LUẬN TÔN BÀ TU MẬT BỒ TÁT SỞ TẬP
Tác giả: Tôn giả Bà Tu Mật
Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần người nước Kế-Tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 2
Thứ 1: Phẩm kệ Phần đầu: TỤ KIỀN ĐỘ (Phần năm)
Hỏi: Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Bốn việc nhiếp phục con người, vậy nhiếp phục con người có ý nghĩa thế nào?
Đáp: Hoặc nói thế này: Tánh chúng sanh hư hoại như cát bẩn kia.
Đức Thế Tôn dùng bốn việc này nhằm nhiếp phục tất cả chúng sanh nên nói là nghĩa ấy. Như cát kia bị nước bẩn thấm vào nên dính nhau cũng giống như thế.
Hoặc nói thế này: Tánh của chúng sanh tự hoại, nên dùng bốn việc này để nhiếp nhau đều thành xong. Do vậy nhiếp phục con người, cũng là làm cái lọng cao để thâu tóm các loài cũng giống như thế.
Hoặc nói thế này: Vì phương tiện nhóm họp nhiều chúng sanh nên gọi là nhiếp phục con người. Vì sao? Vì nghĩa chung cho tất cả mà nói là nhiếp phục con người.
Hoặc nói thế này: Đều có giới hạnh.
Hoặc nói thế này: Đều đồng cảnh giới.
Hoặc nói thế này: Đều đồng đối tượng nhận biết.
Lại nữa, nghĩa khuyến giúp gọi là nhiếp phục con người.
Hơn nữa, Đức Thế Tôn nói: Vô thường là pháp vô thường.
Hỏi: Thế nào là vô thường? Thế nào là pháp vô thường?
Đáp: Hoặc nói thế này: Hành quá khứ là vô thường, hành vị lai và hiện tại là pháp vô thường, cũng nên cầu pháp, cũng nên kế trụ.
Hoặc nói thế này: Hành quá khứ, hiện tại và vị lại là vô thường, nhưng lại cho hành vị lai là pháp vô thường, cũng nên đến cầu pháp ấy.
Hoặc nói thế này: Hành quá khứ và hiện tại là vô thường, còn vị lai dù sinh ra pháp hay không sinh ra pháp cũng là pháp vô thường, cho nên cũng tương ưng với pháp.
Hoặc nói thế này: Tất cả các hành cũng là vô thường, cũng là pháp vô thường, như đã nói: Như nhân là vô thường, như quả là pháp vô thường.
Hỏi: Nhân cũng duyên quả khác, quả cũng duyên nhân khác, há nhân quả kia không là vô thường và pháp vô thường hay sao?
Đáp: Chỉ nhân duyên của quả khác, quả duyên với nhân khác. Như nhân là vô thường, như quả là pháp vô thường.
Hỏi: Như nhân hiện nay không phải vô thường, như quả hiện nay không phải pháp vô thường. Vậy nhân kia là vô thường hay pháp vô thường?
Lại nữa, các hành xoay chuyển theo vô thường kia là pháp hay pháp vô thường?
Lại, Đức Thế Tôn nói: Các hữu trần cấu là pháp trần cấu, vì sao gọi là trần cấu, vì sao gọi là pháp trần cấu.
Đáp: Hoặc nói thế này: Trần cấu xoay vần duyên nhau nên gọi là pháp trần cấu, hoặc có thuyết nói: Pháp tương ưng với trần cấu kia gọi là pháp trần cấu.
Hoặc có thuyết nói: Trần cấu xen lẫn với trần cấu, đó là luân pháp chuyển mãi nên gọi là pháp trần cấu.
Hoặc nói thế này: Trần cấu xen lẫn với trần cấu, chúng sanh khởi lên hành vi của thân, hành vi cũa miệng nên gọi là pháp trần cấu.
Hoặc nói thế này: Tất cả hành hữu lậu đều là pháp trần cấu. Như nhân là trần cấu, như quả là pháp trần cấu.
Tôn giả nói thế này: Chúng sanh không hoại diệt nên sinh ra hành năm ấm khiến cho phải chịu khổ não bức bách, nên gọi là pháp trần cấu.
Hơn nữa, Đức Thế Tôn nói: Này các thầy Tỳ-kheo! Các thầy đã sinh, già, bệnh, chết, chết lại thọ thân, sanh lại thọ thân, chết đi rồi, đâu có gì khác nhau?
Hoặc nói thế này: Các thân trung ấm đây là sinh, lại chuyển ấm sanh đến đây, đó gọi là thân trung ấm bại hoại gọi là thệ, lúc mới chết ấm bại hoại gọi là chết.
Hoặc nói thế này: Ra khỏi bào thai mẹ gọi là sinh. Mới nhập vào thai mẹ gọi là lại sinh. Khi có thân hình dầu lớn lên gọi là thệ, thân trung ấm mới chết bị bại hoại gọi là chết.
Hoặc nói thế này: Phôi trứng hòa hợp lại mà sinh. Việc này thế nào? Các căn này dần dần thuần thục hội hợp lại mà thọ sinh hóa sinh. Các căn kia không dần dần thuần thục (nhuyến sanh lại thành). Hóa sinh: Nếu khi người ấy chết, không thấy mô trứng của thân người kia hội hợp, sau khi chết rồi mới thấy thân người kia.
Hoặc nói thế này: Không có khác nhau, nên nói là trong khoảng giây phút. Lại nữa, lúc hướng đến nơi sinh, trước hết, thọ ấm sinh tạo ấm trụ siêu việt. Từ siêu việt tạo ra ấm để đến nơi sinh ra. Đây nói là lúc chết, trụ vào nơi chốn siêu việt, tạo ấm để thọ sinh. Ấm kia lại chuyển biến cho đến khi mạng sống đoạn tuyệt. Khi các ấm ly tan và hủy hoại gọi đó là chết.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo! Kiết thường theo đuổi, lúc ấy có chết, các hữu chết đi nên mới có số.
Hỏi: Nói là lúc nói, nghĩa này thế nào?
Đáp: Hoặc nói thế này: Ái theo được khi người ấy chết mà tiếp tục huân tập hành nghiệp. Người ấy chết rồi lại đi thọ thân ở các cõi. Dục, ái dục thọ nhận dục ấm, sắc, ái sắc tiếp nhận sắc ấm, Vô Sắc ái, Vô Sắc thọ, Vô Sắc ấm. Khi đã tiếp nhận ấm kia gọi là có số. Tại ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc, nên nói là kia có số.
Hoặc nói thế này: Bị các sử ràng buộc nên thọ ấm phải nhận các hữu. Đã được hữu này, nên nói là có số, cho nên nói: Người kia có số.
Hoặc nói thế này: Tất cả kiết sai khiến. Nếu người có khả năng nhận biết, thì ngay khi chết bèn tự nhớ lại, người ấy được gọi là chết. Do vậy nói: Người kia có số nhiều ngu si giận dữ.
Hoặc nói thế này: Nhân duyên của sắc yếu kém, khởi các cấu uế, trong sai khiến của sắc cấu uế, duyên sắc đã bị sử sai khiến, khởi kiết tăng thượng, nên nói có số.
Hoặc nói thế này: Sắc bị đắm sắc sai sử, sắc đắm sắc mà chết, vì được sắc gìn giữ, do đó sinh sắc, nên nói là có số.
Hoặc nói thế này: Các dục hữu cần dùng, bị sử kia sai khiến nên dùng phương tiện cầu xin, được rồi cho nên có số. Như thế, các hữu cần dùng, bèn cầu xin, đã được vật dụng kia, người kia bèn chết, người kia bèn có số ở trong địa ngục, hoặc các đường ác khác.
Hoặc nói thế này: Bị ái sai khiến tạo ra hữu, duy trì ở sinh, già, bệnh, chết, nên nói người kia có số.
Hoặc nói thế này: Bị bị cấu sai sử, kiết khởi hạnh gìn giữ, mang đến trong đường ác, với ý ăn năn. Người ấy có số. Nếu khi chết, người ấy không ăn năn, liền sinh lên cõi trời.
Hoặc nói thế này: Giảng nói bốn đế, Đức Thế Tôn nói pháp, nếu Tỳ-kheo bị sử sai khiến, đó gọi là chết, vì hiện tập đế, người kia có số, vì hiện khổ đế. Ở đây, Tỳ-kheo không bị sử sai khiến thì không chết, vì hiện đạo đế, người kia có số, vì hiện tận đế.
Tôn giả tạo ra thuyết này: Năm thạnh ấm không phải sử, chỉ vô minh, hữu, ái, trong triền năm ấm tương ưng với vô minh, hữu ái kia, đã ở trong triền ràng buộc, tức là có số nên phải vào địa ngục, hoặc ở đường ác khác.
Tất cả các sử ái
Sắc kém tự ràng buộc
Nếu lại có ái khác
Sau hành đế có năm.
Hơn nữa, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo sắc vô thường quá khứ, vị lai, huống chi là hiện tại.
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói: Huống chi là hiện tại?
Đáp: Hoặc nói thế này: Sắc quá khứ hư hoại, sắc vị lai chưa sinh, sắc hiện tại sinh, không hư hoại, đó gọi là vô thường, nếu hư hoại, hoặc sinh và chưa sinh, huống chi là pháp sinh có hư hoại, nên nói là huống chi là hiện tại.
Hoặc nói thế này: Sắc quá khứ, vị lai không có nơi chốn, vì hiện tại có nơi chốn, nên nói là vô thường, không có nơi chốn vô thường của người kia, huống chi là không có nơi chốn, nên nói huống gì là hiện tại.
Hoặc nói thế này: Sắc quá khứ, vị lai không thể hư hoại, hiện tại có thể hư hoại, đó gọi là vô thường. Người có thể khiến cho hư hoại, có thể hư hoại, huống chi là có thể hư hoại, nên nói là huống chi là hiện tại.
Hoặc nói thế này: Sắc vị lai trụ lâu xa trong vị lai, sắc quá khứ trụ lâu xa trong quá khứ, sắc hiện tại vì trụ cùng lúc lâu xa trong hiện tại, hoặc nói là vô thường. Nếu người trụ lâu xa, nếu sẽ trụ lâu xa, huống chi lại là trụ cùng lúc, nên nói huống chi là hiện tại.
Hoặc nói thế này: Khi tuổi thọ sắp hết, nên Đức Thế Tôn nói mạng sống của người ở quá khứ lâu xa, thọ 84.000 tuổi. Cũng có Atăng-kỳ tuổi, nghĩa là con người sống lâu xa trong vị lai, cũng sẽ có tuổi thọ, rất dài là 84.000 tuổi, cũng có A-tăng-kỳ tuổi, như tuổi thọ hiện nay, sống lâu nhất là một trăm tuổi, số người sống lâu ngoài một trăm tuổi thì ít, cho nên nói: Huống chi là hiện tại.
Hoặc nói thế này: Đây là lời răn dạy của Đức Thế Tôn huống chi là sắc hiện tại của chúng sanh, nên nói là ý của ta đã đắm nhiễm. Quá khứ, vị lai, chưa hẳn đắm nhiễm, trong đó, nghiêng nhiều về ý dâm, vì hiện vô thường, nên nói huống chi là hiện tại.
Tôn giả tạo ra thuyết này: Hiện tại là hiện tại, quá khứ, vị lai không thường xuyên dừng trụ mà lần lượt qua lại, căn cứ vào câu khế kinh đã nói.
Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo nên nhận lấy y ngũ nạp trong gò mả, ít, dễ được, con người không có tham ái.
Hỏi: Thế nào là y trong gò mả dễ được? Thế nào là ít? Thế nào là dễ được? Thế nào là không tham ái?
Đáp: Hoặc nói thế này: Vì người mê đắm ít, nên nói là ít. Vì chỗ dễ được, nên nói là dễ được, là điều Đức Phật đã chấp nhận. Con người không có tham, nghĩa là vì số giá trị rất ít, nên nói là ít, không theo người để mong cầu, cũng lại không có chủ.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo hành đạo rất khom khổ, Tỳ-kheo cầu xin khổ, ở chung khổ.
Hỏi: Tỳ-kheo kia hành đạo như thế nào? Thế nào là cầu xin? Thế nào là ở chung?
Đáp: Hoặc nói thế này: Năm thạnh ấm là hành đạo, ái thân là sự cầu xin, kiết sử là ở chung.
Tôn giả tạo ra thuyết này: Như người hướng nói Tỳ-kheo hành đạo khổ, cầu xin khổ, ở chung khổ. Chúng sanh ở kia lưu chuyển sinh tử khổ, vì đối với nghĩa này, nên nói hành đạo khổ, rất khổ đối với ba khổ: thân khổ, hành khổ, biến dịch khổ. Hy vọng niềm vui của người khác, cũng là khổ, tất cả sự cầu xin là khổ, không có phương tiện ở chung là khổ.
Ở pháp giới vô thường
Sinh mê đắm trần cấu
Sử, huống là hiện tại
Y bổ nạp rất khổ.
Phẩm kệ thứ năm xong.
********
Thứ 1: Phẩm kệ Phần đầu: TỤ KIỀN ĐỘ, (Phần 6)
Lại, Đức Thế Tôn nói: Như kệ kia đã nói: Không thể ăn thức ăn kia là vì sao? Nghĩa là Phật, Thế Tôn nói kệ: Không thể ăn.
Hoặc nói thế này: Đức Thế Tôn vì không do cái ăn, nên trụ, chỉ muốn giáo hóa Bà-la-môn kia, thế nên không thọ nhận.
Hỏi: Vì không do kệ, nên nói không thể ăn, vì ăn không phải nghĩa, nên nói không thể ăn?
Đáp: Hoặc nói thế này: Bà-la-môn nghĩa là cày ruộng thanh tịnh kia keo kiệt, tham lam, ganh tỵ nên lúc thọ thức ăn, Bà-la-môn kia bèn nghĩ rằng: Sa-môn Cù-đàm do ăn nên nói pháp. Như chọn hợp với thi, tụng, vì tiền của nên ca ngợi. Người xin, như lương y kia ca ngợi cỏ thuốc, không có chứng bệnh nào không khỏi.
Hoặc nói thế này: Muốn hiện thần túc biến hóa Bà-la-môn kia, Đức Phật vì hiện ba biến hóa để giáo hóa họ.
Tôn giả tạo ra thuyết này: Vì hai việc, nên Phật, Thế Tôn nói kệ, không thọ nhận lấy, tự biểu hiện nghĩa thức ăn kia, hiện chúng sanh vì nên được Phật hóa độ, nên khiến họ khởi tâm giữ gìn.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Chặt đứt hàng rào, cắt đứt hào mà đứng ở cổng thành.
Hỏi: Thế nào là nghĩa cổng thành?
Đáp: Hoặc nói thế này: Do ngạo mạn, biếng nhác, chỉ biết tựa lưng vào cổng thành nói là mình đã tạo dựng. Như họ Bà-tha nói: Như thế, Sa-môn Cù-đàm ở trong pháp hóa độ, không có những cành, lá, cọng, lóng, vỏ, mầm, pháo, sạch, bền chắc, không thể dời động.
Hỏi: Thế nào là cành, lá, cọng, lóng, vỏ, mầm, pháo, sạch? Nói bền chắc, nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Hoặc nói thế này: Giới là cành, lá, cọng trong pháp hóa độ này, lợi dưỡng là vỏ, Tam-muội là pháo (nốt đầy nước trên vỏ cây), sự giải thoát là bền chắc.
Hỏi: Không có giới, không có nghiệp, không có lợi dưỡng, không có Tam-muội trong pháp hóa độ là sao?
Đáp: Hoặc nói thế này: Giới bền chắc là cành, lá, cọng, lợi dưỡng là vỏ bền chắc, đốt đầy nước trên vỏ cây là Tam-muội, biểu hiện tướng ít giải thoát là bền chắc.
Hoặc nói thế này: Có các tà kiến, cành, lá, cọng, vỏ, đốt đầy nước trên vỏ, ở trong kinh này tạo ra thuyết này.
Như thế, biểu hiện nghĩa, nghĩa này không phải là pháp hóa độ của Thế Tôn Cù-đàm với kiến bền chắc, hay sự bền chắc của giải thoát.
Hoặc nói thế này: Giới, thành tựu cành, lá, cộng, biểu hiện sự giống nhau của giới đó. Tam-muội, thành tựu đốt đầy nước đọng lại trên vỏ cây, biểu hiện sự giống nhau của Tam-muội kia. Trí tuệ, thành tựu hiện trong hào thành.
Như thế, Thế Tôn Cù-đàm không phải do đó nên tu phạm hạnh, mà là đức thần thông vững chắc của sự giải thoát khác.
Lại, Đức Thế Tôn nói kệ: Vốn đã trải qua. Hỏi: Thế nào là sắc xứ không giống nhau?
Đáp: Vì mất từ bi vốn đã trải qua khỏi.
Hoặc nói thế này: Tự nhiên.
Hoặc nói thế này: Oai nghi tự nhiên.
Hoặc nói thế này: Vì hai việc, nên nhân vốn đã trải qua tự nhận thức các đời trước của mình mà khởi tâm từ bi. Hoặc có người đến mách bảo, hoặc nói thế này: Như việc kia, nói nhân duyên xưa.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói ví dụ về cây Căng-thúc-khu, bấy giờ, có hai sứ giả đúng như sự thật đến nói với vua rồi, bèn lên đường trở về nước mình.
Hỏi: Thế nào là sứ giả ấy như sự thật kia? Thế nào là lại lên đường trở?
Đáp: Hoặc nói thế này: Thánh đế của bốn Hiền Thánh là như sự thật kia, tám Thánh đạo là lại lên đường trở về.
Hỏi: Vì sao trong đạo đế có chỗ nhất định? Thế nào là có tên riêng?
Đáp: Không có giả dối, xuất yếu là đạo.
Hoặc nói thế này: Như chương kia, như thật ngữ kia, như sự nhận biết kia, lại lên đường trở về.
Hoặc nói thế này: Như đạo kiến đế, thật ngữ cũng giống như thế. Như đạo tư duy, lại lên đường trở về cũng giống như thế.
Tôn giả tạo ra thuyết này: Bốn Thánh đế, như thật ngữ kia, tám Thánh đạo, lại lên đường trở về. Ngôn ngữ của tướng đế này, khuyên không có tướng vật, nói thanh tịnh trong Khế kinh là ngôn ngữ, xét kinh nói.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Mặc y ngũ nạp nhặt trong gò mả, có năm việc không hợp pháp: mùi hôi hám, sắc hoại, nhiều rận, giòn xốp, nơi cư trú của Dạ-xoa Bà-la.
Hỏi: Thế nào là trong gò mả? Thế nào là mùi hôi hám? Thế nào là sắc hư hoại? Thế nào là nhiều rận? Thế nào là Dạ-xoa Bà-la?
Đáp: Vải ràng rịt khi chết, dùng để gói thây người chết, hoặc giường nằm, hoặc mền ở thân, nên nói là áo trong gò mả. Bị bụi làm bẩn, dù có đem nhuộm cũng không thành sắc, chỗ hôi hám bất tịnh, nắng nóng bức, áo như đây có hy vọng, cho đến chấy rận là đứng đầu, là nơi thiên thần không qua lại, vì gần quỷ dữ, nên nói là Dạ-xoa Bà-la.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Ái hết thì dục sẽ hết, dục hết thì ái hết.
Hỏi: Ái và dục có gì khác nhau?
Đáp: Hoặc nói thế này: Không có khác nhau, ái tức là dục.
Hỏi: Nay không có ái hết, dục hết, nên tạo ra thuyết này: Dục hết, vì dục hết, nên nói ái hết, dục hết?
Đáp: Hoặc nói thế này: Ái ít, dục nhiều.
Hỏi: Dục có thượng, trung, hạ, ái có trung, hạ không?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nghĩ đến cái ăn là dục, nhiễm đắm thức ăn đó là ái, nên nói là ái.
Hỏi: Như đã nói: Như thọ tham dục và ái nhiễm đã diệt. Như vậy, thọ ấy sẽ diệt thì đối với dục ái có gì trái?
Đáp: Hoặc nói thế này: Khi có dục nhưng chưa có nhiễm gọi là sự ham muốn.
Hỏi: Nay đã không có chấp, chưa được vô dục thì sao?
Đáp: Hoặc nói thế này: Ái thủ là ham muốn, nhưng không ái thủ là sự yêu mến.
Hỏi: Thế nào là ái thủ không có ham muốn, không ái thủ không có yêu mến?
Đáp: Hoặc nói thế này: Ý là yêu mến, sáu thức thân là ham muốn
Hỏi: Nếu ý là yêu mến (ái) thì đối với sự ham muốn kia có gì khác nhau?
Đáp: Hoặc nói thế này: Bên trong là ham muốn, bên ngoài là yêu mến
Hỏi: Thế nào là bên trong không nhiễm, bên ngoài không ham muốn?
Đáp: Hoặc nói thế này: Sự kính mến là ham muốn, kẻ tạo ra sự kính mến là ái nhiễm
Hỏi: Dục trong thọ như đã nói và cái bị tạo ra là ái nhiễm có gì khác nhau?
Đáp: Hoặc nói thế này: Chưa được đã được các thứ sinh hoan hỷ.
Nghĩa là sự ham muốn đã được thức ăn nên tham chấp. Đây gọi là ái.
Tôn giả tạo ra thuyết này: Nhan sắc hòa vui là dục, chí vui vẻ, ý đẹp xoay trở lại, gọi là ái.
Không có niệm mềm dịu
Đã được mà đắm nhiễm
Ý và các ái trong
Sắc đều được vui vẻ.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Nhân là có, nên là có là không, nhân là có, chẳng phải là không có.
Hỏi: Lúc nói lời này, nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Hoặc nói thế này: Hiện tại, vô minh sinh các hành, sinh quá khứ, vị lai.
Hỏi: Giống như hiện tại này không có phải chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Vô minh dựa vào ngã mà sinh các hành, không dựa thì không có, nên dựa vào ngã này không có.
Hoặc nói thế này: Không tận, có thừa, thì vô minh sinh các hành, đã hết hoàn toàn không sót thì không sinh hành, nên nói không tận có dư sót là không có.
Hoặc nói thế này: Tất cả các vật dụng sinh vô minh, hành, không có các vật dụng thì không sinh, cho nên nói là nhờ các vật dụng này không có.
Tôn giả tạo ra thuyết này: Tự nương tựa, vì chỉ nương tựa vào sự tăng ích của ý, nên căn cứ vào thuyết này. Nay, chẳng phải có, không có khổ đế, nên nói quá khứ chăng? Nên nói vị lai chăng? Nên nói hiện tại chăng?
Hoặc nói thế này: Nên nói hiện tại, không do giác khổ quá khứ, vị lai.
Hỏi: Quá khứ đã ràng buộc, vị lai sẽ ràng buộc, hiện tại, hoặc có không ràng buộc. Sử dục ấy không phải khổ đế chăng?
Lại nữa, khởi tưởng khổ đế trong năm thạnh ấm, vô số thế gian thời gian bày nói trí tuệ, khổ đế, tập đế giống lại như thế.
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói hiện tại, không phải do ái quá khứ, vị lai, mà là do thọ nhận hữu.
Hỏi: Quá khứ đã nói, vị lai sẽ nói, ái hiện tại không phải tất cả đã nói chăng? sử dục kia không phải tập đế chăng?
Lại nữa, khởi tưởng tập đế trong hành hữu lậu, trong vô số đời, bày nói rộng tập đế, đạo đế cũng giống như thế.
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói hiện tại, không phải do đạo quá
khứ, vị lai dứt trừ kiết.
Hỏi: Quá khứ đã diệt, vị lai sẽ diệt, hiện tại hoặc có không diệt, muốn cho sử kia không phải đạo đế chăng?
Lại nữa, đã khởi tưởng đạo đế trong hành vô lậu, bày nói rộng đạo đế trong vô số thế gian, thời gian.
Ngưỡng cửa kệ thi tụng
Bà-tha mừng, Căng-thúc
Áo, gò mả và dục
Nhân đế đều có ba.
Phẩm kệ thứ sáu xong.
********
Thứ 1: Phẩm kệ Phần đầu: TỤ KIỀN ĐỘ (Phần 7)
Phật có năm mắt,
Và ba thứ sinh
Tướng hữu vi thật
Chẳng sinh có không.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo! Ta dùng mắt Phật quán chúng sanh căn cơ nhạy bén, căn cơ chậm lụt kia đáng hóa độ, dễ dạy bảo, các trần cấu uế ít. Người không nghe pháp nên lui sụt, giống như ba thứ mắt này.
Hỏi: Thế nào là nhãn? Đó là mắt Phật mắt thịt, mắt trời, mắt tuệ.
Đáp: Hoặc tạo ra thuyết này: Ba thứ mắt của Như lai, nên nói là tất cả mắt Phật chăng? Vì sao? Vì tất cả là mắt trí tuệ của Như lai.
Hỏi: Như hiện nay, không quán tất cả chúng sanh, các đối tượng quán, nghĩa là chốn u minh đều khắp phải chăng?
Đáp: Tôn giả tạo ra thuyết này: Thánh trí Như lai thường trụ không dời đổi, tất cả chúng sanh, ngay cả loài sâu bọ cũng đều được nói mắt Phật.
Hỏi: Mắt Phật, nên nói là thiện hay nói là vô ký?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói thiện, cũng là vô ký. Vì sao? Vì tất cả ba mắt ấy đều là mắt Phật.
Tôn giả tạo ra thuyết này: Nên nói là thiện, không có chí lầm lẫn, lẫn lộn.
Hỏi: Mắt Phật, nên nói là hữu lậu hay nói là vô lậu?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói là hữu lậu, nên nói là vô lậu. Nếu nói là vô lậu, vì sao? Vì cả ba mắt ấy đều là mắt Phật.
Tôn giả nói: Nên nói mắt Phật là vô lậu, vì sao? Vì không do trung gian hữu lậu sinh hữu lậu, giống như mười trí Như lai này.
Hỏi: Những trí nào là mắt Phật?
Đáp: Hoặc nói thế này: Mười trí của Như lai, tất cả trí đó đều nói là mắt Phật, vì sao? Vì tất cả Như lai đều là mắt trí tuệ.
Hoặc nói thế này: Pháp trí, vị tri trí là trí thường trụ của Như lai, không động, không dời đổi, không chung, tất cả các loài côn trùng nhỏ nhít, nên nói là mắt Phật. Giống như mười lực này.
Hỏi: Những lực nào là mắt Phật?
Đáp: Hoặc nói thế này: Căn, trí nên nói là mắt Phật, do đây mà biết, hoặc có chúng sanh căn cơ nhạy bén, chậm lụt, trung bình.
Hoặc nói thế này: Là tất cả mười lực, nên nói là mắt Phật, đây không phải trí Như lai, cho đến mười lực, giống như các hành này do vô số duyên sinh. Vì sao? Vì sinh là nói sinh.
Hoặc nói thế này: Sinh, nghĩa là rất tốt đẹp. Ví như do nhiều việc nên nhuộm y áo, đắm nhiễm là người.
Hỏi: Trong tính bình đẳng không có ngăn ngại là tốt đẹp hay không phải tốt đẹp? Nghĩa này thế nào? Áo xanh có nhuộm, cho nên không nhất định?
Đáp: Hoặc nói thế này: Dù có duyên này sinh, nhưng không bị ràng buộc, cho nên sinh nghĩa là sinh.
Hỏi: Duyên có sinh này là duyên đối tượng bị ràng buộc sinh, thế nên không nhất định?
Đáp: Hoặc nói thế này: Sự sinh đầu tiên vì không có thật nên không sinh.
Hỏi: Sự sinh đầu tiên không có sinh và duyên của sinh đó, cho nên sinh này không phải duyên?
Đáp: Hoặc nói thế này: Không phải sinh ra hành sinh, nay vì hội hợp với hành sinh, nên hội hợp hành sinh.
Hoặc nói thế này: Nếu sinh ra hành sinh như thế, thì duyên kia không có phương tiện, sinh ra đối tượng sinh trong tính bình đẳng không có ngăn ngại, đã không phải là duyên sinh, thì có sự sai trái. Như kia duyên pháp sinh các pháp, không có duyên thì không sinh. Như thế, sẽ không khác. Thế nên phải bỏ sự sinh này. Tuy nhiên, sự sinh không phải khởi tạo các pháp một cách tự nhiên, vì điều này không đúng, giống như hai pháp sinh khởi ra các hành này đều sinh ra bình đẳng, vì sao lại nói một pháp sinh khởi?
Hoặc nói thế này: Một là sinh hành, sinh khác cũng là sinh.
Hỏi: Sự sinh này cũng là nỗi hoài nghi của tôi. Vì sao? Vì một không phải sinh, hành khác cũng là sinh?
Đáp: Hoặc nói thế này: Sự sinh kia có một nhân, sự sinh khác là quả.
Hỏi: Mặc dù mỗi pháp sinh ra hai sinh này, không phải hai nhân, nhưng sự sinh kia cũng là quả?
Đáp: Hoặc nói thế này: Hành không có hai sinh.
Hỏi: Cái việc này, phần nhiều là hành bất tương ưng, sao lại có một pháp sinh?
Đáp: Hoặc nói thế này: Hai pháp sinh này đều bất sinh, nếu tương ưng thì sinh hành.
Lại nữa, sự sinh này có ý dục sinh, tự nhiên sinh. Vì sao? Vì sinh là nói sinh, sự sinh kia không phải là pháp có bình đẳng.
Hoặc nói thế này: Sinh, là đã sinh hành.
Hoặc nói thế này: Sinh này không phải sinh, sự sinh khác mới là sinh. Nếu sự sinh có sinh, thì sẽ có sự sinh lưu chuyển không dứt. Nếu hành tự sinh, hành đã tự sinh, thì sinh này là tự sinh. Sự sinh kia vì sao không có sinh là sanh? Thế nên, nghĩa này không đúng. Cũng như ba tướng hữu vi của hữu vi này, khởi tận, trụ, không có biến đổi, làm sao trụ, nghĩa là có biến dịch?
Hoặc nói thế này: Khởi gọi là sinh, tận là không có thường trụ, già, nghĩa là biến dịch, nên nói là biến dịch.
Hỏi: Nếu sự già nua kia có sự vượt hơn, vượt hơn là biến dịch, nếu không có biến dịch thì không có khác?
Đáp: Hoặc nói thế này: Trụ lâu xa trong vị lai, quá khứ, hiện tại thì có biến dịch, trụ như thế, tức là có biến dịch.
Hỏi: Nếu khởi, chưa khởi biến dịch mà có sự vượt hơn: Nếu không có vượt hơn, thì sẽ không có biến dịch. Lại nữa, không có một vật trụ có biến dịch, ý trụ có biến dịch, khởi sinh tử đầu tiên, diệt chỗ đã sinh, đều nương vào nhau, thân trụ chuyển, chuyển dời trụ, thì có đổi thay. Việc này nên nói là ngang bằng hay nên nói là dần dần ngang bằng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói là vừa ngang bằng nhau, đều khởi cùng lúc.
Hỏi: Đổi thay già cùng lúc thì sẽ có hư hoại?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nếu nói là khởi bằng nhau dần dần, công việc đã làm dừng lại ở chỗ kia, tức là có sự đổi dời, dần dần đến cuối hết đều sinh, sinh dần dần. Lại nữa, tạo ra tướng hữu vi của các hành không còn tạo ra hành. Nếu được tạo ra hành, thì sẽ có sự bằng nhau, tức là đều cùng sinh, thế nên, cùng lúc sinh, già, biến dịch, bại hoại, thế nên điều này không đúng.
Hỏi: Thế nào là tướng khổ đế, tướng tập đế, tướng diệt đế, tướng đạo đế?
Đáp: Hoặc nói thế này: Các phiền não là tướng Khổ đế, dời chuyển tướng Tập đế, thôi nghỉ là tướng Diệt đế. Con đường xuất ly khổ não là tướng Đạo đế.
Hoặc nói thế này: Sự thành tựu là tướng Khổ đế, xoay trở lại, là tướng Tập đế, chuyển trụ là tướng Diệt đế, có khả năng trở về là tướng Đạo đế.
Lại nữa, nghĩa chương tạo ra tướng thật đế. Hòn sắt nóng, nước đồng sôi ở trong nhóm năm ấm, thọ nhận ba khổ như thế, nhiễm đắm, lo lắng như nuốt viên sắt nóng.
Khổ khổ, khổ hành, khổ biến dịch. Như bỏ viên sắt nọ vào lửa đốt, không khác với lửa.
Như thế, nên quán khổ khổ, biết tướng của phiền não kia? Đối với ái khổ này, chuyển hành biến đổi, rong ruổi chạy đến đường ác, nói là đẳng hữu. Quán hành cấu uế, tướng Tập đế kia tạo nên hành không ràng buộc đẳng hữu, gọi là phi đẳng hữu. Nên quán tướng Diệt đế: Tu giới, thôi nghỉ (định), trí tuệ sinh, nhân tương ưng diệt. Tu hành như thế là quán tướng Đạo đế.
Hỏi: Vì sao hành quá khứ không sinh lại?
Đáp: Hoặc nói thế này: Ai là người thấy sinh lại. Nếu hoài nghi về hành quá khứ.
Hoặc nói thế này: Đã diệt, không sinh.
Hỏi: Hiện tại có sinh lại chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nếu không tương ưng thì hành kia sẽ không sinh.
Hỏi: Như hữu tương ưng với quá khứ kia, lại nữa, một tương ưng thành một quả, chứ không phải một tương ưng thành hai quả, cho nên bất sinh.
Làm sao biết được có hư không?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây là việc hiện tại.
Hỏi: Nói là tăng thượng mạn là không, chẳng có căn bản. Việc hiện tại biết được, cũng có việc không thể biết chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Không có mê đắm thì không có sinh.
Hỏi: Có mê đắm nghĩa là sinh, có thể biết được không có sự mê đắm kia thì sẽ không có sinh?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nếu không có hư không, thì chúng sanh sẽ không có phạm vi giới hạn, dù có phạm vi giới hạn nhưng vẫn có hư không.
Hỏi: Trong mộng, tất cả vật được thấy đều dừng trụ, nếu vật được chấp nhận, thì sẽ lần lượt chấp nhận thêm vật kia. Vì có sự lần lượt chấp nhận đó, nên không nhất định, cũng không thể cuối cùng, cho nên, chẳng có hư không
Đáp: Hoặc nói thế này: Do thế tục nên nói như thế. Như chúng sanh, gọi Tát-thóa-na-la, Vị-nhu-xà, Ma-nạp-bà-đóa.
Hoặc nói thế này: Không thể xét tìm biết được. Vì sao? Vì đây không phải là đối tượng biết của trí tuệ.
Hỏi: Vì sao sắc chẳng tương ưng với không? Vô sắc chẳng tương ưng với không?
Đáp: Do ở nơi này đến nơi khác, không có chỗ nào nói đến không, là số lời nói của thế tục.
Phật có năm mắt
Và ba thứ sinh
Hai đế hữu vi
Chẳng sinh có không.
Hỏi: Tám pháp thế gian gồm có bao nhiêu ấm, bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập?
Đáp: Như trong chương đã nói: Có lợi, không có lợi, lợi lúa tẻ, lợi của cải, lợi xiêm y, gồm nhiếp bốn trì, bốn nhập, thuộc về sắc ấm.
Lợi voi, lợi ngựa, lợi nam, nữ, gồm nhiếp mười bảy trì, mười một nhập. Năm ấm đã được lợi sở đắc. Thâu tóm pháp, duy trì pháp nhập, thuộc về hành ấm, có danh xưng, không có danh xưng, tiếng khen, thâu giữ tiếng, gìn giữ thanh nhập. Sắc ấm khổ, vui, thâu tóm pháp, gìn giữ pháp nhập. Tất cả tám pháp thế gian, thuộc về thống ấm, nhiếp giữ mười tám trì, mười hai nhập, năm ấm, năm dục, hoặc khổ, hoặc vui, nên nói thành tựu, nên nói không thành tựu?
Hoặc nói thế này: Dục nên nói thành tựu, nhân duyên kia sinh dục lạc.
Hỏi: Nhân duyên kia sinh khổ, muốn cho thành tựu khổ chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Khổ nên nói thành tựu. Đức Thế Tôn cũng nói: Như thế, Ma-đàn-đề (tên Bà-la-môn) dục của chúng sanh chưa dứt hết, đối với dục khổ, khởi thú vui, tưởng vui được các điên đảo, cho đến Khế kinh nói.
Hỏi: Như nay, không có sinh dục tưởng?
Đáp: Điên đã khởi tưởng là vui.
Hoặc nói thế này: Không có khổ, không có thành tựu vui. Giả nói là có khổ vui nên sinh ngã mạn. Như các thứ đường hoặc có một đường phương tục khác nhau. Do tư duy nên sinh khổ vui và ngã mạn. Vậy Atỳ-đàm thì nghĩa ấy thế nào?
Hoặc nói thế này: Kệ Khế kinh, quyết định nghĩa sinh của các pháp, vì lý xâu xa nên nói A-tỳ-đàm.
Hoặc nói thế này: Pháp bốn Thánh đế, có chuyên tu hành, nên nói là A-tỳ-đàm
Hoặc nói thế này: Niết-bàn là pháp tu hành, thọ chứng, nên nói là A-tỳ-đàm.
Hoặc nói thế này: Mười hai nhân duyên, pháp mười hai duyên, vì có thể tự giác, nên nói là A-tỳ-đàm.
Hoặc nói thế này: Tám Thánh đạo, vì giảng nói rộng nghĩa ấy, nên nói là A-tỳ-đàm.
Lại nữa, các ràng buộc, chấp mắc, giải thoát, dứt sạch không còn ở trong nghĩa này, phân biệt nhân của các pháp, có danh thân, cú thân, vị thân, chấp mắc dần dần, trụ dần dần, tương ưng bằng nhau dần dần, nói là A-tỳ-đàm. Thân thần, thân người làm ra tiếng người, nên nói là người, nên nói tiếng phi nhân.
Hoặc nói thế này: Nên nói là tiếng phi nhân này. Xưa thấy quỷ ở nước Kiền-đà-việt, vốn nói tiếng người nước Ma-kiệt, nói tiếng nói của Kiền-đà-việt, nói là quỷ của nước Ma-kiệt bắt người của nước Kiền-đàviệt, tạo ra âm thanh của nước Ma-kiệt.
Hoặc nói thế này: Đây là tiếng người, không phải âm hưởng của ma quỷ (Dạ-xoa, La-sát), là âm hưởng của người, xa biết tiếng vang, âm hưởng của mỗ giáp.
Hỏi: Phi nhân mê đắm tiếng nói, thân hình con người, thế nên có âm thanh. Lại nữa, nên nói tiếng phi nhân này, thấy người quá khứ, thấy người vị lai, cũng thấy phong tục, ở địa phương. Thần mê đắm tiếng người, thật ra không có giả dối. Thần (A-tỳ Phiến-đề) không nhớ những gì mình đã nói. Đức Khế-Tôn cũng nói: Đây không phải là thiên tử A-câu-bà-la. Thiên tử A-câu-bà-la nói kệ này: Thiên ma Ba-tuần mê đắm thiên tử A-câu-bà-la, nói kệ rằng: Lời ma này đã nói không phải là thiên tử kia. Vì sao? Vì trời nói là quỷ.
Hoặc nói thế này: Vì cư trú trên cõi trời, nên nói là trời. Như loài sinh trong nước, nói là giống nước, sinh trong đầm núi, nói là giống đầm núi.
Hoặc nói thế này: Vì qua đến trên cõi trời, nên nói là trời, như người kia cưỡi xe, nói là người cưỡi xe.
Hoặc nói thế này: Nghĩ đêm trên cõi trời, nói là trời, như trụ thành quách, là người thành quách. Nếu Tỳ-kheo ăn cơm, mặc áo, mà khởi tưởng dục, tưởng giận dữ, khởi tưởng giết hại, thì chủ đàn-việt kia, có tội hư không?
Hoặc nói thế này: Đàn-việt kia không có tội. Vì sao? Vì người kia gây ra tội rồi, không thọ nhận.
Hỏi: Như Đức Khế-Tôn nói: Nếu Tỳ-kheo, thân Tỳ-kheo kia mặc y, nhập Tam-muội vô lượng niệm, chuyên chí không đổi dời, chủ đànviệt kia sẽ được vô lượng công đức của nghiệp thiện. Như thế, đều trái với Khế kinh?
Đáp: Tỳ-kheo kia không tạo ra tâm này: Ta tạo ra tưởng dục.
Hỏi: Không tạo ra niệm này, Tỳ-kheo kia tiếp nhận vật của ta, nhập Tam-muội Vô lượng niệm, chuyên chí không dời đổi.
Thí chủ kia không có tâm niệm ấy: Ta thí cho người này thức ăn, ăn xong nhập Tam-muội vô lượng, mặc áo của đàn-việt?
Đáp: Nếu ăn cơm, mặc áo của đàn-việt thì để cho đàn-việt kia được phước.
Hỏi: Không nên tạo ra thuyết này: Tự thân bị bệnh hoạn, người khác cảm nhận nỗi đau đớn, không tư duy bất tịnh ở trung gian.
Có tội lỗi hay không, nên hổ mà không hổ, nên thẹn mà không thẹn, sự hổ thẹn kia nên nói là thiện, bất thiện, hay vô ký?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói là thiện, tương ưng với pháp.
Hỏi: Sự hổ thẹn kia không tương ưng với pháp, đáng xấu hổ, sự xấu hổ ấy nên nói là tương ưng với pháp?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói bất thiện có tưởng điên đảo là tốt.
Lại nữa, nên nói bất thiện. Như thế, thuyết kia thêm lợi ích cho cõi ma.
Như đã nói mạng khác, thân khác, các đối tượng sinh là mạng, tạo ra thuyết này, nghĩa này thế nào?
Sinh tức mạng chăng? Mạng không phải sinh, cho nên mạng không phải mạng, mạng, không phải mạng, mạng khác, thân khác?
Việc này không đúng, vì thân cũng không được khác.
Hoặc nói thế này: Nếu sinh là mạng, lại thân không phải mạng, nên thân chẳng sinh. Lúc thân không sinh, mạng khác, thân khác, thân và mạng đều khác.
Hoặc nói thế này: Sinh là mạng, thân, tức là sinh, nên thân là mạng. Thân khác với mạng, đối với điều khác, thì không có sinh này. Nếu các pháp nhờ đối mà sinh, thì các pháp này nên nói cùng pháp tương ưng mà sinh.
Hoặc nói thế này: Nên nói sự sinh, từng cùng lúc thấy ngọn lửa, ánh sáng đồng phát ra.
Hỏi: Đây không phải thí du, như ngọn lửa không phải ánh sáng, như ánh sáng không phải ngọn lửa. Nếu cả hai cùng nhận lấy, thì sẽ có hai tình huống.
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói đều có sinh tương ưng, Nếu sinh một thứ thì không có lửa đầu tiên tự nhiên, cũng như lửa kia có, củi cháy không có lửa. Nếu lại có lửa cháy thì không còn củi, cho nên nói sinh tương ưng.
Hỏi: Như lửa đầu tiên kia là tự nhiên, khi lửa sẽ sinh, gọi là cháy, như sinh không có củi?
Đáp: Hoặc nói thế này: Ở đây nên nói sinh. Nếu chỉ sinh một thứ thì mười hai nhân duyên là không thuận. Như mười hai nhân duyên kia có vô minh, không có hành. Như lúc vô minh diệt, thì mười hai nhân duyên kia bèn có hành.
Hỏi: Mười hai nhân duyên kia không có thuận, như có vô minh, thì hành nọ không sinh, hành sinh, thì không có vô minh.
Đáp: Hoặc nói thế này: Các nhân duyên này đều tương ưng mà sinh. Nếu chỉ sinh một thứ, thì tương ưng không có quả, quả không có nhân. Như tất cả đều sinh, thì không có quả. Như có quả, sẽ không đều tương ưng mà sinh.
Hỏi: Sự sinh kia đều tương ưng mà sinh, sự sinh kia đều không có quả, quả không có nhân. Như đều tương ưng thì sinh quả bất sinh. Nếu quả không sinh, sẽ không có đều tương ưng mà sinh.
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói đều tương ưng mà sinh. Nếu chỉ sinh một thứ vốn cũng nên sinh một thứ. Thế nên, phải nói vốn sinh. Nếu không sinh một thứ, cũng lại không đều tương ưng mà sinh, cũng nên sinh một thứ. Vì thế nên nói vốn sinh. Nếu không sinh, cũng lại không có sự tương ưng mà sinh, vĩnh viễn sẽ không sinh nữa.
Hỏi: Chẳng phải nhân của cảnh giới có quả, sự sinh tương ưng mà sinh kia chỉ sanh một thứ, trước hết cũng sẽ sinh một thứ, cho nên, gốc sẽ hư hoại. Nếu gốc không hư hoại thì đều cùng có tương ưng sinh, cũng lại không hư hoại. Thế nên, không bao giờ hoại.
Hỏi: Đã sinh Ngã có hư hoại, cho nên vốn không hư hoại? Hỏi: Nếu một thứ không sinh, thì tương ưng cũng không sinh. Thế nên, không bao giờ tương ưng đều sinh.
Hoặc nói thế này: Nên nói sinh tương ưng, trước có giống lúa, sau có mộng mầm.
Hỏi: Hạt lúa ở khoảng giữa đã tiêu hết, nếu khi gieo trồng hạt lúa, bấy giờ sẽ có sinh chăng?
Đáp: Đây không phải thí dụ, vì hạt lúa đã thối thì là không.
Hoặc nói thế này: Nên nói tương ưng sinh. Nếu tất cả đều khởi tương ưng với quả, thì cả hai đều khởi. Đây không phải nói quả chứng của phương tiện, giống như sừng bò.
Hỏi: Đều cùng có ngọn lửa, ánh sáng, ngọn lửa là nhân có ánh sáng. Sự sinh tương ưng này cũng nên như vậy.
Đáp: Đây không phải thí dụ. Vì hai thứ ngọn lửa và ánh sáng, cả hai đều không thể được?
Hoặc nói thế này: Nên nói đều tương ưng sinh. Nếu đều sinh, nghĩa là nhân và quả thì sẽ ngang bằng nhau.
Hỏi: Nghĩa này thế nào?
Đáp: Nếu tâm nhân tâm kia thì có ngang bằng nhau.
Hỏi: Tâm ta đã tận, đều tương ưng với ở trong phải không?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nếu cùng lúc đều tương với tâm quả, thì sự sinh kia cũng sẽ tương ưng lần lượt, chứ không cùng sinh một lúc. Thế nên, cùng lúc đều tương ưng.
Hỏi: Hoặc do quá khứ của ta đều tương ưng ở bên trong? Đôi khi ở hiện tại, cho nên không phải quá khứ của ta?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói tương ưng sinh. Nếu có sự tương ưng sinh, nghĩa là như đều tương ưng với bên trong. Sự sinh kia không có, đều tương ưng sinh là quả, quả cũng đều tương ưng ở bên trong, kia không tương ưng đều có qua, thế nên đều nên sinh.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Trạng thái như thế giống như tà mạng chú thuật điều phục súc sinh: côn trùng.
Hỏi: Súc sinh, chú nghĩa này thế nào?
Đáp: Hoặc nói thế này: Rắn hổ mang là loài súc sinh rất độc ác, thế nên súc sinh chúng.
Hoặc nói thế này: Các đường súc sinh tương ưng với sự hàng phục, cũng là hàng phục, như điều phục nai, quạ, chim dữ, chú thuật hàng phục voi dữ, rồng độc.
Hoặc nói thế này: Tất cả tà mạng là sự điều phục súc sinh. Lại nữa, đường súc sinh thường có hy vọng khác là sự điều phục súc sinh.
Hỏi: Danh từ giải thoát, nghĩa này thế nào?
Đáp: Hoặc nói thế này: Giải thoát là ra khỏi sự ràng buộc, mê đắm giải thoát thanh tịnh, không có nhiễm ô.
Hoặc nói thế này: Tâm được giải thoát, nên nói là giải thoát.
Lại nữa, tăng thượng lìa hữu ba cõi, nên nói là giải thoát.
Pháp dục A-tỳ-đàm
Hai quỷ và xiêm y
Hổ, thẹn tương ưng mạng
Tà mạng, các giải thoát.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Thọ duyên hữu ái.
Hỏi: Thế nào là thọ duyên hữu ái?
Đáp: Hoặc nói thế này: Lạc thọ khởi ái, như thế thọ duyên hữu ái.
Hỏi: Thế nào là không phải mong cầu khởi ái?
Đáp: Người kia cũng cầu thọ lạc có thọ lạc, cầu đó gọi là cầu thọ lạc.
Hỏi: Nay, thế nào là cầu thọ khổ, khởi yêu đắm.
Đáp: Cầu kia cũng gọi là khởi, duyên khổ, khởi sự thọ của dục lạc nên cầu ái.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Người ta bị đau khổ ép ngặt do tưởng dục lạc vui.
Hỏi: Thế nào là không khổ, không vui, thống nhân duyên của ái?
Đáp: Không khổ, không vui, thống là tưởng thôi dứt, không còn hưng thịnh, tự biết tưởng thôi dứt, không còn mong cầu nữa.
Hoặc nói thế này: Năm ái: Ái ở chỗ riêng, ái không là chỗ riêng, ái lại cầu người khác, ái không cầu người khác, ái ngu. Đối với nỗi khổ của dục lạc kia, hiện tại khởi ái không là cứ chỗ một mình, chưa khởi cầu ái của người khác. Khổ thọ khởi, không cầu ái người khác. Đã khởi ái ở chỗ riêng , không khổ, không có thọ của dục lạc, tức là tưởng thôi dứt, chưa khởi cầu ái người khác. Đã khởi ái ở chỗ không phải một mình, lại khởi ái ngu.
Hoặc nói thế này: Khổ thọ khởi lên từ trong ba đường ác, chúng sanh kia có ái, tự lo, nên thân tự có ái. Do thân ái này duyên sự khổ thọ của dục lạc mà con người đã gây ra, thế nên, ái khổ thọ là duyên của lạc thọ. Từ cõi người cho đến cõi trời Biến Tịnh, sinh ra chúng sanh kia, ở kia đã thú hướng tướng ngã, thế nên thọ lạc là duyên ái. Không khổ, không lạc thọ cho đến trời quả thật, cho đến gồm nhiếp trời Hữu tưởng, Vô tưởng, sinh ra chúng sanh kia, khởi ái đối với chính mình, cho nên, không khổ và không lạc thọ là duyên của ái.
Hoặc nói thế này: Thọ nhận quả báo vui, nên biết là thọ. Như thế, ái duyên pháp này, nên nói tương ưng với khởi nên nói mỗi mỗi khởi.
Hoặc nói thế này: Nên nói tương ưng khởi. Như duyên xúc khởi ái, tương ưng với xúc như thọ duyên ái, tương ưng với ái.
Hỏi: Sáu nhập của sử dục duyên xúc, tương ưng với sáu nhập phải không?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói tương ưng với khởi, vì sao? Vì cũng tạo ra thuyết này: Mắt trải qua thọ, mắt trải qua ái.
Hỏi: Mắt trải qua khổ thọ, mắt lại trải qua sự đau khổ của dục lạc, có phải muốn cho khổ và vui trải qua tương ưng chung chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nên nói mỗi mỗi sự khổ và vui sinh. Vì sao? Vì thọ duyên ái sinh, chứ không phải mỗi pháp tương ưng đều duyên nhau.
Hoặc nói thế này: Nên nói mỗi mỗi khổ và vui sinh ra, Đức Thế Tôn cũng nói: Mắt trải qua duyên thọ khởi mắt trải qua ái, nhưng không là mắt trải qua duyên ái, mắt trải qua sinh thọ?
Hoặc nói thế này: Nên nói tương ưng với sinh, vì có mỗi người bạn sinh báo yêu mến.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Như người nước Bà-xà (Thanh Minh) có những thanh niên cường tráng đi cướp đoạt người nữ.
Hỏi: Thế nào là người nam cướp đoạt người nữ khác?
Đáp: Vợ của người tự giữ, nếu bị người bắt giữ, thậm chí hành dâm. Người nữ đeo tràng hoa, thoa phấn thoa hương. Người này, nên nói là con gái của người. Hoặc người con gái chưa gả ra khỏi nhà, nên nói là con gái của người.
Hỏi: Thành tựu: Nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Hoặc nói thế này: Tất cả pháp không là không thành tựu.
Hỏi: Như đã nói “Con người thành tựu pháp thiện”. Điều này có trái với Khế kinh này hay không?
Đáp: Hoặc nói thế này: Các hữu đã sinh là nghĩa thành tựu.
Hỏi: Pháp học, pháp vô học, muốn cho pháp đó thành tựu phải chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Không diệt tận là nghĩa thành tựu.
Hỏi: Người phàm phu, tất cả pháp chưa dứt hết dục, muốn cho họ thành tựu chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Hình có chỗ đạt được là nghĩa thành tựu.
Hỏi: Người không có cấu uế đã được pháp học, muốn cho người đó được thành tựu A-la-hán phải chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Không có xả pháp là nghĩa thành tựu.
Hỏi: Người học không từ bỏ pháp vô học, muốn cho thành tựu phải chăng?
Đáp: Người học kia đã không được.
Hỏi: Ông đã nói: Không xả bỏ pháp là nghĩa thành tựu, nghĩa này không đúng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nếu đều được, thì pháp đó thành tựu, gọi là thành tựu.
Lại nữa, pháp chúng sanh không tương ưng, dần dần có trở ngại, ràng buộc, pháp đó được thành tựu. Giống như người này có sức chịu đựng lạnh nóng, chúng sanh ở địa ngục có mùa đông, mùa hạ hay không?
Hoặc nói thế này: Thọ khổ địa ngục, chúng sanh kia cũng chịu sự lạnh nóng bức bách tự nhiên, như sâu độc trong rượu đắng gặp mật thì chết.
Hỏi: Hành như thế thì thành sự này không giả dối chăng?
Đáp: Cố nhiên, do hành kia cảm thọ tội khổ này.
Hỏi: Thân kia không có khổ. Vì sao? Vì nhân duyên đã tạo ra, không chịu đựng lần lượt sinh khổ, do nhân duyên này vừa sinh vui, vừa sinh khổ nhỏ?
Đáp: Hoặc nói thế này: Ở đó không phải đều có thân thể đau nhức vì lở loét, có ngàn nỗi khổ, sinh ra khổ kêu khóc áo não.
Hỏi: Người ở đó có qua đời hay chăng?
Đáp: Vì báo của hành chưa dứt thì người ấy không chết. Như chúng sanh ở trong thai. Vì sao? Vì địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ và trời đều tự biết đời trước của mình, nhưng phi nhân thì trái lại.
Hoặc nói thế này: Đạo kia tự như vậy, do đó, tự biết đời trước của mình đã thọ ấm nhập. Thế nên, người ấy tự biết.
Hỏi: Nếu người kia đã được sinh, vì sao kẻ khác không tự biết?
Đáp: Hoặc nói thế này: Các người được hóa sinh thì tự biết. Nếu người ở trong thai, thì không biết.
Hỏi: Nếu người hóa sinh thì tự biết, ngoài ra, tất cả đều không tự biết phải chăng?
Đáp: Tất cả lúc sinh đều tự biết, chư thiên đắm nhiễm cũng không tự biết. Thân chịu khổ thọ bức thiết trong ba đường ác nên ý quên tự biết.
Hỏi: Vì sao những người này đều không giống nhau?
Đáp: Vì cũng nói thiên tử hóa sinh lần lượt mách bảo cho thiên tử hóa sinh khác nơi mình sẽ sinh đến.
Lại nữa, tất cả vô biên cũng không có chỗ cố định, hoặc có chúng sanh tự biết, không tự biết, hoặc nhờ năng lực Tam-muội, tự biết đời trước, hoặc do trí hiện ở trước, chúng sanh kia sẽ nói: Tự biết đời trước.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Nếu có người thực hành tưởng tư duy bất tịnh này, chưa sinh dục lậu bèn sinh, đã sinh dục lậu thì tăng thêm.
Hỏi: Nếu có người tư duy như thế, dục lậu sẽ tăng chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nếu chưa sanh liền, sanh rồi thì không sanh nữa, trong đó lại tăng nhiều.
Hỏi: Trước sanh không trụ, hoặc có thuyết nói rằng: Sự sinh kia không nhiều. Lại nữa, như chưa sinh cảnh giới trước sự sinh trước nhất kia. Chưa sinh khởi như thế bèn sinh, như bôn ba đi tìm cảnh giới, như thế thêm nhiều.
Hoặc nói thế này: Sự sinh kia không là nhiều, chỉ dựa vào số ít có, nên tăng là tăng nhiều. Lai nữa, được một chúng sanh tu hành dứt bỏ các chấp mắc, không tương ưng với ràng buộc, dứt bỏ kiết sử:
Hành tương ưng ái chấp
Mong lấy vợ người khác
Hai đều nhớ đời trước.
Vô lậu có bốn thứ.
Hỏi: Thế nào là luận về các thứ, thế nào là luận về súc sinh?
Đáp: Hoặc nói thế này: Luận về các thứ là lại luận về các thứ, cho nên luận về các thứ như luận về vua, dưới đến luận về giặc cướp, luận về súc sinh, luận về tạo súc sinh, như nói rộng ra về hình tướng của súc sinh.
Hoặc nói thế này: Luận về không nhân duyên, các thứ luận, vô nghi luận, súc sinh luận. Lại nữa, các luận không có đầu mối, không có nhân duyên, không có đối tượng thích hợp, không có nơi chốn đó là các thứ luận, các thứ luận giả, nghĩa là cõi súc sinh và dựa vào cõi khác, đó là súc sinh luận. Mỗi thứ luận nói là súc sinh luận, có gì khác nhau? Như trước đã nói.
Lại nữa, các thứ luận và súc sinh luận, không phải các đối tượng luận của các thứ luận. Xưa, đã trải qua sinh tử cũng là các đối tượng luận súc sinh luận, nói là luận của súc sinh. Vì sao? Vì đồng vượt qua trình tự thủ chứng, trước là, từ pháp được hỷ, sau đó là Phật, Tăng.
Hoặc nói thế này: Trước, tu hành pháp, tu hành pháp rồi là pháp vi diệu được pháp hỷ, ca ngợi Nhất thiết trí, chính là nói pháp vi diệu này, sau đó sẽ được Phật hoan hỷ. Người kia khéo trụ, trụ pháp này, người kia lại được Tăng hoan hỷ.
Lại nữa, đồng sinh pháp trí nhẫn, nên nói pháp hỷ không thể hư hoại. Như pháp hỷ đó, người kia được Phật hoan hỷ, như đã nói: Đối với nỗi khổ vô hận, đối với Phật, Pháp, Tăng đều được vui mừng.
Lại, Đức Thế Tôn nói: Nếu Tỳ-kheo quán mười hai duyên khởi thì đó là quán pháp.
Hỏi: Quán mười hai duyên khởi, chính là Tỳ-kheo kia quán pháp phải không?
Đáp: Hoặc nói thế này: Quán mười hai duyên khởi, cũng quán pháp, thì không quán người.
Hoặc nói thế này: Quán mười hai duyên khởi, như thật quán sát, như người thấy chân đế, đây gọi là pháp.
Lại nữa, quán mười hai duyên khởi v.v… là đồng vượt qua thứ lớp thủ chứng. Tỳ-kheo kia vượt qua thứ lớp thủ chứng thì sẽ thấy pháp Hiền Thánh, thấy rõ mười hai duyên khởi nơi tất cả pháp quán kia chăng? Nếu quán pháp, thì tất cả quán mười hai duyên khởi kia phải chăng?
Hoặc nói thế này: Quán mười hai duyên khởi, chính là tất cả pháp quán kia.
Nếu quán các pháp, là tất cả quán mười hai duyên khởi kia. Khi quán mười hai duyên khởi, thì Tỳ-kheo cũng quán pháp. Lúc quán pháp, Tỳ-kheo kia cũng quán mười hai duyên khởi.
Hoặc nói thế này: Vả lại, quán mười hai duyên khởi, không quán pháp chăng?
Do trí quán của thế gian không đồng vượt qua trình tự chứng đắc.
Vả lại, quán pháp, không quán mười hai duyên khởi chăng?
Cửa giải thoát không, đồng vượt qua trình tự chứng đắc.
Vả lại, quán pháp và mười hai duyên khởi, do quán duyên này, môn giải thoát Vô nguyện siêu việt trình tự chứng đắc.
Vả lại, không quán pháp, không quán mười hai duyên, trừ ngần ấy việc trên, chấp sự chính là nghĩa ấy.
Lại nữa, các quán mười hai duyên khởi, là quán tất cả các pháp kia.
Vả lại, quán pháp không phải mười hai duyên khởi và các hạnh phương tiện chăng?
Lại, Đức Thế Tôn nói: Này Tỳ-kheo! Ta không tranh chấp với thế tục mà thế tục cạnh tranh với ta.
Hỏi: Thế nào là thế tục tranh chấp với Đức Thế Tôn?
Đáp: Hoặc nói thế này: Đức Thế Tôn thương xót thế tục, cho nên Đức Thế Tôn không tranh chấp với thế tục. Thế tục không có tâm này: Ta bảo hộ Thế Tôn.
Hoặc nói thế này: Do hai việc nên có tranh tụng: Khởi tham dục thọ nhận, ý không chịu lìa bỏ, tà kiến chấp lấy ràng buộc và rất đắm mê dục. Pháp như thế, Đức Thế Tôn đã dứt hết, nên Đức Thế Tôn không tranh chấp với thế tục, vì thế tục chưa diệt hết pháp này, nên thế tục còn tranh tụng.
Hoặc nói thế này: Giống như con ngựa dữ không đi theo con đường thẳng. Cũng vậy, thế tục tranh tụng với Đức Thế Tôn.
Lại nữa, Đức Thế Tôn hiển hiện nghĩa của mình để giáo hóa dần dần, cho nên, Đức Thế Tôn không tranh chấp với thế tục.
Hỏi: Vì sao nên gọi A-quật-ma?
Đáp: Vì giặc này đã hết sức mạnh, về sau đuổi theo Đức Thế Tôn, nhưng không thể trở lại. Hoặc có thuyết nói ở trước Thế Tôn nắm lại, sau đó đuỗi ra.
Hoặc nói thế này: Do oai thần của Đức Thế Tôn, khiến cho thân người kia nặng.
Hoặc nói thế này: Chư thiên làm cho thân người kia nặng.
Hoặc nói thế này: Cảnh giới thần túc không thể nghĩ bàn.
Lại nữa, Đức Thế Tôn hóa độ cho Vô Sắc ở trên mặt đất mà nhục nhãn không thấy, nên Đức Thế Tôn đi nhanh tự tại giải thoát. Lúc đi như thế, phi nhân có thể lường, như Tôn giả La-tra-bà-la nói rõ pháp vi diệu kia, nói là phi pháp.
Hỏi: Thế nào là pháp vi diệu?
Đáp: Hoặc nói thế này: Như phép vua chuyển vận của cải.
Hoặc nói thế này: Như các trưởng giả dùng thăng, hộc để cân của báu.
Lại nữa, như pháp khó trái, rất vi diệu, tinh vi. Như lời nói mạnh của tham lợi, tạo ra tưởng hy vọng lợi, không thân thiện, thân thiện mạnh, lừa dối bệnh để mong cầu vật. Tỳ-kheo giúp đỡ việc chúng, lừa dối bệnh để cần lấy được trang phục, hạt cây vừng.
Hoặc nói lừa dối là điên khùng, ngu si, để cầu xin không biết thỏa mãn, và các phi pháp hiện ở trước, lừa dối bệnh đều cầu lợi, nói là pháp tinh vi.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo là tám bộ chúng này, chúng Sát-lợi, chúng Bà-la môn, chúng trưởng giả, chúng Sa-môn, chúng bốn đại thiên, chúng ở cõi trời Ba mươi ba, chúng ma, chúng Phạm thiên.
Hỏi: Vì sao chư thiên khác không nói là chúng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Tất cả là chúng, Đức Thế Tôn chỉ nói thế gian này không thể nghĩ bàn.
Hoặc nói thế này: Đây là lời khuyến hóa của Đức Thế Tôn, nhưng các chúng này thường đến hội họp, chư thiên đến chỗ Đức Thế Tôn.
Hoặc nói thế này: Chúng này đều gọi chung là tám.
Lại nữa, phương tiện nhóm họp đều thành các việc, chúng ấy đều có số, đều thành việc chúng, nện gọi là tám bộ chúng.
Hỏi: Vì sao vật đặt sát vào mắt thì không thấy, xa thì thấy, nhưng tai thì nghe tiếng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Đây không phải là pháp nhĩ cảnh giới của phương tiện ví dụ.
Hoặc nói thế này: Không có đối tượng đến là cảnh giới của mắt. Thế nên, mắt không đồng với tai.
Lại nữa, ánh sáng là bạn của mắt, hiểu rõ các sắc, sắc đặt sát vào mắt, sẽ mất đi ánh sáng, cảnh giới không còn được sáng.
Các thứ luận hoan hỷ
Quán các pháp quán ngã
Không tranh, đời tự tranh
Tám bộ chúng quán sắc.
Được đẳng đế, đệ nhất nghĩa đế, quyết định không có hoài nghi, không có hư hoại.
Hoặc nói thế này: Đắc là nghĩa thế tục, nên nói là đẳng đế, không hiểu rõ thế tục, nên nói là đệ nhất nghĩa đế.
Hoặc nói thế này: Danh là đẳng, đế nói là nghĩa, nên gọi là đệ nhất nghĩa đế. Lại nữa, Vì hiểu rõ tâm, ý chúng sanh, nên nói là đẳng đế, có nhân duyên hiểu rõ tâm ý này, nói là đệ nhất nghĩa đế, được gọi là khổ đế, tập đế quyết định không có nghi ngờ, không thể hư hoại.
Hoặc nói thế này: Được năm thạnh ấm là khổ đế, ái là tập đế.
Hỏi: Ái cũng là trong ấm phải chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Quả là khổ đế, nhân duyên là tập đế.
Hỏi: Quả duyên quả người khác, duyên quả người khác ở đây không phải khổ mà là tập phải chăng?
Đáp: Khổ tức là tập, tập tức là khổ, như quả là khổ, như duyên là tập.
Hỏi: Như quả không phải tập, như duyên không phải khổ, thế nên khổ tức là tập, tập tức là khổ. Lại nữa, được năm ấm hữu lậu là khổ, tập.
Hỏi: Lúc tu hạnh khổ, cũng có tu hành tập chăng?
Đáp: Khi tu hành tập không tu hạnh khổ, chỉ tu hạnh tập, được trí thông đạt, quyết định không có hoài nghi, không thể hủy hoại.
Hoặc nói thế này: Được các trí chăng? Biết kia là trí, mỗi pháp phân biệt là tướng thông đạt.
Hỏi: Trí do biết người khác, đó tức là trí phải chăng?
Đáp: Sự thông đạt cũng giống như thế.
Hoặc nói thế này: Trí là sự thông đạt phải chăng?
Hoặc có thông đạt không phải trí biết giải thoát vật. Lại nữa, có phải là trí chăng? Biết và tự nhiên khác, tức là việc kia, đây là nghĩa không có quyết định, được vị định không có nghi nên không thể phá hoại.
Hoặc nói thế này: Được vị tức là vị nghĩa, các pháp nói là vị.
Hỏi: Vị của vị, không phải nghĩa ấy chăng? Thế nào là nghĩa không phải vị kia?
Đáp: Hoặc nói thế này: Trong một nghĩa có ngần ấy vị, cho nên vị khác, nghĩa khác.
Hỏi: Trong một vị có ngần ấy nghĩa, nghĩa chẳng phải vị chăng?
Đáp: Hoặc tạo ra thuyết này: Vị tức là nghĩa, hoặc nghĩa không phải vị, vị giải thoát vật. Lại nữa, vị tức là nghĩa, hoặc mỗi chỗ đều có vị, như người đã nói: Duyên chỗ không nhất định, tương ưng với tự tướng, tướng như trên đã nói. Nhân và duyên như trước đã nói. Được mười hai duyên khởi, mười hai pháp duyên khởi, quyết định không có nghi ngờ nên không thể hư hoại.
Hoặc nói thế này: Đắc, như Khế kinh đã nói. Mười hai duyên khởi này, như pháp thường trụ của pháp tánh. Nói rộng, mười hai pháp duyên khởi: Vô minh, hành.
Hỏi: Mười hai duyên khởi là các duyên khởi pháp phải chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Mười hai duyên khởi là nhân, pháp mười hai duyên khởi là quả.
Hỏi: Nhân không phải quả, quả không phải nhân, mười hai duyên khởi không phải là pháp mười hai duyên khởi chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Mười hai duyên khởi là pháp muời hai duyên khởi.
Hỏi: Khởi cũng là mười hai duyên khởi chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Nếu mười hai duyên khởi là pháp mười hai duyên khởi, hoặc pháp mười hai duyên khởi, pháp ấy không phải các pháp khởi vắng lặng của mười hai duyên khởi.
Hoặc nói thế này: Lúc các pháp sinh là các pháp mười hai duyên khởi đã sinh pháp mười hai duyên khởi.
Hỏi: Như thế, về nghĩa không có nhất định, mười hai duyên khởi tức là mười hai pháp duyên khởi phải chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Quả tương ưng với mười hai duyên khởi, thật là pháp mười hai duyên khởi.
Hoặc nói thế này: Đã sinh các hành là mười hai duyên khởi. Các pháp kia sinh do mười hai duyên khởi.
Hỏi: Pháp đã sinh kia không do mười hai duyên khởi phải chăng? Lại nữa, tự tướng các pháp lẽ ra như vậy, mười hai duyên khởi không tạo ra tự tướng. Pháp vi diệu của pháp tương ưng với vị thành tựu truyền trao quyết định có gì khác nhau?
Đáp: Hoặc nói thế này: Bình đẳng nói như thật, không có giả dối.
Hoặc nói thế này: Mười hai duyên khởi là pháp bình đẳng, thành tựu, tướng mười hai duyên khởi là pháp truyền trao quyết định.
Hoặc nói thế này: Nói bốn thánh đế là pháp bình đẳng, thuận theo bốn đế là trao pháp quyết định, hoặc có thuyết nói: Công đức hơn hết là pháp bình đẳng, công đức của đệ tử đã thành tựu là pháp truyền trao quyết định. Lại nữa, lời nói không thô ác là pháp bình đẳng, lời nói không có hồ nghi về thành quả tốt đẹp là pháp truyền trao quyết định.
Hỏi: Con có hiếu đối với cha, con có hiếu với mẹ có gì khác nhau?
Đáp: Hoặc nói thế này: Vì ơn từ đối mẹ, hiếu dưỡng đối với cha, nên không có khác nhau.
Khổ đế, đẳng trí
Tự tướng nghĩa trí
Mười hai duyên khởi
Từ, hiếu cha mẹ.
Hỏi: Thế nào là nhãn thức, ý thức phân biệt?
Đáp: Hoặc nói thế này: Do nhân duyên này, cảnh giới kia, như thế nhãn thức, ý thức phân biệt.
Hỏi: Không hư hoại ý thức chăng?
Đáp: Như đến giới nhãn thức kia, có giới ý thức, nhưng giới không hư hoại. Như thế, đến sắc nhập, pháp nhập kia cũng không hư hoại
Hoặc nói thế này: Có nhãn thức, ý thức phân biệt, vì tạo ra cái thấy giống nhau kia, nên tạo ra cảnh giới là ý thức.
Hỏi: Thế nào là tạo ra cái thấy giống nhau? Nếu đã từng trải, nhãn thức vẫn ghi nhớ, không quên mất, thì cái thấy kia tức không phân biệt chăng? Nếu không nhớ, làm sao không nhớ sự giống nhau của sắc được tạo?
Đáp: Hoặc nói thế này: Không phải trải qua nhãn thức, ý phân biệt, nếu phân biệt thức nhập thì hư hoại.
Hỏi: Cảnh giới hư hoại chăng?
Đáp: Cũng nói cảnh giới hư hoại.
Hoặc nói thế này: Không phải trải qua nhãn thức, ý thức phân biệt. Vì sao? Vì Thế Tôn cũng nói, do hai duyên nên sinh thức, ý duyên pháp sinh. Nếu pháp kia được trải qua nhãn thức, ý thức phân biệt, thì sẽ tăng các nhập, ý sắc, ý thanh cũng giống như thế.
Hỏi: Thường có các nhập, hoặc sanh một, hoặc sanh hai thức, tuy có hai vật nhưng ý thức duyên tưởng nhiều thọ sanh thức, cho nên kia có nhiều.
Hoặc nói thế này: Nếu nhãn thức quyết định là màu xanh, thì ý thức khẳng định màu xanh, thức giống nhau là nhãn thức.
Hỏi: Ý thức này, đây là nhãn thức, nghĩa thế nào?
Đáp: Nếu nhãn tăng thượng, thì nhãn đó là nhãn thức. Nếu ý thức tăng thượng đó là ý thức.
Hoặc nói thế này: Nếu nhãn tăng thượng không tương ưng, duyên màu xanh khởi thức, ý tăng thượng không tương ưng với nhãn kia duyên màu xanh khởi thức. Thế nên, tương ưng với quả hư hoại, hoặc không có hư hoại.
Hỏi: Như nhãn kia tăng thượng và tương ưng, hoặc khởi các thức, hoặc tương ưng với màu vàng, quả hoại. Như thế, nhãn tăng thượng và tương ưng ý tăng thượng, khẳng định màu xanh, khởi thức, có tương ưng với hư hoại, có quả hư hoại.
Làm sao Đức Thế Tôn biết được đời trước của chúng sanh?
Đáp: Hoặc nói thế này: Kiếp thiêu có rất nhiều chúng sanh lưu chuyển sinh lên cõi trời Quả Thật, ở cõi ấy, mỗi chúng sanh đều tự mách bảo nhau về đời trước của mình, cho nên biết được.
Hỏi: Nếu chúng sanh không sinh lên cõi trời kia, thì sẽ không tự biết đời trước của họ. Từ đây về sau đã từng trải đều không biết chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Các loài chúng sanh đã từng cư trú, tự biết đời trước của mình, chúng sanh khác không cư trú, có thể quan sát đời trước của mình, bèn biết.
Hỏi: Tất cả hành không chung chăng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Tự so sánh, suy nghĩ so lường thì sẽ biết.
Ý đó ở trên đã nói.
Hoặc nói thế này: Cảnh giới Phật không thể nghĩ bàn.
Hoặc nói thế này: Mười hai duyên khởi khéo phân biệt nói.
Hoặc nói thế này: Tự biết đời trước với trí biết về uy lực của mình.
Hoặc nói thế này: Trí vi diệu, biết được uy lực của mình. Lại nữa, mỗi trí đều khác với cõi kia, Thần trí của Như lai bèn sinh, được trí vô thượng, nên nói thường trụ. Như đã nói: Ưu-bà-di Nan-đà Ma-đà nói: Tôn giả, chồng tôi vô thường, vì phạm giới, pháp ác, nên bị đọa vào loài ngạ quỷ. Quả phụ ấy nằm mộng thấy chồng mình nói: Ta bị đọa vào ngạ quỷ.
Hỏi: Làm sao ngạ quỷ có thể nói lời này trong mộng?
Đáp: Hoặc nói thế này: Hóa thành hình người, không làm hình tượng gốc, tạo ra tướng mạo như thế.
Hỏi: Như hiện nay, làm sao tạo?
Đáp: Hoặc nói thế này: Ngạ quỷ không tạo ra hình gốc trong mộng. Xưa, tạo ra nhân duyên có thế lực của mình. Lại nữa, dứt hết tư tưởng, liền thấy hình trong mộng, nói là thấy hình tượng. Lại nữa, trong lúc ngủ, chí không như vốn điên loạn có cái thấy. Hoặc nghe tiếng vang ác, các pháp nhất định có, tất cả pháp kia đẳng định, tà định. Nếu các pháp đẳng định, tà định. Tất cả pháp kia nhất định có hay chăng?
Hoặc nói thế này: Các pháp đẳng định, tà định. Tất cả pháp kia nhất định có chăng? Vả lại, pháp kia quyết định có, pháp kia không phải đẳng định, tà định, tự tướng quyết định có, lại nữa, nên nói không phải các pháp đẳng định, tà định, người khác nên nói đẳng định, tà định.
Hỏi: Danh từ đạt-sấn là pháp gì?
Đáp: Hoặc nói thế này: Pháp của báo thí, gọi là đạt-sấn, dẫn dắt phước địa cũng là đạt-sấn.
Hỏi: Không phải do thí cho mà sinh lên cõi trên. Như đã nói: Người sinh lên cõi trên là do báo của công đức lành, là nghiệp đạt-sấn?
Đáp: Hoặc nói thế này: Quả pháp của pháp thí là pháp đạt-sấn, nên nói là pháp Đàn-sấn.
Hỏi: Không phải do nơi chốn của quả pháp bố thí. Lại nữa, cắt đối tượng ái của ý, thành chỗ thí kia. Đối với nghĩa được nuôi nấng hiện nay là pháp Đàn-sấn (Tần dịch là tài thí), như đàn-sấn ngạ quỷ.
Hỏi: Vì sao Phật, Thế Tôn là Đại Pháp chủ?
Đáp: Hoặc nói thế này: Như vua thống lĩnh cõi nước, phải giết, phải phạt. Như thế, Đức Thế Tôn vì các Thanh Văn xé rách lưới nghi kiết, nên nói là Pháp chủ.
Hoặc nói thế này: Như phép tắc của vua đều thuận với quốc dân. Cũng như thế, tất cả pháp thiện của Đức Thế Tôn đều thành tựu, nên nói là Pháp chủ.
Hoặc nói thế này: Như vua coi giữ công việc làm của cả nước một cách tự tại, hình phạt bằng bản bằng roi đều được tự tại. Như thế, Đức Thế Tôn được tự tại đối với pháp Thanh Văn, vì chữa bệnh các đường ác, nên nói là Pháp Chủ.
Hoặc nói thế này: Như vua Chuyển luân bố thí vật báu, xiêm y cho người nghèo cùng. Cũng thế, Đức Thế Tôn dùng bảy báu thí cho chúng sanh, không có của báu, nên nói là Pháp chủ.
Hoặc nói thế này: Vì là chủ của chánh pháp, nên nói là Pháp chủ.
Hoặc nói thế này: Như đã nói phạm tương ưng với Khế kinh, ta đã giác ngộ pháp, khéo đọc tụng, nghĩ đến cúng đường, thờ phụng, nương tựa pháp mà trụ.
Như đã nói: Thế nào là Như lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, vương pháp Tỳ-kheo? Đức Thế Tôn bảo: Vì nghĩa của Khế kinh này, nên nói Thế Tôn, Pháp chủ của mười sáu Bà-la-môn (A-dật, Di-lặc là hai trong số đó).
Hỏi: Làm sao biết được Đức Thế Tôn có bốn mươi chiếc răng vuông, mỗi vị đều khác nhau?
Đáp: Hoặc nói thế này: Hoặc quán tất cả thứ tốt đẹp, ba mươi hai tướng, đều biết tất cả tướng, sau đó sẽ biết được. Lại nữa, tính đếm, như thấy vật trong lòng bàn tay đều phân biệt được. Quán má vuông, ức sư tử, biết được bốn mươi chiếc răng vuông, phân biệt mỗi vị. Như hai nhân duyên thâu nhiếp sự sinh tử, thọ báo của các hành. Chúng sanh cõi Vô Sắc do nhân duyên này tương ưng với cõi Dục, không thành tựu hành cấu uế.
Hỏi: Thế nào là chúng sanh ở cõi Sắc kia chết, sanh đến cõi Dục này?
Đáp: Hoặc nói thế này: Do hành cấu uế ở quá khứ sinh đến cõi này.
Hỏi: Nếu chúng sanh kia không thành tựa, làm sao sinh đến cõi này?
Đáp: Nếu như khi lui sụt, bèn được thành tựu. Như A-la-hán không thành tựu tất cả kiết, lúc từ A-la-hán lưu chuyển lại thành tựu các kiết.
Hỏi: A-la-hán làm sao thành tựu các kiết?
Đáp: Hoặc nói thế này: Công đức của căn thiện là không, chẳng có gì không giải thoát, căn bất thiện không có chỗ trở về.
Hỏi: Như căn thiện khác trong cõi Dục đã dứt hết, do nhân duyên gì căn thiện kia diệt? Vì sao trở về căn thiện kia?
Đáp: Hoặc nói thế này: Vì ái dục chưa dứt hết nên sinh cõi Sắc.
Hỏi: Thần tiên, dị học ở bên ngoài như đã nói, ái dục hết. đáp: Nói là ái dục đã hết. Hỏi: Ái chưa hết, khổ sẽ nói hết. Như đã nói: Dị học đùa giỡn với đồng nữ trên đất bụi, đè đồng nữ xuống, rồi bỏ đi. Về sau, ái chưa hết, bèn có tên hết. Như đã nói: Cho đến chết, bèn hết, như người nói: Có tôi ta.
Hoặc nói thế này: Mỗi chỗ đều có tất cả kiết, ở chỗ ấy cũng có kiết cõi Dục.
Hỏi: Nếu chỗ nào cũng có tất cả kiết thì cõi ấy sẽ có sự hư hoại chăng?
Đáp: Cũng như trong cõi Dục này, có kiết của cõi Vô Sắc mà cõi này không có hư hoại. Cũng thế, trong cõi Sắc, Vô Sắc kia có kiết của cõi Dục mà cõi ấy không có tan hoại.
Hoặc nói thế này: Như ở trong xứ này tăng ích dần dần, trong xứ kia giảm dần. Như ở trong đây gần gũi cõi, tức là sẽ hợp với cõi kia.
Hỏi: Nếu ở cõi Sắc kia khởi kiết cõi Dục, thì cõi ấy sẽ không bị sau cùng chăng?
Đáp: Như ở trong cõi này, khởi kiết của cõi Vô Sắc, thì cõi ấy sẽ không sau cùng, cũng thế, trong cõi kia khởi kiết cõi Dục, thì không có sau cùng.
Ở trong cõi này, khởi kiết cõi Vô Sắc, sắc trong cõi Dục thì không diệt hết, tức là sau cùng ở trong cõi Sắc kia.
Ta ưa nói cõi Vô Sắc có sắc, nên trong cõi đó khởi kiết cõi Dục. Sắc của cõi Vô Sắc không hết, cõi Vô Sắc kia bèn cáo chung. Như Ala-hán ở cõi Sắc, hóa thân lên đến cõi Vô Sắc, trong khi đó, hình thể của cõi Dục đều vẫn còn, không mất. Sử dục tạo ra hình kia, nhận lấy A-na-hàm, sinh lên cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng, nhập định bất dụng, đạo Hiền Thánh hiện ở trước, muốn nói rằng: Sau cùng ở cõi kia chăng? Lại nữa, bị ràng buộc do hành ấm cõi Sắc kia, sử cõi Dục lừng lẫy, dựa vào hành ấm cõi Sắc kia, về ngã ái vẫn chưa dứt hết hẳn, ngu si không loại trừ, nên sinh trong cõi này nhiều chấp mắc, không lìa, không phải hành quá khứ mà làm các việc.
Tướng có hai hành mạo
Bốn hành cũng có hai
Bốn vô minh, sử ái
Tương ưng, và trình tự.
Đây gọi là kệ đầu (Phẩm thứ nhất, bắt đầu toát yếu để kết về Kiền-độ)
Thức là mẹ Thế Tôn
Tụ tà và đàn-sấn
Mười sáu Bà-la-môn
Sinh tử là nhân duyên.
(Đây là nêu sau cùng của bảy phẩm để kết về Kiền-độ).