LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam Tạng Đàm Ma Da Xá và Đàm Ma Quật Đa, người nước Kế-tân v.v…
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 26

Phẩm 1: PHẨM BIẾN THUỘC PHẦN ĐẦU MỐI

(Phần Hai)

Duyên tương tục, nghiệp duyên, hoặc duyên tương tục là nghiệp duyên, hoặc duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên:

Hỏi: Thế nào duyên tương tục là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp tăng trưởng, đến sinh thứ ba là nghiệp sinh nghiệp, thì gọi duyên tương tục là nghiệp duyên.

Hỏi: Thế nào là duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp tăng trưởng, đến sinh thứ ba chẳng phải nghiệp. Nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên.

Không phải duyên tương tục, nghiệp duyên, hoặc không phải duyên tương tục là nghiệp duyên, hoặc không phải duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên:

Hỏi: Thế nào không phải duyên tương tục là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba là nghiệp. Nếu nghiệp sinh nghiệp, gọi là không phải duyên tương tục là nghiệp duyên.

Hỏi: Không phải duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên là sao?

Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba chẳng phải nghiệp. Nếu nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là không phải duyên tương tục chẳng phải nghiệp duyên.

Duyên tương tục là báo duyên không có. Không phải duyên tương tục, báo duyên hoặc không phải duyên tương tục là báo duyên, hoặc không phải duyên tương tục chẳng phải báo duyên:

Hỏi: Thế nào không phải duyên tương tục là báo duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba có báo, đó gọi là không phải duyên tương tục là báo duyên.

Hỏi: Không phải duyên tương tục chẳng phải báo duyên là sao?

Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh báo thứ ba, chẳng phải báo, gọi là không phải duyên tương tục không phải duyên báo.

Duyên tương tục là duyên khởi không có. Không phải duyên duyên tương tục khởi, hoặc không phải duyên tương tục, không phải duyên khởi:

Hỏi: Thế nào là không phải duyên tương tục là duyên khởi?

Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải duyên tương tục là duyên khởi.

Hỏi: Không phải duyên tương tục, không phải duyên khởi là sao?

Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, hoặc tăng trưởng nếu không đến sinh lần thứ ba không phải khởi, gọi là không phải duyên tương tục không phải duyên khởi.

Duyên tương tục là duyên khác, không có không phải duyên tương tục, duyên khác hoặc không phải duyên tương tục là duyên khác, hoặc chẳng phải duyên tương tục, chẳng phải duyên khác:

Hỏi: Thế nào không phải duyên tương tục là duyên khác?

Đáp: Nếu pháp không tăng trưởng, nếu tăng trưởng sẽ không đến sinh lần thứ ba là chung, gọi là chẳng phải duyên tương tục là duyên khác.

Hỏi: Không phải duyên tương tục, không phải duyên khác là thế nào?

Đáp: Nếu pháp không phải tăng trưởng, nếu tăng trưởng không đến sinh lần thứ ba không phải chung, gọi là không phải duyên tương tục không phải duyên khác.

Duyên tăng thượng, nhân duyên, hoặc duyên tăng thượng là nhân duyên, hoặc duyên tăng thượng chẳng phải nhân duyên:

Hỏi: Thế nào là duyên tăng thượng là nhân duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt vượt hơn là nhân, gọi là duyên tăng thượng là nhân duyên.

Hỏi: Duyên tăng thượng là chẳng phải nhân duyên là sao?

Đáp: Nếu pháp vượt vượt hơn chẳng phải nhân, gọi là duyên tăng thượng chẳng phải nhân duyên.

Không phải duyên tăng thượng, nhân duyên hoặc không phải duyên tăng thượng là nhân duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng chẳng phải nhân duyên:

Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là nhân duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là nhân, gọi là không phải duyên tăng thượng là nhân duyên.

Hỏi: Không phải duyên tăng thượng không phải nhân duyên là sao?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn chẳng phải nhân, gọi là không phải duyên tăng thượng chẳng phải nhân duyên.

Duyên tăng thượng là duyên vô gián không có. Không phải duyên tăng thượng, duyên vô gián hoặc không phải duyên tăng thượng là duyên vô gián, hoặc chẳng phải duyên tăng thượng chẳng phải duyên vô gián:

Hỏi: Nói chẳng phải duyên tăng thượng là duyên vô gián là thế nào?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là sinh diệt, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên vô gián.

Hỏi: Không phải duyên tăng thượng không phải duyên vô gián là sao?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, chẳng phải sinh diệt, nếu chưa diệt, gọi là không phải duyên tăng thượng không phải duyên vô gián.

Duyên tăng thượng, duyên cảnh giới, hoặc duyên tăng thượng là duyên cảnh giới, hoặc duyên tăng thượng không phải duyên cảnh giới:

Hỏi: Thế nào duyên tăng thượng là duyên cảnh giới?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn có cảnh giới, gọi là duyên tăng thượng là duyên cảnh giới.

Hỏi: Duyên tăng thượng không phải duyên cảnh giới là thế nào?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn không có cảnh giới, gọi là duyên tăng thượng không phải duyên cảnh giới.

Không phải duyên tăng thượng, duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên tăng thượng là duyên cảnh giới, hoặc không phải duyên tăng thượng, không phải duyên cảnh giới:

Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là duyên cảnh giới?

Đáp: Nếu pháp trội không phải vượt hơn có cảnh giới, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên cảnh giới.

Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, không phải duyên cảnh giới là gì?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, không có cảnh giới, gọi là không phải duyên tăng thượng không phải duyên cảnh giới.

Duyên tăng thượng, y duyên, duyên tăng thượng là y duyên, không phải duyên tăng thượng là y duyên.

Duyên tăng thượng, nghiệp duyên, hoặc duyên tăng thượng là nghiệp duyên, hoặc duyên tăng thượng chẳng phải nghiệp duyên:

Hỏi: Thế nào là duyên tăng thượng là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn là nghiệp sinh nghiệp, gọi là duyên tăng thượng là nghiệp duyên.

Hỏi: Duyên tăng thượng chẳng phải nghiệp duyên là thế nào?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn chẳng phải nghiệp, hoặc nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là duyên tăng thượng chẳng phải nghiệp duyên.

Không phải duyên tăng thượng, nghiệp duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng là nghiệp duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng, chẳng phải nghiệp duyên:

Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là nghiệp duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là nghiệp sinh nghiệp, gọi là không phải duyên tăng thượng là nghiệp duyên.

Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, chẳng phải nghiệp duyên là sao?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, chẳng phải nghiệp, hoặc nghiệp sinh chẳng phải nghiệp, gọi là không phải duyên tăng thượng, chẳng phải nghiệp duyên.

Duyên tăng thượng là báo duyên không có, không phải duyên tăng thượng, báo duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng là báo duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng, chẳng phải báo duyên:

Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là báo duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn có báo, gọi là không phải duyên tăng thượng, là báo duyên.

Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, chẳng phải báo duyên là sao?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, không có báo, gọi là không phải duyên tăng thượng, chẳng phải báo duyên.

Duyên tăng thượng, khởi duyên, hoặc duyên tăng thượng là khởi duyên, hoặc duyên tăng thượng không phải khởi duyên:

Hỏi: Thế nào là duyên tăng thượng là khởi duyên?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn là khởi, gọi duyên tăng thượng là khởi duyên.

Hỏi: Duyên tăng thượng không phải khởi duyên là sao?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn không phải khởi, gọi là duyên tăng thượng không phải khởi duyên.

Không phải duyên tăng thượng, khởi duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng là khởi duyên, hoặc không phải duyên tăng thượng không phải khởi duyên:

Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là khởi duyên?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là khởi, gọi là không phải duyên tăng thượng là khởi duyên.

Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, không phải khởi duyên là sao?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn không phải khởi, gọi là không phải duyên tăng thượng không phải khởi duyên.

Duyên tăng thượng, duyên khác, hoặc duyên tăng thượng là duyên khác, hoặc duyên tăng thượng không phải duyên khác:

Hỏi: Thế nào là duyên tăng thượng là duyên khác?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn là chung, gọi là duyên tăng thượng là duyên khác.

Hỏi: Duyên tăng thượng không phải duyên khác là sao?

Đáp: Nếu pháp vượt hơn không phải chung, gọi là duyên tăng thượng không phải duyên khác.

Không phải duyên tăng thượng, duyên khác, hoặc không phải duyên tăng thượng là duyên khác, hoặc không phải duyên tăng thượng, không phải duyên khác:

Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là duyên khác?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là chung, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên khác.

Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, không phải duyên khác là thế nào?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn không phải chung, gọi là không phải duyên tăng thượng không phải duyên khác.

Duyên tăng thượng là duyên tương tục không có. Không phải duyên tăng thượng, duyên tương tục, hoặc không phải duyên tăng thượng là duyên tương tục, hoặc không phải duyên tăng thượng, không phải duyên tương tục:

Hỏi: Thế nào là không phải duyên tăng thượng là duyên tương tục?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn là tăng trưởng, đến sinh lần thứ ba, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên tương tục.

Hỏi: Không phải duyên tăng thượng, không phải duyên tương tục là sao?

Đáp: Nếu pháp không phải vượt hơn, không phải tăng trưởng. Nếu tăng trưởng, thì không sinh, đến lần thứ ba, gọi là không phải duyên tăng thượng là duyên tương tục.

Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, pháp thiện, bất thiện, pháp vô ký thiện, pháp vô ký bất thiện, pháp thiện, bất thiện, vô ký

Duyên pháp thiện, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện,vô ký, sinh pháp bất thiện, vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên pháp bất thiện, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện,vô ký, sinh pháp bất thiện, vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên pháp vô ký, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký. Sinh pháp thiện bất thiện, vô ký.

Duyên pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

Duyên pháp thiện vô ký, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký. Sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện vô ký.

Duyên pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện. Sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký, sinh pháp bất thiện, thiện. Sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện vô ký.

Duyên pháp thiện, bất thiện, vô ký, sinh pháp thiện, sinh pháp bất thiện, sinh pháp vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, sinh pháp thiện vô ký, sinh pháp bất thiện vô ký, sinh pháp thiện, bất thiện, vô ký.

 

Phẩm 2: PHẨM NHÂN THUỘC VỀ PHẦN ĐẦU MỐI

Nhân có nhân, do nhân sinh pháp, là nhân của nghĩa, nhân có bốn sự, nên biết tất cả pháp hữu vi có nghĩa nhân, đầu mối nhóm họp môn chánh của các nhân.

Nhân của nhân, nhân vô gián, nhân cảnh giới, nhân y, nhân nghiệp, nhân báo, nhân khởi, nhân khác, nhân tương tục, nhân tăng thượng, nhân danh, nhân sắc, nhân vô minh, nhân hành, nhân thức, nhân danh sắc, nhân sáu nhập, nhân xúc, nhân thọ, nhân ái, nhân thủ, nhân hữu, nhân sinh, nhân già, nhân chết, nhân ưu, nhân bi, nhân khổ, nhân não, các nhân khổ, nhân ăn, nhân lậu, nhân lại có.

Chẳng phải nhân của nhân, chẳng phải nhân vô gián, chẳng phải nhân cảnh giới, chẳng phải nhân y, chẳng phải nhân nghiệp, chẳng phải nhân báo, chẳng phải nhân khởi, chẳng phải nhân khác, chẳng phải nhân tương tục, chẳng phải nhân tăng thượng, chẳng phải nhân danh, chẳng phải nhân sắc, chẳng phải nhân vô minh, chẳng phải nhân hành, chẳng phải nhân thức chẳng phải nhân danh sắc, chẳng phải nhân sáu nhập, chẳng phải nhân xúc, chẳng phải nhân thọ, chẳng phải nhân ái, không phải thủ, chẳng phải nhân hữu, chẳng phải nhân sinh, không phải nhân lão, không phải nhân chết, không phải nhân ưu, không phải nhân bi, chẳng phải nhân khổ, không phải nhân não, chẳng phải nhân các khổ, chẳng phải nhân ăn, không phải nhân lậu, chẳng phải nhân lại có.

Hỏi: Thế nào là nhân của nhân?

Đáp: Nếu pháp là nhân là nhân của pháp, gọi là nhân của nhân. Hỏi: Thế nào là nhân vô gián?

Đáp: Nếu pháp nhân của quá khứ, hiện tại, gọi là nhân vô gián.

Nhân cảnh giới là sao?

Đáp: Cảnh giới tất cả pháp, như nhân của sự, hoặc có nhân, của pháp nhân, gọi là nhân cảnh giới.

Hỏi: Thế nào là nhân y?

Đáp: Tất cả pháp là nhân, nếu nhân của pháp hữu vi, gọi là nhân y.

Nhân nghiệp là sao?

Đáp: Nếu pháp là nhân của nghiệp thân, miệng ý, gọi là nghiệp nhân.

Hỏi: Thế nào là nhân báo?

Đáp: Nếu pháp thọ nhận và nhân của báo thiện, gọi là nhân báo.

Nhân khởi là gì?

Đáp: Nếu pháp là nhân khởi, gọi là nhân khởi.

Nhân khác là thế nào?

Đáp: Nếu pháp là nhân chung, gọi là nhân khác.

Nhân tương tục là sao?

Đáp: Nếu pháp là nhân tăng trưởng, gọi là nhân tương tục. Nhân tăng thượng là thế nào?

Đáp: Nếu pháp là nhân vượt hơn, gọi là nhân tăng thượng.

Nhân của danh là gì?

Đáp: Tất cả sự tưởng nhớ, giả đặt gọi là danh, là nhân của danh.

Lại nữa, do sự tưởng nhớ, giả đặt gọi là sanh, xúc, thọ, tưởng, tư, tư duy, gọi là nhân của danh.

Lại nữa, năm pháp đầu có xúc, xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, gọi là danh.

Lại nữa, nếu pháp không phải sắc hữu vi, gọi là Danh.

Nếu nhân của pháp như thế, gọi là nhân của danh.

Hỏi: Thế nào là nhân của sắc?

Đáp: Nếu sắc pháp gọi là sắc. Lại nữa, mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, được gọi là sắc. Lại nữa, bốn đại và sắc tạo của bốn đại, được gọi là sắc. Lại nữa, sắc có ba thứ: sắc có thể thấy có đối, không thể thấy có đối, không thể thấy không có đối, được nói là sắc. Nếu nhân của sắc như thế, gọi là nhân của sắc.

Nhân của vô minh là thế nào?

Đáp: Nếu nhân của pháp căn bất thiện, gọi là nhân của vô minh.

Hỏi: Thế nào là nhân của hành?

Đáp: Hành vi của thân, hành vi của miệng, hành vi của ý, đây gọi là hành. Lại nữa, hành phước, hành phi phước, hành không dao động, đây gọi là hành.

Lại nữa, năm thọ ấm, đây gọi là hành. Lại nữa, hành ấm, đây gọi là hành.

Nếu nhân của pháp như thế thì gọi là nhân của hành.

Nhân của thức là thế nào?

Đáp: Nhân của nhãn thức, thân của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức thân, gọi là nhân của thức.

Hỏi: Thế nào là nhân của sắc pháp?

Đáp: Nếu sự tưởng nhớ, giả gọi, đặt ra danh, thì đây gọi là Danh, nếu sắc pháp thì đây nói là sắc.

Lại nữa, nếu do sự tưởng nhớ giả gọi, đặt ra danh, sinh khởi xúc

thọ, tưởng, tư, tư duy, thì đây gọi là Danh. Mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, đây nói là sắc.

Lại nữa, năm pháp hàng đầu của xúc, đây gọi là Danh, bốn đại và sắc do bốn đại tạo ra, ở đây gọi là sắc.

Lại nữa, nếu pháp hữu vi chẳng phải sắc, thì đây gọi là Danh. Sắc có ba thứ, có thể thấy có đối, không thể thấy có đối, và không thể thấy, không có đối.

Nếu pháp danh sắc như thế, gọi là nhân của danh sắc.

Nhân của sáu nhập là sao?

Đáp: Nếu nhân của pháp nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt, thân ý nhập, gọi là nhân của sáu nhập.

Hỏi: Thế nào là nhân của xúc?

Nếu nhân của pháp xúc: xúc nhãn, xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý, xúc thân, gọi là nhân của xúc.

Hỏi: Thế nào là nhân của thọ?

Đáp: Nếu nhân của pháp khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ, gọi là nhân của thọ.

Nhân của ái là thế nào?

Nếu nhân của pháp dục ái, hữu ái, dứt ái, gọi là nhân của ái.

Nhân của thủ là sao?

Đáp: Nếu nhân của pháp dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ, gọi là nhân của thủ.

Nhân của hữu là thế nào?

Đáp: Nhân là pháp dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu gọi là nhân của.

Nhân của sinh là thế nào?

Đáp: Nếu sinh trong các chúng sinh, chánh sinh, nhập thai, xuất ấm, tạo thành nhân của pháp ấm nhập, gọi là nhân của sinh.

Hỏi: Thế nào là nhân của già?

Đáp: Nếu ở trong các chúng sinh, nhân pháp đầu bạc, răng rụng, da nhăn, thân thể run rẩy, lụm cụm, các căn yếu đuối, hành thành thục, mạng hư hoại gấp rút, gọi là nhân của già.

Nhân của chết là sao?

Đáp: Nếu ở trong các chúng sinh, lúc sau cùng, là chết, vượt qua ấm, bỏ thân, đổi khác ở chỗ kia, lìa bổn thân, gọi là nhân của chết.

Nhân của ưu là thế nào?

Đáp: Nếu chúng sinh bị các thứ khổ ép ngặt, nêu âu lo, âu lo năng, cuối cùng âu lo, nếu nội tạng nóng bức, lo rầu tiều tụy, nhân của pháp này gọi là nhân ưu.

Nhân bi là sao?

Đáp: Nếu chúng sinh lo, bị nỗi khổ ép ngặt, mũi tên lo xuyên vào tim, nếu nhân của pháp biểu hiện ở miệng: nói cuồng loạn, nhớ nhung, khóc kể, thì gọi là nhân bi.

Hỏi: Thế nào là nhân khổ?

Đáp: Nếu thân không chịu đựng nổi khổ, nhân của pháp xúc nhãn khổ thọ, xúc, nhĩ, tỷ, thiệt thân, khổ thọ, gọi là nhân khổ.

Nhân của não là sao?

Đáp: Nếu tâm không chịu đựng nổi khổ, nhân của pháp khổ thọ của xúc ý, gọi là nhân của não.

Hỏi: Thế nào là nhân của các khổ?

Nếu nhân của pháp là thân, tâm khổ, khổ nặng, khổ cuối cùng, tâm não loạn, gọi là nhân của các khổ.

Hỏi: Thế nào là nhân của ăn?

Đáp: Có bốn cách ăn: dứt thực, xúc thực thô, tế, ý tư thực, và thức thực. Nhân của pháp như thế, gọi là nhân của cái ăn.

Hỏi: Thế nào là nhân của lậu?

Đáp: Nhân của pháp dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, gọi là nhân của lậu.

Nhân lại có là thế nào?

Đáp: Nếu pháp là nhân của pháp ấm, giới, nhập, đầu tiên, gọi là nhân lại có.

Hỏi: Thế nào là nhân của chẳng phải nhân?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân, gọi là nhân của chẳng phải nhân.

Chẳng phải nhân của vô gián là thế nào?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của vô gián, gọi là chẳng phải nhân của vô gián.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của cảnh giới?

Đáp: Đều là nhân của cảnh giới, đều là nhân y.

Chẳng phải nhân của nghiệp là sao?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của nghiệp, gọi là chẳng phải nhân của nghiệp.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân báo?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân báo thì gọi là chẳng phải nhân báo.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân khởi?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân khởi, gọi là chẳng phải nhân khởi.

Chẳng phải nhân khác là sao?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân chung, gọi là chẳng phải nhân khác.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân nối tiếp nhau?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân tăng trưởng, gọi là không phải tăng trưởng.

Chẳng phải nhân tăng thượng là thế nào?

Đáp: Nếu pháp không phải là nhân vượt hơn, gọi là chẳng phải nhân tăng thượng.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân danh?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân danh, gọi là chẳng phải nhân danh.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của sắc?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của sắc, gọi là chẳng phải nhân của sắc.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của vô minh?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của vô minh thì gọi là chẳng phải nhân vô minh.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của hành?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của hành, gọi là chẳng phải nhân của hành.

Chẳng phải nhân của thức là sao?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của thức, gọi là chẳng phải nhân của thức.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của danh sắc?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của danh sắc, gọi là chẳng phải nhân của danh sắc.

Chẳng phải nhân của sáu nhập là thế nào?

Đáp: Nếu pháp không phải nhân của sáu nhập, gọi là chẳng phải nhân của sáu nhập.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của xúc?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của xúc, gọi là chẳng phải nhân của xúc.

Chẳng phải nhân của thọ là sao?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của thọ, gọi là chẳng phải nhân của thọ.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của ái.

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của ái, gọi là chẳng phải nhân của ái.

Chẳng phải nhân của thủ là sao?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của thủ, gọi là chẳng phải nhân của thủ.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của hữu?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của hữu, gọi là chẳng phải nhân của hữu.

Chẳng phải nhân của sinh là thế nào?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của sinh, gọi là chẳng phải nhân của sinh.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của già?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của già, gọi là chẳng phải nhân của già.

Chẳng phải nhân của chết là thế nào?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của chết, gọi là chẳng phải nhân của chết.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của lo?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của lo, gọi là chẳng phải nhân của lo.

Chẳng phải nhân của bi là sao?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của buồn, gọi là chẳng phải nhân của buồn.

Chẳng phải nhân của khổ là thế nào?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của khổ, gọi là chẳng phải nhân khổ.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của não?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của não, gọi là chẳng phải nhân của não.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của các khổ?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của các khổ, gọi là chẳng phải nhân của các khổ.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân của ăn?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của ăn, gọi là chẳng phải nhân của cái ăn.

Chẳng phải nhân của lậu là thế nào?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của lậu, gọi là chẳng phải nhân của lậu.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân lại có?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân của ấm, giới, nhập, ban đầu, gọi là chẳng phải nhân lại có.

Pháp của nhân, chẳng phải nhân của có. Pháp của nhân có chẳng phải nhân. Nhân là pháp của nhân có. Chẳng phải nhân, không phải là pháp của nhân có, pháp của nhân chẳng phải nhân của sự hòa hợp, pháp của nhân hòa hợp chẳng phải nhân, nhân là pháp hòa hợp, chẳng phải nhân, cũng không phải là pháp của nhân hòa hợp.

Hỏi: Thế nào là pháp của nhân chẳng phải nhân có?

Đáp: Pháp của nhân đều là nhân. Lại nữa, kiết chuyên kính của căn thiện, căn chẳng thiện, gọi là pháp của nhân chẳng phải nhân có.

Hỏi: Thế nào là pháp của nhân có chẳng phải nhân?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân hữu vi, gọi là pháp của nhân có chẳng phải nhân.

Thế nào nhân là pháp của nhân có?

Đáp: Dứt trừ kiết chuyên kính của căn thiện, căn bất thiện, nếu pháp khác, gọi là nhân pháp của nhân có.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân chẳng phải pháp của nhân có?

Đáp: Trừ nhân là pháp của nhân có, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải nhân chẳng phải pháp của nhân có. Pháp của nhân chẳng phải nhân của sự hòa hợp, pháp của nhân hòa hợp chẳng phải nhân, nhân là pháp hòa hợp, chẳng phải nhân, cũng chẳng phải pháp của nhân hòa hợp, cũng như thế.

Pháp của nhân trước chẳng phải nhân chung, pháp của nhân chung chẳng phải nhân trước, nhân trước là pháp của nhân chung cũng chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung. Pháp của nhân trước chẳng phải nhân sau, pháp của nhân sau chẳng phải nhân trước, nhân trước là pháp của nhân sau, cũng không phải của nhân trước, chẳng phải pháp của nhân sau. Pháp của nhân chung chẳng phải nhân sau, pháp của nhân sau chẳng phải nhân chung, nhân chung là pháp của nhân sau, cũng chẳng phải nhân chung, chẳng phải pháp của nhân sau.

Pháp của nhân trước chẳng phải nhân chung là sao?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân trước, chẳng phải nhân chung, gọi là pháp của nhân trước, chẳng phải nhân chung.

Hỏi: Thế nào là pháp của nhân chung chẳng phải nhân trước?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân chung, chẳng phải nhân trước, gọi là pháp của nhân chung chẳng phải nhân trước.

Thế nào nhân trước là pháp của nhân chung?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân chung của nhân trước, gọi là nhân trước là pháp của nhân chung.

Chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung là sao?

Đáp: Trừ pháp nhân chung của nhân trước, nếu pháp khác thì gọi là chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung.

Lại nữa, pháp của nhân trước chẳng phải nhân chung, nếu pháp mới sinh chẳng phải báo, gọi là pháp của nhân trước không phải nhân chung.

Hỏi: Thế nào là pháp của nhân chung chẳng phải nhân trước?

Đáp: Nếu pháp chẳng phải nhân hữu vi, gọi là pháp nhân chung, chẳng phải nhân trước.

Thế nào nhân trước là pháp của nhân chung?

Đáp: Trừ mới sinh chẳng phải báo, nếu pháp chung khác, gọi là nhân trước là pháp của nhân chung.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung?

Đáp: Trừ nhân trước là pháp nhân chung, nếu pháp khác, gọi là chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân chung. Pháp của nhân trước chẳng phải nhân sau, pháp của nhân sau, chẳng phải nhân trước, pháp của nhân trước, nhân sau, chẳng phải nhân trước, chẳng phải pháp của nhân sau cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là pháp của nhân chung, chẳng phải nhân sau?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân chung, chẳng phải nhân sau, gọi là pháp của nhân chung chẳng phải nhân sau.

Hỏi: Thế nào là pháp của nhân sau, chẳng phải nhân chung?

Đáp: Pháp sinh của nhân sau tức là nhân chung. Lại nữa, được Sơ thiền rồi, được đệ Nhị thiền, được sức kết hợp thanh tịnh, tự tại tôn của Sơ thiền của nhân sau. Được đệ Nhị thiền rồi, được đệ Tam thiền, được tự tại tôn của sức kết hợp thanh tịnh Nhị thiền của nhân sau. Được đệ Tam thiền rồi, được đệ Tứ thiền, được sức tự tại tôn kết hợp thanh tịnh của Tam thiền của nhân sau.

Nếu Bồ-tát đắc thông, minh rồi, sẽ giác ngộ, khi Bồ-tát kia chứng đắc thông, minh, rồi sẽ giác được thông minh kia bèn sinh nhân sau, quán chiếu thấu đạt vô biên, được thần túc trụ sống lâu, tức là sinh nhân sau. Nếu trụ một kiếp, hoặc hơn một kiếp thì gọi là pháp của nhân sau chẳng phải nhân chung.

Thế nào nhân chung là pháp của nhân sau?

Đáp: Nếu pháp sinh là nhân sau của nhân chung, thì gọi nhân chung là pháp của nhân sau.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải nhân chung, chẳng phải pháp của nhân sau?

Đáp: Trừ pháp của nhân sau của nhân chung, nếu pháp khác thì gọi là chẳng phải nhân chung, chẳng phải pháp của nhân sau (nhân, phi nhân, giải thích đều có ba mươi hai câu, ở đây có hai lần bốn câu sau cùng).

 

Phẩm 3: PHẨM DANH SẮC CỦA PHẦN ĐẦU MỐI

Có người ra đời hiệu là Như lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, gọi Danh sắc, giải thoát danh sắc, dứt danh sắc.

Hỏi: Thế nào là danh sắc?

Đáp: Nếu tưởng nhớ, giả gọi, đặt ra danh thì đây gọi là Danh.

Sắc là sao?

Đáp: Nếu sắc pháp, thì đây gọi là sắc. Lại nữa, do sự tưởng nhớ, giả gọi, sinh khởi xúc thọ, tưởng, tư, tư duy, đây gọi là Danh. Mười sắc nhập và sắc của pháp nhập, đây gọi là sắc. Lại nữa, năm pháp đứng đầu của xúc, đây gọi là Danh bốn đại và cái do bốn đại, đây gọi là Sắc.

Lại nữa, nếu pháp chẳng phải sắc hữu vi, thì đây gọi là Danh. Sắc có ba thứ: có thể thấy có đối, không thể thấy có đối, và không thể thấy không có đối, đây gọi là sắc. Danh sắc như thế, đây gọi là Danh sắc.

Vì sao gọi là Danh sắc?

Đáp: Vì muốn cho danh sắc này thích ứng với chánh thuyết, mở bày, phân biệt, bày tỏ, giả gọi, nên gọi là Danh sắc.

Hỏi: Thế nào là giải thoát danh sắc?

Đáp: Nếu dùng phương tiện giải thoát, thấy, biết đối với danh sắc, gọi là giải thoát danh sắc.

Dứt danh sắc là thế nào?

Đáp: Nếu đối với danh sắc, điều phục dục nhiễm, đoan trừ dục nhiễm, gọi là dứt danh sắc.

Nay sẽ tập hợp môn chánh của danh sắc:

Nhân, khởi, tăng, thượng, chung, báo, dựa vào, sự ăn, nuôi lớn, gìn giữ, gồm thâu vi tế, đối tượng nương tựa, vật cần dùng; phôi thai, sinh đạo hướng đến, sự thấm nhuần, chảy đầy khắp. Không điều phục, không kiên cố, không thủ hộ, không gồm thâu, không tu, điều phục kiên cố, thủ hộ, gồm thâu, tu, không giải, không chứng, không dứt, không hết, không diệt, giải, chứng, dứt, tận, diệt, chỗ hỷ, chỗ ưu, chỗ xả, thiện bất thiện, vô ký, học Vô học, phi học phi Vô học, báo, pháp báo, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo, kiến đoạn, tư duy đoạn, không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn. Nhân của kiến đoạn, nhân của tư duy đoạn, chẳng phải nhân của kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn.

Thuộc về cõi Dục, thuộc về cõi Sắc, thuộc về cõi Vô sắc, không thuộc về quá khứ, vị lai, hiện tại. Đây, gọi là môn chánh của danh sắc.

Nhân nghĩa là nhân duyên, khởi là nhân duyên, báo là nhân duyên.

Chung, nghĩa là nhân duyên, tăng thượng là y duyên, y là nhân duyên, ăn là y duyên, sự nuôi lớn, gìn giữ, gồm thâu vi tế, đối tượng nương tựa, đối tượng cần dùng cũng như thế.

Thai mới , nghĩa là nhân duyên, chỗ trụ thai là y duyên, sinh là: nhân duyên, đạo là: nhân duyên, tìm hướng đến là: nhân duyên, thấm nhuần là: y duyên, chất lỏng đầy khắp cũng như thế.

Không điều phục, nghĩa là không biết thế gian, không dứt thế gian, không kiên cố, không thủ hộ, không gồm thâu, không tu cũng như thế.

Điều phục, nghĩa là biết thế gian, dứt thế gian, kiên cố, thủ hộ, gồm thâu, tu cũng như thế.

Không giải, nghĩa là chưa trí biết, chưa do dứt trí biết, không chứng: là chưa chứng thấy, biết, không dứt là: chưa buộc dứt, không tận là: chưa hết cuối cùng, không diệt là: chưa trí duyên diệt, phi trí duyên diệt, giải là: trí biết, dứt trí biết, chứng là: biết thấy dứt (tri kiến đoạn), dứt là: dứt tạm thời, tận là: hết rốt ráo, diệt là: trí duyên diệt, phi trí duyên Diệt tận.

Hỷ, nghĩa là khởi nhân của hỷ và thọ báo, chỗ ưu: là ưu khởi nhân và thọ báo, chỗ xả: là xả khởi nhân và thọ báo.

Thiện, là danh sắc được tu, bất thiện là danh sắc bị đoạn, vô ký: danh sắc đã thọ nhận và pháp chẳng phải báo. Học, danh sắc của bậc Thánh chẳng phải Vô học. Vô học: là danh sắc của Thánh chẳng phải Học. Phi học, phi Vô học: là danh sắc của không phải Thánh. Báo: là thọ danh sắc và báo thiện, pháp báo: là danh sắc có báo, chẳng phải báo, chẳng phải pháp báo: là danh sắc vô ký, không thuộc về phần ngã.

Kiến đoạn, là danh sắc bất thiện, không phải tư duy đoạn. Tư duy đoạn: là danh sắc bất thiện không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn: danh sắc hoặc thiện, hoặc vô ký.

Nhân của kiến đoạn, nghĩa là danh sắc, hoặc kiến đoạn, hoặc pháp báo thiện của kiến đoạn.

Nhân của tư duy đoạn, nghĩa là danh sắc, hoặc tư duy đoạn, hoặc pháp báo của tư duy đoạn.

Không phải kiến đoạn, chẳng phải nhân của tư duy đoạn, nghĩa là danh sắc hoặc pháp thiện, hoặc báo của pháp thiện, hoặc không phải báo, không phải pháp báo. Thuộc về cõi Dục, nghĩa là danh sắc, hoặc là dục lậu, hữu lậu, thuộc về cõi Sắc, nghĩa là danh sắc, hoặc là sắc lậu, hữu lậu. Thuộc về cõi Vô sắc, nghĩa là danh sắc, hoặc là lậu, hữu lậu Vô sắc. Không thuộc về nghĩa là danh sắc, nếu la vô lậu của bậc Thánh.

Quá khứ, là danh sắc đã sinh, đã diệt, vị lai, là danh sắc chưa sinh, chưa phát ra, hiện tại, là danh sắc sinh, chưa diệt.

Danh là nhân của danh. Danh là nhân của sắc. Danh là nhân của danh sắc. Sắc là nhân của danh. Sắc là nhân của sắc. Sắc là nhân của danh sắc. Danh sắc là nhân của danh. Danh sắc là nhân của sắc. Danh sắc là nhân của danh sắc.

Danh là khởi. Danh là khởi của danh. Sắc là khởi của danh. Danh sắc là khởi sắc. Danh là khởi của sắc. Sắc là khởi của sắc. Danh sắc là khởi của danh sắc. Danh là khởi của danh sắc. Sắc là khởi của danh sắc.

Danh, là báo của danh. Danh là báo của sắc. Danh là báo của danh sắc. Sắc là báo của danh. Sắc là báo của sắc. Sắc là báo của danh sắc. Danh sắc là báo của danh. Danh sắc là báo của sắc. Danh sắc là báo của danh sắc.

Danh chung với danh. Danh chung với sắc. Danh chung với danh sắc. Sắc chung với danh. Sắc chung với sắc. Sắc chung với danh sắc. Danh sắc chung với danh. Danh sắc chung với sắc. Danh sắc chung với danh sắc.

Danh, là tăng thượng của danh. Sanh là tăng thượng của sắc. Danh là tăng thượng của danh sắc. Sắc là tăng thượng của danh. Sắc là tăng thượng của sắc. Sắc là tăng thượng của danh sắc. Danh sắc là tăng thượng của danh. Danh sắc là tăng thượng của sắc. Danh sắc là tăng thượng của danh sắc.

Danh nương tựa danh. Danh nương tựa sắc. Danh nương tựa danh sắc. Sắc dựa vào danh. Sắc dựa vào sắc. Sắc dựa vào danh sắc. Danh sắc dựa vào danh. Danh sắc dựa vào sắc. Danh sắc dựa vào danh sắc.

Danh, là ăn của danh. Danh là ăn của sắc. Danh là ăn của danh sắc. Sắc là ăn của danh. Sắc là ăn của sắc. Sắc là ăn của danh sắc. Danh sắc là ăn của danh. Danh sắc là ăn của sắc. Danh sắc là ăn của danh sắc. Sự nuôi lớn, gìn giữ, gồm thâu vi tế chỗ nương tựa, các vật cần dùng cũng như thế.

Danh, là phôi thai của danh. Danh là phôi thai của sắc. Danh là phôi thai của danh sắc. Sắc là phôi thai của danh. Sắc là phôi thai của sắc. Sắc là phôi thai danh sắc. Danh sắc là phôi thai của danh. Danh sắc là phôi thai của sắc. Danh sắc là phôi thai của danh sắc. Chỗ trú cũng vậy.

Danh sinh danh. Danh sinh sắc. Danh sinh danh sắc. Sắc sinh danh.

Sắc sinh sắc. Sắc sinh danh sắc. Danh sắc sinh danh. Danh sắc sinh sắc.

Danh sắc sinh danh sắc.

Danh là đạo. Danh là đạo của sắc. Danh là đạo của danh sắc. Sắc là đạo của danh. Sắc là đạo của sắc. Sắc là đạo của danh sắc. Danh sắc là đạo của danh. Danh sắc là đạo của sắc. Danh sắc là đạo của danh sắc.

Chỗ hướng đến cũng như thế.

Danh là thấm nhuần của danh. Danh là thấm nhuần của sắc. Danh, thấm nhuần danh sắc. Sắc là thấm nhuần danh. Sắc là thấm nhuần sắc. Sắc là thấm nhuần của danh sắc. Danh sắc là thấm nhuần danh. Danh sắc là thấm nhuần sắc. Danh sắc là thấm nhuần danh sắc. Chảy đầy khắp cũng như thế.

Danh là danh không điều phục. Danh không điều phục là sắc không điều phục. Danh không điều phục là danh sắc không điều phục. sắc không điều phục là danh không điều phục. Sắc không điều phục là sắc không điều phục. sắc không điều phục là danh sắc không điều phục. Danh sắc không điều phục là danh không điều phục. Danh sắc không điều phục là sắc không điều phục. Danh sắc không điều phục là danh sắc không điều phục. Không kiên cố, không thủ hộ, không gồm thâu, không tu cũng như thế!

Danh là điều phục, là Danh điều phục. Danh điều phục là sắc điều phục. Danh điều phục là danh sắc điều phục. Sắc điều phục là danh điều phục. Sắc điều phục là sắc điều phục. Sắc điều phục là danh sắc điều phục. Danh sắc điều phục là danh điều phục. Danh sắc điều phục là sắc điều phục. Danh sắc điều phục là danh sắc điều phục. Kiên cố, thủ hộ, gồm thâu, tu cũng như thế.

Danh là chưa giải, là Danh chưa giải. Danh chưa giải là sắc chưa giải. Danh chưa giải là danh sắc chưa giải. Danh chưa là danh sắc chưa giải. Sắc chưa giải là danh chưa giải. Sắc chưa giải là sắc chưa giải. Sắc chưa giải là danh sắc chưa giải. Danh sắc chưa giải là danh chưa giải. Danh sắc chưa giải là sắc chưa giải. Danh sắc chưa giải là danh sắc chưa giải. Chưa chứng, chưa đoạn, chưa hết, chưa diệt cũng như thế.

Danh là giải là danh chưa giải. Danh giải là sắc giải. Danh giải là danh sắc giải. Sắc giải là danh giải. Sắc giải là sắc giải. Sắc giải là danh sắc giải. Danh sắc giải là danh giải. Danh sắc giải là sắc giải. Danh sắc giải là danh sắc giải. Chứng, đoạn, hết, diệt cũng như thế!.

Duyên danh của hỷ xứ sinh danh hỷ xứ (danh của chỗ hỷ), sinh sắc hỷ xứ, danh sắc hỷ xứ. Duyên sắc của hỷ xứ sinh danh hỷ xứ, sắc hỷ xứ, danh sắc hỷ xứ. Duyên danh sắc của hỷ xứ sinh danh hỷ xứ, sắc hỷ xứ, danh sắc hỷ xứ. Ưu xứ, xã xứ cũng như thế.

Phẩm 4: PHẨM GIẢ KIẾT CỦA PHẦN ĐẦU MỐI

Kiết, căn của các sử, các phiền não là hành của tập khí vi tế, hành của kiết chưa diệt, chưa hết, chuyển sang thọ các khổ của sinh, già chết nhóm họp. Nay sẽ tập hợp môn chánh của kiết giả:

Mười kiết, mười hai nhập, mười tám giới, năm ấm, bốn đế, hai mươi hai căn, pháp, nhân, nhân, pháp của ba cõi, năm đường.

Hỏi: Thế nào là mười kiết?

Đáp: Kiết kiến, kiết nghi, kiết giới đạo, kiết dục nhiễm, kiết giận dữ, kiết sắc nhiễm, kiết nhiễm vô sắc, kiết vô minh, kiết mạn, và kiết trạo cử.

Hỏi: Thế nào là kiết kiến?

Đáp: Nếu phiền não kiến không phải tương ưng của tâm, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung. Do nhân duyên này, nên sinh sử kiến, gọi là kiến kiết, cho đến nếu phiền não trạo cử không phải tương ưng của tâm, tâm không chung sinh, trụ không chung, diệt không chung. Do nhân duyên này, nên sinh sử trạo cử, gọi là kiết trạo cử.

Lại nữa, tại chỗ ở, miên một (hoặc) vi tế, chấp mắc kiên cố, do nhân duyên này, nên sinh sử kiến, gọi là kiết kiến, cho đến tại chỗ ở, miên một vi tế, chấp mắc kiên cố. Do nhân duyên này, nên sinh sử trạo cử, gọi là kiết trạo cử.

Mười hai nhập, mười tám giới, năm ấm, bốn đế, hai mươi hai căn, ba cõi (như trên đã nói).

Hỏi: Năm đường là gì?

Đáp: Đó là Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời.

Hỏi: Thế nào là địa ngục?

Đáp: Vô gián, hữu gián, gọi là địa ngục.

Súc sinh là sao?

Đáp: Loài dưới nước, trên đất liền, trên hư không, gọi là súc sinh.

Hỏi: Thế nào là ngạ quỷ?

Đáp: Ăn ít, không có ăn, v.v…, gọi là ngạ quỷ.

Người là thế nào?

Đáp: Người của bốn thiên hạ, gọi là người.

Trời là gì?

Đáp: Trời cõi Dục, cõi sắc, cõi vô sắc, gọi là trời.

Hỏi: Thế nào là pháp?

Đáp: Pháp sắc, pháp chẳng phải sắc, cho đến quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại, pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, gọi là pháp.

Người là thế nào?

Đáp: Người trí chưa sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Người trí đã sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc, cõi Vô sắc chưa rồi. Lại nữa, người trí đã sinh, cõi Dục đã rồi, cõi Sắc, cõi Vô sắc chưa rồi, gọi là người.

Pháp như thế, người như thế, nói là nhân của pháp, pháp của nhân.

Mười kiết có bao nhiêu kiết là kiến đoạn, bao nhiêu kiết là tư duy đoạn?

Đáp: Ba kiết là kiến đoạn, bảy kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn.

Hỏi: Thế nào là ba kiết kiến đoạn?

Đáp: Kiến, nghi, giới đạo, gọi là ba kiết kiến đoạn.

Bảy kiết có hai phần là sao?

Đáp: Hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn: dục nhiễm, giận dữ, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử, gọi là bảy kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn.

Mười kiết có bao nhiêu kiến đoạn?

Đáp: Tất cả đều là kiến đoạn.

Có bao nhiêu tư duy đoạn.

Đáp: Có bảy kiết là tư duy đoạn, trừ kiến, nghi, giới đạo.

Mười kiết có bao nhiêu kiết thuộc cõi Dục, bao nhiêu kiết thuộc cõi Sắc, bao nhiêu kiết thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Hai kiết thuộc cõi Dục, một thuộc cõi Sắc, một thuộc cõi Vô sắc, một kiết có hai phần hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, năm kiết gồm ba phần hoặc kiết cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc.

Hai kiết nào thuộc cõi Dục?

Đáp: Dục nhiễm, và giận dữ, hai kiết này thuộc về cõi Dục.

Một kiết nào thuộc về cõi Sắc?

Đáp: Sắc nhiễm, một kiết này thuộc về cõi Sắc.

Một kiết nào thuộc về cõi Vô sắc?

Đáp: Vô sắc nhiễm.

Một kiết nào có hai phần hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc?

Đáp: Đó là kiết giới đạo.

Năm kiết nào có ba phần hoặc thuộc về cõi Dục, hoặc thuộc về cõi Sắc, hoặc thuộc về cõi Vô sắc?

Đáp: Đó là các kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, trạo cử.

Trong mười kiết có bao nhiêu kiết thuộc cõi Dục?

Đáp: Có tám, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Mười kiết, có bao nhiêu kiết thuộc cõi Sắc?

Đáp: Có bảy, trừ dục nhiễm, kiết giận dữ, vô sắc nhiễm.

Mười kiết, có bao nhiêu kiết thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Có sáu: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, trạo cử.

Kiết thuộc cõi Dục, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn, bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn?

Đáp: Có ba kiết thuộc kiến đoạn, năm kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn.

Ba kiết thuộc kiến đoạn là những sao?

Đáp: Đó là kiến, nghi, giới đạo.

Những gì là năm kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn?

Đáp: Đó là kiết dục nhiễm, giận dữ, vô minh, mạn, trạo cử.

Tám kiết thuộc cõi Dục, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn?

Đáp: Tất cả đều là kiến đoạn.

Có bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn?

Đáp: Có năm kiết thuộc tư duy đoạn, trừ kiến, nghi, giới đạo.

Trong bảy kiết thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn, bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn?

Đáp: Có ba kiết thuộc kiến đoạn, bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn.

Ba kiến đoạn là những gì?

Đáp: Là Kiến, nghi, giới đạo.

Những gì là bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn?

Đáp: Đó là sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử.

Bảy kiết thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn?

Đáp: Tất cả đều là kiến đoạn.

Có bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn?

Đáp: Có bốn tư duy đoạn, trừ kiến, nghi, giới đạo.

Sáu kiết thuộc cõi Vô sắc, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn, bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn?

Đáp: Có hai kiết thuộc kiến đoạn, bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn.

Hai kiết thuộc kiến đoạn là những gì?

Đáp: Đó là kiến, nghi.

Những gì là bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn?

Đáp: Đó là nhiễm vô sắc, vô minh, mạn, và trạo cử, bốn kiết có hai phần hoặc kiến đoạn, hoặc tư duy đoạn.

Sáu kiết thuộc cõi Vô sắc, có bao nhiêu kiết thuộc kiến đoạn?

Đáp: Tất cả đều là kiến đoạn.

Có bao nhiêu kiết thuộc tư duy đoạn?

Đáp: Có bốn kiết thuộc tư duy đoạn: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử.

Miên một (phiền não Hoặc), kiết kiến, có bao nhiêu miên một trong kiết?

Đáp: Có miên một trong tám kiết, trừ tự tánh và nghi, có miên một, trong chín kiết, trừ tự tánh. Giới đạo không có miên một, và các miên một của kiết dục nhiễm.

Miên một trong năm kiết kiến giới đạo, vô minh, mạn, trạo cử, giận dữ trong năm kiết. Miên một trong sáu kiết: kiến, giới đạo, vô minh, mạn, trạo cử, kiết nhiễm sắc. Miên một trong năm kiết: Kiến giới đạo, vô minh, mạn, trạo và kiết nhiễm vô sắc

Miên một trong bốn kiết kiến, vô minh, mạn, trạo cử, và kiết vô minh.

Trong chín kiết, trừ tự tánh, kiết mạn, trạo cử cũng có miên một, chín kiết, trừ tự tánh.

Có bao nhiêu miên một của kiết?

Đáp: Có tám trong kiết kiến, trừ tự tánh và trộm giới. Miên một của bốn kiết, giận giữ, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết nghi. Miên một của tám kiết, trong giới đạo, trừ tự tánh và miên một của năm kiết vô sắc nhiễm. Miên một của năm kiết: Kiến, Nghi, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết dục nhiễm. Kiết kiến, nghi, vô minh, và trạo cử trong kiết giận dữ miên một của năm kiết: kiết kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết sắc nhiễm. Miên một của năm kiết: kiết kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết vô sắc nhiễm.

Miên một của tám kiết: trừ tự tánh và giới đạo trong kiết vô minh, tám kiết cũng có miên một, trong kiết mạn, trạo cử, trừ tự tánh và giới đạo.

Nhãn nhập, nhĩ nhập, miên một của tám kiết, trừ giới đạo và vô sắc nhiễm. Tỷ nhập, thiệt nhập, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân nhập, miên một của tám kiết, trừ trộm giới, vô sắc nhiễm.

Miên một của chín kiết trong ý nhập, trừ giới đạo. Sắc nhập, thanh nhập, miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm. Hương, vị nhập, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo. Sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Miên một của tám kiết ở xúc nhập, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Pháp nhập, miên một của mười kiết.

Giới nhãn, nhĩ, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm, giới tỷ, giới thiệt, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Miên một của tám kiết ở giới thân, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Giới sắc, giới thanh, miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới hương, giới vị, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Giới xúc, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Nhãn thức giới, giới nhĩ thức, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Giới tỷ thức, giới thiệt thức, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, giới thân, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Giới ý, giới ý thức, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Giới pháp miên một của mười kiết.

Sắc ấm, miên một của mười kiết, thọ, tưởng, hành, thức ấm, miên một của chín kiết, trừ giới đạo.

Khổ đế, miên một của mười kiết, tập đế, miên một của năm kiết, kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử, diệt đế, đạo đế không có.

Nhãn căn, nhĩ căn, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, vô sắc nhiễm. Tỷ căn, thiệt căn, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân căn miên một của tám kiết trừ giới đạo và vô sắc nhiễm. Mạng căn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Lạc căn, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, giận dữ, vô sắc nhiễm. Khổ căn, miên một của sáu kiết, kiến, nghi, giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Hỷ căn, miên một của bảy kiết, trừ giới đạo, sân nhuế, vô sắc nhiễm, Ưu căn, miên một của sáu kiết: nghi, giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Xả căn, miên một của tám kiết, trừ giới đạo, giận dữ. Ý căn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, căn các Thánh không có.

Địa ngục hoặc sáu, hoặc bảy kiết: Địa ngục vô gián, miên một của sáu kiết: kiến, nghi, giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Địa ngục hữu gián, miên một của bảy kiết: kiến, nghi, dục nhiễm, giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử.

Súc sinh, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Ngạ quỷ, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Con người, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Chư Thiên, miên một của mười kiết. Trời cõi Dục, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Trời cõi Sắc, miên một của bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm. Trời cõi Vô sắc, miên một của sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử.

Cõi Dục, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Cõi Sắc, miên một của bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm. Cõi Vô sắc, miên một của sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử.

Pháp sắc, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải sắc, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp có thể thấy, miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm, pháp không thể thấy, miên một của mười kiết, pháp có đối, miên một của chín kiết, trừ vô sắc nhiễm, pháp không có đối, miên một của mười kiết, pháp của bậc Thánh không có, pháp chẳng phải Thánh, miên một của mười kiết.

Pháp hữu lậu, miên một của mười kiết, pháp vô lậu không có. Pháp có nhiễm miên một của mười kiết, pháp không có nhiễm không có. Pháp có mong cầu: có mười, pháp không mong cầu thì không có. Pháp nên nhận lấy: có mười, pháp không nên nhận lấy không có.

Pháp có nhận lấy: có mười, pháp không nhận lấy không có. Pháp có vượt hơn: có mười, pháp không, vượt hơn, không có.

Pháp thọ, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp chẳng phải thọ, miên một của mười kiết.

Pháp nội, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, pháp ngoại, miên một của mười kiết.

Pháp có báo, miên một của mười kiết, pháp không có báo, miên một của mười kiết.

Pháp tâm, miên một của chín kiết trừ giới đạo, chẳng phải pháp tâm, miên một của mười kiết.

Pháp tương ưng của tâm, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Chẳng phải pháp tương ưng của tâm, miên một của mười kiết. Pháp tâm sở miên một của chín kiết, trừ giới đạo, chẳng phải pháp tâm sở miên một của mười kiết

Pháp có duyên, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, pháp không có duyên, miên một của mười kiết.

Pháp của tâm chung, miên một của mười kiết, pháp của tâm không chung, miên một của mười kiết, pháp tùy tâm chuyển, pháp không tùy tâm chuyển cũng như thế.

Pháp nghiệp, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải nghiệp, cũng như thế.

Pháp tương ưng của nghiệp, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, pháp tương ưng của chẳng phải nghiệp, miên một của mười kiết.

Pháp của nghiệp chung, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải nghiệp chung, miên một của mười kiết, pháp tùy chuyển nghiệp, pháp không tùy chuyển nghiệp cũng như thế.

Pháp của nhân, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải nhân, miên một của mười kiết, pháp có nhân miên một của mười kiết, pháp không có nhân, không có. Pháp có đầu mối, pháp không có đầu mối, pháp có duyên, pháp không có duyên, pháp hữu vi, pháp vô vi cũng thế. Pháp biết, miên một của mười kiết, pháp chẳng biết, miên một của mười kiết, pháp nhận thức, pháp không phải nhận thức, pháp giải, pháp phi giải, pháp thấu tỏ, pháp phi liễu cũng như thế.

Pháp dứt trí biết, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp chẳng phải dứt trí biết, miên một của mười kiết, pháp dứt, pháp chẳng phải dứt cũng như thế.

Pháp tu, miên một của mười kiết, pháp chẳng phải tu, miên một của mười kiết. Pháp chứng, miên một của mười kiết, pháp không phải chứng, miên một của mười kiết. Pháp thiện, miên một của mười kiết, pháp bất thiện, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp vô ký, miên một của mười kiết, pháp học, pháp Vô học không có, pháp phi học, phi Vô học, miên một của mười kiết. Pháp báo, miên một của mười kiết, pháp của pháp báo, miên một của mười kiết. Chẳng phải báo, chẳng phải pháp của pháp báo, miên một của mười kiết.

Pháp kiến đoạn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo, pháp tư duy đoạn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp chẳng phải kiến đoạn, chẳng phải tư duy đoạn, miên một của mười kiết. Pháp của nhân kiến đoạn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp của nhân tư duy đoạn, miên một của chín kiết, trừ giới đạo. Pháp của nhân không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn, miên một của mười kiết.

Pháp thuộc cõi Dục, miên một của tám kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Pháp thuộc cõi Sắc, miên một của bảy kiết, trừ dục nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm.

Pháp thuộc cõi Vô sắc, miên một của sáu kiết: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử pháp không thuộc không có.

Pháp quá khứ, miên một của mười kiết, pháp vị lai, miên một của mười kiết, pháp hiện tại, miên một của mười kiết, pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại không có.

Người trí chưa sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi.

Có bao nhiêu miên một của kiết? Có mười: cõi Dục có tám, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, cõi Sắc có bảy, trừ lạc nhiễm, giận dữ, vô sắc nhiễm, cõi Vô sắc có sáu: kiến, nghi, vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử.

Người trí đã sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi.

Bao nhiêu miên một của kiết? Có bảy: cõi Dục có năm, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, cõi Sắc có bốn: Sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử, cõi Vô sắc có bốn: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử, cõi Vô sắc có bốn: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử.

Lại có người trí sinh, cõi Dục đã rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Có bao nhiêu miên một của kiết? Có năm: nghi của cõi Dục, cõi Sắc có bốn: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử, cõi Vô sắc có bốn: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử.

Người trí chưa sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi.

Có bao nhiêu miên một của kiết? Trong kiết kiến có tám, trừ tự tánh và giới đạo. Trong nghi, miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử. Giới đạo, miên một của tám kiết, trừ tự tánh và vô sắc nhiễm, kiết dục nhiễm, miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử. Trong kiết giận dữ, miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử.

Trong kiết sắc nhiễm, miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử. Trong kiết của vô sắc nhiễm, miên một của năm kiết: kiến, nghi, vô minh, mạn, và trạo cử. Trong kiết vô minh, miên một của tám kiết, trừ tự tánh và giới đạo. Tám kiết cũng có miên một trong kiết mạn, và trạo cử, trừ tự tánh và giới đạo. Trong nhãn nhập, nhĩ nhập, miên một của tám kiết, trừ giới đạo và vô sắc nhiễm. Từ tỷ nhập, thiệt nhập, cho đến quá khứ, vị lai, hiện tại, cũng như trên đã nói. Không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, là không có.

Người trí sinh, cõi Dục chưa rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi. Có bao nhiêu miên một của kiết? Trong kiết kiến không có, nghi, giới đạo cũng không có. vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết dục nhiễm, miên một của ba kiết; Vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết giận dữ, miên một của ba kiết; vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết sắc nhiễm, miên một của ba kiết, vô minh, mạn, trạo cử trong kiết vô sắc nhiễm, miên một của ba kiết. Trong kiết vô minh, miên một của sáu kiết, trừ tự tánh. Nhãn nhập, nhĩ nhập, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ nhập, thiệt nhập, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thân nhập, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Ý nhập, miên một của bảy kiết. Sắc nhập, thanh nhập, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm.

Hương nhập, vị nhập, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Xúc nhập, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm.

Pháp nhập, miên một của bảy kiết.

Giới nhãn, giới nhĩ, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm.

Giới tỷ, giới thiệt, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Giới thân, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm.

Giới sắc, giới thanh, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới hương, giới vị, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Giới xúc, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm.

Nhãn thức giới, giới nhĩ thức, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm.

Giới tỷ thức, giới thiệt thức, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm. Thân thức giới, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới ý, giới ý thức, giới pháp miên một của bảy kiết.

Sắc ấm, miên một của bảy kiết, thọ, tưởng, hành, thức ấm cũng như thế.

Khổ đế, miên một của bảy kiết, vô minh, mạn, trạo cử, của tập đế, miên một của ba kiết, diệt đế, đạo đế không có.

Nhãn căn, nhĩ căn, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ căn, thiệt căn, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, thân căn, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm. Nam căn, nữ căn, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Mạng căn, miên một của bảy kiết, lạc căn, miên một của năm kiết, trừ kiết giận dữ, vô sắc nhiễm.

Khổ căn, miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử.

Hỷ căn, miên một của năm kiết, trừ sân, vô sắc nhiễm.

Ưu căn, miên một của bốn kiết: giận dữ, vô minh, mạn, và trạo cử.

Xả căn, miên một của sáu kiết, trừ giận dữ.

Ý căn, miên một của bảy kiết, Thánh căn không có, địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ không có.

Trong loài người, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Cõi trời đi có cả bảy kiết: Trời cõi Dục, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Trời cõi Sắc, miên một của bốn kiết: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Các tầng trời cõi Vô sắc là miên một của bốn kiết: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn và trạo cử.

Cõi Dục, miên một của năm kiết, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Cõi Sắc, miên một của bốn kiết: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Cõi Vô sắc miên một của bốn kiết: Vô sắc nhiễm, vô minh, mạn và trạo cử.

Pháp sắc, miên một của bảy kiết, pháp chẳng phải sắc, cũng như thế.

Pháp có thể thấy, miên một của sáu kiết, trừ sắc nhiễm. Pháp không thể thấy, miên một của bảy kiết. Pháp có đối, miên một của sáu kiết, trừ vô sắc nhiễm, pháp không có đối, miên một của bảy kiết, pháp của bậc Thánh không có, pháp chẳng phải Thánh, miên một của bảy kiết, pháp hữu lậu bảy, pháp vô lậu không có. Pháp hữu nhiễm có bảy, pháp vô nhiễm không có. Pháp hữu mong cầu có bảy, pháp không mong cầu không có. Pháp sẽ nhận lấy có bảy, pháp không phải sẽ nhận lấy không có. Pháp có nhận lấy có bảy, pháp không có nhận lấy không có. Pháp có vượt hơn bảy, pháp không vượt hơn, không có. Pháp thọ có bảy, pháp phi thọ có bảy, pháp nội có bảy, pháp ngoại có bảy pháp hữu báo có bảy, pháp vô báo có bảy.

Pháp tâm có bảy, pháp phi tâm có bảy, pháp tương ưng của tâm có bảy, pháp không phải tương ưng của tâm có bảy, pháp tâm sở bảy, pháp không phải tâm sở có bảy, pháp hữu duyên có bảy, pháp vô duyên có bảy, pháp của tâm chung có bảy, pháp chẳng phải tâm chung có bảy, pháp tùy tâm chuyển có bảy, pháp không tùy tâm chuyển có bảy.

Pháp nghiệp có bảy, pháp chẳng phải nghiệp có bảy, pháp tương ưng của nghiệp có bảy, pháp không phải tương ưng của nghiệp có bảy, pháp của nghiệp chung có bảy, pháp của nghiệp không chung có bảy, pháp tương ưng của nghiệp có bảy, pháp không phải tương ưng của nghiệp có bảy, pháp của nghiệp chung có bảy, pháp của nghiệp không chung có bảy, pháp tùy nghiệp chuyển có bảy, pháp không tùy nghiệp chuyển có bảy, pháp của nhân có bảy, pháp không có nhân có bảy, pháp có đầu mối có bảy, pháp không có đầu mối có bảy, pháp hữu duyên có bảy, pháp vô duyên có bảy, pháp hữu vi có bảy, pháp vô vi có bảy, pháp biết có bảy, pháp không biết có bảy, pháp nhận thức có bảy, pháp không phải nhận thức có bảy, pháp giải bảy, pháp không giải có bảy, pháp thấu tỏ có bảy, pháp không thấu tỏ có bảy, pháp dứt trí biết có bảy, pháp chẳng phải dứt trí biết có bảy, pháp đoạn, pháp không phải đoạn cũng như thế có bảy.

Pháp tu có bảy, pháp không tu có bảy, pháp chứng có bảy, pháp không phải chứng có bảy, pháp thiện có bảy, pháp bất thiện có bảy, pháp vô ký có bảy, pháp Học, pháp Vô học không có, pháp phi học, phi Vô học có bảy, pháp báo có bảy, pháp của pháp báo có bảy, pháp không phải báo, pháp chẳng phải pháp báo có bảy, pháp kiến đoạn không có, pháp tư duy đoạn có bảy, pháp không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn có bảy, pháp của nhân kiến đoạn không có, pháp của nhân tư duy đoạn có bảy, không phải kiến đoạn, chẳng phải pháp của nhân tư duy đoạn có bảy, pháp thuộc cõi Dục có năm, trừ sắc nhiễm, vô sắc nhiễm.

Pháp thuộc cõi Sắc có bốn: sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử.

Pháp thuộc cõi Vô sắc có bốn: vô sắc nhiễm, vô minh, mạn, và trạo cử. Pháp không thuộc, không có.

Pháp quá khứ có bảy, pháp vị lai có bảy, pháp hiện tại có bảy, không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, không có.

Người trí sinh ở cõi Dục đã rồi, cõi Sắc chưa rồi, cõi Vô sắc chưa rồi.

Có bao nhiêu miên một của kiết? Trong kiết kiến không có, nghi, trộm giới, dục nhiễm, giận dữ, không có.

Vô minh, mạn, và trạo cử trong kiết sắt nhiễm, miên một của ba kiết. vô sắc nhiễm, miên một của ba kiết: vô minh, mạn, và trạo cử. Kiết vô minh, miên một của bốn kiết, trừ tự tánh. Kiết mạn, trạo củ miên một của bốn kiết, trừ tự tánh.

Nhãn nhập, nhĩ nhập, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Tỷ nhập, thiệt nhập không có. Thân nhập miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Ý nhập miên một của năm kiết.

Sắc nhập, thanh nhập, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm.

Hương nhập, vị nhập không có.

Xúc nhập, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp nhập, miên một của năm kiết, giới nhãn, giới nhĩ, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, giới tỷ, giới thiệt không có, giới thân, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm.

Giới sắc, giới thanh, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới tỷ, giới thiệt không có. Giới xúc, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm.

Nhãn thức giới, giới nhĩ thức, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới tỷ thức, giới thiệt thức, không có. Thân thức giới, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Giới ý, giới ý thức, giới pháp miên một của năm kiết. Sắc ấm, miên một của năm kiết, thọ, tưởng, hành, thức ấm cũng như thế.

Khổ đế, miên một của năm kiết, tập đế, miên một của ba kiết: vô minh, mạn, và trạo cử. Diệt đế, đạo đế không có.

Nhãn căn, nhĩ căn, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, tỷ căn, thiệt căn không có. Thân căn, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, nam căn, nữ căn không có. Mạng căn, miên một của năm kiết, lạc căn, hỷ căn, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, khổ căn, ưu căn không có. Xả căn, hỷ căn miên một của năm kiết, các căn vô lậu không có. Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ cõi người không có.

Cả cõi trời, miên một của năm kiết, các trời cõi Dục không có. Trên các trời cõi Sắc, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, trên cõi trời Vô sắc, miên một của bốn kiết, trừ sắc nhiễm, cõi Dục không có. Cõi Sắc, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm, cõi Vô sắc, miên một của bốn kiết, trừ sắc nhiễm.

Pháp sắc, miên một của bốn kiết, pháp vô sắc cũng như thế. Pháp có thể thấy, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Pháp không thể thấy, miên một của năm kiết. Pháp có đối, miên một của bốn kiết, trừ vô sắc nhiễm. Trong pháp không có đối, miên một của năm kiết, pháp của bậc Thánh đều là pháp của bậc Thánh.

Pháp hữu lậu có năm, pháp vô lậu không có. Pháp hữu nhiễm có năm, pháp vô nhiễm không có. Pháp có mong cầu có năm, pháp không mong cầu không có. Pháp sẽ nhận lấy có năm, pháp không phải sẽ nhận lấy không có. Pháp có nhận lấy có năm, pháp không nhận lấy không có. Pháp có vượt hơn có năm, pháp không vượt hơn, không có. Pháp thọ có năm, pháp không phải thọ có năm. Pháp nội có năm, pháp ngoại có năm. Pháp hữu báo có năm, pháp vô báo có năm. Pháp tâm có năm, pháp phi tâm có năm. Pháp tương ưng tâm có năm, pháp bất tương ưng của tâm có năm. Pháp tâm sở có năm, pháp không phải tâm sở có năm. Pháp hữu duyên có năm, pháp vô duyên có năm. Pháp của tâm chung có năm, pháp của tâm không chung có năm. Pháp tùy tâm chuyển có năm, pháp không tùy tâm chuyển có năm. Pháp nghiệp có năm, pháp không phải nghiệp có năm. Pháp tương ưng của nghiệp có năm, pháp tương ưng của không phải nghiệp có năm. Pháp nghiệp chung có năm, pháp không phải nghiệp chung có năm. Pháp tùy nghiệp chuyển có năm, pháp không tùy nghiệp chuyển có năm. Pháp nhân có năm, pháp không phải nhân có năm. Pháp hữu nhân có năm, pháp vô nhân có năm. Pháp hữu đầu mối có năm pháp không đầu mối có năm. Pháp hữu vi có năm, pháp vô vi có năm. Pháp biết có năm, pháp chẳng biết không có, pháp thức, pháp phi thức, pháp giải, pháp phi giải, pháp thấu tỏ, pháp không thấu tỏ cũng như thế.

Pháp đoạn trí biết có năm, pháp chẳng phải dứt trí biết có năm, pháp dứt, pháp phi đoạn cũng như thế. Pháp tu có năm, pháp không phải tu có năm. Pháp chứng có năm, pháp phi chứng có năm. Pháp thiện có năm, pháp bất thiện có năm. Pháp học có năm, pháp Vô học có năm, pháp phi học, phi Vô học có năm. Pháp giải có năm, pháp của pháp báo có năm, chẳng phải báo, chẳng phải pháp của pháp báo có năm. Pháp kiến đoạn không có, pháp tư duy đoạn có năm. Pháp không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn có năm. Pháp của nhân kiến đoạn không có, pháp của nhân tư duy đoạn có năm. Pháp của nhân không phải kiến đoạn, không phải tư duy đoạn có năm. Pháp thuộc về cõi Dục, pháp thuộc cõi Vô sắc có bốn, trừ vô sắc nhiễm. Pháp thuộc cõi Sắc có bốn, trừ sắc nhiễm, pháp không thuộc không có. Pháp quá khứ có năm, pháp vị lai có năm, pháp hiện tại có năm. Pháp không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại, không có.