LUẬN TẠP A TỲ ĐÀ TÂM
Tác giả: Tôn giả Pháp Cứu
Hán dịch: Tam Tạng Tăng già Bạt Ma, người Thiên Trúc, Đời Lưu Tống
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

Phẩm 10: TRẠCH (Phần đầu)

Dù đã nói nhiều pháp

Quyết định các nghĩa tạp

Ở vô lượng xứ kia

Cần chọn phần cốt yếu.

Mâu-ni nói thấy đạo

Nhanh chóng gọi pháp luân

Hoặc nói tám chi Học

Chuyển đến trong tâm người.

Mâu-ni nói thấy đạo, vì nhanh chóng nên gọi pháp luân: Nghĩa là vì diệt hai thứ si, nên gọi là Mâu-ni. Vì vắng lặng đầy đủ, nên gọi là Mâu-ni. Nói là hiển bày. Vì sự nhận thấy kia tăng thêm nên nói là thấy đạo. Vì tuệ tăng, vì cầu đạt cảnh giới, vì đến phi phẩm nên nói là Đạo. Nhanh chóng, là sự tinh tiến nhanh chóng. Kiến đạo là đạo nhanh chóng, không khởi định. Một phẩm đạo dứt trừ tức khắc chín phẩm kiết. Vì là pháp, nên gọi là Pháp, vì lìa chúng sinh, bỏ chỗ này đến nơi khác, nên nói là luân, nghĩa là bỏ khổ, đến tập, cho đến bỏ diệt đến đạo.

Vì giống như bánh xe, nên gọi là Luân. Như bánh xe, xoay từ dưới lên, hay từ trên xuống. Bánh xe kiến đạo cũng như thế. Nhẫn ở dưới, chuyển đến trí ở trên, rồi lại chuyển đến nhẫn. Lại nữa, vì có nghĩa lên xuống, nên gọi là Luân, như xoay chuyển từ dưới lên, từ trên xuống kiến đạo luân này. Duyên với cõi Dục rồi, duyên lên đệ nhất hữu. Duyên đệ nhất hữu rồi, duyên xuống cõi Dục.

Lại nữa, vì hàng phục đế nên nói là Luân, như luân của Thánh vương. Hoặc nói tám chi của Hữu học, chuyển đến nơi tâm người: Nghĩa là Tôn giả Cù-sa nói tám chi học, được chuyển đến tâm người, gọi là chuyển pháp luân. Cho nên nói: Như lai chuyển pháp luân nơi trụ xứ của vị tiên thuộc thành Ba-la-nại. Chính vì nghĩa này, nên Đức Như lai khác Bích-chi-Phật, Thanh văn là tự lực chuyển pháp luân. Mặc dù Câu-lân v.v… tự chuyển pháp luân, tự tu đạo, không phải ai khác, nhưng do nhân duyên khai ngộ, nên nói Thế Tôn chuyển pháp luân. Dù khổ pháp nhẫn khởi, rồi chuyển, nhưng chỉ khi đạo tỷ trí khởi mới gọi là chuyển. Vì chỗ đó đủ năm nhân duyên, gọi là bỏ đạo đã từng có, được đạo chưa từng có. Kiết hết thì được nhất vị, liền được tám trí, cùng lúc tu mười sáu hành. Năm vị như Câu-lân, v.v… và tám mươi bốn ngàn vị trời thấy đế. Vì thấy đế trước tiên là Câu-lân v.v… làm nhân duyên. Đức Thế Tôn và Câu-lân khởi tâm thế tục, thần đất biết được, đại lực Tôn Thiên nghe được, hớn hở vui mừng, vì vốn thường bảo vệ, địa thần ở gần lớn tiếng xướng to, thần đất ở cách xa lần lượt tuyên cáo, chứ không phải tự lực họ thấy biết, là vì tâm thường thắng, không phải là cảnh giới của tâm yếu kém. Như vậy trong khoảnh khắc, thiên thần trong hư không lần lượt xướng tiếng, cho đến Phạm thiên, không đến địa trên, vì địa của họ không có nhĩ thức.

Có thuyết nói: Do tiếng Phạn có tên là tiếng của trời A-ca-nị-trá, nên dù mỗi niệm diệt mà vẫn nối tiếp nhau khởi, nên nói là tiếng thấu đến Phạm thiên. Vua Chuyển Luân ra đời, dùng mười nghiệp đạo thiện giáo hóa, dẫn dắt chúng sinh. Do mười nghiệp đạo thiện mà thọ báo cõi Dục. Thế nên, tiếng của vua Chuyển Luân ra đời, tiếng thấu đến trời Tha Hóa Tự Tại. Vì chưa lìa dục, nên không sinh địa lìa dục.

Vì Phạm thiên khuyến thỉnh Đức Thế Tôn chuyển pháp luân, nên âm thanh thấu đến Phạm thiên. Vì trời Tịnh Cư khuyến phát thành đạo vô thượng nên âm thanh vang dội đến trời Tịnh Cư. Vì thành tựu nghiệp tiếng gọi, nên âm thanh có giới hạn.

Hỏi: Thế nào là Phạm luân?

Đáp:

Phật nói đạo đầy đủ

Rộng lớn gọi Phạm luân

Giới hạn đủ các căn,

Đối trị phi phạm hạnh.

Tất cả tám Thánh đạo, vì cùng nương dựa vào sự rộng lớn nên gọi là Phạm luân. Vì chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng kia không hư hoại, nên gọi là tề (giới hạn ngang bằng). Vì chánh kiến, chánh tư duy, chánh phương tiện đều dựa vào giới mà lập và duyên rộng, nên gọi là bức (căm xe). Vì chánh niệm, chánh định gồm nhiếp những căm xe chánh kiến, chánh tư duy, chánh phương tiện, nên gọi là võng (vành bánh xe). Phiền não gọi là phi phạm, vì là quả không đáng ưa. Đạo là đối trị phiền não phi phạm, nên gọi là Phạm luân. Đã nói Phạm luân. Tám chi Hiền Thánh thành tựu giới hạn (bổn âm: Ưu-ba-bà-tố, sẽ giải thích sau đây), nay sẽ nói.

Gọi Ưu-ba-bà-tố

Lúc thọ hai thuyết khác

Đầy đủ một ngày đêm

Lìa các việc tô điểm.

Ưu-ba là gần, Bà-tố là ở. Vì suốt đời ở gần Tam bà-la nên nói là ở gần. Tam là bình đẳng. Bà la là giữ gìn, nghĩa là bình đẳng gìn giữ tất cả chúng sinh (trong tất cả Kinh luận nói luật nghi, đều nghĩa là gìn giữ). Thế nên nói là tùy tất cả chúng sinh, trụ tâm từ, được luật nghi. Nếu người kia nghĩ rằng: Thọ ở đây, không thọ ở nơi khác thì không được luật nghi, vì tâm bất tịnh nên thọ riêng, không được luật nghi, vì luật nghi lìa sự thêm bớt.

Thọ: Nghĩa là nhận lấy, vì làm chẳng phải phát tâm mà được. Thời gian: Là nói lúc tướng sáng xuất hiện mới thọ. Người khác, là thọ từ người khác. Là từ chúng sinh, không từ số phi chúng sinh. Vì không nói năng, không phải trẻ thơ, không phải ngủ, không phải si mê, không phải điên cuồng chẳng hiểu trai pháp. Vì đó và đây hòa hợp, nên được thọ. Nếu bị phạm giới và phiền não khởi, người có thể nhận thấy lỗi, thọ nhận từ người đó. Cả hai đều nói: Nghĩa là người truyền trao và người thọ, cả hai đều nói để truyền trao. Trước nói thọ: Nghĩa là tùy theo đó mà nói. Nếu người truyền trao không nói, thì không thành sự truyền trao. Sự truyền trao không thành thì việc thọ cũng không thành. Nếu người thọ không nói thì không thành thọ. Vì không có thọ mà nói, chứ chẳng phải không nói mà sinh tác nghiệp. Tác nghiệp không sinh thì vô tác cũng bất sinh, vô tác bất sinh thì không có công đức của thức khác cùng sinh. Nếu hai người cùng nói cùng lúc thì cũng không thành thọ, vì không có sự truyền trao.

Đầy đủ, nghĩa là tám chi của bậc Thánh thành tựu. Như Tỳ-kheo không đầy đủ luật nghi thì chẳng phải Tỳ-kheo. Tám chi của bậc Thánh cũng như vậy. Một ngày, một đêm: Nghĩa là trai của phần thứ ba không có, nên có hai phần trai, như trước đã nói. Luật nghi trai thì được phần trai một ngày đêm, luật nghi khác được phần trai suốt đời.

Lìa các việc tô điểm: Nghĩa là các thứ chuỗi ngọc, y phục là đồ trang sức đeo mang đều nên bỏ. Dù có trụ oai nghi thọ, thì sự trang sức vẫn bổ túc cho tánh buông lung. Điều phục an trụ thì không buông lung. Buông lung là điều không nên làm mà làm. Phá bỏ oai nghi là không cung kính nên không được luật nghi. Lúc là huỳnh môn, thì huỳnh môn không có hình, hai hình đều không sinh luật nghi. Vì sao? Vì tham dục thêm lớn, vì không hổ thẹn tăng. Ở cõi người, họ dựa vào ba phương, không có phương nào khác. Vì tri giác rất nhanh chóng. Về năm thứ nhân duyên thanh tịnh, trong phẩm Tu-đa-la đã nói.

Hỏi: Có bao nhiêu trai là chi-thi-la? Bao nhiêu trai là chi không buông lung? Bao nhiêu trai là chi trì?

Đáp:

Chi-thi-la có bốn

Chi không buông thả, hai

Ngoài ra là chi trì

Chi trai, tuệ đã nói.

Bốn trai trước là Chi-thi-la (Thi la, Hán dịch là tu tập, cũng dịch là chánh thuận tam-muội, cũng dịch là sự mát mẻ, ngủ yên), xả tánh tội là giới tự tánh. Không uống rượu là chi không buông lung, uống rượu là đầy dẫy buông lung, vì làm cho tâm quên mất nhớ nghĩ, cho nên, xa rời những điều ấy, gọi là chi không buông lung.

Trai khác là chi trì, nghĩa là thuận theo giới. Có thuyết nói: Tránh ăn phi thời là trai, ngoài ra là chi trai. Có thuyết cho: Tránh ăn phi thời là trai, cũng là chi trai, ngoài ra là chi. Như đẳng kiến là đạo, cũng là chi đạo. Trạch pháp giác là giác, cũng là chi giác. Trai kia cũng như vậy. Nếu nói chín chi thì không đúng. Vì sao? Vì lìa bỏ giường rộng, dùng hoa thơm thoa mình được xếp vào một chi, vì đều là trang sức. Như sự già, chết được xếp vào một chi hữu, vì đều chín muồi. Những chi kia cũng vậy.

Hỏi: Lìa bỏ nói lưỡi hai chiều, nói hung dữ, nói thêu dệt v.v… là lìa tánh tội, vì sao lại không xếp vào luật nghi trai?

Đáp: Vì khó giữ, vì thường tập gần. Đối với người xuất gia còn khó giữ, vì phải thường hành, huống chi người tại gia. Như vậy, điều khó giữ là các oai nghi, trừ không uống rượu. Những già tội khác cũng không xếp vào chi trai.

Hỏi: Đã biết là bị giới ác đốt nóng, luật nghi trai là phấn thoa chiên đàn, nay sẽ nói. Vì sao đã có đầy đủ luật nghi Ưu-bà-tắc rồi, sao còn hoài nghi là cùng nhận thấy lỗi lầm đó. Nếu có người không đầy đủ luật nghi Ưu-bà-tắc, làm sao có đầy đủ luật nghi Sa-di để làm Sa-di? Nếu không, vì sao lại nói Ưu-bà-tắc một hành, v.v…, đâu được nói là chẳng phải không có nghĩa?

Đáp:

Ưu-bà-tắc đủ luật

Luật nghi Tỳ-kheo một Do nghĩa thiếu bớt đó Mâu-ni nói ít phần.

Ưu-bà-tắc đủ luật, luật nghi Tỳ-kheo một: Nghĩa là có một thuyết nói đầy đủ luật nghi Ưu-bà-tắc, gọi là Ưu-bà-tắc, chẳng phải là không đầy đủ Sa-di. Tỳ-kheo cũng như vậy. Như nói: Con tên là… quy y Phật lưỡng túc tôn, quy y Pháp lìa dục tôn, quy y Tăng chư chúng tôn. Con là Ưu-bà-tắc xin chứng biết trọn đời xả bỏ chúng sinh, thọ sự quy y với tâm thanh tịnh. Tác bạch như vậy đến ba lần là được luật nghi Ưu-bàtắc.

Hỏi: Việc trên đây chỉ mới là miệng tác bạch lìa sát sinh, làm sao được những luật nghi khác?

Đáp: Nên biết: Vì trừ, v.v… nên nói con suốt đời xả bỏ chúng sinh, v.v… như giới v.v…, lấy trừ, v.v… nên gọi là giới được giữ lấy. Các pháp khác cũng như vậy.

Lại nữa, xả bỏ chúng sinh, nghĩa là xả bỏ chúng sinh của chính mình. Từ nay cho đến xả bỏ chúng sinh của chính mình để được thọ giới, không bao giờ hủy phạm. Lại nữa, luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa có được từ nơi chúng sinh, người ấy nói rằng: “Kể từ hôm nay, con không giết hại chúng sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối. Để vâng giữ giới đó, nên không uống rượu. Thế nên, trong tất cả già tội, việc lìa bỏ uống rượu được kiến lập cho luật nghi Ưu-bà-tắc, vì uống rượu là đủ tất cả sự buông luông, khiến mình rất khó gìn giữ những giới điều mình đã thọ. Thế nên, lìa sự dâm người khác, nói hai lưỡi, nói lời hung dữ, nói lời thêu dệt, cũng nói như vầy. Vì bậc Thánh kia đã từng trải nơi sự sống, vẫn còn cố biết mà không nói trái phạm. Nếu nói, người Ưu-bà-tắc không có một hành, v.v… là không đúng. Thật ra, Ưubà-tắc có một hành, v.v… được kiến lập. Việc này thế nào? Vì nghĩa kém bớt, nên đấng Mâu-ni chỉ nói phần ít. Đức Phật lấy người giữ giới thiếu để nói là phần ít của Ưu-bà-tắc. Ưu-bà-tắc giữ giới đủ kia, nếu giữ một, không giữ bốn, gọi là một hành. Nếu giữ hai, không giữ ba, gọi là phần ít. Các giới kia cũng như vậy. Nghĩa là giới đã được, phải khiến cho biết, vì người khác nói chẳng phải không có nghĩa.

Hỏi: Nếu người nào thọ luật nghi Ưu-bà-tắc hồi chín, mười tuổi. Về sau cưới vợ, lấy người cô gái kia làm vợ, trước đó đã quan hệ với cô gái ấy thì có được luật nghi không? Nếu được thì sao không phạm giới?

Nếu không được thì đâu được chẳng phải thiểu phần?

Đáp: Được chi, chứ không phải được đầy đủ. Không có chỗ dâm người khác, không được lìa chỗ phi phạm hạnh, là ngoài phận sự làm vợ rồi, không khởi sự dâm với người khác. Với những gì không nên làm, cũng như vậy.

Ưu-bà-tắc lãnh thọ giới Sa-di, không xả giới Ưu-bà-tắc vẫn được giới Sa-di, vì lấy hơn mà gọi tên, nên không gọi là Ưu-bà-tắc. Nếu lúc Sa-di kia hoàn tục, nói tôi làm Ưu-bà-tắc thì nên chứng biết là Ưu-bàtắc. Khác đi thì nên lãnh thọ lại luật nghi Ưu-bà-tắc. Tỳ-kheo cũng như vậy.

Đã nói luật nghi, nay sẽ nói: So sánh các loại luật nghi

Hạnh mầu hai luật nghi

Nghiệp đạo, sơ giải thoát

Nói nghiệp và thi-la

Bảy thứ tên như vậy.

Khi tạo ra luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, tức sát-na đó là vô tác, gồm có bảy tên là luật nghi, luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa, hành diệu, nghiệp đạo, Ba-la-đề-mộc-xoa, nghiệp và thi la.

Tất cả bảy thứ trên đều đối trị với giới ác, nên gọi là luật nghi. Vì đề phòng, ngăn giữ giới ác nhập vào bảy chúng, nên gọi là luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa. Đối với tất cả chúng sinh nhờ nó mà được. Làm các điều thiện nên gọi là hành diệu. Vì được quả đáng yêu, vì là đạo tư duy, mong muốn, nên gọi là nghiệp đạo. Vì tư duy, mong muốn đều được chuyển từ đạo kia, vì thuận theo giải thoát của nghiệp đạo ban đầu nên gọi là Ba-la-đề-mộc-xoa. Vì thuận theo tâm từ của tất cả chúng sinh mà được.

Nghiệp: Là làm, vì đã khởi làm. Nói là tư thì không đúng, nói là Ba-la-đề-mộc-xoa, do đó nên biết cũng không phải là ba nghiệp đạo sau. Thi-la là nghĩa thuần thiện, vì khởi tâm không hại. Về sau, các vô tác có năm thứ tên, trừ Ba-la-đề-mộc-xoa và nghiệp đạo. Trừ Ba-la-đềmộc-xoa là vì chẳng phải trước, trừ nghiệp đạo là vì khởi ở nghiệp, sau khi lo nghĩ, mong muốn.

Đã nói so sánh tên loại của luật nghi, nay sẽ nói “Về thân, nghiệp của thân, thành tựu, không thành tựu”.

Thành tựu thân, phi nghiệp

Hoặc nói nghiệp phi thân

Có khi thân, nghiệp chung

Có khi cũng không chung.

Thành tựu thân phi nghiệp: Nghĩa là có người phàm phu ở trong thai, noãn dưới dạng ca-la-la, màng bao bọc khối thịt bào thai dày chắc. Thân trước tạo rồi, việc xả thân này chưa thành tựu, nên chưa khởi sự làm, không có tâm thô cạn hiện ở trước. Tâm thô cạn hiện ở trước thì có thể khởi thân nghiệp, nhưng tâm vi tế kia hiện ở trước. Như vậy, hướng trong hướng ngoài, việc trong, việc ngoài đều nên biết.

Lại nữa, vì khổ gây bức bách trong phần kia, nên không thể chuyển động, làm sao có thể khởi sự làm. Nếu sinh cõi Dục, không trụ luật nghi, cũng chẳng phải ở chỗ không luật nghi, thì thân không có làm. Hoặc ngủ, hoặc điên, hoặc say, không cầu, không có phương tiện xả, (đã nói trong phẩm Nghiệp). Hoặc nói nghiệp phi thân, nghĩa là bậc Thánh sinh cõi Vô Sắc, bậc Thánh đó thành tựu đạo cộng thân nghiệp, chứ chẳng phải thân, vì sắc kia không có phần.

Hoặc có thân nghiệp đều đủ: Nghĩa là bậc Thánh ở ca-la-la, khối thịt có màng bao bọc dầy, chắc trong thai mẹ. Nếu sinh cõi Dục, ở luật nghi Ba-la-đề-mộc-xoa. Thiền vô lậu, trụ bất luật nghi, không trụ luật nghi, cũng chẳng phải thân không luật nghi mà hữu tác. Hữu tác thì không mất. Nếu sinh cõi Sắc thì các thân này là sắc ở chỗ chúng sinh. Về thân nghiệp, có thuyết cho là luật nghi, hoặc nói bất luật nghi, hoặc không xả tác, hoặc cũng không cùng nói, nghĩa là phàm phu ở cõi Vô Sắc chẳng phải thân, vì không có sắc, vì chẳng phải thân nghiệp phàm phu. Khẩu nghiệp cũng như vậy.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn thứ nhập thai. Bốn thứ này thế nào?

Đáp:

Là nhập bất chánh tri

Trụ thai và xuất thai

Cho đến nhập chánh tri

Trụ xuất cũng như vậy.

Chúng sinh ít phước kia, vào thai mẹ, từ tư tưởng điên đảo, chuyển sang sự hiểu biết điên đảo, đó là gió thổi, mưa rơi, lạnh buốt, cực kỳ tăm tối, nhiều thứ âm thanh nhiễu loạn, vào đám hoa, trong rừng hay trong hang cỏ, hang hoa, dưới cây, trong vách tường. Ở trong thai mẹ, cũng tưởng trái ngược và hiểu trái ngược, đối tượng thấy thì như trước đã nói. Lúc ra khỏi thai, cũng có tưởng và hiểu biết điên đảo, về những gì đã thấy như trước.

Chúng sinh có nhiều phước thì lúc vào thai được thấy. Nào là vườn, rừng, ao tắm, cung điện, nhà cửa, lầu gác, ngồi kiết già. Ngoài ra như trước đã nói. Đây gọi là sự nhập thai thứ nhất. Nhập thai thứ hai là tự biết mình nhập thai, không tưởng điên đảo, không biết điên đảo, khi trụ và ra khỏi thai thì điên đảo như trước đã nói.

Nhập thai thứ ba, nghĩa là tự biết ta đã vào thai như vậy, trụ trong thai như vậy, nhưng lúc ra khỏi thai thì điên đảo, như trước đã nói. Nhập thai thứ tư, nghĩa là tự biết ta đã nhập thai như vậy, lúc trụ thai, tự biết ta trụ trong thai như vậy, lúc xuất thai, cũng tự biết ta đã ra khỏi thai như vậy.

Hỏi: Các cách nhập thai này, là nói ở những người nào?

Đáp:

Người đầu, nghiệp bất tịnh

Cũng không mong cầu trí

Trong hai đều thành một

Thứ tư đều thành tựu.

Người thứ nhất kia, là người có nghiệp thiện không thanh tịnh, cũng không mong cầu trí. Người thứ hai có nghiệp thanh tịnh mà không cầu trí. Người thứ ba cầu trí mà nghiệp không thanh tịnh. Người thứ tư đều được thành tựu.

Nói người thứ nhất nhập thai là tất cả chúng sinh. Người thứ hai là vua Chuyển luân, người thứ ba là Bích-chi-Phật. Người thứ tư là Đức Như lai.

Hỏi: Tu-đà-hoàn có nghiệp bất thiện hay chăng? Nếu có tại sao không đọa đường ác? Nếu không thì lẽ ra lìa dục, mà người lìa dục thì không có vực đó?

Đáp:

Người trụ ở Sơ quả

Một thứ nghiệp: Bất tịnh

Mà không đọa đường ác

Vì nghiệp không đầy đủ.

Tu-đà-hoàn chỉ có tu đạo dứt nghiệp bất tịnh, không có kiến đạo dứt nghiệp, vì sự không có đối nên không đọa đường ác. Ví như chiếc xe có đủ hai bánh mới có thể chuyển vận được, hai bánh bể thì không thể vận chuyển. Tu-đà-hoàn kia cũng như vậy. Ví dụ con chim, cũng thế. Người ngu đọa đường ác chứ chẳng phải người trí. Phàm phu đọa đường ác chứ không phải bậc Thánh. Kẻ phạm giới đọa đường ác chứ không phải người giữ giới. Kẻ có tâm địa độc ác đọa đường ác, chứ chẳng phải tâm thiện, như phẩm Tu-đa-la nói, nay sẽ nói về: Phẩm chọn lựa thức ăn.

Bốn cách ăn cõi Dục

Bốn đường sinh cũng vậy

Ba cách, hai cõi trên

Ăn vốc, kia không có.

Bốn cách ăn ở cõi Dục: Nghĩa là ở cõi Dục có bốn cách ăn. Bốn đường sinh cũng vậy. Trong năm đường với bốn loài sinh, cũng có bốn cách ăn: Nước đồng sôi, những viên sắt nóng trong địa ngục, tuy làm tăng thêm nỗi khổ hư hoại, nhưng vì đói khát, nên gọi là ăn. Và gió lạnh buốt chạm vào thân cũng gọi là ăn. Ba cách ăn ở hai cõi trên thì ăn vốc kia không có ở cõi Sắc, cõi Vô Sắc, vì thân rất nhẹ nhàng, vì không có Sắc.

Hỏi: Trong các đường, mỗi đường có thêm những cách ăn nào?

Đáp:

Ở đường ngạ quỷ kia

Thêm cách ăn ý tư

Và loài sinh từ trứng

Ba Vô Sắc cũng vậy.

Thêm cách ăn bằng ý lo nghĩ của đường ngạ quỷ kia: Nghĩa là đường ngạ quỷ, ý tư thực tăng vì ý hoạt động tối đa. Và các loài sinh bằng trứng, nghĩa là loài đó cũng thêm cách ăn bằng ý tư thực, vì loài sinh bằng trứng thường nhớ nghĩ đến mẹ, nên không thối rữa. Ba Vô Sắc cũng vậy, nghĩa là trừ Phi tưởng Phi phi tưởng, ba Vô Sắc còn lại cũng thêm ý tư thực, vì hoạt động của ý là tối đa.

Thai sinh thêm ăn vốc

Là nói trong cõi người

Địa ngục thêm thức thực

Đệ nhất hữu cũng vậy.

Thai sinh thêm ăn vốc, là nói trong đường người, nghĩa là ở đường người sinh bằng thai thì thêm việc ăn vốc, nói thêm nhiều, vì ăn vốc là để gìn giữ thân. Địa ngục thì thêm thức thực.

Đệ nhất hữu cũng vậy: Nghĩa là địa ngục thêm thức thực, vì thức giữ gìn danh sắc. Phi tưởng Phi phi tưởng cũng thêm thức thực, vì thức giữ gìn danh.

Trời dục như cõi người

Cõi Sắc thêm xúc thực

Cùng với đường súc sinh

Thấp sinh cũng như vậy.

Các tầng trời cõi Dục như cõi người: Nghĩa là trời cõi Dục có thêm cách ăn vốc. Cõi Sắc thêm xúc thực: Nghĩa là các tầng trời cõi

Sắc có thêm xúc thực, vì do tu thiền. Cùng với đường súc sinh, thấp sinh cũng như vậy: Nghĩa là trong đường súc sinh, thấp sinh có thêm xúc thực. Nghĩa giữ gìn là nghĩa ăn. Như giữ cho chiếc bình được đứng vững không bể. Như vậy, dùng thức ăn để giữ gìn thân, thân sẽ không hư hoại, dẫn dắt đến hữu, nên nói là ăn.

Hỏi: Nếu vậy hết thảy pháp hữu lậu đều là ăn, vì dẫn dứt đến hữu?

Đáp: Vì tăng thượng nên nói là sức, vì có thể lôi kéo đến hữu nên nói là ăn, vì có hai sự nên gọi là ăn: Trước là phương tiện dẫn dắt, dẫn dắt rồi lại nuôi lớn.

Hỏi: Vì sao nói bốn cách ăn?

Đáp: Về việc này, không nên hỏi, vì tất cả khó khởi ra, chỉ tùy ở chất lượng mà có sự thích hợp nên nói là bốn. Như cách ăn vốc kia, vì nuôi lớn bốn đại của các căn, nên nói là ăn. Tiếp xúc mà nuôi lớn tâm, tâm pháp nên nói là ăn. Ý tư để nuôi lớn thân ở mai sau nên nói là ăn. thức nuôi lớn danh sắc nên nói là ăn, cho nên nói có bốn cách ăn.

Hỏi: Nếu người quy y Phật, Pháp, Tăng (Tam bảo, tiếng Phạm là Phú-hộ. Quy y nghĩa là hướng về, nên mới nói là quy hướng Phật, hay Phú hộ, Pháp, Tăng cũng như vậy) là quy hướng ở đâu? Mỗi Tam bảo đều có hai thứ. Phật có hai thứ thân: Sinh thân và Pháp thân. Pháp cũng có hai thứ: Pháp đệ nhất nghĩa Niết-bàn và tất cả pháp vô ngã. Tăng cũng có hai loại: Đệ nhất nghĩa tăng và đẳng tăng. Vậy quy y những ai?

Đáp:

Quy y Chư Phật kia

Pháp vô học sở đắc.

Pháp Niết-bàn, vô thượng

Pháp học vô học tăng.

Pháp vô học mà Chư Phật thành tựu, gọi là Phật. Quy nghĩa là trở về với pháp vô học mà Phật đã được, gọi là quy Phật. Không trở về với Phật, đã thành tựu các pháp hữu lậu vô tránh, v.v…, vì không giải thoát được tự tánh. Vì lý do này, nên biết là cũng trừ sinh thân.

Nếu nói: Đối với Như lai, khởi tâm ác, làm bị chân Phật thương chảy máu mà không mắc tội Vô gián là không đúng. Vì sao? Vì khởi tâm ác đối với Phật, nghĩa là đối với người đã được pháp vô học mà khởi tâm độc ác, gây thương tích nơi chân thì mắc phải tội Vô gián.

Lại nữa, làm hư hoại Phật, là làm hư hoại công đức vô học mà Phật đã được, làm hư hoại chỗ nương dựa. Chỗ nương dựa đã hư hoại thì người nương dựa cũng hư hoại. Như chiếc bình bể, thì sữa cũng chảy hết.

Quy y ái tận gọi là quy Pháp, vì là thiện, vì là thường. Phải biết trừ các pháp khác, vì các pháp khác không phải thiện và thường. Quy y những người đã được pháp học, vô học, gọi là quy Tăng. Không quy Tăng đã thành tựu pháp phi học, phi vô học và sinh thân, vì là hữu lậu.

Cũng chẳng phải đẳng tăng, vì có thể hư hoại.

Hỏi: Quy y lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Có thuyết nói: Tự tánh của khẩu nghiệp, vì lời nói là giả hợp. Lại có thuyết nói: Cũng là tự tánh của nghiệp thân, miệng, là tự tánh của giới.

Hỏi: Quy y có nghĩa gì?

Đáp Nghĩa che chở là nghĩa của y. Nghĩa an ủi là nghĩa của y, do nhân duyên này nên nói là quy y. Thọ nhận môn luật nghi ấy, phẩm Tuđa-la nói có bốn lời nói trong sạch không hư hoại, phẩm Trạch sẽ nói, nay sẽ nói tiếp.

Đạo Duyên giác, Bồ-tát

Cùng với ba chân đế

Nơi đó tin không cấu

Pháp này tịnh bất hoại.

Bích-chi-Phật đã được ba căn và quyến thuộc. Tất cả đạo Bồ-tát đã tu hành và khổ, tập, diệt đế, duyên các pháp này, khởi niềm tin vô lậu, đó gọi là pháp duyên không hư hoại. Trong sạch, không hoại và duyên hư hoại, sẽ nói ở sau.

Giới thanh tịnh tùy sinh

Phật, tăng như nói quy

Việc này có hai thứ

Nói có bốn thứ danh.

Giới thanh tịnh tùy sinh, nghĩa là vô lậu tùy theo nghiệp thân, miệng sinh: Là giới mà bậc Hiền Thánh tôn trọng, đó gọi là giới trong sạch không hư hoại.

Phật, Tăng như nói quy: Nghĩa là Phật và Tăng, nên biết như nói quy y ở trước. Hiền Thánh kia duyên pháp Phật bằng đức tin vô lậu, là duyên sự trong sạch không hư hoại ở Phật, duyên pháp của tăng với niềm tin vô lậu là sự trong sạch không hư hoại ở tăng. Nếu duyên pháp vô lậu mà Phật đã được và pháp học mà Bồ-tát đã được đó gọi là sự thanh tịnh không hư hoại, đối với pháp duyên hư hoại.

Như vậy, duyên pháp của Phật, Bích-chi-Phật, pháp Thanh văn, cho đến tất cả pháp học, vô học, đó cũng gọi là sự trong sạch, không hư hoại, đối với pháp duyên hư hoại.

Hỏi: Trong sạch không hư hoại có bao nhiêu việc?

Đáp: Việc này có hai thứ, đó là tín và giới. Tín là tâm tịnh, giới là bốn đại tịnh. Nói có bốn thứ danh: Nghĩa là vì duyên sự kiến lập có bốn. Vì do tín duyên riêng có ba thứ. Biết tịnh: Nghĩa là hoặc biết, hoặc được, hoặc gìn giữ thanh tịnh.

Hỏi: Biết những gì?

Đáp: Bốn chân đế. Lại có thuyết cho là thanh tịnh không hư hoại, như Trưởng giả Thủ-la. Lại nữa, vì mạnh mẽ nên không dứt. Có người nói là tịnh không hư hoại, như Trưởng giả Y. (Hai vị Trưởng giả này đều được sơ đạo, ma không thể phá hoại, không thể dứt trừ, đều dựa vào mình, tự nói là danh)

Hỏi: Thế nào là thứ lớp?

Đáp: Phật biết tịnh ở trước, phật là căn bản, cho nên nói.

Hỏi: Phật có khả năng gì?

Đáp: Giác pháp.

Hỏi: Ai gìn giữ pháp?

Đáp: Tăng.

Hỏi: Tăng kia làm sao được một vị?

Đáp: Thánh giới.

Lại nữa, người có khả năng nói là Phật. Nói những gì? Nói pháp. Vì ai mà nói? Vì Tăng, Tăng trì pháp gì? Đó là giới.

Lại nữa, vị lương y là Phật, thuốc chữa bệnh là pháp, người khám bệnh là tăng, thuốc là giới Thánh, đó gọi là nói theo thứ lớp. Người kia, đối với khổ, tập đế và căn cơ phẩm hạ, có một nhân duyên đối với đạo đế, được trong sạch không hư hoại, đó là đức tin. (Ba căn đối với khổ, tập, đều sinh niềm tin, nhàm chán, đó là căn cơ phẩm hạ, đối với đạo chưa thể yêu thích, chỉ có niềm tin).

Người kia đối với diệt đế và căn phẩm trung thượng, đối với đạo đế có hai nhân duyên được trong sạch không hư hoại, là tín và ưa muốn. (Ba căn đối với diệt, đều ưa muốn căn trung thượng, đối với đạo mới có ưa muốn và tín).

Phẩm Tu-đa-la nói về quả Sa-môn, sẽ nói rộng trong phẩm Trạch, nay sẽ nói.

Cái gọi quả Sa-môn

Vô vi cũng hữu vi

Quả học hữu vi, ba

Quả vô học, thứ tư.

Hai quả Sa-môn: hữu vi và vô vi. Quả học hữu vi có ba, quả vô học hữu vi thứ tư. Tất cả vô vi đều là phi học, phi vô học.

Tám mươi chín bậc Thánh

Quả Sa-môn vô vi

Cũng nói ở hữu vi

Tất cả đạo Sa-môn.

Tám nhẫn của kiến đạo kia là tám trí của Sa-môn, là quả hữu vi của Sa-môn. Tám phiền não bị dứt là quả vô vi của Sa-môn. Tu đạo lìa dục của cõi Dục với chín đạo vô ngại là chín đạo giải thoát của Sa-môn, là quả hữu vi của Sa-môn. Dứt chín thứ phiền não là quả vô vi của Samôn. Như vậy, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng lìa dục, đều nên biết. Vì thị hiện rõ, nên Đức Thế Tôn nói bốn quả Sa-môn. Do chỗ này có đủ năm nhân duyên, đó là: Bỏ đạo đã từng được, được đạo chưa từng được, kiết đã hết, được một vị giải thoát, được ngay tám trí, cùng lúc tu mười sáu hành. Do chỗ này mà quyết định và quyết định rốt ráo. Nếu dứt là dứt những gì đã làm và những gì đã làm rốt ráo.

Hỏi: Có khi nào trong khoảng một niệm, một trí mà biết tất cả pháp hay không?

Đáp: Không. Vì sao?

Dù biết tất cả không

Mà chẳng biết tất cả

Trừ sự tương ưng chung

Tự tánh cũng như thế.

Nếu trí này sinh, biết được tất cả pháp không và vô ngã mà không biết tự tánh của mình, không tự ngoảnh lại, như đầu ngón tay không tự xúc chạm, trí này cũng như vậy. Vả lại, vì không có hai quyết định, không có một trí mà có hai quyết định: Tự biết, biết người, cũng không biết được cái chung của pháp tương ưng. Vì một hành, một duyên, nên tất cả pháp của phẩm tương ưng đều đồng hành, đồng duyên, không biết pháp cộng hữu vì một quả nên đồng quyết định chuyển biến. Văn tuệ, tư tuệ của trí này chứ chẳng phải tu tuệ. Vì sao? Vì tu tuệ là duyên phần đoạn, thế nên nói cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc không có văn, tư.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ đối trị?

Đáp:

Cái gọi dứt đối trị

Hoại trì và viễn phần

Bốn thứ này phải biết

Gọi là chủng đối trị.

Có bốn thứ đối trị: Đoạn đối trị, hoại đối trị, trì đối trị và viễn phần đối trị. Đoạn đối trị: Nghĩa là đạo vô ngại vì dứt phiền não mà được. Hoại đối trị, nghĩa là ở trong duyên tạo nên hành vượt hơn, đó là vô thường, khổ, không, phi ngã, v.v… so sánh như vậy. Trì đối trị, nghĩa là cùng đoạn phiền não mà được hợp, đó là đạo giải thoát và về sau, các đạo khác cũng cùng với phiền não được dứt mà được hợp.

Viễn phần đối trị, nghĩa là đạo giải thoát đứng đầu. Khổ pháp nhẫn là thấy khổ dứt phiền não, dùng đoạn đối trị và hoại đối trị. Đối với các pháp ràng buộc cõi Dục kia thì dùng hoại đối trị. Nếu ái cõi Dục hết, vượt lên ly sinh khổ pháp nhẫn, cũng là viễn phần đối trị. Như vậy, tất cả đạo đều theo nghĩa đó, đều nên biết.

Phẩm tu-Đa-la nói về nghĩa tu, phẩm Trạch nên nói rộng nay sẽ nói.

Sơ đắc hoặc tập hành

Đối trị và đoạn tu

Nên biết bốn thứ này

Được gọi là nghĩa tu.

Bốn thứ tu: Tu đắc, tu tập hành, tu đối trị và tu đoạn. Tu đắc: Nghĩa là mới được cái chưa từng được là công đức hữu vi. Tu tập, nghĩa là đã từng được pháp thiện nối tiếp nhau sinh. Tu đối trị, nghĩa là tu bốn thứ đối trị, gọi là tu đối trị, là đạo đối lại pháp hữu lậu. Tu đoạn nghĩa là dứt trừ phiền não. Tu đạo là nghĩa dứt phiền não (Trên lấy chủ thể trị và đoạn làm tu, nay lấy đối tượng của trị và đoạn làm tu, dựa vào bốn trường hợp sau, có thể biết).

Có pháp tu đắc và tu tập, chẳng phải tu đối trị, tu đoạn, nên nêu ra bốn trường hợp:

  1. Pháp hữu vi vô lậu.
  2. Pháp bất thiện, pháp hữu vi vô ký.
  3. Pháp hữu lậu thiện.
  4. Pháp vô vi.

Có thuyết nói: Có sáu thứ tu: Gồm bốn thứ tu trước và tu phân biệt, tu phòng hộ. Tu phân biệt, nghĩa là như Tu-đa-la nói: Tóc, lông, móng tay, răng trên thân này, so sánh như vậy. Tu phòng hộ, nghĩa là căn như đã nói khéo điều phục sáu căn, nói rộng như vậy. Như thế là tốt đẹp, nghĩa là bốn thứ tu như trước đã nói. Hai thứ tu sau này thuộc về tu đoạn, tu đối trị.

Đã nói về tướng quyết định của kiến đạo, tu đạo, nay sẽ nói: Về nghĩa khác nhau của kiến đạo, tu đạo,

Phiền não chung ba cõi

Nếu hai thứ kiến đoạn

Hai đoạn, thì ba thứ

Cùng kiến đạo hành trước.

Nếu phiền não thuộc ba cõi, kiến đạo đoạn thì đó là năm kiến và nghi. Kiến đạo này và hai thứ hành trước. (Năm kiến, nghi, nhất định trước khi kiến đạo dứt trừ ái mạn, vô minh và kiến đều diệt. Thật ra, dù chưa hết phiền não, mà về danh đều thâu nhiếp, gọi chung là kiến, gọi là hành trước, tu đạo sau, vì không đợi kiến đạo, nên tu đạo hành trước). Hoặc thấy đạo dứt, hoặc thấy đạo, tu đạo dứt. Thế nào là thấy đạo dứt? Nếu kiết trói buộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, thì tùy tín hành, tùy pháp hành, vô gián nhẫn đoạn. Sự trói buộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ kia, đó là vì định của địa mà nói. Tùy tín hành, tùy pháp hành, đó là lấy định của người mà nói. Vô gián nhẫn, đó là lấy định đối trị mà nói. Dứt là lấy định về những việc đã làm mà nói.

Thế nào là thấy đạo, tu đạo dứt? Đó là nói tám địa. Nếu phàm phu dứt thì tu đạo dứt. Nếu bậc Thánh dứt là thấy đạo dứt.

Hỏi: Vì sao phàm phu dứt phiền não, mà hoàn toàn là tu đạo?

Đáp: Vì phàm phu không thể xả bỏ phiền não từng phần kiến đoạn như vậy, tu đoạn như vậy. Lại nữa, phàm phu không có khả năng dùng một thứ đạo dứt trừ chín thứ. Nếu năm thứ của ba cõi là ái, mạn, vô minh, thì kiến đạo này đã hành ba thứ trước, hoặc thấy đạo dứt, hoặc tu đạo dứt, hoặc kiến đạo, tu đạo dứt. Nếu phiền não đó không trói buộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thì Tùy tín hành, Tùy pháp hành, vô gián nhẫn dứt là thấy đạo dứt trừ. Nếu học kiến tích của chín địa, do tu đạo dứt thì tu đạo dứt. Trong tám địa còn lại, nếu phàm phu dứt là tu đạo dứt, nếu bậc Thánh dứt là thấy đạo dứt.

Nếu phiền não cõi Dục

Năm hành có hai thứ

Vì giới hạn tu kia

Nói tu đạo hành trước.

Nếu năm hành cõi Dục, tu đạo kia trước hành hai thứ, hoặc tu đạo dứt, hoặc dứt đạo, tu đạo dứt. Nếu học kiến tích tu đạo dứt thì tu đạo dứt. Ngoài ra, nếu phàm phu dứt, thì là tu đạo dứt, nếu bậc Thánh dứt, thì là thấy đạo dứt, vì bậc Thánh kia quyết định dứt trước, cho nên nói là hành trước.

Hỏi: Trước đây nói duyên, các duyên này hoạt động vào lúc nào?

Đáp:

Duyên thứ lớp sở tác

Nói lúc pháp kia sinh

Duyên nghiệp do duyên tạo

Nói khi pháp đó diệt.

Duyên thứ lớp sở tác, nói lúc pháp kia sinh: Nghĩa là lúc sinh là vị lai, vì đều cùng có chuyển biến. Cũng nên nói lúc chuyển biến là lúc pháp đó sinh. Duyên thứ lớp là tạo nghiệp, cùng với nghĩa xứ nên gọi là duyên thứ đệ. Pháp đó sinh, nghĩa là được chỗ. Nếu nói sắc và tất cả tâm bất tương ưng hành cũng được chỗ mà sinh, nên nói duyên thứ đệ thì không đúng.

Phẩm sự hành kia đã nói, duyên nghiệp do duyên tạo, nói khi pháp đó diệt: Nghĩa là khi pháp diệt, duyên duyên đã là tạo nghiệp, vì lúc pháp diệt là hiện tại, có thể thâu nhận cảnh giới, chứ chẳng phải vị lai, vì chưa sinh khởi, cũng chẳng phải quá khứ, vì đã diệt.

Nghiệp do ba nhân tạo

Là lúc pháp kia sinh

Do hai nhân tạo tác

Nên biết nói lúc diệt.

Nghiệp do ba nhân tạo, là lúc pháp kia sinh, nghĩa là lúc pháp sinh, có ba nhân tạo nghiệp, đó là nhân tự phần, nhân nhất thiết biến và nhân báo. Vì sức của nhân tự phần, nên pháp sinh dường như nối tiếp, cho nên lúc pháp sinh, nhân tự phần tạo nghiệp. Nhân nhất thiết biến, nhân báo đều thuận theo để lập pháp sinh. Lúc pháp đó sinh là tạo nghiệp. Vì nói chung, nên nói lúc pháp sinh, ba nhân tạo nghiệp, trừ pháp vô lậu đầu tiên, ngoài ra là thiện, trừ báo, còn lại là vô ký không ẩn mất.

Nhân tự phần tạo nghiệp nhiễm ô: Nghĩa là nhân tự phần, nhân nhất thiết biến tạo nghiệp. Báo, nghĩa là nhân tự phần và nhân báo tạo nghiệp. Những việc mà hai nhân đã tạo, nên biết là nói lúc diệt, nghĩa là lúc có duyên khi pháp diệt. Nhân tương ưng, nhân cộng hữu tạo nghiệp, vì nghiệp đồng, vì một quả, pháp bất tương ưng, nhân cộng hữu thì không duyên.

Duyên tăng thượng, nghĩa là an trụ không chướng ngại, trong bất cứ lúc nào, cho nên không nói, vì không đợi nói. Nhân sở tác cũng như vậy.

Hỏi: Đẳng tâm khởi, đẳng tâm trụ, đẳng tâm diệt của tất cả chúng sinh là không đồng nhau phải không? Vì sao hỏi vậy? Vì chúng sinh có thân, hoặc lớn, hoặc nhỏ, có phải vì thân to lớn, thì tâm to lớn, thân nhỏ bé thì tâm nhỏ bé, hay tất cả đều ngang bằng? Hơn nữa, chúng sinh đi đứng chậm nhanh khác nhau, vì đi chậm mà tâm chậm hay nhanh nên tâm nhanh, hay đều bằng nhau?

Lại nữa, chúng sinh hoặc có người yên lặng mà tri giác cao như núi. Hoặc có kẻ không đứng yên mà lay động, như bụi bay theo gió. Người tĩnh lặng mà tâm chậm lụt, người lay động mà tâm nhanh chóng?

Hay đều như nhau?

Đáp:

Tất cả loài chúng sinh

Tâm khởi, trụ, diệt thảy

Tương ưng tham dục thảy

Bất tương ưng cũng vậy.

Tất cả loài chúng sinh tâm khởi, trụ, diệt thảy: Nghĩa là tâm của tất cả chúng sinh, bình đẳng lúc khởi, trụ, diệt, không nhiều ít. Vì sao? Vì sát-na cũng không có lớn, nhỏ, vì chẳng phải sắc, vì sự khác nhau của bốn đại mà khởi, nên thân có lớn nhỏ. Thân nhẹ thì nhanh chóng, thân nặng nề thì chậm chạp. Vì tâm chuyển biến với nhiều duyên, nên cảm giác lay động. Tâm dừng lại một duyên thì sự nhớ nghĩ được yên tĩnh. Pháp tương ưng, không tương ưng với tham dục v.v… cũng như vậy. Nếu tâm có tham, không có tham, tất cả tâm đó đều khởi, đều trụ đều diệt. Vì sát-na, tâm tham không tạo nghiệp nên hiện ra nặng. Tâm không tham tạo nghiệp, nên hiện ra nhẹ, cho đến có giải thoát, không giải thoát đều nên biết. Có tham, không tham, như phẩm Giới đã nói.

Hỏi: Đã nói phần có tâm. Tâm của tất cả chúng sinh đều khởi, đều trụ, đều diệt. Còn phần không có tâm thì thế nào? Nghĩa là người nhập chánh thọ Vô tưởng, Diệt tận, tâm này diệt, tâm của chúng sinh khác khởi, lại từ định biết tâm này sinh, tâm của chúng sinh khác diệt, thế là bình đẳng?

Đáp: Nên biết, ở đây nói có tâm là đúng, vì người không có tâm cũng đồng. Nghĩa là người nhập chánh thọ Vô tưởng, Diệt tận, tâm của chúng sinh khác kia khởi, chánh thọ ban đầu này cũng khởi trong sát-na. Lúc giác ngộ từ định, tâm của chúng sinh khác diệt, từ đấy về sau chánh thọ cũng diệt. Nếu lúc trụ định, tâm của chúng sinh khác vừa khởi vừa diệt, chánh thọ này vừa khởi vừa diệt.

Lại có thuyết nói: Tất cả tâm khởi, không hẳn là đồng, vì đôi khi có tâm khởi không diệt, nên chia làm bốn trường hợp:

  1. Từ chánh thọ Vô tưởng, Diệt tận khởi.
  2. Lúc nhập chánh thọ.
  3. Người có tâm.
  4. Lúc trụ chánh thọ.

Ở đây không có nhỏ, lớn, vì không có hình.

Đã nói các tâm khởi diệt, nay sẽ nói: Về nghĩa rộng của tâm.

Trong cõi Dục có bốn

Sắc, Vô Sắc đều ba

Cũng tâm Học, Vô học

Nói thứ lớp sinh này.

Trong cõi Dục có bốn, cõi Sắc, cõi Vô Sắc mỗi cõi đều có ba, cũng tâm Học, Vô học: Nghĩa là có mười hai tâm, đó là: tâm thiện, bất thiện, tâm vô ký ẩn mất, tâm vô ký không ẩn mất ràng buộc cõi Dục. Tâm thiện, tâm vô ký ẩn mất, tâm vô ký không ẩn mất trói buộc cõi Sắc. Cõi Vô Sắc cũng như vậy và tâm Học, tâm Vô học.

Hỏi: Mười hai tâm này được kiến lập thế nào?

Đáp: kiến lập theo sự ràng buộc hay không ràng buộc về giới, chủng loại trói buộc. Trói buộc và không trói buộc kiến lập hai tâm. Trói buộc, nghĩa là giới chủng phân biệt lập mười tâm, không trói buộc, nghĩa là chủng phân biệt, lập ra hai tâm, cho nên nói là mười hai tâm.

Nói theo thứ lớp sinh, nghĩa là các tâm này, mỗi tâm đều sinh theo thứ lớp, nay sẽ nói: Về các tâm.

Thiện cõi Dục sinh chín

Cũng lại khởi từ tám

Hai tâm nhơ sinh bốn

Cũng từ mười tâm sinh.

Thiện cõi Dục sinh chín: Nghĩa là tâm thiện cõi Dục, theo thứ lớp sinh chín tâm. Vì cõi Dục có bốn tự địa. Tâm thiện cõi Sắc, đó là phương tiện ban đầu khi nhập chánh thọ, thuận theo tâm thiện kia. Đây là nói chung, không phải tất cả cõi Sắc.

Có thuyết nói: Thiền vị lai thâu nhiếp không phải thiền khác. Lại còn cho: Vị lai và Sơ thiền. Lại nói là thiền trung gian. Tôn giả Cù-sa nói: Cho đến đệ Nhị thiền, như khởi vượt chánh thọ, từ Sơ thiền khởi, vượt lên đệ Nhị thiền và quyến thuộc, đệ Tam thiền hiện ở trước, thiền này cũng như vậy. Tâm cấu uế của cõi Sắc, đó là lúc thọ sinh, tâm thiện này qua đời, tâm cấu uế kia tiếp nối nhau sinh. Tâm cấu uế của cõi Vô Sắc cũng vậy. Và tâm Học, Vô học thì tâm đó cũng thuận theo. Tâm vô ký không ẩn mất của cõi Sắc, cõi Vô Sắc không theo thứ lớp hiện ở trước, vì tâm ràng buộc địa của nó, thiện của cõi Vô Sắc cũng không hiện ở trước, vì rất trái nhau.

Tâm thiện này, cũng từ tám tâm khởi, nghĩa là tâm thiện cõi Dục cũng từ tám tâm sinh theo thứ lớp. Vì cõi Dục có bốn tự địa. Thiện và cấu uế của cõi Sắc, tâm thiện như trước đã nói, còn sự cấu uế đó là phiền não của địa Sơ thiền đã gây bức não, tức phải dựa vào sự đề phòng, gìn giữ của tâm thiện cõi Dục, nên phải từ tâm học, vô học khởi, tâm thiện cõi Dục hiện ở trước.

Hai tâm cấu uế sinh bốn, nghĩa là tâm bất thiện cõi Dục và tâm vô ký ẩn mất theo thứ lớp sinh bốn tâm ở cõi mình, không phải địa trên, vì trái nhau. Cũng từ mười tâm sinh, nghĩa là hai thứ tâm nhiễm ô của cõi Dục kia, từ thứ lớp mười tâm sinh, bốn sắc của cõi mình. Cõi Vô Sắc có sáu, đó là lúc thọ sinh.

Vô ký kế sinh bảy

Cũng lại từ năm khởi

Thiện cõi Sắc, mười hai

Cũng từ chín tâm sinh.

Vô ký kế sinh bảy, nghĩa là theo thứ lớp tâm vô ký không ẩn mất của cõi Dục, thứ lớp sinh bảy tâm và bốn tự giới. Thiện cõi Sắc, đó là tâm biến hóa, theo thứ lớp sinh tâm vô ký ẩn mất, đó là lúc thọ sinh. Cõi Vô Sắc cũng có tâm vô ký ẩn mất, cũng lại từ năm tâm khởi. Tâm vô ký không ẩn mất của cõi Dục, theo thứ lớp từ năm tâm sinh. Bốn tự giới, thiện cõi Sắc, thì theo thứ lớp sinh, đó là tâm biến hóa. Thiện cõi Sắc có mười một, nghĩa là tâm thiện cõi Sắc theo thứ lớp sinh mười một tâm, trừ tâm vô ký không ẩn mất của cõi Vô Sắc.

Cũng từ chín tâm sinh: Nghĩa là tâm thiện cõi Sắc theo thứ lớp từ chín tâm sinh, trừ hai tâm cấu uế của cõi Dục và tâm vô ký không ẩn mất của cõi Vô Sắc.

Tâm cấu cõi Sắc, sáu

Cũng từ tám tâm khởi

Vô ký kế sinh sáu

Từ ba thứ lớp sinh.

Tâm cấu uế của cõi Sắc có sáu, nghĩa là tâm vô ký ẩn mất của cõi Sắc, theo thứ lớp sinh sáu tâm: Tự giới ba, cõi Dục ba, trừ tâm vô ký không ẩn mất của cõi Dục. Cũng khởi từ tám tâm, nghĩa là tâm vô ký ẩn mất cõi Sắc, từ thứ lớp của tám tâm sinh, trừ hai tâm cấu uế của cõi Dục và hai tâm vô lậu.

Vô ký kế sinh sáu: Nghĩa là theo thứ lớp, tâm vô ký không ẩn mất của cõi Sắc, sinh sáu tâm: Tự giới có ba. Cõi Dục có hai cấu uế, và cấu uế cõi Vô Sắc. Theo thứ lớp từ ba tâm sinh, nghĩa là từ ba tâm của Tự giới, thứ lớp sinh.

Thiện Vô Sắc sinh chín

Cũng từ sáu tâm khởi

Tâm cấu uế sinh bảy

Kia cũng từ bảy sinh.

Tâm thiện cõi Vô Sắc sinh chín: Nghĩa là theo thứ lớp của tâm thiện cõi Vô Sắc, sinh chín tâm trừ tâm thiện, tâm vô ký không ẩn mất của cõi Dục và tâm vô ký không ẩn mất của cõi Sắc.

Cũng từ sáu tâm khởi: Nghĩa là tâm thiện của cõi Vô Sắc, cũng theo thứ lớp từ sáu tâm sinh: Tự giới ba, cõi Sắc có hai tâm vô lậu và thiện. Tâm cấu uế sinh bảy, nghĩa là theo thứ lớp, tâm cấu uế của cõi Vô Sắc sinh bảy tâm: Tự giới ba, tâm thiện và cấu uế, cõi Sắc, hai tâm cấu uế của cõi Dục.

Kia cũng từ bảy sinh: Nghĩa là tâm vô ký ẩn mất của cõi Vô Sắc, cũng theo thứ lớp từ bảy tâm sinh: Tự giới ba, tâm thiện và tâm vô ký không ẩn mất của cõi Dục và cõi Sắc.

Tâm vô ký sinh sáu

Cũng lại từ ba khởi

Tâm Hữu học sinh năm

Cũng từ bốn tâm sinh.

Tâm vô ký sinh sáu: Nghĩa là theo thứ lớp, tâm vô ký không ẩn mất của cõi Vô Sắc sinh sáu tâm: Tự giới ba, tâm cấu uế cõi dưới ba. Cũng lại từ ba khởi, nghĩa là tâm vô ký không ẩn mất của cõi Vô Sắc, theo thứ lớp từ ba tâm của tự giới sinh, không phải tâm nào khác, vì số của báo.

Tâm Hữu học sinh năm: Nghĩa là theo thứ lớp, tâm Hữu học sinh ra năm tâm: Hai vô lậu và tâm thiện của ba cõi. Không phải cấu uế, vì tánh trái nhau. Chẳng phải vô ký không ẩn mất, vì tánh không nhanh nhẹn.

Cũng từ bốn tâm sinh: Nghĩa là tâm học cũng theo thứ lớp từ bốn tâm sinh: Tức tâm Hữu học và tâm thiện phi vô học của ba cõi, là nhân này, không phải nhân nào khác, như trước đã nói.

Tâm Vô học sinh bốn

Cũng từ năm tâm sinh

Đã nói mười hai tâm

Sẽ nói hai mươi tâm.

Tâm vô học sinh bốn: Nghĩa là theo thứ lớp tâm vô học sinh bốn tâm, tức là tâm Vô học và tâm thiện của ba cõi, phi học là quả, không phải quả nào khác, như trước đã nói.

Cũng từ năm tâm sinh: Nghĩa là tâm vô học, theo thứ lớp từ năm tâm sinh, gồm hai tâm vô lậu và tâm thiện của ba cõi. Đã nói mười hai tâm, hai mươi tâm nói: Đã nói mười hai tâm, theo thứ lớp sinh, cũng từ mười hai tâm này phân biệt thành hai mươi tâm, nay sẽ nói.

Hai thiện, hai cấu uế

Báo sinh và oai nghi

Công xảo, quả các thiền

Tám tâm trong cõi Dục.

Tám tâm của cõi Dục, đó là phương tiện sinh tâm thiện và sinh đắc thiện, bất thiện và vô ký ẩn mất, không ẩn mất. Vô ký có bốn thứ:

Báo sinh, oai nghi, công xảo và tâm biến hóa.

Trừ công xảo bất thiện

Còn lại ở cõi Sắc

Lìa thiền quả oai nghi

Bốn tâm kia, Vô Sắc.

Trừ bất thiện công xảo, ngoài ra ở cõi Sắc, nghĩa là cõi Sắc có sáu tâm, trừ bất thiện và công xảo. Ngoài ra, như trước nói. Lìa thiền quả, oai nghi bốn tâm khác ở Vô Sắc, nghĩa là cõi Vô Sắc có bốn tâm, trừ oai nghi và tâm biến hóa. Cõi Sắc, Vô Sắc trừ công xảo, vì không có sự nghiệp, trừ bất thiện vì đã lìa không hổ không thẹn. Cõi Vô Sắc trừ oai nghi, vì không có tới lui, trừ tâm biến hóa, vì không có phần thuộc về chi thiền.

Tâm Học và Vô học

Đó là thành hai mươi

Tâm kia thứ lớp sinh

Đều tùy theo nghĩa nói.

Tâm Học và Vô học, đó là hai mươi tâm: Nghĩa là tâm Học và Vô Học cùng mười tám tâm trước, là thành hai mươi tâm. Phải phân biệt về sự trói buộc, không trói buộc của giới và chủng loại. Sự khác nhau này, trước đây đã nói chung. Thiện và vô ký không ẩn mất (vô phú vô ký), nay cũng phân biệt chủng loại. Tâm kia, thứ lớp sinh, đều tùy theo nghĩa kia mà nói, nay sẽ nói: Về tâm này, lần lượt theo thứ lớp sinh.

Dục phương tiện sinh mười

Cũng từ tám tâm khởi

Sinh đắc, kế sinh chín

Cũng từ mười một sinh.

Dục phương tiện sinh mười: Nghĩa là phương tiện tâm thiện của

cõi Dục, lần lượt sinh mười tâm, tự giới bảy, trừ tâm biến hóa, vì thiền tịnh kia theo thứ lớp sinh. Tâm thiện phương tiện cõi Sắc và tâm Học, Vô Học.

Cũng từ tám tâm sinh: Nghĩa là tâm thiện của phương tiện cõi Dục kia theo thứ lớp từ tám tâm sinh. Tự giới hai tâm thiện và hai tâm cấu uế. Tâm thiện, tâm cấu uế, của phương tiện cõi Sắc và tâm Học, Vô Học.

Sinh đắc kế sinh chín: Nghĩa là tâm thiện sinh đắc cõi Dục, theo thứ lớp sinh chín tâm: Tự giới có bảy tâm, trừ tâm biến hóa, tâm cấu uế của cõi Sắc và cõi Vô Sắc. Cũng từ mười một tâm sinh, nghĩa là tâm thiện của sinh đắc cõi Dục, từ mười một tâm theo thứ lớp sinh: Tự giới có bảy tâm, như trước đã nói. Tâm thiện, tâm cấu uế, phương tiện của cõi Sắc và tâm Học, Vô Học.

Hai cấu uế sinh bảy

Cũng từ mười bốn khởi

Báo sinh oai nghi tám

Cũng từ bảy tâm sinh.

Hai cấu uế sinh bảy: Nghĩa là bất thiện của cõi Dục và vô ký ẩn mất, tự giới bảy tâm, trừ tâm biến hóa. Cũng từ mười bốn tâm khởi, nghĩa là hai cấu uế này, theo thứ lớp mười bốn tâm sinh, tự giới bảy, trừ tâm biến hóa. Cõi Sắc có bốn thứ, trừ tâm thiện phương tiện và tâm biến hóa. Cõi Vô Sắc có ba, trừ tâm thiện phương tiện.

Báo sinh oai nghi tám, nghĩa là báo sinh cõi Dục và oai nghi, theo thứ lớp sinh tám tâm: Tự giới sáu, trừ tâm thiện phương tiện và tâm biến hóa. Tâm cấu uế của cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Cũng từ bảy tâm sinh, nghĩa là báo sinh của cõi Dục này và tâm oai nghi cũng từ bảy tâm của tự giới, theo thứ lớp sinh, trừ tâm biến hóa.

Tâm công xảo sinh sáu

Cũng lại từ bảy khởi

Tâm biến hóa sinh hai

Cũng là từ hai sinh.

Tâm công xảo sinh sáu: Nghĩa là tâm công xảo của cõi Dục theo thứ lớp sinh sáu tâm tự giới, trừ tâm thiện phương tiện và tâm biến hóa. Cũng lại từ bảy sinh: Nghĩa là tâm kia cũng từ bảy tâm tự giới theo thứ lớp sinh, trừ tâm biến hóa. tâm biến hóa sinh hai, nghĩa là tâm biến hóa cõi Dục theo thứ lớp sinh hai tâm: Tâm biến hóa cõi Dục và tâm thiện phương tiện cõi Sắc. Cũng tức từ hai sinh, cũng tức là từ hai tâm này lần lượt sinh ra.

Phương tiện sắc mười hai

Cũng từ mười tâm khởi

Sinh đắc kế sinh tám

Cũng từ năm tâm sinh.

Phương tiện sắc mười hai: Nghĩa là tâm thiện phương tiện cõi Sắc, theo thứ lớp sinh mười hai tâm: Tự giới sáu, cõi Dục ba, tâm thiện phương tiện, tâm sinh đắc thiện và tâm biến hóa. Tâm thiện phương tiện của cõi Vô Sắc và tâm Học, Vô Học, đều cùng từ mười khởi, nghĩa là tâm thiện, phương tiện cõi Sắc, từ mười tâm theo thứ lớp sinh. Tự giới bốn, trừ oai nghi và báo sinh. Cõi Dục hai: Tâm thiện phương tiện và tâm biến hóa. Cõi Vô Sắc hai: tâm thiện phương tiện, tâm cấu uế, tâm học, vô học.

Sinh đắc thứ lớp sinh tám, nghĩa là tâm thiện sinh đắc của cõi Sắc, theo thứ lớp sinh tám tâm: Tự giới năm, trừ tâm biến hóa, hai tâm cấu uế cõi Dục và tâm cấu uế của cõi Vô Sắc. Cũng từ năm tâm sinh, nghĩa là tâm thiện sinh đắc của cõi Sắc, từ năm tâm của tự giới theo thứ lớp sinh, trừ tâm biến hóa.

Cấu cõi Sắc sinh chín

Cũng từ mười một khởi

Tâm oai nghi sinh bảy

Từ năm thứ lớp sinh.

Cấu uế cõi Sắc sinh chín, nghĩa là tâm cấu uế của cõi Sắc, theo thứ lớp sinh chín tâm: Tự giới năm, trừ tâm biến hóa, cõi Dục bốn: Hai tâm thiện, hai tâm cấu uế. Cũng từ mười một khởi, nghĩa là tâm cấu uế của cõi Sắc, từ mười một tâm, theo thứ lớp sinh: Tự giới năm, trừ tâm biến hóa, cõi Dục ba: Sinh đắc thiện, oai nghi và báo sinh. Cõi Vô Sắc ba, trừ tâm thiện phương tiện.

Tâm oai nghi sinh bảy, nghĩa là tâm oai nghi của cõi Sắc, theo thứ lớp sinh bảy tâm: Tự giới bốn, trừ tâm thiện phương tiện và tâm biến hóa. Hai cấu uế là quả của cõi Dục và cấu uế của cõi Vô Sắc.

Thứ lớp năm tâm sinh: Nghĩa là tâm oai nghi của cõi Sắc, theo thứ lớp, từ năm tâm của tự giới sinh, trừ tâm biến hóa.

Nên biết sắc báo sinh

Cũng như nói oai nghi

Là các quả thiền kia

Nên biết như cõi Dục.

Nên biết sắc báo sinh, cũng như nói oai nghi: Nghĩa là báo sinh tâm ở cõi Sắc, theo thứ lớp sinh bảy tâm. Cũng từ năm tâm sinh, như oai nghi: là các quả thiền kia, nên biết, như cõi Dục, nghĩa là tâm biến hóa của cõi Sắc theo thứ lớp sinh hai tâm, là tâm thiện phương tiện cõi Sắc và tâm biến hóa. Cũng tức là từ hai tâm này mà thứ lớp sinh.

Vô Sắc mới sinh bảy

Là cũng từ sáu sinh

Sinh đắc cũng sinh bảy

Nên biết từ bốn khởi.

Vô Sắc đầu tiên sinh bảy: Nghĩa là tâm thiện phương tiện của cõi Vô Sắc, theo thứ lớp sinh bảy tâm: Tự giới bốn, tâm thiện phương tiện của cõi Sắc, và tâm Học, Vô Học. Là cũng từ sáu tâm sinh, nghĩa là tâm thiện, phương tiện cõi Vô Sắc, theo thứ lớp từ sáu tâm sinh: Tự giới ba, trừ báo sinh, tâm thiện phương tiện cõi Sắc, và tâm Học, Vô Học.

Sinh đắc cũng sinh bảy, nghĩa là sinh đắc thiện của cõi Vô Sắc, cũng theo thứ lớp sinh bảy tâm: Tự giới bốn, ba cấu uế của cõi dưới, nên biết từ bốn khởi, nghĩa là theo thứ lớp, từ bốn tâm của tự giới kia sinh.

Cấu uế sinh tám tâm

Là từ mười tâm khởi

Tâm báo sinh ở sáu

Là cũng từ bốn sinh.

Cấu uế sinh tám tâm: Nghĩa là tâm cấu uế của cõi Vô Sắc, theo thứ lớp sinh tám tâm: Tự giới bốn, cõi Dục hai cấu uế, cõi Sắc với tâm thiện phương tiện và tâm cấu uế.

Là từ mười tâm khởi: Nghĩa là tâm cấu uế của cõi Vô Sắc, từ mười tâm theo thứ lớp sinh: Tự giới bốn, cõi Dục ba: Sinh đắc thiện, oai nghi và báo sinh, cõi Sắc cũng như vậy.

Tâm báo sinh ở sáu: Nghĩa là tâm báo sinh của cõi Vô Sắc, theo thứ lớp phát sinh sáu tâm: Tự giới ba, trừ tâm thiện phương tiện, địa dưới ba tâm cấu uế.

Là cũng từ bốn sinh: Nghĩa là tâm báo sinh kia, theo thứ lớp cũng từ bốn tâm của tự giới sinh.

Tâm học kế sinh sáu

Từ bốn thứ lớp khởi

Tâm vô học sinh năm

Là cũng từ năm sinh.

Tâm học kế sinh sáu: Nghĩa là tâm học theo thứ lớp sinh sáu tâm: Tâm thiện phương tiện của ba cõi, sinh đắc thiện của cõi Dục (sinh đắc thiện của cõi Dục, vừa mạnh mẽ vừa nhạy bén, hai cõi kia thì yếu ớt, mà chậm lụt), và tâm Học, Vô Học.

Từ bốn thứ lớp khởi, nghĩa là tâm Học theo thứ lớp từ bốn tâm sinh: Gồm tâm thiện phương tiện của ba cõi và tâm Học. Tâm vô học sinh năm, nghĩa là tâm vô học theo thứ lớp sinh năn tâm, gồm tâm thiện phương tiện ba cõi, sinh đắc thiện cõi Dục và tâm Vô học.

Là cũng từ năm tâm sinh, nghĩa là tâm thiện phương tiện của ba cõi và tâm Học, Vô Học.

Hỏi: Vì sao tâm thiện phương tiện theo thứ lớp sinh các tâm oai nghi, công xảo và báo sinh? Vì sao các tâm này lại không theo thứ lớp sinh tâm thiện phương tiện?

Đáp: Vì oai nghi và công xảo là tự ưa chuộng những gì mình đã làm, còn tâm của báo sinh yếu kém, không có tạo tác. Nghĩa là tâm oai nghi thì ưa tập oai nghi, cho nên, theo thứ lớp nên sinh khởi tâm thiện phương tiện. Vì tâm xuất ly không siêng năng vận dụng phương tiện, nên tâm thiện phương tiện theo thứ lớp sinh. Tâm oai nghi, tâm công xảo cũng như vậy. Tâm của báo sinh yếu kém, không có tạo tác bổn nghiệp thì đã được gieo trồng, cho nên, người nhập tâm đó, là tâm không thể xuất ly, không siêng năng vận dụng phương tiện, nên phải theo thứ lớp của tâm thiện phương tiện mà sinh khởi. Nếu nói, vì tâm cấu uế ưa đắm say cảnh giới, vì yếu kém, nên không theo thứ lớp cảnh giới của tâm cấu uế mà sinh tâm thiện phương tiện, thì không đúng. Vì sao? Vì cảnh giới không khác, vì thấy lỗi lầm, vì không yếu kém, nên chuyển đổi lỗi ác của cảnh giới đó, chính nơi đó khởi công đức. Cho nên cảnh giới kia không khác với hành kia, vì mỏi mệt nhàm chán phiền não. Chính ở cảnh giới kia, quán sát tập phiền não sinh trưởng đêm dài, vì tâm cấu uế không yếu kém, cho nên, tâm kia, theo thứ lớp sinh tâm thiện phương tiện. Tâm sinh đắc thiện cõi Dục, dù nhanh chóng mà không phải phương tiện, do nhanh chóng, mà từ tâm thiện phương tiện của cõi Sắc kia. Và tâm Học, Vô Học theo thứ lớp sinh vì không phải phương tiện, nên không có khả năng theo thứ lớp sinh các tâm kia. Tâm sinh đắc thiện ở cõi Sắc của các tâm kia không nhanh nhẹn, cũng không phải phương tiện. Vì không nhanh nhẹn nên không từ tâm Học, Vô Học và tâm thiện phương tiện của cõi Vô Sắc theo thứ lớp mà sinh. Vì không phải phương tiện, nên không sinh theo thứ lớp. Các tâm đó, ở cõi Vô Sắc cũng như vậy. Tâm cấu uế của cõi Sắc được sinh theo thứ lớp. Tâm sinh đắc thiện ở cõi Dục thì nhanh chóng. Tâm cấu uế của cõi Vô Sắc không sinh theo thứ lớp. Tâm sinh đắc thiện cõi Sắc thì không nhanh chóng.

Hỏi: Thế nào là chánh pháp?

Đáp:

Kinh, Luật, A-tỳ-đàm

Đó gọi chánh pháp tục

Ba mươi bảy phẩm giác

Là nói đệ nhất nghĩa.

Kinh, Luật, A-tỳ-đàm gọi là chánh pháp thế tục, nghĩa là Tu-đala, Luật, A-tỳ-đàm, được gọi là chánh pháp, vì căn cứ vào danh, xứ mà khởi, như trước đã nói. Ngôn ngữ của Phật, là tự tánh của ngôn ngữ. Ngôn ngữ, là dựa vào danh chuyển biến, do chuyển biến đến xứ khác nên gọi là số tục. Vì làm sáng tỏ đệ nhất nghĩa, nên gọi là Chánh pháp. Vì dùng danh để làm sáng tỏ nghĩa, nên ba mươi bảy phẩm giác gọi là đệ nhất nghĩa. Ba mươi bảy phẩm giác là chánh pháp của đệ nhất nghĩa, vì lìa danh mà khởi. Tu tuệ hữu lậu, dù lìa danh chuyển biến, nhưng vì có cấu uế, nên không nói là chánh pháp của đệ nhất nghĩa. Chánh pháp có hai thứ. Hành pháp cũng có hai thứ: Pháp tu và tu. Pháp tu là tụng tập, tu là tu thiền, đó là số thế tục. Chánh pháp là tu. Pháp là nghĩa trì. Chánh pháp của đệ nhất nghĩa là tu. Vì vậy nên nói là tu hành. Pháp còn thì chánh pháp còn. Người tu hành diệt thì chánh pháp diệt. Đức Thế Tôn thường khuyến khích, người tu hành, nên không nói đến phần giới hạn như trước nói. Phẩm Kim Cương Tam-muội, nay sẽ nói.

Năm mươi hai và khác

Cũng lại nói tám mươi

Có thuyết nói mười ba

Là Tam-muội Kim Cương.

Có thuyết nói: Năm mươi hai Tam-muội Kim Cương, thuộc về

thiền vị lai, nếu dựa vào khổ tỷ trí của thiền vị lai thì sẽ được quả A-lahán. Đối với bốn ấm của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, suy nghĩ đó là vô thường, khổ, không và phi ngã. Nếu tập tỷ trí mà được, là tư duy mỗi hành trong bốn hành của tập đế. Nếu diệt pháp trí, thì diệt sự trói buộc cõi Dục, tư duy bốn hành của diệt đế. Nếu đạo pháp trí, hành đạo dứt trói buộc của cõi Dục, tư duy bốn hành của đạo đế. Nếu diệt tỷ trí, hoặc tư duy hành diệt trói buộc địa Sơ thiền, hoặc cho đến tư duy hành diệt trói buộc Phi tưởng Phi phi tưởng. Nếu đạo tỷ trí, đối với chín địa đó, thì đạo phẩm tỷ trí tư duy bốn hành, được quả A-la-hán.

Trí hành như vậy, duyên phân biệt là năm mươi hai. (Vì khổ khác nên diệt khác, vì tình cách nên quán riêng. Đây là lý do tám địa diệt, có ba mươi hai đạo hành là giống như vậy, thông suốt với địa khác, đồng tánh tình vô ngại, nên thông suốt quán. Quán thông suốt chín địa, chỉ có bốn hành kết hợp với mười sáu hành của bốn đế trước là thành năm mươi hai). Như thiền vị lai, cho đến đệ Tứ thiền cũng như vậy. Không xứ có hai mươi tám hành (Khổ, tập của tự địa là tám hành, diệt đế của bốn không là mười sáu hành. Đạo chín địa có bốn hành. Vì diệt ở địa trên ít dần, nên tùy chỗ diệt mà có bốn). Thức xứ có hai mươi bốn hành. Vô sở hữu xứ có hai mươi. Cõi Vô Sắc không có pháp trí. Pháp trí duyên cõi Dục, chẳng phải cõi Vô Sắc duyên hành diệt của địa dưới, khổ của địa dưới chẳng phải cảnh giới, đối trị của địa dưới, lần lượt duyên nhân.

Có thuyết nói: Thiền vị lai có tám mươi Tam-muội Kim Cương, sự khác nhau trong đó là nói về đạo tỷ trí. Cũng mỗi mỗi địa duyên đối trị, được quả A-la-hán. (Quán đạo của bảy địa, địa tỷ trí, mỗi địa đều có bốn hành, mỗi hành có hai mươi tám, cộng với năm mươi hai hành trước, thành tám mươi hành). Như thiền vị lai, cho đến đệ Tứ thiền cũng như vậy. Không xứ có bốn mươi hành, Thức xứ có ba mươi hai, Vô sở hữu xứ có hai mươi bốn.

Tôn giả Cù-sa nói: Tam-muội Kim Cương thuộc về thiền vị lai. Mười ba kiến đạo, bốn tỷ nhẫn tương ưng với bốn Tam-muội. Tu đạo lìa dục Phi tưởng Phi phi tưởng, chín đạo vô ngại, tương ưng chín Tammuội. Tất cả những cái đó đối trị với đệ nhất hữu kia. Đạo thế tục nơi Tam-muội Kim Cương chẳng phải cảnh giới, cho đến đệ Tứ thiền cũng như vậy. Không xứ có chín cho đến Vô sở hữu xứ cũng như thế.

Hành chủng duyên phân biệt này, thuộc về thiền vị lai thì có đến một ngàn bốn trăm chín mươi hai Tam-muội Kim Cương, cho đến đệ Tứ thiền cũng đều như vậy. Không xứ có bốn trăm sáu mươi tám, Thức xứ có ba trăm hai mươi bốn, Vô sở hữu xứ có hai trăm mười sáu.

Hỏi: Thần thông mà Phẩm Trí kia nói. Vậy thần thông đó có phải là tất cả thiện hay không?

Đáp:

Ba thông thì nói thiện

Hai thông là, vô ký

Nên biết dựa dục, sắc

Thế Tôn nói tánh tuệ.

Ba thông thì nói thiện; Ba thông gồm thần là trí, trí tha tâm, túc mạng trí, ba thông này gọi là thiện. Vì sao? Vì là quả ái, vì phương tiện tột bậc đã khởi, vì điều phục người khác. Đối với không tin ưa, khiến cho họ tin ưa. Ba thông này, khiến người khác được điều phục nên vui mừng. Tâm vui mừng tương ưng với tuệ là thiện, vì tương ưng với lòng tin.

Hai thông khác là vô ký: Đó là thiên nhãn, thiên nhĩ. Hai thần thông này là vô ký, vì không có quả ái và phương tiện tột bậc. Lại thọ nhận màu sắc, âm thanh mà khởi, cho nên vô ký.

Hỏi: Ở chỗ nào hiện ra trước, là những tánh nào?

Đáp: Nên biết, căn cứ vào dục sắc, Đức Thế Tôn nói tánh tuệ. Thần thông này được hiện ở trước nơi cõi Dục, cõi Sắc, chứ không phải ở cõi nào khác. Vì dựa vào sắc, thần thông đó khởi hiện ở cõi Dục trước, về sau ở cõi Sắc mới có thể hiện ở trước. Thần thông đó chẳng phải do nghiệp ban đầu gắng nhận, vì chẳng có phần. Đó là tánh của trí tuệ từ sự phân biệt khởi, y cứ vào sự thành tựu, y cứ vào người. (Đấy là giải thích thần thông có tên là mắt, do mắt sinh khởi). Như Luận Thi Thiết nói: Bấy giờ, bốn đại tạo của cõi Sắc, làm cho nhãn xứ được tròn đầy, nên thiên nhãn thanh tịnh, như phẩm Tu-đa-la đã nói. Còn việc các căn có nói rộng trong phẩm Trạch.

Nay sẽ nói:

Nên biết các căn kia

Người tuệ khéo phân biệt

Danh có hai mươi hai

Về sự nói mười bảy.

Đức Phật nói các căn: Danh có hai mươi hai, sự có mười bảy, vì căn nam căn nữ và ba căn vô lậu, không có sự riêng, nên không lập sự, thuộc về căn khác. Căn nam căn nữ rời thân căn thì không còn căn nào khác. Cho nên phải nói căn nam thế nào? Là phần ít của thân căn. Căn nữ cũng như vậy. Lại nữa, vì một thức nương dựa. Nếu thức dựa vào thân căn phát sinh tác dụng, chính là dựa vào căn nam căn nữ cùng sinh với căn mà không có tướng khác. Vì một thức, ba căn vô lậu, chín căn hợp thành. Chín căn là: Ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn và năm căn như tín, v.v… Trong chín căn này, vì phân biệt đạo và người cho nên lập ra ba căn. Phân biệt về đạo, nghĩa là kiến đạo gọi là vị tri căn, tu đạo gọi là dĩ tri căn, đạo vô học gọi là vô tri căn.

Phân biệt về người: Nghĩa là tùy tín hành, tùy pháp hành nói là vị tri căn. Tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng gọi là dĩ tri căn. Tuệ giải thoát, câu giải thoát gọi là vô tri căn.

Hỏi: Đẳng và đệ nhất nghĩa có tướng gì?

Đáp:

Nếu lúc phân biệt sự

Bỏ danh thì nói đẳng

Phân biệt không chỗ xả

Đó là đệ nhất nghĩa.

Nếu lúc phân biệt sự, xả danh thì gọi là đẳng, nghĩa là nếu lúc phân biệt sự, mà xả danh, thì đó là đẳng sự (Đẳng sự, tiếng Pham là Tam-tỷ-túc-đề, Hán dịch là Đẳng tập, cũng dịch là Đẳng tích tụ. Hội họp có ba, không có gọi là Đẳng tập), không phải đệ nhất nghĩa quyết định sự việc, vì không thể được. Như lúc phân biệt chiếc bình, với sắc, hương, vị, xúc, xả bỏ tên bình, chứ không phải bỏ sắc, hương, vị, xúc mà có tên bình riêng, nên gọi là đẳng Sự. Như vậy, tất cả phân biệt là không có gì để bỏ, đó là đệ nhất nghĩa. Nghĩa là nếu lúc phân biệt sự, không bỏ danh, đó là đệ nhất nghĩa, như năm ấm lừng lẫy, gọi là khổ đế. Nếu lúc phân biệt năm ấm, cũng không bỏ tên khổ, vì sắc là khổ, cho đến thức cũng như vậy. Sắc kia lại có mười một thứ, mỗi nhập đều là khổ, cho đến sát-na và lúc phân biệt cực vi cũng không bỏ tên khổ, vì nó có tướng đắc. Như vậy, tất cả như phẩm Tạp nói thì phẩm trung ấm Trạch sẽ nói rộng.

Hỏi: Là nhất định hay không nhất định?

Đáp:

Giới, đường, địa nhất định

Năm vô ngại trung ấm

Đều gọi là hương thực

Cầu hữu thừa ý hành.

Giới, đường, địa nhất định, nghĩa là giới, đường, địa của trung ấm không thay đổi, vì trung ấm của cõi Dục sẽ sinh cõi Dục, cõi Sắc sinh cõi Sắc. Như vậy đường địa ngục đọa địa ngục, cho đến đường người sinh làm người. Bốn Thiên vương sinh làm bốn Thiên vương, cho đến cõi trời A-ca-nị-trá cũng như vậy.

Trung ấm năm, nghĩa là tánh năm ấm của trung ấm, vì có đến đi, chẳng phải lìa sắc mà có đến đi, cho nên ở cõi Dục, cõi Sắc có trung ấm, chứ không phải ở cõi Vô Sắc, vì cõi ấy không có sắc. Không có trở ngại: Vì rất nhỏ nhặt, tất cả hình che lấp đều không thể ngăn ngại, vì sức nghiệp trụ trong thai mẹ. Nếu khác thì không thể trụ thai, gọi là hương thực.

Cầu hữu thừa ý hành: Nghĩa là vì dùng hương làm thức ăn, nên nói là hương thực. Nếu người nào có phước mỏng, thì ăn các mùi nhơ nhớp. Nếu người có sức mạnh thì ăn các mùi trong sạch. Vì tìm ở sinh hữu nên nói là cầu hữu. Vì từ ý sinh nên nói là nhờ vào ý hành. Các chúng sinh này hoặc do nghiệp sinh, là địa ngục, như đã nói, các chúng sinh đó bị nghiệp ràng buộc, hoặc phiền não sinh, nghĩa là người và trời cõi Dục, hoặc báo sinh, là nói chim bay. Hoặc từ ý sinh, là các vị trời cõi Vô Sắc và người kiếp sơ. Biến hóa và trung ấm ở giữa hai hữu, khởi nẻo xen lẫn, nên nói là trung ấm.

Hỏi: Trung ấm trụ trong thời gian bao lâu?

Đáp:

Bảy ngày, bốn chín ngày,

Cho đến khi hòa hợp

Hoặc lõa hình ăn hương

Các căn đều đầy đủ.

Bảy ngày: Có thuyết nói trung ấm trụ bảy ngày, vì thân yếu ớt.

Hỏi: Nếu hòa hợp thì nên như vậy. Còn nếu cha mẹ người kia, đều ở chỗ khác nghĩa là người này chết, thì phải làm sao?

Đáp: Nên quán nghiệp của chúng sinh này, có chuyển hay không, nếu đối với mẹ có thể chuyển, với cha không thể chuyển, nghĩa là người cha kia, theo người nữ khác, khiến trung ấm được gặp, duyên ở người cha có thể chuyển. Cũng như vậy, nếu cả hai người đều không thể chuyển, thì người này chưa chết mà người kia trước đó đã hòa hợp, thì đó là nói người thường hành dục. Nếu hành dục theo thời tiết, nghĩa là vì nghiệp nhân duyên của chúng sinh kia, khiến họ phi thời cũng hành dục.

Có thuyết nói: Hoặc sinh ở chỗ tương tợ, đó là: Nếu lúc sinh được thích ứng với chỗ hành dục mà trung ấm không đến đúng lúc thì sinh ở chỗ thường hành dục tương tự, tùy theo từng loại trung ấm mà nói.

Về bốn mươi chín, có thuyết nói: Thân trung ấm trụ trong bốn mươi chín ngày, cho đến lúc nam nữ kia hòa hợp. Có thuyết lại nói: Thân trung ấm không nhất định, cho đến thường ở trong khoảng thời gian chưa hòa hợp.

Hỏi: Thân trung ấm có y phục hay không?

Đáp: Đôi khi lõa thể. Trung ấm của cõi Sắc có y phục, vì cõi Sắc cộng thêm sự hổ thẹn. Như pháp thân kia không lõa thể, thì sinh thân cũng vậy. Bồ-tát của cõi Dục và trung ấm của Tỳ-kheo-ni Bạch tịnh thì có y phục, còn chúng sinh khác thì không có y phục, vì không có thêm sự hổ thẹn.

Hỏi: Trung ấm ăn gì?

Đáp: Ăn mùi hương, trung ấm cõi Dục, lấy mùi hương làm thức ăn, ở trước đã nói. Cõi Sắc lìa bỏ cách ăn vốc, vì tham của thân rất nhỏ, nên chỉ có ba cách ăn.

Hỏi: Thân trung ấm có đủ các căn không?

Đáp: Các căn đều đầy đủ, trung ấm đủ các căn. Vì sao? Vì vì báo của trung ấm thuần hậu. Lại vì chúng sinh thường tìm cầu hữu, nên đối với môn sáu nhập thường tìm cầu hữu.

Hỏi: Hình dáng của thân trung ấm ra sao?

Đáp:

Tùy đi, lượng không định

Có khi thấy, không thấy

Nhập thì từ môn sinh

Hoặc sinh tưởng điên đảo.

Tùy di nghĩa là mỗi người có đường đi của mình. Trung ấm địa ngục như thân ở địa ngục, cho đến người, trời như thân của người, trời.

Hỏi: Trung ấm đi đứng thế nào, thân lượng ra sao?

Đáp: Đi đứng và lượng không nhất định. Trung ấm đi đứng và thân lượng không nhất định. Trung ấm địa ngục, khi đi thì chân hướng thẳng lên trên, đầu chúc xuống dưới. Trung ấm của trời thì đi lên trên như mũi tên bắn vào hư không. Trung ấm khác thì thân nghiêng, đi ngang, như vẽ hình người đang bay. Lượng: Trung ấm cõi Sắc, thì lượng như vốn có. Trung ấm của Bồ-tát cõi Dục, cũng như vốn có, với ba mươi hai tướng trang nghiêm thân, cho nên trung ấm của Bồ-tát, ánh sáng sáng rỡ, soi suốt trăm ức thiên hạ. Nói thân voi trắng đi vào thai mẹ là không đúng, vì Bồ-tát đã lìa súc sinh. Từ chín mươi mốt kiếp đến nay, Bồ-tát đã thường lìa súc sinh. Vì thuận theo sách tướng nên khiến mẹ của Bồtát thấy đều mộng như vậy. Thân lượng trung ấm của chúng sinh khác trong cõi Dục như hình đứa trẻ có sự hiểu biết, vì các căn mạnh mẽ, nhạy bén, do tưởng điên đảo lúc vào thai.

Hỏi: Trung ấm và trung ấm có thấy nhau không?

Đáp: Có khi thấy, có khi không thấy. Hoặc trung ấm lấy trung ấm làm cảnh giới nhưng không nhất thiết. Có thuyết nói: Trung ấm địa ngục thấy trung ấm địa ngục, tất cả đều như vậy. Lại nói trung ấm địa ngục trông thấy trung ấm của địa ngục. Súc sinh thấy cả hai đường. Ngạ quỷ thấy ba đường, người thấy bốn đường, trời thấy năm đường. Mắt của sinh ấm thì không trông thấy. Mắt trời nếu rất trong sạch, thì có thể thấy.

Hỏi: Vào thai từ chỗ nào?

Đáp: Vào thai từ cửa sinh. Trung ấm kia vào thai từ cửa sinh, cho nên, trẻ con sinh đôi, đứa sinh sau là lớn.

Hỏi: Do tưởng gì lúc vào thai?

Đáp: Có thể sinh tưởng điên đảo, không phải tất cả chúng sinh đều mang tưởng điên đảo lúc vào thai mẹ, trừ Bồ-tát gần thành Phật. Bồ-tát gần thành Phật kia đối với mẹ, nghĩ là mẹ, đối với cha, nghĩ là cha. Còn chúng sinh khác đều tưởng điên đảo lúc vào thai. Nếu là trung ấm nam, thì có tưởng nhiễm đối với mẹ, và tưởng tức giận đối với cha. Trung ấm kia nghĩ rằng: Nếu không có người nam kia thì ta sẽ giao hội với người nữ này, tưởng tượng thấy người nam kia đi rồi, giao hội với người nữ nọ. Lúc thấy tinh của nam kia vọt ra, cho là của mình, liền cảm thấy vui mừng, vì sinh vui mừng, nên ấm dần dần dày thêm ấm dần dày thêm, rồi quay lưng, ngồi dựa vào phía hông phải của mẹ. Nếu là trung ấm nữ, thì nói ngược lại. Về nhân duyên của trung ấm, sau sẽ nói.