không động mà động cho nên cỡi xe dạo chơi năm đường, pháp thân các đức động mà không động.