LUẬN TÔN BÀ TU MẬT BỒ TÁT SỞ TẬP
Tác giả: Tôn giả Bà Tu Mật
Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần người nước Kế-Tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 8
Thứ 9: KIỀN ĐỘ HÀNH, (Phần đầu)
Hỏi: A-la-hán nhập Niết-bàn ở cõi Dục vì sao lại thọ báo tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do nhanh chóng thọ báo nên tiếp nhận hành và thân an tịnh nhàn nhã của cõi Sắc và Vô Sắc.
Hỏi: Nếu có thể thọ nhận ấm tại sao không rốt ráo dứt hết các hành, không chứng A-la-hán, thọ báo ứng của cảnh giới sắc và Vô Sắc? Nếu chứng quả A-la-hán thì ngay trong hiện pháp để thọ nhận cảnh giới báo ứng. Do vậy đời sau sẽ thọ nhận duyên của sự báo ứng tức đạt được quả báo vi diệu? Nếu hạnh kia theo kịp A-la-hán, thì không xả nhân duyên, dùng tạp hạnh trở lại A-la-hán sẽ có hạnh tương ưng với duyên của A-la-hán, là quả hạnh chưa thành thục, tiếp nhận báo vi diệu?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cảnh giới của Sơ thiền, Nhị thiền Tam thiền duyên với hành kia nên thọ nhận quả báo khổ vui. Cảnh giới Tứ thiền và cõi Vô Sắc tương ưng thọ quả báo không khổ không vui. Việc này cũng đã nói như trên.
Lại nữa, nếu A-la-hán nhập Niết-bàn, thì thọ nhận quả báo thiện, dứt trừ các nguồn khổ, duyên thiện và bất thiện. A-la-hán kia khởi lên ý niệm: Vì sao nhập Niết-bàn lại có xứ sở này? Sao La-hán không có sở hữu? Nên khởi quán này: Nếu hạnh củA-la-hán kia không có báo, lẽ đương nhiên hạnh ấy sẽ không có sở hữu, cũng không có quả thật, hạnh cũng không có sở hữu, như lúa trong kho, muốn cho không được thành tựu không sinh khởi mầm mộng, thì người làm ruộng nọ sẽ không có sở hữu. Cũng vậy, nếu quả hạnh của A-la-hán đã hư hoại nói là quả báo, thì A-la-hán cũng không có sở hữu, cho nên, A-la-hán này không như thế, vì có hành.
Lại, có người tự hại thân mạng, không phải A-la-hán, cha, mẹ, có chịu năm tội nghịch không?
Hoặc có thuyết nói: Có. Vì tưởng là cha, dẫn đến giết người, chịu năm tội nghịch. Lại nữa, mẹ hóa thành người nam, người kia tưởng mẹ, đến giết người thì sẽ chịu tội nghịch.
Vả lại, giết người nữ, không phải mẹ, không phải A-la-hán, có chịu tội nghịch hay không?
Hoặc có thuyết nói: Có. Vì nghĩ là mẹ, giết người nữ khác, tất nhiên sẽ phải chịu tội nghịch. Lại nữa, mẹ hóa thành người nữ, người nữ tưởng là cha, giết người, thì sẽ phải chịu tội nghịch.
Không trở thành người nam, mà giết cha mẹ, nên nói chịu năm tội nghịch hay nên nói không chịu năm tội nghịch?
Hoặc có thuyết nói: Không chịu năm tội nghịch. Vì sao? Vì không thành người nam, ngu si, không thể khởi kiết sử phẩm thượng, không ở trung gian có kiết phẩm thượng, nên có tội vô tình.
Hoặc có thuyết nói: Kiết phẩm thượng không thành người nam, ở phương tiện giữa, tất nhiên chịu năm tội nghịch. Xuất ly năm tội nghịch như thế, A-la-hán kia không có năm tội nghịch, vì thế không thọ sẽ thực hành quán này.
Hoặc có thuyết nói: Nên nói không thọ báo. Vì sao? Vì La-hán kia không có từ ân, hướng về cha, mẹ, tâm không nhất định. Nếu sẽ thọ báo, thì bị năm tội nghịch, hoặc nghĩ là thầy, sẽ tạo ra luận này, thuần túy thế gian, là năm tội nghịch.
Nếu súc sinh, lại tự hại cha mẹ, thì nên nói chịu năm tội nghịch? Hay nên nói là không chịu năm tội nghịch?
Hoặc có thuyết nói: Phải nói không chịu năm tội nghịch. Vì sao? Vì súc sinh không có trí này, có tưởng cao, thấp, ở trung gian có năm tội nghịch này.
Hoặc có thuyết nói: Chúng sanh có trí bèn chịu năm tội nghịch, có trí có thể tạo ra kiết sử, cũng như anh nài ngựa, dùng vải quấn vào đầu ngựa. Khi giao hợp với ngựa cái, ngựa đực bèn biết là mẹ của nó, nó trở lại tự cắn đứt căn.
Hoặc có thuyết nói: Pháp kia tự như vậy. Chúng sanh có trí không có hạn lượng, loài súc sinh, như nghe âm vang của thiên thu (mặt người mình chim) đẻ con, con trở lại hại mẹ mình, về sau, chứng quả A-lahán.
Lại nữa, nên nói không có năm tội nghịch. La-hán kia không có từ ân đối với hai cha mẹ. Nếu có tâm từ, mỗi ngày một suy yếu, hao hụt, chịu năm tội nghịch, nên nghĩ là thầy, lại tạo ra luận này. Nếu nên như thế, thì tất cả thế gian đều là năm tội nghịch. Người phàm phu trụ nơi tâm sát hại, nên nói là đã thành tựu tâm thiện hay nên nói không thành tựu tâm thiện?
Hoặc có thuyết nói: Nên nói không thành tựu, vì người kia không có trí tuệ có thể đều phân biệt, người ấy không có giới cấm.
Hỏi: Nay, người phàm phu không sinh lên cõi trời, chỉ nghe giới sinh lên cõi trời chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu sinh lên cõi trời thì người kia sẽ thành tựu, nếu đọa địa ngục, thì người kia không thành tựu.
Hỏi: Nghĩa này không đúng, làm sao cũng nghe được công hạnh lớn lao? Trong Khế kinh có phân biệt: Đối với bảy chỗ nếu phạm thì sẽ đọa địa ngục. Nếu không phạm thì được sinh lên cõi trời. Lại nữa, hoặc có khi thành tựu, hoặc không thành tựu. Nếu người nào an trú trong Tam-muội đầy đủ giới, không phạm giới luật, luôn sống trong thiền định, cho đến sau khi chết gọi là thành tựu. Ngược lại, nếu người nào không an trú trong Tam-muội không đầy đủ giới luật, lại phạm giới, lui sụt thiền định cho đến sau khi chết gọi là không thành tựu. Bậc Ala-hán sau cùng tâm trụ ở cảnh giới hữu lậu, nên nói là thành tựu hay không thành tựu?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói thành tựu vì không xả giới luật.
Hỏi: Thế nào là thọ quả báo? Ở tâm sau của A-la-hán kia mà chịu quả báo?
Hỏi: Hành và báo bằng nhau, không có khác, điều này không cần biện luận, thế nên không có ở đây?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói không thành tựu, vì giới, Tammuội kia, không thọ nhận quả báo của Tam-muội.
Hỏi: Suốt đời, giới Tam-muội không đầy đủ. Lại nữa, A-la-hán đầy khắp thế giới. Lại nữa, nên nói thành tựu. Suốt đời, A-la-hán kia bèn nghĩ: Sao nay lại thọ báo? A-la-hán kia nói trước, gọi sau, làm sao ở khoảng giữa mà thọ nhận Nếu xây dựng giảng đường, phòng, nhà, nên nói là hành vi của thân hay nên nói hành vi của ý?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói hành vi của thân, vì thân cầu phương tiện, khó nhọc có công.
Hỏi: Thân nào thuộc về hành vi thiện?
Đáp: Không phải đều là hành động của thân, thân này thuộc về ba hành vi thiện.
Hoặc có thuyết nói: Nên nói hành vi của miệng vì miệng có điều trình bày: Ta thí cho chúng tăng phòng, nhà, là sự tạo tác của hành vi miệng.
Hỏi: Nên hỏi là thuộc về hành vi thiện của miệng nào?
Đáp: Lời nói chí thành, lời nói biết thời điểm, lời nói không thôxắng.
Hoặc có thuyết nói: Nên nói hành vi của ý vì ý có quyết định rõ ràng thí vật cho chúng tăng. Ý đã bố thí rồi, sau đó mới nói ra ở miệng:
Nay tôi chí thành thí cho, không nói dối.
Hỏi: Là thuộc về hành vi thiện nào?
Đáp: Ba hành động thiện của ý: không khởi tham ganh, không có các kiến như giận dữ ,v.v…
Lại nữa, nếu răn dạy thân: Ta đã có đối tượng bố thí thân người kia có răn dạy, ta có vật thí cho. Người kia nên nói hành vi của thân, hành vi của ý. Nếu miệng có lời răn dạy, ta có vật thí cho, thì người kia nên nói khẩu giáo, ý giáo, nấu thân miệng có giáo, ngã có vật thí, kia nên nói thân gián, khẩu ý giáo không khởi ý niệm phước về phòng nhà ở trung gian, nên các căn thiện thành tựu. Ở trong đây, nếu lại lại sinh làm người hoặc xuất gia, hoặc tại gia tu pháp. Người kia vì sao không ở trong hiện pháp, không xuất gia tu hành pháp?
Hoặc có thuyết nói: Vì căn thiện của người kia chưa thành thục, lại sinh các căn thiện, ấy là đã thành thục.
Hoặc có thuyết nói: Người kia do nhân duyên lành có trở ngại, nên không được xuất gia. Lại, do nhân duyên này được ở nhà giàu sang. Lại nữa, ở trong đây, hoặc có người nhờ nương tựa vào sức bên ngoài mà có được thành tựu đối tượng nương tựa. Các kiết mạnh mẽ đã hết, các hạnh thiện đầy đủ. Nếu không có phương tiện, thì các pháp thiện sẽ suy yếu, hao mòn, người kia ở trong đây, sau cùng lại sinh, lại được xuất gia. Nên thực hành quán này, có ngần ấy việc.
Hỏi: Vì sao kiết có quả thật mà hành không có quả thật?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Báo của hành là đối với kiết đã thọ nhận báo này. Các kiết sử hết là đối lại với kiết sử đó, đạo chưa sinh mà đã có quả thật.
Hỏi: Hành cũng là đối lập với đạo, vì đạo sinh thì kiết diệt. Lại nữa, có báo do thọ nhận giáo của đạo kia, tất cả đều bị tiêu diệt chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu hành thường có quả chắc thật thì đạo trên cũng không có quả thật, thế nên không đoạn tuyệt.
Đáp: Muốn cho không đoạn tuyệt chăng? Lại nữa, hành này đều có hai quả chung một pháp. Vì sao? Vì không có quả, lại nói có quả, nếu người kia có hạnh tự nhiên:
Thọ báo, bảo nam nữ
Không thành nam cũng vậy
Tâm sau người phàm phu
Thí giảng đường, phòng nhà.
Như núi chúa Tu-di của cõi này, chúng sanh thọ nhận hạnh, giáo, chúng sanh, nhập Niết-bàn, địa kia sẽ nhỏ, kém dần chăng?
Đáp: Không nhỏ, kém. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh duyên báo tất cả hành. Nếu không thọ nhận báo, thì ở địa kia, hoặc có chúng sanh thọ báo, không thọ báo. Điều này không phải lỗi kia, có nhiều cỏ cây dược thảo hay lúa thóc xen lẫn nên nói là tự thọ nhận báo hạnh hay nói là thọ nhận báo tăng thượng?
Hoặc có thuyết nói: Nên nói thọ nhận báo của hành.
Hỏi: Tức là không có không cho mà lấy?
Đáp: Người khác đã thọ nhận thì không có không cho mà lấy.
Hỏi: Vì thọ nhận vật thí chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu có đối tượng thọ nhận, thì vật kia là báo của hành, nếu không có đối tượng thọ nhận, thì vật kia cũng là báo của hành.
Hỏi: Vật kia cũng là thọ nhận báo, có phải muốn cho vật kia là báo của hành? Lại nữa, thọ nhận hạnh tăng thượng, vì sao, vì không do báo của hành kia mà thọ nhận quả thật của hành kia, không dứt nguồn khổ, nguồn vui, như cỏ, cây, vườn, quả. Vì sao vì con người thuở xưa, khi tu mười hành lành, thì tuổi thọ kéo dài, ruộng phước dồi dào. Như người thời nay khi tu hành mười đều thiện, cũng không sống lâu, cũng không có ruộng phước?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người xưa trong đêm dài sanh tử tu mười thiện, nhưng người đời nay trong đêm dài sanh tử không tu mười thiện.
Hỏi: Như người đời nay torng đêm dài sanh tử không tu mười điều lành thì những người ấy lại được sống lâu? Cũng được ruộng tốt?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì thuở xưa người ấy tu mười điều lành, như người đời nay không tu mười điều lành.
Hỏi: Người không có cấu uế tu hạnh thanh tịnh, nay có thể được thọ hưởng sống lâu dài? Và ruộng phước lớn hay chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người kia không thọ nhận báo của hành vi hiện tại, mà nhận lãnh báo hạnh ở nới khác, lúc đó sẽ được sống lâu và ruộng phước rộng lớn. Đối với quả hành kia sẽ thọ nhận ở nơi khác. Như ngày nay tu hành mười thiện, sẽ thọ nhận báo ở chỗ khác vào lúc ấy.
Hỏi: Như hiện nay cũng không xét, hoặc thọ nhận báo hạnh ở chỗ khác, cũng được sống lâu và ruộng phước rộng lớn. Lại nữa, vô lượng các việc, mạng chúng sanh kéo dài, cũng có ruộng phước, không phải chỉ thực hành hạnh này, cũng vô lương các việc, như nay có thể quan sát: hoặc các đường của tập tục địa phương sao, hoặc có các hạnh kéo dài tuổi thọ, vì sao? Vì người giữ giới bảo, kẻ khác không giữ giới, ấy là tự mắc tội đọa, hoặc người không giữ giới lại bảo người khác trì giới, khiến cho có giới luật?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người trì giới bảo kẻ khác không trì giới, cho nên phạm giới, hoặc phạm oai nghi. Nhưng người tinh tiến, người không tinh tiến, không được oai nghi. Nếu người giữ giới, dạy người khác không không giữ giới, khiến cho không trì giới, nhưng người không giữ giới không dạy khiến người giữ giới dạy khiến giữ giới.
Hoặc tạo ra thuyết này: Người tinh tiến dạy kẻ khác không giữ giới, ở chỗ hy vọng, hy vọng hoại lời răn dạy người không giữ giới dạy người không giữ giới, không khởi hy vọng, hy vọng hoại thì giới hoại. Lại nữa, người giữ giới lại dạy kẻ khác không giữ giới, nếu khởi tưởng niệm, gọi là không giữ giới. Có sức trì giới mà không lui sụt. Người không trì giới dạy kẻ khác không trì giới, nếu khởi tưởng niệm, nên nói là người trì giới do sức tinh tiến mà du hóa.
Vả lại, có một hành động miệng có phước hay không có phước báo?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Có, yêu mến người này, dạy bảo người kia, thì hai yếu tố tâm và miệng đều có một lời giáo huấn, nên vốn khởi tưởng niệm mà tạo ra lời nói này: Thu nhặt tên ấy, ràng buộc tên ấy.
Hỏi: Phát tâm thiện có giáo hóa nên có công đức sinh, pháp thiện đầy đủ khởi các lời răn bảo. Nếu tâm bất thiện, có răn bảo, sẽ có phước bất thiện sinh, vậy tâm sở niệm có thiện, bất thiện sinh. Lại nữa, sự răn bảo có các tưởng sinh chăng?
Hoặc có thuyết nói: Miệng không có hành vi thiện, tâm thiện có giáo, hành vi của miệng bất thiện, hành động của tâm, miệng bất thiện, không dùng một giáo nên có tâm thiện sinh cho nên không. Lại nữa, khẩu giáo giống nhau, vừa có hư, vừa có thật, tâm thiện sinh, tâm bất thiện cũng sinh, tâm vô ký cũng sinh. Lại nữa, tất cả đều thuộc về tâm hành, vừa có thiện, vừa có bất thiện, vừa có vô ký, là tâm sở niệm, là xứ sở hành vi của miệng, nên nói hành vi của miệng nhất tâm vừa thiện, vừa bất thiện, thế nên là không, vì sao? Vì hành vi của thân vừa thiện, vừa bất thiện.
Hoặc có thuyết nói: Có tạo ra tưởng sát hại, một chỗ có giáo hóa, thân vốn khởi niệm sẽ giết người đó, sẽ thưởng cho người đó.
Hỏi: Nếu tâm thiện có giáo thì có phước sinh, tâm thiện đã sinh. Nếu tâm bất thiện có giáo, thì không có phước thiện sinh. Với tâm bất thiện giáo hóa tâm là gốc của thân. Nếu tâm sở niệm có phước, không có phước, người răn dạy có hai tâm sát hại.
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thân thiện thực hành thân thiện, khẩu giáo bất thiện, hành vi của thân bất thiện. Thân, tâm có giáo, không do một giáo, nên nói thiện hay nói bất thiện, cho nên là không.
Lại nữa, giáo hóa giống nhau, cũng thấy lễ kính phát khởi tâm thiện, phát khởi tâm bất thiện, phát khởi tâm vô ký. Lại nữa, tất cả tâm sở niệm đều có thiện, bất thiện, vô ký của sự giáo hóa này, cho nên, tâm sở niệm không do niệm có thiện, có bất thiện. Do vậy, không có.
Hỏi: Làm sao biết được giới hữu lậu của A-la-hán thành tựu?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Giới kia không phải có đầy đủ hết oai nghi, cũng như oai nghi này không theo chứng quả A-la-hán. Nếu chứng quả A-la-hán, thì không có khác.
Hoặc có thuyết nói: Nếu giới hữu lậu của A-la-hán không thành tựu, thì A-la-hán kia không phạm tội. Vì phạm rồi lại ăn năn sám hối, hoặc giới hữu lậu thành tựu A-la-hán. Lại nữa, nếu A-la-hán không khởi giới hữu lậu, cũng không so lường hữu lậu, thì đây là thế tục, gọi là nhân duyên, cũng không che giấu, khởi tưởng chúng sanh, do đồng với tâm phương tiện của Thánh đế, pháp nhiệm mầu của Hiền Thánh. Đối với giới này mà thuận theo tánh không, nên thực hành quán này. Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, A-nan, Tỳ-kheo ni Đại ái đạo, nếu thọ tám pháp kính trọng, thì chính là pháp quan trọng của người xuất gia, cũng là giới cấm, cũng là hạnh của Tỳ-kheo-ni.
Hỏi: Thế nào là pháp quan trọng của người xuất gia? Thế nào là giới cấm? Thế nào là hạnh Tỳ-kheo-ni?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vâng giữ pháp quan trọng, cũng là giới cấm của người xuất gia, cũng là hạnh Tỳ-kheo-ni.
Cũng tạo ra thuyết này: Giới kia là giới cấm, hạnh của Tỳ-kheoni.
Hoặc có thuyết nói: Từ bỏ nghiệp nhà gọi là xuất gia. Vâng giữ pháp quan trọng, gọi là giới cấm. Đến giờ, xin ăn, không mất oai nghi, gọi là hạnh của Tỳ-kheo-ni. Lại nữa, đối với hiện pháp, học tập oai nghi, mặc pháp phục Sa-môn, xuất gia học đạo, được giới cụ túc. Do phương tiện được thọ giới này, thuận theo không mất, gọi là hạnh Tỳkheo-ni.
Đáp: Thế nào là giới học tăng thượng? Thế nào là tâm học tăng thượng? Thế nào là tuệ học tăng thượng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Oai nghi thân, oai nghi miệng, các hạnh thanh tịnh, gọi là giới học tăng thượng. Tứ thiền gọi là tâm học tăng thượng. Phân biệt Tứ đế, gọi là tuệ học tăng thượng.
Hoặc có thuyết nói: Đẳng ngữ, đẳng hành nghiệp, đẳng phương tiện, gọi là giới học tăng thượng. Đẳng niệm, đẳng định, nói là tâm học tăng thượng. Đẳng kiến, đẳng trí, đẳng định, nói là trí tuệ học tăng thượng. Đẳng niệm đẳng định gọi là tâm học tăng thượng; Đẳng kiến đẳng chí đẳng trị gọi là trí tuệ học tăng thượng.
Hoặc có thuyết nói: Nếu giới dựa vào tư duy, gọi là giới học tăng thượng. Nếu dựa vào chỉ, quán, gọi là tâm học tăng thượng. Nếu dùng chỉ quán, dứt trừ các kiết sử, gọi là tuệ học tăng thượng.
Hoặc có thuyết nói: Thấy người không trì giới, chí là cấu uế, có thể lìa bỏ. Người kia, chí ở giới cấm, mỗi giới học ấy gọi là giới học tăng thượng, thấy quá khứ lìa uế, ý không đắm nhiễm, gọi là tâm tăng thượng, không có phương tiện, thấy các uế lộ, có thể xả, lìa bỏ. Dùng phương tiện trí tuệ nhằm gần gũi bạn lành, đối với mỗi học kia, gọi là trí tuệ học tăng thượng. Lại nữa, thuận gần tám đạo của Hiền Thánh để phân biệt oai nghi, gọi là giới tăng thượng. Suốt đời vâng giữ giới, nên bỏ ác, đến với thiện, đạo Hiền Thánh khởi các Tam-muội, dùng học trí tuệ, tâm tăng thượng. Đối với Tam-muội này có phương tiện, bèn tăng ích, ở trung gian phương tiện đó là đạo trí tuệ của các Hiền Thánh, gọi là trí tuệ tăng thượng. Với trí tuệ này, dùng phương tiện tu hành.
Vì sao Thư-ni (tên Sa-môn) trong hai mươi ức kiếp, dùng thí cho chúng tăng một phòng mà được chín mươi mốt kiếp không đọa vào đường ác, còn Bồ-tát ở trong đây tạo nên vô số công đức mà vẫn vào địa ngục?
Hoặc có thuyết nói: Thư-ni trong hai mươi ức kiếp, tâm nghiêng một bên, là thí cho chúng sanh. Do công đức bố thí tốt đẹp này, nên sinh về chỗ nào thường ưa tuệ thí, ý nối tiếp không đoạn. Do đó, nên không đọa vào đường ác. Nhưng Bồ-tát với ý nghiêng về trí tuệ, ý rất mạnh mẽ không đọa vào đường ác.
Hoặc có thuyết nói: Thư-ni trong hai mươi ức kiếp ý ở chốn nhàn nhã, có tín, giải thoát. Do đức ở chốn nhàn nhã này, nên không đọa vào đường ác. Nhưng Bồ-tát tu hành đạo nghiệp, đôi khi không đọa vào đường ác. Nếu mất chí, thì sẽ đọa vào đường ác. Nếu không thất chí thì không đọa vào đường ác, được sinh lên cõi trời.
Hoặc có thuyết nói: Bồ-tát trong suốt chín mươi mốt kiếp không vào đường ác. Từ xưa, đã từng trải qua chín mươi mốt kiếp chịu vô số sinh tử.
Tôn giả Đàm-ma-đa-la tạo ra thuyết này: Với lời nói phỉ báng ấy, là phương tiện của Bồ-tát, nên không đọa vào đường ác. Bồ-tát phát tâm đến nay, thường cầu đạo tràng, từ đấy về sau không vào địa ngục, không làm súc sinh, ngạ quỷ, không sinh vào chỗ nghèo cùng, đi chân trần. Vì sao? Vì tu hành trí tuệ nên không thể tan hoại. Lại nữa, Bồ-tát phát tâm theo kịp ba pháp không lui sụt, mạnh mẽ ưa thí cho trí tuệ tức thì tăng ích thuận theo. Thế nên, Bồ-tát nên biết không rơi vào pháp ác.
Đại vương, vào thuở xưa
Giữ giới, hành thân, miệng
La-hán Cù-đàm-di
Học không đọa đường ác.
Hỏi: Vì sao A-la-hán gọi là ruộng phước?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tâm không có cấu uế, đắm nhiễm, có thể cúng dường vị ấy thì được phước lớn, như thửa ruộng nhổ cỏ xấu ác thì lúa được thấm nhuần tươi tốt.
Hỏi: Không cung kính đối với vị ấy sẽ mắc tội lớn. Ở đây, nên nói là ruộng phước bất thiện chăng?
Đáp: Không có ruộng phước. Như khéo chôn vùi cỏ xấu trong ruộng lúa, nếu có một ngày vì trồng cỏ lạ, nên gọi ruộng lúa như thật, không có nghi.
Hoặc có thuyết nói: Tâm tu hành căn, lực, giác ý, ấy là duyên tâm thiện sinh các nghiệp phước. Thế nên, A-la-hán không gọi là ruộng phước.
Hỏi: Tâm bất thiện cũng phát sinh, muốn cho không phải ruộng phước chăng?
Đáp: A-la-hán không có ý niệm bất thiện duyên nghiệp đức của mình. Vì sao? Vì duyên ác niệm bất thiện, nhưng A-la-hán không có điều ác này, vì duyên là phi duyên.
Hoặc có thuyết nói: A-la-hán có khả năng khiến cho người khác có niềm tin, thế nên A-la-hán gọi là ruộng phước. Mặc dù sinh niệm ác đối với A-la-hán kia, nhưng ý cũng không dời động. Lại nữa, tâm sẽ là tuệ trí, gốc của các pháp nên nói ruộng phước. A-la-hán kia sinh, ấy là có lợi lâu dài, rộng khắp ở quả rộng lớn, thế nên, A-la-hán nói là ruộng phước.
Đối với A-la-hán kia, bèn nghĩ rằng: A-la-hán kia không phải ruộng phước chân thật, mà là ruộng phước chân thật. Mặc dù gây tạo sự nghiệp tà đối với A-la-hán kia, nhưng không trụ ở trong đó, mà tùy ở tà sự của người khác. Nếu thí cho một nắm, sẽ được phước sinh lên cõi trời thiện lạc. Ở cõi trời kia, được các thứ cung điện, phòng nhà.
Hỏi: Nên thí cho một nắm mà được phước ngần ấy? Hay nên không phải chỉ thí cho một nắm mà được phước ngần ấy?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói thí cho một nắm, được phước ngần ấy. Vì sao? Vì đã có thể do hạnh sinh lên cõi trời kia. Hạnh này là các thứ cung điện, phòng nhà.
Hỏi: Làm sao một hạnh mà được các thứ cung điện, phòng nhà?
Đáp: Do sự nhóm họp các hạnh.
Hoặc có thuyết nói: Không phải chỉ thí cho một nắm mà được phước ngần ấy, có thể duyên pháp sở niệm của tâm thiện. Do duyên sở này mà sinh lên cõi trời kia. Hạnh bố thí kia, cũng được các thứ cung điện, phòng nhà kia.
Hoặc có thuyết nói: Chẳng phải do thí cho một nắm mà được sinh lên cõi trời kia, mà là do trì giới mới được sinh. Cũng tạo ra thuyết này: Bố thí sẽ được phước lớn, trì giới được sinh lên cõi trời.
Hỏi: Như cung điện, nghĩa là nói duyên phước của thí cho một nắm, bảy lần sinh lên cõi trời, nhân gian, được phước tự nhiên, có phải không?
Đáp: Do nhân duyên này, nên giới kia được thành tựu, thế nên được thọ phước ở cõi trời kia. Nếu tạo ra thuyết này: Báo của thí cho một nắm, mà bảy lần sinh lên cõi trời, nhân gian, được hưởng phước tự nhiên, không phải do một hạnh mà bảy lần thọ phước, cho nên đó là tự nhiên, như thế chẳng phải do báo của bố thí một nắm mà sanh lên cõi đó, việc này như xét bố thí một nắm. Lại nữa bố thí một nắm tương ưng, kia cũng ở bên ngoài không có thân căn mà sanh. Kẻ lại, hành kia là thân căng, xoay vần làm nhân cho nhau, là sanh tăng thượng. Nhân duyên hành tương ưng, thọ các thứ quả báo, như một thứ hạnh có tăng ích, có các thứ quả báo hoa sen, như người họa sĩ kia vẽ các thứ hình ảnh như thật. Vì sao? Vì âm thanh không có quả báo.
Hoặc có thuyết nói âm thanh có quả báo như tiếng vang, quả báo trung gian không có quả báo, cho nên âm thanh không có quả báo.
Hỏi: Chính giữa hai tâm sanh quả báo, muốn cho tâm chẳng có quả báo chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói âm thanh hiện tại hội hợp mà có tiếng, nhưng quả báo không như thế, cho nên âm thanh chẳng có quả báo.
Hỏi: Cảnh giới hiện tại hội hợp mà có dục, khiến cho âm thanh chẳng có quả báo.
Hoặc có thuyết nói: Âm thanh cũng là quả báo. Đức Thế Tôn cũng nói vui mừng muốn nghe âm thanh liền có âm thanh.
Đáp: Âm thanh kia hoặc vui mừng, hoặc chẳng vui mừng, như nay không có quả báo, như cả hai đều sẽ có quả báo, nghe tiếng cũng sẽ có quả báo.
Hỏi: Nghe tiếng đôi khi vui mừng, đôi khi chẳng vui mừng, muốn cho nghe tiếng chẳng có quả báo hay sao?
Đáp: Hoặc có thuyết nói âm thanh cũng là quả báo, tướng phạm âm của bậc Đại nhân Bồ-tát thọ nhận quả báo chân thật của các hạnh.
Hỏi: Bốn đại của cổ họng, đây là hành báo, vì có Phạm âm nên âm thanh kia chẳng thọ báo.
Đáp: Do bốn đại của sắc vàng tạo ra, muốn cho âm thanh kia chẳng có quả báo chăng? Lại nữa âm thanh chẳng có quả báo, cũng không phải chẳng có quả báo. Vì sao? Vì âm thanh là người thợ khéo, có một tâm lại do tham dục tạo ra, sanh vui sanh lo, nhưng quả báo không như thế, cho nên âm thanh chẳng có quả báo. Vả lại có khi nào sát sanh mà thuộc về hành vi của miệng chăng? Có thuyết nói rằng như lời Đại vương bảo người ấy sát sanh.
Hỏi: Hành vi của thân, hành vi của miệng thì không nhất định, lại nữa, nhân duyên hành vi của miệng mà tạo ra sát hại, sát sanh, không được nói thuộc về hành vi của miệng. Vi ở cõi kia nghĩ rằng: Sao nay nhà vua lại hạ lịnh cho giết người? Vua kia có hành vi ác khẩu không? Nếu sát sinh thì có giết kẻ ganh ghét không hết, do ý giết hại, ấy là sẽ đọa vào đường ác?
Hỏi: Vả lại, có nói dối thuộc về hành vi của thân chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Có. Cũng như dấu ấn của tay, miệng không nói mà vẫn có các thứ răn dạy người khi dẫn chứng.
Hỏi: Cũng có hành vi của thân, hành vi của miệng. Lại nữa, không có, không có hành vi của thân. Người kia lại nghĩ rằng: Nay sao lại in dấu tay và hành vi của thân? Nên thực hành quán này: Tướng, hành động không bằng nhau, vì nếu tu hành mười thiện ở trong mộng thì, nên nói là hành vi của thân, nên nói là hành vi của miệng, hay nên nói là hành vi của ý?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói cả ba thứ, vì ba thứ hành vi thuộc về một hạnh thiện.
Hỏi: Nếu làm hại chúng sanh ở trong mộng, nên nói là phạm giới sát chăng? Lại nữa, nên nói là hành vi của ý, vì sự nghĩ của ý ấy là đúng, như trong mộng thấy hành vi của thân, miệng.
Đây không phải ví dụ, vì nếu phi pháp mà tưởng là pháp, não loạn chúng tăng. Nếu pháp tưởng là phi pháp nói là tội rất nặng chăng?
Đáp: Tưởng phá hoại phi pháp, tranh chấp, não loạn chúng tăng, tội ấy rất nặng.
Hỏi: Nếu đều tưởng hai pháp, tranh chấp, não loạn chúng tăng, cả hai tội đều bằng nhau? Lại nữa, nếu cơn giận dữ đốt cháy tâm can, phát ra niệm ác thì tội ấy rất nặng? Lại, Đức Thế Tôn nói: Ba thứ nghiệp đức: Thế giới, tư duy, đối với Tỳ-kheo, người thế giới là vi diệu, tư duy giới là tốt đẹp.
Hỏi: Vì sao thế giới là mầu nhiệm? Tư duy giới là tốt đẹp?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Bố thí được phước lớn, giữ giới được sinh lên cõi trời, tư duy, xa lìa đường ác, mầu nhiệm là người kia sẽ được sinh lên cõi trời và do sinh lên cõi trời nên lìa đường ác. Lại nữa, do bố thí tương ưng với cử chỉ cung kính, nên được đức bố thí. Nếu thí cho một ít, có trái với tâm thì có thể khiến cho chúng sanh trụ giới nhưng không thể khiến cho chúng sanh tự tâm giải thoát. Thế nên, thí giới là tốt đẹp, tư duy giới là tốt đẹp. Như đã nói hai thứ đức, nghiệp, chủ thể thì đối tượng thí. Chủ thể ăn, người tín thí, thì người nhận của thí cho kia làm sao có đối tượng thí cho? Làm sao chủ thể.
Hỏi: Hành động thân, miệng thì không có nhất định. Lại nữa, nhân duyên hành động của miệng tạo là người tín thí?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu cắt tuệ thí của mình, nói là thí cho.
Nếu thọ nhận của thí cho mà có thể tiêu hóa, nói là người ăn là tín thí.
Hỏi: Làm sao biết được mình có phước đức?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu duyên tâm thí cho, gọi là thí. Nếu duyên thức ăn, tâm thí cho, nói là thọ nhận người tín thí.
Hoặc có thuyết nói: Nếu cắt đi tâm tuệ thí của mình nói là thí cho, hoặc duyên tâm tôn kính, nói là tín thí, người ăn. Lại nữa, các công đức lâu dài, như thuận theo gieo trồng giống phước đức, bị ràng buộc, hoặc làm cho người kia phước đức được tăng ích, hoặc thí cho không có nhàm đủ, thường cầu phương tiện. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói:
Trồng vườn quả tươi tốt
Hoặc làm cầu người qua
Bệnh dùng thuốc cứu chữa
Ngày, đêm được phước lớn.
Hỏi: Thế nào là người kia được phước lớn?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người thọ nhận bố thí sẽ được phước.
Hỏi: Làm sao biết được phước lớn?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do bố thí sẽ được phước, tư duy về người kia, cho nên được phước lớn, như trước đã nói.
Khéo biết người hay biết
Là đệ tử Cù-đàm
Ngày đêm siêng khổ hạnh
Niệm thường không rời Phật.
Đệ tử Phật kia không tạo ra ý niệm khác, thường tư duy niệm Phật.
Hoặc có thuyết nói: Như trồng lúa, đôi khi tốt, đôi khi không tốt, phước cũng như thế, tất cả đều làm việc phước thiện, tùy thời tiết được tươi tốt.
Hoặc có thuyết nói: Như đã nói: Được phước lớn.
Hoặc có thuyết nói: Như đã nói: Niệm được phước lớn, lại nữa, đối với thân người kia được phước, đôi khi thân người kia đối với phước kia, dần dần do phương tiện được phước.
Ruộng nghiệp, sinh xứ thiện
Hai tụ, mộng oai nghi
Sao là phước rất trọng
Phước gọi là quán vườn.
Nếu đối với cõi trời Quả Thật, chúng sanh ở cõi trời Tịnh cư. Cõi trời Quả Thật kia nên nói là nhờ hành duyên nên sinh cõi trời, hay nên nói do kiết sử sinh lên cõi trời?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói là do hành duyên sinh lên cõi trời, Tứ thiền do tư duy vi diệu nên được sinh cõi trời kia, do tu hành Tứ thiền mà sinh lên cõi kia. Cho nên, phải nói là do hành nhân duyên được sinh lên cõi trời kia.
Hoặc có thuyết nói: Đều do hai việc nên sinh lên cõi trời kia, thọ nhận đối tượng kiết sử, thế nên có tên kiết sử, bèn có tên hành. Lại nữa, do hành nhân sinh, Đức Thế Tôn cũng nói, cho nên, nên nói duyên hành sinh. Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Bất-na (Sa-môn), hoặc có một người gây ra điều ác, tạo nối tiếp các hành vi của thân.
Hỏi: Thế nào là người kia gây ra các hành vi của thân?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hành vi của thân có ba thứ: Hạ, trung thượng. Thứ hạ là gây ra điều ác, gây ra liên tục là thứ thượng, gây ra điều ác, nối tiếp là trung. Quán sát thứ thượng kia, nghĩa là gây ra điều ác, nối tiếp quán thứ hạ nghĩa là gây ra điều ác liên tục. Nếu thứ hạ, nghĩa là cả hai đều quan sát, nói là tạo ác, tạo nối tiếp. Thế nên, trung có hạ, gây ra điều ác, tạo ra hành vi của thân.
Hoặc có thuyết nói: Hướng tới ba đường ác, gọi là gây ra điều ác. Sinh cõi Sắc, Vô Sắc, gọi là gây tạo nối tiếp. Người, trời cõi Dục gây ra điều ác, tạo nối tiếp việc ác. Xứ không nhất định, chủ yếu gây ra điều ác, nối tiếp tạo ra các hành vi.
Hoặc có thuyết nói: Ba thứ vô minh duyên hành, người có phước, người không có phước, người có phước vô lậu. Đối với kẻ không có phước hạnh kia, gọi là gây ra điều ác. Người có phước vô lậu, là gây ra nối tiếp. Người có phước, gây tạo điều ác, tạo nối tiếp. Tạo ra các phước hạnh, gọi là tạo ác, tạo nối tiếp.
Lại nữa, người tạo ra thứ hạnh, vô số xứ giải thoát. Người này không thể cùng lúc mà nói về việc làm của một tâm, như tất cả đường ác mà có ba thọ.
Hỏi: Vì sao tất cả tạo ác, gây ra nối tiếp?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không do đường ác sinh các báo hạnh.
Hoặc có thuyết nói: Không có trung gian đường ác kia sinh các báo hạnh.
Hoặc có thuyết nói: Không do tích lũy hạnh mà sinh trong cõi kia.
Lại nữa, các sự thịnh vượng mà có xứ nhất định, ở chỗ không từng trải mà có hạnh khổ, vui.
Hỏi: Vì sao tạo nên các hạnh thiện trong người, trời, mà nói là thọ báo?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do cảnh giới của người, trời kia tự như thế.
Hỏi: Hoặc có số mầu nhiệm ác. Hoặc có thuyết nói số mầu nhiệm thiện, được gọi là ngã sở.
Trong đường ác cũng có việc thiện, gọi là ngã sở, có phải muốn cho việc thiện kia sinh chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu có thể cứu vớt thì người kia không có hành kiết ác do kiết sinh. Thế nên bất thiện ở khắp tất cả.
Hỏi: Như đã nói: Trì giới sinh lên cõi trời, việc này không đúng. Đáp rằng: Giới nhổ sạch hành kiết bất thiện ở đường ác mà sanh lên cõi trời ấy, đó gọi là trì giới sinh lên cõi trời. Như đã nói: Năm kiết phần dưới hết gọi là sinh lên cõi trên, không có tận mà sinh. Lại nữa, không có báo sinh, là báo vô ký, lại nữa duyên hạnh thiền mà sanh sinh nhân duyên, ấy là có danh phát khởi. Như ở đây mà sinh trong kia, như xứ sở của phương tục, không được xứ sở, ở ý kia mà sinh tâm. Do ở chỗ này mà sinh cõi kia. Như thế, nhân duyên của báo thiện sinh nhân duyên mà có danh khởi lên thì sẽ sinh lên cõi trời.
Thế nào là hạnh chướng ngại?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sinh các tâm ăn năn. Do tâm ăn năn kia mà không chướng ngại đạo, lại nữa, có xứ sở tham dục, do nghiệp bại hoại. Đối với nhu cầu cần thiết kia, do nghiệp đều bị ngăn che, như nói: Có năm tội hành.
Hoặc có người không có hổ thẹn, không xấu hổ đối với mọi người, giả dối, không có chí, tình ý mê hoặc. Những người này có gì khác nhau?
Hoặc có thuyết nói: Ở trong đây, hoặc có người tạo nên sắc tượngkia mà tư duy, tất cả đều không biết hổ thẹn, không bao giờ có tâm hổ thẹn. Đã có tâm không hổ, thẹn, lại phạm thêm các điều ác. Ở trong đây, hoặc có người không có thứ lớp cao, thấp, dạy trao giới luật, cũng không chịu thọ nhận, không nhuần thấm tâm mình, lại còn phạm lại tội khác. Ở trong đây, hoặc có người, như hình tượng của sắc kia mà tư duy, tất cả sự hổ thẹn đều diệt hết, không bao giờ có tâm hổ thẹn. Lại, do không có tâm hổ thẹn, nên phạm các hành ác, nên học ở trong đây, người kia sẽ không còn nhớ, lại trái phạm điều tội ác khác.
Ở trong đây, hoặc có người không biết, nên tạo ra học này: Người kia về sau không biết, lại phạm tội ác khác, đây là sự đồng, khác của hai người kia. Lại, Đức Thế Tôn nói: Không biết dấu vết giải thoát, không biết nói dấu vết giải thoát.
Thế nào là dấu vết giải thoát, thế nào là vì dấu vết giải thoát mà nói?
Đáp: Có hai dấu vết giải thoát: Trước mắt Tỳ-kheo tăng mà nói giới Tỳ-kheo thanh tịnh và tương ưng, gọi là dấu vết giải thoát của Tỳkheo, ở trước mắt Tỳ-kheo-ni, tăng, mà nói cùng tương ưng chung, gọi là dấu vết giải thoát của Tỳ-kheo-ni. Dấu vết giải thoát này có năm tướng: Ở trước tăng khác mà nói, tụng mà tập, giảng nói, khiến cho người vâng làm, nói là dấu vết giải thoát. Lại, Đức Thế Tôn nói: Không hiểu giới, không hiểu thuyết giới.
Thế nào là giới? Thế nào là thuyết giới?
Đáp: Giới thanh tịnh, gọi là giới. Năm thứ tụ của Hiền Thánh, nói
là giới hạnh. Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo theo kịp các hạnh, ấy là nhóm vận tập, thuộc về người truyền trao hạnh trụ, thuộc về sự truyền trao.
Thế nào là thuộc về sự truyền trao? Thế nào là thuộc về người truyền trao hạnh?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sở hành của bốn bộ được bốn hành. Tàn dư thuộc về người trao cho hạnh trụ. Chỗ hành của mười bộ mà có mười hạnh tàn dư thuộc về người trao cho hạnh trụ. Hai mươi bộ sở hành, được hai mươi hạnh tàn dư, thuộc về người truyền trao hạnh. Chỗ hành của chúng (công việc chúng đã làm) được các hạnh cho giới, thuộc về người truyền trao hạnh trụ.
Lại nữa, nếu đức hạnh của Tỳ-kheo thành tựu, thì Tỳ-kheo ấy nói là được hạnh. Nếu bệnh không nhập chúng được, thì người ấy nói là thuộc về hạnh trụ của người truyền trao.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tôn giả Mục-kiền-liên an trú trong pháp mầu nhiệm, sâu xa, sẽ chuyển vận khắp dần dần, học dần dần, mang dấu vết dần dần, thọ nhận lời răn dạy dần dần!
Hỏi: Thế nào là ở trong pháp thâm diệu, chuyển vận khắp dần dần, học dần dần, tiếp nhận lời răn dạy dần dần?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Học trò của Mã-sư Mãn-túc, ở trong đây đã được niềm tin mà tu hành. Nghe pháp mầu nhiệm, nghe pháp mà vâng làm. Quán sát các pháp, suy lường các pháp, thích ứng không trái với thân, ấy là thọ chứng. Trí tuệ phân biệt, dùng thiền mà quán.
Hoặc có thuyết nói: Như đã nói: Khế kinh Kiền-na Mục-kiền-liên nói: Oai nghi của thân, oai nghi của miệng, ngang bằng với mạng thanh tịnh nên dần dần mà học. Oai nghi căn, oai nghi niệm, chuyển vận khắp dần dần bốn thiền, nghĩa là dấu vết dần dần. Lời giáo hóa của Như lai như thế, thọ nhận lời răn dạy của Như lai như thế.
Hoặc có thuyết nói: Đầu tiên, khi sắp đến giới tràng, lại xướng lên ba lần xướng, bốn lần xướng, bốn hành cụ túc, nói là hạnh dần dần. Thọ cụ túc như thế, giới học tăng thượng như thế. Sau tâm tăng thượng đó, trí tuệ học tăng thượng. Giới học dần dần như thế. Nếu học, thì vào thời gian này, đầu tiên là bốn đế đoạn kiết hết, ấy là dấu vết của đạo xa, sau là tư duy đoạn pháp tương ưng cõi Dục, pháp tương ưng cõi Sắc, pháp tương ưng cõi Vô Sắc, dần dần như thế mà biết. Đối với tất cả pháp này dần dần mà biết. Như thế, thọ lãnh lời răn dạy dần dần. Lại nữa, dùng sắc thân nói pháp, Tỳ-kheo khen ngợi Phật, khen ngợi pháp, khen ngợi tăng, ý kham nhẫn, tâm ưa hoan hỷ, thường không xa lìa, không dùng miệng để bày tỏ, tâm tịnh là tịnh, nên thọ quy mạng. Cũng nói đầy đủ giới luật của người xuất gia đầu tiên. Hạnh vốn đã tạo, lìa bỏ phi hạnh, cũng không đề cập ở đây, cũng không đề cập ở kia, giáo hóa khắp dần dần như thế. Dần dần như thế mà làm, phụ giúp dần công việc của chúng, luật tăng thượng, dấu vết tăng thượng, giải thoát mà nói giới.
Như thế, dạy bảo khắp dần dần, đối với thời học kia, tùy theo thời gian, học giới tăng thượng, thuận theo thời tiết, học tâm tăng thượng tùy thời học trí tuệ tăng thượng. Như thế, ban bố đầy đủ dấu vết, tùy theo hạnh. Vào thời gian đó, thọ nhận dần dần lời răn dạy của Như lai, nói là đoạn diệt, nói là thọ chứng, nói là nhập trụ, chủ yếu là lãnh thọ giáo hối như thế.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Đầy đủ mười công đức, Như lai vì Samôn kiết giới.
Sử dục tăng, sử tụ tăng, khéo trụ, không dời đổi. Muốn cho yên ổn thêm, người không tin, khiến cho họ tin, kẻ đã tin, lại khiến cho tin thêm, hàng phục người xấu ác, vì hổ thẹn, làm đạo sư giáo tận ở trong hiện pháp. Chúng sanh chưa sinh, đều có giáo khiến tận hữu lậu, trụ phạm hạnh.
Ở đây có gì khác?
Đáp: Nên học giới bổn này, không có chúng Thanh văn của Như lai, ấy là có lệ thuộc mà không hư hoại. Với tương ưng chung, đồng học nói các giới, nên đồng nói được, đồng giải thoát, đồng một loại kia. Đây là nghĩa tụ tập nào? Nên nói có vượt hơn, nên nói tụ tập tăng thêm. Lúc thực hành học này, là muốn hàng phục chúng về phân biệt nghĩa, phân biệt pháp, muốn sao cho thành tựu trụ vào pháp nhiệm mầu của Sa-môn, nên nói là nhiếp thủ tăng. Lúc học giới như thế, là hàng phục chúng phân biệt nghĩa, phân biệt pháp, muốn cho thành tựu trụ vào pháp thiện của Sa-môn, nên nói là muốn cho thêm khéo trụ.
Lúc học giới như thế, là nhằm hàng phục Sa-môn lần lượt không có dục, lần lượt không có oán ghét, lần luợt không xúc não nhau, nên nói là muốn cho yên ổn tăng. Lúc học giới như thế, nhằm giáo hóa tự tướng chưa từng được vui mừng, khiến được vui mừng, người không tin, khiến cho tin. Lúc học giới như thế, giáo hóa tự tướng rồi, được tín trọng, khiến thêm lợi ích, giới không can hệ nhau, nên nói là người đã tin, lại khiến cho tin thêm. Như kẻ không tin, đã sinh niềm tin, lại khiến tu hành. Ỏ trong đó, chúng sanh đang đi trên đường tà, được người chỉ cho họ biết đường lớn, không vượt trình tự giới, nên nói là hàng phục người ác. Đã hàng phục người ác, trong đó chúng sanh hổ thẹn không gặp bạn xấu ác, không có khổ não.
Người ác có gì khác? Dùng thứ ba răn dạy thứ ba: Tất cả chúng sanh đều thực hành quán này: Tự tướng của bảy việc đã tự tướng rồi, nên nói là muốn cho người hổ thẹn yên ổn hàng phục.
Giới như thế, nghĩa là đối với hiện pháp, đối với hành vi ác đã tự tu hành, nên nói là đối với hiện pháp. Dùng giáo hữu lậu để hàng phục hết.
Giới này, được sinh, chỗ thiện, đóng bít cửa đường ác. Vì giới luật thành tựu, nên nói là chúng sanh chưa sinh, khiến cho diệt tận hữu lậu, nói nên thực hành quán này hay không?
Tạo ra giới học như thế, giới tăng thượng, tâm tăng thượng, trí tuệ tăng thượng, mà không đoạn tuyệt. Vì pháp sâu mầu như thế được trụ lâu, nên nói là phạm hạnh tồn tại lâu dài.
Các thứ nghiệp đã tạo,
Như ba thiện bị ngăn
Không thẹn, giới hiện tại
Thọ nhận và răn dạy.
Lại, Đức Thế Tôn nói: A-nan! Đây là lỗi của ông. Ông đã làm việc bất thiện, tại sao ba lần bảo ông mà ông không đáp? Ta khiến cho Như lai ở kiếp trụ. Nếu nên đáp thì Như lai là kiếp Trụ chăng?
Hoặc có thuyết nói: Như lai ở kiếp Trụ, nhưng Như lai không có xứ sở.
Hỏi: Nay, vì sao lại nói lời này: Các người tu hành bốn thần túc, ý muốn kiếp trụ cũng có thể tận số kiếp ấy?
Đáp: Hiện oai lực của thần túc.
Hỏi: Nếu Đức Thế Tôn khéo tu hành mà không trụ, thì làm sao hiển hiện oai lực của thần túc kia?
Đáp: Thanh văn ở kiếp trụ, bèn có thể trụ kiếp.
Hỏi: Nếu vì Thanh văn nói, thì người chìm đắm không có tướng căn?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cũng có thể kiếp trụ. Lại nữa, vì người thị vệ có thể trụ lậu, cũng không cầu xin. Nếu nên thỉnh khiến trụ liền trụ, đến A-nan được quả A-la-hán.
Hoặc có thuyết nói: Hoặc duyên lời thỉnh cầu trước, hoặc duyên thỉnh cầu sau, cầu mong Đức Thế Tôn trụ, nhưng Thế Tôn không tạo ra thuyết này. Nay sao lại tạo ra thuyết này? Trước kia, vì sao không nói thí như có người đi qua nước khác, người bèn nghĩ rằng: Không thỉnh khiến trụ, nếu thỉnh khiến trụ liền trụ. Cho đến Tôn giả A-nan được quả A-la-hán.
Hoặc có thuyết nói: Hoặc thỉnh trước, hoặc thỉnh sau, nhưng Thế Tôn không trụ, sao nay lại tạo ra thuyết này. Cũng như có người vừa đến nước khác, khi trở lại, bèn có người bảo: Nếu thỉnh trước, hoặc thỉnh sau mà không trụ. Nếu nên nói: Thì vì sao trước kia không bảo nói?
Hoặc có thuyết nói: Không trụ. Vì sao không có xứ sở? Hai ADuy, ba Phật đều xuất thế. Trong kiếp này, Đức Thế Tôn Di-Lặc sẽ xuất hiện ở đời, thế nên không trụ. Ngần ấy việc, trước kia đã khen nói rồi. Lại nữa, nếu Tôn giả A-nan không nghe Như lai bảo, vì bị ma che đậy. Đức Thế Tôn biết ma che đậy, sao lại bảo A-nan nói? Cho đến hai, ba lần bảo, ở trong đó có lỗi gì? Đã bị che đậy thì không thể đáp? Người kia bèn nghĩ: Mặc dù lúc Đức Thế Tôn bảo, thì A-nan chưa bị ma thúc bách, ở khoảng giữa đó, ma bèn khởi ý bức bách. Thế nên A-nan không thể đáp.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo nói không có uy lực, có thể về sau, bèn nói lời này: Trước mắt ta, nghe lời nói của Như lai, ta lãnh thọ vâng làm.
Mỏi mệt, nhàm chán mà nhớ lại việc mình đã làm trước kia là thế nào?
Người muốn Thế Tôn an trụ ở đời lâu dài nên nuôi hy vọng đó. Đức Thế Tôn muốn giáo hóa dẫn dắt chúng sanh nên như A-nan đã nghe là thọ ký cho Di-lặc xuất hiện ở đời cũng nghe không có hai, ba Đức Phật xuất hiện ở đời. Vì sao? Vì nên nói sao cho Đức Thế Tôn ở kiếp trụ, ở đây đến ba việc, nên thực hành quán ấy.
Vì sao nói mười hai nhập, bốn thiện, bất thiện, vô ký, tám vô ký?
Hoặc có thuyết nói: Báo của bốn hạnh, tám là báo chẳng phải hành?
Hỏi: Ý nhập không phải hành, có phải muốn cho ý nhập kia là vô ký chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Bốn báo tương ưng với tâm, cùng khởi với tâm.
Hỏi: Nếu nay thiện, bất thiện tự nhiên, thì tâm kia làm sao có khởi, có phương tiện?
Đáp: Hoặc tạo ra thuyết này: Tâm tự nhiên thiện, bất thiện. Pháp của tâm sở niệm tương ưng kia và tâm bất tương ưng hành đều khởi hành vi của thân, miệng.
Hỏi: Tâm kia như trên đã nói: Niết-bàn không có thiện.
Lại nữa, sắc nhập sắc không thể hoại, thanh nhập, thanh không thể hoại. Sự nhóm họp của nhân duyên này, như thế, bèn có thiện, bất thiện được tương ưng với tác ý, không trụ trong thanh, sắc, riêng một mình không có bè bạn, cho nên, phải quán.
Nếu khi thức phạm tội, lúc ngủ có thanh tịnh không?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Có, như dùng cỏ trải khắp trên đất rồi gieo năm vóc sát đất, mà ăn năn, bèn ngủ say. Lại nữa, cầu xin sám hối lỗi của mình, thỉnh mọi người giải lỗi, tạo ra ba hạnh, ấy là vì ngủ say, nên ngủ không thức.
Vả lại, có khi nào giữ giới mà không phải phạm hạnh hay chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Có Ưu-bà-tắc giữ năm giới lấy vợ mình là đủ. Nếu có Ưu-bà-tắc khác vâng giữ giới của Thánh Hiền nhưng thông dâm với vợ mình làm hạnh bất tịnh. Vị Tỳ-kheo trì giới tinh tiến, oai nghi thân đầy đủ, nhưng có ý dâm không dứt hết mà tương ưng chung, nên nói là phi phạm hạnh. Và Tỳ-kheo khác tinh tiến đối với giới của Hiền Thánh, nhưng ý dâm chưa hết, cùng tương ưng chung, nên nói là phi phạm hạnh.
Nếu A-la-hán đã nhập Niết-bàn mà cúng dường, nên nói A-la-hán kia đã được báo của hạnh, hay nên nói hiện tại có công đức kia?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói được báo hạnh. Nếu trước đó đã làm việc phước, thì A-la-hán kia được cúng dường. Nếu vốn không tạo phước đức thì người kia nay hiện còn sống ở đời cầu ăn mặc cũng thật khó khăn huống chi nói đến việc được cúng dường.
Hỏi: Thế nào là nay thọ nhận báo? Lại nữa, chỗ tạo tác phương tiện trong hiện tại, tất cả đối với công đức ấy đều đầy đủ. Chỗ tạo phương tiện đó giống như hư không nên không thể thọ nhận quả báo. Như Đức Thế Tôn nói: Ví như có người ở trong đây không chịu hỏi rõ về quả báo của nhân duyên này cho nên có hành vi như thế, làm việc như thế. Do vậy, người kia rơi vào đường ác đọa vào Địa ngục. Nếu sinh lại trong cõi người, thì sẽ không có trí tuệ. Đây là báo của hành vi nào?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì đã ngu si, nên người kia không tìm hiểu mọi sự cho rõ ràng nên phải đọa vào đường ác.
Lại có thuyết nói: Lúc không thưa hỏi, pháp thanh tịnh, đây là trộm giới nên khổ đế đoạn. Lại nữa, với niềm tin vững chắc, thường phụng trì giới pháp nên ở trong đó phát sinh ra các phương tiện, dù bạn hay không phải bạn cũng thể hiện đạo lý. Do tin lời sâu mầu của Khế kinh A-hàm trong pháp sâu xa này, nên không phải ở trong đó cam chịu có các phương tiện. Như thế, giáo thân chứng của ba ngữ mầu nhiệm của A-hàm, A-tỳ-đàm, không ở trong đó mà tạo ra phương tiện. Như thế, với ngữ mầu nhiệm của cấm luật A-hàm mà tin hướng tới, không tạo ra phương tiện ở trong đó. Lại do pháp này, nghi không có trí tuệ, đây là con đường trí tuệ. Nếu không thưa hỏi rõ ràng mà hướng đến đường ác, thì người kia bèn ở đời này, đẫy dẫy chúng sanh này. Lại, Đức Thế Tôn nói: Hành vi ác của thân người kia, hành vi ác của miệng, ý, đều dẫn dắt nhau nhanh chóng vào đường ác.
Hành tướng dẫn dắt nhau nhanh chóng là sao?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thấy có hành vi ác, cũng thấy điềm lành, khi sắp qua đời, bèn nói rằng: Thấy ngọn lửa bốc lên, thấy có chó sủa!
Nếu người làm việc thiện, thì khi qua đời, sẽ nói lời này: Tôi thấy vườn cây ăn quả, phòng nhà, cung điện quý báu cõi trời.
Hoặc có thuyết nói: Có quả báo của các duyên, có điềm lành này ứng hiện đó gọi là ác, đó gọi là thiện.
Hoặc có thuyết nói: Quả báo dần quán gần, hoài bảo các hy vọng, như quán gần vô nghĩa, biết rõ việc thành bại, nói là duyên hành vi vô nghĩa, dẫn dắt nhanh chóng.
Hoặc có thuyết nói: Chìm mất ở đường ác, nếu tâm cũng bị che đậy, gọi là dẫn dắt nhanh chóng. Lại nữa, thế nào là duyên hành quá khứ? Lại nữa, hành vi ác như thế, ý nên ưa thích vui mừng, ngay lúc ấy sẽ có chứng, có nghiệm, cũng thấy các kiết sử tạo thương tổn tức là gia tăng hành vi ác.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Đối với hiện pháp nên có ý ăn năn.
Hỏi: Ý ăn năn của người kia, nên nói là thiện, bất thiện hay vô ký?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói là thiện. Ác tự thấy ác, đối với ý nghĩ, hành vi ác mà người kia đã gây ra.
Hỏi: Nay không đọa vào đường ác chăng?
Đáp: Việc thiện của người kia rất ít, sức bất thiện lại lớn. Người ấy lại nói lời này: Với một ít việc thiện, sẽ được sinh xứ thiện, như đã nói: Được tâm niệm thiện, pháp và đẳng kiến đều có.
Hoặc có thuyết nói: Nên nói bất thiện, vì tương ưng với tà kiến. Mặc dù lại nhớ nghĩ, nhưng sau đó lại quên mất. Hơn nữa với đối tượng không nên nhớ, sau đó lại nhớ. Thế nên, phải nói là bất thiện.
Lại nữa, vì sao Đức Thế Tôn nói: Thí dụ và không tương ưng tự không tương ưng?
Đây không phải thí dụ. Tất cả người tạo ra hành vi ác, thì có ý ăn năn, có thể tự tu rồi, và sẽ được sinh lên cõi trời. Đức Thế Tôn cũng nói: Nếu người kia ăn năn, cũng là tâm thiện, sao tâm thiện không có mạng quá của thiện? Nếu sự ăn năn là bất thiện, thì sao tâm bất thiện lại thường tương ưng với trí kia? Nếu sự ăn năn là vô ký, thì sao tâm vô ký không có mạng quá tốt đẹp? Thế nên, đây không phải là lời Phật nói. Vì sao? Vì giáo pháp vị lai vốn không được thành tựu?
Hoặc có thuyết nói: Không do giáo pháp ở vị lai mà có lời giáo huấn?
Hỏi: Giáo pháp quá khứ, cũng không giáo huấn, có phải muốn cho không thành tựu giáo pháp quá khứ hay chăng?
Đáp: Giáo pháp đã quá khứ!
Vị lai cũng sẽ có giáo pháp chăng?
Lại nữa, mặc dù không tạo ra hành vi, bèn có đạt được, như thế, không có làm mà có quả thật. Đối với người kia, bèn nghĩ rằng: Sao nay không tư duy cũng có phước đức? Người kia nên thực hành quán này.
Lại, Đức Thế Tôn nói có duyên sinh. Có duyên sinh là sao?
Hoặc có thuyết nói: Đối tượng sinh ra năm ấm, nói là có duyên sinh.
Hoặc có thuyết nói: Đã ở thai mẹ, là nói có duyên sinh.
Hoặc có thuyết nói: Đối tượng sinh ra năm ấm là các đắc hành duyên mà thọ nhận số báo, tâm này sẽ từ thọ nhận báo của các sắc, mạng căn, tâm bất tương ưng hành, gọi là có duyên sinh.
Lại nữa, kẻ đọa đường ác, trước là được hữu, nói là có duyên sinh hữu, hữu thì có sinh.
Đảnh lễ bậc Đại giác
Hoặc cúng dường La-hán
Không luận, bị ma quấy
Bảo nói duyên không lại.
Vì sao hành vi mà mình đã gây ra xưa kia, được gọi là một duyên kiết? Như vô minh hiện nay vốn là hành mà mình đã tạo ra, là tất cả hành duyên?
Hoặc có thuyết nói: Như nay, tất cả duyên ở quá khứ, quá khứ cũng là hết thảy duyên kiết. Lại nữa, quá khứ, nói một cách tóm tắt, là hiện tại được nói rộng ra, nhằm thể hiện sự nghiệp giáo hóa tốt đẹp của Đức Thế Tôn.
Hỏi: Không như tất cả duyên kiết kia chăng?
Hoặc có thuyết nói: Vốn là do hành đã tạo ra tất cả kiết là duyên. Âm thanh, vô minh quá khứ, đã nói là tương ưng với vô minh. Tiếng được gây ra trong hiện tại, tương ưng với vô minh, là tiếng đã tạo ra ở hiện tại.
Đã nói vô minh gây tạo ra tiếng tương ưng.
Hỏi: Không do tiếng vô minh ở hiện tại, để tạo ra thuyết này: Tiếng tương ưng với vô minh?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì sự sinh không có sức trí, ít đủ, nên Phật thí dụ chúng sanh để thị hiện. Nếu vô minh, hành đối với sự sinh này là duyên, vì do kiết nên sinh các hành, nên thí dụ chúng sanh hiện tại như hành.
Hỏi: Xoay lại hành kia để thí dụ chúng sanh, nhằm thị hiện hạnh thiện của chúng sanh, tất cả kiết thuộc thời quá khứ đều là duyên? Lại nữa, kiết và kiết tương sinh, hành duyên căn, sinh ra kiết, kiết kia đều tương ưng với kia. Kiết là do hành sinh, hành do kiết sinh, hành lại do hành sinh, nói là vô minh duyên hành sinh, kiết duyên hành sinh?
Lại có thuyết nói: Ái duyên hữu hành rồi tạo ra các hành lừng lẫy nên phải thực hành quán này.
Vì sao người vô cấu cõi Sắc, gọi là đã thành tựu giới vô lậu, nhưng không phải hữu lậu?
Đáp: Vì người cõi Sắc này không xả Hiền Thánh, ấy là thành tựu giới, du hóa ở các cõi, đã tiêu diệt việc thế tục. Du hóa ở các cõi, không có cõi Vô Sắc, giới định cõi Vô Sắc, thế nên không được gọi thành tựu.
Vì sao do báo của hành nên sinh lên các tầng trời Vô Sắc?
Hoặc có thuyết nói: Vì báo chúng sanh của Tam-muội Vô tưởng, nên sinh lên các tầng trời Vô Sắc.
Hỏi: Tam-muội Vô tưởng cũng không phải tâm, cũng không phải pháp sở niệm của tâm thì sao nói là do báo này nên sinh?
Đáp: Vì tâm bất tương hành thuộc thiện hữu lậu của Tam-muội Vô tưởng có báo.
Hỏi: Nếu Tam-muội Vô tưởng kia có báo, Tam-muội đó sẽ không tương ưng với hành. Đức Thế Tôn cũng nói do hành mà sinh?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu ở tâm trung gian, nhập Tam-muội Vô tưởng, vì duyên báo của tâm đó, nên sinh lên các tầng trời Vô Sắc.
Hỏi: Thế nào là nếu ở tâm trung gian, nhập đệ Nhị thiền, duyên báo của tâm kia, sinh lên cõi trời Quang Âm chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tam-muội Vô tưởng không có tâm. Do báo của tâm tương ưng với Tam-muội Vô tưởng mà sinh trong cõi Vô Sắc kia, chứ không có tâm tương ưng với Tam-muội Vô tưởng.
Vì sao Vô tưởng kia không có tưởng? Đức Thế Tôn cũng nói: Tưởng kia có giáo, vậy vô giáo có tâm giáo chăng?
Vấn đề này không có xứ sở. Lại nữa, tâm kia của Tam-muội Vô tưởng thì có, không do hành mà sinh tâm kia, cũng không có phương tiện của hành. Đức Thế Tôn cũng nói: Do báo của hành mà có sinh. Lại nữa, tâm của Tam-muội Vô tưởng tương ưng với tâm sở, sinh ra báo của duyên, có thể tạo ra trụ này giống như sinh ở cõi trời Vô tưởng. Như người lái xe giỏi, sẽ đi tới đích, không có hoài nghi, như duyên báo, trừ báo Vô tưởng kia, thì thọ nhận cái có của Vô tưởng đó.
Hỏi: Vả lại, duyên báo của Tam-muội diệt tận, sinh lên cõi trời hữu tưởng Vô tưởng chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Có cái có báo của Tam-muội hữu lậu kia, không phải cõi trời hữu tưởng, Vô tưởng, lại thọ nhận duyên sinh là do báo mà sinh.
Hỏi: Tam-muội Diệt tận cũng không tương ưng với hành sao Đức Thế Tôn cũng nói: Do hành mà sinh?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tam-muội Diệt Tận có tâm, cho nên báo của tâm tương ưng với Tam-muội diệt tận, nên sinh lên cõi trời hữu tưởng, Vô tưởng.
Hỏi: Không có tâm Tam-muội diết tận tương ưng với thọ. Vì sao Vô tưởng kia, Đức Thế Tôn cũng nói: Hữu tưởng, Vô tưởng kia, tâm giác sẽ có giác, cũng không có xứ sở?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không sinh. Vì sao? Vì đã vượt qua cõi trời hữu tưởng, Vô tưởng, do Tam-muội Diệt tận, không do báo của Tam-muội tốt đẹp cho nên sinh chín địa.
Hỏi: Địa kia diệt tận ba duyên là do quả báo mà sinh trong địa kia? Như đã nói: Vượt qua cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng, nhập Tammuội của tưởng nhẫn, thì có địa diệt tận kia, cũng nói đều vượt qua xứ định bất dụng, tu định Hữu tưởng Vô tưởng, địa kia cũng là địa định Bất dụng.
Tam-muội Diệt tận, nhập Tam-muội này, vì không do tham dục, nên ái dục chưa hết, nhập Tam-muội hữu tưởng, Vô tưởng, chẳng phải không dục tận, xứ bất dụng nhập định hữu tưởng, Vô tưởng. Lại nữa, như đã nói: Tam-muội diệt tận không có tâm, Tam-muội hữu tưởng kia thì có, Tam-muội Diệt tận không có báo, không có tâm. Lại nữa, nương Tam-muội Diệt tận của cõi trời hữu tưởng, Vô tưởng mà thọ nhận. Tammuội diệt tận kia không phải duyên của báo. Lại, Đức Thế Tôn nói: Người hoan hỷ thí cho, ấy là sẽ được hoan hỷ. Từ tâm mình đã tốt đẹp, là chỗ bố thí chân chánh.
Quán sự hoan hỷ này thế nào? Vì quán thọ hay vì quán bố thí?
Hoặc có thuyết nói: Nên quán thí, nghĩa là từ nhân duyên vật. Nếu khi thí cho người kia, thì người kia sẽ thọ báo.
Hỏi: Nếu người kia tiếp nhận, thì có phước hoan hỷ chăng?
Đáp: Người kia không phải chỗ chân-chánh, cũng nói từ tâm đã tốt đẹp, thí cho chỗ chân chánh.
Hoặc có thuyết nói: Từ tâm đàn việt, như trưởng giả Úc-già nói: Hai chiếc mũ giạ ngay ngắn của Như lai, là vật được tôi yêu quý, cúi xin Thế Tôn nhận cho!
Do đại từ mà không thấy nghịch. Ta từ Như lai nghe, hoan hỷ thí cho, ấy là được hoan hỷ. Lại nữa, nên quán ý của người thí cho. Lúc trưởng giả kia thí cho mũ giạ, bèn nghĩ rằng: Nay ta cắt ý thí, tạo ra tâm này rồi, sẽ thọ hưởng quả báo lớn! Như Tôn giả Xá-lợi-phất nói: Nếu thực hành bố thí, thì đời sau, sẽ được thọ nhận báo. Người kia không thể được thọ báo hiện đời. Nếu hành thọ báo hiện đời, thì người kia sẽ không thể được thọ báo của đời sau. Đức Thế Tôn cũng nói: Hoặc có Ni-kiền-tử, nếu hành thọ báo hiện đời, thì ông ta không thể được thọ báo của đời sau chăng? Nếu hành sẽ thọ báo đời sau thì người ấy không thể được thọ báo ở hiện tại. Như thế, bọn Ni-kiền-tử ngu si đều không có quả thật.
Đức Thế Tôn nói lời này, nghĩa ấy thế nào?
Hoặc có thuyết nói: Ni-kiền-tử tạo ra kiến này: Hành tận, khổ tận. Hành tận, nghĩa là một ý thức, thì không thể được thọ báo đời sau. Hành thọ thống báo hiện đời, nếu người ngu si kia, thì đều không có quả thật. Sự cấu uế ở trong pháp này đã hết, thì khổ tận. Nếu khi đạo sinh, sẽ diệt các kiết sử. Nếu không có ngu si, sẽ có quả thật.
Hỏi: Nếu đối với pháp này không diệt tận gốc hành, thì sẽ không được nhập Niết-bàn, cũng không có ai trên nữa.
Đáp: Như A-la-hán thọ báo nhanh chóng.
Hỏi: Như đã nói: Khế kinh thì có sai trái. Hoặc có báo hành của A-la-hán mỏng dần dần, quả bất tương ưng bèn diệt. Nếu A-la-hán có thể hành hóa, thì cũng có thể phát rộng ra các hành?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cũng như hành của người kia thật sự tồn tại. Người kia hành đạo, cũng là thật có.
Hoặc có thuyết nói: Các hành thật có, ấy là có sự nhóm họp, nếu hành không thật có thì có thể khiến tạo ra sự nhóm họp. Lại nữa, đây không phải là nghĩa của báo hành. Đối với pháp sâu mầu, không mất pháp sâu mầu. Như sự chơi đùa trên nghĩa lý của người kia, người kia không có nghi ngờ gì về nghĩa sâu mầu ấy. Người kia nghĩ rằng: Như hiện nay, làm sao thọ báo của thân sau nên thực hành quán này. Như thế A-la-hán không được các hạnh mà thọ báo.
Hỏi: Vì sao cúng tế ngạ quỷ thì được, nhưng không bằng đường khác?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đường sinh này tự như vậy.
Hỏi: Đây là nỗi hoài nghi của tôi: Vì sao cõi sinh tự như vậy?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì ngạ quỷ có tâm ganh ghét là điên đảo: sông không có tưởng sông, thấy nước bất tịnh và các thức uống ăn. Nếu cúng tế cho ngạ quỷ thức uống ăn, ấy là phát tâm, ý hoan hỷ không điên đảo. Nếu ngạ quỷ kia khi được hành tăng thượng, thì nó sẽ nhận được thức ăn.
Hoặc có thuyết nói: Ngạ quỷ do ý ganh ghét, nó không thể tạo ra cảnh giới tốt đẹp. Nếu ngạ quỷ kia có được người cúng tế phát ý hoan hỷ, đối với nó được tâm tốt, đi torng cảnh giới tốt.
Hoặc có thuyết nói: Do ý ganh ghét, mà thân thể của ngạ quỷ cao lớn, tâm thường lười biếng, mệt mỏi. Do tâm uể oải lười biếng, nên không đến chỗ ngạ quỷ thần diệu. Nếu vì ngạ quỷ kia mà cúng tế thức ăn, người cúng thí phát tâm hoan hỷ, ấy là được thân lớn, tâm rộng. Do thân, tâm rộng lớn kia, nên được dạo chơi ở chỗ các ngạ quỷ lớn. Ngạ quỷ kia cũng quy phục, lễ quỳ. Do thân lớn, nên ngạ quỷ kia được hành tăng thượng, nhận thức ăn kia. Lại nữa, với người làm phước, người kia không được như người thí thực kia. Ngạ quỷ với tâm thiện ưa thí cho. Ngạ quỷ nọ bèn chịu ra đi, nếu khi ngạ quỷ kia đang uống ăn. Thế nên, không phải đường khác. Các tâm với hành vi của thân đều khởi, với hành động miệng đều khởi.
Hỏi: Nếu nói đồng chung với tâm, hay nên nói không đồng chung với tâm?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói đồng chung với tâm, đều cùng khởi với tâm.
Hỏi: Thế nào là tâm không đồng với hành?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói không đồng chung với tâm. Tâm vốn đã sinh, đều cùng khởi với hành. Nếu tâm không sinh, thì sẽ có khởi. Cho nên, nên nói không đồng chung với tâm.
Hoặc có thuyết nói: Hoặc đồng chung với tâm, hoặc không đồng chung với tâm. Những gì xoay lại với tâm, thì đồng chung với tâm, những gì không xoay lại với tâm, sẽ không đồng chung với tâm. Lại nữa, duyên có tâm hành kia, có xoay lại, cũng đều thâu nhiếp nhau, trước kia có xoay lại, ấy là có lệ thuộc.
Hỏi: Hành và kiết có gì khác nhau?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hành là thân, là miệng, là ý, nhưng kiết là ý.
Hỏi: Nếu hành là ý thì có gì khác với kiết kia?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hành là thiện, bất thiện, vô ký, kiết là bất thiện.
Hỏi: Nếu hành bất thiện, thì có gì khác với kiết kia?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ý hành với ý hành, kiết vừa không phải ý, vừa chẳng phải không phải ý.
Hỏi: Thế nào là không có báo chăng? Lại nữa, tất cả tâm sở niệm, nên nói đều là hành, nhưng Đức Thế Tôn nhìn xem ngần ấy thứ hành, dần dần có hoài nghi: Làm thế nào không có trùng bèn có ý sát?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Như không có trùng, bèn có ý nghĩ sát trùng. Như không có trùng, bèn có ý nghĩ giết hại. Nếu là chỗ có trùng, người kia không có ý sát.
Vì sao trùng kia, hoặc có thường, hoặc vô thường. Nếu có thường, thì không thể rơi vào không có tướng này. Nếu có thường, như thế sẽ được đoạn diệt. Lại nữa, năm ấm được tạo ra mà nghĩ là trùng, bèn nói: Suốt đời ta không sát. Nếu vượt ngoài ý kia thì mỗi hành đều ly tán một chỗ. Thế nên, người kia có ý nghĩ giết hại. Nếu có tưởng đối với trùng kia, bèn có ý sát hại.
Vì sao do trùng kia, nhân duyên hội họp nên có sai trái? Nếu không sai trái thì không thể có đối tượng khởi. Nếu có sự sai trái, thì sẽ có sống khởi.
Thế nào là không có đối tượng khởi, thì có đối tượng khởi? Nếu đã có sự sai trái, thì chẳng được không có sai trái, chẳng được không có sức có thể khởi. Nếu có đối tượng khởi, làm sao khởi không có sai trái? Hoặc không thể khởi? Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Có bốn việc không thể nghĩ bàn là:
Thế gian không thể nghĩ bàn
Báo, hành của chúng sanh không thể tư duy bàn luận, và cảnh giới Phật không thể nghĩ bàn.
Hỏi: Vì sao những thứ này nói là không thể nghĩ bàn?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì sức của phương tiện ít, nên không đủ để nghĩ bàn.
Hoặc có thuyết nói: Không có phương tiện thừa, tạo nên sự hiểu biết như thế, như Phật Thế Tôn.
Hoặc có thuyết nói: Không thể nghĩ bàn về nghĩa tốt đẹp, khó nghiên cứu, cho nên, không thể tư duy, nghị luận. Lại nữa, tạo ra sự nghĩ bàn về ngã, trở thành điên cuồng. Tâm tư duy Ngu si, cũng lẫn lộn. Báo hành của chúng sanh và cảnh giới Phật, nếu không phải tâm mình đã hiểu rõ, thì cũng không thể quán.
Cõi Vô Sắc Vô minh
Và người không cấu nhiễm
Vô tưởng và diệt tận
Xá-lợi-phất, ngạ quỷ
Vô số các tưởng căn
Chúng sanh khó nghĩ bàn.
Tam-muội của các nhập bất thiện. Các nhập kia đều phạm hai tội. Phải chăng? Hoặc có thuyết nói: Người phạm tội bất thiện, họ đều phạm hai tội. Lúc phạm tội kia đã trở thành năm tội nghịch.
Hỏi: Khi phạm năm tội nghịch không phạm hai tội là sao? Lại nữa, chỉ phạm một tội. Vì sao? Vì Đức Thế Tôn nói có năm tội? Nếu khi phạm tội bất thiện mà khởi hai tội, thì tạo ra thuyết rộng này mà tư duy nói cùng lúc, người kia không có tội, thế nên phạm một tội. Nếu Chuyển luân Thánh vương được người nữ tôn quý, sẽ được sắc, thanh, hương, vị, vậy nên nói là do báo của hành được, hay nên nói không do báo của hành tăng thượng mà được?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói là do báo của hành mà được.
Hỏi: Thế nào là báo của hành khác với nghĩa là thọ báo?
Đáp: Người nữ tôn quý do báo của hành, nên mới được người nữ tôn quý kia. Nếu người nữ tôn quý kia được thì vua Chuyển luân kia được là báo. Lại nữa, do hạnh tăng thượng mà được. Nếu do báo của hành mà được, thì sẽ không tạo ra hành mà thọ báo, nữ báu kia có bại hoại, vua Chuyển luân không do hành người khác mà thọ báo.
Tăng đấu loạn, nếu tăng đấu loạn, nên nói một kiếp đọa địa ngục hay nên nói trung kiếp thọ tội ở địa ngục?
Hoặc có thuyết nói: Nên nói là thọ tội ở địa ngục trong một kiếp.
Đức Thế Tôn cũng nói: Tăng đấu loạn trải qua một kiếp.
Hỏi: Đã quá nửa kiếp, sao nay thọ tội một kiếp?
Đáp: Từ cõi nước của phương khác đến địa ngục kia, như người phạm tội nặng, rơi vào ngục sâu, sau đó, thoát khỏi tội kia. Nếu lại thọ kiếp tội, thì sẽ thọ tội trong địa ngục một kiếp.
Hỏi: Người thọ tội trong địa ngục không có lý này, đến thọ tội ở địa ngục ở phương khác, tuổi thọ chưa hết, bèn chết?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Trong hai mươi kiếp và bốn kiếp hay đại kiếp của kiếp. Thọ tội hai mươi trung kiếp, nói là thọ tội một kiếp. Nếu khi kiếp bị thiêu đốt, thì sẽ sinh hai mươi trung kiếp, sao kia chỉ trải qua ngần ấy thời gian? Lại nữa, nếu trung kiếp thọ tội địa ngục, không có chúng sanh ở cõi Dục nào thọ hưởng sống lâu một kiếp? Các tăng đấu loạn, tất cả tăng ấy đều trụ một kiếp thọ tội chăng? Nếu trụ một kiếp thọ tội thì tất cả tăng đấu loạn kia chăng?
Hoặc có thuyết nói: Các loạn tăng, tất cả tăng đó thọ tội một kiếp. Người phá hoại tăng, tội rất nặng.
Hoặc có thuyết nói: Phá hoại tăng không phải trụ một kiếp để thọ tội chăng? Nếu với ý phá hoại, gây rối loạn tăng, mà tranh chấp với tăng, thì sẽ chịu năm tội nghịch. Lại nữa, hoặc trụ một kiếp thọ tội, người kia không phá tăng, mà biểu hiện báo ở địa ngục kia, hoặc làm cho tăng đấu loạn và thọ tội một kiếp chăng? Nếu với ý quấy nhiễu, phá hoại phi pháp mà phá hoại tăng, hoặc không đấu loạn tăng, cũng không thọ tội một kiếp chăng? Trừ ngần ấy việc trên.
Hỏi: Phá hoại tăng, nên nói tánh thọ tội hay nên nói phi tánh thọ tội?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói tánh thọ tội. Vì sao? Vì phá hòa hợp tăng phạm tội rất nặng. Nếu tăng này không phải thọ tội, thì sao hiện nay, tánh thọ tội?
Hỏi: Các tăng phá hòa hợp, tất cả tăng ấy đều chịu tội không thể cứu giúp?
Đáp: Như người sát sinh thọ tánh tội, các người không sát hại thọ tội, tội hại như thế. Phá tăng, tánh tự thọ tội. Các tăng không phá hòa hợp tất cả tăng đó thọ tội không thể cứu giúp. Lại nữa nên nói chẳng phải tánh thọ tội. Vì sao? Vì tăng thành tựu tội khuấy rối, nhưng chẳng phải tội không thể cứu giúp. Các tăng ác hạnh tranh chấp, tánh kia nên nói thọ tội.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Hành ý, rất nặng, như kinh Pháp-Tuệ nói: Một hành tội rất nặng là tăng khuấy rối, không phải tăng khuấy rối của hành ý.
Hỏi: Nói lời này, nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tất cả hành là tội rất nặng, trừ năm tội nghịch kia, và hành vi khác, hành ý tội rất nặng.
Hoặc có thuyết nói: Hành ý rồi phát khởi suy nghĩ và gây nên hành vi của miệng. Do vậy hành vi của ý đứng đầu tất cả mọi việc nên tội rất nặng. Tư duy hành tăng khuấy rối, tội rất nặng. Lại nữa, chẳng phải ở trong đó chỉ riêng hành động của ý có thể phá hòa hợp tăng, chẳng phải chỉ tư duy mà phá được sự hòa hợp của tăng, mà tất cả các hành động xấu ác đều phá hoại sự hòa hợp tăng nên nói người kia phạm tội rất nặng. Vì sao, vì chẳng phải năm người thì không thể phá hòa hợp tăng?
Đáp: Phải có hai bộ tăng để dạy bảo, như Điều-đạt tranh chấp với Thế Tôn, chúng Thanh văn. Ông ta phá hoại phàm phu tăng, không thể phá hoại bậc Hiền Thánh.
Hỏi: Nay, không chịu năm tội nghịch chăng?
Đáp: Tạo ra tưởng tăng, mà phá hoại chúng phàm phu, thì thọ năm tội nghịch. Như cha mà nghĩ là cha, rồi sát hại mạng cha, thì thọ năm tội nghịch.
Hỏi: Nếu nay, Đức Thế Tôn nói phá hòa hợp tăng thì thọ tội một kiếp?
Đáp: Đây là lời răn dạy của Đức Thế Tôn. Điều-đạt nghĩ rằng: Ta phá hoại tăng.
Hoặc có thuyết nói: Chúng Tỳ-kheo, gọi là Tỳ-kheo tăng, đối với người phàm phu kia, dạy bảo tranh chấp, gây rối loạn. Hoặc là bậc Hiền Thánh ở bên cạnh Đức Thế Tôn mà không thể phá hoại, gây rối loạn.
Hoặc có thuyết nói: Có mười bốn chương nói về việc tranh chấp gây rối loạn. Người không có cấu uế, không thể phá hoại, không thể phá hoại Đức Thế Tôn. Cho nên, Đức Thế Tôn không thể phá hoại. Lại nữa, trong chúng Thanh văn của Thế Tôn không có người cấu uế. Người phàm phu ở bên ngoài chỉ phá hoại được kẻ phàm phu bên ngoài. Người ở bên trong chúng không có cấu uế nên không thể phá hoại, tức là chỉ cho chúng tăng của Đức Thế Tôn không ai có thể phá hoại.
Hỏi: Vì sao cố ghi nhận, kiết mà nói không có quả báo chăng? Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vô ký, tức không có quả báo.
Hoặc có thuyết nói: Kiết kia không có lợi ích lâu dài cho thân.
Hoặc có thuyết nói: Không hóa ra hành vi của thân, miệng, ý.
Lại có thuyết nói: Pháp sở niệm của tâm vô ký, tự dựa vào hữu là khổ não, nhiếp giữ các pháp mà có báo. Lại nữa, pháp vô ký không có báo cũng là có báo. Như đã nói: Nay, ta không hành, cho đến không biết là hướng đến nơi nào nhưng thấy hào ánh sáng.
Thế nào là báo? Lại nữa, các pháp thiện, bất thiện, hoặc có nhân, hoặc có duyên, có các quả thật. Đối với người kia, tạo ra tưởng báo, pháp vô ký hoặc có nhân, hoặc có duyên, có các quả thật.
Thế nên, pháp vô ký có báo. Tánh Tu-đà-hoàn có vết tội , nên nói tánh không có vết nhơ.
Hoặc có thuyết nói: Không có vết tội, vết tội, nghĩa là là biểu hiện
các bệnh cấu uế.
Hoặc có thuyết nói: Không có vết tội, vết tội là hiện các bịnh uế. Hoặc có thuyết nói không có tội vết, dựa vào thiện, không vắng lặng.
Lại nữa, nên nói có tưởng cấu uế, tỳ vết, tâm tà kiến chưa dứt.
Phạm tội ưa tranh chấp
Kiếp trụ và tội tánh
Không diệt năm chúng hoại
Tánh vô ký, hạnh tịnh.
Việc uống rượu nên nói tánh tội hay nên nói không phải tánh tội?
Đáp: Nên nói không phải tánh tội. Vì sao? Vì nếu người uống rượu, tất nhiên rượu ấy sẽ chảy vào trong bụng. Nếu vì thuật ăn uống mà đụng đến rượu nên quán tưởng đó là phi phạm hạnh.
Nên nói tánh tội hay nên nói không phải tánh tội?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói thọ tội tánh không ở trung gian kiết cấu uế, có phạm hạnh kia. Lại nữa, nên nói phi phạm hạnh, vì tâm là tội của mình nên quán tánh nhiễm ô. Lại, kiết phát khởi, nên nói là có tội.
Tánh tội, nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tánh nhiễm ô, nói là tánh tội.
Lại có thuyết nói: Tánh bất thiện, gọi là tánh tội. Lại nữa, tánh có dấu vết cấu uế, gọi là tánh tội.
Chẳng phải tánh tội, nghĩa ấy ra sao?
Đáp: Không nhiễm ô gọi là không phải tánh tội.
Lại có thuyết nói: Tánh thường bất thiện, gọi là không phải tánh tội, lại nữa, không phải tánh có tỳ vết, gọi là không phải tánh tội.
Vả lại, có Tỳ-kheo trong bốn việc, đều không có phạm, nhưng không xả giới, mà đến với người tại gia, nên nói không phải Tỳ-kheo?
Hoặc có thuyết nói: Có, người căn biến đổi và khi căn đã biến đổi thì nên nói là không phải Tỳ-kheo.
Hoặc có thuyết nói: Quả của nhân duyên, thật là tà kiến mà hiện ở trước. Nếu biểu hiện khắp nơi bảo cho mọi người biết, gọilà nên nói không phải Tỳ-kheo.
Hoặc có thuyết nói: Nếu tự nuôi lớn thì Tỳ-kheo này không phải Tỳ-kheo. Nếu Tỳ-kheo kia siêng tu giới hạnh thì đổi thay ở trong đó: Làm sao nên xả giới mà siêu việt giới luật? Lại nữa, có đối tượng hy vọng. Hy vọng, nghĩa là trôi lăn sinh tử, nên nói lui sụt đối với pháp Tỳ-kheo, nếu không có lời răn dạy. Lại, Đức Thế Tôn nói: Nếu Tỳkheo thọ nhận xiêm y ở Tỳ-kheo, nhập Tam-muội Vô lượng tâm mà tư duy thì quả báo kia vô lượng thí chủ, đàn việt được phước tăng ích, thiện tăng ích. Khéo ăn không bệnh, gọi là tự tác còn lại thì không thọ chăng? Đáp rằng: Chẳng phải tự tác, còn lại thì thọ báo. Lại nữa, đó là đức mà thí chủ, đàn việt đã được thọ nhận.
Hỏi: Thế nào là không thành tựu, mà thọ phước kia?
Đáp: Do nghiệp làm ruộng được thấm nhuần dày dặn, đối với hạt lúa giống kia, nếu người gieo trồng, nhớ đến thửa ruộng tốt, không tốt, tất nhiên, sẽ gặt được lúa tốt.
Hỏi: Thí dụ này cũng không tương ưng, làm sao gieo hạt giống ở ruộng, không ở Tam-muội, mà đàn việt có đức kia? Lại nữa, có người thọ nhận tín thí kia. Thí chủ, đàn việt được xứ sở, ấy là sự lợi ích lâu dài của phước đức. Thế nên không thể hư hoại, không có tự thể của giận dữ, ấy là sự giận dữ kia có chấm dứt và được ý tâm, căn hoan hỷ. Người thọ nhận vật thí, không có khả năng gánh vác của bố thí, thì người bố thí sẽ tự thọ phước. Lại tạo ra thuyết này: Dùng pháp thí cho người kia, người kia vì ai được?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không có ai được, đó gọi là không cho mà lấy. Lại nữa, thọ nhận lời nói của thí chủ. Người này do đâu bố thí? Nếu dựa vào Tỳ-kheo, thì người kia sẽ có đối tượng để sánh bằng. Nếu ở đạo quả, thì đạo quả sẽ thọ nhận lời răn dạy của Thế Tôn, không có xa xôi.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Hành của chúng sanh ma-nạp, do phát khởi do hành vi đã gây ra, do nhân duyên của hành, do hành bố thí vì chúng sanh, do hành thành tựu, hoặc tốt, hoặc xấu.
Đức Thế Tôn nói lời này, nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Tự hành vi mà mình đã gây ra, thọ nhận quả báo của hành vi đó. Mọi người không bền chắc. Như hành vi đã làm ra, ấy là sẽ thọ nhận báo của hành vi đó, gọi là nhân duyên của hành, thọ nhận báo của sinh. Nếu hành ở các chỗ sinh, thì thường xuyên thọ nhận báo của hành đó, gọi là thai sinh của hành. Nếu buông bỏ hành kia, thì sẽ có ngần ấy tướng. Nếu buông bỏ hành kia, thì chúng sanh này như trên đã nói: Chúng sanh có trên, dưới, cho nên chúng sanh của hành có đối tượng giảng nói. Nếu hành kia có tốt, có xấu thì có hành nào? Nếu chúng sanh của kiếp xưa thì sẽ ăn tự nhiên, thân có thể bay đi.
Hoặc có thuyết nói: Ái ở cõi Dục đã hết, các căn thiện lừng lẫy của cõi Dục, đều do quả báo của căn thiện cõi đó.
Hỏi: Nay, cũng không có biểu hiện chăng? Hoặc trong căn thiện đã được gieo trồng nơi kia, quả báo sẽ có tự nhiên, thân có thể bay đi?
Đáp: Các hành đầy đủ, quả của hành kia không được sinh thật. Lại nữa, do nhân duyên của sinh, nhân duyên của báo hành kia, có đối như thế do tự tại bố thí nên đã gây tạo được, thân người kia có thể bay đi. Do phương tiện đức của thí chủ kia, nên thí chủ kia sẽ có sắc diện sáng sủa, những người tôn trọng phạm hạnh, khi đau bệnh, gặp phải tai ách khốn khổ, nếu có thể dùng ngựa, xe để bố thí, thân của thí chủ kia có thể bay đi.
Uống rượu, là phạm tà
Phạm tánh, tội rất nặng
Tỳ-kheo bay đi khắp
Hành tự tạo sau người.
********
Thứ 10: KIỀN ĐỘ TRÍ, (Phần đầu)
Lại, Đức Thế Tôn nói: Người kia đối với bất tịnh tu niệm giác ý.
Đối với bất tịnh, tu niệm giác ý là thế nào?
Hoặc có thuyết nói: Chấp ý tạo ra tưởng bất tịnh, so tính trong thân mà tu niệm giác ý. Như thế là tu niệm, cảnh giác ý đối với bất tịnh.
Hoặc có thuyết nói: Giác ý, phân biệt bất tịnh, trung gian giác ý bất Tam-muội, trung gian nhập bất Tam-muội, trung gian Bất Tam- muội tu niệm giác ý. Lại nữa, mỗi tưởng đều tự có nghĩa, nên thực hành quán này. Tuy nhiên, không tương ưng với niệm giác ý bất tịnh.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo các thầy hãy nên tu và ngăn ngừa, nếu Tỳ-kheo tu ngăn ngừa rồi thì dứt hết ái cõi Dục, hết ái cõi Sắc, hết ái cõi Vô Sắc, diệt hết kiêu mạn, dứt hết vô minh.
Hỏi: Thế nào là tu hộ (xả)?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các giác ý bốn thiền, bốn đẳng.
Hoặc có thuyết nói: Tu bốn thiền vô lậu.
Hoặc có thuyết nói: Hộ (xả) giác ý không quên mất. Lại nữa, vì tu đạo được các quả thật, nên ở đây nói các pháp đã sinh liền diệt, thường được giữ gìn. Đối với ái cõi Dục đều dứt hết, nên đồng vượt trình tự nhận lấy chứng.
Thế nào là tu đoạn kiết tương ưng cõi Dục, tư duy đoạn mà tu hành đạo?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Kiết ái kia không hết, bèn tu hành đạo, kiết ái kia vốn hết rồi là đạo thế tục.
Hỏi: Kiết do bốn đế dứt đã hết, đạo thế tục muốn cho kiết kia hết không tu đạo chăng? Tu đạo pháp nhẫn khiến tư duy dứt hết mà tu hành đạo?
Đáp: kiết kia không phải do bốn đế đoạn, là do tu pháp nhẫn, vì đế lý của Hiền Thánh khởi đạo này.
Hỏi: Nếu bốn đế đã dứt hết kiết, không tu hành đạo, thì kiết sử kia sẽ không do đạo thế tục dứt trừ hẳn, thế nên người kiến đế không rốt ráo dứt hết kiết?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Bốn đế kia diệt kiết vị lai.
Hỏi: Ái cõi Dục đã hết, vượt trình tự nhận lấy chứng, do vị lai tu hay do tư duy đoạn?
Đáp: Ái kia không thể do đạo tư duy đoạn, nếu cho là có thể đi nữa, bấy giờ thế gian là đạo tư duy, nếu biết khế hợp với sức mạnh của đạo đó.
Hoặc có thuyết nói: Trung gian của trí vị tri khởi đạo tư duy.
Hỏi: Đạo tư duy kia không thật sự có A-na-hàm, Tu-đà-hoàn đắc thiền chăng? Đáp: Tiến lên phía trước chứng lấy A-na-hàm, thế nên tu hành đạo đế, ấy là chứng được A-na-hàm. Nhưng tu đà-hoàn không đắc thiền. Lại nữa, hai thứ kiết đã hết, tư duy hai việc kia, tu hành hai việc ấy thì được hai trí tu hành. Đối với ái kia đã hết, đồng vượt trình tự, nhận lấy chứng đắc. Sự vô lượng đều đầy đủ, tịnh tu tâm mình, hành đạo như thế, vì kiết của ba cõi do bốn đế đoạn. Tương ưng cõi Dục, dùng tư duy đoạn, tu hành Thánh đế, trụ xứ A-na-hàm. Vào lúc ấy, cũng thực hành quán này: Kiết sử tương ưng cõi Dục. Lúc dùng tư duy đoạn, tu hành đạo, phần nhiều được căn thiện vị lai, nên nói là diệt các kiết sử?
Hoặc có thuyết nói: Nên nói là đoạn diệt.
Hỏi: Thế nào là do đạo vị lai diệt?
Đáp: Đạo vị lai, ấy là đạo có năng lực, hiện tại không diệt. Các người có thế lực, sinh về cõi kia, thì có thể diệt. Như thế, đạo vị lai có năng lực sinh cõi kia thì có thể diệt. Lại nữa, nên nói hiện tại kia không thể diệt, do trí vị tri lãnh đạo. Nên nói là dùng tư duy đoạn, do số thế tục. Số mạng của thế tục đó không phải là xuất ly mà thân đã tu.
Vì sao năm thạnh ấm không nói là ý tưởng dừng lại?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Chỗ dừng lại của pháp ý nên nói là sự tưởng tượng về thân ý trụ ở nơi thâu nhiếp thuộc sắc ấm. Ý thọ dừng, là thuộc về thọ ấm, ý pháp dừng, thuộc về tưởng ấm. Hành ấm, đây là vô vi. Lại nữa, tâm thuộc về ý dừng, nên nói là tưởng, thân và thân quán nhau, thọ và thọ quán nhau. Đối với thọ, tư duy tất cả chỗ của tâm đã tạo tác như thế.
Quán ý, pháp dừng: Nghĩa của số hợp. Đối với ấm cấu mê đắm nhiễm ô, nên thực hành quán này: Tu-đà-hoàn trụ tâm quả thật trong ba cõi, nên nói là đã thành tựu đẳng trí, hay nên nói không thành tựu đẳng trí?
Hoặc có thuyết nói: Nên nói thành tựu đẳng trí. Vì sao? Vì căn thiện do hai sự diệt tận, quả không tương ưng, diệt sự ràng buộc, mê đắm. Đối với đẳng trí kia hoặc lìa bỏ cõi chứng, nhưng Tu-đà-hoàn không lui sụt, vượt qua cõi kia, thế nên, nên nói là thành tựu. Lại nữa, do nhận biết ba cõi do buông xả đẳng trí. Lại nữa, không đối với không, Vô nguyện đối với Vô nguyện, vô tướng đối với vô tướng, nên nói là thành tựu, Tu-đà-hoàn kia không xả ý. Lại, Đức Thế Tôn nói:
Pháp, vườn gác, ao tắm
Bà-la-môn dị học
Nhàn tĩnh, không nhơ đục
Cùng những người chân chánh
Ta tắm, thần tranh tụng
Không ngâm thể diệt ác.
Phật nói lời này, nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Bờ bến của Sa-môn, Hiền Thánh, pháp ở trong nghĩa này là vườn gác, ao tắm. Sa-môn kia không điên đảo, vì kiết đã hết. Cành, lá của tâm, các cấu dứt hẳn, gọi là pháp. Không thuận theo giới gọi là giới, Phạm chí chưa vượt qua căn bất thiện để quán sát bất thiện kia, nói là nhàn nhã, vắng lặng, không có cấu uế, không có vẩn đục. Đối trước Đức Phật, Thanh văn phát tâm hoan hỷ, gọi là cùng với các bậc chân chánh, thành tựu đẳng trí. Phân biệt đẳng trí, giác biết nghĩa sâu mầu mà nhập vào đó nên nói là tắm tâm thần, không có cấu uế, cũng không tạo ra tưởng này.
Hoặc có thuyết nói: Diệt tâm vốn ác, không có tưởng này, gọi là không ngấm thân, diệt ác.
Vì sao không duyên hữu lậu? “Vô nguyện” vừa duyên hữu lậu, vừa duyên vô lậu chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: “Không” duyên khổ đế, duyên hữu lậu; Vô nguyện vừa duyên khổ đế, vừa duyên tập đế, vừa duyên đạo đế. Thế nên Vô nguyện vừa duyên hữu lậu, vừa duyên vô lậu. Lại nữa, đều tự nuơng tựa, cũng không tự giác, cũng không được pháp vô lậu. Thế nên không duyên hữu lậu, hiện có chỗ sai lầm, có thể biết cách trừ bỏ. Bấy giờ, không còn có nguyện, tưởng nghiệp làm ruộng nữa, như bầy nai sợ hãi bốn phía không có chướng ngại, trong đó, Vô nguyện vừa duyên hữu lậu, vừa duyên vô lậu.
Vượt trên Thế tục và trí vô ngã, có gì khác nhau?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thế tục là hạ, tăng thượng là vượt trên thế tục.
Hoặc có thuyết nói: Tất cả trí vô ngã gọi là vượt trên thế tục. Tất cả thuận theo, vượt trên thế tục. Lại nữa, các sự phân biệt hiểu rõ gọi là thế tục, các sự không hiểu rõ, gọi là vượt trên thế tục. Lại nữa, trí vô ngã của thế tục tạo ra thức, quán riêng phương tiện, chẳng phải phương tiện có việc như thế, tạo ra tư duy này, với tự tướng kia, người kia không có phương tiện khéo, vô ngã tự độ, được coi là vượt trên thế tục.
Hỏi: Vì sao trú vị tri không phải duyên cõi Dục?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Pháp trí đã tạo ra duyên.
Hỏi: nhẫn đã làm duyên, pháp trí không làm duyên chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hiện có pháp trí tư duy cao xa, trí vị tri hiện có ở cõi Dục, thế nên không tạo ra duyên.
Hỏi: Trong cõi Dục, hoặc có hiện, hoặc không có hiện, cõi Sắc, Vô Sắc hoặc có biểu hiện ái cõi Dục. Lại nữa, ái này không tương ưng. Đức Thế Tôn cũng nói: Pháp trí kia, do pháp này mà thấy biết quá khứ, vị lai của mình. Sắp đi qua, nói là đi qua, gọi là: Nên nói trí vị tri, thế nên có trí vị tri duyên cõi Dục
Ý giác mà giảng nói.
Ấm thượng căn cõi Dục
Tu-đà-hoàn pháp không
Ngần ấy cõi khác nhau.
Vì sao sinh sau cuối, trí thế tục liền quên mất, nhưng không phải vượt trên thế tục?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Trí thế tục dồi dào, đầy đủ, do trí giúp đỡ nhau. Thượng trí của thế tục cũng đầy đủ, dồi dào, do trí giúp nhau, mà không tu hành.
Hoặc có thuyết nói: Thế lực cấu uế rộng lớn không phải trí thế tục. Bị của cấu nhiễm trói buộc sau này năng lực trí thế tục rộng lớn chẳng phải kiết. Cũng không bị kiết ràng buộc. Lại nữa, tưởng của trí thế tục tạo ra các tưởng, hiện có như đã nói: Trí tuệ vượt thoát thế tục tạo ra Vô tưởng và tương ưng nghĩa như thật. Vì có duyên với xứ sở lợi ích bền lâu nên đạt được chương nghĩa ấy, nhờ nương vào nghĩa ấy mà có được công đức không thể hư hoại.
Vì sao A-la-hán được gọi là không thành tựu pháp học?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì A-la-hán này đã xả pháp học, an trú ở hành quả vô học.
Hoặc có thuyết nói: Được pháp vô học, thì không thành tựu pháp học, là nghĩa ở đây.
Hoặc có thuyết nói: Nếu đã thành tựu pháp học, thì đây là nghĩa học kia. Nếu thành tựu pháp vô học, thì chính là pháp vô học. Lại nữa, căn đã vượt đến chỗ vô cực thì sẽ có quả của duyên. Nếu đã vượt qua quả vô cực thì cũng vượt thoát duyên vô cực mà nhập vào cảnh giới vô cực. Ở trong đó, A-la-hán nên nói là không thành tựu pháp hữu học. Trong pháp Vô học có pháp hữu học nhưng không như ý, cũng không phải học, cũng không phải bất học, pháp không thành tựu, nên thực hành quán này, nên tạo ra pháp học, pháp vô học của thế tục có giới hạn đo lường.
Vì sao bốn biện tài, hai cõi là hữu lậu, ba cõi là vô lậu?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Danh thân, cú thân trong cõi Sắc này, có lệ thuộc, có đối tượng giảng nói có tất cả trí vô lậu, thế nên hai cõi hữu lậu. Lại có Tam-muội của trí không xoay lại đệ nhất nghĩa của cõi Vô Sắc, nhập trí không xoay lại của Tam-muội kia. Nếu xoay lại trí vô lậu, nhưng ba cõi này đều là vô lậu. Lại nữa, cõi Vô Sắc không có biện tài, nhưng biện tài không phải hữu lậu, cũng không sinh hữu lậu, hữu lậu của trung gian.
Vì sao sáu thông, ba hữu, nói ba, chẳng có minh?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Một, đệ nhất nghĩa minh, tận hữu lậu, hai, ấy nói đến việc đạt được thanh minh kia.
Hoặc có thuyết nói: Trí minh, báo nhân quả của A-la-hán, tự biết đời trước của mình, biết rõ ta đã qua đời ở xứ nào. Duyên, nhân duyên này mà sinh trong cõi này. Báo của nhân quả, nghĩa là nhìn tinh vi, thông suốt ta đã qua đời ở chỗ ở nào. Do nhân duyên này, sẽ sinh trong cõi kia. Nhân quả trí mà biết tận hữu lậu trí, nghĩa là: Ta do đạo này mà dứt hết hữu lậu, là trí của các báo nhân quả. Lại nữa, thông thứ tư, tự biết mình từ đâu đến. Thông thứ năm, biết mình mới sinh trí. Thông thứ sáu, cùng tương ưng chung, nói là trí tận hữu lậu. Nếu là tương ưng trí, thì đệ nhất nghĩa kia sẽ nói về thông đầu, biết các kỹ thuật, thông thứ hai, nhiếp giữ các âm thanh, thông thứ ba, quán tự tướng, như ba môn giải thoát này: Không, Vô nguyện, vô tướng.
Vì sao môn giải thoát đồng vượt trình tự, nhận lấy chứng?
Đáp: Không, Vô nguyện, sinh, là có thể vượt qua đã sinh, nên nói là đồng vượt trình tự, để nhận lấy chứng, như được trí phân biệt.
Vì sao nói việc chưa thấu đạt trí tuệ không cùng đồng duyên cõi Sắc, Vô Sắc?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cùng lúc giảng nói về kiết do kiến đế đoạn.
Hỏi: Đề tài này cũng là nỗi hoài nghi của ta: Vì sao cùng lúc giảng nói mà hai kiến đế đoạn. Nhưng không phải ba cõi? Hai cõi có gì khác nhau? Một kiến đế đoạn, nhưng không phải tư duy đoạn?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vô thường, khổ, không, vô ngã.
Hỏi: Ba cõi nhóm họp, gọi là vô thường chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không hiển hiện trí vị tri, trí phân biệt kia có thể so lường, hiển hiện ở trước.
Hỏi: Cõi Dục ít có hiện sắc, cõi Vô Sắc không hiện, cho nên hiện không phải nghĩa. Lại nữa, nói là ba cõi đồng vượt trình tự, nhận lấy chứng, gọi là nên nói trí vị tri. Đây là đạo kia đồng vượt trình tự nhận lấy chứng, vậy nhẫn và trí có gì khác nhau?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nhẫn có thể chịu đựng sự việc, trí có thể biết vật.
Hỏi: Người không có trí có thể nhẫn nhịn chăng? Lúc nhẫn có trí chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: nhẫn là dưới, trí là trên.
Hoặc có thuyết nói: Diệt và đạo đế, đạo là nhẫn, quả đạo là trí.
Lại có thuyết nói: Đạo đoạn là nhẫn, đạo giải thoát là trí.
Lại có thuyết nói: Đạo đoạn là nhẫn, đạo giải thoát là trí. Lại có thuyết nói đoạn đạo là nhẫn, không có trở ngại là trí. Lại nữa, như người đi đường, không thể tiến lên phía trước, bèn tự khuyến khích, cố gắng tiếp tục đi đến nơi một cách yên ổn. Như thế, đồng vượt trình tự nhận lấy chứng. Trước được mắt trí tuệ dẫn đường là nhẫn, vượt qua bên kia bờ là trí, nhẫn là dưới.
Các pháp học không quên
Môn phân biệt giác ý
Sinh đến và phân biệt
Pháp nhẫn là mười kinh.
Hỏi: Vì sao dùng nhẫn đoạn kiết, nhưng không dùng trí?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đạo đã sinh, ấy là đoạn. Thế nên, nhẫn đoạn kiết. Nhẫn đã có thể xả, là trí, không thể đoạn nhẫn đều dứt kiết.
Hoặc có thuyết nói: Diệt và đạo đế là nhẫn, quả đạo là trí, nhưng không phải do quả đạo dứt kiết. Do đó, không dùng trí để đoạn.
Hoặc có thuyết nói: Diệt và đạo là nhẫn, đạo giải thoát là trí, không phải do đạo giải thoát đoạn. Thế nên trí không dứt kiết. Lại nữa, kiến địa do kiến đế mà đoạn kiết. Diệt và đạo chướng đạo, đạo không đồng đoạn, do tương ưng với đạo này, nên nhẫn dứt kiết. Do trí che lấp không sinh, nên thực hành quán này: Vì sao lúc tận, nhẫn đoạn, kiết đoạn, lúc kiết không sinh?
Hoặc có thuyết nói: Lúc tận, nhẫn hiện ở đạo dứt kiết. Thế nên, khi tận, nhẫn dứt kiết. Nếu lúc nhẫn sinh, đạo chưa sinh, thì không thể đoạn. Cho nên lúc sinh không đoạn.
Hỏi: Nếu lúc sinh, nhẫn không dứt kiết, thì nhẫn kia không có trái chăng?
Đáp: Đúng, lúc sinh, nhẫn không dứt kiết. Như thế, nhẫn kia tức không có trái. Sở dĩ sinh đoạn, thế nên nhẫn kia giúp nhau.
Hỏi: Nếu tự quán, nhẫn đã sinh thì kiết nọ tự diệt, không có sinh, không có bóng tối nữa. Lại nữa, nếu kiết đã sinh, nhẫn diệt kiết đã sinh, nên nói liền tận, cũng như có ánh sáng, thì bóng tối liền tan biến.
Hỏi: Nếu nhẫn đã sinh, diệt, nên nói là kiết chăng? Nhẫn đã sinh, đạo chưa biết nhẫn, tất cả kiến đế đã dứt hết kiết. Thế nên nhẫn thành tựu quả Tu-đà-hoàn?
Đáp: Tất cả kiến đế đã dứt hết kiết, không do trí nhóm họp, gọi là Tu-đà-hoàn. Vì sao? Vì không do hữu vi này mà được quả Tu-đà-hoàn. Như Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo quán năm thạnh ấm như thật mà biết, gọi là Tu-đà-hoàn, không do thấy khổ, gọi là Tu-đà-hoàn. Cũng tạo ra thuyết này: Ba kiết tận gọi là Tu-đà-hoàn, không do nhẫn nhóm họp gọi là Tu-đà-hoàn.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Lúc Tỳ-kheo nói tất cả kiết, bốn ý chỉ đồng nói, mà nói. Thế Tôn cũng nói: Lúc nói Tỳ-kheo khéo nhóm họp pháp thiện, thì bốn ý chỉ đồng nói, mà nói, nhưng tất cả các pháp không phải khéo nói.
Hỏi: Nghĩa của lời nói này thế nào?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Khi nói tất cả pháp, bốn ý chỉ đồng nói, mà nói là đạo có duyên. Vì lý do này, nên nói: Khi khéo nói nhóm họp pháp thiện, là bốn ý chỉ đồng nói mà nói, cũng do đạo nói. Lại nữa, khi nói tất cả pháp, bốn ý chỉ đồng nói mà nói, do tám chánh đạo, ba mươi bảy phẩm Bồ đề, do đó nên nói: Lúc nói nhóm họp pháp thiện, bốn ý chỉ đồng nói mà nói, nhóm họp pháp thiện là nhóm họp nghĩa bậc nhất, do đó nên nói: Nghĩa tướng của các Như lai khởi trí mầu nhiệm.
Các Thanh văn cũng có trí mầu nhiệm này chăng? Nếu Thanh văn có trí nhiệm mầu này, thì Thanh văn kia là nghĩa tướng của Như lai, khởi trí mầu nhiệm chăng?
Hoặc có thuyết nói: Nghĩa tướng của các Như lai khởi trí mầu nhiệm, nghĩa tướng đó Thanh văn có. Khởi trí mầu nhiệm, các loài chúng sanh đối với Thanh văn, Như lai kia, khởi trí mầu nhiệm, như lúc xoay lại cảnh giới trí kia. Lại nữa, không nên tạo ra thuyết này: Tâm trí mầu nhiệm của chúng sanh, trí tuệ hoan hỷ, có trí tuệ nhiệm mầu của thệ nguyện kia.
Thanh văn kia, dần dần tu tập nên trí hiện ở trước mắt. Như lai, đối với trí, được tâm tự tại, tâm tư duy, Tam-muội thanh tịnh. Đối với dục, liền có thể không có sự trở ngại khi khởi trí mầu nhiệm.
Hỏi: Vì sao bốn ý chỉ không có thân ý chỉ sinh chăng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ý chỉ không có sự tư duy dần dần mà đến. Lại nữa, giáo pháp của Như lai nên dần dần đọc tụng và thọ nhận thừa kế mới dần dần có lợi ích. Lại nữa, thân và thân quán nhau, tạo ra các ý, thọ và thọ quán nhau lưu hành, thọ và thọ quán nhau, tạo ra các ý. Tâm và tâm quán nhau có lưu hành, nên tâm và tâm quán nhau tạo ra các ý. Pháp và pháp quán nhau có lưu hành.
Tu ý chỉ dần dần như thế.
Hỏi: Vì sao trong bảy giác ý, trước nói là niệm giác ý?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Theo trình tự nói. Lại nữa, Như lai đã nói theo trình tự, vì người đọc tụng mà nói.
Lại nữa, trước hết là niệm giác ý hiện ở trước, vì người, theo trình tự nói tu, nói giác ý. Như đã nói: Như pháp mà người kia đã nghĩ, lựa chọn các pháp, cũng lại quán biết vị các pháp, đối với pháp kia chọn lựa, cũng lại giác biết thời của các pháp, ấy là có phát ý hoan hỷ mạnh mẽ, ý hưng thịnh không ít, không có khác với thân, tâm có đối tượng nương tựa, thọ nhận niềm vui, ấy là nhập Tam-muội, quán tâm ý mình.
Hỏi: Vì sao tám Thánh đạo, trước hết là nói đẳng kiến?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đạo Hiền Thánh, không xét tu hành. Lại nữa, Đức Như lai trình tự nói, vì người đọc tụng mà nói. Lại nữa, đẳng kiến vì người hành đạo theo trình tự, cũng như tất cả trong bốn thần túc, do được định tâm tinh tiến tự tại.
Vì sao? Vì tất cả Tam-muội tự tại đều chuyển vận thành tựu, nói là Tam-muội của tâm Tam-muội tinh tiến của bốn thần túc. Tam-muội đều chuyển vận thành tựu, đó gọi là thần túc chăng?
Hoặc có thuyết nói: Các tăng thượng khởi các Tam-muội. Người kia đã nói: Như đã nói: Tỳ-kheo tăng thượng tự tại được các Tam-muội. Tỳ-kheo kia có Tam-muội tự tại. Tâm tinh tiến, Tỳ-kheo tăng thượng được các Tam-muội. Tỳ-kheo kia tức gọi là Tam-muội. Lại nữa, các việc như thế càng tăng, do định Tam-muội, đôi khi thiền Tam-muội tăng, được tự tại, khởi các tự tại, xoay lại tự tại, đôi lúc tinh tiến Tammuội tăng, khởi các tinh tiến, xoay lại tinh tiến, hoặc có lúc tâm tăng trưởng, khởi tâm với tâm, tâm xoay lại. Hoặc có khi Tam-muội tăng, khởi Tam-muội, Tam-muội xoay lại, ở trong đó nói bốn thần túc, ấy là có tăng thượng.
Hỏi: Năm căn, năm lực có gì khác nhau?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tăng thượng là nghĩa căn, không thể tan hoại là nghĩa lực. Lại nữa, sức gieo trồng bên ngoài, nên quán tu căn, sức gieo trồng bên trong, nên quán tu lực.
Đối với người tu hành kia, các căn không bền chắc gọi là căn, không thể tan hoại gọi là lực.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Cũng như pháp tín khác hoặc từ chỗ
khác nghe, hoặc biết các thứ, để xem thấy người. Lại nữa, có trí không thể hủy hoại trí, điều này không đúng.
Đức Thế Tôn nói lời này, nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tu-đà-hoàn gieo trồng ở tâm người kia, muốn gần gũi thiện tri thức. Vì sao? Vì niềm tin, sinh ra ý muốn lễ bái, kính thờ. Từ Tu-đà-hoàn kia nghe pháp hiện đang nói, nói được biết các thứ, tư duy ác lộ, thấy hiện pháp của các thiền, là nghĩa pháp sinh nhau. Lại nữa, trước kia đã có đối tượng nghe, như tất cả các hành vô thường, được các niềm tin đối với trí kia, do có đức tin, ấy là có trí tuệ. Điều thiện cũng là trí tuệ, như thật nghĩa của trí kia, người ấy nói là muốn. Nghĩa muốn đã là trí tuệ. Người kia tốt, xấu, là do quán các hành, tra xét, tính đếm, như thật nghĩa của trí kia khởi mắt trí tuệ, như nhớ đến các pháp như thật kia thấy các nhẫn:
Hai nhẫn, tất cả pháp
Các thứ, thân đứng đầu
Giác ý, thấy chỗ đọa
Các thứ và chỗ khác.
Vì sao? Vì do chủng loại khổ v.v… đồng vượt trình tự, nhận lấy chứng, nhưng không do bệnh lở loét gây khổ não?
Hoặc có thuyết nói: Bệnh lở loét hữu lậu, nhưng không phải đạo hữu lậu vượt trình tự, nhận lấy chứng. Chủng loại khổ Vô lậu, do đạo vô lậu đồng vượt qua trình tự nhận lấy chứng. Lại nữa, chứng bệnh lở loét: giới mềm mại nhóm họp khác nhau, phát khởi dần chủng loại khổ. Do tương ưng khổ ấm, tạo ra quán như thế này: Thứ khổ, thứ nhọt lở, thứ loét có gì khác nhau?
Hoặc có thuyết nói: Thứ khổ, thứ ung nhọt, thứ lở loét hữu lậu, hạt giống vô lậu. Lại nữa, tướng mạo của thân bị bức bách, do thứ khổ, tướng mạo của bệnh dịch, thứ ung nhọt, thứ đau lở loét, khởi tướng lậu.
Vì sao nhãn căn gọi là kiến?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là lời nói mà thế tục đã thấy. Như có kiến tịnh, có kiến bất tịnh, lại nữa, mắt thấy, ấy là có đối tượng thấy.
Khế kinh thế gian gọi là nhãn căn, gọi là kiến.
Vì sao nhẫn không gọi là trí?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Trí có thể biết sự việc, nhẫn không thể biết, thế nên, nhẫn không gọi là trí. Lại nữa, đã được kiến, gọi là có trí, chứ không phải do nhẫn có trí, thế nên nhẫn không phải trí.
Vì sao tận trí, vô sinh trí không gọi là kiến?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu tận-trí, vô sinh trí là kiến thì chín thứ thành tựu A-la-hán lẽ ra cũng phải nói một thứ thành tựu A-la-hán sao? Cho nên, trí kia không gọi là kiến.
Hỏi: Như đẳng kiến vô học, gọi là trí, có chỗ nhất định của trí đó không phải trí, mà là kiến chăng?
Đáp: Do trí kia cũng có chỗ chuyển vận. Lại nữa, trí nên thấy biết vượt qua bờ bên kia, vì kiến kia vượt qua đó, ấy là đúng.
Sao không là mười thứ cố nhất định? Nên nói là quán tám thứ là địa. Như trí này, nên nói là pháp vô học, cũng như môn ba giải thoát này: không, vô nguyện, Vô tưởng, đồng vượt trình tự, nhận lấy chứng, nên nói được rồi khởi, đồng vượt qua trình tự nhận lấy chứng, nên nói là đắc?
Đáp: Không, vô nguyên, đồng vượt trình tự nhận lấy chứng, nên nói là đắc. Do vượt trình tự, nhận lấy chứng, nên nói đắc. Vô tưởng: đã vượt trình tự, nhận lấy chứng, nên nói là đắc.
Nếu lúc tu Tam-muội không, người kia có tu Tam-muội Vô nguyện không? Nếu tu Tam-muội Vô nguyện, người kia có tu Tam-muội không chăng?
Hoặc có thuyết nói: Hoặc không chẳng phải Vô nguyện.
Thế nào là không chẳng phải Vô nguyện?
Vì đã được Tam-muội không hiện ở trước, nên nói là không, chẳng phải Vô nguyện.
Vô nguyện chẳng phải không là sao?
Đã được Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, hay không được Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước, không được là lúc tu Tam-muội không, nói là Vô nguyện chẳng phải không.
Thế nào là tu không, Vô nguyện, chẳng được Tam-muội không mà hiện ở trước.Đắc là lúc tu Tam-muội Vô nguyện, không được Tammuội Vô nguyện mà hiện ở trước?
Đắc là lúc tu Tam-muội không, chẳng được Vô tưởng, không được trí thế tục mà hiện ở trước, đắc là lúc tu Tam-muội không, Vô nguyện, gọi là tu Tam-muội Không, Vô nguyện.
Thế nào là chẳng tu không phi Vô nguyện?
Vốn được Tam-muội Vô tưởng mà hiện ở trước. Nếu vốn không được Tam-muội Vô tưởng mà hiện ở trước, thì sẽ không thể tu không Tam-muội, Vô nguyện vào lúc này. Vốn được thế tục trí mà hiện ở trước. Nếu vốn không được trí thế tục mà hiện ở trước, thì không thể tu không Tam-muội, Vô nguyện vào lúc ấy. Tâm nhiễm ô, tâm vô ký của tất cả người phàm phu, Tam-muội Diệt tận, Tam-muội Vô tưởng của trời Vô tưởng, nói là chẳng phải không, chẳng phải Vô nguyện. Lại nữa, hoặc không phi Vô nguyện, Hữu học thấy dấu vết như A-la-hán được không mà hiện ở trước.
Hoặc Vô nguyện chẳng phải không. Lúc xoay lại tu hành tập nhẫn trí, lúc xoay lại đạo pháp nhẫn, lúc đạo pháp trí xoay lại tu hành, lúc xoay lại đạo chưa đạt pháp nhẫn. Hữu học thấy dấu vết như A-la-hán, được Tam-muội Vô nguyện, mà hiện ở trước.
Hoặc không, Vô nguyện lúc tu hành khổ. Lúc xoay lại nhẫn trí tu hành đạo, lúc xoay lại đạo trí vị tri. Thấy rõ dấu vết như A-la-hán chẳng được không, Vô nguyện, Vô tưởng mà hiện ở trước.
Hoặc chẳng phải Tam-muội không, không phải Tam-muội Vô nguyện, lúc tu hành tận, xoay lại nhẫn trí. Thấy rõ dấu vết như A-la-hán vốn được Tam-muội Vô tưởng mà hiện ở trước. Tâm tư duy Tam-muội của tất cả thế gian, chẳng tu không, chẳng tu Tam-muội Vô nguyện, ở trong đó cũng có tưởng hàng phục.
Nếu tu Tam-muội Không, thì người kia có tu Tam-muội Vô tưởng hay không? Nếu tu Tam-muội Vô tưởng, thì người đó có tu Tam-muội Không chăng?
Hoặc có thuyết nói: Không chẳng phải Vô tưởng.
Không chẳng phải vô tướng là sao?
Được Tam-muội Không mà hiện ở trước, nếu không được Tammuội Không mà hiện ở trước thì sẽ không thể tu Tam-muội Vô tưởng trong lúc này. Không được Tam-muội Vô nguyện mà hiện ở trước, thì sẽ chẳng thể tu Tam-muội Không vào lúc này.
Thế nào là Vô tưởng chẳng phải không?
Được Tam-muội Vô tưởng mà hiện ở trước. Nếu không được Tammuội Vô tưởng mà hiện ở trước, thì sẽ không thể tu Tam-muội Không vào lúc này.
Tu không Vô tưởng là thế nào?
Chẳng được Tam-muội Không mà hiện ở trước, được tu Vô tưởng trong lúc này. Nếu vốn không được Tam-muội vô tướng mà hiện ở trước, thì sẽ có thể tu Tam-muội Không vào thời điểm này. Không được Tam-muội Vô tưởng mà hiện ở trước, thì có thể tu Tam-muội Không vào lúc này. Không được trí thế tục mà hiện ở trước, thì có thể tu Tammuội Không, Vô tưởng trong lúc này.
Thế nào là chẳng phải không, chẳng phải Vô tưởng?
Được Tam-muội Vô nguyện mà hiện ở trước, không được Tam-muội Vô nguyện mà hiện ở trước, được trí thế tục mà hiện ở trước, không được trí thế tục mà hiện ở trước. Vào lúc này, không thể tu Tammuội không vô tưởng, mà hiện ở trước. Tất cả tâm nhiễm ô, tâm vô ký, nhập Tam-muội Vô tưởng, Tam-muội Diệt tận, không tu Tam-muội không chẳng phải Vô tưởng, gọi là chẳng phải không, chẳng phải Vô tưởng. Lại nữa, hoặc không phi Vô tưởng: xoay lại nhẫn trí lúc tu hành khổ, Hữu học thấy dấu vết như A-la-hán, được Tam-muội không mà thấy hiện ở trước.
Hoặc Vô tưởng chẳng phải không: Lúc tu hành tận, xoay lại nhẫn trí, thấy rõ dấu vết như A-la-hán, được Tam-muội Vô tưởng mà hiện ở trước, hoặc Không Vô tưởng, lúc tu hành đạo chưa biết trí xoay lại, Hữu học thấy dấu vết như A-la-hán, chẳng được Tam-muội Không, Vô nguyện, Vô tưởng mà hiện ở trước.
Chẳng phải không, chẳng phải Vô tưởng là thế nào?
Sự xoay lại nhẫn trí lúc tu hành tập, xoay khắp quanh trí vị tri, hành đạo pháp trí, lúc xoay lại đạo chưa biết nhẫn, thấy rõ dấu vết như A-la-hán vốn được Tam-muội Vô nguyện. Tư duy tâm của tất cả thế gian, chẳng tu Tam-muội không, Vô tưởng không ở trong đó có hàng phục.
Nếu tu Tam-muội Vô nguyện, thì người kia có tu Tam-muội Vô tưởng chăng? Nếu có tu Tam-muội Vô tưởng, thì người ấy có tu Tammuội Vô nguyện không? Hoặc có thuyết nói: Có khi Vô nguyện chẳng phải Vô tưởng.
Thế nào là Vô nguyện chẳng phải vô tướng?
Được Tam-muội Vô nguyện hiện ở trước, không được Tam-muội Vô nguyện mà hiện ở trước, là lúc chẳng thể tu Tam-muội không mà hiện ở trước, lúc này không thể tu Tam-muội Vô nguyện. Chẳng được Tam-muội Không mà hiện ở trước, Tam-muội mà hiện ở trước, không được Tam-muội Vô tưởng mà hiện ở trước, lúc ấy không thể tu Tammuội Vô nguyện.
Tu Tam-muội Vô nguyện, Vô tưởng là sao?
Không được Tam-muội vô tưởng mà hiện ở trước, có thể tu Tammuội Vô tưởng trong lúc này. Không được Tam-muội Vô tưởng mà hiện ở trước, thì có thể tu Tam-muội Vô nguyện vào lúc này. Chẳng được Tam-muội không mà hiện ở trước, thì có thể tu Tam-muội Vô nguyện, Vô tưởng vào lúc này. Không được trí thế tục mà hiện ở trước, là lúc tu Tam-muội Vô nguyện, Vô tưởng.
Không phải tu Tam-muội Vô nguyện, vô tướng là sao?
Được Tam-muội không mà hiện ở trước, được trí thế tục mà hiện ở trước, không được thế tục trí mà hiện ở trước, lúc này không thể tu Tammuội Vô nguyện, Vô tưởng. Tất cả tâm nhiễm, tâm vô ký, Tam-muội vô tướng, Tam-muội Diệt tận, trời Vô tưởng, tu Tam-muội Vô nguyện, Vô tưởng, gọi là không tu Tam-muội Vô nguyện, Vô tưởng. Lại nữa, hoặc Vô nguyện không phải Vô tưởng, xoay lại nhẫn trí lúc tu hành tập. Lúc xoay lại đạo chưa biết nhẫn thì tu hành đạo trí vị tri. Lúc xoay lại đạo nhẫn vị tri hữu học, thấy dấu vết như A-la-hán, được Tam-muội Vô nguyện mà hiện ở trước. Có khi Vô tưởng chẳng phải Vô nguyện, tu hành hết nhẫn trí ở trước thì xong lại. Hữu học thấy dấu vết như A-lahán, được Tam-muội Vô tưởng mà hiện ở trước.
Thế nào là Vô nguyện, vô tướng?
Lúc xoay lại tu hành đạo trí vị tri, Hữu học thấy dấu vết như A-lahán, chẳng được Tam-muội không, Vô nguyện mà hiện ở trước.
Hoặc không phải Vô nguyện, không phải Tam-muội vô tướng, Hữu học thấy rõ vết tích như A-la-hán được Tam-muội không mà hiện ở trước, tư duy tâm của tất cả thế tục, không tu Tam-muội Vô nguyện, Vô tưởng, ở trong đó có tưởng hàng phục.
Nếu tu Tam-muội không vào lúc đó thì khi đó có tu Tam-muội Vô nguyện chăng? Nếu tu Tam-muội Vô nguyện vào lúc đó thì lúc đó có tu Tam-muội không chăng?
Nên tạo ra thuyết này: Như trên thì được, nhưng không kịp hiện ở trước. Lại, nếu tu Tam-muội Không vào lúc đó, thì lúc đó, sẽ không tu Tam-muội Vô nguyện. Nếu đã tu Tam-muội Vô nguyện vào lúc đó, thì lúc đó sẽ chẳng tu Tam-muội Không. Vì sao? Vì sự xoay lại của thời tiết, nên thực hành quán này: Không, Vô tưởng cũng giống như thế, Vô nguyện, vô tướng cũng giống như thế. Vì sao? Vì ba cõi tu hành đẳng trí, gọi là hữu lậu chăng?
Hoặc có thuyết nói: Tức tất cả ba cõi kia, ba cõi đó là hữu lậu.
Hoặc có thuyết nói: Cái gọi là đẳng trí, là do hữu lậu.
Hoặc có thuyết nói: Như sự chứng đắc của trí đế kia không như đế kia, điều này cần nên tu hành. Lại nữa, đẳng trí mà ba cõi đã tu, là do ý thầy tạo ra tưởng này. Thí như không, Vô nguyện, Vô tưởng, vì đối với Vô tưởng, nên nói là tu ở Vô tưởng kia, tạo ra tưởng này, nên thực hành quán này.
Vì sao cõi Sắc không đồng vượt qua trình tự, nhận lấy chứng?
Hoặc có thuyết nói: Người cõi Sắc kia không có pháp nhàm chán tai hoạn này, giống như cõi Dục.
Hỏi: Không do chán tai hoạn này mà đồng vượt qua trình tự nhận lấy chứng. Nếu có tai họa, thì trong cõi ác cũng đồng vượt qua trình tự nhận lấy chứng?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ở cõi Dục có báo của hành này.
Hỏi: Nếu ở cõi Dục nhập Niết-bàn thì sao lại có báo của hành cõi Sắc, Vô Sắc?
Đáp: Vì cõi Dục thọ báo.
Hỏi: Có nhân duyên gì báo của hành cõi Sắc, cõi Vô Sắc, không phải cõi Dục thọ nhận báo của hành cõi Sắc, Vô Sắc?
Đáp:Hoặc có thuyết nói: Do căn cơ yếu kém của người cõi Sắc kia không đồng vượt qua trình tự nhận lấy chứng.
Hỏi: Cũng như người căn cơ nhạy bén trong đây, sinh trong cõi kia, làm sao trong cõi Sắc kia lại có căn cơ yếu kém?
Đáp: Sự sinh của cõi Sắc kia tự như vậy.
Hỏi: Chẳng phải người không có cấu uế ở cõi Sắc khởi đạo Hiền Thánh chăng?
Đáp: Đã được thì có thể khởi.
Hỏi: Không được đạo vô học thì có thể khởi chăng? Lại nữa, ấy là có tưởng hàng phục. Lại nữa, ở trong đây tạo ra hành nên qua đời, sinh lên cõi Sắc. Vì tướng có sức, nên người cõi Sắc kia không đồng vượt qua trình tự, nhận lấy chứng. Nếu đầu tiên khởi trí vô sinh, thì có bao nhiêu trí trung gian khởi?
Đáp:Hoặc có thuyết nói: Hoặc khởi trung gian của tận trí: Ta đã biết khổ tận trí, nhưng không biết trí vô sinh khởi tất cả các đế. Lại nữa, khởi trung gian của ba tận trí: Sự sinh tử của ta đã hết, gọi là tận trí, phạm hạnh của ta đã lập, gọi là tận trí, không còn thọ thân sau gọi là trí vô sinh.
Đã nói tướng hai khổ
Mắt, nhẫn trí vượt bậc
Tư duy quán ba cõi
Có sinh giống như gốc.
Vì sao khổ trí biết khổ trí, tập trí biết tập trí, đạo trí chỉ biết đạo trí?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Năm ấm hữu lậu của khổ đế, xoay lại khổ trí đối với khổ đế kia, nhântrí cũng xoay lại. Đạo, nghĩa là năm ấm vô lậu, trí xuất ly của đạo kia, ấy là sự xoay lại, đạo vô lậu kia có đạo trí. Lại nữa, khổ suy nghĩ khổ, có thuận với sự xoay lại, thế nên nói là tập trí đạo trí.
Lại nữa, nỗi khổ có thuận với sự xoay lại, đối với khổ đế kia có tập trí, đạo trí, một tướng tư duy. Nếu duyên với thuyết này thì ở trong đó không thể, hư hoại. Giới căn, trí của Thế Tôn duyên với những gì?
Hoặc có thuyết nói: Nhân trí, đạo trí, giới căn trí. Đạo của nhân kia là duyên của trí kia.
Hoặc có thuyết nói: Các căn lần lượt là giới căn, trí là trí của các căn kia. Lại nữa là duyên tốt lành giới căn là nghĩa tối đệ nhất.
E sợ, nhàm chán tai họa có gì khác nhau?
Đáp:Hoặc có thuyết nói: Tương ưng với cõi Dục là sự e sợ. Ba cõi là tai họa nhàm chán.
Hoặc có thuyết nói: Có mình là e sợ, người và ta là tai họa nhàm chán.
Hỏi: Trung gian kiết là sự sợ sệt, trung gian căn thiện, là nhàm chán tai họa. Lại nữa, nhận biết thù oán, muốn đi qua chướng ngại, là vì e sợ. Tâm rong ruổi buông lung là vì nhàm chán tai họa.
Sắc diện mạnh mẽ với không sợ có gì khác nhau?
Đáp:Hoặc có thuyết nói: Kiết trung gian là sắc diện mạnh mẽ, căn thiện trung gian là không có sợ. Lại nữa, chỗ khác của ý nhập là nhan sắc mạnh mẽ, ý kiên cường là không sợ.
Trí nhanh nhẹn, trí lanh lợi có gì khác nhau?
Đáp: Nghĩa nhanh nhẹn, thật sự hiểu rõ. Đối với sự lanh lợi, do nghĩa phương tiện dần dần kia, Trí nhanh nhẹn theo trình tự.
Trí nhạy bén và trí vô ngại có gì khác nhau?
Đáp: Dứt trừ các kiết là trí nhạy bén, phân biệt đế là trí vô ngại.
Trí tuệ rất sâu với trí tuệ phổ biến có gì khác nhau?
Đáp: Nhận biết duyên này là trí tuệ rất sâu, làm nhiều lợi ích lâu dài là trí tuệ phổ biến.
Có gì khác nhau giữa trí tuệ riêng và trí tuệ rộng lớn?
Đáp: Các thứ tướng biết các nghĩa, đây gọi là trí tuệ riêng, trí phổ biến một xứ, gọi là trí tuệ rộng lớn.
Đối tượng đáng sử dụng, trí chứng quả Tu-đà-hoàn, trí tuệ đó nên nói thuộc về dĩ tri căn thuộc về vị tri căn phải không?
Đáp rằng: Chỗ có thể dùng là biết vô vi chứng quả Tu-đà-hoàn. Trí kia nên nói là thuộc về Dĩ tri căn, vị tri căn cũng như tất cả kiết, do kiến bốn đế đều dứt. Vì sao? Vì hoặc kiến đế dứt, hoặc tư duy dứt là nghĩa ở đây.
Hoặc có thuyết nói: Đạo kiến đế dứt: Đối tượng dứt của kiến đế kia. Đạo tư duy đoạn: Là tư duy dứt kiết kia.
Hỏi: Sự tư duy có ích lâu dài, thể hiện sự lợi ích lâu dài hay có tư duy khác?
Đáp: Như ngang với đối tượng mắt thấy, là sự tư duy của mắt kia, như ngang với tư duy của mắt, là đối tượng mà mắt kia được thấy, thế nên không có thế lực.
Hoặc có thuyết nói: Kiến đế đoạn đầu tiên kia, nghĩa là đối tượng đoạn của kiến đế, nghĩa là người kiến đế đã thấy đế trụ đoạn, hoặc tập mà đoạn, kia là tư duy đoạn.
Hoặc có thuyết nói: Đối tượng đoạn của các nhẫn, là kiến đế đoạn kia, đối tượng đoạn của các trí là tư duy đoạn kia.
Hoặc có thuyết nói: Có kẻ thù trước kia, tư duy đoạn kẻ thù đó, không có kẻ thù trước kia, do kiến đế đoạn kẻ thù đó.
Lại nữa, các đẳng trí trải qua phi nhân duyên, cũng như dùng khúc gỗ để dùi lửa, là kiến đế đoạn kia, kia thấy lợi ích lâu dài, như tâm tưởng? Sự dùi gỗ để lấy lửa kia, là sự tư duy đoạn.
Khổ, Thế Tôn nhàm chán.
Dung mạo mạnh, nhạy bén
Trí tuệ riêng rất sâu
Tu-đà-hoàn và đế.
Kiền-độ trí thứ mười một xong.