MÔN QUÁN VIÊN DUNG CỦA BA VỊ THÁNH
SỐ 1882
MỘT QUYỂN
Biên soạn: Sa-môn Trừng Quán.
Ôi! Bậc Thượng Thánh quán sát con người, lập ra giáo pháp. Lời nói chẳng là giả dối; xét ý chỉ mà phát huy, gặp việc đều suốt qua, nhân có diệu đức, chỉ dạy cho biết, dùng hai nghĩa biểu thị pháp của hai Thánh, bèn nêu lên quán viên dung của ba vị Thánh. Quán trí trên đầu một sợi lông, để độ thành, y chỉ giáo lý thô sơ, sơ lược chỉ bày cương yếu, chỉ mong nhận thức xa, rỗng không mình mà cầu.
Ba vị Thánh là: Bổn sư Tỳ-lô-giá-na Như Lai và hai vị đại Bồ-tát: Văn Thù, Phổ Hiền. Đại giác ứng hiện ra đời, cứu giúp trần sa, mà trong kinh Hoa Nghiêm riêng nêu hai vị Thánh làm bậc Thượng thủ, phó thác để biểu dương Phật pháp không luống uổng.
Nay, lược nêu rõ hai môn:
1/ Tương đối nói về biểu.
2/ Chỉ thị hiển, viên, dung chứa được nhau.
Vả lại, trong môn đầu, hai vị Thánh trong ba vị Thánh làm nhân; Như Lai làm quả. Quả khởi ngôn, tưởng. Vả lại nói hai nhân. Nếu tỏ ngộ huyền vi của hai nhân, thì sẽ biết lý sâu xa, mầu nhiệm của biển quả. Nhưng pháp môn của hai vị Thánh, lược chia làm ba cặp:
1/ Tương đối của chủ thể tín, đối tượng tín: Phổ Hiền, tiêu biểu cho pháp giới của đối tượng tín, tức vì ở Như Lai tạng tại triền, nên về lý hướng về Bát-nhã, rằng: “Tất cả chúng sinh đều là Như Lai tạng, vì khắp tự thể của Bồ-tát Phổ Hiền, nên hội đầu tiên, tức nhập tam-muội
Như Lai tạng, là ý ở đây, Văn-thù tiêu biểu cho tâm, chủ thể tín. Kinh Phật Danh nói: “Tất cả chư Phật đều nhân Văn-thù mà phát tâm, vì nói lên dựa vào niềm tin mà phát, nên Thiện Tài bắt đầu thấy người phát tâm đại, là giai vị sẽ tin.”
Kinh nói: “Vì Bồ-tát Văn-thù sinh ra tất cả Bồ-tát không thôi dứt, nhưng tín chỉ có tín, chỉ có tín, mà chưa có thể thấy và vì không có hai lý đối tượng tín, đối tượng chứng, nên không có Phổ Hiền ban đầu, niềm tin có thể bắt đầu sinh. Về lý, vì chỉ thấy cùng cực, nên Văn-thù ở ban đầu; Phổ Hiền ở sau.
2/ Vì giải, hạnh đối nhau: Phổ Hiền tiểu biểu cho muôn hạnh mà mình đã khởi, vì các kinh trên, dưới đều nói hạnh Phổ Hiền. Văn-thù tiêu biểu cho giải, là chủ thể khởi, vì chung cho phương tiện tiêu biểu sự lý cùng cực, nên ngài Từ Thị nói: “Trước đây, ông được thấy các thiện tri thức, nghe hạnh Bồ-tát nhập môn giải thoát, đều là nhờ năng lực oai thần của Văn-thù”. Lại, nói: “Vì Văn-thù thường làm thầy của tất cả Bồ-tát”. Lại nói: “Vì năng lực tâm niệm của Văn-thù-sư-lợi”.
3/ Do lý trí đối nhau: “Phổ Hiền tiêu biểu cho pháp giới, đối tượng chứng, tức Như Lai tạng xuất ly triền, vì đồng tử bình đẳng ba đời cuối cùng, nên một sợi lông rộng lớn tức vô biên, nghĩa là vì xứng với pháp tánh, nên thân tướng của Phổ Hiền như hư không”. Lại, thấy Phổ Hiền, tức được trí Ba-la-mật, nghĩa là thuyết minh vì dựa vào lý mà phát ra trí, Văn-thù tiêu biểu cho Đại trí, chủ thể chứng với bổn sự, Phật gọi là trí bất động, nên Từ Thị nói: “Văn-thù-sư-lợi thường làm mẹ của vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha chư Phật. Pháp môn mà Văn-thù đã nói trong các kinh, phần nhiều vì biểu thị rõ chỉ thú của Bát-nhã”. Lại nói: “Vì được sinh ra từ biển cả trí tuệ của Văn-thù-sư-lợi, nên thấy Văn-thù sau, mới thấy Phổ Hiền, rõ ràng, vì Văn-thù kia có trí, mới chứng lý, cho nên, người xưa ghi nhớ Văn-thù sau là trí soi rọi không có hai tướng. Không xét thân tướng, nghĩa là tiêu biểu cho tâm, cảnh giới rất sâu của trí, cả hai đều mất, vì tín, hiểu đều dứt. Lại, lý mở ra thể, dụng, vì trí phân tích quyền, thật, do hai trí của Văn-thù chứng thể, dụng của Phổ Hiền. Một môn này, người xưa đích thân hỏi Tam Tạng rằng: “Nói có kinh nói, chưa truyền đến phương này. Lại, một môn này cũng tiêu biểu cho định, tuệ; vì lý vốn vắng lặng, vì trí tức tuệ, nên cũng tiêu biểu cho thể dụng. Phổ Hiền lý vắng lặng dùng làm thể của tâm. Trí Văn-thù soi rọi vì làm dụng lớn.”
Thứ hai, tương dung làm sáng tỏ viên: Cũng có hai: Trước nói về pháp môn của hai vị Thánh, đều nhóm họp viên dung, tức là Văn-thù tất nhiên do đối với tín, mới có thể thành hiểu. Có hiểu không có tín, thì tăng thêm tà kiến; có tín không có hiểu, thì tăng trưởng vô minh. Tin hiểu chân chánh, mới rõ nguyên bản, thành trí cùng cực kia; trí cùng cực phản chiếu, vì chẳng khác với sơ tâm, nên khi phát tâm đầu tiên, liền thành Chánh giác. Lại, vì trí của phương tiện trước không rời thể trí, nên Văn-thù sau, gọi là trí soi rọi chẳng có hai tướng. Vì soi rọi tín chẳng khác với trí, nên từ không có thân tướng mà mở tay phải, là vì Văn-thù ba sự dung thông ẩn ẩn. Tiếp theo ba việc Phổ Hiền tự tương dung. Về lý, nếu chẳng có hạnh thì lý sau cùng không sáng tỏ. Dựa vào “thể” khởi hạnh, tất nhiên hạnh xứng với thể. Do hạnh chứng lý, lý không có lý ngoài hạnh. Do lý làm sáng tỏ hạnh, vì không có hạnh ngoài lý, nên thuận theo lý đối tượng chứng, đều đủ một chứng, vì tất cả chứng. Thấy pháp môn đã được từ một sợi lông của Phổ Hiền, vượt qua gấp bội không thể nói trước kia. Lại, vì dụng tức là thể, nên duyên khởi của pháp môn lỗ chân lông vô tận, do đây, ba việc của Phổ Hiền xen lẫn vào nhiều lớp.
Hai, nghĩa là pháp môn của hai vị Thánh dung thông lẫn nhau, nghĩa là chủ yếu nhờ tin mới biết pháp giới, lý tin, không tin; vì tin tức là tà, nên chủ thể, đối tượng không hai; không tin tâm mình có Như Lai tạng, vì chẳng phải Bồ-tát, nên tiếp theo, chủ yếu nhờ dựa vào “giải”, mới khởi được “hạnh”, hợp với “giải”. Khởi hạnh, “hạnh” chẳng khác “giải”, thì “giải”, “hạnh” không hai. Tiếp theo, vì trí là dụng của lý; lý thể thành trí, soi rọi lại lý; trí và lý ngầm, mới nói là chân trí, thì lý, trí không hai, nên Kinh nói: “Không có trí ngoài như có thể chứng như, cũng không có như ngoài trí, là đối tượng nhập của trí. Lại, tịch chiếu của pháp giới, gọi là chánh; “tịch” mà thường “chiếu”, gọi quán số cùng cực mầu nhiệm, hợp với “tịch”, tức định, tuệ không hai. Lại, dụng “tức” thể, nghĩa là trí; “thể” tức “dụng”, nói là lý; tức “thể”, “dụng” không hai, là vì ba việc của Văn-thù dung thông, ẩn ẩn, tức là ba việc của Phổ Hiền quan hệ nhiều lớp. Hai pháp này chẳng khác, gọi là hạnh mành lưới trời Đế-thích của Phổ Hiền, nên phẩm Phổ Hiền hạnh, trái với các kinh trên, dưới, hiển bày rộng khắp lý sự viên dung, là hạnh của Phổ Hiền, không phải riêng sự hạnh, gọi là hạnh Phổ Hiền. Đã hai vị Thánh tương dung, mà không gọi hạnh Văn-thù, là vì trí thu nhiếp thuộc về lý, chỉ vì pháp giới nhất tâm, nên nêu một, thu thập hoàn toàn, pháp môn của hai vị Thánh đã dung nhau, thì nhân của Phổ Hiền viên mãn, lìa tướng bặt lời nói; chìm trong biển nhân quả, đó gọi là Tỳ-lô-giá-na, với ánh sáng hào quang, soi rọi cùng khắp, chỉ chứng mới tương ưng, nên về sau Phổ Hiền trong phẩm pháp giới, có bài kệ ca ngợi đức của Phật, nghĩa là phát huy sáng tỏ tướng quả.
Phần đầu phẩm, Như Lai tự nhập tam-muội, biểu hiện tướng, không có lời nói, tiêu biểu cho đối tượng chứng bặt lời nói, mà Văn-thù chỉ bày sáng tỏ, tức là ý này. Nếu hợp với pháp môn của ba vị Thánh, cho là kinh gọi, thì Phổ Hiền là thể của lý đối tượng chứng đắc, vì đều bao dung, nên Văn-thù là trí trên lý Phương Quảng, vì là nghiệp dụng. Lại, thông là lý của Phổ Hiền, bao gồm thể dụng; vì thông là đối tượng chứng. Văn-thù, Phổ Hiền, cả hai đều là muôn hạnh của Hoa Nghiêm, vạch ra tín, trí, giải, hạnh, đều là nhân, hoa dụng là nghiêm, là gốc vốn vắng lặng. Xá-na tức Phật thông suốt viên các nhân, chứng thể dụng trên, cho nên nói là kinh. Vì nhân nói rõ ràng, nên đã bao gồm đề mục không có sót, thì gồm thâu hết nghĩa của kinh đại, cũng là thời giáo của một đại, không lìa ngoài lý trí, v.v… ở trên, đều không lìa tâm, vì tâm, Phật, chúng sinh không có khác nhau. Nếu ở tâm năng rõ, thì niệm niệm nhân viên; niệm niệm quả mãn. Phẩm Xuất Hiện nói: “Bồ-tát nên biết, tâm mình, vì niệm niệm thường có Phật thành Chánh giác, mà tức “khác” của “một”, không trở ngại quán ngoại, chớ chấp mắc lời nói. Nếu tương ưng với quán thì chạm mắt đối cảnh, sẽ thường trong thấy ba vị Thánh và các Bồ-tát mười phương, vì “một” tức “tất cả”, vì tâm, cảnh không hai, nên y chỉ quán này để tu hành một đời không chế phục, ba vị Thánh tất viên.