SỐ 212
KINH XUẤT DIỆU
Tác giả: Tôn giả Pháp Cứu soạn
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Sa-môn Trúc Phật Niệm, người đất Lương châu
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 26

Phẩm 30: SONG YẾU

Đom đóm chiếu đêm tối

Là khi trời chưa mọc

Nhưng khi mặt trời lên

Thì đom đóm tắt mất.

Quán xét ý nghĩa này nên Đức Như Lai nêu ra thí dụ để người đời sau hiểu rõ việc ấy. Giống như con đom đóm ở chỗ tối thì ánh sáng của chúng soi thật xa, nó cho rằng không con gì soi sáng bằng mình. Nhưng sau khi mặt trời mọc lên ở phương Đông với trăm ngàn tia sáng thì lúc đó không còn đom đóm sáng nữa. Ánh sang chúng rút lui im lặng, cho nên nói: Đom đóm chiếu đêm tối, là khi trời chưa mọc, nhưng khi mặt trời lên thì đom đóm tắt mất.

—————————————————————————————–

Xét ánh sáng trong đời

Như Lai chưa ra đời

Phật phát sáng rực rỡ

Thì sáng kia không còn.

Hạnh tu của ngoại đạo Phạm chí khác nhau. Có người biết được đôi điều là nhờ suy xét, nhờ nhập định. Hoặc có người nghe dạy bảo mà tỉnh ngộ. Ba hạng ấy, tự khoe khoang cho rằng mình là tôn quý. Vì sao? Vì bởi Như Lai chưa ra đời. Nhưng khi Như Lai giáng thần vào cõi đời, phát ánh sáng rực rỡ giáo hóa cùng khắp thì khi đó, ngoại đạo Phạm chí tự nhiên tiêu mất. Đạo của họ không còn lưu hành, cũng không còn oai thần, cho nên nói: Đom đóm chiếu sáng đêm tối, là khi mặt trời chưa mọc, nhưng khi mặt trời lên thì đom đóm tắt mất.

—————————————————————————————–

Không chắc cho là chắc

Bền chắc, nghĩ không bền

Họ không đạt bền chắc

Do sinh khởi tà kiến.

Không chắc cho là chắc: Các loài chúng sinh luyến mến sinh tử, hoặc tự sinh ý nghĩ muốn sống mãi ở thế gian, đắm mê năm thứ dục lạc, để tự vui chơi, cho là bền chắc. Cho nên nói: Không chắc cho là chắc.

Bền chắc, nghĩ không bền: Hạng tà kiến cố chấp lâu đời, họ truyền trao nhau và phát triển luận thuyết ấy. Họ lén nghe nhà Phật nói Niết-bàn là không sinh diệt, không còn ý nghĩ sinh diệt, không có hát ca nhảy múa, hay bà con họ hàng gì hết, cũng không có vườn cây ao tắm, tới lui qua lại. Không có những thứ ấy thì có gì bền chắc đâu? Đức Phật bảo: “Không phải vậy”.

Hạng người này tâm điên đảo tà vạy chưa dứt bỏ. Không có gì bền chắc hơn Niết-bàn. Hạng ấy lại chê khinh cho Niết-bàn là không bền chắc, cho nên nói: Bền chắc nghĩ không bền.

Họ không đạt bền chắc, do sinh khởi tà kiến: Niết-bàn dứt hết phiền não, không có các thứ tại họa, vắng lặng, vô vi, ngưng thần, bất động, cũng không biến đổi, người ngu không hiểu cho là không chân thật, cho nên nói: Họ không đạt bền chắc, do sinh khởi tà kiến.

—————————————————————————————–

Bền chắc, biết bền chắc

Không bền, biết không bền

Người ấy tìm bền chắc

Lấy sửa mình làm gốc.

Nếu ai hiểu Niết-bàn dứt hết phiền não không sinh, không diệt, cũng không lừa gạt, gian dối người đời, là ngôi nhà nghỉ ngơi vĩnh viễn của chư Phật, Thế Tôn. Nếu có người bước vào ngôi nhà đó hết sức quý mến ngôi nhà ấy thì nó cũng không vui lên. Ai chê bai tàn tệ thì nó cũng không buồn. Nó lánh xa những tà kiến khác lạ, không đi chung đường với tà chấp. Nó thăm thẳm bao la như thái hư dứt hẳn không còn sinh khởi. Nó là nơi người trí yêu mến, không phải là pháp mà kẻ ngu tu tập được. Muốn tới ngôi nhà ấy, chỉ phải đi bằng đường tắt Bát chánh. Phải vượt qua mười hai sườn núi lớn để vượt qua bên kia bờ sinh tử đầy hiểm nguy, để tinh thần lặng yên vô vi. Liếc mắt nhìn sự khổ đau thăm thẳm, khổ thay, ngu hoặc cứ lan tràn, cho nên nói: Bền chắc biết bền chắc, không bền biết không bền. Người ấy tìm bền chắc, lấy sửa mình làm gốc.

—————————————————————————————–

Kẻ ngu cho bền chắc

Lại bị chín kết buộc

Như chim sa vào lưới

Do ái nhiễm sâu chắc.

Kẻ ngu cho bền chắc: Người ta ở tâm ngu mê khó sửa đổi. Có kẻ nói thân này là bền chắc. Có kẻ bảo kết sử vốn bền chắc, đối với những thứ ấy sinh ý tưởng không phân biệt được đâu là chân, đâu là giả. Có người dù đã xuất gia học đạo, nhưng vẫn làm những việc tà vạy, cho nên nói: Kẻ ngu cho bền chắc.

Lại bị chín kết buộc: Người tu đạo phải lìa bỏ gia đình, nhưng lại gặp phải ác tri thức chỉ dạy đường tà nên vừa bỏ trói buộc cũ thì lại bị trói bằng chín kết sử. Khác nào con ngài đâm đầu vào lửa mà không biết hậu hoạn, ấy là bởi ái nhiễm quá sâu chắc, cho nên nói:

Lại bị chín kết buộc, như chim sa vào lưới, do ái nhiễm sâu chắc.

—————————————————————————————–

Nhiều kẻ còn ngờ vực

Đời này và đời sau

Thiền định dứt được hết

Không não, tu phạm hạnh.

Nhiều kẻ còn ngờ vực: Người tu hành quán tưởng thây ma tuôn chảy chất bất tịnh, dứt bỏ tâm nghi ngờ, ganh ghét. Nghe pháp thì được lòng tin, không còn phải suy nghĩ, cho nên nói: Nhiều kẻ còn ngờ vực.

Đời này và đời sau: Đời này là thân hiện tại, đời sau là than sau. Nay là hiện giờ, sau là đời sau. Đối với đời này đời sau không sinh tâm hồ nghi do dự, tương ưng với định ý, cho nên nói: Đời này và đời sau.

Thiền định dứt được hết: Người nhập định, tâm ý vững chắc, dứt bỏ hết phiền não, không sinh khởi ý tưởng đắm trước. Cho nên nói: Thiền định dứt được hết.

Không não, tu phạm hạnh: Không bị kết sử làm phiền não, giữ ý trong sạch, tâm thường nhất như. Cội gốc công đức đã tu vượt hơn mọi người, cho nên nói: Không não, tu phạm hạnh.

—————————————————————————————–

Không nhiễm trần, lìa trần

Giữ gìn y phục ấy

Không chế ngự không đến

Đó không phải pháp phục.

Người tu đạo thường có tâm ô nhiễm bởi chưa dứt bỏ tâm dâm, nộ, si. Dù mặc ca-sa nhưng không dứt bỏ ba độc. Thế nên không đến được đạo. Cho nên nói: Không nhiễm trần, lìa trần.

Giữ gìn y phục ấy: Chỉ có bậc Thánh hiền ngăn chận mọi điều ác mới xứng đáng mặc y phục chân pháp. Không phải bộ y phục ấy thì không mặc, cho nên nói: Giữ gìn y phục ấy, không chế ngự không đến, đó không phải pháp phục.

—————————————————————————————–

Nếu dứt trừ bợn nhơ

Tu giới, định, tuệ thảy

Suy nghĩ nghiệp chính ấy

Thì nên mặc ca-sa.

Nếu dứt trừ bợn nhơ, tu giới, định, tuệ thảy: Người tu học dứt trừ bợn nhơ là chính, ba độc kết sử, hết hẳn không còn sót. Dù chứng La-hán mà không nhập định ý, nên vô ký xảy ra mới biết mình sai lầm. Phải tu giới, trừ cấu uế, không để mất tâm đạo, cho nên nói: Nếu dứt trừ bợn nhơ, tu giới, định, tuệ thảy.

Suy nghĩ nghiệp chính ấy, thì nên mặc ca-sa: Người nhập định chắc chắn có lợi ích. Những gì tâm suy nghĩ đều đạt kết quả.

Các Trời, Người, Thiên ma, Đế Thích, Phạm vương, bốn vị vua trời ai cũng tôn kính phụng thờ. Cho nên nói: Suy nghĩ nghiệp chính ấy, thì nên mặc ca-sa.

—————————————————————————————–

Không dùng lời mềm mỏng

Gọi là có chỗ đến

Người có bộ mặt đẹp

Nhưng trong lòng gian dối.

Không dùng lời mềm mỏng, gọi là có chỗ đến: ở thế gian có nhiều người nói năng với người khác trong tâm đầy gian trá nhưng bên ngoài làm ra vẻ ngu khờ, cho nên nói: Không dùng lời mềm mỏng, gọi là có chỗ đến.

Người có bộ mặt đẹp, nhưng trong lòng có gian dối: Thuở xưa, vua Ba-tư nặc, khi đi dạo cảnh, thấy có hai vị Phạm chí học đạo gian khổ. Họ thờ mặt trời, mặt trăng, cúng tế nước lửa. Thấy vậy, vua liền đến chỗ Phật, bạch:

–Bạch Thế Tôn, con vừa dạo chơi, thấy hai vị Phạm chí học đạo kham khổ thật khó ai sánh kịp.

Đức Phật bảo vua:

–Muốn biết người tu công đức, giữ giới vẹn toàn ra sao thì phải sống chung, xem xét kỹ oai nghi cử chỉ của họ, tìm xem những lời nói như thế nào, rồi sau đó mới biết là họ có giữ giới hay không giữ giới.

Nghe lời ấy, vua thấy hổ thẹn liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi, trán lạy sát chân Phật rồi ra về. Khi trở về cung điện, vua bảo vị quan đang đứng hầu:

–Ngươi hãy mau đến gọi hai vị Phạm chí, hiện ở sau vườn ta đến đây, để ta quan sát họ, để suy xét coi họ tu khổ hạnh cầu đạo có thật hay là làm chuyện dối trá, không hợp lý.

Vâng lời, vị quan liền đi mời hai vị kia đang ở sau vườn. Ở trên lầu cao vua theo dõi hành động của họ. Vua nhận ra, họ chỉ hành đạo một cách dối trá. Vua cùng hổ thẹn ăn năn. Từ đó, long tin thêm vững, vua càng ưa thích đạo Phật. Vua liền ra lệnh cho cả nước biết: Nếu ai cung cấp thờ phụng bọn ngoại đạo dị học thì đều bị tru lục, không được tự do.

Vua đến chỗ Phật, lễ lạy sát chân Phật, ăn năn lỗi lầm cũ, từ nay trở đi, cung kính cúng đường Tam bảo bốn thứ cần dùng, cho đến trọn đời, không trái lời thệ ấy. Cho nên nói: Người có bộ mặt đẹp, nhưng trong lòng gian dối.

—————————————————————————————–

Nếu dứt bỏ cấu uế

Nhổ hẳn cội gốc nó

Người trí dứt cấu uế

Gọi là có sắc đẹp.

Nếu dứt bỏ cấu uế, nhổ hẳn cội gốc nó: Người đời thường có tâm gian dối. Có kẻ đi tu mặc pháp phục nhưng bên trong làm những việc không chân chánh. Ai dứt bỏ được những điều ấy mới tương ưng với đạo, cho nên nói: Nếu dứt bỏ cấu uế, nhổ hẳn cội gốc nó.

Người trí dứt cấu uế, gọi là có sắc đẹp: Người trí tu pháp phải tương ưng với đạo. Không làm những việc không đúng pháp thì người tu quý trọng. Sắc mặt người trí sáng sủa, mọi người kính trọng, cho nên nói: Người trí dứt cấu uế, gọi là có sắc đẹp.

—————————————————————————————–

Không bởi sắc chải chuốt

Nhìn qua biết lòng người

Đời, nhiều kẻ trái đạo

Chơi bời khắp đó đây.

Như vòng bằng vàng giả

Trong đó, toàn chất đồng

Sống không biết kiêng dè

Trong bẩn, ngoài bất tịnh.

Không bởi sắc chải chuốt, nhìn qua biết lòng người: ở đời có nhiều người ham chải chuốt nhan sắc. Khi nói chuyện với người thì lời hay ý đẹp, nhưng bên trong thì giả dối, tâm nghĩ và miệng nói khác nhau. Tuy cùng là người, nhưng tánh hạnh mỗi người khác nhau, bên ngoài như bậc Hiền, nhưng bên trong nhiều hiểm độc, nên khi mới gặp thì khó phân biệt được người hiền, kẻ ngu. Như ban đêm thấy lửa, từ xa thấy ánh sáng nhưng khi đến cầm nắm thì bị cháy tay. Đây cũng như vậy, là bên ngoài có dáng đẹp nhưng bên trong lửa giận dữ đang cháy, cho nên nói: Không bởi sắc chải chuốt, nhìn qua biết lòng người.

Đời, nhiều kẻ trái đạo, chơi bời khắp đó đây: Kẻ ngu đời sau càng nhiều xảo trá, đi đến hủy báng bậc Thánh hiền. Gian dối muôn thứ, lừa dối người đời. Nói năng với người nhưng sắc mặt không ngay thẳng; nói ra là thành thơ, biện luận vô ngại, dám làm chuyện trái ngược giữa chốn đông người, ai nhìn cũng phủi mắt, cho nên nói: Đời, nhiều kẻ trái đạo, chơi bời khắp đó đây.

Như vòng bằng vàng giả, trong đó, toàn chất đồng: Kẻ xảo trá có nhiều mưu kế. Chúng dùng khói xông đồng, còn đẹp hơn vàng ròng, lừa dối người đời tham lam tài vật. Do vậy, Như Lai nêu ra thí dụ này. Như kẻ làm vàng giả kia gom về nhiều lợi, kẻ gian trá cũng giống như vậy. Họ dùng lời ngon ngọt khuyến dụ đàn-việt, để được bốn thứ cúng dường, không thiếu thốn về y phục, ăn uống, giường nằm, thuốc trị bệnh. Dù được sự cúng dường ấy, nhưng sau đó phải đền bồi, bị uống nước đồng sôi, chịu khổ não lâu dài, tội vẫn chưa hết. Cho nên nói: Như vòng bằng vàng giả, trong đó, toàn chất đồng.

Sống không biết kiêng dè, trong bẩn, ngoài bất tịnh: Như bọn gian trá kia, chúng cùng vây cánh đi khắp đó đây, ai thấy cũng kính trọng. Nhưng bọn cướp bạo ngược, chúng phá hoại nhiều làng xóm, nên rồi ai nấy biết chúng không phải người chân chánh. Cho nên nói: Sống không biết kiêng dè, trong bẩn, ngoài bất tịnh.

—————————————————————————————–

Tham ăn không điều độ

Ba chuyển mình mới đi

Như heo nuôi trong chuồng

Thường phải chịu bào thai.

Tham ăn không điều độ (phì nộn), ba chuyển mình mới đi: Như người ngu kia, đứng đầu trong chúng, nhận lãnh sự cúng dường của người, họ nuôi thân xác đến nỗi phì nộn quá mức, không thể xoay chuyển được; còn đàn-việt thí chủ thì thường xuyên kính lễ.

Người ngu giả vờ ngồi thiền tư duy, bởi vậy, được nhiều người cúng dường. Thế nên Đức Phật lấy chuyện này làm thí dụ, như heo được nuôi nằm ăn mãi, không cựa động, nó không biết ít lâu sau sẽ bị mổ thịt. Bỏ thân này, thọ thân khác nối tiếp không dứt, cho nên nói: Tham ăn không điều độ, ba lần chuyển mình mới đi, như heo nuôi trong chuồng, thường phải chịu bào thai.

—————————————————————————————–

Người chuyên nhất ý mình

Uống ăn biết vừa đủ

Cốt để giữ thân này

Nuôi mạng để chứng đạo.

Bài kệ trên đây do Đức Phật nói cho vua Ba-tư-nặc nghe vào thuở xưa. Bởi nhiều đời tu phước nên vua Ba-tư-nặc được báo ứng là ở phía sau vườn nhà vua bỗng nhiên mọc lên một cây mía, lúc nào nó cũng tươm chất ngọt. Ở trong vườn, tự nhiên mọc lên một loại lúa nếp, có cả trăm bông, hái hoài vẫn mọc lại. Nhà vua hưởng phước, ăn thứ lúa ấy mãi vẫn không biết chán, nên thân thể phì nộn ra, thở hổn hển, không thể xoay chuyển cơ thể được. Khi ấy vua đến chỗ Phật cúi người vái chào rồi ngồi qua một bên. Lúc đó, Đức Thế Tôn bèn nói bài kệ:

Người chuyên nhất ý mình

Uống ăn biết vừa đủ

Cốt để giữ thân này

Nuôi mạng để chứng đạo.

Nghe vậy, vua vui mừng hớn hở, không kiềm chế được liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi từ biệt Đức Phật rồi trở về cung. Vua bảo người đầu bếp:

–Nếu dọn cơm lên trước mặt ta, nhà ngươi phải đọc bài kệ trên, ta mới ăn. Từ nay trở đi, việc ấy là một phép tắc thường ngày của ta.

Từ đó vua ăn ít lại nên thân thể nhẹ nhàng, không còn thấy khổ sở khi lui tới như xưa.

—————————————————————————————–

Quán tịnh để tự tu

Các căn không đầy đủ

Uống ăn không thỏa mãn

Ấy phẩm hạnh phàm phu

Ý tham dục dần tăng

Như nhà lủng nước dột.

Quán tịnh để tự tu, các căn không đầy đủ: Người tu hành, từ đầu, ý đã không bền chắc. Khi nghĩ đến tóc, lông, răng, móng của mình thì ưa thích cho là trong sạch, nổi lên ý niệm ham muốn. Từ đó càng thêm giận dữ, ngu si càng sâu hơn, không gom giữ các căn, các căn bất định. Buông lung, tự do, đánh mất đạo sáng như lửa phừng đổ thêm dầu. Xét cho kỹ thì đó đâu phải là cách dập tắt lửa.

Muốn dập tắt hẳn lửa dâm, nộ, si, không còn cháy trở lại nữa thì phải quán tưởng nước bất tịnh chảy ra từ thây ma kia. Cho nên nói:

Quán tịnh để tự tu, các căn không đầy đủ.

Uống ăn không thỏa mãn, ấy phẩm hạnh phàm phu: Người tu hành xin xỏ không biết chán, được bao nhiêu đem cất giấu, tâm bỏn sẻn không dứt bỏ nên sau khi chết rơi vào hàng phàm phu tầm thường. Cho nên nói: Uống ăn không thỏa mãn, ấy phẩm hạnh phàm phu.

Ý tham dục dần tăng, như nhà lủng nước dột: Người tu giữ chặt kiến chấp ngu si của mình, không biết tạo căn lành, ý tham dục lẫy lừng không tự sửa đổi, nên lại phải trải qua tai nạn sinh tử.

Như mái nhà lợp không kỹ nên khi trời đổ mưa, nước tuôn xuống làm dơ bẩn cả áo quần. Tính người cũng vậy, ý không vững chắc, thấm rịn chất dâm, nộ, si. Cho nên nói: Ý tham dục dần tăng, như nhà lủng nước dột.

—————————————————————————————–

Nên quán hạnh bất tịnh

Các căn không thiếu sót

Ăn uống biết vừa đủ

Có tin, giữ tinh tấn

Không buông lung ý dục

Như gió thổi núi Thái.

Nên quán hạnh bất tịnh, các căn không thiếu sót: Người tu hành chế ngự tâm ý, không ăn không ngồi rồi, mà phải quán xét thân này rịn chảy ra chất bất tịnh, phân biệt từng thứ, nói gọn là ba mươi sáu thứ trong thân đều nhơ bẩn, bất tịnh. Từ đầu đến chân, không có thứ nào đáng tham cả, gom giữ các giác quan, không cho phạm lỗi lầm, cho nên nói: Nên quán hạnh bất tịnh, các căn không thiếu sót.

Ăn uống biết vừa đủ, có tin, giữ tinh tấn: Người tu hành giữ gìn tâm ý, được niềm tin vô lậu. Ai ăn nhiều thì hai mắt lừ đừ không nhập định được. Tâm tin mạnh mẽ mới tinh tấn vượt hơn mọi người, liền được chứng quả, cho nên nói: Ăn uống biết vừa đủ, có tin, giữ tinh tấn.

Không buông lung ý dục, như gió thổi núi Thái: Người tu hành giữ ý, không sinh khởi các loạn tưởng. Tham dục là gốc tai họa, chủ sinh ra mọi tại họa. Thân tâm rối loạn thì trí không được sáng. Sau khi chết bị khổ đốt cháy thân. Biết rõ mọi nạn khổ ấy thì nên giữ gìn tâm ý, chớ cho nó chạy theo sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp. Ngoài chế ngự sáu trần, trong gom nhiếp sáu căn, trong ngoài thanh tịnh, không ý dục lâu an trụ vững chắc, không hề bị lay động dù cuồng phong thổi tới, tâm như kim cương không thể phá vỡ. Cho nên nói: Không buông lung ý dục, như gió thổi núi Thái.

—————————————————————————————–

Vắng lặng là nơi vui

Nhưng người lại không thích

Người vô dục ở đó

Người còn dục không ở.

Vắng lặng là nơi vui: Sở dĩ Thánh nhân nói lời này là vì muốn người tu mau đạt đạo. Ở nơi thanh vắng, ý được chuyên nhất, không bị chi phối bởi giờ giấc nào nên suy tư dễ đạt kết quả. Nghe được tiếng vang của từng ý niệm, như người cất tiếng gọi, cho nên nói: Vắng lặng là nơi vui.

Nhưng người lại không thích: Hạng người như thế đều là phàm phu, tâm họ đắm nhiễm ái dục, không thể lìa bỏ, họ ham mê nữ sắc cho là có hưởng dụng thật sự, đến khi sắp chết mới biết không phải thật, cho nên nói: Nhưng người lại không thích.

Người vô dục ở đó: Sở dĩ gọi bậc Thánh là vì các vị ấy không còn những sự trói buộc của các kết sử, dâm, nộ, si đã được dứt bỏ rỗng rang, sạch như vàng cõi trời, cũng không bị vật gì ngăn che.

Nếu ở trong xóm làng nào thì giáo hóa giáp khắp hết. Đến giờ thì ôm bát khất thực gieo phước để hóa độ chúng sinh. Thí chủ cúng ường ít nhiều đều chú nguyện cho họ. Đàn-việt thí chủ nghe tiếng ị ấy là nghe đạo giáo, tâm được sáng tỏ. Nếu gặp Bích-chi-phật vị y tung bình bát lên hư không, hóa hiện mười tám thứ thần biến. hân tuy ở giữa mọi người nhưng tâm vị ấy ở chốn vắng lặng. Cho

nên nói: Người vô dục ở đó.

Người còn dục không ở: Người ham mê ái dục thì tâm ý họ uôn có nỗi ham mê. Như kẻ mắc tội bị giam trong ngục, quan chưa ét xử, qua nhiều năm tháng, ý uốn ra khỏi ngục, thì rất khó ược? Kẻ ham hố dâm dật cũng như vậy, bị tâm si mê trói nhốt rong ngục ái dục, không gặp được thứ thuốc của bậc Thánh vô lậu.

Muốn được cứu giúp cũng rất khó được! Cho nên nói: Người còn ục không ở.

—————————————————————————————–

Nơi rừng vắng lặng

Bờ cao đất bằng

Ứng chân đi qua

Ai cũng được ân.

Nơi nào bậc Chân nhân ở thì chắc chắn nơi ấy có sự ứng hiện iềm lành. Bốn vị vua thần đất thường đến ủng hộ. Nơi có các vị y ở không bị tai họa. Phước đức có thể dứt trừ mọi điều ác, những iều tai hại không phát sinh, đó là nhờ nơi ấy có bậc Thánh ở, oai hần các Ngài khiến như vậy. Cho nên nói: Nơi rừng vắng lặng, bờ ao đất bằng, ứng chân đi qua, ai cũng được ân.

—————————————————————————————–

Khó dời, khó lay động

Như núi Tuyết nặng kia

Chẳng Hiền thì không hiện

Như bắn tên nhà tối.

Bậc Thánh hiền tâm không lay động: Ý muốn làm việc gì thì hắc chắn được, không khó. Giống như trên các núi thuốc quý tranh hau mọc, tùy ý hái về, biết thứ nào ộc hại. Thế nên người trí nói ác công đức đầy đủ. Cho nên nói: Khó dời, khó lay động, như núi uyết nặng kia.

Chẳng Hiền thì không hiện, như bắn tên nhà tối: Bởi không ó thiện tri thức, không gần gũi thiện tri thức nên nghe điều ác thì hông nói ra nguồn gốc của nó, còn nghe điều lành thì không khen gợi công đức của nó, giống như ở trong nhà tối bắn tên. Cho nên ói: Chẳng Hiền thì không hiện, như bắn tên nhà tối.

—————————————————————————————–

Bậc Hiền có ngàn vị

Người trí ở tòng tâm

Nghĩa lý rất sâu xa

Người trí phân biệt được.

Bậc hiền có ngàn vị, người trí ở tòng tâm: Bậc Hiền là người iết phân biệt, nghe nghĩa một câu thì giảng nói vô số pháp biện ài, suy nghĩ phân biệt đều nhờ quán xét, luyện tập. Cho nên nói:

Bậc hiền có ngàn vị, người trí ở tòng tâm.

Nghĩa lý rất sâu xa, người trí phân biệt được: Phân biệt các háp không mất thứ lớp, tìm hiểu suy xét các pháp nghĩa lý sâu xa.

Biết các pháp sinh ra từ đâu và diệt đi về đâu. Phân biệt nghĩa lý ừng pháp không sai sót. Cho nên nói: Nghĩa lý rất sâu xa, người trí hân biệt được.

—————————————————————————————–

Có nhiều loài chúng sinh

Không bắn và không gặp

Nay quán nghĩa lý này

Kẻ phạm giới hổ thẹn.

Có nhiều loài chúng sinh, không bắn và không gặp: Gặp là hỉ người tu hành hi pháp. Cho nên nói: Có nhiều loài chúng sinh, hông bắn và không gặp.

Nay quán nghĩa lý này, kẻ phạm giới hổ thẹn: Người căn tanh anh lợi bén nhạy quán xét biết là thường, vô thường, tịnh hay hông tịnh. Cho nên người giới đức ầy đủ thì được khen ngợi là ịnh. Kẻ phạm giới khi nghe người trí dạy bảo thì cho là ình bị hế nhạo, lời kia không phải là lời dạy chân thành. Rồi chính mình hông dám xưng tên họ gốc gác, cũng không dám tự hạ mình để hen ngợi người trí. Như người ắn giỏi biết phân biệt người bắn ên giỏi hơn mình mà học theo. Vì sao? Vì khi muốn iúp kẻ ác sửa ổi hành vi thì người tu thiện phải tôn sùng chánh pháp. Cho nên ói: Nay quán nghĩa lý này, kẻ phạm giới hổ thẹn.

—————————————————————————————–

 

Quán hữu biết lo sợ

Biến đổi biết hữu vô

Cho nên không ưa hữu

Phải nghĩ xa lìa hữu.

Quán hữu biết lo sợ, biến đổi biết hữu vô: Hữu là lo sợ không hể nương cậy, cái như thật thì không bao giờ rời bỏ. Cho nên nói: uán hữu biết lo sợ, biến đổi biết hữu vô.

Cho nên không ưa hữu, phải nghĩ xa lìa hữu: Người ta không i ưa cội gốc của khổ. Nhưng cũng không nghĩ những điều do ghiệp gốc gây ra. Cho nên nói: Cho nên không ưa hữu, phải nghĩ a lìa hữu.

—————————————————————————————–

 

Không tin, không thay đổi

Khoét tường mà ăn trộm

Dứt ý trông chờ kia

Nên gọi người mạnh mẽ.

Không tin, không thay đổi: Như có các đệ tử Phật, không có ý hí tin sâu, vì sao? Vì người ấy không tin Phật, Pháp, Tỳ-kheo ăng, cũng không tin Khổ, Tập, Diệt, ạo. Diệt là Niết-bàn dứt ết phiền não. Kẻ kia không tin, cũng không kính thờ. Cho nên nói:

Không tin, không thay đổi.

Khoét tường mà ăn trộm: Người tu hành khoét vách tường ba õi hữu lậu vượt ra, vì trong ba cõi trao đổi phước đức vui mừng. ho nên nói: Khoét tường mà ăn trộm.

Dứt ý trông chờ kia, nên gọi người mạnh mẽ: Dứt bỏ ý tưởng ợi dưỡng, hông còn mong mỏi. Đây là bậc sĩ trong loài người, hông ai hơn được. Cho nên nói: Dứt ý rông chờ kia, nên gọi người ạnh mẽ.

—————————————————————————————–

 

Dứt bỏ duyên cha mẹ

Nhà vua và hai thứ

Diệt hết cả cảnh giới

Vô cấu là phạm hạnh.

Dứt bỏ duyên cha mẹ: Như Lai nói điều này là muốn chỉ rõ âm ái dục đã dứt hẳn không còn sót, không còn phát sinh lại nữa.

Cho nên nói: Dứt bỏ duyên cha mẹ.

Nhà vua và hai thứ: Nói đến vua là muốn nói đến sự kiêu ạn. Hai thứ chỉ cho Giới luật và Tà kiến. Phải dứt bỏ tâm kiêu ạn này, chớ để nó phát sinh. Cho nên nói: hà vua và hai thứ.

Diệt hết cả cảnh giới, vô cấu là phạm hạnh: Như Lai nói điều này là muốn nói tâm kiêu mạn của mình đã dứt hẳn không còn sót, tu hành phạm hạnh. Cho nên nói: Diệt hết cả cảnh giới, vô cấu là phạm hạnh.

—————————————————————————————–

 

Nếu người không chỗ nương

Biết kẻ ấy chuộng ăn

Không, Vô tướng, Vô nguyện

Suy nghĩ lấy làm hạnh.

Nếu người không chỗ nương: Người tu hành không còn các kết sử, cũng không cất giấu chúng. Cho nên nói: Nếu người không chỗ nương.

Biết kẻ ấy chuộng ăn: Người đời dựa vào ăn để sống, biết nắm cơm bỏ vô miệng, biết rõ gốc ngọn xuất phát của nó. Lại người ham ăn sinh ý tưởng mê đắm, như tấm da trâu sống kia. Ý tưởng ham ăn giống như đống lửa. Còn ý thức nghĩ đến ăn thì như dao kiếm. Người tu hành cầm nắm cơm phải quán xét ngọn nguồn nó, hoặc tự tay cầm hoặc ở trong bát. Suy nghĩ kỹ lưỡng miếng ăn từ đâu sinh ra, từ đâu mà diệt. Nếu quán sát những chất nhơ bẩn rõ do vật thực tiêu hóa ra thì không còn tham ưa. Cho nên nói: Biết kẻ ấy chuộng ăn.

Không, Vô tướng, Vô nguyện, suy nghĩ lấy làm hạnh: Như chúng sinh kia nhập vào ba cửa giải thoát (Không, Vô tướng, Vô nguyện) suy nghĩ đạo pháp không lìa tâm ý. Cho nên nói: Không, Vô tướng, Vô nguyện, suy nghĩ lấy làm hạnh.

—————————————————————————————–

 

Chim bay trong không

Không để dấu vết

Như người tu hành

Không cầu nơi đến.

Chim bay trong không, không để dấu vết: Chim bay trong không đều gọi là phượng hoàng, không hề thấy dấu vết trong hư không, tới lui qua lại đều không nơi chốn. Cho nên nói: Chim bay trong không, không để dấu vết.

Như người tu hành, không cầu nơi đến: Người tu hành quán sát nghĩa lý này, đều không phân biết phương hướng để đi đến như Đông, Tây, Nam, Bắc. Cho nên nói: Như người tu hành, không cầu nơi đến.

—————————————————————————————–

 

Ai dứt được gốc hữu

Không nương việc chưa đến

Không, Vô tướng, Vô nguyện

Suy nghĩ lấy làm hạnh.

Người tu hành trong các cõi cắt đứt cội gốc hữu, nói về hữu thì có Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu, đều dứt hẳn phiền não không còn sót và không còn sinh khởi nữa. Cho nên nói: Ai dứt được gốc hữu.

Không nương việc chưa đến: Không biết việc chưa xảy ra và sự thay đổi hưng, suy. Cho nên nói: Không nương việc chưa đến.

Không, Vô tướng, Vô nguyện, suy nghĩ lấy làm hạnh: Mặc ba áo giải thoát, bước vào cửa dứt hết phiền não, lấy đó làm vui không bao giờ lìa bỏ. Cho nên nói: Không, Vô tướng, Vô nguyện, suy nghĩ lấy làm hạnh.

—————————————————————————————–

 

Ít có chúng sinh

Không theo đường tắt

Có vượt, không vượt

Chết rất khó thoát.

Ít có chúng sinh, không theo đường tắt: Ít có chúng sinh, sinh vào nơi kinh đô, cũng lại ít có chúng sinh gặp được Hiền thánh.

Cho nên nói: Ít có chúng sinh, không theo đường tắt.

Có vượt, không vượt: Có nhiều chúng sinh muốn vượt khỏi thế gian, nhưng ít ai vượt khỏi, không biết cội gốc sinh tử, có, không, phải, quấy. Ấy là do thấp hèn cặn đục nên không đạt được tanh hạnh. Cho nên nói: Có vượt, không vượt.

Chết rất khó thoát: Người ta ham sống, chỉ thấy trước mắt, không biết con đường đưa đến cái chết đầy dẫy nạn khổ, cũng không suy nghĩ hạnh nghiệp thoát khỏi thế gian. Cho nên nói: Chết rất khó thoát.

—————————————————————————————–

 

Các hữu bình đẳng nói

Cùng quán sát các pháp

Dứt hết các kết sử

Không còn có nóng bức.

Các hữu bình đẳng nói, cùng quán sát các pháp: Người ta sống ở đời quán xét phải trái, đầy đủ các pháp, không có cao thấp.

Cho nên nói: Các hữu bình đẳng nói, cùng quán sát các pháp.

Dứt hết các kết sử, không còn có nóng bức: Như người tu hành suy nghĩ đo lường để dứt bỏ các kết sử và ý tưởng tham đắm thì không còn tai họa nóng bức nữa. Cho nên nói: Dứt hết các kết sử, không còn có nóng bức.

—————————————————————————————–

 

Đi đường không còn lo

Lúc nào cũng giải thoát

Tất cả kết sử hết

Không còn các phiền não.

Đi đường không còn lo, lúc nào cũng giải thoát: Người tu hành tu đức tự nhiên, hết mọi khổ não, không sinh trần cấu. Cho nên nói: Đi đường không còn lo, lúc nào cũng giải thoát.

Tất cả kết sử hết, không còn các phiền não: Như người tu hành giữ tâm bền chắc nên kết sử dứt hẳn, không còn sót. Cho nên nói: Tất cả kết sử hết, không còn các phiền não.

—————————————————————————————–

 

Không tạo, không có tạo

Tạo nghiệp, chịu phiền não

Chẳng tạo, chẳng không tạo

Trước lo, sau cũng vậy.

Không tạo, không có tạo, tạo nghiệp, chịu phiền não: Người trước gây tội mà biết rõ là phi pháp, rồi bày tỏ với mọi người sám hối, không tự che giấu thì sau này có thọ thân nhưng không bị khổ não.

Cho nên nói: Không tạo, không có tạo, tạo nghiệp, chịu phiền não.

Chẳng tạo, chẳng phải tạo, trước lo, sau cũng vậy: Người trước đó gây tội, nhưng liền sám hối ngay thì đến ngày lâm chung thần thức không bị lầm lẫn rối loạn. Có thiện thần che chở, không lạc vào đường ác. Cho nên nói: Chẳng tạo, chẳng không tạo, trước lo, sau cũng vậy.

—————————————————————————————–

 

Nếu tạo nghiệp tốt lành

Việc làm không lo âu

Tạo nghiệp vui và tạo

Sinh cõi trời hưởng vui.

Nếu tạo nghiệp tốt lành, việc làm không lo âu: Người tu hạnh lành, các công đức đầy đủ, được mọi người tôn kính, ai cũng tôn thờ.

Sau khi chết sinh lên cõi trời tốt đẹp. Cho nên nói: Nếu tạo nghiệp tốt lành, việc làm không lo âu. Tạo nghiệp vui và tạo, sinh cõi trời hưởng vui.

—————————————————————————————–

 

Cũng không biết luận bàn

Hiền thánh không sai khác

Nếu lại biết luận nghị

Lời nói không vết nhơ.

Cũng không biết luận bàn, Hiền thánh không sai khác: Như người tu hành không biết nghị luận, không phân biệt cú nghĩa nên trước đại chúng không giữ oai nghi phép tắc, hiền, ngu không phân biệt. Cho nên nói: Cũng không biết luận bàn, Hiền thánh không sai khác.

Nếu lại biết luận nghị, lời nói không vết nhơ: Lời nói không vết nhơ, dứt bỏ các ý tưởng tham đắm, trong tâm vui vẻ, được khen ngợi vô lượng. Những pháp vị được nghe làm no đủ tất cả. Không vào các đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh chịu khổ não. Cho nên nói: Nếu lại biết luận nghị, lời nói không vết nhơ.

—————————————————————————————–

 

Nên nói lời đúng pháp

Nên dựng cờ Tiên nhân

Cờ pháp là Tiên nhân

Tiên nhân là cờ pháp.

Nên nói lời đúng pháp: Giảng nói, truyền bá cho người nghe, câu văn đầy đủ, xoay vần dạy bảo nhau. Tiên nhân chỉ cho chư Phật, Thế Tôn. Nói danh thân, cú thân, phân biệt từng thứ một không có sai lầm, muốn khiến cho chánh pháp tồn tại lâu dài trên thế gian. Cho nên nói: Nên nói lời đúng pháp, nêu dựng cờ Tiên nhân, cờ pháp là Tiên nhân, Tiên nhân là cờ pháp.

—————————————————————————————–

 

Hoặc mắng bằng im lặng

Hoặc mắng trước đám đông

Hoặc mắng không phát tiếng

Đời, không ai không mắng.

Hoặc mắng bằng im lặng: Trong tâm họ hừng hực cháy lời nguyền rủa không thôi. họ mong đối phương gặp nạn nước lửa, trộm cướp. Họ suy nghĩ bên trong những ý ác đó, không để lộ ra bên ngoài. Cho nên nói: Hoặc mắng bằng im lặng.

Hoặc mắng trước đám đông: Họ lớn tiếng to lời, không kể tôn ti. Cho nên nói: Hoặc mắng trước đám đông.

Hoặc mắng không phát tiếng: Những kẻ có quyền giữa đám đông, cũng không lớn tiếng mắng chửi ngay mặt. Cho nên nói: Hoặc mắng không phát tiếng; đời, không ai không mắng.

—————————————————————————————–

 

Một chê, một khen

Chỉ lợi tên mình

Chẳng có, chẳng không

Cũng không thể biết.

Một chê, một khen, chỉ lợi tên mình: Các công đức lành nuôi dưỡng thân này, nếu được cúng dường cũng không mừng, còn bị gièm chê làm nhục cũng không buồn. Quá khứ qua rồi, tâm lành không mất. Tương lai chưa đến, chưa có điềm xảy ra, hiện tại không dừng trụ, sẽ lại chuyển dời. Cho nên nói: Một chê, một khen, chỉ lợi tên mình, chẳng có, chẳng không, cũng không thể biết.

—————————————————————————————–

 

Người trí khen ngợi

Hoặc tốt hay xấu

Người trí không sai

Tuệ định giải thoát

Như vàng Tử ma

Trong ngoài trong suốt.

Người trí khen ngợi, hoặc tốt hay xấu: học rộng thấy rộng, giảng nói một nghĩa không ai bằng được, đều mong đắc độ, giúp cho thần thức lìa khổ. Cũng như Như Lai, khi đi thì chân cách mặt đất bốn tấc, dấu in trên đất hiện ra rõ ràng. Trong dấu chân đó, loài sâu trùng có hình, đều nhờ ánh sáng đó mà được độ. Trong bảy ngày, chúng được yên ổn hoàn toàn không có các khổ, không bị ai làm tổn hại. Như vàng ròng Tử ma, trong ngoài sáng sạch trong suốt, không có vết nhơ. Cho nên nói: Người trí khen ngợi, hoặc tốt hay xấu, người trí không sai, tuệ định giải thoát, như vàng Tử ma, trong ngoài trong suốt.

—————————————————————————————–

 

Giống như núi vững sáng

Không bị gió lay động

Người trí cũng như thế

Không động bởi khen, chê.

Giống như núi vững sáng: Núi đứng cao chót vót, vững chắc, hoàn toàn không bị gió thổi lay động. Đức Như Lai ở trên đời dứt bỏ hết tám pháp thế gian, không bị lay động bởi khen chê. Có một Phạm chí học rộng hiểu nhiều, không việc gì không biết, nghe Phật ra đời không bị khen chê làm động, giữ tâm như đất, không ghi nhớ mọi việc xấu tốt. Phạm chí đến chỗ Phật, mắng nhiếc Như Lai đủ điều, sau đó khen ngợi bằng nhiều lời hay ho, nhưng tâm Như Lai vẫn an nhiên không động. Cho nên nói: Giống như núi vững sáng, không bị gió lay động, người trí cũng như thế, không động bởi khen chê.

—————————————————————————————–

 

Như cây không có rễ

Không cành huống có lá

Người mạnh mẽ cởi trói

Ai dám chê đức ấy?

Như cây không có rễ, không cành huống có lá: Vô minh là gốc rễ, cội nguồn của các thứ tai họa. Ái dục sinh cành lá để tà kiến nảy sinh. Cho nên nói: Như cây không có rễ, không cành huống có lá.

Người mạnh mẽ cởi trói, ai dám chê đức ấy? Người mạnh mẽ chỉ cho Đức Phật, Thế Tôn đã thoát khỏi sự trói buộc, không còn thọ thân trong bào thai, không những ở kiếp này và còn bao kiếp sau nữa. Cho nên nói: Người mạnh mẽ cởi trói, ai dám chê đức ấy.

—————————————————————————————–

 

Không nhơ, không có trụ

Hố thân gieo giống khổ

Không ái là trên hết

Trời lẫn người không biết.

Không nhơ, không có trụ: Dứt bỏ các kết sử, hết hẳn không còn sót. Có kết sử thì có trụ. Không có kết sử thì không trụ. Không còn hố thân thì không còn hạt giống khổ. Cho nên nói: Không nhơ, không có trụ, hố thân gieo giống khổ.

Không ái là trên hết, trời lẫn người không biết: Như Lai ngồi thiền an nhiên vào định, Tam-muội chánh định, tự ẩn mất thân hình. Các vị trời và các bậc Thánh muốn biết Như Lai ở đâu thì không thể được. Cho nên nói: Không ái là trên hết, trời lẫn người không biết.

—————————————————————————————–

 

Như mành lưới, rừng cây

Không ái huống việc khác

Phật có vô lượng hạnh

Không còn dấu vết gì.

Như mành lưới, rừng cây: Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:

–Nay Ta nói cho cho các thầy nghe về gốc rễ cành lá sum suê của cây ái dục phải khéo suy nghĩ,… nói rộng như trong khế kinh, trôi lăn trong sinh tử, mê đắm năm đường.

Cho nên nói: Như mành lưới, rừng cây.

Không ái huống việc khác: Đức Như Lai thành đạo dứt hẳn không còn ái dục, ra khỏi hẳn năm đường, không còn ở trong ba cõi, không thọ thân bằng bốn cách sinh. Cho nên nói: Không ái huống việc khác.

Phật có vô lượng hạnh, không còn dấu vết gì: Phật là Đấng đã giác ngộ tất cả pháp, không có việc gì không biết, không thong suốt. Ngài tu bốn ý dứt, bốn ý lìa, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám chánh đạo, giảng nói rộng khắp, không có cùng cực, không ai cao hơn, không thể đo lường sâu xa, không gì sâu hơn, sâu xa không thể thăm dò được. Còn kết sử thì còn dấu vết, hết kết sử thì hết dấu vết. Bởi có chân nên người ta mới đi bốn hướng, bốn góc, trên dưới. Kết sử có dấu vết là bước vào ba cõi, rong ruổi trong năm đường, không thoát khỏi sinh tử. Kết sử hết dấu vết là không còn ở trong ba cõi, tám nạn. Cho nên nói: Phật có vô lượng hạnh, không còn dấu vết gì.

—————————————————————————————–

 

Nếu người không muốn sinh

Sinh nhưng không thọ hữu

Phật có vô lượng hạnh

Không còn dấu vết gì.

Nếu người không muốn sinh, sinh nhưng không thọ hữu Bỏ thân này thọ thân khác, cứ trải qua mãi trong sinh tử, với ức, ngàn muôn thân sống chết, vô lượng không thể kể xiết. Nay thành đạo rồi, không còn thọ thân, không còn chịu các khổ não. Cho nên nói:

Nếu người không muốn sinh, sinh nhưng không thọ hữu. Phật có vô lượng hạnh, không còn dấu vết gì.

—————————————————————————————–

 

Nếu muốn dứt tưởng ấy

Trong ngoài không các nhân

Cũng không qua sắc tưởng

Bốn ứng không thọ sinh.

Nếu muốn dứt tưởng ấy, trong ngoài không các nhân: Tưởng gồm có Dục tưởng, Sắc tưởng và Vô sắc tưởng. Người tu hành dứt hẳn không cho sinh lại, cũng không còn gây ra kết sử trong ba cõi, trong ngoài thanh tịnh, không tạo bụi nhơ. Cho nên nói: Nếu muốn dứt tưởng ấy, trong ngoài không các nhân.

Cũng không qua sắc tưởng, không sinh bốn sắc tưởng: Như người tu hành quán xét sắc quá khứ, sắc quá khứ tạo ra sắc vị lai, sắc vị lai tạo ra sắc hiện tại. Hiện tại gây ra sắc, mỗi mỗi phân biệt bốn sắc vô hữu. Như vua Chuyển luân thánh vương thống trị bốn thiên hạ, thân vua có tướng Đại nhân, đầy đủ vẻ đẹp. Người tu hành quán thân vua như thân mình không khác, không vì thân tướng tốt đẹp mà sinh khởi ý tưởng thân tướng tốt đẹp. Không vì thân tướng xấu xí mà sinh khởi ý tưởng than tướng xấu xí. Không thấy mình là người kia, không phải người kia, người kia là mình, chẳng phải mình.

Cũng lại không thấy phải quấy là phải hay chẳng phải, đều không còn ý tưởng về tốt, xấu. Dứt hẳn bốn tưởng ấy, không theo nó. Cho nên nói: Cũng không qua sắc tưởng, bốn ứng không thọ sinh.

—————————————————————————————–

 

Bỏ trước, bỏ sau

Bỏ giữa, vượt hữu

Tất cả đều bỏ

Không còn sống chết.

Bỏ trước, bỏ sau, bỏ giữa, vượt hữu: Bỏ trước nghĩa là bỏ ấm trì nhập kết sử trói buộc ở quá khứ. Bỏ sau nghĩa là bỏ ấm trì nhập kết sử trói buộc ở vị lai. Bỏ giữa, vượt hữu nghĩa là bỏ ấm trì nhập kết sử trói buộc ở hiện tại. Bỏ tất cả là ngay thân này được đạo vô vi, làm vua cõi ba ngàn, làm phép tắc cho mười phương. Mọi việc đều xong theo ý mình, không còn thọ thai, biết đúng như thật. Cho nên nói: Bỏ trước, bỏ sau, bỏ giữa, vượt hữu. Tất cả đều bỏ, không còn sống chết.