KINH BỒ-TÁT ANH LẠC
Hán dịch: Đời Dao Tần, Sa-môn Trúc Phật Niệm, người Lương Châu.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Phẩm 27: TRÍ THANH TỊNH DỨT TRỪ CẤU NHIỄM
Về phương Đông, cách xa cõi này ba mươi bảy hằng sa thế giới, có cõi Phật tên là Hoa nghiêm, Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Nhất Ý Như Lai Vô Thượng Chánh Giác, mười tôn hiệu gồm đủ. Đức Như Lai ấy đã sai một vị Bồ-tát tên là Tịnh Nhất Thiết Địa, đi đến thế giới Tabà, đây là bậc các hành gốc đã gồm đủ, ý luôn định không vọng loạn, thực hiện các pháp chánh thọ Tam-muội không hề bị ngăn ngại, mọi trụ xứ của Phật thảy đều đi đến, không bị cấu nhiễm đối với pháp giới, luôn dứt sạch tưởng chấp tôi ta.
Bấy giờ Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa rời chỗ ngồi đứng dậy, để trần vai bên phải, đến trước Đức Phật cung kính quỳ mọp, đầu gối phải chạm sát đất, chắp tay thưa:
–Kính bạch Thế Tôn! Con có điều muốn thưa hỏi, nếu được chấp thuận thì mới dám bày tỏ.
Đức Phật nói:
–Lành thay, Lành thay! Này vị Tộc tánh tử! Nếu muốn thưa hỏi Như Lai về những điều còn hồ nghi thì cứ việc nêu bày.
Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa thưa:
–Kính bạch Thế Tôn! Thế nào là các hàng thiện nam, thiện nữ, cúng dường chư Phật mà không dấy tưởng chấp về chư Phật, đối với gốc của các pháp cũng lại như thế. Tuy hóa độ chúng sinh mà không dấy niệm về chúng sinh. Hành đạo Bồ-tát không hề làm mất tâm ý gốc, thực hiện đầy đủ các nguyện cũng như đức hạnh được sung mãn, luôn có được tâm thanh tịnh không lìa trí tuệ sáng suốt?
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Như có các hàng thiện nam, thiện nữ, tư duy nhận rõ gốc hành của Đại thừa là kho tàng thâm diệu chẳng thể nghĩ bàn, thì trước nên tu học các pháp Chánh thọ định ý, để dứt trừ tưởng loạn vọng, sáu đấy mới tu tập đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, tự quán thân là không, quán về tâm của người khác cũng như thế. Như các vị thiện nam, thiện nữ nhập các pháp Tam-muội Định, tâm không động chuyển tất có thể nhận rõ hết thảy các hành. Thế nào là các vị thiện nam, thiện nữ nhập các pháp Tam-muội Định? Ở nơi tất cả các pháp tư duy phân biệt không hề có sự nhầm lẫn sai lạc. Này các vị Tộc tánh tử! Như thế đấy, nếu có các vị Đại Bồ-tát căn lực đều được vững chắc đạt không thoái chuyển thì liền có thể nhập định tự quán gốc của thân: chốn gốc ấy từ đâu lại, mỗi mỗi phân biệt tất nhận rõ sự sinh diệt, đến chẳng rõ từ chốn nào đến, đi cũng không tường sẽ tới nơi nào. Những vị thiện nam, thiện nữ ấy, từ pháp định ý xuất thì lại nhập pháp Định ý quán bên ngoài thân, mỗi mỗi phân biệt về các loài chúng sinh, lại nhận thấy vô lượng quốc độ của chư Phật, có thọ nhận hình tướng hay không thọ nhận hình tướng. Hoặc lúc này các vị thiện nam, thiện nữ trở lại nhập Định quán bên trong bên ngoài thân, quán thân ta thân kẻ khác để phát hiện sự sai khác cùng những nét chung, như ta thường quán tưởng. Quán hướng cầu Đại thừa không hề lìa chúng sinh, cầu quả vị Duyên giác, cũng không chỉ cầu thanh tịnh nơi cõi Phật. Hàng đệ tử tu học thì nương theo âm thanh để thọ nhận giáo pháp xa lìa mọi ràng buộc trong ba cõi. Đó gọi là thực hiện pháp Định, quán về trong ngoài thân phát hiện những điểm khác và những nét chung nhau.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Như có các vị thiện nam, thiện nữ nhập các pháp định chánh thọ Tam-muội, có thể khiến cho vô lượng thế giới thảy cùng theo sự giáo hóa của mình, từ giáo hóa được giải thoát tùy theo sự an lạc của tâm ý, nhân đấy có thể thực hiện đối với trăm ngàn pháp Tam-muội trong đó ý luôn được thâu phục không chút vọng loạn. Đó gọi là các hàng thiện nam, thiện nữ hướng tới pháp Đại thừa không rời bỏ chúng sinh.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Như có các hàng thiện nam, thiện nữ nhập pháp Định nhất thân thì liền có thể quan sát gốc tâm của chúng sinh, hoặc có tham dâm, giận dữ, si mê hoặc không có ba thứ độc ấy, sẽ tùy theo hành gốc của họ mà độ thoát. Những thiện nam, thiện nữ đó ra khỏi pháp Định nhất thân thì lại nhập pháp Định chúng đa thân, quán về các loại chúng sinh có hoặc không có tham dâm, giận dữ, si mê, tùy theo hành gốc của mỗi loài mà độ thoát họ.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Như có các hàng thiện nam, thiện nữ nhập pháp Tam-muội Vô hình quán, quan sát khắp tâm của mọi chúng sinh, nhận biết mọi sở niệm của chúng sinh, giống nhau hoặc chẳng đồng. Lại có pháp Tammuội gọi là Quán chúng sinh tâm. Đại Bồ-tát đạt được pháp định ấy thì liền có thể quan sát chúng sinh trong cõi người, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương, hạng nào nhiều tham dục giận dữ si mê, hạng nào không có ba độc ấy để tùy theo hành gốc của họ mà độ thoát.
Đức Phật bảo vị Tộc tánh tử:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm của hàng Duyệt-xoa, Đại Bồ-tát đạt được pháp Tam-muội ấy thì liền có thể quan sát khắp tâm của hàng Duyệt-xoa, nhận biết mọi sở niệm có hoặc không có tham dâm, giận dữ, si mê, sẽ theo hành gốc của hạng ấy mà độ thoát họ.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm của loài Rồng, Đại Bồ-tát đạt được pháp định ý thì liền có thể quan sát tâm chúng sinh trong cõi Rồng, nhận biết về mọi sở niệm, biết khắp vô lượng thế giới ở mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê để tùy theo hành gốc của loài đó mà hóa độ.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
-Lại có pháp Định ý nhận biết tâm của hàng A-tu-luân, Đại Bồtát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát mọi sở niệm của hàng A-tu-luân, quán tưởng nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tuỳ theo hành gốc của loài ấy mà hóa độ.
Đức Phật bảo vị Tộc tánh tử:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm của chư Thiên, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm của mọi chúng sinh ở cõi trời, nhận biết về khắp vô lượng thế giới trong mười phương, có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà độ thoát.
Đức Phật bảo vị Tộc tánh tử:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm của hàng Phạm thiên, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm của hàng Tịnh chí thiên, nhận biết về khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà hóa độ.
Đức Phật bảo vị Tộc tánh tử:
–Lại có pháp Định ý nhận biết về tâm của chúng sinh nơi cõi Dục, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát về tâm của chúng sinh trong cõi Dục, nhận biết khắp vô lượng thế giới ở mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà độ thoát.
Đức Phật bảo vị Tộc tánh tử:
–Lại có pháp Định ý nhận biết về tâm chúng sinh nơi cõi địa ngục, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát mọi chúng sinh nơi cõi địa ngục, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà độ thoát.
Đức Phật bảo vị Tộc tánh tử:
–Lại có pháp Định ý biết tâm của chúng sinh ở cõi Phất-vu-đãi, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát mọi chúng sinh ở cõi Phất-vu-đãi, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết về tâm của chúng sinh cõi Diêm-phù địa, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát mọi chúng sinh nơi cõi Diêm-phù-địa, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm chúng sinh ở cõi Cồ-da-ni,
Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm ý chúng sinh ở cõi Cồ-da-ni, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh ở cõi Uất-đan-việt, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm của mọi chúng sinh nơi cõi Uất-đan-việt, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh một cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi một cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm chúng sinh nơi hai cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi hai cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm chúng sinh nơi ba cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi ba cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi bốn cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi bốn cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi năm cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi năm cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi sáu cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi bảy cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi bảy cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi tám cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi tám cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi chín cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi chín cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi mười cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi mười cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi một trăm cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi một trăm cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi một ngàn cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi một ngàn cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi một vạn cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi một vạn cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi ức
vạn cõi bốn thiên hạ, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi ức vạn cõi bốn thiên hạ, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi một cõi Phật, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát nhận biết tâm niệm của mọi chúng sinh nơi một cảnh giới Phật, thấu tỏ khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi mười quốc độ chư Phật, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi mười quốc độ chư Phật, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi một trăm quốc độ chư Phật, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi một trăm quốc độ chư Phật, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi một vạn quốc độ chư Phật, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi một vạn quốc độ chư Phật, nhận biết khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
Lại có pháp Định ý nhận biết tâm niệm của chúng sinh nơi một ức quốc độ chư Phật, Đại Bồ-tát đạt được pháp Định ý ấy, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi một ức cõi Phật, quán tưởng thấu rõ khắp vô lượng thế giới trong mười phương có hay không có tham dâm, giận dữ, si mê, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát hết thảy. Như thế là các vị Đại Bồ-tát, ở nơi pháp Định ý ấy đã đạt được hoàn toàn đầy đủ các pháp Tam-muội Vương.
Đức Phật bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa rằng:
–Như có các hàng thiện nam, thiện nữ dốc tâm phụng trì tu tập pháp môn ấy, thì liền đạt được đầy đủ các tướng của Như Lai.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Tịnh Nhất Thiết Địa:
–Như có các hàng thiện nam, thiện nữ, đạt được pháp Định ý Tam-muội ấy thì có được phương tiện quyền xảo để giáo hóa chúng sinh, lại có được mười việc đem lại những thành tựu công đức. Những gì là mười?
- Mọi ngữ khí nêu ra đều thanh tịnh được nhiều người tin tưởng hâm mộ.
- Không hề làm mất bản ý, không chê trách sự thọ nhận của kẻ khác.
- Thông tỏ về toán số, biết rõ sáu mươi bốn nẻo biến đổi.
- Phân biệt nhận rõ các pháp không, không hình tướng.
- Nhận rõ các pháp về vị lai, giải thoát dứt mọi ràng buộc.
- Đối với pháp hiện tại luôn nhớ đến pháp đã được chứng đạt thành tựu.
- Luôn nhớ các hành quá khứ, rõ được tính chất vô tướng.
- Đối với pháp vô tướng nhận ra gốc không như nhiên.
- Nhận rõ sự sinh diệt tự nhiên, không tham chấp ba đời.
- Bồ-tát thực hiện các pháp Định ý luôn không làm mất thứ lớp.
Đó gọi là Đại Bồ-tát nhập định Tam-muội, liền có thể quan sát tâm niệm của mọi chúng sinh nơi một ức cõi Phật, hạng có nhiều tham dâm, giận dữ, si mê, hạng không có ba thứ độc ấy, để tùy theo hành gốc của họ mà giáo hóa độ thoát hết thảy.