SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 22

Phẩm 74: HỌC KHẮP

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát đó thành tựu trí tuệ rộng lớn, thực hành pháp rất sâu đó mà cũng chẳng thọ hưởng quả báo. Phật dạy:

–Đúng vậy, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát thành tựu trí tuệ rộng lớn thực hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa đó cũng chẳng thọ quả báo. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát đó bất động đối với tánh các pháp.

–Bạch Đức Thế Tôn! Bất động đối với tánh cửa các pháp nào?

–Này Tu-bồ-đề! Đối với tánh vô sở hữu bất động, đối với tánh sắc bất động, đối với tánh thọ, tưởng, hành, thức bất động, đối với tánh Bố thí ba-la-mật bất động, đối với tánh Trì giới ba-la-mật cho đến tánh Bát-nhã ba-la-mật bất động. Đối với tánh Tứ thiền, tánh bốn Tâm vô lượng, tánh Định vô sắc bất động. Đối với tánh bốn Niệm xứ cho đến tánh tám phần Thánh đạo bất động. Đối với tánh Tam-muội, tánh đại Từ, đại Bi bất động.

Vì sao? Vì các pháp tánh đó chính là không thật có. Vì pháp không thật có chẳng thể được pháp thật có.

–Bạch Đức Thế Tôn! Pháp thật có có thể được pháp thật có hay chăng?

–Này Tu-bồ-đề, không!

–Bạch Đức Thế Tôn! Pháp thật có có thể được pháp không thật có chăng?

–Này Tu-bồ-đề, không!

–Bạch Đức Thế Tôn! Pháp không thật có có thể được pháp không thật có chăng?

–Này Tu-bồ-đề, không!

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu pháp không thật có chẳng có thể được pháp thật có, pháp thật có chẳng thể được pháp thật có, pháp thật có chẳng thể được pháp không thật có, pháp không thật có chẳng thể được pháp không thật có, vậy lẽ nào Đức Thế Tôn chẳng được đạo? –Này Tu-bồ-đề! Có được, chẳng do bốn câu đó.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là có được?

–Này Tu-bồ-đề! Chẳng phải thật có, chẳng phải không thật có, không có các hý luận, đó gọi là được đạo.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là hý luận của Đại Bồtát?

–Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát cho rằng sắc là thường hoặc là vô thường, đó là hý luận. Cho rằng thọ, tưởng, hành, thức là thường hoặc vô thường, đó là hý luận. Cho rằng sắc là khổ hoặc lạc, đó là hý luận. Cho rằng thọ, tưởng, hành, thức là khổ hoặc lạc, đó là hý luận. Cho rằng sắc là ngã, là vô ngã, đó là hý luận. Cho rằng thọ, tưởng, hành, thức là ngã, là vô ngã, đó là hý luận. Cho rằng sắc là vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, đó là hý luận. Cho rằng thọ, tưởng, hành, thức vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, đó là hý luận.

Cho rằng khổ Thánh đế phải thấy, tập Thánh đế phải dứt, diệt Thánh đế phải chứng, đạo Thánh đế phải tu, đó là hý luận. Cho rằng phải tu bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Định vô sắc, đó là hý luận. Cho rằng phải tu bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám phần Thánh đạo, đó là hý luận. Cho rằng phải tu môn giải thoát không, môn giải thoát vô tướng, môn giải thoát vô tác, đó là hý luận. Cho rằng phải tu tám Bội xả, chín Định thứ đệ, đó là hý luận. Cho rằng ta phải hơn quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đạo Bích-chiphật, đó là hý luận. Ta phải trọn vẹn mười địa của Bồ-tát, đó là hý luận. Ta phải nhập Bồ-tát vị, đó là hý luận. Ta phải thanh tịnh cõi Phật, đó là hý luận. Ta phải thành tựu chúng sinh, đó là hý luận. Ta phải phát sinh mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại trí, mười tám pháp Bất cộng của Phật, đó là hý luận. Ta sẽ được Nhất thiết chủng trí, đó là hý luận. Ta sẽ dứt tập khí tất cả phiền não, đó là hý luận.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát đó lúc thực hành Bát-nhã bala-mật, vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến Nhất thiết chủng trí chẳng hý luận được nên chẳng hý luạn.

Vì sao? Tánh chẳng hý luạn tánh, vô tánh chẳng hý luạn vô tánh, ngoài tánh và vô tánh không còn pháp gì để được gọi là kẻ hý luạn, là pháp hý luạn và chỗ hý luạn.

Thế nên, này Tu-bồ-đề! Sắc cho đến Nhất thiết chủng trí không hý luạn. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật vô hý luạn.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là sắc chẳng hý luạn được, cho đến Nhất thiết chủng trí chẳng hý luạn được?

–Này Tu-bồ-đề! Sắc tánh là không, cho đến Nhất thiết chủng trí tánh không. Nếu pháp tánh không tức là không hý luạn. Vì thế nên sắc cho đến Nhất thiết chủng trí chẳng hý luạn được.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát thường thực hành Bátnhã bala-mật được vô hý luạn như vậy thì liền được nhập vào địa vị Bồtát.

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu pháp không có tánh, Bồ-tát thực hành đạo gì mà nhập vào địa vị Bồ-tát? Dùng đạo Thanh văn, đạo Bích-chi-phật hay dùng Phật đạo?

–Này Tu-bồ-đề! Chẳng dùng đạo Thanh văn, chẳng đạo Bíchchi-phật, chẳng dùng Phật đạo mà được vào địa vị Bồ-tát. Đại Bồ-tát học khắp các đạo mà được vào địa vị Bồ-tát.

Này Tu-bồ-đề! Như hàng Bát nhân trước học các đạo rồi mới vào chánh vị, chưa được quả mà sinh đạo của quả trước. Cũng vậy, Bồ-tát trước học khắp các đạo rồi mới nhập địa vị Bồ-tát, chưa được Nhất thiết chủng trí mà sinh khởi Tammuội kim cang trước. Bấy giờ dùng một niệm tương ưng tuệ được Nhất thiết chủng trí.

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát học khắp các đạo, nhập địa vị Bồ-tát, vậy thì bậc Bát nhân, hướng Tu-đà-hoàn được Tu-đàhoàn, hướng Tư-đà-hàm được Tư-đà-hàm, hướng A-na-hàm được Ana-hàm, hướng A-la-hán được A-la-hán, đạo Bích-chi-phật, Phật đạo. Các đạo như vậy đều khác nhau.

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát học khắp các đạo rồi mới nhập vào địa vị Bồ-tát, Bồ-tát này nếu sinh Bát đạo lẽ ra phải làm bậc Bát nhân, nếu sinh kiến đạo lẽ ra phải làm Tu-đà-hoàn, nếu sinh tư duy đạo lẽ ra phải thành Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, nếu sinh Bích-chi-phật đạo lẽ ra phải làm Bích-chi-phật.

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát mà làm Bát nhân rồi mới nhập Bồ-tát vị thì không bao giờ có. Chẳng nhập địa vị Bồ-tát mà được Nhất thiết chủng trí thì cũng không bao giờ có. Nếu Đại Bồ-tát mà thành Tu-đà-hoàn cho đến thành Bích-chi-phật rồi mới nhập địa vị Bồ-tát vị cũng không bao giờ có. Chẳng nhập địa vị Bồ-tát mà được Nhất thiết chủng trí cũng không bao giờ có.

Bạch Đức Thế Tôn! Con nên hiểu thế nào về Đại Bồ-tát học khắp các đạo để được nhập địa vị Bồ-tát?

–Đúng vậy, này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát phải thành Bát nhân, được quả Tu-đà-hoàn cho đến được quả A-la-hán, được quả Bích-chi-phật rồi mới nhập địa vị Bồ-tát thì không bao giờ có. Chẳng nhập Bồ-tát vị mà được Nhất thiết chủng trí cũng không bao giờ có.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm thực hành sáu pháp Ba-la-mật, dùng trí quán tám địa. Tám địa đó là Càn tuệ địa, Tánh địa, Bát nhân địa, Kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa và Bích-chi-phật địa, dùng Đạo chủng trí nhập vào địa vị Bồ-tát. Sau khi đã nhập địa vị Bồ-tát, dùng Nhất thiết chủng trí dứt tất cả tập khí phiền não.

Này Tu-bồ-đề! Hoặc là trí, hoặc là đoạn của hàng Bát nhân, của Tu-đà-hoàn, cho đến hoặc là trí hoặc là đoạn của A-la-hán, của Bích-chi-phật đều là pháp Nhẫn vô sinh của Bồtát đó.

Bồ-tát đó học đạo Thanh văn, đạo Bích-chi-phật như vậy, dùng Đạo chủng trí nhập vào địa vị Bồ-tát. Nhập vào địa vị Bồ-tát rồi, dùng Nhất thiết chủng trí dứt tất cả tập khí phiền não, được Phật đạo. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát học khắp các đạo đầy đủ thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi thì lợi ích tất cả chúng sinh.

–Bạch Đức Thế Tôn! Đạo của Đức Thế Tôn giảng nói là đạo Thanh văn, đạo Bích-chi-phật và Phật đạo. Thế nào là Đạo chủng trí của Bồ-tát?

–Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải sinh khởi tất cả tịnh Đạo chủng trí.

Thế nào là tịnh Đạo chủng trí?

Như tướng mạo các pháp, các pháp có công năng hiển bày được, Bồ-tát phải có chánh tri. Đã chánh tri rồi vì người khác mà giảng nói, mở bày, làm cho chúng sinh được hiểu.

Đại Bồ-tát này phải hiểu tất cả âm thanh ngôn ngữ, dùng âm thanh đó mà nói pháp cùng khắp thế giới đại thiên như tiếng vang.

Vì thế, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trước phải học đầy đủ tất cả đạo. Đạo trí đầy đủ rồi phân biệt biết thâm tâm của chúng sinh. Đó là chúng sinh đường địa ngục, đường súc sinh, đường ngạ quỷ. Nhân của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ; quả của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Bồ-tát phải biết, phải ngăn. Nhân và quả của rồng thần, A-tu-la, tám bộ, Bồ-tát phải biết, phải ngăn. Nhân và quả của trời, người, Bồ-tát phải biết. Nhân và quả bốn Niệm xứ cho đến tám phần Thánh đạo Bồtát phải biết. Nhân và quả của ba môn Giải thoát không, vô tướng, vô tác, mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại trí, mười tám pháp Bất cộng, đại Từ, đại Bi, Bồ-tát phải biết.

Bồ-tát dùng đạo này làm cho chúng sinh nhập vào quả Tu-đàhoàn cho đến quả A-la-hán, nhập đạo Bích-chi-phật và đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Tu-bồ-đề! Đó gọi là thanh tịnh Đạo chủng trí của Đại Bồtát.

Bồ-tát học Đạo chủng trí này rồi nhập vào tướng thâm tâm của chúng sinh. Vào xong, tùy theo tâm của chúng sinh mà nói pháp đúng chỗ, lời nói chẳng uổng phí.

Vì sao? Vì Đại Bồ-tát đó khéo biết căn tướng của chúng sinh, khéo biết tâm và tâm sở của tất cả chúng sinh, sống chết đi về đâu.

Này Tu-bồ-đề! Phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy.

Vì sao? Vì tất cả pháp hành, tất cả pháp trợ đạo đều nhập vào Bát-nhã ba-la-mật mà các Đại Bồ-tát, các Thanh văn, các Bích-chiphật phải thực hành.

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu bốn Niệm xứ cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tất cả pháp đó đều chẳng hợp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, là nhất tướng, đó là vô tướng, thì các pháp trợ đạo đó làm sao chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Bạch Đức Thế Tôn! Pháp nhất tướng chẳng hợp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, đó là pháp vô tướng, không chấp lấy, không chỗ bỏ, như hư không, không lấy không bỏ.

–Này Tu-bồ-đề, đúng vậy! Các pháp tự tướng không, không chấp lấy, không buông bỏ.

Này Tu-bồ-đề! Có các chúng sinh chẳng biết các pháp tự tướng là không. Vì những chúng sinh đó mà hiển bày pháp trợ đạo làm cho họ đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Bao nhiêu pháp: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, sáu độ, mười tám không, bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Định vô sắc, bốn Niệm xứ đến tám phần Thánh đạo, ba môn Giải thoát, tám Bội xả, chín Định thứ đệ, mười Lực của Phật, bốn Vô úy, bốn Trí vô ngại, mười tám pháp Bất cộng, đại Từ, đại Bi, Nhất thiết chủng trí, trong những Thánh pháp này đều không hợp, không tan, không hình, không sắc, không đối, là nhất tướng, đó là vô tướng.

Vì dùng pháp thế tục giảng nói cho chúng sinh được hiểu, chớ chẳng phải dùng Đệ nhất nghĩa.

Này Tu-bồ-đề! Đối với tất cả pháp này, Đại Bồ-tát phải dùng trí thấy biết mà học. Học xong, phân biệt các pháp nên dùng hay chẳng nên dùng.

–Bạch Đức Thế Tôn! Những pháp nào Bồ-tát phân biệt rồi nên dùng hay chẳng nên dùng?

–Này Tu-bồ-đề! Pháp Thanh văn, pháp Bích-chi-phật, Bồtát phân biệt biết nhưng chẳng nên dùng.

Nhất thiết chủng trí, Bồ-tát phân biệt biết và nên dùng.

Như vậy, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát đối với các Thánh pháp đó, phải học Bát-nhã ba-la-mật.

–Bạch Đức Thế Tôn! Vì sao gọi là Thánh pháp và thế nào là Thánh pháp?

–Này Tu-bồ-đề! Các Thanh văn, Bích-chi-phật, Đại Bồ-tát và các Đức Phật đối với tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến chẳng hợp, chẳng tan, đối với sân hận, dục nhiễm chẳng hợp, chẳng tan, đối với sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, trao cử, tán loạn, vô minh chẳng hợp, chẳng tan, đối với Thiền thứ nhất cho đến Thiền thứ tư chẳng hợp, chẳng tan, đối với Từ, Bi, Hỷ, Xả đến phi phi tưởng xứ chẳng hợp, chẳng tan, đối với bốn Niệm xứ cho đến tám phần Thánh đạo chẳng hợp, chẳng tan, đối với nội không cho đến đại Bi, hữu vi, vô vi tánh chẳng hợp, chẳng tan.

Vì sao? Vì tất cả pháp đó đều không có sắc, không có hình, không có đối, nhất tướng, đó là vô tướng.

Pháp vô sắc và pháp vô sắc không hợp, không tan. Pháp vô hình và pháp vô hình chẳng hợp, chẳng tan. Pháp vô đối và pháp vô đối chẳng hợp, chẳng tan. Pháp nhất tướng và pháp nhất tướng chẳng hợp, chẳng tan. Pháp vô tướng và pháp vô tướng chẳng hợp, chẳng tan.

Này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật vô sắc, vô hình, vô đối, nhất tướng, đó là vô tướng, các Đại Bồ-tát phải học, học xong, chẳng được các tướng của pháp.

–Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát chẳng học tướng sắc, tướng thọ, tưởng, hành, thức chăng?

Chẳng học tướng nhãn cho đến tướng ý, chẳng học tướng sắc cho đến tướng pháp, chẳng học tướng địa chủng cho đến tướng thức chủng ư?

Chẳng học tướng Bố thí ba-la-mật cho đến tướng Bát-nhã bala-mật ư?

Chẳng học tướng nội không cho đến tướng vô pháp hữu pháp không ư?

Chẳng học tướng bốn Thiền, tướng bốn Tâm vô lượng, tướng bốn Định vô sắc ư?

Chẳng học tướng bốn Niệm xứ đến tướng tám phần Thánh đạo ư?

Chẳng học tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác ư?

Chẳng học tướng tám Bội xả, tướng chín Định thứ đệ ư? Chẳng học tướng mười Lực đến tướng đại Từ, đại Bi ư?

Chẳng học tướng bốn đế, tướng thuận nghịch của mười hai nhân duyên ư?

Chẳng học tướng của tánh hữu vi, tánh vô vi ư?

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu chẳng học tướng các pháp thì Đại Bồtát làm sao lại học tướng các pháp để vượt hơn hàng Thanh văn, Bích-chi-phật?

Nếu chẳng vượt hơn hàng Thanh văn, Bích-chi-phật thì làm sao nhập vào địa vị Bồ-tát? Nếu chẳng nhập vào địa vị Bồtát thì làm sao mới được Nhất thiết chủng trí? Nếu chẳng được Nhất thiết chủng trí thì làm sao sẽ chuyển pháp luân? Nếu chẳng chuyển pháp luân thì làm sao dùng ba thừa độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử?

–Này Tu-bồ-đề! Nếu các pháp thật có tướng thì Bồ-tát nên học tướng đó.

Này Tu-bồ-đề! bởi tất cả pháp thật không có tướng, không có sắc, không có hình, không có đối, là nhất tướng, đó là vô tướng. Vì thế nên Đại Bồ-tát chẳng học tướng, chẳng học vô tướng. Vì sao? Vì có Phật hay không Phật, các pháp vẫn là nhất tướng, vẫn là tánh thường trụ.

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu các pháp chẳng phải có tướng, chẳng phải không tướng, thì Đại Bồ-tát làm sao tu Bátnhã ba-lamật? Nếu chẳng tu Bát-nhã ba-la-mật thì chẳng vượt hơn hàng Thanh văn, Bích-chi-phật. Nếu chẳng vượt hơn hàng Thanh văn, Bích-chi-phật thì chẳng nhập địa vị Bồ-tát. Nếu chẳng nhập địa vị Bồ-tát thì chẳng được pháp Nhẫn vô sinh. Nếu chẳng được pháp Nhẫn vô sinh thì không thể được các thứ thần thông của Bồ-tát. Nếu chẳng được thần thông của Bồ-tát thì không thể thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh. Nếu chẳng thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh thì không thể được Nhất thiết chủng trí. Nếu chẳng được Nhất thiết chủng trí thì không thể chuyển pháp luân. Nếu chẳng chuyển pháp luân thì không thể làm cho chúng sinh được các quả: Tuđà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, đạo Bích-chi-phật và Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cũng chẳng thể làm cho chúng sinh được phước bố thí, trì giới, phước tu thiền định.

–Này Tu-bồ-đề! Đúng như vậy. Các pháp vô tướng là chẳng phải nhất tướng, dị tướng. Tu vô tướng là tu Bát-nhã ba-la-mật.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là tu vô tướng là tu Bátnhã ba-la-mật?

–Này Tu-bồ-đề! Tu các pháp hư hoại là tu Bát-nhã ba-lamật.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là tu các pháp hư hoại là tu Bátnhã ba-la-mật?

–Này Tu-bồ-đề! Tu sắc bị hoại, thọ, tưởng, hành, thức bị hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý bị hoại; tu sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp bị hoại; tu quán bất tịnh bị hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu Thiền thứ nhất, Thiền thứ hai, Thiền thứ ba, Thiền thứ tư bị hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu Từ, Bi, Hỷ, Xả bị hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm Thiên, niệm A-na-bát-na hoại là tu Bát-nhã ba-lamật.

Tu tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tướng không, tướng tập, tướng nhân, tướng sinh, tướng duyên, tướng đế, tướng diệt, tướng diệu, tướng xuất, tướng đạo, tướng chánh, tướng tích, tướng lìa đều hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu mười hai nhân duyên hoại, tu tướng ngã nhân, chúng sinh, thọ giả, cho đến tướng người biết, người thấy hoại là tu Bát-nhã bala-mật.

Tu tướng thường lạc, ngã, tịnh hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu bốn Niệm xứ cho đến tu tám phần Thánh đạo hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu Tam-muội không, Tam-muội Vô tướng, Tam-muội Vô tác hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu Tam-muội Hữu giác hữu quán, Tam-muội Vô giác hữu quán, Tam-muội Vô giác vô quán hoại là tu Bát-nhã ba-lamật.

Tu khổ Thánh đế, tập Thánh đế, diệt Thánh đế, đạo Thánh đế hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí hoại là tu Bát-nhã balamật.

Tu Tận trí, Vô sinh trí hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu Pháp trí, Tỷ trí, Thế trí, Tha tâm trí hoại là tu Bát-nhã ba-lamật.

Tu sáu pháp Ba-la-mật hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu nội không hoại cho đến vô pháp hữu pháp không hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu mười Lực của Phật, cho đến pháp Bất cộng hoại là tu Bátnhã ba-la-mật.

Tu quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chiphật hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu Nhất thiết trí hoại là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Tu dứt hẳn tập khí tất cả phiền não hoại là tu Bát-nhã ba-lamật.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào gọi là tu sắc hoại cho đến tu dứt hẳn tập khí tất cả phiền não hoại là tu Bát-nhã ba-lamật?

–Này Tu-bồ-đề! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng cho rằng có sắc pháp, có thọ, tưởng, hành, thức pháp, cho đến chẳng cho rằng có dứt hẳn tập khí tất cả phiền não về pháp, đó là tu Bát-nhã ba-la-mật.

Vì sao? Vì người cho rằng có pháp là chẳng tu Bát-nhã balamật. Người quan niệm có pháp là chẳng tu Bố thí ba-la-mật cho đến chẳng tu Bát-nhã ba-la-mật.

Này Tu-bồ-đề! Vì người đó chấp trước các pháp, chẳng thực hành Bố thí ba-la-mật đến Bát-nhã ba-la-mật. Người chấp trước như vậy, không có giải thoát, không có đạo, không có Niết-bàn.

Tu tám Bội xả, chín Định thứ đệ hoại là tu Bát-nhã ba-lamật.

Người cho rằng có pháp, chẳng tu bốn Niệm xứ cho đến tám phần Thánh đạo, chẳng tu Tam-muội không cho đến Nhất thiết chủng trí. Vì người đó chấp trước pháp.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là có pháp? Thế nào là không pháp?

–Này Tu-bồ-đề! Hai là có pháp, không hai là không pháp.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là hai?

–Này Tu-bồ-đề! Tướng sắc cho đến tướng thức là hai.

Tướng nhãn cho đến tướng ý là hai. Tướng sắc cho đến tướng của pháp là hai. Tướng Bố thí ba-la-mật cho đến tướng Phật là hai. Tướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho đến tướng vô vi tánh là hai.

Này Tu-bồ-đề! Tất cả tướng là hai, tất cả hai đều là có pháp.

Vừa có pháp thì liền có sinh tử.

Vừa có sinh tử thì liền chẳng lìa được những việc sinh, già, bệnh, chết, lo buồn khổ não.

Này Tu-bồ-đề! Vì thế phải biết tướng có hai pháp thì không có Bố thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, không có đạo, không có quả, cho đến không có thuận nhẫn, huống chi thấy tướng sắc cho đến thấy tướng Nhất thiết chủng trí.

Nếu không tu tập đạo hạnh thì làm sao được quả Tu-đàhoàn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi-phật, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và dứt hẳn tập khí tất cả phiền não!