NHÂN THIÊN NHÃN MỤC

SỐ 2006

QUYỂN 01

Tống Trí Chiêu tập

BÀI TỰA NHÂN THIÊN NHÃN MỤC

Lúc du phương, tôi đã hết lòng chí thành, thưa hỏi các bậc tôn túc cương yếu năm tông. Kiện mục trong ấy, thường không đồng có người chưa biết, mà khái niệm, đã căn cứ vị thầy, mà ngữ cú cương tông, còn không biết tên ấy, huống hồ chỉ quyết toan lấy gì mở bày dìu dắt hậu côn, hoặc thấy sót bên lề hoặc ở đoạn bia đá, hoặc nghe bậc tôn túc xưng đề, hoặc được Lão nạp đưa ra bài tụng. Phàm là năm nhà cương yếu, ngay bút viết thành các tụng. Tuy thành pho sách lớn, mà thứ lớp chưa rãnh định rõ. Chiếu đến núi Vạn niên Thiên thai, mới thưởng thức chí thú ấy, phân loại theo thứ tự phân làm năm tông, gọi đó là Nhân Thiên Nhãn Mục, lời ấy đều đồng, y theo các bậc tiền bối đã làm, không dám thêm bớt, song là biên tập. Chính từ trên các bậc đại lão lợi ích chúng sinh ra làm, đã chẳng phải cho bàn luận nội tâm để lưu hành ở đời, nào có chê trách. Nếu chấp vào trái bỏ nên căn cứ vào vị sư, bỏ thì không do đâu nghiệm biện tà chánh, người có hiểu biết nghe nhiều, ắt được ấn khả.

Cuối tháng ở núi Việt mùa đông,

Năm Nhâm Thân, niên hiệu Thuần Hy đời Tống. Nham Trí Chiêu viết lời tựa.

NHÂN THIÊN NHÃN MỤC

QUYỂN 01

 

TÔNG LÂM TẾ

Thiền sư tên húy là Nghĩa Huyền, họ Hình người Nam hoa, thuộc quận Tào Châu, còn nhỏ mà đã thông minh khác thường. Lớn lên nổi tiếng là có hiếu, sau khi xuất gia rồi thọ giới cụ túc, được cư trú tại học viện, chuyên tinh nghiên cứu luật, và nghiên cứu nhiều kinh luận. Nhưng một hôm Sư than thở rằng: Tất cả nhũng thứ đây là phương thuốc cứu đời, chẳng phải là ý chỉ giáo ngoại biệt truyền, liền khoát áo du phương. Ban đầu đến học với Thiền sư Hoàng Bá, sau đó lại đi yết kiến Thiền sư Đại Ngu, nhưng cơ duyên ngữ cú này đều có ghi chép ở phần Hành Lục. Sau khi Sư được Thiền sư Hoàng Bá ấn chứng, thiền sư liền tìm đến Hà bắc, cư ngụ tại vùng Đông nam thành Trấn Châu, tiếp cận bờ sông Hô Đà, trụ trì tại một thiền viện nhỏ, tên Lâm Tế là do tên đất mà đặt ra.

Ngày mười tháng giêng năm Đinh hợi, niên hiệu Hàm Thông thứ tám đời Đường, Sư vén y ngồi yên, nói chuyện với đệ tử là Tam Thánh vài câu rồi im lặng qua đời. Môn đồ đem toàn thân Thiền sư nhập tháp ở phía Tây Bắc phủ Đại danh. Vua sắc ban cho Thiền sư tên Thụy là Tuệ Chiếu Thiền sư, tháp hiệu là Trừng Linh.

TỨ LIỆU GIẢN

Sư đầu tiên đến ở viện Hà Bắc, tham kiến với hai vị thượng tòa là Phổ Hóa và Khắc Phù. Sư bèn nói: “Tôi muốn ở đây kiến lập tông chỉ của ngài Hoàng Bá, ông có thể đoạt tông chỉ của ta, hai người trân trọng đi xuống, ba ngày sau ngài Phồ Hóa lại đến hỏi: Hòa thượng ba ngày trước nói thế nào?

Sư liền đánh.

Ba ngày sau Khắc Phù đến hỏi: Hòa thượng hôm qua đánh Phổ Hóa làm gì?

Sư cũng đánh.

Trong một buổi tham vấn chiều. Thiền sư khai thị: “Có lúc đoạt người mà không đoạt cảnh” có lúc “Đoạt cảnh mà không đoạt người” có lúc người cảnh đều đoạt” có lúc “Người cảnh đều không đoạt”

Tăng hỏi: Như thế nào là đoạt người không đoạt cảnh? Sư nói: “Nắng dậy gấm thêu đầy mặt đất

Hài nhi tóc rủ bạc như tơ”

(Đại Huệ nói hai câu đây một câu tồn cảnh, một câu đoạt người). Tăng hỏi: Như thế nào là “đoạt cảnh không đoạt người?”

Sư nói: Lệnh vua truyền khắp trong thiên hạ Biên thùy tướng sĩ khói mây tan

(Đại Huệ nói câu trên đoạt cảnh, câu dưới tồn nhân). Tăng hỏi: Thế nào là người cảnh đều đoạt?

Sư nói: Hai quận Biện Phần không liên lạc Dân chúng một mình một cõi riêng

(Đại Huệ nói: Lại có nhân cảnh đều đoạt diện mục).

Lại nói, ta ban đầu đọc các sách thiền, thấy câu: “ Biện Phần không liên lạc” rất lấy làm nghi, tuy gạn các lão, đều mơ hồ không rõ. Đã xem lời của Lâm Tế, thì biết chữ không liên lạc. Bởi Biện Phần là tên của hai châu.

Đáp: Riêng ở một phương, ý chỉ ấy rõ ràng, mới ngộ biên tập của các sư đều có sai lầm của Ô Yên).

Tăng hỏi: Như thế nào là người cảnh đều đoạt?

Sư nói: Vua bước lên điện báu. Ông già quê hát ca. (Đại Huệ nói: Đây là nhân cảnh đều không đoạt).

BÀI TỤNG CỦA KHẮC PHÙ

Đoạt nhân không đoạt cảnh

Duyên tự trệ sai lầm

Toan muốn cầu ý chỉ nhiệm mầu

Suy lường lại trách gì?

Ánh sáng ly châu sáng rỡ Thềm quế ảnh Ta-bà Gặp mặt không xoay lại Lại phải mang lưới võng.

(Đại Huệ nói: Bài tụng đây đại khái ánh sáng của ly châu sáng rỡ trên thềm quế ảnh Ta-bà. Bởi hai câu đây là cảnh, người học hỏi đoạt người không đoạt cảnh, “toan muốn cầu ý chỉ nhiệm mầu”, suy lường

lại trách gì. Đại ý chỉ là không thể suy lường, toan bàn suy lường, người học sai lầm “gặp mặt không xoay lại, lại phải manh lưới võng” ngôn ngữ).

Đoạt cảnh không đoạt người, tìm nói chỗ nào chân, hỏi thiền thiền là vọng, xét lý lý chẳng phải thân quen, mặt trời chiếu lạnh ánh sáng yên tĩnh, núi xa màu xanh mới, mãi tăng thêm nhiệm mầu khế hội được, cũng là bụi trong mắt (Đại Huệ nói: Muốn hội được mặt trời chiếu ánh sáng lạnh yên tĩnh, núi lay động sắc xanh mới là sao? Hai câu đây là cảnh, gặp được tăng thêm nhiệm mầu khế hội, cũng là bụi trong mắt, lại đoạt rồi).

“Người cảnh cả hai đều đoạt”, từ trước đến nay là chánh khiến thực hành, không luận Phật cùng Tổ, sao nói Thánh phàm tình, toan phạm xuy mao kiếm, lại như gặp người mù tiến đến trước cầu giải hội, đặc biệt chém đất linh tinh (Đại Huệ nói: Chánh kiến đã thực hành, không ngại Phật và Tổ, đến đây tiến thối đều ở trong tay sư gia, như xuy mao kiếm, không thể phạm cơ phong ấy).

“Người cảnh đều không đoạt”, ý suy lường không thiên lệch, chủ khách nói không khác, lý hỏi đáp đều đủ, đập vỡ trăng đầm trong, xuyên khai bích lạc thiên, không thể hiểu rõ diệu dụng, chìm đắm ở vô duyên (Đại Huệ nói: Nếu muốn phân phân lý hội được ý của ngài Lâm Tế, chỉ một bề đương thời chỉ bày chỗ tham.

Sư dạy chúng: Như người học các phương đến, Sơn Tăng đây hỏi, làm ba loại đoạn căn khí, như căn khí trung hạ, ta lại đoạt cảnh ấy, mà không bỏ pháp ấy, hoặc căn khí trung thượng, ta lại cảnh pháp đều đoạt, như căn khí thượng thượng, ta lại cảnh pháp người đều không đoạt. Như có người đưa ra kiến giải, Sơn Tăng đây, lại tác dụng toàn thể, không trải qua căn khí. Đại đức đến đây, người học chấp chỗ sức lực gió không thông. Nhà lửa điện chớp tức lỗi lầm, người học nếu nhãn mục bất động, tức không giao động (phàm tông năm nhà chủ yếu chỉ bày chỗ xưng thầy, sau đều phỏng theo đây).

Hòa thượng ở Nam Viện hỏi Phong Huyệt Chiểu: Ông nói Tứ liệu giảng, liệu giảng pháp nào?

Phong Huyệt nói: Phàm nói không trệ ở phàm tình, tức rơi vào Thánh giải, là bệnh nặng của người học, bậc Tiên thánh buồn thương họ, vì họ mở bày phương tiện, như ngạch cửa ra khỏi ngạch cửa.

Nam Viện hỏi: Thế nào là đoạt người không đoạt cảnh (Thủ Sơn đáp đều gồm).

Phong Huyệt nói: Mới ra khỏi lò hồng (301) cây đàn vàng, giúp

phá diện môn thiết của Xà-lê.

Thủ Sơn nói: Người trước ra tiễn xa ngàn dặm.

Trong kinh Pháp Hoa ghi: “Bạch cúc vừa nở nhiều ngày ấm, Trăm năm công tử không gặp xuân”.

Từ Minh Viên nói: Thần Hội từng mài bia Phổ Tịch.

Đạo Ngô Chân nói: Trong am nhàn rỗi ngồi đánh, mây trắng nổi đỉnh núi.

Viên Ngộ Cần Khắc nói: Lão tăng có mắt mà không từng thấy.

Đạt Quán Đỉnh nói: Trong nhã đã không tin mặt trời xoay, đường xa luống có mong về bài vị.

Thạch Môn Thông nói: Sơn hà đại địa. Tại sao “đoạt cảnh không đoạt người?”

Phong Huyệt nói: ?? ?? vừa phân kể đầu não, mây loạn đầy bóng ban đầu vẫn còn.

Thủ Sơn nói: Đánh rồi không từng sân, oan gia khó giải oan.

Kinh Pháp Hoa ghi: “Đại địa tuyệt tiêu tức, Hốt nhiên riêng nhận chân”.

Từ Minh nói: Phải tin trong cái nhất riêng có trời.

Đạo Ngô nói: Ráng đỏ lấp lánh bay, tiên đồng chỉ đường. Viên Ngộ nói: Xà-lê hỏi được tự nhiên giúp.

Đạt Quán nói: Biển xanh tận giáo khô đến đáy, núi xanh cho đến nghiền thành bụi.

Thạch Môn nói” Xét người mất điệp trướng. Tạo sao người cảnh đều đoạt?

Phong Huyệt nói: Chen chân đến trước phải mau mau, mau quất kiềng ngựa đừng chậm trễ.

Thủ Sơn nói: Vạn người làm một mộ, bấy giờ người hết bi sầu.

Kinh Pháp Hoa ghi: “Cỏ hoang người biến sắc, Phàm Thánh cảnh đều vong”.

Từ Minh nói: Thiên tử sắc lệnh trong vũ trụ, ngoài ngăn lệnh tướng quân.

Đạo Ngô nói: Xương cứng đều chìm theo bóng hồng, mầm báu đều tiên theo mây trắng.

Viên Ngộ nói: Bắt.

Đạt Quán nói: Trời đất còn hư không, nhật nguyệt Tần, núi sông không thấy Hán quân thần.

Vô Môn nói: Có gì là Phật Tổ.

Thế nào là người cảnh đều không đoạt?

Phong Huyệt nói: Vua nhớ, trong ba tháng Giang nam chim ngói kêu trỗ trăm hoa hương.

Thủ Sơn nói: Hỏi: Chỗ phân minh? Đáp: Chỗ giúp. Kinh Pháp Hoa ghi:

Gió mát cùng trăng sáng, Ông già quê cười thân quen.

Từ Minh nói: Gió mát mặc tình qua lại.

Đạo Ngô: Hạn lâu gặp mới mưa, tha hương gặp bạn cũ. Viên Ngộ nói: Buông bỏ.

Đạt Quán nói: Hoàng oanh hót ngàn rừng hoa khắp nơi khách du phương ba tháng cỏ mọc gần trời.

Vô Môn nói: Hỏi đáp rất phân minh.

BÀI TỤNG CỦA THÚY NHAM

(Tên có thể là Chân Hương Hóa người xứ Bồ điền nối tiếp Từ Minh)

Đoạt người không đoạt cảnh,

Nhật nguyệt tự lưu chuyển,

Sơn hà và đại địa,

Mưa ít nhan hơn trời.

Đoạt cảnh không đoạt người,

Hỏi thiền giúp chỗ nào,

Gặp nhau không cúi chào,

Sớm tối qua bến ải.

Người cảnh cả hai đều đoạt,

Tiếng trống rơi vào hồng lâu,

Tung hoành đi khắp nơi,

Ai dám lập tụng ngay.

Người cảnh đều không đoạt,

Diêm-phù chuyển gần như gặp,

Phía Nam xem Bắc đẩu,

Ngặt vì gặp được y táo.

PHẬT GIÁM (Tên Tuệ Cần)

Vò rượu người quen đều say,

Trên rừng khói đặc hoa đang hồng,

Nửa dêm không hương đèn đều yên tĩnh,

Cái đu ở trong trăng sáng.

Chim oanh gặp nắng xuân xa tiếng trong,

Người gặp thời hình nét mặt nở nụ cười,

Bao nhiêu hoa rơi trôi theo nước,

Một tiếng trúc dài mây theo đến.

Đường đường ý khí luống lôi đình,

Oai phong lẫm liệt lẫy sương tuyết,

Tướng Quân hạ lệnh trảm hình rất nhanh,

Kiếm thần một phen múa ngàn dặm máu.

Thánh triều thiên tử ngồi minh đường,

Bốn biển sinh sinh linh đều yên gối,

Niên thiếu phong lưu đảo kim tôn,

Hoa hồng rụng đầy viện giống như tơ.

TỔNG TỤNG

Ngàn khe muôn hóc về biển cả,

Bốn biển tám man triều đế đô,

Phàm Thánh từ trước đến nay không hai nẻo,

Cho toan cuồng chấp theo nhiều đường.

BA CÂU

Sư nhân vị tăng hỏi: Thế nào là chân Phật chân pháp chân đạo, xin chỉ bày.

Sư nói: Phật là tâm thanh tịnh. Pháp là tâm sáng suốt. Đạo là ánh sáng vô ngại khắp nơi. Ba tức một đều không mà không thật có. Như làm người chân chánh, tâm niệm không gián đoạn.

Đạt-ma Đại sư từ Tây Trúc đến, chỉ tìm người không bị hoặc chướng. Sau gặp hai vị Tổ, được một lời nói liền liễu ngộ, mới biết trước luống dụng công phu. Sơn Tăng ngày nay thấy chỗ cùng Phật tổ không khác. nếu trong câu thứ nhất tiến được, có thể cùng Phật tổ làm thầy. Nếu trong câu thứ hai tiến được, có thể cùng nhân thiên làm thầy. Nếu trong câu thứ ba tiến được tự cứu không được.

Tăng hỏi: Thế nào là câu thứ nhất? (Phong Huyệt lấy câu sau đáp).

Sư nói: Tam yếu ấn khai chu điểm hẹp, chưa cho bàn luận phân chủ khách.

Phong Huyệt nói: Theo tiếng liền hét.

Đạo Ngô Chân nói: Ngay đó chạm bờ mây, núi đông tuyệt vãng lai.

Hải Ân tin nói: Na Tra phẫn nộ.

Vân Phong vui vẻ nói: Đưa tay quá gối.

Thế nào là câu thứ hai?

Sư nói: Giải hay há cho không lời hỏi. Bọt nước ngặt vì chịu đựng ngăn máy nước.

Phong Huyệt nói: Trước khi chưa hỏi đã sai.

Đạo Ngô nói: Khi trước mặt không thấy, sau lưng xưng oan khổ. Hải Ấn nói: Nạp tăng rơi vào lưới sai lầm.

Vân Phong nói: Muôn dặm ngạn châu. Thế nào là câu thứ ba?

Sư nói: Chỉ xem đầu trần làm bù nhìn, lôi kéo là trong đầu người.

Phong Huyệt nói: Minh phá tức không thể được.

Đạo Ngô nói: Trên đầu một đống bụi, dưới chân ba thước đất. Hải Ấn nói: Tây Thiên cõi đây.

Thủy Nham nói: Cái ky cái chổi.

Từ Minh chỉ bày chúng: Tiên bảo ứng Hòa thượng nói: Câu thứ nhất tiến được, có thể cùng Phật tổ làm thầy. Câu thứ hai tiến được, có thể cùng nhân thiên làm thầy. Câu thứ ba tiến được, tự cứu không được. Sơn Tăng không đúng.

Câu thứ nhất tiến được, hòa bùn hợp với nước. Câu thứ hai tiến được, không dây mà tự trói. Câu thứ ba tiến được bốn lăng sát đất. Cho nên nói: Đứng cũng hải yến hà thanh, đi thì người tránh đường, ngồi thì càn khôn tối tăm nhật nguyệt không có ánh sáng. Mọi người các ông, ở chỗ nào trút nổi bực tức, như nay lại có bực tức là sao?

Có bực tức liền đối với chúng bực tức thử. Nếu không Sơn Tăng ngày nay cùng ông trút bực tức đi. Bèn hô một tiếng liền chống gậy xuống tòa.

Thạch Môn thông nói: Câu thứ nhất nói: Tiến được trong đá ra. Câu thứ hai tiến được ép buộc tương lai. Câu thứ ba tiến được tự cứu không nổi.

TAM HUYỀN TAM YẾU

Sư nói: Phàm phu diễn xướng Tam thừa, một câu phải đủ ba huyền môn, một huyền môn phải đủ ba yếu, có quyền có thật, có chiếu có dụng, mọi người các ông làm sao thể hội. Sau Hòa thượng Phân Dương Chiêu, nhân đó nêu câu nói trước: Cái đó là câu cuối của Tam huyền Tam yếu.

Vị tăng hỏi: Thế nào là đệ nhất huyền?

Phần Dương nói: Đích thân phó chúc trước Ẩm Quang.

Đạo Ngô nói: Đích Thích Tôn phóng quang vai A-nan. Như thế nào là đệ nhị huyền?

Phần Dương nói: Tuyệt tướng lìa ngôn thuyết. Đạo Ngô nói: Các voi cô luân họp lại.

Thế nào là đệ tam huyền?

Phần Dương nói: Gương sáng chiếu không thiên lệch. Đạo Ngô nói: Khóc về dâu khô nước mắt đầm đìa.

Thế nào là đệ nhất yếu?

Phần Dương nói: Trong lời nói không tạo tác. Đạo Ngô nói: Rất tốt chiếu tinh thô.

Thế nào là đệ nhị yếu?

Phần Dương nói: Ngàn bậc Thánh nhập huyền diệu. Đạo Ngô nói: Lấp lánh càn khôn chói sáng.

Thế nào là đệ tam yếu?

Phần Dương nói: Ngoài từ các bá phi, đều đạp ngăn đường núi. Đạo Ngô nói: Đường hẹp tùng già xanh.

TỤNG CỦA NGÀI PHẦN DƯƠNG

Đệ nhất huyền:

Chiếu dụng đồng thời đủ,

Bảy ngôi sao ánh sáng chói rạng,

Muôn dặm tuyệt khói trần.

Đệ nhị huyền:

Móc câu dùi bén lại thêm nhọn,

Toan nghĩ xuyên qua má,

Rách mặt dựa hai vai.

Đệ tam huyền:

Diệu dụng đủ vuông tròn,

Tùy cơ rõ sự lý,

Đầy đủ trong thể muôn pháp.

Đệ nhất yếu:

Đệ nhị yếu:

Căn cảnh đều vong tuyệt trẫm triệu,

Núi lở biển cạn gió,

Nước sôi biết trôi lạnh mới là diệu.

Móc câu dùi xét biện trình khảo diệu,

Buông ra đoạt lại kéo máy điện,

Hộp cong bảy ngôi sao chiếu sáng.

Đệ tam yếu:

TỪ MINH

Không lưỡi câu và thả câu,

Đến mấy một khúc ca tiếng nước Sở,

Người nghe tận giáo chiếu soi trở lại.

(Một phen khởi nghe thảy đều vọng soi chiếu trở lại) T

am huyền tam yếu việc khó phân.

Được ý vong ngôn đạo dễ gần,

Một câu rõ ràng gồm muôn tượng,

Trùng dương cửu nhật hoa cúc mới.

Đệ nhất huyền:

Ba đời chư Phật toan nói gì?

Trong mộng rủ lòng từ sinh khinh bạc,

Ngồi ngay lại thành rơi đoạn biên.

Đệ nhị huyền:

Linh lợi nạp tăng mắt chưa sáng,

Nhà lửa điện sáng cũng là chậm,

Dương mày nháy mắt qua cửa núi.

Đệ tam huyền:

Vạn tượng sum-la vũ trụ rộng,

Mây bay rỗng không núi nhạc tịnh,

Hoa rơi nước chảy đầy sông dài.

Đệ nhất yếu:

Đệ nhị yếu:

Đệ tam yếu:

Há nói Thánh hiền diệu,

Toàn bàn rảo bước đường dài,

Ngẩng đầu đã điên đảo.

Núi cao ????,

Thần thông tự tại đến,

Đa văn kêu ngoài cửa,

Đứng ngược khiến người cười,

Trong tay nắm càn khôn,

Ngàn sai đều một phen chiếu.

Bảo ông thông huyền sĩ

Đánh hét phải kịp thời,

Nếu rõ ý chỉ gần

Nửa đêm thái dương sáng.

Ngài Trúc Am dạy chúng (Tên Sĩ Khuê Thành Đô Sư họ Tử Từ Phật nhãn)

Lâm Tế nói: Trong một câu phải đủ Tam huyền môn, một huyền môn phải đủ Tam yếu, việc của đại chúng nhân lời dặn dò mà phát khởi, lần lựa thấy sai lầm, cho lấy một bài tụng, trong câu khó thấu suốt Tam huyền, một câu gồm thông trước kiếp không. Lâm Tế mạng căn đều đoạn, một sợi chỉ hồng trong tay kéo.

BỐN CÁI HÉT

Sư bảo vị tăng: Có khi một cái hét như Bảo kiếm kim cang vương. Có khi một cái hét như sào dò bóng cỏ, có khi một cái hét không thành dụng của một cái hét, ông làm sao sinh thể hội?.

Vị tăng suy nghĩ: Sư lại hét.

TỤNG CỦA NGÀI TỊCH ÂM TÔN GIẢ

Bảo kiếm kim cang vương gặp đường đường sương móc,

Vừa hợp môi miệng liền phạm vào đầu mũi nhọn,

Xem máy dừng lâu liền thành rò rỉ,

Sào dò bóng cỏ không vào cõi âm.

Một điểm không đến thân giặc tự bại,

Có khi một tiếng hét không thành dụng hét,

Đại hữu của Phật pháp chỉ là nhức răng.

Ngài Thủ Sơn chỉ bày chúng:

Lão tăng tầm thường hỏi ông nói,

Trong đây một tiếng hét không như cái dụng của tiếng hét.

Có khi một tiếng hét làm việc hỏi,

Có khi một tiếng hét như sào dò bóng cỏ,

Có khi một tiếng hét sư tử ngồi xổm trên đất,

Có khi một tiếng hét như bảo kiếm cang vương.

Hoặc khi làm việc hỏi,

Phải để mắt xem mới được,

Nếu khi sào dò bóng cỏ,

Các ông phải làm gì sống.

Nếu như sư tử ngồi xổm trên đất,

Dã can phải té phân tiểu mới được.

Nêu khi làm dụng bảo kiếm kim cang vương,

Thiên Vương cũng phải bể não,

Chỉ cùng với hét ngang hét dọc,

Đồng kêu thành thương lượng đạo lý.

TỤNG CỦA PHẦN DƯƠNG

Bảo kiếm kim cang rất oai hùng,

Một tiếng hét khả năng dẹp muôn mũi nhọn,

Khắp giới càn khôn đều thất sắc,

Tu-di ngã dựa nửa giữa không.

Kim mao ngồi xổm đất các oai đủ,

Một tiếng hét khả năng mất hồn mật,

Đỉnh núi Nhạc cao người không thấy,

Vượn kêu bạch nhật lại hoàng hôn.

Từ Phong thám cỏ biện đương nhân,

Một tiếng hét phải biết ngay cùng chân,

Biển cả trong sâu bao hàm muôn tượng,

Dừng dắt trâu dấu vết sâu trong hơn.

Một tiếng hét ngày dương thế tự hiển bày,

Các phương đều có thương lượng tốt,

Tràn ngập dày đường người ca dao,

Xưa đi nay đến thường không biến.

PHỔ BÌNH TỤNG CỦA NGÀI TRI HẢI

Khi một tiếng hét là dụng Kim cang,

Ánh sáng rét tỏa sáng khắp càn khôn,

Nói năng bàn luận tổn thương mũi nhọn,

Đầu lâu khắp cõi đều biết không biết.

Một tiếng hét sư tử lông vàng ngồi xổm,

Cây đàn hương đột nhiên nổi gió thơm, Móng lớn không từng thi thiết,

Hồ ly muôn dặm tránh xa.

Một tiếng hét sẽ làm sào dò bóng cỏ,

Nam bắc đông tây đều đến,

Dài ngắn khinh trọng quyết định so bì,

Đất bằng mênh mông phải nương tựa.

Một tiếng hét không thành một cái dụng của một tiếng hét,

Ba đời xưa nay không riêng chung,

Tháng ba hoa rơi ngủ mới tỉnh,

Mắt xanh đầu vàng đều là mộng.

CÂU CỦA TÂM CHỦ (303)

Một hôm, có vị tăng ra lễ bái, Sư liền hét. Tăng nói:

“Lão Hòa thượng không ló đầu ra được”. Sư nói: “Rơi ở chỗ nào?”

Tăng liền hét, Sư lại hét.

Lại có vị tăng hỏi:

Như thế nào là đại ý của Phật pháp? Sư lại hét, tăng lễ bái.

Sư nói: “Đạo của ông hét cũng không”. Tăng nói: Giặc cỏ đại bại.

Sư nói: Qua ở chỗ nào?

Tăng nói: Lại phạm không cho.

Sư lại hét:

Ngày ấy hai vị thủ tòa gặp nhau đồng thời hét.

Tăng hỏi Sư: Có Tân chủ không?

Sư nói: Tân Chủ rõ ràng.

Sư nói: Đại chúng muốn lãnh hội câu Tân Chủ, Lâm Tế hỏi hai vị chủ tòa trong thủ đường.

TỤNG CỦA TỪ MINH

Khạc nhổ nhanh như tên chẻ mũi nhọn,

Thoạt nhiên Tân Chủ phân đường thời,

Tông sư thương muôn vật rủ áo đời,

Đất Bắc sông Huỳnh đục thấu đáy.

TỤNG CỦA TRÚC AM

Làm nhà gặp nhau trọn không lầm,

Cả hai đồng thời xem khạc nhổ,

Hét ra tuy nhiên phần Tân Chủ,

Ngặt vì như Phổ Hóa rung chung nhạc.

TỪ TÂN CHỦ

Sư một hôm dạy chúng rằng:

Người tham học phải để hết tâm ý trong khi tham vấn. Khi chủ khách gặp nhau, thế nào cũng có lời qua tiếng lại, hoặc ứng hiện ra những hình tượng khác nhau, hoặc sử dụng toàn thân mà đối phó với đương sự. Có khi lại sử dụng những phương tiện cơ quyền như mừng giận, hoặc hiện nửa thân, hoặc ngồi trên lưng sư tử hay trên lưng voi chúa ….. Trong trường hợp một học nhân đích thực thì người này có thể hét lên hoặc đưa ra một cái bẩy( bình keo) trước mặt vị tri thức. Nếu vị này không nhận ra được cảnh ấy mà lại rơi vào cái bẩy, cứ nương theo

cảnh ấy đặt ra đủ thứ mô hình, thì vị học nhân lại có thể hét lên nửa. Nếu vị thiện tri thức còn chưa chịu buông bỏ, thì đó thật là trường hợp của bệnh nan y. Trường hợp này gọi là trường hợp “khách khán chủ”. Hoặc giả vị không đưa ra cái gì hết mà cứ đòi người học đưa ra cái gì liền đoạt cái đó, người học bị đoạt tới chết vẫn còn chống cự lại, đây là “Chủ khán khách”. Hoặc có người học đứng trước thiện tri thức đưa ra đối tượng thanh tịnh. Vị thiện tri thức nhận được đối tượng ấy nắm lấy và ném xuống hầm sâu.

Người học liền nói: “Rất tốt”. Vị thiện tri thức liền nói: ối chà, ông không biết cái gì tốt, cái gì xấu. Người học liền lễ bái, đây gọi là “Chủ khán Chủ”.

Hoặc có người trình diện trước thiện tri thức như một người có mang gông cùm, vị thiện tri thức thấy thế lại đem tới và đeo thêm cho vài cái nữa. Người học vui mừng quá đổi, đến đổi không phân biệt được ai là chủ, ai là khách. Trường hợp này gọi là “khách khán khách”.

Này các Đại đức, những gì tôi vừa nói đó là ma quái và tà đạo, và phân biệt được chính tà.

TÂN CHỦ HỎI ĐÁP

Có vị tăng hỏi ngài Phong Huyệt: Thế nào là tha Tân trong Tân? Phong Huyệt nói: Mở mắt ngồi mây trắng.

Khắc Phù nói: Dựa cửa bên nhà, cũng như say, phát ra lời nhả khí tỏ lộ xấu hổ.

Phần Dương nói: Trọn ngày chạy theo bụi trần, không biết trân báu nhà mình.

Khắc Phù nói: Chấp tay đứng trước hỏi Thế Tôn. Từ Minh nói: Lại bái lạy ân cần.

Thạch Môn nói: Lễ bái rất phân minh. Tuyết Đậu nói: Đầy mắt là bụi trần.

Lại nói: Ối!

Thế nào là Chủ trung Tân?

Phong Huyệt nói: Vào chợ đều là mờ mắt.

Khắc Phù nói: Miệng niệm Di-đà đều là chống gậy, người mắt mù không ló đầu ra được.

Phần Dương nói: Biết được của báu trong áo, ngồi ngay giải phân biệt. Ngài nói tiếp: Đối mặt không bè bạn.

Từ Minh nói: Chống gậy thường ở tay. Thạch Môn nói: Thấy đất không ngó lại.

Tuyết Đậu nói: Triệu phần thành năm. Ngài nói tiếp. Thế nào là Tân trung Chủ?

Phong Huyệt nói: Hồi loan đôi bên chiếu sáng.

Khắc Phù nói: Đề cao Tổ ấn dụng đương cơ, lợi vật nên biết nói có từ bi.

Phần Dương nói: Lưỡi câu vàng quăng ném bốn biển, đuốc ngọc đèn thường sáng. Ngài nói tiếp: Trận mây khắp trên biển, rút kiếm khuấy long môn.

Từ Minh nói: Chống gậy bát càn khôn. Thạch Môn nói: Đến lại hỏi đường trước.

Tuyết Đậu nói: Trăng mang vầng nặng. Ngài lại nói: Gồm thâu. Thế nào là Chủ trong Chủ?

Phong Huyệt nói: Mài đá ba thước kiếm, đợi chém không bằng người.

Khắc Phù nói: Hoành án ?? ?? …… vũ trụ thái bình si dốt. Vị tăng nói: Dã là vũ trụ thái bình, vì sao dứt si dốt?

Khắc Phù nói: Không cho đi đêm vừa cầm lửa, lại phải ngay đạo cùng người xem.

Phân Dương nói: Vũ trụ cao bằng ánh sáng mặt trời mặt trăng xiển dương cùng khắp âm dương bài ca nước Sở. Sư lại nói: Ba đầu vui chấn động trời đất, Na Tra phẫn nộ xông vào cung vua.

Từ Minh nói: Tay người cầm kiếm và nồi đất. Thạch Môn nói: Muôn dặm tuyệt bạn lữ.

Tuyết Đậu nói: Bóp chặt đại thiên. Sư lại nói kệ.

TỤNG CỦA PHÙ SƠN

Khách trong khách :

Hai mày không mở mắt không gân,

Phục dịch phương khác đến tri kỷ,

Lại mất trân báu vô giá trong áo.

Chủ trong khách :

Hết sức tìm đuổi không nơi chốn,

Năm xưa còn tự thấy đôi chút,

Ngày nay ai biết hai mắt mù.

Khách trong chủ:

Nhà ta rộng lớn thật khó luận,

Mong cầu không sẻn tiếc không cao thấp,

Sang hèn đồng đường một nẻo bằng.

Chủ trong chủ:

Bảy báu không thiếu điện vũ vàng,

Nghìn con thường vây quanh Thánh nhan,

Chủ thiên không thuận nêu vòng bay.

TỤNG CỦA THÚY NHAM

Khách trong khách :

Nói ra không có nhân tướng,

Chưa suy xét kỹ lưỡng,

Cỡi trâu qua Mạnh Tân.

Chủ trong khách :

Dắt nhau dựa giờ ngọ,

Tự triển khai không được,

Lại hiểu rõ nhà cửa họ.

Khách trong chủ :

Nam Việt mong về Tây Tần,

Hàn Sơn gặp Thập Đắc,

Toan bàn Ất Mão Dần.

Chủ trong Chủ:

Đầu ngồi ngay phải sợ,

Muôn dặm lội qua dòng cát,

Ai nói Phật cùng Tổ.

TỤNG CỦA NGÀI TUYẾT ĐẬU

Khách trong khách :

Ít vui nhiều sân,

Trượng phu trang chí,

Phải giao người nào.

Chủ trong khách :

Huyền Sa mãnh hổ,

Nửa hợp nửa khai,

Chỉ có tự tướng thừa nhận.

Tân trong Chủ:

Ôn cũ biết mới,

Soi chiếu lẫn nhau,

Sư tử rên rỉ.

Chủ trong Chủ:

Chánh lệnh toàn đề,

Ỷ thiên trường kiếm,

Ai dám ngăn cản.

Khách chủ phân không phân:

Lờ mờ tuyệt tiếng lạ,

Mở vải nhọc người chưa thạo việc,

Gởi lời đến mây trắng.

HOA NGHIÊM

(Tôn Tư ở Đông Kinh)

Vị tăng hỏi: Thế nào là Tân trong Tân? Tư nói: Nhà khách như trời xa.

Tăng hỏi: Thế nào là Chủ trong Tân? Tư nói: Cửa nào giống biển sâu.

Tăng hỏi: Thế nào là Chủ trong Chủ? Tôn Tư nói: Lệnh Thiên tử trong vũ trụ. Tăng hỏi Thế nào là Tân trong Chủ?

Tôn Tư nói: Ngoài ngăn lệnh tướng quân.

Tư nói: Trong Tân hỏi Chủ xen nhau đổi, trong Chủ hỏi Tân đồng sinh đồng tử. Trong Chủ hiện Chủ, uống khí nuốt tiếng. Trong Tân tìm Tân, mây trắng muôn dặm, nên trong câu không có ý, ý ở trong câu, ở đây hiểu được, một cặp cô nhạn, bay cao khắp mặt đất, ở đây không hiểu, một đôi uyên ương, một mình đứng bên ao, thiền khách tri âm, cùng nhau chứng minh, ảnh hưởng dòng khác, cần phải xét kỹ, giây lâu mới nói: Nếu là Đào Uyên Minh, mở mắt liền trở về.

TỪ CHIẾU DỤNG

Một hôm Sư dạy chúng: Ta có khi trước chiếu sau dụng, có khi trước dụng sau chiếu, có khi chiếu dụng đồng thời, có khi chiếu dụng không đồng thời. Trước chiếu sau dụng còn có người, trước dụng sau chiếu còn có pháp, chiếu dụng đồng thời, đuổi trâu của nông phu cày ruộng, đoạt thức ăn của người đói, đẽo xương lấy tủy, đau đớn như kèm dùi. Chiếu dụng không đồng thời, có hỏi có đáp, lập chủ lập khách, hợp nước hòa bùn, ứng cơ tiếp vật. Nếu là người quá lượng, một bề chưa nêu về trước, vén lên lại đi, còn so sánh vài điều.

Lúc bấy giờ có vị tăng ra hỏi đại ý Phật pháp. Sư nói: Ông nói thử xem?.

Tăng liền hét, Sư cũng hét, tăng lại hét, Sư đánh lại. (Trước chiếu sau dụng)

Tăng hỏi: Như thế nào là Đại ý của Phật pháp? Sư liền hét, rồi nói: Đạo của ông thích hét sao?

Tăng lại hét, Sư cũng hét, tăng hét lại, Sư liền đánh. (Trước dụng sau chiếu)

Tăng vào cửa Sư liền hét, tăng cũng hét, Sư liền đánh và nói: “Thích đánh chỉ có trước mũi nhọn lại không có sau điện”.

(Chiếu dụng đồng thời)

Tăng đến tham kiến, Sư liền hét, tăng cũng hét, sư lại hét, tăng cũng hét, Sư liền đánh và nói: “Thích đánh vì ông làm chủ không đến đầu không chỗ dụng, gia chủ phải đoạt thành dụng, ngàn người muôn người, đến đây ra tay không được, mãi phải đợi vội để mắt xem mới được.

(Chiếu dụng không đồng thời)

Cổ đức nói: Chủ một phen hét khách chứng nghiệm, khách một phen hét chủ chứng nghiệm, chủ lại hét khách chứng nghiệm, khách lại hét chủ chứng nghiệm, bốn cái hét sau không có khách chủ. Đến trong đây chủ nhà đoạt lại, lại không cho.

Ngài Từ Minh dạy chúng: Có khi trước chiếu sau dụng, có khi trước dụng sau chiếu, có khi chiếu dụng đồng thời, có khi chiếu dụng không đồng thời. Cho nên nói: Có sáng có tối, có đi có đến. Từ Minh bèn hét, một tiếng hét nói, rồi lại nói: “Là chiếu là dụng, lại có thế tục được ra sao?” Nếu có xin ra tình cạn ý ngu. Nếu không Sơn Tăng mất lợi.

CHIẾU DỤNG HỎI ĐÁP

Như thế nào là trước chiếu sau dụng?

Thủ Sơn nói: Mây trên đầu núi Nam nhạc, giặc dưới núi Thái hàng. Phật-đà khiêm tốn rằng: “Cờ hồng mặt trời sáng, bỏ dẹp chinh chiến, tuấn mã hí gió quyện mây trận”.

Đạo Ngô Chân nói: Nói đường nói phân minh, quăng kim không tránh né.

Huỳnh Long Tân nói: Gió mát phất trăng sáng. Ngũ Tổ diễn rằng: Lời vua như tơ.

Như thế nào là trước dụng sau chiếu?

Thú Sơn nói: Giặc dưới núi Thái hàng, mây ở đầu non Nam nhạc. Phật-đà nói: Chặt được đầu hung nô, về lại doanh Tế Liễu.

Đạo Ngô nói: Kim cang gặp mặt đích thân phân phó, nói đạo phân minh được trình bày tốt.

Huỳnh Long nói: Trăng sang lướt gió mát. Tổ nói: Trăng ra như vầng kia.

Thế nào là chiếu dụng đồng thời?

Thú Sơn nói: Bắt mây dưới đỉnh non Nam nhạc, bắt được giặc dưới núi Thái hàng.

Phật-đà nói: Thái hàng vẫy tay, Tử Hạ nhướng mày.

Đạo Ngô nói: Trong Phật tổ đi đường khác, trong bóng sum-la không lưu lại thân.

Huỳnh Long nói: Gió mát trăng sáng.

Tổ nói: Đưa ra gương cửa viên môn. Xi Vưu đần độn lại mất oai. Thế nào là chiếu dụng không thời?

Thú Sơn nói: Hôm qua mưa hôm nay tạnh. Phật-đà nói: Sau ngọ đánh lầu chuông.

Đạo Ngô nói: Trước chiếu ánh sáng màu vàng trong mát. Ngân giới Nga Mi đồng thời lót.

Huỳnh Long nói: Chẳng phải gió mát mà không có trăng sáng. Tổ nói: Đem vàng thử lửa.

Phần Dương nói: Phàm một câu nói phải đủ Tam huyền môn, mỗi một huyền môn phải đủ có Tam huyền có Tam yếu, có chiếu có dụng, hoặc trước chiếu có dụng, hoặc trước chiếu sau dụng, hoặc trước dụng sau chiếu, hoặc chiếu dụng đồng thời, hoặc dụng không đồng thời. Trước chiếu sau dụng, phải cùng ông thương lượng. Trước dụng sau chiếu, ông cũng phải là người mới được, chiếu dụng đồng thời, ông làm sao chống lại được.

Lang Da Giác nói: Trước chiếu sau dụng, bày móng răng sư tử. Trước dụng sau chiếu, dù cho oai mãnh của tượng vương, chiếu dụng đồng thời, như rồng được nước nổi mưa đồng mây. Chiếu dụng không đồng thời, ẵm đứa trẻ lên, vỗ về thương yêu như con đỏ. Đây là pháp môn của người xưa kiến lập, thành hợp như vậy, không hợp như vậy. Nếu hợp như vậy, Kỷ Tín nương bậc Cửu long, không hợp như vậy, nếu chim nhạn mất lông ngàn dặm, lại có người Lang Da xuất khí là thế nào? Như không có Sơn Tăng tự nói đi, chống gậy đứng vững xuống tòa.

TỤNG CỦA NGÀI TỪ MINH

(Và tổng tụng)

Chiếu thì đoạn đường càn khôn, kiểm nghiệm bậc hiền phá người ngu rơi mật mất hồn, Chiêu Quân mở đeo ấn Tô Tần cũng phải trở về

thành thật đợi Hoàng Thiên, dụng lại bắt sống đến mạng chung, lại kh- iến Tô Tần dứt hết tàn hại, trở về thật lòng tỏ bày báo thiên hạ, tha ông năm tháng tháng còn lại cũng không, chiếu dụng đồng thời đánh huyền, không cho nghĩ nghì suy nghiệm ngu hiền, vầng kiếm mãi tung hoành trận rồng hổ, ngựa chết người chết máu đầy ruộng. Chiếu dụng không đồng thời, thời người từng hiếm có, mùa thu không có lá vàng rơi, mùa xuân rụng hết hoa bay, một tiếng hét phân tân chủ, chiếu dụng đồng thời đi, từng được ý trong ấy, giờ ngọ đánh canh ba.

HƯNG HÓA SUY NGHIỆM NGƯỜI

(Tứ uyển tứ thùy tứ hại)

Không có tiếng kêu bát nóng (hai cơ dụng ở giữa và sau) bát ra khỏi gò đất (không có lời nào) bát ra khỏi quanh co (không có lời quyến luyến) bát (về trước nói rõ họ) ngay mặt nhổ trông về hư không khạc nhổ (lời quỷ lời tinh hồn) nhổ phía sau lưng (lời của vọng lượng) nhổ ngay xuống (nói mau diệt) không giống như mù, người mù quyết định ở phần trên trước người, chỗ đến không thấy nói.

PHẦN DƯƠNG THẬP TRÚ ĐỒNG CHÂN

(Phật Hải chấp nhiều lời)

Phần Dương dạy chúng: Phàm người nói pháp phải đủ mười trí đồng chân (305). Nếu không đủ mười trí đồng chân, thì tà chánh không hiện rõ thế tục không có phần không thể làm nhãn mục cho nhân thiên quyết đoán thị phi như chim bay hư không mà chặt cánh, như tên bắn đích mà đứt dây cung, đứt dây cung nên bắn không trúng đích, gãy cánh nên không thể bay lên hư không được. Huyền Tráng ít trông mong đều thấu suốt hư không băng tan ngói vỡ. Làm sao sinh mười trí đồng chân cùng các thượng tòa ra điểm. 1- Đồng một chất, 2- Đồng đại sư, 3- Tổng đồng tham, 4- Đồng chân trí, 5- Đồng biến khắp, 6- Đồng đầy đủ, – Đồng được mất, 8- Đồng sinh sát, – Đồng tiếng rống, 10- Đồng được nhập.

Lại có điểm sao ra được, không tiếc từ bi, thử nói ra xem. Nếu điểm không đưa ra, chưa có mắt tham học, cần phải biện lấy. Muốn biết thị phi, mặt mũi hiện còn, hét một hét xuống tòa.

Đại Huệ nói: Phần Dương lão tử rốt sau, nếu không có diện mục hiện tại, một trận thua bại, tuy nhiên chưa khỏi chết con cháu của ta, hét một tiếng hét.

Tịch Âm nói: Nay pháp môn đây, tòng lâm khiếp sợ, không muốn

nghe tiếng ấy, lấy đâu mà nói, các phương chỉ cần bình đẳng kiến giải thật, kiến chấp đó không thay đổi, chỉ muốn truyền trao, không tin có ngộ. Giả sử ngài Phần Dương sinh lại, đích thân mổ chặt, cũng cho là quấy. Xưa ngài A-nan đi kinh hành, nghe đồng tử tụng kinh Phật rằng: Nếu người sống trăm tuổi, không khéo già bị nước mưa ngập, chưa bằng sống một ngày mà được quyết liễu.

A-nan đến nói rằng: Không khéo cơ của chư Phật, chẳng phải con hạc đứng trong nước ngập. Đồng tử trở về bạch thầy, thầy cười nói: A- nan già nua, nên lấy lời của ta cho là phải, ở trước người học, nói chỉ thú Tam huyền Tam yếu mười trí đồng chân do đâu khác đây.

HỎI ĐÁP CỦA CỔ TÚC THẬP TRÍ ĐỒNG CHÂN

  1. Đồng một chất

Phần Dương nói: Tơ lụa Châu Phủ, Tử Hán Châu Khương. Sư lại nói: Quỷ đập vỡ thùng sơn, đều không ra khỏi sào huyệt, giặc không đánh nhà nghèo, ló đầu ngập đầu trong hang quỷ, trăm đồi cỏ mặc tình dạo chơi, trên đầu một sợi lông quyết định càn khôn, tám chữ đánh khai người không biết, chén ra khỏi gò đất.

2. Đồng đại sự

Phần Dương nói: Lửa trên đâu quan con của xe gió, đại tượng Da Châu trâu sắt phủ Thiểm Tây, sẽ rách đôi giày cỏ, thiếu mua chơi, hai vai vác không nổi, không được nửa phần văn, biết được cây thượng tòa cũng chưa, lồng đèn vào thấy trụ, gậy quơ mặt trời mặt trăng tay nắm càn khôn.

3. Tổng đồng tham

Phần Dương nói: Vạn tượng sum-la đều đảnh lễ, chớ lấy làm lạ không biết nhau, cố chấp biện bày, kêu thần gọi quỷ, buồn bã dựa lan can trông về Giang nam người Hồ trí chú miệng lẩm bẩm.

4. Đồng chân trí

Phần Dương nói: Kế sống nhà quỷ, tám mươi ông lão vào sân nhà, kia đây không chấp phương tiện, trời đất càng khác, Phật nhãn thấy không chấp, nhận chấp y nhiên lại không phải. Hang quỷ Hắc Sơn, sợi lông nuốt biển lớn, hạt cải nhét núi Tu-di, sóng nhỏ đây lỗ mũi dài.

5. Đồng biến khắp

Phần Dương nói: Thạch đầu khối đá, Nam nhạc Thiên Thai Tây Thiên cõi đây, là cảnh giới nào? Cá đi nước đục, đánh chấp bên nam động bên bắc, thật đáng tiếc, ngồi đi ngàn ngàn muôn muôn, làm sao chặt được. Chốn cáo nô tỳ bò trắng phóng hào quang, cười họ núi lúa

mở đánh trống, đạp mở biển sinh tử, nhảy ra cửa thị phi.

6. Đồng môn đầy đủ

Phần Dương nói: Xin thúng trẻ dễ đầy, đồng nhàn thổi vào kèn lá nước Hồ, lạnh thì trọn không nóng, tay mình nắm bắt mình, sư tử hống tượng vương giẫm đạp.

7. Đồng đắc thất

Phần Dương nói: Mang lông đội sừng, hàm thiết đội yên, một lời so sánh Duy-ma gạn, trong vò không có ba ba đi, cũng không thả nói ở, không rơi vào sáng tối, làm sao nói, lão bà bán quạt tay che mặt trời.

8. Đồng sinh sát

Phần Dương nói: Thả mang ông thông khí ông, rắn chết thả ra cũng sống, xin xem làm đầy, sấm chớp nhanh không kịp bịt tai, họa không đi riêng, bảo kiếm giữa mày chùy vàng trong tay áo, tưới nước lúa xe kêu khó khăn.

9. Đồng tiếng hống

Phần Dương nói: Lừa kêu chó sủa mở viên thông, sư tử rên rỉ bầy chồn chạy sau, luống nhọc bên tai, thích nói không ra khỏi cửa, tiểu xu- ất đại gặp, gió thổi cối đá niệm Ma-ha, dạ-xoa đi giữa hư không.

10. Đồng đắc nhập

Phần Dương nói: Lại ở ngoài cửa, chịu đựng đánh nặng kim cang, sơn môn cỡi điện Phật, cũng gãy nỏ hết cũng chưa, quạ già trong đãy vải, kim cang vây quanh hạt dẻ gia hồng, làm sao nuốt sống được, bao gồm trong điện hỏi Trường An, bánh Hồ nhắm sữa, cá voi uống hết nước biển, lộ ra nhánh san hô, cùng người nào được nhập.

Phần Dương nói: Quỷ dành thùng sơn, sao bày tam mặc bốn mùa.

Cùng ai đồng tiếng rống.

Phần Dương nói: Gió thổi cối đá niệm Ma-ha, người gỗ tuy không

nói, thạch nữ dẫn hồi đầu, làm sao sinh đồng sống giết.

Phần Dương nói: Mãnh hổ vào bầy dê, trong đây không có lão tăng.

Tại sao vật đồng được mất?

Phần Dương nói: Đầu trâu mất đầu ngựa quay lại, trước mắt không

có Xà-lê, A cái đó đồng đầy đủ.

Phần Dương nói: Thượng tòa lại thiếu cái gì, chú lùn xem người giỡn.

Đây làm sao đồng biến khắp?

Phần Dương nói: Cáo nô tỳ bò trắng phóng hào quang, lại thong thả bói suy.

Người nào đồng chân trí?

Phần Dương nói: Nhận chấp y nhiên lại không phải, biết nhau khắp thiên hạ, biết tâm được mấy người, ai cùng chung đồng tham.

Phần Dương nói: Biết được trên tòa gỗ cũng chưa, căn cứ đầu hổ bắt đuôi hổ, câu thứ nhất về sau nói rõ tông chỉ.

Cái đó đồng đại sự?

Phần Dương nói: Xuyên qua xương sọ, ít người tri âm. Vật nào đồng một chất?

Phần Dương nói: Trong điện Hàm Nguyên hỏi Trường An, cây tang heo lau chùi lưng, Trường giang vịt gội đầu.

HỎI ĐÁP TÙNG NGUYÊN NHẠC THẬP TRÍ

Thế nào là Thập Trí Đồng Chân.

  1. Đồng một chất.
  2. Đồng sự việc.
  3. Tổng đồng tham.
  4. Đồng chân trí (1- Bất thành, 2- Không phải).
  5. Đồng biến khắp.
  6. Đồng cụ túc.
  7. Đồng được mất.
  8. Đồng sinh sát.
  9. Đồng tiếng hống.
  10. Đồng nhập (Hàn Sơn gặp Thập Đắc) cùng người nào đồng đắc nhập cùng ai đồng tiếng rống. Làm sao sinh đồng sinh sát vật nào đồng được mất. Cái đó đồng đủ. Vật nào đồng biến khắp cỡi đại bàng. Người nào đồng chân trí. Ai có thể cùng đồng tham. Cái đó đồng đại sự. Vật nào đồng một chất.

HOẶC TỤNG CỦA NGÀI PHỔ AM

Trời xuân mây trắng người khó hòa,

Bình phẩm ngõ đi băng tuyết há xem đủ,

Một cành tơ liễu nắm không được,

Khói hòa bắt ngọc ở lan can.

TỊCH ÂM

Thập trí đồng chân mặt mũi đi,

Ở trong một trí là căn nguyên,

Như nay muốn thấy lão Phân Dương,

Đánh phá tam huyền làm lưỡng biên.

TRÚC AM

Thập trí đồng chân chọn khoa Phật,

Phật pháp Phân Dương khổ không nhiều,

Tâm yêu kiệt tận tìm chân trí,

Diện mục phân minh thấy cũng vậy.

ĐẠI HUỆ

Mang lông đội sừng để trong mắt,

Thiết Sơn ngay mặt thế cao lớn,

Đông tây nam bắc không cửa vào,

Nhiều kiếp vô minh ngay dưới tro.

CỔ ĐỨC THẬP THỦ

(Tụng và tổng tụng)

Là vật gì sao đồng một chất,

Trong vạn tượng, đồng ngang nhau,

Thôi đem tâm thức lừa dối tham tầm,

Giúp sương mù gió mạnh thổi biển đứng.

Cái đó cùng ông đồng đại sự,

Trong ấy dám nói họ cùng mình,

Một thân kiên cố thầm hiện các trần,

Trong ánh tịch diệt không có tiện thứ.

Ai có thể cùng ta tổng đồng tham,

Tri thức luống nhọc năm mười ba,

Trước cửa lầu gác ý nào hạn cuộc,

Cố hương vẫn ở cửa Nam của biển.

Người nào đồng với đây một chất trí,

Thấy được phân minh lại không phải,

Núi tự cao sao nước tự sâu,

Một phen sửa đều bằng không dễ.

Là vật thế nào đồng biến khắp,

Nhiều đại kiếp đến nay thấy,

Một sóng vừa động vạn sóng theo,

Nào khác anh nhi được từ mẫu.

A cái đó là đồng đầy đủ,

CỔ ĐỨC

Cỏ nhỏ bao hàm khói đủ núi xanh,

Tha hương xem giống cố hương,

Thêm được gốc nào hoa quanh nhà.

Vật gì a đồng được mất,

Tròn sáng như hoa hồng như mặt trời,

Tam cá sao con cháu ban đêm rải tiền,

Ngày mai luống hết hư không bậy bạ.

Làm sao sinh thôi đồng sinh sát,

Hoa đào hồng a hoa lý trắng,

Năm nay mất đi đại hoàng chu.

Đến chỗ gặp nhau Lý-bát-bá.

Cùng ai nói pháp đồng tiếng rống,

Ăn uống ngôn ngữ đều dùng miệng,

Yến nói oanh kêu lại không đồng,

Gỗ thơm điêu khắc xà nhà lại biết đó.

Cùng người nào đồng được nhập,

Chồng cày bừa ruộng vợ dệt vải,

Lặng lẽ nhìn việc nhà họ bận.

Từ trước đến nay Thập trí vốn đồng chân,

Nói trực tâm tinh diệu nhập thần,

Nhớ lâu trong ba tháng Giang nam,

Gió xuân nhẹ nước động sinh vây.

Mười năm ở Thượng Hải tìm oán thù,

Không được oán thù không chịu thôi,

Hoa thược dược nở diện Bồ-tát,

Lá cây cọ đêm dài ngăn đầu.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6