LUẬN TẠP A TỲ ĐÀ TÂM
Tác giả: Tôn giả Pháp Cứu
Hán dịch: Tam Tạng Tăng già Bạt Ma, người Thiên Trúc, Đời Lưu Tống
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Phẩm 4: SỬ

Đã nói rộng về nghiệp, nghiệp ấy giúp cho phiền não được các thứ sinh, không phải lìa phiền não, nay sẽ nói về phiền não:

Căn bản tất cả hữu

Bạn nghiệp sinh trăm khổ

Nghiệp kia có bảy Sử

Đức Phật nói, nên nghĩ.

Nghĩa là dục hữu, sắc hữu, Vô Sắc hữu, ở đây có bảy sử như tham dục, v.v… làm hạt giống. Do phiền não nên tạo nghiệp, vì nghiệp nên thọ sinh, phiền não đó giúp cho nghiệp sinh ra hằng trăm nỗi đau khổ không lìa bỏ nghiệp. Lúc phiền não chuyển biến tạo tác nên mười việc, đó là phần rễ vững chắc nối tiếp nhau sinh khởi ở nơi ruộng sinh giống nghiệp, quả y tự đủ sự chín muồi, ngu mê nơi các duyên, dẫn thức trôi chảy vượt qua sự trói buộc nhanh chóng nghiệp thiện, không thiện khiến vượt qua giới phương tiện, người trí kia nên biết nghĩa này. Như bảy sử này là chín mươi tám, nay sẽ nói:

Phân biệt giới, hành, chủng

Nói có chín mươi tám

Mười thứ tu đạo diệt

Ngoài ra thấy đạo dứt.

Phân biệt giới, hành, chủng của bảy sử này là chín mươi tám sử. Trong bảy sử kia sử tham dục chia hạt giống trong chín mươi tám sử làm năm, sử sân cũng như vậy, chia giới, chủng của sử hữu ái thành mười. Phân biệt giới, chủng của sử khinh mạn thành mười lăm, sử vô minh cũng như vậy. Chia hành của kiến sử làm năm, chia hành, chủng thành mười hai, chia giới, hành, chủng thành ba mươi sáu. Chia giới, chủng của nghi sử thành mười hai. Đây là bảy sử phân biệt thành chín mươi tám.

Hỏi: Chín mươi tám sử này có bao nhiêu sử do kiến đạo dứt trừ, bao nhiêu sử do tu đạo dứt trừ?

Đáp: Có mười thứ do tu đạo diệt, ngoài ra là do kiến đạo dứt trừ. Ái, mạn, vô minh giới phân biệt thành chín, với sân hận là mười. Tám mươi tám sử còn lại là do kiến đạo dứt trừ, sử kia đối với đế, tạm thấy thì dứt trừ, nên nói là kiến đạo. Nếu thường huân tập theo đạo mà được dứt trừ, nên nói là tu đạo. Nếu kiến đạo dứt trừ là nói kiến dứt trừ. Nếu tu đạo dứt trừ, là nói tu dứt trừ.

Tâm bất giác, tâm giác chín loại như vậy có một loại, chín loại có chín loại. Phương tiện phá thạch (kiến đạo) đoạn trừ, phương tiện ngẫu ty (tu đạo), chưa thấy quán nhĩ-diệm, đã thấy quán nhĩ-diệm. Khi đoạn trừ ấy, tu bốn hành đạo là kiến đạo dứt trừ. Lúc dứt trừ, tu mười sáu hành đạo, là tu đạo dứt trừ. Đối vô sự, đối hữu sự cũng như thế.

Đã nói đối trị sử khác nhau, nay sẽ nói về chủng loại khác nhau.

Sử có hai mươi tám

Là chướng việc kiến khổ

Kia phải thấy lúc khổ

Hết hẳn không còn sót.

Kiến dứt trừ hai mươi tám chướng trong tám mươi tám sử. Vì kiến khổ, nên kiến khổ dứt trừ, về nghĩa dứt trừ sẽ nói đến sau phẩm này.

Kiến tập dứt mười chín

Phải biết diệt cũng thế

Thêm ba kiến đạo dứt

Mười nói tu đạo diệt.

Kiến tập dứt trừ mười chín sử chướng, vì kiến tập nên kiến tập dứt trừ, phải biết diệt cũng thế. Nghĩa là kiến diệt dứt trừ mười chín sử cũng như thế, thêm ba kiến đạo dứt trừ, nghĩa là hai mươi hai sử do kiến đạo dứt trừ.

Nói tu đạo diệt mười, mười sử do tu đạo đoạn như trước đã nói, nay sẽ nói: Về sự khác nhau của giới,

Đệ nhất phiền não chủng

Ở dục phải biết mười

Hai thứ, chủng có bảy

Tám kiến đạo đoạn khác.

Đệ nhất phiền não chủng, ở dục phải biết mười như trước nói đầu tiên kiến khổ dứt trừ phiền não chủng, mười sử kia thuộc cõi Dục.

Hai chủng, chủng có bảy, là kiến tập, kiến diệt dứt trừ, mỗi thứ có bảy sử thuộc về cõi Dục.

Tám kiến đạo đoạn khác, nghĩa là kiến đạo dứt trừ tám sử thuộc cõi Dục.

Cõi Dục cần phải biết

Bốn là tu đạo đoạn

Nói hai giới trên khác

Phải biết đồng đạt được.

Cõi Dục cần phải biết, bốn tu đạo dứt trừ, nghĩa là nếu phiền não do tu đạo dứt trừ thì phiền não có bốn thứ thuộc về cõi Dục. Nói cõi Dục có ba mươi sáu sử như thế, ngoài ra hai cõi trên, nghĩa là sáu mươi hai sử còn lại ở cõi Sắc, Vô Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu thuộc cõi Sắc, bao nhiêu thuộc cõi Vô Sắc?

Đáp: Phải biết đồng đạt được. Ba mươi mốt sử kia thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt sử thuộc cõi Vô Sắc.

Đã nói sự khác nhau của giới, chủng, nay sẽ nói về tự tướng của sử:

Cái gọi hữu thân kiến

Thọ biên kiến, tà kiến

Hai thủ cần phải biết

Năm ấy gọi là kiến.

Các hành từ duyên khởi mà không biết là tâm rối loạn, người ngu đối với năm thọ ấm, hoặc tự, hoặc cộng, khởi lên ngã, ngã sở, suy xét như thế rồi chấp trước, đây gọi là thân kiến. Đối với các hành thọ đoạn, thường, suy xét như thế rồi chấp trước, gọi là thọ biên kiến. Không có thí, v.v…, suy xét như thế rồi chấp trước gọi là tà kiến. Đối với pháp hữu lậu, thọ bậc nhất, suy xét thế rồi chấp trước. Vì thủ kiến, v.v…, trừ v.v… nên gọi là kiến thủ kiến. Đối với hành hữu lậu thọ nhận tịnh, v.v… suy xét rồi chấp trước. Vì thủ giới, v.v… trừ, v.v… nên gọi là thủ giới kiến. Vì năm phiền não này quyết đoán nên nói là kiến. Do một tà kiến này quyết đoạn tà, vì hành khác nhau nên nói năm kiến (hai thủ, trong tiếng Phạm, cũng có thể nói là “ma”, cũng có thể nói là thử, đều là nghĩa có trộm lấy, nghĩa lựa chọn. Dù sự thật trái với lý, mà ý vẫn còn cầu tông, nên nói là lựa chọn. Vì đối tượng thọ không phải đạo, nên nói là trộm lấy).

Tham dục, nghi, sân hận

Mạn, si, nói phi kiến

Cảnh giới chuyển khác nhau

Kiến lập nhiều thứ tên.

Tham dục, nghi, sân hận, mạn, si nói phi kiến, nghĩa là đối với cảnh giới kia ưa đắm, gọi là tham dục. Đối với đế, hoặc gọi là nghi. Chúng sinh không phải chúng sinh số, phẫn nộ, gọi là sân hận. Dòng họ, sắc lực, giàu có, quyền thế, các phương, kỹ thuật, v.v… khởi lên ý tự cao cho kẻ khác là thấp, ngang bằng, gọi là mạn. Ngu đối với đế, gọi là si. Vì năm phiền não này không phải tánh tuệ, nên chẳng phải kiến, đây là mười sử. Cảnh giới chuyển khác nhau, kiến lập nhiều thứ tên, nghĩa là các sử này nếu che lấp kiến khổ thì nói là kiến khổ dứt trừ. Che lấp kiến tập, diệt, đạo như thế gọi là kiến đạo dứt trừ.

Khổ dưới nói tất cả

Hai hành lìa ba kiến

Đạo trừ ở hai kiến

Cõi trên không hành sân.

Khổ dưới nói tất cả: Khổ dưới nghĩa là khổ cõi Dục. Tất cả mười sử kia vì trái với tướng khổ, nên kiến khổ dứt trừ. Hai hành lìa ba kiến: Nghĩa là trừ thân kiến, biên kiến, giới thủ, bảy sử còn lại vì trái với kiến tập, diệt nên kiến tập, diệt dứt trừ.

Đạo trừ ở hai kiến, nghĩa là trừ thân kiến, biên kiến, tám sử còn lại vì trái với kiến đạo nên kiến đạo dứt trừ.

Hỏi: Vì sao thân kiến, biên kiến do kiến khổ dứt trừ, không phải thứ khác?

Đáp: Vì chuyển khổ xứ, vì chuyển quả xứ, kiến khổ kia dứt trừ không xa, tùy theo căn. Vì kiến này không tùy thuộc căn, nên lúc mới kiến đế liền dứt trừ.

Hỏi: Vì sao giới thủ do kiến khổ, kiến đạo dứt trừ, chứ không phải tập, diệt?

Đáp: Vì xứ kia khởi lên dị học, trái với hai đế, không phải tập diệt. Vì chỗ cấu uế, đối với dục của tập đế, vì chỗ tắm gội nên đối với dục của diệt đế. Nếu pháp bên trong thì kiến khổ dứt trừ, pháp bên ngoài thì kiến đạo dứt trừ.

Hỏi: Nghi, sử sao không phải do tu đạo dứt trừ?

Đáp: Vì đối với việc không thấy nên nghi, vì đối với việc thấy nên dứt trừ. Vì sức khởi kiến nên không có kiến, tu đạo dứt trừ.

Cõi trên không hành sân, nghĩa là cõi Sắc, Vô Sắc trừ sân, ngoài ra như nói về cõi Dục. Cõi Sắc kiến khổ dứt trừ chín. Kiến tập, diệt dứt trừ sáu. Kiến đạo dứt trừ bảy, tu đạo dứt trừ ba, Cõi Vô Sắc cũng như thế.

Hỏi: Vì sao hai cõi trên không có sân?

Đáp: Vì hai cõi kia không có tánh của không hổ, không thẹn, san, tật, ưu, khổ. Vì lặng dừng nuôi thân, vì được tâm từ, vì không có tánh của chín não, vì lìa tướng không tạo lợi ích và vì lìa toàn bộ bất thiện, vì không có hai quả cho nên không sân hận.

Đã nói giới sử được kiến lập, nay sẽ nói về nhất thiết biến:

Cùng khắp ở nhân khổ

Nghi, kiến và vô minh

Là sử nhất thiết chủng

Là ở nơi một địa.

Kiến khổ, tập dứt trừ nghi, kiến, tương ưng với vô minh và bất cộng. Mười một sử này phải biết là “Nhất thiết biến” của địa khác. Vì cảnh giới rộng. Tự địa duyên với năm thứ sử như thế, nên địa trên không sai khiến địa dưới, vì không phải cảnh giới, vì lìa dục, vì dứt trừ sự nhận biết. Địa dưới cũng không sai khiến địa trên, vì yếu kém, vì không phải bị sự sai khiến, vì dựa vào quả không thể đắc. Phải biết kiến đế dứt trừ là nhân tố của tất cả pháp cấu uế. Pháp đó nên như thế. Vì sao bậc Thánh không khởi, không có chủng của ái, sân hận, triền, mạn hiện ở trước, nên nói không phải phần chuyển?

Không có ái: Nghĩa là dứt trừ kiến đã được nuôi lớn, tùy theo sự dứt trừ tri kiến khởi, vì dứt trừ kiến kia diệt.

Sân triền nghĩa là tà kiến được nuôi lớn, theo tà kiến khởi, vì tà kiến kia diệt.

Mạn chủng nghĩa là thân kiến được nuôi lớn, tùy theo thân kiến khởi, vì thân kiến kia diệt.

Đã nói nhất thiết biến của tự địa, nay sẽ nói về địa khác:

Địa khác là cảnh giới

Trừ hai kiến như trước

Địa địa chín sử biến

Phi tưởng thì không thế.

Trước đã nói mười một nhất thiết biến. Trừ thân kiến, biên kiến, chín nhất thiết biến còn lại, từ cõi Dục cho đến Vô Sở Hữu Xứ là nhất thiết biến của địa khác. Tà kiến do kiến khổ ở cõi Dục dứt trừ, hoặc tự, hoặc cộng, vì chê bai quả của cõi Sắc, Vô Sắc.

Kiến thủ thọ nhận thứ nhất, giới thủ thọ nhận tịnh, khởi nghi, hoặc vô minh không hiểu rõ, kiến tập dứt trừ tà kiến cõi Dục, hoặc riêng, hoặc chung, chê bai nhân ấm của cõi Sắc, Vô Sắc.

Kiến thủ đối với nhân thọ nhận thứ nhất, nghi hoặc vô minh không hiểu rõ, khổ tập dứt trừ tà kiến của Sơ thiền như thế do kiến, hoặc tự, hoặc cộng, chê bai khổ, tập của bảy địa. Nói rộng như thế, cho đến tà kiến của Vô Sở Hữu Xứ do kiến khổ, tập dứt trừ, hoặc tự, hoặc cộng, chê bai khổ, tập của một địa. Nói rộng như thế.

Phi tưởng Phi phi tưởng xứ địa, không có nhất thiết biến của địa khác vì không có địa trên. Giới cũng nói như thế. Cõi Vô Sắc không có nhất thiết biến của cõi khác, vì không có cõi trên.

Hỏi: Nhất thiết biến có nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa duyên khắp tất cả hạt giống hữu lậu, là nghĩa của nhất thiết biến. Nghĩa duyên lực gìn giữ là nghĩa của nhất thiết biến. Vì tất cả khởi, vì tất cả chúng sinh, vì hết thảy sự việc nên gọi là Nhất thiết biến. Không có phàm phu nào đối với pháp hữu lậu, xưa nay không chấp lấy các hành như ngã, v.v…

Hỏi: Vì sao thân kiến, biên kiến được gọi là Nhất thiết biến của tự địa, chứ không phải địa khác?

Đáp: Vì kiến hiện cảnh giới, kiến này thấy hiện cảnh giới, không phải địa dưới sinh kiến địa trên, tuy địa trên sinh kiến địa dưới.

Ở trước đã nói sử của địa trên không duyên với ái, sân, mạn của địa dưới, vì tự tướng khởi, không duyên với chủng khác, huống gì là duyên nơi địa người khác. Người chưa lìa dục dù ưa địa trên cũng là dục chẳng phải tham.

Nếu duyên tà kiến khổ

Là trái với kiến khổ

Một địa duyên chín địa

Duyên tập cũng như thế.

Nếu duyên tà kiến khổ, là trái với kiến khổ, một địa duyên chín địa, nghĩa là kiến khổ dứt trừ tà kiến ở cõi Dục, duyên khổ của chín địa. Từ cõi Dục cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, không phải cùng lúc, nghĩa là cõi Dục, không phải cõi Sắc, Vô Sắc. Nếu khác, tức là dứt trừ sự nhận biết hoại và giới hoại.

Sơ thiền duyên tám địa, Nhị thiền duyên bảy địa, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng duyên Phi tưởng Phi phi tưởng.

Duyên tập cũng giống như thế, nghĩa là như nói kiến khổ dứt trừ tà kiến, kiến tập dứt trừ tà kiến cũng như thế.

Hỏi: Vì sao chỉ có sử là nhất thiết biến, còn pháp khác thì sao?

Đáp:

Nếu sử nhất thiết biến

Các hành đồng một quả

Phải biết nhất thiết biến

Không phải các đắc thảy.

Nếu sử nhất thiết biến tương ưng với các pháp như thọ, v.v… và cộng hữu sinh, v.v…, thì đó cũng là nhất thiết biến, vì đồng một quả, vì hòa hợp, vì cùng tùy hành, vì trước sau không có pháp nào không hợp, cho nên gọi là Nhất thiết biến. Vì không phải là tánh một qua, v.v… Đắc không phải là Nhất thiết biến, sử nhất thiết biến, vì ba việc. Năm thứ nhân duyên, năm thứ sử, pháp tương ưng với năm hạt giống, năm loại nhân duyên, không phải năm loại sử vì chẳng phải tánh sử. Nhân của năm hạt giống nơi pháp cộng hữu ấy không duyên với năm hạt giống, năm loại không phải sử, cho nên nói: Nếu sử nhất thiết biến, nhân nhất thiết biến thì sẽ tạo ra bốn trường hợp:

1. Sử nhất thiết biến không phải là nhân nhất thiết biến, nghĩa là sử nhất thiết biến ở vị lai.

2. Nhân nhất thiết biến không phải sử nhất thiết biến, nghĩa là sử nhất thiết biến quá khứ, hiện tại tương ưng với pháp cộng hữu.

3. Sử nhất thiết biến, nhân nhất thiết biến, nghĩa là sử nhất thiết biến quá khứ, hiện tại.

4. Không phải sử nhất thiết biến, không phải nhân nhất thiết biến, nghĩa là trừ thuyết trên.

Tà kiến tương ưng nghi

Và vô minh bất cộng

Diệt, đạo mà dứt trừ

Phải biết duyên vô lậu.

Kiến diệt, kiến đạo dứt trừ tà kiến, nghi tương ưng với vô minh và vô minh bất cộng, phải biết sáu sử này là giới của giới duyên vô lậu. Kiến diệt kia dứt trừ tà kiến, do chê bai diệt. Vô minh, nghi hoặc không hiểu rõ xứ diệt chuyển. Kiến đạo dứt trừ như thế đối với đạo xứ chuyển.

Hỏi: Kiến diệt trừ tà kiến là kiến diệt chê bai chăng, hay là không thấy? Nếu thấy thì lẽ ra không chê bai, vì do kiến. Nếu không thấy thì lẽ ra không phải là duyên vô lậu?

Đáp: Sự hủy báng chỉ là tà kiến, như người tưởng hữu xứ, chê bai xứ, người tà kiến kia cũng như thế.

Hỏi: Như cõi Dục thấy khổ dứt trừ tà kiến, duyên khổ của chín địa, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ duyên một địa, kiến diệt dứt trừ cũng như thế chăng?

Đáp: Không như thế.

Hỏi: Thế là thế nào?

Đáp:

Nếu diệt cảnh giới kiến

Các hành diệt tự địa

Cảnh giới này chẳng khác

Diệt tận chẳng phải nhân.

Nếu diệt cảnh giới kiến, các hành diệt tự địa, cảnh giới này không khác: Nghĩa là kiến diệt dứt trừ tà kiến cõi Dục, duyên các hành cõi Dục mà diệt, không phải Sơ thiền khác. Từ Sơ thiền cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ cũng như thế.

Hỏi: Vì sao chẳng phải địa khác?

Đáp: Vì Diệt tận không phải nhân. Diệt tận nghĩa là vì vô vi nên không phải nhân lần lượt. Vì không phải là nhân lần lượt, các hành của tự địa diệt là cảnh giới tà kiến, nên không phải pháp khác. Nói trí thiện cũng như thế thì không đúng. Vì sao? Vì chuyển sinh trái nhau. Trí thiện nghĩa là hành đế trái với chuyển sinh, cho nên sự chuyển ấy khác, nhiễm ô cũng khác, vì nhân quả của địa hữu lậu dứt trừ. Nghĩa là kiến khổ dứt trừ tà kiến, cũng lấy khổ của tự địa làm cảnh giới là không đúng, vì lần lượt lôi kéo nhau hoặc sinh, hoặc nương, hoặc lập, hoặc nhân vì nhân lần lượt.

Hỏi: Kiến đạo dứt trừ tà kiến chuyển thế nào? Như kiến khổ, tập dứt trừ hay như kiến diệt dứt trừ?

Đáp: Chuyển khác.

Hỏi: Thế là thế nào?

Đáp:

Nếu cảnh giới kiến đạo

Thì kiến kia duyên đạo

Lần lượt làm nhân nhau

Sáu địa và chín địa.

Vì đạo nghĩa là lần lượt làm nhân cho nhau, kiến đạo dứt trừ tà kiến ở cõi Dục, phẩm pháp trí nói tám địa thuộc cõi Sắc, Vô Sắc. Kiến đạo dứt trừ tà kiến duyên chín địa, phẩm tỷ trí, chỉ có pháp trí, tỷ trí lần lượt làm nhân cho nhau. Nếu pháp kia được thấm nhuần do ái cõi Dục, chấp ngã, ngã sở thọ. Các pháp đối trị kia ứng với kiến đạo dứt trừ duyên tà kiến ở cõi Dục, chứ không phải duyên địa khác của phiền não này. Như luận này phần Trí vị tri cũng nói như thế.

Hỏi: Pháp trí của diệt, đạo không phải pháp đối trị của cõi Sắc, Vô Sắc ư? Thế nên trí kia ứng với kiến đạo dứt trừ cảnh giới tà kiến của cõi Sắc, Vô Sắc, nếu không phải cảnh giới, cũng không nên nói. Nếu pháp được thấm nhuần do ái của cõi Sắc, Vô Sắc chấp ngã, ngã sở thọ, thì các đối trị kia ứng với kiến đạo dứt trừ duyên tà kiến của cõi Sắc, Vô Sắc?

Đáp: Vì đều không hoàn toàn nên không có lỗi, không phải pháp trí hoàn toàn là đối trị của cõi kia. Tuy pháp trí của diệt đạo chẳng phải pháp trí của khổ tập, cũng chẳng phải pháp trí diệt đạo hoàn toàn là đối trị của cõi Sắc, Vô Sắc, chỉ có pháp trí của tu đạo đối trị, chứ không phải kiến đạo, vì kia chẳng phải phần. Thế nên điều ông nói là không đúng. Ví như ý hành của lạc căn (ưu, hỷ, xả ở ý địa, vì do sáu thức nên lập ra mười tám ý hành. Lạc căn cõi Dục không tồn tại ở ý địa, nên không lập ý hành).

Hỏi: Vì sao tham, sân, mạn, kiến thủ, giới thủ đều chẳng phải duyên vô lậu?

Đáp:

Duyên tham không nên trách

Không vì chẳng lợi ích

Vắng lặng tịnh bậc nhất

Kia chẳng duyên vô lậu.

Người trí thấy lỗi tham, nếu duyên vô lậu thì đến không thấy lỗi, nếu không thấy lỗi thì cũng không cần dứt trừ. Nếu người muốn đạt Niết-bàn thì dục của pháp thiện này không phải tham ái. Vì không làm lợi ích nên khởi sân. Sự ham muốn kia chẳng phải không lợi ích, vì không vắng lặng nên khởi mạn, nhưng dục kia vắng lặng. Kiến thủ nghĩa là bậc nhất hành chuyển pháp vô lậu đệ nhất. Nếu duyên vô lậu ấy ứng với chánh kiến, chứ chẳng phải phiền não, vì không điên đảo.

Giới thủ cũng như thế.

Hỏi: Các sử sai khiến cái gì?

Đáp:

Nhất thiết chủng cõi Dục

Sử nhất thiết biến sử

Duyên trói buộc tự địa

Địa trên cũng như thế.

Nhất thiết chủng cõi Dục, sử nhất thiết biến sử, duyên trói buộc tự địa, nghĩa là sử nhất thiết biến của cõi Dục duyên năm thứ sử của cõi Dục.

Hỏi: Cõi Sắc, Vô Sắc như thế nào?

Đáp: Địa trên cũng thế, sử nhất thiết biến của tự địa ở cõi Sắc, Vô Sắc như thế duyên năm thứ sử của tự địa.

Là các sử khác ấy

Phải biết duyên tự chủng

Duyên sử tự cảnh giới

Tất cả phẩm sở y.

Là các sử khác ấy, phải biết duyên tự chủng, duyên sử tự cảnh giới: Nghĩa là không có nhất thiết biến và sử nhất thiết biến khác, vì cảnh giới tự tướng, duyên theo pháp sử tự chủng của phẩm Nhất Thiết sở y, nghĩa là hoặc nhất thiết biến và không nhất thiết biến, hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Mỗi duyên ấy đều sai khiến pháp tương ưng của tự phẩm.

Nếu sử duyên vô lậu

Địa khác duyên phiền não

Sử tương ưng tự phẩm

Vì cảnh giới giải thoát.

Nếu sử duyên vô lậu, địa khác duyên phiền não, sử tương ưng tự phẩm, nghĩa là nếu sử duyên vô lậu và tự phẩm duyên địa khác tương ưng với sử, thì chẳng duyên sử, vì sao? Vì cảnh giới giải thoát. Cảnh giới giải thoát của sử này, vì pháp vô lậu giải thoát tất cả phiền não, vì các pháp của địa trên giải thoát phiền não của địa dưới.

Hỏi: Mỗi mỗi sử có bao nhiêu sử sai khiến?

Đáp:

Thân kiến của sử kia

Thấy khổ dứt trừ chủng

Thấy tập, nhất thiết biến

Thấy khổ, khác cũng thế.

Thân kiến của sử kia, thấy khổ dứt trừ chủng, thấy tập nhất thiết biến: Nghĩa là thân kiến là thấy khổ dứt trừ, bị nhất thiết sử sai khiến, vì tự chủng, và kiến tập dứt trừ chỗ sai khiến của sử nhất thiết biến, vì cảnh giới rộng lớn.

Hỏi: Thấy khổ dứt trừ sử khác như thế nào?

Đáp: Thấy khổ dứt trừ sử khác cũng như thế. Như nói thân kiến, phải biết thấy khổ dứt trừ sử khác cũng như thế.

Như khổ, tập cũng vậy

Diệt đạo duyên hữu lậu

Hết sử nơi tự chủng

Tu đạo dứt cũng thế.

Như khổ, tập cũng vậy: Nghĩa là như nói thấy khổ dứt trừ, kiến tập dứt trừ cũng như thế. Diệt đạo duyên hữu lậu, hết sử nơi tự chủng, tu đạo dứt trừ cũng như thế: Nghĩa là kiến diệt kiến đạo như thế, tu đạo dứt trừ cũng như thế. Sự khác nhau: Nghĩa là thấy diệt, thấy đạo dứt sử, tự chủng duyên hữu lậu, sử hết, tự chủng sử và sử nhất thiết biến sai sử, cũng duyên vô lậu tương ưng với sử sai sử.

Hỏi: Đã biết sử, chỗ các sử sai sử, các sử của sử, sử nào sai khiến? Cái nào làm duyên cho sử của sử, chẳng phải tương ưng với sử của sử? Cho đến cái nào chẳng phải duyên sử sai khiến, cũng không phải tương ưng với sử của sử?

Đáp:

Thấy khổ sử tự phẩm

Duyên sử và tương ưng

Kiến tương ưng vô minh

Duyên sử, khác cũng thế.

Thân kiến kia, vô minh tương ưng với thân kiến có hai thứ: Sử sử duyên và tương ưng. Thấy khổ dứt trừ sử khác và thấy tập dứt trừ nhất thiết biến duyên sử, chẳng tương ưng với sử, vì phẩm không đồng, sử khác cũng chẳng duyên sử, cũng chẳng tương ưng sử. Thân kiến tương ưng với chẳng phải sử, pháp thân kiến và tương ưng, vô minh tương ưng với sử, cũng duyên với sử, thấy khổ dứt trừ và thấy tập dứt trừ sử nhất thiết biến, duyên sử chẳng tương ưng với sử. Ngoài ra sử cũng chẳng tương ưng, cũng chẳng duyên, như thân kiến.

Biên kiến như thế do thấy khổ dứt trừ tà kiến, kiến thủ, giới thủ, nghi, tham, sân, mạn cũng như thế. Thấy khổ dứt trừ vô minh, đối với thấy khổ dứt trừ vô minh và thấy tập dứt trừ nhất thiết biến duyên sử, chứ không phải tương ưng với sử. Ngoài ra kiến khổ dứt trừ sử, vừa là duyên, vừa là tương ưng với sử, ngoài ra cũng chẳng phải duyên, cũng chẳng tương ưng với sử. Như thấy khổ dứt trừ, thấy tập dứt trừ cũng như thế. Kiến diệt, kiến đạo dứt trừ duyên hữu lậu và tu đạo dứt trừ cũng như thế.

Sự khác nhau nghĩa là nếu tương ưng với sử có thể được, tức là sử kia tương ưng với sử và duyên sử.

Nếu cảnh giới kiến diệt

Vô minh cùng sinh kia

Các sử nhất thiết biến

Duyên hữu lậu trái nhau.

Nếu cảnh giới kiến diệt, vô minh cùng sinh kia, nghĩa là kiến diệt dứt trừ tà kiến, tà kiến đó tương ưng với vô minh, tương ưng với sử. Vô minh tà kiến kia tương ưng với sử và pháp tương ưng đó, cả hai đều tương ưng với sử.

Hỏi: Sử khác thì thế nào?

Đáp: Các sử nhất thiết biến trái với duyên hữu lậu. Nếu nhất thiết biến và chủng do kiến diệt dứt trừ, duyên hữu lậu sử và duyên sử thì chẳng tương ưng sử, cũng chẳng duyên sử. Vì nghĩa này phải biết duyên vô lậu sử khác cũng như thế. Vô minh bất cộng sai khác nghĩa là vô minh kia không có tương ưng với sử của sử.

Sử kia và vi nhập

Tùy nhập, cũng tùy trục

Là từ ba việc khởi

Phải biết không dứt thảy.

Sử kia và vi nhập, tùy nhập cũng tùy trục, nghĩa là sử kia là tạo tác. Vi nhập là tánh, tùy nhập là tương ưng, tùy theo là đắc.

Lại nữa, sử như trẻ con bú sữa, vi nhập nghĩa là hành vi tế, tùy nhập nghĩa là như dầu trong cây gai, tùy trục nghĩa là người đi trên không, bóng đi theo dưới nước.

Hỏi: Khởi sử kia thế nào?

Đáp: Là từ ba sự khởi, phải biết không dứt thảy, vì ba sự nên khởi lên sử tham: Năng lực nhân, năng lực cảnh giới và năng lực phương tiện.

Sử tham dục kia không dứt trừ, không biết năng lực của nhân này. Đối tượng duyên của triền tham dục là năng lực cảnh giới. Không chánh tư duy là năng lực phương tiện. Đây là nói phiền não đầy đủ nhân duyên, không hẳn phải đủ ba việc, nếu phải đủ ba việc khởi thì không nên lui sụt, phải biết tất cả sử cũng như thế.

Hỏi: Các sử là bất thiện hay vô ký?

Đáp:

Thân kiến thọ biên kiến

Vô minh tương ưng kia

Vô ký trong cõi Dục

Tất cả sắc, Vô Sắc.

Thân kiến thọ biên kiến, kia tương ưng vô minh, vô ký trong cõi Dục, nghĩa là thân kiến, biên kiến cõi Dục và tương ưng với vô minh là vô ký. Vì sao? Vì đối với thí, giới, tu không trái nhau. Nếu người chấp ngã mà thực hành bố thí khiến cho đời sau của ta sẽ được vui, cũng như giữ giới, sẽ khiến ta sinh lên cõi trời, cũng như tu đạo khiến ta sẽ được giải thoát. Đoạn diệt kiến nghĩa là thuận với giải thoát.

Lại nữa, kiến này vì ngu đối với việc của mình nên khởi, không bị người khác éo ngặt mà khởi. Người chấp ngã kia, mắt thấy sắc nói “Ta thấy, không phải mắt thấy, không do ta thấy sắc ép ngặt người khác, thế nên không phải bất thiện. Ngoài ra phiền não cõi Dục là bất thiện.

Tất cả sắc, Vô Sắc nghĩa là sử của cõi Sắc, Vô Sắc tất cả là vô ký, vì chánh thọ hư hoại, vì không có tánh khổ thọ. Bất thiện nghĩa là báo khổ thọ, cõi Sắc, Vô Sắc kia không có, không phải cõi Sắc, Vô Sắc có báo của cõi Dục vì là quả báo dứt trừ địa.

Hỏi: Sử nào chuyển xứ nào?

Đáp:

Tham dục, sân hận, mạn

Quá khứ hoặc duyên khởi

Vị lai nói tất cả

Hai đời khác đều buộc.

Tham dục, sân hận, mạn, quá khứ hoặc duyên khởi, nghĩa là tham, sân, mạn quá khứ là tự tướng phiền não. Không thể khởi tất cả pháp hữu lậu.

Người tham không thể không thấy, không nghe, không tư duy cảnh giới, khởi do phương tiện nên bùng cháy, hoặc có khi người ở mắt khởi ái, không phải phần thân khác. Sân, mạn cũng như thế.

Vị lai nói tất cả, nghĩa là tham, sân, mạn ở vị lai duyên thuộc về ba đời, tất cả pháp hữu lậu vì duyên ba đời. Hai đời khác đều là duyên ràng buộc, nghĩa là kiến, nghi, vô minh là khác, vì cộng tướng kia khởi. Nếu quá khứ, vị lai thuộc về pháp hữu lậu ba đời, vì sử hiện tại bất định cho nên không nói. Nếu có nghĩa là nếu tự tướng phiền não hiện ở trước, tức hiện tại vị lai kia ràng buộc quá khứ, hoặc ở nơi kia khởi rồi diệt không dứt.

Hỏi: Không phải sử quá khứ dứt trừ, tức vị lai kia dứt trừ chăng? Vì sao nói quá khứ khởi rồi diệt không dứt?

Đáp: Vì không dùng đẳng chủng nên nói. Có khi chủng trong tăng thượng khởi trước. Chủng kia nếu quá khứ dứt trừ, tức chủng đó ở vị lai sẽ dứt trừ. Vị lai trong sự kia, phiền não ràng buộc nhẹ, cho nên không có lỗi. Nếu cộng tướng phiền não hiện tiền sẽ ràng buộc tất cả pháp hữu lậu của ba đời, đây là nói chung. Nếu phiền não của năm thức thân, thì quá khứ ràng buộc quá khứ, hiện tại buộc ràng hiện tại, vị lai nếu sinh pháp sẽ ràng buộc vị lai, nếu không sinh pháp sẽ buộc ràng sự của ba đời. Nếu ý địa thì quá khứ, vị lai, hiện tại đều ràng buộc sự ba đời.

Hỏi: Ràng buộc ra sao?

Đáp: Nếu phiền não của nhãn thức thân ràng buộc đối tượng duyên duyên sắc, pháp tương ưng kia tương ưng với sự ràng buộc. Ý nhập, pháp nhập của pháp tương ưng kia, như thế cho đến phiền não thân, thức thân, ràng buộc đối tượng duyên xúc, pháp tương ưng kia tương ưng với ràng buộc. Nếu phiền não của ý địa ràng buộc đối tượng duyên là mười hai nhập, pháp tương ưng kia tương ưng với sự ràng buộc là ý nhập và pháp nhập của pháp tương ưng kia.

Bộ Bà-sa kia nói: “Người thành, kiết thành, sự thành”. Phái A-tỳđàm nói: “Người không thành, kiết thành, sự thành”. Phái Thí Dụ nói: “Kiết thành, người không thành, sự không thành”. Vì cảnh giới không nhất định có dục hay không có dục, có khi đối với cảnh giới đó, khởi dục, khởi sân, khởi mạn, khởi tật, khởi chán, khởi bi, khởi xả.

Đã nói sử do thế gian kiến lập, nay sẽ nói về thứ lớp sử:

Phiền não thứ lớp khởi

Tự địa nơi tự địa

Địa trên cũng sinh dưới

Phải biết thứ lớp sinh.

Phiền não thứ lớp khởi, tự địa nơi tự địa: Nghĩa là tất cả sử của tự địa đối với hết thảy phiền não của tự địa, theo thứ lớp chuyển, mỗi mỗi theo thứ lớp sinh tất cả.

Địa trên cũng sinh dưới, phải biết thứ lớp sinh: Nghĩa là phiền não của địa trên theo thứ lớp sinh phiền não của địa dưới.

Tâm nhiễm ô của địa kia, khi chết khởi trung ấm của địa dưới, sinh ra ấm. Địa Phi tưởng Phi phi tưởng kia theo thứ lớp sinh bát địa, cho đến Phạm Thế theo thứ lớp sinh cõi Dục.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói các phiền não này là ách, lưu, thủ, thọ lậu buộc, nghĩa ấy thế nào?

Đáp:

Có ách nổi lưu, thủ

Tiết lậu và kiết buộc

Do nghĩa đó, nên nói

Ách, lưu, thủ lậu buộc.

Vì khổ ách nên nói là ách. Ách kia có bốn thứ: ách dục, ách hữu, ách kiến và ách vô minh.

Hỏi: Vì sao năm kiến nói là kiến ách, còn vô minh lại lập một ách?

Đáp: Vì bình đẳng gánh vác.

Hỏi: Vì sao kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, trừ kiến vô minh để lập một hữu ách khác?

Đáp: Vì đồng là địa chánh định và vì vô ký ẩn mất, vì chúng sinh trôi nổi nên nói là lưu. Nó cũng có bốn thứ như nói về ách.

Vì thủ hữu nên nói là thủ, vì quá chấp giữ. Thủ kia cũng có bốn thứ: dục thủ, kiến thủ, giới thủ, thuyết ngã thủ.

Hỏi: Vì sao vô minh nói là ách, lưu mà không nói là thủ?

Đáp: Vì không phải là hành nhanh chóng. Nghĩa chấp thọ là nghĩa thủ, là hành nhanh chóng, vô minh kia chẳng phải hành nhanh chóng, vì ngu tối, nên không nói là thủ.

Hỏi: Vì sao bốn kiến gọi là kiến thủ, còn một thủ gọi là giới thủ?

Đáp: Vì bình đẳng đảm trách. Nghĩa là vì giới thủ kia có thể làm bùng cháy nghiệp và vì trái với đạo, vì trong ngoài có thể được. Các nỗi khổ như nhịn ăn, v.v… của ngoại đạo nghĩ là đạo. Nội đạo dùng y phấn tảo, v.v… nghĩ là đạo.

Hỏi: Vì sao kiết của cõi Sắc, Vô Sắc được gọi là ngã thủ mà chẳng phải cõi Dục?

Đáp: Vì nội xứ khởi, kiết cõi Sắc, Vô Sắc vì hướng nội khởi, duyên của chính mình, còn kiết cõi Dục thì vì hướng ngoại khởi, cho nên nói là dục thủ. Vì tất cả xứ nhập là hữu lậu, vì tâm hữu lậu chảy rót liên tục nên nói là lậu, ba thứ kia là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

Hỏi: Vì sao nói kiến lưu, kiến ách, không nói kiến lậu?

Đáp: Vì nghĩa chảy rịn là nghĩa lậu. Vì kiến này nhanh chóng đối với sự rỉ lậu, không thuận, cho nên đối với thứ khác không nhanh chóng. Đã nói về phiền não tạp. Nghĩa trôi nổi là nghĩa của lưu, kiến thuận theo trôi nổi, thế nên kiến lập lưu khổ. Nghĩa lệ thuộc là nghĩa ràng buộc.

Hỏi: Ách, lưu, thủ, lậu buộc có tánh gì?

Đáp:

Số có hai mươi chín

Cũng nói hai mươi tám

Ba mươi sáu, mười lăm

Tánh ách, lưu, dục thảy.

Tánh của dục ách kia có hai mươi chín: Tham có năm, sân có năm, mạn có năm, nghi có bốn, triền mười (triền sẽ nói sau phẩm này).

Hữu ách có hai mươi tám: ái mười, mạn mười, nghi tám. Kiến ách ba mươi sáu, năm kiến giới, hành, chủng, chia ra ba mươi sáu. Phân biệt giới, chủng vô minh ách có mười lăm. Lưu cũng như thế.

Nói ba mươi bốn trước

Kế chủng, nói ba mươi

Thứ ba là nói sáu

Thứ tư, ba mươi tám.

Tánh của dục thủ có ba mươi bốn: Tham có năm, sân có năm, mạn có năm, vô minh có năm, nghi có bốn, triền có mười.

Kiến thủ có ba mươi, trừ giới thủ. Tánh của giới thủ có sáu, giới chủng của giới thủ có chia ra sáu. Nói tánh của ngã thủ có ba mươi tám: Ái có mười, mạn có mười, vô minh có mười, nghi có tám.

Cõi Sắc, Vô Sắc có hai triền: thùy miên và trạo, chẳng phải giới, chủng phân biệt, vì ở trước đã nói nên trong đây không nói nữa.

Nói tánh dục lậu kia

Phải biết bốn mươi mốt

Hữu lậu năm mươi hai

Vô minh lậu mười lăm.

Tánh của dục lậu có bốn mươi mốt: Tham có năm, sân có năm, mạn có năm, nghi có bốn, kiến có mười hai, triền có mười. Tánh hữu lậu có năm mươi hai: Ái có mười, mạn có mười, nghi có tám, kiến có hai mươi bốn. Tánh của vô minh lậu có mười lăm. Vì nghĩa ách của một trăm lẻ tám phiền não này nên nói là ách, vì nghĩa nổi trôi nên nói là lưu. Vì nghĩa chấp lấy nên nói thủ. Vì nghĩa rỉ chảy nên nói là lậu.

Hỏi: Các chủng phiền não khởi ra sao?

Đáp:

Không biết nên do dự

Do dự nên tà kiến

Nhân vì tà kiến này

Chuyển sinh các thân kiến.

Đầu tiên vì vô tri nên khổ bất dục, cho đến đạo bất dục, đó đây gọi là vô minh. Vì vô minh nên do dự là khổ hay chẳng khổ? Cho đến cho đạo là phi đạo chăng? Đây là vô minh chuyển sinh nghi, vì nghi nên mong cầu quyết định. Nếu được chánh phương tiện, sinh chánh quyết định thì có khổ, tập, diệt, đạo. Nếu tà phương tiện sinh quyết định tà thì sẽ không có khổ, tập, diệt, đạo, là nghi chuyển sinh tà kiến. Nếu không phải khổ này thì là ngã, là tà kiến chuyên sinh thân kiến.

Từ đây khởi biên kiến

Giới thủ, giới tưởng thủ

Ở đó quyết định rồi,

Thứ lớp sinh kiến thủ.

Kiến thủ kia đối với ngã chấp biến hoại, thành kiến đoạn. Nếu kiến tương tợ nối tiếp nhau liền thành kiến thường, là thân kiến chuyển sinh biên kiến. Nếu kiến tịnh một bên, là biên kiến chuyển sinh giới thủ. Nếu tịnh đây là bậc nhất, là giới thủ chuyển sinh kiến thủ.

Tự kiến thì sinh dục

Tha kiến thì khởi sân

Tự cao cử là mạn

Từ sử chuyển sinh triền.

Tự kiến kia sinh nhiễm, tha kiến thì khởi sân, tự cao cử là mạn, từ kiến này khởi tham, sân, mạn, từ sử sinh ra phiền não triền ở trên.

Hỏi: Thế nào là đúng.

Đáp:

Vô tàm và vô quý

Thùy, hối, san, tật, trạo

Miên, phẫn cùng với phú

Là triền phiền não trên.

Mười triền, đó là vô tàm, vô quý (không hổ, không thẹn), thùy, hối, san, tật, trạo cử, miên, phẫn, phú. Phẩm Hành Tướng này đã nói đây là sử nương dựa (Nương dựa tiếng Phạm là Nị sơn địa, nghĩa Nị sơn địa nói là tân dịch (thấm ướt), là triền, là tân dịch của sử, như bình tô mật, tân dịch chảy rỉ ra).

Hỏi: Triền nào sử nào nương dựa?

Đáp:

Vô quý, thùy và miên

Vô minh dựa ba này

Trạo, san và vô tàm

Là từ tham dục sinh.

Vô quý, thùy và miên, vô minh dựa ba này, nghĩa là vô quý, thùy, miên, phải biết là vô minh nương dựa.

Hỏi: Nếu triền kia là vô minh dựa thì tương ưng với vô minh phải không?

Đáp: Nếu vô minh dựa tức vô minh tương ưng hoặc vô minh tương ưng không phải vô minh dựa, nghĩa là bảy triền khác là: trạo cử, san, và vô tàm là từ tham dục sinh, nghĩa là triền của trạo cử, san, vô tàm là tham dục dựa.

Hỏi: Nếu triền là tham dục dựa tức tương ưng với tham dục đó phải không?

Đáp: Có bốn trường hợp:

  1. Nương không tương ưng, là triền san.
  2. Tương ưng không nương, là vô quý, thùy miên.
  3. Vừa nương, vừa tương ưng, là trạo cử và vô tàm.
  4. Không phải nương, không phải tương ưng, trừ những thứ trên.

Phú triền, hai sử nương

Hối thì nhân do dự

Phẫn, tật, sân hận nương

Do bậc Minh trí nói.

Phú triền, hai sử nương: Nghĩa là hoặc nói triền, phú là ái nương, vì sức ái nên che giấu. Có thuyết nói là vô minh nương, vì sức của vô tri nên che giấu. Hối thì nhân do dự: Triền hối là nghi nương. Phẫn, tật, sân hận nương, do bậc Minh trí nói, nghĩa là triền phẫn, triền tật là sân hận nương.

Hỏi: Phiền não cấu này có sáu là nương nào?

Đáp: Trói buộc gấp là nghĩa triền, trói buộc nhẹ là nghĩa cấu, là nghĩa khác nhau giữa mười triền, sáu cấu.

Cái gọi phiền não cấu

Hại, hận, sân hận dựa

Cuống, cao dựa tham dục

Nghĩa này cần phải biết.

Cái gọi là phiền não cấu, hại hận sân hận nương: Nghĩa là hại và hận là sân hận nương. Cuống cao, nương tham dục, nghĩa này cần nên biết: Nghĩa là cuống, cao cấu là tham dục nương.

Cái gọi năm tà kiến

Siểm nương do đấy sinh

Nói nương quả kiến thủ

Là não, cần phải biết.

Cái gọi năm tà kiến, siểm nương do đó sinh: Nghĩa là năm kiến khởi siểm nương, vì nhanh chóng. Nói nương quả kiến thủ là não cần phải biết, nghĩa là cấu não là kiến thủ nương.

Hỏi: Triền nào tương ưng với phiền não nào?

Đáp:

Tất cả phiền não chung,

Nói thùy và trạo cử

Vô tàm chung bất thiện

Vô quý cũng như thế.

Tất cả phiền não kết, nói thùy và trạo cử. Nghĩa là hai triền này tương ưng với tất cả phiền não, vì tất cả tâm nhiễm ô không vắng lặng, nên biết là trạo cử. Phiền não hiện ở trước, tâm không có khả năng chịu đựng nên biết đó là thùy. Tuy trạo cử không tương ưng với trạo cử và thùy không tương ưng với thùy, vì tự tánh, vì phần ít, nên không nói.

Phải biết sử tức phiền não, vì triền kia cùng có với tất cả phiền não.

Năm chủng sáu thức thân, bất thiện của ba cõi và vô ký. Vô tàm chung với bất thiện. Vô quý cũng như thế. Hai triền này tương ưng với tất cả sử bất thiện. Tất cả tâm bất thiện hiện ở trước, hủy hoại sự cung kính, không sợ tội, cho nên triền kia nói là năm chủng sáu thức thân, vì bất thiện nên thuộc cõi Dục.

Hối ở nơi ý khổ

Chỗ tu đạo dứt trừ

Miên chỉ ở ý dục

Phần khác tự kiến lập.

Hối ở nơi ý khổ, nghĩa là hối ở ý địa, vì nhanh chóng, vì buồn rầu khởi, vì tương ưng với ưu, vì thuộc về khổ thọ, nên ở cõi Dục.

Hỏi: Hối này địa vị nào dứt trừ?

Đáp: Sự dứt trừ của tu đạo, vì sinh trong hành thiện, hành ác, nên tu đạo dứt trừ. Miên chỉ ở ý dục, nghĩa là miên ở ý địa cõi Dục. Lúc ngủ, tất cả phiền não đều hoạt động, cho nên tương ưng với tất cả phiền não cõi Dục.

Các phần khác đều tự kiến lập, đó là phiền não thượng của triền khác đều tự kiến lập, đó là phẫn, phú, san, tật không tương ưng với sử khác, trừ vô minh, phải biết hối cũng tự kiến lập. Phiền não khác là hành, chứ không phải tánh.

Hỏi: Vì sao san, tật được lập trong chín kiết, không phải triền khác?

Đáp:

Cái gọi sanh và tật

Lập riêng lìa cả hai

Cho nên hai triền này

Lập ở trong chín kiết.

Hai triền san, tật vì tự lực khởi, độc lập, hoàn toàn bất thiện, nên lìa cả hai, vì thế nên lập trong chín kiết.

Thùy, trạo cử nghĩa là vì tất cả phiền não đều đi chung nên không độc lập, vì bất thiện và vô ký nên không lìa hai. Vì miên cũng tương ưng với sử khác nên không độc lập, vì thiện bất thiện, vô ký nên không lìa hai. Không hổ, không thẹn tuy lìa hai mà không độc lập. Hối tuy độc lập mà không lìa hai, vì thiện, bất thiện. Phẫn và phú tuy được độc lập cũng lìa hai. Hoặc có dục khiến cho tánh của sử này, ký kia có tám triền hối, miên. Nếu thiện là nên biết, không phải triền, vì triền hoàn toàn nhiễm ô.

Hỏi: Vì sao ái được lập một kiết mà hai sử, hoặc ba, hoặc sáu?

Đáp: Vì được một tướng trói buộc, nên lập một kiết. Vì địa chánh định, địa bất định nên nói hai sử. Vì giới biệt nên nói ba, vì chỗ nương biệt khác nên nói sáu.

Hỏi: Vì sao ba kiến được lập kiến kiết, hai kiến lập thủ kiết khác?

Đáp: Vì danh, v.v…, vì sự, v.v… Thân kiến, biên kiến, tà kiến là nữ, gọi là tự tánh của mười tám sử, cho nên lập một kiết. Thủ kiết khác là nam, cũng gọi đó là tự tánh của mười tám sử, cho nên lập một kiết. Cho nên nói rằng: “ Nếu kiến tương ưng với pháp thì ái kiết ràng buộc, chẳng phải kiến kiết, cũng chẳng phải không là kiến sử của sử.

Nếu tập trí sinh, diệt trí chưa sinh thì kiến diệt, kiến đạo dứt trừ. Nếu pháp tương ưng với kiến thủ, giới thủ thì ái kiết buộc ràng, vì ái kiết duyên hữu lậu nên không phải kiến kiết. Vì kiến kiết nhất thiết biến kia dứt trừ, tuy tự chủng của kiến kiết không dứt trừ mà không duyên duyên vô lậu kia, nên chẳng tương ưng với phẩm khác, không phải kiến sử không sai sử, do lấy năm kiến là kiến sử, ba kiến là kiến kiết. Đã nói tự tánh của phiền não, nay sẽ nói căn tương ưng:

Các sử ở ba cõi

Đều tương ưng xả căn

Các căn sử tùy địa

Tương ưng đến sắc hữu.

Các sử ở ba cõi, đều tương ưng xả căn: Nghĩa là tất cả sử của ba cõi đều tương ưng xả căn. Vì sao? Vì thuận theo tất cả phiền não cùng với vui, buồn và vì cùng với phiền não chuyển hành, vì tất cả phiền não đều ở trong đó mà dứt. Nếu khác là không lìa phiền não, cho nên xả căn được năm chủng, sáu thức thân ở ba cõi.

Tùy địa các căn sử, tương ưng đến sắc hữu, nghĩa là hỷ căn, lạc căn, cho đến Phạm Thế. Các sử kia tương ưng với hỷ căn, lạc căn. Trời Quang âm cũng có hỷ căn, sử của địa này tương ưng với hỷ căn. Trời Biến tịnh có lạc căn, sử của địa đó tương ưng với lạc căn. Trời Quả Thật có một xả căn, các sử của trời kia tương ưng với xả căn, không phải căn khác (ái, v.v… là phiền não vui, sân, si là phiền não buồn, tà kiến là phiền não kết hợp, xả căn đều tương ưng với các tà kiến kia, vì cùng chung một duyên hành).

Tà kiến và vô minh

Khổ vui trong cõi

Dục Sân nhuế, nghi chỉ khổ

Ngoài ra hoàn toàn vui.

Tà kiến và vô minh, khổ vui trong cõi Dục, nghĩa là tà kiến khởi nghiệp ác thì mừng, nghiệp tịnh thì lo. Vô minh tương ưng với tất cả căn.

Sân hận, nghi chỉ khổ: Nghĩa là nghi của cõi Dục, vì không quyết định nên không mừng, cho nên tương ưng với khổ thọ. Sơ thiền, Nhị thiền không có căn tánh khác, tương ưng với hỷ căn. Hỷ căn của cõi Dục vì thô, chúng sinh không nên khởi mà khởi. Như người nghèo hèn thường đùa giỡn theo việc kia, không nên khởi mà khởi.

Nghi của cõi Dục vì vi tế, nên không tương ưng với hỷ căn. Vì hành sân hận, khởi lo buồn, nên tương ưng với khổ thọ. Ngoài ra, hoàn toàn vui, nghĩa là phiền não khác của cõi Dục, vì lạc hành khởi nên tương ưng với lạc thọ.

Huân tập hai tương ưng

Kiến đoạn chỉ ứng ý

Các phiền não cõi Dục

Nói tương ưng các căn.

Tức huân tập tương ưng: Nghĩa là tu đạo dứt trừ phiền não gọi là huân. Thân thọ tương ưng và tâm thọ, hoặc sáu thức thân, năm căn kia tương ưng như chỗ khởi tùy theo nghĩa ấy nói mà khổ căn kia, lạc căn của cõi Dục. Hỷ căn, ưu căn của năm thức thân là xả căn của ý địa. Tất cả thân thọ của sáu thức thân do tu đạo dứt trừ, ý đều có kiến dứt trừ.

Chỉ ứng hợp với y: Nghĩa là kiến đạo dứt trừ phiền não ở ý địa. Các căn tương ưng với ý thức, không vì tùy theo sự khởi. Các phiền não cõi Dục nói là tương ưng với các căn, đó là nói các phiền não cõi Dục.

Địa trên tùy theo căn tương ưng của địa, cũng nói như thế.

Hỏi: Các triền tương ưng với căn nào?

Đáp: Thùy, trạo cử, vô tàm, vô quý tương ưng với năm căn. Miên tương ưng với ba căn, trừ lạc căn, khổ căn. Phẫn, hối, tật, hận, hại, não, tương ưng với ưu căn và xả căn, ba căn Phú, cuống, siểm ba căn, trừ lạc căn, khổ căn. San tương ưng với hỷ căn và xả căn. Cao ngạo tương ưng với ba căn, trừ khổ căn, ưu căn. Vì tự cao thuộc ý địa, hỷ của ba cõi vì hành chuyển.

Hỏi: Các sử tương ưng với bao nhiêu thức?

Tham dục, sân hận, si

Phải biết chung sáu thức

Là dục tùy đạo đoạn

Địa trên tùy sở đắc.

Tham dục, sân hận, si phải biết sáu thức đi chung, nghĩa là tu đạo

mà đoạn; dục, sân, vô minh do tu đạo của cõi Dục đoạn tương ưng với sáu thức.

Địa trên tùy sở đắc, nghĩa là cõi Sắc, Vô Sắc không có sân nhuế. Ái, vô minh tùy thuộc thân có thức, tức tương ưng với thức thân đó. Nghĩa là bốn thức thân của Phạm Thế có thể được, tức hai sử của địa kia tương ưng với bốn thức.

Tất cả cõi Vô Sắc

Phi sự, mạn, ý địa

Phải biết bảy sử kia

Quả tự tánh và người.

Tất cả cõi Vô Sắc, nghĩa là sử của cõi Vô Sắc do kiến đạo dứt trừ và tu đạo dứt trừ.

Phi sự mạn ý địa: Nghĩa là cõi Dục, cõi sắc do kiến đạo dứt trừ và mạn. Các sử này ở ý địa, tuy Tam thiền trên cũng là ý địa, vì giới phân biệt nên không nói địa.

Hỏi: Làm sao biết là sử?

Đáp: Phải biết tự tánh quả và người của bảy sử kia, vì ba việc cho nên biết là sử. Nghĩa là quả tự tánh và người. Tự tánh của sử kia là sử tham dục, như khởi công sức to lớn. Sử sân hận, như hạt giống đắng. Sử hữu ái, như áo trẻ thơ. Sử mạn, như người kiêu ngạo. Sử vô minh, như người ngu si. Sử kiến như kẻ lạc đường, sử nghi như mê lầm hai đường.

Quả nghĩa là hành tập sử tham dục, hành tập nhiều, sinh trong các loài chim uyên ương, chim sẻ, v.v…, tu tập sử sân nhuế, thường tu sinh trong loài mãng xà. Tu tập sử hữu ái, nhiều tu tập sinh cõi Sắc, Vô Sắc. Tu tập sử mạn, thường tu tập sinh trong dòng thấp kém. Sử vô minh sinh trong cảnh tối tăm, nghĩa là trung gian thế giới. Kiến sử sinh vào nhà tà kiến. Sử nghi sinh ở biên địa. Và người: Nghĩa là sử tham dục, phải quán như Nan-đà, v.v… Sử sân hận như Ương-quật-ma, v.v… Sử hữu ái như A-tư-đà, A-la-lan, Uất-đầu-lam-tử, v.v… Sử mạn như trẻ con v.v… kiêu ngạo, tự cao. Sử vô minh như Uất-tỳ-la Ca-diếp, v.v… Kiến sử như Tu-na, Sát-đa-la, v.v… Sử nghi như Ma-ha Ca-diếp, v.v…

Do ba việc này nên biết sử có thể xa lìa, như biết con đường hiểm trở, đầy dẫy phiền não là sử. Phiền não không đầy dẫy là triền, cho nên triền không lập sử. Phiền não cấu cũng như thế, vì năm việc này đầy đủ nên gọi là phiền não đầy dẫy.

Năm việc nghĩa là các kiết, phược, sử, thượng phiền não và triền. Nếu một pháp nào không đủ thì gọi là phiền não không đầy. Đã nói phiền não kiến lập, nay sẽ nói về dứt trừ phiền não:

Dứt phiền não cùng lúc

Do bậc chánh trí nói

Như các giải thoát này

Cũng chẳng cùng lúc được.

Dứt phiền não một lúc, do bậc chánh trí nói, nghĩa là các phiền não này dứt ngay, không phải dần dần . Nghĩa là lúc tự phần đối trị khởi, mà khổ pháp nhẫn khởi, thấy khổ dứt trừ mười sử cõi Dục một cách nhanh chóng, tri nhẫn mau chóng dứt trừ mười tám sử của cõi Sắc và Vô Sắc. Như thế cho đến mười bốn sử do đạo vi tri nhẫn mau chóng dứt trừ. Tu đạo Thánh đạo dần dần khởi, bốn sử thượng thượng mau chóng dứt trừ, cho đến do Thánh đạo thượng thượng khởi, bốn sử tiệm tiệm cũng mau chóng dứt trừ. Tất cả địa cũng như thế.

Hỏi: Kiến đạo thì cùng lúc dứt trừ cho nên như the, dùng một thứ đạo dứt trừ chín thứ kiết, tu đạo dứt trừ nghĩa là dùng chín thứ đạo dứt trừ chín loại kiết, làm sao dứt trừ cùng lúc được?

Đáp: Tu đạo dứt trừ, nghĩa là nếu loại đối trị này khởi, tức loại này mau chóng dứt trừ, không dần dần, vì đầu tiên đã dứt trừ. Như các giải thoát này cũng không phải cùng lúc mà đắc, nghĩa là các giải thoát đó thường thường đắc, thấy khổ đế dứt trừ của cõi Dục và thấy khổ, tập, diệt dứt trừ của cõi Sắc, Vô Sắc.

Sáu thời được, nghĩa là lúc tự phần đối trị và lúc bốn quả Sa-môn, và lúc căn thêm ích, kiến đạo dứt trừ năm thời đắc của cõi Sắc, Vô Sắc do trừ tự phần đối trị, do vì trí mới đắc đạo vị tri, tu đạo dứt trừ năm loại năm thời của cõi Dục, trừ quả Tu-đà-hoàn, ba loại, bốn thời hạ hạ. Chủng loại ba thời, bảy địa cõi Sắc, Vô Sắc và tám loại ba thời của địa Phi tưởng Phi phi tưởng, trừ ba quả Sa-môn trước, loại hạ hạ hai thời là quả A-la-hán và căn tăng ích.

Hỏi: Các phiền não được dứt trừ ra sao?

Đáp:

Là giác đối duyên kia

Và nói duyên kia dứt

Cũng nói được đối trị

Lại còn duyên kia diệt.

Bốn việc dứt phiền não, nghĩa là biết duyên, duyên dứt, được đối trị, duyên kia diệt. Biết duyên nghĩa là thấy khổ, kiến tập dứt trừ tự giới duyên và duyên vô lậu. Duyên dứt trừ là kiến diệt, kiến đạo dứt trừ duyên hữu lậu. Được đối trị nghĩa là tu đạo dứt trừ. Duyên kia diệt nghĩa là duyên của tha giới. Lại nữa, có năm việc dứt trừ phiền não, nghĩa là nhân diệt hẳn, được dứt trừ, chuyển y, biết duyên và được đối trị.

Đã nói nhân duyên kiến lập dứt trừ phiền não, nay sẽ nói về dứt trừ sự nhận biết:

Giải thoát trong cõi Dục

Thánh nói bốn đoạn biết

Lìa cõi Sắc, Vô Sắc

Phải biết năm đoạn biết.

Chín đoạn nhận biết là lập dứt phiền não ở cõi Dục. Bốn đoạn nhận biết là lập dứt phiền não ở cõi Sắc, Vô Sắc. Năm đoạn nhận biết là tuy trí biết mà dứt trừ, vì là quả trí, nên nói dứt trừ nhận biết, như quả nghiệp cũng gọi là nghiệp.

Khổ, tập, phiền não hết

Nói chung một đoạn biết

Diệt, đạo dứt đều một

Như dục trên cũng ba.

Thấy khổ, thấy tập dứt trừ hết phiền não cõi Dục đều lập một đoạn biết. Kiến diệt dứt trừ hai, kiến đạo dứt trừ ba, như thấy khổ, thấy tập dứt trừ cõi Dục, cõi Sắc, Vô Sắc cũng lập một. Thấy diệt dứt trừ hai,

thấy đạo dứt trừ ba. (Sẽ nói rộng sau phẩm này)

Tu đạo dứt phải biết

Mỗi giới đoạn nói một

Ba đoạn là quả trí

Ngoài ra là quả nhẫn.

Tu đạo dứt trừ một, đoạn biết cõi Dục. Cõi Sắc dứt trừ hai, Cõi Vô Sắc dứt trừ ba, ba đoạn này phải biết là quả trí.

Hỏi: Vì sao thấy đạo dứt trừ cõi Sắc, Vô Sắc, lập một đoạn nhận biết, tu đạo dứt trừ lập hai?

Đáp: Kiến đạo dứt trừ vì đồng đối trị, tu đạo dứt trừ vì không đồng.

Hỏi: Đoạn nhận biết khác là quả gì?

Đáp: Đoạn nhận biết khác là nói quả nhẫn. Kiến đạo dứt trừ hết sáu đoạn nhận biết, gọi là quả nhẫn, vì nhẫn đối trị. Kiến đạo dứt trừ hết, nếu gọi là quả nhẫn, chẳng phải đoạn nhận biết là không đúng, vì đó là quyến thuộc của nhẫn trí, vì đồng một quả với trí. Thế nên thấy đạo, tu đạo dứt trừ đều cùng được gọi là quả trí.

Đã nói đoạn nhận biết là quả trí, nghĩa là hoặc địa, hoặc đạo, hoặc pháp trí, trí vị tri, hoặc là quả của phẩm đồng kia, nay sẽ nói:

Sơ địa nói tất cả

Thiền năm cũng lại tám

Vô Sắc, nói một quả

Quả quyến thuộc cũng thế.

Sơ địa nói tất ca: Nghĩa là vị chí dựa vào đủ chín quả đoạn nhận biết. Vì đối trị ba cõi. Thiền năm cũng lại tám: Là phái A-tỳ-đàm nói: “Thiền căn bản có năm quả đoạn nhận biết là phiền não của cõi Sắc, Vô Sắc được đoạn nhận biết, như trước nói”. Tôn giả Cù-sa nói: “Có tám trừ năm kiết phần dưới đều là đoạn nhận biết là vị chí nương vào quả. Quả ấy muốn cho thấy đế cõi Dục dứt hết, là quả thiền, thiền trung gian, như thuyết thiền, thuyết Vô Sắc nói một quả, nghĩa là ba định Vô Sắc, nói là quả của một đoạn nhận biết, tất cả kiết đều dứt hết.

Quả quyến thuộc cũng thế, nghĩa là như quyến thuộc của không xứ cũng nói là quả của một đoạn nhận biết, là ái cõi Sắc đều dứt. Tuy tu đạo dứt hết ở bốn địa, kiến lập đoạn nhận biết, nhưng vì chủng hạ hạ của đệ Tứ thiền đều được gọi là đoạn nhận biết, chế nên nói là quả quyến thuộc của không xứ.

Quả đạo thế tục hai

Thánh, chín pháp trí ba

Trí vị tri nói hai

Năm, sáu quả phẩm kia.

Quả đạo thế tục hai: nghĩa là năm kiết phần dưới hết, và ái sắc hết, là quả của đạo thế tục, nghĩa là bậc Thánh dùng đạo thế tục để dứt trừ kiết của hai cõi.

Thánh chín: Nghĩa là tất cả chín đoạn nhận biết là quả của Thánh đạo, vì Thánh đạo đối trị hết thảy phiền não. Pháp trí ba, nghĩa là ba đoạn nhận biết là quả của pháp trí. Năm kiết phần dưới hết, ái sắc hết và tất cả kiết hết, là do vì tu đạo pháp trí dứt trừ kiết của ba cõi.

Trí vị tri nói hai: Hai là hai đoạn nhận biết, là quả của trí vị tri, ái sắc hết và tất cả kiết hết, là vì quả tu đạo của cõi Sắc, Vô Sắc. Phẩm quả kia năm sáu, nghĩa là phẩm quả pháp trí có sáu đoạn nhận biết. Kiến đạo cõi Dục dứt trừ ba và quả của pháp trí đã nói trước có ba.

Phẩm Vị tri trí có năm quả đoạn nhận biết kiến đạo dứt trừ ba của sắc, Vô Sắc và quả vị tri trí đã nói ở trước là hai.

Hỏi: Ai thành tựu bao nhiêu đoạn nhận biết?

Đáp:

Hoặc có các bậc Thánh

Chưa thành tựu đoạn biết

Thành tựu một, hai, ba

Bốn, năm và với sáu.

Năm khoảnh tâm của thấy đạo không thành tựu đoạn nhận biết. Tập pháp trí, tập vị tri nhẫn một. Tập vị tri trí, diệt pháp nhẫn hai. Diệt pháp trí, diệt vị tri nhẫn ba. Diệt vị tri trí, đạo pháp nhẫn bốn. Đạo pháp trí, đạo vị tri nhẫn năm. Tu-đà-hoàn sáu.

Quả hướng Tư-đà-hàm, nghĩa là nếu tăng gấp bội dục dứt trừ hết sẽ vượt lên lìa sinh, như trước nói. Nếu theo thứ lớp hướng thành tựu sáu, quả Tư-đà-hàm cũng sáu, quả hướng A-na-hàm. Nếu ái cõi Dục hết, vượt lên lìa sinh như trước đã nói. Nếu theo thứ lớp hướng thành tựu sáu, sẽ được quả A-na-hàm một. Kiết phần dưới hết là quả hướng A-la-hán. Nếu ái cõi Sắc chưa hết một, ái cõi Sắc hết hai, quả A-la-hán một. Tất cả kiết hết đều là đoạn biết.

Hỏi: Ai xả, bao nhiêu đoạn nhận biết?

Đáp:

Xả một, hai, năm, sáu

Như xả được cũng thế

Được quả và độ giới

Hai xứ dứt biết tập.

Xả một, hai, năm, sáu: Nghĩa là quả A-la-hán lui sụt, xả một đoạn nhận biết. Ái cõi Sắc hết, triền của A-na-hàm ở cõi Sắc lui sụt, xả một. Nếu ái sắc chưa hết, triền cõi Dục lui sụt, xả một, ái sắc hết, quả A-nahàm, triền cõi Dục lui sụt, xả hai, được quả A-la-hán, xả hai. Nếu ái cõi Dục hết, vượt qua A-na-hàm, xả năm, Thứ lớp xả sáu.

Hỏi: Ai được bao nhiêu đoạn nhận biết?

Đáp: Như xả, được cũng thế, có khi được một đoạn nhận biết. Kiến đạo thứ sáu, thứ tám, thứ mười, thứ mười hai, thứ mười bốn, cho đến tâm của đạo vị tri trí, mỗi mỗi được một, thứ lớp của quả A-na-hàm được một. Năm kiết phần dưới hết là ái cõi Sắc của bậc Thánh hết một. Ái sắc hết, là quả A-la-hán một. Tất cả kiết hết là được hai, nghĩa là A-la-hán, triền của cõi Vô Sắc lui sụt, được sáu, hoặc A-la-hán, hoặc A-na-hàm, triền cõi Dục lui sụt không có được năm. Thế nên trong kinh không có nói.

Hỏi: Đoạn nhận biết này sẽ nhóm họp ở xứ nào?

Đáp: Đoạn nhận biết sẽ nhóm hợp ở hai xứ: Đắc quả và độ giới. Đoạn nhận biết nhóm hợp ở hai xứ này là quả A-na-hàm, quả A-la-hán, vì đắc quả của xứ đó, tức địa vị độ giới kia, cho nên lúc kiết phần dưới, kiết phần trên đoạn nhận biết sẽ được đạo vị tri trí sinh ra.

Sáu thứ dứt trừ tuy là đắc quả, chẳng phải là độ giới, ái cõi Sắc hết, tuy vượt qua giới nhưng chẳng phải đắc quả. Ngoài ra không phải là độ giới, cũng không phải đắc quả, thế nên xứ của các đoạn biết này không gọi là tập.

Đã nói kiến lập quả tự tánh, thành tựu xả, được tập. Nếu nhân duyên của dứt trừ kia được gọi là đoạn nhận biết, nay sẽ nói:

Là hai nhân kia diệt

Lìa buộc và độ giới

Chứng được vô lậu đắc

Và thiếu đệ nhất hữu.

Do bốn nhân duyên, hoặc năm dứt trừ kia được đoạn nhận biết, gọi là kiến đạo. Bốn nhân duyên nghĩa là đều là nhân diệt, cùng ly hệ đắc vô lậu, đắc giải thoát.

Và thiếu đệ nhất hữu, nghĩa là khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí, và khổ vị tri nhẫn sinh ra, không phải cùng nhân diệt. Tuy kiến khổ dứt trừ nhân diệt, nhưng chẳng phải thấy tập dứt trừ, chính vì nghĩa đó, nên chẳng phải cùng ly hệ. Tuy được vô lậu giải thoát đắc mà chưa khuyết đệ nhất hữu. Một nhân duyên hợp, ba nhân duyên không hợp như thế, khổ vị tri trí, tập pháp nhẫn sinh. Tuy được vô lậu giải thoát đắc và khuyết đệ nhất hữu. Hai nhân khác không đủ, cho nên xứ này không lập đoạn biết.

Tập pháp trí sinh, câu nhân diẹt, nghĩa là trước kia kiến khổ dứt trừ nhân diệt, nay kiến tập dứt trừ nhân diệt. Phải biết cũng là cùng ly hệ được vô lậu giải thoát đắc, lúc khổ vị tri trí sinh, đã khuyết đệ nhất hữu, cho nên xứ này kiến lập đoạn tri.

Tập vị tri trí sinh đủ tất cả nhân duyên. Cho nên xứ này được kiến lập đoạn biết. Diệt pháp trí thứ ba như thế, diệt vi tri trí thứ tư, đạo pháp trí thứ năm, đạo vi tri trí thứ sáu. Đây là nói thấy đạo.

Tu đạo dứt trừ năm nhân duyên: bốn nhân duyên trước và giới dứt trừ hẳn là năm. Tu đạo dứt trừ chín thứ phiền não cõi Dục, thay nhau ràng buộc, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng địa cũng như thế.

Một thứ dứt trừ của cõi Dục kia cho đến tám loại, đủ cả hai nhân duyên, nghĩa là được vô lậu giải thoát đắc và khuyết đệ nhất hữu.

Ba nhân duyên không đủ, chủng thứ chín diệt, đủ năm nhân duyên. Vì thế nên xứ này được kiến lập đoạn biết. Một chủng đoạn của Sơ thiền, cho đến tám chủng, đủ cả hai nhân duyên, không phải thứ khác, như trước đã nói. Chủng thứ chín dứt trừ, đủ bốn nhân duyên, một nhân duyên không đủ , nghĩa là độ giới. Đệ nhị, đệ Tam thiền và ba Vô Sắc cũng như thế. Đệ Tứ thiền địa cho đến tám chủng đoạn đủ cả hai nhân duyên, không phải thứ khác. Chủng thứ chín đoạn biết đủ năm nhân duyên. Cho nên xứ này được kiến lập đoạn biết. Phi tưởng Phi phi tưởng cũng như thế, chính vì nghĩa này, nên phàm phu lìa dục không lập đoạn biết, vì họ không được vô lậu giải thoát đắc, cũng không khuyết đệ nhất hữu.

Đã nói đoạn biết, nay sẽ nói: Về ba thứ cảnh giới, năm thứ ái sinh

Cảnh tốt chung, chẳng chung,

Hai thứ kia ái sinh

Cảnh ác hai cũng thế

Một thì cho là xả.

Cảnh tốt hợp, chẳng hợp, hai thứ kia ái sinh: Tốt gọi là cảnh giới đáng yêu. Nếu được cảnh giới đó thì không lìa ái sinh. Làm thế nào để cho ta đối với việc này không lìa? Nếu người chưa được thì tưởng được ái sinh làm sao sẽ được?

Cảnh ác hai cũng thế: xấu ác là cảnh giới không đáng ưa thích, có hai loại cảnh giới, ái sinh câu: Nghĩa là lìa tưởng ái sinh, bất câu: nghĩa là không được tưởng ái sinh ra.

Một thì cho là xả, nghĩa là xả là cảnh giới chẳng đáng ưa thích, chẳng phải chẳng đáng ưa thích, hoàn toàn ngu ái sinh.

Hỏi: Sử kia có tương ưng với tâm hay không? Đây là chỉ nghi gì? Đây là dị thuyết của hai sư là Tỳ-bà-xà-bà-đề muốn cho không tương ưng, còn Dục-đa-bà-đề thì muốn cho tương ưng, nên ở đây có nghi.

Đáp: Tương ưng thế nào?

Là tâm sử phiền não

Chướng ngại không trái tịnh

Tâm diệu thiện khả đắc

Phi sử bất tương ưng.

Vì sử có hai việc, nên duyên tâm não và tương ưng. Nếu tâm sử bất tương ưng thì không nên ở trong duyên não tâm, vì não tâm kia vô duyên. Tất cả pháp tâm bất tương ưng với tâm, không duyên cũng không tương ưng, vì không phải pháp tương ưng.

Tâm bị sử não loạn, như đã nói “Tham dục làm não loạn tâm cho nên tâm không giải thoát”. Do thuyết này nên biết được tâm sử tương ưng. Chướng ngại: Là nếu sử không tương ưng với tâm thì lúc đạo sinh, không nên chướng ngại, không trái với tâm nối tiếp, vì chướng ngại nên chẳng phải không tương ưng.

Không trái với tịnh: Nghĩa là nếu sử không tương ưng với tâm thì không nên trái với tâm thiện, đều sinh cùng lúc với tâm thiện, không nên gây ra lỗi lầm, vì gây ra lầm lỗi, cho nên chẳng phải không tương ưng. Lại nữa, tâm diệu thiện đạt được, vì trái với công đức nên gọi là sử. Nếu sử không tương ưng với tâm thì vì sử kia thường hoạt động, nên tâm thiện ứng với vô sinh xứ, vì tâm thiện vẫn sinh, nên phải biết chẳng phải không tương ưng.

Lại nữa, vì nói về chấp tướng. Thế nào là sử tham? Nghĩa là tướng nhiễm đắm. Thế nào là sử sân? Nghĩa là tâm pháp não. Thế nào là sử mạn? Nghĩa là tâm pháp cống cao. So sánh như thế, cho nên sử, tâm chẳng phải không tương ưng. Nếu nói triền trái với tâm thiện, chẳng phải sử thì không đúng. Vì sao? Vì được tướng của sử, vì tham dục ràng buộc nên gọi là triền tham dục, so sánh như thế, không nói nhân khác nhau, đều là tham dục, mà nói triền tương ưng, sử không tương ưng, là chỉ có ngôn thuyết, hoàn toàn không nói nhân duyên khác nhau. Nếu nói triền lấy sử làm hạt giống thì điều đã nói không thành, vì nhân không tương ưng mà quả tương ưng nên có lỗi, cho nên sử chẳng phải không tương ưng.