SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 8

Phẩm 28: NGƯỜI HUYỄN NGHE PHÁP

Bấy giờ, các vị trời nghĩ rằng:

–Nên dùng những người nào để nghe pháp do Đại đức Tubồđề nói?

Biết tâm niệm của các vị trời, Tu-bồ-đề nói:

–Này các vị! Như người huyễn hóa nghe pháp, tôi phải dùng người như vậy. Vì người như vậy không có nghe, không có hiểu, không có chứng.

Các vị trời hỏi:

–Bạch Đại đức! Chúng sinh như huyễn, người nghe pháp cũng như huyễn chăng? Chúng sinh như hóa, người nghe pháp cũng như hóa chăng?

Tu-bồ-đề nói:

–Đúng vậy, này các vị! Chúng sinh như huyễn, người nghe pháp cũng như huyễn. Chúng sinh như hóa, người nghe pháp cũng như hóa.

Này các vị! Ngã như huyễn, như mộng, chúng sinh cho đến người biểt, người thấy cũng như huyễn, như mộng.

Sắc cho đến thức, nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, các thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cũng như huyễn, như mộng.

Nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, Bố thí bala-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, bốn Niệm xứ cho đến mười tám pháp Bất cộng cũng đều như huyễn, như mộng.

Quả Tư-đà-hoàn cho đến Phật đạo cũng như huyễn, như mộng.

Các vị trời hỏi:

–Đại đức nói Phật đạo như huyễn, như mộng. Đối với Niếtbàn, Đại đức cũng nói như huyễn, như mộng chăng? Tu-bồ-đề nói:

–Tôi nói Phật đạo như huyễn, như mộng, tôi nói Niết-bàn cũng như huyễn, như mộng. Nếu còn có pháp nào hơn Niếtbàn tôi nói cũng như huyễn, như mộng. Vì sao? Vì huyễn mộng và Niết-bàn không hai, không khác.

Bấy giờ, các Tôn giả Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, Maha Câu-si-la, Ma-ha Ca-chiên-diên, Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử, Maha Ca-diếp và vô số Bồ-tát hỏi Tu-bồ-đề:

–Bát-nhã ba-la-mật như vậy rất sâu xa, khó thấy, khó hiểu, khó biết, vắng lặng nhiệm mầu. Ai sẽ là người lãnh thọ được?

Tôn giả A-nan nói với các đại đệ tử và các vị Bồ-tát:

–Các Đại Bồ-tát không thoái chuyển có khả năng lãnh thọ Bátnhã ba-la-mật rất sâu, khó thấy, khó hiểu, khó biết, vắng lặng nhiệm mầu này. Những người thành tựu chánh kiến, những bậc A-la-hán lậu tận, sở nguyện đã mãn cũng có khả năng tin nhận.

Lại các thiện nam, thiện nữ đã gặp nhiều Đức Phật, ở chỗ chư Phật đã cúng dường nhiều trồng căn lành, thường gần gũi Thiện tri thức, có căn tánh lanh lợi, những người này có thể lãnh thọ, chẳng nói là phải hay chẳng phải. Tu-bồ-đề nói:

–Chẳng dùng không để phân biệt sắc, chẳng dùng sắc để phân biệt không, chẳng dùng vô tướng, vô tác để phân biệt sắc, chẳng dùng sắc để phân biệt vô tướng, vô tác, chẳng dùng không sinh, không diệt, vắng lặng và xa lìa để phân biệt sắc, chẳng dùng sắc để phân biệt không sinh, không diệt, vắng lặng và xa lìa. Như sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như vậy, nhãn đến các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra cũng giống như vậy. Bố thí ba-la-mật đến Nhất thiết chủng trí cũng giống như vậy. Chẳng dùng không cho đến xa lìa để phân biệt Nhất thiết chủng trí, chẳng dùng Nhất thiết chủng trí để phân biệt không.

Tu-bồ-đề lại bảo các vị trời:

–Bát-nhã ba-la-mật rất sâu xa này ai có khả năng lãnh thọ? Này các vị! Trong Bát-nhã ba-la-mật này không có pháp chỉ bày được, không có pháp luận bàn được. Nếu đã không có pháp chỉ bày được, không có pháp giảng nói được, thì người lãnh thọ cũng không thể được.

Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề:

–Trong Bát-nhã ba-la-mật nói rộng giáo pháp ba thừa và giáo pháp bao gồm Bồ-tát từ người mới phát tâm cho đến người ở Địa thứ mười, từ Bố thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, từ bốn Niệm xứ cho đến mười tám pháp Bất cộng. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy, thường hóa sinh chẳng mất thần thông, đầy đủ thiện căn đi đến các cõi Phật, muốn có phẩm vật để cúng dường thì liền được như nguyện. Ở chỗ chư Phật nghe lãnh giáo pháp mãi cho đến trí Nhất thiết không dứt mất, không hề rời chánh định, sẽ được biện tài mau chóng, biện tài lanh lợi, biện tài bất tận, biện tài không đuối lý, biện tài đúng cơ, biện tài đúng nghĩa, biện tài hơn tất cả thế gian.

Tu-bồ-đề nói:

–Đúng vậy, như lời Xá-lợi-phất nói, Bát-nhã ba-la-mật nói rộng giáo pháp ba thừa và giáo pháp hộ trì Bồ-tát, cho đến Đại Bồtát được biện tài tối thượng của tất cả thế gian, vì không thật có.

Ngã cho đến người biết, người thấy, đều không thật có. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, Bố thí ba-la-mật đến Bát-nhã bala-mật không thật có. Nội không cho đến vô pháp hữu pháp không chẳng thật có. Bốn Niệm xứ cho đến Nhất thiết chủng trí không thật có.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Vì sao trong Bát-nhã ba-la-mật nói rộng về giáo pháp ba thừa vì không thật có?

Vì sao trong Bát-nhã ba-la-mật hộ trì Bồ-tát vì không thật có?

Vì sao Đại Bồ-tát được biện tài lanh lợi cho đến biện tài tối thượng trong tất cả thế gian vì không thật có? Tu-bồ-đề nói:

–Vì nội không cho đến Bát-nhã ba-la-mật nói rộng giáo pháp ba thừa không thật có. Vì ngoại không cho đến vô pháp hữu pháp không nên nói rộng giáo pháp ba thừa không thật có.

Vì nội không cho nên hộ trì Bồ-tát đến được biện tài tối thượng trong tất cả thế gian không thật có. Vì ngoại không cho đến vô pháp hữu pháp không cho nên Bát-nhã ba-la-mật hộ trì Bồ-tát cho đến biện tài tối thượng trong tất cả thế gian đều không thật có.