CHỨNG CỨ
CÁC LOẠI TRÌ PHẠM

BIÊN SOẠN: LÝ VIÊN TỊNH
DỊCH CHÚ: THÍCH GIÁC QUẢ

 

Chương Sau
PHƯƠNG DIỆN PHẠM GIỚI

Mục 3: Sám Hối Khi Phạm Giới

Mục III: SÁM HỐI KHI PHẠM GIỚI.

– Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện: “Bồ-Tát tự suy nghĩ: Trong vô thỉ kiếp ở quá khứ, Thân-khẩu-ý của mình do Tham-sân-si mà đã tạo ra vô lượng vô biên nghiệp ác; nếu những nghiệp ác ấy có hình tướng thì hết thảy phạm vi hư không cũng không thể chứa đựng hết. Giờ đây, mình đem toàn bộ Ba nghiệp thanh tịnh rải khắp hằng sa thế giới của pháp giới, đối diện hết thảy chư Phật, chư Bồ-Tát để thành tâm sám hối, sau này không dám tái phạm mà thường an trú trong tất cả công đức thanh tịnh của Giới Luật.”

– Kinh Niết Bàn: “Đời này, do tham dục, sân nhuế, ngu si mà gây ra tội ác, hẳn nhiên sẽ bị đọa vào Địa Ngục để chịu khổ báo. Người ấy, nếu tỉnh ngộ sám hối, tu Tâm tu Thân, tu Giới tu Tuệ; giả như đã tạo tội nặng thì đời này chỉ chịu quả báo nhẹ và sẽ không bị đọa Địa Ngục.”

– Kinh Niết Bàn: “Phát lộ sám hối tội lỗi chứ không che giấu, thì tội lỗi sẽ nhẹ dần và tiêu diệt.”

– Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo: “Chúng sanh trong đời vị lai vì muốn ra khỏi sanh tử, nên phát tâm tu tập Thiền định, Trí tuệ. Nhưng đa phần đều bị nghiệp ác trong quá khứ gây trở ngại; do đó, trước hết cần áp dụng phương pháp sám hối. Bởi lẽ, nghiệp ác trong quá khứ rất mạnh và nhạy bén, chúng vẫn chi phối cuộc sống hiện tại để tiếp tục gây các tội ác, huỷ phạm Giới Cấm. Nếu không sám hối cho thanh tịnh mà cứ tu tập Thiền định, Trí tuệ, tất nhiên sẽ gặp nhiều trở ngại. Nếu Giới căn thanh tịnh thì mọi chướng ngại tự tiêu diệt.”

– Thích Thiền Ba-La-Mật Thứ Đệ Pháp Môn: “Nếu người giữ Giới mà không có tâm quyết định, khi gặp chướng duyên thì dễ dàng huỷ phạm Giới Cấm. Đã phá Giới tất nhiên Giới không thanh tịnh, thì Thiền định không thể sanh khởi; tương tự như chiếc áo dơ bẩn thì không thể nhuộm sang màu khác; vì thế, cần phải cấp tốc sám hối. Vì sự sám hối sẽ làm cho phẩm chất của Giới trở lại thanh tịnh, và Thiền định sẽ dễ dàng phát khởi; tương tự như chiếc áo dơ bẩn đã được giặt tẩy sạch sẽ thì có thể nhuộm màu khác vậy. Hành giả cần tư duy k về điểm này!”

– Kinh Sư Tử Nguyệt Phật Bổn Sanh: “Trong quá khứ của thời đại đức Phật Nhiên Đăng, có một Tỷ-kheo tu tập gần cái đầm trong núi, đã chứng quả A-la-hán. Bấy giờ, gần cái đầm ấy có một con khỉ to lớn, luôn theo dõi để mỗi lần vị Tỷ-kheo nhập định, là lấy Ca-sa đắp vào thân và bắt chước sự tu tập của vị Tỷ-kheo. Vị Tỷ-kheo xuất định bảo con khỉ rằng, nay con đã đắp Ca-sa thì nên phát tâm cầu Đạo Vô thượng, con khỉ nghe xong liền đảnh lễ. Tỷ-kheo vì nó mà truyền Tam quy, Ngũ Giới và xuất tội cho nó sám hối. Khỉ chắp tay hoan hỷ bạch rằng: Bạch Đại Đức! Con đã quy-y Phật-Pháp-Tăng, thọ trì Năm Giới, nguyện cầu sám hối tất cả tội lỗi. Sau khi nói câu ấy ba lần, khỉ nhảy nhót vui mừng rồi chạy lên đỉnh núi nhảy lên cây đại thọ, buông tay lao xuống đất mà chết. – Do thọ Tam quy Ngũ Giới mà khỉ thoát nghiệp Súc Sanh, sanh lên cõi Trời Đâu Suất, lại gặp được Bồ-Tát Nhất Sanh Bổ Xứ, nghe Pháp chứng quả, được Túc mạng thông. Nhờ vậy mà biết tiền thân của mình, đó là, vào thời quá khứ trong thời Tượng pháp của đức Như Lai Bảo Huệ, vốn là một Tỷ-kheo tên Liên Hoa Tạng, do tà mạng nịnh hót không giữ gìn Giới hạnh, nên sau khi chết đọa vào Địa Ngục, rồi làm Súc Sanh trải qua vô số kiếp chịu khổ. Nhờ trong quá khứ đã từng cúng dường nhiều lần những vị Tỷ-kheo trì Giới, nên đời này được gặp vị A-la-hán, qua đó mà được giải thoát.

– Kinh Tối Diệu Sơ Giáo: “Thuở trước, có Tỷ-kheo Hân Khánh phạm Bốn trọng tội, sau đó tỉnh giác một cách mạnh mẽ, nên đến Tăng đường trải qua chín mươi chín đêm để sám hối tự trách. Tỷ-kheo ấy gặp được Thiện tri thức chỉ dạy rằng: Phạm Giới mà phát l sám hối, thành thật cải đổi thì tội lỗi có thể tiêu diệt và Giới căn sẽ hồi sinh. Như một cây đem trồng chỗ khác, nó vẫn sinh trưởng để trở thành một cây đại thọ; phá Giới mà sám hối cũng tương tự như thế. Hân Khánh khởi tâm tàm quý, nỗ lực tinh chuyên giữ Giới khổ hạnh suốt bảy năm, thì Giới phẩm được phục hồi và chứng Đạo quả. Các Tỷ-kheo phạm Giới bấy giờ được nghe biết như thế đều tàm quý sám hối và Giới căn cũng được thanh tịnh trở lại.

– Kinh Đại Quán Đảnh: “Thuở trước, ở nước Ca-la-nại có người con của một nhà Bà-la-môn tên là Chấp Trì, đã thọ Tam quy, Ngũ Giới với đức Phật. Về sau, cảm thấy Giới Luật ngăn cấm nhiều điều nên hối hận đã thọ Giới, vội đến đức Phật trả Giới lại không giữ nữa, đức Phật vẫn mặc nhiên. Bấy giờ, các Quỉ ác, Thần ác lấy chày đập vào đầu, lấy lưỡi câu móc lưỡi và cắn xé ăn thịt; đồng thời, lửa tự nhiên bốc cháy đốt thân thể Chấp Trì. Chấp Trì rất sợ hãi và thống khổ, muốn sống không được, muốn chết cũng không xong, đến trước đức Phật cầu xin cứu khổ. Đức Phật bảo: Kết quả này do con hối hận đã thọ Giới gây ra, chứ đâu phải người nào đem đến! Chấp Trì rất ăn năn hối cải, nguyện giữ gìn Tam quy, Ngũ Giới lại, không dám tái phạm. Tức khắc, Quỷ-Thần ác và lửa đều biến mất, Chấp Trì chứng được Pháp nhãn thanh tịnh.”

– Kinh Bách Duyên: “Có một Trưởng giả giàu có, tên là Nhãđạt-đa ở nước Xá-vệ, nhìn thấy thân tướng tốt đẹp của đức Phật nên cầu xin đức Phật được xuất gia; nhưng rồi không giữ Giới thanh tịnh mà lại yêu thích đam mê y bát. Do thế, khi chết bị đọa làm NgạQu với thân tướng thô gầy xấu xí, luôn tham đắm và bảo vệ y bát chẳng rời, mọi người chẳng ai dám đến gần. Sau đó, được gặp đức Phật, Ngài quở trách cái tội tham lam chấp thủ và thuyết pháp thanh tịnh cho Quỷ. Được nghe đức Phật giảng giải, Quỷ hiểu được Chánh pháp, tâm khởi tàm quý sâu sắc, liền xả bỏ mọi tham chấp và thoát khỏi kiếp Quỷ thân hình xấu xí.”

– Kinh Luật Dị Tướng: “Khi đức Phật tại thế, có năm anh em được thân phụ của họ khuyên bảo thọ trì Năm Giới, nhưng chỉ người anh cả không vâng lời. Vị Sư phụ (của bốn người em) bảo người anh cả rằng: Sau ba mươi ngày thì con phải chết. Người anh cả rất sợ hãi đến cầu xin đức Phật cứu nạn. Đức Phật dạy: Con bị oán kết của kiếp trước đến bắt, muốn thoát khỏi thì phải giữ gìn Năm Giới và đốt đèn cúng dường trải qua ba mươi ngày mới có thể thoát nạn. Người ấy liền phát tâm thọ trì Năm Giới, đốt đèn suốt ngày đêm, lễ bái sám hối, tụng Giới và xưng niệm “Nam mô Phật, quy mạng Phật”. Thực hiện như thế suốt ba mươi ngày đêm thì thấy hai con Quỷ đứng cách đấy một trăm bước không dám đến gần. Nghe hai con Qu ấy nói với nhau rằng: Không biết người ấy tụng ngôn ngữ gì và xưng niệm “Nam mô Phật, qui mạng Phật” tôi nghe âm thanh ấy thì đầu, tai đau nhức muốn vỡ tung, nói xong cùng nhau tẩu thoát. Người anh cả được an ổn và suốt đời trì Giới không chút biếng trễ.

– Kinh Ta-Miệt-Nang-Pháp Thiên Tử Thọ Tam Quy-Y Miễn Ác Đạo: “ Có một vị Thiên tử tên là Ta-miệt-nang-pháp khi phước báo cõi Trời sắp hết, vì nghiệp xấu trong quá khứ nên sau khi chết sẽ sanh vào cõi Diêm-phù-đề làm thân con heo, do vậy mà lo buồn sầu muộn. Thiên chủ Đế Thích bảo rằng: Ông nên thành tâm quy-y Tam Bảo! Thiên tử Ta-miệt-nang- pháp tức thì phát tâm nói: Giờ đây con xin thọ trì Tam quy Ngũ Giới. Sau khi phát tâm thọ trì, Thiên tử tinh tấn giữ gìn không gián đoạn; do vậy, khi chết không bị làm thân heo  mà lại được sanh lên cõi Trời Đâu Suất.”

– Kinh Chiết Phục La Hán: “Ở cung Trời Đao Lợi, có một vị Thiên tử thọ mạng sắp kết thúc, năm tướng trạng suy thoái đã xuất hiện; tự biết rằng sau khi lâm chung  phải sanh vào bụng một con heo mẹ bị hủi lác để làm heo con, ở nước Cưu-di-na-kiệt, nên rất lo buồn sợ hãi song chẳng biết làm gì. Một vị Thiên tử bảo rằng: Hiện tại đức Phật đang thuyết pháp cho thân mẫu của Ngài tại đây, sao không đến cầu Ngài cứu giúp! Thiên tử ấy liền đến chỗ đức Phật chân thành cúi đầu đảnh lễ, và được Ngài trao truyền Tam quy, Ngũ Giới. Sau đó, theo lời đức Phật chỉ dạy, Thiên tử tinh tấn tu tập, đến ngày thứ bảy thì mạng chung, được sanh vào nước Duy-da-ly làm một vị Trưởng giả. Do công hạnh tu tập bảy ngày mà thoát khỏi làm thân heo vậy..

– Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên: “Có một nữ nô tỳ nghèo hèn giúp việc cho một Trưởng giả ở nước A-bànề, thường bị đánh đập khổ sở, một hôm mang bình đến sông lấy nước và lớn tiếng than khóc. Tôn giả CaChiênDiên đi ngang qua đấy, thấy thế hỏi han mới biết sự tình, lấy làm thương xót, bèn nói: Cô đã chán ghét cảnh nghèo khổ sao không bán nó đi?Nữ tỳ đáp: Sự nghèo khổ làm sao bán được? Tôn giả nói: Cô nên phát tâm hoan hỷ rửa cái bình cho sạch sẽ, rồi múc nước cúng dường Tăng. Nữ tỳ hiểu được ý nghĩa liền theo lời dạy múc nước cúng dường. Tôn giả Ca-Chiên-Diên thọ nhận rồi truyền Tam quy, Ngũ Giới và bảo nữ tỳ niệm Phật. Một thời gian ngắn nữ tỳ qua đời, chủ nhân vất thi thể vào rừng vắng. Do tín tâm cúng dường Tôn giả là vị nghiêm trì Giới Luật, nên cảm ứng được quả báo sanh lên cõi Trời Đao Lợi. Vị Trời ấy, xa trông thấy thân cũ của mình liền đến rừng vắng rải hoa trên thi thể, ai trông thấy cũng kính phục ham muốn.”

Kinh Tạp Bảo Tạng: “ Em của đức Phật là Nanà, thân tuy theo đức Phật xuất gia, nhưng thường ngày cứ nhớ nghĩ đến vợ cũ. Vào một hôm, đức Phật dẫn Nan-Đà lên cõi Trời Đao Lợi, Nan-Đà thấy một toà cung điện có năm trăm Thiên nữ mà không có vị Trời nào làm chủ. Nan-Đà hỏi: Tại sao không có vị Trời nào làm chủ cung điện này? Các Thiên nữ đáp: Nan-Đà, em của đức Phật nhờ xuất gia nên sau khi mạng chung được sanh lên đây, sẽ là chủ nhân của chúng tôi. Nan-Đà nói: Nan-Đà chính là tôi đây! Và muốn ở lại. Các Thiên nữ nói: Bây giờ, ông hãy trở về, khi nào thọ mạng chấm dứt mới được lên đây. Đức Phật lại dẫn Nan-Đà xuống Địa Ngục, thấy một vạc nước đang sôi nước bay tung toé, trong vạc ấy không có tội nhân nào cả và các ngục tốt đang chờ đợi. Nan-Đà hỏi duyên cớ thì các ngục tốt đáp rằng: Nan-Đà, em của đức Phật đã xuất gia theo Ngài, sau khi lâm chung sẽ sanh lên cõi Trời, do vì không đoạn trừ dâm dục thường nghĩ nhớ đến vợ cũ, nên khi tuổi thọ cõi Trời chấm dứt, sẽ đọa vào Địa Ngục và ở trong vạc nước sôi này, để thường ngày bị chiên, bị nấu, chúng tôi đang đợi ông ấy đây ! Nan-Đà rất kinh hãi và sợ các ngục tốt bắt giữ lại thì nguy khốn, nên chẳng uý kỵ buột miệng niệm “Nam mô PhậtĐà, Nam mô PhậtĐà”, xin cứu hộ con ra khỏi Địa Ngục. Đức Phật hỏi NanĐà: Ông tinh tấn trì Giới là để cầu phước báo cõi Trời nhằm hưởng thụ năm thứ dục lạc phải không? Nan-Đà đáp: Không phải cầu sanh lên cõi Trời cũng không muốn đọa xuống Địa Ngục ấy. Đức Phật vì Nan-Đà giảng giải Chánh pháp và trong vòng một tuần Nan-Đà chứng quả A-la-hán.

– Luận Đại Trang Nghiêm: Thuở trước, có một vị Sa-môn với một Bà-la-môn cùng an cư trong rừng vắng. Bà-la-môn tu tập giữ Giới khổ hạnh, vị Sa-môn hỏi: Ông tu tập khổ hạnh để cầu gì? – Đáp: Cầu được làm Vua. Sa-môn nhận thấy vị Bà-la-môn ấy tâm địa tràn đầy ngu si, khó lòng thuyết giảng Chánh pháp, nên chờ đợi khi đủ duyên mới hướng dẫn. Sau đó Bà-la-môn bị bệnh, thầy thuốc bảo phải ăn thịt mới lành. Bà-la-môn nhờ vị Sa-môn đi xin thịt và Sa-môn xin được một miếng thịt dê và nói với Bà-la-môn: Ông muốn ăn thịt hãy giết dê mà ăn. Bà-la-môn nổi giận nói rằng: Tôi hành trì Giới pháp sao có thể giết dê để ăn thịt? Sa-môn bảo: Bây giờ ông thương con dê không muốn giết nó, nhưng sau này ông làm Vua, trong nhà bếp giết hại biết bao con vật để nấu nướng và còn chinh phạt nước khác, sát hại há không phải vô số người hay sao? Đã giết hại thì kết quả sẽ bị đọa vào Địa Ngục. Hơn nữa, đức Phật đã từng dạy: Giữ Giới để cầu hưởng thụ dục lạc cõi Trời gọi là phá Giới ; ông hãy khéo léo tư duy điều này. Bà-la-môn vô cùng hối hận và sợ hãi nói: Nhân giả là vị Trí tuệ sáng suốt đã thiện xảo hướng dẫn cho tôi, nhờ thân cận với Thiện hữu mà tôi hiểu rõ Tà, Chánh. Nhờ vậy, Bà-la-môn trì Giới theo hướng thanh tịnh, không tham trước mong cầu (phước báo Nhân Thiên),  nên sớm thành tựu được Đạo quả.”  

 



CHỨNG CỨ
CÁC LOẠI TRÌ PHẠM