SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 5

Phẩm 18: HỎI VỀ THỪA

Tu-bồ-đề bạch Đức Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Đại thừa của Bồ-tát? Thế nào sẽ biết Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa? Thừa ấy phát từ đâu?

Thừa ấy đến chỗ nào? Sẽ an trụ chỗ nào? Ai sẽ ngồi thừa ấy để ra?

Phật dạy:

–Này Tu-bồ-đề! Sáu pháp Ba-la-mật là Đại thừa của Đại Bồ- tát.

Đây là sáu pháp Ba-la-mật: Bố thí ba-la-mật, Trì giới balamật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định bala-mật và Bát-nhã ba-la-mật.

Thế nào gọi là Bố thí ba-la-mật?

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát dùng tâm đúng với trí Nhất thiết để bố thí các sở hữu trong thân ngoài thân, cùng tất cả chúng sinh hướng về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì dụng không thật có. Đó gọi là Bố thí ba-la-mật của Đại Bồtát.

Thế nào gọi là Trì giới ba-la-mật?

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát dùng tâm đúng với trí Nhất thiết, để tự thực hành mười nghiệp lành và cũng dạy người khác thực hành, vì không thật có. Đó gọi là Trì giới ba-la-mật của Bồ-tát.

Thế nào gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật?

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát dùng tâm đúng với trí Nhất thiết, tự đầy đủ nhẫn nhục và cũng dạy người khác thực hành nhẫn nhục, vì không thật có. Đó gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật của Đại Bồ-tát.

Thế nào gọi là Tinh tấn ba-la-mật?

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát dùng tâm đúng với trí Nhất thiết, thực hành năm pháp Ba-la-mật kia, siêng tu không dừng nghỉ, cũng an lập chúng sinh nơi năm pháp Ba-la-mật, vì không thật có. Đó gọi là Tinh tấn ba-la-mật của Đại Bồ-tát.

Thế nào gọi là Thiền định ba-la-mật?

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát dùng tâm đúng với trí Nhất thiết, tự dùng phương tiện nhập vào các thiền, chẳng thọ sinh theo thiền và cũng dạy người khác nhập các thiền, vì không thật có. Đó gọi là Thiền định ba-la-mật của Đại Bồ-tát.

Thế nào gọi là Bát-nhẫ ba-la-mật?

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát dùng tâm đúng với trí Nhất thiết, chẳng chấp đắm tất cả pháp và quán pháp tánh, vì không thật có. Cũng dạy người khác chẳng chấp đắm tất cả pháp và quán pháp tánh, vì không thật có. Đó gọi là Bátnhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát. Này Tu-bồ-đề! Đây là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Đại Bồ-tát lại có Đại thừa, như nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, rốt ráo không, vô thỉ không, tán không, tánh không, tự tướng không, các pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không.

Thế nào là nội không?

Nội pháp là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Xét về nhãn thì nhãn rỗng không, cho đến xét về ý thì ý rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là nội không.

Thế nào là ngoại không?

Ngoại pháp là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Xét về sắc thì sắc rỗng không, cho đến xét về pháp thì pháp rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là ngoại không.

Thế nào là nội ngoại không?

Pháp nội ngoại là mười hai nhập: Sáu nhập bên trong là sáu Căn và sáu nhập bên ngoài là sáu trần. Xét về nội pháp thì nội pháp rỗng không, xét về ngoại pháp thì ngoại pháp rỗng không, vì đều chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy. Đó gọi là nội ngoại không.

Thế nào là không không?

Không là tất cả pháp rỗng không. Không này cũng là rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là không không.

Thế nào là Đại không?

Đại là nói mười phương. Xét về phương Đông thì phương Đông rỗng không, cho đến phương dưới thì phương dưới rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy. Đó gọi là Đại không.

Thế nào là Đệ nhất nghĩa không?

Đệ nhất nghĩa là nói Niết-bàn. Xét về Niết-bàn thì Niết-bàn rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đây là Đệ nhất nghĩa không.

Thế nào là hữu vi không?

Pháp hữu vi là nói ba cõi: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Xét về cõi Dục thì cõi Dục rỗng không, cõi Sắc thì cõi Sắc rỗng không, cõi Vô sắc thì cõi Vô sắc rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là hữu vi không.

Thế nào là vô vi không?

Pháp vô vi là không có tướng sinh, không có tướng trụ, không có tướng diệt. Xét về pháp vô vi thì pháp vô vi rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy. Đó gọi là vô vi không.

Thế nào là rốt ráo không?

Rốt ráo là nói các pháp hoàn toàn không thật có, tức là rốt ráo rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là rốt ráo không.

Thế nào là vô thỉ không?

Xét về chỗ khởi đầu của các pháp thì không thật có, do chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là vô thỉ không.

Thế nào là tán không?

Tán là nói các pháp bất diệt. Bất diệt này cũng rỗng không, do chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là tán không.

Thế nào là tánh không?

Hoặc pháp tánh của hữu vi, hoặc pháp tánh của vô vi, tánh này chẳng phải Thanh văn, Bích-chi-phật làm ra, chẳng phải Phật làm ra, cũng chẳng phải người khác làm ra. Xét về tánh này thì tánh này rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là tánh không. Thế nào là tự tướng không?

Nói theo tự tướng nói sắc là tướng hư hoại, thọ là tướng lãnh thọ, tưởng là tướng chấp, hành là tướng tạo tác, thức là tướng biết. Tự tướng của các pháp hữu vi, pháp vô vi đều rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là tự tướng không.

Thế nào là các pháp không?

Các pháp là nói năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới. Xét về các pháp này thì các pháp này rỗng không, do chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là các pháp không.

Thế nào là chẳng thể nắm bắt không?

Tìm cầu các pháp chẳng thể nắm bắt này là chẳng thể nắm bắt không, do chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là không thật có không.

Thế nào là vô pháp không?

Nếu pháp không mà có thì cũng rỗng không, do chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là vô pháp không.

Thế nào là hữu pháp không?

Hữu pháp là nói trong các pháp hòa hợp có tự tánh tướng. Hữu pháp này rỗng không, do chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là hữu pháp không.

Thế nào là vô pháp hữu pháp không?

Vô pháp trong các pháp và hữu pháp trong các pháp đều rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì sao? Vì tánh tự như vậy, đó gọi là vô pháp hữu pháp không.

Này Tu-bồ-đề! Lại có pháp pháp tướng không, vô pháp vô pháp tướng không, tự pháp tự pháp tướng không, tha pháp tha pháp tướng không.

Thế nào gọi là Pháp pháp tướng không?

Pháp ở đây là nói năm ấm. Năm ấm rỗng không, đó gọi là Pháp pháp tướng không.

Thế nào gọi là vô pháp vô pháp tướng không?

Vô pháp ở đây là nói pháp vô vi, đó gọi là vô pháp vô pháp tướng không.

Thế nào gọi là tự pháp tự pháp tướng không?

Xét về các pháp thì tự pháp rỗng không. Rỗng không này chẳng phải do biết cũng chẳng phải do thấy, đó gọi là tự pháp tự pháp tướng không.

Thế nào gọi là Tha pháp tha pháp tướng không?

Hoặc Phật ra đời hoặc Phật không ra đời, thì pháp trụ, pháp tướng, pháp vị, pháp tánh là như thật tế. Vượt quá cac pháp không này, đó gọi là tha pháp tha pháp tướng không.

Như trên gọi là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa của Đại Bồ-tát, đó là Tammuội Thủ-lăng-nghiêm, Tam-muội Bảo ấn, Tam-muội Sư tử du hý, Tam-muội Diệu nguyệt, Tam-muội Nguyệt tràng tướng, Tam-muội Xuất chư pháp, Tam-muội Quán đảnh, Tammuội Tất pháp tánh, Tam-muội Tất tràng tướng, Tam-muội Kim cang, Tam-muội Nhập pháp ấn, Tam-muội Vương an lập Tammuội, Tam-muội Phóng quang, Tam-muội Lực tấn, Tam-muội Cao xuất, Tam-muội Tất nhập biện tài, Tam-muội Thích danh tự, Tammuội Quán phương, Tam-muội Đà-la-ni, Tam-muội Vô cuống, Tam-muội Nhiếp chư pháp hải, Tam-muội Biến phú hư không, Tam-muội Kim cang luân, Tam-muội Bảo đoạn, Tam-muội Năng chiếu, Tam-muội Bất cầu, Tam-muội Vô trụ, Tam-muội Vô tâm, Tam-muội Tịnh đăng, Tammuội Vô biên minh, Tam-muội Năng tác minh, Tam-muội Phổ chiếu minh, Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội, Tam-muội Vô cấu minh, Tam-muội Hoan hỷ, Tammuội Điển quang, Tam-muội Vô tận, Tam-muội Oai đức, Tammuội Ly tận, Tam-muội Bất động, Tam-muội Bất thoái, Tammuội Nhật đăng, Tam-muội Nguyệt tịnh, Tam-muội Tịnh minh, Tam-muội Năng tác minh, Tam-muội Tác hành, Tam-muội Tri tướng, Tam-muội Như kim cang, Tam-muội Tâm trụ, Tam-muội Phổ minh, Tam-muội An lập, Tam-muội Bảo tụ, Tam-muội Diệu pháp ấn, Tam-muội Pháp đẳng, Tam-muội Đoạn hỷ, Tam-muội Đáo pháp đảnh, Tam-muội Năng tán, Tammuội Phân biệt chư pháp cú, Tam-muội Tự đẳng tướng, Tam-muội Ly tự, Tam-muội Đoạn duyên, Tam-muội Bất hoại, Tam-muội Vô Chủng tướng, Tam-muội Vô xứ hành, Tam-muội Ly mông muội, Tam-muội Vô khứ, Tam-muội Bất biến dị, Tam-muội Độ duyên, Tam-muội Tập chư công đức, Tam-muội Trụ vô tâm, Tam-muội Tịnh diệu hoa, Tam-muội Giác ý, Tam-muội Vô lượng biện, Tammuội Vô đẳng đẳng, Tam-muội Độ chư pháp, Tam-muội Phân biệt chư pháp, Tam-muội Tán nghi, Tam-muội Vô xứ, Tam-muội Nhất trang nghiêm, Tam-muội Sinh hành, Tam-muội Nhất hành, Tammuội Bất nhất hành, Tam-muội Diệu hành, Tam-muội Đạt nhất thiết hữu để tán, Tam-muội Nhập danh ngữ, Tam-muội Ly âm thanh tự ngữ, Tam-muội Nhiên cự, Tam-muội Tịnh tướng, Tammuội Phá tướng, Tam-muội Nhất thiết chủng diệu túc, Tam-muội Bất hỷ khổ lạc, Tam-muội Vô tận tướng, Tam-muội Đà-la-ni, Tammuội Nhiếp chư tà chánh tướng, Tam-muội Diệt tắng ái, Tam-muội Nghịch thuận, Tam-muội Tịnh quang, Tammuội Kiên cố, Tammuội Mãn nguyệt tịnh quang, Tam-muội Đại trang nghiêm, Tammuội Năng chiếu nhất thiết thế, Tam-muội Đẳng Tam-muội, Tammuội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh, Tam-muội Bất lạc nhất thiết trụ xứ, Tam-muội Như trụ định, Tam-muội Hoại thân suy, Tam-muội Hoại ngữ như hư không, Tam-muội Ly trước như hư không bất nhiễm.

Thế nào là Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm?

Biết chỗ hành của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Thủlăng-nghiêm.

Thế nào là Tam-muội Bảo ấn?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng ấn chứng các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Bảo ấn.

Thế nào là Tam-muội Sư tử du hý?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng đi khắp trong các Tam-muội như sư tử, đó gọi là Tam-muội Sư tử du hý.

Thế nào là Tam-muội Diệu nguyệt?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng soi sáng các Tammuội như mặt trăng sáng, đó gọi là Tam-muội Diệu nguyệt.

Thế nào là Tam-muội Nguyệt tràng tướng?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng nắm giữ tướng của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Nguyệt tràng tướng.

Thế nào là Tam-muội Xuất chư pháp?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng sinh ra các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Xuất chư pháp.

Thế nào là Tam-muội Quán đảnh?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng xem thấy tột đảnh của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Quán đảnh.

Thế nào là Tam-muội Tất pháp tánh?

Vì an trụ trong Tam-muội này thì chắc chắn biết được pháp tánh, đó gọi là Tam-muội Tất pháp tánh.

Thế nào là Tam-muội Tất tràng tướng?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng nắm giữ cờ báu của các Tam-muội.

Thế nào là Tam-muội Kim cang?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng phá các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Kim cang.

Thế nào là Tam-muội Nhập pháp ấn?

An trụ trong Tam-muội này thì nhập vào các pháp ấn, đó gọi là Tam-muội Nhập pháp ấn.

Thế nào là Tam-muội Vương an lập Tam-muội?

An trụ trong Tam-muội này thì an trụ vững vàng trong tất cả Tam-muội như bậc Đế vương, đó gọi là Tam-muội Vương an lập Tam-muội.

Thế nào là Tam-muội Phóng quang?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng phát ra ánh sáng chiếu soi các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Phóng quang.

Thế nào là Tam-muội Lực tấn?

An trụ trong Tam-muội này thì có thế lực đối với các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Lực tấn.

Thế nào là Tam-muội Cao xuất?

An trụ trong Tam-muội này thì có công năng nuôi lớn các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Cao xuất.

Thế nào là Tam-muội Tất nhập biện tài?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng biện thuyết các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Tất nhập biện tài.

Thế nào là Tam-muội Thích danh tự?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng giải thích danh tự các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Thích danh tự.

Thế nào là Tam-muội Quán phương?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng quán sát phương hướng các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Quán phương.

Thế nào là Tam-muội Đà-la-ni ấn?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng nắm giữ các Tammuội ấn, đó gọi là Tam-muội Đà-la-ni ấn.

Thế nào là Tam-muội Không dối trá?

An trụ trong Tam-muội này thì không dối trá đối với các Tammuội, đó gọi là Tam-muội không dối trá.

Thế nào là Tam-muội Nhiếp chư pháp hải?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng gom lấy các Tammuội nhiều như số giọt nước biển, đó gọi là Tam-muội Nhiếp các pháp hải.

Thế nào là Tam-muội Biến phú hư không?

An trụ trong Tam-muội này thì bao trùm các Tam-muội như hư không, đó gọi là Tam-muội Biến phú hư không.

Thế nào là Tam-muội Kim cang luân?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng nắm giữ các phần Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Kim cang luân.

Thế nào là Tam-muội Bảo đoạn?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng dứt trừ cấu bẩn phiền não của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Bảo đoạn.

Thế nào là Tam-muội Năng chiếu?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng dùng ánh sáng soi rõ các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Năng chiếu.

Thế nào là Tam-muội Bất cầu?

An trụ trong Tam-muội này thì không có pháp để cầu, đó gọi là Tam-muội Bất cầu.

Thế nào là Tam-muội Vô trụ?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy tất cả pháp trụ, đó gọi là Tam-muội Vô trụ.

Thế nào là Tam-muội Vô tâm?

An trụ trong Tam-muội này thì tâm và tâm sở chẳng hiện hành, đó gọi là Tam-muội Vô tâm.

Thế nào là Tam-muội Tịnh đăng?

An trụ trong Tam-muội này thì đối với các Tam-muội chiếu sáng như đèn, đó gọi là Tam-muội Tịnh đăng.

Thế nào là Tam-muội Vô biên minh?

An trụ trong Tam-muội này thì làm ánh sáng vô biên cho các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Vô biên minh.

Thế nào là Tam-muội Năng tác minh?

An trụ trong Tam-muội này thì liền có khả năng làm sáng cho các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Năng tác minh.

Thế nào là Tam-muội Phổ chiếu minh?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng chiếu soi các môn Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Phổ chiếu minh.

Thế nào là Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng làm cho tướng của các Tam-muội bền chắc trong sạch, đó gọi là Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội.

Thế nào là Tam-muội Vô cấu minh?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng trừ cấu nhơ của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Vô cấu minh.

Thế nào là Tam-muội Hoan hỷ?

An trụ trong Tam-muội này thì lãnh thọ sự vui mừng của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Hoan hỷ.

Thế nào là Tam-muội Điện quang?

An trụ trong Tam-muội này thì chiếu suốt các Tam-muội Như ánh điện, đó gọi là Tam-muội Điện quang.

Thế nào là Tam-muội Vô tận?

An trụ trong Tam-muội này thì đối với các Tam-muội chẳng thấy cùng tận, đó gọi là Tam-muội Vô tận.

Thế nào là Tam-muội Oai đức?

An trụ trong Tam-muội này thì có oai đức chiếu rõ các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Oai đức.

Thế nào là Tam-muội Ly tận?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các Tam-muội cùng tận, đó gọi là Tam-muội Ly tận.

Thế nào là Tam-muội Bất động?

An trụ trong Tam-muội này thì làm cho các Tam-muội chẳng động, chẳng lay, đó gọi là Tam-muội Bất động.

Thế nào là Tam-muội Bất thoái?

An trụ trong Tam-muội này thì sẽ chẳng bị lui mất các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Bất thoái.

Thế nào là Tam-muội Nhật đăng?

An trụ trong Tam-muội này thì phát ra ánh sáng chiếu soi các Tam-muội môn, đó gọi là Tam-muội Nhật đăng.

Thế nào là Tam-muội Nguyệt tịnh?

An trụ trong Tam-muội này thì dứt trừ sự tối tăm của các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Nguyệt tịnh. Thế nào là Tammuội Tịnh minh?

An trụ trong Tam-muội này, đối với các Tam-muội được bốn Trí vô ngại, đó gọi là Tam-muội Tịnh minh.

Thế nào là Tam-muội Năng tác minh?

An trụ trong Tam-muội này thì đối với các môn Tam-muội có khả năng làm sáng tỏ, đó gọi là Tam-muội Năng tác minh.

Thế nào là Tam-muội Tác hành?

An trụ trong Tam-muội này thì làm cho các Tam-muội có sự tạo tác, đó gọi là Tam-muội tác hành.

Thế nào là Tam-muội Tri tướng?

An trụ trong Tam-muội này khi thấy các Tam-muội liền biết tướng của các Tam-muội ấy, đó gọi là Tam-muội Tri tướng.

Thế nào là Tam-muội Như kim cang?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng quán sát thấu suốt các pháp, nhưng chẳng thấy có thấu suốt, đó gọi là Tammuội Như kim cang.

Thế nào là Tam-muội Tâm trụ?

An trụ trong Tam-muội này thì tâm chẳng động, chẳng chuyển, chẳng não, cũng chẳng nghĩ rằng mình có tâm này, đó gọi là Tammuội Tâm trụ.

Thế nào là Tam-muội Phổ minh?

An trụ trong Tam-muội này thì thấy hết ánh sáng của các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Phổ minh.

Thế nào là Tam-muội An lập?

An trụ trong Tam-muội này thì đối với các Tam-muội an lập chẳng động, đó gọi là Tam-muội An lập.

Thế nào là Tam-muội Bảo tụ?

An trụ trong Tam-muội này thì thấy khắp các Tam-muội như thấy đống châu báu, đó gọi là Tam-muội Bảo tụ.

Thế nào là Tam-muội Diệu pháp ấn?

An trụ trong Tam-muội này thì ấn chứng được các Tammuội, vì dùng vô ấn để ấn, đó gọi là Tam-muội Diệu pháp ấn.

Thế nào là Tam-muội Pháp đẳng?

An trụ trong Tam-muội này thì quán sát các pháp bình đẳng, không pháp nào chẳng bình đẳng, đó gọi là Tam-muội Pháp đẳng.

Thế nào là Tam-muội Đoạn hỷ?

An trụ trong Tam-muội này thì dứt sự vui mừng đối với tất cả pháp, đó gọi là Tam-muội Đoạn hỷ.

Thế nào là Tam-muội Đáo pháp đảnh?

An trụ trong Tam-muội này thì diệt các pháp tối tăm, cũng ở trên các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Đáo pháp đảnh.

Thế nào là Tam-muội Năng tán?

An trụ trong Tam-muội này thì có công năng phá tan các pháp, đó gọi là Tam-muội Năng tán.

Thế nào là Tam-muội Phân biệt chư pháp cú?

An trụ trong Tam-muội này thì phân biệt các câu pháp của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Phân biệt chư pháp cú.

Thế nào là Tam-muội Tự đẳng tướng?

An trụ trong Tam-muội này thì được chữ bình đẳng của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Tự đẳng tướng.

Thế nào là Tam-muội Ly tự?

An trụ trong Tam-muội này thì đối với các Tam-muội dù một chữ cũng không thấy, đó gọi là Tam-muội Ly tự.

Thế nào là Tam-muội Đoạn duyên?

An trụ trong Tam-muội này thì dứt duyên đối với các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Đoạn duyên.

Thế nào là Tam-muội Bất hoại?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các pháp thay đổi, đó gọi là Tam-muội Bất hoại.

Thế nào là Tam-muội Vô chủng tướng?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các pháp có nhiều loại, đó gọi là Tam-muội Vô chủng tướng.

Thế nào là Tam-muội Vô xứ hành?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy sự hoạt động của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Vô xứ hành.

Thế nào là Tam-muội Ly mông muội?

An trụ trong Tam-muội này thì lìa bỏ sự tối tăm sâu kín của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Ly mông muội.

Thế nào là Tam-muội Vô khứ?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy tướng đi của tất cả Tam-muội, đâu gọi là Tam-muội Vô khứ.

Thế nào là Tam-muội Bất biến dị?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy tướng thay đổi của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Bất biến dị.

Thế nào là Tam-muội Độ duyên?

An trụ trong Tam-muội này thì vượt qua cảnh giới duyên khởi của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Độ duyên.

Thế nào là Tam-muội Tập chư công đức?

An trụ trong Tam-muội này thì chứa nhóm công đức của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Tập chư công đức.

Thế nào là Tam-muội Trụ vô tâm?

An trụ trong Tam-muội này thì đối với các Tam-muội, tâm không bị xâm nhập, đó gọi là Tam-muội Trụ vô tâm.

Thế nào là Tam-muội Tịnh diệu hoa?

An trụ trong Tam-muội này thì làm cho các Tam-muội được như hoa xinh đẹp thơm tho, đó gọi là Tam-muội Tịnh diệu hoa.

Thế nào là Tam-muội Giác ý?

An trụ trong Tam-muội này thì được bảy Giác phần trong các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Giác ý.

Thế nào là Tam-muội Vô lượng biện?

An trụ trong Tam-muội này thì đối với các pháp được tài biện luận vô lượng, đó gọi là Tam-muội Vô lượng biện.

Thế nào là Tam-muội Vô đẳng đẳng?

An trụ trong Tam-muội này thì được tướng không gì sánh bằng đối với các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Vô đẳng đẳng.

Thế nào là Tam-muội Độ các pháp?

An trụ trong Tam-muội này thì vượt qua ba cõi, đó gọi là Tammuội Độ các pháp.

Thế nào là Tam-muội Phân biệt các pháp?

An trụ trong Tam-muội này thì phân biệt thấy các Tammuội và các pháp, đó gọi là Tam-muội Phân biệt các pháp. Thế nào là Tam-muội Tán nghi?

An trụ trong Tam-muội này thì làm tiêu tan sự nghi ngờ đối với các pháp, đó gọi là Tam-muội Tán nghi.

Thế nào là Tam-muội Vô trụ xứ?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy chỗ trụ của các pháp, đó gọi là Tam-muội Vô trụ xứ.

Thế nào là Tam-muội Nhất trang nghiêm?

An trụ trong Tam-muội này thì hoàn toàn chẳng thấy các pháp có hai tướng, đó gọi là Tam-muội Nhất trang nghiêm.

Thế nào là Tam-muội Sinh hành?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các hành sinh khởi, đó gọi là Tam-muội Sinh hành.

Thế nào là Tam-muội Nhất hành?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các Tam-muội ở bờ này, bờ kia, đó gọi là Tam-muội Nhất hành.

Thế nào là Tam-muội Bất nhất hành?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các Tam-muội là một tướng, đó gọi là Tam-muội Bất nhất hành.

Thế nào là Tam-muội Diệu hành?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các Tam-muội là hai tướng, đó gọi là Tam-muội Diệu hành.

Thế nào là Tam-muội Đạt nhất thiết hữu để tán?

An trụ trong Tam-muội này thì nhập vào tất cả cõi, tất cả Tammuội, trí tuệ thông đạt cũng không có sự thông đạt, đó gọi là Tammuội Đạt nhất thiết hữu để tán.

Thế nào là Tam-muội Nhập danh ngữ?

An trụ trong Tam-muội này thì nhập vào tên gọi của tất cả Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Nhập danh ngữ.

Thế nào là Tam-muội Ly âm thanh tự ngữ?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy âm thanh, văn tự, ngôn ngữ của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Ly âm thanh tự ngữ.

Thế nào là Tam-muội Nhiên cự?

An trụ trong Tam-muội này thì oai đức chiếu sáng như ngọn đuốc, đó gọi là Tam-muội Nhiên cự.

Thế nào là Tam-muội Tịnh tướng?

An trụ trong Tam-muội này thì dứt sạch tướng các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Tịnh tướng.

Thế nào là Tam-muội Phá tướng?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy tướng của các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Phá tướng.

Thế nào là Tam-muội Nhất thiết chủng diệu túc?

An trụ trong Tam-muội này thì tất cả các thứ Tam-muội đều đầy đủ, đó gọi là Tam-muội Nhất thiết chủng diệu túc. Thế nào là Tam-muội Bất hỷ khổ lạc?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các Tam-muội khổ

lạc, đó gọi là Tam-muội Bất hỷ khổ lạc.

Thế nào là Tam-muội Vô tận tướng?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các Tam-muội có tận cùng, đó gọi là Tam-muội Vô tận tướng.

Thế nào là Tam-muội Đà-la-ni?

An trụ trong Tam-muội này thì có khả năng giữ gìn các Tammuội, đó gọi là Tam-muội Đà-la-ni.

Thế nào là Tam-muội Nhiếp chư tà chánh tướng?

An trụ trong Tam-muội này thì đối với các Tam-muội chẳng thấy tướng tà chánh, đó gọi là Tam-muội Nhiếp chư tà chánh tướng.

Thế nào là Tam-muội Diệt tắng ái?

An trụ trong Tam-muội này thì không thấy sự ưa ghét của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Diệt tắng ái.

Thế nào là Tam-muội Nghịch thuận?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy sự nghịch thuận của các pháp, của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Nghịch thuận.

Thế nào là Tam-muội Tịnh quang?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy sự cấu nhơ của ánh sang của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Tịnh quang.

Thế nào là Tam-muội Kiên cố?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy các Tam-muội chẳng vững chắc, đó gọi là Tam-muội Kiên cố.

Thế nào là Tam-muội Mãn nguyệt tịnh quang?

An trụ trong Tam-muội này thì các Tam-muội viên mãn như mặt trăng đêm rằm, đó gọi là Tam-muội Mãn nguyệt tịnh quang.

Thế nào là Tam-muội Đại trang nghiêm?

An trụ trong Tam-muội này thì đại trang nghiêm thành tựu các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Đại trang nghiêm.

Thế nào là Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế?

An trụ trong Tam-muội này thì có công năng soi chiếu các Tam-muội và tất cả pháp, đó gọi là Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế.

Thế nào là Tam-muội Tam-muội đẳng?

An trụ trong Tam-muội này thì đối với các Tam-muội chẳng thấy tướng định, tướng loạn, đó gọi là Tam-muội Tam-muội đẳng.

Thế nào là Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh?

An trụ trong Tam-muội này làm cho các Tam-muội chẳng phân biệt có kia đây, không kia đây, đó gọi là Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh.

Thế nào là Tam-muội Bất lạc nhất thiết trụ xứ?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy chỗ nương tựa của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Bất lạc nhất thiết trụ xứ.

Thế nào là Tam-muội Như trụ định?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng vượt quá tướng như của các Tam-muội, đó gọi là Tam-muội Như trụ định.

Thế nào là Tam-muội Hoại thân suy?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy thân tướng, đó gọi là Tam-muội Hoại thân suy.

Thế nào là Tam-muội Hoại ngữ như hư không?

An trụ trong Tam-muội này thì chẳng thấy ngữ nghiệp của các Tam-muội như hư không, đó gọi là Tam-muội Hoại ngữ như hư không.

Thế nào là Tam-muội Ly trước như hư không bất nhiễm?

An trụ trong Tam-muội này thì thấy các Tam-muội Như hư không vô ngại, cũng chẳng nhiễm Tam-muội này, đó gọi là Tammuội Ly trước như hư không bất nhiễm.

Này Tu-bồ-đề! Đó gọi là Đại thừa của Đại Bồ-tát.