PHÁP KHÍ NHÀ PHẬT
Thích Thiện Phước

 

Nguồn Gốc Tịnh Bình Trong Phật Giáo

Trong các tự viện, hoặc trong các tác phẩm văn học, sách họa hình tượng Phật…. Có rất nhiều hình tượng trong Phật giáo tay cầm tịnh bình. Trông rất thần diệu và điềm tĩnh, thật ra tịnh bình là một pháp khí rất là phổ thông đối với Tăng chúng.

* Cách sử dụng Tịnh bình:

Tịnh bình tiếng Phạn gọi là Quân Trì ( ), quân trì (君 遲), quân trĩ ca  (捃 稚 迦), quân đĩnh, Hán dịch là Tháo Bình, Thủy Bình, Bình vốn là vật cầm của Phạm Thiên và cũng chính là cái bình mà đức Thiên Thủ Quan Âm cầm. Dùng để đựng nước giống như cái bình, đây là một trong 18 vật của thầy Tỳ kheo. Đồng thời bình nầy cũng đựng các vật như dầu thoa, muối, đường phèn…

Dùng kim loại hoặc sứ chế tạo thành, toàn thân khắc vẽ hoa văn tinh mỹ, Tịnh bình là loại khí cụ chư Tăng dùng để đựng nước uống hoặc sái tịnh.

Trong điển tịch Phật giáo, Tỳ kheo lúc đi du phương khất thực, có khi gặp phải nơi không có nước, hoặc có nước mà lại có nhiều ấu trùng. Lúc nầy, Tỳ kheo nếu không mang theo tịnh bình thì sẽ bị chết khát, nhân đây mà Phật chế giới, khiến cho mang theo để đựng nước, nhằm bảo tồn sinh mạng của mình và mọi loài.

Từ góc độ vệ sinh và tiết kiệm nước, vì công dụng khác nhau nên tên gọi cũng khác, tịnh bình có chia làm hai loại: Tịnh thủy bình và trược thủy bình: Tịnh bình làm bằng sứ dùng để đựng tịnh thủy, khi khát đem ra uống; Dùng kim loại để làm tịnh bình đựng trược thủy,nhằm để sử dụng rửa sạch, sái tịnh. Do đó, tịnh thủy bình cần phải rửa tay rồi sau mới cầm dùng, nhân đây cần phải để ở chỗ đất khô sạch, còn trược thủy bình thì tùy ý có thể cầm dùng, có thể an trí bất kỳ ở chỗ nào. Vì để tiện trong lúc mang đi, thông thường người ta để trong cái túi, cho nên gọi là cái túi đựng tịnh bình.

* Bổn Tôn cầm Tịnh bình trong Phật giáo:

Tịnh bình tuy là dụng cụ sinh hoạt phổ thông đối với Tăng chúng, nhưng trong các Tôn của Phật Giáo, Bổn Tôn của tịnh bình là Bồ tát. Nhân đây mà chúng ta thấy có rất nhiều Bồ tát cầm tịnh bình như: Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Tỳ Câu Chi… Trong ấy, chúng ta thường thấy Bồ tát Quan Âm cầm tịnh bình. Hình tượng Bồ tát Quan Âm rất là cao quí và đẹp đẽ, mi cong dài, mắt xanh như nước mùa thu, gương mặt tròn như vầng trăng rằm, không luận là hình tượng Bồ tát Quan Âm thường, hay Bồ tát Quan Âm ngàn tay ngàn mắt, trong tay Ngài cũng luôn có tịnh bình đựng đầy cam lộ, trong tịnh bình có cắm một nhành dương.

Bồ tát thị hiện nhiều thân ở cõi Ta Bà, Ngài tinh thông Phật Pháp hay giải trừ tất cả những tai ách cho chúng sanh, khiến cho chúng sanh mong cầu được như ý, và khiến cho tất cả chúng sanh phát tâm tu hành thành Phật. Cho nên trong tín ngưỡng đại chúng, Bồ tát tay cầm tịnh bình là có công năng tượng trưng độ khắp chúng sanh, là bậc đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, ủng hộ chúng sanh dứt trừ tai ách.

Trong khoa nghi thí thực dùng để sái tịnh, lấy ngón vô danh của bàn tay phải chấm lấy nước hương, đàn sái ở hư không và xoa trong lòng bàn tay, tưởng trong và ngoài đàn tràng đều được trong sạch.

“Bình cam lộ sạch Như Lai lập
Cốt khử trần lao, thân bất tịnh
Con nay xin giữ trọn trong tay này
Rưới khắp tiệc pháp thường trong sạch”

(Du Già Diệm Khẩu)

Tịnh bình là một pháp vật quan trọng cần phải có đối với nghi lễ hành trì trong thiền môn: khai quang, an vị Phật, động thổ, cạo tóc, tang ma, cưới hỏi,… nhìn chung dường như trong mọi nghi thức đều sử dụng tịnh bình nầy./.