NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
QUYỂN HAI
Chương bốn
27 tháng 05, 1990
Hôm nay là buổi thuyết giảng thứ 109 về kinh Hoa Nghiêm tại chùa này. Trong lần trước, chúng tôi đã nói đến vị thiện tri thức thứ 34, tức là ngài Phổ Kiến Chúng Sanh Diệu Đức, cũng là một vị Dạ Thần, cũng là một nữ nhân.
Hôm nay, chúng tôi xin đi vào vị thứ 35, tức là ngài Tịch Tịnh Âm Hải, cũng là một vị Dạ Thần, và cũng là một nữ nhân. Tức là các ngài thọ sanh làm nữ nhân.
Trong lộ trình “nhập pháp giới” này, chúng ta biết rằng Thiện Tài đã đi qua những tầng lớp tâm thức, trước là bốn ấm, sau đó vào đến lớp thứ năm là thức ấm. Từ đó, ngài đi sâu vào tàng thức sơ năng biến để đến Diệu Tâm. Chúng ta hiểu rằng, sắc ấm bên ngoài thô kệch, và lực của nó rất hữu hạn, như chúng ta vung tay, vung chân, thì chỉ có thể ôm được một khoảng không gian rất nhỏ thôi. Nhưng càng đi sâu vào các ấm, thì tâm thức và khả năng tự tại lực của chúng ta ngày càng thênh thang, về sắc thân, thì căn thô kệch nhất là xúc giác, nó rất kém cỏi, chỉ khi có hợp, có ly mới có cảm giác mà thôi. Khi chúng ta sờ mó một vật, thì mới biết sự hiện hữu của nó là trơn, là láng, là sần sùi, nặng nhẹ v.v… vì vậy khả năng về không gian rất hạn hẹp. Nhưng lên đến những căn khác như mắt, tai, thì khả năng vễ không gian cao xa hơn nhiều, thí dụ như mắt ta có thể nhìn xa một dặm, một cây số, hay hơn nữa, cái tai có thể nghe xa hơn. Đó là nói về sắc ấm, và khả năng về không gian hạn hẹp. Nhưng lên đến thọ ấm, tức là vào lớp những cảm quan, thì với những quang minh hư minh vọng tưởng, nó có khả năng ôm không gian rộng rãi hơn. Tỷ dụ như đối với một người mình ghét, chỉ nhìn thấy họ đi từ xa tới, chưa cần đến gần hoặc đụng chạm, ta đã cảm thấy ghét rồi. Hoặc đối với người mình yêu cũng thế, mầm thọ ấm đã khởi lên từ xa rồi. Như vậy, so với sắc ấm, khả năng (ở đây lạ tôi nói lần lần các ấm để quí vị thấy lịch trình “nhập pháp giới” như vậy, là con cá Tích đi ngược giòng, ngày càng ôm rộng không gian, và ôm dài thời gian. Đi rất sâu, thì thời gian sẽ được hóa giải, lúc đó không còn quá khứ, vị lai, hiện tại nữa, và không gian cũng vậy, hoặc có nhiều chiều hơn). Vượt lên tưởng ấm, tự tại lực lại nhiều hơn. Nhưchúngta ngồi đây, khởi một tâm niệm nghĩ đến mặt trăng, thì tâm tưỡng đó chỉ cần một niệm ngắn đã lên đến mặt trăng rồi, vì thế, khả năng về không gian rất lớn. Đến khi vào được hành ấm, thì có lẽ nó sẽ ở trong một không gian khác hẳn với không gian chúng ta thường nhìn thấy, có thể nhiều chiều hơn. Sau đó, nó sẽ lọt vào thức ấm, lúc bấy giờ có thể nó sẽ hóa giải cả không gian và thời gian. Đó là lịch trình “nhập pháp giới.” Và sau cùng, chúng ta phải dùng thức ấm đó để .bao trùm cả pháp giới này. Chúng ta khó có thể dùng sắc ấm bao trùm pháp giới này vì nó rất hạn hẹp, thọ ấm cũng thế, tưởng ấm đã mở rộng hơn, nhưng vào hẳn thức ấm thì chính đó mới là con đường nhập pháp giới trọn vẹn. Và pháp giới vốn là thức biến.
Khi vào được tàng thức sơ năng biến, thì nó chính là cái bóng mờ của diệu tâm, mà trong bóng mờ đó có đủ cả chân lẫn vọng. Nên cần lặn sâu để gột sạch tất cả vọng đi thì lúc đó sẽ đến được cái chân, và cái chân ây, trong kinh gọi là Bạch Tịnh Thức hay Vô cấu Thức, hoặc Như Lai tạng xuất triền, hay Diệu tâm .v.v…
Vì vậy, mục tiêu tuyệt vời của nhà Phật là nhập pháp giới, không phải là giải thoát cho chính mình. Vì vậy đạo Phật dài xa, ít người tin, ít người vào nổi. Những hạnh nguyện hạnh phải làm lại rất khó khăn, như phải thí thân vô lượng kiếp, thân phải rơi lả tả như cánh hoa đào. Tại sao phải làm như vậy? Không phải cố tình phí phạm thân xác như vậy chơi đâu, nhưng thí thân như huyễn độ sanh để bao trùm pháp giỚ! như huyễn… Như trong kinh nói rõ, ban đầu ngài Thiện Tài đi gặp những vị thiện tri thức đầu thì chưa có gì lạ lùng lắm, sau đến những vị chủ dạ thần thì ngài đã đi sâu vào tàng thức rồi, nên An Trụ dạ thần nhắc đến cái tâm địa cần an trụ. Và các vị chủ dạ thần đều có nguyện hiện thân rất lớn, bao trùm hư không, phổ hào quang để gột tiềm thức và vô thức tạp nhiễm của chúng sanh. Đây, xin đi vào vị thiện tri thức thứ 35…
KINH: Bấy giờ Thiện Tài đồng tử ở chỗ Dạ Thần Phổ Cứu Chúng sanh Diệu Đức, nghe pháp môn giải thoát bồ tát phổ hiện nhất thiết thế gian điều phục chúng sanh.
GIẢNG: Lúc nào, các ngài cũng độ sanh bằng cách phổ hiện nhất thiết thế gian, hoặc biến hành v.v… Tu đến mức độ thân mình trải khắp tất cả chỗ , nhưng làm thì có vô lượng cách làm khác nhau, vì trong sự độ sanh có nhiều phương tiện, nhưng thường thì phải hiện thân khắp mọi nơi, thân phải trùm pháp giới, đôi khi hiện hình thành con sư tử, thành con trùng núp dưới cánh hoa, hoặc những thân rất lớn bao trùm cả hư không thì mới có thễ độ sanh nhiều dược. Vị thiện tri thức này có tên Phổ Hiền Nhất Thiết Thế Gian, lúc nào cũng phổ hiện khắp chốn, lúc nào cũng hiện thân trong mọi lỗ lông, hiện vô lượng thân bằng số chúng sanh.
KINH: Thiện Tài biết rõ tin hiểu, tự tại an trụ trong môn giải thoát đó.
GIẢNG: Chúng ta cũng nên để ý rằng, từ giờ về sau, khi Thiện Tài đi gặp vị thiện tri thức nào, đều đắc được môn giải thoát của vị đó, chứ không phải như trước nữa, vì trước nhiều khi chỉ nghe thôi chứ chưa đắc được…
KINH: Thiện Tài đến chỗ Dạ Thần Tịch Tĩnh Âm Hải đảnh lễ chân chũ dạ thần hữu nhiễu vô số vòng chắp tay cung kính thưa rằng, bạch đức thánh tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề. Tôi muốn nương theo thiện tri thức để học bồ tát hạnh, nhập bồ tát hạnh…
GIẢNG: Vị thiện tri thức nào cũng là tịch tĩnh Âm Hải hoặc An trụ, v.v… tức là đi sâu vào tâm. Và dạo sau này, Thiện Tài hỏi cách nhập bồ tát hạnh chứ không còn hỏi học bồ tát hạnh thế nào nữa. Vì các vị thiện tri thức sau này, các ngài đã viên mản nhiều công hạnh.
KINH: Lành thay, lành thay, này thiện nam tử, ngươi có thể nương thiện tri thức cầu bồ tát hạnh. Này thiện nam tử, ta được môn giải thoát bồ tát niệm niệm xuất sanh quảng đại hỉ trang nghiêm.
GIẢNG: Các vị chủ dạ thần thường nói đến chữ “hỷ.” Như ngài thứ 33 thì nói ngài được môn giải thoát “tịch tĩnh thiền định lạc phổ du bộ,” lạc phổ du bộ là ngài đi vào các tam muội, vào tất cả các nơi, và toàn thấy sự hỷ lạc. Một ngài khác thì được “Phổ hỷ tràng;’ v.v… , còn vị này thì được môn “niệm niệm xuất sanh quảng đại hỷ trang nghiêm.” Tóm lại, các ngài này toàn nói về ” hỷ” cả, vì khi đi sâu vào tâm thức, thì sự thọ hỷ lạc rất lạ lùng mầu nhiệm, thân tâm tràn đầy những hỷ lạc khó tả. Phần đông chúng ta sống với những giác quan thô kệch, hay thấy lòng nhưtrống vắng, buồn phiền v.v… vì chúng ta chưa khơi được dòng suối hỷ lạc trong tâm. Chúng ta thường chỉ dùng những giác quan thô kệch cùng những tâm tưởng dứt nối lăng xăng, rồi trông thế gian chỉ thấy có cây, cỏ, người, vật v.v… khi vui, khi buồn, khi yêu, khi ghét nên nhiều khi ta thấy cảnh giới chung quanh thật là cằn cỗi hạn hẹp, vì chúng ta chưa đi sâu vào cái tâm vi diệu ấy. Theo như các kinh nói, thì nó là một giòng suối vô tận của hỷ lạc. Vì vậy, các vị tu hành cao, không hề cảm thấy buồn vớ vẩn cả, và các ngài thường khởi tâm từ, tâm bi để cứu độ thôi. Trở về vị thiện tri thức này, ngài được môn “niệm niệm xuất sanh quảng đại hỷ trang nghiêm” , thì mỗi niệm ngài khởi lên đều tràn đầy hỷ lạc .
KINH: Thiện Tài thưa, Đại thánh, môn giải thoát này sự nghiệp thế nào, cảnh giới thế nào, khởi phương tiện gì? quán sát thế nào? … Ta phát tâm nguyện bình đẳng thanh tịnh, ta phát khởi tâm trọn không thối chuyển,… ta phát khởi tâm bất động như bửu sơn,… ta phát khởi tâm nguyện lực thanh tịnh cầu tất cả bồ tát…
GIẢNG: Đại khái vẫn như vậy thôi, vẫn là thanh tịnh, vẫn bình đẳng, vẫn là bất động v.v… quan sát có nhiều mức độ, tu hành đến một mức độ nào đó, hành giả tưởng đã đến thanh tịnh rồi nhưng chưa phải là thật rốt ráo thanh tịnh.
KINH: …ta phái khởi tâm làm cho tất cả chúng sanh bỏ rời ái biệt ly khổ và oán tằng hội khổ…
GIẢNG: Trên con đường bồ tát hạnh, có rất nhiều mức độ, nhưng mức độ của vị thiện tri thức này đã cao lắm rồi.
KINH: Ta phát khởi những tâm như vậy rồi, lại vì chúng sanh mà thuyết pháp, làm cho họ lần lần đến bực nhất thiết trí…
GIẢNG: Thuyết pháp khiến chúng sanh lần lần đến bực nhất thiết trí thì vị này quá sức ghê gớm rồi.
KINH: Như là nếu thấy chúng sanh mến luyến nhà cửa cung điện của họ ở, thời ta vì họ mà thuyết pháp cho họ thấu rõ tự tánh của các pháp lìa chấp trước.
GIẢNG: Dụ như có người mến luyến nhà cửa, gia đình cung điện nhiều thì các ngài thuyết pháp như khổ, không, vô thường, vô ngã v.v… nếu chúng ta cứ chạy theo nắm bắt những thứ ấy thì dĩ nhiên là phái thọ khổ rồi.
KINH: Nếu thấy chúng sanh mến luyến cha mẹ, anh em, chị em, thời ta vì họ mà thuyết pháp, cho họ được dự chúng hội thanh tịnh chư Phật bồ tát.
GIẢNG: Từ vô thủy đến nay, trong vô lượng kiếp, chúng ta đi trong các cõi giữa những người thân, hoặc chồng, vợ, cha mẹ, anh em, con cái bạn bè v.v… quá thân thiết, nhưng ít khi chúng ta lại nghĩ rằng, chính những người thân thuộc đó làm cho ta lẩn quẩn trong luân hồi sanh tử. Nên các ngài phải thuyết pháp dạy rằng tất cả chí là nhân duyên mộng huyễn, mà ta phải tìm những người bạn đường thanh tịnh, những vị đó mới là người dẫn dắt chúng ta đi lên mà thôi. Đạo Phật nói rất rõ những ý nghĩa của cuộc đời, đôi khi làm người nghe rất chối tai và không chịu tin, nhưng chính thực nó là như vậy.
KINH: Nếu thấy chúng sanh mến luyến vợ con, thời ta vì họ mà thuyết pháp, cho họ rời bỏ sanh tử ái nhiễm, khởi tam đại bi, với tất cả chúng sanh bình đẳng vô nhị.
GIẢNG: Nếu thấy những người nào yêu quý vợ con quá thì ngài phải thuyết về tâm đại bi bình đẳng, đừng có ngã sở và ngã kiến. Tình thương là rất tốt, nhưng tâm đắm nhiễm riêng một người nào đó thì không nên, vì tâm mình phải trải rộng ra, bình đẳng, ngang với pháp giới này mới được. Đạo Phật cũng chính là đạo hiếu, nhưng chữ hiếu đó rất cao. Nếu đối với bố mẹ, chúng ta cung phụng đầy đủ về vật chất, lo cho bố mẹ không phải thiếu thốn thứ gì, thì đó là sự hiếu đễ theo đạo Khổng, và sự hiếu đễ đó không được rốt ráo lắm, phải làm cho bố mẹ thoát được luân hồi sanh tử mới thực là có hiếu. Đến khi thành Phật thì chúng ta độ cho những người thân quen từ vô lượng kiếp, là ai? chính là chúng sanh cả, vì trong vô lượng kiếp ta cứ luân hồi lên lên, xuống xuống trong sáu nẻo, nên ai ai cũng đều là quyến thuộc của ta cả, nghĩ như vậy trong tâm ta mới khởi được niệm từ bi, và trải rộng tâm mình bình đẳng được. Trong kinh có kể, có những vị làm vợ chồng với nhau trong 500 kiếp, rồi dần dần đưa nhau vào đạo cùng tấn tu cho đến thành Phật quả. Như ngài A Nan và bà Ma Đăng Già đã từng làm vợ chồng với nhau năm trăm kiếp, đến kiếp này gặp Phật thì cả hai đắc quả A La hán, từ tình đời chuyển thành tình đạo, hoặc như ngài Cù Ba, tức là vị Bồ tát thị hiện làm vợ thứ hai của Đức Phật từ những chuyện tình duyên kiếp trước, sau chuyển thành vua Chuyển Luân Vương và Bửu Nữ, sau rốt mới đắc đạo. Tóm lại, tất cả vọng tình, như tình yêu thì tu cao sẽ chuyển thành Đại Bi, còn tất cả các vọng tưởng khi tu cao sẽ chuyển thành Trí Huệ, trí huệ là nhìn được những thực tướng, tánh không của các pháp.
Trong những đạo khác thì chưa biết dùng chữ “vọng tưởng,” hoặc không dám nói đến vọng tưởng, chỉ nói đến vọng tình mà thôi, như trong Thiên Chúa Giáo, khuyên các nữ tu coi Đức Chúa Giê-Su như vị hôn phu của mình, thì đó là chuyển những vọng tình ở mức độ thấp, chưa biết thăng hoa rốt ráo vọng tình đó, và cũng chưa biết đối trị vọng tưởng. Nên không phải mình chủ quan với đạo Phật, nhưng càng nghĩ kỹ càng thấy đạo Phật là một tuyệt vời, có thể đưa con người đi đến mức độ giải thoát rốt ráo. Nhưng căn cơ chúng sanh thời mạt pháp này quá sức cạn cợt, càng nói thấp bao nhiêu càng có nhiều người theo bấy nhiêu, vì họ cảm thấy ấm áp hơn, gần gũi hơn, dễ hiểu hơn, và nhất là phần đông căn trí lười biếng, không thích suy nghĩ, không thích tinh tấn dõng mãnh, chỉ thích có một đấng thần quyền nào đó để nương về, nhất là về. Vì vậy, các tôn giáo chưa cao tột vẫn có nhiều người theo là vậy.
Một hành giả khi tu lên cao, sẽ trở thành Bửu Nữ hoặc Chuyển Luân Vương, sau đó hành giả ấy sẽ làm bạn với những vị bồ tát thân hào quang sáng chói, bay trên hư không đi chơi cái cõi, cúng dường chư Phật mười phương.
KINH: Này thiện nam tử, ta quán sát chúng hội đạo tràng này, biết Phật thần lực vô lượng vô biên sanh lòng rất hoan hỉ.
GIẢNG: Ngài thường quán sát chúng hội đạo tràng liên miên không ngớt nên trong lòng sanh hoan hỉ. Ngài nói sự vui mừng khi nghĩ đến Phật thần lực vô lượng vô biên. Chúng ta cũng vậy, nếu chịu khó tu hành thì thế nào cũng đến mức độ như thế, ai cũng vậy cả, chỉ có cái là mau hay chậm mà thôi.
KINH: Này thiện nam tử, ta quán Tỳ Lô Giá Na Như Lai, niệm niệm xuất hiện bất tư nghi sắc thân thanh tịnh. Thấy như vậy rồi lòng ta rất vui mừng.
GIẢNG: Nếu như trong gia đình chúng ta gặp phải những chuyện khó khăn, buồn rầu, hay có người đau ốm thì nên nghĩ đến chư Phật mười phương, hoặc niệm hồng danh đức Phật A Di Đà thì sự đau khổ sẽ bớt đi nhiều, và suy nghĩ xa hơn, biết rằng, tương lai của chúng ta đều bất tử cả, như vậy ta sẽ mở dần kho vô tận của an lạc. Vì tất cả sự khổ lụy chỉ là phù du, nổi lên chốt lát như đám mây đen, đều chỉ do tâm mình quyện vào đó, nhưng nếu biết cách cởi thì tâm lại trong sạch như bầu trời đã trôi đi những áng mây đen
KINH: Lại thấy Đức Như Lai trong mỗi niệm phóng đại quang minh sung mãn pháp giới, thấy như vậy rồi lòng ta rất vui mừng. Lại thấy Đức Như Lai mỗi lỗ lông niệm niệm xuất hiện vô lượng Phật sát vi trần số quang minh hải, mỗi quang minh có vô lượng phật sát vi trần số quang minh làm quyến thuộc, mỗi mỗi châu biến tất cả pháp giới, tiêu diệt tất cả chúng sanh khổ. Thấy như vậy rồi lòng ta rất vui mừng.
GIẢNG: Thật ra, việc “suy tư nhớ tưởng chư Phật” là một điều rất lợi ích và nên làm thường xuyên, không những nó đưa ta ra khỏi phiền muộn, khổ não, mà nó còn đem lại trong tâm ta sự hoan hỉ vô cùng, vì sao? Vì trong tâm ta có thể nở lên những chủng tử từ, bi, hỉ, xả. Đại khái tất cả chỉ là những thiên la võng quang minh của chư Phật trùm che lên chúng ta mà thôi.
KINH: Này thiện nam tử, ta nhập bồ tát niệm niệm xuất sanh quảng đại hỉ trang nghiêm giải thoát quang minh hải này. Giải thoát này vô biên, vì vào khắp tất cả pháp giới môn. Giải thoát này vô tận, vì khắp phát tâm nhất thiết trí tánh. Giải thoát này vô tế, vì vào trong tâm tất cả chúng sanh không giới hạn. Giải thoát này thậm thâm…, giải thoát này quảng đại…, giải thoát này vô hoại…, giải thoát này không đáy…, giải thoát này chính là phổ môn…, giải thoát này trọn không có sanh, vì rõ biết được pháp như huyễn…
GIẢNG: Tất cả đều phải quán như huyễn cả, tức là các ngài đều vào trung đạo rồi. Quán như huyễn là thấy các pháp đều không thật không hư, ngay cả thân mình như huyễn mộng thôi, dần dần tâm mình đạt đến đáy tầng tâm thức, thì lúc đó sự an lạc mới vô biên.
KINH: Giải thoát này như ảnh tượng vì nhất thiết trí nguyện quang sanh ra. Giải thoát này dường như biến hóa vì hóa sanh những thắng hạnh bồ tát…
GIẢNG: Đại khái là như huyễn, vô biên ,vô hoại biến hóa không cùng v.v…
KINH: …giải thoát này như bóng của mình, vì do thiện nghiệp của mình hóa xuất ra. Giải thoát này như tiếng vang vì tùy nghi mà thuyết pháp. Giải thoát này như ảnh tượng, vì tùy tâm chúng sanh mà chiếu hiện. Giải thoát này như đại thọ vương vì nở xòe tất cả hoa thần thông.
GIẢNG: Tâm chúng ta như bông hoa, khi hoa ấy rũ xuống thì tâm buồn rầu ủ rũ, khi nó nở xòe ra thì ta thấy vui sướng. Tất cả pháp giới đều là những đóa hoa, tâm chúng ta cũng là một đóa hoa, thân chúng ta cũng là một đóa hoa, cái cây kia cũng là một đóa hoa, ngay cả con kiến cũng là một đóa hoa nở trên cái biển uyên nguyên ấy, như những bọt bong bóng nước. Khi hoa ấy nở ra thì thành chữ “HỒNG,” khi nó cụp lại thì thành chữ “ÚM”. Ta cứ nhớ đến những điều đó và thỉnh thoảng quán chiếu luôn thì chắc được nhiều công đức .
KINH: Bạch đức thánh, tu hành thế nào để được môn giải thoát này? Dạ thần nói, này thiện nam tử, bồ tát tu hành mười đại pháp tạng được giải thoát này. Một là tu bố thí quảng đại pháp tạng tùy tâm chúng sanh đều khiến đầy đủ. Hai là tu tịnh giới quảng đại pháp tạng, vào khắp tất cả biển phật công đức. Ba là tu kham nhẫn quảng đại pháp tạng, có thể khắp tư duy tất cả pháp tánh. Bốn là tu tinh tấn quảng đại pháp tạng, vì xu hướng nhất thiết trí hằng chẳng thối chuyển. Năm là tu thiền định quảng đại pháp tạng, vì có thể diệt trừ tất cả chúng sanh nhiệt não. Sáu là tu bát nhã quảng đại pháp tạng, vì có thể biết rõ khắp tất cả pháp hải. Bảy là tu phương tiện quảng đại pháp tạng, vì có thể thành thục những chúng sanh hải. Tám là tu những nguyện quảng đại pháp tạng, vì tận vị lai kiếp tu bồ tát hạnh khắp tất cả cõi phật, tất cả chúng sanh. Chín là tu những lực quảng đại pháp tạng, vì niệm niệm hiện thành Đẳng Chánh Giác nơi tất cả pháp giới, nơi tất cả quốc độ thường chẳng thôi dứt…
GIẢNG: Ở đây, ngài dạy Thiện Tài tu mười độ. Tất cả các vị thiện tri thức không bao giờ dạy khác cả, chỉ có dạy quanh quẩn ở những điểm then chốt là bát nhã, đại bi, mười độ và quán như huyễn, nhưng mỗi ngài nói theo một cách, nhất là về cách quán chiếu như huyễn.
KINH: Mười là tu tịnh trí quảng đại pháp tạng, được Như Lai trí biết khắp tất cả pháp tam thế không có chướng ngại.
GIẢNG: Nên chúng ta phải luôn nhớ quán chiếu như huyễn, bát nhã, đại bi và mười độ.
KINH: Thiện Tài thưa, Đại thánh phát tâm vô thượng bồ đề này đã bao lâu?
GIẢNG: Bao giờ cũng vậy, khi Thiện Tài hỏi một vị thiện tri thức phát tâm bồ đề được bao lâu thì các ngài luôn luôn trả lời rằng việc này khó biết, khó bàn, khó nói lắm, vì sao? Vì tất cả chỉ là vấn đề thời gian, vì các ngài tu hành từ rất lâu xa về trước, từ a tăng kỳ kiếp. Nhưng đối với cái tâm đã chín rồi thì không còn là a tăng kỳ kiếp nữa, mà a tăng kỳ cũng chỉ như một niệm mà thôi. Nhưng phần đông, nhâì là những chủ dạ thần, các ngài kể bổn sanh, bổn sự rất nhiều, từ kiếp trước ra sao, có vô lượng phật ra đời như thế nào, những công (lức cúng dường của các ngài ra sao v.v… lúc đó các ngài là vương nữ hay một vị thái tử, ngài tới nghe pháp nên dác được pháp môn này, ngài còn kể rõ những cõi tên gì, có các cõi tịnh, uế, và các đức Phật ra đời như thế nào v.v… Và trong các cõi ấy, có những ao nở những hoa sen khiến có thể biết rằng trong bao ngàn năm nữa sẽ có đức Phật nào ra đời, ngài kể tất cả bổn sanh bổn sự để chúng ta hiểu rằng pháp giới này rất lạ lùng, có thể nở ra đủ các thứ. Có những kiếp con người sống lâu vài vạn tuổi, cho đến vô lượng kiếp tùy theo phước lực và trí lực để đả phá các kiến chấp của chúng ta. Vì phần đông chúng ta hay chấp vào ngũ căn và nhất là ý thức, chỉ thấy chung quanh trái đất này, chỉ biết được nhiều nhất là mấy ngàn năm trước bằng cái ý thức, nên chỉ chấp có từng đó, rất hạn hẹp. Nhưng trong kinh lại nói khác hẳn, nói bởi những bậc có ngũ nhãn. Nên ta phải hiểu rằng, hình thái hiện hữu của mỗi loài chúng sanh khác biệt theo phước lực, trí lực. Nếu không đọc đạo Phật thì chúng ta không thể biết rằng có những thời kỳ hoặc cõi mà loài người thọ mấy vạn tuổi, mà có khi thọ vô lượng kiếp nữa. Nên phải hiểu rằng, tất cả là tùy ở cái tâm mà ra cả. Vì vậy các ngài hay kể những bổn sanh, bổn sự để cho chúng ta thấy rằng có nhiều kiếp khác nhau, nhiều loại chúng sanh khác nhau, nhiều thứ cộng nghiệp và nghiệp báo rất khác, và các ngài thường nói ta phải tu hành ngàn ấy kiếp, lâu xa không thể tính đếm được, và kiếp đó các ngài đã làm chủ dạ thần rồi, sau bao nhiêu vi trần số Phật ra đời, các ngài vẫn là thọ thần, chủ dạ thần để độ sanh. Mà có lẽ các ngài không muốn thọ sanh theo đạo lực của mình, mà các ngài cứ thị hiện những địa vị thấp để độ sanh.
KINH: Này thiện nam tử, phía Đông của Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải này, qua khỏi mười thế giới hải, có thế giới hải tên là Nhất Thiết Tịnh Quang Bửu. Trong thế giới hải này có thế giới chủng tên là Nhất Thiết Như Lai Nguyện Quang Minh Âm, trong đó có thế giới tên là Thanh Tịnh Quang Kim Trang Nghiêm, thể chất bằng hương kim cang ma ni vương, hình như lâu các. Diệu Bửu Vân làm biên tế, ở trong biển nhất thiết bửu anh lạc, mây diệu cung điện che trên. Tịnh uế lẫn lộn.
GIẢNG: Các ngài thường kể những thế giới như vậy rất nhiều. Thì ta phải hiểu các ngài cốt nói cho chúng ta thấy trong pháp giới có rất nhiều vẻ, chúng ta đừng tin vào các mắt thịt, hai cái tai, cộng thêm cái ý thức tầm thường để khăng khăng nghĩ rằng không thể có những cảnh giới khác. Vì trong pháp giới này, cái gì cũng có thể có được, cái gì trong mộng tưởng chúng sanh có thì pháp giới đều có hết. Khi chúng sanh mộng một mộng tưởng nào đó lâu dài thì đến một kiếp nào đó chúng sanh ấy sẽ thác sanh trong cảnh mộng ấy, và lúc bấy giờ, mộng sẽ trở thành thực. Như nếu chúng ta mơ tưởng cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà lâu thì lúc chết chúng ta sẽ được vãng sanh ở cõi đó. Tất cả chỉ là tưởng, tưởng lâu sẽ nở ra thành sự thật hiện hữu. Nhưng có một điểm tôi muốn nhấn mạnh, trong kinh Phật có nói rõ, nhất là kinh Duy Ma nói tất cả các cõi đều là hư không, tất cả các cõi đều do chư Phật hóa hiện ra để độ chúng sanh thôi. Lúc đầu ai nghe cũng thấy vướng, vì kiến chấp quá sức nặng nề. Vì sao? Vì một thế giới đồ sộ văn minh như nước Mỹ này, đầy những núi sông, ao hồ, nhà cửa, cây cối, xe hơi chạy như suối, thì làm sao mà tất cả những thứ đó là do chư Phật hóa hiện ra được? Ấy thế mà khi suy nghĩ kỹ thì thấy rất đúng, rất có lý rằng tất cả đều do tâm ánh ra và thần lực của Phật gia trì mà ra cả. Vì khi đến kiếp hoại tất cả những vật chất này đều tan biến hết cả, cả thế giới này không còn một chút gì nữa, tan biến hoặc rút sang cõi khác rồi, nên ta thấy rõ rằng những thứ vật chất đó chỉ là biến hiện mà. Một phần là tùy theo nghiệp lực chúng sanh, phần do thần lực Phật gia trì, một phần do nguyện lực của chư đại bồ tát, nên thế giới này được thành lập và huyễn hóa ra như thế. Nếu chúng ta tin được điều đó thì chắc chắn khi lâm chung, dù gió nghiệp thổi ào ạt, mà vẫn giữ vững lòng tin thì chúng ta đều được thần lực của Đức A Di Đà đưa sang Cực Lạc cả. Ngay cả chúng ta ngồi đây, tụng kinh và thuyết pháp chính chúng ta đang ngồi trong thân của ngài Quán Thế Âm mà chúng ta không hề hay biết.
Trở lại kinh, ngài chủ dạ thần này kể thuở đó ta làm chủ dạ thần, ta phát tâm vô thượng bồ đề, lúc bất giờ ta thấy đức Phật, nhìn thấy thần lực của đức Phật tự nhiên ta phát tâm vô thượng bồ đề. Chúng ta căn cơ cạn mỏng, phước đức thì ít mà nghiệp chướng thì nhiều, nên rất khó có thể nhìn thấy.
KINH: Bấy giờ ta mạng chung, sanh trở lại làm đạo tràng chủ dạ thần tên là Thù Thắng Phước Trí Quang. Ta thấy đức Oai Đức Sơn Như Lai hiện đại thần thông chuyên chánh pháp luân, liền được tam muội tên là phổ chiếu nhất thiết ly tham cảnh giới.
GIẢNG: Ngài cứ kể như thế, tất cả những bổn sanh bổn sự từ quá khứ, kế đó…, kế đó…, lại có đức Phật này, đức Phật khác, mà mỗi một vị Phật ngài lại tăng tiến về đạo lực.
KINH: …trong thời gian đó, ta hoặc làm Thiên Vương, Long vương, hoặc làm Dạ Xoa vương, Càn Thát Bà Vương, A Tu La vương, Ca Lâu La vương, Khẩn Na La Vương, Ma Hầu La Già vương, hoặc làm Nhân vương, Phạm Vương, hoặc làm Thiên Thân, Nhân thân, làm nam tử, nữ nhân, làm đồng na, đồng nữ… Nơi tất cả thân ta đều kính thờ cúng dường tất cả Như Lai, nghe Phật thuyết pháp. Khi mạng chung ta sanh trở lại trong thế giới đó, trải qua phật sát vi trần số kiếp tu hành bồ tât hạnh. Sau đó ta mạng chung sanh nơi Ta Bà Thế Giới trong Hoa Tạng trang nghiêm thế giới hải này, gặp và cúng dường đức Câu Lưu Tôn Đà Như Lai, ta được tam muội tên là Ly nhất thiết trần cấu quanh minh, kế đó gặp đức Câu Na Hàm Mâu Ni Như Lai…, kế đó gặp đức Ca Diếp Như Lai…, kế đó gặp đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai…
GIẢNG: Ngài kể trong hiền kiếp này mới có bốn đức Phật ra đời, ngài đều gặp cả. Vị Phật đầu tiên là ngài Câu Lưu Tôn, rồi đến ngài Câu Na Hàm, đến ngài Ca Diếp, rồi cuối cùng đến ngài Thích Ca Mâu Ni, còn ngài thứ năm trong tương lai là ngài Di Lặc ở tiểu kiếp thứ mười, bẵng đi đến kiếp thứ 15 thì có một vị Phật ra đời, rồi đến kiếp thứ 16 đến kiếp thứ 19 thì không có một vị Phật nào ra đời cả, phải đợi đến kiếp thứ 20 thì có 994 vị Phật ra đời, ngài kể như vậy để cho Thiện Tài và chúng sanh chúng mình nghe.
KINH: … trong hiền kiếp nơi thế giới Ta Bà này, từ Câu Lưu Tôn Đà Phật, đến Thích Ca Mâu Ni Phật, và tất cả Phật vị lai trong kiếp này, ta đều thân cận cúng dường như vậy.
GIẢNG: Tức là ngài nói ngay đến vị lai, vì pháp nhãn của ngài quá rộng, nên ngài trông thấy như vậy. Ở vị thiện tri thức này, chúng ta cần nhớ cái “niệm niệm xuất sanh quảng đại hỉ trang nghiêm.” Nhớ tâm chúng ta là cả một nguồn suối an lạc, nếu mở được tâm ấy, thì như người đào được giếng thây được mạch nước, thì bấy giờ ta sẻ được an lạc, không còn bị ngoại vật như tiền bạc, áo cơm, danh lợi bệnh tật làm lay động được nữa. Mà tất cả ai cũng mong được đến chỗ đó. Nhìn lại cuộc đời này xem, cái gì cũng phù du cả, mọi sự đến rồi đi, thành rồi hoại, ta không thể nắm giữ được. Nhưng sự an lạc này thì có thể giữ được, và đó cũng chính là cái “nguồn bất tử’ vậy.
KINH: Này thiện nam tử, trong hội bồ đề tràng của đức Như Lai đây có chủ dạ thần tên là Thủ Hộ Nhất Thiết Thành Tăng Trưởng Oai Lực.
GIẢNG: “Thủ hộ nhất thiết thành” tức là thủ hộ thành trì của tâm ấy. Sau khi ngài nói như vậy thì Thiện Tài cảm động thấm thía quá, nên Thiện Tài nói một bài kệ rất hay, chỉ tiếc là không có thì giờ đọc hết, Thiện Tài nói kệ để tán thán ngài Chủ Dạ Thần và đồng thời để tạ ơn ngài, xin đọc lược vài đoạn…
Tôi do Thiện Hữu dạy,
Đến chỗ Chủ Dạ Thần
Thấy Thần ngồi bửu tòa
Thân lượng lớn vô biên
Những người chấp sắc tướng
Chấp các pháp là có
Kẻ trí kém hiểu cạn
Chẳng biết cảnh giới thần…
GIẢNG: Thiện Tài nói người nào dùng con mắt thịt mà nhìn thì không thể thấy những vị đó được, chấp sắc tướng không thể thấy được, mà cũng không thể hiểu được cảnh giới thần lực biến hóa của các ngài Chủ Dạ Thần…
KINH:
…Tâm nhóm vồ biên nghiệp
Trang nghiêm các thế gian…
GIẢNG: Tâm chúng ta nhóm họp biết bao nhiêu nghiệp, vì mỗi một kiếp của ta có một số nghiệp nở ra, nó trang nghiêm thế gian này, nếu tâm chúng ta có những chủng tử nghiệp xấu thì thế gian trở thành xấu, toàn hầm hố, gai góc. Đất thì khô cằn, khó cầy cấy, giặc giã binh đao cứ nổi lên bời bời. Còn tâm chúng sanh tốt thì nở toàn những chủng tử tốt, trang nghiêm các thế gian.
KINH: Biết thế gian là tâm.
GIẢNG: Biết được rằng tất cả mọi sự vật trên thế gian này đều là tâm ánh ra cả, từ tiền bạc, nhà cửa, vợ, con, máy móc, xe hơi v.v… đều là tâm mà ra cả.
KINH:
Hiện thân khắp chúng sanh
Biết thế gian như mộng
Tất cả Phật như bóng
Các pháp đều như vang
Khiến người không chấp trước
Vì tam thế chúng sanh
Niệm niệm thị hiện thân
Mà tâm vô sở trụ
Mười phương khắp nói pháp
Vô biên những sát hải
Phật hải, chúng sanh hải
Đều ở trong một trần
Là giải thoát của Thần.
GIẢNG: Bài kệ ngài Thiện Tài nói rất hay, chỉ cần “ôm” lấy bài kệ này cũng có thể làm chúng ta suy tư hằng nhiều thời gian, mà khi “biết thế gian là tâm,” thì lúc đó đã khá rồi, theo tôi nghĩ, công đức cũng ghê gớm, khó có gì sánh được. Vì khi ta thấy như nước Mỹ này, gồ ghề toàn những máy móc, vật chất đầy rẫy, xe hơi chạy như suối, tầu bay bay vù vù v.v. mà biết chắc thế giới này là tâm thì quả là … rất khó. “Vô biên những sát hải, Phật hải, chúng sanh hải, đều ở trong một trần, là giải thoát của Thần.” Biết tất cả những cái đó đều ở trong một vi trần, nếu biết được như vậy thì người ấy có thần lực biết được cảnh giới của Thần.
KINH: Thiện Tài đi đến chỗ Dạ Thần Thủ Hộ Nhất Thiết Thành.
GIẢNG: Tức là thủ hộ nhất thiết thành của tâm ấy, tới đây chúng ta đã tới được tâm rồi, và phải giữ tâm ấy thật vi mật, hiện tiền, ẩn mật trang nghiêm.
KINH: Thấy Dạ Thần này ngồi trên tòa sư tử nhất thiết bửu quang minh ma ni vương, vô số Dạ Thần vây quanh, hiện thân nhát thiết chúng sanh sắc tướng, hiện thân đối khắp tất cả chúng sanh, hiện thân chẳng nhiễm tất cả thế gian, hiện thân thành thục tất cả chúng sanh, hiện thân số bằng tất cả chúng sanh, hiện thân siêu quá tất cả thế gian…
GIẢNG: Đại khái là như vậy, vị thần này có thân rất lớn, mỗi lỗ lông hiện vô số hóa thân. Hoa Nghiêm chỉ có vậy thôi, chỉ có hiện vô số hóa thân vượt không gian và thời gian. Nên chúng ta phải luôn nghĩ đến những điều ấy, không có gì nhiều công đức bằng nghĩ đến những thứ đó, dù nhiều chùa cũng không bằng, mà lại không mất đồng nào cả, chỉ dùng sức tâm thôi. Dùng sức tâm tạo công đức mới lớn, còn dùng sức tiền tạo công đức chưa chắc đã lớn, vì sức tâm mới đưa chúng ta vào suối vô tận, còn công đức tiền bạc chỉ là hữu tận thôi. Có tiền bố thí hoặc xây chùa là một điều rất tốt, nhưng vẫn ở trong phước báo hữu lậu, vẫn ở phạm vi sắc tướng.
KINH: Bạch đức thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề mà chưa biết bồ tát lúc tu bồ tát hạnh thế nào lợi ích chúng sanh, thế nào dùng pháp nhiếp vô thượng để nhiếp chúng sanh, thế nào thuận theo lời dạy của Phật, thế nào gần ngôi pháp vương?
GIẢNG: Thiện Tài hỏi đến câu “thế nào gần ngôi pháp vương” thì đủ biết tâm thức của Thiện Tài nếu so sánh từ vị thiện tri thức đầu đến giờ đã đi được rất xa rồi, tức là sắp đến chỗ đẳng giác hoặc địa thứ mười rồi.
KINH: Này thiện nam tử, ngươi vì cứu hộ tất cả chúng sanh, vì nghiêm tịnh tất cả Phật độ, vì cúng dường tất cả Như Lai, vì muốn trụ tất cả kiếp để cứli chúng sanh, vì muốn giữ gìn tất cả phật chủng…, vì muốn dùng tâm bình đẳng khắp tất cả, vì muốn tùy khắp sở thích của tất cả chúng sanh mà mưa pháp vũ, nên ngươi hỏi pháp môn của bồ tát tu hành.
Này thiện nam tử, ta được môn giải thoát bồ tát thậm thâm tự tại diệu âm. Làm đại pháp sư không còn chướng ngại vì có thể khéo khai thị pháp tạng của chư Phật.
GIẢNG: Vị này dùng “diệu âm” để thuyết pháp, như trong phẩm thập địa có nói rõ, các ngài thuyết pháp không như người thường, mà các ngài ngồi trong tam muội, khiến tất cả lỗ lông phát ra diệu âm, ngay cả những cây cỏ đều phát diệu âm để tán thán cúng dường (hư Phật, có khi các ngài chỉ nói một âm thanh thôi, nhưng âm thanh đó xoáy vào tâm thức chúng sanh và tất cả đều hiểu được như là ngôn từ của mình vậy. Như thế mới gọi là dùng diệu âm… Thường thường khi đức Phật ngồi thuyết pháp, dù là chúng sanh ngồi gần hay ngồi xa lắc, người nào cũng cảm thấy như đức Phật ngồi trước mặt mình, và như chỉ thuyết pháp cho riêng mình nghe vậy. Như vậy mới gọi là thuyết pháp cao và dùng diệu âm. Còn người thuyết pháp thường thường, không có thần lực chu biến như vậy, thuyết pháp thì người ngồi xa không nghe thấy và các loài hữu tình khác như con chó, con bò không thể hiểu được… Trong khi các bật cao nói thì tất cả đều hiểu, trong kinh có kể truyện con ngựa nghe pháp còn phải… khóc, con khỉ thì vui mừng cúng dường vì các ngài dùng diệu âm.
KINH: Này thiện nam tử, ta dùng tịnh pháp quang minh như vậy để lợi ích tất cả chúng sanh. Lúc nhóm pháp trợ đạo thiện căn, khởi mười thứ quán sát pháp giới… Một là ta biết pháp giới vô lượng vì chứng được trí quang minh quảng đại. Hai là ta biết pháp giới vô biên, vì thấy chỗ thấy biết của tất cả chư Phật. Ba là ta biết pháp giới vô hạn, vì vào khắp tất cả phật độ cung kính cúng dường chư Như Lai. Bốn là ta biết pháp giới không mé…, năm là ta biết pháp giới không dứt…, sáu là ta biết pháp giới một tánh…, bảy là ta biết pháp giới tánh tịnh… tám là ta biết pháp giới khắp chúng sanh…, chín là ta biết pháp giới một trang nghiêm…, mười là ta biết pháp giới chẳng thể hư hoại, vì thiện căn nhất thiết trí sung mãn pháp giới chẳng thể hoại.
GIẢNG: Ngài dạy mười thứ này cũng tạm dễ hiểu, vì pháp giới bao giờ cũng vô lượng, vô biên không ngằn mé. Mà pháp giới phải quán là không bao giờ dứt cả, tuy rằng có pháp giới thành hoại thật, song nó rơi vào cái “không’ đó, mà chính cái không đó là sự sung mãn tràn đầy lại khởi lên pháp giới khác. Ngài dạy Thiện Tài quán pháp giới như thế, nhưng chính là ngài dạy quán cái tâm, vì khi quán pháp giới nở ra vô lượng, thì đồng thời biết rằng cái tâm cũng vô lượng, quán pháp giới này vô hạn, thì tâm cũng vô hạn, vì chính tâm sinh ra pháp giới này. Cũng như ở vị thiện tri thức thứ hai, ngắi quán biển tâm thì khởi lên pháp giới này, nở ra thành một bông liên hoa. Vì vậy, tất cả đều là bông hoa cả. Giả dụ như có người giết trăm ngàn thân xác này, nhưng không thể nào giết được cái tâm ây cả, không ai có thể giết dược cái tâm, ngay cả chư Phật cũng không thể giết được vì chính Chư Phật cũng từ tâm ấy mà ra. Nên vị thiện tri thức này dạy Thiện Tài rằng, ông phải giữ vững tâm dó, và hiểu tâm ấy vô lượng, vô biên, vô hạn, không dứt, không thể hư hoại được.
KINH:… lại này thiện nam tử, ta chánh niệm tư duy như vậy, được Như Lai mười môn đại oai đức đà la ni luân…
GIẢNG: Trong đạo Phật bao giờ cũng dùng chữ “luân.” Luân là bánh xe, cũng có nghĩa là xoay vần. Và đạo lý vận hành của pháp giới là xoáy tròn trôn ốc.
KINH: Những là đà la ni luân vào khắp tất cả pháp. Đà la ni luân trì khắp tất cả pháp. Đà la ni luân nói khắp tất cả pháp. Đà la ni luân niệm khắp tất cả Phật mười phương. Đà la ni luân nói khắp danh hiệu của tất cả Phật. Đà la ni luân vào khắp nguyện hải của tam thế Phật. Đà la ni luân vào khắp tất cả những thừa hải. Đà la ni luân nhập khắp tất cả chúng sanh nghiệp hải. Đà la ni luân mau chuyển tất cả nghiệp. Đà la ni luân mau sanh nhất thiết trí.
GIẢNG: Tại sao trong kinh lại gọi là “trí luân”? Vì đó là cái bánh xe của trí huệ. Thường thường chúng ta dùng cái thức, là một ngọn sóng nổi lên trong tâm, khi chúng ta phân biệt một sự vật nào thì ngọn sóng thức ấy tương tự như con dao cắt sự vật ra làm hai, bên đen, bên trắng, bên có, bên không, và thức là con dao, phân biệt trong phạm vi gọi là “nhị biên.” Nhưng đến khi thức ấy xoay tròn như một bánh xe thì nó sẽ trở thành “trí”. Vì khi xoay tròn như vậy thì thức tâm sẽ rơi vào “giáo lý bất nhị/’ biết rằng cái thiện sẽ chuyển thành cái ác, cái sanh sẽ chuyển thành diệt, sát na sẽ chuyển thành kiếp, cái gần sẽ chuyển thành cái xa v.v… Và “trí luân” là ở chỗ đó. Trí ấy chuyển động tâm thức, song chiếu tất cả các mặt mà không trụ vào một biên nào. Cũng như chữ “chuyển pháp luân,” đó là cái bánh xe pháp, mà không ai nói là “con dao pháp” cả, vì nói thế là vấp phải cái hữu biên. Phải chuyển thế nào mà nói đúng được chân lý ấy mà… không ai mò được đầu đuôi. Hi..hi.., bánh xe pháp ấy quay vòng vòng, không ai có thể mò ra được đầu đuôi…, hi..hi…, thế mới khó… Vì vậy, đọc kinh rất nhiều người không hiểu được và rất… tức tối, vò đầu bứt tai, khổ sở…, đến khi vỡ ra được thì lại rất sung sướng. Vì vậy, trong đạo phật bao giờ cũng nói đến chữ vô thủy. Các tôn giáo ngoại đạo khác thường nói có thủy, có chung, mà không dám nói vô thủy.
KINH: Này thiện nam tử, ta thành tựu môn giải thoát thậm thâm tự tại diệu âm này, ở trong mỗi niệm tăng trưởng tất cả những môn giải thoát, niệm niệm sung mãn tất cả thế pháp giới.
GIẢNG: Khi nào chúng ta đến chỗ “niệm niệm sung mãn tất cả pháp giới” là cao ghê lắm rồi. Chỉ cần một niệm mà có thể làm sung mãn tất cả pháp giới.
KINH: Lạ lùng thay, bạch đức thánh, môn giải thoát này hy hữu như vậy. Đức thánh chứng được đã bao lâu?
GIẢNG: Ngài Dạ Thần này không nói như những vị khác khi Thiện Tài hỏi ngài chứng được đã bao lâu, thường thường các vị khác nói, việc này khó nói, khó bàn v.v… duy ngài này chỉ kể những bổn sanh, bổn sự của những đời trước của ngài.
KINH: Này thiện nam tử, thuở xưa, quá thế giới chuyển vi trần số kiếp có kiếp tên là Ly Cấu Quang Minh, có thế giới tên là Công Đức Vân…, trong đó có thiên hạ tên là Diệu Tràng, có vương đô tên là Phổ Bửu Hoa Quang. Cách không xa có Bổ Đề Đạo Tràng tên là Phổ Hiển Hiện Pháp Vương Cung Điện…, tối sơ Phật hiệu là Pháp Hải Lôi Âm Quang Minh Vương. Lúc đức Phật đó xuất thế có Chuyển Luân Vương tên là Thanh Tịnh Nhật Quang Minh Diện, thọ trì tất cả pháp hải triền tu đa la của Phật. Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, nhà vua xuất gia hộ trì chánh pháp..
GIẢNG: Toàn là “chuyển luân,” những kiếp trước ngài thường nói về những chuyện chuyển luân vương. Chuyển luân vương là thế nào? Như thế nào thì có chuyển luân vương? Thời chúng ta đây có bao giờ nghe nói có chuyển luân vương?
Chúng ta hiện giờ thọ mạng khoảng một trăm tuổi thì không có chuyển luân vương. Khi nào tuổi thọ, phước lực và trí lực của người lên đến mức hai, ba vạn tuổi lúc bấy giờ có chuyển luân vương, chuyển luân vương không phải như vị vua bây giờ đâu, mà ngài chỉ dùng giáo pháp hay chánh pháp để trị dân mà không cần phải dùng binh lực. Thường thường, một vị chuyển luân vương có khoảng một vạn phu nhân và sinh ra một ngàn con trai.
HỎI: Thưa cụ, cháu có cái thắc mắc sao một ông chuyển luân vương lại có nhiều vợ con thế? Tại sao ngài đạo đức cao như thế mà còn nhiều tham dục? Một phu quân chỉ cần một phu nhân là đủ rồi sao lại phải có đến một vạn phu nhân?
ĐÁP: Chị hỏi câu này rất hay, hi., hi…, có quí vị nào có ý kiến gì về câu hỏi này không? Mà thật buồn cười, các vị chuyển luân vương, có một nghìn con trai, mà thường là người thứ một nghìn mới kế nghiệp cha. Theo tôi nghĩ, các vị chuyển luân vương thọ sanh là ở bậc bồ tát sơ địa, các vị này vẫn trong dục giới, có vạn bà vợ, vẫn có một nghìn người con. Khi một vị chuyển luân lên ngôi thì tự nhiên hiện ra bảy báu. Thứ nhất là luân bửu (một cải xe bay) để cho vua dùng đi cấc nơi, chỗ nào có giặc giã thì vua dùng xe bay đến nơi thì tự nhiên giặc giả yên ngay mà không cần phải dùng võ lực. Thứ hai là tạng bửu, vua có thể dùng cải đó mà biết những kho báu trên mọi chỗ, vì phước đức của vua lớn quá. Riêng có một bửu lạ nhất đó gọi là “bửu Nữ,” đó là một người con gái tuyệt trần xinh đẹp người thế gian không ai bằng, lại rất giỏi, việc gì cũng biết, không có vấn đê nào trên trời, dưới đất mà nàng không biết, để cố vấn cho nhà vua. Sở dĩ nàng tới là vì trong nhiều kiếp nàng có tình duyên với vị vua chuyển luân này. Bửu Nữ thường là hóa sanh, trong khi vị chuyển luân vương kia còn trong dục giới, còn thai sanh. Bồ tát sơ địa vẫn còn nhục thân, cho đến bồ tát đệ bát địa mới có được “pháp thân bồ tát,”hóa sanh, không còn nhục thân nữa.
HỎI: Trong sách của Nam Tông, những vị hóa sanh người thường không thể nhìn thấy. Có đúng không?
ĐÁP: Người thường vẫn nhìn thấy chứ, vì các ngài xuống để độ sanh.
Trở về câu hỏi của vị Phật tử kia, vì sao một vị vua chuyển luân vương nhiều lòng dục thế? Theo tôi nghĩ, có trường hợp thọ thai mà không có nhiều dục vọng, nếu có chút lòng dục thì dục đó cũng thăng hoa lên rồi. Như trong sách có kể trường hợp bố mẹ một năm chỉ gần nhau một lần, và gần nhau để chỉ sinh con thôi, chứ không có chuyện say mê tình dục. Người thường đã thế, huống gì vua chuyển luân?! Vả lại, trường hợp một vị cao, nên rất khó nói. Cũng như trong kinh kể, đức Thích Ca Mâu Ni dòng họ trước cũng là vua chuyển luân, các vị tổ nhiều kiếp củng làm chuyển luân vương, sau càng ngày phước lực kém nên trở thành “túc tắn chuyển luân vương” (ông vua nhỏ), rồi sau mới hết ngôi chuyển luân vường. Ớ dấy là một bình diện phía trên, nên khó nói cho rõ được. Chỉ biết là trong kinh nói như vậy. Mà tôi tin chắc là kinh không bao giờ nói lời hư vọng cả. Ngay một vị tu hành bình thường, khi họ di vào tình dục vợ, chồng, cũng không có những tham dục mấy, huống hồ những vị trên cao. Nên có thể trong sự giao hợp tình dục, tâm các ngài thanh thản, chứ không phải như người thế gian nghĩ đâu. Trong kinh, sau này có vị Cù Ba kể lại tình duyên của ngài đối với đức Phật, trong nhiều kiếp ngài là một vị Bửu Nữ, đức Phật là một vị Thải Tử, về sau hai người giao ước với nhau, nếu có lấy nhau thì cứ lấy mà không có chuyện gì khác (tình dục), vị thải tử dặn trước rằng, nếu sau này tôi đi trên con đường bồ tát đạo, làm hạnh bố thí, thì tôi sẽ bố thí tất cả, ngay cả vợ con, thành ốc và cả đến thân thể của mình nàng cũng phải chịu thì mới được. Thường là các vị người nữ đều nhận lời cả, cuối cùng ngài Cù Ba mới thị hiện xuống làm người vợ thứ hai của Đức Phật, nhưng chính ngài là vị Bồ Tát vào bậc thập địa. Nên những việc thị hiện của các vị cao thì không thể nói hết được…. Có thể rằng một vạn bà phu nhân chỉ là những chất liệu để Chuyển luân vương lựa chọn, đúc thành 1000 người con trai đủ cốt khí và pháp khí để có thể kế vị. Vả lại trải vô lượng kiếp tu hành, sự dính mắc những cuộc tình nửa đời, nửa đạo cũng nhiều. Nay cơ duyên chín mùi có lẽ họ tụ lại thành chùm….
Trở lại kinh…
Khi đức Phật diệt độ thì vị chuyển luân vương xuất gia để giữ chánh pháp, lúc đó vào thời mạt kiếp, có rất nhiều phe phái nổi lên.
KINH: Gần lúc mạt kiếp hoặc chướng nặng, các ác tỳ kheo nhiều sự đấu tranh, thích chấp cảnh giới chẳng cầu công đức. Thích nói vương luận, tặc luận, nữ luận, quốc luận, hải luận, nhẫn đến tất cả thế gian luận.
GIẢNG: Lúc bấy giờ có những ác tỳ kheo tu hành đọc kinh thì ít, nhưng lại thích nói những vương luận, (luận nói về trị nước), tặc luận (nói về những sự bá đạo), nữ luận (luận về những người nữ), quốc luận (nói về chính trị), và tất cả các thứ thế gian luận. Lúc này các vị tỳ kheo không đọc kinh mấy mà chỉ toàn nói chuyện thế gian thôi.
KINH: Lúc đó Vương tỳ kheo bảo họ rằng, lạ thay, khổ thay, đức Phật trong vô lượng kiếp hải chứa nhóm ngọn đuốc pháp này sao các người lại cùng nhau hủy diệt? Nói xong Vương tỳ kheo bay lên hư không cao bảy cây đa la, thân phóng ra vô lượng những mây mầu sáng, những lưới đại quang minh nhiều màu, làm cho vô lượng chúng sanh trừ nóng phiền não, làm cho vô lượng chúng sanh phát tâm bồ đề. Nhờ nhân duyên này nên giáo pháp của Như Lai được hưng thạnh thêm sáu vạn năm ngàn năm.
GIẢNG: Vị này có thần thông nên các vị tỳ kheo lại chịu khó tu hành nên chánh pháp của Như Lai lại được hưng thạnh 65,000 nữa.
KINH: Lúc đó có tỳ kheo ni tên là Pháp Luân Hóa Quang, vốn là con gái của Chuyển Luân vương, trăm ngàn tỳ kheo ni làm quyến thuộc, nghe lời nói của Phụ vương và thây thần lực, liền phát tâm bồ đề không thối chuyển, được tam muội tên là nhất thiết phật giáo đăng, lại được môn giải thoát thậm thâm tự tại diệu âm này, thân tâm nhu nhuyễn, liền được thát tất cả thần lực của đức Pháp Hải Lôi Ầm Quang Minh Như Lai.
GIẢNG: Ngài kể rằng ông vua Chuyển Luân Vương chính là ngài Phổ Hiền Bồ Tát, còn vương Nữ Tỳ Kheo ni chính là ngài. Đại khái kể toàn những chuyện như vậy để cho chúng ta biết các bổn sanh bổn sự của các ngài mà noi gương đó để tu hành. Sau đó ngài lại chỉ đến một vị khác, cũng là Chủ Dạ Thần.
KINH: Này thiện nam tử, trong phật hội này, có một Chủ Dạ Thần tên là Khai Phu Nhất Thiết Thọ Hoa.
GIẢNG: “Khai Phu Nhất Thiết Thọ Hoa” tức là cái cây nở hoa. Nên cần nhớ rằng tất cả các pháp, mọi thứ chúng sanh, con kiến, cọng cỏ v.v… đều là hoa hết. Vị này đến mức tu hành cao thần thông nả’ như hoa vậy.
Nên mới gọi là “khai phu nhất thiết thọ hoa.”
KINH: …Bấy giờ Thiện Tài đồng tử được nhập môn giải thoát bổ tát thậm thâm tự tại diệu âm, nên nhập vô biên tam muội hải, nhập quảng đại tống trì hải, được bồ tát đại thần thông, được bồ tát đại biện tài…
GIẢNG: Thiện Tài nói chuyện với vị kia khoảng một thời gian nào đó thì được môn giải thoát đó ngay, lúc nào ngài cũng đắc hết. Tới mỗi một vị thiện tri thức là Thiện Tài đắc vài môn tam muội, và càng về sau ngài Thiện Tài đắc tam muội càng nhiều.
KINH: … Thiện Tài đã nhập môn bồ tát giải thoát thậm thâm, tu hành tinh tấn…
GIẢNG: “Tu hành tinh tấn” tức là Thiện Tài vừa đi vừa quán chiếu.
KINH: Đi đến chỗ Dạ Thần Khai Phu Nhất Thiết Thọ Hoa. Thấy Dạ Thần này ở trong lâu các chúng bửu hương thọ, ngồi trên tòa sư tử băng những diệu bửu. Trăm vạn dạ thần vây quanh. Thiện Tài đảnh lễ chân dạ thần, chắp tay cung kính thưa răng. Bạch đức thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề mà chưa biết bồ tát thế nào học bồ tát hạnh, thế nào được nhát thiết trí? Xin ngài từ mẫn vì tôi mà tuyên nói.
Dạ Thần nói, này thiện nam tử, nơi Ta Bà thế giới này, lúc mặt nhựt lặn, hoa sen khép cánh, mọi người bãi du ngoạn, ta thấy những chúng sanh muốn trở về chỗ họ ở, hoặc núi, hoặc thành, hoặc đồng quê, ta đều mật hộ cho họ đi đúng đường, đến nơi, đến chốn đêm nghỉ an ổn.
GIẢNG: Ngài kể cho Thiện Tài nghe những hạnh nguyện của ngài là độ chúng sanh. “Lúc mặt nhựt lặn, hoa sen khép cảnh, mọi người bãi du ngoạn, ta thấy chúng sanh muốn trở về chỗ họ ở…” ở ngoài đời, có chúng sanh lạc bước muốn về chỗ ở của họ thật, thì ngài là Chủ Dạ Thần liền hộ trì cho người đó trở về. Nhưng nghĩa bóng là khi nào chúng sanh muốn trở về diệu tâm ấy thì ngài sẽ mật hộ cho họ đi đúng đường về đến nơi, đến chốn.
KINH: Này thiện nam tử, ta đã thành tựu môn giải thoát bồ tát xuất sanh quảng đại hỉ trang nghiêm.
GIẢNG: Vị dạ thần trước được môn tam muội là “niệm niệm quảng đại hỷ trang nghiêm,” nhưng ngài chủ dạ thần này có hơi khác là ngài được môn tam muội “giải thoát bồ tát xuất sanh quảng đại hỷ trang nghiêm,” Ỷ nói rằng, ngài không cần phải niệm niệm nữa, lúc nào ngài cũng có thể xuất sanh quảng đại hỷ trang nghiêm.
KINH:… Này thiện nam tử, tất cả chúng sanh hưởng vui đều là do sức oai đức của Như Lai. Vì thuận lời dạy của Như Lai, vì thật hành theo lời của Như Lai, vì học hạnh của Như Lai, vì được sức hộ trì của Như Lai, ….vì trí huệ nhựt quang Như Lai chiếu đến, vì được Như Lai tánh tịnh nghiệp lực nhiếp thọ.
GIẢNG: Tất cả chúng sanh dù được niềm vui nhỏ bé, hoặc thô kệch đều là do sức gia trì của Như Lai. Còn những vị tu hành cao, có được những hỉ lạc lớn cũng đều do sức tâm đó, nguồn suối của sự an lạc của Như Lai. Đại khái vẫn là “xuất sanh quảng đại hỉ trang nghiêm.”
KINH: …Thiện Tài thưa, đức thánh phát tâm vô thượng bồ đề đã bao lâu? Dạ Thần nói, này thiện nam tử, việc này khó tin, khó hiểu, khó vào, khó nói, tất cả thế gian và hàng nhị thừa đều chẳng biết được, chỉ trừ thần lực của Phật gia hộ, thiện hữú nhiếp thọ, chứa thăng công đức, chí nguyện thanh tịnh, không tâm hạ liệt…
GIẢNG: Ngài trả lời có một câu thôi mà rào đón đến như vậy, ý ngài muốn nói, ta tu từ vô lượng kiếp, nhưng lên đến cảnh giới này phải hiểu rằng tất cả chỉ là vấn đề thời gian, tuy nói là vô lượng kiếp, nhưng đối với ngài thì lại rất ngắn. Vì tất cả phật pháp là hóa giải vấn đề thời gian và không gian. Cũng y như những vị trước, ngài cũng kể những bổn sanh, bổn sự của ngài mà không có gì khác lắm, những là có những đức Phật ra đời, lúc đó ngài làm gì…, làm gì… v.v…, rồi lúc đó ngài phát tâm vô thượng bồ đề ra sao, và ngài lại gặp bao nhiêu Đức Phật cung kính cúng dường thế nào, sau ngài thành tựu được môn giải thoát này, tức là giải thoát môn “Xuất sanh quảng đại hỉ trang nghiêm.” Ngài kể, lúc đó có vị vua thấy dân chúng khổ quá, nên ngài mở đại hội phát chẩn.
KINH:… Nhà vua thấy những người đến cầu xin liền sanh lòng bi mẫn, lòng hoan hỉ, lòng tôn trọng, lòng thiện hữu, lòng quảng đại, lòng tương tục, lòng tin tấn, lòng bất thối, lòng thí xả, lòng châu biến. Lòng hoan hỉ giây lát của nhà vua khi thấy những người đến xin còn hơn sự khoái lạc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp của Đao Lợi Thiên vương,… nhẫn đến hơn cả sự vui tịch tịnh trong bất khả thuyết kiếp của Tịnh Cư Thiên vương…., này thiện nam tử, nhà vua ấy nhờ thiện tri thức nên được tăng trưởng tri giải và chí nguyện nơi Phật Bồ Đề, các căn thành tựú, tín tâm thanh tịnh, hoan hỉ viên mãn…
GIẢNG: Nhà vua mở hội bố thí phát chẩn cho người nghèo, khi thấy dân chúng lễ mễ nhận những sự vật bố thí, vua khởi tâm vui mừng, sanh tâm bi mẫn, sanh lòng hoan hỉ, lòng tôn trọng. Vì sao lại sanh lòng tôn trọng? Vì họ chính là những vị “thiện tri thức” của mình, họ có tới xin thì mới bố thí được, lúc đầu kọ xin của cải, sau họ xin cả đầu, mắt, tay, chân, não tủy v.v… ngài cũng rất hoan hỉ để bố thí, làm được những hạnh ấy đạo quả mới thành tựu được. Trong khi bố thí của cải, đầu, mắt tay, chân v.v… như thế thì lòng hỉ của ngài, còn vui xướng hơn trăm ngàn ức na do tha kiếp sống làm Đao Lợi Thiên vương. Hoặc như một vị thái tử đút đầu vào miệng hổ đói để cho nó nhai thịt mình, thì cái tâm của các ngài đầy những hoan hỉ, vui sướng như người nhập đệ tam thiền vậy. Tại sao thế? Thứ nhất, các ngài đã vào được định, thần thức rút khỏi sắc thân nên không còn cảm thây đau nữa. Thứ hai, sự hoan hỉ trong việc bố thí, vứt thân mình để đi cứu người khác đưa các ngài đến một bình diện tâm thức an lạc ghê gớm, hơn chư thiên rất nhiều. Như Việt nam chúng ta có vị Thích Quảng Đức tự thiêu, nếu ngài là bực cao, thì ngài không cảm thấy đau đớn mà còn thấy hoan hỉ là đằng khác.
Đạo Phật dạy chúng ta những điều chưa từng có, nên những người không nghĩ sâu, không có lòng tin thì không sao có thể đi trên con đường bồ tát được.
Xin trở lại kinh…
KINH: Này thiện nam tử, trong đạo tràng này có một Dạ Thần tên là Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sanh.
Thiện Tài đến chỗ Dạ Thần Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sanh. Thấy Dạ Thần này ở trong đại chúng ngồi tòa sư Tử Phổ Hiện Nhất Thiết Cung Điện Ma Ni vương Tạng. Lưới ma ni bửu che phía trên. Dạ thần hiện thân Nhựt, Nguyệt tinh tú ảnh tượng…
GIẢNG: Thân ngài ảnh tượng đầy những nhật, nguyệt tinh tú.
KINH: Hiện thân tùy tâm chúng sanh khiến tất cả đều thấy…
GIẢNG: Chúng sanh muốn thấy cái gì thì đều ảnh hiện ra như vậy, đều nhìn thấy. Như nếu muốn thấy ngày Quán Âm Bồ Tát thì Dạ Thần này hiện ra hình Quán Âm bồ tát, hoặc muốn thấy Đức Mẹ Đồng Trinh thì ngài lại hiện thân ra thành Đức Mẹ Đồng Trinh.
KINH: Hiện thân tùy tâm chúng sanh khiến tất cả đều thấy. Hiện thân đồng hình tướng của tất cả chúng sanh… hiện thân thường đi trên hư không để làm lợi ích. Hiện thân tu tập tất cả thiện căn…, hiện thân pháp đăng khắp dứt tối tăm thế gian…
GIẢNG: Khi Thiện Tài trông tất cả những biến hóa thần lực của vị chủ Dạ Thần này, liền phát khởi mười tâm.
KINH: …Thiện Tài thấy phật sát vi trần số thân sai biệt như vậy, liền nhất tâm đảnh lễ mọp đầu giây lâu mới đứng dậy chắp tay chiêm ngưỡng, nơi thiện tri thức phát khởi mười tâm.
Một là nơi thiện tri thức sanh tâm đồng với mình, vì làm cho mình siêng năng làm xong pháp trợ đạo nhất thiết trí.
GIẢNG: Thiện Tài ngắm thiện tri thức như vậy bèn thấy ơn đó lớn quá, liền phát mười thứ tâm trân trọng như sanh tâm trang nghiêm, sanh tâm thanh tinh, sanh tâm thành tựu tất cả phật pháp, sanh tâm xuất ly v.v… đại khái mười thứ tâm rất trân trọng trang nghiêm.
KINH: …Thiện Tài phát mười tâm này rồi, thời được phật sát vi trần số đổng hạnh với Dạ Thần cùng Chư Bồ Tát những là…
GIẢNG: Khi một vị tu hành cao đứng trước một vị thiện tri thức, như ngài Thiện Tài, ngài khởi tâm rất kính ngưỡng, khởi tâm quán chiếu rất sâu xa. Nên tâm thức của ngài bước lên một bực nữa là đồng hạnh với vị đó lần lần thành tựu những hạnh giống như vị Chủ Dạ Thần và chư Bồ Tát.
KINH: …Những là: đồng niệm…, đồng huệ…, đồng xu hướng…, đồng giác ngộ…, đồng căn…, đồng tâm…, đồng cảnh.., đồng chứng…, đồng nghĩa…, dồng sắc thân vì tùy chúng sanh tâm mà hiện thân…
GIẢNG: Có nghĩa là Thiện Tài cũng có những thần thông như vị thiện tri thức, và còn rất nhiều thứ “đồng’ nữa, kinh kể đến mấy trang lận, như “đồng quang minh, đồng tam muội, đồng nhập xứ, đồng quyến thuộc v.v…” Khi quán chiếu sâu xa, dần dần tâm Thiện Tài được nâng lên viên mãn như vị thiện tri thức vậy.
KINH: …đồng thọ sanh, đồng cùng khắp, đồng tu hành, đồng thần lực, đồng quang minh, đồng chấn động v.v… (bỏ một đoạn kinh nói về các hạnh đồng) Thiện Tài đồng tử quán sát Chủ Dạ Thần Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Hộ Nhát Thiết Chúng Sanh, phát khởi mười tâm thanh tịnh, được Phật sát vi trần số đồng bồ tát hạnh như vậy, tâm càng thanh tịnh hơn, trịch vai áo phía hữu, đảnh lễ chắp tay nói kệ rằng…
Tôi phát ý kiên cố
Chí cầu vô thượng giác
Nay nơi thiện tri thức
Khởi tâm là chính mình
GIẢNG: Thiện Tài nghĩ vị thiện tri thức kia là chính mình, tức là ngài đã đồng nhất hóa ngài vào vị thiện tri thức ấy để nâng tâm thức của mình lên bình diện cao hơn.
KINH:
Bởi thấy thiện tri thức
Họp vô tận pháp lành,
Diệt trừ những tội nhơ
Thành tựu quả bồ đề
Tôi thấy thiện tri thức
Tâm công đức trang nghiêm
Tận trần kiếp vị lai
Siêng tu bồ tát đạo
Tôi nhớ thiện tri thức
Nhiếp thọ lợi ích tôi
Vì tôi mà thị hiện
Giáo pháp chánh chân thật…
…Tôi do những sự này
Công đức đều đầy đủ
Vì khắp các chúng sanh
Nói đạo nhất thiết trí
Đức thánh là thầy tôi
Cho tôi pháp vô thượng
Vô lượng vô số kiếp
Chẳng báo được ơn ngài.
Nói kệ xong, Thiện Tài thưa: Bạch đại thánh, xin vì tôi mà nói môn giải thoát này tên là gì? ngài phát tâm đã được bao lâu? Chừng nào ngài sẽ chứng vô thượng bồ đề?
Dạ Thần nói, này thiện nam tử, môn giải thoát này gọi là giáo hóa chúng sanh khiến sanh thiện căn.
GIẢNG: Câu này không có gì đặc biệt lắm vì vị nào cũng “giáo hóa chúng sanh khiến sanh thiện căn” cả. Nhưng ngài nói về chỗ diệu sắc thân cũng rất ghê gớm. Trong kinh Hoa Nghiêm có nhiều đoạn nói về diệu sắc thân ấy…
KINH: Vì ta thành tựu môn giải thoát này nên ngộ tất cả pháp tự tánh bình đẳng, vào nơi tánh chân thật của các pháp, chứng pháp vô y, bỏ rời thế gian, đều biết các pháp sắc tướng sai biệt, cũng có thể thấu rõ tánh của xanh, vàng, đỏ, trắng đều chẳng thật, vẫn vô sai biệt mà hằng thị hiện vô lượng sắc thân…
GIẢNG: Ngài thiện tri thức này vào được tất cả các pháp tự tánh bình đẵng. Trước hết, phải hiểu “tất cả các pháp đều tự tánh bình đẳng’ vì tất cả đều do tâm mình hiện ra, nên không có cảnh giới nào hơn cảnh giới nào. Hiểu được bình đẳng ấy rồi thì hiểu được tánh của các pháp, nên ngài chứng được pháp vô y, tức là tâm vô trụ, khi tâm vô trụ thì tâm ấy bắt đầu biến hóa.
KINH: Nhiều loại sắc thân, chẳng phải một sắc thân, vô biên sắc thân, sắc thân thanh tịnh, sắc thân tất cả trang nghiêm, sắc thân thấy khắp, sắc thân đồng tất cả chúng sanh…, sắc thân biển quang minh.., sắc thân tăng trưởng tâm hoan hỉ của tất cả chúng sanh…, sắc thân nơi mỗi mỗi lỗ lông diễn nói tất cả công đức hải của chư Phật, sắc thân có tất cả quang minh hải, sắc thân đại nguyện luân vân…
GIẢNG: Toàn là quang minh như vậy không, và đó cũng chính là diệu sắc thân của các ngài. Và đến đây, ngài lại nói đến “trí luân” và ngài nói rất hay…
KINH: Này thiện nam tử, như ngươi hỏi ta phát tâm bồ đề, tu bồ tát hạnh đã bao lâu? Ta thừa thần lực của Phật sẽ vì ngươi mà nói những nghĩa ấy. Nầy thiện nam tử, bồ tát trí luân xa rời tất cả cảnh giới sai biệt. Chẳng nên đem những kiếp dài, ngắn, rộng, hẹp, nhiễm, tịnh, nhiều, ít trong sanh tử để phân biệt hiển bày….
GIẢNG: Ở đây ngài nói về thời gian. “Bồ tát trí luân” là trí huệ của các bậc bồ tát như cái bánh xe xoay, vì thế nó không có hữu biên, vượt tất cả sai biệt, thiện, ác, dài, ngắn, sanh, tử v.v…
KINH: Tại sao vậy? Vì trí luân của bồ tát bổn tánh thanh tịnh, rời tất cả lưới phân biệt, siêu tất cả núi chướng ngại. Tùy chỗ nên hóa độ mà chiếu khắp.
GIẢNG: Trí huệ của các ngài phát ra một luồng tâm tưởng xoay tròn ôm lấy vật đó, khi ôm thật tròn rồi thì lúc đó, được một thứ định của sự chú tâm. Người phàm thường không biết sử dụng luồng quang minh trí huệ ấy, mà chỉ sử dụng ý thức như “con dao,” chẻ sự việc ra thành có, không, đen trắng, tốt xấu, nam nữ v.v… nên rơi vào “hữu biên.” Nhưng các vị bồ tát thì dùng “trí luân” xoay tròn, liễu tri tất cả những thứ ấy, diệt các phân biệt nên không thấy hữu biên. Thiện sẽ “chuyển” thành ác, hoặc ngược lại. Tử sẽ chuyển thành sanh, quá khứ chuyển thành vị lai, vị lai sẽ chuyển thành hiện tại v.v… rồi nhập vào tánh của sự vật.
KINH: Này thiện nam tử, ví như mặt Nhựt không có ngày đêm, chỉ có lúc mọc gọi là ngày, lúc lặn gọi là đêm.
GIẢNG: Thực ra, mặt trời không lặn hay mọc gì cả, nhưng vì quả đất xoay, chúng sanh ở mặt này bị quả đất che đi thì thấy đó là đêm, nhưng đến khi xoay qua bên kia, quả đất không che nữa thì lại cho là ngày. Quả đất xoay khiến cho chúng ta thấy có ngày, có đêm cũng tương tự như tâm mình, vì cái tâm động niệm nên thấy có ngày, có đêm, có tháng, có năm, có sanh tử, tử sanh…, nếu tâm không động niệm thì lúc đó tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) đều bình đẳng trước mắt.
KINH: Cũng vậy, trí luân của bồ tát không có phân biệt, cũng không tam thế, chỉ tùy tâm hiện giáo hóa chúng sanh, mà nói bồ tát ở kiếp trước, kiếp sau.
GIẢNG: Ý ngài muốn nói rằng, khi ngài kể cho Thiện Tài nghe thì có kiếp đó, kiếp đó, nhưng chính ra trên bình diện sâu nhiệm, thì không còn kiếp nữa, mà chỉ tùy tâm đại bi mà ngài thị hiện vậy thôi. Vì vậy nên gọi là “trí luân”.
KINH: Này thiện nam tử, ví như mặt Nhựt ở không trung, bóng nó hiện trong tất cả bửu vật, trong nước trong lặng của ao, hồ, sông, biển. Chúng sanh đều thấy bóng mặt Nhật, nhưhg mặt Nhựt chẳng đến các chỗ ấy. Trí luân của bồ tát cũng như vậy, ra khỏi biển hữu lậu, an trụ nơi không trung, phật thiệt pháp tịch tịnh không có sở y. Vì muốn hóa độ chúng sanh nên tùy loại thọ sanh trong các loài, mà thật ra thời không sanh tử, không nhiễm trước, không kiếp dài vắn, không tưởng phân biệt. Tại sao vậy? Vì bồ tát rốt ráo rời tâm tưởng kiến châ’p tất cả điên đảo, được chân thật kiến, thấy pháp thật tánh, biết tất cả thế gian như mộng như huyễn, không có chúng sanh, chỉ do sức đại bi, đại nguyện mà hiện ra trước chúng sanh để giáo hóa điều phục họ.
GIẢNG: Tất cả cũng chỉ là phải quán chiếu như huyễn.
KINH: Này thiện nam tử, ví như nhà lái thuyền thường dùng thuyền lớn ở trong sông, chẳng đậu bờ bên này, chẳng ghé bờ bên kia, chẳng dừng ở giữa dòng, nên có thể đưa mọi người không thôi nghỉ. Cũng vậy, đại bồ tát dùng thuyền ba la mật ở trong biển sanh tử, chẳng tấp bờ bên này, chẳng ghé bờ bên kia, chẳng dừng ở giữa dòng nên độ được chúng sanh không thôi dứt.
GIẢNG: Độ chúng sanh của chư Đại Bồ Tát là do sự biến hóa thân mà thôi. Đại khái, ngài lại kể bổn sự bổn sanh cũng như vậy. Trong kinh kể thì rất dài, tôi xin tóm lược…
Thời đó có một ông vua có vị thái tử tên là Thiện Phục, thái tử này có lòng từ bi vô hạn, ngài nghe tụi tù nhân trong tù rên rĩ quá ngài bèn xin phụ vương tha hết cho đám tù nhân đó. Vua cha nổi giận, lúc đó có 500 đại thần xúm lại tâu vua rằng, thái tử làm thế thì phép nước tất loạn, ngôi của vua cũng mất. Sau vua định giết thái tử, nhưng có Hoàng Hậu ra can, xin cho thái tử này làm một hội bố thí, sau khi bố thí thì hãy giết…
KINH: Này thiện nam tử, Thái tử Thiện Phục xưa chính là thân ta…
… Này thiện nam tử, thuở xưa năm trăm quan đại thần muốn hại thái tử Thiện Phục nay là 500 đồ đảng của Đề Bà Đạt Đa… Này thiện nam tử, những người tội nhân được ta cứu thuở xưa ấy nay là đức Câu Lưu Tôn Như Lai và ngàn đức Phật trong hiền kiếp này.
GIẢNG: Quí vị có thấy lạ không? những tội nhân lúc bấy giờ được ngài Chủ Dạ Thần xin tha, bây giờ trở thành ngàn đức Phật trong hiền kiếp này, mà chính ngài vẫn còn là chủ dạ thần thôi. Đủ thấy rằng, hạnh Bồ Tát của các ngài rất cao, đôi khi không cầu quả vị giải thoát cho chính mình nữa mà chỉ chuyên làm lợi ích độ sanh thôi.
KINH: Vua Thắng Quang thuở xưa ấy nay là đại luận sư Tát Giá Ni Kiền Tử.
GIẢNG: Thế mới biết sự lên xuống trầm bổng trong quả báo luân hồi thật là lạ lùng, năm trăm ông đại thần kia, sau thành đồ đảng của Đề Bà Đạt Đa. Mà điều lạ nhất là những vị tội nhân lại… thành Phật hết cả rồi. Mà lời kinh nói không bao giờ hư vọng cả, đúng y như vậy. Vậy ta mới hiểu được thời gian lâu xa là bao nhiêu, phải nói có đến a tăng kỳ kiếp…
KINH: Này thiện nam tử, thuở xưa ấy, lúc ta cứu tội nhân rồi, cha mẹ cho ta xuất gia học đạo với đức Phật Pháp Luân Âm Hư Không Đăng…
GIẢNG: Ngài không bị giết sau khi phát hội bố thí, mà được xuất gia tu học. Ở đây ngài kể tất cả các vị Phật cho chúng ta hiểu bổn sanh bổn sự của ngài. Đại khái cũng giống nhau, nên chúng ta không cần nói nhiều lắm về các vị này.
KINH: Này thiện nam tử, Diêm Phù Đề này có một viên lâm tên là Lam Tỳ Ni. Trong vườn ấy có thần tên là Diệu Đức Viên Mãn.
GIẢNG: Ở trên, Thiện Tài đã qua tám vị Chủ Dạ Thần rồi ở Bồ Đề đạo tràng, nhưng đến vị thiện tri thức này, thì không còn ở trong Bồ Đề Đạo Tràng nữa mà đến thành Ca Tỳ La, chỗ Lâm Tỳ Ni. Vị này làm một vị thần coi vườn Lâm Tỳ Ni ấy.
KINH: Ngươi đến đó hỏi bồ tát thế nào tu bồ tát hạnh sanh nhà Như Lai, làm ánh sáng cho đời tận kiếp vị lai mà không nhàm mỏi.
GIẢNG: Câu này, lại khác với những câu hỏi trước. “Làm thế nào để sanh nhà Như Lai,” tức sanh xuống trần gian, thị hiện thành Phật. “Làm ánh sáng cho đời tận kiếp vị lai mà không nhàm mỏi,” tức là gần đến ngôi pháp vương, hỏi xem thọ sanh làm Phật như thế nào?
KINH: Thiện Tài đã được môn bồ tát giải thoát nơi chủ Dạ Thần Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Hộ Nhát Thiết Chúng Sanh, ghi nhớ tu tập thấu rõ tăng trưởng, đi lần đến vườn Lam Tỳ Ni tìm thần Diệu Đức Viên Mãn. Thấy thần này ở trong lâu các Nhất Thiết Bửu Thọ Trang Nghiêm, ngồi trên tòa sư tử Bửu Liên Hoa, có hai mươi ức na do tha chư Thiên cung kính vây quanh. Thần Diệu Đức vì chư Thiên mà nói kinh bồ tát thọ sanh hải, khiến chư Thiên đều được sanh nhà Như Lai, thêm lớn biển đại công đức của Bồ Tát.
GIẢNG: Trong khi Thiện Tài chưa đến thì vị Lâm thần này (cũng là vị nữ nhân), đang ngồi giảng kinh gọi là “Bồ Tảt thọ sanh hải” tức là Bồ Tát làm thế nào để thọ sanh xuống nhân gian thị hiện thành Phật. Có hai mươi ức na do tha chư Thiên vây quanh.
KINH: Thiện Tài đến đảnh lễ chân thần Diệu Đức, cung kính chắp tay bạch rằng, Đại Thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề, mà chưa biết bồ tát thế nào tu bồ tát hạnh, sanh nhà Như Lai làm ánh sáng cho đời?
GIẢNG: Tức xuống nhân gian giáng trần, thọ sanh, làm ánh sáng cho đời.
KINH: Thần Diệu Đức đáp, này thiện nam tử, bồ tát có mười tạng thọ sanh. Nếu bồ tát thành tựu pháp này thời sanh nhà Như Lai, niệm niệm tăng trưởng thiện căn của bồ tát chẳng mỏi, chẳng lười…
Một là thọ sanh nguyện thường cúng dường tất cả chư Phật. Hai là tạng thọ sanh phát bồ đề tâm. Ba là tạng thọ sanh quán các pháp môn siêng tu hành. Bốn là tạng thọ sanh dùng tâm thanh tịnh chiếu khắp tam thế. Năm là tạng thọ sanh bình đẳng quang minh…
GIẢNG: Đại khái vẫn như vậy thôi. Tu như thế để thành Phật. Rồi sau đó ngài lại kể bổn sanh bổn sự của ngài những kiếp trước như thế nào.
KINH: …Ta từ vô lượng kiếp đến nay được môn giải thoát thọ sanh tự tại này. Thiện Tài thưa, bạch đức thánh, cảnh giới của môn giải thoát này thế nào? Lâm thần nói, nầy thiện nam tử, trước kia ta phát nguyện lúc tất cả bồ tát thị hiện thọ sanh đều được thân cận. Nguyện nhập biển vô lượng thọ sanh của Tỳ Lô Giá Na Như Lai.
GIẢNG: Ngài nguyện xin là người giữ vườn mà sau này sẽ có Chư Phật thọ sanh. Ngài kể khi Ma Gia Phu Nhân đến vườn Lâm Tỳ Ni thì có rất nhiều thần biến. Đại khái người nào đọc cũng hiểu nên không cần phải nói thêm ở đây. Tôi xin đọc lược…
KINH: Này thiện nam tử, lúc Ma Gia Phu Nhân sắp đản sanh Bồ Tát, ở trước mặt phu nhân bỗng từ kim cang tế mọc lên hoa sen lớn tên là Nhất Thiết Bửu Trang Nghiêm Tạng…
GIẢNG: Ngài kể từ khi bồ tát chưa đản sanh, đến lúc đản sanh, hiện rất nhiều thần biến, các người, chư thiên, chư bồ tát đều vây quanh v.v… Sau đó ngài lại kể trong một kiếp trước rất lâu xa, trong thế giới tên là Phổ Bửu có tứ thiên hạ tên là Diệu Quang Trang Nghiêm, có vị vua tên Bửu Diệm Nhãn, phu nhơn tên Hỉ Quang, chính Hỉ Quang phu nhơn là sinh mẫu của đức Tự Tại Công Đức Tràng Như Lai.
KINH: Lúc phu nhơn sắp đản sanh Bồ Tát, cùng hai mươi ức na do tha thể nữ đến vườn Kim Hoa. Trong vườn có lầu tên là Diệu Bửu Phong, cạnh lầu có cội cây tên là Nhất Thiết Trí. Phu nhân Hỉ Quang vói vịn nhánh cây Nhất Thiết Trí mà đản sanh bồ tát.
GIẢNG: Trong kiếp đó, phu nhơn Hỉ Quang vịn cây “nhất thiết trí,” chứ không phải cây vô ưu như ngài Ma Gia, và đản sanh vị thái tử (lúc đó còn là Bồ Tát).
KINH: Chư thiên vương đem nước thơm đến tắm gội Bồ Tát. Tắm xong chư thiên vương trao Bồ Tát cho nhũ mẫu Tịnh Quang. Nhũ mẫu bồng bồ tát lòng rất hoan hỉ…
GIẢNG: Chư thiên vương không trao bồ tát cho phu nhân (tức là mẹ thị hiện của bồ tát), mà lại trao cho nhũ mẫu Tịnh Quang. Khi vị nhũ mẫu Tịnh Quang ôm vị Bồ Tát trong lòng, lập tức nhũ mẫu đắc môn tam muội gọi là “bồ tát phổ nhãn tam muội,” và vị nhũ mẫu Tịnh Quang ấy, chính là tiền thân của ngài chủ dạ thần này. Đại khái vẫn là chuyện bổn sanh, bổn sự mà trên bình diện đó toàn là thần biến. Mà mỗi khi những nhân vật trong đó được thân cận Phật hoặc Bồ Tát thị hiện đản sanh, thì thường đắc được môn tam muội nào đó.
Tới đây, xin tạm ngưng ở vị thiện tri thứ 39 thức này.
Xin hẹn với quí vị kỳ sau…
Xin cảm ơn quí vi…