SỐ 212
KINH XUẤT DIỆU
Tác giả: Tôn giả Pháp Cứu soạn
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Sa-môn Trúc Phật Niệm, người đất Lương châu
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 29
Phẩm 34: PHẠM CHÍ (Phần 1)
Gọi là Phạm chí
Không chỉ khỏa thân
Ở hiểm, nằm gai
Mới gọi Phạm chí.
Khi ấy, có một vị Tỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn, trán lạy sát chân Ngài, bạch:
–Bạch Đức Thế Tôn, từ nay trở đi, xin Ngài cho phép các đệ tử đều khỏa thân, không mặc y phục.
Đức Thế Tôn dạy:
–Hãy thôi! Đó là chỗ sai trái của kẻ ngu, không đúng với pháp luật. Đó là pháp tu của Phạm chí, không phải là sự tu hành của giáo pháp Ta. Con người biết xấu hổ mới có tôn ti cao thấp, biết có cha mẹ, anh em. Vì sao lại trần truồng đi khắp nơi?
Khi ấy, lại có một vị Tỳ-kheo khác đến chỗ Phật, trán lạy sát chân Ngài rồi bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, từ nay trở đi, xin Ngài cho phép các Đạo nhân được để tóc.
Đức Phật bảo Tỳ-kheo ấy:
–Hãy thôi! Đó là chỗ sai trái của kẻ ngu, không đúng với pháp luật. Đó là pháp tu của Phạm chí, không phải là sự tu hành của giáo pháp Ta.
Lại có thầy Tỳ-kheo khác đến chỗ Đức Thế Tôn, trán lạy sát chân Ngài rồi bạch Phật:
–Xin ngài cho phép các Đạo nhân được bôi tro trắng lên
mình.
Lại có Tỳ-kheo khác bạch Phật:
–Từ nay về sau xin Thế Tôn cho phép các Đạo nhân nuốt hơi khỏi phải ăn.
Lại có Tỳ-kheo bạch Phật:
–Từ nay trở đi xin Ngài cho phép các Đạo nhân khỏa than nằm ngoài trời.
Đức Phật bảo:
–Hãy thôi! Đó là chỗ sai trái của kẻ ngu.
Lại có thầy Tỳ-kheo khác đến chỗ Phật, trán lạy sát chân
Ngài rồi bạch Phật:
–Cúi xin Đức Thế Tôn từ nay trở đi, xin Ngài cho phép các Đạo nhân xuống ao tắm gội thanh tịnh.
Đức Phật bảo Tỳ-kheo ấy:
–Không thể dùng cách ấy để tới đạo được.
—————————————————————————————–
Bỏ thân không nương
Không tụng lời lạ
Dứt bỏ cả hai
Đó gọi Phạm chí.
Thuở xưa, Đức Phật ngự trong vườn nai, nơi của một vị Tiên thuộc nước Ba-la-nại. Khi ấy Ngài hóa độ cho năm thầy Tỳ-kheo chưa bao lâu. Bấy giờ, nước Ba-la-nại có vị trưởng giả tên là Dạdu, là người thuộc giai cấp cao quý, tài sản vật báu rất nhiều, mặt mày khôi ngô, trên đời hiếm có ai bằng. Một ngày nóng bức, ông quán sát hiểu lý vô thường, tự suy nghiệm kẻ nam, người nữ than thuộc trong nhà như những thây ma không có gì đáng để tâm cả, thấy thân mình giống như gò mả không khác. Ông liền đứng dậy và nói rằng: “Ta quá ngu, không biết mọi vật đều là ảo hóa cả.”
Khi ấy trưởng giả liền tự lìa bỏ gia đình, chạy ra khỏi thành, ông cởi bỏ đôi giày lưu ly đáng giá một muôn đồng tiền, liền qua sông, đến chỗ Phật, trán lạy sát chân Ngài rồi đứng qua một bên và bạch Phật:
–Việc đời nhiều thay đổi chẳng phải một muôn vật huyễn hóa không đáng nương cậy, nay con tự quy y muốn tìm nơi vô vi an vui.
Đức Phật bảo trưởng giả:
–Hay lắm! Hay lắm! Này người con nhà dòng dõi, thật là một việc rất lớn lao trong pháp Hiền thánh! Đó chính là sự mong ước của ông.
Bấy giờ vị trưởng giả nghe Đức Phật dạy vui mừng hớn hở không kiềm chế được. Đức Thế Tôn dần dần nói pháp cho nghe.
Ngài nói về bố thí, giữ giới, sinh lên cõi trời. Dục là một ý tưởng không trong sạch, phiền não là tai họa lớn.
Trưởng giả nghe pháp rồi, ngay từ chỗ ngồi dứt sạch các trần cấu, chứng được mắt pháp thanh tịnh, vì đã thấy pháp, chứng pháp, đầy đủ các pháp. Ông liền đứng dậy, lại tự quy mạng, trán mặt lạy sát chân Ngài, bạch:
–Cúi mong Bậc Trời trong các trời cho phép con được xuất gia học đạo.
Đức Phật bảo:
–Hay lắm, Tỳ-kheo!
Râu tóc vị ấy tự rơi rụng, tự nhiên thân mặc pháp phục, lại nghe nói pháp, chứng quả A-la-hán.
Khi đó cha mẹ, anh trai, em trai, em gái của trưởng giả đang lên đường với xe voi, xe ngựa đuổi theo ông, để tìm cho được trưởng giả Dạ-du. Đến bờ sông, thấy đôi giày lưu ly của ông bỏ lại, người cha thầm nghĩ: “Có lẽ con ta đã qua sông không còn nghi ngờ gì nữa, sở dĩ ta biết như thế là vì hiện giờ đôi giày lưu ly đáng giá ức muôn con ta bỏ lại đây. Giờ đây ta qua sông tìm nó.” Ông liền qua sông. Từ xa thấy Đức Thế Tôn, ánh sáng rực rỡ, ông liền đến chỗ Phật, trán lạy sát chân Phật, rồi bạch Phật:
–Cúi xin Đức Thế Tôn cho biết là Ngài có thấy chàng thanh niên Dạ-du đi ngang qua đây chăng?
Đức Phật dùng thần túc che khuất Tỳ-kheo Dạ-du để cha ông không thấy.
Ngài bảo trưởng giả:
–Ông đi tìm con không bằng chính mình tìm lại mình. Ông hãy mau ngồi xuống, Ta sẽ nói pháp cho ông nghe.
Trưởng giả liền ngồi xuống, Đức Phật nói pháp, ngay tại chỗ ngồi, trưởng giả dứt sạch hết bụi trần, chứng được mắt pháp thanh tịnh.
Khi ấy Đức Thế Tôn liền xuất định khiến cha thấy con.
Người cha bảo con:
–Con hãy mau trở về nhà, mẹ con đang buồn khổ sợ con không trở về.
Đức Phật bảo trưởng giả:
–Hãy thôi! Này trưởng giả, ông đừng nói lời đó. Thế nào trưởng giả, như có người tu hành đang ở giai vị còn tu học, chưa hết ái dục, về sau đạt đến bậc vô học, không còn tu học nữa. Giờ đây muốn cho người đã đạt vô học ấy trở về giai vị tu học như trước, ý trưởng giả nghĩ thế nào việc ấy có nên chăng?
Trưởng giả đáp:
–Bạch Đức Thế Tôn, không nên.
Đức Phật bảo trưởng giả:
–Con ông ngày nay đã không còn dính mắc, trụ ở giai vị vô học rồi. Trưởng giả nên biết: Người không còn dính mắc thì làm sao còn trở về nhà để thọ hưởng năm thứ dục lạc cho được?
Trưởng giả nghe vậy trong lòng vui mừng hớn hở, liền đứng dậy, năm vóc gieo sát đất, tự quy y bậc Chân nhân hoàn toàn không còn dính mắc.
Khi ấy Đức Thế Tôn liền nói cho trưởng giả nghe bài kệ:
Bỏ thân không nương
Không tụng lời lạ
Dứt bỏ cả hai
Đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Đời này hạnh sạch
Đời sau không nhơ
Không tu, không bỏ
Đó gọi Phạm chí.
Ai chấp vào tà kiến thì đến chết họ vẫn không sửa đổi. Người chấp thường thì không tương ưng với người chấp đoạn diệt. Người chấp đoạn diệt thì không tương ưng với người chấp thường. Nếu bỏ được kiến chấp ấy mới không dính mắc vào ba cõi. Cho nên nói:
Đời này hạnh sạch, đời sau không nhơ, không tu, không bỏ, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Khổ dựa vào ái
Tâm không dính mắc
Đã bỏ đã chính
Là diệt hết khổ.
Người mới tu hành dù đã được vào đạo, nhưng chưa thể phân biệt suy nghĩ về đạo quả, phải rành rẽ từng thứ, không đánh mất đầu mối, pháp gì chưa đạt thì cố gắng đạt, pháp gì chưa có thì cố gắng có. Cho nên nói: Khổ dựa vào ái, tâm không dính mắc, đã bỏ, đã chính, là diệt hết khổ.
—————————————————————————————–
Những người không chỗ nương
Thường tu tập chánh kiến
Luôn nghĩ dứt hữu lậu
Đó gọi là Phạm chí.
Như con voi to chui ra từ cửa nhỏ, muốn ra khỏi thành, nhưng nó chui không lọt cửa này, mọi người thấy vậy ngạc nhiên bèn bảo voi rằng: “Ngươi đã chui ra từ lỗ nhỏ được, qua lại không khó, nhưng muốn ra khỏi thành thì lại không được!” Do vậy bậc Thánh lấy đó làm thí dụ, nhiều người tuy được xuất gia tu tập đạo pháp, nhưng không thể dứt hết hữu lậu, đạt được vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát. Cho nên nói: Những người không chỗ nương, thường tu tập chánh kiến, luôn nghĩ dứt hữu lậu, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Kẻ ngu để râu tóc
Cùng giường ghế, đồ nằm
Trong lòng còn ham trược
Trau chuốt ngoài, tìm gì?
Kẻ ngu, không tự giác tỉnh nên để mái tóc dài. Cạo râu tóc nghĩa là cạo bỏ kết sử, chứ chẳng phải chỉ cạo bỏ râu tóc. Kẻ ngu để tóc dài để làm đẹp.
Theo pháp của chư Phật nhiều như cát sông Hằng đời quá khứ truyền trao cho nhau là cạo bỏ râu tóc, pháp phục chỉnh tề. Việc ấy, từ xưa đã có, chứ chẳng phải ngày nay mới có. Ngày nay, kẻ ngu tham đắm đồ nằm, nhưng trong pháp của ta thì chỉ được sử dụng ba pháp y, không chứa y dư, ở dưới gốc cây hay nơi gò mả là chuyện thường, nói rộng như trong giới bổn. Trong tâm tà kiến, khởi ý tham trược, trau chuốt bề ngoài cho là không vết nhơ, hãy xả bỏ mê lầm ấy mà về với đạo, pháp này không mê lầm. Cho nên nói: Kẻ ngu để râu tóc, cùng giường ghế, đồ nằm, trong lòng còn tham trược, trau chuốt ngoài, tìm gì?
—————————————————————————————–
Ăn mặc đơn sơ
Vâng giữ pháp hạnh
Chốn vắng suy nghĩ
Ấy là Phạm chí.
Người tu hành ăn mặc y phục xấu xí, không tham đắm trau chuốt, suy nghĩ pháp hành, tâm không tham cầu. Ít nói năng, không tranh chấp kia đây. Cho nên nói: Ăn mặc đơn sơ, vâng giữ pháp lành, chốn vắng suy nghĩ, ấy là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Kiến chấp qua lại
Đọa vực chịu khổ
Riêng mình lên bờ
Không ưa lời người
Chỉ diệt không khởi
Đó gọi Phạm chí.
Người chấp nhặt chỗ ngu si của mình, ý không khai ngộ thì không thể vượt thứ lớp chứng quả. Thường có tâm hiềm nghi bất tịnh, đó không phải là người tịnh hạnh. Ai dứt hết hữu lậu hoàn toàn không còn sót thì đó gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Kiến chấp qua lại, đọa vực chịu khổ, riêng mình lên bờ, không ưa lời người, chỉ diệt không khởi, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Rẽ dòng vượt qua
Vô dục như Phạm (thiên)
Dùng trí dứt hết
Đó gọi Phạm chí.
`Nếu dùng nước tắm gội thân thể mà được đạo, như vậy là nước được đạo chứ không phải tắm gội mà được đạo. Cho nên phải phân biệt các pháp thấu đáo ý nghĩa của nó, thanh tịnh không vết nhơ, dùng trí tuệ diệt hết kết sử, không còn sót. Cho nên nói: Rẽ dòng vượt qua, vô dục như Phạm, dùng trí dứt hết, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Không bởi nước mà tịnh
Nhiều kẻ lo tắm gội
Hãy dứt các pháp ác
Đó gọi là Phạm chí.
Người tắm gội không thể gội rửa được các thứ dơ trong bụng. Phải dứt bỏ hết pháp ác, không gây ra nữa. Đó gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Không bởi nước mà tịnh, nhiều kẻ lo tắm gội, hãy dứt các pháp ác, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Không phải cạo (tóc): Sa-môn
Khen tặng thành Phạm chí
Phải bỏ các điều ác
Đó gọi là Đạo nhân.
Sa-môn chưa hẳn là những người cạo râu tóc mà là những ai bên trong có chánh hạnh tương ưng với luật pháp mới gọi là Sa-môn.
Còn nếu Phạm chí cả ngày khen tốt mà được sinh lên cõi trời Phạm thì tất cả mọi người đều được sinh lên đó. Thật ra, muốn sinh lên đó chỉ có những ai có khả năng dứt bỏ các điều ác, tu phạm hạnh thanh tịnh. Cho nên nói: Không phải cạo tóc mà là Sa-môn, khen tặng mà thành Phạm chí, phải bỏ các điều ác, mới gọi là Đạo nhân.
—————————————————————————————–
Dứt bỏ hai điều
Thanh tịnh không vết
Bỏ các dục kết
Mới gọi Phạm chí.
Bỏ hết tất cả pháp ác, trong mọi chốn ra vào tới lui giáp khắp, không nói những lời khiến giết hại tất cả chúng sinh, không gây tổn thương cho họ, thanh tịnh không tì vết, hoàn toàn không còn mọi trói buộc. Cho nên nói: Dứt bỏ hai điều, thanh tịnh không vết, bỏ các dục kết, mới gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Bỏ ác là Phạm chí
Làm chánh là Sa-môn
Bỏ việc nhơ của mình
Đó gọi là xuất gia.
Việc làm của Phạm chí là bỏ các pháp ác, trong ngoài thấu suốt, các cấu uế hết hẳn, không tâm trông mong, không cống cao với mọi người, tâm định không đổi dời, giác ngộ cội nguồn tất cả các pháp. Phạm hạnh đã lập, mọi việc đã làm xong, không còn thọ thân đời sau, tu hạnh thanh tịnh không có lỗi lầm. Cho nên nói: Bỏ ác là Phạm chí, làm chánh là Sa-môn, bỏ việc nhơ của mình, đó gọi là xuất gia.
—————————————————————————————–
Người không tâm mê lầm
Không mạn, không ngu si
Không tham, không ngã tưởng
Đó gọi là Phạm chí.
Người ta sống ở đời tâm không huyễn hoặc, các Phạm chí tự nói rằng: “Trong trăm kiếp một lần đi qua biển lớn tự nhiên có huyễn hoặc ăn nuốt người trong thiên hạ.” Bỏ các kiêu mạn, không sinh khởi ý tưởng mê đắm, Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác đã dứt bỏ tám pháp thế gian, không đắm nhiễm thế gian nên cũng gọi là Tỳ-kheo, cũng gọi là Sa-môn, cũng gọi là Phật. Cho nên nói: Người không tâm mê lầm, không mạn, không ngu si, không tham, không ngã tưởng, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Ta không nói Phạm chí
Nhờ cha mẹ sinh ra
Kẻ ấy nhiều vết nhơ
Dứt hết là Phạm chí.
Nói Phạm chí do cha mẹ sinh có nhiều vết nhơ nghĩa là hoặc lại xuất gia, lìa các thế tục, tu hạnh thanh tịnh, không lựa chọn, bố thí bình đẳng không hai, không tạp tưởng thí, hoặc có người khi bố thí cầu mong làm vua, sinh lên cõi trời. Đó gọi là bố thí với tạp tưởng. Còn bố thí không có tạp tưởng là bố thí vì tất cả mọi người chứ không phải vì mình. Cho nên nói: Ta không nói Phạm chí, nhờ cha mẹ sinh ra, kẻ ấy nhiều vết nhơ, diệt hết là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Thân, miệng và ý
Sạch không lỗi lầm
Nhiếp được ba hạnh
Đó là Phạm chí.
Nói lời êm ái, không mắng nhiếc ai, phân biệt nghĩa thú như xem hạt châu trong bàn tay. Giọng nói dịu dàng trong suốt khiến ai cũng thích nghe, được nhiều thành tựu, thanh tịnh không lỗi lầm, không gây rắc rối cho ai. Cho nên nói: Thân, miệng và ý, sạch không lỗi lầm, nhiếp được ba hạnh, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Bị mắng, bị đánh,
Im chịu, không giận
Có sức nhẫn nhục
Đó là Phạm chí.
Hễ đánh người thì bị người đánh, lại mắng chửi người thì bị người mắng chửi lại, đó là do không có nhẫn mà ra, hễ ai nhẫn được thì đó là kẻ thắng trong cuộc chiến. Nhẫn là món thuốc hay trị lành các thứ bệnh. Nếu bị ai mắng nhiếc thì im lặng không trả lời.
Cho nên nói: Bị mắng bị đánh, im chịu không giận, có sức nhẫn nhục, đó là Phạm chí.
QUYỂN 30
Phẩm 34: PHẠM CHÍ (Phần 2)
Nếu bị hiếp đáp
Chỉ nghĩ giữ giới
Tự điều phục thân
Đó là Phạm chí.
Nếu có người bị kẻ khác hiếp đáp thì không khởi tâm ác, không sinh ý giận dữ mà lo giữ giới, học rộng, hàng phục ý thức.
Thân hình ngay thẳng, tâm bình đẳng thì đạo pháp thường còn. Cho nên nói: Nếu bị hiếp đáp, chỉ nghĩ giữ giới, tự điều phục thân, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Lành, dữ ở đời
Dài ngắn lớn nhỏ
Không thủ, không xả
Đó là Phạm chí.
Đời nhiều việc rắc rối, muốn biết tình ý người, trước nên xét lời họ nói. Họ nói lành, nói dữ đều không để tâm, cũng không thấy có dài ngắn rộng hẹp, cũng không thấy có thủ, có xả. Đầy đủ những hạnh như vậy mới gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Lành, dữ ở đời, dài ngắn lớn nhỏ, không thủ không xả, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Thân là gốc hành
Miệng, ý không phạm
Giữ được ba nghiệp
Đó là Phạm chí.
Thân không giết hại, miệng không mắng chửi, ý không ganh ghét. Trong cõi đời có năm thứ trược ác này mà đầy đủ ba hạnh đó, thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Thân là gốc hành, miệng, ý không phạm, giữ được ba nghiệp, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Tới cũng không vui
Đi cũng không buồn
Trong chúng lìa chúng
Đó là Phạm chí.
Người tu hành phải giữ cho tâm bền chắc, đối với khen chê tâm không hề lay động. Thấy có ai đến cũng không vui, thấy có người đi cũng không buồn, dù ở giữa đại chúng hay ở một mình.
Tâm thường bình đẳng, không có cao thấp. Cho nên nói: Tới cũng không vui, đi cũng không buồn, trong chúng lìa chúng, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Tới cũng không vui
Đi cũng không buồn
Không lo, thanh tịnh
Đó là Phạm chí.
Nếu có niệm yêu mến hay không có niệm yêu mến cũng đều không vui. Vì sao? Vì sợ tâm bị đắm nhiễm, sinh khởi nhân duyên.
Nếu thấy ai ra đi thì tự nghĩ rằng: “Ta đối với người ấy đều không
trái phạm gì. Trong ngoài thanh tịnh, vọng tưởng không khởi, đó gọi là Phạm chí”.
Cho nên nói: Tới cũng không vui, đi cũng không buồn, không lo, thanh tịnh, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Dứt bỏ ân ái
Lìa nhà, vô dục
Nghiệp ái đã hết
Đó là Phạm chí.
Như người tu tập đạo pháp là dứt hẳn ân ái, xa lìa gia đình, dứt bỏ ái dục, đi xa không trở ngại. Dứt hết nghiệp ái và lỗi lầm trong ba cõi. Nếu đầy đủ được như thế mới gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Dứt bỏ ân ái, lìa nhà vô dục, nghiệp ái đã hết, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Mới đó, không đó
Các thứ đều không
Lìa bỏ tham dục
Đó là Phạm chí.
Đó ở đây chỉ cho sáu nhập bên ngoài. Không đó ở đây chỉ cho sáu nhập bên trong. Người tu hành giữ tâm quán sát các căn trong ngoài đều vắng lặng, lìa bỏ tham lam, dâm dục, sáu căn không khởi mê đắm. Làm đầy đủ những hạnh căn bản ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Mới đó, không đó, các thứ đều không, lìa bỏ tham dục, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Mới đó, không đó
Các thứ đều không
Không đắm ba cõi
Đó là Phạm chí.
Người đã lìa bỏ gia đình thì chớ sống chung với thế tục. Nếu uất gia mà không tu theo chánh pháp, phá giới không tinh tấn, hông lo học rộng, không xông xáo làm iệc, cũng không suy nghĩ ến lợi dưỡng ở tương lai. Ai làm đầy đủ những điều ấy gọi là hạm chí. Cho nên nói: Bỏ được sản nghiệp, nhổ gốc ái dục, không ham biết đủ, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Như nay đã biết
Xét tận mé khổ
Không còn tham dục
Đó là Phạm chí.
Đối với pháp hiện tại có khả năng phân biệt được pháp nhiệm ầu, không có các điều ác. Biết khổ đứng đầu các thứ bệnh, dứt bỏ ược chúng tương ưng với pháp hiệm mầu, đối với pháp hiện tại hông tương ưng với ý dục. Dứt hẳn giận dữ, ngu dốt không còn ót, ra khỏi mọi trói buộc. Có đầy đủ những điều ấy thì gọi là hạm chí. Cho ên nói: Như nay đã biết, xét tận mé khổ, không òn tham dục, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Đối với tội, phước
Dứt hẳn hai thứ
Không lo, không phiền
Đó là Phạm chí.
Nhờ phước hữu lậu thế tục, công đức lành mà được sinh làm gười, bởi thế không ra khỏi sinh, già, bệnh, chết. Rồi lại gây tội c và gieo trồng cội gốc ba độc nên phải sống trong sinh tử. Hai hứ tội, phước không đáng để ta tham đắm, dứt bỏ hai thứ ấy, hông còn trần cấu. Ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Đối với tội, phước, dứt hẳn hai thứ, không lo hông phiền, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Đối với tội, phước,
Dứt hẳn hai thứ
Không đắm ba cõi
Đó là Phạm chí.
Đối với phước và tội, không ham muốn, không mê đắm, vui ới thiền định trung gian và vui với thiền định vô sắc, người tu ành không còn mê đắm, không mê đắm cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô ắc. Ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Đối ới tội phước, dứt hẳn hai thứ, không đắm ba cõi, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Giống như lá bông sen
Lấy kim xâu hạt cải
Không bị dục làm nhiễm
Đó gọi là Phạm chí.
Giống như lá bông sen không dính nước, người tu hành cũng iống như vậy, đã xa lìa ham muốn, không còn mê đắm sắc, thanh, ương, vị, xúc, pháp. Cũng như dung im xâu các hạt đậu xanh ùng với những hạt cải với nhau, điều này khó được. Người tu hành hông còn dâm dục. Tóm lại là không bị các điều ác làm nhiễm.
Cho nên nói: Cũng như lá bông sen, dùng kim xâu hạt cải, không bị ục làm nhiễm, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Tâm vui không bợn
Như trăng tròn đầy
Đã dứt chê bai
Đó gọi Phạm chí.
Giống như mặt trăng tròn đầy trong suốt không vết nhơ, hông bị che bởi năm thứ, các sao chung quanh, chiếu sáng cùng hắp. Tỳ-kheo tu hành thanh tịnh, dứt hẳn năm thứ che đậy, không òn năm kết sử. Tâm được giải thoát, các giác đạo phẩm. Các định hánh thọ luôn ở bên mình. Trong đó, riêng mình tôn quý, không ó các tì vết, xả bỏ tám pháp thế gian, khen chê đã dứt, ai có đủ hững điều ấy gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Tâm vui không bợn, hư trăng tròn đầy, đã dứt chê bai, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Như trăng sáng tỏ
Lơ lửng giữa trời
Không đắm tham dục
Đó là Phạm chí.
Như trăng mùa thu, không bị năm thứ che tối, trong suốt hông vết nhơ, chiếu sáng cùng khắp. Tỳ-kheo tu hành cũng giống hư vậy, không bị che lấp bởi năm kết dâm, nộ, si. Ai có đủ những iều ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Như trăng sang ỏ, lơ ửng giữa trời, không đắm tham dục, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Tranh cãi, không cãi
Chạm mà không giận
Ác đến khéo xử
Đó gọi Phạm chí.
Người nhập định không hề tranh chấp, nhất tâm thiền định, an ui với niệm đãi, tự giữ gìn năm hạnh mới gọi là định. Nếu có kẻ c ý đến hại mình thì hãy dùng điều tốt đối đãi tốt với họ. Cho nên ói: Tránh cãi, không cãi, chạm mà không giận, ác đến héo xử, ó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Hiểu tuệ nhiệm mầu
Nói đạo, không nói
Hiểu, hành nghĩa cao
Đó là Phạm chí.
Có nhiều người nghe dự trù, tính toán về muôn vật, phân biệt ghĩa thú, mỗi mỗi đều rõ ràng, hiểu rõ chỗ đến của Đạo, cái gì nên hành tựu thì thành tựu, cái gì áng bỏ thì bỏ. Hiểu hành nghĩa cao, ghĩa cao ở đây chỉ cho Niết-bàn dứt hết phiền não. gười nào đầy ủ các pháp ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Hiểu tuệ nhiệm mầu, nói đạo, không nói, hiểu hành nghĩa cao, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Sống giữa đời này
Khất thực nuôi sống
Không ngã, không đắm
Không mất phạm hạnh
Trí không bến bờ
Đó là Phạm chí.
Có người con nhà cao sang, từ bốn giai cấp xuất gia học đạo, bỏ tâm kiêu mạn, bỏ ý cống cao thực hành khiêm hạ, không đắm nhiễm bả vinh hoa phú quý, tới lui khắp đó đây, để làm hưng thạnh việc Phật, tôn thờ Tam bảo. Nếu khi được cúng dường y phục, giường ghế, đồ nằm, thuốc men trị bệnh thì liền chú nguyện cho thí chủ đời đời hưởng phước, hoặc dùng thần túc bay lên hư không hiện mười tám pháp thần biến, thí chủ trông thấy không ai không vui mừng. Rồi họ thọ pháp đều được khai ngộ. Người nào đầy đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Sống giữa đời này, khất thực nuôi sống, không ngã, không đắm, không mất phạm hạnh, trí không bến bờ, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Nếu dứt ái dục
Bỏ nhà, bỏ ái
Bởi dứt dục lậu
Nên gọi Phạm chí.
Người tu hành dứt hết ái dục. Có người gần gũi cửa đạo nhưng chưa bỏ được ái dục, hoặc có Phạm chí chưa được rốt ráo, ý dục chưa hết, tham đắm năm dục. Dù được gọi là Phạm chí nhưng chưa dứt bỏ được dục ái. Có những người tu hành dứt hẳn được dục lậu, không quen theo ân ái. Nếu ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Nếu dứt ái dục, bỏ nhà, bỏ ái, đoạn dứt dục lậu, nên gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Thương xót mọi người
Giúp họ trong sợ
Không hại, làm ích
Đó gọi Phạm chí.
Cốt yếu các hạnh thì bốn tâm bình đẳng là gốc, thường phải sinh tâm Từ bi thương xót che chở chúng sinh, thấy ai lo sợ buồn rầu thì đến giáo hóa an ủi, khiến họ được an ổn hoàn toàn, không làm hại ai mà còn sinh tâm cúng dường. Nếu ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Thương xót mọi người, giúp họ không sợ, không hại làm ích, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Tránh oán, không oán
Không gây thương tổn
Bỏ các tà vạy
Nên gọi Phạm chí.
Người tu hành chí hướng hành động khác nhau, đều dụng tâm bình đẳng, coi kẻ thù như con đỏ, tâm Từ bi xem mọi người bình đẳng không hai. Tâm nhẫn giống như đất, ngang bằng như cân.
Xem loài bò bay, máy cựa như chính thân mình, nghĩ chúng như cha mình, mẹ mình, con mình và chính mình không khác. Người nào có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Tránh oán, không oán, không gây thương tổn, bỏ những tà vạy, nên gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Ở trước, ở sau
Khoảng giữa đều không
Không nắm, không bỏ
Gọi là Phạm chí.
Có người ở đời vị lai không làm việc ác, đã không làm, sẽ không làm. Quá khứ không làm các điều ác, những việc ác ấy đã không làm, sẽ không làm, hiện không làm. Ở khoảng giữa làm các điều ác, không làm các điều ác, đã, hiện, sau cũng không làm.
Người tu có khả năng bỏ việc làm ác thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Ở trước, ở sau, khoảng giữa đều không, không nắm, không bỏ, gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Dứt dâm, nộ, si
Các ác kiêu mạn
Kim xâu hạt cải
Gọi là Phạm chí.
Người tu hành bị dục làm nhơ tâm mình, do vậy mà không được sự vắng lặng của đạo; nếu dứt bỏ các pháp bất thiện như kiêu mạn… thì dần dần sẽ đến cảnh giới Niết-bàn. Như dùng kim xâu hạt cải thì không bao giờ được, tâm người kia cũng giống như vậy, không bị dâm, nộ, si trói buộc làm trở ngại, người nào có đủ những việc như vậy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Dứt dâm, nộ, si, các ác kiêu mạn, kim xâu hạt cải, gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Thành nhờ hào mà chắc
Qua lại chịu các khổ
Muốn lội qua bờ kia
Không chịu nghe lời ai
Chỉ cần diệt, không khởi
Đó gọi là Phạm chí.
Sinh tử lâu xa, chịu khổ vô số, chỉ có người thiền định mới vượt khỏi nạn sinh tử này, dứt ý tà nghi, không còn do dự, bỏ kết sử phiền não được kết sử thanh tịnh. Ai có được những điều ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Thành nhờ hào mà chắc, qua lại chịu các khổ, muốn lội qua bờ kia, không chịu nghe lời ai, chỉ cần diệt không khởi, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Người dứt được ái
Đời này, đời sau
Nghiệp ái đã hết
Đó là Phạm chí.
Gốc ái chưa nhổ hết thì không đạt đạo. Gốc ái đã chặt đứt rồi mới hành đạo được. Người muốn cầu đạo mà không dứt bỏ hết kết sử ba cõi thì không đạt đạo, nếu nhổ bỏ được gốc ái dục rồi sau mới đạt đạo. Ai có được những điều ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Người dứt được ái, đời này đời sau, nghiệp ái đã hết, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Người không trông mong
Đời này, đời sau
Vì không trông mong
Nên gọi Phạm chí.
Về trông mong thì muôn vật trong trời đất đều là niềm hy vọng của con người, nhưng niềm hy vọng này chưa cắt đứt như than hiện đời này chưa chết vẫn còn trên đời, nếu sau này chết đi thì thần thức ra đi không còn hy vọng gì. Người nào có đầy đủ các công đức này thì gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Người không trông mong, đời này đời sau, vì không trông mong, nên gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Tự không hay biết
Trời, Càn-đạp-hòa
Thấy biết vô lượng
Đó gọi Phạm chí.
Khi Đức Phật Như Lai ngồi thiền thì các vị trời, loài người không bao giờ biết lúc ấy Đức Phật đang ở đâu? Có một vị Tỳ-kheo tên là Đa-kỳ-xà đến chỗ Đức Thế Tôn, ca ngợi Như Lai bằng kệ:
Quy mạng Bậc Tôn Quý
Quy mạng Bậc Trên Hết
Nay không rõ Thế Tôn
Vào cõi thiền thứ mấy?
Cúi xin Trời Trong Trời,
Giảng rộng ý nghĩa ấy.
Đức Như Lai tự nói:
–Trong những bậc Phạm hạnh thì không có ai hơn Ta được.
Sở dĩ biết như vậy là nhờ thiền định giải thoát chánh thọ định ý. Theo pháp bình thường của thế gian thì các Trời, Rồng, Thần không thể biết Ta đang ở đâu huống chi khi Ta đang làm Phật sự là cửa nhiệm mầu của trí tuệ thì Trời, Rồng, Quỷ thần làm sao biết được Ta ở đâu?
Cho nên nói: Tự không hay biết, Trời, Càn-đạp-hòa, thấy biết vô lượng, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Tự biết kiếp trước
Thấy cõi trời, người
Biết gốc sinh khổ
Trí, tâm vắng lặng.
Tự biết những việc xảy ra trong vô số kiếp trước, quán biết những việc từ địa ngục lên đến cõi trời, kẻ khác thì không thể được. Chỉ có Đức Phật, Như Lai Chí Chân Đẳng Giác nhìn thấy tam thiên đại thiên thế giới như hạt châu trong lòng bàn tay, biết rõ gốc sinh ra khổ, thấu suốt tận cội nguồn. Người có trí khôn lanh nhạy bén thì mau chứng quả A-la-hán. Tùy theo ý muốn không hề trở ngại. Cho nên nói: Tự biết kiếp trước, thấy cõi trời người, biết gốc sinh khổ, tâm mãi vắng lặng.
—————————————————————————————–
Tự biết tâm giải thoát
Khỏi dục, không mê đắm
Ba minh đã đầy đủ
Đó gọi là Phạm chí.
gười tu hành biết tâm nghĩ gì, người giải thoát, người chưa iải thoát đều biết rõ, giải thoát hẳn các dục tưởng. Ba minh gồm ự biết kiếp trước, được Thiên nhãn, phiền não hết sạch. Nếu ai có hững điều ấy thì gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Tự biết tâm giải thoát, khỏi dục không mê đắm, a minh đã đầy đủ, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Tự biết việc kiếp trước
Biết nhân duyên chúng sinh
Như Lai, Phật không đắm
Đó gọi là Phạm chí.
Bấy giờ Đức Như Lai biết vô số việc, quán sát tánh hạnh của húng sinh, mỗi mỗi đều rõ ràng, ai sống ai chết thảy đều biết rõ.
Như trời mưa thấm nhuần khắp thế giới, khi ấy Đức Thế Tôn quán át các loại sinh tử cũng giống như vậy, ai sống ai chết đều biết rõ àng.
Khi ấy Đức Thế Tôn cùng ngài Xá-lợi-phất đang ở trong thất ắng lặng. Khi ấy, có người đã chết, đang ở trong tình trạng trung m, tinh thần không dời đổi. Đức Phật bảo ngài Xá-lợi-phất:
–Bây giờ thầy hãy quán xét xem thần thức của thân trung ấm ày nó từ đâu đến và di chuyển đến đâu.
Bấy giờ ngài Xá-lợi-phất liền nhập định tứ thiền xem thần hức người ấy đi đâu và di chuyển về đâu. Khi đó ngài Xá-lợi-phất hông biết thần thức người ấy từ đâu đến à di chuyển về đâu.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo ngài Xá-lợi-phất:
–Sự thấy biết của thầy không đến được cảnh giới chư Phật, hỗ đến của thần thức người này cách đây vô số thế giới, năng lực hần thông của thầy không thể thấy ược.
Đức Phật bảo ngài Xá-lợi-phất:
–Thầy thử xem xét thần thức của người đó sẽ sinh về đâu?
Bấy giờ ngài Xá-lợi-phất lại nhập Tam-muội nhưng không biết thần thức ấy đi về đâu. Ngài Xá-lợi-phất liền xuất định, đến bạch Đức Phật:
–Hôm nay, con nhập định quán sát khắp thế giới nhưng không biết thần thức này đi về đâu.
Đức Phật bảo ngài Xá-lợi-phất:
–Hôm nay, thần thức này phải qua cả ức thế giới để sinh vào nhà đó, tên đó, họ đó… Sự thấy biết của Như Lai thì Thanh văn, Bích-chi-phật không thể sánh kịp. Thần thông biết được kiếp trước, chỉ có Như Lai, Bậc Chánh Đẳng Giác mới có được thần thông biết được kiếp trước này mà thôi. Cho nên nói: Tự biết việc kiếp trước, biết nhân duyên chúng sinh, Như Lai, Phật không đắm, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Dứt tất cả kết sử
Cũng không còn nóng bức
Như Lai, Phật không đắm
Đó gọi là Phạm chí.
Có các chúng sinh đã dứt bỏ tất cả kết sử, La-hán, Bích-chiphật tuy đã dứt bỏ kết sử nhưng vẫn còn tương tự kết sử. Chư Phật, Thế Tôn thì không còn tương tự, vì thế mà nói Như Lai Phật không đắm.
Cho nên nói: Dứt tất cả kết sử, cũng không còn nóng bức, Như Lai, Phật không đắm, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Bậc Tiên nhất trong rồng
Đại tiên tôn quý nhất
Vô số Phật tắm gội
Đó gọi là Phạm chí.
Tiên nhân là người đã chứng được năm thần thông, là bậc tôn quý nhất giữa trời, người, không có ai bằng. Trong ngoài thấu suốt, không còn chút tì vết. Tiên cũng gọi là voi, khi nuôi nó đến lúc trưởng thành thì thân nó to nhất trong loài thú. Nó có ý chí mạnh mẽ đẩy lùi quân địch.
Vô số Phật tắm gội: Tắm gội ở đây là tắm gội trong ao Bát giải thoát, rửa sạch các bụi nhơ, không còn kết sử. Như Lai đưa cánh tay ra, tay duỗi đến đâu thì bụi nhơ không hề bám dính, kẻ ác rình rập Như Lai nhưng không được dịp làm hại. Cho nên nói: Bậc tiên nhất trong rồng, đại tiên tôn quý nhất, vô số Phật tắm gội, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Sở hữu đều không
Vượt dòng vô lậu
Từ đây sang bờ
Đó là Phạm chí.
Người tu hành vượt ngoài tất cả các pháp, biết một cách chắc thật rằng mọi thứ trên đời này đều không thật. Về Dòng thì dòng có bốn tên:
1. Dòng chảy ham muốn,
2. Dòng chảy nghiệp,
3. Dòng chảy ngu dốt,
4. Dòng chảy những kiến chấp sai lầm.
Ai lội qua bốn dòng chảy ấy thì được vô lậu. Bậc La-hán, Bích-chi vẫn còn suy tư về Không, Vô tướng, Vô nguyện, Nhẫn, Noãn, Đảnh pháp. Tuy có thể suy nghĩ hữu lậu, pháp thế tục thì vẫn còn tâm kết sử, hoặc có khi muốn nghĩ đến vô lậu thì trước phải nghĩ đến hữu lậu. Bởi vậy, đối với chỗ sâu kín của Như Lai thì có thiếu sót lớn. Như Lai là Bậc Đại Thánh cột ý trong định, từ có đến không, đối với phép quán vô lậu không hề có thiếu sót. Chứng được các Tổng trì, nhớ dai không quên. Mười lực, bốn vô úy, đại từ đại bi, ba vô ngại đạo và hạnh thần túc. Đó là những pháp mà Như Lai tu, các vị La-hán, Bích-chi-phật không làm được. Cho nên nói:
Sở hữu đều không, vượt qua dòng vô lậu, từ đây đến bờ, gọi đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Không thiền, không nói
Cũng không nghĩ ác
Thiền trí thanh tịnh
Đó là Phạm chí.
Người tu hành không nghĩ đến ác thiền. Người nhập thiền không nói năng, thường suy nghĩ pháp lành. Nếu bị người mắng nhiếc thì chỉ lo giữ pháp của mình.
Nếu được vị tương ưng thiền và trung gian thiền thì giữ chặt tâm ý không bị rối loạn buồn khổ. Ai có đủ những việc ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Không thiền, không nói, cũng không nghĩ ác, thiền trí thanh tịnh, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Tỳ-kheo áo, gò mả
Quán sát dục không thật
Ngồi gốc cây thanh vắng
Đó gọi là Phạm chí.
Có bốn thứ áo gò mả:
1. Áo mặc từ nhà đi xuất gia học đạo,
2. Vải do đàn-việt, thí chủ cúng dường,
3. Y bá nạp kết thành bởi những miếng vải nhặt được,
4. Vải lượm được ở gò mả dơ bẩn không sạch.
Lúc mới học đạo, mặc y từ nhà ra đi, quán sát ái dục không thật nên Ngài từ bỏ sáu muôn vị phu nhân, bỏ ngôi vua Chuyển luân xuất gia học đạo, ở nơi thanh vắng, ngồi dưới cây Bồ-đề, hang phục ma vương, phá tan mười tám ức bọn chúng. Ai có đủ những việc ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Tỳ-kheo mặc áo gò mả, quán sát dục không thật, ngồi dưới gốc cây thanh vắng, đó gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Người không hiểu biết
Không hề nói năng
Thân lạnh không ấm
Đó gọi Phạm chí.
Đức Như Lai ra đời, không việc gì mà Ngài không biết, không thấu suốt.
Không hề nói năng: Dứt hẳn nghi ngờ, không còn do dự, các phiền não, kết sử dứt hẳn, đạt tới cam lộ vắng lặng. Ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Người không hiểu biết, không nói năng, than lạnh không ấm, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Lìa bỏ gia đình
Không có lo nhà
Được cam lộ vắng
Đó là Phạm chí.
Gia đình là nơi dân chúng yên ở, được sống tự do. Từ đó sinh ra sự trói buộc về nhà cửa. Thế nên Đức Phật dạy người học đạo là phải lìa bỏ gia đình, sống nơi thanh vắng để cầu được đạo cam lộ vắng lặng. Ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Lìa bỏ gia đình, không có lo nhà, được cam lộ vắng, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Dứt bỏ việc đời
Không nói lời thô
Nghĩ tám Thánh đạo
Đó gọi Phạm chí.
Đức Như Lai Thế Tôn ánh sáng rạng rỡ. Ngài xoay bánh xe pháp lần đầu là độ cho tám muôn vị trời, hai vị vua, bảy vị Phạm chí, kế độ cho vua Bình-sa nước Ma-kiệt-đà và mười hai ngàn người trong hang đá thuộc nước ấy. Rồi lại độ cho mười hai ngàn vị trời Thích Đề-hoàn Nhân ở nước Câu-thi-na-kiệt. Cuối cùng độ ông
Tu-bạt.
Sau khi Đức Phật diệt độ sẽ có hai vị La-hán ra đời tên là Ưuba- quất, trong khoảng thời gian đó cứu giúp chúng sinh đông không thể kể xiết, giảng nói pháp Bát chánh đạo không trở ngại. Cho nên nói: Dứt bỏ việc đời, không nói lời thô, nghĩ tám Thánh đạo, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Một bóng đi xa
Ẩn kín, không hình
Khó hàng, hàng được
Đó gọi Phạm chí.
Người tu hành sinh khởi ý tưởng không bờ bến, ý niệm phân tán vô biên. Thân đang ở đây nhưng tâm thì ở ngoài biển khơi. Bởi vậy, người muốn quán xét và biết hình tướng của ý nghĩ thì thật là khó. Tâm ý rong ruổi, chỉ tích tắc đã vượt qua mấy ngàn muôn ức núi sông. Thế nên nói: Một bóng đi xa.
Lại có người hỏi:
–Tâm có mười đại địa pháp mà tâm là pháp thứ mười. Vì sao nói một bóng đi xa?
Đáp rằng:
–Tâm thường theo nhân duyên mà đi hay đứng yên, như tâm đang duyên theo sắc và thanh thì khi ấy nó không duyên theo hương, vị, xúc, pháp. Tâm đang duyên theo hương thì khi ấy nó không duyên theo sắc, thanh, vị, xúc, pháp.
Khi tâm duyên theo vị, thì khi ấy nó không duyên theo sắc, thanh, hương, xúc, pháp.
Khi tâm duyên theo xúc, thì khi ấy nó không duyên theo sắc, thanh, hương, vị, pháp.
Khi tâm duyên theo pháp, thì khi ấy nó không duyên theo sắc, thanh, hương, vị, xúc.
Khi tâm đang duyên theo sắc thì tâm là gốc các pháp. Như khi vua làm lễ vũ nghi thì quan khách ai nấy đều đã có mặt, chỉ lấy tiếng là vua. Ở đây cũng giống như thế, tâm tạo ra mười pháp nhân duyên nhưng đều không có tên, cũng như chim bay được trên trời là nhờ ở sáu cái lông ống lớn, nhưng chỉ có chim được tiếng chim bay.
Ở đây cũng giống như vậy, tâm vốn vô hình cũng không ẩn náu nơi đâu, người trần mắt thịt không thể thấy được mà phải nương vào thân năm ấm này mới thấy sự hoạt động của tâm. Khi thân năm ấm tan hoại thì tâm sẽ lìa xa, tâm khi ấy cũng không hình chất gì. Tâm rất khó dạy bảo, như cái khoan gỗ dùng để khoan sắt cứng. Thế nên bậc Thánh để lại lời dạy cho hậu sinh, muốn làm chủ tâm thì sáng phải uống nhiều thứ thuốc, trưa phải uống nhiều thứ thuốc, chiều phải uống nhiều thứ thuốc. Phải dung Không, Vô tướng, Vô nguyện, chỉ quán dứt hết phiền não để chữa trị tâm thì mới lành bệnh được. Ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Một bóng đi xa, ẩn kín, không hình, khó hàng hàng được, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Không sắc không thể thấy
Đây cũng không thể thấy
Hiểu rõ câu nói này
Nghĩ thì có lý do
Giác biết, kết sử hết
Đó gọi là Phạm chí.
Không sắc không thể thấy: Thế nào là tâm? Tâm gây họa khiến thân phải chịu tai ương. Như voi ngựa bướng bỉnh hung hãn không kiềm chế được. Kẻ có mắt sẽ đánh đập chúng, khiến chúng đau đớn mới dạy bảo được. Tâm con người đã gây biết bao khổ họa, nó dẫn con người vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Khi làm được người thì sinh vào nhà thấp hèn, mặt mày xấu xí, bị mọi người ghét bỏ. Cho nên nói: Không sắc, không thể thấy, đây cũng không thể thấy, hiểu rõ câu nói này, nghĩ thì có lý do, giác biết kết sử hết, đó gọi là Phạm chí.
Chư Phật, Thế Tôn xuất hiện ở đời là muốn hàng phục cái tâm dữ dằn, xấu ác đó. Chư Phật, Thế Tôn thương xót tất cả chúng sinh. Lòng từ rộng lớn che phủ khắp nơi, dù sống trên thế gian nhưng không hề đắm nhiễm.
—————————————————————————————–
Lấp sông sinh tử
Nhẫn nhục vượt qua
Tự biết ra khỏi
Đó gọi Phạm chí.
Người tu hành bị năm dục trói buộc, trôi lăn trong dòng song sinh tử. Cần phải nhờ Bậc Đại Thánh chỉ dạy, dùng quyền nghi dẫn từ bờ này đến bờ kia. Như Lai hiện thân ra đời không việc gì Ngài không quán sát kỹ, cốt yếu là dắt dẫn người có duyên sau đó mới nhập diệt. Hầm chỉ cho hầm kiêu mạn. Nếu ai vượt qua hầm này thì không bị kiêu mạn trói buộc. Ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Lấp sông sinh tử, nhẫn nhục vượt qua, tự biết ra khỏi, đó gọi Phạm chí.
—————————————————————————————–
Phải cầu vượt qua dòng
Phạm chí không tham dục
Trong tự xét các căn
Người tự cho Phạm chí
Mà biết rõ như thế
Mới gọi là Phạm chí.
Người tu hành không lấp dòng sông ái dục, bốn sử, bốn vực, tiến đến đạo mầu rất khó. Như nước lụt lớn gây thật hại, Phạm chí còn tham dục thì chết sẽ đọa vào đường ác, cho nên Đức Như Lai dạy phải dứt bỏ tham, cũng nói cho biết dục vốn là cội nguồn dơ bẩn, bất tịnh. Và phải dứt bỏ các tà vạy, chớ để rong ruổi, ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí. Cho nên nói: Phải cầu vượt qua dòng, Phạm chí không tham dục, trong tự xét các căn, người tự cho Phạm chí, mà biết rõ như thế, mới gọi là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Trước phải bỏ mẹ
Vua và hai quan
Thắng mọi cảnh giới
Đó là Phạm chí.
Trước phải bỏ mẹ: Tâm ái dục rong ruổi chính là nguồn cội. Ý thức vô lậu có công năng chữa dứt bệnh ấy, hết hẳn không còntái lại. Vua chỉ cho tâm ngã mạn. Hai quan chỉ cho trộm cắp và thân kiến. Thắng mọi cảnh giới là đối với tất cả các kết sử người này có khả năng dứt trừ hết tai nạn của kết sử được gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Trước phải bỏ mẹ, vua và hai quan, thắng mọi cảnh giới, đó là Phạm chí.
—————————————————————————————–
Phạm chí không đánh
Phạm chí không lung
Phạm chí la đánh
Thả rồi cũng la.
Phạm chí chỉ cho bậc La-hán. Không được dùng tay hay dao gậy mà đánh bậc Chân nhân này. Phạm chí không buông lung chỉ cho bậc Chân nhân này, thường phải cúng dường y phục, thức ăn uống, giường ghế, đồ nằm, thuốc men trị bệnh. Bốn thứ cúng dường không hề thiếu thốn. Phạm chí la đánh là người làm ác, thả rồi cũng la cũng chỉ cho kẻ làm ác đó. Không nên cúng dường cho những kẻ gian ác ấy y phục, thức ăn uống, giường ghế, đồ nằm, thuốc men trị bệnh. Ai có đủ những điều ấy thì gọi là Phạm chí.
Cho nên nói: Phạm chí không đánh, Phạm chí không buông, Phạm chí la đánh, thả rồi cũng la.
—————————————————————————————–
Nhiều người biết pháp sâu
Không luận già hay trẻ
Xét kỹ giữ giới tin
Như Phạm chí thờ lửa.
Thuở xưa, khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đi giáo hóa khắp nơi. Khi ấy các thầy Tỳ-kheo không chịu học rộng. Đức Thế Tôn bèn suy nghĩ rằng: “Nay các Tỳ-kheo nhiều vị có tâm biếng nhác, ý không tinh tấn”. Ngài lại tự quán sát các việc trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai… Ngài biết đời vị lai sẽ có Tỳ-kheo tật đố, giận dữ, không thuận theo lời Phật dạy, họ phỉ báng, làm tổn giảm pháp Như Lai, khinh mạn thầy, cũng không kính trọng người nói pháp.
Do đó, Đức Thế Tôn quán xét đời sau, e rằng trong giáo pháp do Ngài để lại có các Tỳ-kheo già trẻ không phân biệt trên dưới lớn nhỏ, các vị già thì cậy ta lớn tuổi, các vị trẻ thì tự ỷ mình thong minh. Các vị lớn tuổi thì tự khoe: “Những điều mà tôi thấy biết các thầy đâu thấy biết được. Kiến thức các thầy như lửa đom đóm.”
Còn các vị trẻ thì tự cho rằng già tối tăm đần độn, tính tình lẩm cẩm, biết đâu mà lường. Như Lai dạy rằng: “Phải tự giữ giới. Cũng như Phạm chí thờ lửa, đốt lửa năm chỗ, ngày đêm phụng thờ không hề sái buổi. Hương hoa rực rỡ cúng dường mọi thứ.”
Cho nên nói: Nhiều người biết pháp sâu, không phải già hay trẻ, xét kỹ, giữ giới, lòng tin như Phạm chí thờ lửa.
—————————————————————————————–
Nhiều người biết pháp sâu
Mà Bậc Đẳng Giác nói
Xét kỹ giữ giới tín
Như Phạm chí thờ lửa.
Trải qua ức ngàn muôn kiếp Như Lai mới ra đời một lần, nên việc gặp Phật ra đời rất khó, cho nên người tu phải giữ giới và long tin, không mất phép tắc như Phạm chí thờ lửa.
Thuở xưa, khi còn tại thế, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo:
–Từ nay trở đi không được học sách vở ngoại đạo, dị học. Vì sao? Vì sách họ nói toàn những nghĩa lý không chân chánh, cũng không phải là cội gốc giúp ta đạt đạo. Cho nên nói: Nhiều người biết pháp sâu, mà Bậc Đẳng Giác nói. Xét kỹ giữ giới tín, như Phạm chí thờ lửa. Chân thành quy mạng Phật.
—————————————————————————————–
Bên ngoài pháp của mình
Phạm chí là trên hết
Tất cả các hữu lậu
Đều dứt sạch, không sót,
Hoặc lại quán sát khổ
Đều dứt sạch, không sót,
Hoặc lại quán hội họp
Đều dứt sạch, không sót,
Hoặc lại quán nhân duyên
Đều dứt sạch, không sót.
Bên ngoài pháp của mình: Người tu hành quán sát rõ tất cả các pháp đều có liên quan, không việc nào không biết, giống như Phạm chí quán sát rõ ràng thiên văn, địa lý, các sao thay đổi. Tất cả các trong hữu lậu đều dứt sạch, không còn sót. Quán sát các khổ đau dù tốt hay xấu tất cả đều dứt hết. Quán sát sự hội họp chắc chắn có nhân duyên chia lìa. Tạm có rồi cũng trở về với sự diệt mất.
—————————————————————————————–
Cũng như gốc nội pháp
Phạm chí là bên ngoài
Nếu nằm chung giường nệm
Như Bà-câu-lư kia.
Nội pháp nghĩa là đối với pháp Tứ đế chân như, phân biệt mỗi thứ, không mất thứ lớp manh mối. Phạm chí đối với trong mà cho là ngoài. Cho nên nói: Cũng như gốc nội pháp, Phạm chí là bên ngoài, nếu nằm chung giường nệm, như Bà-câu-lư kia. Tỳ-kheo Bà-câu-lư từ khi xuất gia đến nay, chưa hề nói cho người nghe ý nghĩa của bốn câu, dù cho có ngồi chung với Tỳ-kheo ấy cũng không được nghe Tỳ-kheo ấy nói chánh pháp. Từ khi sinh ra cho đến khi già đã tám mươi mốt hạ, chưa từng chứa nuôi Sa-di đệ tử hay những người sai khiến khác. Nếu vì người thì tâm chí luôn tinh khiết. Ông đặt chí ở hư vô, để tâm vào nơi vắng lặng. Cho nên nói: Nếu nằm chung giường nệm, như Bà-câu-lư kia.
—————————————————————————————–
Giống như nội pháp
Phạm chí bên ngoài
Biết sinh biết già
Chuyển biến phải chết.
Nội pháp ở đây là không lừa dối người. Nhất định không nghiêng động, nhất định không tà vạy, chỉ có Như Lai mới vượt qua cảnh giới này, để khi chết không còn thọ thân sau và biết đúng như thật. Cho nên nói: Giống như nội pháp, Phạm chí bên ngoài, biết sinh biết già, chuyển biến phải chết.
—————————————————————————————–
Trời chiếu ban ngày
Trăng soi ban đêm
Binh giáp chiếu lính
Thiền chiếu người tu
Khi Phật ra đời
Chiếu mọi chỗ tối.
Trời chiếu ban ngày: Khi mặt trời mới mọc phát ra trăm ngàn muôn tia sáng, làm cho trăng sao không còn sáng nữa. Nhưng khi mặt trời lặn thì trăng và các sao tranh nhau tỏa sáng, đều chiếu soi khác nhau, ánh sáng bất đồng. Như vị đại tướng, khi quân hai bên đối đầu thì cả hai cùng diễu võ dương oai quyết một phen thắng bại, cờ xí giáo kích tua tủa, chuông trống rền vang, còn người tu thiền nhập định có khả năng dời chuyển núi non, tát biển lấy bùn, với tay nắm bắt cả mặt trời, mặt trăng, có năng lực thần thông như thế, nhưng không tự khoe khoang. Các vị này dù có công đức như thế vẫn không bằng Như Lai. Đức Phật xuất hiện ở thế gian đầy đủ tướng tốt, phát ra ánh sáng rực rỡ khắp nơi. Ánh sáng luôn soi chiếu, đêm ngày không dứt. Kẻ đui, điếc, câm, ngọng hay bị tra khảo đánh đập đau đớn mà thấy được ánh sáng này thì tự nhiên hết đau khổ. Cho nên nói: Trời chiếu ban ngày, trăng soi ban đêm, binh giáp quân lính, thiền chiếu người tu, khi Phật ra đời, chiếu mọi chỗ tối.
—————————————————————————————–
Phạm chí không phải thế
Có niệm lo, không lo
Như như ý xoay chuyển
Mọi người hết hồ nghi.
Phạm chí không phải thế: Tâm ý mê đắm pháp thù thắng nhiệm mầu, khi thấy chuyện vui không lấy làm mừng, thấy chuyện buồn không lấy làm lo, như như ý xoay chuyển, thường tự nhớ điều lành, mọi người tự dứt ác, được tu tập Thánh đế, phân biết các kết sử.
Cho nên nói: Phạm chí không phải thế, có niệm lo, không lo, như như ý xoay chuyển, mọi người hết hồ nghi.
—————————————————————————————–
Sinh ra các pháp sâu
Phạm chí tu nhập định
Tự cởi bỏ lưới nghi
Thân biết khổ đau ấy.
Khi Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác mới thành Phật, trong thời gian bảy ngày Ngài thiền định chánh thọ suy tư thêm về mười hai nhân duyên, phân biệt rõ từng thứ một, biết sinh biết diệt. Khi ấy, Như Lai xuất định nói kệ:
Sinh ra các pháp sâu
Phạm chí tu nhập định
Tự cởi bỏ lưới nghi
Thân biết khổ đau ấy.
Do tu tập chứa nhóm công đức nên hôm nay Ta thành Đẳng chánh giác. Đây là sự thật không hề dối trá.
Phạm chí tu nhập định: Dứt bỏ các pháp ác, xé tan lưới nghi, đối với các pháp sâu xa thì được trí vô ngại. Bởi vậy, ý tưởng rất tự tại, hiểu rõ cội nguồn đau khổ. Biết sâu xa pháp nhân duyên, chỉ là pháp tập hợp, giả dối không thật. Tóm lại, phải quán sát pháp nhân duyên, lại phải quán pháp diệt tận. Tất cả các pháp đều là tập hợp, tất cả các pháp đều từ khổ đau, phải biết diệt tận, không tạo hữu lậu.
—————————————————————————————–
Sinh ra các pháp sâu
Phạm chí tu nhập định
Chiếu sáng cả thế gian
Như mặt trời trên không.
Chánh pháp có công năng thành tựu cho người, phi pháp không có công năng thành tựu cho người. Ngày đêm suy nghĩ luôn để trong tâm. Thân, miệng, ý không bao giờ trái phạm, người nào đầy những pháp ấy thì có khả năng chiếu sáng khắp cả, ban bố pháp mình đã chứng được cho chúng sinh, giống như mặt trời sang giữa hư không, chiếu soi khắp nơi, nếu ai thấy đều được sự sang sủa. Cho nên nói: Sinh ra các pháp sâu, Phạm chí tu nhập định, chiếu sáng cả thế gian, như mặt trời trên không.
—————————————————————————————–
Sinh ra các pháp sâu
Phạm chí tu nhập định
Đẩy lui hết ma quân
Như Phật lìa các nhơ.
Sinh ra các pháp sâu: Như Lai đã thành Bậc Đẳng Chánh Giác, đầy đủ ba mươi bảy Đạo phẩm. Thân, miệng, ý nghiệp đều tương ưng với vô lậu, hàng phục ma oán, mọi việc đều đúng pháp.
Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác đã thoát khỏi tất cả kết sử.