LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

Phẩm 6: PHẨM BẢY GIÁC THUỘC VỀ PHẦN VẤN

Hỏi: Có bao nhiêu giác?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Những gì là bảy?

Đáp: Niệm giác, Trạch pháp giác, Hỷ giác, Tinh tiến giác, Trừ giác (khinh an), Định giác và Xả giác.

Hỏi: Thế nào là Niệm giác?

Đáp: Người học lìa kiết sử, với tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, , quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa giải muốn giải, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Kiến học, hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm, trí quán đầy đủ. Hoặc địa trí hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo trí quán, đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Hoặc thật là người, hoặc các loài nếu nghĩ, nhớ nghĩ vi tế, nghĩ thuận, nghỉ dừng, không quên, nhớ nghĩ nối tiếp nhau không mất, không chung mất, không chậm lụt, không là căn chậm lụt, nghĩ đến niệm căn, niệm lực, chánh niệm, gọi là Niệm giác.

Hỏi: Thế nào là Trạch pháp giác?

Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán, hoặc thật là người, hoặc các loài, hoặc lựa chọn trong pháp, chọn lưa lại, lựa chọn rốt ráo trạch pháp, tư duy nhận biết, thấu đạt tướng mình, tướng người, tướng chung, tư duy, gìn giữ, phân biệt, quán sát, tiến đến huệ biện, trí kiến, thuật phương tiện giải thoát, tia sáng ngọn lửa soi rọi rực rỡ, tuệ nhãn, tuệ căn, tuệ lực, không có si, chánh kiến, gọi là Trạch pháp giác.

Hỏi: Thế nào là Tiến giác?

Đáp: Người học xa lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán, hoặc người thật, hoặc các loài, nếu thân tâm xuất phát vượt qua, có thể chịu đựng, không lui sụt, sức siêng năng, tinh tiến không rời, không trễ nải, lười biếng, tiến đến tiến căn, tiến lực, chánh tinh tiến, gọi là Tiến giác.

Hỏi: Hỷ giác là gì?

Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán, hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu hoan hỷ, phấn khởi, phấn khởi hơn, phấn khởi rốt ráo đối trị, tịnh đầy đủ, tâm hoan hỷ, gọi là Hỷ giác.

Hỏi: Thế nào là Trừ giác?

Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu thân vui, tâm vui, thân nhu hòa, tâm nhu hòa, thân nhẹ nhàng, tâm nhẹ nhàng, thân mềm dịu, tâm mềm dịu, thân trừ, tâm trừ, gọi là Trừ giác.

Hỏi: Thế nào là định giác?

Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán. Hoặc thật là người, hoặc các loài, tâm trụ chánh trụ, chuyên trụ, tâm hoàn toàn, một tâm hỷ lạc, không tán loạn, dựa vào ý, tâm chỉ có định, định căn, định lực, chánh định, gọi là Định giác.

Hỏi: Thế nào là Xả giác?

Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến liền được quả A-la-hán, hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu tâm buông bỏ, không vướng chấp, bình đẳng, ngay thẳng, không dua nịnh, không cao sang, không phải thọ, gọi là Xả giác.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác sắc, bao nhiêu giác chẳng phải sắc?

Đáp: Có năm giác chẳng phải sắc, hai giác có hai phần: hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc.

Hỏi: Thế nào là năm giác chẳng phải sắc?

Đáp: Niệm giác, trạch pháp, hỷ giác, định giác, xả giác, đó gọi là năm giác chẳng phải sắc.

Hỏi: Thế nào là hai giác có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc?

Đáp: Tiến giác, trừ giác, gọi là hai giác có hai phần hoặc sắc, hoặc chẳng phải sắc.

Hỏi: Thế nào là sắc của Tiến giác?

Đáp: Thân xuất phát vượt qua, gọi là sắc của Tiến giác.

Hỏi: Tiến giác chẳng phải sắc là gì?

Đáp: Tâm xuất phát vượt qua, gọi là chẳng phải sắc của Tiến giác.

Hỏi: Thế nào là sắc của Trừ giác?

Đáp: Thân vui, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, gọi là sắc của trừ giác.

Hỏi: Trừ giác chẳng phải sắc là gì?

Đáp: Tâm vui, tâm nhu hòa, tâm nhẹ nhàng (khinh an), tâm mềm mỏng, tâm trừ, gọi là trừ giác chẳng phải sắc.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác có thể thấy, bao nhiêu giác không thể thấy?

Đáp: Tất cả đều không thể thấy.

Bảy giác, bao nhiêu giác có đối, bao nhiêu giác không có đối?

Đáp: Tất cả đều không có đối.

Bảy giác có bao nhiêu giác Thánh, bao nhiêu giác chẳng phải Thánh?

Đáp: Tất cả đều là Thánh.

Bảy giác có bao nhiêu giác hữu lậu, bao nhiêu giác vô lậu?

Đáp: Tất cả là vô lậu, tất cả không có thọ, tất cả không có mong cầu, tất cả không phải sẽ giữ lấy, tất cả không có giữ lấy, tất cả không có vượt hơn.

Bảy giác có bao nhiêu thọ, bao nhiêu chẳng phải thọ?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải thọ, tất cả đều là ngoài.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo?

Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo.

Hỏi: Thế nào là Niệm giác có báo?

Đáp: Pháp báo của niệm giác, gọi là niệm giác có báo.

Niệm giác có báo là gì?

Đáp: Người Hữu học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc người Kiên tín, Kiên pháp và ngườiở đường khác thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người hoặc các loài, nếu nghĩ, nghĩ nhớ, nghĩ vi tế, nghĩ nhớ thuận với niệm trụ, niệm trụ không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, căn niệm, niệm căn, niệm lực, chánh niệm, gọi là Niệm giác có báo.

Hỏi: Thế nào là Niệm giác không có báo?

Đáp: Báo của niệm giác, gọi là Niệm giác không có báo.

Niệm giác không có báo là gì?

Đáp: Người Kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được, quả A-la-hán trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền sẽ được quả A-la-hán. Hoặc thật là người hoặc các loài, nếu niệm nhớ nghĩ, niệm vi tế, thuận với niệm trụ không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, căn nghĩ đến, niệm căn, niệm lực, chánh niệm, gọi là Niệm giác không có báo.

Trạch pháp, tiến, hỷ, trừ, định, xả giác cũng như vậy.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác là tâm, bao nhiêu giác chẳng phải tâm?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm.

Bảy giác có bao nhiêu giác là tâm tương ưng, bao nhiêu giác chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Bảy giác có năm tâm tương ưng, hai giác có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng.

Năm giác có tâm tương ưng là gì?

Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, gọi là năm giác có tâm tương ưng.

Hỏi: Thế nào là hai giác có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc tâm tương ưng, hoặc chẳng phải tâm tương ưng.

Tâm tương ưng của Tiến giác là gì?

Đáp: Tiến giác, nếu tâm sở xuất phát vượt qua, đó gọi là tâm tương ưng của Tiến giác.

Hỏi: Thế nào là Tiến giác chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Nếu Tiến giác chẳng phải tâm sở, thân xuất phát vượt qua, đó gọi là Tiến giác không tương ưng với tâm.

Tâm tương ưng của trừ giác là gì?

Đáp: Trừ giác, nếu tâm sở, tâm lạc, tâm nhu hòa, tâm khinh an, tâm mềm mỏng, tâm trừ, gọi là tâm tương ưng của Trừ giác.

Hỏi: Thế nào là Trừ giác chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Nếu Trừ giác chẳng phải tâm sở, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mỏng, thân trừ, đó gọi là Trừ giác chẳng phải tâm tương ưng.

Bảy giác có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở?

Đáp: Có năm giác là tâm sở, hai giác có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở.

Năm giác tâm sở là gì?

Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, là năm giác tâm sở.

Hỏi: Thế nào là hai giác có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở?

Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc tâm sở, hoặc chẳng phải tâm sở.

Tâm sở của Tiến giác là gì?

Đáp: Nếu Tiến giác duyên tâm, xuất phát vượt qua, gọi là tâm sở của Tiến giác.

Hỏi: Thế nào là Tiến giác chẳng phải tâm sở?

Nếu Tiến giác không phải duyên thân, xuất phát vượt qua, gọi là Tiến giác chẳng phải tâm sở.

Hỏi: Thế nào là tâm sở trừ giác?

Đáp: Nếu trừ giác duyên tâm, tâm lạc, tâm nhu hòa, tâm khinh an, tâm mềm dịu, tâm trừ, gọi là tâm sở trừ giác.

Trừ giác chẳng phải tâm sở là gì?

Đáp: Nếu Trừ giác không phải duyên thân, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, gọi là Trừ giác chẳng phải tâm sở.

Bảy giác có bao nhiêu duyên, bao nhiêu không phải duyên?

Đáp: Có năm giác là duyên, hai giác có hai phần hoặc duyên, hoặc không phải duyên.

Hỏi: Thế nào là năm giác là duyên?

Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, đó gọi là năm giác là duyên.

Hai giác có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên là gì?

Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc duyên, hoặc không phải duyên.

Tiến giác duyên là gì?

Đáp: Nếu Tiến giác là tâm sở, tâm xuất phát vượt qua, gọi là Tiến giác duyên.

Hỏi: Thế nào là Tiến giác không phải duyên?

Đáp: Nếu Tiến giác chẳng phải tâm sở, thân xuất phát vượt qua, gọi là Tiến giác không phải duyên.

Trừ giác duyên là gì?

Đáp: Nếu Trừ giác là tâm sở, tâm lạc, tâm nhu hòa, tâm nhẹ nhàng, tâm mềm mỏng, tâm trừ, gọi là Trừ giác duyên.

Hỏi: Thế nào là Trừ giác không phải duyên?

Đáp: Nếu Trừ giác chẳng phải tâm sở, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, gọi là Trừ giác không phải duyên.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu tâm chung, bao nhiêu tâm không chung?

Đáp: Có năm giác là tâm chung, hai giác có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung.

Hỏi: Thế nào là năm giác tâm chung?

Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, gọi là năm giác tâm chung.

Hai giác có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung là gì?

Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc tâm chung, hoặc tâm không chung.

Hỏi: Thế nào là tâm chung của Tiến giác?

Đáp: Tiến giác tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, tâm xuất phát vượt qua, gọi là tâm chung của Tiến giác.

Tâm không chung của Tiến giác là gì?

Đáp: Nếu Tiến giác không tùy tâm chuyển, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, thân xuất phát vượt qua, gọi là tâm không chung của Tiến giác.

Hỏi: Thế nào là tâm chung của Trừ giác?

Đáp: Nếu trừ giác tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, trụ chung sang, trụ không chung, diệt không chung, thân xuất phát vượt qua, gọi là tâm không chung của Tiến giác.

Hỏi: Thế nào là tâm chung của Trừ giác?

Đáp: Nếu trừ giác tùy tâm chuyển, tâm chung sinh, trụ chung, diệt chung, thân lạc, tâm lạc, thân nhu hòa, tâm nhu hòa, thân nhẹ nhàng, tâm nhẹ nhàng, thân mềm mại, tâm mềm mỏng, thân trừ, tâm trừ, gọi là tâm chung của trừ giác.

Tâm không chung của Trừ giác là gì?

Đáp: Nếu Trừ giác không tùy tâm chuyển, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, gọi là tâm không chung của Trừ giác.

Tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu nghiệp, bao nhiêu chẳng phải nghiệp?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp.

Bảy giác có bao nhiêu nghiệp tương ưng, bao nhiêu chẳng phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Có năm giác là nghiệp tương ưng, hai giác có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là năm giác là nghiệp tương ưng?

Đáp: Niệm giác, trạch pháp giác, hỷ giác, định giác, xả giác, đó gọi là năm giác nghiệp tương ưng.

Thế nào là hai giác có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Tiến giác, Trừ giác, gọi là hai giác có hai phần: hoặc nghiệp tương ưng, hoặc chẳng phải nghiệp tương ưng.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của Tiến giác?

Đáp: Tâm tương ưng “tư” của Tiến giác, xuất phát vượt qua, đó gọi là nghiệp tương ưng của Tiến giác.

Thế nào là chẳng phải nghiệp tương ưng của Tiến giác?

Đáp: Nếu Tiến giác không phải tương ưng “tư”, thân xuất phát vượt qua, gọi là chẳng phải nghiệp tương ưng của Tiến giác.

Hỏi: Thế nào là nghiệp tương ưng của Trừ giác?

Đáp: Nếu Trừ giác tâm tương ưng với “tư”, tâm lạc, tâm nhu hòa, tâm khinh an, tâm mềm dịu, tâm trừ, gọi là nghiệp tương ưng của Trừ giác.

Thế nào là chẳng phải nghiệp tương ưng của Trừ giác?

Đáp: Nếu trừ giác không phải thân tương ưng “tư”, thân lạc, thân nhu hòa, thân nhẹ nhàng, thân mềm mại, thân trừ, đó gọi là chẳng phải nghiệp tương ưng của Trừ giác.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu nghiệp chung, bao nhiêu chẳng phải nghiệp chung?

Đáp: Tất cả đều là nghiệp chung, tất cả đều tùy nghiệp chuyển.

Bảy giác có bao nhiêu nhân, bao nhiêu chẳng phải nhân?

Đáp: Tất cả đều là nhân.

Bảy giác có bao nhiêu giác có nhân, bao nhiêu giác không có nhân?

Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả có đầu mối, tất cả có duyên, tất cả là hữu vi.

Bảy giác có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng biết?

Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết.

Bảy giác có bao nhiêu thức, bao nhiêu không phải thức?

Đáp: Tất cả đều là ý thức, như sự nhận thức.

Bảy giác có bao nhiêu giải, bao nhiêu không phải giải?

Đáp: Tất cả đều là giải, như sự thấy biết.

Bảy giác có bao nhiêu rõ biết, bao nhiêu không phải rõ biết?

Đáp: Tất cả đều là rõ biết, như sự thấy biết.

Bảy giác có bao nhiêu dứt trí biết, bao nhiêu chẳng phải dứt trí biết?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải dứt trí biết.

Bảy giác có bao nhiêu tu, bao nhiêu chẳng phải tu?

Đáp: Tất cả đều là tu.

Bảy giác có bao nhiêu chứng, bao nhiêu không phải chứng?

Đáp: Tất cả đều là chứng, như sự thấy biết.

Bảy giác có bao nhiêu giác là thiện, bao nhiêu giác là bất thiện, bao nhiêu giác là vô ký?

Đáp: Tất cả đều là thiện.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác là học, bao nhiêu giác là Vô học, bao nhiêu giác là Phi học, phi Vô học?

Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc học, hoặc Vô học.

Hỏi: Thế nào là Niệm giác học?

Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người, đường khác, thấy lỗi của hành, quán vắng lặng của Niết-bàn sự, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, xa lìa phiền não. Người Kiến học hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ chứng quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm nếu thật là người, hoặc thú hướng các loài, nếu nhớ nghĩ quả A-na-hàm, niệm vi tế, niệm trụ thuận không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, không phải căn chậm lụt, nghĩ đến niệm căn, niệm lực, chánh niệm, gọi là Niệm giác học.

Hỏi: Thế nào là Niệm giác Vô học?

Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc các loài, nếu niệm nhớ nghĩ, niệm vi tế, niệm thuận, niệm trụ không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không đoạt, không chậm lụt, căn cơ không chậm lụt, nghĩ đến niệm căn, niệm lực, chánh niệm, gọi là Niệm giác Vô học.

Trạch pháp, tiến, hỷ, trừ, định, xả giác cũng như thế.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu báo, bao nhiêu pháp báo, bao nhiêu chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của Niệm giác?

Đáp: Niệm giác không có báo, gọi là báo của Niệm giác.

Báo của niệm giác là gì?

Đáp: Người Kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được quả A-la-hán, hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu niệm nhớ nghĩ, niệm vi tế, niệm trụ thuận, không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, căn cơ không chậm lụt, nghĩ đến niệm căn, niệm lực, chánh niệm, gọi báo của Niệm giác.

Thế nào pháp báo của Niệm giác?

Đáp: Niệm giác có báo, gọi là pháp báo của Niệm giác.

Pháp báo của Niệm giác là gì?

Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người, cõi khác, quán sự vắng lặng của Niếtbàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa giải muốn giải, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Hoặc thật là người, hoặc các loài, nếu nghĩ nhớ, niệm vi tế, niệm trụ thuận không quên, niệm nối tiếp nhau không mất, không bị đoạt, không chậm lụt, căn cơ không chậm lụt, nghĩ đến niệm căn, niệm lực, chánh niệm, gọi là pháp báo của Niệm giác.

Trạch pháp, tiến, hỷ, trừ, định, xả giác cũng như vậy.

Hỏi: Bảy giác có bao nhiêu giác là kiến đoạn, bao nhiêu giác là tư duy đoạn, bao nhiêu giác không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Bảy giác có bao nhiêu nhân của kiến đoạn, bao nhiêu nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Bảy giác có bao nhiêu giác hệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu giác hệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu giác hệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu giác không hệ thuộc?

Đáp: Tất cả đều không hệ thuộc.

Bảy giác có bao nhiêu giác thuộc quá khứ, bao nhiêu giác thuộc vị lai, bao nhiêu giác thuộc hiện tại? Bao nhiêu giác không thuộc quá khứ, không thuộc vị lai, không thuộc hiện tại?

Đáp: Tất cả đều gồm ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Thế nào là Niệm giác quá khứ?

Đáp: Nếu niệm giác sinh rồi diệt, gọi là niệm giác quá khứ.

Niệm giác vị lai là gì?

Đáp: Niệm giác chưa sinh, chưa phát ra, gọi là niệm giác vị lai.

Hỏi: Thế nào là niệm giác hiện tại?

Đáp: Niệm giác sinh chưa diệt, gọi là niệm giác hiện tại. Trạch pháp giác cho đến xả giác, cũng như vậy.

Phẩm 7: PHẨM BẤT THIỆN CĂN THUỘC PHẦN VẤN

Hỏi: Có bao nhiêu căn bất thiện?

Đáp: Có ba.

Những gì là ba?

Đáp: Căn bất thiện tham, căn bất thiện sân, căn bất thiện si.

Hỏi: Thế nào là căn bất thiện tham?

Đáp: Trông mong gọi là căn bất thiện tham.

Căn bất thiện tham là gì?

Đáp: Ái, hỷ trong năm dục, ái sắc vừa ý, dục nhiễm nối tiếp nhau. Nhãn thức ái hỷ sắc, sắc ái vừa ý, dục nhiễm nối tiếp nhau, thức xúc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân hỷ ái vừa ý, ái sắc dục nhiễm nối nhau. Dục của người khác, sắc của người khác, của cải của người khác, vợ người khác, đồng nữ của người khác mà trông mong được. Nếu tâm tham, tham đắm tương ưng với tham, trông mong ái, tức tâm nhiễm dục, nhiễm đến tột đỉnh và còn nhiều hơn nữa những pháp có thể tham. Nếu tham, tham nhiều, tham đến tận cùng, tham trông mong ái, tâm dục nhiễm, nhiễm nặng, nhiễm đến tột đỉnh nhiễm dục, đó gọi là căn bất thiện tham.

Hỏi: Thế nào là căn bất thiện sân?

Đáp: Phẫn nộ gọi là căn bất thiện sân.

Căn bất thiện sân là gì?

Đáp: Nếu ít chúng sinh, hoặc nhiều chúng sinh gây ra tổn hại, trói buộc, tạo nên mọi nỗi khốn khổ, nếu giận dữ, càng giận dữ, giận dữ đến tột đỉnh, tương ưng với căm giận, tức giận, với tâm oán ghét, hận thù nhau, không yêu thương, không xót thương, không có lợi ích cho chúng sinh và các pháp giận dữ khác. Nếu sự giận dữ, giận dữ nặng, giận dữ đến tột đỉnh, tương ưng với căm giận, tức giận, với lòng oán ghét não hại, giận dữ căm ghét nhau, không yêu thương, không xót thương, không có pháp lợi ích, gọi là căn bất thiện sân.

Hỏi: Thế nào là căn bất thiện si?

Đáp: Vô minh gọi là căn bất thiện si.

Căn bất thiện si là gì?

Đáp: Không biết khổ, tập, diệt, đạo, không biết quá khứ, không biết vị lai, không biết quá khứ, vị lai, không biết trong, không biết ngoài, không biết những lỗi lầm tai hại của vị tập, diệt, của sáu xúc nhập trong, ngoài, không biết xuất ly như thật, không biết như vậy. Không biết nghiệp báo, không biết duyên thiện, bất thiện, vô ký, đen, trắng, có duyên, không có duyên, có ánh sáng, không có ánh sáng, tạo tác, không tạo tác, thân không thân. Nếu si đoạt tâm trong pháp ấy, thì đúng là tâm bị đoạt, bị ngăn ngại che lấp tối tăm, hoang sơ, cấu uế ràng buộc tâm, ngu si, vẩn đục, vô minh, dòng chảy vô minh, vực thẳm vô minh sử vô minh, không biết, không thấy, không có giải, không có thoát, không có phương tiện và trong pháp khác, nếu si đoạt tâm, tức là tâm đã bị đoạt, bị ngăn ngại, che lấp, mờ tối, cho đến không biết, không thấy, không có giải, không có thoát, không có phương tiện, gọi là căn bất thiện si.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng phải sắc?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải sắc.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn có thể thấy, bao nhiêu căn không thể thấy?

Đáp: Tất cả đều không thể thấy.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu có đối, bao nhiêu không có đối?

Đáp: Tất cả đều không có đối.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn Thánh, bao nhiêu căn không phải Thánh?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải Thánh.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Tất cả đều hữu lậu, tất cả đều có ái, tất cả đều có mong cầu, tất cả sẽ mong cầu, tất cả có nhận lấy, tất cả có vượt hơn.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu thọ lãnh, bao nhiêu không thọ lãnh?

Đáp: Tất cả đều không thọ lãnh, tất cả đều là ngoài.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo?

Đáp: Tất cả đều có báo.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu tâm, bao nhiêu chẳng phải tâm?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là tâm tương ưng, bao nhiêu căn không phải tâm tương ưng?

Đáp: Tất cả đều là tâm tương ưng.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở?

Đáp: Tất cả đều là tâm sở.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu duyên, bao nhiêu không phải duyên?

Đáp: Tất cả đều là duyên.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là tâm chung, bao nhiêu căn là tâm không chung?

Đáp: Tất cả đều là tâm chung, tất cả đều tùy tâm chuyển.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu nghiệp, bao nhiêu chẳng phải nghiệp?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu nghiệp tương ưng, bao nhiêu chẳng phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Tất cả đều là nghiệp tương ưng.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu nghiệp chung, bao nhiêu nghiệp không chung?

Đáp: Tất cả đều là nghiệp chung, tất đều tùy nghiệp chuyển.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn có nhân, bao nhiêu căn không có nhân?

Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả có đầu mối, tất cả đều có duyên, tất cả đều là hữu vi.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu biết, bao nhiêu chẳng biết?

Đáp: Tất cả đều là thấy, biết biết như sự, tất cả thức, ý thức như sự tất cả giải, tất cả liễu.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu dứt trí biết, bao nhiêu chẳng phải dứt trí biết?

Đáp: Tất cả đều là dứt trí biết, tất cả dứt.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là tu, bao nhiêu căn không phải tu?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tu.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là chứng, bao nhiêu căn không phải chứng?

Đáp: Tất cả đều là chứng, thấy biết như sự.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là thiện, bao nhiêu căn là bất thiện, bao nhiêu căn là vô ký?

Đáp: Tất cả đều là bất thiện.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là hữu học, bao nhiêu căn là Vô học, bao nhiêu căn là Phi học, phi Vô học?

Đáp: Tất cả đều là phi học, phi Vô học.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn là báo, bao nhiêu căn là pháp báo, bao nhiêu căn chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Tất cả đều là pháp báo.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tư duy đoạn, bao nhiêu không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là kiến đoạn của căn bất thiện tham?

Đáp: Là căn bất thiện tham, là nhân của kiến đoạn, căn bất thiện tham, gọi là kiến đoạn của căn bất thiện tham.

Tư duy đoạn của căn bất thiện tham là gì?

Đáp: Là căn bất thiện tham, nhân tư duy đoạn của căn bất thiện tham, gọi là tư duy đoạn của căn bất thiện tham.

Căn bất thiện sân, si cũng như vậy.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu căn lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu căn lệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Có Hai căn là thuộc cõi Dục, một căn gồm ba phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc.

Hai căn lệ thuộc cõi Dục là gì?

Đáp: Căn bất thiện tham, căn bất thiện sân, gọi là hai căn lệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là một căn gồm ba phần: hoặc là thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Căn bất thiện si gọi là một căn gồm ba phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc.

Căn bất thiện si lệ thuộc cõi Dục là sao?

Đáp: Căn bất thiện si hữu lậu, dục lậu, gọi là lệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là căn bất thiện si lệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Căn bất thiện si hữu lậu, sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Sắc.

Căn bất thiện si lệ thuộc cõi Vô sắc là sao?

Đáp: Căn bất thiện si hữu lậu, vô sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Vô sắc.

Ba căn bất thiện có bao nhiêu căn quá khứ, bao nhiêu căn vị lai, bao nhiêu căn hiện tại, bao nhiêu căn không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại?

Đáp: Tất cả đều gồm ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Thế nào là căn bất thiện tham quá khứ?

Đáp: Căn bất thiện tham, sinh rồi diệt, gọi là quá khứ.

Căn bất thiện tham vị lai là gì?

Đáp: Căn bất thiện tham chưa sinh, chưa phát ra, gọi là vị lai.

Hỏi: Thế nào là căn bất thiện tham hiện tại?

Đáp: Căn bất thiện tham sinh chưa diệt, gọi là hiện tại.

Căn bất thiện sân, si cũng như vậy.

Phẩm 8: PHẨM THIỆN CĂN THUỘC PHẦN VẤN

Hỏi: Có bao nhiêu căn thiện?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Những gì là ba?

Đáp: Căn thiện vô tham, căn thiện vô sân, căn thiện vô si.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô tham?

Đáp: Không mong mỏi gọi là căn thiện vô tham (căn thiện không có tham).

Căn thiện vô tham là gì?

Đáp: Tâm có thể chịu đựng lìa tham, gọi là căn thiện vô tham.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô tham?

Đáp: Dục nhiễm của ái sắc vừa ý, hỷ ái trong năm dục nối tiếp nhau. Ái hỷ sắc của nhãn thức, dục nhiễm của ái sắc vừa ý nối tiếp nhau. Ái hỷ xúc của nhãn thức, dục nhiễm của ái sắc vừa ý nối tiếp nhau cho đến nhĩ, tỷ, thiệt thân thức cũng vậy. Dục của người khác, sắc của người khác, của cải, thê, thiếp, con gái, vật cần dùng của người khác, không trông mong được, không tham, tâm không vướng bận, không tham mong mỏi, không yêu, không nhiễm dục, không là tâm dục nhiễm nặng, cuối cùng không nhiễm dục và pháp khác, không tham, không tham nữa, cuối cùng không tham, không trông mong, không ái, không dục nhiễm, không dục nhiễm lại, rốt ráo không tham, không trông mong, không ái, không dục nhiễm, không dục nhiễm lại, rốt ráo không dục nhiễm, gọi là căn thiện vô tham.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô sân?

Đáp: Tâm có thể chịu đựng, lìa giận dữ, gọi là căn thiện vô sân.

Hỏi: Căn thiện vô sân là sao?

Đáp: Tâm chịu đụng được lìa sân, gọi là gốc thiện vô sân.

Hỏi: Thế nào là gốc thiện vô sân

Đáp: Nếu ít chúng sinh, nhiều chúng sinh, chúng sinh này không gây tổn hại, không đóng nhốt, không trói buộc, không gây ra mọi nỗi khổ, không giận, không lại giận, rốt ráo tâm không giận, không nên giận, không phẫn nộ, không giận tức, không oán ghét, tâm không não loạn, không oán ghét nhau, thương xót, làm lợi ích cho chúng sinh, và các pháp khác, không giận dữ, không còn giận dữ, rốt ráo tâm không giận dữ, không nên giận dữ, không phẫn nộ, không giận tức, không oán ghét, tâm không não loạn, không giận dữ, không oán ghét nhau, thương xót, làm lợi ích cho chúng sinh, gọi là căn thiện vô sân.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si?

Đáp: Lìa vô minh gọi là căn thiện vô si.

Căn thiện vô si là gì?

Đáp: Tâm chịu đựng được lìa si, gọi là căn thiện vô si.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si?

Đáp: Biết khổ, tập, diệt, đạo, biết quá khứ, biết vị lai, biết quá khứ, vị lai, biết trong, biết ngoài, biết trong, ngoài, nhận biết lỗi lầm tai hại của vị tập, diệt, thuộc sáu xúc nhập, nhận biết xuất ly như thật, biết như thế. Biết nghiệp báo, biết duyên, biết thiện, bất thiện, vô ký, biết đen, trắng, có duyên, không có duyên, có ánh sáng, không có ánh sáng, làm, không làm, thân, không thân. Trong pháp quá khứ, không có si, không đoạt, không đoạt tâm, không tương ưng, không ngăn ngại, không che lấp, không mờ tối, không có rối loạn, không có triền buộc ràng, tâm không si mê, không vẩn đục, sáng suốt, ánh sáng ngọn lửa soi rọi tri kiến, phương tiện giải thoát, huệ nhãn, huệ căn, huệ lực, trạch pháp, chánh giác, chánh kiến. Va trong pháp khác, không có si, không đoạt, không đoạt tâm, tương ưng với không có chướng ngại, không có che lấp, không có tối tăm, cho đến chánh giác, chánh kiến, gọi là căn thiện vô si.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn sắc, bao nhiêu căn chẳng phải sắc?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải sắc.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn có thể thấy, bao nhiêu căn không thể thấy?

Đáp: Tất cả đều không thể thấy.

Ba căn thiện, bao nhiêu căn có đối, bao nhiêu căn không có đối?

Đáp: Tất cả đều không có đối.

Ba căn thiện có bao nhiêu Thánh, bao nhiêu chẳng phải Thánh?

Đáp: Hai căn chẳng phải Thánh, một căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh.

Hai căn chẳng phải Thánh là gì?

Đáp: Căn thiện vô tham, căn thiện vô sân, đó gọi là hai căn chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là một căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh?

Đáp: Căn thiện vô si gọi là một căn có hai phần: hoặc Thánh, hoặc chẳng phải Thánh.

Căn thiện vô si chẳng phải Thánh là sao?

Đáp: Căn thiện vô si là hữu lậu, gọi là căn thiện vô si chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si chẳng phải Thánh?

Đáp: Căn thiện vô si của phi học, phi Vô học, gọi là căn thiện vô si chẳng phải Thánh.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si của Thánh?

Đáp: Căn thiện vô si vô lậu, gọi là căn thiện vô si của Thánh.

Căn thiện vô si của Thánh là sao?

Đáp: Tín căn tương ưng với căn thiện vô si, gọi là căn thiện vô si của bậc Thánh.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si của bậc Thánh?

Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, Kiên tín, Kiên pháp, và người, ở đường khác, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, xa lìa phiền não. Người kiến học hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, liền được quả A-la-hán, hoặc thú hướng, hoặc không có si, gọi là căn thiện vô si của bậc Thánh. Hữu lậu, vô lậu, có ái, không có ái, có mong cầu, không có mong cầu, sẽ nhận lấy, không phải sẽ nhận lấy, có nhận lấy, không có nhận lấy, có vượt hơn, không có vượt hơn, cũng như vậy.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là thọ, bao nhiêu căn chẳng phải thọ?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải thọ, tất cả đều là ngoài.

Ba căn thiện bao nhiêu căn có báo, bao nhiêu căn không có báo?

Đáp: Hai căn có báo, một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo.

Hỏi: Thế nào là hai căn có báo?

Đáp: Vô tham, vô sân là hai căn có báo.

Một căn hai gồm phần: hoặc có báo, hoặc không có báo là gì?

Đáp: Căn thiện Vô si gọi là một căn có hai phần: hoặc có báo, hoặc không có báo.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si có báo?

Đáp: Pháp báo của căn thiện vô si gọi là có báo của căn thiện vô si.

Căn thiện vô si có báo là gì?

Đáp: Người Hữu học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người hoặc thú hướng, hoặc không có si, gọi là căn thiện vô si có báo.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si không có báo?

Đáp: Báo của căn thiện vô si gọi là căn thiện vô si không có báo.

Căn thiện vô si không có báo là gì?

Đáp: Người kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc cõi không có si, gọi là căn thiện vô si không có báo.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là tâm, bao nhiêu căn chẳng phải tâm?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm.

Ba căn thiện có bao nhiêu tâm tương ưng, bao nhiêu chẳng phải tâm tương ưng?

Đáp: Tất cả đều là tâm tương ưng.

Ba căn thiện có bao nhiêu tâm sở, bao nhiêu chẳng phải tâm sở?

Đáp: Tất cả đều là tâm sở.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là duyên, bao nhiêu căn không phải duyên?

Đáp: Tất cả đều là duyên.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là tâm chung, bao nhiêu căn là tâm không chung?

Đáp: Tất cả đều là tâm chung, tất cả đều tùy tâm chuyển.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là nghiệp, bao nhiêu căn chẳng phải nghiệp?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là nghiệp tương ưng, bao nhiêu căn chẳng phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Tất cả đều là nghiệp tương ưng.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là nghiệp chung, bao nhiêu căn chẳng phải nghiệp chung?

Đáp: Tất cả đều là nghiệp chung, tất cả đều tùy nghiệp chuyển.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là nhân, bao nhiêu căn chẳng phải nhân?

Đáp: Tất cả đều là nhân.

Ba căn thiện bao nhiêu căn có nhân, bao nhiêu căn không có nhân?

Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả có đầu mối, tất cả có duyên, tất cả đều là hữu vi.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là biết, bao nhiêu căn không biết?

Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là thức, bao nhiêu căn không phải thức?

Đáp: Tất cả đều là thức, ý thức như sự nhận thức, tất cả giải, tất cả đều rõ biết.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là dứt trí biết, bao nhiêu căn không phải dứt trí biết?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải dứt trí biết, tất cả đều chẳng phải dứt.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là tu, bao nhiêu căn không phải tu?

Đáp: Tất cả đều là tu.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là chứng, bao nhiêu căn không phải chứng?

Đáp: Tất cả đều là chứng, như sự thấy biết.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là thiện, bao nhiêu căn là phi thiện, bao nhiêu căn là vô ký?

Đáp: Tất cả đều là thiện.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là học, bao nhiêu căn là Vô học, bao nhiêu phi học, phi Vô học?

Đáp: Hai căn là phi học, phi Vô học, một căn gồm ba phần: hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học.

Hỏi: Thế nào là hai căn phi học, phi Vô học?

Đáp: Vô tham, vô sân gọi là hai căn phi học, phi Vô học.

Thế nào là một căn gồm ba phần, hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học?

Đáp: Căn thiện vô si gọi là một căn gồm ba phần: hoặc học, hoặc Vô học, hoặc phi học, phi Vô học.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si học?

Đáp: Căn thiện vô si, nếu Thánh phi Vô học, gọi là căn thiện vô si học.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si học?

Đáp: Là tín căn tương ưng với căn thiện vô si.

Căn thiện vô si học là gì?

Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh, hoặc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người Kiến học, hoặc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Sa-môn, như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Nếu thật là người hoặc thú hướng, hoặc căn thiện vô si, gọi là căn thiện vô si học.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si Vô học?

Đáp: Căn thiện vô si, nếu là Thánh phi học, đó gọi là căn thiện vô si Vô học.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si Vô học?

Đáp: Tín căn của Vô học tương ưng với căn thiện vô si, gọi là căn thiện vô si Vô học.

Căn thiện vô si Vô học là gì?

Đáp: Người Vô học muốn được quả A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được pháp của bậc Thánh, tu đạo, trí quán đầy đủ. Nếu địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc cõi không có si, gọi là căn thiện vô si Vô học.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si phi học, phi Vô học?

Đáp: Là căn thiện vô si chẳng phải bậc Thánh, gọi là căn thiện vô si phi học, phi Vô học.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là báo, bao nhiêu căn là pháp báo, bao nhiêu căn là không phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Có hai căn là pháp báo, một căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo.

Hỏi: Thế nào là hai căn là pháp báo?

Đáp: Vô tham, vô sân gọi là hai pháp báo.

Một căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo là gì?

Đáp: Căn thiện vô si là một căn có hai phần: hoặc báo, hoặc pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của căn thiện vô si?

Đáp: Căn thiện vô si không có báo, gọi là báo của căn thiện vô si.

Hỏi: Thế nào là báo của căn thiện vô si?

Đáp: Người Kiến học Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả Samôn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, người Vô học muốn được A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, thì sẽ được quả A-la-hán. Nếu thật là người hoặc thú hướng không có si, gọi là báo của căn thiện vô si.

Hỏi: Thế nào là pháp báo của căn thiện vô si?

Đáp: Căn thiện vô si có báo, gọi là pháp báo của căn thiện vô si.

Pháp báo của căn thiện vô si là gì?

Đáp: Người Hữu học lìa kiết sử tâm Thánh nhập đạo Thánh, bậc Kiên tín, Kiên pháp và người ở đường khác, thấy lỗi của hành, quán sự vắng lặng của Niết-bàn, quán như thật về khổ tập, diệt, đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Người Vô học muốn được A-la-hán, chưa được pháp của bậc Thánh, muốn được tu đạo. Nếu thật là người hoặc hướng về không có si, gọi là pháp báo của căn thiện vô si.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là kiến đoạn, bao nhiêu căn là tư duy đoạn, bao nhiêu căn không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Ba căn thiện có bao nhiêu nhân của kiến đoạn, bao nhiêu nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn là lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu căn là lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu lệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu căn không lệ thuộc?

Đáp: Hai căn lệ thuộc cõi Dục, một căn gồm bốn phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là hai căn lệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Vô tham, vô sân gọi là hai căn lệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là một căn gồm bốn phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc?

Đáp: Căn thiện vô si gọi là một căn gồm bốn phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc lệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc.

Căn thiện vô si lệ thuộc cõi Dục là gì?

Đáp: Căn thiện vô si hữu lậu, dục lậu, gọi là lệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si lệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Căn thiện vô si hữu lậu, sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Sắc.

Căn thiện vô si lệ thuộc cõi Vô sắc là gì?

Đáp: Căn thiện vô si hữu lậu, vô sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô si không lệ thuộc?

Đáp: Căn thiện vô si vô lậu của bậc Thánh, gọi là không lệ thuộc.

Ba căn thiện có bao nhiêu căn quá khứ, bao nhiêu căn vị lai, bao nhiêu căn hiện tại, bao nhiêu căn không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại?

Đáp: Tất cả đều gồm ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tai.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô tham quá khứ?

Đáp: Căn thiện vô tham sinh, rồi diệt, gọi là quá khứ.

Căn thiện vô tham vị lai là gì?

Đáp: Căn thiện vô tham chưa sinh, chưa phát ra, gọi là vị lai.

Hỏi: Thế nào là căn thiện vô tham hiện tại?

Đáp: Căn thiện vô tham sinh mà chưa diệt, gọi là hiện tại. Căn thiện vô sân, vô si cũng vậy.

Phẩm 9: PHẨM ĐẠI THUỘC PHẦN VẤN

Hỏi: Có bao nhiêu đại?

Đáp: Có bốn.

Bốn đại ấy là gì?

Đáp: Địa, thủy, hỏa, phong đại.

Hỏi: Thế nào là địa đại?

Đáp: Có hai thứ địa đại: Địa đại bên trong, và địa đại bên ngoài.

Địa đại bên trong là thế nào?

Đáp: Nếu trong thân tách riêng phần cứng, thọ nhận phần cứng như: xương, răng, móng, tóc, lông, da tươi đẹp, da thịt, gân, lá lách, thận, gan, phổi, tim, ruột, dạ dày, đại tràng, tiểu tràng, bụng lớn, bụng nhỏ, phân cứt. Thân này và trong những phần khác của thân thọ nhận phần cứng gọi là địa đại phần trong.

Địa đại bên ngoài là thế nào?

Đáp: Ngoài thân này, không phải thọ nhận phần cứng, như là:

tính chất đồng, sắt, chì, thiếc, bạch lạp, vàng, bạc, chân châu, lưu ly, vỏ ốc, bích ngọc, san hô, bảo bối, ngọc châu, cát, đá, đất, ruộng muối, đá, phân, rác, tro, đất đai, cỏ, cây, nhánh, lá, cọng, lóng và không phải thọ nhận chất cứng ngoài khác, gọi là địa đại bên ngoài.

Địa đại bên trong, địa đại bên ngoài như thế, gọi là địa đại.

Hỏi: Thế nào là thủy đại?

Đáp: Có hai thứ thủy đại: thủy đại bên trong và thủy đại bên ngoài.

Thủy đại bên trong là gì?

Đáp: Thọ nhận bên trong thân như: nước, mồ hôi, nước miếng, đàm dãi, mật, gan, mỡ, tủy, não, mỡ lá, nước mắt, nước mũi, mủ, máu, tiểu tiện và trong những phần khác của thân có thọ nhận sự thấm ướt v.v…, gọi là thủy đại bên trong.

Thủy đại bên ngoài là thế nào?

Đáp: Ngoài những chất nước không phải trong thân thọ nhận như: bỏ dầu, bơ sống, hắc mật, thạch mật, sữa, lạc, rượu cất, rượu mía, rượu mật, và nước, chất béo, ngoài khác, không phải trong thân thọ nhận, gọi là thủy đại bên ngoài.

Thủy đại bên trong, thủy đại bên ngoài như thế, gọi là thủy đại.

Hỏi: Thế nào là hỏa đại?

Đáp: Có hai thứ hỏa đại: hỏa đại bên trong, và hỏa đại bên ngoài.

Hỏa đại bên trong là gì?

Đáp: Là phần nóng, chịu nóng ở trong thân, như hơi nóng có thể đốt, hơi nóng trong thân như ăn, uống, tiêu hóa v.v… và những phần khác trong thân có nhận tánh nóng này, gọi là hỏa đại bên trong.

Hỏa đại bên ngoài là thế nào?

Đáp: Ngoài những phần nóng, chịu nóng thọ nhận trong thân là nhiệt của lửa, nhiệt lượng của mặt trời, nhiệt của ngọc châu, nhiệt của nhà, nhiệt của tường, nhiệt của núi, hơi nóng của lúa, nhiệt của cỏ, nhiệt của gỗ, nhiệt của phân, nước tiểu bò và nhiệt lượng của thứ khác không phải trong thân thọ nhận, gọi là hỏa đại bên ngoài.

Hỏa đại bên trong, hỏa đại bên ngoài như thế, gọi là hỏa đại.

Hỏi: Thế nào là phong đại?

Đáp: Có hai thứ phong đại: phong đại bên trong và phong đại bên ngoài.

Hỏi: Thế nào là phong đại bên trong?

Đáp: Thân thọ nhận gió: gió trên, gió dưới, gió theo khớp xương, gió xoắn hai chân, gió trong gân cốt, gió thở ra gió thở vào, và những phần khác trong thân riêng thọ nhận gió, gọi là phong đại bên trong.

Hỏi: Thế nào là phong đại bên ngoài?

Đáp: Gió ngoài không phải trong thân thọ nhận: gió Đông, gió Nam, gió Tây, gió Bắc, gió có bụi xen lẫn, gió không có bụi xen lẫn, gió lạnh, gió nóng, gió đen, gió, gió xoáy, ẩm ướt, gió của đất chuyển động và gió ngoài khác không phải trong thân thọ nhận, gọi là phong đại bên ngoài.

Phong đại bên trong, và phong đại bên ngoài như thế, gọi là phong đại.

Bốn đại có bao nhiêu đại là sắc, bao nhiêu đại chẳng phải sắc?

Đáp: Tất cả đều là sắc.

Bốn đại có bao nhiêu đại có thể thấy, bao nhiêu đại không thể thấy?

Đáp: Tất cả đều không thể thấy.

Bốn đại có bao nhiêu có đối, bao nhiêu không có đối?

Đáp: Tất cả đều có đối.

Bốn đại, có bao nhiêu đại là Thánh, bao nhiêu đại chẳng phải Thánh?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải Thánh.

Bốn đại có bao nhiêu đại hữu lậu, bao nhiêu đại vô lậu?

Đáp: Tất cả đều hữu lậu, tất cả có ái, tất cả có mong cầu, tất cả sẽ nhận lấy, tất cả có nhận lấy, tất cả có vượt hơn.

Bốn đại có bao nhiêu đại là thọ, bao nhiêu đại chẳng phải thọ?

Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc thọ, hoặc chẳng phải thọ.

Hỏi: Thế nào là thọ của địa đại?

Đáp: Địa đại nếu bên trong là thọ của địa đại.

Thọ của địa đại là gì?

Đáp: Pháp nghiệp của địa đại, báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã gọi là thọ của địa đại.

Hỏi: Thế nào là địa đại chẳng phải thọ?

Đáp: Địa đại bên ngoài, gọi là địa đại chẳng phải thọ.

Thủy, hỏa, phong đại cũng như thế.

Bốn đại bao nhiêu đại có báo, bao nhiêu đại không có báo?

Đáp: Tất cả đều không có báo.

Bốn đại có bao nhiêu đại là tâm, bao nhiêu đại không phải tâm?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm.

Bốn đại có bao nhiêu đại là tâm tương ưng, bao nhiêu đại không phải tâm tương ưng?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm tương ưng.

Bốn đại có bao nhiêu đại là tâm sở, bao nhiêu đại chẳng phải tâm sở?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm sở.

Bốn đại có bao nhiêu đại duyên, bao nhiêu đại không phải duyên?

Đáp: Tất cả đều không phải duyên.

Bốn đại có bao nhiêu đại là tâm chung, bao nhiêu đại tâm không chung?

Đáp: Tất cả đều là tâm không chung, tất cả đều không tùy tâm chuyển.

Bốn đại có bao nhiêu đại là nghiệp, bao nhiêu đại không phải nghiệp?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp.

Bốn đại có bao nhiêu đại là nghiệp tương ưng, bao nhiêu đại không phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp tương ưng.

Bốn đại, có bao nhiêu đại là nghiệp chung, bao nhiêu đại không phải nghiệp chung?

Đáp: Tất cả đều là nghiệp không chung, tất cả đều không tùy nghiệp chuyển.

Bốn đại có bao nhiêu đại là nhân, bao nhiêu đại không phải nhân?

Đáp: Tất cả đều là nhân.

Bốn đại có bao nhiêu đại có nhân, bao nhiêu đại không có nhân?

Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả đều có đầu mối, tất cả đều có duyên, tất cả đều hữu vi.

Bốn đại có bao nhiêu đại là biết, bao nhiêu đại không biết?

Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết.

Bốn đại có bao nhiêu đại là thức, bao nhiêu đại không phải thức?

Đáp: Tất cả đều là thức, như sự nhận thức, tất cả liễu, như sự thấy biết.

Bốn đại có bao nhiêu đại là dứt trí biết, bao nhiêu đại không phải dứt trí biết?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải dứt trí biết.

Bốn đại có bao nhiêu đại là tu, bao nhiêu đại không phải tu?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tu.

Bốn đại có bao nhiêu đại là chứng, bao nhiêu đại không phải chứng?

Đáp: Tất cả đều là chứng, như sự thấy biết.

Bốn đại có bao nhiêu đại là thiện, bao nhiêu đại là bất thiện, bao nhiêu đại là vô ký?

Đáp: Tất cả đều vô ký.

Bốn đại có bao nhiêu đại là học, bao nhiêu đại là Vô học, bao nhiêu đại là Phi học, phi Vô học?

Đáp: Tất cả đều phi học, phi Vô học.

Bốn đại có bao nhiêu đại là báo, bao nhiêu đại là pháp báo, bao nhiêu đại không phải báo, không phải pháp báo?

Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc báo, hoặc chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Hỏi: Thế nào là báo của địa đại?

Đáp: Thọ của địa đại, gọi báo của địa đại.

Báo của địa đại là gì?

Đáp: Pháp nghiệp của địa đại là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần ngã gọi là báo của địa đại.

Hỏi: Thế nào là địa đại chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Địa đại bên ngoài, gọi địa đại chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo.

Thủy, hỏa, phong đại cũng như thế.

Bốn đại có bao nhiêu đại là kiến đoạn, bao nhiêu đại là tư duy đoạn, bao nhiêu đại không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Bốn đại có bao nhiêu đại là nhân của kiến đoạn, bao nhiêu đại là nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu đại không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều gồm ba phần: hoặc nhân của kiến đoạn, hoặc nhân của tư duy đoạn, hoặc chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Thế nào là nhân kiến đoạn của địa đại?

Đáp: Nếu là pháp báo kiến đoạn của địa đại, gọi là nhân của kiến đoạn của địa đại.

Hỏi: Thế nào là nhân tư duy đoạn của địa đại?

Đáp: Pháp báo nhân tư duy đoạn của địa đại, gọi là nhân tư duy đoạn của địa đại.

Thế nào là chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn của đại địa ?

Đáp: Địa đại, báo của pháp thiện chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, gọi là chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn của đại địa.

Thủy, hỏa, phong đại cũng như thế.

Bốn đại có bao nhiêu đại lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu đại lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu đại lệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu đại không lệ thuộc?

Đáp: Tất cả đều có hai phần: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Thế nào là địa đại lệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Địa đại hữu lậu, dục lậu, gọi là lệ thuộc cõi Dục.

Địa đại lệ thuộc cõi Sắc là gì?

Đáp: Địa đại hữu lậu, sắc lậu, gọi là lệ thuộc cõi Sắc.

Thủy, hỏa, phong đại cũng như vậy.

Bốn đại có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại?

Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Thế nào là địa đại quá khứ?

Đáp: Địa đại sinh rồi diệt, gọi là quá khứ.

Địa đại vị lai ra sao?

Đáp: Là địa đại chưa sinh, chưa phát ra, gọi là vị lai.

Địa đại hiện tại là thế nào?

Đáp: Địa đại sinh chưa diệt, gọi là hiện tại.

Thủy đại, hỏa đại, phong đại cũng như vậy.

Phẩm 10: PHẨM ƯU-BÀ-TẮC THUỘC PHẦN VẤN

Hỏi: Là Ưu-bà-tắc chăng?

Đáp: Phải.

Là Ưu-bà-tắc của ai?

Đáp: Là Ưu-bà-tắc của Phật.

Là Phật nào?

Đáp: Phật Thích Ca Mâu Ni.

Cái gì huân tập (hun đúc) Ưu-bà-tắc này?

Đáp: Là pháp.

Pháp nào?

Đáp: Lìa dục.

Lìa dục là gì?

Đáp: Diện tận.

Diệt tận là gì?

Đáp: Là Niết-bàn.

Có những điều kiện nào mới được gọi là Ưu-bà-tắc?

Đáp: Nếu người nam có các căn đầy đủ, tâm không lầm lẫn, không bị khổ ép ngặt, muốn làm Ưu-bà-tắc, hướng về tâm tôn thượng, hướng về tâm ấy làm chánh, dựa vào sự buông xả người kia được tâm hỷ lạc. Pháp luân của Phật kia chưa xoay chuyển, chưa có chúng tăng, người kia miệng thọ lãnh hai giáo: Quy y Phật, quy y Pháp. Thọ nhận hai ngữ này rồi, liền được gọi là Ưu-bà-tắc, như kệ nói:

Lìa phiền não sử nhơ
Chứng thường tịch bậc nhất
Hàng phục xứng vô lượng
Nói cho Đề-vị kia
Quy Phật và quy Pháp
Báu vô thượng lìa nhơ,
Chưa có báu thứ ba
Dạy cho nương hai báu.
Không bị dục tổn hại
Đại tiên không bỏn sẻn
Nghĩa pháp này nên thế
Đại tiên không hủy tăng.

Bánh xe Pháp đã xoay, tức là có Thánh chúng, tức nói ba ngữ. Miệng thọ lãnh ba giáo: Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Thọ nhận ba ngữ này rồi, liền được gọi là Ưu-bà-tắc, như Đức Phật đã nói:

Chốn quy y rất nhiều:
Núi non và cây cối
Vườn rừng và thần, thảy
Đó do khổ ép ngặt
Quy này không yên ổn
Quy này không là trên
Không quy y chỗ này
Lìa được tất cả khổ
Quy y Phật, Pháp, Tăng
Chánh quán bốn chân đế:
Khổ do nơi tập sinh,
Năng diệt trừ khổ, tập
Tám đường chánh yên ổn
Sẽ đến nơi cam lộ
Quy đây an vui nhất
Quy này là trên hết
Quy y ở chốn này
Lìa được tất cả khổ!

Hỏi: Ưu-bà-tắc có bao nhiêu giới?

Đáp: Có năm.

Năm giới ấy là gì? Năm giới đó là:

1. Trọn đời không sát sinh, là giới Ưu-bà-tắc.
2. Trọn đời không trộm cắp, là giới Ưu-bà-tắc.
3. Trọn đời không tà dâm, là giới Ưu-bà-tắc.
4. Trọn đời không nói dối, là giới Ưu-bà-tắc.
5. Trọn đời không uống rượu, là giới Ưu-bà-tắc.

Năm giới Ưu-bà-tắc ấy, vâng giữ trọn đời, không được trái phạm.

Phạm vi giữ giới Ưu-bà-tắc?

Đáp: Nếu Ưu-bà-tắc đối với năm giới này, thường gìn giữ giới, bảo hộ giới mà hành, gần gũi mà hành, hành không thiếu, hành không rối loạn, hành không vẩn đục, hành không lẫn lộn thuận theo giới mà hành, được như thế, gọi là Ưu-bà-tắc giữ giới, như kệ nói:

Người trí thường giữ giới
Hy vọng được ba vui
Tôn trọng, được lợi ích
Sau được vui cõi trời
Thấy những chốn như thế
Người trí luôn lìa ác
Lợi căn giữ giới tịnh
Thường được vui bậc nhất.

Hỏi: Thế nào là sát sinh?

Đáp: Nếu nghĩ là chúng sinh, cố tình đoạn mạng sống chúng sinh, khi chúng chưa đến lúc chết, hoặc đến lúc chết mà chưa chết. Nếu bảo người khác giết, đoạn mạng sống chúng sinh chớ để sống sót. Người này bảo, người khác nghe rồi, diệt chúng sinh kia chết lăn ra đất. Thân nghiệp, miệng nghiệp như thế là chúng sinh nầy cố đoạn mạng sống chúng sinh, sẽ đoạn, và đoạn bất cứ lúc nào( bất định). Đó là nghiệp sát sinh. Nếu người làm nghiệp ấy, gọi là người sát sinh.

Hỏi: Thế nào là giới Ưu-bà-tắc không sát sinh?

Đáp: Nếu đối với nghiệp sát kia, không ưa, xa lìa không làm, giữ gìn không trái phạm, đoạn trừ tận gốc, dứt bo bất thiện, có thể nhẫn chịu thực hành điều thiện, gọi là không sát sinh, là giới Ưu-bà-tắc, như Phật đã nói:

Không giết cũng không dạy
Cũng không khuyên người giết
Các định và sợ hãi
Cùng với danh tiếng lớn
Với tất cả chúng sinh
Bỏ hết các đao, gậy.

Hỏi: Thế nào là không cho mà lấy?

Đáp: Nếu có người, không cho mà lấy, hoặc trong thôn xóm, hoặc ở núi, đầm không cho, mà tâm, lấy vật của người. Nếu cùng người khác làm, nếu cùng giao kết với giặc cướp, lấy vật của người, tưởng khởi tâm trộm cắp, hy vọng ưa thích, giữ làm của mình. Thân nghiệp, miệng nghiệp như thế, đi lấy, đến lấy, lìa chỗ cũ, dời đến chỗ khác, xé rách cờ hiệu che chắn, vượt khỏi biên giới. Nghiệp ấy là không cho mà lấy. Nếu người làm nghiệp đó, gọi là người không cho mà lấy.

Thế nào không trộm là giới Ưu-bà-tắc?

Đáp: Đối với nghiệp trộm kia, không ưa thích, xa lìa, không làm, giữ giới không phạm, dứt bỏ tận gốc, bỏ việc làm bất thiện, thực hành việc thiện, gọi là không trộm cắp, giới của Ưu-bà-tắc, như Đức Phật đã nói:

Không trộm, cũng không dạy
Không lấy, không mang đi
Không khuyên người khác lấy
Lìa không cho mà lấy.

Hỏi: Thế nào là tà dâm?

Đáp: Nếu có kẻ tà hạnh, đối với người có cha, mẹ giữ gìn, anh, em, chị em gái giữ gìn, pháp tự giữ gìn, dòng họ giữ gìn, bà con giữ gìn, người thân tín giữ gìn, cho đến giữ gìn tràng hoa. Nếu ngủ chung với người ấy qua đêm, hoặc cùng làm pháp dâm dục hoặc hành dân ở chỗ phi đạo với vợ mình, thì nghiệp ấy là tà hạnh. Nếu người làm nghiệp ấy gọi là người tà hạnh.

Hỏi: Thế nào không tà dâm là giới Ưu-bà-tắc?

Nếu không ưa nghiệp kia, xa lìa không làm, giữ giới không phạm, dứt bỏ tận gốc, bỏ việc bất thiện, thực hành việc thiện, gọi là không tà dâm, là giới Ưu-bà-tắc, như Đức Phật đã nói:

Lìa hạnh dâm, bất tịnh,
Quán dục như hầm lửa
Dù chưa thể lìa dục,
Cũng không phạm vợ người.

Hỏi: Thế nào là nói dối?

Đáp: Nếu có người nói dối, hoặc trong chúng, trong bạn, trong bà con thân thuộc, trong cõi người cao quý, trước mặt vua chúa, thay họ làm chứng, biết sao nói vậy, người kia không biết, nói biết, biết nói không thấy, biết, nói không thấy, không thấy, nói thấy. Nếu tự làm vì người khác làm, nếu vì của cải ở trong chúng, cố tình nói dối, che giấu sự chịu đựng, che giấu điều mình muốn, những gì mình biết, điều mình đã tưởng, che giấu sự hiểu biết trong tâm, không thấy, nói thấy, thấy nói không thấy, không nghe, nói nghe, nghe nói không nghe, không hay nói hay, hay nói không hay, không biết, nói biết, nhận thức nói không biết. Trước, muốn nói dối, khi nói, biết mình nói dối, nói rồi, biết nói dối. Ý lừa dối như thế là vì của cải, nếu tập hợp tất cả những âm thanh, câu từ, ngôn ngữ được miệng thể hiện như thế là nghiệp nói dối. Nếu người hành vi nghiệp ấy gọi là người nói dối.

Thế nào không nói dối là giới Ưu-bà-tắc?

Đáp: Đối với nghiệp nói dối kia, không ưa, xa lìa không làm, giữ giới không trái phạm, dứt bỏ tận gốc, từ bỏ việc bất thiện, thực hành điều thiện, gọi là không nói dối, là giới của Ưu-bà-tắc, như Đức Phật đã nói:

Hoặc bạn, hoặc trong chúng
Các thứ không nói dối
Không nói, không khuyên nói
Lìa tất cả luống dối.

Hỏi: Thế nào là chỗ uống rượu, buông thả lung?

Đáp: Nếu có chỗ uống rượu buông thả. Nếu rượu rượu nồng rượu mía, rượu nho, rượu mật và rượu vật khác. Nếu uống rượu, nếu yêu thích rượu, rưới rượu, cho đến dùng lá cỏ nếm một giọt, nghiệp ấy là chỗ uống rượu, buông lung. Nếu làm nghiệp ấy, gọi là người buông lung uống rượu buông lung.

Thế nào là không uống rượu, không buông lung, là giới của Ưubà-tắc?

Đáp: Nếu không ưa nghiệp uống rượu kia, xa lìa không làm, giữ giới không phạm, dứt bỏ tận gốc, buông bỏ bất thiện, thực hành điều thiện, gọi là chỗ không uống rượu, không buông lung, là giới của Ưubà-tắc, như Đức Phật đã nói.

Thánh dạy nên bỏ rượu
Cũng đừng cho người rượu
Không uống, không khuyên uống
Biết chỗ buông lung ấy
Biết nẻo bất thiện này
Người ngu, kiêu ngạo thế
Biết chỗ đó bất thiện
Giới đức, tự ngăn ngừa
Không giết, cũng không trộm
Lời thật, không uống rượu
Pháp không dâm, dứt dục
Phi thời không ăn đêm
Khiêm cung không giường cao
Vui dứt nghe, chỉ quán
Không tràng hoa, xoa hương
Tám trai giới như thế,
Tùy theo lúc giữ trai,
Người trí tùy thực thí
Cúng dường tăng thức, ăn
Không buông lung, tham đắm
Cúng dường cho cha, mẹ
Như pháp, cầu của cải
Để tự tu nghiệp nhà,
Được sinh trời Nhật Quang.

Năm giới có bao nhiêu giới là sắc, bao nhiêu giới không phải sắc?

Đáp: Tất cả đều là sắc.

Năm giới có bao nhiêu giới có thể thấy, bao nhiêu giới không thể thấy?

Đáp: Tất cả đều không thể thấy.

Năm giới có bao nhiêu giới có đối, bao nhiêu giới không có đối?

Đáp: Tất cả đều không có đối.

Năm giới có bao nhiêu giới thuộc Thánh, bao nhiêu giới không thuộc Thánh?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải Thánh.

Năm giới có bao nhiêu giới là hữu lậu, bao nhiêu giới là vô lậu?

Đáp: Tất cả đều là hữu lậu, tất cả có ái, tất cả có mong cầu. Tất cả sẽ nhận lấy, tất cả có nhận lấy, tất cả có vượt hơn.

Năm giới có bao nhiêu giới là thọ, bao nhiêu giới không phải thọ?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải thọ, tất cả đều là bên ngoài.

Năm giới có bao nhiêu giới có báo, bao nhiêu giới không có báo?

Đáp: Tất cả đều có báo.

Năm giới có bao nhiêu giới là tâm, bao nhiêu giới chẳng phải tâm?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm.

Năm giới có bao nhiêu giới là tâm tương ưng, bao nhiêu giới không phải tâm tương ưng?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm tương ưng.

Năm giới có bao nhiêu giới là tâm sở, bao nhiêu giới không phải tâm sở?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải tâm sở.

Hỏi: Năm giới có bao nhiêu giới là duyên, bao nhiêu giới chẳng phải duyên?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải duyên.

Năm giới có bao nhiêu giới là tâm chung, bao nhiêu giới là tâm không chung?

Đáp: Tất cả đều là tâm không chung, tất cả đều không tùy tâm chuyển.

Năm giới có bao nhiêu giới là nghiệp, bao nhiêu giới không phải nghiệp?

Đáp: Tất cả đều là nghiệp.

Năm giới có bao nhiêu giới là nghiệp tương ưng, bao nhiêu giới không phải nghiệp tương ưng?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải nghiệp tương ưng.

Năm giới có bao nhiêu giới là nghiệp chung, bao nhiêu giới không phải nghiệp chung?

Đáp: Tất cả đều là nghiệp không chung, tất cả đều không tùy nghiệp chuyển.

Năm giới có bao nhiêu giới là nhân, bao nhiêu giới không phải nhân?

Đáp: Tất cả đều là nhân.

Năm giới có bao nhiêu giới có nhân, bao nhiêu giới không có nhân?

Đáp: Tất cả đều có nhân, tất cả đều có đầu mối, tất cả đều có duyên, tất cả đều là hữu vi.

Năm giới có bao nhiêu giới là biết, bao nhiêu giới không biết?

Đáp: Tất cả đều là biết, như sự thấy biết.

Năm giới có bao nhiêu giới là thức, bao nhiêu giới không phải thức?

Đáp: Tất cả đều là thức, ý thức như sự nhận thức, tất cả đều giải (hiểu), tất cả rõ biết (thấu rõ).

Năm giới có bao nhiêu giới là dứt trí biết, bao nhiêu giới không phải dứt trí biết?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải dứt trí biết.

Năm giới có bao nhiêu giới là tu, bao nhiêu giới không phải tu?

Đáp: Tất cả đều là tu.

Năm giới có bao nhiêu giới là chứng, bao nhiêu giới không phải chứng?

Đáp: Tất cả đều là chứng, thấy biết như sự.

Năm giới có bao nhiêu giới là thiện, bao nhiêu giới là bất thiện, bao nhiêu giới là vô ký?

Đáp: Tất cả đều là thiện.

Năm giới có bao nhiêu giới là học, bao nhiêu giới là Vô học, bao nhiêu giới là phi học, phi Vô học?

Đáp: Tất cả đều là phi học, phi Vô học.

Năm giới có bao nhiêu giới là báo, bao nhiêu giới là pháp báo, bao nhiêu giới không phải báo, chẳng phải pháp báo?

Đáp: Tất cả đều là pháp báo.

Năm giới có bao nhiêu giới là kiến đoạn, bao nhiêu giới là tư duy đoạn, bao nhiêu giới không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn.

Năm giới có bao nhiêu giới là nhân của kiến đoạn, bao nhiêu giới là nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu giới không phải nhân của kiến đoạn, không phải nhân của tư duy đoạn?

Đáp: Tất cả đều chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Năm giới có bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Vô sắc, bao nhiêu giới không hệ thuộc?

Đáp: Tất cả đều lệ thuộc cõi Dục.

Năm giới có bao nhiêu giới thuộc quá khứ, bao nhiêu giới thuộc vị lai, bao nhiêu giới thuộc hiện tại, bao nhiêu giới không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại?

Đáp: Tất cả đều có ba phần: hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Thế nào là giới không sát ở quá khứ?

Đáp: Giới không sát, sinh rồi diệt, gọi là quá khứ.

Giới không sát ở vị lai là gì?

Đáp: Giới không sát chưa sinh, chưa phát ra, gọi là vị lai.

Hỏi: Thế nào là giới không sát ở hiện tại?

Đáp: Giới không sát sinh, sinh chưa diệt, gọi là hiện tại, cho đến giới không uống rượu, không buông lung, cũng như vậy.

(Phần hỏi có 10 phẩm, xong)