NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA

Sa-môn Tuệ Lâm tu hạnh dịch kinh thời Đại Đường soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

(Từ quyển năm mươi sáu hết quyển chín mươi mốt tổng cộng ba mươi sáu quyển).

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 56

(Thai Tạng hội thứ mười bốn, hai quyển, đây là Quyển hạ).

Kiếp-tỳ-la: (tiếng Phạn) là tên của một thành phố, cựu gọi là caduy, hoặc gọi ca-tỳ-la, hoặc gọi là ca-tỳ-la vệ đều đọc nhầm không đúng, phải nói một cách đầy đủ “kiếp-tỷ-la-phược tốt đỗ” tức là thành do vua Tịnh Phạn cai trị.

Hãn hữu: Thuyết Văn gọi là lưới đánh chim, bộ võng âm can, sách gọi là hiếm có, ít văn kinh viết bộ huyệt, chữ hãn là sai.

Nhữ oản: oản là cổ tay, bộ nhục âm oản.

Quả thâu: Thuyết Văn nói bộ y âm quả, chữ thâm gồm bộ khâu, bộ hựu, văn kinh viết bộ thủ là sai.

Phóng chiêu: là cái đồ quét phân rác, Thuyết Văn viết bộ hựu, bộ cân, bộ khuynh.

Túng tặc.

Tỳ xá khư: Phạn ngữ là tên của một nữ thí chú.

Cố miện: Vận Anh nói: miện là trông, liếc, bộ mục chữ cái hai chữ này cùng nghĩa.

Hạt di hầu: Khảo Thanh nói: hạt là mắt mù lòa, hoặc viết chữ ha.

Sàng duy: Khảo Thanh nói duy là cái màn, Thuyết Văn nói ở một bên gọi là duy, bộ câm âm duy, có chữ bộ tâm là sai.

Phùng phủ: Thuyết Văn gọi là lấy kim khâu áo, bộ mịch âm phùng, chữ phủ cũng bộ y.

Nại-lạc-ca: tiếng Phạn là tên của một địa ngục, chữ này có nhiều

tên, nay lược nêu một hai tên. Đường gọi là bất khả ái lạc, hoặc gọi là bất khả cứu tế, hoặc nói vô hưu tức, hoặc gọi là vô gián.

Phẩn niệu: Thuyết Văn gọi là dẹp trừ phân nhỏ. Vận Anh nói là dơ uế, Khảo Thanh gọi là phẩn.

Chiêm bạt: Khảo Thanh gọi là bôn, hoặc viết bộ hiệp, lấy cái kẹp gắp đồ, văn kinh viết bộ cam âm kiêm là cái gông vào cổ. Chữ bạt, Khảo Thanh nói bạt là rút, nhổ. Cố Dã Vương nói: lôi ra. Quảng Nhã gọi là phát xuất, Thuyết Văn gọi là cất lên, bộ thủ, âm bạt. Thuyết Văn viết bộ khuyển âm tẩu.

Liệt xỉ: Vận Anh nói: liệt là quay, vặn. Bộ thủ âm niết.

Liếc mục: Khảo Thanh nói liếc là dao động, gạt ra.

Dĩ cứ: đã dịch ở trước.

Li giải: Khảo Thanh nói li là cắt. Tự Lâm viết chữ ly hai bộ lực, văn kinh viết chữ bì là sai, kiểm tra trong tất cả sách đều không có chữ này, chỉ có chữ li này hợp với nghĩa kinh.

Thoán sàm: Tì Thương nói thoán là cái mâu ngắn. Chữ sàm, Khảo Thanh gọi là cái dầm, Quảng Nhã nói sàm là cây kim to, Thiên Thương Hiệt nói sàm là cái đục, Thuyết Văn nói lời văn sắc bén gọi là sàm, bộ kim.

Sáo thích: Khảo Thanh nói, sáo là cái mâu dài, thích gồm bộ đao âm thúc.

Bổng đả: chữ thông dụng, sách nói bổng là đánh gậy, chánh thể viết chữ bội, Khảo Thanh gọi là cái gậy lớn, Thuyết Văn gọi là công kích.

Thiết chùy: hoặc viết chữ chùy bộ mộc, Tập Huấn nói chùy là đánh, hoặc viết chữ chùy (nện, đánh), Khảo Thanh viết chữ kích (đánh, đập) chính thể là bộ mộc âm chuy, văn kinh viết bộ kim là nhầm.

Dung đồng: nung đồng.

Thiết hoạch: Khảo Thanh nói: giống như cái vạc mà không có chân, bộ kim đọc lược âm hoạch.

Á khâu.

Ao dột: đều là chữ tượng hình trong cổ văn.

Ly gian: hàng rào trồng bằng gai.

Yết-la-lam: Phạn ngữ, hoặc gọi là ca-la-la.

Bình toản: toản là cái đồ đong rượu, văn kinh viết bộ thủ là sai, phải sửa lại bộ kim mới đứng.

Như tiệt: Tập Huấn nói: gỗ tiệt.

Oa-tung: cái nồi hông, sách nói là cái chảo nhỏ.

At-bộ-tha: (Phạn ngữ) đã dịch ở trước.

Đao tiêu khẩu: sách gọi là phòng đao.

Thiết trừ: Khảo Thanh nói cái muỗng là trừ.

Khâu dẫn: căn cứ theo Chu Công Thời Huấn nói: ngày lập hạ mồng năm con giun bò ra, ngày đông chí con giun rút vào lại. Nhĩ Nhã cũng gọi là cẩn dần, vùng Giang đông gọi là ca nữ.

Kiền nam:

Hài viên: Tập Huấn nói: hài là đôi giày, mẫu giống như viên.

Di thảo: cắt cỏ.

Tụ mạt: bọt nước gom lại.

Thủy đài: rêu xanh trong nước.

Xuy trướng.

Đoạn sư.

Thác phiến: phiên là cánh cửa, cái quạt, đồ thổi lửa.

Tùng tê: Thuyết Văn gọi là tỳ nhục.

Tạ dĩ: tạ là bằng cờ.

Tuyến khẩu: hoặc viết chữ tuyến bộ tiển.

Thiên cân: Thuyết Văn viết bộ trúc, bộ nhục bộ lực, văn kinh viết bộ thảo là sai.

Khổng khích: Thuyết Văn viết bộ phụ, bộ hạch trên bộ tiểu ở dưới, văn kinh viết bộ quả là sai.

Sai suyễn: sai là chữ chánh thể, Thuyết Văn viết chữ nhị nghĩa là chênh lệch không ăn khớp, chánh thể viết chữ thùy. Chữ suyễn Quảng Nhã nói suyễn là ngan thái, Cố Dã Vương nói: lẫn lộn không đều, Thuyết Văn gọi là trái nhau.

Sảng thất: Mao Thi truyện nói: sảng là sai, Quách chú Nhĩ Nhã: dụng tâm sai lầm không chuyên nhất. Giá chú Quốc ngữ nói sảng là nhị, Quách chú Phương ngôn gọi là lỗi lầm. Bô li, bộ đại. Văn kinh viết bộ nhơn là sai, chữ thất là bộ thủ bộ ất, ất cũng là thanh, Quảng Nhã viết chữ thỉ là sai, Ngọc Thiên nói thất là khóc vậy.

Xảo tượng: Vận Thuyên nói: người khéo léo đối với công việc gọi là tượng, Thuyết Văn gọi là thợ mộc, bộ phương và bộ cân kết hợp, vật đã thành đồ dùng, là chữ hội ý.

Trần ế: Thuyết Văn nói trần là bụi bậm, bộ lộc và bộ thổ. Chữ ế, Quách chú Phương ngôn nói ế là che. Quảng Nhã gọi là chướng, Khảo Thanh gọi là đậy, Thuyết Văn viết bộ vũ âm ế.

Giai thúc: Quảng Nhã nói: giai là lau chùi, Thuyết Văn viết bộ thủ âm giai. Chữ thức, Quách chú Nghi lễ nói thức là sạch sẽ. Lễ ký gọi là thanh tịnh, Thuyết Văn từ bộ thủ, âm thức.

Yêu khỏa: Khảo Thanh nói khỏa là xương trên. Vận Anh nói yêu là xương dưới.

Kiên sáp: chữ sáp gồm bộ thủy, bốn bộ chỉ, chữ hai bộ chỉ là chữ hội ý, kinh viết ba bộ chỉ là sai.

Tráp tại: Khảo Thanh nói: tráp là cắm giữ, Thuyết Văn viết bộ thủ chữ sáp, văn kinh viết bộ thiên và bộ cựu là sai, Thuyết Văn nói tại là tồn tại, bộ thổ và bộ tài.

Tiêm tiêu: tiêm là chữ hội ý, chữ tiêu. Thuyết Văn tiêu là cờ hiệu, Tự Thư gọi là đầu sào, chánh thể viết bộ cân âm tiêu.

Can táo: Khảo Thanh nói táo là khô, Thuyết Văn viết bộ hỏa âm táo.

Lê hắc: Khảo Thanh nói lê là đen mà hơi vàng, Thuyết Văn gọi là khuyết, chánh tự xưa nay gọi là đen, bộ hắc đọc lược âm lê.

Hoán tô: Vận Thuyên nói hoán là ấm, hoặc viết là noãn.

Du bì: lên của nước.

Phong vương: là đầu của binh đao, hoặc viết chữ phong có bộ sước. Chữ vương, Tự Thư gọi là chuôi đao, ngọn lá cỏ.

Phủ lạn: Khảo Thanh nói: thịt thối, nát, bộ nhục, âm phả, chữ lạn đã dịch.

Thôi thủ: Vận Anh nói thôi là đẩy ra, bộ thủ âm chuy, hoặc có khi viết đồi.

Luyến hoạt: Khảo Thanh nói: thịt thái từng miếng, bộ nhục âm luyến. Quảng Nhã nói: hoạt là cắt, Thuyết Văn gọi là hại, bộ đao chữ hại.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 57

Điêu xa: Thuyết văn: diêu là động, bộ thủ âm diêu.

Cưỡng bảo: Thuyết Văn gọ cái địu con trỏ sau lưng, bộ y âm cường. Chữ bảo, Thiên Thương Hiệt nói bảo là cái tả, Thanh Loại nói: cái địu của trẻ.

Hủ mại:

Ngạnh khái: Vương Chú Sở Từ nói: ngạnh là ngang ngạnh, Nhĩ Nhã gọi là thẳng, Quảng Nhã gọi là lược, bộ mọc. Khái, Khảo Thanh nói khái là tiết tháo. Chu Lễ Trịnh chú nói: khái là đo lường, Nghệ Tông nói: ngạnh khái là nói tóm tắt, bộ mộc âm ký.

Triệu hí: Quảng Nhã nói triệu là nhấc lên, chấn chỉnh. Thuyết Văn là bộ thủ âm trác, chữ dưới là hí. Mao Thi truyện nói: hí là đùa giỡn, Nhĩ Nhã nói hí là giỡn cợt.

Khái thấu: Thuyết Văn nói khái là ho, chữ dưới là thấu là chữ thông tục, Khảo Thanh nói khí xông ngực lên là ho, Tự Thư gọi là bệnh đàm ở cổ.

Đàm ấm:

Khảo sở: là đánh đập.

Trớ tước: Quảng Nhã nói: nhấm nuốt, Thiên Thương Hiệt nói trớ là tiếu là cắn, Thuyết Văn gọi là nhai nuốt, bộ khẩu âm thả. Thanh Loại viết bộ xỉ, chữ tước. Quảng Nhã nói tước là nhấm, Tự Thư gọi là nhai.

Thấp dĩ: Khảo Thanh nói thấp là đất ướt. Thuyết Văn gọi là thấm ướt, chữ này bộ thủy, bô ti, bộ thổ và một chữ phú. Phú là đậy đất lại nên đất ẩm ướt, chữ hội ý, kinh viết bộ nhật bộ ti là sai, thấp là âm là tên của nước ở Vũ dương đông quận.

Diên thóa: Thuyết Văn gọi là nước miếng. Chánh thể bộ thủy bộ khiếm. Chữ thóa là nước dịch trong miệng.

Ẩu nghịch: Thuyết Văn ẩu là mữa, chánh viết là âu.

Hỏa chiếc: bộ nhục, chữ này là hội ý, thịt ở trong lửa.

Quyền súc: giá chú Quốc ngữ nói: súc là lùi lại, sụt lại. Tống trung chú Thái Huyền kinh nói: súc là dừng lại, Hàn Thi nói: tự xét lại mình, là chữ hình thanh.

Phong điệp: Khảo Thanh gọi là tên của loài côn trùng, là m tổ trên cây, ở dưới đất thì là m hang, có rất nhiều loại, Thuyết Văn gọi là loại có cánh và cắn người. Bộ tùng âm phùng, kinh viết chữ phong, Tư Mã Sấn chú Trang Tử nói điệp là con bướm.

Tảo sắt: Thuyết Văn gọi là con muỗi cắn người, chữ này bộ trùng âm trảo. Văn kinh viết bộ khiếm, viết tắt không thành chữ. Sất, Thuyết Văn nói côn trùng trong áo quần cắn người, bộ tùng âm tân, văn kinh viết phân nửa chữ phong là sai.

Thư trùng: chánh thể viết bộ nhục âm thư, Khảo Thanh nói con vòi trong thịt muối, Thuyết Văn gọi là con nhặng trong sữa thịt, bộ nhục âm thả. Văn kinh viết chữ thư gồm bộ trùng và chữ thả. Chữ trùng có ba bộ trùng: Nhĩ Nhã gọi là loại côn trùng có chân.

Ngư yết: Trôn, chánh thể viết chữ ngư, Thuyết Văn viết bộ đao, chữ tượng hình, bộ hỏa giống đuôi cá, đuôi cá giống đuôi ngựa, chợt giống như bộ hỏa, nhưng chẳng phải chữ hỏa, chữ yết, Khảo Thanh nói loại vật dưới nước.

Ngoan đà: Thuyết Văn gọi là con rùa, bộ mãnh con ngươn, chữ đà Thuyết Văn gọi là loại, giống như cá sấu mà to hơn. Bộ mãnh âm đơn, Thuyết Văn nói chữ đơn là chữ khấu và chữ lý, tục dùng như ngoan. Thiền điệt: Sơn Hải kinh nói: cá hoạt hình tựa như con lươn, Quách Cảnh Thuần chú Nhĩ Nhã nói: cá thiện giống như con rắn có vằn, Thuyết Văn gọi là cá, da nó có thể là m trống, là chữ hình thanh. Chữ điệt, Nhĩ Nhã nói điệt là con đỉa, Quách Chú nói con đỉa ở nước hay hút máu người.

Bạng cáp: Lã Nhị Xuân Thu nói: bạng là con trai, loài côn trùng âm, ngày rằm con trai bạng và cáp tương cảm nhau. Thuyết Văn nói hợp có ba loại đều sống ở biển, nó sống ngàn năm thì biến hóa, gọi là đổ lệ hải, con này một trăm tuổi thì biến hóa. Khôi cáp một là phục loa là nó già biến thành cánh, bộ trùng âm hợp.

Hà mô:

Hồ hạc: hồ là loài dã can, Thuyết Văn gọi là giống thú có tài cám dỗ, còn gọi là quỷ mị. Chữ dưới là hạc, một giống thú giống như con cầy nhưng nhỏ, tính thích ngủ. Trong kinh viết bộ khuyển, Thuyết Văn là chữ đúng thể của xưa nay, kinh và thuyết đều viết bộ hàng, chánh thể viết chữ hàng, Khảo Thanh cũng viết chữ huống tức là m bằng cứ. Hoặc viết chữ hạc cũng được.

Điêu thứu:

Khương lang: Nhĩ Nhã nói khương lang là con bọ hung, Quách Phác nói loài ăn phẩn, Thuyết Văn nói khương lang là chữ hình thanh.

Hạm xa: hạm là cái cằm, hoặc viết chữ hạm cũng được.

Thối túc: chánh thể viết bộ cốt, Khảo Thanh nói thối là bắp đùi. Tự Thư gọi là bắp chân, chánh thể xưa nay viết bộ cốt âm nỏa.

Câu chuyết: Giá chú Quốc ngữ nói xuyết, Thuyết Văn gọi là nối lại, bộ mịch âm xuyết.

Thúy hiểm: Quảng Nhã nói thúy là yếu, Thuyết Văn gọi là giòn xốp dễ vỡ, bộ nhục âm tuyệt. Lại nói chữ tuyệt là bộ mịch bộ đao, bộ tiết, là chữ hội ý.

Vô sao: cây sác, bộ mộc hoặc bộ thủ.

Dữ thoan: chữ thoan theo Hứa Thúc Trạng chú Trang Tử gọi là ái ví tre. Tập huấn gọi là thương, Thuyết Văn gọi là lấy đồ chẻ trúc đan bồ ví lúa.

Thế thóa: thế là nước miếng, đều dịch ở trước.

Cường bạt: tương truyền là chữ vay mượn chứ chẳng phải chánh thể. Chữ chánh viết hạt bộ cung lại có âm là cưỡng. Nghĩa cũng tương tự, Trịnh Huyền chú Chu Lễ nói cường là cứng rắn, khuyến hóa. Quách chú Nhĩ Nhã nói là siêng năng, Thiên Thương Hiệt nói: khỏe mạnh. Thụy Pháp nói: rộng lượng khoan thứ gọn cường, Thuyết Văn viết bộ cung bộ lực. Chữ dưới là bạt, Tự Thư nói lấy tay nắm, bạt là lấy. Nghĩa trong kinh là cứu giúp, cứu bạt, Thuyết Văn nói là bộ thủ âm bạt.

Sâm tủng: Thuyết Văn nói rừng rậm, ba bộ mộc. Chữ tủng, Khảo Thanh gọi là thượng, Trang Tử nói tủng là cao, Thuyết Văn nói bộ lập và bộ thúc, chữ hội ý.

Giới bỉ: Khổng chú Thượng thư nói: giới là đến, Trịnh Tiển Mao Thi nói: giới là nhà, Thuyết Văn gọi là đi không tiện, rất, bộ hộ âm du.

Tốt đỗ ba: âm đỗ là tiếng Phạn, tức là tháp thờ xá lợi, cựu gọi là phù đồ.

Bà-la-ni-tư: tiếng Phạn là tên của một thành phố, cựu gọi là Bala-nại.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 58

(Văn Thù Thọ ký hội thứ mười lăm ba quyển).

Tân phân: Chữ tân gồm bộ mịch bộ bối âm tân. Chữ phân, Quảng Nhã nói hoa trời rơi tán loạn.

Đạm bạc: Khổng chú Thượng thư nói: đạm là an, Phương ngôn nói đạm là tĩnh, Thuyết Văn viết bộ tâm đọc lược âm cam, bạc theo Quảng Nhã nói bạc là an tịnh, Thuyết Văn gọi là vô ư, bộ tâm âm bạch.

Các tê: Thuyết Văn nói tê là cầm đi, bộ bối âm tề.

Môn khổn: Trịnh chú lễ ký nói: khổn là cổng thành ngoài. Thuyết Văn gọi là khuyết. Chữ khổn mà có chốt và chữ niếp là vật tuy một nhưng nhiều tên. Môn quắc là ngưỡng cửa. Môn niếp, môn thiết đều là các chốt cửa. Tục gọi môn thiết là lấy đá chắn lại.

Quả giả: chữ vay mượn, vốn là âm lõa, Cố Dã Vương nói: cỡi đồ để trần, bộ nhơn âm quả, văn kinh viết chữ lõa cũng được, hoặc viết bộ thân cũng có nghĩa là lộ hình.

Manh cổ: Thuyết Văn nói: mắt không có đồng tử. Chữ cổ, Thuyết Văn nói mắt mù, vì có màng che, chữ man giống như da trống nên gọi là cổ, bộ mục âm cổ.

Lung hội: lung là tai không nghe, chữ hội, Khảo Thanh có nghĩa là rất điếc, bộ nhĩ âm quý. Văn kinh viết bộ mục là sai.

Bần cũ: chữ cụ Thượng thanh, Thuyết Văn gọi là nghèo túng không có của để theo lễ.

Tồi quá cữu: Khảo Thanh nói cữu là tội lỗi, phẩn nộ, bịnh. Trích trong văn cổ, chữ cữu là bộ bốc, bộc khẩu âm cữu.

Trừng túy: Quảng Nhã nói túy là thuần. Chu Dịch nói: túy là tinh túy. Văn tự nói tinh vi, Thuyết Văn viết bộ mễ âm túy.

Triền tứ: Ngọc Thiên nói: đất trống trong chợ, chữ tứ theo Khổng chú Thượng thư nói: tứ là vạch trần. Đỗ chú tả truyện nói tứ là bày ra, bày hàng hóa ra chợ, Tự Thư gọi là cư xá. Bộ trường âm duật.

Châm chước: Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói châm là lấy chước là đi, Thuyết Văn nói châm là cái móc câu, chữ châm gồm bộ đâu âm thậm.

Cự ty sàng: Khảo Thanh nói cự là an, chỗ nương tựa. Vận Anh gọi là dựa vào, bộ thủ âm cừ, Thuyết Văn viết bộ hổ, bộ trỉ. Văn kinh viết chữ cừ là nhầm. Lại nói chữ ty là từ bộ giáp bộ tả, Tự Thống nói: xưng một cách nhún nhường với người bên cạnh. Chữ sàng bộ mộc và bộ tường.

Giám triệt: Ngọc Thiên nói giám là soi, Quảng Nhã nói giám là chiếu, Khảo Thanh cũng dùng như vậy, Thuyết Văn viết bộ sách, bộ dục, bộ chi, kinh viết bộ khứ bộ viết là sai.

Khánh khái: là tiếng nói thoát ra từ cuống hầu. Tiếng nhẹ là khánh tiếng mạnh là khái.

Kỵ hồ: Vận Anh nói kỵ là đến cũng có nghĩa là quở trách, bộ thả và chữ ký.

Hiểm bì: Thiên Thương Hiệt nói: cong vạy, Quảng Nhã gọi là sống chết, Thuyết Văn gọi là biện luận.

Hy vọng.

Khủng khiếp: Quảng Nhã nói khiếp là khiếp nhược, Cố Dã Vương nói dùng sức mạnh để uy hiếp ba bộ lực, kinh viết ba bộ đao là sai.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 59

Thán tiện: Hàn Thi nói tiện là tham muốn, Khảo Thanh gọi là yêu thích, ái mộ. Thuyết Văn gọi là tham dục, bộ mỹ âm my, bộ sấu, sấu là nước súc miệng.

Súc dụng: Khảo Thanh nói: súc là tích chứa, bộ hòa âm súc, kinh viết chỉ có bộ súc.

Trọng đảm: chữ chính của cổ văn là nhất tên (cử), Thuyết Văn gọi là gánh vác, bộ thủ âm đảm.

Như tây: tên của loài thú, Nhĩ Nhã nói: con này giống như heo, Quách Phác chú nói: thân hình như trâu nước, đầu to bụng phệ chân nó có ba móng đen, nó có ba sừng, một trên đỉnh, một ở trên mũi, cái trên mũi gọi là sừng ăn, thức ăn đưa vào thì chiếc sừng nhai lại. Cũng có loại một cái sừng, kinh dụ một sừng. Thuyết Văn bộ ngưu.

Lăng nghiệt: là chữ mượn dùng, bộ thủy, tên một loại nước, phải viết bộ lực mới đúng, chữ dưới là miệt, Khảo Thanh gọi là khi dễ, bộ tâm âm miệt văn kinh chỉ viết chữ miệt là sai, Thuyết Văn lại nói chữ miệt có âm là miết.

Hạp liệt: bộ phụ âm hiệp văn kinh viết bộ khuyển là sai, chữ này ở trước đã giải thích.

– QUYỂN 60: không có âm nào khó.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 61

(Bồ-tát Kiến Thật Tam-muội hội thứ mười sáu, mười sáu quyển)

Ca-lô-đà-di: chánh Phạn âm: ca-dẫn-lộ-na, dẫn theo cựu gọi là ca-lưu-đà-di, là tên của một vị A-la-hán.

Thiên tải: xe chở gọi là tải, có khi đọc nhầm thành chữ tại.

Ký quản:

Cức thích: Thuyết Văn viết hai chữ thúc, âm kế kinh viết hai chữ thúc là sai, chữ dưới bộ thúc bộ đao.

Ưng bình: Thiên Thương Hiệt nói: hai cái vú ở trên bộ xương Hán Thư Vệ Chiêu nói: bốn bên ngực cao lên, ở giữa thấp xuống gọi là ưng.

Thuyết Văn nói ưng là ngực, bộ nhục âm ưng, hoặc viết bộ cốt.

Dung tiêm: Khảo Thanh nói: trên dưới đều nhau, Vận Anh gọi là thẳng, Thuyết Văn gọi là ngay ngắn, bộ nhơn âm dung, kinh viết bộ nguyệt là chữ thông dụng, chữ tiêm Quảng Nhã nói tiêm là nhỏ, Thuyết Văn gọi là nhuyễn, bộ mịch hoặc việt bộ nữ, kinh viết chữ tiệt là sai.

Kiếm sác: Khảo Thanh nói sác là cái mâu dài.

Tế chư: Thuyết Văn nói tế là cơ nhuyễn.

Nguyên thấp: Nhĩ Nhã nói: chỗ trủng ướt gọi là thấp, hoặc viết chữ tập có bộ thủy.

Ông tước: chữ thông dụng, Khảo Thanh gọi là cây cỏ xum xuê.

Bảo tranh: Trịnh Chú lễ ký nói: vàng ngọc chưa thành đồ trang sức, Khảo Thanh cũng nói đồng thiết chưa tôi luyện, hoặc viết chữ khoáng. Khoáng, Thuyết Văn viết bộ kim âm cũng.

Túi vũ: Quảng Nhã nói trù là triền, dây thao Khảo Thanh gọi là buột thắt, bộ mịch âm chu, hoặc viết chữ trù của hy trù.

Tinh cổ: tinh hoặc viết chữ lăng, Nhĩ Nhã chú rằng cầm cờ đi hàng đầu, Quách Phác nói thứ cờ trên đầu có cắm lông. Đỗ chú tả truyện nói: cờ là tiêu biểu, Giá chú Quốc ngữ nói: cờ là nêu. Cố Dã Vương nói: hổ, người cầm cờ mao gọi là cờ đuôi trâu, cắm thẳng trên, như nay có một thứ cờ điểm. Âm mao, theo Thuyết Văn ngồi trên xe cầm cờ tiến về phía trước để dẫn đầu binh lính. Chữ cổ là để nhóm họp mọi người. Chu Lễ nói có sáu thứ trống lôi lính lệ (phù văn), (công lao)…

Dịch nói: trống là cổ động. Trịnh chú nói nghi lễ cử hành thì đánh trống là tuyền âm đi.

Ấp thích: Thiên Thương Hiệt nói: ấp là không thoải mái. Thuyết Văn gọi là bất an, chữ hình thanh. Chữ dưới là thích, Hà Hưu chú Công Dương truyện nói thích là đau. Quách Chú Luận ngữ nói nhiều ưu buồn. Thuyết Văn gọi là lo lắng sợ hãi.

Tự duyên và duyên pha: kinh viết rất nhiều chữ dục tù. Sách viết bộ nhơn là sai, mà phải viết chữ pha mới đúng.

Tiên kim: hoặc viết chữ tuyến. Thuyết Văn gọi là sợi, bộ mịch âm tiền.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 62

Đạm mỹ: Khảo Thanh gọi là ngọt, Thuyết Văn gọi là ngon, bộ thiệt, bộ cam, chữ hội ý, hoặc viết chữ cám cũng được. Mỹ, theo Thuyết Văn gọi là vị ngon, bộ dương, bộ đại, chữ dương trong âm này. Đưa vào bếp nấu thật ngon, cho nên viết bộ dương, bộ đại là chữ hội ý.

An tiên: cái đệm lót trên yên ngựa.

Thu bí: thu là dây da trắng vào vế sau ngựa, hoặc viết chữ thu bộ mịch cũng vậy. Bí là dây cương ngựa.

Ngoa mão: Vận Thuyên nói ngoa là giày ủng, sách nói: giày của người Hồ, Mão thoe Khảo Thanh gọi là cái nón đội đầu. Thuyết Văn nói trẻ em và người Man-di đội mũ này. Nay Lệ Thư viết bộ cân âm mạo.

Thần quy: là loài ở dưới nước, Chu Lễ có lục quy, Nhĩ Nhã có mười quy. Đây chính là thần quy thứ nhất, Thuyết Văn nói đó là loài xương ngoài mà thịt bên trong, đây là chữ tượng hình.

Cựu miết: tên của một loài vật dưới nước. Thuyết Văn viết bộ mãnh âm tế. Kinh viết phần nhiều là bộ ngư, hoặc bộ mãnh thành ngư miết là sai.

Kế tông: kế còn gọi là kết, Trịnh Huyền nói là kết tóc. Nay văn kinh gọi là thắt buộc đuôi ngựa, chữ tông theo Khảo Thanh gọi là bờm ngựa.

Xa cừ: Quảng Nhã nói xa cừ là đá quý.

Thạch phát chi đại: Khảo Thanh gọi là cái túi bộ cân, kinh viết chữ đới.

Môn khổn: Trịnh chú lễ ký nói: khổn là cái chốt cửa, Thuyết Văn viết bộ mộc.

Môn xu: Khảo Thanh nói: chỗ cánh cửa xoay. Nay gọi là bản lề cửa, cũng gọi là chuyển tấc, cựu gọi là cửa cũ, e rằng nghĩa này sai. Quảng Nhã nói xu là chính. Hàn Thi nói xu là mấu chốt, là chỗ xuất phát động cơ.

Hoàng bính: Trịnh chú chu lễ nói: bính là chỗ cắm, Giả Quỳ nói:

quyền bính, Thuyết Văn nói bính là cái cán búa. Thiên Thương Hiệt nói bính là cái cột, bộ mộc âm bính.

Lô củng: Thuyết Văn nói phết một lớp sơn mỏng lên trụ, Thiên Thương Hiệt nói: cây cột là m trụ, cũng là trên cây trụ che một cây gỗ cong, giống như người khom xuống. Nhân đó mà đặt tên.

Đoạt thình: Khảo Thanh nói thính là tai nghe. Thuyết Văn gọi là nghe.

Đương cừ: Ti Thương nói đương là bấm lỗ tai, Thích Danh gọi là xỏ lỗ tai để đeo vàng gọi là đương. Khảo Thanh nói cừ là bánh xe, nhưng theo nghĩa của chữ này thì người Ấn Độ các bậc vua chúa và quý tộc đều lấy vàng bạc hảo hạng đúc thành khuy đeo tai, vàng ngọc đeo vào chỗ thủng giống như bảo luân dùng các món báu đeo vào để trang điểm.

Bạt-trì: cựu gọi là bà-trỉ đều là âm Phạn đọc nhầm. Đây chính là tên của A-tu-la vương, chính Phạn âm là phược nê, không thể dịch đúng được nên để nguyên Phạn âm, cựu gị là loài này dẫn đầu hàng A-tu-la vì đánh nhau với Đế Thích bị thất bại nên bị bắt. Vì mong được thoát nên lấy đó đặt tên.

Tri tru: Khảo Thanh nói: tri trù cũng giống như bồi hồi hoặc viết chữ trù trừ, Quảng Nhã nói trù trừ là do dự. Khảo Thanh nói trù trừ không chịu đi liền. Mao Thi truyện nói: trù trừ cũng như trịch trục (lẫn thẩn) tri trù và trù trừ là âm thinh trong của tiếng địa phương. Tâm nghi chưa quyết định, hai chữ đều bộ túc là chữ hình thanh.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 63

Tam-ma bạt-đế: tiếng Phạn, Tàu dịch là thiện định. Diệu định hoặc gọi là Tam-ma bát-để, hoặc gọi là Tam-ma bát-đa, đều đọc nhầm âm Phạn.

Thù ngụ: Thiên Thương Hiệt nói: sắp ngủ, Thuyết Văn gọi là ngủ gục, chữ hình thanh. Mao Thi nói ngụ là tỉnh dậ, Thuyết Văn nói mỵ là ngủ mà mớ. Văn kinh viết bộ huyệt, bộ tâm là sai. Chánh thể viết bộ mịch.

Yểm túc.

Câu lạn:

Tầm lương: chữ tầm đã giải thích trong văn trước. Lương, người tìm cầu, hay chữ câu lan, ở trên chỉ người cầm cây gậy gỗ, Thuyết Văn nói chữ lương là bộ thủy bộ nhân bộ mộc, văn cổ là bộ thủy.

Khúc linh: Thuyết Văn nói thuẩn là chấn song cửa còn linh là cái chốt cửa. Tục gọi chung là móc khóa.

Mã não: là một loại đá quý thượng bảo, đứng sau ngọc, hoặc thuộc loại ngọc có vằn, chữ hình thanh.

Xa cừ: cũng là một loại đá quý, màu trắng trong suốt, đứng kế ngọc trắng, chữ hình thanh.

Yên-la-bà-na: tiếng Phạn là tên gọi của một loại bạch tượng vương. Trời Đế Thích cỡi nó thì có đầy đủ thần thông tùy cơ biến hóa, theo ý của thiên chủ.

Cương không: Thuyết Văn nói cương là dây cương ngựa bộ mịch âm vương, hoặc viết bộ cách là m dây cương cũng được. Chữ khống, Ty Thương gọi là dòm ngựa.

Thương hộc: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: thương là chim quát. Thanh Loại gọi là con dong. Chữ dưới là hộc, còn có tên là hoàng hạc, mỗi khi cất cánh bay ngàn dặm, hoặc gọi là hồng hộc. Tục gọi là chim cắt. Chữ hình thanh.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 64

Chuyên chú: Khảo Thanh nói chuyên là cây rui nhà. Thuyết Văn gọi là ai. Tần gọi đó là cây rui. Chu gọi là cây ai. Tề Lỗ gọi là giác (cây xà vuông) bộ mộc âm chuyên.

Bát-trù-giam bà-la thạch: tên một loại đá quý ở trời Đao Lợi. Loại đá này trơn láng sáng bóng là m đồ trang sức ở cung trời.

Nhị Nhĩ: Khổng chú Thượng thư nói: nhị là cắt. Trịnh chú Chu Lễ nói: cắt lỗ mũi.

Tuấn tột: Vận Anh nói: tuấn là ngựa quý. Khảo Thanh gọi là ngựa chạy nhanh, dài. Nhĩ Nhã nói tuấn là mau lẹ. Quách Phác chú Mục Thiên tử truyện nói: tên gọi cho loài ngựa đẹp, Thuyết Văn có ý nói người tài giỏi, bộ mã âm tuấn.

Tham sử: Thiên Thương Hiệt nói: sử là mau, Vận Anh gọi là cấp tốc, Khảo Thanh gọi là ngựa chạy nhanh, chữ chính xưa nay viết bộ mã và bộ sử.

QUYỂN 6: Không có âm nghĩa khó để giải

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 66

Kỳ lân: Thiên Thương Hiệt nói con đực gọi là kỳ, con cái gọi là lân. Thuyết Văn gọi đó là giống thú nhân từ. Thân của con lân như con trâu, đuôi nó có một sừng. Kinh nêu ra thí dụ một sừng, trong kinh viết hai chữ đều là bộ mã là hết sức sai lầm. Đó chính là loài ngựa vằn. Nay tục gọi chuy là ngựa nhiều vằn, chẳng phải là giống thú có điềm là nh. Loại trong sách nói đến không phải chữ này, phải viết bộ lộc và chữ lận mới đúng.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 67

Tự hoại: tự là đất trủng, Thuyết Văn nói hoại là hư bại.

Đối trị: trị là sửa đổi, chỉnh lý.

San thực: Thuyết Văn gọi là nuốt, bộ thực âm sán.

Hào thiện: chữ thông dụng, chánh là chữ hào. Trịnh Tiên Thi nói: thịt ướp, chẳng phải lúa mà ăn gọi là hào. Cố Dã Vương nói: quả dưa ngon. Thuyết Văn gọi là ăn bộ nhục âm hào. Chữ thiện, Trịnh Huyền nói: thiện là tốt, thiện là thức ăn ngon, là dâng hiến, Thuyết Văn gọi là ăn, bộ nhục âm thiện.

Cổ tha: tiếng thông.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 68

Ngoạt tỷ: Trịnh chú Chu lễ nói: nguyệt là cắt chân, căn cứ theo nhục hình cắt chân thời xưa của nước này. Người dịch kinh viết nhầm. Quyển sáu mươi tư ở trước đã viết lộn thành nhị nhĩ (cắt tai). Căn cứ theo văn này thì phải hợp với chữ nhị là loại hình xẻo lỗ tai. Sách viết mà người không phân định rõ xẻo tai cắt chân là chữ này.

Tiên đả: sách gọi là đánh, đập.

Trượng thích:

Thiết hội: hội là cắt, là thái thịt.

Chùy đảo: Khảo Thanh nói chùy là đánh, cầm đập sắt ném. Chữ đảo, Khảo Thanh gọi là cái chày. Thuyết Văn gọi là lấy tay đánh, bộ thủ âm trù.

Tha đạp: tha là lần lửa, sách gọi là vấp ngã, đạp. Quảng Nhã gọi là bước đi. Thuyết Văn gọi là dẫn đạp.

Nghiêm tạc: nghiêm là chữ vay mượn, chính là viết chữ nghiệm. Tạc là chua, có khi viết chữ thế (giấm).

Hỏa chích: Quảng Nhã nói chích là nướng, Hán Thư gọi là chỗ rất nóng, Thuyết Văn gọi là hầm thịt, thịt ở trong lửa.

Diêu mục: Thanh Loại nói diêu là móc, Thuyết Văn gọi là mạo (dùng da) bộ thủ âm diêu.

Mâu sáo: Vận Anh nói: sáo là binh trượng. Thuyết Văn gọi là mâu, dùng trong quân trận, dài hai trượng, chữ hình thanh. Văn kinh viết chữ mâu bộ kim là nhầm. Chánh viết chữ mâu là bộ mâu, sách đều không có hai chữ này. Chữ dưới là sáo, Khảo Thanh gọi là mâu dài, bộ mâu âm sáo.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 69

Nghệ ngữ: Tập Huấn nói: lời nói trong lúc ngủ. Thanh Loại nói: trong lúc ngủ mê man nói bậy. Quảng Nhã nói, ngủ mà giật mình, Thuyết Văn gọi là mớ.

Mị ngộ: Hàn Thi nói: Mị là nghỉ. Ngọc Thiên nói ngủ say. Thiên Thương Hiệt nói: ngủ mà nói lời gì đó gọi là mị. Chữ ngộ ở trước đã giải.

Giao niêm: Khảo Công ký nói: có nhiều loại keo. Keo trắng của hưu, keo đỏ của ngựa, của trâu trắng, keo đen của chuột lớn, keo vàng của tê giác. Trịnh nói: các loại keo này đều nấu từ da của chúng. Cố Dã Vương nói: sở dĩ gọi là giao vì dùng nó dán đồ. Chữ dưới là niêm, Khảo Thanh gọi là cứng, Thiên Thương Hiệt nói niêm là dính, Thuyết Văn gọi là dính vào nhau, bộ thử âm chiêm, kinh viết bộ mễ. Ư ác: sách gọi là vỏ trứng.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 70

Bất huyên: Khảo Thanh nói: huyên là nhìn, bộ mục âm tuần, kinh viết chữ tuần, sai. Có kẻ không hiểu viết âm thuấn là sai, đều không đạt ý của văn này.

Vũ yêm: Khảo Thanh nói: yêm là tưới, hủ, bộ thủy âm am.

Táo động: Trịnh chú Luận ngữ nói: táo là không an tịnh, động.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 71

(Bồ-tát Kiến Thật Tam-muội hội).

Tinh xú: hoặc viết là thắng, Khổng chú Thượng thư gọi tinh là tanh, Thuyết Văn gọi là thịt chó sống, bộ nhục chữ tinh.

Chi mạn: Mao Thi nói: mạn là dài, Quảng Nhã gọi là mầm sanh trưởng. Thuyết Văn nói nó thuộc giống dây sắn, bộ thảo âm man.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 72

Trị sai

Vị đãi: Nhĩ Nhã nói, đãi là đến.

Tê phá: tê cũng là phá.

Chiên tủng: Khảo Thanh gọi là tâm bất an, kinh sợ, bộ tâm, âm thúc.

Phủ hoạch: phủ là cái chảo, hoạch theo Quảng Nhã nói hoạt là cái vạc, vật này có chân gọi là đỉnh, không chân gọi là chảo. Bộ kim âm hoạt.

Mâu sáo: chữ chính là mâu bộ mâu, chữ bình thanh, Khảo Công ký nói nó giống như cái mâu. Thuyết Văn nói nó dài hai trượng đặt trong quân trận. Quảng Nhã nói đồ dài trượng tám gọi là mâu.

Hỷ dĩ: Vận Anh nói hỷ là thích

Oản quật: Ty Thương nói: oản là khoét, Quảng Nhã nói quật là chặt, đục. Khảo Thanh gọi là đẻo.

Khiếm khứ: Ty Thương nói khứ là há miệng đánh hơi dài.

Không tiếu: Ngọc Thiên nói: tiếu là nhấm, Thiên Thương Hiệt nói: nhấm nuốt, phàm người gào không òn một ai, gọi là tiếu.

Lõa hình: đã giải ở trước.

Hiệp oán: Nhĩ Nhã nói: hiệp là cất dấu riêng. Khảo Thanh gọi là xốc vào nách, Thuyết Văn gọi cố chấp, nghĩa là tâm luôn ôm ấp mối hận không nguôi, bộ thủ âm hiệp.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 73

Thâm thúy: Tự Thư nói: thâm là đi chiều sâu, Thuyết Văn viết bộ thủy âm thâm. Chữ thúy Thuyết Văn nói thúy là sâu xa, bộ huyệt âm toại.

Phao mộc: bọng đái, văn kinh viết chữ bào là sai, mộc là màng nhầy trong thịt, bộ nhục âm mạc.

Não cai: cọng lông trên ngón cái.

Chí khỏa: chánh thể viết bộ nhục, bộ quả. Văn Tự Tập Lược nói thịt trên đầu gối. Cổ văn viết chữ lõa. Thiên Thương Hiệt nói: hai bắp vế, Thuyết Văn gọi là đùi vế, bộ cốt âm quả.

Chí đoàn: sách nói đoàn là dọi ngón chân xuống đất và bị thương.

Dương bô: Khảo Thanh nói: Dương là kẹo mạch nha, bô là mễ phiên, cũng gọi chữ bô bộ khẩu, nghĩa là mớm cơm trong mộng đút cho trẻ ăn. Thuyết Văn cũng viết âm bô là bữa cơm quá trưa, bộ thực âm phả.

Khổng khiếu: Khảo Thanh nói: khiếu cũng là khổng. Thuyết Văn gọi là lỗ hổng, cái lỗ hỏng trên tường, bộ huyệt.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 74

Vị soạn: chánh thể tuy viết bộ thực, chữ cổ nhưng không dùng, Mã Dung chú luận ngữ nói: soạn là ăn uống, Trịnh Huyền chú lễ nghi nói: soạn là bày ra, Quảng Nhã gọi là tiến, Thuyết Văn gọi là đủ ăn, bộ thực.

Khổ hồ: Khảo Thanh nói: hồ là quả bầu, Quách Phác chú Nhĩ Nhã

nói hồ là trái khổ qua, vị đắng, có độc không thể ăn được, có thể dùng là m thuốc. Thuyết Văn gọi là bào, bộ qua âm hồ.

Câu-xà-đắc-tử cập-nhâm-bà-tử: những cây này đều là tiếng Phạn, lá nó đắng có thể nấu làm thức uống trị bịnh đâu đầu, tức là loại khổ đàn ở trong sự khổ luyện của nước này.

– QUYỂN 75: không có từ khó

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 76

Ma văn: Vận Anh nói: văn là lau, chùi.

Khang hội: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: khang là vỏ lúa, Thuyết Văn gọi là vỏ trấu, bộ hòa âm khang, hoặc viết bộ mễ cũng được. Hội, sách gọi là da sần sùi. Tự thống cũng nói: vỏ trấu, chữ này bộ hòa âm hội.

Đồng diệp: Khảo Thanh nói: đập dẹp, Ngọc Thiện nói đưa cho người đập dẹp thành lá. Điển Thuyết nói: vàng, bạc, đồng, thiết đều đáp thành dát mỏng.

QUYỂN 77: (Phú-Lâu_na hội thứ mười bảy, ba quyển do Ngài La Thập dịch).

Quyển này không có âm khó.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 78

Lủng lệ: trong các sách đều không thấy ai viết chữ này, mà do người dịch mượn âm để lấy ý. Tuy trong kỳ vận viết bộ tâm thành chữ này. Chữ lệ ở dưới, nghĩa thuyết nói Lủng lệ là người quật cường, dù khóc lóc cũng khó mà lay chuyển họ, hai chữ này đều bộ tâm, kinh viết bộ nhân là sai.

Hội nọa: chữ dưới là bộ thị, bộ nhơn, kinh viết bộ nhục là không thành chữ.

Tu phát: chữ này chỉ viết bộ hiệt là cái đầu và bộ sam. Thời ấy dùng chữ tu bộ thủy và bộ hiệt là sai. Chữ tu trong văn cổ hai chữ thủy âm hải. Chữ phát, Cố Dã Vương nói phát là tóc, Thuyết Văn gọi là tóc.

Ky phi:

Đề khấp: chánh viết… Ngọc Thiên nói khóc không ra nước mắt, Thuyết Văn gọi là hào.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 79

Cố khách: Đỗ chú tả truyện nói: cổ là mua, Trịnh Huyền chú nói: ở trong thị trường, ngồi bán gọi là cố.

Ải đạo: Quảng Nhã nói ải là hiểm trở, vội vàng. Trịnh chú lễ ký nói: ải là hẹp hòi, bộ phù âm ích. Đỗ Dự nói: chỗ đất hiểm trở không bằng.

Triền lõa: Khảo Thanh nói: triền là nhiễu quanh, câu thúc, Thuyết Văn gọi là bó buộc, dưới là lõa, Cố Dã Vương nói lõa giống như cái bao, Thuyết Văn gọi là cái bọc, trên dưới đều bộ y, ở giữa là bộ quả.

Thương bàn: Khảo Thanh nói: Bị Thương, Thuyết Văn viết bộ nhận, chữ ban theo Khảo Thanh gọi là sẹo, bộ mạch âm bàn.

Tiên sóc

Khiển tha đạt đa: tiếng Phạn gọi là tên một trong năm trăm Tỳkheo quyến thuộc đề-bà-đạt-đa.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 80

(Hộ quốc Bồ-tát hội mười tám, hai quyển. Tam-tạng Quật-đa dịch.)

Dung tiêm: Khảo Thanh nói: trên dưới đều nhau, Vận Anh nói: dung là thẳng, bộ nhơn âm dung, kinh viết bộ nguyệt là sai, tiêm là nhỏ bé.

Hận lệ:

Tẩn xuất: Trang Chu nói: tẩn là bỏ, rơi rớt, đuổi ra, bộ thủ âm tần, kinh viết bộ nhơn là sai.

Kịch khổ:

Bất xan: Khảo Thanh nói: xan là nuốt, Thuyết Văn gọi là nhai.

Hồng hạc: hồng là loài chim bay theo bóng mặt trời. Mao Thi nói con lớn gọi là hồng, con nhỏ gọi là nhạn, đều là loài chim dưới nước, thuộc loại ngỗng, hạc trắng là chim là nh, tiên nhơn cỡi nó thì sống hơn ngàn năm, lại có loại hồng hạc là loại bình thường, đều là loại màu xanh hồng, gọi là hồng hộc, thân hình như con vẹt mà nhỏ, cũng là loài chim nước.

Câu-khẩn-la: cựu gọi là câu-chỉ-la, là tên của một loại chim ở Ấn, Trung Hoa không có.

Tiều toái: là tiều tụy, hốc hác.

Trướng khiếp: Thiên Thương Hiệt nói: trù trướng là thất chí, Thuyết Văn nói trướng là buồn bã, Quảng Nhã nói khiếp là mạnh, Thuyết Văn gọi là bất phục, đều là chữ hình thanh.

Bì nang: là cái túi có đáy.

Gân cốt: ôm cân, bộ trúc, bộ nhục, bộ lực. Thuyết Văn gọi là sức mạnh của cơ bắp, có sách viết bộ thảo bộ nguyệt là sai.

Tuấn lưu: Khảo Thanh nói: nước chảy gấp.

Phiêu hồi: Thuyết Văn nói phiêu là nổi.

Tý sủng: sủng là đều, thẳng.

– QUYỂN 81: không có âm khó.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 82

(Úc-Già trưởng giả hội mười chín, một quyển, Khương Tăng Hội nhà Ngụy.)

Thường thình

Úc-già: tiếng Phạn là tên của một vị trưởng giả.

Hà đảm: đảm là gánh.

Kiều thuyền: kiều là cầu, bộ mộc.

Hồ hoa: hồ còn gọi là hước, Quể uyển nói hoa là ầm ỷ.

Khẩn chế: Thuyết Văn nói khẩn là dẫn, bộ huyền dưới ngưu, chế theo Cố Dã Vương chế cũng như khẩn, Thuyết Văn nói dẫn mà túy, hoặc viết chữ chế bộ thủ. Nay văn kinh viết chữ thế là sai.

Tài hối: Khảo Thanh nói hối là của cải, hoặc viết chữ hối bộ nhật.

Trịch trục: trịch trục cũng như bồi bồi, không tiến không lùi.

Miêu từ: âm chính là tên của con mèo, Khảo Thanh nói một loại trùng lông nhạt, hình nó như con vật người ta nuôi để bắt chuột, Thuyết Văn viết bộ trỉ, văn kinh viết bộ khuyển.

Trách phạt: Mao Thi truyện nói: trích là trách, Quách chú Phương ngôn nói: giận trách lẫn nhau, lỗi lầm, bộ ngôn âm thích. Chữ dưới là âm phạt, bộ võng, bộ ngôn bộ thốn.

Thế đăng: Khảo Thanh nói thế là thềm, có thể leo lên, chữ đăng theo Khảo Thanh gọi là bực tam cấp.

A-luyện-nhi: tiếng Phạn, chết không đẹp. Cựu gọi là A-lan-nhã, Đường gọi là chỗ thanh tịnh.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 83

(Vô Tận Phục tạng hội hai mươi. Hai quyển, Tam-tạng Bồ-tát Lưu Chí dịch.)

Khẩn trắc: Quảng Nhã nói khẩn là chí thành, tin chắc, bộ tâm. Trắc, Quảng Nhã gọi là xót xa, Thuyết Văn gọi là bi thống, bộ tâm âm tắc.

Tâm kiên: Chu lễ Trọng Xuân Chiêu Hậu sư nội ngoại mệnh chu nuôi tằm ở Bắc giao. Khảo Thanh gọi là loại tằm nhả tơ, Thuyết Văn gọi là kén tằm, bộ trùng âm tạm. Kiên, lễ ký nói thế phụ mất, tâm phụng luôn để tỏ bày lòng mình với chồng, tằm là m xong đem dâng kiên. Thuyết Văn gọi là áo tàm kiên, bộ mục, bộ trùng.

Tống tập: Khảo Thanh nói: hợp lại, kết tơ lại. Thuyết Văn nói, người dệt tơ gọi là tống, bộ mịch âm tôn.

Tài kiến: Thuyết Văn gọi là vừa thấy.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 84

Tật đố: Thiên Thương Hiệt nói: đó là dua vạy, Thuyết Văn gọi là lén lút.

Chế thằng: còn có âm là xế, nay lấy âm đầu, Thuyết Văn gọi là héo, bộ thủ âm chế. Thằng là sợi dây.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 85

(Huyễn sư Bạt-đà hội hai mươi mốt, một quyển do Ngài Bồ-đề Lưu Chi dịch.)

Giảo thức: Khảo Thanh nói: giảo là sơ lược, Trịnh Huyền nói: giảo là thấy, Nhĩ Nhã nói là phải nên, Quảng Nhã gọi là hiểu, hoặc viết chữ có bộ thủ.

Biến chú: Khảo Thanh nói: mưa rưới khắp gọi là chú, đọc lược âm thụ. Văn kinh viết chữ chú có bộ vũ là sai, chính là người viết nhầm. Theo vọng tưởng của mình, chứ chữ này hoàn toàn không có.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 86

Đại thần biến, hội thứ hai mươi hai, hai quyển, Tam tạng Bồ-tát Lưu Chí dịch.

Niếp kiêm tỉ: Phương ngôn nói niếp là leo lên, Thuyết Văn gọi là dẫm đạp. Khảo Thanh nói đi mà không bén gót, cũng gọi là tỉ nghĩa là giây.

– QUYỂN 87: không có âm khó.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 88

Ma-ha Ca-diếp hội hai mươi ba, hai quyển, nguyệt Bà-thư-na dịch.

Nhất tiên thủy: mượn dùng, chánh thể viết bộ bộ ngọc âm tiển. Lễ ký nói tước, dùng chén ngọc, hạ hậu thị gọi là tiển. Ân gọi là tiểu, chu gọi là tước, phương ngôn nói trản là cái chén, Quách Phác cũng nói cái chén nhỏ nhất, văn kinh viết bộ dậu là sai. Tập Huấn noi: tiên là chén gạn rượu đục và rượu trong, không phải nghĩa kinh.

Đoạt thủ: Quần Thư tự yếu nói: chữ đoạt là bộ đại, âm đoạt là ý nói con chim lớn có chân, tay cầm con chim mà bị giựt mất gọi là đoạt. Văn kinh viết chữ đoạt có bộ thốn ở dưới và bộ lục ở trên là rất sai. Lại có sách viết bộ khuyển là không thành chữ.

Qua đả:

Tê trì: Khảo Thanh nói: cầm của cải đưa cho người, Thuyết Văn gọi là đưa đi, bộ bối âm tề.

Ngạt tử bào phê: đều là chữ tạm mượn, chánh thể viết bộ xỉ. Tập Huấn nói chân răng. Lại nói há miệng thấy răng, Ngọc Thiên nói: răng khít, Khảo Thanh nói ngai tỉ là chó cắn lộn, răn không đều. Chữ ngai là bộ xỉ âm nhai, chữ phệ bộ khẩu và bộ khuyển, Thuyết Văn gọi là chó sủa.

Tật đố: bộ nữ âm nạch, văn trước đã giải thích, văn kinh viết một bên chữ hậu là sai. Chữ cấu là đúng, chữ hậu trong dịch là sai ý kinh.

Điên đảo: Khảo Thanh nói điên cũng như đảo, bộ nhơn âm điền, văn kinh viết chữ điên bộ sơn là sai. Sơn là đỉnh núi nên trái ý kinh.

Nhan mạo: Khảo Thanh nói mạo là dung nghi xem, hoặc viết chữ mạo bộ hiệt. Nay kinh viết bộ khuyển viết chữ lang là sai. Ngọc Thiên nói: Ngan. Thuyết Văn gọi là lang là tiếng chó tru, rất trái ý kinh.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 89

Thiết diệp: Văn kinh trước đã giải.

Dương phất: Tập Huấn nói: dòng sông, Mao Thi truyện nói bể cả mênh mông.

Huyễn nại: Thuyết Văn nói kẻ là m trò tự khoe mình nơi đường sá, bộ hành âm huyền. Mại, Thuyết Văn gọi là bán, bỏ của ra, bộ xuất âm mại. Văn kinh viết bộ thổ, bộ từ, tục dụng nhầm. Chữ mại là bộ võng.

Bạch điệp: Khảo Thanh nói: áo lông, áo hoa cỏ, bộ mao âm điệp, văn kinh chỉ viết chữ điệp là sai, chữ này là vật đựng đồ.

Chiêm miến: Mao Thi truyện nói: chiêm là ngắm nhìn. Miến, Khảo Thanh gọi là liếc.

Thế thóa: đều là nước dịch trong miệng.

Phi hữu: Thuyết Văn nói dùng mũi để ngữi gọi là hứu. Vận Anh nói: mũi ngữi hơi, bộ tỉ âm xú. Văn kinh viết bộ khẩu là sai.

Di-đề-lệ: tiếng Phạn. Cổ gọi là Di-lặc đều đọc lược sai. Chính Phạn âm, mỗi đát lý gọi là Từ Thị Bồ-tát.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 90

Ưu-ba-ly hội hai mươi bốn, một quyển, Bồ-đề Lưu Chi dịch.

Trắc lượng: Thuyết Văn viết chữ đồng là đúng, kinh viết ộ lý là giản lược.

Hạn hoại:

Hào khổng: chánh thể nói khiếu. Tập Huấn nói: tiếng gầm của hổ, bộ cữu bộ hổ.

Cao tướng: bay xa, âm trước đã dịch ở trước.

 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

QUYỂN 91

(Phát Thắng Chí Lạc Hội thứ 2, hai quyển này do Bồ-đề Lưu-chi dịch.)

Văn lệ: văn là lau.

Huyễn diệu: Thuyết Văn nói huyền cũng là diệu. Quảng Nhã nói huyễn huyễn là lửa rực sáng Giả chú Quốc Ngữ nói diệu là tỏ bày. Khảo Thanh nói nguyền rủa.

Triền hãn: Khảo Thanh nói: một thửa ruộng của người dân trong thành thị. Thương Hiệt Thiên nói, hãn là cái tường thấp. Thuyết Văn nói hãn là cái cổng là ng.

Cỏ tiếu: Trịnh chú Lễ Ký nói: ky là quở trách Quảng Nhã nói.

Xướng kỹ: Thương Hiệt Thiên nói: xướng là phường chèo. Thanh Loại nói xướng là ưu. Thuyết Văn nói là lạc Khảo Thanh nói kỹ là công xảo. Tự Thư gọi là kỹ nghệ, tài năng bộ thủ.