HOÀNG BÁ SƠN ĐOẠN TẾ THIỀN SƯ

SỐ 2012A

MỘT QUYỂN

Tể tướng Bùi Hưu ở Hà Đông biên tập và viết bài tựa.

 

ĐOẠN TẾ TÂM YẾU

Có đại Thiền sư pháp húy là Hy Vận ở Thứu phong núi Hoàng bích, huyện Cao an, Hồng châu. Ngài là người được truyền thừa thiều pháp đời thứ ba của phái Thiền lục Tổ ở Tào khê, là pháp điệt của Thiền sư Bách Trượng ở Tây Đường. Chỉ riêng mình Ngài khâm phục pháp tối thượng thừa được ấn khả lìa văn tự, chỉ truyền một tâm không có pháp khác. Tâm thể cũng không, vạn duyên đều bặt. Như mặt trời mọc trong hư không, ánh sáng chiếu soi khắp nơi. Người chứng điều đó không có mới cũ, cạn sâu. Người nói điều đó không lập giải nghĩa, không lập tông chủ, không mở pháp môn, ngay đó ngộ được bổn tâm, động tâm tức sai trái. Người được như thế sau mới thành bổn Phật. Cho nên, lời nói thì đơn giản mà lý thì tại đoa. Nghe đạo cao đức lớn của Ngài, người đến núi này rất đông, số người vãng lai thường hơn cả ngàn người.

Tôi vào niên hiệu Hội Xương thứ hai (842) làm liêm trấn ở Chung lăng, cung thỉnh Ngài từ núi này đến Kinh châu, dừng ở chùa Long Hưng sớm chiều thưa hỏi đạo mầu. Vào niên hiệu Đại Trung thứ hai (848), tôi dời về liêm trấn ở Uyển nguyên sớm đảnh lễ chiều học giáo pháp. Sau đó tôi trở về ghi lại lời dạy của Ngài. Nhưng mười phần chỉ được một, hai phần, tôi rất khâm phục Ngài, song vì tâm ấn không dám xiển dương. Nay sợ người đời sau nghiên cứu tinh nghĩa của Thiền không hiểu, tôi liền đưa những điều ghi chép cho môn hạ Tăng Đại Chu pháp kiến, lại trở về chùa Quảng Đường ở núi xưa, thưa hỏi các bậc trưởng lão trong chúng xem những điều đó khác nhau, giống nhau như thế nào với những điều tôi thường được thấy nghe ngày xưa.

Ngày mồng tám tháng mười một niên hiệu Đại Trung thứ mười một (85 ) đời Đường.

HOÀNG BÁ SƠN ĐOẠN TẾ THIỀN SƯ TRUYỀN TÂM YẾU

Sư nói với Bùi Hưu: Chư Phật và tất cả chúng sanh chỉ là một tâm lại không có pháp khác. Tâm này từ xưa đến nay, chưa từng sanh chưa từng diệt, không xanh không vàng, không hình không tướng, không thuộc có không, không tính mới cũ, không dài không ngắn, không lớn không nhỏ; vượt qua tất cả giới hạn, danh ngôn, tung tích, đối đãi; ngay đó ngộ được bản tâm, động niệm tức sai trái. Giống như hư không không có bờ mé không thể đo lường. Chỉ một tâm này là Phật. Phật và chúng sanh không có sai khác, chỉ vì chúng sanh chấp tướng tìm cầu bên ngoài, tìm cầu như vậy dần dần mất bản tâm, khiến Phật tìm Phật, đem tâm nắm tâm, suốt đời muôn kiếp trọn không thể được. Không biết dừng niệm, quên nghĩ, Phật tự hiện tiền. Tâm này tức là Phật, Phật tức là chúng sanh. Vì lúc làm chúng sanh tâm này không giảm, lúc làm Phật tâm này không tăng, cho đến công đức như cát sông Hằng của lục độ vạn hạnh, vốn tự đầy đủ không nhờ tu tập mà tăng thêm. Gặp duyên thì thi hành, dứt duyên thì vắng lặng. Nếu không nhất định tin tâm này là Phật, mà muốn (380) chấp tướng tu hành để cầu công đức. Đó đều là vọng tưởng, trái với đạo. Tâm này tức là Phật, không có Phật khác, cũng không có tâm khác. Tâm này sáng suốt vắng lặng, giống như hư không không có một chút hình dáng. Khởi tâm động niệm tức trái với pháp thể, chính là chấp tướng. Từ xưa đến nay không chấp tướng Phật, tu lục độ vạn hạnh muốn cầu thành Phật tức là theo thứ tự. Từ xưa đến nay không có thứ tự thành Phật, chỉ ngộ một tâm, không có một chút pháp có thể đắc. Đây là như hư không không tạp nhiễm không hư hoại, như mặt trời chiếu khắp thiên hạ. Lúc mặt trời lên chiếu khắp thiên hạ, hư không cũng không từng sáng. Lúc mặt trời lặn khắp thiên hạ tối tăm thì hư không cũng chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự nó xâm chiếm nhau. Tánh hư không rộng lớn bất biến. Phật và tâm chúng sanh cũng như thế. nếu quán Phật là tướng sanh tử mê mờ, dơ uế thì sự hiểu biết như thế trải qua kiếp số như hằng sa vẫn không đắc Bồ-đề vì chấp tướng. Chỉ một tâm này, không có một pháp nhỏ bằng hạt bụi có thể đắc. Ngay tâm

là Phật, nếu người học đạo không hiểu rõ tâm thể này thì ở trên tâm lại chồng thêm tâm, cầu Phật ở bên ngoài, chấp tướng tu hành đều là ác pháp, chẳng phải đạo Bồ-đề. Cúng dường mười phương chư Phật không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm. Vì sao? Vô tâm là không có tất cả tâm. Thể của như như, bên trong như cây, đá không động không loạn, bên ngoài như hư không không ngăn không ngại, không năng sở, không nơi chốn, không hình dáng, không được mất. Người theo thời không dám thâm nhập pháp môn này, vì sợ rơi vào không, không có chỗ ghé vào, nhìn bờ mà thối lui. Lệ thường đều là tìm cầu tri kiến, bởi thế người tìm cầu tri kiến như lông (nhiều), người ngộ đạo như sừng (ít). Ngài Văn Thù biểu hiện lý, ngài Phổ Hiền biểu hiện hạnh. Lý: là lý chân không vô ngại. Hạnh: là hạnh lìa tướng vô tập. Ngài Quán Thế Âm biểu hiện Đại bi, ngài Thế Chí biểu hiện Đại từ. Duy-ma là tịnh danh. Tịnh là tánh, danh là tướng. Tánh tướng giống nhau, nên gọi là tịnh danh. Các bậc Bồ-tát đều biểu hiện mỗi ý riêng, nhưng không lìa một tâm, ngộ điều đó tức là bản tánh. Người học đạo ngày nay, không hướng đến ngộ tự tâm, mà hướng ngoại, chấp tướng, chấp cảnh đều trái với đạo. Hằng hà sa: Phật nói sa (cát) này, chư Phật, Bồ-tát, Phạm thiên, Đế Thích, chư Thiên đi qua cát cũng không vui; trâu, dê, trùng, kiến bò qua cát cũng không giận; của báu, hương thơm cát cũng không tham; phân dãi dơ uế các cũng chê. Tâm này tức là tâm của vô tâm, lìa tất cả tướng, chúng sanh và chư Phật không có sai biệt. Chỉ có thể vô tâm, mới là cứu cánh. Người học đạo nếu không chứng được vô tâm thì muôn kiếp tu hành không thành đạo, bị công đức ba thừa bó buộc không được giải thoát. Song chứng được tâm này có nhanh có chậm. Có người nghe pháp nhất niệm liền được vô tâm, có người đến địa vị thập Tín, thập Trụ, thập Hạnh, thập Hồi hướng mới được vô tâm. Dù lâu hay mau được vô tâm mới trụ. Lại không thể tu không thể chứng, thật không có chỗ đắc, chân thật không hư; người nhất niệm liền đắc và người chứng thập Địa mà đắc thì công dụng đều như nhau, không có sâu cạn, chỉ là trải qua nhiều kiếp chịu cần mẫn mà thôi. Tạo ác hành thiện đều là chấp tướng. Chấp tướng tạo ác chịu thọ luân hồi. Chấp tướng hành thiện chịu thọ cần khổ. Tất cả không bằng ngay lời nói liền nhận được bổn pháp. pháp này tức là tâm, ngoài tâm không có pháp. Tâm này tức là pháp, ngoài pháp không có tâm. Tâm tự nói vô tâm cũng không có không tâm. Đem tâm vô tâm, tâm lại thành có. Chỉ trầm khế hợp mà thôi, tuyệt không có nghĩ bàn. Cho nên nói: Ngôn ngữ vắng bặt thì tâm hành cũng diệt. Tâm này là bổn nguyện thanh tịnh. Chư Phật và chúng sanh đều có. Tất cả chúng sanh, bò bay máy cựa và chư Phật, Bồ-tát một thể không khác khác, chỉ vì vọng tưởng phân biệt mà tạo thành nhiều nghiệp. Trên Phật thật không có một vật chỉ có rỗng không, tịch tĩnh sáng suốt an lạc mà thôi. Tin sâu tự ngộ nhập, liền ngộ được bản tánh, đầy đủ trọn vẹn không có chỗ thiếu thốn. Cho dù trải qua ba tăng- kỳ kiếp tinh tấn tu hành, trải qua các địa vị; lúc một niệm chứng đắc, chỉ chứng cái xưa nay sẵn có. Từ địa vị Phật trở lên không đắc thêm một vật gì. Lại quan sát công dụng của nhiều kiếp đều là giả dối như trong mộng. Cho nên Như Lai nói: Ta đối với Vô thượng Bồ-đề thật không có chỗ đắc. Nếu có chỗ đắc thì Phật Nhiên Đăng không thọ ký cho ta. Lại nói: Pháp này bình đẳng không có cao thấp. Đó gọi là Bồ-đề. Tức tâm bổn nguyện thanh tịnh của chúng sanh chư Phật, núi sông thế giới, có tướng vô tướng biến khắp mười phương thế giới. tất cả đều bình đẳng không có ngã tướng kia. Tâm bổn nguyện thanh tịnh này thường tròn đầy chiếu sáng khắp nơi. Người đời không ngộ, chỉ tiếp nhận kiến, văn, giác, tri làm tâm, bị kiến, văn, giác, tri ngăn che, cho nên không thấy bản thể trong sáng. Chỉ có ngay chỗ vô tâm bản thể mới tự hiện ra. Như mặt trời mọc lên trong hư không chiếu khắp mười phương không có gì chướng ngại. cho nên người học đạo chỉ nhận biết kiến, văn, giác, tri thực hành tạo tác. Rỗng không lại có kiến, văn, giác, tri tức dòng tâm dứt tuyệt không có chỗ vào, chỉ ngay chỗ kiến, văn, giác, tri tiếp nhận bổn tâm. Nhưng bổn tâm không thuộc kiến, văn, giác, tri cũng không lìa kiến, văn, giác, tri. Song không nên đối với kiến, văn, giác, tri mà khởi lên kiến giải, cũng nên không nên đối với kiến, văn, giác, tri mà động niệm, cũng chớ lìa kiến, văn, giác, tri mà tìm tâm, cũng chớ bỏ kiến, văn, giác, tri mà chấp pháp. Không nắm không lìa, không trụ không chấp, thong dong tự tại, mọi nơi đều là đạo tràng. Người đời nghe nói, chư Phật đều truyền tâm yếu, nếu cho rằng trên tâm riêng có một pháp có thể chứng được, liền nương tâm cầu pháp mà không biết tâm tức là pháp, pháp tức là tâm, không thể nương vào tâm lại tìm tâm thì trải qua ngàn vạn kiếp trọn không thể được. Không bằng ngay vô tâm liền được bổn pháp, như lực sĩ không biết viên châu trên trán lại tìm kiến ở bên ngoài, đi khắp mười phương trọn không thể được. Người trí chỉ cho, lúc đó mới thấy bổn chân như cũ. Cho nên người học đạo không biết bổn tâm, không nhận nó là Phật, liền dụng công hạnh tìm kiếm bên ngoài, y theo chứng đắc thứ tự, trải qua nhiều kiếp khổ nhọc tìm kiếm, trọn đời không thành đạo không bằng ngay vô tâm, nhất định biết tất cả pháp vốn không có sở hữu cũng không có sở đắc, không nương không trụ, không năng không sở, vọng động không khởi liền chứng Bồ-đề. Đến lúc chứng đạo chỉ chứng bổn tâm. Phật trải qua công hạnh nhiều kiếp đều là không tu hành gì cả. Như lúc lực sĩ được chân chỉ được viên châu trên trán của mình, không liên quan gì đến sức tìm kiếm bên ngoài. Cho nên Đức Phật nói: Ta đối với Vô thượng Bồ-đề thật không có chỗ đắc. Sợ người đời không tin nên dẫn chỗ thấy của ngũ nhãn, chỗ nói của ngũ ngôn, chân thật không hư, đó là Đệ nhất nghĩa đế.

Người học đạo chớ nghi Tứ đại là thân, Tứ đại vô ngã, ngã cũng vô chủ. Nên biết thân này vô ngã cũng vô chủ. Ngũ ấm là tâm, ngũ ấm vô ngã cũng vô chủ, nên biết tâm này vô ngã cũng vô chủ. Sáu căn, sáu trần, sáu thức hòa hợp sanh diệt cũng như vậy. Mười tám giới đã không thì tất cả đều không, chỉ có bổn tâm rộng lớn thanh tịnh. Có thức thực, có trí thực. Thân tứ đại đói khát, thương tích, bị hoạn thì theo đó mà cấp dưỡng không sanh tham đắm, gọi đó là trí thực. Mặc tình chấp vào hương vị vọng sanh phân biệt, chỉ mong cầu hợp với khẩu vị của mình, không sanh nhàm chán, gọi đó là thức thực. Hàng Thanh văn nhờ nghe mà ngộ đạo, cho nên gọi đó là Thanh văn. Nhưng họ không hiểu rõ tự tâm, đối với giáo nghĩa được nghe sanh khởi kiến giải. Hoặc nhân thần thông, (381) hoặc nhân tướng hảo, ngôn ngữ hành động, nghe có Bồ-đề, Niết-bàn, trải qua ba tăng-kỳ kiếp tu thành Phật đạo, tất cả đều thuộc đạo của Thanh văn, nên gọi đó là Thanh văn. Đức Phật chỉ ngộ ngay tự tâm, xưa nay là Phật, không một pháp có thể đắc, không một hạnh có thể tu. Đây là đạo vô thượng, đây là chân như Phật. Người học đạo chỉ lo một niệm có tức cách xa với đạo. Niệm niệm vô tướng, niệm niệm vô vi tức là Phật. Người học đạo nếu muốn thành Phật thì đối với tất cả Phật pháp trọn không cần học, chỉ học không cầu không chấp không cầu thì tâm không sanh, không chấp thì tâm không diệt. không sanh không diệt tức là Phật. Tám mươi bốn ngàn (84.000) pháp môn đối trị tám mươi bốn ngàn (84.000) phiền não. Đó chỉ là pháp môn dẫn dắt giáo hóa chúng sanh, vốn không phải là tất cả pháp. xa lìa tức là pháp, người biết xa lìa Phật. Nhưng xa lìa tất cả phiền não thì không có pháp có thể đắc. Người học đạo nếu muốn biết được bí quyết, Phật dạy đối với tâm chớ chấp một vật. Chân pháp thân giống như hư không. Đây là dụ pháp thân tức là hư không, hư không tức là pháp thân. Người thường cho rằng pháp thân biến khắp hư không, trong hư không bao gồm pháp thân. Họ không biết pháp thân tức là không, hư không tức là pháp thân. Hoặc xác định rằng có hư không, hư không không phải là pháp thân. Hoặc xác định rằng có pháp thân, pháp thân không phải là hư không. Nhưng chớ giải thích hư không vì hư không tức là pháp thân chớ giải thích pháp thân vì pháp thân tức là hư không. Hư không và pháp thân không có tướng khác nhau. Tướng Phật và chúng sanh không khác, tướng sanh tử và Niết-bàn không khác, tướng phiền não và Bồ-đề không khác. Lìa tất cả tướng chính là Phật. Phàm phu chấp cảnh, đạo nhân chấp tâm, tâm cảnh đều quên chính là chân pháp. Quên cảnh còn dễ quên tâm lại khó. Người không dám quên tâm sợ rơi vào không, không có chỗ vớt vát. Mà họ không biết không vốn không phải là không, chỉ là nhất chân pháp giới mà thôi. Tánh linh giác này từ xưa đến nay cùng thọ mạng với hư không, chưa từng sanh, chưa từng diệt; chưa từng có, chưa từng không; chưa từng dơ, chưa từng sạch; chưa từng ồn náo, chưa từng vắng lặng; chưa từng trẻ, chưa từng già; không nơi chỗ, không trong ngoài; không số lượng, không hình tướng; không sắc tượng, không âm thanh; không thể kiến, không thể tìm. Không thể dùng trí tuệ để biết, không thể dùng ngôn ngữ để phân biệt, không thể nhờ cảnh vật để hiểu, không thể dùng công đức để đến. Chư Phật, Bồ-tát và tất cả loài bò bay máy cựa đều cùng một tánh Đại Niết-bàn này. Tánh tức là tâm, tâm tức là Phật, Phật tức là pháp. Một niệm lìa chân đều là vọng tưởng. Không thể lấy tâm cầu tâm, lấy Phật cầu Phật, lấy pháp cầu pháp. Cho nên người học đạo ngay nơi vô tâm thầm khế hợp mà thôi. Tâm nghĩ ngợi là sai biệt, vì tâm truyền tâm đó là chánh kiến, cẩn thận chớ chạy theo cảnh bên ngoài, nhận cảnh làm tâm. Đó là nhận giặc làm con. Vì có tham, sân, si nên lập giới, định, tuệ. Vốn không có phiền não làm sao có Bồ-đề. Cho nên Tổ sư nói: Đức Phật nói tất cả pháp, vì để trừ tất cả tâm. Ta không có tất cả tâm cần gì tất cả pháp. trên bổn nguyên thanh tịnh Phật lại không chấp một vật. Thí như hư không tuy dùng vô lượng trân bảo để trang nghiêm nhưng rốt cuộc không tồn tại. Phật tánh giống như hư không, tuy dùng vô lượng công đức trí tuệ trang nghiêm, cuối cùng vẫn không tồn tại, chỉ vì không biết được bản tánh nên lưu chuyển mà thôi. Điều gọi là tâm địa pháp môn, vạn pháp đều nương vào tâm này mà kiến lập. Gặp cảnh thì có, không có cảnh thì không. Không thể ở trong tánh thanh tịnh chuyển thành kiến giải cảnh. Đã nói định, tuệ, xem xét rõ ràng, tịch tịch tịnh tịnh, kiến, văn, giác, tri, đều là kiến giải trên cảnh, tạm thời nói cho hạng người trung căn, hạ căn thì được. Nếu muốn thân chứng thì không thể kiến giải như thế. hết thảy là cảnh pháp có không, không đối với có. Chỉ có đối với tất cả pháp mà không có kiến giải có, không tức là thấy pháp.

Ngày mồng một tháng chín Sư nói với Bùi Hưu: Từ khi tổ Đạt-ma đến Trung Quốc chỉ nói một tâm, chỉ truyền một pháp, lấy Phật truyền Phật không nói Phật khác, dùng pháp truyền pháp không nói pháp khác. Pháp là pháp bất khả thuyết. Phật là Phật không thể chấp, đó chính là tâm bổn nguyên thanh tịnh. Chỉ có một sự thật này, ngoài ra là chẳng phải chân. Bát-nhã là tuệ, tuệ này là bổn tâm vô tướng. Phàm phu không hướng đến đạo, chỉ buông thả theo lục tình trôi lăn trong sáu đường. Người học đạo một niệm nghĩ đến sanh tử tức rơi vào đường ma. Một niệm khởi lên các kiến giải tức rơi vào ngoại đạo. Thấy có sanh đến diệt tức rơi vào Thanh văn. Không thấy có sanh chỉ thấy có diệt tức rơi vào Duyên giác. Pháp xưa không sanh nay cũng không diệt, không khởi nhị kiến, không chán ghét không vui mừng, tất cả các pháp chỉ là một niệm, sau mới là Phật thừa. Phàm phu đều theo cảnh sanh tâm, vì thế tâm có chán ghét, vui mừng. Nếu muốn cảnh không, phải quên tâm mình, tâm quên tức cảnh không, cảnh không tức tâm diệt. Nếu không quên tâm mà chỉ trừ cảnh thì cảnh không thể trừ, chỉ rối bời thêm mà thôi. Cho nên nói vạn pháp chỉ do tâm; tâm cũng không thể đắc thì tìm cầu gì đây? Người học Bát-nhã không thấy có một pháp có thể đắc, dứt ý Tam thừa, chỉ một việc chân thật, không thể chứng đắc; cho rằng ta có thể chứng có thể đắc, đó đều là những người Tăng thượng mạn. Trong hội Pháp Hoa những người đứng dậy phất y mà đi đều là những người này. Cho nên Đức Phật nói: Ta đối với Bồ-đề thật không có chỗ đắc, chỉ thầm khế hợp mà thôi. Phàm phu lúc lâm chung, chỉ quán ngũ uẩn đều không, tứ đại vô ngã, chân tâm vô tướng không đi không đến, lúc sanh tánh cũng không đến, lúc chết tánh cũng không đi, vắng lặng tròn đầy, tâm cảnh nhất như; chỉ có thể như vậy, ngay đó đốn ngộ, không bị ba đời trói buộc, liền thành người xuất thế. Nhất thiết không được có một xu hướng mảy may nào. Nếu thấy tướng lành chư Phật đến đón và các thứ khác hiện tiền, cũng không có tâm đi theo. Nếu thấy các tướng ác hiện tiền cũng không có tâm sợ hãi. Chỉ cần tự mình quên tâm thì đồng với pháp giới, liền được tự tại. Đây chính là điều cốt yếu.

Ngày mồng tám tháng mười Sư nói với Bùi Hưu: Nói hóa thành: Nhị thừa và mười địa, Đẳng giác, Diệu giác đều là phương tiện lập ra giáo nghĩa để dẫn dắt chúng sanh. Nói bảo sở: Chính là nói của báu chân tâm tự tánh bổn Phật. Của báu này không thuộc đo lường của chúng hữu tình, không thể kiến lập; không Phật không chúng sanh, không năng không sở, chỗ nào có thành. Nếu nói đây là hóa thành, chỗ nào là bảo sở. Bảo sở, không thể chỉ bày, chỉ bày tức có nơi chỗ, chẳng phải là chân bảo sở. Cho nên nói: Ở ngay đó mà thôi, không thể định lượng mà nói, chỉ ngay thể khế hợp với bổn tánh. Nói xiển-đề: Nghĩa là không có niềm tin; tất cả chúng sanh trong lục đạo, cho đến Nhị thừa không tin có quả Phật, đều gọi là xiển-đề đoạn thiện căn. Bồ-tát: Tin sâu có Phật pháp, không thấy có Đại thừa Tiểu thừa. Phật và chúng sanh cùng một pháp tánh, gọi đó là thiện căn xiển-đề. Nói chung, người nhờ nghe giáo pháp mà ngộ gọi đó là Thanh văn; người quán nhân duyên mà ngộ gọi là Duyên giác. Nếu không ngộ được tự tâm, tuy đến khi thành Phật cũng gọi là Phật Thanh văn. Người học đạo phần nhiều đối với giáo pháp mà ngộ, không ngộ được bản tâm; tuy trải qua nhiều kiếp tu hành cũng không thành bổn Phật. Nếu không ngộ bổn tâm, cho đến nhờ giáo pháp mà ngộ tức khinh tâm trọgn giáo, liền thành chạy theo gốc mà quên bổn tâm. Cho nên chỉ cần khế hợp với bổn tâm không cần cầu pháp. Tâm tức là pháp vậy. Phàm phu phần nhiều bị cảnh ngăn ngại tâm, sự ngăn ngại lý, (382) thường muốn bỏ cảnh để an tâm, ngăn sự để còn lý, mà không biết đó chính là tâm ngại cảnh, lý ngại sự chỉ cần khiến tâm không thì cảnh tự không, lý tịch tĩnh thì sự tự nó tịch tĩnh, chớ dụng tâm điên đảo. Phàm phu phần nhiều không chấp nhận tâm không, sợ lạc vào không; mà họ không biết tự tâm vốn không. Người ngu trừ sự không trừ tâm; người tríửừ tâm không trừ sự. Tâm Bồ-tát như hư không, xả bỏ tất cả, việc làm phước đức đều không tham đắm. Nhưng xả có ba hạng: Thân tâm trong ngoài tất cả đều xả, giống như hư không không có chỗ vướng mắc, sau đó tùy theo cách thức cứu độ chúng sanh, năng sở đều quên. Đây là đại xả. Nếu vừa hành đạo ban bố công đức, vừa xả tất cả, không có tâm hy vọng. Đây là trung xả. Nếu tu nhiều việc thiện có hy vọng, nghe pháp hiểu về không, liền không chấp trước. Đây là tiểu xả. Đại xả như ngọn đèn ở trước mặt không còn mê ngộ. Trung xả như ngọn đèn bên cạnh hoặc là sáng hoặc là tối. Tiểu xả như ngọn đèn ở sau lưng không nhìn thấy hầm hố. Cho nên tâm Bồ-tát như hư không, tất cả đều xả. Tâm quá khứ không thể đắc, quá khứ này xả. Tâm hiện tại không thể đắc, hiện tại này xả. Tâm vị lai không thể đắc, vị lai này xả. Đó gọi là ba đời đều xả. Từ Như Lai phó pháp cho ngài Ca-diếp về sau đều dùng tâm ấn tâm, tâm tâm không khác. Ấn khả chấp không tức không thành văn; ấn khả chấp vật tức không thành pháp. Cho nên dùng tâm ấn tâm, tâm tâm không khác, năng ấn sở ấn đều khó khế hợp. Vì thế người đắc rất ít. Nhưng tâm tức là vô tâm, đắc tức vố đắc. Đức Phật có ba thân. Pháp thân: Nói về ?? tự tánh thông suốt. Báo thân: Nói tất cả pháp. Hóa thân: Nói pháp lục độ vạn hạnh. Pháp thân thuyết pháp không thể dùng ngôn ngữ, âm thanh, hình tướng, văn tự để tìm cầu; không có chỗ nói, không có chỗ chứng, chỉ có tự tánh thông suốt mà thôi. Cho nên nói: Không có pháp có thể nói, đó gọi là thuyết pháp. Báo thân, hóa thân đều tùy căn cơ chúng sanh mà ứng hiện ra. Pháp được nói ra cũng tùy sự việc ứng với căn cơ để nhiếp hóa, đó đều là chẳng phải chân pháp. Cho nên nói: Báo thân, hóa thân chẳng phải chân Phật, cũng chẳng phải thuyết pháp. Điều nói cùng là một tinh minh chia làm sáu hòa hợp. Minh tinh: là một tâm; sáu hòa hợp: là sáu căn; sáu căn này, mỗi căn đều hợp với trần. Nhãn căn hợp với sắc trần. Nhĩ căn hợp với thanh. Tỷ căn hợp với mùi. Thiệt căn hợp với vị. Thân hợp với xúc. Ý hợp với pháp. Trung gian sanh lục thức thành mười tám giới (sáu căn, sáu trần, sáu thức). Nếu hiểu rõ mười tám giới không có sở hữu, buộc sáu căn thành một tinh minh. Một tinh minh tức là tâm. Người học đạo đều biết như thế, nhưng không thể tránh khỏi kiến giải về một tinh minh và sáu hòa hợp. Vì thế bị pháp trói buộc không khế hợp với bổn tâm. Đức Phật xuất hiện ở đời muốn nói Nhất thừa chân pháp thì chúng sanh không tin lại hủy báng, vì thế chìm vào biển khổ. Nếu Ta hoàn toàn không nói thì đọa san tham, không ban một chút diệu đạo cho chúng sanh. Vì vậy Ta lập nên phương tiện nói có ba thừa. Thừa có Đại thừa và Tiểu thừa, đắc có cạn sâu, đều chẳng phải bổn pháp. Cho nên Ta nói: Chỉ có một đạo Nhất thừa, ngoài ra chẳng phải là chân. Nhưng rốt cuộc chưa có thể hiển bày pháp nhất tâm. Nên Đức Phật gọi Ca-diếp đến cùng pháp tòa giao phó riêng cho Ca-diếp về nhất tâm. Lìa ngôn ngữ thuyết pháp, một pháp này khiến thực hành riêng. Nếu người có thể khế hợp chứng ngộ thì đến được cõi Phật.

Có người hỏi: Thế nào là đạo? Thế nào là tu hành? Sư đáp: Đạo là vật gì mà ông muốn tu hành.

Hỏi: Sự tương thừa tham thiền học đạo của tôn sư các phương như thế nào?

Đáp: Lời nói dẫn dắt người độn căn, không thể nương tựa.

Hỏi: Lời nói dẫn dắt kẻ độn căn như vậy, không biết dẫn dắt bậc thượng căn lại nói pháp gì?

Đáp: Nếu là bậc thượng căn, chỗ nào lại ngay mình tìm người. Tự mình còn không thể đắc, hà huống riêng có pháp cứu mê tình không thấy trong giáo.

Hỏi: Trạng thái của pháp pháp là gì? Nếu nói như thế thì hoàn toàn không yêu cầu tìm kiếm?

Đáp: Nếu cùng với sự tinh tế thì bớt hao tâm lực.

Hỏi: Thế nào là hồn thành đoạn tuyệt không thể là không?

Đáp: Không có ai dạy nó, nó là ai mà ông định tìm nó. Hỏi: đã không biết tìm nơi nào, vì sao lại nói chớ đoạn nó?

Đáp: Nếu không tìm thì thôi, ai dạy ông đoạn. Ông thấy hư không trước mắt đoạn nó thế nào?

Hỏi: Pháp này có thể đắc, thì đồng với hư không không?

Đáp: Hư không sớm chiều nói có với ông, cùng có khác ta. Tạm nói như vậy, ông liền theo đó mà sanh kiến giải.

Hỏi: Phải là không sanh kiến giải với người sao?

Đáp: Ta chưa từng ngăn ông. Kiến giải thuộc về tình, tình sanh thì trí cách xa.

Hỏi: Hướng đến chỗ này chớ sanh tình phải không? Đáp: Nếu không sanh tình thì ai nói đúng.

Hỏi: Mới nói với Hòa thượng, vì sao liền nói đọa vào lời nói. Đáp: Ông tự mình không hiểu người nói, vì sao nói đọa.

Hỏi: Lúc nãy nói nhiều như thế đều là lời chống đối, hoàn toàn chưa từng có thật pháo chỉ bày cho người?

Đáp: Thật pháp không điên đảo, nay điều ông hỏi tự nó sanh điên đảo, vậy tìm thật pháp gì?

Hỏi: Điều hỏi đã tự nó sanh điên đảo, vậy điều Hòa thượng đáp thế nào?

Đáp: Ông lấy gương soi mặt mà xem, chớ nhìn người khác bằng tầm mắt hẹp hòi.

Lại hỏi: Chỉ giống như một con chó ngu, thấy nơi nào đông là sủa, gió thổi cây cỏ cũng không phân biệt được?

Lại đáp: Thiền tông này của ta, tương truyền từ xưa đến nay chưa từng dạy người cầu tri cầu giải. Chỉ nói học đạo trước hết là những lời dẫn dắt. Nhưng đạo cũng không thể học, khi tình chấp còn mà học vì giải đạo thì thành mê đạo. Đạo không nơi chỗ gọi là tâm Đại thừa. Tâm này không ở trong, ngoài và khoảng giữa, thật không có nơi chỗ. Điều thứ nhất là không được tri giải, chỉ nói với ông, như nay tất cả nơi chỗ là đạo, hết thảy tâm đều không có nơi chỗ. Đạo này là thiên chân vốn không có danh tự, chỉ vì người đời không biết, mê muội trong tình chấp. Cho nên chư Phật xuất hiện ở đời để thuyết pháp phá tan việc này. Sợ ông và mọi người không hiểu, dùng phương tiện đặt tên đạo, không nên chấp tên mà sanh kiến giải. Cho nên nói: Được cá quên nơm, thân tâm tự nhiên hiểu đạo biết tâm, thấu rõ cội nguồn, nên gọi là sm. Quả sm từ thiền định mà thành không từ học mà có. Nay nếu ông đem tâm cầu tâm, chạy theo bên ngoài, chỉ nghĩ ngợi học hỏi, chấp có thì lúc nào mới đắc. Người xưa tâm nhạy bén nghe một lời nói liền tuyệt hẳn sự học. Cho nên nói tuyệt học là đạo nhân thanh nhàn vô vi. Người đời nay chỉ muốn nhiều hiểu biết, lắm kiến giải, luôn tìm văn nghĩa, gọi là tu hành; mà họ không biết nhiều hiểu biết, lắm kiến giải trở thành ngưng trệ. Chỉ biết cho con uống nhiều sữa, còn tiêu hóa hay không thì chẳng hề hay biết. Người học đạo của Tam thừa đều giống như vậy, hết thảy đều gọi là ăn không tiêu. Cái gọi là hiểu biết và kiến giải không tiêu đó đều là thuốc độc, đều đi đến chấp sanh diệt. trong chân như hoàn toàn không có việc này. Cho nên nói: Trong kho vua của ta không có dao búa như thế. Tất cả những kiến giải có từ trước, nếu bỏ hết đi, khiến cho rỗng không, càng không phân biệt, tức là không Như Lai Tạng. Như Lai Tạng: Không có một chút mảy may có thể có. Cho nên Đấng Pháp vương xuất hiện ở thế gian để phá chấp có. Cũng nói: Ta ở chỗ Phật Nhiên Đăng, không có một chút pháp có thể đắc. Lời nói này chỉ là không. Ông so lường kiến giải chỉ tiêu tan mà thôi; tình, lý hết thảy đều không chấp. Đó là người vô sự. Hệ thống giáo nghĩa của Tam thừa chỉ là thuốc ứng hợp với bệnh chúng sanh. Tùy theo chỗ đáng nói, đến lúc trình bày, mỗi mỗi đều khác nhau, chỉ có thể hiểu rõ mới không bị mê hoặc. Không được đối với một căn cơ một giáo nghĩa mà chấp vào văn tự, đưa ra kiến giải.

Vì sao như vậy? Vì …

1. Thật không có một pháp nào nhất định mà Như Lai nói, ta đối với tông môn này không luận bàn việc này, chỉ biết dứt tâm liền thôi, bèn không biết suy trước nghĩ sau.

Hỏi: Xưa nay đều nói: Tức tâm là Phật, không rõ tâm nào là Phật?

Sư nói: Ông có mất tâm?

– Phàm tâm là Phật, tức tâm thánh là Phật. Sư nói: Ông có tâm phàm thánh ở đâu?

– Trong ba thừa nói có phàm Thánh, Hòa thượng đâu được nói không có.

Sư nói: Trong ba thừa phân minh nói với ông. Tâm phàm Thánh là vọng, ông nay không hiểu, trở lại chấp là có, lấy không mà làm có, há không phải là vọng. Vì vọng nên tâm mê, ông chỉ bỏ đi cảnh phàm Thánh, ngoài tâm không có Phật khác. Tổ sư Tây lai chỉ thẳng tất cả người toàn thể là Phật. Nay ông không biết, chấp Thánh chấp phàm chạy theo bên ngoài, lại tự mê tâm. Cho nên nói với ông tức tâm là Phật, một niệm tình sanh khởi thì đọa vào cõi khác. Từ vô thỉ đến nay không khác ngày nay, vì không có pháp khác cho nên thành Chánh giác.

Hỏi: Hòa thượng nói tức là đạo lý gì?

Sư nói: Tìm đạo lý gì mới có đạo lý tức là tâm khác.

Hỏi: Trước nói từ xưa đến nay không khác ngày nay lý này thế nào?

Sư nói: Chỉ vì tâm cầu nên ông tự khác người. Nếu ông không tìm kiếm thì chỗ nào có khác.

– Đã là không khác sao lại nói tức?

Sư nói: Ông nếu không tin phàm thánh, ai nói với ông là tức, tức nếu không tức, tâm cũng không phải tâm, có thể trong tâm tức đều vọng thì ông định tìm chỗ nào?

Hỏi: Vọng làm chướng ngại tự tâm không rõ nay lấy gì để ngăn vọng?

Sư nói: Khởi vọng ngăn vọng thành vọng. Vọng vốn không có gốc, do phân biệt mà có. Ông đối với hai chữ phàm Thánh đều tận, tự nhiên không có vọng mà nghi. Nếu chạy theo người đều không được có mảy may chỗ nương để chấp, gọi là ta bỏ hai tay ắt sẽ làm Phật.

Hỏi: Đã không có chỗ nương để chấp lấy gì gánh vác đảm đương?

Sư nói: Lấy tâm truyền tâm.

– Nếu tâm truyền nhau tại sao nói tâm không có?

Sư nói: Không đắc một pháp nào gọi là truyền tâm. nếu hiểu rõ tâm này tức là không có tâm, không có pháp.

– Nếu không có tâm không có pháp thì sao gọi là truyền?

– Ông nghe nói truyền tâm cho là có thể đắc. Cho nên Tổ sư nói: Khi nhận được tâm tánh, có thể nói bất tư nghì liễu rõ vô sở đắc, khi đắc không nói là biết. Việc này nếu dạy ông thì hội làm sao kham.

Hỏi: Như hư không trước mặt, không phải là cảnh, há không chỉ cảnh thấy tâm?

Sư nói: Tâm nào dạy ông thấy cảnh, nếu ông thấy được, chỉ là cái tâm chiếu cảnh. Như người lấy gương soi mặt, dù thấy mặt mày rõ ràng, xưa nay chỉ là hình bóng, đâu liên quan đến việc của ông.

Hỏi: Nếu không có cái nhân soi thì lúc nào thấy được?

Sư nói: Nếu liên quan đến nhân phải nhờ vào vật, lúc nào liễu rõ. Ông không thấy người nói với ông, buông tay giống như anh không có một vật, dối lừa nói mấy ngàn loại.

Hỏi: Ông ta nếu biết rõ chiếu soi cũng không có một vật?

Sư nói: Nếu là không có vật thì cần gì soi, ông chớ mở mắt nói mớ.

Thượng Đường nói: Trăm thứ biết nhiều, chi bằng không cầu, tối đệ nhất, nói người là người vô sự; thật không có nhiều loại tâm; cũng không có đạo lý để nói, vô sự giải tán đi.

Hỏi: Thế nào là thế đế?

Sư nói: Nói lằng nhằng làm gì? Xưa nay thanh tịnh đâu nhờ vào lời để hỏi đáp, nhưng không có tất cả tâm tức là trí vô lậu. Ông mỗi ngày đi đứng nằm ngồi, tất cả lời nói chớ có đắm trước vào pháp hữu vi, nói ra lời trong nháy mắt đều đồng trí vô lậu. Nay thời mạt pháp, phần nhiều là học thiền đạo đều đắm vào thanh sắc, sao cùng với tâm ông đồng hư không, như cây khô, cục đá. Như lửa tàm tro lạnh mới có chút phần công đức. Nếu không như thế, thì một ngày nọ sẽ bị Diêm-la dẫn dắt ông. Ông chỉ lìa các pháp có không, tâm như mặt trời thường ở trên hư không, ánh sáng tự nhiên không chiếu mà chiếu, không phải là việc tiết kiệm sức lực. Lúc đến đây không có chỗ đậu dừng tức là hành hạnh của chư Phật chính là “phải không có chỗ trụ mà sanh tâm mình”. Đây là pháp thân thanh tịnh của ông gọi là Vô thượng Bồ-đề. Nếu không hội được ý này dù ông học rộng biết nhiều, tu hành khổ hạnh mặc cỏ ăn cây, không biết tự tâm đều là tà hạnh, nhất định làm quyến thuộc của ma.

Tu hành như thế, đâu có ích gì?

Chí Công nói: Phật vốn là tự tâm, đâu được tìm cầu văn tự. Dù ông học được tam hiền, tứ quả, thập địa cũng chỉ là ngồi trong phàm Thánh, không thấy nói, các vô thường, là pháp sanh diệt, thế lực tận thì đọa, vơi được đời sau không như ý; đâu giống môn thật tướng vô vi, thẳng vào đất Như Lai là ông không phải là người như thế, cần phải hướng đến môn của người xưa học rộng tri giải.

Chí Công nói: Không gặp bậc minh sư ra đời, uổng uống pháp dược của Đại thừa. Ông ngày nay trong tất cả thời đi đứng ngồi nằm chỉ học vô tâm, lâu ngày phải thật đắc. Vì sức ông kém không thể siêu nhập, chỉ được ba năm, năm năm hay mười năm phải được chỗ vào tự nhiên hội. Vì ông không thể như vậy, cần phải dụng tâm học thiền học đạo, Phật pháp có liên can gì. Cho nên nói: Lời Như Lai nói là để chuyển hóa người như lấy lá vàng làm tiền để dụ trẻ con nín khóc, nhất định không thật. Nếu có thật đắc thì chẳng phải khách tông mông ta.

Lại bổn thể đâu có liên quan với ông. Cho nên kinh nói: Thật không có một pháp nào để đắc, gọi là Vô thượng Bồ-đề. Nếu hội được ý này mới biết Phật đạo, ma đạo đều sai lầm. Xưa nay thanh tịnh sáng suốt, không có tướng vuông tròn, lớn nhỏ, dài ngắn, vô lậi vô vi, không mê không ngộ, rõ ràng không thấy một vật, cũng không có người, không có Phật, bọt nước trong biển đại thiên sa giới, tất cả Hiền thánh như điện xẹt, tất cả không bằng pháp thân chân thật. Từ xưa đến nay giống với Phật, Tổ, thì chỗ nào thiếu một mảy lông. Đã hội được ý như thế, cần phải nỗ lực trọn đời nay; hơi thở ra không bảo đảm hơi thở vào.

Hỏi: Lục Tổ không biết kinh thư tại sao được truyền y làm Tổ, Thượng tọa Thần Tú làm giáo thọ sư cho năm trăm thủ tòa, giảng được ba mươi hai bản kinh luận tại sao không được truyền y bát?

Sư nói: Vì lục Tổ cho là có cái tâm là có pháp, sở tu sở chứng của Ngài đúng cho nên ngũ Tổ phó pháp cho lục Tổ.

Lục Tổ lúc ấy chỉ là mặc khế, được thần trao ý rất thâm thậm của Như Lai, cho nên phó pháp cho lục Tổ. Ông không nghe nói:

Pháp bổn pháp vô pháp

Vô pháp pháp cũng pháp

Nay chính phí vô pháp

Pháp pháp đâu từng pháp.

Nếu lãnh hội ý này mới gọi là người xuất gia, mới đáng hành. Nếu không tin tại sao Thượng tọa Minh đuổi theo tìm lục Tổ ở núi Đại dữu. Lục Tổ liền hỏi: Ông đến tìm cầu việc gì? Cầu y hay cầu pháp?

Thượng tọa Minh đáp: Không phải vì y chỉ vì pháp.

Lục Tổ nói: Ông hãy dứt niệm, thiện ác chớ nghĩ. Thượng tọa Minh liền thọ lãnh lời của lục Tổ.

2. Lục Tổ nói: Không nghĩ thiện, không nghi ác, ngay lúc đó là bản lai diện mục khi cha mẹ chưa sanh của Thượng tọa Minh. Thượng tọa Minh ngay đó khế ngộ, bèn lễ bái nói: Như người uống nước nóng lạnh tự biết. Con lúc ở trong hội của ngũ Tổ uổng phí công phu ba mươi năm. Ngày nay mới biết trước đây mình đã dụng công sai lầm.

Lục Tổ nói: Đúng vậy, lúc đến đây mới biết trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật không lập ngôn ngữ của Tổ sư Tây lai, há không thấy ngài A-nan hỏi ngài Ca-diếp: Thế Tôn truyền y Kim lan ra ngoài còn truyền riêng vật gì không.

Ca-diếp gọi: A-nan! A-nan đáp: Dạ.

Ca-diếp nói: Cây phướn trước chùa ngã. đây chính là tiêu chí của Tổ sư. Vì sao A-nan làm thị giả ba mươi năm, chỉ là đa văn trí tuệ, bị Đức Phật trách:

Ông một ngàn ngày học tuệ không bằng một ngày học đạo. Nếu không học đạo như giọt mực khó tan.

Hỏi: Thế nào là không rơi vào giai cấp?

Sư nói: Suốt ngày ăn cơm mà chưa từng ăn một hạt gạo, suốt ngày đi mà chưa từng đụng đến một hạt đất cát, lúc cùng với mà đồng với, không ngã không nhân. Suốt ngày không lìa tất cả việc, không bị các cảnh mê hoặc mới gọi là người tự tại. Lại thời thời niệm niệm không thấy tất cả tướng, chớ có nhận ba đời trước sau, đời trước không đi, đời nay không trụ, đời sau không đến, an nhiên tĩnh tọa không câu nệ mới gọi là giải thoát. Nỗ lực, nỗ lực. Trong môn này ngàn người vạn người, chỉ được ba người, năm người. Nếu không cho là việc thì có ngày chịu ương lụy. Cho nên nói: đủ công lực đời nay cần liễu rõ thì làm sao chịu ương lụy nhiều kiếp.

HOÀNG BÁ SƠN ĐOẠN TẾ THIỀN SƯ UYỂN LĂNG LỤC

SỐ 2012B

MỘT QUYỂN

Tể tướng Bùi Hưu ở Hà Đông biên tập và viết bài tựa.

 

Bùi Hưu Công hỏi Sư: Bốn, năm trăm người trong núi, mà mấy người đắc pháp nơi Hòa thượng?

-Người đắc vô số kể.

Vì sao? Đạo do tâm ngộ, đâu phải nơi lời nói, lời nói chỉ là dẫn dắt trẻ con không biết chữ.

Hỏi: Phật là gì?

-Tức tâm là Phật, vô tâm là đạo, chỉ không sanh tâm động niệm, có không, ưu khuyết của mình, người, tâm vốn là Phật, Phật vốn là tâm; tâm như hư không. Cho nên nói: Pháp thân chân thật của Phật giống như hư không, không cần tìm đâu khác. Có cầu tìm đều là khổ. Giả sử hằng hà sa kiếp hành lục độ vạn hạnh đắc Bồ-đề Phật cũng không phải là cứu cánh. Vì sao? Vì nó thuộc về nhân duyên tạo tác, nhân duyên nếu hết thì quy về vô thường. Cho nên nói: Báo thân, hóa thân chẳng phải là chân Phật; cũng không phải là người thuyết pháp, chỉ biết tâm mình, vô ngã vô nhân xưa nay là Phật.

Hỏi: Thánh nhân vô tâm tức là Phật. Phàm phu vô tâm có chìm vào không tịch không?

Sư nói: Pháp không có phàm thánh, cũng không chìm vào không tịch. pháp vốn không có, không làm thì không thấy, pháp vốn không phải không? Không làm mà có thấy. Có và không đều là cái thấy của phàm tình, giống như nhậm mắt. Cho nên nói: Thấy nghe như huyễn hóa, biết thấy chính là chúng sanh. Trong môn Tổ sư chỉ luận về dứt cơ bặt cái thấy. Cho nên quên thì Phật đạo hiện tiền, phân biệt thì ma quân thạnh.

Hỏi: Tâm vốn là Phật, vậy có cần tu lục độ vạn hạnh không?

Sư nói: Ngộ nơi tâm, không liên quan đến lục độ vạn hạnh, lục độ vạn hạnh đều là việc phụ của hóa môn tiếp vật độ sanh. Giả sử pháp thân Bồ-đề chân như thực tế giải thoát thẳng đến mười địa bốn quả Thánh vị, đều là cánh cửa hóa độ không liên quan đến Phật tâm. Tâm tức là Phật. Cho nên tất cả Phật tâm đệ nhất trong các môn hóa độ

nhưng không có tâm sanh tử phiền não, tức là không dùng pháp về Bồ- đề. Cho nên nói: Phật nói tất cả pháp độ tất cả tâm ta, ta không có tất cả tâm thì đâu cần tất cả pháp. Từ Phật đến Tổ đều không luận bàn việc gì khác; chỉ luận bàn một tâm, cũng nói Nhất thừa. Cho nên tìm cầu mười phương không có thừa nào khác. chúng đây không có cành lá, chỉ có các hạt chắc. Cho nên ý này khó tin. Đạt-ma đến xứ này qua hai nước Lương, Ngụy, chỉ có một người Đại sư tin sâu vào tự tâm, ngay lời nói mà lãnh hội. Tức tâm là Phật, thân tâm đều không, gọi là đại đạo. Đại đạo vốn bình đẳng, cho nên tin sâu tất cả chúng sanh có đồng một chân tánh, tâm tánh không khác, tức tánh tức tâm, tâm không khác tánh gọi ấy là Tổ. Cho nên nói khi nhận được tâm tánh đáng nói là bất tư nghì.

Hỏi: Phật có độ chúng sanh không?

Sư nói: Thật không có một chúng sanh nào mà Như Lai độ cả. Ngã còn bất khả đắc, phi ngã đâu thể đắc. Phật và chúng sanh đều bất khả đắc.

Nói hiện có ba mươi hai tướng độ chúng sanh đâu được nói không?

Sư nói: Phàm vật có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng là phi tướng tức thấy Như Lai. Phật và chúng sanh đều là ông vọng thấy. Chỉ là không biết bổn tâm dối làm kiến giải, mới làm cái thấy của Phật liền bị Phật ngăn, làm cái thấy chúng sanh bị chúng sanh ngại, làm các thấy phàm Thánh, tịnh uế đều thành chướng ngại. vì thấy chướng ngại tâm ông nên thành lưu chuyển. Giống như con khỉ chuyền cành không lúc nào thôi. Cùng là hữu học cần phải vô học, không phàm không thánh, không tịnh không cấu, không lớn không nhỏ, vô lậu vô vi. Trong một tâm như thế cần phương tiện trang nghiêm. Nghe ông học được ba thừa mười hai phần giáo, tất cả kiến giải đều phải xả bỏ, cho nên loại bỏ tất cả, chỉ đặt một cái giường mà nằm, chỉ là không khởi các kiến chấp, không có một pháp nào có thể đắc, không bị pháp chướng ngại, siêu thoát cảnh giới phám thánh trong ba cõi mới được gọi là xuất thế Phật. Cho nên nói: Cúi đầu như hư không, không sở y vượt qua ngoại đạo. Tâm đã không khác, pháp cũng không khác, tâm đã vô vi pháp cũng vô vi, vạn pháp đều do tâm biến. Cho nên tâm ta không có, các pháp cũng không; ngàn thứ vạn loại đều đồng, khắp mười phương hư không đồng một tâm thể. Tâm vốn không khác pháp cũng không khác. Tâm vốn không khác pháp cũng không khác. Chỉ vì kiến giải của ông không đồng nên thành sai biệt. Thí như chư Thiên cùng ăn trong bình báu tùy theo phước đức của mỗi người mà có khác, mười phương chư

Phật không có một pháp nào có thể đắc gọi là Vô thượng Bồ-đề, chỉ là nhất tâm thật không có tướng khác, cũng không có rực rỡ, cũng không có hơn thua. Vì không có hơn nên không có tướng Phật. Vì không có thua nên không có tướng chúng sanh.

Hỏi: Tâm đã vô tướng đâu được hoàn toàn không có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp hóa độ chúng sanh?

Sư nói: Ba mươi hai tướng thuộc về tướng, phàm vật có tướng đều là hư vọng. Tám mươi vẻ đẹp thuộc về sắc. Nếu lấy sắc tìm ta, là người hành tà đạo, không thể thấy Như Lai.

Hỏi: Tánh Phật và tánh chúng sanh đồng hay khác?

Đáp: Tánh không có đồng dị. Nếu căn cứ vào ba thừa giáo tức nói có tánh Phật có tánh chúng sanh, bèn có nhân quả Tam thừa tức có đồng dị. Nếu theo Phật thừa và tương truyền của Tổ (385) tức không nói việc như thế. Chỉ có nhất tâm, không đồng chẳng dị, không nhân không quả. Cho nên nói chỉ Nhất thừa đạo này, không hai cũng không ba, trừ Đức Phật phương tiện nói.

Hỏi: Bồ-tát vô biên thân, vì sao không thấy đảnh tướng của Như Lai?

Sư nói: Thật không thể thấy. Vì sao? Bồ-tát vô biên thân chính

là Như Lai, không ứng lại thấy, chỉ dạy ông không làm cái thấy chúng sanh không rơi vào chúng sanh, không có cái thấy của phàm phu thì không rơi vào phàm phu, không có cái thấy của thánh thì không rơi vào Thánh. Nhưng không có các kiến chấp tức là vô biên thân. Nếu có chỗ thấy tức rơi vào ngoại đạo. Ngoại đạo vui nơi kiến chấp, Bồ-tát đối với các kiến chấp mà bất động. Như Lai tức là các pháp nghĩa như thật. Cho nên nói: Di-lặc cũng như thế; Thánh hiền cũng như thế. Như tức là vô sanh, như tức là không diệt, như tức là không thấy, như tức là không nghe. Đảnh Như Lai tức là cái thấy tròn đầy, cũng không có cái thấy tròn đầy cho nên không rơi vào tròn đầy, cho nên thân Phật vô vi không rơi vào các số, phương tiện lấy hư không làm dụ, tròn đầy đồng thái hư, không thiếu không thừa; giống như lúc nhàn vô sự, chớ manh biện cảnh khác biện thì thanh thức. Cho nên nói: Tròn đầy thành chìm vào biển thức, lưu chuyển như phiêu bồng. Chỉ nói ta biết cũng học được cũng khế ngộ, cũng giải thoát cũng có đạo lý. Chỗ mạnh tức như ý, chỗ yếu thì không như ý, giống như người này kiến giải có chỗ dụng gì; ta nói với ông, giống như nhàn vô sự chớ dối dụng tâm, không cần cầu chân, chỉ thấy cần dứt kiến chấp, cho nên kiến chấp trong ngoài đều lầm sai, Phật đạo, ma đạo đều ác. Bởi vậy Văn-thù khởi hai kiến chấp chê bai hai núi Thiết vi. Văn-thù tức là thật trí, Phổ Hiền tức là quyền trí, quyền thật đối trị nhau, cuối cùng cũng không có quyền thật, chỉ là nhất tâm, tâm lại không có Phật, không có chúng sanh có kiến chấp khác, mới có kiến chấp về Phật tức là cái thấy chúng sanh, hữu kiến vô kiến, thường kiến đoạn kiến liền thành hai núi Thiết vi. Vì bị kiến chấp ngăn ngại, cho nên Tổ sư chỉ thẳng bổn tâm của tất cả chúng sanh, bản thể vốn là Phật, không nhờ tu mà thành tựu, không thuộc về tiệm thứ, không phải sáng tối, vì không phải sáng cho nên không sáng, vì không phải tối cho nên không tối. Bởi thế không có vô minh cũng không có vô minh tận. Vào tông môn của ta tất cả phải là ý như thế. Thấy đắc gọi là pháp vì thấy pháp cho nên gọi là Phật. Phật pháp đều không gọi ấy là tăng, gọi là tăng vô vi cũng gọi là nhất thể Tam bảo.

Phàm người cầu pháp không đắm vào cầu Phật, không đắm vào cầu pháp, không đắm vào cầu chúng, phải là không có chỗ cầu, vì không đắm vào cầu Phật cho nên không có Phật, vì không đắm vào cầu pháp nên không có pháp, vì không đắm vào cầu tăng nên không có tăng.

Hỏi: Hòa thượng nay nghe nói pháp đâu được nói không tăng cũng không pháp?

Sư nói: Ông nếu thấy có pháp đáng nói tức là dùng âm thanh cầu ngã; nếu thấy có ngã tức là xứ sở; pháp cũng không có pháp, pháp tức là tâm. Bởi vậy Tổ sư nói: Lúc phó tâm pháp này, pháp pháp đâu từng pháp, vô pháp không bổn tâm, mới rõ tâm tâm pháp. Thật không có một pháp nào có thể đắc gọi là đạo tràng. Đạo tràng chỉ là không khởi các kiến chấp, ngộ pháp vốn không gọi là không Như Lai Tạng, xưa nay không một vật, nơi nào có bụi trần. Nếu được ý trong đây, tiêu diêu luận nơi nào.

Hỏi: Xưa nay không một vật, có phải là không có vật không?

Sư nói: Không cũng không phải, Bồ-đề không có chỗ, cũng không không tri giải.

Hỏi: Thế nào là Phật?

Sư nói: Tâm ông là Phật, Phật tức là tâm, tâm và Phật không khác.

Cho nên tức tâm là Phật. Nếu lìa tâm thì không có Phật.

Hỏi: Nếu tự tâm là Phật, thì Tổ sư Tây lai làm sao trao huyền? Sư nói: Tổ sư Tây lai chỉ truyền tâm Phật, chỉ thẳng ông vốn là

Phật. Vì tâm tâm không khác nên gọi là Tổ. Nếu thấy ý này tức là vượt qua tất cả các giai vị Tam thừa xưa nay là Phật không nhờ tu hành mà thành.

Hỏi: Nếu như thế mười phương chư Phật ra đời nói pháp gì?

Sư nói: Mười phương chư Phật ra đời chỉ cùng nói pháp nhất tâm. Cho nên Phật thầm phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp, pháp thể nhất tâm này, tận hư không khắp pháp giới, gọi là lý luận của chư Phật. Pháp này đâu phải là ông trên ngôn cú giải được, cũng không phải là không phải một cơ một cảnh thấy được, ý này chỉ là mặc khế được. Một môn này gọi là pháp môn vô vi, nếu muốn hội được chỉ biết vô tâm, bỗng ngộ tức đắc. Nếu dụng tâm tìm học tức càng xa đạo. Nếu không có tâm ngã rẽ thì tất cả tâm thủ xả, tâm như cây đá mới có sức học đạo.

Hỏi: Như nay hiện có nhiều vọng niệm tại sao nói là không?

Sư nói: Vọng vốn vô thể, tức là chỗ của tâm ông khởi. Nếu ông biết được tâm là Phật, tâm vốn không vọng, đâu được khởi tâm lại nhận vọng. Nếu tâm ông không sanh động niệm, tự nhiên không có vọng. Cho nên nói: Tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt.

Hỏi: Lúc vọng niệm khởi lên thì Phật ở nơi nào?

Sư nói: Ông nay khi biết vọng niệm khởi lên, giác chính là Phật. Như không có vọng niệm là Phật cũng không có. Tại sao vậy? Vì tâm ông khởi lên là thấy Phật rồi cho là có Phật để thành tựu; khởi thấy chúng sanh rồi cho là có chúng sanh để độ; khởi tâm động niệm đều là chỗ thấy của ông.

Nếu không có tất cả kiến chấp thì Phật ở nơi nào?

Như Văn-thù mới khởi thấy Phật liền chê hai núi Thiết vi. Nói: Nay khi chánh ngộ thì Phật ở đâu?

Sư nói: Cái hỏi từ đâu đến, cái biết từ đâu khởi; nói năng im lặng, động tĩnh, tất cả sắc thanh đều là Phật sự thì tìm Phật nơi nào? Không thể trên đầu lại gắn thêm một đầu nữa, trên miệng thêm một miệng nữa. Nhưng chớ có sanh kiến chấp khác. Núi là núi, sông là sông, tăng là tăng, tục là tục, núi sông đại địa trời trăng sao đều không ra ngoài tâm ông, tam thiên thế giới đều là chính ông.

Nơi nào có nhiều loại, ngoài tâm không có pháp, trước mắt là núi xanh. Hư không thế giới bao la, không có một mảy may đồng với kiến giả của ông. Cho nên tất cả thanh sắc là mắt tuệ của Phật, pháp không có khởi riêng nương vào cảnh mới sanh. Vì vật cho nên có đa trí, suốt ngày nói đâu từng nói, suốt ngày nghe đâu từng nghe. Bởi thể, Thích-ca Như Lai bốn mươi chín năm thuyết pháp mà chưa từng nói một chữ.

Hỏi: Nếu như thế thì chỗ nào là Bồ-đề?

Sư nói: Bồ-đề không có chỗ này, Phật cũng không đắc Bồ-đề, chúng sanh cũng không mất Bồ-đề, không thể dùng thân để đắc, không thể dùng tâm để cầu, tất cả chúng sanh tức là tướng Bồ-đề.

Nói: Thế nào là phát tâm Bồ-đề?

Đáp: Bồ-đề không sở đắc, ông nay chỉ phát tâm vô sở đắc, quyết định không đắc một pháp nào; tức là tâm Bồ-đề. Bồ-đề không chỗ trụ, cho nên không có người đắc. Bởi thế nói: Lúc ta ở nơi Phật Nhiên Đăng không có một pháp nào để đắc. Phật Nhiên Đăng liền thọ ký cho ta biết rõ tất cả chúng sanh vốn là Bồ-đề, không nên đắc Bồ-đề. Ông nay nghe phát tâm Bồ-đề cho là một tâm học nơi Phật. Chỉ bỏ Phật đạo, dù ông tu ba kỳ kiếp cũng chỉ được báo thân, hóa thân Phật, (386) đâu có liên can đến bổn nguyên chân tánh của ông. Cho nên nói: Ngoài cầu có tướng Phật không giống với ông.

Hỏi: Vốn đã là Phật thì đâu có bốn loại chúng sanh trong sáu đường và các hình thể không đồng?

Sư nói: Thể của chư Phật tròn đầy, không tăng không giảm, lưu nhập sáu nhập, khắp nơi đều tròn đầy.

Trong vạn loài, mỗi loài đều là Phật, giống một cục thủy ngân phân tán các nơi, mỗi hạt đều tròn đầy. Nếu không phân tán thì chỉ là một khối. Đây chính là một là tất cả, tất cả là một, các thứ hình để giống như ngôi nhà, bỏ nhà lừa vào nhà người, bỏ thân người đến thân trời. Và đến nhà Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật đều là chỗ ông thủ xả, cho nên có tánh bổn nguyên khác, đâu được có riêng biệt.

Hỏi: Chư Phật thế nào thực hành đại từ bi để thuyết pháp cho chúng sanh?

Sư nói: Từ bi của Phật là vô duyên. Cho nên nói là đại từ bi. Từ là không thấy có Phật để thành. Bi là không thấy có chúng sanh để dộ. Sự thuyết pháp của Ngài là vô thuyết, không chỉ dạy. Người nghe pháp không nghe không đắc. Thí như kẻ huyễn thuyết pháp cho người huyễn. Pháp này nếu là đạo ta lãnh hội ngay lời nói của thiện tri thức. Hội cũng là ngộ cũng là lòng từ bi này.

Nếu là ông khởi tâm động niệm học được kiến giải nơi khác nhau, không phải là tự ngộ bổn tâm, rốt ráo không có ích lợi.

Hỏi: Thế nào là tinh tấn?

Sư nói: Thân tâm không khởi gọi là đệ nhất tinh tấn. Người mới khởi tâm mong cầu bên ngoài gọi là Ca lợi vương thích dạo săn bắn. Tâm không hướng bên ngoài, tức là nhẫn nhục, thân tâm tiên nhân đều không có, tức là Phật đạo.

Hỏi: Nếu vô tâm mà hành đạo này được không?

Sư nói: Vô tâm chính là hành đạo này, lại nói thế nào được và không được. Lại như móng khởi một niệm bèn là cảnh. Nếu không có

một niệm lại là cảnh. Vọng tâm tự diệt, không thể truy tìm.

Hỏi: Thế nào là ra khỏi ba cõi?

Sư đáp: Thiện ác chớ suy lường, ngay đó liền ra khỏi ba cõi. Như Lai ra đời là phá ba cõi. Nếu không có tất cả tâm, ba cõi cũng không có. Như một vi trần chia ra trăm phần; chín mươi chín phần là không, một phần là có. Ma-ha-diễn không thể thắng xuất, trăm phần đều không có ma-ha-diễn mới có thể thắng xuất.

Thượng Đường nói: Tức tâm là Phật, trên đến chư Phật, dưới đến bò bay, cựa máy đều có Phật tánh, đồng một tâm thể. Cho nên Đạt-ma từ Tây lai đến chỉ truyền pháp nhất tâm. chỉ thắng tất cả chúng sanh xưa nay là Phật, không nhờ tu hành, chỉ như nay biết thủ chấp vào tự tâm thấy bổn tánh mình, lại chớ có tìm gì khác.

Hỏi: Thế nào là biết tự tâm?

Như nay lời nói chính là tâm ông, nếu không có ngôn ngữ lại không có tác dụng đến tâm thể, giống như hư không, không có tướng trạng, cũng không có phương sở, cũng không phải một tế là không có mà không thể thấy. Cho nên Tổ sư nói: Chân tánh tâm địa tàng không đầu cũng không đuôi, ứng duyên mà hóa vật, phương tiện gọi là trí. Nếu khi không ứng duyên thì không thể nói nó là có hay không. Nay lúc ứng cũng không có dấu vết, đã biết như thế như nay chỉ hướng đến không có trong, tức là đi theo con đường của chư Phật.

Kinh nói: Ứng vô sở trụ mà sanh tâm mình. Tất cả chúng sanh luân hồi sanh tử, ý duyên chạy theo tâm, ở trong lục đạo không bao giờ dừng, làm cho thọ các thứ khổ.

Ngài Tịnh Danh nói: Người khó chuyển hóa vì tâm họ như vượn khỉ. Cho nên dùng bao nhiêu thứ pháp chế ngự tâm mình. Sau đó mới điều phục. Sở dĩ tâm sanh nên các pháp sanh, tâm diệt các pháp diệt. Nên biết tất cả các pháp đều do tâm tạo, cho đến trời, người, địa ngục, lục đạo tu-la đều do tâm tạo. Như nay chỉ học vô tâm dứt bặt các duyên chớ có sanh vọng tưởng phân biệt. Vô nhân vô ngã, không tham không sân, không thương không ghét, không hơn không thua, chỉ trừ đi nhiều thứ vọng tưởng thì tự tánh bổn lai thanh tịnh tức là Bồ-tát tu hành pháp Phật. Nếu không lãnh hội ý này dù ông có học rộng tu khổ hạnh ăn cây mặc cỏ, không biết tự tâm đều gọi là tà hạnh, đều là thiên ma ngoại đạo, thủy lục các thần. Tu hành như thế thì đâu có ích gì.

Ngài Chí Công nói: Bổn thể là tự tâm thì đâu thể tìm cầu trong văn tự được. Như nay chỉ biết tự tâm, dứt bặt tư duy, vọng tưởng trần lai tự nhiên không sanh.

Ngài Tịnh Danh nói: Chỉ đặt một cái giường để lúc bệnh mà nằm, tâm không khởi. Như nay đau bệnh nằm, phan duyên đều dứt, vọng tưởng diệt tức là Bồ-đề. Như nay trong tâm tán loạn không định, dù ông học đến các địa vị bốn quả mười địa của ba thừa. Hợp sát chỉ ngồi trong phàm thánh, các hành đều vô thường, thế lực đều có lúc tàn. Giống như mũi tên bắn vào hư không, sức hết thì dọa trở lại sanh tử luân hồi. Như tu hành mà không hiểu ý của Đức Phật thì luống thọ khỏ đau đâu không lầm lớn.

Chí Công nói: Chưa gặp bậc minh sư xuất thế luống uổng uổng pháp dược Đại thừa. Như nay trong tất cả thời đi đứng nằm ngồi chỉ học vô tâm, cũng không phân biệt, cũng không nương tựa, cũng không trụ trước, suốt ngày mặc ngông cuồng, giống như người si, người đời cũng đều không biết ông, ông cũng không cần dạy người biết hay không biết, tâm như khối đá không có rạn nứt, tất cả các pháp thấu vào tâm ông không đắm trước. Như thế mới có một phần nhỏ tương ưng. Thấu được cảnh của ba cõi gọi là Phật xuất thế; không có tướng lậu tâm gọi là trí vô vi; không tạo nghiệp trời, người, không tạo nghiệp địa ngục, không khởi tất cả tâm. Các duyên không sanh khởi thì thân tâm này là người tự do, không phải xưa nay không sanh, chỉ là tùy ý mà sanh.

Kinh nói: Bồ-tát có ý sanh thân là vậy. Nếu chưa lãnh hội vô tâm mà chấp trước tướng thì thuộc về nghiệp ma, cho đến làm Phật sự Tịnh độ đều thành nghiệp, gọi là Phật chướng, vì chướng ngại tâm ông, nên bị nhân quả quản thúc, đi đứng không có tự do. Cho nên pháp của Bồ-tát vốn không phải là có. Lời Như Lai nói đều là chuyển hóa người, giống như lá vàng làm tiền để dụ trẻ nín khóc. Cho nên thật không có một pháp gọi là Vô thượng Bồ-đề. Như nay đã lãnh hội ý này, đâu cần bôn tẩu. Chỉ theo duyên dứt nghiệp cũ, lại chớ tạo ương mới, tâm sáng suốt. Cho nên kiến giải lúc xưa đều phải xả.

Ngài Tịnh Danh nói: Trừ bỏ tất cả.

Kinh Pháp Hoa nói: Trong hai mươi năm thường theo nghề hốt phân chỉ là bỏ đi kiến giải ở trong tâm. Lại nói: Trừ bỏ phân hý luận, cho nên Như Lai Tạng vốn tự không tịch và không lưu giữ một pháp nào. Cho nên kinh nói: Quốc độ chư Phật cũng đều không. Nếu nói Phật đạo là tu học mà được. Kiến giải như thế hoàn toàn không liên can. Hoặc làm một cơ một cảnh dương mày động mắt, chỉ đối tương đương bèn nói khế hội; đắc chứng ngộ thiền lý, bỗng gặp một người không hiểu bèn nói, đều không có chỗ biết để đối đáp với người. Nếu đắc đạo lý tâm liền vui mừng, nếu bị người chiết phục, không bằng người thì tâm buồn bã. Như tâm ý học thiền này đâu can hệ gì, dù ông hội được một chút đạo lý chỉ được pháp nơi tâm (38 ), thiền đạo không liên can gì. Bởi thế Đạt-ma xoay mặt vào vách đều không làm cho người có chỗ thấy. Cho nên nói: Vọng cơ là Phật đạo, phân biệt là cảnh ma. Dù ông mê cũng không mất tánh này; khi ngộ cũng không đắc, tự tánh thiên chân vốn không mê ngộ, khắp mười phương hư không giới vốn là một tâm thể của ta. Dù ông động dụng tạo tác há lìa hư không, hư không vốn không có lớn nhỏ; vô lậi vô vi, không mê không ngộ, thấy rõ không có một vật, cũng không có người, không có Phật, tuyệt lường mảy may, là không nương tựa, không dính mắc, một dòng đạo xanh là tự tánh. Vô sanh pháp nhẫn, đâu có nghĩ bàn; chân Phật không có miệng, không biết thuyết pháp; cái nghe chân chánh không có tai thì ai nghe. Trân trọng.

Ngày nọ Sư thượng đường khai thị cho đại chúng: Dự trước nếu pháp không thông, đêm ba mươi tháng chạp đến, quản chủ nhiệt loạn của ông, có kẻ ngoại đạo mới thấy người nói công phu, ông ta liền cười nhạt, giống như có người ở đây, ta hỏi ông bỗng nhiên sắp lúc lâm chung ông lấy gì chống đỡ sanh tử. Ông hãy nghĩ xem, lại có đạo lý, đâu được Di-lặc Thiên Sanh, Thích-ca tự nhiên. Có một loại quỷ hoang dã thần nhàn, mới thấy người có một chút bệnh liền nói với người nói, ông chỉ buông hết, cho đến người có bệnh, lại có lý hội không; tay bận chân rộn, đâu ngại thịt ông, như dao bén cắt đứt, chủ tể không được. Vạn thứ việc phải là lúc nhàn làm được không. Khi bận rộn dùng được, nhiều ít tiết kiệm được sức lực, chớ đợi khát nước đào giếng, chân làm tay không làm, nơi đây ngổn ngang, làm sao trách được đường trước mịt mù, tín biện đâu tán loạn. Khổ thay! Khổ thay! Hằng ngày miệng đọc Tam-muội, nói thiền nói đạo, chửi Phật mắng Tổ, đến đây đều dùng không được, hằng ngày chỉ dối gạt người, đâu biết ngày nay tự dối mình, A-tỳ địa ngục quyết định không tha ông, mà nay thời mạt pháp sắp chìm mất, hoàn toàn nương kệ có thế lực, nhà huynh đệ gánh vác tuệ mạng của Phật chớ để đoạn tuyệt. Thời nay mới có một người, nửa người hành cước, chỉ đi xem núi ngắm cảnh, không biết thời gian dài ngắn, một hơi thở ra không trở vào lại thì sang đời khác, chưa biết mặt mũi thế nào, ta khuyên nhà huynh đệ nhà ông, lúc thân thể mạnh mẽ, bàn tính lanh lợi, không bị người dối lừa một đoạn đại sự, cái then chốt thiền cơ này thật là dễ dàng, tự là ông không chịu, chí đến càng luôn công phu, cho dù nói khó hiểu, là khó tốt lành, dạy ông biết làm sao dây leo tự sống trên cây, ông cũng cần tự đi làm không chuyển biến mới được, nếu là kẻ trượng phu, xem cái công án.

Tăng hỏi Triệu Châu: Con chó có Phật tánh không?

Châu nói: Không, chỉ trong mười hai thời xem, chữ không, đêm ngày tham cứu, đi đứng nằm ngồi, chỗ mặc áo ăn cơm, chỗ phân buông nước tiểu, tâm tâm chiếu nhau, tinh thần mãnh liệt, sáng suốt, chỉ giữ một chữ vô, lâu ngày nhiều tháng nhồi thành một khối, bỗng nhiên hoa tâm khai phát, ngộ cơ của Phật Tổ, bèn không thoại đầu của lão Hòa thượng trong thiên hạ dối lừa, mới biết mở miệng lớn; Đạt-ma Tây lai không gió mà khởi sóng. Thế Tôn đưa cành hoa, trường bại hoại, đến đây nói gì Diêm-la, Lão Tử, ngàn Thánh còn không làm gì được ông, không tin đạo, lại có loại kỳ đặc, vì sao như thế, việc sợ bận lòng người.

Tụng rằng:

Trần lao thoát khỏi việc phi thường
Buộc chặt đầu dây làm một trường
Không phải một phen lạnh đến xương
Đâu được hoa mai bay qua mũi.