LUẬN TÔN BÀ TU MẬT BỒ TÁT SỞ TẬP
Tác giả: Tôn giả Bà Tu Mật
Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần người nước Kế-Tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

Thứ 14: KIỀN ĐỘ KỆ (Phần hai)

Tôn giả Ưu-bà-di định đi bằng đường thủy, tìm cách đi chậm rãi, cho đến khi nhập Tam-muội hữu tưởng, không thấy lại, duyên có thể nhân duyên diệt hữu tưởng, Vô tưởng. Tôn giả kia hỏi Đức Thế Tôn:

Mình con trải vô lượng

Không dựa, không thể qua

Cho con nói duyên kia

Được nương qua bờ giác.

Mình con trải vô lượng: Tức độc nhất nghĩa là không hai, không có duyên nơi dòng sinh tử, không thể vượt qua được.

Lại có thuyết nói: Không thể vượt qua, đây là có tưởng, vô tưởng.

Lại có thuyết nói: Một, dòng vô minh, không thể vượt qua được.

Cho con nói duyên kia. Mắt rộng khắp duyên kia không có mắt, vượt qua dòng sinh tử. Đây gọi là hữu tưởng vô tưởng, vượt qua dòng vô minh.

Quán niệm định bất dụng

Nương định mà qua dòng

Làm sao dứt dục ái?

Nơi quán kia, ái dứt.

Quán niệm định bất dụng: Khởi định bất dụng vô lậu, vô thường, khổ, không, vô ngã, tạo ra như thế niệm quán. Chuyên tinh thần túc, dừng trụ nơi xứ sở, gọi là dừng nghỉ.

Lại có thuyết nói: Khi quán định bất dụng là quán sự dừng nghỉ của Niết-bàn. Như thế, ông vượt qua dòng, ở nơi đó mà diệt ái, cũng như ái kia dứt hết trước.

Hỏi: Ba cõi, các ái nhiễm đắm ở dục?

Đáp: Lại có thuyết nói: Trụ ái mà sử tận, cũng sẽ khiến cho mong cầu dứt hẳn.

Lại có thuyết nói: Ái kia chưa hết, các triền mê đắm, không phải do ngoại đạo mà diệt, lìa bỏ phi luận. Người kia nghe biện luận tốt đẹp về ái, thường khiến cho lùi sụt. Vì lý do này, nên Đức Thế Tôn bảo phải xa lìa phi luận để ái dứt hết. Đối với quán, nghĩa là có tưởng đọa đối với Niết-bàn. Người kia tự gìn giữ đối với lời dạy của Đức Thế Tôn, không là sự dừng nghỉ của Niết-bàn. Tất cả dục không có ái vì dựa vào định bất dụng, tưởng vắng lặng mà được giải thoát tối thắng và trụ định kia mà không khởi. Tất cả dục không có ái, nghĩa là dục ba cõi đã hết đồng thời kiết cõi Dục dứt hẳn. Do đạo của Hiền Thánh đã dứt hết ái. Dựa vào định bất dụng vắng lặng là không dựa vào Tam-muội định bất dụng mà dựa vào hữu tưởng Vô tưởng và ba xứ khác. Nếu dựa vào tưởng Niết-bàn, thì có sự giải thoát hơn hết, nghĩa là hữu tưởng Vô tưởng của tưởng giải thoát. Nếu trụ ở sự dừng nghỉ của Niết-bàn, thì sự an trụ đó không khởi lùi sụt sự giải thoát kia cũng không có chỗ để khởi tâm. Đức Thế Tôn nói:

Người trụ mà không khởi

Mắt tịnh vô số kiếp

Đối hai giải thoát kia

Thức thề biết chỗ truyền.

Hỏi: Người kia trụ mà không khởi tịnh nhãn trong vô số kiếp chăng?

Đáp: Cũng nên ở lâu nơi hai giải thoát kia. Đối với việc nhập Niết-bàn kia thức thệ biết chỗ truyền trao. Ta lui sụt đối với Niết-bàn kia, cũng lại bất sinh, không ở sinh nhập mà nhập thệ nguyện.

Như lửa bị gió thổi

Mất, diệt không thể đếm

Nhân thoát khỏi danh sắc

Diệt mất không thể đếm.

Cũng như lửa bị gió thổi, diệt mất không thể đếm: Như lửa kia chẳng diệt trong hư không, cũng không thể đếm, nếu thổi qua phương Đông, phương Tây. Nhân có thể thoát khỏi danh sắc: Danh ấm bốn Vô Sắc, sắc thân, thân, đều gọi là danh sắc. Tối tăm thì lại sáng

Nếu lặn như nay không

Thường có tưởng là thường

Tịnh Nhãn cho ta nói.

Tối tăm thì lại sáng: Sao gọi là sáng? Giống như mặt trời chiếu

sáng. Nếu lặn như nay không: Nếu có thường, nếu đoạn diệt thì lại ở vào nhóm thanh tịnh. Tịnh nhãn cho ta nói, cho ta bày hiện. Như lai biết rõ mọi nơi chốn.

Lặn diệt không thể đếm

Nguyện nói chỗ không có

Xa lìa tất cả ái

Cũng lìa tất cả nghĩa.

Lặn diệt không thể đếm tức pháp hữu hạn, đó là không. Xin nói không có gì, các ái đều đoạn diệt, tức các ái có số hạn. Người kia đã dứt, hết ái nên không còn các ấm của ái này. Do hành sinh ra nên các ấm có số hạn và người kia không còn ấm này nữa nên nói lìa tất cả ái.

Cũng lìa tất cả nghĩa tức là diệt hết ái trong ba cõi. Hai hỏi người họ Thích

Đức Phật không quyết định

Cho đến ba Đại tiên

Thọ ký tôi muốn nghe.

Hai hỏi người họ Thích nhưng Đức Phật không thọ ký: Bấy giờ, người kia đưa ra hai câu hỏi: Tại sao quán sát thế gian cũng không thấy có sinh tử? Đức Thế Tôn không thọ ký. Vì sao? Vì muốn giáo hóa người kia. Người kia cũng nghe ba lời thọ ký, rồi ở trong đó tạo nên lời nói này: Cho đến ba Đại Tiên thụ ký, tôi cũng muốn nghe.

Đời nay và đời sau

Phạm thiên lên các trời

Thấy cũng không chỗ biết

Cù-đàm dùng đức đến.

Đời nay là chỉ cho người thế gian, đời sau là chỉ cho đường ác. Phạm thiên là trời Phạm-ca-di, chư thiên là chỉ cho các tầng trời cõi Dục. Thấy cũng không biết gì tức là thấy thế nào, Cù-đàm dùng đức khắp mà đến: Âm thanh của Đức Thế Tôn vang khắp bốn phương. Thế gian như thế quy về Nhất thiết trí, giống như chuyển pháp luân, nói về Thanh văn cho đến trời Phạm thiên.

Nếu muốn thấy như vậy

Chỗ quy của luận nghĩa

Vì sao quán thế gian

Mà không thấy sinh tử.

Nếu muốn thấy như vậy nghĩa là cứ như vậy mà thành tựu diệu trí. Thế gian và Phạm thiên không thể thấy biết diệu trí này. Chỗ quy của luận nghĩa tức là muốn nghe chỗ quay về của thọ ký, vì sao quán thế gian mà không thấy sinh tử, vì sao quán sáu nhập mà không sanh cảnh giới khác?

Quán đời đều là không

Ngu si cũngchuyên niệm

Dứt trừ được ngã kiến

Như vậy vượt chỗ sinh.

Quán thế gian đều là không, cũng tự thấy ngu si, bấy giờ Đức Thế Tôn giảng nói về không thường, chuyên cần không dời động niệm, không nhớ nghĩ việc tà, chí ý dừng trong đó. Ngã kiến tức là thân kiến ngu si nên phải trừ diệt. Như vậy, vượt qua khỏi chỗ chết và cũng không sinh trở lại ở cõi đời này nữa. Tôn giả Bạt-tô-lư nói như thế, Nghe đoạn diệt có thường.Bấy giờ, Đức Thế Tôn không thọ ký. Người kia cũng nghe được dấu vết câu thứ ba mà được thọ kýtrong đó tạo ra thuyết này: Hai là hỏi người họ Thích về. Đời này, đời sau là chỉ cho các tầng trời cõi Dục. Phạm thiên tức là trời Phạm-ca-di. Trời ở đây là chỉ cho các tầng cõi trời Vô Sắc. Khác thấy cũng không biết tức là trong an trụ, trong dấu vếtmà không biết. Như vậy vượt qua khỏi chỗ thấy, thành tựu trí tuệ vi diệu này. Trí tuệ này ngay cả người đời và cõi trời không thể hiểu biết. Như ở trong đây mà đoạn diệt có thường. Quán thế gian để đoạn diệt có thường, dấu vết vượt bờ sinh tử. Quán thế gian đều là không tức là tự quay về chỗ giác. Nếu đoạn diệt pháp hữu thường thì người kia sẽ nhìn thấy tất cả thế gian đều không, trụ ở bờ mé, như vậy, quán sáu nhập tức có thể vượt qua bờ sinh tử.

Chúng thiên nữ vây quanh,

Cũng gần gũi yêu mị

Nơi kia gọi ngu hoặc

Đâu được chỗ an ổn.

Đối với nơi ở của chúng thiên nữ, người tu hành kia nghe được các âm thanh vui và hay của chúng thiên nữ ở cõi trời Ba mươi ba (cõi trời Đao Lợi) nhưng đồng thời cũng thân cận với yêu mị. Nói về tiện nghi, cõi trời Ba mươi ba này là đầy đủ và tốt đẹp nhất. Ở hai bên môn quan đều có vườn cây ăn trái và ao tắm.

Trời Bốn thiên vương có các quỷ nữ có nhan sắc nhưng tiếng nói thô ác xấu xa, làm cho người sợ hãi, vườn kia gọi là ngu hoặc, tức là ở cõi ấy có đủ loại vườn cây trái vui đẹp vô cùng cực, năm âm nhạc cõi trời tự vui chơi nên làm mê hoặc người. Đâu được chỗ an ổn, làm sao được xuất ly?

Đạo kia gọi bình đẳng

Phương kia gọi không sợ

Việc cũng không gọi Vô thanh

Biết pháp gọi đầy đủ.

Đạo kia gọi là bình đẳng nghĩa là con đường ấy không thẳng cũng không cong. Phương kia nói không sợ: Niết-bàn gọi là phương. Khi ở trong Niết-bàn thì không có sợ hãi về sinh, già, bệnh, chết. Việc cũng không gọi là vô thanh: Chỉ quán gọi là việc, không kiết mê đắm nên gọi là vô thanh, hoặc Tam-muội vô lậu của Hiền Thánh. Biết pháp nói đầy đủ tức là biết rõ pháp tương ưng với xuất ly.

Hổ thẹn không có duyên

Niệm sẽ đi theo người

Trí tuệ điều khiển xe

Đẳng kiến trước dẫn đường.

Hổ thẹn cũng không có duyên nghĩa là sinh tâm xấu hổ ăn năn trước sự ràng buộc của các kiết xấu ác. Điều ấy cũng giống như thuyền và xe. Nhờ duyên hổ thẹn, tâm khởi ý đạo, không còn suy nghĩ, niệm sẽ đi theo người, giống như chiếc xe kéo rước dùng da hổ che phủ ở trên. Nếu dùng da báo để che phủ ràng rịt thì sợ không được tiện lợi, không có dịp làm hại. Nếu gặp kẻ thù trộm cướp thì chúng cũng không thể yên thân. Cũng thế, niệm sẽ đi theo người nhưng không thể gần gũi với các hành vi xấu ác. Trí tuệ điều khiển xe, giống người điều khiển xe, như chiếc xe tốt. Cũng vậy, đạo trí tuệ rất tối thắng. đạo ấy giống như người điều khiển xe, biết rõ đường nào nên đi và đường nào không nên đi, giống như người điều khiển xe khi muốn cho xe tiến đến phía trước thì đánh xe tiến đến phía trước. Trí tuệ cũng thế, khi muốn thối lui trên đường đạo thì trí tuệ sẽ tác động khởi tâm ý tinh tiến mạnh mẽ, nếu ý tinh tiến thì liền dừng nghỉ. Như người điều khiển xe, biết lúc nào nên tiến về phía trước thì tiến tới. Cũng thế, trí tuệ là phương tiện tư duy. Đẳng kiến dẫn đường trước, nghĩa là thấy hết tất cả những gì xảy ra trước mắt mà tu hành đạo. Đức Thế Tôn cũng nói: “Đẳng kiến phải sinh đẳng chí”. Lại tạo ra thuyết này: Như bậc Hiền Thánh kia chuyên tu tám chánh đạo và thường tự khuyên răn chính mình nên nói là hổ thẹn. Cũng là duyên kia thực hành học giới tăng thượng, niệm sẽ đi theo người, học tâm tăng thượng để nói trí tuệ điều khiển xe kia thấy rõ mọi thứ dẫn đường về phía trước.

Lại tạo ra thuyết này: Chiếc xe kia là nơi để các hạnh đầy đủ hổ thẹn, có ba duyên là đạo, nghiệp miệng và mạng sống. Niệm sẽ đi theo người tức chỉ cho tất cả các niệm hay sự nhớ nghĩ. Trí tuệ điều khiển xe tức là nói đến mọi ý chỉ vượt khó và tất cả các phương tiện khéo léo. Đẳng kiến dẫn đường trước tức là đẳng kiến.

Lại tạo ra thuyết này: Chỉ quán là việc ăn, giống như trên đã nói về chiếc xe. Sự hổ thẹn cũng là duyên và giới là thức ăn. Niệm sẽ đi theo người tức cũng chỉ cho thức ăn ấy. Trí tuệ điều khiển xe là chỉ cho việc quán chiếu thức ăn ấy.

Các hữu như xe này

Các mầm loại nam nữ

Thừa kia như xe này

Đi đến chốn vô trụ.

Các hữu như xe này, các mầm loại nam nữ tức chỉ cho những người kia đã tu hành đạo. Đạt đến chốn vô trụ tức nói đến việc tu hành đạo, chưa đến Niết-bàn liền đến Niết-bàn.

Năm đoạn, năm đã diệt

Tu hành, năm bậc trên

Năm số, Tỳ-kheo qua

Gọi là đã qua dòng.

Năm đoạn là năm cái. Năm đã diệt: Là năm kiết phần dưới. Tu hành năm phần trên: Là năm căn. Năm số, Tỳ-kheo qua: Đã diệt năm kiết phần trên, nói là lội qua dòng, tức đã lội qua dòng sinh tử.

Lại có thuyết nói: Năm đoạn là năm tà kiến. Năm tà kiến đã diệt là năm kiết của thân, tu hành năm phần trên là năm loại thiền. Năm số Tỳ-kheo qua: Đã vượt qua số dục kia, như nói: Mê đắm dục, gọi là số dục. Nói là lội qua dòng: Đã vượt qua dòng dục.

Lại có thuyết nói: Năm đoạn là kiết trong năm đường. Đã diệt năm: Là năm đường, tu hành năm phần trên: Năm giải thoát nhập. Năm số, Tỳ-kheo qua: Tức vượt qua năm đường kia. Nói là lội qua dòng là vượt qua dòng sinh tử.

Lại có thuyết nói: Năm đoạn, nghĩa là năm thứ ràng buộc của tâm, đã diệt năm thứ tức Năm thứ cấu uế của tâm. Tu hành năm điều trên: Là kiết của năm niệm. Năm số Tỳ-kheo qua: Đã vượt qua năm ràng buộc của tâm, gọi là lội qua dòng, tức vượt qua dòng sinh tử.

Năm thức và ngủ say

Năm ngủ say và thức

Có năm thọ trần cấu

Năm là hạnh thanh tịnh.

Năm thức và ngủ say: Năm tà kiến ngủ say, năm căn và ngủ say.

Năm ngủ say và thức: Năm căn ngủ say, năm tà kiến thức, ngủ.

Có năm thọ trần cấu uế là năm kiến.

Năm là hạnh thanh tịnh chỉ cho năm căn.

Như thế, xứ sở của niệm kiết, sức kiết của năm thân, số thiền trong phần dưới, giải thoát trong phần trên, người phàm phu nhập A-na-hàm

Trong rong ruổi không ưa

Nuôi buộc, vướng mắc mới

Như thiêu thân theo đèn

Thấy nghe một việc làm.

Trong rong ruổi không ưa: Đã dứt giải thoát, rong ruổi hữu thường, không ưa đoạn diệt. Lại, lìa đoạn diệt hữu thường, không ưa hữu thường.

Nuôi buộc mê đắm mới: Kiến đã sinh, tăng thêm các ràng buộc.

Cũng lao vào lửa đèn: Cũng như trùng bát thắng già (thiêu thân) nghĩ là nghỉ ngơi trong đèn dầu, tạo ra sự lìa bỏ, rơi rớt. Tạo ra tà kiến như thế, nghĩ là ngừng dứt, tạo ra tưởng lìa bỏ, sa đọa. Thấy nghe một việc làm: thấy tịnh, có duyên tịnh, nghe tịnh, có duyên tịnh. Tất cả các kiến như thế.

Lại có thuyết nói: Trong rong ruổi không ưa: Không ưa một dục trong năm dục.

Nuôi buộc mê đắm mới: Rơi vào sự ràng buộc của ái dục. Thấy nghe một việc làm: Trụ trong năm dục.

Lại có thuyết nói: Trong rong ruổi không ưa: Không ưa cõi Dục, rong ruỗi trong cõi Sắc, Vô Sắc, pháp khác, cũng như thế, như rong ruỗi hướng đến, như đối tượng giác hiện nay.

Hoặc có thuyết nói: Cũng lại là việc này, không ưa kiết rong ruổi, chạy giải thoát bền chắc, hướng đến sự giải thoát bền chắc mới.

Thế gian già che lấp

Bị cái chết vây quanh

Bệnh ái, họa chúng sanh

Pháp trụ ở thế gian.

Thế gian già che lấp: Bị che lấp không được giải thoát, bị cái chết vây phủ, cũng không thể chạy tránh, như đã nói:

Chẳng không, chẳng dưới biển

Chẳng phải vào núi đá

Không có nơi chốn nào

Thoát khỏi không bị chết.

Bệnh ái, tai họa của chúng sanh: Chúng sanh bị ái ràng buộc, không thể vượt qua ba cõi. Pháp trụ nơi thế gian: Trụ trong tám pháp thế gian, dấu vết của mười đều thiện, hoặc thiện hoặc bất thiện.

Lại có thuyết nói: Trụ trong mười hai nhân duyên.

Hoặc có thuyết nói: Bị khổ làm hại, khiến cho trụ trong đạo.

Hoặc có thuyết nói: Trụ ở bảy pháp.

Hoặc có thuyết nói: Việc này, trụ nơi thế gian là sao?

Duyên kệ, tụng là sự

Văn tự là vị ngọt

Dựa vào danh có kệ

Người tạo là thân kệ.

Duyên kệ tụng là sự: ý muốn, bèn tạo ra kệ, giảng nói, đọc tụng. Văn tự là vị ngọt: Chia ra có văn tự, thứ lớp bày khắp thế gian. Dựa vào danh mà có kệ: Dựa vào danh, tạo tác, cũng như mười câu kệ. Người sáng tạo: Là thân kệ, tạo ra kệ, tụng là đứng đầu.

Do sáu phát khởi đời

Sáu đã thành tựu nghiệp

Sáu tạo pháp thế gian

Có sáu thọ khổ não.

Do sáu phát khởi đời: Sáu ái thân, sáu nghiệp đã thành tựu là sáu thân bệnh, sáu pháp tạo dựng thế gian: Tạo ra sáu nhập trong. Có sáu thọ khổ não: Là sáu nhập bên ngoài.

Lại có thuyết nói: Do sáu phát khởi thế gian: Là sáu ái thân. Sáu nghiệp đã thành tựu: Là sáu nhập bên ngoài. Sáu pháp tạo dựng thế gian: Tạo ra sáu trần. Có sáu thọ khổ: Thân có sáu thọ.

Bốn phương, phi bốn phương

Trên dưới, cõi tối thắng

Không nghe, không hay biết

Nói pháp, khiến tôi ngộ.

Bốn phương, không phải bốn phương, trên dưới, cõi vượt hơn: Nên nói là tiếng vang của kiết. Không nghe, không hay biết: Là tướng nhóm họp nên nói là không có đối tượng, không có điều gì không biết. Nói pháp khiến cho ta ngộ: Nói đạo xem xét chắc chắn nghiệp xuất ly. Đức Thế Tôn biết căn, nghĩa nói pháp, khiến cho lúc ấy tôi được ngộ.

Vốn hết, không tạo mới

Có không ái mê đắm

Tận diệt, pháp không sinh

Niết-bàn như đèn tắt.

Vốn diệt, không tạo cái mới: Sự tham dục quá khứ đã hết, không còn tạo ra tham dục mới, nghĩa là sự tham dục vị lai đã hết.

Có, không ái mê đắm: Sự tham dục hiện tại đã hết. Chủng tận: Thức chủng và đối tượng sinh có chủng tận. Pháp không sinh: Thức xứ kia không sinh, trừ bỏ hành cấu uế.

Niết-bàn cũng như đèn tắt: Không khởi bèn Niết-bàn. Cũng như đèn tắt, nghĩa là không thể hạn lượng, trụ đến phương Đông, hoặc là phương Nam. Như thế, A-la-hán nhập Niết-bàn không thể hạn lượng.

Lại có thuyết nói: Vốn diệt tận, nghĩa là kiết quá khứ đã diệt. Không gây ra kiết mới, cấu uế vị lai hết. Đối với có, không ái mê đắm: Vết cấu uế hiện tại đã hết. Chủng tận: Là vết cấu uế này. Pháp chủng tận không sinh: Lại không thọ nhận trụ Niết-bàn: sáng rỡ không có cấu uế. Cũng như đèn tắt, nghĩa là không vì tạo ra hữu ràng buộc.

Lại có thuyết nói: Vốn diệt tận: Hành quá khứ hết, đã có tiếp nhận báo. Không gây ra hành mới: Sự cấu uế mới không gây nữa. Đối với có, không có ái mê đắm là: Hành có dư sót.

Lại có thuyết nói: Vốn đã hết: Nhân đã hết, không gây ra nhân mới: ở nhân cũ kia không có quả thật, đối với không, có ái mê đắm, nghĩa là đối với ái kia có dư sót.

Lại có thuyết nói: Vốn đã hết: Sáu nhập hết và hành xưa là không. Chẳng gây ra cái mới là không tạo ra hành mới, pháp khác cũng như thế.

Xe vua này hư mục

Thân cũng mục như thế

Pháp chân thật không mục

Nơi mình mà đồng đều.

Xe vua này hư muc: Xe của vua Ba-tư-nặc hiện còn, vì quá mục nên không có sắc sáng láng. Thân cũng mục nát như thế: Thân như thế, ở chỗ ẩn giấu, bị già, bệnh ép ngặt, không có vẻ sáng sủa.

Pháp chân thật không hư mục: Cũng không gầy ốm. Vì sao? Vì đồng đều đối với mình.

Pháp đồng đều là gì? Là đạo đế, pháp Chư Phật giảng nói là pháp đồng đều.

Đạo là tám đẳng diệu

Thánh đế có bốn câu

Pháp vô dục là trên

Với hai chân làm mắt.

Đạo là tám đẳng diệu: Tất cả các đạo, tám đạo Hiền Thánh là trên. Thánh đế có bốn câu: Tất cả các đế, đế Hiền Thánh là trên. Tất cả các pháp Niết-bàn dừng nghỉ là tốt đẹp. Với hai chân làm mắt: Tất cả chúng sanh, Phật là bậc Thánh trên hết, tất cả đều biết.

Hỏi: Cũng như thật có đạo Niết-bàn, vì sao phát ra song song hai việc. Đối với Tôn giả Sa-môn Nhân-đà-ma-la tạo ra thuyết này: Mong cầu vì xuất ly của đạo là Niết-bàn, bất không là nghĩa đế

Tôn giả Tỳ-thư-khư tạo ra thuyết này: Cũng như trí xoay lại cảnh giới du hóa cũng như thế, giống như trí có cảnh giới, Niết-bàn đế như thế, giống như dứt kiết, giống như trí có cảnh giới, đế cũng như thế.

Giác thô, cũng giác tế

Ý thạnh, mạn, lo sợ

Đây trí không thể biết

Ý rong ruổi các đường.

Giác thô: Là bất thiện, Giác tế là thiện hữu lậu, thọ nhận các hữu. Lại có thuyết nói: Giác thô là đối tượng dứt của kiến đế, giác tế là đối tượng dứt của tư duy.

Lại có thuyết nói: Giác thô tương ưng với cõi Dục. Giác tế tương ưng với cõi Sắc.

Lại, có thuyết nói: Giác thô là giác dục, giác tế là giác trí. Ý đầy dẫy, mạn lo sợ: Ý mê hoặc nẩy sinh, ý truyền đi, ý rong ruổi. Sự truyền đi rong ruổi cũng tương ưng với giác biết. Như thế, cùng với trí với vô minh, thì trí ấy có giác, mỗi trí đều rong ruổi lần lượt nhận biết, tâm ý thường tán loạn.

Ý nhận biết như thế

Niệm oai nghi không não

Ở tâm, ý lừng lẫy

Chư Phật diệt Vô dư.

Ý nhận biết như thế: Đồng trụ trong nhận biết, dần dần làm phương tiện. Niệm oai nghi không có não: Oai nghi: cũng không giác. Niệm: Là chuyên chú nghĩ đến oai nghi kia. Tâm không dời động trụ: Như niệm không có khác. Sự lừng lẫy: Đối tượng diệt của vô dư. Đức Phật có khả năng diệt hẳn.

Hỏi: Nghi, không có nghi thân dứt hết sử dục, người ấy cũng là Phật chăng?

Đáp: Chư Phật là pháp, gần gũi Chư Phật ở khế kinh này. Lại nữa, Phật đã diệt hết các cõi, Thanh văn không thể diệt các cõi. Lại tạo ra thuyết này: Cảnh giới vô dư của Chư Phật đã diệt tận.

Trời xa, đất vô biên

Biển cả cũng không bờ

Chỗ trời, trăng soi sáng

Và xứ sở diệt ấy

Pháp có thật, không thật

Gọi là bốn rất xa.

Trời xa, đất vô biên: Kệ nói rộng, cho đến chỗ diệt, phương xa, đều phải vượt qua. Pháp có thật, không có thật: là bốn thứ rất xa, tự nhiên xa đạo pháp này. Pháp không có thật là vết cấu uế.

Lại có thuyết nói: Pháp có thật là mười điều thiện, pháp không thật, là mười pháp bất thiện.

Lại có thuyết nói: Pháp thật là Niết-bàn, pháp không thật là sanh tử.

Lại có thuyết nói: Pháp thật là đế, pháp không thật là các kiến.

Lại có thuyết nói: Pháp thật là bảy pháp, pháp không thật là bảy phi pháp.

Lại có thuyết nói: Pháp thật là pháp quan trọng của Chư Phật để giảng nói giáo pháp. Không pháp nào không tuyên dương, pháp bình đẳng tức giáo pháp. Giáo pháp ấy ở đây không lâu, đó là lẽ tự nhiên.

Ma vương Ưu-bà-ni

Đã giác ngộ rong ruổi.

Kệ duyên đời diệt tận

Nẻo sinh, già, hai xa.

Kiền-độ kệ (Phần hai) xong.

Kiền-độ kệ, phần đầu

Suốt một đời ngu si

Gần gũi các người trí

Họ không biết rõ pháp

Như thìa không phân vị.

Suốt một đời ngu si: Ngu si, nghĩa là không có thế lực này, biết nghĩa lời thiện, lời ác. Người kia, suốt đời gần gũi các tri thức, cũng không hiểu rõ pháp. Người trí ở trong giây phút, gần gũi các người trí, người trí ấy có khả năng nhận thức rõ pháp, cũng như lưỡi đều phân biệt vị, người trí ở trong khoảnh khắc, thân cận các người trí, người trí nói là các ấm thiện, trì thiện, nhập thiện. Lại, đối với thế lực này hình thành các giáo khí, kẻ ngu si gọi là không có thế lực này, không thể hiểu mười hai nhân duyên. Người trí gọi là có thế lực này, nói mười hai nhân duyên. Kẻ ngu si không thể trở thành đồ đựng Thánh đế, người trí nói là số bốn, vì bốn giảng nói đế, nên nói Trí ở trong giây lát, gần gũi các người trí.

Đối với chết, không chết

Người trụ, cũng không trụ

Với người nghèo, ưa thí

Pháp này phi vô nghĩa.

Người kia đối với chết, không chết: Đối với ganh ghét, đối với cái chết ganh tỵ mà chết. Người ưa thí cho, đối với sự mê đắm cấu uế không chết, vì lấy mạng trí tuệ để sống. Người trụ, cũng không trụ: Cũng như đuổi theo người lái buôn, lạc đường, bị thú dữ, trộm giặc hãm hại, cũng như người không lạc đường, không bị giết hại bởi thú dữ, trộm cướp. Đây là thí cho trên hết, đối với người nghèo mà thí cho. Người kia xót thương kẻ nghèo cùng, côi cút, đây là pháp thường lâu xa.

Hoặc có thuyết nói: Đối với cái chết kia không chết, nghĩa là sự bỏn xẻn ganh tỵ sẽ chết trong đường ác. Người ưa bố thí, sẽ sinh lên cõi trời, lương thực được dự trữ ở trước mắt. Cũng như người lái buôn, thiếu thốn về lương thực, ấy là vì gặp phải khốn ách, nên ít có thể thí cho.

Pháp này là cô đơn, bần cùng, nên đây là pháp cô đơn, bần cùng.

Vốn ưa được mạng còn

Đệ tử Cù-đàm này

Giữ mạng tự biết ngắn,

Vô thường cầu được thí.

Tọa cụ cũng vô thường

Biết rõ đời vô thường

Mạng tri túc dễ đầy

Vốn hết cội gốc khổ.

Vốn ưa được mạng còn: Bấy giờ, chư thiên vì các Tỳ-kheo lười biếng, mỏi mệt mà nói lợi Phật vốn ưa được mạng sống còn, tri túc dễ đầy, dễ nuôi, khéo sống trong vui thiền Tam-muội. Vô thường, cầu được người thí cho cũng không dư, sót, lấy việc cầu xin làm mạng sống. Toạ cụ vô thường: Ngồi dưới gốc cây, ở ngoài trời, du hành trong đó, ý không chuyên chú một chỗ, biết đời vô thường, vốn dứt hết nguồn gốc khổ, biết sáu nhập vô thường, vượt qua dòng sinh tử.

Lại có thuyết nói: Vốn được mạng sống còn . Đệ tử Cù-đàm này vốn dùng trí tuệ làm mạng vô thường, cầu được thí cho. Toạ cụ cũng vô thường: dùng tưởng vô thường để cầu xin. Lại dùng tưởng vô thường để thọ nhận toạ-cụ vô thường kia. Nhận biết đời vô thường vốn dứt hết nguồn gốc khổ: Tu môn giải thoát Vô nguyện, biết rõ không có đối tượng tạo tác mà nhập Niết-bàn.

Do trí tuệ nào biết,

Tuệ, thì không có nạn

Do trí tuệ nào biết

Đây được gọi là tuệ.

Do trí tuệ nào biết, tuệ thì không có nạn. Là trí nào? Như tưởng không có khác. Do trí tuệ nào biết đây gọi là Tuệ? Nghĩa là do trí tuệ nào để biết, đã biết mà biết. Nghĩa là nếu pháp không có nạn, thì các pháp không có hai tưởng. Trong đó, dùng trí tuệ nào để biết đây gọi là trí tuệ. Các pháp không có hai tưởng. Không có hai thứ sinh. Dùng trí tuệ nào để biết, đây gọi là trí tuệ. Trí tuệ này đã biết, ấy là cái biết của trí tuệ kia, đây là trí gì? Cũng như tất cả trí vô thường, trí cũng vô thường. Tất cả trí vô ngã, trí cũng vô ngã, cũng như có tất cả trí, cũng có biết.

Có ít có người sinh

Thoát bò lại làm bò

Cũng có bò lớn lên

Người muốn, trời bèn mưa.

Có ít có người sinh. Sở do của Đàn-ni, vốn ít không sinh, bò cái. Nhớ đến dẫn đường ở trước, thân bò về sau, bò lớn: Bò lớn lên không ít, không có sinh: Thoát bò lại làm bò cũng lại không có. Cũng không có bò lớn lên. Người muốn: Trời bèn mưa không ít.

Đức Thế Tôn tạo ra thuyết này: Tất cả không có, hiện không có đối tượng nhận lấy.

Lại có thuyết nói: Kiết của cõi Sắc, Vô Sắc không có bất tận. Không có sanh nghĩa là cõi Dục không có kiết là bất tận. Nhớ lại bò là vô ninh. Nhập: Bò kia tương ưng với tâm sở, tâm pháp. Tâm bất tương ưng hành, xoay lại với nhập kia. Bò lớn lên: Đối với mạn này đã dứt hết, mọi việc phải làm đều làm xong.

Không giận dứt cấu uế

Nước chảy, nghiêng một đêm

Nhà lộ che chắn ngã

Nếu muốn trời liền mưa.

Không giận, dứt trừ cấu uế, nước chảy nghiêng một đêm: Hiện không có giận, dứt bỏ cấu uế, giận dữ hiện tại đã hết, các cấu uế đều dứt trừ hết. Nước chảy, nghiêng một đêm: Hợp với đạo ở đêm kia. Muốn hóa độ người chăn bò, các thứ gian ngụy, đều là sự gian dâm của thân. Người chăn bò kiến căn bất tịnh. Sự gian dâm là nhận thức của thân, gã chăn bò kia cũng đều dứt hết: Tôi đã dập tắt lửa, ba thứ lửa đã tắt:

Tôi đã thấy được nhà

Không còn khởi yêu đắm

Ông dứt mọi hiếp đáp

Mái nhà đều hư hoại.

Tôi đã thấy được nhà: Ái thọ nhận các hữu là nhà.

Lại có thuyết nói: Ngôi nhà là sự ngạo mạn trong đây.

Lại có thuyết nói: Ngôi nhà là hạnh hữu lậu.

Lại có thuyết nói: Ngôi nhà là khởi các thức, không còn khởi yêu đắm, không còn thọ nhận hữu. Ông đều hiếp chế. Bẻ gẫy là Ái dục đã hết.

Lại có thuyết nói: Hiếp chế bẻ gẫy: Đối với pháp tương ưng của sự ngạo mạn này, người kia đã dứt hẳn.

Lại có thuyết nói: Hiếp chế: Là khởi các hành kiết, người chăn bò kia đã dứt hết.

Lại có thuyết nói: Hiếp chế: Là ái của người chăn bò kia đã hết. Nhà đã hư hoại: Năm thạnh ấm đã hết không còn sót.

Lại có thuyết nói: Nhà đều hư hoại: Thân kiến của người đã hết không còn sót.

Lại có thuyết nói: Nhà là vô minh, vô minh của người kia đã hết, không còn sót.

Lại có thuyết nói: Nhà là thức xứ trụ, thức xứ trụ ấy đều hết, không còn sót.

Người hay khéo ngủ say

Cũng lại lo giữ gìn

Tâm thường ưa trong thiền

Dục khiến hoại vui vẻ.

Người hay khéo ngủ say: Nói rộng trong phần thọ ký cho A-trala-bà-thi-khư. A-tra-la-bà tạo ra thuyết này: Người kia cũng không cảm thấy lo âu, như ta đã lo. Đức Thế Tôn nói: Người kia không cảm thấy lo lắng như ta đã lo lắng.

Người chẳng phải Tỳ-kheo

Từ người kia cầu xin

Như ta kia cầu xin

Pháp nhận lấy ngôi nhà

Như thế, phi Tỳ-kheo.

Khế kinh nói: Kia không phải Tỳ-kheo. Không làm Tỳ-kheo, làm pháp hành của Tỳ-kheo. Pháp nhà, nghĩa là nhận lấy ngôi nhà, tạo ra hành vi của các ngôi nhà, không lấy việc xin ăn làm Tỳ-kheo.

Nếu có phước, có ác

Bỏ đi, tu phạm hạnh

Luyện diệt thọ, không khởi

Người ấy gọi Tỳ-kheo.

Nếu có phước, có ác: Phước là hành ấm thiện hữu lậu. Ác là bất thiện. Trừ bỏ là đã dứt, Phạm hạnh là tu hành đạo ấy. Luyện diệt không thọ khởi: Hàng phục tất cả chúng ma, hàng phục hết thảy các kiết. Hạnh: Là trụ. Người kia, được gọi là Tỳ-kheo, thành tựu pháp hành Tỳ-kheo.

Lại có thuyết nói: Phước là hạnh của định bất dụng. Ác là không có hạnh phước. Đã dứt diệt kiết kia mà tu phạm hạnh. Hai là hai Tammuội, hai là hội hợp chung. Luyện diệt không khởi: Hạnh trái pháp trần, hợp với ý chỉ của đạo kia, người ấy được gọi là Tỳ-kheo dứt các kiết.

Số xanh, trắng đã che

Một bầu xe mà đi

Không hơn quán bên này

Dứt các dòng kiết phược.

Nói rộng như Tạp A-hàm:

Hăm chín người Tu-bạt-đà

Ta xuất gia, hành học đạo

Năm mươi tuổi, ta đã biết

Trong đó, học Tu-bạt-đà

Giới và định, thuật tu hành

Bước một mình, tư duy niệm

Diễn giảng rộng, nói pháp trí

Ở đây, không có Sa-môn.

Giới: Là miệng, mạng của miệng, luật của thân đều thanh tịnh. Tam-muội: Các tâm thiện. Bước đi một mình: Là việc kia. Thuật: Là trí, bước đi một mình, tâm tư duy Tam-muội, diễn giảng rộng nói pháp trí

Kia đây, không có Sa-môn: Pháp trí là đạo người kia nhập trong, ngoài, không có Sa-môn.

Hỏi: Giới, hạnh có gì khác nhau?

Đáp: Giới là Hữu lậu, hạnh là Vô lậu.

Lại có thuyết nói: Giới là Hữu học, hạnh là Vô học.

Hỏi: Tâm Tam-muội với chỗ riêng một mình có gì khác nhau?

Đáp: Tam-muội là hữu lậu, nhất tâm ở một mình, là vô lậu, Tammuội là hữu học, ở riêng một mình là Vô học.

Lại có thuyết nói: Giới là giới tăng thượng, Tam-muội là thuật hạnh của tâm tăng thượng. Trí tuệ tăng thượng, được gọi là đạo kiến đế, nhất tâm là đạo tư duy. Đây gọi là đạo kiến đế, đạo tư duy. Pháp rất sâu này ít nhập, không có Sa-môn bên ngoài.

Lại có thuyết nói: Giới, hạnh là giới tăng thượng. Tam-muội, ở riêng một mình là thuật của tâm tăng thượng: Hữu học trí tuệ tăng thượng, Hữu học đây là pháp trí, như ít đối tượng nhập, không có Samôn bên ngoài.

Lại có thuyết nói: Giới, Tam-muội, như đã nói: Ở giới là tu hành, gọi là học hạnh tăng thượng. Thuật của hạnh là trí tuệ tăng thượng, gọi là trí tuệ tăng thượng Hữu học. Ở riêng một mình, tâm tư duy, gọi là tâm tăng thượng hữu học, gọi là biết pháp, ít đối tượng nhập, không có Sa-môn bên ngoài.

Tập hữu lượng, vô lượng

Năng nhân bỏ các hạnh

Tự cẩn thạn ăn trong

Trứng vô minh tự vỡ.

Tập hữu lượng, vô lượng: Hữu lượng là sinh hữu của báo hành. Các hành: Là tuổi thọ, hành xả. Năng nhân: Là Vô học. Niềm vui bên trong của Năng nhân, là thú vui Tam-muội của thiền giải thoát. Trong Tam-muội, tự cẩn thận lấy không làm đầu, ba sự cẩn thận, tự cẩn thận thành tựu. Trứng vô minh tự vỡ: cũng như mô trứng bể nát, không còn thấy mô trứng nữa. Như thế, Đức Thế Tôn đã xả mạng sống, không quán hành của mạng sống.

Hoặc có thuyết nói: Lượng là con người, vô lượng, là hành khác. Hành: Là thọ nhận các hữu hành. Bên trong tự vui: Vui các đạo, vui khác cũng như thế.

Nếu ái không trú xứ

Ý dần được hiểu rộng

Ái kia, Năng nhân trừ

Không biết trời và người.

Nếu ái không trú xứ: Tình sẽ buông lung rong ruổi, tình ấy có hai thứ là ái và kiến. Không có trú xứ, hoặc do ái, hoặc do kiến. Ý có hai thứ là ý ái và ý kiến. Dần dần, nghĩa là đều vượt qua hai, ba ái kiết. Hạnh của Năng nhân là hạnh mà trời, người không biết. Hạnh của Năng nhân, trời và người không biết.

Lại có thuyết nói: Nếu ái không có trú xứ thì ái là ái dục, trú xứ của các kiến.

Ý dần được mở hiểu: Ý là hữu ái, dần dần là vô minh. Có hai ái hết: Trời và người không thể biết, các kiến, vô minh hết.

Nếu trong không giận dữ

Hữu, có được giống lúa

Người kia không lo sợ

Chư thiên không đến thấy.

Nếu bên trong không giận dữ: Tự vui lòng, không giận dữ. Có hữu, thu hoạch giống lúa mạch: Cái có của trong hữu, gọi là có. Cái có ở trong đây, người kia không có lo sợ xúc não: Khéo tu không, khéo nói về mười hai nhân duyên. Niềm vui: Là vui của bốn xuất ly được thành tựu. Không có dư sót, cũng nỗi lo của vật. Nếu có sót thừa, thì trong tài vật hoặc được, hoặc mất, cũng không có buồn rầu. Chư thiên không đến thấy: Đã nhập lấy Niết-bàn, thì sẽ không còn thấy năm đường.

Lại có thuyết nói: Nếu bên trong không có sự giận dữ thì giận dữ hiện tại đã hết. Có hữu thu hoạch giống lúa: Hiện tại, dục của người kia đã hết, người ấy không có e sợ xúc não: việc thiện không có nỗi ưu tư, hiện sự ngu si đã hết. Chư thiên không đến thấy: Không có dục, không có giận dữ, cũng không có ngu si. Đã được Niết-bàn, không thấy Niết-bàn.

Đẳng chánh giác trong người

Tự dạy chuyên chánh chí

Đi theo dấu vết phạm

Thường vui, tâm diệt dứt.

Trong cõi người: Là sinh trong loài người. Đẳng chánh giác là đều giác biết các pháp. Tự dạy bảo là đầy đủ tự nhiên. Chuyên chánh chí: Được ba Tam-muội, dạo chơi trong dấu vết phạm: Tôn kính tâm trong pháp: Thường ưa thích diệt dứt, tâm các tam muôi được dừng nghỉ. Các kiết được dứt trừ, tâm được dừng nghỉ mà cảm thấy vui trong đó.

Được mọi người kính ngưỡng

Vượt qua tất cả pháp

Chư thiên cũng quy mạng

Là nghe bậc Vô Trước.

Được mọi người kính ngưỡng: Là kính thờ quy mạng. Đều vượt qua tất cả pháp: Vượt qua các pháp thiện, cũng như vượt qua các kệ, tụng, cũng như vượt qua các pháp bất thiện. Các trời cũng quy mạng: Chư thiên cũng kính thờ, quy mạng. Đó gọi là nghe đấng Vô Trước: Chư thiên kia nghe từ Đức Thế Tôn nghe Phật, được trời, người đều cúng dường.

Tất cả kiết quá khứ

Nơi vườn, vượt quả vườn

Vui xuất ly các dục

Cũng như luyện vàng ròng.

Tất cả kiết quá khứ: vượt qua chín kiết, đó gọi là tất cả kiết quá khứ.

Lại có thuyết nói: Vượt qua ba kiết quá khứ. Ở vườn, vượt qua quả vườn: Năm dục là vườn, đối với Đức Thế Tôn, ái đã hết, vượt khỏi các tai họa của ái, vượt qua các kiết, vượt quá niềm vui hữu.

Xuất ly dục: Là giải thoát dục, vui Sơ thiền. Lại nữa, vui chỗ lạc tịnh xuất ly trong dục, đồng vui trong đó, gọi là vui xuất ly dục. Cũng như luyện vàng ròng: Như vàng được tinh luyện, không có vết cấu uế, rất tốt đẹp. Như thế, Đức Như lai đã vượt ngoài dục, đều không có các lậu.

Hiệu ba Phật truyền khắp

Như mặt trời trừ tối

Đấng bậc nhất ở đời

Cũng như núi An Minh.

Danh hiệu ba Phật truyền khắp: Công đức của Thanh văn, Thế Tôn, truyền khắp bốn phương trên dưới, cho đến trời A-ca-nị-trá đều nghe công đức ấy. Cũng như mặt trời xua tan bóng tối: Như lúc mặt trời mới mọc, soi rọi khắp thế gian, bóng tối đều tan biến, muôn vật đều nhờ ơn. Như thế, Đức Thế Tôn đã chứng Chánh Giác, dùng ánh sáng chiếu khắp ba cõi, là đấng bậc nhất ở đời, do việc này gọi là Tôn. Tất cả ba cõi kia, hiện tại được soi sáng. Cũng như An Minh, nghĩa là như núi chúa Tu-di rất cao, rất vĩ đại trong các núi. Đức Thế Tôn cũng thế, ở trong hết thảy chúng sanh mà nói kệ này để dẫn dắt:

Ta sẽ nói nghĩa ấy

Cũng không tạo hy vọng

Tất cả gọi là rồng

Thật gọi là Như lai.

Ta sẽ nói nghĩa công đức kia: Là sẽ nói công đức của rồng, cũng không tạo hy vọng. Tôn giả Nhân-đà-ma-na nói thế này: Là lời vô nghĩa.

Tôn giả Ma-hê-la tạo ra thuyết này: Không tạo ra các hành.

Hoặc tạo ra thuyết này: Không tạo ra thù oán, như đã nói: Cũng không có giận dữ mà có đối tượng tạo tác.

Lại có thuyết nói: Cũng không gây ra hành vi ác. Tất cả gọi là rồng, tên thật là Như lai. Những người có tên rồng, Như lai là rồng đẹp nhất trong tất cả rồng.

Nhẫn nhục không ganh ghét

Như rồng có hai chân

Hết lòng tu phạm hạnh

Hành vết khác của rồng.

Nhẫn nhục không ganh ghét người kia, như rồng có hai chân: Như lai kia cũng như rồng, voi, chân trước đã được ổn, sau đó xoay mình lại. Như thế, Như lai dùng pháp thân bền chắc xoay chuyển lại, hết lòng tu phạm hạnh, đã thực hành dấu vết khác của rồng. Cũng như chân sau của rồng, voi đã được ổn, sau đó, thân được quay lại. Như lai cũng thế, đã khoác pháp phục của Hiền Thánh, từ xưa các Như lai đã được pháp thân bền chắc, được xoay lại.

Tín là voi rồng lớn

Xả là cặp ngà trắng

Cổ niệm, đầu trí tuệ

Oai nghi dùng pháp quán.

Tín là voi rồng lớn: Như rồng voi nhận lấy bằng mũi (vòi). Như lai cũng như thế, dùng tín để dứt bỏ pháp bất thiện, mà gồm nhiếp pháp thiện, cũng như vòi rồng voi rất quan trọng. Tôn giả Đàm-ma-đa-la, người tạo ra tụng nơi Khế kinh này, có lỗi nặng, vì không nói được đức tin của Như lai, lại tự có nhân duyên, tất cả các trí tính đếm voi là rồng lớn, cũng như rồng voi nhận lấy, đều bằng vòi. Như lai cũng như thế, gần gũi các pháp số, cũng lại phân biệt quán có sắc thân, hạnh thanh tịnh của Như lai cũng giống như thế. Tám phẩm đạo của Hiền Thánh thanh tịnh không có bụi nhơ.

Lại có thuyết nói: Giống như ngà voi không thể dời động, Như lai cũng như thế, nhận lấy các khí vị ở trong bốn đẳng, ấy là được tự tại. Răng của Như lai cũng như thế, mạnh mẽ có các tướng, Như lai cũng như thế, có các tướng tốt đẹp của trượng phu ở Lục thiện lai đường. Cổ niệm: Cũng như cổ của rồng, voi đều nhận lấy tất cả các vị, thần túc của Như lai cũng giống như thế, tất cả các pháp đều đủ khắp.

Lại có thuyết nói: Cũng như cổ của voi quý nâng đỡ, gìn giữ cái đầu, Như lai cũng như thế, niệm là trên hết, đầu là trí tuệ, giống như voi rồng dùng đầu làm mạng, Đức Như lai cũng như thế, dùng trí tuệ làm mạng.

Lại có thuyết nói: Cũng như cái đầu trong sắc thân của voi rồng là trên hết, Như lai cũng như thế, trí tuệ vô thượng trong pháp thân là trên hết.

Oai nghi dùng pháp quán. Hoặc có thuyết nói: Việc này cũng như thế, hai mắt, dùng quán pháp. Cũng như voi quý có hai vai trái, phải.

Như lai cũng như thế, có hai thứ: Đẳng thân tập xuất yếu và đẳng thân tận xuất yếu, dấu vết diệt, không khởi lại.

Lại có thuyết nói: Cũng như voi quý có các pháp nhanh chóng mà biết, Đức Như lai cũng như thế, có các tướng biết chúng sanh.

Hoặc có thuyết nói: Cũng như voi quý, tâm ý có các tướng, hoặc bước, hoặc đi đều biết rõ, Đức Như lai cũng như thế, đầu ở trong sắc thân là trên hết. Như lai cũng như thế, A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ đề là trên hết trong pháp thân.

Hoặc có thuyết nói: Đây cũng là việc kia, có nhập pháp quán, cũng như bên trái, phải của, voi đều có hai vai. Đức Như lai cũng như thế, có hai thứ: Đẳng tập thân xuất yếu, và đẳng tận thân xuất yếu.

Lại có thuyết nói: Cũng như pháp quán voi quý tạo ra các tướng, chế ngự voi biết tướng đó. Như lai cũng như thế, cũng biết tướng kia, hiểu rõ chúng sanh.

Hoặc có thuyết nói: Cũng như đã nghĩ đến ý của voi quý đều có thể thành xong, hoặc đi, hoặc đứng đều có thể biết vốn không. Như lai cũng lại như thế, biết căn bản của chúng sanh.

Hoặc có thuyết nói: Cũng như ý nghĩ của voi quy, hoặc đi, hoặc đứng, đều biết vốn là không, Đức Như lai cũng như thế, biết tướng căn của chúng sanh.

Hoặc có thuyết nói: Cũng như thế biết căn của chúng sanh.

Hoặc có thuyết nói: Cũng như ý voi quý nghĩ hoặc đứng, hoặc đi đều biết rõ, Đức Như lai cũng như thế, biết tướng các căn, gần gũi các hành, ở trong chúng sanh, giảng nói pháp, chúng im lặng lãnh thọ vâng hành, lần lượt tương ưng.

Pháp tạng đều đầy đủ

Soi sáng, dứt bỏ hẳn

Ưa thiền, thở ra vào

Trong tự khéo cẩn thận.

Pháp tạng đều đầy đủ: Cũng như bụng của rồng, voi, nhận vào ngần ấy thức ăn, đều dựa vào sự kính mến. Đức Như lai cũng như thế, các tạng pháp dựa vào pháp thực.

Soi sáng, trừ phủi bỏ: Giống như đuôi. Voi phe phẩy, muỗi mòng ruồi lằn đều có thể phủi bỏ. Đức Như lai cũng như thế, trong thân giảng nói giáo ưa thiền, hơi thở ra vào.

Bên trong tự khéo cẩn thận: Cũng như rồng, voi, dùng hơi thở ra, vào để nuôi thân, thường lấy làm vui, Đức Như lai cũng như thế, thường dùng bốn thiền để nuôi thân, với phương tiện bên trong đầy đủ.

Rồng đi tìm cỏ tốt

Rồng đứng rất oai nghi

Rồng nằm oai nghi đủ

Ngồi, cũng thành oai nghi

Rồng thành tất cả uy

Gọi là oai nghi rồng.

Rồng đi tìm cỏ tươi tốt, cho đến: Gọi là oai nghi rồng: Đức Thế Tôn đã thành tựu Tam-muội giới trong tất cả oai nghi, thực hành Tammuội cũng thành tựu. Nếu oai nghi đã thành tựu, thì ở chỗ không cấu uế của ý thức, mà không ăn. Rồng ăn mà lường bụng, mạng, cũng không tham, ý thực ở chỗ không cấu uế, chỗ cấu uế mà không ăn: Ăn ở chỗ cấu uế, vì sao là có ý tham khởi, đều có với tà mạng? Ý tham kia là chỗ cấu uế, chỗ không cấu uế, trái với việc trên. Đức Như lai kia bỏ đi thức ăn cấu uế, chọn thức ăn không cấu uế để cho căn đầy đủ mà không có các thứ bệnh, cũng như thuốc cao trị vết thương, cũng như mỡ bôi xe, uống các thứ cỏ thuốc, không mắc tham đắm, nên nói là không tham.

Do được ăn, dứt đói

Không chứa để dư thừa,

Nhận thức ăn tính thí

Trừ không cho mà lấy.

Do được cái ăn, dứt cơn đói: Cỏ làm thức ăn, che thân làm áo, không chứa để dư, thừa: Không được chứa để, không để trần thân thể, được cho ăn, ta muốn thân hình tồn tại.

Thọ nhận thức ăn tín thí kia, trừ kia không cho mà lấy: Dùng pháp để cầu nhận lấy. Lại nữa, nên nói cốt yếu của sự nhận lấy kia, nếu được để lại lâu dài, nhằm làm nghiệp nhà. Đức Như lai kia đều dứt trừ phi hạnh, nên nói dứt những việc đói khát.

Dứt tất cả các kiết

Cũng dứt các buộc vướng

Hạnh ấy ở mọi nơi

Cũng không bệnh lo sợ.

Dứt trừ tất cả các kiết: Là dứt bảy kiết, cũng dứt các trói buộc mê đắm: Là dứt trừ ba phược. Lại nữa, Đức Như lai vốn không có kiết căn, sử căn đã hết hẳn, không có ràng buộc mê đắm, vì khởi các chiếu sáng, nên nói là dứt trừ tất cả kiết, Như lai thấy các tâm cấu uế, không đắm nhiễm, nên nói hạnh dứt kiết, phược kia ở khắp mọi nơi.

Ngu, chết mạng có hai số

Có, không giận thấy nghiệp nhà

Hai Tỳ-kheo khéo ngủ nghỉ

Áo có che, tất cả sử.

Kiền-độ kệ xong.

*********

Thứ 15: KIỀN ĐỘ KỆ (Phần ba)

Thấy sắc không vui vẻ

Không dục và các tham

Huống túi da đựng phân

Khiến năm ý dời động.

Thấy sắc, không vui vẻ: Vì sao? Vì Đức Thế Tôn nói: Huống chi túi da đựng phân?

Hoặc có thuyết nói: Nói lên ái của Thế Tôn đã hết: thiên nữ, thú vui cõi trời, Phật thường không khởi dục, Ngài chỉ xem hư túi da đựng phân. Hơn nữa, vì Đức Thế Tôn muốn cắt đứt sự ràng buộc của Phạm chí Ma-ha Đàn-đề, không muốn cho ông ta thường đến chỗ Ngài.

Phạm chí gánh đầy mạn

Khói giận hại là tro

Miệng sạch, tâm như lửa

Tâm: chứa đựng hầm lửa.

Phạm chí gánh đầy mạn: Giống như người gánh nặng, không sợ sệt người nào. Cũng thế, vì bị sự ngạo mạn ràng buộc, nên không sợ sệt.

Khói giận dữ: Cũng như trước có khói, sau đó, có lửa mới có sự cháy. Cũng thế, trước có cơn giận dữ, sau đó, mới có lời răn dạy, giống như khói lẫn lộn với tất cả sắc. Cơn giận dữ cũng như thế, mà lẫn lộn với các sắc. Hại làtro: Giống như tro vô dụng đối với vật, tai hại như thế, cũng vô dụng đối với vật. Miệng sạch: Giống như vật sạch bỏ vào lửa. Như thế, lưỡi có ích lâu dài đối với các pháp. Tâm như hầm chứa lửa, giống như đều thờ lửa. Tâm như thế, bị lửa trí đốt cháy, tự động sáng suốt trong người, cũng như ngọn lửa bậc nhất của mình.

Giống tín tự phơi sương

Trí tuệ người cày ruộng

Tâm hổ thẹn trói buộc

Tâm, là tay cầm gậy.

Hạt giống tín tự phơi bày: Giống như trước có mầm, mộng, cũng thế, tín là đạo, sau đó là hành đạo. Phơi ở nhàn nhã, cũng như cộng mọc ra, được nước mưa thấm nhuần. Cũng thế, sinh công đức lành, do phơi nắng thấm nhuần

Trí tuệ là người cày ruộng: Giống như nhóm họp cày đất. Cũng thế, tín thành các công đức lành. Cũng thế, trí tuệ hoàn thành các công đức lành. Người cày, là kiết sử, người hổ, thẹn giống như ách cày, cũng thế, sự hổ thẹn trụ trí tuệ. Ràng buộc tâm: Ba Tam-muội là sự ràng buộc giữ ý, cũng như chiếc ách. Tam-muội cũng thế, cũng như tay cầm gậy, tâm không dời động, giống như cày đất, dùng gậy đánh cho thân trâu đi.

Nghĩ đến việc cày kiết như thế sẽ được thân thể tốt.

Thân ngay miệng cũng ngay

Như đến tìm thức ăn

Thật sự chọn bỏ nhơ

Vâng lời được giải thoát.

Thân ngay ngắn là luật nghi của thân, miệng giữ gìn lời nói là luật nghi của miệng, cũng như người đi đến tìm thức ăn, khiến cho mạng mạng thanh tịnh.

Thật sự chọn bỏ nhơ: Dùng trí đế cày bỏ mọi thứ nhơ: Vâng lời được giải thoát: Cũng như chiếc cày, việc của người xong thì bỏ. Cũng thế, đều tương ưng mà buông xả công hạnh kia. Mọi thứ nhơ đã tiêu diệt, thì có ý mạnh mẽ.

Mạnh mẽ hai ách chung

Phương tiện được chỗ yên

Đã qua, không trở lại

Đã đến, không lo sợ.

Mạnh mẽ, hai ách chung: Cũng như cặp bò có sức mạnh, không bỏ chiếc ách của chúng. Cũng thế, với sức mạnh mẽ, cũng không buông bỏ ách của mình.

Phương tiện được chỗ yên: Có bốn phương tiện đã hết, gọi là Niếtbàn, cũng là chỗ yên ổn ý chí mạnh mẽ.

Người kia đã qua, không trở lại: Có thế lực, không còn trở lại.

Đã đến rồi, không còn lo sợ: Đã đến Niết-bàn, các bệnh lo sợ hết hẳn không còn sót.

Canh cày ruộng như thế

Đó gọi quả cam lộ

Nên nhẫn nghiệp như thế

Giải thoát tất cả khổ.

Canh cày ruộng như thế: Tạo ra đạo tu hành như thế, người kia nói là quả cam lộ hay Niết-bàn. Nghiệp như thế có thể nhẫn thì tu hành được đạo này.

Giải thoát tất cả khổ: Đối với khổ ba cõi, đã được giải thoát.

Hoặc có thuyết nói: Sự giáo hóa của đạo đối với trí tuệ kia, dứt các kiết sử. Thân ngay ngắn, miệng cũng giữ gìn lời nói, cũng như người đến tìm cầu thức ăn: Đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng mạn.

Mạnh mẽ với hai ách chung: Là đẳng phương tiện. Niệm là gậy, nghĩa là đẳng niệm. Ý ràng buộc: Là đẳng Tam-muội.

Đã nói năm căn: Hạt giống tín kia là gốc tín, mạnh mẽ hai ách chung là tinh tiến căn. Niệm là cây gậy, là niệm căn, ràng buộc ý là định căn, trí tuệ dẫn đường là tuệ căn.

Chuyên niệm, phương tiện tìm

Cũng không ưa tại gia,

Bầy nhạn bay qua ao

Cuối dòng trừ giận dữ.

Chuyên niệm, phương tiện tìm là xuất gia, học đạo, chuyên niệm là buộc ý nghĩ không dời đổi. Cũng không ưa tại gia không ưa ở trong ân ái gia đình.

Bầy nhạn bay qua ao, cuối dòng trừ giận dữ: Giống như bầy nhạn đã bỏ rừng núi lớn, không có tâm quyến luyến, mến mộ. Cũng thế, người xuất gia kia đã diệt năm dục, không có tâm quyến luyến, mến mộ, đã có thể dùng đạo nhằm dứt trừ năm dục, như chánh pháp còn bỏ, huống chi phi pháp.

Lại có thuyết nói: Chuyên niệm tìm phương tiện: Thường ưa ở chỗ vắng ngồi thiền.

Cũng không ưa tại gia: Không ưa chúng sanh ba cõi. Bầy nhạn bay qua ao, cuối dòng trừ giận dữ: Dòng chảy là vô minh, đã có thể dùng đạo trừ vô minh, đạo kia cũng trừ.

Lại có thuyết nói: Chuyên nghĩ, phương tiện tìm, mà tu hành đạo, đi dạo trong rừng núi. Cũng không ưa tại gia: Là xa lìa ái đắm, như đã nói: Ái này là ái trong các thọ, đã có thể buông xả ái kia, cũng không thích yêu đắm.

Bầy nhạn bay qua ao, cuối dòng trừ giận dữ: Dòng chảy là sáu nhập. Như đã nói: Mắt của trưởng giả là nguồn gốc của dòng chảy của thức, thức lưu ấy có thể diệt sáu nhập, đã có thể dùng đạo để diệt sáu nhập, đạo kia cũng diệt.

Những người qua sông biển

Làm cầu sang bờ kia

Có buộc, ta cần độ,

Người trí, trước đến bờ.

Những người qua sông: Như đã nói: Như Thế Tôn Cù-đàm, do dị học, nên đã đến nhận nước sông Hằng. Thần sông nói kệ: A-hằng, Tátlao, Tần-náo kia, làm các cây cầu, các vị không được thần túc.

Hoặc có thuyết nói: Những vị thọ nhận tần náo, kiết là tần sinh,

Tử là tát-lao. Như đã nói Do tát-la có ao này, làm các chiếc cầu để tu hành đạo.

Từ bỏ núi: Dứt trừ năm dục. Sự ràng buộc, cứu vớt. Người mong cầu vượt qua: Ngoại đạo cầu đạo. Người trí trước đến bờ: Là nói qua bờ sinh tử.

Lại có thuyết nói: Những người vượt qua tần náo: Kiết do kiến đế trừ diệt. Tát la: Là kiết do tư duy dứt diệt. Người làm cầu: Là người phát khởi đạo. Người từ bỏ núi, là người đã diệt các điều thiện. Ràng buộc cứu vớt: Là tu học đạo. Người trí trước là đến bờ: Là La-hán vượt qua bờ sinh tử.

Không nơi kiến nhanh chóng

Là giới hạn của ta

Không phải đi, trừ đến

Không nhiễm lụy tại gia.

Không ở kiến nhanh chóng: Đẳng trí thành tựu nhanh chóng. Kiến bất tịnh kia không nghe nhanh chóng. Không phải người nhanh chóng, có thể tịnh hóa biên kiến bất tịnh. Ngoại đạo kia cũng muốn tịnh hóa sự ân cần ở dục. Cõi cũng không nghe sắp đi qua. Vì sao? Vì không nhiễm sự hệ luỵ của gia đình. Người kia không thuận theo kiến này.

Nếu cột rừng bền chắc

Hết lời với người khác

Như căn thiện, vô dục

Năng nhân cũng bền chắc.

Nếu cột rừng bền chắc: (Nói rộng trong thọ ký cho Tôn giả A-naluật).

Cũng như cột rừng không thể dời động. Cũng thế, Tôn giả A-naluật kia, hoặc chê mắng, hoặc khen ngợi, đều không thể lay động. Hết lời với người khác Ngữ ở bên trong, nếu bị chê mắng, thì còn sẽ có người khen ngợi. Nếu căn thiện không có dục: Các kiết sử đều dứt hết. Căn thiện: Đối với ba Tam-muội, là gốc Tam-muội. Năng nhân cũng lại bền chắc: Tiếng Phật là Trí vô học.

Hạnh không hai, là giảng đường

Nuôi vợ, con phi Tỳ-kheo

Với chúng sanh, không nổi giận

Năng nhân che chở chúng sanh.

Hạnh không hai, làm giảng đường: (đã nói trong thí dụ thợ săn, hạnh không hai làm giảng đường gã thợ săn đi trong rừng nhàn nhã,

Hạnh Tỳ-kheo là hạnh của tụ trong tụ, việc làm của gã thợ săn không phải hạnh. Tỳ-kheo giữ gìn hạnh bậc hiền. Nuôi nấng vợ con không phải là Tỳ-kheo. Thợ săn và vợ con, Tỳ-kheo không phải hạnh ấy, chỉ tự nuôi bằng tụ pháp nấng. Tỳ-kheo kia không giận dữ đối với chúng sanh, gã thợ săn không sửa đổi việc sát sinh, Năng nhân thường che chở chúng sanh, Tỳ-kheo không có ý sát.

Ở trước, giữa và sau,

Theo người nhận tín thí

Cũng không tâm oán hận

Năng nhân che chở họ.

Ở trước: không ăn, ở giữa: Ăn một nửa, sau: Thức ăn dư chưa hết. Theo người khác, nhận tín thí, Tỳ-kheo được ăn. Cũng không có tâm oán hận: Cũng không mắng nhiếc, cũng không gây tổn thương thân thể tín thí, không làm ra vẻ gắng gượng, không nói mình không được vật, cũng không lìa pháp này.

Lại có thuyết nói: Ở trước: Ưa thức ăn vi diệu, ở giữa: Ăn giữa ngày, ở sau: Ăn sau giờ ngọ. Từ người được của tín thí: Từ người nhận của tín thí, không nói ngữ ác, mà được thức ăn dở cũng không tránh, cũng không chấp lời nói mà được chỗ ăn xấu dở, cũng không thường đi đến chỗ kia để cầu xin đều khắp.

Lại có thuyết nói: Xấu, không thể làm hư hoại ý Tỳ-kheo kia, tốt không khởi yêu đắm.

Có thuyết bậc nhất ấy

Dạ-xoa tịnh, chẳng tịnh

Đâu là giải thoát này?

Không sót gọi là thiện.

Có thuyết bậc nhất ấy: Dạ xoa này thuyết tịnh, giống như trời Hữu tưởng, Vô tưởng này.

Đâu là giải thoát này? Như thế, trí vô dư, nghĩa là phương tiện nói tịnh

Đói khát, bệnh bậc nhất

Hành là khổ bậc nhất

Biết như thật điều đó,

Niết-bàn, vui bậc nhất.

Đói khát, bệnh bậc nhất: Trong Đoạn Thủ Thọ Quyết có nói: Người kia chặt tay không khổ lớm. Như người đói khát, hành là nỗi khổ bậc nhất. Hành kia có ngần ấy thứ.

Biết như điều đó: Niết-bàn vui bậc nhất, biết được hành như thế, không thành tựu hành vi do miệng đã gây ra, người kia bèn có niềm vui.

Lại có thuyết nói: Đói khát là bệnh bậc nhất, thường bị ràng buộc, cho đến không thể chữa trị. Hành là nỗi khổ bậc nhất: Biết như thật nỗi khổ, có thể biết các hành này, các hành Niết-bàn là vui bậc nhất.Sự dừng nghỉ là niềm vui, không có đối tượng quán là vui, là vui mãi mãi.

Lại có thuyết nói: Đói khát là bệnh bậc nhất: là khổ đế: Hành là khổ bậc nhất: vô minh duyên hành. Chịu các hoạn nạn, gọi là tập đế.

Biết thật như thế: Là đạo đế. Niết-bàn vui bậc nhất là diệt đế.

Hổ thẹn, áo Phạm chí

Tay Phạm chí là tịnh

Sông thường chảy không ngừng

Lưỡi bày, là sức tưới.

Hổ thẹn, áo Phạm chí: Trong thọ cho Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã nói: Cũng như xiêm y dùng để che chỗ khuất. Sự hổ thẹn cũng thế, che chỗ khuất.

Tay Phạm chí là tịnh: Cũng như đã tịnh, thờ lửa, ta cũng như thế, mà tu tịnh hạnh, và hành xa lìa.

Sông thường chảy không ngừng: Lưỡi bày ra là súc miệng, tắm gội. Giống như dùng sự tắm, gội, súc miệng, nhằm rửa sạch đồ đựng bất tịnh (thân), lưỡi của ta cũng thế, bỏ đi hành vi cấu uế, ngày đêm không dừng nghỉ.

Tế lửa có tưởng thường

Dựa tâm ý bên trong

Ngày đêm siêng cúng tế

Luật nghi không mất tiết.

Tế lửa có tưởng thường: Chỉ, quán, Phạm chí kia đốt lửa trí, để dựa tâm ý bên trong. Tự dựa vào tâm, lửa nọ sẽ tắt. Ngày đêm tu hành luật nghi, không mất tiết độ các căn. Ở bên trong lửa trí kia có thể tư duy tâm, được giáo huấn, nói là giấu giếm.

Lại có thuyết nói: Chỗ kín là thân, miệng, ý. Luật nghi huấn là các giới đầy đủ.

Lại có thuyết nói: Sự xấu hổ là áo Phạm chí: Hành vi thiện hiện đang khởi. Tay Phạm chí tịnh, sông thường chảy không ngừng. Lưỡi bày ra là súc miệng, tắm gội là hành vi thiện của lưỡi. Kệ thứ hai, nói hành vi thiện của tâm, ở ba hành vi thiện, gọi là Bà-la-môn.

Độ thẹn thường trách kia

Ta nói cho ông nghe

Cũng không làm phi hạnh

Nên biết đó phi ngã.

Độ hổ thẹn: Việc đáng xấu hổ mà không xấu hổ. Phạm chí kia nên biết không tự gần gũi, huống chi phải quán sát người khác. Thường quở người kia: Không phải là người thân, nên biết là kẻ thù mà trụ chỗ của ta. Ta nói cho ông điều cốt yếu: Các hữu xen lẫn, mặc dù thuận theo chúng sanh, nhưng nên biết sự gian uế này. Cũng không làm phi hạnh: Thân gần các hữu, Bà-la-môn kia không khởi xúc não, phương tiện đã làm, nên biết, cẩn thận với kẻ thù.

Nơi dục, ý không rời

Niệm cũng không thỏa mãn

Người quán dục năng lìa

Người kia đầy đủ trí.

Đối với dục, ý không rời: (Trong Bồ-tát thọ ký đã nói). Cho đến ý niệm, tâm dục cũng không thỏa mãn, không thể tách lìa ái kia. Người lìa được dục, vì hiện tưởng dục đã hết, trong đó, khi quán trình tự dục kia đã hết là nói Bồ-tát kia, người có khả năng lìa dục. Bồ-tát kia có tuệ mới đủ: Việc quán dục bất tịnh, ái dục yêu đắm kia. Đế, đế mà khéo thấy Tôn giả chuyển khen trời.

Đế, đế mà khéo thấy: Đế là khổ đế, tập đế, tăng thượng đế, là đạo đế, là tận đế.

Lại có thuyết nói: Có ba đế: khổ đế, tập đế, đạo đế, tăng thượng là tận đế.

Lại có thuyết nói: Đế là đẳng đế, tăng thượng là đệ nhất nghĩa đế.

Giải thoát, kia đây thoát

Giải thoát, lại thấy buộc

Hiền Thánh không thấy thoát

Giải thoát các ngu hoặc.

Trong Nhất tử thọ quyết đã nói Giải thoát, kia đây thoát: Sự giải thoát đối với nói dối, đã bị sát hại làm nhiễm ô.

Giải thoát lại thấy buộc: Hễ hại thì được thoát khỏi lại bị người khác làm nhiễm. Hiền thnàh không được giải thoát. Kiến đế mà được giải thoát khỏi ngu hoặc. Ở ngay trong sự ràng buộc, mà người kia không được giải thoát. Như thế, đoạn diệt kiến, được giải thoát, bị thường kiến ràng buộc. Như thế, được giải thoát trong nghe, nghĩ, Như thế, là được giải thoát trong thân kiến. Vì do dự chấp lấy sự ràng buộc, nên được giải thoát tham dục, vì bị sắc ái buộc ràng, được giải thoát đối với ái Sắc, bị ái Vô Sắc buộc ràng.

Nếu đối với dài, ngắn

Hạnh thô, tế, tốt, xấu

Ở đời, không cho lấy

Nên nói là Phạm chí.

Nếu đối với dài, ngắn:

Đáp: Dài, ngắn không thành tựu. Đối với Phạm chí kia ít có đối tượng quán, bèn có dài, ít có đối tượng quán, ấy là có ngắn. Đây là lời răn dạy của Như lai. Lại nữa, tướng thô cũng không thành tựu.

Hỏi: Thế nào là lượng cũng không thành tựu?

Đáp: Trong đó, không nói lượng, không thể cầm giữ, cũng không có đến. Nếu thọ không cho mà lấy, thì Phạm chí kia thô cũng không thành tựu. Đối với Phạm chí kia, cũng không phải đều có lượng, có hạnh thanh tịnh, cũng có ít thành tựu.

Hỏi: Các hữu thanh tịnh hạnh có thành tựu không?

Đáp: Chẳng phải do hạnh không cho mà lấy sắc, ở trong đó, hạnh tịnh, bất tịnh thì Phạm chí kiasẽ thành tựu, là lời răn dạy của lưỡi rộng.

Nên nói là Phạm chí: Đầy đủ các hạnh, gọi là Phạm chí.

Hoặc có thuyết nói: Khởi lên các kiết không cho mà lấy, các kiết đã hết, gọi là Bà-la-môn.

Bất thiện mà có thiện

Nên dựa Tam-Phật gia

Không trụ ích chúng sanh

Đó là dựa vào hữu.

Bất thiện mà có thiện: Đối với bất thiên, chung quy, bèn sinh chỗ khác. Bà-la-môn kia trước diệt tưởng gốc, mà lại được tưởng khác.

Thường nương Tam-phật-gia: Không dựa vào thai mẹ. Không trụ lợi ích chúng sanh: Ở nhà người khác chết đi, lớn lên trong thai mẹ. Bàla-môn kia, nói là dựa vào hữu, ý sanh hữu là hành tốt đẹp.

Nếu thường thế dời đổi

Không hơn, huống đời sau

Diệt hẳn không khói ám

Trong đó, vui không hại.

Mãn nguyện tử, trong đó mong cầu số là biết mà diệt đời: Các nhập khác với bên ngoài kia, không khác, là bên trong.

Lại có thuyết nói: Khác là trời, không khác là địa ngục.

Lại có thuyết nói: Khác, nghĩa là tương ưng cõi Sắc, Vô Sắc,

Không khác là tương ưng cõi Dục. Số này là vô thường, khổ, không, vô ngã. Tướng phổ biến của tự tướng nhân quả không có vượt hơn, huống chi là đời đương lai: Đối tượng nhận biết của kiến, vô minh, như nói: Bị ma đắm nhiễm ràng buộc được dứt, nghĩa là ba thứ lửa đã tắt, được dừng nghỉ, thường vắng lặng vĩnh viễn, khói ngấm ngầm vĩnh viễn diệt, cơn giận dữ hiện tại bị triền ràng buộc đã hết.

Lại có thuyết nói: Duyên nội hiện tại là các kiết đã hết, không có khói ngấm ngầm, như đã nói Đối tượng chuyển vận của ái. Hơi thở có giác cũng không có khói ngấm ngầm. Như đã nói: Có giác cũng là khói. Không có hại: Ba hại hiện tại đã hết, không có hy vọng: Hy vọng lợi hiện tại, hy vọng mạng đã hết. Lại nữa, hữu, ái hiện tại đã hết, chủ thể hữu đã vượt qua.

Giải thoát, đọa lại đọa

Đắm tham, nên trở lại

Trở về chỗ hoan lạc

Với thiện, trụ chỗ thiện.

Giải thoát lại đọa: Người giải thoát, thoát khỏi cõi Dục, cũng thoát khỏi kiết sử cõi Dục nhưng ái cõi Sắc, Vô Sắc chưa hết nên đọa ở cõi kia, bèn sinh.

Tham đắm nên trở lại: Người giải thoát kia không thể lần lượt bỏ hết kiết tương ưng cõi Dục, đến ở cõi Sắc, Vô Sắc kia, đối với phương tiện đắm nhiễm của cõi đó. Các kiết sử cõi Dục không thể được nhổ khỏi, lại khởi kiết sử cõi Dục, về sau, đến cõi Dục. Đã trở lại xứ hoan lạc: nghĩa là Phật, Thanh văn, người kia đã trỡ lại xứ yên ổn vô sinh, chỗ vô sinh, vô bệnh, chết. Xứ hoan lạc: Tám phẩm đạo của Hiền Thánh. Đối với thiện, trụ thiện: Ưa vui Tam-muội dạo chơi trong đó, trở lại hẳn chỗ yên vui.

Lại có thuyết nói: Giải thoát đọa, lại đọa: Ở Tu-đà-hoàn được giải thoát đọa địa ngục. Tu-đà-hoàn kia rơi vào sự tham đắm của trời, lại trở lại yêu mến cõi Dục không dứt nên sinh vào nhân gian. Trở lại xứ hoan lạc: Không sợ vào địa ngục. Thú vui: Đạo Hiền Thánh, đối với thiện, trụ thiện: Nghĩa là vượt qua tất cả các kiết, trở lại Niết-bàn. Lại có thuyết nói: Đọa lại đọa: Đoạn diệt kiến, giải thoát kiến hữu thường, rơi vào tham đắm. Lại trở lại: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Giải thoát hữu, thường, đoan diệt, mà tu hành đạo, pháp khác, cũng như thế.

Kiến, mạn khởi ý tín

Thấy kệ thảy trước, sau

Đời dựa dục và đế

Giải thoát, mãn nguyện tử.