NHIẾP ĐẠI THỪA LUẬN THÍCH (1)

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 10

PHẦN THỨ 10, (Đoạn 2): QUẢ TRÍ KIA

Luận nói: “Lại nữa, Pháp thân của chư Phật thậm thâm hết sức thậm thâm. Tướng thậm thâm nầy làm sao thấy được? Trong đây có nhiều bài tụng”.

Giải thích: Trong Đại thừa, Pháp thân của chư Phật với tướng thậm thâm, bây giờ sẽ hiển thị, lấy 1hai bài tụng để hiển thị 1hai tướng thậm thâm.

Luận nói:

Phật vô sinh làm sinh,
Cũng vô trụ làm trụ,
Các sự không công dụng,
Thực thứ bốn làm thực.

Giải thích: Ở đây một bài tụng hiển thị sinh trụ, nghiệp trụ thậm thâm. Phật vô sinh làm sinh, là hiển sinh thậm thâm,vì chư Như Lai không có nghiệp phiền não đồng như chỗ tạo tác của phàm ngu, nên gọi là vô sinh, nhưng có cùng với sinh của phàm ngu nầy trái nhau, tướng của nó khó hiểu gọi là sinh thậm thâm. Cũng vô trụ làm trụ, là hiển trụ thậm thâm, vì lấy Niết-bàn vô trụ làm trụ xứ, như vậy Niết-bàn gọi là trụ thậm thâm. Các sự vô công dụng, là hiển nghiệp thậm thâm, vì nghiệp vô công dụng của chư Như Lai, tất cả đều bình đẳng nên gọi là nghiệp thậm thâm. Thực thứ bốn làm thực, là hiển trụ thậm thâm, vì chỗ thực của Phật là dựa trụ bất thanh tịnh. Thực thứ bốn trong bốn thứ thực. Bốn thứ thực:

1. Thực trụ dựa không thanh tịnh, là bốn thực như đoạn…, khiến cho hữu tình hệ thuộc nơi cõi dục, nương dựa vào bất thanh tịnh mà được trụ.

2. Thực trụ dựa nơi tịnh, bất tịnh là ba thứ thực như xúc… khiến cho hữu tình hệ thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Nương dựa vào tịnh và bất tịnh mà được trụ. Do chỗ dựa nơi nầy đã lìa các phiền não của địa dưới nên gọi là tịnh, chưa lìa các phiền não của địa trên nên gọi là bất tịnh, vì vậy gọi là dựa vào tịnh bất tịnh. Như vậy dựa vào xúc, ý tư và thức thực mà trụ, trừ đoạn thực.

3. Thực trụ hoàn toàn dựa vào nay tịnh: Là bốn thứ thực như đoạn… Khiến cho Thanh-văn, Độc-giác dựa vào thanh tịnh mà được trụ.

4. Thực trụ chỉ có thị hiện nương dựa, tức là chư Phật thị hiện thọ nhận bốn thứ thực mà được trụ, nên chư Phật thực, đây là thị hiện trụ thực thứ tư, vì khiến cho có thể lập bày tịnh tín của loại hữu tình làm nhân phước đức tăng trưởng, tuy hiện thọ thực nhưng không khởi sự thực (tạo tác việc ăn uống), khi Như Lai thọ thực thì chư thiên lãnh lấy, thi hành ý Phật thừa nhận các hữu tình khác, do nhân nầy, mà loại hữu tình kia mau chứng Bồ-đề, tất cả như vậy phải biết nói chung là một tướng thậm thâm.

Lại nữa, do mười nhân, phải biết là tướng sinh và vô sinh của chư Phật: 1. Vì cùng với pháp ngu si bất đồng. 2. Vì cùng với pháp sai biệt bất đồng. 3. Vì tự tại đối với sự thâu nhận. 4. Vì tự tại đối với sự trụ trì. 5. Vì tự tại đối với sự trừ bỏ. 6. Vì tướng vô nhị. 7. Vì chỉ tợ quang ảnh. 8. Vì đồng huyễn hoá. 9. Vì trụ vô trụ. 10. Vì thành đại sự.

Lại do mười nhân, phải biết Như Lai không trụ sinh tử và lấy Niếtbàn: 1. Vì không phải biến tri. 2. Vì không phải vĩnh đoạn. 3. Vì không phải tu tập. 4. Vì biết không phải hữu tánh. 5. Vì vô sở đắc vô phân biệt. . Vì tâm xa lìa. 7. Vì tâm chứng đắc. 8. Vì tâm bình đẳng. 9. Vì sự không thể thủ đắc. 10. Có thể chứng đắc.

Lại do mười nhân, phải biết chư Phật sự không công dụng mà được thành lập: 1. Vì khéo đoạn lìa. 2. Vì không chỗ dựa. 3. Vì chỗ tạo tác không công dụng. 4. Vì tác giả không công dụng. 5. Vì tác nghiệp không công dụng. . Vì vô sở hữu, không công dụng. 7. Vì hoàn toàn không sai biệt. 8. Vì chỗ tạo tác đã xong. 9. Vì chỗ tạo tác chưa xong. 10. Vì thuần thục tu tập trong tất cả pháp, đắc tự tại.

Lại do mười nhân, phải biết chư Phật thật ra không có ăn mà hiện nhận có ăn: 1. Vì thị hiện thân trụ trì là do ăn. 2. Vì khiến các hữu tình tăng trưởng phước. 3. Vì muốn thị hiện có pháp đồng. 4. Vì khiến cho hàng tùyhọc chánh thọ dụng. 5. Vì khiến cho hàng tùyhọc có hạnh liêm khiết. . Vì khiến phát khởi hạnh tinh tấn. 7. Vì khiến thành thục các thiện căn. 8. Vì hiển tự thân không nhiễm chấp. 9. Vì cung kính nghiệp trợ nhận giữ. 10. Vì muốn viên mãn bản nguyện sinh.

Luận nói:

Không khác cũng vô lượng,
Vô số lượng một nghiệp,
Nghiệp chẳng bền, nghiệp bền,
Chư Phật đủ ba thân.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị an lập số nghiệp thậm thâm. “Không khác cũng vô lượng”, là hiển an lập thậm thâm, vì Pháp thân của chư Phật không có sai biệt nên gọi là không khác, vô lượng chỗ dựa hiện đẳng giác nên gọi là vô lượng. “Vô số lượng một nghiệp”, là hiển số thậm thâm, chư Phật tuy vô lượng nhưng đồng một nghiệp, do đó mà sâu xa. “Nghiệp bất kiên, nghiệp kiên, chư Phật đủ ba thân”, là chư Như Lai ba thân tương ưng, sự nghiệp thân thọ dụng của Phật thì kiên trụ, sự nghiệp biến Hóa thân của Phật thì bất kiên trụ. Sự nghiệp như vậy gọi là thậm thâm.

Luận nói:

Hiện đẳng giác phi hữu,
Hết thảy giác phi vô,
Mỗi mỗi niệm vô lượng,
Chỗ hiển hữu phi hữu.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị hiện đẳng giác thậm thâm. “Hiện đẳng giác phi hữu”, là pháp Bổ-đặc-già-la phi hữu. “Hết thảy giác phi vô”, là do mượn nơi danh lý mà nói tất cả chư Phật hiện đẳng giác. Làm sao biết được Phật hiện đẳng chánh giác, là “mỗi mỗi niệm vô lượng” Phật, đây là hiển thị trong mỗi mỗi niệm có vô lượng Phật hiện đẳng chánh giác. “Chỗ hiển hữu phi hữu”, đây là hiển chân như là hữu và phi hữu, chư Phật là chỗ hiển của chân như này.

Luận nói:

Không nhiễm, không lìa nhiễm,
Do muốn được xuất ly,
Biết rõ dục, không dục,
Ngộ nhập tánh dục pháp.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị sự lìa dục thậm thâm. “Phi nhiễm, phi lìa nhiễm”, vì tham dục không có nên gọi là phi nhiễm, vì vô nhiễm nên lìa nhiễm cũng không có. Tại sao vậy? Vì tham nhiễm nếu có thì có thể có lìa nhiễm, nhiễm đã không có nên không có lìa nhiễm. “Do muốn được xuất ly”, là do nhằm ngầm đoạn triền tham lưu giữ lại tùy miên tham mà được xuất ly rốt ráo. Nếu không giữ lại tùy miên, thì phải đồng với Thanh-văn, Độc-giác nhập bát Niết-bàn. “Biết rõ dục, không dục, ngộ nhập dục pháp tánh”, là biết rõ tánh tham dục và không tham dục của Biến kế sở chấp thì có thể ngộ nhập chân như của pháp dục.

Luận nói:

Chư Phật vượt các uẩn,
An trụ trong các uẩn,
Cùng uẩn không nhất, dị,
Không xả mà khéo tịch.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị việc đoạn uẩn thậm thâm. “Chư Phật vượt chư uẩn, an trụ trong các uẩn”, là chư Như Lai siêu vượt qua năm thứ… năm thủ uẩn, như sắc trụ pháp tánh nơi vô sở đắc trong uẩn.

“Cùng uẩn không khác”, là tuy đã xả các uẩn Biến kế sở chấp nhưng cùng với uẩn kia không phải khác, vì tức an trụ pháp tánh của uẩn kia, cũng lại không phải một, nếu là một thì Biến kế sở chấp phải đồng pháp tánh thành cảnh thanh tịnh.“Không xả mà khéo tịch”, là không buông xả uẩn Viên thành thật, tức là thể của Niết-bàn diệu thiện.

Luận nói:

Chư Phật sự tương tạp,
Cũng như nước biển lớn,
Ta đã hiện đang làm,
Tha lợi không nghĩ vậy.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị sự thành thục thậm thâm. “Chư Phật sự tương tạp”, là chư Như Lai thành thục tất cả sự nghiệp của các hữu tình đều bình đẳng. Điều đó thí dụ như thế nào? “cũng như nước biển lớn”, là ví như biển lớn có nhiều dòng sông chảy vào, thì nước biển đó xen tạp, là chỗ thọ dụng của cá rùa… chư Phật cũng vậy, đồng nhập pháp giới chỗ tạo tác sự nghiệp hoà hợp không hai, đồng vì thành tựu thọ dụng của hữu tình. “Ta đã hiện đang làm”, là trong ba thời, tùymột thời mà làm. “Tha lợi không nghĩ vậy”, là không khởi nghĩ như vầy: “Ta đối với tha lợi đã hiện đang làm”, nhưng không công dụng có thể làm tất cả sự lợi ích an lạc các hữu tình, ví như mạt-ni, thiên nhạc của thế gian.

Luận nói:

Chúng sinh tội không hiện,
Như trăng trong chậu vỡ,
Đầy khắp các thế gian,
Pháp sáng như mặt trời.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị sự hiển hiện thậm thâm. Nếu các

thế gian không thấy chư Phật, mà nói thân của chư Phật thường trụ, thân của Phật đã thường tại sao không thấy? “Chúng sinh tội không hiện, như trăng trong chậu vỡ”, như trong cái chậu vỡ nát thì nước không còn, nước không còn thì trăng không hiện. Trong thân hữu tình không có nước Xa-ma-tha, nên trăng Phật không hiện. Thuỷ thí dụ cho đẳng trì, thể thanh tịnh trong sáng nên “đầy khắp các thế gian”. “Pháp sáng như mặt trời”, là Phật của thế gian hiện tại tuy không hiện, nhưng khắp tất cả đều thi thố làm Phật sự, do nói các pháp xứng đáng khen ngợi của khế kinh, cũng như ánh sáng của mặt trời chiếu khắp thế gian, làm các Phật sự thành thục hữu tình.

Luận nói:

Hoặc hiện đẳng chánh giác,
Hoặc Niết-bàn như lửa,
Đây chưa từng không có,
Vì thân Phật là thường.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị sự thị hiện đẳng giác Niết-bàn thậm thâm. “Hoặc hiện đẳng chánh giác, hoặc Niết-bàn như lửa”, là chư Như Lai hoặc hiện thành Phật hoặc hiện Niết-bàn, các sự đó như lửa, có khi đốt cháy, có khi tắt mất, chư Phật cũng như thế, hoặc đối với các loại hữu tình chưa thành thục thì hiện Niết-bàn, hoặc đối với các loại hữu tình đã thành thục thì hiện thành Phật quả, vì muốn khiến cho hữu tình kia được giải thoát. Ví như một lửa tánh không có sai biệt, Pháp thân cũng vậy, phải biết chỉ có một. Văn của nửa bài tụng còn lại dễ hiểu.

Luận nói:

Phật nơi phi Thánh pháp,
Cõi người và cõi ác,
Trong pháp phi phạm hạnh,
Tự thể tối thắng trụ.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị sự an trụ thậm thâm. Phật nơi phi Thánh pháp, trong cõi người và cõi ác, trong pháp phi phạm hạnh, do tự thể tối thắng trụ. Tối thắng trụ do Thánh trụ… mà an lập, trong đây Thánh trụ là không… trụ, thiên trụ là chư tĩnh lự trụ, phạm trụ là bốn vô lượng tâm như trời trụ, phi Thánh pháp là bát pháp thiện, Phật trong phi Thánh pháp đó mà trụ không… trụ, vì không… nầy là chỗ trụ của Thánh, nên gọi là Thánh trụ, cõi người và cõi ác là duyên hữu tình kia mà trụ, chỗ trụ tĩnh lự của các tĩnh lự gọi là thiên trụ, pháp phi phạm hạnh là đối với bốn thứ phạm trụ như từ, bi… của pháp trụ kia, tự thể tối thắng trụ là do tự thể tối thắng trụ như vậy mà tối thắng trụ. Đây là hiển chư Phật trong các trụ, an trụ nơi các trụ của tự thể tối thắng.

Luận nói:

Phật hành tất cả xứ,
Cũng không hành nột xứ,
Hiện trong tất cả thân,
Không phải sáu căn hành.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị chỗ hiển bày tự thể thậm thâm. “Phật tất cả xứ hành, cũng không hành một xứ”, là trí hậu đắc phân biệt trong thiện, bất thiện vô ký mà chuyển. Trí Vô phân biệt không hành một xứ nào. Nghĩa thứ hai là thân biến hóa hành tất cả xứ, hai thân còn lại thì không hành một xứ nào. “Hiện trong tất cả thân”, tức là thân biến hóa đối với tất cả xứ xứ có thể thấy. “Không phải lục căn hành”, tức là thân biến hóa, vì muốn hoá độ địa ngục, ngạ quỷ… kia mà hiện sinh trong các cõi đó. Hữu tình thọ sinh trong địa ngục… khi thấy Hóa thân thì không thấy như thật, không thể biết rõ, chỉ tức là địa ngục… nên Hóa thân quyết định không phải địa ngục… là chỗ hành của sáu căn.

Luận nói:

Phiền não ẩn không mất,
Như bị chú độc hại,
Giữ hoặc đến hoặc tận,
Chứng trí nhất thiết Phật.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị về sự đoạn phiền não thậm thâm. “Phiền não nấp không mất, như bị chú độc hại”, là trong vị Bồ-tát, chế phục phiền não triền phược. Phiền não chưa diệt hết, vì có tùy miên, ví như có nhiều lực của chú độc làm hại, thân thể tuy tồn tại mà giống như không bị hại. Phiền não cũng vậy, vì trí biết rõ tuy thể tồn tại mà giống như không bị hại. “Giữ hoặc đến hoặc tận”, là vì phiền não của giữ tùy miên không giống như Thanh-văn mau chóng bát Niết-bàn đắc đến cứu cánh phân biệt diệt tận. “Chứng trí nhất thiết Phật”, là khi phiền não tận thì đắc trí nhất thiết .

Luận nói:

Phiền não thành giác phần,
Sinh tử làm Niết-bàn,
Vì đủ đại phương tiện,
Chư Phật bất tư nghì.

Giải thích: Bài tụng nầy hiển thị về bất khả tư nghì thậm thâm. Nói các Bồ-tát có đủ đại phương tiện thì phiền não tập đế chuyển thành giác phần, sinh tử khổ đế tức là Niết-bàn, vì là tự nội chứng.

Luận nói: “Phải biết đã nói về sự thậm thâm như vậy có mười hai thứ, là sinh trụ nghiệp trụ thậm thâm, an lập số nghiệp thậm thâm, hiện đẳng giác thậm thâm, thậm thâm lìa dục, đoạn trừ uẩn thậm thâm, thành thục thậm thâm, hiển hiện thậm thâm, thị hiện đẳng giác Niếtbàn thậm thâm, trụ thậm thâm, hiển thị tự thể thậm thâm, đoạn phiền não thậm thâm, bất khả tư nghì thậm thâm”.

Giải thích: Mười hai thứ nầy đều khó nhận biết rõ nên gọi là thậm thâm, mỗi mỗi tướng riêng biệt đều đã nói như trước.

Luận nói: “Nếu các Bồ-tát niệm Pháp thân của Phật, do bao nhiêu thứ niệm mà nên tu niệm này? Lược nói Bồ-tát niệm Pháp thân của Phật, do bảy thứ niệm nên tu niệm này:

1. Chư Phật đối với tất cả pháp đắc tự tại chuyển, nên tu niệm nầy, vì đối với tất cả thế giới đắc thông vô ngại. Trong đây có tụng:

Giới hữu tình hiện khắp,
Đủ chướng mà thiếu nhân,
Hai thứ quyết định chuyển,
Chư Phật không tự tại.

2. Thân của Như Lai là thường trụ, nên tu niệm nầy, vì chân như vô gián giải thoát mọi cấu uế.

3. Như Lai tối thắng không tội, nên tu niệm nầy, vì tất cả phiền não chướng và đối tượng nhận thức chướng đều lìa trói buộc.

4. Như Lai không có công dụng, nên tu niệm nầy, vì không khởi công dụng, tất cả Phật sự không có nghỉ ngơi.

5. Như Lai thọ đại phú lạc, nên tu niệm nầy, vì đại phú lạc của cõi Phật thanh tịnh.

6. Như Lai lìa các nhiễm ô, nên tu niệm nầy, vì sinh tại thế gian mà tất cả thế pháp không thể nhiễm ô.

7. Như Lai thành tựu đại sự, nên tu niệm nầy, vì thị hiện đẳng giác bát Niết-bàn, tất cả hữu tình chưa thành thục thì có thể khiến thành thục, đã thành thục thì khiến cho giải thoát. Trong đây có hai bài tụng:

Viên mãn thuộc tự tâm,
Đủ thường trụ thanh tịnh,
Không công dụng hay làm,
Đại pháp lạc hữu tình.
Biến hành không nương dựa,
Bình đẳng lợi nhiều đời,
Bậc tất cả trí Phật,
Nên tu tất cả niệm.

Giải thích: Bây giờ sẽ chỉ rõ. Nếu các Bồ-tát niệm Pháp thân của Phật do bảy thứ niệm, nên tu những niệm đó. “Đối với tất cả pháp đắc tự tại chuyển”, là do đắc thần thông nên đối với tất cả được tự tại chuyển, vì chư Như Lai đối với tất cả thế giới đắc thần thông vô ngại, không giống như Thanh-văn, Độc-giác còn có chướng ngại. Nếu chư Như Lai đối với tất cả pháp tự tại chuyển, thì tại sao tất cả loại hữu tình không đắc Niết-bàn? Nên hiện tại một bài tụng hiển thị do nhân nầy mà các loại hữu tình không thể chứng đắc Niết-bàn rốt ráo. “Hữu tình giới hiện khắp đủ chướng mà thiếu nhân”, là các hữu tình có các chướng của nghiệp gọi là đủ chướng. Do đủ chướng nên tuy có vô lượng Phật xuất hiện nơi đời, cũng không thể khiến cho họ đắc bát Niết-bàn. Vì chư Phật đối với các họ không có tự tại. Nếu các hữu tình không có pháp Niết-bàn thì gọi là thiếu nhân, ý nầy muốn nói các hữu tình kia không có nhân của Niết-bàn, vì không có chủng tánh, chư Phật đối với họ không có tự tại. “Hai thứ quyết định chuyển”, quyết định có hai thứ: 1. Tác nghiệp quyết định. 2. Thọ dị thục quyết định. Phải biết gọi quyết định ở đây là chư Phật nơi hai quyết định nầy không có tự tại. Thân của hàng ngu độn…gọi là chướng dị thục quyết định, sắp sửa đọa Na-lạcca… gọi là thọ dị thục quyết định, phải biết hai thứ sai biệt trong đây là thường trụ của thân Như Lai. “Chân như vô gián giải thoát cấu”, là lý chân như vô gián, giải thoát tất cả chướng cấu, hiển thành Pháp thân, nên thân của Như Lai thường trụ. “Như Lai thọ đại phú lạc”, phải biết cõi Phật thanh tịnh của Như Lai gọi là đại phú lạc. “Như Lai có thể thành đại sự”, là chư Như Lai hiện đẳng chánh giác, bát Niết-bàn, thành tựu đại nghĩa lợi. “Đã thành thục”, thì khiến cho giải thoát, “chưa thành thục”, thì khiến cho thành thục. Nghĩa của các tu niệm Phật còn lại cũng dễ hiểu. Lại lấy hai bài tụng để hiển thị giải thích bảy thứ niệm Phật như vậy. Trong tụng nầy nói bảy thứ viên mãn của chư Phật, để khiến cho tu niệm Phật. Nói các Bồ-tát ban đầu niệm Như Lai tùy thuộc tự tâm viên mãn; tiếp theo niệm thân Như Lai thường trụ viên mãn; kế đó niệm Như Lai đầy đủ thiện thanh tịnh viên mãn, tức là tối thắng vô tội, tiếp đó là niệm Như Lai không công dụng viên mãn, là tạo hành Phật sự không công dụng; kế đó niệm Như Lai thí đại pháp lạc viên mãn, phải biết tức là đối với thanh tịnh cõi Phật thọ đại pháp lạc, kế đó niệm chư Như Lai ly nhiễm ô viên mãn, tức biến hành không có chỗ dựa nơi, nếu có chỗ dựa mà biến hành, tức là có khổ nạn, do không có chỗ dựa mà biến hành, nên chư Phật thường không có khổ nạn nhiễm ô mà đi khắp, sau cùng niệm Như Lai bình đẳng đa lợi viên mãn, tức là niệm Phật có thể thành đại sự, vì thành thục giải thoát các hữu tình.

Luận nói: “Lại nữa, tướng cõi Phật thanh tịnh của chư Phật thế nào? Phải biết như nơi tạng Bồ-tát, khế kinh bách thiên tụng trong phẩm tựa nói: “Đức Bạc-già-phạm trụ quang diệu tối thắng, bảy báu trang nghiêm phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp tất cả vô biên thế giới, vô lượng phương sở tươi đẹp vi diệu, chu vi không có bờ bến, lượng đó khó lường, siêu vượt chỗ hành xứ của tam giới, hay hơn chỗ khởi thiện căn của thế gian, hết sức, tự tại thức tịnh làm tướng, chỗ an trụ của Như Lai, là chỗ quy tụ các chúng Bồ-tát như mây, là chỗ vô lượng thiên, long, Dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-đồ, Khẩn-nạilạc, Mạc-hô-lạc-già, Nhân, Phi nhân… thường theo phụ giúp, là chỗ giữ vững pháp vị hỷ lạc quảng đại, làm tất cả nghĩa lợi của các chúng sinh, dứt trừ tất cả phiền não tai hoạ, xa lìa các ma, hơn các trang nghiêm, trụ xứ trang nghiêm của Như Lai, hạnh đại niệm huệ làm đường đi dạo, đại chánh diệu quán làm xe cộ, đại không, vô tướng, vô nguyện giải thoát làm cửa vào, là chỗ trang nghiêm của vô lượng chúng công đức, là chỗ kiến lập của đại bảo hoa vương trong đại cung điện”. Như vậy hiển thị Phật độ thanh tịnh, hiển sắc viên mãn, hình sắc viên mãn, phần lượng viên mãn phương sở viên mãn, nhân viên mãn quả viên mãn, chủ viên mãn phụ dực viên mãn quyến thuộc viên mãn, nhận giữ viên mãn sự nghiệp viên mãn, tạo lợi ích viên mãn vô uý viên mãn, trụ xứ viên mãn, đạo lộ viên mãn, thừa (xe cộ) viên mãn cửa vào viên mãn, nương giữ viên mãn.

Lại nữa, thọ dụng cõi Phật thanh tịnh như vậy, hoàn toàn tịnh diệu, hoàn toàn an lạc, hoàn toàn vô tội, hoàn toàn tự tại”.

Giải thích: Như kinh bách thiên tụng thuộc tạng Bồ-tát, nơi phẩm tựa nói Phật độ thanh tịnh. Cõi Phật thanh tịnh nầy là hiển thị những công đức thù thắng gì? Là trong hai câu đầu hiển tịnh cõi Phật và hiển sắc viên mãn. “Bảy báu” là: 1. Kim. 2. Ngân. 3. Lưu ly. 4. Mâu-sa-lạc. 5. Át-thấp-ma yết-bà, nêu những thứ nầy ra, phải biết tức là nêu các châu báu mạt-la-yết-đa… . Xích châu báu, xích chân châu nầy là trong xích trùng sinh ra, rất thù thắng trong tất cả trân bảo. 7. Yết-kê-đátnặc-ca. “Phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp tất cả vô biên thế giới”, kế trước đã nói chỗ phóng ra ánh sáng lớn của bảy báu, hai câu trên đây đều đồng hiển sắc viên mãn. Tiếp theo có một câu hiển hình sắc viên mãn. Sau đấy, có một câu hiển phần lượng viên mãn. Tiếp nữa, có một câu hiển phương sở viên mãn. Kế đó có một câu hiển nhân viên mãn.

Đây là nhân gì? Là trí Vô phân biệt xuất thế gian và trí hậu đắc, trí hậu đắc nầy gọi là thắng, vì trí nầy đắc sau nên từ hai thứ thiện căn nầy mà khởi, ngay trên thiện căn nầy gọi là nhân viên mãn. Kế tiếp có một câu hiển quả viên mãn, là cõi Phật tịnh lấy tịnh thức rất tự tại làm tướng. Thứ nữa có một câu hiển chủ viên mãn. Tiếp theo có một câu hiển tùy tùng viên mãn. Kế đó có một câu hiển quyến thuộc viên mãn, trước đã nêu long, hiện tại ở đây lại nêu mạc-hô-lạc-già để thâu tóm đại mãng. Kế tiếp có một câu hiển nhận giữ viên mãn, tức là ẩm thực. Tiếp theo có một câu hiển sự nghiệp viên mãn, là thực các thức ăn nầy rồi thì làm tất cả nghĩa lợi của mọi chúng sinh. Tiếp sau có một câu hiển thâu gồm lợi ích viên mãn, là trong tịnh độ lìa các phiền não, vì không có các khổ. Rồi lại có một câu hiển vô uý viên mãn, nếu xứ không có oán tức không có kinh sợ, oán là bốn ma. Trong tịnh độ nầy, các ma phiền não, ma uẩn, ma tử đều không có, nên vô uý. Tiếp sau có một câu hiển trụ xứ viên mãn. Kế đó có một câu hiển đạo lộ viên mãn. Cõi Phật tịnh nầy do lối nào đi vào? Là huệ Văn, Tư, Tu trong Đại thừa, như thứ tự của nó thì hành đại niệm huệ làm đường đi vào. Sau đó có một câu hiển thừa viên mãn, là cỡi Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na đi dạo. Rồi lại có một câu hiển môn viên mãn, là nói tịnh độ nầy do cửa nào đi vào? Đại giải thoát không, vô tướng, vô nguyện trong Đại thừa làm cửa vào. Kế đó có một câu hiển sự nương giữ viên mãn, như đại địa, sơn hà… nương vào phong luân mà trụ, cõi Phật tịnh nầy thì nương giữ chỗ nào? Là chỗ trang nghiêm của vô lượng chúng công đức, là chỗ kiến lập đại hồng liên hoa. “Thọ dụng cõi Phật thanh tịnh như vậy, hoàn toàn tịnh diệu”, là trong tịnh độ không có các sự phẩn uế bất tịnh. “Hoàn toàn an lạc”, là trong tịnh độ chỉ có lạc thọ, không có khổ thọ, không có vô ký thọ. “Hoàn toàn vô tội”, là trong tịnh độ không có bất thiện, cũng không có vô ký. “Hoàn toàn tự tại”, là trong tịnh độ không chờ ngoại duyên, tất cả chỗ muốn đều tùytự tâm.

Luận nói: “Lại nữa, phải biết pháp giới của chư Phật như vậy, trong tất cả thời có thể khởi năm nghiệp: 1. Cứu tế tai hoạ của tất cả hữu tình làm nghiệp, vì khi tạm thời thấy thì liền có thể cứu tế các tai hoạ đui, điếc, cuồng… 2. Cứu tế cõi ác làm nghiệp, là kéo dẫn các hữu tình ra khỏi xứ bất thiện đặt họ vào xứ thiện. 3. Cứu tế phi phương tiện làm nghiệp, vì khiến cho các ngoại đạo xả bỏ phi phương tiện cầu hạnh giải thoát, đặt họ vào Thánh giáo của Như Lai. 4. Cứu tế Tát-ca-da làm nghiệp, vì truyền dạy cho đạo có thể siêu vượt tam giới. 5. Cứu tế thừa làm nghiệp, là cứu vớt Bồ-tát và các Thanh-văn, Độc-giác thuộc chủng tánh bất định các thừa còn lại trong cõi dục, khiến tu hạnh Đại thừa. Đối với năm nghiệp nầy, phải biết nghiệp dụng của chư Phật bình đẳng.

Trong đây có tụng:

Nhân, y, sự, tánh, hạnh,
Biệt nên nhận nghiệp khác,
Lực biệt thế gian nầy,
Không có, không đạo sư.

Giải thích: “Phải biết pháp giới của chư Phật như vậy, trong tất cả thời có thể khởi năm nghiệp”, là Pháp thân của Phật hằng khởi năm nghiệp. “Cứu tế tai hoạ của tất cả hữu tình làm nghiệp”, là đui điếc… khi tạm thời thấy thì liền được nhãn, nhĩ… “cứu tế cõi ác làm nghiệp”, là kéo dắt xứ ác đặt vào xứ thiện, gọi là tế cõi ác. “Cứu tế Tát-ca-da làm nghiệp”, là vì thế gian mà thuyết Thánh đạo có thể siêu tam giới, tức là nói tam giới là Tát-ca-da. Hai câu còn lại nghĩa dễ hiểu. Đối với năm nghiệp nầy, phải biết các nghiệp của chư Phật bình đẳng. Trong nghĩa nầy lại nói tụng, là “nhân y…”, là do nhân duyên đó các hành nghiệp của tất cả Như Lai bình đẳng, nghiệp của tất cả thế gian không bình đẳng, lấy một bài kệ tóm lược hiển thị. “Thế gian nhân riêng nên thừa nhận nghiệp khác”, là các thế gian do nhân riêng nên sinh Na-lạc-ca, do nhân biệt nên sinh thiên, do nhân biệt nên sinh nhân gian cho đến ngạ quỷ. Do nhân riêng khác nên thừa nhận nghiệp có khác. “Thế gian biệt nên thừa nhận nghiệp khác”, y là thân thể, do y biệt nên nghiệp có khác nhau. “Thế gian sự biệt nên thừa nhận nghiệp khác”, là các sự mua bán sai biệt của thế gian, các sự kinh doanh làm ruộng khác nhau, các sự vụ nầy có sai biệt nên thừa nhận nghiệp có khác nhau. “Thế gian tánh biệt nên thừa nhận nghiệp khác”, tánh là ý hướng, vì ý hướng biệt nên thừa nhận nghiệp có khác nhau. “Thế gian hành biệt nên nghiệp khác”, do khởi hạnh nghiệp có sai biệt nên thừa nhận nghiệp có khác nhau, tác nghiệp của chư Phật đều là không công dụng. “Thế gian lực biệt nầy không có, không đạo sư”, là tất cả lực sai biệt của nhân, thân… không có, nên đạo sư không phải có nghiệp khác nhau.

Luận nói: “Nếu công đức nầy viên mãn tương ưng, thì Pháp thân của chư Phật không cùng chung với Thanh-văn, Độc-giác thừa. Do ý thú gì mà chư Phật nói Nhất thừa? Trong đây có hai bài tụng:

Vì dẫn dắt một loại,
Và nhận giữ thừa khác,
Do chủng tánh bất định ,
Chư Phật nói Nhất thừa.
Pháp vô ngã giải thoát,
Cùng nên tánh bất đồng,
Đắc hai ý lạc hoá,
Cứu cánh nói Nhất thừa.

Giải thích: Hai bài tụng trong đây biện luận nghĩa sâu xa của Phật nói Nhất thừa. “Vì dẫn dắt một loại”, là vì dẫn dắt các Thanh-văn, Độc-giác chủng tánh bất định khiến tiến nhập Đại thừa, là phải làm sao khiến các Thanh-văn, Độc-giác chủng tánh bất định đều do Đại thừa mà bát Niết-bàn! “Và nhận giữ thừa khác”, là vì nhận giữ các Bồ-tát chủng tánh bất định khiến trụ Đại thừa, là phải làm sao khiến các chúng Bồ-tát chủng tánh bất định không bỏ Đại thừa! Chớ nên thừa Thanh-văn mà bát Niết-bàn, vì nghĩa nầy nên Phật nói Nhất thừa. Nghĩa của các câu “do bất định… đã nói pháp vô ngã giải thoát” cho đến rộng nói, trong đó lại do lực của nghĩa riêng mà chỉ nói Nhất thừa. Cái gì là ý nghĩa riêng? Là pháp bình đẳng nên trong tụng nói “đẳng”. Pháp bình đẳng, pháp là chân như, là chỗ quy về đồng với các Thanh-văn, Độc-giác, chỗ quy về bình đẳng nên nói Nhất thừa. “Vô ngã đẳng”, là Bổ-đặc-già-la của Thanh-văn, Độc-giác, ngã đều không có vì vô ngã, vô ngã nầy là Thanh-văn, vô ngã nầy là Bồ-tát thì không đúng đạo lý, do ý nghĩa sâu xa của vô ngã bình đẳng nầy nên nói Nhất thừa. Như Thế Tôn nói: “Giải thoát giải thoát không có sai biệt”. “Tánh bất đồng”, là vì chủng tánh sai biệt, vì các Thanh-văn, Độc-giác nơi tánh bất định cũng sẽ thành Phật, do ý nghĩa nầy nên nói Nhất thừa. “Đắc hai ý hai ý lạc”, là đắc hai thứ ý lạc:

1. Ý lạc thâu giữ bình đẳng, là do đây mà thâu giữ tất cả hữu tình, nói họ tức là ta, ta tức là họ, đã thâu giữ như vậy, tự mình đã thành Phật thì họ cũng thành Phật, do ý nghĩa sâu xa nầy nên thuyết Nhất thừa.

2. Ý lạc pháp tánh bình đẳng, là các Thanh-văn trên hội pháp hoa được Phật thọ ký, đắc pháp tánh bình đẳng ý lạc của Phật, chưa đắc Pháp thân, do đắc ý lạc bình đẳng như vậy, khởi nghĩ như vầy: “Pháp tánh của chư Phật tức là pháp tánh của ta”.

Lại có nghĩa khác, là trong chúng Thanh-văn đó có các Bồ-tát cùng với chúng đó đồng được Phật thọ ký, do pháp nầy giống như ý lạc bình đẳng nên nói Nhất thừa. “Hoá”, là Phật hoá làm thừa Thanh-văn… như Thế Tôn nói: “Ta nhớ khi xưa vô lượng trăm vị trở lại y theo thừa Thanh-văn mà bát Niết-bàn. Do ý nghĩa sâu nầy nên nói Nhất thừa”.

Vì chỗ hoá độ hữu tình của thừa Thanh-văn là do thấy như vậy, đắc bát Niết-bàn nên hiện bày sự hoá độ này. “Cứu cánh”, là chỉ có Nhất thừa nầy rất là rốt ráo, vượt hơn thừa nầy thì không có thừa thù thắng nào khác. Thừa Thanh-văn thì có thừa khác thù thắng hơn, gọi là Phật thừa, do ý nghĩa sâu nầy nên chư Phật Thế Tôn nói Nhất thừa.

Luận nói: Như vậy, chư Phật đồng một Pháp thân, mà Phật thì có nhiều, duyên gì có thể thấy được? Trong đây có tụng:

Trong một cõi không hai,
Đồng thời vô lượng trọn,
Thứ đệ chuyển phi lý,
Nên có nhiều Phật.

Giải thích: Bây giờ sẽ hiển thị do nhân duyên nầy, phải biết chư Phật tuy đồng Pháp thân, nhưng hoặc là thành một, hoặc lại thành nhiều, phải biết nhất là pháp giới đồng, chư Phật đều đồng pháp giới làm thể, vì pháp giới là một nên phải biết là một Phật. Lại nữa, một Phật, là vì trong một thời một thế giới không có hai Phật hiện, nên biết chỉ có một Phật. Lại nữa, trong kệ hiển thị chư Phật hoặc một hoặc nhiều. “Trong một giới không hai”, câu nầy hiển thị chỉ có một Phật, trong một cõi không có hai Phật đồng thời xuất hiện, nên nói chỉ có một Phật. Các câu còn lại thì hiển thị chư Phật có nhiều. “Đồng thời vô lượng trọn”, là vô lượng Bồ-tát trong cùng một thời tư lương viên mãn, nếu các Bồ-tát phước trí tư lương đồng thời viên mãn mà không được thành Phật, như vậy thì tư lương đáng lẽ trống không có kết quả. Có nhiều Bồ-tát tu tập tư lương đồng thời viên mãn, do đó phải biết nhất thời có nhiều Phật. “Thứ đệ chuyển phi lý”, là không có nghĩa thứ tự chuyển thành Phật, nếu các Bồ-tát khi tu tư lương, quán chờ thứ tự trước sau mới thành viên mãn, thì có thể khi đắc quả Phật có thứ tự trước sau, nhưng các Bồ-tát khi tu tư lương, không chờ thứ tự trước sau mới thành mãn, nên khi đắc quả Phật cũng không có nghĩa thứ tự trước saumà thành, “nên có nhiều Phật”.

Luận nói: Tại sao phải biết trong Pháp thân, chư Phật không phải rốt ráo nhập Niết-bàn, cũng không phải rốt ráo không nhập Niết-bàn?

Trong đây có tụng:

Vì thoát tất cả chướng,
Vì việc làm chưa xong,
Phật Niết-bàn tất cánh,
Rốt ráo chẳng Niết-bàn.

Giải thích: Có các bộ khác nói chư Phật không có Niết-bàn tất cánh. Lại có người của bộ thừa Thanh-văn khác nói chư Phật có Niếtbàn tất cánh. Trong bài tụng nầy hiển hai ý nghĩa: “Vì thoát hết thảy chướng”, là do Phật giải thoát tất cả phiền não chướng và đối tượng nhận thức chướng, nương vào ý nghĩa sâu nầy mà nói chư Phật tất cánh Niết-bàn. “Vì chỗ làm chưa xong”, là vì chư Phật rộng khắp đối với tất cả hữu tình, nếu hữu tình chưa thành thục thì khiến cho thành thục, đã thành thục thì muốn khiến cho giải thoát, đó là chỗ nên làm, sự nầy không có thời hạn rốt ráo, nên Phật rốt ráo không nhập Niết-bàn. Nếu khác với điều nầy thì phải biết giống như tất cánh Niết-bàn của Thanhvăn, đó là bản nguyện đáng lẽ trống rỗng không có kết quả.

Luận nói: “Tại sao thân thọ dụng không phải là thân tự tánh? Vì do sáu nhân: 1. Vì sắc thân có thể thấy. 2. Vì chúng hội của vô lượng Phật sai biệt có thể thấy. 3. Vì tùythắng giải kiến tự tánh bất định có thể thấy. 4. Riêng biệt kiến tự tánh biến động có thể thấy. 5. Vì vô số chúng hội của Bồ-tát, Thanh-văn và chư thiên xen tạp có thể thấy. . Vì thức A-lại-da cùng với các thức chuyển chuyển y phi lý có thể thấy. Thân thọ dụng của Phật là thân tự tánh thì không đúng đạo lý”.

Giải thích: Bây giờ sẽ hiển thị thân thọ dụng của Phật là thân tự tánh là không đúng đạo lý. “Vì sắc thân có thể thấy”, là thân thọ dụng và sắc thân của Phật có thể thấy, không phải Pháp thân của Phật, do phi lý nầy nên thân thọ dụng không phải là Pháp thân.

Lại nữa, thân thọ dụng có chúng hội sai biệt của Phật có thể đắc, Pháp thân thì không có sai biệt như vậy, do phi lý nầy nên thân thọ dụng không phải là thân tự tánh.

Lại nữa, thân thọ dụng tùythắng giải kiến, như khế kinh nói: “Hoặc thấy thân Phật, chỉ có sắc vàng; hoặc thấy thân Phật, chỉ có sắc xanh”. Như vậy nói sắc vàng, nếu thân thọ dụng tức là thân tự tánh thì thể của thân tự tánh nầy đáng lẽ là không quyết định, không quyết định gọi là thân tự tánh thì không đúng chánh lý, do phi lý nầy nên thân thọ dụng không phải thân tự tánh.

Lại nữa, thân thọ dụng một loại hữu tình trước thấy dị biệt, ngay sau đó lại thấy dị biệt, không phải Pháp thân tự tánh của Phật biến động, do phi lý nầy nên thân thọ dụng không phải thân tự tánh.

Lại nữa, thân thọ dụng có vô số chúng hội của chư thiên thường xen tạp lẫn nhau, không phải thân tự tánh có sự xen tạp nầy, do phi lý nầy nên thân thọ dụng không phải thân tự tánh.

Lại nữa, chuyển thức A-lại-da đắc thân tự tánh. Nếu thân thọ dụng tức là thân tự tánh thì chuyển các thức chuyển lại đắc thân gì! Do phi lý nầy nên thân thọ dụng không phải thân tự tánh. Do sáu nhân nầy không đúng đạo lý nên hai không thành một.

Luận nói: “Do nhân gì mà thân biến hóa không phải thân tự tánh? Vì do tám nhân, là các Bồ-tát từ lâu xa đến nay đắc định bất thối, sinh trong đổ-sử-đa và cõi người là không đúng đạo lý. Lại nữa, các Bồ-tát từ lâu xa đến nay thường nhớ về đời trước mà trụ, trong sự biên chép, toán số, in ấn, công xảo luận, và trong hạnh thọ dụng dục trần không thể chánh tri, là không đúng đạo lý. Lại nữa, các Bồ-tát từ lâu xa đến nay, đã biết giáo pháp của thuyết ác và thuyết thiện, đến chỗ của ngoại đạo tu khổ hạnh tà là không đúng đạo lý. Lại nữa, các Bồ-tát xả bỏ một trăm câu-chi các châu thiệm bộ, chỉ đối với một xứ thành đẳng chánh giác chuyển chánh pháp luân là không đúng đạo lý. Nếu lìa sự hiển thị thành đẳng chánh giác, chỉ lấy Hóa thân đối với chỗ nơi khác mà thi hành Phật sự, tức phải chỉ đối với thiên cung Đổ-sử-đa thành đẳng chánh giác. Cái gì không nêu bày? Khắp trong tất cả châu thiệm bộ, “đồng thời Phật xuất hiện” đã không nêu bày, vì không giáo không lý, tuy có nhiều Hóa thân nhưng không trái với khế kinh kia nói không có hai Như Lai xuất hiện nơi đời. Vì một trong bốn châu gồm thâu thế giới, như hai luân vương không đồng xuất hiện nơi thế gian. Trong đây có tụng:

Hóa thân Phật vi tế,
Ở nhiều thai bình đẳng,
Vì hiển tất cả chủng,
Thành đẳng giác mà chuyển.

Vì muốn tạo lợi lạc cho tất cả hữu tình, phát nguyện tu hành chứng đại Bồ-đề, rốt ráo Niết-bàn là không đúng đạo lý. Vì nguyện hạnh không có quả, thành lỗi”.

Giải thích: Bây giờ sẽ hiển thị thân biến hóa của Phật tức là thân tự tánh thì không đúng đạo lý, vì do tám nhân. Trong đây không đúng lý thứ nhất là, các Bồ-tát từ lâu xa đến nay đã vô lượng kiếp đắc định bất thối, còn không nên sinh vào cõi trời Đổ-sử-đa, huống chi là trong nhân gian. Nhưng hiện thọ sinh tại thế gian nầy là thân biến hóa không phải thân tự tánh.

Lại nữa, các Bồ-tát từ lâu xa đến nay thường nhớ về đời trước mà trụ, đối với sự biên chép, toán số… không thể chánh tri là không đúng đạo lý, chỉ vì điều phục các hữu tình nên hoá làm sự này.

Lại nữa, các Bồ-tát nơi ba vô số kiếp siêng tu phước huệ, không thể chánh tri các sự thuyết ác, thuyết thiện và khổ hạnh tà, thì đối với thân tối hậu khi chứng Bồ-đề làm sao có thể đốn ngộ? Do đạo lý nầy nên thân biến hóa không phải thân tự tánh.

Lại nữa, các Bồ-tát xả bỏ một trăm câu-chi các châu Thiệm Bộ, chỉ đối với một xứ thành đẳng chánh giác, chuyển chánh pháp luân là không đúng đạo lý, nếu thân biến hóa khắp tất cả xứ đồng thời hiện hoá độ xứng với chánh đạo lý, do đó là thân biến hóa không phải thân tự tánh. Nếu các bộ khác khởi chấp như vậy, thì Phật chỉ có một xứ thật chứng đẳng giác, các phương khác thì hiện hoá độ làm Phật sự, nếu như thế thì tại sao không thừa nhận chỉ trụ nơi trời Đỗ-sử-đa mà thật chứng đẳng giác, khắp tất cả bốn đại châu thị hiện Hóa thân thi hành Phật sự.

Lại nữa, trong tất cả bốn đại châu không hiện đẳng giác, vì không giáo không lý, thì không nên nói. Trong cõi Phật nầy có bốn châu không hiện thành Phật, nếu nói giả sử có sự như vậy, thì liền trái với khế kinh. Trong kinh nói: “Không có hai Như Lai đồng thời xuất hiện”. Phải biết kinh nầy nói đồng với chuyển luân vương, như nói luân vương không có hai vị đồng thời xuất hiện. Nương vào một nơi bốn châu, không phải một Phật độ, không có hai Như Lai đồng thời xuất hiện phải biết cũng như thế. Trong đây có ý nói, một bốn đại châu là một thế giới. Bây giờ lấy tụng để hiển thị Hóa thân của chư Phật hiện đẳng giác. “Hóa thân Phật vi tế…”. Ở đây nghĩa nói, nếu trong lúc đó Phật hiện an trụ nơi cõi trời đỗ-sử-đa, thị hiện từ cõi ấy chết rồi nhập thai mẹ… tức là trong lúc đó hoá làm tôn giả xá-lợi tử… và vô số quyến thuộc, cũng hiện các sự nhập thai, xuất sinh… an lập quyến thuộc biến hóa như vậy, phải biết vì hiển tất cả chủng giác Phật sự thù thắng. Bây giờ, sẽ hiển thị Như Lai rốt ráo nhập bát Niết-bàn là không đúng đạo lý. Vì hoá độ tất cả hữu tình, trước hết phát đại nguyện và tu đại hạnh, thường tự thề: “Ta phải đem lợi lạc cho tất cả hữu tình, siêng tu chánh hạnh”. Nếu ban đầu đã thành Phật rồi liền bát Niết-bàn, thì chỗ tu hạnh nguyện trống rỗng không có kết quả. Do phi lý nầy nên thân biến hóa không phải thân tự tánh.

Luận nói: “Thân thọ dụng và thân biến hóa của Phật đã là vô thường, tại sao kinh nói thân của Như Lai là thường? Chỗ dựa Pháp thân của hai thân nầy là thường. Lại nữa, thân đẳng lưu và thân biến hóa vì hằng thọ dụng không bỏ phế, luôn luôn hiện hoá không vĩnh viễn dứt tuyệt, như thường thọ lạc, như thường thí thực. Thường của thân Như Lai, phải biết cũng vậy”.

Giải thích: Kinh nói thân của Như Lai là thường trụ, thân thọ dụng và thân biến hóa đều là vô thường, tại sao thân là thường? Cho nên, tiếp theo là thành lập nghĩa thường của hai thân. Là vì hai thân nầy nương vào Pháp thân mà trụ, Pháp thân là thường nên hai thân nầy cũng nói là thường. Lại nữa, thân thọ dụng thọ dụng không bỏ phế nên nói là thường thân biến hóa thì hằng hiện đẳng giác bát Niết-bàn tương tục không đoạn nên cũng gọi là thường. Lại lấy thí dụ để hiển hai thân nầy là nghĩa thường trụ, cũng như thế gian nói thường thọ lạc, tuy chỗ thọ lạc không phải chỉ có vô gián mới được nói đây là thường thọ lạc. Lại nữa, như thế gian nói thường thí thực, không phải thí thực nầy hằng không gián đoạn mới được nói đây là thường thí thực. Phải biết nghĩa thường của hai thân cũng vậy.

Luận nói: “Do sáu nhân, nên chỗ hiện Hóa thân của chư Phật Thế Tôn không phải là trụ tất cánh: 1. Chỗ tạo tác cứu cánh, vì thành thục hữu tình đã giải thoát. 2. Vì khiến cho lìa bỏ tâm bất lạc Niết-bàn, vì cầu thân thường trụ của Như Lai. 3. Vì khiến cho lìa bỏ sự khinh huỷ chư Phật, vì khiến cho tỏ ngộ chánh pháp giáo thậm thâm. 4. Vì khiến cho đối với Phật sinh khát ngưỡng sâu xa, vì sợ số người thấy sinh chán mà biếng trễ. 5. Vì khiến đối với tự thân phát khởi tinh tấn, vì biết người chánh thuyết khó có thể đắc. . Vì các hữu tình mau chóng thành thục, vì khiến tinh tấn không xả ách thiện. Trong đây có hai bài tụng:

Do việc làm rốt ráo,
Xả Niết-bàn bất lạc,
Lìa khinh chê chư Phật,
Sinh khát ngưỡng sâu xa.
Trong tự phát chánh cần
Vì mau chóng thành phật
Nên nhận hóa thân phật
Mà không trụ cứu cánh.

Giải thích: Như vậy văn xuôi và văn tụng của sáu nhân, đã làm chứng cho Hóa thân của Phật không phải là trụ tất cánh. Văn đó dễ hiểu nên không phiền giải thích.

Luận nói: “Pháp thân của chư Phật từ vô thỉ đến nay là vô lượng vô biệt, không nên vì chứng đắc mà khởi lại công dụng. Trong đây có tụng:

Phật đắc nhân vô lượng vô biệt,
Hữu tình nếu bỏ dụng tinh cần,
Thì chứng đắc luôn không thành nhân,
Đoạn nhân như vậy không đúng lý”.

Giải thích: Trong đây có vấn nạn, nếu Pháp thân của Phật từ vô thỉ đến nay vô biệt vô lượng khởi chứng đắc nhân, có thể làm các sự lợi lạc của hữu tình, vì chứng quả Phật thì không nên khởi lại công dụng chánh cần. Để giải thích vấn nạn nầy, lấy ý nghĩa của tụng trên để hiển thị. Chư Phật chứng đắc từ vô thỉ đến nay là vô lượng, không có sai biệt. Nếu hữu tình vì cầu quả Phật mà xả bỏ nhân tinh tấn, thì có thể có vấn nạn nầy, vì chư Phật chứng đắc đối với quả Phật từ vô thỉ đến nay sẽ không thành nhân. Nhưng chư Phật chứng đắc từ vô thỉ đến nay là vô biệt vô lượng, hằng cùng với hữu tình khởi nhân tinh tấn để đắc quả Phật. Do đó, không nên nêu vấn nạn. Pháp thân của chư Phật từ vô thỉ đến nay không riêng mà khởi vô lượng nhân chứng đắc, vì chứng quả Phật tức không nên khởi lại công dụng chánh cần, nên chư Phật chứng đắc Pháp thân, không phải là hữu tình vì cầu quả Phật mà xả bỏ nhân tinh tấn. Lại nữa, chư Phật chứng đắc từ vô thỉ đến nay vô biệt vô lượng, khởi nhân tinh tấn để cầu quả Phật, nếu các hữu tình xả bỏ công dụng tinh tấn, như vậy sự chứng đắc sẽ không thành nhân. Lại nữa, nếu đoạn nhân nầy thì không đúng đạo lý, vì hằng khởi tâm đó, ngoài ra đối với sự nầy “hoặc là làm hay không làm, thì ta quyết định sẽ làm”, do đó không nên đoạn nhân như vậy.

Luận nói: “Phẩm nhiếp Đại thừa trong kinh Đại thừa A-tỳ-đạtma, A-tăng-già tôi lược thích đã xong”.

Giải thích: Chánh hướng Đại thừa tạo ra vô lượng thù thắng, phạm vi của luận giả, Bồ-tát thế thân lược giải thích đã xong.