LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ
QUYỂN 5
Phẩm thứ 5: PHẦN HỎI VỀ CĂN
Hỏi: Có bao nhiêu căn?
Đáp: Có hai mươi hai căn.
Hỏi: Những gì là hai mươi hai căn?
Đáp: Đó là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri dục tri căn, tri căn và dĩ tri căn.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn?
Đáp: Nhãn nhập đó gọi là nhãn căn.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn?
Đáp: Nhãn giới đó gọi là nhãn căn.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn?
Đáp: Nếu mắt là sắc tịnh do bốn đại tạo, thuộc về phần của ngã thâu tóm, đó gọi là nhãn căn.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn?
Đáp: Nếu mắt là sắc tịnh của quá khứ, vị lai, hiện tại, do bốn đại tạo, thuộc về phần của ngã thâu tóm, đó gọi là nhãn căn.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn?
Đáp: Nếu mắt thuộc về phần của ngã thâu tóm, đã thấy sắc, nay đang thấy, sẽ thấy không nhất định. Nếu mắt thuộc về phần của ngã thâu tóm ánh sáng của sắc đã đến, nay đang đến, sẽ đến không nhất định. Đó gọi là nhãn căn.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn?
Đáp: Nếu mắt thuộc về phần của ngã thâu tóm đã đối sắc, nay đang đối, sẽ đối không nhất định. Nếu mắt thuộc về phần của ngã thâu tóm sắc đã đối, nay đang đối, sẽ đối không nhất định. Đó gọi là nhãn căn. Nếu mắt là vô ngại, là nhãn (mắt), là nhãn nhập, là nhãn căn, là nhãn giới, là ruộng, là vật, là cửa, là kho tàng, là đời, là tịnh, là suối, là biển, là ốc tiêu, là nước chảy ngược, là mụt nhọt, là trói buộc, là nhìn kỹ, là vào phần của ngã, là bờ này, là nhập nội, là mắt thấy sắc. Đó gọi là nhãn căn.
Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là nữ căn?
Đáp: Nếu là nữ, là tánh nữ, hình nữ, tướng nữ, đó gọi là nữ căn.
Hỏi: Thế nào là nam căn?
Đáp: Nếu là nam, là tánh nam, hình nam, tướng nam, đó gọi là nam căn.
Hỏi: Thế nào là mạng căn?
Đáp: Thọ mạng đó gọi là mạng căn.
Hỏi: Thế nào là mạng căn?
Đáp: Nếu chúng sinh trụ đó gọi là mạng căn.
Hỏi: Thế nào là mạng căn?
Đáp: Các chúng sinh, trong các chúng sinh không sau cùng, lúc không thoái lui, không mất, không chết, hành chưa qua, đang được gìn giữ, đó gọi là mạng căn.
Hỏi: Thế nào là lạc căn?
Đáp: Nếu là lạc thọ của thân, lạc thọ của nhãn xúc, lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc, là lạc giới, đó gọi là lạc căn.
Hỏi: Thế nào là khổ căn?
Đáp: Nếu là khổ thọ của thân, khổ thọ của nhãn xúc, khổ thọ của nhĩ, tỷ thiệt, thân xúc, là khổ giới, đó gọi là khổ căn.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn?
Đáp: Nếu là lạc thọ của tâm, lạc thọ của ý xúc, là hỷ giới, đó gọi là hỷ căn.
Hỏi: Thế nào là ưu căn?
Đáp: Nếu là khổ thọ của tâm, khổ thọ của ý xúc, là ưu giới, đó gọi là ưu căn.
Hỏi: Thế nào là xả căn?
Đáp: Nếu là không khổ không lạc thọ của thân tâm, là không khổ không lạc thọ của nhãn xúc, là không khổ không lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, là xả giới, đó gọi là xả căn.
Hỏi: Thế nào là ý căn?
Đáp: Ý nhập đó gọi là ý căn.
Hỏi: Thế nào là ý căn?
Đáp: Thức ấm đó gọi là ý căn.
Hỏi: Thế nào là ý căn?
Đáp: Nếu là tâm ý thức, là sáu thức thân, là bảy thức giới, đó gọi là ý căn.
Hỏi: Thế nào là ý căn?
Đáp: Nếu là thức quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, thô, tế, thấp kém, vượt hơn, xa, gần, đó gọi là ý căn.
Hỏi: Thế nào là sáu thức thân?
Đáp: Là nhãn thức thân, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức thân.
Hỏi: Thế nào là nhãn thức thân?
Đáp: Duyên nơi mắt, duyên nơi sắc, duyên nơi ánh sáng, duyên nơi tư duy, do bốn duyên này nên thức đã sinh, nay sinh sẽ sinh không nhất định, đó gọi là nhãn thức thân.
Hỏi: Thế nào là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức thân?
Đáp: Duyên nơi ý, duyên nơi pháp, duyên nơi tư duy, do ba duyên này nên thức đã sinh, nay sinh, sẽ sinh không nhất định, đó gọi là ý thức thân. Tức gọi là sáu thức thân.
Hỏi: Thế nào là bảy thức giới?
Đáp: Là nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân giới, ý giới, ý thức giới.
Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới?
Đáp: Nếu nhãn căn của thức sinh đối với cảnh giới của sắc, đã sinh, nay sinh, sẽ sinh không nhất định, đó gọi là nhãn thức giới.
Hỏi: Thế nào là nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới?
Đáp: Nếu thân căn của thức sinh đối với cảnh giới của xúc, đã sinh, nay sinh, sẽ sinh không nhất định, đó gọi là thân thức giới.
Hỏi: Thế nào là ý giới?
Đáp: Ý nhận biết pháp, nghĩ về pháp. Nếu tâm ban đầu đã sinh, nay sinh, sẽ sinh không nhất định, đó gọi là ý giới.
Hỏi: Thế nào là ý thức giới?
Đáp: Nếu thức tương tợ không lìa cảnh giới của thức kia và tâm thức tương tợ khác đã sinh, nay sinh, sẽ sinh không nhất định, đó gọi là ý thức giới. Tức gọi là bảy thức giới.
Hỏi: Thế nào là thức quá khứ?
Đáp: Nếu thức đã sinh rồi diệt, đó gọi là thức quá khứ.
Hỏi: Thế nào là thức vị lai?
Đáp: Nếu thức chưa sinh, chưa xuất, đó gọi là thức vị lai.
Hỏi: Thế nào là thức hiện tại?
Đáp: Nếu thức đã sinh chưa diệt, đó gọi là thức hiện tại.
Hỏi: Thế nào là thức trong?
Đáp: Nếu thức là thọ, đó gọi là thức trong.
Hỏi: Thế nào là thức ngoài?
Đáp: Nếu thức không phải là thọ, đó gọi là thức ngoài.
Hỏi: Thế nào là thức thô?
Đáp: Nếu thức hệ thuộc cõi dục, đó gọi là thức thô.
Hỏi: Thế nào là thức tế?
Đáp: Nếu thức hệ thuộc cõi sắc, hệ thuộc cõi vô sắc, hoặc không hệ thuộc, đó gọi là thức tế.
Hỏi: Thế nào là thức thấp kém?
Đáp: Nếu thức là bất thiện, hoặc thức là pháp báo bất thiện, hoặc thức không phải là báo, không phải là pháp báo, là thức không vừa ý, đó gọi là thức thấp kém.
Hỏi: Thế nào là thức vượt hơn?
Đáp: Nếu thức là thiện, hoặc thức là pháp báo thiện, hoặc thức không phải là báo, không phải là pháp báo, là thức vừa ý, đó gọi là thức vượt hơn.
Hỏi: Thế nào là thức xa?
Đáp: Nếu thức là xa nhau, rất xa nhau, không gần, không gần bên, đó gọi là thức xa.
Hỏi: Thế nào là thức gần?
Đáp: Nếu thức là gần nhau, rất gần nhau, gần bên nhau, đó gọi là thức gần.
Hỏi: Thế nào là tín căn?
Đáp: Người học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu là kiên tín, kiên pháp cùng người của nẻo khác nhận thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa hiểu muốn hiểu, chưa được muốn được, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Người kiến học nếu là Tu-đà-hoàn, Tưđà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo, lìa phiền não, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, nếu tín nhập, tín cứu cánh nhập, tín chân, tín tâm tịnh. Đó gọi là tín căn.
Hỏi: Thế nào là tấn căn?
Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người người, hoặc là nẻo, thân tâm xuất phát vượt qua, có thể nhẫn, không thoái chuyển, theo sức siêng năng, tinh tấn, không lìa bỏ, không lười biếng, trễ nải, chậm chạp, luôn theo tấn lực, tấn giác, chánh tấn. Đó gọi là tấn căn.
Hỏi: Thế nào là niệm căn?
Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc niệm, ức niệm, niệm vi tế, niệm thuận, an trụ không quên, niệm nối tiếp không mất, không bị chiếm đoạt, không chậm, căn không trì độn, luôn theo niệm căn, niệm lực, niệm giác, chánh niệm. Đó gọi là niệm căn.
Hỏi: Thế nào là định căn?
Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc tâm trụ, chánh trụ, tâm chuyên trụ, tâm hoàn toàn, tâm vui thích duy nhất, dựa nơi niệm không loạn, riêng định, định lực, định giác, chánh định. Đó gọi là định căn.
Hỏi: Thế nào là tuệ căn?
Đáp: Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là quyết trạch trong pháp, quyết trạch lần nữa, quyết trạch cứu cánh, trạch pháp tư duy, nhận biết thấu đạt về tự tướng, tha tướng, cộng tướng, suy nghĩ, giữ gìn, biện giải quán tấn, biện tuệ, trì kiến, giải thoát, phương tiện thuật, ánh sáng rực rỡ tỏa chiếu, tuệ nhãn, tuệ lực, trạch pháp, chánh giác đầy đủ. Đó gọi là tuệ căn.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn?
Đáp: Người kiên tín, kiên pháp, hoặc pháp là vô lậu của Thánh không phải căn, được gọi là căn, trừ tưởng, tư, xúc trong vị tri dục tri căn, là tư duy, giác quán giải thoát, tâm vui mừng, tâm trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là vị tri dục tri căn.
Hỏi: Thế nào là tri căn?
Đáp: Người kiến học, hoặc pháp là vô lậu của Thánh không phải căn, được gọi là căn, trừ tưởng, tư, xúc trong tri căn, là tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là tri căn.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn?
Đáp: Là quả A-la-hán của người vô học, hoặc pháp là vô lậu của Thánh không phải căn, được gọi là căn, trừ tưởng, tư, xúc trong dĩ tri căn, là tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là dĩ tri căn.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là sắc, bao nhiêu thứ không phải là sắc?
Đáp: Bảy căn là sắc. Mười một căn không phải là sắc. Bốn căn gồm hai phần, hoặc là sắc, hoặc không phải là sắc.
Hỏi: Thế nào là bảy căn là sắc?
Đáp: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, đó gọi là bảy căn là sắc.
Hỏi: Thế nào là mười một căn không phải là sắc?
Đáp: Mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, tín căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, đó gọi là mười một căn không phải là sắc.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm hai phần, hoặc là sắc, hoặc không phải là sắc?
Đáp: Tấn căn, vị tri dục tri căn, tri căn, dĩ tri căn, đó gọi là bốn căn gồm hai phần, hoặc là sắc, hoặc không phải là sắc.
Hỏi: Thế nào là tấn căn là sắc?
Đáp: Thân xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn là sắc.
Hỏi: Thế nào là tấn căn không phải là sắc?
Đáp: Tâm xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn không phải là sắc.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn là sắc?
Đáp: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là vi tri dục tri căn là sắc.
Thế nào là vị tri dục tri căn không phải là sắc?
Tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui
mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, đó gọi là vị tri dục tri căn không phải là sắc.
Hỏi: Thế nào là tri căn là sắc?
Đáp: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là tri căn là sắc.
Hỏi: Thế nào là tri căn không phải là sắc?
Đáp: Tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, đó gọi là tri căn không phải là sắc.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn là sắc?
Đáp: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là dĩ tri căn là sắc.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn không phải là sắc?
Đáp: Tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, đó gọi là dĩ tri căn không phải là sắc.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là có thể thấy, bao nhiêu thứ là không thể thấy?
Đáp: Tất cả đều không thể thấy.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn bao nhiêu thứ là có đối, bao nhiêu thứ là không có đối?
Đáp: Bảy căn là có đối. Mười lăm căn là không có đối.
Hỏi: Thế nào là bảy căn có đối?
Đáp: Nhãn căn cho đến nam căn, đó gọi là bảy căn có đối.
Thế nào là mười lăm căn không có đối?
Mạng căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là mười lăm căn
không có đối.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là Thánh, bao nhiêu thứ không phải là Thánh?
Đáp: Tám căn là Thánh. Mười một căn không phải là Thánh. Ba căn gồm hai phần, hoặc là Thánh, hoặc không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là tám căn là Thánh?
Đáp: Tín căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là tám căn là Thánh.
Hỏi: Thế nào là mười một căn không phải là Thánh?
Đáp: Nhãn căn cho đến khổ căn và ưu căn, đó gọi là mười một căn không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là ba căn gồm hai phần, hoặc là Thánh, hoặc không phải là Thánh?
Đáp: Hỷ căn, xả căn, ý căn, đó gọi là ba căn gồm hai phần, hoặc là Thánh, hoặc không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không phải là Thánh?
Đáp: Nếu hỷ căn là hữu lậu, đó gọi là hỷ căn không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không phải là Thánh?
Đáp: Nếu hỷ căn là phi học phi vô học, là lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là Thánh?
Đáp: Nếu hỷ căn là vô lậu, đó gọi là hỷ căn là Thánh.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là Thánh?
Đáp: Nếu hỷ căn là tín căn tương ưng với lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn là Thánh.
Thế nào là hỷ căn là Thánh?
Nếu hỷ căn là học, hoặc vô học. Người học đã lìa kiết sử,
tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu là kiên tín, kiên pháp cùng người của nẻo khác nhận thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa kiết sử. Người kiến học nếu là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn là Thánh.
Hỏi: Thế nào là xả căn không phải là Thánh?
Đáp: Nếu xả căn là hữu lậu, đó gọi là xả căn không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là xả căn không phải là Thánh?
Đáp: Nếu xả căn là phi học phi vô học, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó gọi là xả căn không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là xả căn là Thánh?
Đáp: Nếu xả căn là vô lậu, đó gọi là xả căn là Thánh.
Hỏi: Thế nào là xả căn là Thánh?
Đáp: Nếu xả căn là tín căn tương ưng với thọ không khổ không lạc của ý xúc, đó gọi là xả căn là Thánh.
Hỏi: Thế nào là xả căn là Thánh?
Đáp: Nếu xả căn là học, hoặc vô học. Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là thọ không khổ không lạc của ý xúc, đó gọi là xả căn là Thánh.
Thế nào là ý căn không phải là Thánh?
Nếu ý căn là hữu lậu, đó gọi là ý căn không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là ý căn không phải là Thánh?
Đáp: Thức thọ ấm, đó gọi là ý căn không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là ý căn không phải là Thánh?
Đáp: Nếu ý căn là phi học phi vô học, từ nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là ý căn không phải là Thánh.
Hỏi: Thế nào là ý căn là Thánh?
Đáp: Nếu ý căn là vô lậu, đó gọi là ý căn là Thánh.
Hỏi: Thế nào là ý căn là Thánh?
Đáp: Nếu ý căn là tín căn tương ưng với ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn là Thánh.
Hỏi: Thế nào là ý căn là Thánh?
Đáp: Nếu ý căn là học, hoặc vô học. Người học đã lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn là Thánh.
Hữu lậu, vô lậu, có ái, không ái, có cầu, không cầu, nên nhận lấy, không nên nhận lấy, có giữ lấy, không giữ lấy, có vượt hơn, không vượt hơn cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là thọ, bao nhiêu thứ không phải là thọ?
Đáp: Tám căn là thọ. Tám căn không phải là thọ. Sáu căn gồm hai phần, hoặc là thọ, hoặc không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là tám căn là thọ?
Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn, đó gọi là tám căn là thọ.
Thế nào là tám căn không phải là thọ?
Tín căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là tám căn không phải
là thọ.
Hỏi: Thế nào là sáu căn gồm hai phần, hoặc là thọ, hoặc không phải là thọ?
Đáp: Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, đó gọi là sáu căn gồm hai phần, hoặc là thọ, hoặc không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là lạc căn là thọ?
Đáp: Nếu lạc căn là trong, đó gọi là lạc căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là lạc căn là thọ?
Đáp: Nếu pháp nơi nghiệp của lạc căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, là lạc thọ của nhãn xúc, là lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là lạc căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là lạc căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu lạc căn là ngoài, là lạc thọ của nhãn xúc, là lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là lạc căn không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là khổ căn là thọ?
Đáp: Nếu khổ căn là trong, đó gọi là khổ căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là khổ căn là thọ?
Đáp: Nếu pháp nơi nghiệp của khổ căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, là khổ thọ của nhãn xúc, là khổ thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là khổ căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là khổ căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu khổ căn là ngoài, là khổ thọ của nhãn xúc, là khổ thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là khổ căn không phải là thọ.
Thế nào là hỷ căn là thọ?
Nếu hỷ căn là trong, đó gọi là hỷ căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là thọ?
Đáp: Nếu pháp nơi nghiệp của hỷ căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu hỷ căn là ngoài, đó gọi là hỷ căn không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu hỷ căn là thiện, bất thiện, hoặc vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là thọ?
Đáp: Nếu ưu căn là trong, đó gọi là ưu căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là thọ?
Đáp: Nếu pháp nơi nghiệp của ưu căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là ưu căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu ưu căn là ngoài, đó gọi là ưu căn không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là ưu căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu ưu căn là thiện, bất thiện, hoặc vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là xả căn là thọ?
Đáp: Nếu xả căn là trong, đó gọi là xả căn là thọ.
Thế nào là xả căn là thọ?
Nếu pháp nơi nghiệp của xả căn là báo do phiền não sinh
ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đó gọi là xả căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là xả căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu xả căn là ngoài, đó gọi là xả căn không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là xả căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu xả căn là thiện, bất thiện, hoặc vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đó gọi là xả căn không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là ý căn là thọ?
Đáp: Nếu ý căn là trong, đó gọi là ý căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là ý căn là thọ?
Đáp: Nếu pháp nơi nghiệp của ý căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn là thọ.
Hỏi: Thế nào là ý căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu ý căn là ngoài, đó gọi là ý căn không phải là thọ.
Hỏi: Thế nào là ý căn không phải là thọ?
Đáp: Nếu ý căn là thiện, bất thiện, hoặc vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn không phải là thọ.
Nội, ngoại cũng như thế.
Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là có báo, bao
nhiêu thứ là không có báo?
Đáp: Một căn là có báo. Mười căn là không có báo. Mười một căn gồm hai phần, hoặc là có báo, hoặc là không có báo.
Hỏi: Thế nào là một căn là có báo?
Đáp: Vị tri dục tri căn đó gọi là một căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là mười căn không có báo?
Đáp: Nhãn căn cho đến khổ căn, đó gọi là mười căn không có báo.
Hỏi: Thế nào là mười một căn gồm hai phần, hoặc là có báo, hoặc là không có báo?
Đáp: Trừ vị tri dục tri căn, còn lại từ hỷ căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là mười một căn gồm hai phần, hoặc là có báo, hoặc là không có báo.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là có báo?
Đáp: Nếu hỷ căn là pháp báo, đó gọi là hỷ căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là có báo?
Đáp: Là hỷ căn trừ báo thiện, còn lại là hỷ căn thiện, bất thiện, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là không có báo?
Đáp: Nếu hỷ căn là báo, hoặc hỷ căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn là không có báo.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là có báo?
Đáp: Nếu ưu căn là pháp báo, đó gọi là ưu căn là có báo.
Thế nào là ưu căn là có báo?
Nếu ưu căn là thiện, bất thiện, là khổ thọ của ý xúc. Đó
gọi là ưu căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là không có báo?
Đáp: Nếu ưu căn là báo, hoặc ưu căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn là không có báo.
Hỏi: Thế nào là xả căn là có báo?
Đáp: Nếu xả căn là pháp báo, đó gọi là xả căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là xả căn là có báo?
Đáp: Là xả căn trừ báo thiện, còn lại là xả căn thiện, bất thiện, là thọ không khổ không lạc của ý xúc. Đó gọi là xả căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là xả căn là không có báo?
Đáp: Nếu xả căn là báo, hoặc xả căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đó gọi là xả căn là không có báo.
Hỏi: Thế nào là ý căn là có báo?
Đáp: Nếu ý căn là pháp báo, đó gọi là ý căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là ý căn là có báo?
Đáp: Trừ báo thiện của ý căn, còn lại là ý căn thiện, bất thiện nơi ý giới, ý thức giới. Đó gọi là ý căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là ý căn là không có báo?
Đáp: Nếu ý căn là báo, hoặc ý căn không phải là báo, không phải là pháp báo, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn là không có báo.
Thế nào là tín căn là có báo?
Đáp: Nếu tín căn là pháp báo, đó gọi là tín căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là tín căn là có báo?
Đáp: Người học đã lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu là kiên tín, kiên pháp cùng người nơi nẻo khác nhận thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, là tín nhập, tín cứu cánh nhập, chân tín, tâm tín tịnh. Đó gọi là tín căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là tín căn là không có báo?
Đáp: Báo của tín căn, đó gọi là tín căn là không có báo.
Hỏi: Thế nào là tín căn là không có báo?
Đáp: Người kiến học như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Samôn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, là tín nhập, tín cứu cánh nhập, chân tín, tâm tín tịnh. Đó gọi là tín căn là không có báo.
Tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là tri căn là có báo?
Đáp: Nếu tri căn là pháp báo, đó gọi là tri căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là tri căn là có báo?
Đáp: Người kiến học nhận thấy lỗi lầm tai hại của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo,
lìa phiền não. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là tri căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là tri căn là không có báo?
Đáp: Báo của tri căn, đó gọi là tri căn là không có báo.
Hỏi: Thế nào là tri căn là không có báo?
Đáp: Người kiến học như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là tri căn là không có báo.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn là có báo?
Đáp: Nếu dĩ tri căn là pháp báo, đó gọi là dĩ tri căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn là có báo?
Đáp: Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là dĩ tri căn là có báo.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn là không có báo?
Đáp: Báo của dĩ tri căn, đó gọi là dĩ tri căn là không có báo.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn là không có báo?
Đáp: Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là dĩ tri căn là không có báo.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là tâm, bao nhiêu thứ không phải là tâm?
Đáp: Một căn là tâm. Hai mươi mốt căn không phải là tâm.
Hỏi: Thế nào là một căn là tâm?
Đáp: Ý căn đó gọi là một căn là tâm.
Hỏi: Thế nào là hai mươi mốt căn không phải là tâm?
Đáp: Trừ ý căn, tất cả căn còn lại đều không phải là tâm.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là tâm tương ưng, bao nhiêu thứ không phải là tâm tương ưng?
Đáp: Chín căn là tâm tương ưng. Tám căn không phải là tâm tương ưng. Một căn không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng. Bốn căn gồm hai phần, hoặc là tâm tương ưng, hoặc không phải là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là chín căn là tâm tương ưng?
Đáp: Trừ ý căn, tấn căn, các căn còn lại từ lạc căn cho đến tuệ căn, đó gọi là chín căn là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tám căn không phải là tâm tương ưng?
Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn, đó gọi là tám căn không phải là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là một căn không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng?
Đáp: Ý căn đó gọi là một căn không nói là tâm tương ưng, không phải là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm hai phần, hoặc là tâm tương ưng, hoặc không phải là tâm tương ưng?
Đáp: Tấn căn, vị tri dục tri căn, tri căn, dĩ tri căn, đó gọi là bốn căn gồm hai phần, hoặc là tâm tương ưng, hoặc không phải là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tấn căn là tâm tương ưng?
Đáp: Nếu tấn căn là tâm số, là tâm xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tấn căn không phải là tâm tương ưng?
Đáp: Nếu tấn căn không phải là tâm số, không phải là thân xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn không phải là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn là tâm tương ưng?
Đáp: Nếu vị tri dục tri căn là tâm số, là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, đó gọi là vị tri dục tri căn là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn không phải là tâm tương ưng?
Đáp: Nếu vị tri dục tri căn không phải là tâm số, không phải là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là vị tri dục tri căn không phải là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tri căn là tâm tương ưng?
Đáp: Nếu tri căn là tâm số, là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, đó gọi là tri căn là tâm tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tri căn không phải là tâm tương ưng?
Đáp: Nếu tri căn không phải là tâm số, không phải là đắc quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là tri căn không phải là tâm tương ưng.
Dĩ tri căn cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là tâm số, bao nhiêu thứ không phải là tâm số?
Đáp: Chín căn là tâm số. Chín căn không phải là tâm số. Bốn căn gồm hai phần, hoặc là tâm số, hoặc không phải là tâm số.
Hỏi: Thế nào là chín căn là tâm số?
Đáp: Trừ ý căn, tấn căn, các căn còn lại từ lạc căn cho đến tuệ căn, đó gọi là chín căn là tâm số.
Hỏi: Thế nào là chín căn không phải là tâm số?
Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn, ý căn, đó gọi là chín căn không phải là tâm số.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm hai phần, hoặc là tâm số, hoặc không phải là tâm số?
Đáp: Tấn căn, vị tri dục tri căn, tri căn, dĩ tri căn, đó gọi là bốn căn gồm hai phần, hoặc là tâm số, hoặc không phải là tâm số.
Hỏi: Thế nào là tấn căn là tâm số?
Đáp: Nếu tấn căn duyên nơi tâm xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn là tâm số.
Hỏi: Thế nào là tấn căn không phải là tâm số?
Đáp: Nếu tấn căn không phải duyên nơi thân xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn không phải là tâm số.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn là tâm số?
Đáp: Nếu vị tri dục tri căn duyên nơi tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, đó gọi là vị tri dục tri căn là tâm số.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn không phải là tâm số?
Đáp: Nếu vị tri dục tri căn không duyên nơi chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là vị tri dục tri căn không phải là tâm số.
Hỏi: Thế nào là tri căn là tâm số?
Đáp: Nếu tri căn duyên nơi tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, đó gọi là tri căn là tâm số.
Hỏi: Thế nào là tri căn không phải là tâm số?
Đáp: Nếu tri căn không phải duyên nơi đắc quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là tri căn không phải là tâm số. Dĩ tri căn cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là duyên, bao nhiêu thứ không phải là duyên?
Đáp: Mười căn là duyên. Tám căn không phải là duyên. Bốn căn gồm hai phần, hoặc là duyên, hoặc không phải là duyên.
Hỏi: Thế nào là mười căn là duyên?
Đáp: Trừ tấn căn, các căn còn lại từ lạc căn cho đến tuệ căn và ý căn, đó gọi là mười căn là duyên.
Hỏi: Thế nào là tám căn không phải là duyên?
Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn, đó gọi là tám căn không phải là duyên.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm hai phần, hoặc là duyên, hoặc không phải là duyên?
Đáp: Tấn căn, vị tri dục tri căn, tri căn, dĩ tri căn, đó gọi là bốn căn gồm hai phần, hoặc là duyên, hoặc không phải là duyên.
Hỏi: Thế nào là tấn căn là duyên?
Đáp: Nếu tấn căn là tâm số xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn là duyên.
Hỏi: Thế nào là tấn căn không phải là duyên?
Đáp: Nếu tấn căn không phải là tâm số thân xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn không phải là duyên.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn là duyên?
Đáp: Nếu vị tri dục tri căn là tâm số, là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, đó gọi là vị tri dục tri căn là duyên.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn không phải là duyên?
Đáp: Nếu vị tri dục tri căn không phải là tâm số, không phải là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là vị tri dục tri căn không phải là duyên.
Hỏi: Thế nào là tri căn là duyên?
Đáp: Nếu tri căn là tâm số, là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, đó gọi là tri căn là duyên.
Hỏi: Thế nào là tri căn không phải là duyên?
Đáp: Nếu tri căn không phải là tâm số, không phải là đắc quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là tri căn không phải là duyên. Dĩ tri căn cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là tâm chung, bao nhiêu thứ không phải là tâm chung?
Đáp: Mười căn là tâm chung. Chín căn không phải là tâm chung. Ba căn gồm hai phần, hoặc là tâm chung, hoặc không phải là tâm chung.
Hỏi: Thế nào là mười căn là tâm chung?
Đáp: Trừ ý căn, tấn căn, các căn còn lại từ lạc căn cho đến vị tri dục tri căn, đó gọi là mười căn là tâm chung.
Hỏi: Thế nào là chín căn không phải là tâm chung?
Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn và ý căn, đó gọi là chín căn không phải là tâm chung.
Hỏi: Thế nào là ba căn gồm hai phần, hoặc là tâm chung, hoặc không phải là tâm chung?
Đáp: Tấn căn, tri căn, dĩ tri căn, đó gọi ba căn gồm hai phần, hoặc là tâm chung, hoặc không phải là tâm chung.
Đáp: Thế nào là tấn căn là tâm chung?
Đáp: Nếu tấn căn tùy tâm chuyển, cùng với tâm chung sinh, cùng trụ, cùng diệt, tâm xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn là tâm chung.
Hỏi: Thế nào là tấn căn không phải là tâm chung?
Đáp: Nếu tấn căn không tùy tâm chuyển, không cùng với tâm chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, thân xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn không phải là tâm chung.
Hỏi: Thế nào là tri căn là tâm chung?
Đáp: Nếu tri căn tùy tâm chuyển, cùng với tâm chung sinh, cùng trụ, cùng diệt, là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là tri căn là tâm chung.
Hỏi: Thế nào là tri căn không phải là tâm chung?
Đáp: Nếu tri căn không tùy tâm chuyển, không cùng với tâm chung sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, được quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là tri căn không phải là tâm chung. Dĩ tri căn cũng như thế.
Tùy tâm chuyển, không tùy tâm chuyển cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là nghiệp, bao nhiêu thứ không phải là nghiệp?
Đáp: Mười chín căn không phải là nghiệp. Ba căn gồm hai phần, hoặc là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp.
Hỏi: Thế nào là mười chín căn không phải là nghiệp?
Đáp: Nhãn căn cho đến tuệ căn, đó gọi là mười chín căn không phải là nghiệp.
Hỏi: Thế nào là ba căn gồm hai phần, hoặc là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp?
Đáp: Vị tri dục tri căn, tri căn, dĩ tri căn, đó gọi là ba căn gồm hai phần, hoặc là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn là nghiệp?
Đáp: Tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, đó gọi là vị tri dục tri căn là nghiệp.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn không phải là nghiệp?
Đáp: Tưởng, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, chánh thân trừ, đó gọi là vị tri dục tri căn không phải là nghiệp.
Hỏi: Thế nào là tri căn là nghiệp?
Đáp: Tư, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, đó gọi là tri căn là nghiệp.
Hỏi: Thế nào là tri căn không phải là nghiệp?
Đáp: Tưởng, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, chánh thân trừ, đó gọi là tri căn không phải là nghiệp. Dĩ tri căn cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là nghiệp tương ưng, bao nhiêu thứ không phải là nghiệp tương ưng?
Đáp: Mười căn là nghiệp tương ưng. Tám căn không phải là nghiệp tương ưng. Một căn gồm hai phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng. Ba căn gồm ba phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là mười căn là nghiệp tương ưng?
Đáp: Trừ tấn căn, các căn còn lại từ lạc căn cho đến tuệ căn và ý căn, đó gọi là mười căn là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tám căn không phải là nghiệp tương ưng?
Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn, đó gọi là tám căn không phải là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là một căn gồm hai phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng?
Đáp: Tấn căn đó gọi là một căn gồm hai phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là ba căn gồm ba phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng?
Đáp: Vi tri dục tri căn, tri căn, dĩ tri căn, đó gọi là ba căn gồm ba phần, hoặc là nghiệp tương ưng, hoặc không phải là nghiệp tương ưng, hoặc không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tấn căn là nghiệp tương ưng?
Đáp: Nếu tấn căn là tư tương ưng với tâm xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tấn căn không phải là nghiệp tương ưng?
Đáp: Nếu tấn căn không phải là tư tương ưng với thân xuất phát, vượt qua, đó gọi là tấn căn không phải là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn là nghiệp tương ưng?
Đáp: Nếu vị tri dục tri căn là tư tương ưng với tưởng, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, đó gọi là vị tri dục tri căn là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn không phải là nghiệp tương ưng?
Đáp: Nếu vị tri dục tri căn không phải là tư tương ưng với chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là vị tri dục tri căn không phải là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là vị tri dục tri căn không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng?
Đáp: Tư, đó gọi là vị tri dục tri căn không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tri căn là nghiệp tương ưng?
Đáp: Nếu tri căn là tư tương ưng với tưởng, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, đó gọi là tri căn là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tri căn không phải là nghiệp tương ưng?
Đáp: Nếu tri căn không phải là tư tương ưng với đắc quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là tri căn không phải là nghiệp tương ưng.
Hỏi: Thế nào là tri căn không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng?
Đáp: Tư, đó gọi là tri căn không nói là nghiệp tương ưng, không phải là nghiệp tương ưng.
Dĩ tri căn cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là cộng nghiệp, bao nhiêu thứ không phải là cộng nghiệp?
Đáp: Mười hai căn là cộng nghiệp. Tám căn không phải là cộng nghiệp. Hai căn gồm hai phần, hoặc là cộng nghiệp, hoặc không phải là cộng nghiệp.
Hỏi: Thế nào là mười hai căn là cộng nghiệp?
Đáp: Lạc căn cho đến vị tri dục tri căn, đó gọi là mười hai căn là cộng nghiệp.
Hỏi: Thế nào là tám căn không phải là cộng nghiệp?
Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn, đó gọi là tám căn không phải là cộng nghiệp.
Hỏi: Thế nào là hai căn gồm hai phần, hoặc là cộng nghiệp, hoặc không phải là cộng nghiệp?
Đáp: Tri căn, dĩ tri căn, đó gọi là hai căn gồm hai phần, hoặc là cộng nghiệp, hoặc không phải là cộng nghiệp.
Hỏi: Thế nào là tri căn là cộng nghiệp?
Đáp: Nếu tri căn tùy nghiệp chuyển, cùng với cộng nghiệp sinh, cùng trụ, cùng diệt, là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ, đó gọi là tri căn là cộng nghiệp.
Hỏi: Thế nào là tri căn không phải là cộng nghiệp?
Đáp: Nếu tri căn không tùy nghiệp chuyển, không cùng với cộng nghiệp sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đắc quả, đó gọi là tri căn không phải là cộng nghiệp. Dĩ tri căn cũng như thế.
Tùy nghiệp chuyển, không tùy nghiệp chuyển cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là nhân, bao nhiêu thứ không phải là nhân?
Đáp: Mười hai căn là nhân. Tám căn không phải là nhân. Hai căn gồm hai phần, hoặc là nhân, hoặc không phải là nhân.
Hỏi: Thế nào là mười hai căn là nhân?
Đáp: Lạc căn cho đến vị tri dục tri căn, đó gọi là mười hai căn là nhân.
Hỏi: Thế nào là tám căn không phải là nhân?
Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn, đó gọi là tám căn không phải là nhân.
Hỏi: Thế nào là hai căn gồm hai phần, hoặc là nhân, hoặc không phải là nhân?
Đáp: Tri căn, dĩ tri căn, đó gọi là hai căn gồm hai phần, hoặc là nhân, hoặc không phải là nhân.
Hỏi: Thế nào là tri căn là nhân?
Đáp: Tri căn là duyên, tri căn không phải là duyên có báo, trừ đắc quả, còn lại là tri căn có báo như tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng data, tâm xả, định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là tri căn là nhân.
Hỏi: Thế nào là tri căn không phải là nhân?
Đáp: Tri căn không phải là duyên, không có báo, không là cộng nghiệp, đắc quả. Đó gọi là tri căn không phải là nhân.
Dĩ tri căn cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là có nhân, bao nhiêu thứ là không có nhân?
Đáp: Tất cả đều có nhân. Tất cả đều có đầu mối. Tất cả đều có duyên. Tất cả là hữu vi.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là nhận biết, bao nhiêu thứ không phải là nhận biết?
Đáp: Tất cả đều là nhận biết, như sự thấy biết.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là thức, bao nhiêu thứ không phải là thức?
Đáp: Tất cả đều là thức, là ý thức như sự nhận thức.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là giải, bao nhiêu thứ không phải là giải?
Đáp: Tất cả đều là giải, như sự thấy biết.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là liễu biệt, bao nhiêu thứ không phải là liễu biệt?
Đáp: Tất cả đều là liễu biệt, như sự thấy biết.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ do đoạn trí nhận biết, bao nhiêu thứ không phải do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Mười tám căn không phải do đoạn trí nhận biết. Bốn căn gồm hai phần, hoặc do đoạn trí nhận biết, hoặc không phải do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là mười tám căn không phải do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Nhãn căn cho đến khổ căn, tín căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là mười tám căn không phải do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm hai phần, hoặc do đoạn trí nhận biết, hoặc không phải do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, đó gọi là bốn căn gồm hai phần, hoặc do đoạn trí nhận biết, hoặc không phải do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Nếu hỷ căn là bất thiện, là lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không phải do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Nếu hỷ căn là thiện, vô ký, là lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn không phải do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là ưu căn do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Nếu ưu căn là bất thiện, là khổ thọ của ý xúc, đó gọi là ưu căn do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là ưu căn không phải do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Nếu ưu căn là thiện, vô ký, là khổ thọ của ý xúc, đó gọi là ưu căn không phải do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là xả căn do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Nếu xả căn là bất thiện, là thọ không khổ không lạc của ý xúc, đó gọi là xả căn do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là xả căn không phải do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Nếu xả căn là thiện, vô ký, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó gọi là xả căn không phải do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là ý căn do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Nếu ý căn là bất thiện, là ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn do đoạn trí nhận biết.
Hỏi: Thế nào là ý căn không phải do đoạn trí nhận biết?
Đáp: Nếu ý căn là thiện, vô ký, từ nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là ý căn không phải do đoạn trí nhận biết.
Đoạn, không phải đoạn cũng như thế.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là tu, bao nhiêu thứ không phải là tu?
Đáp: Tám căn là tu. Mười căn không phải là tu. Bốn căn gồm hai phần, hoặc là tu, hoặc không phải là tu.
Hỏi: Thế nào là tám căn là tu?
Đáp: Tín căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là tám căn là tu.
Hỏi: Thế nào là mười căn không phải là tu?
Đáp: Nhãn căn cho đến khổ căn, đó gọi là mười căn không phải là tu.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm hai phần, hoặc là tu, hoặc không phải là tu?
Đáp: Hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, đó gọi là bốn căn gồm hai phần, hoặc là tu, hoặc không phải là tu.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là tu?
Đáp: Nếu hỷ căn là thiện, là lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn là tu.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không phải là tu?
Đáp: Nếu hỷ căn là bất thiện, vô ký, là lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn không phải là tu.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là tu?
Đáp: Nếu ưu căn là thiện, là khổ thọ của ý xúc, đó gọi là ưu căn là tu.
Hỏi: Thế nào là ưu căn không phải là tu?
Đáp: Nếu ưu căn là bất thiện, vô ký, là khổ thọ của ý xúc, đó gọi là ưu căn không phải là tu.
Hỏi: Thế nào là xả căn là tu?
Đáp: Nếu xả căn là thiện, là thọ không khổ không lạc của ý xúc, đó gọi là xả căn là tu.
Hỏi: Thế nào là xả căn không phải là tu?
Đáp: Nếu xả căn là bất thiện, vô ký, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó gọi là xả căn không phải là tu.
Hỏi: Thế nào là ý căn là tu?
Đáp: Nếu ý căn là thiện, là ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn là tu.
Hỏi: Thế nào là ý căn không phải là tu?
Đáp: Nếu ý căn là bất thiện, vô ký, từ nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là ý căn không phải là tu.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là chứng, bao nhiêu thứ không phải là chứng?
Đáp: Tất cả đều là chứng, như sự thấy biết.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là thiện, bao nhiêu thứ là bất thiện, bao nhiêu thứ là vô ký?
Đáp: Tám căn là thiện. Mười căn là vô ký. Bốn căn gồm ba phần, hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký.
Hỏi: Thế nào là tám căn là thiện?
Đáp: Tín căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là tám căn là thiện.
Thế nào là mười căn là vô ký?
Nhãn căn cho đến khổ căn, đó gọi là mười căn là vô ký.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm ba phần, hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký?
Đáp: Hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, đó gọi là bốn căn gồm ba phần, hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là thiện?
Đáp: Nếu hỷ căn là tu, là lạc thọ của xúc ý, đó gọi là hỷ căn là thiện.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là bất thiện?
Đáp: Nếu hỷ căn là đoạn, là lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn là bất thiện.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là vô ký?
Đáp: Nếu hỷ căn là thọ, hoặc hỷ căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn là vô ký.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là thiện?
Đáp: Nếu ưu căn là tu, là khổ thọ của ý xúc, đó gọi là ưu căn là thiện.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là bất thiện?
Đáp: Nếu ưu căn là đoạn, là khổ thọ của ý xúc, đó gọi là ưu căn là bất thiện.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là vô ký?
Đáp: Nếu ưu căn là thọ, hoặc ưu căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là khổ thọ của ý xúc, đó gọi là ưu căn là vô ký.
Hỏi: Thế nào là xả căn là thiện?
Nếu xả căn là tu, là thọ không khổ không lạc của ý xúc,
đó gọi là xả căn là thiện.
Hỏi: Thế nào là xả căn là bất thiện?
Đáp: Nếu xả căn là đoạn, là thọ không khổ không lạc của ý xúc, đó gọi là xả căn là bất thiện.
Hỏi: Thế nào là xả căn là vô ký?
Đáp: Nếu xả căn là thọ, hoặc xả căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó gọi là xả căn là vô ký.
Hỏi: Thế nào là ý căn là thiện?
Đáp: Nếu ý căn là tu, là ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn là thiện.
Hỏi: Thế nào là ý căn là bất thiện?
Đáp: Nếu ý căn là đoạn, là ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn là bất thiện.
Hỏi: Thế nào là ý căn là vô ký?
Đáp: Nếu ý căn là thọ, hoặc ý căn không phải là báo, không phải là pháp báo, từ nhãn thức cho đến ý thức, đó gọi là ý căn là vô ký.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là học, bao nhiêu thứ là vô học, bao nhiêu thứ là phi học phi vô học?
Đáp: Hai căn là học. Một căn là vô học. Mười một căn là phi học phi vô học. Năm căn gồm hai phần, hoặc là học, hoặc là vô học. Ba căn gồm ba phần, hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học.
Thế nào là hai căn là học?
Vi tri dục tri căn, tri căn, đó gọi là hai căn là học.
Hỏi: Thế nào là một căn là vô học?
Đáp: Dĩ tri căn đó gọi là một căn là vô học.
Hỏi: Thế nào là mười một căn là phi học phi vô học?
Đáp: Nhãn căn cho đến khổ căn, ưu căn, đó gọi là mười một căn là phi học phi vô học.
Hỏi: Thế nào là năm căn gồm hai phần, hoặc là học, hoặc là vô học?
Đáp: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, đó gọi là năm căn gồm hai phần, hoặc là học, hoặc là vô học.
Hỏi: Thế nào là ba căn gồm ba phần, hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học?
Đáp: Hỷ căn, xả căn, ý căn, đó gọi là ba căn gồm ba phần, hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học.
Hỏi: Thế nào là tín căn là học?
Đáp: Người học đã lìa kiết sử từng phần, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu là kiên tín, kiên pháp cùng người nơi nẻo khác nhận thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Người kiến học như Tuđà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là tín nhập, tín cứu cánh nhập, tín chân, tín tâm tịnh. Đó gọi là tín căn là học.
Hỏi: Thế nào là tín căn là vô học?
Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, nếu là tín nhập, tín cứu cánh nhập, tín chân tín nhập chân, tín tâm tịnh. Đó gọi là tín căn là vô học.
Tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là học?
Đáp: Nếu hỷ căn không phải là Thánh vô học, đó gọi là hỷ căn là học.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là học?
Đáp: Nếu hỷ căn là tín căn học tương ưng với lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn là học.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là học?
Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu là kiên tín, kiên pháp cùng người nơi nẻo khác thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Người kiến học như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn là học.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là vô học?
Đáp: Nếu hỷ căn là Thánh không phải là học, đó gọi là hỷ căn là vô học.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là vô học?
Đáp: Nếu hỷ căn là tín căn vô học tương ưng với lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn là vô học.
Thế nào là hỷ căn là vô học?
Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn là vô học.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là phi học phi vô học?
Đáp: Nếu hỷ căn không phải là Thánh, là lạc thọ của ý xúc, đó gọi là hỷ căn là phi học phi vô học.
Hỏi: Thế nào là xả căn là học?
Đáp: Nếu xả căn không phải là Thánh vô học, đó gọi là xả căn là học.
Hỏi: Thế nào là xả căn là học?
Đáp: Nếu xả căn là tín căn học tương ưng với thọ không khổ không lạc của ý xúc, đó gọi là xả căn là học.
Hỏi: Thế nào là xả căn là học?
Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-na-hàm. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là thọ không khổ không lạc của ý xúc, đó gọi là xả căn là học.
Hỏi: Thế nào là xả căn là vô học?
Đáp: Nếu xả căn là Thánh không phải là học, đó gọi là xả căn là vô học.
Hỏi: Thế nào là xả căn là vô học?
Đáp: Nếu xả căn là tín căn vô học tương ưng với thọ không khổ không lạc của ý xúc, đó gọi là xả căn là vô học.
Hỏi: Thế nào là xả căn là vô học?
Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là thọ không khổ không lạc của ý xúc, đó gọi là xả căn là vô học.
Hỏi: Thế nào là xả căn là phi học phi vô học?
Đáp: Nếu xả căn không phải là Thánh, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó gọi là xả căn là phi học phi vô học.
Hỏi: Thế nào là ý căn là học?
Đáp: Nếu ý căn không phải là Thánh vô học, đó gọi là ý căn là học.
Hỏi: Thế nào là ý căn là học?
Đáp: Nếu ý căn là tín căn học tương ưng với ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn là học.
Hỏi: Thế nào là ý căn là học?
Đáp: Người học lìa kiết sử, cho đến tức đắc quả A-na-hàm. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, hoặc là ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn là học.
Hỏi: Thế nào là ý căn là vô học?
Đáp: Nếu ý căn là Thánh không phải là học, đó gọi là ý căn là vô học.
Hỏi: Thế nào là ý căn là vô học?
Đáp: Nếu ý căn là tín căn vô học tương ưng với ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn là vô học.
Hỏi: Thế nào là ý căn là vô học?
Đáp: Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, cho đến tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, là ý giới, ý thức giới, đó gọi là ý căn là vô học.
Thế nào là ý căn là phi học phi vô học?
Nếu ý căn không phải là Thánh, là thức thọ ấm, từ nhãn
thức cho đến ý thức, đó gọi là ý căn là phi học phi vô học.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là báo, bao nhiêu thứ là pháp báo, bao nhiêu thứ không phải là báo, không phải là pháp báo?
Đáp: Tám căn là báo. Một căn là pháp báo. Bảy căn gồm hai phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo. Hai căn gồm hai phần, hoặc là báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo. Bốn căn gồm ba phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là tám căn là báo?
Đáp: Nhãn căn cho đến mạng căn, đó gọi là tám căn là báo.
Hỏi: Thế nào là một căn là pháp báo?
Đáp: Vị tri dục tri căn đó gọi là một căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là bảy căn gồm hai phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo?
Đáp: Trừ vị tri dục tri căn, các căn còn lại từ tín căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là bảy căn gồm hai phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là hai căn gồm hai phần, hoặc là báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo?
Đáp: Lạc căn, khổ căn, đó gọi là hai căn gồm hai phần, hoặc là báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm ba phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo?
Hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, đó gọi là bốn căn gồm ba
phần, hoặc là báo, hoặc là pháp báo, hoặc không phải là báo, không phải là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là tín căn là báo?
Đáp: Nếu tín căn không có báo, đó gọi là tín căn là báo.
Hỏi: Thế nào là tín căn là báo?
Đáp: Người kiến học như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Samôn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, nếu là tín nhập, tín cứu cánh nhập, tín chân tín nhập chân, tín tâm tịnh. Đó gọi là tín căn là báo.
Hỏi: Thế nào là tín căn là pháp báo?
Đáp: Nếu tín căn là có báo, đó gọi là tín căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là tín căn là pháp báo?
Đáp: Người học lìa kiết sử, tâm Thánh nhập đạo Thánh. Nếu là kiên tín, kiên pháp cùng người nơi nẻo khác thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo, lìa phiền não. Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, nếu là tín nhập, tín cứu cánh nhập, tín chân, tín nhập chân, tín tâm tịnh. Đó gọi là tín căn là pháp báo.
Tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như thế.
Hỏi: Thế nào là tri căn là báo?
Đáp: Nếu tri căn không có báo, đó gọi là tri căn là báo.
Thế nào là tri căn là báo?
Người kiến học như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm,
trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả Sa-môn, hoặc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, nếu là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là tri căn là báo.
Hỏi: Thế nào là tri căn là pháp báo?
Đáp: Nếu tri căn là có báo, đó gọi là tri căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là tri căn là pháp báo?
Đáp: Người học thấy lỗi lầm của hành, quán Niết-bàn vắng lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng, tu đạo lìa phiền não. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, nếu là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, định diệt tận, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là tri căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn là báo?
Đáp: Nếu dĩ tri căn không có báo, đó gọi là dĩ tri căn là báo.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn là báo?
Đáp: Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, trí quán đầy đủ, hoặc trí địa, hoặc quán tâm giải thoát, tức đắc quả A-la-hán. Nếu là người thật , hoặc là nẻo, nếu là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, được quả định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ.
Đó gọi là dĩ tri căn là báo.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn là pháp báo?
Đáp: Nếu dĩ tri căn là có báo, đó gọi là dĩ tri căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là dĩ tri căn là pháp báo?
Đáp: Người vô học muốn đắc quả A-la-hán, chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo. Nếu là người thật, hoặc là nẻo, nếu là tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, tâm vui mừng, trừ, dục, không phóng dật, tâm xả, định diệt tận, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh thân trừ. Đó gọi là dĩ tri căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là lạc căn là báo?
Đáp: Nếu lạc căn là thọ, đó gọi là lạc căn là báo.
Hỏi: Thế nào là lạc căn là báo?
Đáp: Nếu pháp nơi nghiệp của lạc căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, là lạc thọ của nhãn xúc, là lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là lạc căn là báo.
Hỏi: Thế nào là lạc căn không phải là báo, không phải là pháp báo?
Đáp: Nếu lạc căn là vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, là lạc thọ của nhãn xúc, là lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là lạc căn không phải là báo, không phải là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là khổ căn là báo?
Đáp: Nếu khổ căn là thọ, đó gọi là khổ căn là báo.
Hỏi: Thế nào là khổ căn là báo?
Đáp: Nếu pháp nơi nghiệp của khổ căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, là khổ thọ của nhãn xúc, là khổ thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là khổ căn là báo.
Thế nào là khổ căn không phải là báo, không phải là pháp báo?
Đáp: Nếu khổ căn là vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, là khổ thọ của nhãn xúc, là khổ thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là khổ căn không phải là báo, không phải là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là báo?
Đáp: Nếu hỷ căn là thọ, hoặc hỷ căn là báo thiện, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn là báo.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là pháp báo?
Đáp: Nếu hỷ căn là có báo, đó gọi là hỷ căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là pháp báo?
Đáp: Trừ báo thiện của hỷ căn, còn lại là hỷ căn thiện, bất thiện, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không phải là báo, không phải là pháp báo?
Đáp: Nếu hỷ căn là vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn không phải là báo, không phải là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là báo?
Đáp: Nếu ưu căn là thọ, đó gọi là ưu căn là báo.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là báo?
Đáp: Nếu pháp nơi nghiệp của ưu căn là báo do phiền não sinh ra, thuộc về phần của ngã thâu tóm, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn là báo.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là pháp báo?
Đáp: Nếu ưu căn là có báo, đó gọi là ưu căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là pháp báo?
Đáp: Nếu ưu căn là thiện, bất thiện, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là ưu căn không phải là báo, không phải là pháp báo?
Đáp: Nếu ưu căn là vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn không phải là báo, không phải là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là xả căn là báo?
Đáp: Nếu xả căn là thọ, hoặc xả căn là báo thiện, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đó gọi là xả căn là báo.
Hỏi: Thế nào là xả căn là pháp báo?
Đáp: Nếu xả căn là có báo, đó gọi là xả căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là xả căn là pháp báo?
Đáp: Trừ báo thiện của xả căn, còn lại là xả căn thiện, bất thiện, là thọ không khổ không lạc của ý xúc. Đó gọi là xả căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là xả căn không phải là báo, không phải là pháp báo?
Đáp: Nếu xả căn là vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đó gọi là xả căn không phải là báo, không phải là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là ý căn là báo?
Đáp: Nếu ý căn là thọ, hoặc ý căn là báo thiện, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn là báo.
Thế nào là ý căn là pháp báo?
Nếu ý căn là có báo, đó gọi là ý căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là ý căn là pháp báo?
Đáp: Trừ báo thiện của ý căn, còn lại là ý căn thiện, bất thiện, là ý giới, ý thức giới. Đó gọi là ý căn là pháp báo.
Hỏi: Thế nào là ý căn không phải là báo, không phải là pháp báo?
Đáp: Nếu ý căn là vô ký, không phải thuộc về phần của ngã thâu tóm, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn không phải là báo, không phải là pháp báo.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ do kiến đoạn, bao nhiêu thứ do tư duy đoạn, bao nhiêu thứ không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?
Đáp: Mười tám căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn. Bốn căn gồm ba phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là mười tám căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?
Đáp: Nhãn căn cho đến khổ căn, tín căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là mười tám căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm ba phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?
Đáp: Hỷ căn, ưu căn, xả căn, ý căn, đó gọi là bốn căn gồm ba phần, hoặc do kiến đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn do kiến đoạn?
Đáp: Nếu hỷ căn là bất thiện, không phải do tư duy đoạn mà do kiến đoạn phiền não tương ưng lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn do kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn do tư duy đoạn?
Đáp: Nếu hỷ căn là bất thiện, không phải do kiến đoạn mà do tư duy đoạn phiền não tương ưng với lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?
Đáp: Nếu hỷ căn là thiện, hoặc vô ký, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là ưu căn do kiến đoạn?
Đáp: Nếu ưu căn là bất thiện, không phải do tư duy đoạn mà do kiến đoạn phiền não tương ưng với khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn do kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là ưu căn do tư duy đoạn?
Đáp: Nếu ưu căn là bất thiện, không phải do kiến đoạn mà do tư duy đoạn phiền não tương ưng với khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là ưu căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?
Đáp: Nếu ưu căn là thiện, hoặc vô ký, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là xả căn do kiến đoạn?
Đáp: Nếu xả căn là bất thiện, không phải do tư duy đoạn mà do kiến đoạn phiền não tương ưng với thọ không khổ không lạc của ý xúc. Đó gọi là xả căn do kiến đoạn.
Thế nào là xả căn do tư duy đoạn?
Nếu xả căn là bất thiện, không phải do kiến đoạn mà do tư duy đoạn phiền não tương ưng với thọ không khổ không lạc của ý xúc. Đó gọi là xả căn do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là xả căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?
Đáp: Nếu xả căn là thiện, hoặc vô ký, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đó gọi là xả căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là ý căn do kiến đoạn?
Đáp: Nếu ý căn là bất thiện, không phải do tư duy đoạn mà do kiến đoạn phiền não tương ưng với ý giới, ý thức giới. Đó gọi là ý căn do kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là ý căn do tư duy đoạn?
Đáp: Nếu ý căn là bất thiện, không phải do kiến đoạn mà do tư duy đoạn phiền não tương ưng với ý giới, ý thức giới. Đó gọi là ý căn do tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là ý căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn?
Đáp: Nếu ý căn là thiện, hoặc vô ký, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn không phải do kiến đoạn, không phải do tư duy đoạn.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là nhân của kiến đoạn, bao nhiêu thứ là nhân của tư duy đoạn, bao nhiêu thứ không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Chín căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn. Mười ba căn gồm ba phần, hoặc là nhân của kiến đoạn, hoặc là nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là chín căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Lạc căn, tín căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là chín căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là mười ba căn gồm ba phần, hoặc là nhân của kiến đoạn, hoặc là nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Trừ lạc căn, các căn còn lại từ nhãn căn cho đến ý căn, đó gọi là mười ba căn gồm ba phần, hoặc là nhân của kiến đoạn, hoặc là nhân của tư duy đoạn, hoặc không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn là nhân của kiến đoạn?
Đáp: Nếu nhãn căn là pháp báo của kiến đoạn, là nhãn căn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Đó gọi là nhãn căn là nhân của kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu nhãn căn là pháp báo của tư duy đoạn, là nhãn căn của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Đó gọi là nhãn căn là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu nhãn căn là pháp báo thiện, là nhãn căn trong nẻo người, trên cõi trời. Đó gọi là nhãn căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, mạng căn cũng như thế.
Thế nào là khổ căn là nhân của kiến đoạn?
Nếu khổ căn là pháp báo của kiến đoạn, là khổ thọ của
nhãn xúc, là khổ thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là khổ căn là nhân của kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là khổ căn là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu khổ căn là pháp báo của tư duy đoạn, là khổ thọ của nhãn xúc, là khổ thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là khổ căn là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là khổ căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu khổ căn là pháp báo thiện, hoặc khổ căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là khổ thọ của nhãn xúc, là khổ thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là khổ căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là nhân của kiến đoạn?
Đáp: Nếu hỷ căn là lạc thọ của ý xúc do kiến đoạn, đó gọi là hỷ căn là nhân của kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu hỷ căn là lạc thọ của ý xúc do tư duy đoạn, đó gọi là hỷ căn là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu hỷ căn là pháp báo thiện, hoặc hỷ căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là nhân của kiến đoạn?
Đáp: Nếu ưu căn là do kiến đoạn, hoặc ưu căn là pháp báo của kiến đoạn, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn là nhân của kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là ưu căn là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu ưu căn là do tư duy đoạn, hoặc ưu căn là pháp báo của tư duy đoạn, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là ưu căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu ưu căn là thiện, là pháp báo thiện, hoặc ưu căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là khổ thọ của ý xúc. Đó gọi là ưu căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là xả căn là nhân của kiến đoạn?
Đáp: Nếu xả căn là do kiến đoạn, hoặc xả căn là pháp báo của kiến đoạn, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đó gọi là xả căn là nhân của kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là xả căn là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu xả căn là do tư duy đoạn, hoặc xả căn là pháp báo của tư duy đoạn, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đó gọi là xả căn là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là xả căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu xả căn là thiện, là pháp báo thiện, hoặc xả căn không phải là báo, không phải là pháp báo, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Đó gọi là xả căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là ý căn là nhân của kiến đoạn?
Đáp: Nếu ý căn là do kiến đoạn, hoặc ý căn là pháp báo của kiến đoạn, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn là nhân của kiến đoạn.
Hỏi: Thế nào là ý căn là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu ý căn là do tư duy đoạn, hoặc ý căn là pháp báo của tư duy đoạn, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Thế nào là ý căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn?
Đáp: Nếu ý căn là thiện, là pháp báo thiện, hoặc ý căn không phải là báo, không phải là pháp báo, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn không phải là nhân của kiến đoạn, không phải là nhân của tư duy đoạn.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi dục, bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi sắc, bao nhiêu thứ hệ thuộc cõi vô sắc, bao nhiêu thứ không hệ thuộc?
Đáp: Sáu căn hệ thuộc cõi dục. Tám căn không hệ thuộc. Bốn căn gồm hai phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc. Một căn gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc. Lại một căn gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc không hệ thuộc. Hai căn gồm bốn phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc, hoặc không hệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là sáu căn hệ thuộc cõi dục?
Đáp: Tỷ căn, thiệt căn, nữ căn, nam căn, khổ căn, ưu căn, đó gọi là sáu căn hệ thuộc cõi dục.
Hỏi: Thế nào là tám căn không hệ thuộc?
Đáp: Tín căn cho đến dĩ tri căn, đó gọi là tám căn không hệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là bốn căn gồm hai phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc?
Đáp: Nhãn căn, nhĩ căn, thân căn, lạc căn, đó gọi là bốn căn gồm hai phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc.
Hỏi: Thế nào là một căn gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc?
Đáp: Mạng căn đó gọi là một căn gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc.
Hỏi: Thế nào lại là một căn gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc không hệ thuộc?
Đáp: Hỷ căn đó gọi lại là một căn gồm ba phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc không hệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là hai căn gồm bốn phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc, hoặc không hệ thuộc?
Đáp: Xả căn, ý căn, đó gọi là hai căn gồm bốn phần, hoặc hệ thuộc cõi dục, hoặc hệ thuộc cõi sắc, hoặc hệ thuộc cõi vô sắc, hoặc không hệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn hệ thuộc cõi dục?
Đáp: Nếu nhãn căn là dục lậu, nhãn căn là hữu lậu, đó gọi là nhãn căn hệ thuộc cõi dục.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn hệ thuộc cõi sắc?
Đáp: Nếu nhãn căn là sắc lậu, nhãn căn là hữu lậu, đó gọi là nhãn căn hệ thuộc cõi sắc.
Nhĩ căn, thân căn cũng như vậy.
Hỏi: Thế nào là lạc căn hệ thuộc cõi dục?
Đáp: Nếu lạc căn là dục lậu, là hữu lậu, là lạc thọ của nhãn xúc, là lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là lạc căn hệ thuộc cõi dục.
Hỏi: Thế nào là lạc căn hệ thuộc cõi sắc?
Đáp: Nếu lạc căn là sắc lậu, là hữu lậu, là lạc thọ của nhãn xúc, là lạc thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là lạc căn hệ thuộc cõi sắc.
Hỏi: Thế nào là mạng căn hệ thuộc cõi dục?
Đáp: Nếu mạng căn là dục lậu, là hữu lậu, là thọ mạng của dục hành. Đó gọi là mạng căn hệ thuộc cõi dục.
Hỏi: Thế nào là mạng căn hệ thuộc cõi sắc?
Đáp: Nếu mạng căn là sắc lậu, là hữu lậu, là thọ mạng của sắc hành. Đó gọi là mạng căn hệ thuộc cõi sắc.
Hỏi: Thế nào là mạng căn hệ thuộc cõi vô sắc?
Đáp: Nếu mạng căn là vô sắc lậu, là hữu lậu, là thọ mạng của vô sắc hành. Đó gọi là mạng căn hệ thuộc cõi vô sắc.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn hệ thuộc cõi dục?
Đáp: Nếu hỷ căn là dục lậu, là hữu lậu, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn hệ thuộc cõi dục.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn hệ thuộc cõi sắc?
Đáp: Nếu hỷ căn là sắc lậu, là hữu lậu, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn hệ thuộc cõi sắc.
Hỏi: Thế nào là hỷ căn không hệ thuộc?
Đáp: Nếu hỷ căn là Thánh vô lậu, là lạc thọ của ý xúc. Đó gọi là hỷ căn không hệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là xả căn hệ thuộc cõi dục?
Đáp: Nếu xả căn là dục lậu, là hữu lậu, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân xúc. Đó gọi là xả căn hệ thuộc cõi dục.
Hỏi: Thế nào là xả căn hệ thuộc cõi sắc?
Đáp: Nếu xả căn là sắc lậu, là hữu lậu, là thọ không khổ không lạc của nhãn xúc, là thọ không khổ không lạc của nhĩ, thân, ý xúc. Đó gọi là xả căn hệ thuộc cõi sắc.
Hỏi: Thế nào là xả căn hệ thuộc cõi vô sắc?
Đáp: Nếu xả căn là vô sắc lậu, là hữu lậu, là thọ không khổ không lạc của ý xúc. Đó gọi là xả căn hệ thuộc cõi vô sắc.
Hỏi: Thế nào là xả căn không hệ thuộc?
Đáp: Nếu xả căn là Thánh vô lậu, là thọ không khổ không lạc của ý xúc nơi ý giới, ý thức giới. Đó gọi là xả căn không hệ thuộc.
Hỏi: Thế nào là ý căn hệ thuộc cõi dục?
Đáp: Nếu ý căn là dục lậu, là hữu lậu, từ nhãn thức cho đến ý thức. Đó gọi là ý căn hệ thuộc cõi dục.
Hỏi: Thế nào là ý căn hệ thuộc cõi sắc?
Đáp: Nếu ý căn là sắc lậu, là hữu lậu, là nhãn thức, nhĩ thức, thân thức, ý thức. Đó gọi là ý căn hệ thuộc cõi sắc.
Hỏi: Thế nào là ý căn hệ thuộc cõi vô sắc?
Đáp: Nếu ý căn là vô sắc lậu, là hữu lậu, là ý giới, ý thức giới. Đó gọi là ý căn hệ thuộc cõi vô sắc.
Hỏi: Thế nào là ý căn không hệ thuộc?
Đáp: Nếu ý căn là Thánh vô lậu, là ý giới, ý thức giới. Đó gọi là ý căn không hệ thuộc.
Hỏi: Trong hai mươi hai căn có bao nhiêu thứ là quá khứ, bao nhiêu thứ là vị lai, bao nhiêu thứ là hiện tại, bao nhiêu thứ không phải là quá khứ, không phải là vị lai, không phải là hiện tại?
Đáp: Tất cả đều gồm ba phần, hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn là quá khứ?
Đáp: Là nhãn căn đã sinh rồi diệt, đó gọi là nhãn căn là quá khứ.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn là vị lai?
Đáp: Là nhãn căn chưa sinh, chưa xuất, đó gọi là nhãn căn là vị lai.
Hỏi: Thế nào là nhãn căn là hiện tại?
Đáp: Là nhãn căn đã sinh chưa diệt, đó gọi là nhãn căn là hiện tại.
Nhĩ căn cho đến dĩ tri căn cũng như thế.
HẾT – QUYỂN 5