LUẬN TỐI THƯỢNG THỪA
SỐ 2011
MỘT QUYỂN
Đường Hoằng Nhẫn thuật.
Thiền sư Hoằng Nhẫn đệ ngũ Tổ trước tác. Phàm hướng đến Thánh đạo liễu ngộ chân tông cần tu yếu luận nếu luận không hộ trì tịnh giả thì tất cả hành không do thủ kiến. Xin thiện tri thức nếu có chỗ viết phải dụng tâm chớ khiến sai lầm để người sau khỏi nhầm.
Bổ thể tu đạo cần phải biết. Thân tâm bổ lai thanh tịnh không sanh không diệt không có phân biệt. Tâm tự tánh viên mãn thanh tịnh. Đây là Bổn sư cho đến thắng niệm thập phương chư Phật.
Hỏi: Sao biết tự tâm bổn lai thanh tịnh?
Đáp: Kinh Thập Địa nói: Trong thân chúng sanh có tánh Kim cang Phật. Giống như mặt trời thể sáng viên mãn quảng đại vô biên, do bị ngũ ấm mây đen che lấp. Như ánh sáng ở trong cái bình không thể soi sáng. Vì sao không có ánh sáng? Ánh sáng vốn không mất chỉ vì bị sương mù che. Tâm của tất cả chúng sanh thanh tịnh cũng lại như vậy. Chỉ vì bị phồn duyên, vọng niệm phiền não các kiến che lấp chỉ có thể ngưng vọng giữ tâm, vọng niệm không sanh pháp Niết-bàn tự nhiên hiển hiện, cho nên biết tự tâm bổn lai thanh tịnh.
Hỏi: Sao biết tự tâm bổn lai không sanh không diệt?
Đáp: Kinh Duy-ma nói: Nếu không sanh thì không diệt. như vậy tự tánh chân như Phật tánh thanh tịnh. Thanh tịnh là gốc của tâm. Chân như vốn có không từ duyên sanh. Lại nói: Tất cả chúng sanh đều như vậy. chúng Hiền thánh cũng như vậy. Tất cả chúng sanh tức chúng ta đây. Tất cả Hiền thánh tức chư Phật vậy. Gọi tướng tuy khác nhưng pháp tánh chân như trong thân đều đồng. Vì không sanh không diệt cho nên đều nói như vậy. Cho nên biết tự tâm bổn lai không sanh không diệt.
Hỏi rằng: Sao gọi là tự tâm là bổn sư?
Đáp: Tâm chân như đây tự nhiên à có không từ bên ngoài mà được. Không câu thúc tu hành ở trong ba đời. Sở hữu chí thân không có tâm bảo thủ lỗi. Như người biết tâm, giữ tâm thì đến được bờ bên kia. Tâm mê bỏ nó thì đọa ba đường. Cho nên biết ba đời chư Phật dùng tự tâm làm bổn sư. Cho nên luận nói: Liễu nhiên giữ tâm thì vọng niệm không khởi. Do không sanh cho nên biết tâm là bổn sư.
Hỏi rằng: Sao gọi là tự tâm thắng niệm bỉ Phật?
Đáp: Thường niệm Phật kia không miễn sanh tử giữ bổn tâm của ta thì đến được bờ bên kia. Kinh Kim Cang nói: Nếu dùng sắc thấy ta, dùng âm thanh tìm ta, người này hành tà đạo không thể thấy Như Lai. Cho nên nói: Giữ tâm bổn chân vượt trội niệm Phật kia. Lại nói: Thắng chỉ là theo lời nói của người quán hành. Kỳ thật rốt ráo quả thể bình đẳng không hai.
Hỏi: Chúng sanh và Phật chân thể đã đồng vì sao chư Phật không sanh không diệt thọ vô lượng khoái lạc tự tại vô ngại còn chúng sanh ta đọa trong sanh tử nhận các khổ não?
Đáp: Mười phương chư Phật ngộ đạt pháp tánh đều tự nhiên chiếu sáng nơi nguồn tâm. Vọng tưởng không sanh chánh niệm không mất. Tâm ta diệt cho nên không thọ sanh tử. Không sanh tử cho nên rốt ráo tịch diệt. Cho nên biết vạn lạc tự qui. Tất cả chúng sanh mê nơi chân tánh, không biết bổn tâm. Chất chồng vọng duyên không tu chánh niệm cho nên tâm khởi thương ghét. Do thương ghét cho nên tâm khí phá lậu, tâm khí phá lậu cho nên có sanh tử. Có sanh tử cho nên các khổ tự hiện. Kinh Tâm Vương nói: Chân như Phật tánh mất trong biển tri kiến lục thức, trầm luân sanh tử không được giải thoát. Nỗ lực biết đúng. Giữ tâm bổn chân vọng niệm không sanh. Tâm ta diệt tự nhiên cùng Phật bình đẳng không hai.
Hỏi: Chân như pháp tánh đồng nhất vô nhị. Mê nên câu mê ngộ nên câu ngộ vì sao Phật tánh giác, chúng sanh hôn mê là nhân cớ gì?
Đáp: Từ đây lên trên là phần nhập bất tư nghì là chỗ của phi phàm. Thức tâm nên ngộ, mất tánh nên mê. Duyên hợp tức hợp thuyết bất khả định, chỉ tin chân đế giữ tự bổn tâm. Cho nên kinh Duy-ma nói: Không có tự tánh không có tha tánh, pháp vốn không sanh nay tức không diệt. Đây ngộ tức lìa nhị biên nhập vô phân biệt trí. Nếu hiểu nghĩa này đối với hành tri pháp yếu giữ tâm đệ nhất. Giữ tâm này cho đến căn bản Niết-bàn, yếu môn nhập đạo. Tông hai mươi hai bộ kinh là Tổ của ba đời chư Phật.
Hỏi: Sao biết giữ tâm bổn chân là căn bản Niết-bàn?
Đáp: Niết-bàn thể là tịch diệt vô vi an lạc. Tâm ta đã là chân tâm, vọng tưởng tức đoạn. Vọng tưởng đoạn nên đầy đủ chánh niệm. Đầy đủ chánh niệm nên trí tịch chiếu sanh. Trí tịch chiếu sanh cho nên đạt được pháp tánh, đạt được pháp tánh nên được Niết-bàn. Cho nên biết giữ tâm bổn chân là căn bản Niết-bàn.
Hỏi: Sao biết giữ chân tâm là yếu môn nhập đạo?
Đáp: Cho đến đưa móng tay vẽ hình tượng Phật hoặc tạo hằng sa công đức, chỉ là Phật vì giáo đạo vô trí tuệ chúng sanh tạo nghiệp báo thù thắng trong đương lai và nhân thấy Phật. Hoặc nguyện tự sớm thành Phật biết là giữ tâm bổn chân. Ba đời chư Phật vô lượng vô biên. Nếu có người nào không giữ chân tâm mà được thành Phật điều đó không có. Cho nên kinh nói: Buộc tâm một chỗ không việc gì không thành. Cho nên biết giữ tâm chân là yếu môn nhập đạo.
Hỏi: Sao biết giữ tâm bổn chân là tông của mười hai bộ kinh?
Đáp: Như Lai đối với trong tất cả kinh nói tất cả tội phước tất cả nhân duyên quả báo. Dẫn ra tất cả sơn hà đại địa cỏ cây v.v… tất cả tạp vật kgởi ra vô lượng vô biên thí dụ. Hoặc hiện vô lượng thần thông các loại biến hóa. (3 8) Chỉ là Phật vì giáo đạo vô trí tuệ chúng sanh có các loại dục tâm tâm hành vạn sai. Cho nên Như Lai tùy cửa tâm của họ mà dẫn vào Nhất thừa. Ta đã thể tri Phật tánh của chúng sanh bổn lai thanh tịnh như mây cuối ngày. Chỉ liễu nhiên giữ tâm bổn chân, vọng niệm mây tận mặt trời trí tuệ liền hiện. Sao trong chốc lát đã học biết thấy chỗ sanh tử, nghĩa lý tất cả khổ và việc của ba đời chư Phật? Giống như chùi gương bụi hết ánh sáng tự nhiên hiện. Nay đối với trong tâm vô minh học được rốt cuộc không kham nổi. Nếu có thể liễu nhiên không mất chánh niệm trong tâm vô vi học được đây là chân học. Tuy nói chân học rốt cuộc vô sở học. Vì sao? vì ta và Niết-bàn cả hai đều không. lại không hai không một, cho nên vô sở học. Pháp tánh tuy không yếu cần liễu nhiên giữ tâm bổn chân. Vọng niệm bất sanh vì tâm ta diệt. Kinh Niết-bàn nói: Biết Phật không nói pháp đây gọi là Cụ túc đa văn. Cho nên biết giữ tâm bổn chân là tông của mười hai bộ kinh.
Hỏi: Sao biết giữ tâm bổn chân là Tổ của ba đời chư Phật?
Đáp: Ba đời chư Phật đều từ trong tâm tánh sanh. Trước giữ chân tâm vọng niệm không sanh. Sau khi tâm ta diệt sẽ được thành Phật. Cho nên biết giữ tâm bổn chân là Tổ của ba đời chư Phật. Bốn loại hỏi đáp trên nếu muốn nói rộng làm sao nói cho cùng? Ta nay vọng được ngươi tự biết bổn tâm là Phật cho nên ân cần khuyên ông ngàn kinh vạn luận
không qua giữ tâm bổn chân. Đây là quan trọng vậy. Ta nay nỗ lực theo kinh Pháp Hoa chỉ bày cho ngươi. Vật xe lớn bảo tàng minh châu diệu lạc ngươi tự không lấy không phục, rốt cuộc khỏ sao biết đây. Vọng niệm không sanh tâm ta diệt tất cả công đức tự nhiên viên mãn. Không mượn bên ngoài để câu qua về khổ sanh tử. Đối với tất cả chỗ quan sát tâm chánh niệm chớ thích vui hiện tại gieo khổ vị lai. Tự dối gạt người khác không thoát sanh tử, phải gắng nỗ lực. Nay tuy vô thường cùng làm nhân thành Phật đương lai. Chớ để hoang phí ba đời đánh mất công đức một cách oan uổng. Kinh nói: Thường chỗ địa ngục như xem công viên, ở đường ác khác như bỏ nhà mình. Chúng ta và chúng sanh hiện nay như đây. Bất giác bất tri kinh sợ giết người biết không xuất phát từ tâm. Lạ thay, khổ thay. Nếu có người sơ tâm học tọa thiền theo kinh Quán Vô Lượng Thọ ngồi thẳng chánh niệm, nhắm mắt ngậm miệng. Nhìn thẳng tâm trước tùy ý gần xa, suốt ngày ước ao nắm giữ chân tâm, niệm niệm chớ trụ, tức khéo điều hòa hơi thở chớ khiến chợt thô chợt tế, thì khiến người thành bệnh khổ. Ban đêm lúc ngồi thiền hoặc thấy tất cả cảnh giới thiện ác, hoặc nhập vào các Tam-muội xanh, vàng, đỏ, trắng, hoặc thấy thân phát ra ánh sáng lớn, hoặc thấy thân tướng của Như Lai, hoặc thấy các loại biến hóa. Chỉ biết nhiếp tâm chớ đắm trước tất cả là không, vọng tưởng mà thấy vậy. Kinh nói: Mười phương quốc độ đều như hư không, tam giới hư huyễn chỉ là nhất tâm làm. Nếu không Đức định không thấy tất cả cảnh giới cũng không cần trách. Chỉ đối với trong hành trụ tọa ngọa thường liễu nhiên giữ tâm bổn chân. Biết là vọng niệm không sanh. Tâm ta diệt tất cả vạn pháp không xuất từ tâm. Sở dĩ chư Phật rộng nói như chấp nhận đa ngôn thí dụ. Chỉ vì chúng sanh hành hạnh bất đồng, chạy theo giáo môn sai biệt, kỳ thực tám vạn bốn ngàn pháp môn, tam thừa bát đạo thể vị bảy mươi hai tông hiền hạnh, chớ lỗi tự tâm là gốc. Nếu có thể tự biết bổn tâm, niệm niệm mài luyện, chớ trụ tức tự thấy Phật tánh. Đối với trong mỗi niệm thường cúng dường mười phương hằng sa chư Phật. Mười hai bộ kinh niệm niệm thường chuyển. Nếu hiểu được tâm này thì tất cả tâm nghĩa tự hiện. Tất cả nguyện đầy đủ tất cả hạnh tròn đầy, tất cả giai biện không thọ thân sau. Biết là vọng niệm không sanh, chỗ tâm của ta diệt xả thân này rồi nhập định được vô sanh bất khả tư nghì. Nỗ lực chớ tạo nghiệp lớn. Như đây chân thật không vọng ngữ khó có thể được nghe. nghe mà có thể hành trong hằng sa chúng không có một lỗi. Hành mà có thể đến trong ức xoa kiếp hy vọng có một người, ưa thích tự an, tự tịnh khéo điều phục các căn chính là thấy nguồm tâm, hằng khiến chiếu sáng thanh tịnh, chớ khiến sanh tâm vô ký.
Hỏi rằng: Sao gọi là vô ký tâm?
Đáp: Các nhiếp tâm nhập làm duyên ngoại cảnh thô tâm tiểu tức. Bên trong luyện chân tâm lúc tâm chưa thanh tịnh đối với trong hành trụ tọa ngọa thường răn ý xem tâm. Do chưa liễu, liễu thanh tịnh chỉ soi nguồn tâm. Đây gọi là vô ký tâm. Cũng là lậu tâm do không thoát đại bệnh sanh tử, huống lại mại không giữ chân tâm. Người này lặn hụp trong biển khổ sanh tử, ngày nào được ra? Thật đáng thương! Nỗ lực, nỗ lực. Kinh nói: Nếu tinh thần chúng sanh bên trong không phát đối với ba đời thẳng đến hằng sa chư Phật không chỗ nào có thể làm.
Kinh nói: Chúng sanh thức tâm tự độ, Phật không thể độ chúng sanh. Nếu Phật có thể độ chúng sanh thì quá khứ chư Phật hằng sa vô lượng vì sao chúng ta không thành Phật. Chỉ vì tình thức không tự bên trong phát cho nên trầm một trong biển khổ. Nỗ lực nỗ lực, gắng cầu bổn tâm, chớ khiến vọng lậu, quá khứ không biết, đã qua cũng không kịp. Nay thân này gặp được diệu pháp, phân minh tương khuyến quyết giải ngộ này, liễu tri thủ tâm. Đây là đệ nhất đạo. Không chịu phát tâm chí thành cầu nguyện thành Phật thọ vô lượng tự tại khoái lạc. Bắt đầu ồ ạt theo tục tham cầu danh lợi, đương lai đọa vào đại địa ngục, chịu các loại khổ não, không thể tính được, làm sao được làm sao được phải gắng nỗ lực. Chỉ có thể pháp chấp trước vào y thực thô thực. Liễu nhiên giữ tâm bổn chân. Giả si không giải ngộ, bớt khí lực mà có hiệu quả cao, đây là người đại tinh tấn vậy. Người mê ở trong thế gian không hiểu lý này, đối với trong tâm vô minh nhiều bước gian nan rộng tu tướng thiện, mong được giải thoát bèn quay về sanh tử. Nếu liễu nhiên không mất chánh niệm mà độ chúng sanh đây là có năng lực Bồ-tát. Lời nói phân minh các ông giữ tâm đệ nhất. Nếu không gắng giữ là người rất ngu vậy. Hiện tại một đời không chịu nhẫn khổ muốn đương lai vạn kiếp chịu tai ương, thuận theo ông lại càng không biết phó chúc cho ai? Người bát phong xuy bất động thật là núi trân bảo. Nếu biết quả thể chỉ đối với vạn cảnh, khởi lên hành sa tác dụng xảo biện như dòng nước, ứng bệnh cho thuốc mà có thể vọng niệm không sanh. Tâm ta diệt thật là trượng phu xuất thế. Như Lai trong một ngày làm sao tán thán hết. Ta nói lời này chí thành khuyên ông không sanh vọng niệm. Tâm ta diệt tức là bậc sĩ xuất thế.
Hỏi: Thế mà gọi là tâm ta diệt?
Đáp: Vì có tâm tiểu hứa vượt người khác. Tự nghĩ ta có thể như vậy. Trong tâm Niết-bàn ta đây vì bệnh. Kinh Niết-bàn nói: Giống như hư không có thể dụng chứa vạn vật, mà hư không đây không tự nghĩ rằng ta có thể hàm chứa như vậy. Đây dụ cho tâm ta diệt hướng đến Kim Cang Tam-muội.
Hỏi: Các hành nhân cầu chân thường tịch diệt, chỉ vui thế gian vô thường thô thiện, không phải niềm vui của Đệ nhất nghĩa đế. Chân thường diệu thiện lý đó chưa thấy. Chỉ muốn phát tâm nhờ nghĩa theo suy nghĩ. Giác tâm khởi gọi là lậu tâm. Chỉ muốn quên tâm (3 ) gọi là vô minh tối tăm, lại không đúng lý. Chỉ muốn không dừng tâm không duyên nghĩa tức ác thủ không. Tuy thọ thân người mà làm việc súc sanh làm. Bấy giờ không có phương tiện định tuệ, không hiểu rõ ràng thấy tánh Phật thì chỉ là hành nhân trôi nổi trong các xứ. Nếu là vượt được đến Vô dư Niết-bàn thì nguyện hiển bày chân tâm.
Đáp: Biết là tính tâm đầy đủ chí nguyện thánh tựu thong thả tịnh tâm, lại càng dạy ông tốt tự nhàn tĩnh thân tâm, tất cả không có phồn duyên, đoan tọa chánh niệm khéo điều hòa hơi thở. Bày tâm mình ra không tại bên trong không tại bên ngoài, không ở chặng giữa. Hảo hảo như như yên ổn thấy thuần thục thấy tâm này biết là lưu động. Giống như nước chảy về biển không dừng. Khi đã thấy tâm thức này chỉ là không phải bên trong không phải bên ngoài. Thong thả như như an ổn thấy thuần thục rồi thì ngược lại tiêu dung hư ngưng tạm trụ. Điều lưu đông đây thức bỗng nhiên tự diệt. diệt thức này cho đến diệt chướng hoặc ở trong chúng Thập địa Bồ-tát. Thức này đã diệt tâm này tức tức hư ngưng tịch bạc sáng sủa thái nhiên. Tại lại không thể nói hình trạng của nó. Ngươi muốn được phải nắm quyển thứ ba trong kinh Bát-nhã, phẩm Thân trong kinh Kim Cang và phẩm Kiến A-xà-phật trong quyển thứ ba kinh Duy-ma, thong thả tìm tòi tư duy cho thuần thục. Nếu thật sự thuần thục kinh này rồi có thể ở nơi hành trụ tọa ngọa và đối với ngũ dục bát phong không mất tâm này. Đây là người phạm hạnh đã lập việc làm đã làm xong rốt ráo không thọ thân sanh tử. Ngũ dục sắc, thân, hương, vị, xúc. Bát phong: lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc, đây là người ma luyện Phật tánh xứ. Thật không lạ gì thân này không được tự tại. Kinh nói: Thế gian không có Phật, Bồ-tát không được hiện dụng, phải cởi bỏ thân này. Chúng sanh quá khứ căn cơ lợi độn không thể phán xét. Thời gian một niệm trược vô lượng kiếp ở đời sau. Nếu lúc có sức tùy tánh của chúng sanh khởi thiện căn của Bồ-tát, tự lợi lợi tha trang nghiêm Phật độ phải cần rõ từ y cho đến cùng tột của thật tướng. Nếu chấp theo văn thì mất chân tông. Tỳ-kheo các ông học xuất gia tu đạo. Đây là ra khỏi nhà sanh tử, gọi là xuất gia. Chánh niệm đầy đủ tu đạo được thành, cho đến giải rõ ràng từng chi phần của thân, đến lúc lâm chung không mất chánh niệm tức được thành Phật. Đệ tử tập hợp luận này, lấy tín tâm theo văn mượn nghĩa nói ra như vầy. Thật chẳng phải liễu, liễu chứng tri nhưng nương vào Thánh lý. Nguyện sám hối trừ diệt, nếu được thành đạo hồi hướng cho chúng sanh, nguyện đều biết bổn tâm, một thời thành Phật người nghe nỗ lực sẽ được thành Phật xin ở trước độ ta và người.
Hỏi: Luận này từ đầu chí cuối đều nguyện trị tâm là đạo, chưa biết quả hành nhị môn thuộc vào môn nào.
Đáp: Luận này hiển bày Nhất thừa làm tông nhưng chí ý đạo mê đường, hiểu tự thoát sanh tử cho đến độ người thẳng nói tự lợi không nói lợi tha. Theo hành môn nhiếp. Nếu có người dối ngươi sẽ đọa vào mười tám tầng địa ngục chỉ trời đất mà thề. Nếu không tin ta đời đời sẽ bị hổ lang ăn thịt.
Luận Tối Thượng quyển thứ nhất (hết).
Đây là chỗ mong mỏi.
Thánh thọ vạn tuế Thập phương pháp giới hàm kinh đồng nhập biển quả của Như Lai..
Sửa chữa ngài Tuyết Sơn, khắc bản gồm hai mươi trong đó có
Nhất Huấn, v.v…. Những vị hóa chủ như ngài Ấn Châu, Tuệ Trừng, Đạo Hy.
Giữa mùa xuân canh ngọ nhằm năm thứ tư niên hiệu Long Khánh.
Khai bản tại chùa Toàn-la Đạo Đồng phước địa an tâm.
Khâm bỏ ra chút tịnh tài in khắc hiện bổn để lưu truyền mong rằng mọi người giữ được chân tâm mau chóng quả thể.
Vào tiết lâm chung cốc đán năm Bính thân nhằm năm thứ sáu niên hiệu Chánh Đức. Ni Diệu Nghiêm Cẩn bạch.