NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỒ TÁT
Hoà thượng Thích Thắng Hoan soạn 2022

 

Nghi Thức Tụng Giới Bồ Tát

I.- LỄ THÙ ÂN:

– Chí tâm đảnh lễ tận thập phương biến pháp giới vi trần sát độ trung quá, hiện,vị lai nhất thiết chư Phật.

– Chí tâm đảnh lễ tận thập phương biến pháp giới vi trần sát độ trung quá, hiện, vị lai nhất thiết tôn Pháp.

– Chí tâm đảnh lễ tận thập phương biến pháp giới vi trần sát độ trung quá, hiện,vị lai nhất thiết Hiền, Thánh, Tăng.

– Chí tâm đảnh lễ Tây Thiên, Đông Độ, Việt Nam kiến lập, truyền giáo, truyềnluật lịch đại chư vị Tổ Sư.

– Chí tâm đảnh lễ Thế Độ, Phú Pháp, Đàn Đầu, Yết Ma, Giáo Thọ hiệp đường Đại Đức Tăng Già.

– Đại vì pháp giới, tam hữu, tứ trọng ân chí thành đảnh lễ thập phương thường trụ Tam Bảo.

II.- PHẦN TỤNG GIỚI:

KHAI LUẬT KỆ:

Vô thượng thậm thâm Tỳ Ni Pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai Tỳ Ni nghĩa.
Nam Mô Khai Luật Tạng Bồ Tát (3 lần).

PHẦN TỤNG GIỚI BỒ TÁT:

Các vị Bồ Tát Giới lắng nghe:
Quy mạng Lô Xá Na,
Mười phương Kim Cang Phật,
Đảnh lễ đức Di Lặc,
Sẽ hạ sanh thành Phật.
Nay tụng ba tụ giới
Bồ Tát đều cùng nghe.
Giới như đèn sáng lớn
Soi sáng đêm tối tăm.
Giới như gương báu sang
Chiếu rõ tất cả pháp.
Giới như Châu Ma Ni
Rưới của giúp kẻ nghèo.
Thoát khổ mau thành Phật
Chỉ giới này hơn cả.
Vì thế nên Bồ Tát
Phải tinh tấn giữ gìn!

Thưa đại chúng,

Hôm nay là ngày trưởng tịnh; ngày có trăng (ngày không trăng); đại chúng vân tập về trụ xứ này để bố tát tụng giới. Tôi thay mặt chư Tăng trùng tuyên lại 10 điều giới trọng và 48 điều giới khinh. Quý vị lắng lòng nghe kỷ để gìn giữ cho được thanh tịnh. Ai gìn giữ giới này được thanh tịnh thì cũng ví như người đi trong đêm tối gặp đèn sáng; như người nghèo được của báu vân vân.

Đức Phật dạy, sau khi Ta diệt độ, giới chính là Thầy, chính là Phật. Do vậy, đại chúng mỗi người nên nhất tâm cung kính y theo giới này, như pháp tu hành, siêng năng học tập.

Tôi đã tụng xong lời mở đầu. Xin hỏi đại chúng trong đây có được thanh tịnh và sẵn sàng nghe giới không? (3 lần)

Đại chúng trong đây đã được thanh tịnh và sẵn sàng nghe giới, vì quí vị im lặng. Việc này chúng ta ghi nhận và thông qua.

MƯỜI ĐIỀU GIỚI TRỌNG

Thưa đại chúng, sau đây là MƯỜI ĐIỀU GIỚI TRỌNG: 

1.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, phải đem lòng từ bi cứu độ chúng sanh; do đó, không được cố ý giết hại chúng sanh dưới bất cứ hình thức nào. Nếu như cố ý, phạm Bồ Tát Ba La Di Tội (Phạm trọng tội).

2.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được trộm cắp tài vật bất cứ của ai, bất luận là vật lớn hay vật nhỏ, dưới bất cứ hình thức nào. Nếu như cố ý, phạm Bồ Tát Ba La Di Tội. (Phạm Trong Tội).

3.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, nếu là xuất gia, không được dâm dục; nếu là tại gia, không được tà dục với tất cả khác phái, với tất cả khác loài dưới bất cứ hình thức nào. Nếu như cố làm, phạm Bồ Tát Ba La Di tội.

4.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được cố ý nói vọng ngữ dưới bất cứ hình thức nào; trừ khi vì cứu độ hoặc giúp đỡ chúng sanh. Nếu như cố ý vì tài lợi hay dục vọng, phạm Bồ Tát Ba La Di Tội.

5.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được làm nghề bán rượu và các chất gây kích thích dưới bất cứ hình thức nào. Nếu như cố làm, phạm Bồ Tát Ba La Di Tội.

6.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được ngồi lê đôi mách rao nói tội lỗi của người khác, nhất là trong tứ chúng. Nếu như cố làm, phạm Bồ Tát Ba La Di Tội.

7.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, cần nên học hạnh nhuống nhường khiêm tốn, không nên tự khen mình chê người trong mọi trường hợp, dưới mọi hình thức. Nếu như cố làm, phạm Bồ Tát Ba La Di Tội.

8.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, cần học hạnh bố thí và hành xả; không được tham lam, bỏn xẻn dưới bất cứ hình thức nào. Nếu như cố làm, phạm Bồ Tát Ba La Di Tội.

9.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được giận hờn với tất cả mọi người, dưới mọi hình thức, đến nổi phải mắng nhiếc, đánh đập…. Nếu như cố làm, phạm Bồ Tát Ba La Di Tội.

10.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, phải biết tôn kính phụng thờ Tam Bảo; không được tự mình hoặc xúi giục người khác hủy báng Tam Bảo dưới bất cứ hình thức nào. Nếu như cố làm, phạm Bồ Tát Ba La Di Tội. (Phạm trọng tội). Đức Phật dạy, trên đây là 10 điều giới trọng các Phật tử thọ Bồ Tác Giới cần phải học và không được trái phạm. Nếu như trái phạm, Phật tử này sẽ mất giống trí tuệ và sẽ bị đọa trong ba đường dữ.

Tiếp Theo Đây là 48 ĐIỀUGIỚI KHINH:

1.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, đối với các bậc tôn đức Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni phải hết lòng cung kính và đối với các bậc đồng tu cũng phải hết lòng hòa thuận. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.(Tội nhẹ, nhưng làm ô nhiễm không thanh tịnh)

2.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được cố ý uống rượu và các chất say trong khi không có bệnh. Nếu uống, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

3.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, vì phát huy lòng từ bi và tôn trọng sự sống nên không được cố ý ăn thịt các loài chúng sanh. Nếu như cố ý ăn, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

4.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, vì cầu sự thanh tịnh và tránh sự kích thích dục vọng, không nên cố ý ăn các loại ngũ tân. Nếu như cố ý ăn, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

5.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, khi thấy bạn đồng tu phạm các giới luật đã thọ, nên thương xót khuyên bảo người ấy sám hối. Nếu như không làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

6.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, khi thấy có những vị Pháp Sư đến dù xa hay dù gần, phải hết lòng cung kính đón chào lễ bái và cầu được nghe pháp. Nếu như không làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

7.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, nghe bất cứ nơi nào có sự tu học hoặc giảng kinh đúng chánh pháp, phải thân hành đến tham dự. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

8.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, cần phải phát tâm đại thừa, tôn trọng pháp đại thừa. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

9.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, khi gặp người tật bệnh phải hết lòng lo lắng, chăm sóc mà không khởi tâm nhờm gớm, sân hận. Nếu như không làm được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

10.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không những không được giết hại chúng sanh, mà cũng không được chứa cất bất cứ loại khí cụ sát sanh nào. Nếu như cất chứa, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

11.- Là Phật tử hành Bô Tát hạnh, không được vì tài lợi mà nhận đi thông sứ có tánh cách quân trận dưới mọi hình thức. Nếu như nhận làm, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

12.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được buôn bán các đồ đựng thây chết, không được buôn bán những loại súc vật và cho đến như buôn bán tôi tớ cũng không được tham dự. Nếu như hành nghề, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

13.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được khởi tâm ác độc hủy báng các hang Tăng, Ni hoặc quốc vương cho đến thân bằng quyến thuộc. Nếu như cố làm, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

14.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được vì ác tâm phóng hỏa thiêu đốt núi rừng hoặc đồng cỏ vào mùa nắng. Nếu như cố làm, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

15.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được giảng giải kinh luật ngoại đạo và kinh luật ngoài Đại Thừa. Nếu như không đuợc vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

16.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được vì tài lợi mà diễn giảng kinh pháp một cách lộn xộn; nhất là không thông hiểu kinh luật mà cố giảng bừa. Phải thận trọng học hỏi kỹ càng. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát kinh cấu tội.

17.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được cậy quyền ỷ thế thân cận với vua quan để cầu cạnh lợi dưỡng. Nếu như làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

18.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được chưa thọ giới hoặc không thông hiểu giới luật mà làm thầy truyền giới cho người khác. Nếu như cố làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

19.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, Không được cố ý nói lưỡi đôi chiều, nói lời đâm thọc gây sự bất hòa. Nếu như cố làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

20.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, cần phải tu tập nuôi lớn lòng từ bi bằng cách tha thứ, phóng thích cho tội nhân và phóng sanh các loài vận tùy theo khả năng của mình. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

21.-Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được lấy sự oán thù, giận ghét, đánh đập để trả đủa cho nhau. Nếu như cố làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

22.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, bất luận là già hay trẻ, tu lâu hay mới tu, hể chưa thông hiểu kinh luật là phải tìm cầu học hỏi, không được khởi tâm kiêu mạn, phân biệt dòng giống sang hèn của vị pháp sư. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

23.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, muốn thọ trì giới Bồ Tát, nhưng không gặp được giới sư sau khi đã nhiều lần tìm cầu, thì tự mình có thể đối trước tượng Phật hay tượng Bồ Tát chí thành sám hối cầu thọ, cầu đến khi nào thấy được hảo tướng của Phật hay của Bồ Tát là đắc giới. Nếu làm khác đi, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

24.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, cần phát chánh kiến và siêng năng học hỏi chánh pháp để cầu đạt chánh quả. Nếu như không làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

25.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, nhất là các vị nắm giềng mối của đạo tại các chùa, các viện, phải hết sức khéo léo để hòa giải và sác trong đại chúng, phải thận trọng giữ gìn tài sản của chùa và của viện. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

26.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, nhất là các vị tri sự tại các chùa, tại các viện, khi có khách Tăng đến phải hết lòng cung kính, chăm sóc theo hoàn cảnh và khả năng có thể được. Nếu như cư xử không đúng phép tắc, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

27.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được nhận thỉnh cúng dường riêng và cũng không được nhận bất cứ vật gì dành riêng cho mình. Nếu như không chấp hành đúng pháp, phạm Bồ Tát phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

28.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, nhất là các Phật tử tại gia, nếu như muốn cúng dường, nên thỉnh chư Tăng theo thứ lớp, không nên chọn lựa thỉnh riêng. Nếu như thỉnh không đúng pháp, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

29.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được làm các nghề tà mạng để nuôi sống như bùa phép, pháp thuật, xem tướng, đoán mộng. Nếu như cố làm những nghề trên, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

30.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, cần phải tri hành hợp nhất, không được tâm nghĩ miệng nói khác nhau; nhất là không được cố vấn cho các cư sĩ những việc không hợp với đạo. Nếu như cố làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

31.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, ở vào thời mạt pháp, nếu thấy có những người vì ác tâm buôn bán hình tượng Phật, cho đến buôn bán các hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, để làm tôi tớ, thì nên phát tâm tìm cách mua chuộc lại. Nếu như không làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

32.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được buôn bán những dụng cụ sát sanh và những loại đo lường không đủ lượng. Nếu như cố làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

33.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không được cố ý đi xem các sự chiến đấu, tập trận. Nếu như cố làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

34.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, trong mọi thời phải cố gắng phát triển sự nghiệp trí tuệ bằng cách giới luật tinh nghiêm, chuyên học kinh, lật, luận. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

35.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, đối với Tam Bảo thì phải hết lòng hộ trì, đối với cha mẹ, quyến thuộc thì phải hết lòng hiếu hòa, nhất là phải phát nguyện cầu thành Phật quả để cứu độ chúng sanh. Nếu như không được vậy. Phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

36.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, khi đã phát một điều thệ nguyện gì rồi, thì đến trọn đời không nên trái phạm. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

37.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, mỗi nửa tháng phải tụng đọc giới luật, phải tham gia các khóa tu học và tự mình sắp xếp những giờ giấc tu tập hằng ngày, hằng năm. Nếu như không được vậy phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

38.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, cần phải biết tôn ty trật tự trong đạo. Về phần giới luật thì ai thọ giới trước, ngồi trước, không kể tuổi tác. Nếu như không làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

39.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không những tự mình tham gia vào các chương xây cất cơ sở tu tập, ấn tống kinh luật; mà còn khuyến khích mọi người tham gia, Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

40.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, bất cứ người nào phát tâm lành cần cầu giới pháp để tu tập, thì nên bình đẳng truyền giới mà không được lựa nhọn; điều cần thiết là người ấy hiểu được giới luật qua thầy truyền giới. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

41.- Là Phật tử hành BồTát hạnh, khi làm thầy truyền giới cho người, cần phải hạch hỏi cho kỹ. Nếu người cầu giới lầm lỡ phạm tội thất nghịch (1), thì phải bảo họ chí thành sám hối trước khi cho thọ giới. Nếu như không làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội. (Thất nghịch: bảy tội bội nghịch 1, làm thân Phật ra máu, nghĩa là bôi lọ tiếng tâm của Phật. 2- giết cha; 3- giết mẹ; 4- giết hòa thượng, giết thầy; 5- Giết thầy dạy đạo; 6- giết A La Hán)

42.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh. Cần nên cẩn trọng trong việc giảng giải giới luật; không được đem giới luật nói hay giảng cho những người hung ác và cho những người chưa thọ giới. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

43.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, đã tự mình phát tâm thọ trì giới cấm, trong mọi thời không được khởi ý niệm phá giới. Nếu như cố khởi ý, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

44.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, phải biết tôn quí kinh luật của Phật bằng mọi cách mình có thể làm được để bảo vệ. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

45.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, không những phát tâm giáo hóa đồng loại, mà đối với các loài chúng sanh khác cũng khởi tâm lành giáo hóa tùy theo phương tiện. Nếu như không làm vậy, phạm Bô Tát khinh cấu tội.

46.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, tuy phát tâm giảng pháp để giáo hóa mọi người, mọi loài; nhưng cũng phải biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên nói, chỗ nào nói được, chỗ nào không nói được. Nếu như không được vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

47.- Là Phật tử, hành Bồ Tát hạnh, nhất là các Phật tử tại gia có quền tước, không nên ban hành những luật lệ hạn chế truyền bá chánh pháp và bắt bớ Tăng Ni đi phục dịch cho quyền thế. Nếu như cố ý làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội.

48.- Là Phật tử hành Bồ Tát hạnh, nhất là các Phật tử xuất gia, không nên cậy quyền ỷ thế vào các hàng vua chúa gây ra các việc bức nghẹt, ngục tù và binh nô những người Phật tử xuất gia và tại gia Bồ Tát. Nếu như có ý Làm vậy, phạm Bồ Tát khinh cấu tội. Đức Phật dạy, nầy các Phật tử, đó là 10 điều giới trọng và 48 điều giới khinh, chư Bồ Tát thuở đời quá khứ đã tụng, chư Bồ Tát thuở đời vị lai sẽ tụng, chư Bồ Tát hiện tại đương tụng; ta nay cũng tụng như vậy. Quí vị cần phải hoan hỷ tín tho phụng hành. Nếu muốn hiểu rọâng, nên xem toàn bộ kinh Phạm Võng và tham khảo thêm các kinh luận khác.

 

Hết