SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 23

Phẩm 76: NHẤT NIỆM

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp không có tánh, thì Bồ-tát thấy những lợi ích gì mà vì chúng sinh khai phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Phật dạy:

–Này Tu-bồ-đề! Vì tất cả pháp không thật có nên Bồtát vì chúng sinh mà cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Vì sao? Vì những ai có được có chấp thì khó được giải thoát.

Này Tu-bồ-đề! Người có được tướng thì không có đạo, không có quả, không có Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

–Bạch Đức Thế Tôn! Người không được tướng thì có đạo, có quả, có Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng?

–Này Tu-bồ-đề! Không có được tức là đạo, tức là quả, tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì pháp tánh chẳng hoại diệt.

Nếu pháp không thật có mà muốn được đạo, muốn được quả, muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đó là muốn hoại pháp tánh.

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu pháp không có được tức là đạo, tức là quả, tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sao lại có Bồ-tát Địa thứ nhất cho đến Địa thứ mười, sao lại có pháp Nhẫn vô sinh, sao lại có quả báo được thần thông, sao lại có quả báo được Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, an trụ trong các quả báo đắc ấy có thể thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh, cúng dường các Đức Phật các thứ y phục, uống ăn, hoa hương, chuỗi ngọc, phòng nhà, giường nệm, đèn đuốc, những vật dụng cần để sống, cho đến được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng dứt mất phước đức đó, cho đến sau khi nhập diệt, xá-lợi và đệ tử được cúng dường?

–Này Tu-bồ-đề! Vì các pháp không có tướng nên được Bồ-tát Sơ địa đến Thập địa, có quả báo đắc năm phép thần thông, sáu pháp Ba-la-mật, thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh, cũng do nhân duyên thiện căn mà làm lợi ích chúng sinh, cho đến sau khi nhập diệt, xá-lợi và đệ tử được cúng dường

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu các pháp không có tướng thì sáu pháp Ba-la-mật, năm phép thần thông có gì khác nhau?

–Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp không có tướng, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, các thần thông không có khác nhau. Do chúng sinh chấp có bố thí cho đến các thần thông nên phân biệt mà nói thôi.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là đối với pháp không có tướng, bố thí cho đến các loại thần thông không có khác nhau?

–Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-lamật, người thí, kẻ thọ đều không thật có mà thực hành bố thí, không được giới mà trì giới, không được nhẫn mà hành nhẫn nhục, không được tinh tấn mà hành tinh tấn, không được thiền mà hành thiền, không được trí tuệ mà hành trí tuệ, không được thần thông mà hành thần thông, không được bốn Niệm xứ cho đến tám Thánh đạo mà thực hành bốn Niệm xứ cho đến tám Thánh đạo, không được ba Tammuội mà thực hành ba Tam-muội, chẳng được chúng sinh mà thành tựu chúng sinh, không được thanh tịnh cõi Phật mà thanh tịnh cõi Phật, không được các pháp Phật mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải nên thực hành Bát-nhã bala- mật không có được như vậy. Lúc Đại Bồ-tát thực hành Bátnhã bala-mật không có được này, thì ma hay thiên ma không phá hoại được.

–Bạch Đức Thế Tôn! Lúc Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật, làm sao trong một niệm mà đầy đủ sáu pháp Ba-lamật, bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Định vô sắc, bốn Niệm xứ cho đến tám phần Thánh đạo, ba môn Giải thoát, mười Trí lực, bốn Vô úy, bốn Trí vô ngại, mười tám pháp Bất cộng, đại Từ, đại Bi, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp tùy thân?

–Này Tu-bồ-đề! Khi thực hành bố thí, Bồ-tát chẳng xa lìa Bátnhã ba-la-mật, khi tu trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ chẳng xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, cho đến tám mươi vẻ đẹp chẳng xa lìa Bát-nhã ba-la-mật.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào Đại Bồ-tát vì chẳng xa lìa Bátnhã ba-la-mật nên trong một niệm thực hành đầy đủ sáu pháp Ba-lamật cho đến tám mươi vẻ đẹp?

–Này Tu-bồ-đề! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Bồtát có thực hành bố thí chẳng xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, chẳng thấy có hai tướng, lúc trì giới cũng chẳng thấy có hai tướng, cho đến tám mươi vẻ đẹp cũng chẳng thấy có hai tướng.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào Đại Bồ-tát lúc bố thí cho đến lúc tu tám mươi vẻ đẹp chẳng thấy có hai tướng?

–Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-lamật muốn đầy đủ Bố thí ba-la-mật, trong Bố thí ba-la-mật bao gồm hết các Ba-la-mật và bốn Niệm xứ cho đến tám mươi vẻ đẹp.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào lầ Đại Bồ-tát lúc bố thí bao gồm hết các pháp vô lậu?

–Này Tu-bồ-đề! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà bố thí. Trong tâm vô lậu chẳng thấy tướng ai thí, ai thọ và vật thí. Do tâm vô tướng, tâm vô lậu này dứt trừ tâm ái nhiễm, tâm xan tham mà thực hành bố thí. Bấy giờ, chẳng thấy bố thí cho đến chẳng thấy pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bồ-tát này dùng tâm vô tướng, tâm vô lậu mà trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, chẳng thấy là giới, là nhẫn nhục, là tinh tấn, cho đến chẳng thấy pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bồ-tát này dùng tâm vô tướng, tâm vô lậu mà tu bốn Niệm xứ, chẳng thấy là bốn Niệm xứ cho đến chẳng thấy tám mươi vẻ đẹp.

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu các pháp vô tướng, vô tác, thì làm sao đầy đủ Bố thí ba-la-mật cho đến đầy đủ tám mươi vẻ đẹp?

–Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật, dùng tâm vô tướng, tâm vô lậu mà hành bố thí: người cần ăn cho ăn, cho đến cần dùng đến thứ gì đều cung cấp cho tất cả, hoặc vật ngoài thân, vật trong thân, hoặc cắt xẻ thân thể, hoặc quốc thành, vợ con đều bố thí cho chúng sinh.

Nếu có người đến bảo: Cần chi phải bố thí như vậy, không có lợi ích gì.

Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật này nghĩ rằng dầu người này đến trách tôi bố thí nhưng ta vẫn không hối hận, ta phải siêng năng bố thí, chẳng nên chẳng ban cho, bố thí xong cùng với tất cả chúng sinh hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cũng chẳng thấy có những tướng người thí, người thọ, vật thí, người hồi hướng; pháp hồi hướng, chỗ hồi hướng là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đều không thấy có các tướng đó. Vì sao? Vì tất cả pháp do nội không nên không, do ngoại không nên không, do nội ngoại không nên không, do không không, hữu vi không, vô vi không, rốt ráo không, vô thỉ không, tán không, tự tướng không nên không. Lúc quán như vậy nghĩ rằng: “Ai hồi hướng? Hồi hướng về chỗ nào? Dùng pháp gì để hồi hướng?” Đó gọi là chánh hồi hướng.

Bấy giờ, Bồ-tát thường thành tựu cho chúng sinh, thường thanh tịnh cõi Phật, làm đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, ba Tam-muội cho đến mười tám pháp Bất cộng.

Bồ-tát này đầy đủ Bố thí ba-la-mật mà chẳng thọ hưởng quả báo thế gian.

Ví như cõi trời Tha hóa tự tại hễ cần dùng thứ gì đều được tùy ý. Cũng như vậy, tâm Bồ-tát nguyện những gì liền được như ý. Do quả báo bố thí đó, Đại Bồ-tát cúng dường các Đức Phật, cũng hay ban đầy đủ cho tất cả chúng sinh trời, người, Atu-la.

Bồ-tát này dùng Bố thí ba-la-mật che chở chúng sinh. Dùng năng lực phương tiện đem pháp ba thừa cứu độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát đối với các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác mà đầy đủ Bố thí ba-la-mật như vậy.

Này Tu-bồ-đề! Thế nào là Đại Bồ-tát đối với các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác mà đầy đủ Trì giới ba-la-mật?

Lúc thực hành Trì giới ba-la-mật, Đại Bồ-tát trì các thứ giới. Đó là giới vô lậu của bậc Thánh, thể nhập tám phần Thánh đạo, giới tự nhiên đắc, giới do quả báo đắc, giới do thọ mà đắc, giới do tâm sinh, tất cả các giới này đều chẳng thiếu, chẳng phá, chẳng xen lẫn, chẳng ô trược, chẳng chấp. Là giới tự tại, là giới được người trí khen ngợi. Dùng giới này mà không chỗ chấp lấy, hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức, hoặc ba mươi hai tướng, hoặc tám mươi vẻ đẹp, hoặc dòng lớn Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Cư sĩ, hoặc trời Tứ vương, trời Đao-lợi, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa lạc, trời

Tha hóa tự tại, trời cõi Sắc, trời cõi Vô sắc, hoặc quả Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật hoặc Chuyển luân thánh vương hoặc Thiên vương. Chỉ vì tất cả chúng sinh mà cùng họ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bởi vô tướng, vô đắc, không hai mà hồi hướng là pháp thế tục, chẳng phải Đệ nhất thật nghĩa.

Bồ-tát này đầy đủ Trì giới ba-la-mật, dùng năng lực phương tiện phát khởi bốn Thiền, vì không tham mê thiền nên được năm phép thần thông. Nhờ bốn Thiền mà được Thiên nhãn. Bồ-tát này có hai thứ Thiên nhãn: do tu tập mà đắc và do quả báo mà đắc.

Được Thiên nhãn rồi, Bồ-tát này thấy các Đức Phật hiện tại ở phương Đông cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, với chín phương kia cũng đều thấy như vậy. Những việc đã thấy không sai, không quên.

Bằng Thiên nhĩ thanh tịnh hơn hẳn tai thường, Bồ-tát này nghe các Đức Phật mười phương nói pháp. Điều được nghe không sai, không quên, làm lợi ích mình và người.

Dùng Tha tâm trí, Bồ-tát này biết tâm của các Đức Phật ở mười phương và biết tâm của tất cả chúng sinh, cũng làm lợi ích tất cả chúng sinh.

Dùng Túc mạng trí, Bồ-tát này biết những nghiệp nhân quá khứ, vì nghiệp nhân duyên chẳng mất nên chúng sinh đó sinh về nơi nào đều biết rõ.

Dùng Lậu tận trí, Bồ-tát này giúp cho chúng sinh chứng được các quả Tu-đà-hoàn đến A-la-hán, Bích-chi-phật. Chỗ nào, nơi nào cũng đều có khả năng làm cho chúng sinh đi vào trong pháp lành.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát đối với các pháp không tướng, không đắc, không tác mà đầy đủ Trì giới ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ-tát đối với các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác mà đầy đủ Nhẫn nhục ba-lamật?

–Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát này từ lúc mới phát tâm đến nay, mãi đến lúc ngồi đạo tràng, trong thời gian đó có bất luận chúng sinh nào đến đánh đập, chém giết, Bồ-tát này chẳng sinh tâm giận hờn dầu chỉ một ý niệm.

Bồ-tát phải tu hai thứ nhẫn.

  1. Chẳng sinh tâm giận thù đối với bất luận chúng sinh nào đến mắng chửi, đánh đập, chém giết.
  2. Tất cả pháp không sinh.

Pháp Nhẫn vô sinh của Bồ-tát là khi bị người đến mắng chửi, đánh đập, phải nghĩ: “Mắng ta là ai? Ai chê, ai đánh, ai đập? Ai chịu đựng? Bồ-tát phải suy gẫm thật tánh các pháp, đó là rốt ráo không, không pháp, không chúng sinh. Các pháp còn không thật có, huống chi chúng sinh mà có. Lúc quán sát như vậy, Bồ-tát chẳng thấy người mắng, chẳng thấy người chém giết. Lúc quán sát như vậy, Bồtát này liền được pháp Nhẫn vô sinh.

Thế nào gọi là pháp Nhẫn vô sinh? Vì biết các pháp tướng thường chẳng sinh, các phiền não từ xưa đến giờ cũng thường chẳng sinh.

An trụ trong hai thứ nhẫn này, Đại Bồ-tát sẽ đầy đủ bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Định vô sắc, đầy đủ bốn Niệm xứ cho đến tám Thánh đạo, ba môn Giải thoát, mười Trí lực, bốn Vô úy, bốn Trí vô ngại, mười tám pháp Bất cộng, đại Từ, đại Bi.

Bồ-tát này an trụ pháp Thánh vô lậu xuất thế, chẳng cùng với tất cả các Thanh văn, Bích-chi-phật, đầy đủ thần thông của bậc Thánh.

An trụ trong thần thông của bậc Thánh, Bồ-tát này dùng

Thiên nhãn thấy các Đức Phật ở phương Đông, liền được Tammuội niệm Phật cho đến được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, phương kia cũng giống như vậy.

Dùng Thiên nhĩ, Bồ-tát này nghe pháp của các Đức Phật ở mười phương giảng nói, rồi đem chỗ đã được nghe dạy lại chúng sinh.

Bồ-tát này cũng biết tâm các Đức Phật, biết tâm niệm của tất cả chúng sinh. Biết tâm của chúng sinh rồi theo tâm của họ mà nói pháp.

Dùng Túc mạng trí, Bồ-tát này biết căn lành đời trước của tất cả chúng sinh rồi vì chúng sinh mà nói pháp cho họ vui mừng.

Dùng thần thông lậu tận, Bồ-tát này giáo hóa chúng sinh cho họ được Thánh quả ba thừa.

Đại Bồ-tát này thực hành Bát-nhã ba-la-mật dùng năng lực phương tiện thành tựu chúng sinh, đầy đủ Nhất thiết chủng trí, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chuyển pháp luân.

–Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp vô tướng, vô đắc, vô tác đầy đủ Nhẫn nhục ba-la-mật như vậy.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào đối với pháp vô tướng, vô đắc, vô tác, Đại Bồ-tát sẽ đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật?

–Này Tu-bồ-đề! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát thành tựu thân tinh tấn, tâm tinh tấn, nhập Thiền thứ nhất cho đến Thiền thứ tư, được các thứ thần thông, phân một thân thành nhiều thân, cho đến tay sờ đến mặt trời, mặt trăng.

Vì thành tựu thân tinh tấn, Bồ-tát này bay đến vô lượng trăm ngàn muôn ứ thế giới cúng dường các Đức Phật đủ tất cả vật dụng cần thiết, cho đến lúc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, phước đức quả báo vẫn chẳng dứt hết.

Lúc Bồ-tát này được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tất cả trời và người ở thế gian đến hết lòng cúng dường y phục, thức ăn, đồ uống, cho đến sau khi nhập Niết-bàn, xá-lợi và đệ tử được cúng dường, cũng do năng lực thần thông ấy được đến chỗ Phật để nghe, lãnh giáo pháp, cho đến lúc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trọn chẳng hề trái, chẳng hề mất.

Bồ-tát này lúc tu Nhất thiết chủng trí, thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh.

Này Tu-bồ-đề! Thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát thành tựu thân tinh tấn, làm cho đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật như vậy.

Này Tu-bồ-đề! Thế nào là Bồ-tát thành tựu tâm tinh tấn, làm cho hay đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật?

Đại Bồ-tát tâm tinh tấn, dùng tâm tinh tấn Thánh vô lậu này nhập vào tám phần Thánh đạo, chẳng cho nghiệp bất thiện của thân hay miệng được vào, cũng chẳng chấp lấy các pháp tướng là thường hay vô thường, là khổ hay vui, là ngã hay vô ngã, là hữu vi hay vô vi, là cõi Dục, cõi Sắc hay cõi Vô sắc, là tánh hữu lậu hay tánh vô lậu, là Thiền thứ nhất cho đến hay là Thiền thứ tư, là Từ, là Bi hay là Hỷ, là Xả, là hư không vô biên xứ cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là bốn Niệm xứ, là bốn Chánh cần, là bốn Như ý túc, là năm Căn, là năm Lực, là bảy Giác phần, là tám phần Thánh đạo, là không, vô tướng, vô tác, là mười Trí lực cho đến mười tám pháp Bất cộng.

Bồ-tát này chẳng chấp lấy tướng là thường hay vô thường, là khổ hay vui, là ngã hay vô ngã, là quả Tu-đà-hoàn, là quả Tư-đàhàm, là quả A-na-hàm, là quả A-la-hán, là đạo Bích-chi-phật, là đạo Bồ-tát, là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là vị Tu-đà-hoàn, là vị Tư-đà-hàm, là vị A-na-hàm, là vị A-la-hán, là vị Bích-chi-phật, là vị Bồ-tát, là vị Phật.

Bồ-tát này chẳng chấp lấy tướng do chúng sinh này dứt kết sử ba cõi nên được quả Tu-đà-hoàn, vì chúng sinh này dần mỏng ba đôc nên được quả Tư-đà-hàm, vì chúng sinh này dứt kiết tập cõi Dục nên được quả A-na-hàm, vì chúng sinh này dứt kiết tập cõi trên nên được quả A-la-hán, vì chúng sinh này dùng đạo Bích-chi-phật nên được quả Bích-chi-phật, vì chúng sinh này thực hành Đạo chủng trí nên gọi là Bồ-tát.

Cũng chẳng chấp lấy các pháp tướng này. Vì sao? Vì chẳng nên dùng tánh chấp lấy tướng, vì là tánh không.

Dùng tâm tinh tấn này, Bồ-tát làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh, cũng chẳng thấy có chúng sinh ấy.

Đây là Bồ-tát do đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật mà đầy đủ các pháp, thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh, vì không thật có.

Vì thành tựu thân tinh tấn và tâm tinh tấn, Bồ-tát này nhận lấy tất cả pháp lành, và vì cũng chẳng chấp lấy các pháp lành này, Bồ-tát đi từ một cõi Phật đến một cõi Phật, làm lợi ích chúng sinh, hiện các thần thông tùy ý vô ngại: hoặc mưa hoa, mưa hương, hoặc trỗi các thứ kỹ nhạc, hoặc làm rung chuyển mặt đất, hoặc phát ra ánh sáng, hoặc hiện thế giới bảy báu trang nghiêm, hoặc hiện nhiều thứ thân hình, hoặc phát ra ánh sáng đại trí tuệ, làm cho chúng sinh biết Thánh đạo, làm cho chúng sinh lìa bỏ sát sinh cho đến tà kiến, hoặc dùng việc bố thí để lợi ích chúng sinh, hoặc dùng trì giới, hoặc đem thân thể chia xẻ, hoặc đem vợ con, quốc thành, hoặc đem chính thân mình để cấp cho, tùy phương cách tiện lợi làm lợi ích cho chúng sinh.

Này Tu-bồ-đề! Thực hành Bát-nhã ba-la-mật đối với các pháp vô tướng, vô đắc, vô tác, Đại Bồ-tát dùng thân và tâm tinh tấn, làm cho đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là đối với pháp vô tướng, vô đắc, vô tác, Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thường làm cho đầy đủ Thiền ba-la-mật?

–Này Tu-bồ-đề! Trừ các thiền định của Phật, Đại Bồ-tát đều sẽ đầy đủ tất cả các thiền định.

Bồ-tát này xa lìa các dục nhiễm, các pháp bất thiện, các pháp ác, do lìa dục mà hỷ lạc, có giác, có quán, nhập Thiền thứ nhất cho đến Thiền thứ tư.

Bồ-tát này dùng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả trùm khắp tất cả thế gian mười phương.

Bồ-tát này qua khỏi tất cả tướng của sắc, dứt tướng có đối đãi, vì chẳng nghĩ nhớ tướng khác biệt mà nhập vào Vô biên hư không xứ, cho đến nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Trụ trong Thiền ba-la-mật, Bồ-tát này thuận và nghịch nhập tám Bội xả, chín Định thứ đệ, nhập vào Tam-muội Không, Tammuội Vô tướng, Tam-muội Vô tác, hoặc có lúc nhập Tam-muội Điện quang, hoặc có lúc nhập Tam-muội Thánh chánh, hoặc có lúc nhập Tam-muội Như kim cang.

Trụ trong Thiền ba-la-mật, Bồ-tát này tu ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, dùng Đạo chủng trí nhập vào tất cả thiền định, vượt qua Càn tuệ địa, Tánh địa, Bát nhân địa, Kiến địa, Bạc địa, Ly Dục địa, Dĩ biện địa và Bích-chi-phật địa mà vào địa vị Bồ-tát, khi đã nhập địa vị Bồ-tát rồi thì đầy đủ Phật địa, đi trong các địa ấy cho đến lúc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng bao giờ chấp lấy đạo quả giữa chừng.

Trụ trong Thiền ba-la-mật, Bồ-tát này từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường các Đức Phật, ở chỗ chư Phật gieo trồng căn lành, thanh tịnh cõi Phật, từ một cõi Phật đến một cõi Phật làm lợi ích chúng sinh, hoặc dùng bố thí giúp đỡ chúng sinh, hoặc dùng trì giới, hoặc dùng Tam-muội, hoặc dùng trí tuệ, hoặc dùng giải thoát, hoặc dùng tri kiến giải thoát giúp đỡ chúng sinh, giáo hóa chúng sinh khiến cho họ được pháp lành của quả Tu-đà-hoàn cho đến đạo Bíchchi-phật, đều có khả năng dạy cho chúng sinh đắc đạo.

Trụ trong Thiền ba-la-mật, Bồ-tát này thường phát sinh tất cả môn Đà-la-ni, được bốn Trí vô ngại, được các thần thông có được do quả báo.

Bồ-tát này chẳng bao giờ vào bào thai người mẹ, chẳng bao giờ thọ năm dục, thường không sinh bất sinh, dầu có sinh cũng chẳng bị phát sinh làm ô nhiễm. Vì sao? Vì Bồ-tát này thấy tất cả pháp như huyễn ảo mà làm lợi ích chúng sinh, cũng không thấy có chúng sinh và tất cả pháp, để được giáo hóa chúng sinh, khiến họ được vô sở đắc vì là pháp thế tục, chẳng phải thật nghĩa đệ nhất.

Trụ Thiền ba-la-mật, Bồ-tát này thực hành tất cả thiền định, giải thoát, Tam-muội, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng bao giờ xa lìa Thiền ba-la-mật.

Lúc thực hành Đạo chủng trí như vậy, Bồ-tát này được Nhất thiết chủng trí, dứt tất cả tập khí phiền não. Dứt xong, tự lợi ích cho mình đồng thời cũng lợi ích cho người. Đã tự lợi và lợi tha rồi làm ruộng phước cho tất cả trời, người, A-tu-la trong đời.

Này Tu-bồ-đề! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát làm cho đầy đủ vô tướng Thiền ba-la-mật như vậy.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là trụ trong pháp vô tướng, vô tác, vô đắc lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật làm cho Đại Bồ-tát tu tập đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật?

–Này Tu-bồ-đề! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát đối với các pháp chẳng thấy tướng quyết định thật. Bồ-tát này thấy sắc bất định chẳng phải thật tướng, cho đến thấy thức bất định chẳng phải thật tướng, chẳng thấy sắc sinh cho đến chẳng thấy thức sinh.

Nếu chẳng thấy sắc sinh, cho đến chẳng thấy thức sinh thì đối với tất cả pháp hữu lậu hay vô lậu đều chẳng thấy chỗ đến, chỗ đi, cũng chẳng thấy chỗ tập học. Lúc quán sát như vậy, Bồ-tát chẳng thấy có sắc tánh cho đến thức tánh, cũng chẳng thấy có tánh pháp hữu lậu và tánh pháp vô lậu.

Bồ-tát này lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật tin hiểu tất cả pháp không có tướng. Tin hiểu như vậy rồi, Bồ-tát thực hành nội không cho đến thực hành vô pháp hữu pháp không, đối với các pháp từ sắc cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không chấp lấy.

Thực hành Bát-nhã ba-la-mật không thật có, Bồ-tát này thường đầy đủ đạo Bồ-tát, đó là sáu pháp Ba-la-mật cho đến ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười Trí lực, bốn Vô úy, bốn Trí vô ngại, mười tám pháp Bất cộng, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.

Bồ-tát này trụ trong Phật đạo rỗng rang thanh tịnh, đó là sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, dùng các pháp này làm lợi ích cho chúng sinh: nên dùng bố thí để giúp đỡ thì dạy họ bố thí; nên dùng trì giới để giúp đỡ thì dạy họ trì giới, nên dùng thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến để giúp đỡ thì dạy họ thiền định, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến; nên dùng các đạo pháp để dạy thì dạy họ được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán và đạo Bích-chi-phật; nên dùng Phật đạo để giáo hóa thì dạy họ được đạo Bồ-tát, đầy đủ Phật đạo. Tùy theo chỗ nên giáo hóa chúng sinh, khiến cho họ đều được sự lợi ích đáng được.

Lúc hiện những thứ năng lực thần thông như vậy, Bồ-tát đi qua vô lượng hằng sa cõi nước độ chúng sinh ra khỏi sinh tử, cung cấp những đồ cần dùng cho chúng sinh được đầy đủ, từ một cõi Phật đến một cõi Phật, thấy cõi nước thanh tịnh nhiệm mầu để tự trang nghiêm cõi nước mình.

Như trên tầng trời Tha hóa tự tại, những đồ cần dùng tùy ý hiện đến, cũng như các tịnh độ xa lìa cầu dục, Bồ-tát trang nghiêm cõi mình cũng như vậy.

Do phước báo này, Bồ-tát được Bố thí ba-la-mật, Giới balamật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bátnhã bala-mật, năm thần thông do quả báo được, hành đạo Bồ-tát, Đạo chủng trí, thành tựu tất cả công đức, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bấy giờ, vị Bồ-tát này chẳng thọ sắc cho đến chẳng thọ thức, chẳng thọ tất cả pháp lành hay chẳng lành, thế gian hay xuất thế gian, hữu lậu hay vô lậu, hữu vi hay vô vi, tất cả pháp như vậy đều chẳng thọ.

Lúc Bồ-tát này được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tất cả đồ vật cần dùng sinh sống trong nước đều không có chủ. Vì sao? Vì Bồ-tát này thực hành chẳng thọ tất cả pháp, đều không thật có.

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp vô tướng, Đại Bồ-tát thường đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật.