NHÂN THIÊN NHÃN MỤC

SỐ 2006

QUYỂN 06

Tống Trí Chiêu tập

TÔNG MÔN TẠP LỤC TAM CÚ CỦA NHAM ĐẦU

Cắn đi cắn đứng

Muốn đi không đi

Muốn ở không ở

Hoặc khi một bề không đi

Hoặc khi một bề không ở.

(32 ) Sư thượng đường nói: Đại phàm xướng giáo, từ trong vô dục lưu xuất ba câu, chỉ là lý luận, cắn đi cắn ở, muốn đi không đi, muốn ở không ở, hoặc khi một bề không đi, hoặc khi một bề không ở, đều không biết phương sở, mắt sáng khe suối đất đột nhiên không có hang ổ. Nếu luận về chiến, mỗi mỗi phải là thủ đoạn cắn heo chó, nếu chưa thấu chưa rõ, cũng phải được bảy tám phần mới có thể nhập lập. Nếu từ trước đến nay nhãn mục di-lê-ma-la, hơn nữa không làm loạn lộ ra túi hồ đồ, lầm đánh gãy lưng ông, chớ nói không đạo. Xét ba câu của Thạch Đầu, cắn đi cắn ở là một, muốn đi không đi, muốn ở không ở là một, hoặc khi một bề không đi, hoặc khi một bề không ở là một, xưa vốn vốn dùng cắn đi là một, mà càng không để ý, hoặc khi câu một bề không đi, hoặc khi một bề không ở là sai, nay đã đúng, lược nêu thượng đường làm căn cứ.

NĂM CÂU HỎI CỦA PHẦN DƯƠNG

(Trong Thạch môn lục chưa thấy có lời đáp đây) Vị tăng hỏi: Thế nào là câu nhập môn?

Phần Dương nói: Khách xa biết mình, Tạm ngồi cười ngâm nga.

Thạch Môn Thông nói: Lục thân không biết nhau, Trong miệng nói xa đến.

Vị tăng nói: Mù.

Thế nào là câu trong môn?

Phần Dương nói: Sắp xếp bốn tướng đứng, Tình ngưng vọng Thánh dung.

Thạch Môn nói: Mật thất không thông gió, Một về nhà ngồi.

Vị tăng nói: Nắm bắt.

Rồi lại nói: Chủ trong tân. Thế nào là câu đương môn?

Phần Dương nói: Tọa đoạn ngàn đường sai, Hào quang phát chiếu muôn cơ.

Môn Thông nói: Cửa mở không cửa sổ, Để kiếm xem bốn phương.

Lại nói: Trảm.

Rồi lại nói: Chủ trong chủ. Thế nào là câu ra cửa?

Phần Dương nói: Mở mắt nhìn giang sơn, Khắp cõi không biết nhau.

Môn Thông nói: Oai nghi không ngay nhìn về Trường An. Lại nói: Giáng xuống.

Thế nào là câu ngoài cửa?

Phần Dương nói: Tiều phu đến đồng hoang, Cưỡi trâu thường gõ sừng.

Môn Thông nói: Oai nghi ngay thẳng đến Trường An. Lại nói: Tân trong tân.

ĐẦU TIÊN LUẬN BỐN MÓN BẤT BIẾN

(Lời viết của cổ đức)

Sương mù khắp núi Nhạc mà thường vắng lặng (cùng với trong mà không giao thiệp).

Sông suối tranh nhau chảy mà không dòng (rảy nước mà không dính).

Ngựa đồng trống phất phới mà không động (gió thổi không vào) Mặt trời mặt trăng rõ ràng mà không khắp (ánh sáng không trái).

BỐN TẠNG CƠ PHONG CỦA NHÂM ĐẦU

Bốn tạng phong: Sư đã lập vậy nghĩa là căn cứ sự là toàn sự. Căn cứ lý là toàn lý. Vào đến là lý sự đủ. Đưa ra là lý sự hết. Người đời sau học, không căn cứ ý của người trước đã lập, vội đổi tựu thành tụ, khiến bần tăng đời sau nghi trong dòng tôn sư có vật, xuất nhập mà có thể chỉ bày, nên phải xét rõ.

CỔ ĐỨC THÊM BÀI TỤNG CHO QUÁN ĐẠT ĐĨNH

Gánh nước bửa củi không phải là trần

Đầu đầu toàn hiện thân Pháp vương

Thuyền nhỏ ngoài biển cả gợn sóng xanh

Sóng to như núi phun bạch ngân (tựu sự).

Căn cứ sự tạng phong sự riêng đủ

Không ở trên lý mà thủ ngôn thuyên

Vảy đẹp nếu không nuốt hương bánh

Vẫy đuôi lay đầu giỡn sông xanh biếc (tựu sự).

Ngay toàn thân hiển lộ đường đường

Diệu thể trước nay không che giấu

Gặp chỗ hiện thành khó hiện rõ

Trần trần đều phóng hào quang trắng (tựu lý).

Tựu lý tạng phong lý rất nhỏ

Há từ trên sự lập hào ly

Diều hâu bay ngoài trời rộng lớn

Chịu cầm chim tước chết trong rừng (tựu lý).

Toàn quyển điện cơ mấy người biết

Chê lông mày trên đã là chậm

Gặp mặt không biết mở kho báu

Do dự xa lìa cỏ ngoài cửa (nhập tựu).

Vào đến tạng phong lý sự bao gồm

Đầm xanh gió thổi động mây sấm

Vũ môn tháng ba hoa đào nổi sóng

Đội sừng nâng đầu khỏi phơi má (nhập tựu).

Oai quang lẫm liệt đầy thế gian

Hiệu lệnh Pháp vương hợp đương nhiên

Trước cửa đạo Trường An vạn cổ

Một phen chim bằng đánh vạn dặm trời (xuất tựu).

Ra đến tạng phong lý sự vong

Trời cao mặt trời đỏ càng không ngại.

Ông sấm bà sét nói phân minh

Trong tiếng sét đánh lửa đá sáng (xuất tựu).

TAM ẤN CỦA TÔNG MÔN

(Thạch Môn Thông, Ngọc Tuyền Đạt) Một ấn ấn không

Thạch Môn nói: Răng đứng lưỡi.

Ngọc Tuyền nói: Vạn tượng thâu về ngàn gương xương. Một ấn ấn nước.

Thạch Môn nói: Nói chuyện với người điếc.

Ngọc Tuyền nói: Cóc tía nhảy bóng rơi trong ngàn sông. Một ấn ấn bùn.

Thạch Môn nói: Trên đầu cắn gậy lẩm bẩm trong miệng. Ngọc Tuyền nói: Xem kỹ khi màn văn chưa phát.

BÀI TỤNG CỦA TUYẾT ĐẬU

Ấn không ấn nước ấn bùn

Chữ nghĩa rõ ràng lại mê

Đại sĩ Huỳnh Đầu không biết

Dám hỏi ai được đích thân đề.

Ấn bùn ấn không ấn nước

Vòng đất sóng lạnh tranh nhau khởi

Trong ấy lân rồng vô hạn

Mấy chỗ tranh cầu ra miệng.

Ấn nước ấn bùn ấn không

Nạp tử không biện rõ đông tây

Khai mở một lỗ phía trên

Ngàn bậc Thánh đồng đứng dưới gió.

BÀI TỤNG CỦA HOÀNG BÁ

Ấn bùn ấn nước ấn không

Bốn phương khéo léo đủ điều

Biển cả rồng ngâm mây nổi

Núi cao hổ gầm thành gió.

Ấn không ấn nước ấn bùn

Vật vật cao thấp đều đồng

Nếu biết rõ ràng sắc văn

Không ngại nam bắc đông tây.

Ấn bùn ấn không ấn nước

Bốn thứ sấm sét gió mây khởi

Nhân lúc thẳng đến long môn

Rất kỵ phơi má đốt đuôi.

BÀI TỤNG CỦA VÂN PHONG

Một phen ấn ấn bùn

Hiền ngu cùng biết

Vặn chuyển lỗ mũi

Chùy vàng trên đầu.

Một ấn ấn nước

Luống há môi miệng

Chưa qua dòng cát

Sóng ngòi tranh khởi.

Một ấn ấn không

Mắt Thước-ca-la

Đều chuông sau.

VƯƠNG TỬ BA TRIỀU

(Phần Dương Thiều Ngũ Tổ diễn Thúy Nham Phong) Tăng hỏi: Khi Vương tử chưa đăng triều như thế nào?

Phần Dương nói: Lục cung ca khúc tuyết, tám nước nghe tiếng sáo, gặp nhiều người hỏi đường.

Thúy Nham nói: Thâm cung tuy không xuất, Bên ngoài giáo hóa truyền khắp nơi.

Lúc Vương tử chánh đương triều như thế nào? Phần Dương nói: Ngọc nhĩ không có văn chương Bạn bang cầu đầu cuối.

Tổ nói: Thiên hạ thái bình

Thạch Nham nói: Lương ban nương điện ngọc Mười đường đều đến triều.

Sau khi Vương tử đăng triều như thế nào? Phần Dương nói: Y phục trắng hỏi điền ông Khắp cõi không biết nhau.

Tổ nói: Ai luận tốt xấu. Thạch Nham nói:

Ngư tiều ca chật đường

Đã lão xướng được mùa.

TỤNG CỦA PHẦN DƯƠNG

Vương tử ba triều quý gồm tôn

Xưa nay truyền nghe ai có thể phân

Tám nước sáu cung toàn mỹ hóa

Ấn của Phần Dương không rõ ràng.

CHUYỆN SƯ TỬ CỦA HÒA THƯỢNG CHÂN MINH

(Báo Ân phụ theo)

Vị tăng hỏi: Lúc sư tử chưa ra khỏi hang như thế nào? Nam Minh nói: Gió mát đầy đất.

Báo Ân nói: Mũi nhọn rườm rà. Sau khi ra khỏi hang như thế nào? Nam Minh nói: Bầy chồn bể não. Báo Ân nói: Ẩn thân không hiển lộ. Lúc muốn ra chưa ra như thế nào? Nam Minh nói: Sao thế?

Mạng như tơ treo.

BÀI TỤNG CỦA NAM MINH

Ngồi cao chót vót như si giống không thể

Bỗng nhiên chuyển đổi lại nương tựa

Trăm năm yêu quái đều tiền phục

Ẩn sâu ngàn vạn tầng trong núi mây.

Một tiếng rống chấn động càn khôn

Trong trăm bầy thú vỡ hồn mật

Nước khe ngược dòng bóng núi chuyển

Mắt tột không hoa loạn lang xăng.

Muốn ra chưa ra ai có thể biết

Ngồi xổm dưới đất chuyển thân cũng đại kỳ

Thiên thủ đại bi khó dò dẫm

Từ giáo ngàn xưa mọi người nghi.

CHUYỆN KIẾM BÁU CỦA TRƯỜNG LÔ TỔ ẤN PHƯỚC

(Thiên Trụ Tịnh, Thúy Nham Chi nương Thiên Tông) Vị tăng hỏi: Khi bảo kiếm chưa ra khỏi vỏ như thế nào? Tổ Ấn nói: Rít.

Thiên Trụ nói: Như nay triều đại không người hỏi. Thúy Nham nói: Rất kỵ chấp đạo.

Thiên Tông nói: Ánh sáng lạnh xuyên qua sao đẩu sao ngưu. Sau khi ra khỏi kiếm như thế nào?

Tổ Ấn nói: Lội.

Thiên Trụ nói: Vạn dặm núi sôngđạo thái bình. Thúy Nham nói: Thiên ma vỡ mạch.

Thiên Tông nói: Ngàn binh dễ được Một tướng khó tìm.

CHUYỆN LIÊN HOA

(Thiên Trụ Tĩnh, Từ Minh Viên, Viên Giám Viễn)

Vị tăng hỏi: Lúc hoa sen chưa ra khỏi bùn như thế nào? Trí Môn Tộ nói: Hoa sen.

Thiên Trụ nói: Gốc sâu cành liền qua mưa tàn. Nam Minh nói: Nước sâu có lẽ không được.

Viên Giám nói: Gạch cháy đập bể dính mắc rất lạnh. Sau khi ra khỏi nước như thế nào?

Trí Minh Tộ nói: Gánh lá.

Thiên Trụ nói: Nước trên đầu tiên thật hiếm có. Nam Minh nói: Không ngại qua lại xem.

Thiên Trụ nói: Trong lòng phía Đông biển cả không nổi sóng gió. Sau khi nở như thế nào?

Nam Minh nói: Hương phảng phất nam bắc. Sau khi kết hột như thế nào?

Nam Minh nói: Nuôi cá nuôi ba ba.

TỤNG CỦA TUYẾT ĐẬU

Lá hoa sen báo ông biết

Lúc ra khỏi nước chưa ra khỏi nước như thế nào? Giang bắc Giang nam hỏi Vương Lão

Một hồ nghi rõ một hồ nghi.

CHUYỆN PHONG HUYỆT CHIẾU GƯƠNG XƯA

(Từ Minh Viên, Thúy Nham Chi, Đổng Sơn Thông) Tăng hỏi: Lúc gương xưa chưa lau chùi như thế nào? Phong Huyệt nói: Thiên mà vỗ mạch.

Nam Minh nói: Tân La đánh trống.

Thúy Nham nói: Chiếu phá đầu lâu thiên hạ. Động Sơn nói: Đây đến Hán Dương không xa Sau khi lau chùi như thế nào?

Phong Huyệt nói: Cổ xe không đường. Nam Minh nói: Tây Thiên ca múa.

Thúy Nham nói: Đen giống như sơn.

Động Sơn nói: Bãi oanh võ trước lầu Huỳnh Hạc.

GỌT

CHUYỆN DIỄN TIÊN ĐÀ BÀ CỦA NGŨ TỔ

Vị tăng hỏi: Lúc vua đòi Tiên dà bà như thế nào? Tổ nói: Thấu triệt

Như thế nào là vua đòi tiên dà bà?

Tổ nói: Loan giá chưa sắp xếp đồng hiệu lệnh. Thế nào là tiên đà bà?

Tổ nói: Mắt dò nóng tai. Tăng lễ bái.

Tổ nói: Diễn.

CẢNH THANH HỎI PHONG HUYỆT VỀ SÁU PHÁP CẠO

(Biệt Phong đáp thêm)

Thế nào căn cứ lông cạo trần?

Phong Huyệt đáp: Lá rơi không phiền người quét bỏ Tự có gió mát thành đến quét.

Thúy Nham nói: Lông lạnh đứng cao. Thế nào là đến cạo da lông?

Phong Huyệt nói: Hơi thở dù cho đầy đủ tiếng vang trong hang cốc thẳm.

Tìm chân đâu được gặp phải người.

Thúy Nham nói: Lạc chỗ không dừng ai giải xem. Thế nào là thịt cạo da?

Phong Huyệt nói: Tháo xuống thẳng dạy Thiên Đế chịu. Na Tra thái tử không tha cho ông.

Biệt Phong nói: Đạt Đĩnh xem chỗ hồng sang Sướng thích sát ông bình sinh.

Thế nào là đến cốt cạo thịt?

Phong Huyệt nói: Đề hồ đã tiêu thân hình lành Tánh hiển đường huyền không nhờ thuyền.

Nham Phong nói: Phá cũng đọa. Thế nào là đến tủy cạo cốt?

Phong Huyệt nói: Thích-ca đích thân gặp Phật Nhiên Đăng Thọ ký không nghe nói pháp âm.

Biệt Phong nói: Tay không đến chỗ sức tranh chấp Chỉ như tủy lại như thế nào cạo?

Phong Huyệt nói: Giả sử không hoa kết không quả Ngựa gỗ khó dạy người trời đuổi.

Thuyết Phong nói: Giặc vào thành không.

HỎI ĐÁP NĂM TÔNG

Vị tăng hỏi: Thế nào là dưới sự Lâm Tế? Ngũ Tổ Diễn rằng: Ngũ nghịch nghe sấm. Hòa Sơn nói: Chiếu dụng đồng hành.

Chánh Đường biện rằng: Ta trọn không đến ông nói.

Hộ Quốc Nguyên nói: Giết người không chớp mắt. Tuyết Đường Hành nói: Lục hợp gặp bùn lầy.

Tông Vân Môn, Tổ nói: Cờ hồng lấp lánh. Động Sơn nói: Lý sự đều đủ.

Chánh Đường nói: Thang vàng trên ngựa gỗ.

Hộ Quốc nói: Đảnh môn ba mắt chiếu sáng càn khôn. Tuyết Đường nói: Cờ hồng cao trong bóng sóng.

Tông Quy Ngưỡng, Tổ nói: Đoạn bia ngang khắp đường xưa. Động Sơn nói: Ám cơ viên hợp.

Tuyết Đường nói: Trước mắt không đường khác. Hộ Quốc nói: Xô đẩy không đến trước

Ước khoảng không lui sau.

Tuyết Đường nói: Trâu không sừng sắt ít ngủ nhà. Tông Tào Động, Tổ nói: Đem sách không đến nhà. Động Sơn nói: Thiên chánh hiệp đồng.

Tuyết Đường nói: Hạc ngủ cành khô. Hộ Quốc nói: Tay cầm dạ minh phù Bao nhiêu cái biết trời sáng.

Tuyết Đường nói: Đụng đầu không phạm.

Tông Pháp Nhãn, Tổ nói: Người đi tuần suốt đêm. Động Sơn nói: Sao chỉ duy tâm. (331)

Tuyết Đường nói: Rất kỵ trái giờ mất đợi.

Hộ Quốc nói: Tên nhọn gặp nhau không biết nhau. Tuyết Đường nói: Tự bẻ gãy được lấy.

TỤNG CỦA BẢO PHONG TỪ GIÁM

Đầu đồng trán sắt oan trăm nhà,

Một tiếng hét đều phân chiếu dụng,

Thổi lông ba thước định vũ trụ,

Sắp đi đến bên lừa mù (Lâm Tế).

Ba câu đều đem xâu một chuỗi,

Đồng nhàn giải, đến trước ngự lầu,

Bao nhiêu hành khách chớp mắt,

Cá chép biển Đông bay lên trời (Vân Môn).

Một cái buông ra ngàn cái,

Cái ky giải nói chuyện vô sinh,

Thảo Đường ngủ há miệng lư đô,

Tịch tử cần phải phá nguyên mộng (Quy Ngưỡng).

Sân tía cửa vàng thêm xuân ấm,

Điện ngủ không người hầu chí tôn,

Trưởng ái trăm quan phân chỗ chức,

Rộng gõ đèn ra kim môn (Tào Động).

Khe quang dã sắc ngâm lầu đài,

Một tiếng trúc xa nghe thấu đến mai rơi,Gió đưa đoạn mây về đỉnh núi,

Trăng hòa dòng nước qua đến cầu (Pháp Nhãn).

TÔNG YẾU CỦA NĂM NHÀ VIÊN NGỘ

Toàn cơ đại dụng Đánh hét đuổi nhau

Tìm người trên kiếm dao

Trong điện sáng buông tay (Lâm Tế).

Bắc đẩu ẩn thân

Kim phong lộ thể, ba câu có thể biện rõ

Một toàn liêu không (Vân Môn).

Quân thần hợp đạo

Thiên chánh giúp nhau

Minh đạo đường huyền

Kim vàng chỉ ngọc (Tào Động).

Sư giúp xướng hòa

Cha con một nhà

Tối sáng theo nhau (Quy Ngưỡng).

Nghe tiếng ngộ đạo

Thấy sắc minh tâm

Trong câu ẩn mũi nhọn

Trong lời nói có tiếng vang (Pháp Nhãn).

Năm nhà đổi tiếng thay điệu

Khai mở diệu môn

Thay đổi phong tục

Trăm phương ngàn phía.

Đều hướng về không trung xướng lên, khúc xướng là cơ ban đầu, nếu là dòng tuấn kiệt, không lưu lại dấu tích của trẫm, chuyển đổi hiển bày, cắt đoạn dây sắn, thế thì ngàn binh dễ được, một tướng khó tìm, vào cỏ tìm người, tạm thông một sợi chỉ phiưa trước có đường, toan đến thì trái, câu sau không riêng tư, động thành hang ở.

Bảo kiếm của Linh Nham

Thấy mắt đường đường

Ngăn trệ trong vỏ mê

Không không loại cỏ.

NÊU BÀY BÀI TỤNG VÔ VI (năm tông)

Chánh pháp nhãn tàng diệt bên con lừa mù, lão bà Hoàng Bá Đại ngu lắm lời (Lâm Tế).

Thang vàng trên ngựa ngọc

Sao người mê ban ngày

Gặp đủ căn cơ giữ lại sấm sét

Cũng là sư độn căn (Vân Môn).

Một dài chia ngắn một ngăn chia dài

Khúc thẳng vuông tròn

Thấu hợp cung thương

Khay bánh bên sông

Khiến hồ tăng cười một tràng (Quy Ngưỡng).

Núi Dan loan phụng đến a các

Diện mật sáo gọi tân cửu thành

Dã lão không biết quý huỳnh ốc

Sáu đường còn nghe tiếng roi tịnh (Tào Động).

Ngày ấm hoa tranh nhau nở

Rừng sâu chim không sợ

Thuyền đánh cá qua bờ nam

Thủy triều rơi vào vào đầu thành đá (Pháp Nhãn).

BA LOẠI PHÁP GIỚI (Cổ đức)

Lúc Phật chưa ra đời như thế nào? Thiên hạ thái bình.

Sau khi Phật ra đời như thế nào? Đặc biệt một tràng buồn.

Lúc ra đời cùng với chưa ra đời như thế nào? Biết ân thì ít, phụ ân thì nhiều.

Thế nào là thể của pháp thân? Núi hoa nở giống như tơ, khe nước trong xanh như màu lam.

Thế nào là dụng của pháp thân?

Suốt đêm ngồi mây đá, cây xuân mang theo tùng mưa. Thế nào là pháp thân?

Cây liễu màu huỳnh kinh nhạt, Hoa lê hương trắng tuyết.

NGŨ NHÃN

Thế nào là Nhục nhãn?

Thương ghét đâu từng đủ việc quý tham sân càng nhiều. Thế nào là Thiên nhãn?

Lồng lộng không lọt, Rất rõ ràng phân minh. Thế nào là Tuệ nhãn? Đất vàng xa vẫy tay,

Giang lăng thầm điểm đầu. Thế nào là Pháp nhãn?

Núi xanh thường không hiển lộ, Khắp cõi không từng che ẩn.

Thế nào là Phật nhãn? Từ bi lợi tất cả,

Phương tiện có nhiều một.

TAM BẢO (Cổ đức) Như thế nào là Phật?

Chỗ nào không xưng tôn? Thế nào là pháp?

Xe không xô đẩy ngang. Lý không đoạn khúc.

Thế nào là tăng?

Nhàn rỗi cầm quyển kinh đứng dựa tùng. Cười hỏi khách từ đâu đến.

CHUYỆN DỰNG GẬY

Thế nào là ông có dựng cây gậy? Cờ gặp địch thủ khó ẩn núp.

Thế nào là ông không có dựng cây gậy? Đàn cầm gặp tri âm mới biết đàn hay.

Thế nào là dựng cây gậy? Dẫn qua đoạn sông cầu. Bạn trở về thôn trăng sang.

Ý CÂU (Cổ đức)

Câu đến y không đến

Khe xưa nước suối vọt

Tùng xanh mang sương lạnh

Ý đến câu không đến.

Đá dài không có gốc cây

Núi ẩn không động mây

Ý câu đều đến

Trời cùng mây trắng xa.

Nước hòa dòng trăng sáng

Ý câu đều không đến

Trời xanh không chút mây

Nước xanh sóng gió nổi.

HỎI ĐÁP CỦA LỤC TỔ

Đạt-ma một chiếc giày

Chín năm ngồi lạnh không người biết Hoa ngũ diệp nở thơm khắp cõi

Tổ nói: đập phá núi Thiết vi. Nhị Tổ một tay

Xem thử ba thước tuyết Khiến người lạnh lông cốt Tổ nói: dẫn dắt thiên hạ. Tam Tổ tội một đời

Tìm mà không thể được Vốn tự không tì vết

Tổ nói: bóp mắt cùng sinh hoa. Tứ Tổ một tay

Hổ oai hùng chấn động mười phương Thanh quang động vũ trụ

Tổ nói: mắt sáng trăm bước oai. Ngũ Tổ một gốc tùng

Không tính nêu cảnh trí Lại phải trang gia phong

Ngũ Tổ một cây chày ? Mới biết có cùng không.

HỎI ĐÁP MƯỜI VÔ

Nước vô vi,

Hoàng thượng phục hay nằm cao

Lúc đi ca Đế Vũ

Không có hai cân chuẩn mực rất rõ ràng.

Không có cội gốc,

Không nhờ sức điểm sáng phía

Đông Hoa ưu-bát thường nở.

Không có đáy bát,

Nhờ đến ẩn mặt trời măt trăng

Buông bỏ chứa trong vũ trụ.

Không có tơ đàn,

Không phải tri âm chớ cùng khảy đàn

Thuyền không đáy

Rỗng không chở trăng sáng về.

Khúc vô sinh,

Một khúc, hai khúc không người hiểu

Mưa đêm qua buồn bờ đê nước sâu.

Sáo không lỗ,

Đồng rãnh thổi một khúc

Cùng hưởng thời thái bình.

Không có chim khóa,

Mở tháo khó động tay.

Gương không đáy,

Có thể thâu bốn biển cả

Nhét vào ngũ Tu-di.

MỘT TIẾNG HÉT PHÂN NĂM GIÁO (thêm mới)

Tịnh Nhân đến Thiền sư Am Thành, đồng với Pháp Chân Viên Ngộ Từ Thọ và mười tám Đại Pháp sư, đều ở phủ của Lương Bật Thái úy Trần Công. Lúc bấy giờ, Tư Hạnh Huy Tông, xem pháp hội kia, người giỏi về Hoa Nghiêm, ở trong chúng hỏi các Thiền sư. Đức Phật ta lập giáo, từ Tiểu thừa đến Viên đốn, quét trừ có không, riêng chứng chân thường, rồi sau trung nghiêm muôn đức, nổi tiếng là Phật. Thiền gia một tiếng hét, chuyển phàm thành Thánh, cùng các kinh luận, trái bỏ tương tợ, nay một tiếng hét nếu có thể nhập năm giáo, đây là chánh thuyết, nếu không thể nhập, đây là tà thuyết, các Thiền sư nhìn Am Thành. Am Thành nói, như Pháp sư đã hỏi, không đủ lời đáp ứng của các Thiền sư.

Tịnh Nhân tiểu trưởng lão, có thể để Pháp sư không mê hoặc, Am Thành kêu Thiện, Thiện đáp dạ!

Thành nói: Pháp sư đã nói Phật pháp Tiểu thừa giáo, chính là nghĩa hữu vậy. Đại thừa Thỉ giáo, chính là nghĩa không, thừa Chung giáo, chính là nghĩa hữu bất không. Đại thừa Đốn giáo, chính là nghĩa tức có tức không, Nhất thừa Viên giáo, chính là bất không mà bất hữu, chính là bất hữu mà không. Như ta một tiếng hét, không chỉ có thể nhập ngũ giáo, cho đến trăm công kỹ nghệ chủ tử bá gia thảy đều có thể nhập.

Am Thành bèn hét, một tiếng hét hỏi Thiện rằng: Lại nghe cái gì?

Thiện nói: Nghe.

Thành nói: Ông đã nghe, thì một tiếng hét đây là có, có thể nhập

Tiểu thừa giáo. Thành trong chốc lát lại kêu Thiện: Lại nghe gì?

Thiện nói: Không nghe.

Thành nói: Ông đã không nghe, thì vừa đến một tiếng hét là không, có thể nhập Thỉ giáo.

Am Thành ngó Thiện nói: Ta mới hét một tiếng, ông đã nói có, hét lâu tiếng tiêu mất, ông lại nói không, nói không vốn ban đầu thật có, nói có thì nay thật không, không có chẳng không, có thể nhập Chung giáo.

Am Thành lại nói: Khi ta có một tiếng hét, chẳng chẳng phải là có, nhân không mà có, lúc không có một tiếng hét, không chẳng phải là không, nhân có cho nên không, tức có tức không, có thể nhập Đốn giáo.

Am Thành lại nói: Ta có một tiếng hét đây, không làm dụng của một tiếng hét, có không không bì kịp, tình giải đều vong, lúc nói có mảy

trần không lập, lúc nói không, cùng khắp hư không, tức một tiếng hét đây vào trăm ngàn muôn ức tiếng hét, trăm ngàn muôn ức tiếng hét vào một tiếng hét, là có thể nhập Viên giáo. Thiện Hoa Nghiêm không biết, khởi thân ở tòa đến trước bái lạy Am Thành. Thành lại nói với Thiện, không chỉ một tiếng hét là xong, nhẫn đến nói mới động tĩnh, tất cả thời tất cả chỗ, tất cả vật tất cả sự, khế lý cơ, cùng khắp không dư, thế là bốn chúng vui mừng, nghe những điều chỗ chưa nghe, long nhan rất vui, bảo tả hữu cận thần. Thiền sư có huyền đàm diệu luận như thế.

Đại Úy thưa: Đây chính là dư luận của Thiền sư.

PHƯƠNG NGỮ CỦA THIỀN LÂM

Người thắp đèn nến

Đại tượng qua sông

Nhân cho vượt tường

Đức Sơn La-hán.

Phong hầu tiên sinh

Tức sáu mái hiên

Thành bình qua sông

Đem nhục kế đem bỏ nha môn.

Nửa đêm giáo hóa

Núi vàng bờ gạch

Xe chất kinh Đại thừa

Thợ mộc mái hiên.

Thạch tượng Gia châu

Trưởng lão Hồ nam

Diêm già qua trạng

Người lùn tường đất.

Thường châu đánh da

Trâu người sừng rộng

Tóc trong chùa ni

Mua dầu thái bình.

Cây quạt tháng chạp

Nước gấp đánh cầu

Treo chặt bình trà

Cá canh Phong châu.

Nước ngập Kim sơn

Nước đá đeo lưng

Hải đường Xương châu

Thạch tượng Giản châu.

Vân Cư La-hán

Tiếng kêu rừng Phụng

Ngựa giấy vào lửa

Trương Lương nhân sách.

Thái Công câu cá

Bài tụng Lương Sơn

Mèo con mang chùy

Lý Tình tam huynh.

Chống gậy xin con

Chó gặm xương khô

Ba Tư trì chú

Phật đá mới xướng.

Ngựa ăn rau cải

Người lùn xem kịch

Chó vàng qua sông

Con thỏ ngắm trăng.

La công soi gương

Ba Tư lạc thủy

Sáo nào chế luật

Lư thân tiên sinh.

Giày cỏ Tân La

Người lùn qua sông

Thổ địa Lữu Sơn

Thổ địa Vân Cư.

Đạo sĩ đánh chày

Tú tài đánh trâu

Mâm khay trên tường

Quả châu phạn bố.

Lửa đốt thuyền hương

Rắn vào ống trúc

Bỏ con theo đạo

Vân Môn đạo tột.

Hưng hóa đạo tột

Đạo tột Phân Dương

Quy Ngưỡng đạo tột

Tuyết Phong đạo tột.

Ngưỡng Sơn đạo tột

Huyền Diệu đạo tột

Triệu Châu đạo tột

Kim Ngư đạo tột.

Phổ Hóa lắc linh

Giang thêm chiều tuyết

Đổng đình thu nguyệt

Chùa khói chuông chiều.

Mây tạch trên núi

Cát bằng nhạn lạc

Ngư thôn tối chiếu

Bến xa thuyền về.

Sông Tiêu sông Tương đêm mưa,

Tiên Đà-bà

Tinh tinh mang hài cỏ

Xỏ kim trong đất đen.

Một ngựa sinh ba dần

Bạch trưởng lão Nga Mi

Chưa rõ ba tam chín

Thổ địa trong núi sâu.

Trâu sắt trên con muỗi

Đại tùng trong ồn ào

Chuột già trừ diệt cây gừng

Thấy Đại Thánh ở Tây châu.

Lừa chọn chỗ ẩm tiểu

Chim rùa đi đất bằng

Không qua người thiết trai

Tạ tam nương cân bạc.

Quách Đại sĩ mài mực

Sao cháu ngược lên cây

Đất đỏ phết sữa bò

Đại vương trong quân doanh.

Muỗng đũa trong tiệm cơm

Đất đỏ vỏ cái ky

Hồ tôn ăn lông trùng

Lão quạ trong túi vải.

Ngã tư đường trước bia

Vẽ phong xa trên vách

Hồ tôn cưỡi lưng ba ba

Hồ tôn vào trong túi vải.

Bốn tám ông quan đánh cờ

Trịnh Châu ra cửa gặp

Người trên cầu Thiên môn

Biện tài gặp Tiêu Diệu.

Chuột già trong ồn ào

Vương đại tỷ đông thôn

Ngó sen trên đá gồ ghề Ba Tư ăn hồ tiêu.

Con mèo ăn thải phụng

Cho cơm nhừ ló trà

Tơ sen béo đại tượng

Đại trùng xem xay bột.

Ngựa nói người mua mực

Mười tám mẫu ruộng tốt

Đồng cốt nhờ gặp đồng cốt lớn

Vương tiểu phá giày cỏ.

Tám túi giá

Tiểu từ thăm đại từ

Ba Tư vào ồn ào

Nửa đêm thả gà quạ.

Thỏ uống sữa bò

Chuông lầu mười hai trượng

Chuột già ăn củ gừng

Bào lão đưa đài đèn.

Học đường bộ Hàm Đan

Hàn Tín đi đến triều (333)

Sư tử trong miếu xưa

Đến bờ xem mí mắt.

Ba Tư chiếu gương xưa

Minh Công Tú trên biển

Đưa Châu bán dưa

Hán Người Phổ chẩu tiễn giặc.

Từ trước đến nay huệ dưới liễu

Lâu ngày cây hoa đến sớm

Vỏ não trong Tô Lang Phan

Giang đến cưỡi lừa.

Thời Tần xe chui qua

Mũ giấy trong đại trùng

Trước nhà mua trái cây

Quân tử có thể tàm.

Người giữ công đức trời tối tăm

Đầu sào trăm thước năm lần duỗi

Xích Hồng nhai đánh bạch Hồng nhai

Tạ Tam nương không biết chữ xả.

Thừa nhận chị dâu không táo đỏ

Chặt xe gió trên đầu sào

Kịp hợp đánh phá Thái châu

Đầy dầu trong lưỡi cát đồng.

Giấy bạc trong núi Thái

Ba Tư chân đỏ vào Đại Đường

Đá tầm thường đầu ngã tư đường

Khổng Minh khảy đàn trong miếu.

Người Phước châu ăn quả vải

Tạ Tam nương không biết chữ tứ

Đất đây không có hai lạng vàng

Người đời mua rượu ba thăng.

KỆ CHÂN TÁNH

Đạt-ma Tây lai chín năm diện bích, riêng Thần Quang đứng ngoài tuyết chặt cánh tay tự chứng, khéo nói không được, chỉ được nói tâm truyền, thượng căn đã khế hợp, lại muốn về Tây, còn thương căn cơ trung hạ, gượng để lại hai mươi chữ, gọi là kệ chân tánh trở lại đọc đó, thành bốn mươi vận, đều có chỉ thú, bởi vì lão bà tâm tha thiết, bậy bạ không ít, ngõ hầu con cháu đời sau, nhân ngón tay thấy mặt trăng, thảng như có một người đến trước chữ tánh chưa hiểu đại ý, sắc văn tự bày, không từ người khác được, lại cười lão Hồ rất tốt, hết sức cùng chủ trượng.

Linh Ẩn Tuệ Chiêu Đại sư Khả Quang thuật

DIÊN HỰU ĐẠI NGUYÊN TRÙNG KHẮC HẬU TỰA NHÂN THIÊN NHÃN MỤC

Xưa Thiền sư Nham Chiếu ở Việt Sơn Hối ở trong thời Tống Thuần Huy, biên tập tông chỉ của năm nhà, gọi là “Nhân Thiên Nhãn Mục”, lưu hành trong tòng lâm, sự truyền chép đã lâu, không tránh khỏi sai lầm, bản chép tay kia cũng có nhiều chỗ khác nhau, lời này lời kia xen vào được mất, Lúc rãnh rỗi tham khảo chỗ đồng và dị, sai thì sửa lại cho đúng, thiếu thì thêm vào cho đủ, không thích đáng thì bỏ bớt đi, còn sợ chưa hay thì sắp xếp nguyên bổn. Năm tông cũng mất sự truyền thừa theo thứ lớp, nay sửa lại cho đúng. Đầu tiên sắp xếp Lâm Tế, Quy Ngưỡng. Bởi hai tông đây, đồng phát xuất từ Nam Nhạc, Mã Tổ trở xuống. Kế nêu bày Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, bởi ba tông đây đồng phát xuất từ Thanh Nguyên Thạch Đầu. Lại gần đây có người, mượn tên của Khâu Huyền Tố, ngụy soạn văn bia của Thiền sư Đạo Ngộ ở chùa Tây Thiên Vương thành Giang Lăng, ghi chép Thiên Vương tiếp nối dòng Mã Tổ rồi tiếp nối Long Đàm, Đức Sơn, Tuyết Phong, bèn thay đổi hai tông Vân Môn, Pháp Nhãn qua Mã Tổ sắp xuống thật đáng cười, xét đồ sấm Tâu Cựu ở Kinh châu, đều không có chùa Tứ Thiên Vương ở thành Giang Lăng, họ ngụy biện ra bia vọng lập nhân duyên ngữ cú ở Thiên Vương, sự thật là của Đàm Chiếu Thiền sư ở chùa Bạch Mã ở thành Tây. Sự thật Đàm Chiếu đây thuật đủ đồ sấm xưa ở Kinh châu, và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, được khảo sát, huống hà Thiên Hoàng tiếp nối dòng Thạch Đầu và Long Đàm, chép đủ trong Truyền Đăng Lục và Cao Tăng Truyện. Ngữ lục các sư là văn bia của Đức Sơn và Vân Môn, Pháp Nhãn sắp xuống, cùng kệ tông yếu của năm tông triều đại trước, có vài mươi chỗ, sáng như mặt trời ngôi sao, có thể xóa đi mê hoặc cho đời sau, có thể chứng cứ dối lầm biên tập trước sau, xưa nay An Lộ Phước Châu Đại Minh Lan Nhã, bèn khắc bản khác, cùng chung với thiền học. Người xem tập đây, trình bày cắt bớt dài dòng, mở miệng rõ ràng, không ở trên đầu lưỡi. Nếu họ chưa rõ, thì bỏ kiếm đã lâu rồi.

LONG ĐÀM KHẢO XÉT

Cảnh Đức Truyền Đăng Lục đời Tống, chép Đạo Ngộ Thạch Đầu thời Thiên Hoàng, mà không biết đồng thời có hai Đạo Ngộ:

  1. Từ Mã Tổ, ở chùa Thiên Vương thành Tây, Kinh châu.
  2. Từ Thạch Đầu, ở chùa Thiên Vương thành Đông, Kinh châu.

Trải qua khảo sát Quy Đăng đời Đường, soạn biên của Nam Nhạc lời đáp của Khuê Phong, tông thú trạng giám được của Bùi Tướng Quốc và soạn bài minh tháp của Mã Tổ, đều có thể căn cứ, đến sau Đạt Quán Đĩnh dẫn phù sấm của Khâu Huyền Tôn chép vào của hai tháp minh bài, chép rất rõ ràng, đây không có thể nghi được. Nhưng trong Khâu Minh, do Long Đàm tin tiếp nối ngộ của Thiên Vương, đây thời không thể không nghi.

Tôi từng khảo sát Ngữ Lục của Tuyết Phong, Tuyết Phong nói với Mân Vương, tự xưng được đạo trước Đức Sơn, Thạch Đầu, lại trong bài tựa Ngữ Lục của Cổ Sơn Yên Quốc sư, cũng xưng là Yến Vi Thạch Đầu năm dòng con cháu, hai sách đây ở vào thời ngũ đại, cách Long Đàm không xa, há phải quên ngay sở tự kia sao? Căn cứ theo đây thì biết, Long Đàm Tín là người đã tiếp nối, thì Thiên Hoàng ngộ chẳng phải Thiên Vương Ngộ, sở chứng kia đồng. Lại Long Đàm Tín, nhà ở hẽm Thiên Hoàng thành Đông, Kinh châu, lấy bán bánh làm sự nghiệp, hàng ngày đem mười cái bánh tặng cho Hòa thượng Thiên Hoàng, Thiên Hoàng mỗi khi ăn bánh xong, để lại một cái bánh nói: Ta cho bánh ông để con cháu ông hưởng âm đức.

Đàm Tín một hôm tự nghĩ: Bánh là đem đi, sao để lại cho ta, chắc có tà ý, bèn đến hỏi.

Thiên Hoàng nói: Là ông đem đến lại ông nào có lỗi, Tín nghe việc ấy, rất hiểu ý chỉ nhiệm mầu, nhân đó theo xuất gia.

Thiên Hoàng nói: Ông xưa tôn sùng phước thiện, nay tin ta nói có thể gọi là Sùng Tín, do đó ân cần làm thị giả. Căn cứ theo đây thì biết, Long Đàm Tín đã tiếp nối, Thiên Hoàng chẳng phải Thiên Vương Ngộ, là chứng cứ thứ hai.

Lại Sùng Tín một hôm hỏi Thiên Hoàng: Con tự đến không nhờ chỉ bày tông yếu.

Thiên Hoàng nói: Ông tự đến, ta chưa từng chỉ bày tâm yếu cho ông.

Sùng Tín nói: Chỉ bày chỗ nào?

Thiên Hoàng nói: Ông nâng trà lên, ta tiếp đón ông, ông đi ăn ta

vì ông nhận, lúc ông hòa nam, ta vì ông mà cúi đầu, có chỗ nào không chỉ bày tông yếu cho ông. Sư cúi đầu giây lâu. Thiên Hoàng nói, thấy thì ngay đó liền thấy, suy nghĩ liền sai, Sư ngay đó khai mở.

Sư lại hỏi: Thế nào là bảo nhận?

Thiên Hoàng nói: Mặc tình tiêu diêu, tùy duyên phóng khoáng, chỉ cần hết tâm phàm, riêng không làm tánh giải.

Một hôm Sư lại hỏi: Từ trên thượng tướng truyền xuống việc thấp nhất như thế nào?

Thiên Hoàng nói: Không phải ông hiểu đến chỗ không được. Sùng Tín nói: Cái đây mất người nhãn mục được đủ?

Thiên Hoàng nói: Dễ hiểu ở Trường Lô, căn cứ đây thì biết, Long Đàm Tín đã tiếp nối: Là Thiên Hoàng Ngộ chẳng phải Thiên Vương Ngộ, đây là chứng cứ thứ ba.

Nay ba đoạn sở chứng đây giới thiệu rõ như vậy, mà trong tháp minh của Khâu Huyền Tố, do Long Đàm nối tiếp Thiên Vương, sao được riêng khác. Xét biết, hiểu rõ người sau, vọng đem Sùng Tín, đổi vào trong tháp minh Thiên Vương, để tranh luận đầu mối, nhưng như vậy ắt đem ba đoạn văn sở chứng trước, một phen bút xóa đi, rồi sau có thể thành thuyết ấy.

Hơn nữa, Trương Vô Tận thường nói: Cơ phong của Vân Môn giống Lâm Tế, phải là sau Mã Tổ, đây thời lời nói của người nhà quê ở Tề dông, xưa nay đồng bẩm thọ một thầy, mà cơ phong mỗi mỗi sai khác thì nhiều, sao đồng hết được.

Như Vân Môn Pháp Nhãn, đồng phát xuất từ Vân Môn phải trở về Mã Tổ, thì Pháp Nhãn lại phải trở về Thạch đầu, như Đơn Hà theo cơ phong, không kém Lâm Tế, ?? ?? Cùng Tam Thánh, đều thất cơ ở Thạch thất, thì Đơn Hà theo Thạch Thất, lại phải đổi vào Mã Tổ sắp xuống? Lại như cha con Nam Tuyền, đều tiếp nối Mã Tổ, mà không dùng đánh hét, cha con Quy Sơn, đều tiếp nối Bá Trượng, mà không thời Cô Tuấn, lại phải đổi vào Thạch Đầu sắp xuống.

Hơn nữa, tôi từng khảo sát toàn lục của Tuyết Phong, thiền ấy đủ các cách, Ba Lan rộng lớn, nên lời ấy, có khi giống Lâm Tế, có khi giống Tào Động, luống như Huyền Sa, Trường Lô, Khánh Bảo Phước Cổ Sơn An Quốc Thanh Cảnh v.v… đều như vậy. Tức Vân Môn tuy riêng dùng cơ phong vòi vọi mà thật ngữ không đầy đủ, cơ phong không xúc phạm, hơn nữa trải qua tham cứu Tào Sơn Sơ Sơn, Cửu Phong Càng Phong, lời ấy còn đầy đủ, như các lời ba loại bệnh hai loại ánh sáng, thì toàn vản Càng Phong, đây rất rõ ràng. Há có thể nói các việc ấy đồng với Lâm Tế đương tiếp nối Mã Tổ sắp xuống, môn đồ không biết, vốn khó biện rõ, những bậc cao minh, có thể khảo sát mà biết, nên làm là để bảo trí giả trong thiên hạ, xin xét kỹ rõ vậy (thấy trong Vĩnh Giác Vãng Lục).

TRÙNG TU HẬU TỰA TẬP NHÂN THIÊN NHÃN MỤC

Một chi pháp là năm tông, tông mỗi mỗi có ý chỉ thấu suốt chỗ quy về của ý chỉ, thì một pháp năm tông nêu ra không được dối, nay bèn không như vậy, đuổi bắt bóng dáng dấu tích của năm tông, lượm lặt dư thừa của lời trước, tông chỉ quả nhiên còn ở đây sao? Câu của người xưa là câu chết, mà đủ là của người sống, câu không có sống chết, không thì câu chết của người chết.

Trong niên hiệu Thuần Hy, Việt Sơn có giới thiệu Hối Nham, bớt loại cốt yếu của cơ ngữ năm tông, nói là Nhân Thiên Nhãn Mục.

Nạp tử đến nay truyền sao, người có sách ấy, luống như kho báu như chứng cứ, không có lý sai khác của Ngư Lỗ, mà xen nhau có các loại thêm bớt, riêng chưa biết bổn quả ban đầu phát xuất như thế nào, bênh tôi như vậy, kết lại những rườm rà để ứng đáp, gom góp lại làm cho đúng, tạm được điều cốt yếu, giúp người đời sau biết tiến đến tận cùng từ trên tông môn. Bở như thế đã tự ?? Nói hang ở ngôn cú, thời nay bệnh nặng của người học, trộm dùng lời dạy bảo luống không nghiên cứu kỹ, mà cho là lợi ích, đây là bệnh ngăn che, song đã bệnh, ngay đây mà uống thuốc, xem kỹ dùng như thế nào? Vả lại, tông chỉ không ở nơi đây vậy. Nếu chúngta từ đây mà càng luận rõ kế hoạch của tông, không bỏ xưa, há không phải dùng nhãn mục luận nhân thiên sao? Nhân sau khi viết sách, vào lúc Mậu ngọ năm kế Bảo Hậu, dừng lại sau hạ năm ngày, Từ Vân ở núi.

BÀI TỰA CỦA VẬT SƠ ĐẠI QUÁN

Đây là lý do viết sách, đủ thấy tựa bạt của ông Hối Nham Vật Sơ. Tuy nhiên, thời Triệu Tống hoàn toàn thạnh hành, nạp tử Nam Tuân truyền viết mà chẳng không có sai lầm ô yên thành mã bởi thế có thiền nhân ở nước Cáo, ý thông minh khắc chính, mới tự truyền đăng sắp xuống, đến tông phải năm nhà các bậc tôn túc chép riêng, không đâu không có chê bai, nghiên cứu kỹ để đối chiếu và sửa chữa, bè thành chân bổn, đó gọi là công của Mảnh Thị, không ở nơi Vỏ sắp xuống. Đạo nhân Tịnh Trí Hy Nhan Mộ Lận, vâng theo khắc bản, để truyền lâu dài, dụng tâm ấy cũng có thể cho rằng ân cần, người học thảng như suy nghĩ lý do nói Nhân Thiên Nhãn Mục, thì công không mất thi thiết.

Mùng tám tháng giêng Quý mão Càn Nguyên, Quải Đường Tầu Quỳnh Lâm ghi.

SƠ TỔ

NHỊ TỔ

TAM TỔ

TỨ TỔ

NGŨ TỔ

LỤC TỔ

Lão Hồ nhiều việc đến Tây lai,

Hoa ưu-bát-la nở trong lửa,

Lại là Lương Võ đãi một bữa,

Trường Lô nước gấp thả thuyền về.

Thiếu Lâm diện bích quá nhiều lời,

Tiếp được môn nhân một tay đủ,

Kinh Lạc đến nay ba thước tuyết,

Trời lạnh nào ngừng suốt năm.

Nước suối Tiềm xanh biếc,

Thiên Trụ phong cao,

Rõ ràng minh bạch,

Không cách tơ hào.

Trước nay kế sống bình thường như bàn tay,

Đời sau con cháu dạo hải triều.

Tháp Từ Vân, thầy thuốc giỏi

Ngửa mặt trông ngửa mắt nhìn

Đôi phong vòi vọi

Biếng nhác chứa không được bát

Tây Thiên Gặp trên đường thôn Huỳnh Mai.

Tài công nào già

Truyền y nào thiếu

Trước thân sau thân

Một mộng hai tỉnh.

Hoa bạch ngọc nở phong đỉnh đầu

Trăng sáng ngàn năm soi tướng lạnh.

Đá mang lưng trong tiếng chày giã

Lão Sư năng thêm không nhẹ

Y bát Huỳnh Mai tuy đích thân được

Còn so sánh Tào Khê vài mươi dặm.

BẮC TÔNG (335)

Soi gương thường thường phủi sẹo xưa

Chim kêu hoa nở mấy xuân về

Sen trắng phong đỉnh không tiêu tức,

Bát sắc thâu người giả đạp.

ĐẠO GIẢ TÀI CÔNG

Trời mọc rồi làm,

Chặt tùng làm vui,

Xưa chặt bao lâu,

Nay đầy hóc núi,

Người đầu bạc đi trẻ nhỏ về,

Cười đổ ngọn cây hạt ngàn năm.

NGƯU ĐẦU

VĨNH GIA

VÂN MÔN

Khi trời mờ mịt thấu mây trắng,

Nhân gặp tông tượng chỉ bến mê,

Ngậm hoa râm chim không buồn rầu,

Không thấy người chủ xưa trong am.

Rõ biết sinh tử không liên quan đến nhau

Không đến Tào Khê cũng là nhàn

Vừa bị Lão Lư dài một đêm

Trọng giáo ngôn cú lạc nhân gian.

Trục xuất cầu gỗ mê liễu nhãn

Mược cái váy bà già bái bà già

Một bầu tại sao còn chê nước ít

Mắc nợ giây lát giá tiền xưa.

TUYẾT ĐẬU

Bốn ngày Ma-hê

Hơn độn vào hang

Thước ngắn tấc dài

Một nhiều hai ít.

Mây đi mây đến

Mặt trời mặt trăng soi nhau

Niêm hoa liễu ngộ

Không nhọc mỉm cười.

THIÊN Y

Hết tuổi bảy mươi

Chín tọa đạo tràng

Khúc gai đường tùng

Núi cao nước sâu.

ĐẠI DƯƠNG

ĐẦU TỬ

VÂN NHAM

Nón là khó thuốc áo tơi người không biết.

Một tiếng trúc thu là rơi vào sông

Tiêu sông Tương.

Ly nô trâu trắng hỏi

Côn Luân Khóa vàng không râu lén đóng cửa

Như ý bảo châu chìm đáy biển

Nhà gần lượm được giao con cháu.

Một đôi hài hai da trâu

Chim vàng kêu chỗ gà gỗ bay

Nửa đêm mua dầu ông phát cười

Đầu bạc mọc được đầu đen.

Chân không che giấu dối

Quanh có không che giấu thẳng Ma oán Tổ sư

Túc đức nhân thiên.

Hai ngàn tám trăm quả minh châu.

Ba đời che giấu người trong ai biết.

HUỲNH LONG

Tay Phật chân lừa

Sinh duyên ràng buộc

Trong mây lão hạc lâu ba tiếng

Đáy biển cá chép mọc hai sừng.

BẠCH VÂN

Đương kỳ trâu đá

Tiên sinh một bò nghé

Hoặc chạm thanh phong

Hoặc kêu u cốc.

Chuyển vuông thành tròn

Phân ba thành sáu

Mây trắng dưới núi cỏ dày đặc

Một độ xuân đến một độ duyên.

BÀI TỤNG MƯỜI CHỮ VÔ CỦA CỔ SƠN KHUÊ

Cây không bóng.

Đẹp phát xuân ánh sáng lay động bên ngoài

Gốc mầm không từng nhiễm bụi trần

Rậm rạp xanh biếc mây biên treo dài

Thầm thầm cành lạnh chim không đậu.

Trời chiều không rõ hoa ông rậm rạp

Gió thu khó xếp đặt vận dài thảm thiết

Vun trồng chịu đến không đâu có

Không rơi vào xanh vàng trấn giữ bốn mùa.

Chùy không lỗ.

Trước Phật Oai âm từng nắm được

Trong tay áo thầm che giấu không rõ ràng

Tam quan đập nát sóng ngòi bằng

Muôn pháp khai mở trời đất hẹp.

Hình tròn thấy mặt lộ quy mô

Rõ ràng viên thành cảm phục không sánh bằng

Đề cao Tổ ấn phát quanh lạnh

Gặp được Tỳ-đa miệng treo tường.

Sáo không lỗ.

Một khúc trước gió cảm phục điệu cao

Ống tiêu vàng ống quản ngọc rườm rà luống nhọc

Người gỗ tấu được bích vân hợp

Thạch nữ thổi lại ấm hơn nhiều.

Âm vận bỗng nhiên vượt thế giới

Diệu âm quên nghe rõ thu hào

Gặp nhau hoặc gặp người tri âm

Thổi lên nhà Nùng bên ngoài cao.

Tháp Vô phùng.

Phật nhãn tròn xoe không thể thiếu

Tột sự vòi vọi Thánh không biết

Sương hương mấy lớp ẩn không được

Một điểm sáng lạnh chiếu không giờ.

Đầu lâu biết hết phương trở về

Sắc tướng tình vong mới đến ông

Thấy mặt đường đường khó biện rõ

Long Liêu gọi ngược khó đề.

Giỏ không đáy.

Không nhớ công phu tạo tác thành

Công thành làm đại khái tự tung hoành

Rắn chết nếu gặp phải lấy đầy

Vườn trà đều dẫn dắt đi liền.

Bên ngoài thích đêm đề cao mặt trời mặt trăng

Thời Võ môn nhặt được cá côn cá kình

Treo cao trên đầu cây không bóng

Chớ cùng người mù đánh dây sắn.

Khóa không râu.

Cầm đến rất kỵ lay hai đầu

Thấy mặt cơ quan chớ thả đủ

Buông tay ẩn mặt nhà bên đó

Đợi nghi chỉ đường xa xôi.

Trời xanh ngoài mây không có chốt khóa

Nhiều kiếp xuân về mầm lạ lớn

Phật tổ mở miệng đều chặt khóa

Không liên quan môi mép mới toàn siêu.

Không có chốt cân.

Cân lạng không để lại phân mua bán

Thương lượng không đến không cho ông

Mâm định sắc sáng chốt cân khó biện

Bình đẳng quyền hành thường tự biết.

Người điếc thờ ơ mới có thể luận đúng

Người mù mới hiểu sửa cao thấp

Rảnh đến nắm bắt ngoài càn khôn

Không chừng hạn Thiên long thầm nhíu mày.

Bát không đáy.

Dữu Lĩnh toàn đề chung dối truyền

Lưới bắt muôn pháp chưa phải Hồn côn

Vác đến cung ưng không liên quan đến tay

No rồi rong ruổi không dính môi.

Cho cơm tiền canh ai chịu nhận

Nay bay lên chiếu xưa vượt hẳn

Lãn Hán Triệu Châu nào thi thiết

Phân phó tòng lâm biết mấy xuân.

Đàn không dây.

Không nhọc rìu búa điều khắc được

Chịu sai Tiều Phu Ngô Đồng giả hợp thành

Dứt hẳn sợi tơ niên luật mới

Rõ không tiếng vang tấu âm huyền.

Có khi đàn đến ngoài trời xanh

Mấy độ nhàn càng xanh biếc hang sâu

Buồn bã ít gặp khách xỏ tai

Dòng nước khe yên âm vận trầm trầm.

Thuyền không đáy.

Nhàn rỗi đi khắp cỏ thơm vượt qua thấm thía

Chỉ gần giữa đường đến dòng sông Thương

Không phạm sóng trong lại đến bờ

Về cưỡi trăng sáng nghỉ thả câu.

Hoa lư ở sâu và mây đậu

Lúc sóng gió cao mặc tình tánh bơi lội

Tưởng nhớ hoa đình khói mưa khách

Bao nhiêu tiếng xe qua thong thả.

BAO QUÁT YẾU CHỈ CỦA NĂM NHÀ

Lâm Tế:

Năm Nhạc Mã Tổ Bá Trượng xoay chuyển, Lâm Hưng Nam Huyệt Thú Sơn Phân Từ Minh Nam Hội khai ra thành hai nối dõi. Tâm Xuất Tân Thanh Đoan Diễn Cần.

Quy Ngưỡng:

Bá Trượng phát từ Đại Quy Hựu. Hương Nghiêm Ngưỡng Sơn dích thân đắc tiếp nối, tháp Ba Tiêu Thanh ở phía Nam nối truyền con cháu chưa thấy tiếp nối đời sau.

Tào Động:

Thanh Thạch Dược Sơn Động Tổ, Vân Ưng Đồng An Phi Chi Phủ, Lương Sơn đích thân đắc với Đại Dương Huyền Đầu Tử Phù Dung Thuần Độc Bộ.

Vân Môn:

Thanh Thạch Thiên Long An Đức Sơn, Tuyết Phong Vân Môn Hương Lâm Viễn tháp Tuyết Đậu phía Bắc giao phó cho Thiên Y, hai bổn từ Tư Môn rất rõ.

Pháp Nhãn:

Tuyết Phong Bàng Xuất Huyền Sa Dị, Địa Tạng Pháp Nhãn Ích Tôn Quý, Thiệu Quốc Sư, Truyện Thọ Dữ Tân, Phật pháp mới sưu tập mà thôi.

Trang 1 2 3 4 5 6