NHÂN THIÊN NHÃN MỤC

SỐ 2006

QUYỂN 05

Tống Trí Chiêu tập

TÔNG MÔN TẠP LỤC NIÊM HOA

Vương Kinh Công hỏi ngài Phật Tuệ Tuyền Thiền sư rằng: Trong nhà thiền nói Đức Thế Tôn niêm hoa, vậy rút ra ở kinh nào?

Tuyền Thiền sư nói: Trong tạng kinh cũng không chép.

Kinh Công nói: Tôi bỗng ở Hàn uyển, thấy ba quyển kinh Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi, nhân đó xem, trong văn kinh đã chép rất rõ. Phạm Vương đến Linh sơn, lấy hoa kim sắc Ba-la dâng lên Phật, xả thân làm giường tòa, thỉnh Phật vì chúng thuyết pháp, Đức Thế Tôn đăng tòa niêm hoa (đưa cành hoa) chỉ bày chúng, trăm vạn nhân thiên, thảy đều mờ mịt, chỉ có Kim Sắc Đầu-đà, phá nhan vi tiếu.

Đức Thế Tôn nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm thật tướng vô tướng, giao phó cho ngài Ma-ha Đại Ca-diếp”. Kinh đây phần nhiều bàn việc đế vương thỉnh Phật hỏi, cho nên bí mật mà người đời không biết được.

BA THÂN

Ba thân nghĩa là Pháp báo, Hóa thân, Pháp thân Tỳ-lô-giá-na, Tàu dịch là Biến nhất thiết xứ.

Báo thân Lô-xá-na, Tàu dịch là Tịnh mãn.

Hóa thân là Thích-ca Mâu-ni, Tàu dịch là Năng nhân tịch mặc, ở trong thân của chúng sinh, tức tịch trí dụng. Tịc tức Pháp thân, trí tức báo thân, dụng tức hóa thân.

Trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương nói: Tất cả Như Lai có ba loại thân, nhiếp thọ đầy đủ Vô thượng Bồ-đề.

Hóa thân: Đức Như Lai xưa ở trong Tu hành địa, vì các chúng sinh, tu các món pháp, được sức tự tại tùy ý chúng sinh, tùy cõi chúng sinh, hiện các món thân, đây gọi là hóa thân.

Ứng thân: nghĩa là các Đức Như Lai, vì các Bồ-tát nói pháp chân đế, khiến họ hiểu rõ sinh tử Niết-bàn là một vị, vì trừ thân chấp chúng sinh sợ sệt vui tạm, vô biên Phật pháp mà làm gốc, như thật tương ưng, như như sức trí bổn nguyện, đủ ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, bóng dáng viên quang, đây gọi là ứng thân.

Pháp thân: Vì trừ các chướng phiền não, thân thứ ba là chân thật có. Vì hai thân trước, làm căn bản, vì sớ sao?

Vì lìa pháp như như, lìa trí vô phân biệt, tất cả chư Phật không có pháp khác. Lại nữa, chư Phật lợi ích tự tha.

Tự lợi ích, là pháp như như. Lợi ích tha, là như như trí.

Lại trong kinh An Lạc nói: Ngũ phần pháp thân, do pháp tánh phân biệt, giới hương nhiếp thân, định hương nhiếp ý, tuệ hương nhiếp loạn, giải tuệ nhiếp đảo kiến, độ tri nhiếp vô minh, đây là năm phần hương, anh lạc thân kia.

BỐN TRÍ

Đại viên cảnh trí (như gương tròn lớn hiện các sắc tượng). Bình đẳng tánh trí (quán tất cả pháp thảy đều bình đẳng).

Diệu quán sát trí (khéo quán các pháp vô ngại mà chuyển đổi).

Thành sở tác trí (thành bổn nguyện lực ứng hiện làm việc chuyển tám thức mà thành bốn trí).

Bí tàng thuyên chú nói: Phật chuyển tám thức mà thành bốn trí, thức thứ tám thành Đại viên cảnh trí, thức thứ bảy thành Bình đẳng tánh trí, thức thứ sáu thành Diệu quán sát trí, thức thứ năm trước Thành sở tác trí. Thức chỉ có phân biệt, trí hay quyết đoán.

Trong Đại thừa trang nghiêm luận nói: Chuyển tám thức thành bốn trí, gom bốn trí đủ ba thân.

Cổ đức nói: Nhãn v.v… năm thức là Thành sở tác trí. Ý là Diệu quán sát trí, thuộc về Hóa thân, Mạt-na là Bình đẳng tánh trí, thuộc về Báo thân, A-lại-da là Đại viên cảnh trí, thuộc về Pháp thân.

Ngài Trí Thông Thiền sư, đọc kinh Lăng-già, đến chỗ “thiên dư biến” mà không hiểu ba thân bốn trí, Ngài đến Tào Khê hỏi Lục Tổ. Tổ nói: Ba thân: Thanh tịnh pháp thân là tánh của ông, viên nằm trong báo thân là trí của ông, thiên bá ức hóa thân là hạnh của ông.

Nếu lìa bổn tánh nói ba thân, tức gọi là hữu thân vô trí, nếu ngộ ba thân không có tự tánh, tức gọi bốn trí Bồ-đề, nghe bài kệ của ta:

Tự tánh đủ ba thân

Phát minh thành bốn trí

Không lìa duyên thấy nghe

Siêu nhiên lên Phật địa

Ta nay vì ông nói

Tin chắc hằng không mê.

Chớ học tìm cầu trọn ngày nói Bồ-đề, ngài Trí Thông nói nghĩa của y trí có thể được nghe chăng?

Tổ nói: Đã khế hội ba thân, lại nói rõ bốn trí. Nếu lìa ba thân, lại bàn bốn trí, đây gọi là có trí không thân, tức đây có trí lại thành vô trí, lại nói kệ rằng:

Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh (8) Bình đẳng tánh trí tâm không bệnh (7) Diệu quán sát trí chấp không công (6) Thành sở tác trí đồng viên cảnh (5).

Năm tám (quả) sáu bảy (nhân) quả nhân chuyển, chỉ dùng danh ngôn không có thật tánh (chuyển tên không chuyển thể). Nếu ở chỗ chuyển không lưu tình, hưng thịnh thường ở Na Dà Định (truyền đăng).

Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý sáu căn sáu trần sáu thức.

NĂM THỨC CHUYỂN THÀNH SỞ TÁC TRÍ

Kinh Bát-nhã nói: Sáu căn sáu trần thành mười hai xứ, thêm sáu thức hòa hợp thành mười tám giới. trong Khởi tín luận nói: Do bốn loại nghĩa pháp huân tập.

  1. Tịnh nghĩa là chân như.
  2. Nhiễm nghĩa là vô minh.
  3. Vọng tâm nghĩa là nghiệp thức.

Bốn vọng trần nghĩa là sáu trần, trong kinh Lăng-nghiêm nói: Sáu thức tạo nghiệp, bị chiêu cảm theo ác báo từ sáu căn mà ra.

Trong kinh Hoa Nghiêm nói: Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân tâm ý các tình căn, do đây thường lưu chuyển, mà không có năng chuyển. Trong Khởi tín lại nói: Ba cõi hư ngụy, duy tâm sở tác, lìa tâm thì không có sáu tràn cảnh giới. Trong luận Tỳ-bà-sa hỏi: Tâm ý thức có gì sai khác? Đáp: Không có sai khác, tức tâm là ý, ý tức là thức, đều đồng một nghĩa, như lửa cháy, cũng gọi là diễn cũng gọi là sí.

Kinh Bát-nhã lại nói: Nếu như thật biết tự tánh đều không, đây là người có thể học sáu căn sáu trần sáu thức vậy.

Tổ sư nói: Hiện khắp đều bao gồm sa giới, thâu nhiếp ở một vi trần. Thức gọi đó là Phật tánh, không biết kêu làm tinh hồn. Song tuy

như vậy, sai lầm rất nhiều, hiểu lầm không ít.

ĐỆ THẤT MẠT-NA CHUYỂN THÀNH BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ

Trong kinh Lăng-già nói: Mạt-na nói: Tàu dịch là nhiễm ô ý, hằng

thẩm tư lương, nên cũng gọi là truyền tống thức.

Đức Phật cùng Đại Huệ nói: Nói rộng có tám, lược nói có hai, trong hiện thức chấp làm ngữ thuộc về Lại-da, ngoài phân biệt sự thức chấp làm ngã thuộc về tiền lục thức. Chân tức thức thật tánh, cũng thuộc phần tịnh Lại-da, nên có thô tế: Nghĩa là tam tế lục thô. Thô tế hai thức, đều y vô minh trụ địa mà khởi, do căn bổn vô minh, động tịnh tâm kia, mà khởi thức tế, y thức tế đây, chuyển khởi tâm thô, dùng vô minh làm gốc y vô minh làm nhân, sinh tam tế bất tương ưng tâm, y cảnh giới làm duyên, sinh ba thô tương ưng tâm, cho nên nói: Thô tế hai thức, đều đủ hai nhân, mới được sinh trụ. Hiện thức: Trong Khởi tín nói: Bất tương ưng tâm, y bất tư nghì huân nên được trụ, hiện thức đây là chỗ hiện cảnh giới, động hiển tâm kia, khởi các việc sóng thức.

Phân biệt sự thức: Trong Khởi tín nói: Là tương ưng tâm, y cảnh giới nên được sinh, y bổn tâm nên được trụ, một thức đây, đều là vô minh, huân tập chân như, thành nhiễm duyên khởi. Trong luận nói: Phải biết vô minh hay sinh tất cả pháp nhiễm, tất cả pháp nhiễm đều là tướng bất giác. Trong Chủ kinh yếu tập nói: Thức từ dưới lên đến rốn sắp lên diệt sinh trong loài người, lên đến tâm diệt, không mất thân người, lên đến đầu mặt diệt sinh cõi trời, đến đỉnh diệt hằng đoạn luân hồi. Từ trên xuống đến lưng diệt vào đường quỷ, xuống đến chân diệt, sinh vào địa ngục.

Trong luân nói nếu lìa vọng niệm, thì có tướng của tất cả cảnh giới, duy có một chân tâm.

A-LẠI-DA THỨC CHUYỂN THÀNH ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ

Trong bộ Tông Cảnh nói: Đệ bát thức phần nhiều dị thục tánh, cũng gọi là Hàm tàng thức, cũng gọi là bát Vương tử, cũng gọi là bát Giải thoát, cũng gọi là bát Trượng phụ, tổng cộng có ba mươi hai tướng, đây là quả tướng nhân trí báo đức. Thứ bảy thứ tám không lìa nhau.

Kinh Giải Thâm Mật nói: Bát thức đây hay phát khởi ở tiền lục thức chuyển thức, đệ bát thức cho rằng trong đời trước do thiện, bất thiện nghiệp làm nhân, chiêu cảm sinh đệ bát dị thục tâm là quả. A- lại-da đây, tức chân tâm, không thủ tự tánh, tùy theo duyên nhiễm tịnh không hợp mà hợp, hay hàm chứa tất cả cảnh giới chân tục, gọi là Hàm tàng thức. Như gương sáng không cùng ảnh tượng hợp nhau, mà hợp ảnh tượng, cũng gọi là Như Lai tàng thức.

Trong Dà-đà nói: Các pháp ở tàng thức, thức ở pháp cũng vậy, lại xen làm nhân tướng, cũng xen làm quả tướng.

Kinh Lăng-già nói: Nếu không chấp các chấp của Nhị thừa ngoại đạo, mới có thể như thật tu hành, kẻ phá luận ác kiến của họ, và xả ngã chấp v.v… có thể dùng diệu tuệ.

Sở y thức, tức bốn trí chuyển thành tám thức, vào ngôi vị Như Lai tự chứng, là nói cùng chư Phật đồng đắc đồng chứng. Trong kinh Lăng- già Đức Phật bảo Đại Huệ rằng: Song các thức kia không khởi niệm đây, chúng ta đồng thời triển chuyển làm nhân, mà đối với tự tâm sở hiện cảnh giới, phân biệt chấp trước, đồng thời khởi đó, không có tướng sai biệt, đều rõ tự cảnh.

Chú giải rằng: Các thức v.v… kia, đều rõ tự cảnh, đây gọi là bát thức đều có thể phân biệt tự phân cảnh, không biết chỉ là tự tâm vọng hiện. Nói sắc là cảnh của nhãn thức, nhẫn đến Kiến phần của A-lại-da, là cảnh của thức thứ bảy, chủng tử căn thân khí giới, là cảnh của Tàng thức. Nhưng tám thức đây, lìa Như Lai tàng, không khác tự thể, do vì chúng sinh không biết, chấp thành tên của tám thức, chư Phật chứng đắc, hành thành dụng bốn trí. Nếu mê mờ thì bát thức có tên là Chấp tàng, thất thức có tên Nhiễm ô, lục thức khởi tình biến kế, ngũ thức theo tướng căn trần. Nếu rõ biết Lại-da, thành thể viên cảnh, trì môn công đức, mạt-na thành nguồn bình đẳng, một tự tánh của mình, đệ lục khởi diệu quán sát, chuyển chánh pháp luân, năm thức khác khởi công sở tác, đưa ra tích Ứng hóa, đây thời nhất tâm không động, thức trí tự phân, không chuyển thể kia, mà chỉ chuyển tên thức, không phân lý thức, mà phân sự thức, chỉ phục sáu thức, không thủ cảnh trần nên gọi là thức diệt, thế nên lìa tâm cảnh, văn lý đều rỗng không, tức trần thức nêu bày lượng có căn cứ, cuồng tâm không biết, hết thì Bồ-đề, cấu tịnh tâm sáng, xưa nay là Phật.

ĐỆ CỬU A-ĐÀ-NA THỨC

Cũng gọi là thuần tịnh thức. Trong Hợp luận nói: Mượn nói A-dà- na thức (hán dịch là chấp trì) là đệ cửu thuần tịnh thức, như các thức thứ năm sáu bảy tám v.v… thường dấy cửu thức làm chổ nương tựa, phàm ngu không hiểu, vọng chấp làm ngã, như dòng sóng nước không lìa thể nước, các sóng ngòi lấy nước để nương, cho nên thức thứ năm sáu bảy

tám thường dùng tịnh thức để nương. Sao gọi thức thứ chín là Tịnh thức? Vì hàng Nhị thừa trụ lâu trong sinh tử nghiệp chủng thức thứ sáu, thứ bảy, thứ tám có sợ sệt, sợ họ khó tin, phương tiện ở ngoài chủng sinh tử, riêng lập tịnh thức, khiến bi trí dần dần được sinh, đạt thức thành trí (32 ).

Trong kinh Thâm Mật có bài tụng:

“A-dà-na thức rất vi tế

Tất cả chủng tử như bộc lưu

Ta ở phàm ngu không khai diễn

Sợ họ phân biệt chấp thành ngã”.

Xét các thuyết nói về ba thân bốn trí, chọn lựa trong các kinh luận dẫn chứng rõ ràng, cùng với Quy Ngưỡng hiện chỗ thức liên quan đến đại tướng, có thể giúp tham cứu thiền chánh tu, không đi lên đường nhỏ mà đi đường chánh, nên tôi có chọn lấy, thường thường những bậc đồng dòng phái ắt cho rằng, tôi riêng truyền tông trực chỉ, sao mượn đây làm, đâu không biết, người học đạo, là chỗ rất khốn khổ của tâm ý thức, rỗng sáng tự chiếu, vốn tự không nhà, phong cảnh lung lay bỗng nhiên luống làm, bậc nhân sĩ thông hiểu cũng chưa tránh khỏi, huống gì người hạ căn? Có thể không sức phương tiện quán chiếu, chuộng nhân kia mà lột bỏ thuyết kia, phá hư vọng kia, đập hang ổ kia, tức chỗ ta thọ dụng, đều là Đại viên cảnh trí, vàng ròng muôn lần luyện, không trở lại quặng.

THẠCH ĐẦU THAM ĐỒNG KHẾ

(Tuyết Đậu viết lời)

Tâm phật ở Ấn Độ

Cõi Trúc tâm Đại tiên

Đông Tây thầm truyền trao

Căn tánh có lợi độn

Tổ đạo không phân nam bắc

Nguồn linh thật trong sáng

Như sông có nhiều nhánh hấp sự vốn là mê

Khế lý cũng không ngộ

Mỗi vật bày cảnh giới

Hòa lẫn chẳng hòa lẫn

Hòa lẫn nên có quan hệ

Hòa lẫn nên không phải một thể

Sắc giới vốn khác chất tượng

Như âm thanh có vui buồn

Sắc hợp với chí đạo và trung đạo

Rõ ràng như câu thơ trong đục

Tự đại xoay về tự tánh

Như con tìm được mẹ

Lửa nóng gió lay động

Nước ướt đất cứng chắc

Mắt đối sắc, tai đối âm thanh

Mũi đối mùi, lưỡi đối vị

Mỗi mỗi nương pháp tánh

Như nhánh lá nương cội cây

Gốc ngọn đều về tông

Cao thấp thảy dùng lời nói này

Ngay trong “Minh” có “Ám”

Ngay trong “Ám” có “Minh”

Chớ đem tướng “Minh” để tìm tướng

“Ám” Minh, Ám đều tương đối

Ví như bước trước sau

Vạn vật tự có tác dụng

Nên nói chỗ tác dụng và nơi chốn

Sự tồn tại như hộp với nắp

Lý ứng hợp như tên chỏi nhau

Tiếp thu nên lãnh hội tông chỉ

Chẳng cần tự lập quy cũ

Chạm mắt không lãnh hội đạo lý

Như chẳng thể dùng chân bước đi

Bước đi không dính dáng đường xa gần

Kẻ mê, với đạo cách xa như sông núi

Kính thưa các bậc tham thiền

Thời gian chớ để luống qua.

Ngài Tịch Âm nói: Tôi thường tham khảo sách đây, tổng cộng hơn bốn mươi câu, mà dùng sáng tối bàn luận phân nửa, thiên đầu nói: Linh nguyên trong sạch sáng suốt chi phái thầm lưu chú, mới biết căn y của sáng tối ở nơi đây. Lại nói: Tối hợp với lời nói thượng trung. Câu sáng suốt trong đục là Điều-đạt khai phát vậy, cho đến chỉ về tông ấy mà chỉ bày tông thú chia rằng: Bổn mạt phải quy tông, tôn tuy dùng lời nói: Cho nên dưới câu sáng tối của bài tựa rộng, liên kết to lớn không thôi, chẳng phải thiếu sắc pháp hư dối, chính là rõ lời kia vậy. Ngài Động

Sơn ngộ được ý chỉ đây, có thuyết ngũ vị thiên chánh, đến trong câu Lâm Tế và môn của Huyền Vân tùy theo sóng ngòi, mà không khác vị, mà trái bỏ vâng lời, lại trong tưởng tượng sáng tối có chỗ tướng ẩn hiển, cũng không lầm sao?

NĂM LỜI HỎI

Đây bởi người đương thời luống uổng nghĩa học, tướng cùng thuyết, luống dối tiên thánh, chẳng phải hủy thiền tông, mà Tự Thông Thiền sư hỏi Đạt Quán Đĩnh Hòa thượng, tổng cộng có năm lời hỏi muốn kẻ sai lầm, nên biện rõ ràng.

Vị tăng Tự Thông hỏi Đạt Quán Đĩnh Hòa thượng: Trong các kinh luận nhiều nhà nói: Tây Thiên từ Thích-ca đến Tôn giả Sư Tử, Tổ sư truyền nhau đến đây đoạn tuyệt, kỳ thật như thế nào?

Đạt Quán đáp: Ôi nói như thế là tâm sinh diệt vậy, đâu không biết là pháp quý trọng người, như đom đóm đấu chọi với ánh sáng mặt trời, chim tước lấp đầy biển xanh thì luống nhọc hình hài, vả lại hai mươi bốn Tôn giả Tổ sư, độ Bà-xá-tư-đa, gồm rút ra ở Đạt-ma-đạt, duyên ấy chép đủ ở bài tựa Linh Triệt của Sa-môn Cối Kê đời Đường, Sa-môn Chu Lăng Pháp Cự đã biên trong truyện Bảo Lâm, và căn cứ Tam Tạng Chi Cương Lương Lâu bên Thiên Trúc tiến ngay tiếp nối pháp yếu, nói rõ Tôn giả Sư Tử gặp nạn do việc trước truyền y phó pháp, bắt đầu từ ngài Ca-diếp, huyết mạch thẳng xuống, tổ Bà-xá-tư-đa thứ hai mươi lăm, tổ hai mươi sáu không bằng Mật-đa, tổ hai mươi bảy Bát-nhã Đa-la phó chúc Bồ-đề-đa-ma, tức Sơ tổ đời Đường. Nguyên Chi Cương Lương Lâu Tam Tạng đến Trung Hoa, đến chùa Bạch Mã Lạc Dương, lúc bấy giờ tức nhằm vua Tiền Ngụy nói vào năm Tân tỵ thứ hai Cảnh Nguyên khanh công.

Tôn giả nhập diệt mới hai năm, từ đây rõ biết, kinh luận của các sư, mờ mịt cho hậu côn. Than ôi ngại vì?

Hỏi rằng: Đại sư Đạt-ma, từ Thiên Trúc mang bốn quyển kinh Lăng-già đến phải chăng?

Đáp là không, việc tốt đó vậy.

Vả lại Đạt-ma đơn truyền tâm ấn, không lập văn tự, thẳng chỉ tâm người thấy tánh thành Phật, há có bốn quyển kinh Lăng-già sao?

Thiền sư Tự Thông nói: Trong Bảo Lâm Truyện cũng nói như vậy. Quán Đĩnh Hòa thượng nói: Nói về tu không rảnh để thảo luận rõ, thử vì ông nói rõ.

Kinh Lăng-già có ba nhà dịch, mà dịch bốn quyển đầu, chính là

Tam Tạng Cầu-na-bạt-đà, bên Thiên Trúc đời Tống dịch, mười quyển kế thời Nguyên Ngụy Bồ-đề Lưu-chi dịch, Lưu-chi cùng Đạt-ma đồng thời, về sau Độc Dược Đạt-ma vậy, bảy quyển sau, đời Hậu Thiên đời Đường ở Điền Tam Tạng Thật Xoa-na-đà dịch, lấy đây căn cứ, trước sau hư thật nên biết. Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền sư, cũng từng biện rõ việc ấy.

Hỏi rằng: Truyền pháp hệ không phiên dịch, trong việc truyền trao pháp tạng không có bài kệ đây, cho đến các nhà phần nhiều nói không căn cứ, xin chỉ dạy.

Đáp rằng: Ôi con cháu chi phần phải quấy phát khởi, không thể căn cứ, chi bằng Đạt-ma chưa vào cõi đây đã hiểu đời Đường nói: Vì sao biết, ban đầu gặp vua Lương Võ đáp hỏi, việc ấy liền có thể biết. Sau lại Nhị tổ Tuệ Khả Đại sư mười năm phụng trì, cho đến đứng ngoài tuyết chặt cánh tay, chí cầu nghiệp Tổ chí cầu thành khẩn. Sau Đạt-ma bảo rằng: Ta có một ca-sa giao cho làm tin, ở đời ắt có người nghi rằng: Ta người Tây Thiên, ông ở cõi đây, được pháp thật tin ông phải dùng lời Ta làm chứng cứ.

Lại nói: Từ Thích-ca Thích Sư đến Bát-nhã Đa-la, cho đến với Ta, đều truyền y tiêu pháp, truyền pháp để lưu lại bài kệ.

Ta nay giao phó cho ông, kệ nói:

Ta xưa nay ở cõi Quy Tư

Truyền pháp cứu mê tình

Một hoa nở năm lá

Kết quả tự nhiên thành.

Nhân dẫn bài kệ từ trên các tổ mỗi mỗi truyền trao, trong truyền pháp ấn để khế hợp chứng tâm, ngoài giao phó ca-sa do định tông chỉ, lấy đây thì biết, Đạt-ma giao phó quyết nghi cho Nhị Tổ. Đây chính là đơn truyền miệng trao, đâu rảnh phiên dịch?

Hỏi rằng: Pháp môn nhất tâm tam quán của Tôn giả Thiên Thai cùng với ý Tổ sư như thế nào?

Đáp rằng: Ông nếu không hỏi ta khó quán xét lời, ta từng thấy trong giáo pháp nói: “Ta có chánh pháp nhãn tàng, giao phó cho Đại Ca-diếp”.

Hơn nữa không ở trong Tam thừa ngũ giáo, vốn là giáo pháp của Phật tổ, đều có truyền trao. Xưa nghe Đại sư ở trong tạng được ngài Long Thọ tạo Trung luận, xem đến quyển thứ tư, phá các việc của các pháp tánh có định tánh thì không có nhân quả, như trong bài tụng nói:

“Nhân duyên sở sinh pháp

Ta nói tức là không

Cũng gọi là giả danh

Cũng gọi là nghĩa trung đạo”.

Bài tụng kế rằng:

Chưa từng có một pháp,

Không từ nhân duyên sinh,

Thế nên tất cả pháp,

Đều là không giả.

Từ đây thuật nhất tâm tam quan nói không, giả, trung. Nếu căn cứ ý giáo, đại khái một bài kệ đều thành bốn câu, để thành ý kia, người trí lìa thành tam quan giống như nhanhsum sê, lại chưa rõ truyền trao, nhân đây lại nói: Xa bẩm thọ ngài Long Thọ, do Long Thọ là Tổ, gần bẩm thọ tư đại thì nên biết. Nếu ở thế gian vâng theo bẩm thọ, ta e đời sau ắt có người thông minh lanh lợi, không xem kinh Phật, tự bẩm thọ Thích-ca, há như vậy sao bởi do người trí đầy đủ phước đức trí tuệ biện tài, nhiều đời làm đế sư, thành thuyết một nhà, lời nhiều lý hay, mà con cháu đời sau, xưng truyền giáo Tổ, chính là hủy bỏ tư tư Tôn giả. Đích thân phó pháp cùng Bà-xá-tư-đa cho đến cõi đây Lục Tổ truyền y phó pháp, dùng làm tà giải, than ôi ta nếu luận đủ, tức thành thị phi, ông tự hiểu rõ.

Hỏi: Từ Đạt-ma đến cõi đây nhân đâu mà các Tổ sư nói giáo, cùng chư Tổ Tây Thiên đến Lục Tổ sắp lên không đồng. Đầu trâu một tông Bắc tú hà trạch, Nam Nhạc Nhượng thanh nguyên tư, ngôn cú lần khác, kiến giải sai khác, các đảng sư môn xen nhau hủy thạnh.

Như thế nào được dứt tranh cãi?

Đáp: Lạ thay lời hỏi đây, vả lại Tổ sư đến cõi đây, như một cây con đem trồng dưới đất, nhân duyên hòa hợp nẩy mầm, trồng từ Đạt- ma và Nhị Tổ, nhánh lá tức phó cho môn đồ tổng trì giáo dục, đến hai vị Tổ là trồng, ba vị Tổ là mầm, nhẫn đến Lục Tổ là giống, Nam Nhạc Nhượng là mầm, Ngưu Đầu Thần Tú Hà Trạch v.v… đều là nhánh lá, san hô, sinh con cũng nhiều, giống ấy lại theo gió đất, hái lấy là quý lá, được nhánh quý nhánh, cũng như cây ở Nam sao là cây quít, ở Bắc là cây chanh, tuy hình vị có biến đổi, mà cội gốc có biến đổi sao? Giống như mặt trời ở phía Đông là sớm mai, ở phía Tây là buổi chiều, mặt trời cũng theo phương hướng mà xoay chuyển, thì bóng cũng xoay. Mà hư không thì không chuyển, lại quái lạ gì, ông chỉ rõ được nội tâm, mà không tùy theo ngoại pháp kia. Nội tâm là thoát khỏi sinh tử. Ngoại pháp: Là theo ái ố, ái ố sinh thì cách xa Phật tổ, vì ông rảnh rỗi, then

chốt phát ra từ chánh tông và ngôn cú thẳng tắc, đều thuật ở sau bài tựa, khiến người học hiểu rõ chính gốc nó.

BÀI TỰA CỦA NHÀ TỈNH MỘNG SO SÁNH LẠI TÔNG PHÁI NĂM NHÀ

Tăng Đạo Nguyên ở Cảnh Đức Giang Ngô thời Hoàng Triều, tập Truyền Đăng ba mươi quyển, từ Tào Khê sắp xuống phân thành hai dòng.

  1. Nam Nhạc Nhượng, Nhạc Nhượng truyền Mã Đại sư.
  2. Thanh Nguyên Tư, Tư truyền đến Thạch Đầu Thiên.

Từ hai phái sắp xuống lại thành năm tông. Mã Đại sư truyền đến tám mươi bốn vị thiện tri thức. Trong có Bá Trượng Hoài Hải truyền đến hai người Huỳnh Bá, Vân Đại Quy Hựu, Vân Đại Quy Hựu sắp xuống truyền đến Lâm Tế Huyền, nên gọi là tông Quy Ngưỡng, tám mươi bốn người, lại có Thiên Vương Ngộ, Ngộ đắc pháp với Long Đàm Tín, Tín đắc pháp với Đức Sơn Giám, Giám đắc pháp với Tuyết Phong Tồn, Tồn truyền đến tông Vân Môn, tông Pháp Nhãn, Thạch Đầu truyền đến Dược Sơn Nghiễm Thiên Hoàng Ngộ hai người. Ngộ đắc pháp với Vân Nham Thịnh, Thịnh đắc pháp với Đổng Sơn Giới, giới đắc pháp với Tào Sơn Tịch, đây là tông Tào Động. Nay truyền đăng lại gồm thâu hai môn Pháp Nhãn, Vân Môn, quy về Thạch Đầu sắp xuống bị sai lầm. Duyên đồng thời ngộ đạo có hai người.

1/ Một người ngộ đạo ở chùa Tây Thiên Vương thành Giang Lăng là người Chử Cang, sau Thôi Tử Ngọc, tiếp nối Mã Tổ, vào ngày mười ba tháng tư năm mười ba niên hiệu Nguyên Hòa, Chánh Nghị Đại Phu Khâu Huyền Tố soạn Tháp Minh, văn mấy ngàn lời, tóm lược rằng: Mã Tổ truyền chú:

Ngày khác không lìa chỗ xưa, Nên trở lại Chử Cang.

2/ Một người nữa ngộ đạo ở chùa Đông Thiên Hoàng thành Giang Lăng, người ở Đông Dương Vụ Châu, họ Trương, tiếp nối dòng Thạch Đầu, vào năm Đinh hợi thứ hai niên hiệu Nguyên Hòa ông thị tịch. Luật sư ghi chép soạn văn bia, hai văn bia chép xong, sinh duyên xuất rất rõ ràng, nhưng duyên đạo vốn lượm lặt ở tận Truyền Đăng Lục, chẳng phải đích thân đến tham khảo, chẳng qua uyển chuyển nhờ người thu nhặt mà được, việc ấy sai lầm có thể biết, từ Cảnh Đức đến nay, bốn biển trong thiên hạ, lấy truyền đăng làm căn cứ, tuy nêu bày căn cứ ngôi vị lập tông, không thể lược thêm, nghiên cứu biện rõ, chỉ có hai người thừa tướng Vô Tận cư sĩ và Lữ Hạ Khanh thượng hội nghị trong việc tông môn. Họ thường nói: Thạch Đầu đắc pháp với Dược Sơn, Dược Sơn đắc pháp với Tào động một tông, giáo lý hạnh quả ngôn thuyết uyển chuyển. Hơn nữa Thiên Vương Đạo Ngộ sắp xuống, truyền đến Châu Kim Cang, trách gió mắng mưa, tuy Phật tổ, không dám thêm vào cơ phong kia, sợ tự Thiên Hoàng hoặc có sai lầm.

Tịch Âm Tôn giả cũng từng nghi rằng: Đạo Ngộ giống như có hai người, xa ngài Vô Tận ở chỗ Đạt Quán Đĩnh, được ghi chép soạn bia tháp Đạo Ngộ Thiên Hoàng vào đời Đường, lại tham khảo đắc pháp với Khâu Huyền Tố làm kỳ tháp Đạo Ngộ Thiên Vương, đem ra chỉ bày khắp các phương rằng: Ta thường nghi Đức Sơn, Đổng Sơn, đồng từ Thạch Đầu sắp xuống, nhân đó đưa ra thủ đoạn sống chết không đồng, nay do Khâu Phù hợp hai lần ghi chép chứng cứ, rõ ràng, mới biết, ta chọn pháp suy nghiệm người không lầm.

Tịch Âm nói: Ngài Khuê Phong đáp với Bùi Tướng Quốc, tướng trạng tông thú nêu bày sáu người tiếp nối Mã Tổ.

Thú Sơn nói: Đạo Ngộ ở Giang Lăng, ở sau chú giải rằng: Bao gồm bẩm thọ ở Kỉnh Sơn, nay vọng đem hai tông Vân Môn, Lâm Tế cạnh tranh, có thể phát ra một tiếng cười, viết sơ lược đại khái để truyền rõ ràng, ngõ hầu biết chánh phái của năm nhà như vậy mà thôi.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6