SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 20

Phẩm 66: CHÚC LỤY

Khi đó Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Con nói như vậy, đáp như vậy, có phải là thuận theo pháp, có phải là đáp đúng không? Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca! Lời đáp của ông đều thuận theo pháp.

–Bạch Đức Thế Tôn! Thật là hy hữu! Lời Tu-bồ-đề nói đều là không, là vô tướng, là vô tác, là bốn Niệm xứ cho đến là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

–Này Kiều-thi-ca! Tỳ-kheo Tu-bồ-đề lúc thực hành về không, Bố thí ba-la-mật còn không thật có huống chi là người thực hành Bố thí ba-la-mật. Cho đến Bát-nhã ba-la-mật còn không có sở đắc, huống chi là người thực hành Bát-nhã bala-mật. Bốn Niệm xứ còn không có sở đắc, huống chi là người tu bốn Niệm xứ. Cho đến bát thánh đạo còn không có sở đắc, huống chi là người thực hành tám thánh đạo. Thiền, giải thoát, Tam-muội định còn không có sở đắc, huống chi là người tu mười Trí lực. Bốn Vô úy còn không thật có, huống chi là người phát sinh bốn Vô úy. Bốn Vô ngại trí còn không có sở đắc, huống chi là người phát sinh bốn Vô ngại trí. Đại Từ, đại Bi còn không có sở đắc, huống chi là người hành đại Từ, đại Bi. mười tám pháp Bất cộng còn không có sở đắc, huống chi người thường sinh ra mười tám pháp Bất cộng. Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác còn không có sở đắc, huống chi là người được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhất thiết trí còn không có sở đắc, huống chi là người được Nhất thiết trí. Như Lai còn không có sở đắc, huống chi là người sẽ thành Như Lai. Pháp không sinh còn

không có sở đắc, huống chi là người chứng được pháp không sinh. Ba mươi hai tướng còn không có sở đắc, huống chi là người được ba mươi hai tướng tốt. Tám mươi vẻ đẹp còn không có sở đắc, huống chi là người được tám mươi vẻ đẹp.

Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì Tỳ-kheo Tu-bồ-đề đối với tất cả pháp hành lìa, hành không thật có, hành không, hành vô tướng, hành vô tác.

Này Kiều-thi-ca! Nếu đem việc làm này của Tỳ-kheo Tubồđề sánh với hạnh Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, không bằng một phần ngàn muôn ức, cho đến tính số thí dụ cũng không bằng được.

Vì sao? Vì trừ công hạnh của Phật, so với công hạnh của Thanh văn và Bích-chi-phật, thì công hạnh Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát là tối tôn, tối thượng, tối diệu. Thế nên, Đại Bồ-tát muốn được tối thượng trong tất cả chúng sinh thì phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát vượt trên hàng Thanh văn và Bích-chi-phật mà bước lên địa vị Bồ-tát, đầy đủ Phật pháp, được Nhất thiết chủng trí, dứt tất cả tập khí phiền não, chứng thành quả Phật.

Bấy giờ trong đại hội, các vị trời Đao-lợi rrải hoa Mạn-đàla cõi trời lên mình Đức Phật và các vị Tăng.

Khi đó, tám trăm vị Tỳ-kheo đứng dậy rải hoa cúng Phật, vén y, quỳ thẳng chắp tay bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con sẽ thực hành công hạnh vô thượng mà hàng Thanh văn và Bích-chi-phật không thể thực hành được.

Đức Phật biết tâm niệm của các vị Tỳ-kheo nên Ngài mỉm cười. Như pháp của các Đức Phật, những tia sáng nhiều màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía từ miệng Đức Phật phát ra chiếu khắp cõi đại thiên, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi rót vào đảnh Đức Phật.

Tôn giả A-nan liền đứng dậy vén y, quỳ thẳng chắp tay bạch:

–Bạch Đức Thế Tôn! Duyên cớ gì mà Đức Phật mỉm cười? Các Đức Phật không bao giờ chẳng có nhân duyên mà cười.

Phật dạy:

–Này A-nan! Tám trăm vị Tỳ-kheo này vào kiếp Tinh tú sẽ thành Phật đồng hiệu là Tán Hoa, đại chúng, cõi nước và tuổi thọ cũng đều đồng. Mỗi vị đều qua tám muôn tuổi đi xuất gia thành Phật. Thời kỳ đó, các cõi nước của các Phật ấy thường rãi hoa trời năm màu như mưa.

Thế nên, này A-nan! Đại Bồ-tát muốn thực hành công hạnh tối thượng thì phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Này A-nan! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thực hành được Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này thì phải biết đó là Bồ-tát bỏ thân trong loài người mà sinh đến cõi này, hoặc từ trên tầng trời Đâu-suất mà đến sinh xuống cõi này, đã từ trong loài người hoặc trên tầng trời Đâu-suất nghe nhiều về Bátnhã ba-la-mật sâu xa này.

Này A-nan! Ta thấy các Đại Bồ-tát đó thường hay thực hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này.

Này A-nan! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe Bátnhã bala-mật sâu xa này rồi thọ trì, đọc tụng, gần gũi, ghi nhớ, lại dạy cho người hành đạo Bồ-tát, phải biết thiện nam, thiện nữ đó đích thân gặp các Đức Phật, nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, rồi thọ trì, đọc tụng, gần gũi, cũng đã trồng căn lành ở chỗ các Đức Phật.

Thiện nam, thiện nữ đó nên nghĩ: “Ta gieo trồng căn lành chẳng phải từ chỗ Thanh văn, cũng chẳng phải từ chỗ Thanh văn nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.”

Này A-nan! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì, đọc tụng, gần gũi, tùy nghĩa, tùy pháp mà thực hành Bát-nhã bala-mật sâu xa này, phải biết đó là người đích thân thấy Phật.

Này A-nan! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe Bátnhã bala-mật sâu xa này mà lòng tin thanh tịnh không bị ngăn phá, phải biết đó là người đã từng cúng dường Phật, gieo trồng căn lành, cùng Thiện tri thức tương đắc.

Này A-nan! Người ở chỗ ruộng phước của chư Phật gieo trồng căn lành dầu rằng chẳng luống dối nhưng phải cần Thanh văn, Bíchchi-phật và Phật mà được giải thoát thì phải rành rẽ thấu đáo thực hành sáu pháp Ba-la-mật cho đến Nhất thiết chủng trí. Như vậy, không bao giờ có việc người này chẳng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà trụ vào hàng Thanh văn, Bích-chi-phật.

Này A-nan! Thế nên ta chúc lụy Bát-nhã ba-la-mật cho ông.

Này A-nan! Nếu người nào thọ trì tất cả pháp, trừ Bátnhã bala-mật, nếu quên mất thì lỗi còn ít, chẳng thành tội lớn. Người thọ trì Bát-nhã ba-la-mật sâu xa nếu quên mất thì tội rất nặng. Thế nên ta chúc lụy Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này cho ông, ông phải khéo thọ trì đọc tụng thông thuộc.

Này A-nan! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì Bátnhã bala-mật, đó là thọ trì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Đức Phật ba đời quá khứ, vị lai và hiện tại.

Này A-nan! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào hiện tại cúng dường ta các hoa hương, chuỗi ngọc, y phục, phướn lọng và cung kính, tôn trọng, khen ngợi, thì phải thọ trì Bát-nhã ba-la-mật và đọc tụng, giảng nói, gần gũi, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, cúng dường hoa hương chuỗi ngọc, phướn lọng.

Này A-nan! Cúng dường Bát-nhã ba-la-mật là cúng dường ta, cũng là đã cúng dường các Đức Phật ba đời.

Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe nói Bát-nhã ba-la-mật mà lòng tin thanh tịnh, cung kính ưa thích, đó là đã có lòng tin thanh tịnh cung kính, ưa mến các Đức Phật ba đời.

Này A-nan! Người mến thích chẳng lìa Phật thì phải mến thích chẳng lìa Bát-nhã ba-la-mật, dù chỉ một câu chớ để quên mất.

Này A-nan! Ta nói nhân duyên chúc lụy rất nhiều, nay chỉ nói tóm lược:

Như ta là Thế Tôn thì Bát-nhã ba-la-mật cũng là Thế Tôn. Thế nên vì nhiều nhân duyên, ta chúc lụy Bát-nhã ba-lamật cho ông.

Này A-nan! Ở trong tất cả thế gian, Trời, Người, A-tu-la, ta chúc lụy cho ông: những ai chẳng muốn bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, chẳng bỏ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại thì cẩn thận chớ lìa bỏ Bátnhã ba-la-mật.

Này A-nan! Đây chính là pháp mà ta dạy bảo cho các đệ tử.

Này A-nan! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, đọc tụng, giảng nói, ghi nhớ, rồi lại nói rông các ý nghĩa của Bát-nhã ba-la-mật đó cho người khác và chỉ dạy, giảng nói rành rẽ làm cho dễ hiểu. Người này mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mau gần Nhất thiết chủng trí. Vì trong Bát-nhã ba-la-mật sinh ra Vô thượng

Chánh đẳng Chánh giác của các Đức Phật.

Này A-nan! Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Đức Phật quá khứ và vị lai đều sinh ra từ Bát-nhã ba-la-mật. Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Phật hiện tại ở mười phương cũng sinh ra từ Bát-nhã ba-la-mật.

Thế nên, Đại Bồ-tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác phải nên học sáu pháp Ba-la-mật. Vì sáu pháp Bala-mật là mẹ của Bồ-tát, sinh ra các Bồ-tát.

Này A-nan! Nếu có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật này thì sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế, ta chúc lụy sáu pháp Ba-la-mật cho ông lần nữa.

Này A-nan! Sáu pháp Ba-la-mật này là tạng pháp vô tận của các Đức Phật:

Pháp mà các Đức Phật hiện tại đang nói ở mười phương đều từ trong tạng pháp sáu pháp Ba-la-mật.

Các Đức Phật quá khứ cũng học từ trong sáu pháp Bala-mật mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Các Đức Phật tương lai sẽ học từ trong sáu pháp Ba-la-mật mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đệ tử của các Đức Phật ba đời đều học từ trong sáu pháp Bala-mật mà được diệt độ: hoặc đã diệt độ, hoặc đang diệt độ, hoặc sẽ diệt độ.

Này A-nan! Người vì hàng Thanh văn mà nói pháp, làm cho chúng sinh trong cõi đại thiên đều chứng được quả A-la-hán, vẫn chưa phải là việc của đệ tử Phật. Nếu có người đem một câu đúng với Bát-nhã ba-la-mật dạy cho Đại Bồ-tát mới là việc của đệ tử Phật. Ta cũng vui mừng hơn là đối với người dạy cho chúng sinh trong cõi đại thiên đều chứng được quả A-lahán.

Lại nữa, này A-nan! Chúng sinh trong cõi đại thiên này, không trước không sau, đồng thời đều chứng quả A-la-hán. Các A-lahán này thực hành công đức bố thí, trì giới, thiền định. Công đức đó có nhiều chăng?

–Bạch Đức Thế Tôn, xông đức đó rất nhiều!

–Vẫn chẳng bằng đệ tử của ta đem pháp đúng với Bátnhã bala-mật nói cho Đại Bồ-tát nghe dù chừng một ngày. Phước đức người này rất nhiều.

Chẳng những một ngày, chỉ chừng nửa ngày, hoặc chừng khoảng bữa ăn, hoặc chỉ nói pháp đó trong giây phút, phước đức cũng rất nhiều. Vì căn lành của Đại Bồ-tát hơn tất cả Thanh văn và Bích-chi-phật.

Đại Bồ-tát tự mình muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng dạy bảo người khác cho họ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này A-nan! Nếu Bồ-tát như vậy thực hành sáu pháp Bala-mật, thực hành bốn Niệm xứ cho đến thực hành Nhất thiết chủng trí, thêm lớn căn lành mà chẳng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì không bao giờ có.

Lúc nói Bát-nhã ba-la-mật như vậy, ở giữa bốn chúng trời, người, quỷ thần, tám bộ, Đức Phật hiện thần thông biến hóa. Tất cả đại chúng đều thấy Đức Phật A-súc đang nói pháp cho các Tỳ-kheo Tăng nghe. Chư Tăng này số đông như số giọt nước biển, đều là bậc A-la-hán sạch hết phiền não, đều được tự tại giải thoát: tâm giải thoát và tuệ giải thoát, tâm điều hòa mềm mỏng như voi đầu đàn, việc phải làm đã xong, đã được tự lợi, hết kết sử, được chánh trí giải thoát, tất cả tâm và tâm sở đều được tự tại. Cũng thấy các Đại Bồtát thành tựu vô lượng công đức.

Bấy giờ, Đức Phật thu lại thần túc, đại chúng không còn thấy Đức Phật A-súc và đại hội Thanh văn Bồ-tát cùng nước Diệu hỷ ở trước mắt nữa.

Phật bảo A-nan:

–Này A-nan! Tất cả pháp chẳng đối lập trước mắt, các pháp chẳng thấy nhau, các pháp chẳng biết nhau.

Như cõi nước Phật A-súc và Thanh văn Bồ-tát chẳng đối lập trước mắt, các pháp cũng chẳng đối lập trước mắt: các pháp chẳng thấy nhau, các pháp chẳng biết nhau. Vì các pháp không thấy, không biết, không tác, không động, chẳng nắm bắt được, chẳng nghĩ bàn được.

Như người huyễn hóa không lãnh thọ, không cảm giác, không chân thật. Đại Bồ-tát thực hành như vậy là thực hành Bát-nhã ba-lamật, chẳng chấp lấy các pháp.

Này A-nan! Đại Bồ-tát học như vậy gọi là học Bát-nhã balamật. Người muốn được các Ba-la-mật phải học Bát-nhã bala-mật.

Học như vậy gọi là Đệ nhất học, là tối thượng học, là vi diệu học.

Học như vậy là làm an vui lợi ích cho tất cả thế gian, làm người cứu hộ cho kẻ không được cứu hộ.

Học như vậy là chỗ học của các Đức Phật. Các Đức Phật an trụ trong sự học đó nên có thể dùng tay phải nâng cõi đại thiên lên rồi đặt lại chỗ cũ mà chúng sinh trong đó vẫn không hề hay biết. Vì sao? Này A-nan! Các Đức Phật học Bátnhã ba-la-mật này, được tri kiến vô ngại đối với tất cả pháp quá khứ, vị lai và hiện tại.

Này A-nan! Trong các sự học, Bát-nhã ba-la-mật là tối tôn đệ nhất, nhiệm mầu vô thượng.

Này A-nan! Có người nào muốn được bờ mé của Bátnhã bala-mật, đó là muốn được bờ mé của hư không.

Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật là vô lượng, ta chẳng bao giờ nói lượng của Bát-nhã ba-la-mật. Những danh từ, những câu, những chữ là hữu lượng. Bát-nhã ba-la-mật là vô lượng.

–Bạch Đức Thế Tôn! Vì sao Bát-nhã ba-la-mật là vô lượng?

–Này A-nan! Vì Bát-nhã ba-la-mật vô tận nên vô lượng. Vì Bát-nhã ba-la-mật lìa nên vô lượng.

Này A-nan! Các Phật quá khứ học Bát-nhã ba-la-mật này mà được giải thoát nên là vô tận. Các Phật vị lai học Bátnhã ba-lamật này mà được giải thoát nên là vô tận. Các Đức Phật hiện tại ở mười phương học Bát-nhã ba-la-mật này mà được giải thoát nên là vô tận, đã, đang và sẽ vô tận.

Người nào muốn cùng tận Bát-nhã ba-la-mật này thì đó là người muốn cùng tận hư không.

Bát-nhã ba-la-mật chẳng cùng tận; đã, sẽ và đang chẳng cùng tận.

Năm pháp Ba-la-mật: Thiền cho đến Thí ba-la-mật cũng chẳng cùng tận; đã, sẽ và đang chẳng cùng tận.

Cho đến Nhất thiết chủng trí cũng giống như vậy.

Vì sao? Vì tất cả các pháp đó đều không sinh. Nếu các pháp đó không sinh thì làm sao có cùng tận.

Khi đó, Đức Phật hiện chiếc lưỡi che trùm cả mặt, mà bảo Anan:

–Từ ngày nay ở giữa bốn bộ chúng nên giảng dạy rộng rãi Bátnhã ba-la-mật, phải cho rõ ràng, dễ hiểu.

Vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này có nói rộng các pháp tướng. Trong đại chúng đây, người cầu Thanh văn, cầu Bíchchi-phật, cầu Phật đạo đều phải học trong này. Học xong thì đều được thành tựu cả.

Này A-nan! Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này là tất cả tự môn. Thực hành ở đây sẽ vào được môn Đà-la-ni. Bồ-tát học môn Đà-lani này thì được tất cả biện tài vô ngại.

Này A-nan! Bát-nhã ba-la-mật là pháp mầu của tất cả ba đời các Đức Phật.

Vì thế nên ta vì ngươi mà giảng dạy rành rẽ.

Nếu có người nào thọ trì, đọc tụng, gần gũi Bát-nhã sâu xa thì có thể thọ trì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các Đức Phật ba đời.

Này A-nan! Ta nói Bát-nhã ba-la-mật là hai chân của hành giả. Ngươi thọ trì Bát-nhã ba-la-mật này thì có khả năng thọ trì tất cả pháp, vì được Đà-la-ni.