DIỆU ÂM NHÂN QUẢ

NGHÈO VÀ GIÀU
(Trích đọc tác phẩm Hạnh Đoan dịch)
Diễn đọc: Tạng Thư Phật Học

 

 

NGHÈO VÀ GIÀU

Tôi có người bạn là giáo sư Châu, nhà Gia Nghĩa, có lần anh tâm sự với tôi: Đối với nhân quả thoạt đầu anh không tin, nhưng xem qua cuốn sách tôi viết rồi thì càng nghĩ càng thấy có lý. Anh nói chỉ cần nhln sơ chung quanh mình, cũng đủ thấy dù làm thiện hay ác, cuối cùng đều nhận lấy báo ứng. Những chuyện của bà con anh là bằng chứng sống động nhất. Anh kể:

“Bác Xi là công chức thời Nhật, do gia cảnh sung túc lại cỏ địa vị, nên bác nghiễm nhiên trở thành nhân vật nổi tiếng ở địa phương. Nhưng đáng tiếc là, bác Xi đối với thân thích bằng hữu tính toán rất chi li, tính trọng lợi khinh nghĩa.

Có lần chú Be, em trai bác làm ăn thất bại, sống khó khăn, đành đến nhờ anh mình giúp đỡ. Nhưng bác Xi chẳng rút hầu bao, còn thông báo bêu rêu khắp cho các bạn hàng biết, để cùng tránh dây dưa liên lụy. Kết quả em trai ông không còn chỗ nào đề vay tiền, cùng đường bí lối, sinh hoạt hầu như bị hãm vào tuyệt lộ.

Bác Xi do đối với người quá khắc bạc và tuyệt tình, đến năm 60 tuổi thì sau lưng nổi một lên mụt bướu to bằng cái chén, chạy chữa thuốc thang đủ cách, nhưng không bao lâu thi bác lìa đời.

Nghe bà con kể lại, trước khi chết bác Xi bất bình nói xuống địa phủ nhất định sẽ kiện tên thầy bói đã lừa ông, vì hắn từng đoan chắc, bảo đảm ông sẽ thọ tới 70. Vậy mà ông chỉ sống tới 60, nên rất bất mãn, không cam tâm.

Còn bác Du, vào thời Nhật chiếm cứ ông có nhiều đất đai nên được xem là đại địa chủ. Mỗi năm ông thu lợi tiền của, sản vật chất đầy nhà, hưởng dụng không hết.

Do vậy bác Du rất tự phụ, dương dương đắc ý. Binh thường ông hay chế giễu, nói: – “Những người bỏ tiền ra đầu tư cho con cái học là quá ngu”. Ông lý luận rằng dù có cho con học nhiều lãnh lắm bằng cấp… thì cuối cùng chúng cũng phải đi tìm việc làm, vẫn phải bám vào đồng lương đề sống. Như vậy học nhiều chỉ tổ tốn kém tợn mà chẳng ích chi. Chẳng bằng nhà ông, chỉ một năm là thu nhập đã vượt xa hơn người làm mười mấy năm. Nên ông chẳng cần cho con cái học nhiều.

Bác Du là tỷ phú nhưng bất hạnh, vì giàu mà bất nhân. Có lần em trai ông làm ăn thất bại, đến ông vay tiền. Sau đó kinh tế quá khó khăn, chẳng thể trả nợ đúng như đã hứa. Lúc này bác Du chẳng vị tình thủ túc, chẳng xót thương gia cảnh em trai nghèo đói, đích thân tới nhà em, đằng đằng sát khí, nhất quyết buộc em mình phải lập tức trả nợ, nếu không sẽ xử theo luật pháp.

Mặc dù em dâu đã van xin giải thích, nhưng hác Du không chút động lòng, thậm chí còn lăng mạ, bôi nhọ, chửi mắng em đủ điều. Lúc đó tại hiện trường nhiều người chứng kiến chỉ biết lắc đầu thở dài, cảm thấy rất tội cho cậu em. Có người lên tiếng khuyên:

– Là huynh đệ không nên tuyệt tình như thế, ngày sau nhất định hậu vận sẽ chẳng tốt lành.

Quả thật lưới trời lồng lộng, báo ứng tới rất nhanh.

Chưa đầy mấy năm sau, Đài Loan giành được thắng lợi, không bao lâu chính phủ thi hành chính sách “Cấp ruộng cho người nghèo cày cấy”. Nhiều đại điền chủ bị trưng thu đất đai, sinh hoạt cũng vì vậy mà mất chỗ nương.

Cả nhà bác Du cũng không thoát khỏi. Thêm nữa, do ngày trước ông không cho con đi học, bị thiếu giáo dục, chúng chẳng biết làm gì để sống, vô phương mưu sinh.

Cả nhà chỉ biết ở không, Nhưng ngồi không ăn núi cũng lở(11), kinh tế ngày một túng bấn, lúc này bác Du (đã 70 tuổi) cũng phải tập cày cấy trên phần đất nhỏ nhoi của mình, bắt đầu nếm mùi khổ hệt như tá điền, phải lao động như nhau. Thời quá khứ bác giàu sang một cõi, vinh vang chiếm ưu thế, kiêu căng lăng mạ người dữ tợn. Bây giờ lâm vào cảnh nghèo y hệt vậy. Có thể nhìn vào bác mả nói, “Cuộc đời như giấc mộng, sống thất đức sẽ tàn lụi rất mau”.

Sau này do lao lực quá độ, thêm phần già yếu, chưa đầy mấy năm thỉ bác Du từ giã cõi đời, kế đó bác gái bị bướu tử cung, lúc này chẳng những không tiền chữa chạy, mà hằng ngày có được bữa ăn cũng khó. Bác gái chỉ có thề dựa vào số bạn bè hiếm hoi, nhờ họ tiếp tế mà sống lây lất…

Vợ chòng bác Du có nhiều con, nhưng do chúng từ nhỏ chẳng được đi học, cũng không được giáo dục tốt, đâu được dạy về lễ nghĩa hiếu thuận… nên chúng sống rất vô tình, xem cha mẹ như người lạ, đã không phụng dưỡng, cũng chẳng quan tâm chăm sóc. Cuối cùng tất cả bọn họ đều bị nghèo khổ ép ngặt, kết thúc đời trong thống khổ thê lương.

Đây là kết cục bi thảm có thật mà chúng ta nên tránh. Khi giàu sang chẳng nên kiêu căng, khinh người, khắc bạc… “chẳng nên cho rằng có tiền là có tất cả”. Nếu sống mà không tích đức tu huệ, không ban cho con cái nền giáo dục ưu mỹ, thì chính là tự hủy diệt mình và quyến thân.