NHIẾP ĐẠI THỪA LUẬN THÍCH (1)

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 5

PHẦN THỨ 3, (Đoạn 2): TƯỚNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC (SỞ TRI CHƯỚNG)

Luận nói: “Lại nữa, làm thế nào biết được, như tự tánh Y tha khởi, tự tánh Biến kế sở chấp hiển hiện mà không xứng thể? Vì do danh nhận biết trước trái nhau không xứng thể, vì do danh có rất nhiều thể trái nhau, vì do danh không quyết định nơi tạp thể trái nhau. Trong đây có hai bài tụng:

Không có danh giác trước,
Nhiều danh không quyết định,
Thành xứng thể nhiều thể,
Vì tạp thể trái nhau.
Pháp vô nhưng khả đắc,
Không nhiễm nhưng có tịnh,
Phải biết đều như huyễn,
Cũng lại tợ hư không.

Giải thích: Như tự tánh Y tha khởi, phần Biến kế sở chấp, tuy hiển hiện có thể đắc nhưng không xứng với thể kia. Để hiển nghĩa này, nói do danh nhận biết trước trái nhau không xứng với thể, nếu Y tha khởi và Biến kế sở chấp đồng một tướng, thì đáng lẽ không chờ danh đối với nghĩa mà hiểu biết chuyển, như chấp có cái bình. Nếu lìa tên cái bình, thì trong nghĩa của tên bình không có sự hiểu biết về cái bình, nếu tên của cái bình nầy cùng với nghĩa của cái bình kia đồng một tướng, thì sự hiểu biết về cái bình phải chuyển, vì không phải một tướng nên không chuyển, do danh nghĩa này, nếu thể tương xứng thì thành trái nhau. Trong đây, an lập danh làm Y tha khởi, nghĩa làm Biến kế sở chấp, vì Y tha khởi do thế lực của danh thành sở biến kế. Lại nữa, đối với một nghĩa có nhiều danh, nếu danh cùng với nghĩa đồng một tướng, thì nghĩa phải giống như danh cũng có nhiều thứ. Nếu như vậy thì nghĩa

phải thành nhiều thể, một nghĩa nhiều thể thì trở thành trái nhau, nên hai tánh nếu đồng một tướng thì trở thành lỗi trái nhau thứ hai. Lại nữa, danh không quyết định, lấy một cù thanh, đối với chín nghĩa chuyển, nếu chấp danh nghĩa đồng một tướng thì nhiều nghĩa trái nhau đáng lẽ cũng đồng một thể, thì trở thành lỗi trái nhau thứ ba. Do chấp trâu dê… không phải một tướng, nghĩa đồng một tánh, bài kệ thứ nhất hiển lại nghĩa này. Trong đó nói “thành” là hiển Y tha khởi và Biến kế sở chấp không phải một nghĩa mà thành, pháp không mà có thể đắc, một kệ nầy lấy các thí dụ huyễn… để khai ngộ đệ tử. Các đệ tử có hai nghi vấn trái nhau. Vì sao pháp không mà hiện có thể đắc? Thế nào là không thì nhiễm mà có thì thanh tịnh? Trong đây có hai ví dụ để giải thích hai nghi vấn này, như “huyễn…” là thí dụ hình tượng huyễn, thật ra là không có mà hiện có thể đắc, phải biết nghĩa trong đây cũng vậy, tuy hiện khả đắc nhưng không phải thật có. Tợ hư vọng, ví như hư không tuy không phải mây làm nhiễm ô của… vì tánh là thanh tịnh, nhưng mà khi lìa mây thì gọi là thanh tịnh. Phải biết các pháp cũng lại như vậy, tuy thật không có nhiễm vì tánh thanh tịnh, nhưng khi chướng, cấu nơi khách được lìa thì gọi là thanh tịnh.

Luận nói: “Lại nữa, tại sao như những gì đã làm sáng tỏ thật ra là không có mà là tự tánh Y tha khởi? Không phải tất cả tất cả đều là không có, nếu tự tánh Y tha khởi nầy không có, thì tự tánh Viên thành thật cũng là không có, nếu Viên thành thật nầy không có thì tất cả đều không có. Nếu tự tánh Y tha khởi và tự tánh Viên thành thật không có, thì đáng lẽ trở thành lỗi không có nhiễm tịnh. Đã hiện có thể đắc tạp nhiễm và thanh tịnh, do đó tất cả không phải đều là không có. Trong đây có tụng:

Nếu không Y tha khởi,
Viên thành thật cũng không,
Hết thảy chủng nếu không,
Thì mãi không nhiễm tịnh”.

Giải thích: Nếu Y tha khởi như điều có thể nắm bắt không có như vậy. Đã như thế thì tại sao không phải tất cả và đều là không có? Nếu Y tha khởi nầy không có thì Viên thành thật tánh cũng phải không có. Tại sao vậy? Do có tạp nhiễm thì có thanh tịnh, nếu cả hai đều không có thì tất cả chủng đều là không có. Bây giờ sẽ hiển thị hai tánh nầy không phải hoàn toàn không có, vì có chê trách lỗi tạp nhiễm và thanh tịnh. Tạp nhiễm thanh tịnh đã hiện có thể nắm bắt được, nên hai tánh nầy đều không phải không có. Nếu chấp là không có thì bác bỏ hiện 35 hữu, tạp nhiễm và thanh tịnh nói là không có.

Luận nói: “Chư Phật Thế Tôn nơi Đại thừa nói giáo phương quảng, trong giáo đó nói: Thế nào phải biết tự tánh Biến kế sở chấp”? Phải biết dị môn nói là không có. Thế nào phải biết tự tánh Y tha khởi? Phải biết ví như huyễn, mộng, hình tượng, ánh sáng và bóng, tiếng vang trong hang, trăng trong nước, biến hóa. Thế nào phải biết tự tánh Viên thành thật? Phải biết nói bốn pháp thanh tịnh. Những gì gọi là bốn pháp thanh tịnh? 1. Tự tánh thanh tịnh, là chân như, không, thật tế, vô tướng, pháp giới, thắng nghĩa. 2. Lìa cấu thanh tịnh, tức là lìa hết thảy chướng, cấu này. 3. Đắc thử đạo thanh tịnh, là tất cả Bồ-đề phần pháp, Ba-la-mậtđa… 4. Sinh thử cảnh thanh tịnh, là Đại thừa chánh pháp giáo diệu, do duyên pháp giáo thanh tịnh này, không phải Biến kế sở chấp tự tánh, vì pháp giới tối thanh tịnh là tánh đẳng lưu, không phải tự tánh Y tha khởi, bốn pháp như vậy gồm thâu chung hết tất cả pháp thanh tịnh. Trong đây có hai bài tụng:

Nói huyễn… đối với sinh,
Nói vô kế sở chấp,
Nếu nói bốn thanh tịnh,
Là nói Viên thành thật.
Tự tánh và lìa cấu,
Đạo thanh tịnh sở duyên,
Tất cả pháp thanh tịnh,
Là thuộc về bốn tướng”.

Giải thích: Tự tánh thanh tịnh, là tự tánh hoàn toàn thanh tịnh, tức là tự tánh chân như thật có cộng tướng bình đẳng của tất cả hữu tình. Do có cộng tướng nầy nên nói tất cả pháp có Như Lai tạng. Lìa cấu thanh tịnh, là chân như xa lìa phiền não đối tượng nhận thức chướng cấu, tức là do chân như thanh tịnh như vậy hiển thành chư Phật. Đắc đạo thanh tịnh này, là có thể đắc chân như nơi Thánh đạo nầy thì liền thanh tịnh, là niệm trụ Bồ-đề phần pháp và tất cả Ba-la-mật-đa. Sinh cảnh thanh tịnh này, là sinh cảnh giới đối tượng duyên của năng chứng Bồ-đề phần pháp này, sinh cảnh giới nầy thì liền thanh tịnh nên gọi là sinh đây cảnh thanh tịnh, tức là mười hai phần giáo của khế kinh. Tại sao vậy? Nếu Thánh giáo ấy là Biến kế sở chấp thì phải thành nhân tạp nhiễm. Nếu là Y tha khởi thì phải thành hư vọng. Vì pháp giới tối thanh tịnh là tánh đẳng lưu nên không phải là hư vọng, đã lìa hai tánh nên thành Viên thành thật. Lại nữa, bốn thứ pháp thanh tịnh này, trong Đại thừa tùynói một thứ, phải biết đó là nói Viên thành thật tánh. Trong đó, pháp thứ nhất và pháp thứ hai thì không có đổi khác mà là Viên thành thật nên gọi là Viên thành thật, hai pháp sau không có điên đảo, vì Viên thành thật nên gọi là Viên thành thật. Trong bài kệ sau có nói đủ nghĩa này, “nói huyễn… đối với sinh”, là Y tha khởi trong đây gọi là sinh, hoặc tại lĩnh vực đó nói tất cả pháp, ví như huyễn sự cho đến biến hóa, phải biết đây là nói tánh Y tha khởi. “Nói vô kế sở chấp”, là nếu tại lĩnh vực đó nói không có sắc, cho đến nói không có tất cả các pháp, phải biết đây là nói tánh Biến kế sở chấp.

Luận nói: “Lại nữa, duyên gì như đã nói trong kinh, đối với tự tánh Y tha khởi mà nói các thí dụ huyễn…”? Đối với tự tánh Y tha khởi vì trừ nghi hư vọng của người kia, vì ông ta hỏi tại sao lại đối với tự tánh Y tha khởi mà có nghi hư vọng? Do người kia đối với Y tha khởi nầy có nghi như vậy. Vì sao thật không có nghĩa mà thành cảnh giới của chốn hành? Để trừ nghi này, nên nói thí dụ huyễn sự. Tại sao không nghĩa mà tâm và ba pháp chuyển? Để trừ nghi nầy nên nói thí dụ về dương diệm (sóng nắng). Tại sao không nghĩa mà có thọ dụng ái phi ái sai biệt? Để trừ nghi nầy nên nói thí dụ mộng. Tại sao không nghĩa mà nghiệp tịnh, bất tịnh nghiệp và quả phi ái sai biệt sinh? Để trừ nghi nầy nên nói thí dụ ảnh tượng. Tại sao không nghĩa mà vô số thức chuyển? Để trừ nghi nầy nên nói thí dụ ánh sáng và bóng. Tại sao không nghĩa mà chủng chủng hý luận ngôn thuyết chuyển? Để trừ nghi nầy nên nói thí dụ tiếng vang trong hang. Tại sao không nghĩa mà có thật lấy cảnh giới của chốn hành nơi Tam-ma-địa chuyển? Để trừ nghi nầy nên nói thí dụ trăng trong nước. Tại sao không nghĩa mà có tâm không điên đảo của các Bồ-tát vì làm các sự lợi lạc cho hữu tình nên tư và thọ sinh? Để trừ nghi nầy nên nói thí dụ biến hóa.

Giải thích: Vì nghĩa nầy nên đối với Y tha khởi nói các thí dụ huyễn… bây giờ sẽ hiển thị. Trong đây nghi hư vọng, là đối với hết thảy nghi của hư vọng tánh Y tha khởi, vì trừ nghi nầy nên nói các thí dụ huyễn… để hiển Y tha khởi. Nếu thật không có nghĩa, thì làm thế nào để thành cảnh? Nhằm đối trị nghi, nầy nên nói thí dụ huyễn sự, để hiển Y tha khởi. Ví như huyễn tượng …tuy không có thật nghĩa nhưng thành cảnh giới, nghĩa cũng như vậy. Người kia lại sinh nghi: “Nếu không có nghĩa tức là không có đối tượng duyên, thì các tâm và tâm pháp làm sao mà chuyển”? Vì trừ nghi nầy nên nói thí dụ nắng chói lóa để hiển Y tha khởi. Trong đây nắng chói lóa thí dụ cho tâm và tâm pháp, thuỷ (nước) thí dụ cho nghĩa, ví dụ như nắng chói lóa là có dao động, tuy không nghĩa mà sinh sự biết về nước. Các tâm và tâm pháp cũng lại như vậy, do động dao, tuy không nghĩa mà sinh các biết về nghĩa. Các ngu phu kia đối với nghĩa nầy lại nghi: “Nếu không có nghĩa mà các thọ dụng ái phi ái sai biệt thì làm thế nào có thể đắc”? Vì trừ nghi nầy nên nói thí dụ mộng để hiển Y tha khởi. Ví như trong mộng, tuy không có thật nghĩa nhưng thấy mọi thứ thọ dụng ái cùng với phi ái sai biệt hiện tiền có thể đắc, nghĩa nầy cũng như vậy. Đối với nghĩa nầy lại nghi: “Nghĩa của tịnh và bất tịnh đã thật không có, thì nghĩa của ái và phi ái quả làm sao mà khởi”? Vì trừ nghi nầy nên nói thí dụ ảnh tượng để hiển Y tha khởi, ví như ảnh tượng thật không có nghĩa, tức là đối với bản chất khởi nhận biết về ảnh tượng, nhưng nghĩa của ảnh tượng không thể đắc riêng. Nghĩa nầy cũng vậy, phải biết tuy không có nghĩa chân thật quả của ái và phi ái nhưng mà hiện có thể đắc. Đối với nghĩa nầy lại nghi: “Nếu không có nghĩa thì tại sao được có chủng chủng thức chuyển”! Vì trừ nghi nầy nên nói thí dụ ánh sáng và bóng để hiển Y tha khởi. Ví như người đùa với bóng, có các thứ bóng ảnh khả đắc, tuy có nhiều bóng ảnh khả đắc nhưng nghĩa của bóng ảnh thật ra không có. Thức cũng lại như vậy, không có các thứ nghĩa nhưng mà có các thứ nghĩa hiện có thể đắc. Đối với nghĩa nầy lại nghi: “Nếu không có nghĩa thì vô lượng phẩm loại hý luận ngôn thuyết làm sao mà chuyển”? Vì trừ nghi nầy nên nói thí dụ tiếng vang trong hang để hiển Y tha khởi, ví như tiếng vang trong hang tuy không có nghĩa nhưng mà hiện có thể đắc. Hý luận ngôn thuyết cũng lại như vậy, tuy không có thật nghĩa nhưng hiện có thể đắc. Đối với nghĩa nầy lại nghi: “Nếu không có nghĩa thì tại sao tâm định và tâm pháp của thế gian có nghĩa khả đắc! Vì nói tâm định có thể như thật biết như thật thấy”! Vì trừ nghi nầy nên nói thí dụ trăng trong nước để hiển Y tha khởi. Ví như trăng trong nước, nghĩa đó không thật có, do tánh nước phẳng láng trong lặng mà hiện có thể đắc. Tâm định cũng như thế, nghĩa của cảnh đối tượng duyên tuy thật không có nhưng mà hiện có thể đắc. Nước là dụ cho định, vì nước tánh là phẳng láng trong lặng. Đối với nghĩa nầy lại nghĩ: “Nếu nghĩa hữu tình thật ra không có, thì làm sao các Bồ-tát chứng chân làm hữu tình đạt kia lợi lạc huệ giác làm đầu, trong các cõi kia thâu nhận tự thể”! Vì trừ nghi nầy nên nói thí dụ biến hóa để hiển Y tha khởi. Ví như biến hóa, thật ra không có nghĩa, do lực của người biến hóa mà tất cả sự được thành, không phải nghĩa biến hóa mà không thể đắc, phải biết trong nghĩa này, cũng lại như vậy, tuy nghĩa của chỗ thọ tự thể đó không có, nhưng có thể làm lợi ích an lạc cho tất cả hữu tình, nghĩa chỗ thọ tự thể đó hiện có thể đắc.

Lại có nghĩa khác, ý của Thế Tôn nói tám thí dụ huyễn… bây giờ hiển thị. Trong đây thí dụ huyễn là để trừ sáu thứ nội xứ của nhãn… Phải biết hiển thị sáu xứ của nhãn… ví như huyễn, tượng… tuy thật ra là không có nhưng hiện có thể đắc. Nói thí dụ nắng chói lóa là để trừ khí thế gian, do các đại đó trong nắng chói lóa thật ra không có nước, vì do lực động dao nên nước tương tợ có thể đắc. Nói thí dụ trong mộng là để trừ các cảnh nơi chỗ thọ dụng của sắc, hiển như trong mộng, sắc… thật ra không có nhưng có thể làm nhân khởi thọ dụng ái và phi ái sai biệt. Nói thí dụ ảnh tượng là để trừ nghiệp quả của thân, hiển thân nghiệp thiện và bất thiện làm duyên mà có ảnh tượng của sắc khác sinh khởi. Nói tiếng vang trong hang là để trừ quả ngữ nghiệp, hiển nhân ngữ nghiệp cảm chiêu quả ngữ nghiệp cũng như tiếng vang trong hang. Ý nghiệp có ba thứ: 1. Địa phi đẳng dẫn. 2. Địa đẳng dẫn. 3. Chủng loại văn. Nói thí dụ ánh sáng và bóng để trừ các quả ý nghiệp của địa phi đẳng dẫn, hiển chỗ đắc các quả của ý nghiệp nầy cũng như ánh sáng và bóng. Nói thí dụ trăng trong nước để trừ các quả ý nghiệp địa đẳng dẫn, hiển các quả ý nghiệp của địa đẳng dẫn cũng như trăng trong nước. Nói thí dụ biến hóa để trừ các ý nghiệp của chủng loại nghe. Chủng loại nghe là chỗ huân tập của văn và tư, thí dụ nầy hiển thị ý của chủng loại nghe sai biệt mà chuyển cũng như biến hóa.

Luận nói: “Đức Thế Tôn nương vào mật ý nào, trong kinh phạm thiên vấn nói: “Như Lai không đắc sinh tử, không đắc Niết-bàn? Trong tự tánh Y tha khởi, nương vào tự tánh Biến kế sở chấp và tự tánh Viên thành thật mà mật ý không sai biệt. Tại sao vậy? Tức tự tánh Y tha khởi nầy mà Biến kế sở chấp phân thành sinh tử, do Viên thành thật phân thành Niết-bàn”.

Giải thích: Như vậy ba thứ tướng pháp tự tánh, chỗ thuyết nơi khế kinh đều là tùy thuận, bây giờ sẽ hiển thị. “Thế Tôn nương vào mật ý nào, trong kinh phạm thiên vấn nói Như Lai không đắc sinh tử, không đắc Niết-bàn”? Là hỏi: Trong tự tánh Y tha khởi nương vào tự tánh Biến kế sở chấp và tự tánh Viên thành thật mà sinh tử và Niết-bàn không có sai biệt? Đáp: Kế đó sẽ giải thích rộng, tự tánh Y tha khởi không phải quyết định là sinh tử, vì do Viên thành thật phân thành Niếtbàn, cũng không phải Niết-bàn, vì do Biến kế sở chấp phân thành sinh tử, nên không thể quyết định nói là một tánh, vì do tự tánh nầy nếu đắc một phần thì phần còn lại không khác. Nương vào ý nghĩa nầy mà trong kinh kia nói Như Lai không đắc sinh tử, không đắc Niết-bàn.

Luận nói: “Trong kinh Đại thừa A-tỳ-đạt-ma, đức Bạc-già-phạm nói pháp có ba thứ: 1. Phần tạp nhiễm. 2. Phần thanh tịnh. 3. Cùng có

hai. Nương vào mật ý nào mà nói như vậy? Trong tự tánh Y tha khởi thì tự tánh Biến kế sở chấp là tạp nhiễm phần, tự tánh Viên thành thật là thanh tịnh phần, Y tha khởi là hai phần kia, nương vào mật ý nầy mà nói như vậy. Trong nghĩa nầy lấy thí dụ nào hiển thị? Lấy vàng chôn dưới đất làm thí dụ để chỉ rõ. Ví như vàng giấu trong đất trong ba pháp thế gian có thể đắc: 1. Địa giới. 2. Đất. 3. Vàng. Đất trong địa giới không phải thật có, nhưng hiện có thể được; vàng là vật báu nhưng không thể được, khi lửa thiêu luyện thì tướng vàng hiển hiện. Lại nữa, khi thổ của địa giới nầy hiển hiện là hư vọng hiển hiện, khi vàng hiển hiện là chân thật hiển hiện, nên địa giới là hai phần kia. Thức cũng như vậy, khi lửa trí Vô phân biệt chưa đốt luyện, thì trong thức nầy cả thảy tự tánh Biến kế sở chấp hư vọng hiển hiện, hết thảy chân thật tự tánh Viên thành thật không hiển hiện. Thức nầy nếu bị lửa trí Vô phân biệt đốt luyện thì trong thức nầy cả thảy tự tánh Viên thành thật chân thật hiển hiện, hết thảy tự tánh Biến kế sở chấp hư vọng không hiển hiện. Nên thức phân biệt hư vọng nơi tự tánh Y tha khởi nầy có hai phần kia, như vàng chôn dưới đất trong hết thảy địa giới”.

Giải thích: Trong kinh Đại thừa A-tỳ-đạt-ma, do mật ý nầy mà nói có ba pháp: 1. Phần tạp nhiễm, nói Biến kế sở chấp là tạp nhiễm. 2. Phần thanh tịnh, nói tự tánh Viên thành thật là thanh tịnh. 3. Hai phần kia, là nói tự tánh Y tha khởi chung với cả hai phần kia. Để hiển thị nghĩa này, lấy vàng chôn dưới đất làm thí dụ, trong đây chôn là chủng tử, nói địa giới là tánh cứng chắc, đất và vàng là sắc được tạo, ba pháp có thể đắc trong thí dụ này, nói trong sự chôn giấu trước kia có tướng mạo của thổ hiển hiện, sau đó tướng vàng mới có thể được, để hiển tướng vàng tiếp sau mới có thể đắc, nói lửa đốt luyện tiếp sau mới có thể đắc, do đó vàng chân thật mới có.

Luận nói: “Đức Thế Tôn có nơi nói tất cả pháp là thường, có nơi nói tất cả pháp là vô thường, có nơi nói tất cả pháp là phi thường phi vô thường. Nương vào mật ý nào mà nói như vậy”? Là tự tánh Y tha khởi, do tánh Viên thành thật phân là thường, do tánh Biến kế sở chấp phân là vô thường, do hai phần nầy mà phân là phi thường phi vô thường. Nương vào mật ý đó mà nói như vậy, như thường và vô thường không hai, như vậy khổ, lạc không hai, tịnh, bất tịnh không hai, không, bất không không hai, ngã, vô ngã không hai, tịch tĩnh, bất tịch tĩnh không hai, hữu tự tánh, vô tự tánh không hai, sinh, bất sinh không hai, diệt, bất diệt không hai, bản lai tịch tĩnh, phi bản lai tịch tĩnh không hai, tự tánh Niết-bàn, phi tự tánh Niết-bàn không hai, sinh tử, Niết-bàn không hai cũng như thế. Những pháp sai biệt như vậy, tất cả chư Phật đều mật ý nói, do ba tự tánh, phải tùy theo đó mà quyết định rõ ràng như các môn thường, vô thường… nói trên. Trong đây có năm bài tụng:

Như pháp thật không có,
Hiện không phải một thứ,
Phi pháp, phi phi pháp,
Nên nói nghĩa không hai.
Nương một phần để hiển,
Hoặc hữu, hoặc phi hữu,
Nương hai phần để nói ,
Phi hữu, phi phi hữu.
Như hiển hiện phi hữu,
Cho nên nói là không,
Do như vậy hiển hiện,
Cho nên nói là có.
Tự nhiên, tự thể không,
Tự tánh không kiên trụ,
Như chấp thủ không có,
Thừa nhận khôngtự tánh.
Do vô tánh mà thành,
Chỗ nương dựa sau đó,
Bản tịch không sinh diệt,
Tự tánh bát Niết-bàn.

Giải thích: “Như pháp không thật có, hiện không phải một thứ”, trong nghĩa của kệ, kế đó giải thích là nhân duyên của “phi pháp, phi phi pháp”. Do “không thật có” nên là phi pháp, do “hiện không phải một thứ” nên là phi phi pháp. Vì “phi pháp, phi phi pháp” nên nói “nghĩa không phải”. “Nương một phần”, là nương một bên, “để hiển” là để nói dạy, “hoặc hữu, hoặc phi hữu”, là hữu tánh hoặc là vô tánh, “nương hai phần nói, phi hữu, phi phi hữu”, là lấy hai phần tánh của Y tha khởi mà nói phi hữu và phi phi hữu; “như hiển hiện phi hữu”, là hiển hiện chỗ đắc không giống như hữu, “nên nói là vô”, là do nghĩa không giống như hữu nên nói là không có; “do như vậy hiển hiện”, là chỉ do tương tợ có tướng mạo hiển hiện, “nên nói là hữu”, tức là do nghĩa trên mà nói đó là hữu. Nói tất cả pháp là ý vô tự tánh, bây giờ hiển thị, “tự nhiên không”, là nói tất cả pháp không lìa nhiều duyên, không phải tự nhiên mà có tánh. Đó gọi là một loại ý vô tự tánh, “tự thể không”, là do pháp đã diệt, thì không sinh lại nữa, nên vô tự tánh. Đây lại là một thứ ý vô tự tánh, “tự tánh không kiên trụ”, là do pháp vừa sinh sau một sát-na thì không có lực để trụ nên không có tự tánh. Như vậy các pháp vô tự tánh cùng với Thanh-văn là cộng, “như chấp thủ không có”, do đó “thừa nhận vô tự tánh”, vô tự tánh nầy cùng với Thanh-văn là bất cộng, vì như chỗ thủ của ngu phu thì tự tánh Biến kế sở chấp không giống như là hữu, do ý nầy nên nương vào lý của Đại thừa. Nói tất cả pháp đều không có tự tánh, “do vô tánh mà thành”, là do tất cả pháp không có tự tánh, không sinh diệt đều được thành tựu. Tại sao vậy? Vì không có tự tánh nên không có sinh, vì không có sinh nên không có diệt, vì không sinh không diệt nên bản lai tịch tĩnh, vì hoàn toàn tịch tĩnh nên tự tánh Niết-bàn. “Chỗ nương dựa sau đó”, là các nhân tiếp sau do vô tánh nầy mà được có nghĩa.

Luận nói: “Lại có bốn thứ ý thú và bốn thứ bí mật, tất cả lời Phật đều phải tùy theo đây mà quyết đoán. Bốn ý thú: 1. Ý thú bình đẳng, như nói: Ta xưa kia đã từng tại thời kia, tại phần kia gọi là bậc thắng quán chánh đẳng giác. 2. Ý thú biệt thời, như nói: Người tụng danh hiệu của Như Lai đa bảo thì đối với chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng đã được quyết định. Lại nữa, như nói: Chỉ do phát nguyện liền được vãng sinh thế giới cực lạc. 3. Ý thú biệt nghĩa, như nói: Nếu đã phụng sự như vậy chư Phật nhiều như số cát Căng-già-hà, thì đối với pháp Đại thừa mới có thể hiểu nghĩa. 4. Ý thú Bổ-đặc-già-la ý lạc, là nếu làm một Bổ-đặcgià-la thì trước hết khen ngợi bố thí, sau đó thì chỉ trích chê bai. Như đối với bố thí, Thi-la và một phần tu phải biết cũng thế. Đó gọi là bốn thứ ý thú. Bốn bí mật: 1. Khiến cho nhập bí mật, là trong thừa Thanh-văn hoặc trong Đại thừa, nương vào lý thế tục đế nói có Bổ-đặc-già-la và có tự tánh sai biệt của các pháp. 2. Tướng bí mật, là đối với xứ kia nói tướng của các pháp để hiển hiện ba tự tánh. 3. Bí mật đối trị, là đối với xứ kia nói hạnh đối trị có tám vạn bốn ngàn. 4. Chuyển biến bí mật, là đối với xứ kia, lấy nghĩa riêng của nó, các câu các chữ liền hiển biệt nghĩa. Như có tụng nói:

Giác không bền, làm chắc,
Khéo trụ nơi điên đảo,
Chỗ phiền não, não hại
Đắc Bồ-đề tối thượng.

Giải thích: Ý thú và bí mật có sai biệt, là Phật Thế Tôn trước hết duyên các sự này, sau đó vì người khác mà nói, gọi đó là ý thú, do ý thú nầy khiến nhập Thánh giáo, gọi đó là bí mật.

– Ý thú bình đẳng: Ví như có người lấy pháp tương tợ nói như vầy: “Pháp kia tức là ta”. Thế Tôn cũng vậy, Pháp thân bình đẳng đặt tại tâm, nói: “Ta ngày xưa đã từng đối với Phật kia bình đẳng”. Không phải Phật kia khi xưa là Tỳ-bát-thi, mà tức là Thích-ca-mâu-ni ngày nay, nương vào chỗ khởi ý thú của nghĩa bình đẳng mà nói như vậy.

– Ý thú biệt thời, đây là ý thú khiến cho lười biếng. Do các thứ nhân đối với các thứ pháp kia tinh cần tu tập, mà các thiện căn đều được tăng trưởng. Ý thú trong đây hiển thị do tụng Như Lai đa bảo gọi là nhân, là nhân thăng tiến, không phải chỉ tụng danh hiệu mà liền đối với chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng đã được quyết định, như có kinh nói: “Do một đồng tiền vàng mà được một ngàn đồng tiền vàng”, có lẽ một ngày nào đó ý tại thời gian khác, do một tiền vàng là nhân để được một ngàn tiền vàng khác, nên nói như vậy. Tụng danh hiệu ở đây cũng vậy, chỉ do phát nguyện liền được vãng sinh thế giới cực lạc, phải biết cũng như thế.

Trong ý thú biệt nghĩa, đối với pháp Đại thừa mới có thể hiểu nghĩa, là đối với nghĩa lý của ba thứ tự tánh tự chứng tướng của nó. Nếu chỉ hiểu rõ tùydanh nói nghĩa là ý của Phật, thì hàng ngu phu đối với nghĩa Đại thừa cũng hiểu rõ được, nên biết trong đây nói hiểu nghĩa, là có ý nói chứng giải, phải do thời quá khứ đã phụng sự nhiều chư Phật.

– Ý thú Bổ-đặc-già-la, là như vì lần đầu tiên thì khen ngợi bố thí, sau đó lại chê bai chỉ trích bố thí. Điều nầy có ý là trước vì nhiều xan lận keo kiệt mà khen ngợi bố thí, sau đó thì ưa thích bố thí, nên chê bai chỉ trích bố thí để khiến cho tu thắng hạnh. Nếu không có ý nầy thì trong một lần bố thí trước khen sau chê trở thành trái nhau. Do có ý nầy nên khen và chê đều đúng lý, đối với các thi-la phải biết cũng vậy. Một phần tu, là thế gian tu.

Khiến cho nhập bí mật, là như xứ kia nương vào lý thế tục đế, nói có Bổ-đặc-già-la và tự tánh tất cả pháp sai biệt, vì khiến cho hữu tình nhập Thánh giáo của Phật nên nói là “khiến cho nhập bí mật”.

Tướng bí mật, là nói các pháp tướng, nói ba tự tánh.

Đối trị bí mật, là đối với xứ kia nói các hạnh đối trị của hữu tình, vì muốn an lập hạnh đối trị phiền não của hữu tình.

Chuyển biến bí mật, là đối với xứ kia vì nói các nghĩa khác, thì các câu các chữ liền chuyển hiển nghĩa khác.

Trong kệ, “giác bất kiên, làm kiên”, bất kiên vì định không cương cường, dong đuổi tán loạn khó điều phục nên gọi là bất kiên. Trong bất kiên nầy mà khởi tôn trọng giác, gọi là giác làm kiên. “Khéo trụ nơi điên đảo”, nghĩa là đối với điên đảo có thể trong điên đảo mà khéo an trụ. Đối với vô thường cho là thường, gọi là điên đảo; đối với vô thường cho là vô thường, là chủ thể điên đảo, đó là nghĩa “khéo an trụ” trong đây. “Chỗ não hại cực phiền não”, tinh tấn, cần cù gọi là phiền não, vì chúng sinh nơi chỗ não hại cần cù tinh tấn mãi mãi, như có tụng nói: “Khổ não lâu nơi sinh tử, chỉ do tâm đại bi…” cũng như vậy. “Đắc Bồ-đề tối thượng”, nghĩa câu nầy dễ hiểu.

Luận nói: “Nếu muốn tạo giải thích pháp Đại thừa, lược có ba tướng phải tạo giải thích đó: 1. Do thuyết duyên khởi. 2. Do thuyết tướng từ pháp do duyên sinh. 3. Do thuyết ngữ nghĩa”.

Giải thích: Do ba tướng nầy tùy theo chỗ thích ứng của nó phải tạo giải thích tất cả pháp Đại thừa.

Luận nói: “Thuyết duyên khởi trong đây, như nói:

Nói huân tập được sinh
Các pháp, đây từ kia,
Dị thục và thức chuyển,
Làm duyên sinh lẫn nhau.

Giải thích: “Nói huân tập được sinh các pháp”, là do phân biệt bên ngoài huân tập vào trong thức A-lại-da, lấy huân tập nầy làm nhân mà tất cả pháp sinh khởi, tức là thức chuyển làm tánh. “Đây từ kia”, đây là phân biệt huân tập này, kia là các pháp kia, tức phân biệt huân tập nầy sử dụng các pháp kia làm nhân, hoặc đây tức là hiển thị thức A-lại-da cùng với kia tức là thức chuyển kia làm nhân lẫn nhau.

Luận nói: “Lại nữa, chuyển thức nơi tướng pháp kia, thức làm tự tánh của hữu tướng và hữu kiến. Lại nữa, thức chuyển kia lấy nơi dựa làm tướng, Biến kế sở chấp làm tướng, pháp tánh làm tướng, do đấy mà hiển thị tướng của ba tự tánh”. Như nói:

Từ có tướng, có kiến,
Phải biết ba tướng kia.

Lại nữa, làm sao để giải thích tướng kia là tướng Biến kế sở chấp? Trong tướng Y tha khởi thật ra là không có, trong tướng Viên thành thật thì thật ra là có, do hai thứ này, phi hữu và hữu, phi đắc và đắc, người chưa thấy và đã thấy, người thấy thật thì đồng thời, là trong tự tánh Y tha khởi không có Biến kế sở chấp, chỉ có Viên thành thật. Khi thử (Biến kế sở chấp) chuyển thì đắc bỉ (Viên thành thật) tức là không đắc thử, nếu đắc thử thì không đắc bỉ. Như nói:

Y tha chỗ chấp, không,
Trong thành thật thì có,
Nên đắc và chẳng đắc,
Trong đó, hai bình đẳng.

Giải thích: “Chuyển thức nơi tướng pháp kia, thức làm tự tánh của hữu tướng và hữu kiến”, là hữu tướng và hữu kiến lấy thức làm thể của nó. Lại nữa, ngay nơi tướng kia có ba thứ chốn nương làm tướng, là tướng Y tha khởi, do tướng nầy mà nói ba thứ tự tánh để hiển thị tướng kia. Trong kệ thì hiển nghĩa này, “từ hữu tướng, hữu kiến, phải biết ba tướng kia”, là như giải thích hiển thị, “do hai thứ này, phi hữu và hữu, phi đắc và đắc, chưa thấy và đã thấy, đều đồng thời chân thật”, là Biến kế sở chấp và Viên thành thật gọi là hai thứ. Hai thứ như vậy, thứ nhất là phi hữu, thứ hai là hữu. “Người chưa thấy thật”, thì đắc Biến kế sở chấp, không đắc Viên thành thật. “Người đã thấy thật”, thì ngay sát-na nầy đắc Viên thành thật, không đắc Biến kế sở chấp. Trong kệ hiển nghĩa này, là y tha và sở chấp không bình đẳng. “Bình đẳng”, là chỉ trong một sát-na. “Trong đó”, là trong Y tha khởi. “Hai”, là người chưa thấy thật và người đã thấy thật. “Cho nên”, là chỉ cho nhân theo nghĩa này, là trong Y tha khởi thì Biến kế sở chấp không có, và do Viên thành thật thì có. Lại nữa, do kiến chấp của hàng ngu phu điên đảo nên họ có thấy chuyển như vậy, hoặc bậc Thánh do chánh kiến nên thấy chuyển như vậy.

Luận nói: “Nói ngữ nghĩa, là trước hết nói câu thứ nhất, sau đó lấy các câu còn lại để phân biệt hiển thị, hoặc do đức xứ, hoặc do nghĩa xứ”.

Giải thích: Do nói ngữ nghĩa như chỗ tạo tác giải thích, bây giờ hiển thị, hoặc là gồm thâu đức của nó, hoặc là gồm thâu nghĩa của nó.

Luận nói: “Do đức xứ, là nói công đức giác tối thanh tịnh của Phật hiện hành bất nhị tiến đến giác vô tướng, trụ nơi Phật trụ, đắc tất cả tánh bình đẳng của Phật, đến xứ vô chướng, pháp không thể chuyển, nẻo hành vô ngại, chỗ an lập đó là bất khả tư nghì, kết hợp trong pháp tánh bình đẳng ba đời, thân đó lưu xuất tất cả thế giới, trí đối với tất cả pháp không có nghi, vướng, đối với tất cả hành thành tựu đại giác, trí đối với các pháp không có nghi hoặc, có chỗ hiện thân thì không thể phân biệt, là chỗ cầu trí của tất cả Bồ-tát, đắc trụ thắng vô nhị nơi bờ giác của Phật, đắc diệu trí giải thoát cứu cánh không xen tạp của Như Lai, chứng Phật địa bình đẳng không có chính giữa, không có biên giới, tột nơi pháp giới, tận tánh hư không, cùng đời vị lai. Giác tối thanh tịnh, phải biết câu nầy do các câu còn lại phân biệt hiển thị, như vậy cho đến thành khéo nói.

Pháp tánh giác tối thanh tịnh, là giác tối thanh tịnh của Phật Thế Tôn, phải biết đó là chỗ thâu tóm hai mươi mốt thứ công đức của Phật, là công đức đối với đối tượng nhận thức hoàn toàn không có chướng ngại chuyển, đối với hữu, vô không có hai tướng, công đức chân như tối thắng thanh tịnh có thể nhập, công đức không công dụng, Phật sự trụ không dừng nghỉ, công đức nơi chỗ dựa, ý lạc tác nghiệp không sai biệt trong Pháp thân, công đức tu tất cả đối trị chướng, công đức hàng phục hết thảy ngoại đạo, công đức sinh tại thế gian không bị thế pháp làm chướng ngại, công đức an lập chánh pháp, công đức thọ ký, công đức đối với tất cả thế giới thị hiện thân thọ dụng biến hóa, công đức đoạn trừ nghi, công đức khiến nhập nơi vô số hạnh, công đức nơi pháp vị lai sinh trí diệu, công đức thị hiện như chính thắng giải đó, công đức vô lượng chỗ dựa điều phục hữu tình gia hạnh, công đức Pháp thân bình đẳng Ba-la-mật-đa thành tựu viên mãn, công đức tùy thắng giải đó mà thị hiện cõi Phật sai biệt, công đức nơi ba loại thân Phật, phương xứ vô phần hạn, công đức cùng tận cõi sinh tử thường hiện lợi ích an lạc cho hết thảy hữu tình, công đức vô tận…”

Giải thích: Trong đây hiện hành bất nhị: Là hiện hành nhị tức vô và hữu, nên gọi là hiện hành bất nhị, tức là công đức đối với đối tượng nhận thức hoàn toàn không chướng chuyển, không giống như trí của Thanh-văn, Độc-giác, cũng có chướng cũng không chướng. “Tiến đến pháp vô tướng”, là chân như thanh tịnh gọi là pháp vô tướng, “tiến đến” là “tiến vào”, tức là công đức đối với hữu, vô tướng chân không hai như thanh tịnh tối thắng có thể nhập, là chân như nầy không phải hữu tướng, vì lấy các pháp vô tánh làm tướng, cũng không phải vô tướng vì tự tướng là hữu, đối với chân như vô tướng thanh tịnh tối thắng có thể nhập này, vì tối thắng có thể nhập nên thanh tịnh có thể nhập. “Trụ nơi Phật trụ”, là trụ nơi xứ vô sở trụ của Phật trụ, tức là công đức không công dụng, Phật sự trụ không dừng nghỉ, là trong đó thường làm Phật sự không hề ngơi nghỉ. “Đắc tánh bình đẳng của tất cả Phật, tức là công đức nơi ý lạc tạo nghiệp không sai biệt trong Pháp thân”. “Đến xứ vô chướng ”, tức là công đức tu tất cả đối trị chướng, vì tất cả thời thường tu huệ giác đối trị tất cả chướng. “Pháp không thể chuyển”, tức là công đức hàng phục tất cả ngoại đạo. “Nẻo hành vô ngại”, là công đức sinh tại thế gian không bị thế pháp làm chướng ngại, tức là tuy sinh tại thế gian hành các nẻo hành của thế gian mà không bị tám pháp như lợi… của thế gian làm nhiễm ô. “Chỗ an lập đó là bất khả tư nghì”, tức công đức an lập chánh pháp, do chánh pháp vô lượng bất khả tư nghì của khế kinh. Không phải là chỗ hiểu được của hàng ngu phu, do đây nên gọi là giác tối thanh tịnh. Câu giác tối thanh tịnh này, đối với từng câu đều tương ưng khắp. “Kết hợp trong pháp tánh bình đẳng nơi ba đời”, tức là công đức thọ ký. “Thân đó lưu xuất tất cả thế giới”, tức là công đức đối với tất cả thế giới thị hiện thân thọ dụng biến hóa. “Trí đối với tất cả pháp không có nghi vướng”, tức là công đức đoạn nghi. “Đối với tất cả hạnh thành tựu đại giác”, tức là công đức khiến nhập vô số hạnh. “Trí đối với các pháp không có nghi hoặc”, tức là công đức pháp vị lai sinh trí diệu, là biết tương lai các pháp như vậy mà sinh diệu trí Như Lai. “Có chỗ hiện thân thì không thể phân biệt”, tức là công đức như thắng giải đó mà thị hiện. “Là chỗ cầu trí của tất cả Bồ-tát”, tức là công đức vô lượng nơi chỗ dựa điều phục hữu tình gia hạnh, là chỗ dựa của vô lượng Bồ-tát, có thể điều phục các sự của hữu tình. Đây không phải chư Phật đã đắc tự, tha bình đẳng mà cầu trí này, chỉ có chư Phật đã làm các sự điều phục thù thắng như vậy. “Đắc trụ vô nhị bờ giác thù thắng của Phật”, tức là công đức Pháp thân bình đẳng Ba-la-mật-đa thành tựu viên mãn, Pháp thân vô nhị gọi là Pháp thân bình đẳng, tức là Pháp thân vô nhị như vậy đắc thiện thanh tịnh Ba-la-mật-đa. “Diệu trí giải thoát cứu cánh không xen tạp của Như Lai”, là thắng giải cứu cánh trong trí của Như Lai không xen tạp, thắng giải ở trong đây gọi là giải thoát, tức là công đức tùy theo thắng giải đó hiển thị sai biệt. “Chứng Phật địa bình đẳng không có chính giữa không có biên giới”, tức là cho đến ba loại thân Phật, phương xứ vô hạn, là Pháp thân Phật không thể phân giới hạn, phương xứ thọ dụng biến hóa như thế, cũng không thể nói chỗ thế giới như thế.” Tột nơi pháp giới”, là pháp giới cực thanh tịnh, tức là công đức cùng tận cõi sinh tử thường hiện lợi ích an lạc cho tất cả hữu tình. “Tận tánh hư không”, tức là công đức vô tận, là Phật trí vô tận như hư không. “Cùng vị lai tế”, là công đức cứu cánh… (đẳng), chữ đẳng là nói Phật trí nầy rốt ráo cùng tận đời vị lai không gián đoạn, nên gọi là giác tối thanh tịnh.

Luận nói: Lại nữa, do nghĩa xứ, như nói nếu các Bồ-tát thành tựu ba mươi hai pháp mới gọi là Bồ-tát, là vì đối với tất cả hữu tình khởi lợi ích an lạc tăng thượng ý lạc, vì khiến nhập trí của nhất thiết trí, vì tự biết ta hiện tại đang mượn trí nào, vì trừ diệt kiêu ngạo, vì ý lạc thù thắng, bền chắc vì không phải giả thương xót, vì tâm bình đẳng đối với người thân và không thân, vì vĩnh viễn làm thiện hữu cho đến Niết-bàn làm hậu biên, vì xứng với lượng mà nói, vì mỉm cười trước khi nói, vì vô hạn đại bi vô hạn, vì đối với sự chỗ thọ nhận không yếu hèn thối lui, vì không có ý mệt chán, vì nghe nghĩa không chán, vì đối với tự mình làm tội thì thấy lỗi sâu xa, vì đối với người khác làm tội thì không sân giận mà dạy bảo, vì trong tất cả oai nghi hằng tu trị Bồ-đề, vì không mong cầu dị thục mà hành thí, vì không nương vào tất cả cõi hữu lậu mà thọ trì giới, vì đối với các hữu tình không có sân hận làm chướng ngại mà hành nhẫn, vì muốn thâu nhận tất cả pháp thiện mà siêng năng, tinh tấn, vì xả cõi Vô sắc mà tu tĩnh lự, vì phương tiện tương ưng mà tu Bát-nhã, vì do bốn nhiếp sự mà thâu tóm phương tiện, vì đối với thiện hữu trì giới hay phá giới đều không hai, vì lấy tâm ân cần tôn trọng mà nghe chánh pháp, vì lấy tâm ân cần tôn trọng mà trụ nơi A-luyện-nhã, vì đối với các tạp sự của thế gian không ưa thích, vì đối với các thừa thấp kém đã từng không ưa thích, vì thấy công đức sâu xa trong Đại thừa, vì xa lìa bạn ác, vì thân cận bạn thiện, vì hằng tu trị bốn phạm trụ, vì thường hiện bày diệu dụng nơi năm thần thông, vì nương vào cõi trí, vì đối với các loại hữu tình trụ chánh hạnh hay không trụ chánh hạnh đều không xả bỏ, vì nói quyết định, vì tôn trọng đế thật, vì tâm đại Bồ-đề luôn làm đầu. Những câu như vậy, phải biết đều là sự sai biệt của câu thứ nhất: “Đối với tất cả hữu tình khởi lợi ích an lạc, ý lạc tăng thượng.

Câu “lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng” này, phải biết có mười sáu nghiệp sai biệt, trong đây mười sáu nghiệp sai biệt là: 1. Nghiệp lần lượt gia hạnh. 2. Nghiệp không điên đảo. 3. Nghiệp tự nhiên gia hạnh không chờ người khác thỉnh. 4. Nghiệp bất động hoại. 5. Nghiệp không cấu nhiễm. Nghiệp nầy phải biết có ba câu sai biệt là: a. Không nhiễm buộc. b. Đối với người ân hay phi ân không có thương ghét. c. Trong đời đời hằng tùy chuyển. 6. Nghiệp tương xứng ngữ thân. Nghiệp nầy phải biết có hai câu sai biệt. 7. Nghiệp trong vui khổ bình đẳng không hai. 8. Nghiệp không thấp kém. 9. Nghiệp không thối chuyển. 10. Nghiệp gồm thâu phương tiện. 11. Nghiệp yếm ác sở trị. Nghiệp nầy phải biết có hai câu sai biệt. 12. Nghiệp vô gián tác ý. 13. Nghiệp thắng tấn hạnh. Nghiệp nầy phải biết có bảy câu sai biệt là chánh gia hạnh của sáu Ba-la-mật, và chánh gia hạnh của bốn nhiếp sự. 14. Nghiệp thành mãn gia hạnh. Nghiệp nầy phải biết có sáu câu sai biệt là: a. Thân cận thiện sĩ. b. Nghe chánh pháp. c. Trụ nơi chốn A-luyện-nhã. d. Lìa tầm tư ác. e. Công đức tác ý. Câu nầy phải biết lại có hai câu sai biệt. f. Công đức trợ bạn. Câu nầy phải biết lại có hai câu sai biệt. 15. Nghiệp thành mãn. Nghiệp nầy phải biết có ba câu sai biệt: a. Vô lượng thanh tịnh. b. Đắc đại oai lực. c. Chứng đắc công đức. 1. Nghiệp an lập bỉ. Nghiệp nầy phải biết có bốn câu sai biệt: a. Ngự chúng công đức. b. Quyết định không nghi nơi giáo thọ dạy bảo. c. Tài pháp gồm thâu. d. Tâm không tạp nhiễm. Những câu như vậy, phải biết đều là sai biệt của câu thứ nhất”.

Giải thích: “Vì do trong nghĩa xứ, vì đối với tất cả hữu tình khởi lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng”, là nghĩa câu nầy do mười sáu nghiệp của các câu còn lại hiển thị. Do những nghiệp nào hiển thị lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng? Là do nghiệp lần lượt gia hạnh, tức vì khiến cho trí nhập nhất thiết trí, lần lượt hoá độ chỉ dẫn, ví như một ngọn đèn truyền cho hàng ngàn ngọn đèn, tức là nghiệp nầy hiển thị lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng. Như vậy trong tất cả câu còn lại, đều phải phối hợp thuộc về câu lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng.

Nghiệp không điên đảo, tức vì tự biết ta hiện tại đang mượn trí nào, hoặc là tuy có lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng, nhưng vẫn là điên đảo, như có phát khởi lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng khuyến khích uống rượu, hoặc có chánh trí tự biết như thật, mới có thể xứng với lượng mà truyền dạy cho hữu tình, không phải tăng thượng mạn không biết như thật khởi tâm tạo lợi ích, khuyến khích người khác làm các sự không lợi ích.

Nghiệp tự nhiên gia hạnh không chờ người khác thỉnh, tức là vì điều phục kiêu mạng, là do diệt trừ tâm kiêu mạn, không chờ khuyến thỉnh, tự vì mình thuyết pháp.

Nghiệp bất động hoại, là vì ý lạc thù thắng bền chắc, vì không bị hữu tình hành tà hạnh động hoại tâm kiên cố lợi ích an lạc, ý lạc tăng thượng của Bồ-tát.

Nghiệp không cầu nhiễm, tức là không phải giả bộ thương xót, vì tâm bình đẳng đối với người thân hoặc không thân, vì vĩnh viễn làm thiện hữu cho đến Niết-bàn làm hậu biên, ba câu sau sẽ giải thích ba câu này. Không phải làm các nhân lợi dưỡng cung kính, mà tạo lợi ích an lạc của các hữu tình, nên gọi là nghiệp không cầu nhiễm.

Lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng làm sao biết được? Là do tương xứng với nghiệp ngữ thân, tức là vì xứng với lượng mà nói, vì mỉm cười trước khi nói. Trong hai câu này, xứng lượng mà nói và trước khi nói là ngữ nghiệp, mỉm cười là thân nghiệp. Xứng lượng ngữ, là chỉ thuyết pháp, mỉm cười, là dung mạo thư thả qua lại làm sự lợi ích.

Nghiệp trong vui khổ bình đẳng không hai, tức là vì đại bi vô hạn. Bi vô hạn là thương xót ba khổ, đối với hữu tình có khổ thì thương xót khổ khổ của hữu tình, đối với hữu tình có vui thì thương xót hoại khổ của hữu tình, đối với hữu tình không khổ không vui thì thương xót hành khổ của hữu tình. Vì bất khổ bất vui nên gọi là không hai.

Nghiệp không thấp kém, tức là vì đối với việc mà mình nhận làm không yếu hèn thối lui, tức là các loại như không tự khinh mình mà nói: “Ta không thể đảm đương được quả phật”.

Nghiệp không thối chuyển, tức không có ý mệt chán, là siêng năng tinh tấn tu thành nhân của quả Phật, trong tâm không mệt chán.

Nghiệp thâu gồm phương tiện, tức vì nghe nghĩa không chán, là do đa văn thành trí thiện xảo tạo lợi ích cho hữu tình.

Nghiệp yếm ác đối trị, tức là đối với tự mình làm tội thì thấy lỗi sâu xa, đối với người khác làm tội thì không sân hận mà dạy bảo, do phương tiện ấy mới có thể điều phục hữu tình.

Nghiệp vô gián tác ý, tức là trong tất cả oai nghi hằng tu trị tâm Bồ-đề. Các câu như vậy, nghĩa như chỗ hành thanh tịnh có nói rộng trong khế kinh.

Nghiệp thắng tấn hạnh, là không mong cầu dị thục mà hành thí, cho đến bốn nhiếp sự mà gồm thâu phương tiện, tức nương lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng ở trước tu gia hạnh này, khiến cho tăng trưởng tiến đến quả và nhân.

Nghiệp thành mãn gia hạnh, vì đối với bạn thiện trì giới hay phá giới đều không hai, cho đến thân cận bạn thiện. Tám câu sau kế đó giải thích câu này. Nếu có thân cận luyện tập gia hạnh như vậy, thì mau chóng thành tựu viên mãn, vì lấy tâm ân cần tôn trọng mà nghe chánh pháp. Trụ nơi chốn A-luyện-nhã, do trụ vào xứ này, lìa tầm tư ác, tạp sự của thế gian, là ca múa…

Nghiệp thành mãn, là hằng tu trị bốn phạm trụ, vì thường hiện bày diệu dụng năm thần thông, vì nương vào trí thú. Ba câu sau đó giải thích ba câu này, là chỗ có tướng trạng của nghiệp thành mãn ấy. Đại oai lực, là sáu thần thông. Vì nương trí cõi là nương vào trí cõi không nương thức thú do nội trí sinh. Do nội trí hiển hiện tương ưng an trụ nơi pháp.

Nghiệp an lập bỉ, là đối với loại trụ chánh hạnh, bốn câu kế đó giải thích bốn câu này. Do lợi ích an lạc ý lạc tăng thượng mà an lập hữu tình nơi lợi ích an lạc. Ngự chúng công đức, là do đối với những chúng sinh phá giới đều không xả bỏ mà an lập, không xua đuổi, giúp họ thoát khỏi bất thiện. Quyết định không nghi nơi dạy bảo của thầy, là do có thể hoàn toàn cùng với dạy răn kia đã không phải tự thuyết, trở lại nói: “Ta nói bất thiện”, do nhân duyên đó mà lời nói nghiêm túc. Tài pháp thâu tóm, là do lời nói chân thật, dùng pháp thâu lấy. Y phục… là tài, lại như vậy mà bố thí. Tâm không tạp nhiễm, là do khéo thâu nhận tâm đại Bồ-đề để tạo lợi ích cho hữu tình, không phải muốn tự cầu để cung cấp cho sự sai khiến. Chính là hữu tình do thiện nầy mà mau chóng chứng chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng, như vậy mà thâu nhận tất cả hữu tình?

Luận nói: “Như nói:

Vì do câu thứ nhất,
Từng câu chủng loại đức,
Vì do câu thứ nhất,
Từng câu nghĩa sai biệt”.

Giải thích: Trong kệ này, hiển thị nghĩa đã nói trước, nên nói những lời như vậy.