LUẬN TẠP A TỲ ĐÀ TÂM
Tác giả: Tôn giả Pháp Cứu
Hán dịch: Tam Tạng Tăng già Bạt Ma, người Thiên Trúc, Đời Lưu Tống
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

Phẩm 7: ĐỊNH

Đã nói về Trí, nay sẽ nói về Định.

Trí nương vào các định

An, bất động mà chuyển

Nên phải quán xét định

Siêng cầu kiến chân thật.

Nghĩa quyết định, gọi là trí, chánh tánh của tâm thiện kia nối tiếp nhau, gọi là Định. Nghĩa kiến lập gọi là nương. Nương có hai thứ: Cộng khởi và duyên thứ đệ.

Hai thứ kia được gọi là nương, vì nương định mà lập, nên nói là nương. Các trí định có tám thứ: Bốn pháp trí, bốn tỷ trí. An bất động: Nghĩa là vì không lay động, nên nói là bất động. Chuyển: Nghĩa là nhận lấy duyên. Như chiếc đèn dầu, dựa vào dầu sạch, tim, tránh nơi gió thì ánh sáng rất sáng. Như thế trí nương các định, lìa nơi gió loạn, thì không lay động mà chuyển, cho nên nói là nhân duyên.

Định là chỗ dựa của trí (sẽ nói sau). Tư là nghĩa tri kiến. Siêng cầu nghĩa là lúc tìm kiếm dục. Chân thật, nghĩa là không điên đảo, đó là bốn chân đế. Kiến nghĩa là vô gián đẳng, là nói kiến chân thật, vì không lìa định mà khởi thật trí.

Hỏi: Có bao nhiêu tam-muội?

Đáp:

Quyết định nói bốn thiền

Cùng với định Vô Sắc

Trong đây nói mỗi thứ

Vị tịnh và vô lậu.

Quyết định nói bốn thiền, cùng với định Vô Sắc: Nghĩa là trí quyết định, nói lược có tám thứ. Tam-muội gồm thâu tất cả Tam-muội. Đức Thế Tôn biết sự khác nhau giữa Tam-muội và chánh thọ. Tất cả Thanh văn, Duyên giác đều không biết tên Tam-muội kia (như Tu-đa-la nói rộng). Trong đây nói mỗi thứ, vị tịnh và vô lậu: Mỗi Tam-muội nói ba thứ: Vị, tịnh, vô lậu.

Thiện hữu lậu là tịnh

Vô lậu, lìa cháy rực

Vị thì tương ưng ái

Trên hết, không vô lậu.

Thiện hữu lậu là tịnh: Nghĩa là nếu là thiện hữu lậu phải biết đó là tịnh.

Hỏi: Thiện hữu lậu là hữu cấu, vì sao nói là tịnh?

Đáp: Vì phiền não trái nhau, vì phiền não không xen lẫn, vì vô lậu dẫn đường. Vô lậu lìa cháy rực: Nghĩa là lìa cháy rực của phiền não phải biết là vô lậu. Dù vô lậu kia lìa hẳn phiền não, đệ nhất nghĩa tịnh phải biết là khác nhau, cho nên đặt tên. Vị tương ưng với ái, nghĩa là nếu ái tương ưng với định, phải biết là tương ưng với vị.

Hỏi: Vì sao ái tương ưng, nói là thiền, chứ không phải phiền não khác?

Đáp: Vì giống nhau, nên hoàn toàn huân tập. Duyên là Tam-muội, phiền não khác không có vướng mắc duyên như ái kia: Lại nữa đã nói ái, phải biết đã nói phiền não khác tức là vì phiền não đủ!

Trên hết không có vô lậu, nghĩa là những lời nói chung kia, nên nói là mỗi mỗi có ba thứ. Phải biết hữu thứ nhất chỉ có hai thứ: Không có vô lậu, không nhanh nhẹn. Có hai biên, đó là cõi Dục và hữu thứ nhất. Thánh đạo lìa hai biên, gọi là Trung đạo. Lìa căn bản hai hữu cũng như thế. Nếu vướng mắc tương ưng với vị gọi là vị chánh thọ. Nếu không vướng mắc vị gọi là chánh thọ tịnh, nếu tư duy vô lậu, ác hành như năm ấm vô thường, v.v… của năm ấm phải biết là chánh thọ vô lậu.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ tịnh?

Đáp:

– Tịnh thì có bốn phần

– Phần lui và phần trụ

– Phần thắng tiến, quyết định

– Thuận theo các công đức.

– Phần thoái là thuận với phiền não.

– Phần trụ là thuận với địa mình.

– Phần thắng là thuận với địa trên.

– Phần quyết định là thuận với Thánh đạo.

Lại nữa, phần lui nghĩa là nếu trụ nơi kia thì thoái, phần trụ nghĩa

là nếu trụ ở kia thì sẽ không tiến, cũng không lùi. Phần thắng nghĩa là nếu trụ nơi kia thì có thể tiến hơn. Phần quyết định nghĩa là nếu trụ ở kia thì có thể thứ lớp vượt lên ly sinh.

Lại nữa, phần lùi nghĩa là bị phiền não lấn át, xen lẫn. Từ thiền theo thứ lớp phiền não hiện ở trước. Theo thứ lớp phiền não, thiền hiện ở trước. Phần trụ nghĩa là thiền kia làm cho nhàm chán hành thô, v.v… của địa dưới, thọ các hành như vắng lặng, v.v… của địa mình. Phần hơn nghĩa là nhàm chán lỗi của địa mình, thọ công đức của địa trên. Phần quyết định nghĩa là Noãn, Đảnh, Nhẫn, pháp Thế đệ nhất, như thiền, Vô Sắc cũng như thế, chỉ trừ công đức của Noãn, v.v…

Hỏi: Những gì là tánh của thiền?

Đáp:

Năm chi có giác quán

Cũng lại có ba thọ

Các thứ và bốn tâm

Đây gọi là Sơ thiền.

Năm chi là do năm chi mà thành. Nghĩa phần là nghĩa chi, như chiếc xe có các phần. Nghĩa chúng cụ là nghĩa của chi, như vua thì có tướng sĩ.

Chi thì hoặc là khác, hoặc là tức. Nếu là khác thì như sáu chi của Tỳ-đà (Kinh Tứ Tỳ-đà nói:

  1. Ức Lực Tỳ-đà.
  2. A-tha Tỳ-đà.
  3. Da Huấn Tỳ-đà.
  4. Tam-ma Tỳ-đà. Tỳ-đà là trí, có sáu chi mà thành: Học, dục, tưởng, từ, ký, duyên lịch).

Tỳ-kheo ngũ thắng chi (Tỳ-kheo do năm chi vượt hơn và thành: Tín, bất siểm, bất bệnh, tinh tiến, trí). Hoặc tức: như mười sáu chi tán, tám chi Thánh đạo. Chi kia nghĩa là lúc giác quán hỷ, lạc, nhất tâm chánh thọ, trước tâm pháp tho tác tưởng, gọi là Giác, tâm pháp thô nối tiếp nhau tùy chuyển, gọi là Quán. Lúc chánh thọ tâm vui vẻ, gọi là hỷ. Vì thân, tâm lìa ác nên vui vẻ, gọi là lạc, là lạc do ỷ dứt, chứ chẳng phải thọ lạc. Đối với duyên, tâm, tâm pháp không phân tán, gọi là nhất tâm.

Có giác có quán nghĩa là Sơ thiền có giác, có quán.

Hỏi: Đã nói năm chi, vì sao còn nói riêng có giác, có quán?

Đáp: Chi nghĩa là thiện. Vì cấu uế cũng có giác, có quán nên phải nói riêng.

Cũng lại có ba thọ: Nghĩa là chi kia có ba thọ: Ba thức thân có lạc căn, ý địa có hỷ căn, bốn thức thân có xả căn. Các thứ: Nghĩa là Phạm thiên có các thứ thân, có hơn, có kém, vì sức của giác quán mà sinh, có tôn trưởng, xứ quyến thuộc.

Và bốn tâm: Nghĩa là chi kia có bốn tâm: Nhãn thức, nhĩ thức, thân thức, ý thức. Đây nói là Sơ thiền nghĩa là các pháp này gọi là Sơ thiền, vì hơn tất cả phiền não, vì chánh quán tất cả cảnh giới, nên gọi là thiền.

Thứ hai có bốn chi

Các thứ và hai thọ

Thứ ba nói năm chi

Thiền này cũng hai thọ.

Thứ hai có bốn chi: Nghĩa là nội tịnh, hỷ, lạc, nhất tâm. Các thứ: nghĩa là không có các thứ thân kia, vì giác quán chẳng có phần, có các thứ tâm, nghĩa là căn bản có hỷ căn. Hỷ dứt rồi, quyến thuộc xả căn hiện ở trước. Xả dứt rồi, lại nhập hỷ căn.

Và hai thọ, đó là hỷ căn và xả căn. Các pháp này nói đệ Nhị thiền. Đệ Tam thiền nói năm chi, đó là: niệm, chánh tri, lạc, hành, xả (hành xả, hành này, như hạnh thường hành. đây là hành xả, chứ chẳng phải căn xả) và nhất tâm.

Niệm: Đối với duyên ghi nhớ không quên. Chánh tri, nghĩa là lúc chỉ nêu xả, biết phân biệt. Lạc, nghĩa là đối với duyên thuận theo thọ. Hành xả, nghĩa là vì ưa đắm chấp lạc, nên không thọ tìm kiếm khác. Nhất tâm là đối với duyên không phân tán, thiền này cũng có hai thọ.

Chi kia cũng có hai thọ: Lạc căn và xả căn. Các pháp này nói đệ Tam thiền.

Lìa hơi thở ra vào

Đệ tứ có bốn chi

Chi nghĩa là nói thiện

Theo sự như trước nói.

Lìa hơi thở ra vào, đệ tứ có bốn chi: Nghĩa là đệ Tứ thiền không có hơi thở ra vào, lỗ chân lông thân chánh thọ của thiền kia hợp với bốn đại rất kín. Bốn chi, nghĩa là bất khổ, bất lạc, hành xả, tịnh niệm nhất tâm. Bất khổ, bất lạc: Nghĩa là đã lìa khổ, lạc. Hành xả nghĩa là không tìm kiếm việc khác.

Tịnh niệm nghĩa là vì hộ căn thiện nên niệm. Vì lìa tám phiền não trên nên tịnh. Tám phiền não trên là: Bốn căn giác quán, hơi thở ra vào, lìa loạn trong ngoài. (Nghĩa của loạn, ở phẩm Trạch sẽ nói rộng). Nhất tâm: Là duyên tâm không phân tán.

Hỏi: Vì sao Sơ thiền, Nhị thiền không lập chánh tri?

Đáp: Vì hỷ và giác quán loạn, nên không lập chi chủng, do đó, cũng không lập niệm. Lại không lập hành xả, vì ỷ lạc trái với hành xả (lạc thì động, xả thì vắng lặng).

Hỏi: Vì sao đệ Tam thiền không lập bất khổ, bất lạc?

Đáp: Vì thuận theo phẩm vô minh, minh trái với vô minh, do nghĩa này, nên đệ Tứ thiền không lập chánh tri.

Hỏi: Ba thứ thiền như vị tương ưng, v.v… đều thành tựu chi phải không?

Đáp: Chi nghĩa là chỉ nói thiện, phải biết thiền thiện tương ưng với chi mà chẳng nhiễm ô.

Hỏi: Cấu uế không có ở những thiền nào?

Đáp: Sơ thiền không có, vì ly sinh hỷ lạc tương ưng với phiền não. Đệ Nhị thiền không có, vì nội tịnh phiền não trược, loạn. Đệ Tam thiền không có, vì niệm và chánh tri bị phiền não lạc làm mê hoặc. Đệ Tứ thiền không có, vì tịnh niệm và hành xả trái với phiền não.

Lại nữa, Sơ thiền, Nhị thiền không có cấu uế, vì ỷ lạc hoàn toàn thiện. Tam thiền, Tứ thiền cũng không có, vì hành xả tùy sựnhư trước nói, nghĩa là nếu việc mà thiền kia trước đã nói rồi, thiền khác lại nói nữa, thì không phải là việc tăng ích chưa từng được. Như Sơ thiền, Nhị thiền nói hỷ lạc, phải biết hai chi này chẳng phải bốn, tất cả địa như thế.

Hỏi: Thiền này có bao nhiêu chi?

Đáp:

Chi thiền gọi mười tám

Sự thì có mười một

Vô Sắc không có chi

Quyến thuộc thiền cũng thế.

Chi thiền gọi mười tám: Nghĩa là chi thiền về tên gọi có mười tám, Sơ thiền có năm chi, đệ Tam thiền cũng thế. Đệ Nhị thiền có bốn chi, đệ Tứ thiền cũng thế. Chi trước đã nói, sự có mười một, nghĩa là Sơ thiền có năm chi, gọi là năm, sự cũng năm. Đệ nhị thêm nội tịnh, đệ tam thêm hành xả, niệm, lạc, chánh trí. Đệ tứ thêm bất khổ, bất lạc. Chi Sơ thiền không phải chi Nhị thiền, tạo ra bốn trường hợp:

1. Chi Sơ thiền, không phải chi Nhị thiền, đó nghĩa là giác quán.

2. Đệ nhị chẳng phải sơ, đó nghĩa là nội tịnh.

3. Vừa sơ, vừa đệ nhị, nghĩa là hỷ, lạc, nhất tâm.

4. Chẳng phải sơ, chẳng phải đệ nhị: Nghĩa là trừ những gì đã nói ở trên.

Như thế, cho đến đệ Tứ thiền, lần lượt nói.

Vô Sắc không có chi, quyến thuộc của thiền cũng thế. Nghĩa là bốn Vô Sắc và quyến thuộc thiền không lập chi, vì hành khổ. Thiền thuộc về chi là hạnh lạc. Thế nên, nói địa kia là đạo khổ. Nếu địa kia lập chi, lẽ ra tất cả địa đều gọi là đạo lạc!

Có giác cũng có quán

Là nói thiền vị lai

Thiền trung gian có quán

Do đấng Minh trí nói.

Có giác cũng có quán là nói thiền vị lai. Nghĩa là vị chí dựa vào có giác có quán. Vị chí là quyến thuộc Sơ thiền.

Thiền trung gian có quán, do đấng Minh trí nói: Nghĩa là thiền trung gian chỉ có quán mà không có giác, vì người tu hành chuyển vắng lặng.

Hỏi: Vì sao Sơ thiền, Nhị thiền lập trung gian nương, chẳng phải địa trên?

Đáp: Vì thiền kia lên xuống đều có thể được, Sơ thiền có giác có quán, Đệ Nhị thiền không có, trung gian kia thì có quán, không có giác, nên lập riêng chỗ dựa. Địa trên, vì không có việc lên xuống này cho nên không lập!

Vị lai hoặc hai chủng

Là lìa tương ưng vị

Thiền trung gian ba thứ

Cũng đều nói một thọ.

Vị lai hoặc hai chủng, là lìa tương ưng vị. Có thuyết nói: Hai chủng tánh của thiền vị lai: Là tịnh và vô lậu, chẳng tương ưng với vị. Du thiền kia có vòng ràng buộc liên tục (do sức của ái, khiến thiền vị lai thọ sinh Phạm Thiên, sinh tử nối tiếp nhau do vòng xích ái của Sơ thiền. Trừ ái này, thì hai thủ ấy thành ba). Thiền kia không có ái chánh thọ, không trừ ái thọ sinh, nên không có lỗi. Nói như thế, nghĩa là có tương ưng với vị.

Thiền trung gian ba thứ: Nghĩa là thiền trung gian có ba thứ tánh: Vị tương ưng, tịnh, vô lậu. Cũng có tương ưng vị như địa khác. Cũng đều nói một thọ, nghĩa là vị lai và trung gian đều có một thọ đó là xả thọ. Người vị lai, vì còn có sợ hãi, nên không có lạc thọ, do gần cõi Dục. Người tu hành còn có sợ hãi, nên không khởi lạc thọ, vì các việc chưa rốt ráo. Người tu hành hướng về lìa dục, vì chưa được, nên không khởi lạc thọ, thế nên sinh ra ưu. Sự ràng buộc của cõi Dục thì có thừa, ví như người bị trói quá lâu, cũng sinh ra ngờ vực, sợ hãi, nên không khởi lạc thọ!

Thiền kia cũng như thế, vì sự vắng lặng kém. Như vị lai, trung gian cũng như thế. Tùy nghĩa đã nói rồi, nay sẽ nói: Về công đức do địa sanh khởi.

Tam-ma-đề và thông

Vô lượng tất cả xứ

Thắng xứ và các trí

Bối xả khởi trong đó.

Tam-ma-đề kia là ba Tam-ma-đề: không, vô nguyện (vô nguyện lẽ ra nói là vô thật), vô tướng. Vì tâm thiện kia bình đẳng nên nói Tamma-đề.

Không kia có hai thứ: Hữu lậu và vô lậu. Nếu hữu lậu thì tất cả pháp duyên, vô lậu thì duyên hữu lậu. Không này lại có chín thứ:

  1. Nội không.
  2. Ngoại không.
  3. Nội ngoại không.
  4. Hữu vi không.
  5. Vô vi không.
  6. Hữu vi, vô vi không.
  7. Vô sự không.
  8. Đệ nhất nghĩa không.
  9. Không không.

Nội không: Là nội nhập không, tạo ra tư duy vô ngã. Ngoại không, nội ngoại không, hữu vi không, vô vi không, hữu vi vô vi không, cũng như thế.

Vô sự không: Nghĩa là không có những vật khác. Đệ nhất nghĩa không nghĩa là lúc mắt khởi, không từ đâu đến. Khi diệt, không đi về đâu. So sánh như thế mà nói.

Không không, nghĩa là hữu lậu không, đối với vô lậu không, tạo ra tư duy không không.

Vô nguyện cũng có hai thứ, là hữu lậu và vô lậu, đều có hai thứ duyên, theo nghĩa đó mà nói. Vô nguyện kia lại có năm thứ, đó là ba thứ như nội, v.v… và vô nguyện, vô tướng hữu vi.

Vô nguyện hữu vi: Nghĩa là đối với pháp hữu vi, dùng vô nguyện hữu lậu tạo nên tư duy các hành như vô thường, v.v… ngoài ra, như nói về không.

Vô tướng có hai thứ: Hữu lậu và vô lậu, lại chia ra bốn thứ, nghĩa là đối với nội nhập, thường diệt, dùng hữu lậu, vô lậu để khởi ra tư duy vô tướng diệt, chỉ diệu, xuất. Như thế ngoại và nội ngoại vô tướng, cũng là vô tướng Tam-ma-đề (phẩm Tu-đa-la sẽ nói rộng, phẩm Trùng Tammuội phần sẽ nói rộng).

Thông: Sáu thông (phẩm Trí đã nói).

Hỏi: Nếu tu thần thông tác chứng đạo (Chứng là nghĩa hiển hiện, nghĩa là không mất việc đã làm, thì việc đã làm sẽ hiện rõ). Người kia lúc thành tựu thần thông là khởi, hay không khởi?

Đáp: Nếu giải thoát là vô ký, thì Tam-muội kia khởi (Xuất định, gọi là khởi, nếu giải thoát là vô ký, thì xuất Tam-muội! Nếu là thiện, tức Tam-muội). Nếu thiện thì không khởi vô lượng.

Hai vô lượng không nhuế,

Sau cùng nói không tham

Thứ ba nói hỷ căn

Căn kia nương cõi Dục.

Hai vô lượng không nhuế, nghĩa là Từ và Bi là tánh căn thiện vô nhuế, đối trị với sân nhuế. Thị xứ nhuế thì dùng Từ để đối trị, phi xứ nhuế thì lấy Bi đối trị.

Lại nữa, vì xả mạng chúng sinh khởi nhuế, thì dùng Từ đối trị. Vì trừng phạt chúng sinh khởi nhuế, dùng Bi đối trị, cho nên người mong cầu công đức, hay khởi vô lượng, chứ không phải tìm kiếmlỗi xấu ác. Người kia, thậm chí có cắt đứt chỗ căn thiện, cũng vẫn cầu công đức, nghĩa là thấy nghiệp vốn tịnh, kẻ tìm kiếm lỗi xấu ác, dẫu có đến chỗ A-la-hán, cũng tìm kiếm lỗi ác, nghĩa là thấy nghiệp vốn bất tịnh.

Sau cùng nói vô tham, nghĩa là xả vô lượng là tánh của căn thiện vô tham. Cho vô tham không phải đối trị với dục ái và sân nhuế là không đúng. Vì sao? Vì không đúng với vô nhuế.

Hỏi: Xả là đối trị với tham dục, quán bất tịnh cũng đối trị tham dục. Vậy tham nào dùng xả để đối trị? Tham nào dùng quán bất tịnh để đối trị?

Đáp: Tham sắc dùng quán bất tịnh đối trị, tham dâm dùng xả để đối trị.

Thứ ba nói hỷ căn, nghĩa là hỷ vô lượng là tánh của hỷ căn. Pháp tùy sinh là tánh của năm ấm.

Tướng, nghĩa là dùng an làm lợi ích là tướng từ, dứt trừ bất an là tướng bi. Tùy hỷ là tướng hỷ, buông bỏ là tướng xả. Căn kia nương cõi Dục (nương phải cõi khác. Vì sao? Vì lạc chuyển là lợi ích, nghĩa là thấy nỗi khổ của chúng sinh cõi Dục, muốn sao cho họ được vui lợi ích, để bỏ đi nỗi khổ, còn cõi Sắc, cõi Vô Sắc thì không có khổ.

Lại nữa, vì đối trị với sân nhuế, nên từ vô lượng: Nghĩa là đối trị lỗi của sân nhuế, như nói tu tập từ, phần nhiều tu tập, trừ sân nhuế. Bi trừ hại, hỷ trừ không vui, xả trừ dục ái, sân nhuế. Cõi Sắc, cõi Vô Sắc không có các lỗi này. Hơn nữa, cõi Dục có ba phương, trừ châu Uấtđơn-việt.

Hỏi: Vô lượng chánh thọ tư duy những gì?

Đáp:

Chúng sinh lạc, khổ, hỷ

Chúng sinh tưởng vô dư

Chuyển theo điều họ thích

Duyên vô lượng chúng sinh.

Đối với chúng sinh kia, muốn cho họ được vui. Tư duy như thế, nhập chánh thọ từ, đối với chúng sinh khổ thì than: “Khổ thay! Muốn cho họ thoát khổ”. Tư duy như thế, nhập chánh thọ bi. Vui vẻ đối với chúng sinh kia, tư duy như thế, rồi nhập chánh thọ hỷ. Nhưng chúng sinh kia không có tưởng khác. Tư duy như thế nhập chánh thọ xả.

Hỏi: Sức của từ không thể khiến chúng sinh khổ được vui. Vì sao chẳng phải điên đảo?

Đáp: Vì thiện, vì hy vọng sanh khởi, vì tương ưng với chánh tư duy, và vì trái với sân nhuế.

Duyên chúng sinh, nghĩa là duyên chúng sinh cõi Dục. Như đã nói: Nếu tư duy thành tựu trụ khắp cả một phương, thì đây là nói đồ chứa và vật chứa. Vì nghĩa này, nên phải biết vô lượng là vì duyên chúng sinh hữu lậu, duyên chung cùng khắp tất cả chúng sinh là bốn sinh, ngoài bốn sinh này, không còn có chúng sinh nào khác!

Lìa dục đắc, phương tiện đắc. Lìa dục đắc nghĩa là lúc lìa dục đắc rồi, về sau mới được phương tiện hiện ở trước.

Hỏi: Phương tiện là sao?

Đáp: Từ là từ thân thuộc mà khởi, là khi muốn khởi tâm từ, đối với tất cả chúng sinh lập ra ba phẩm: Nghĩa là trong thân, oán. Thân lại chia ra phẩm hạ, trung, thượng. Trước hết, đối với phẩm thượng thân, khởi hy vọng chân thật, nghĩa là cha mẹ và bậc tôn trọng khác, cho vì họ từ lâu đã mong mỏi theo thói ác, nên tâm lợi ích không đến, lại thâu giữ tâm tạo ra tưởng lợi ích. Như thế từ thân thượng cho đến thượng oán, được trụ bình đẳng gọi là thành tựu tâm từ chánh thọ, bi, hỷ cũng như thế. Xả từ phẩm trung khởi, nói rộng như thế. Danh: Nghĩa là duyên vô lượng chúng sinh, nên nói là vô lượng.

Thắng xứ nói có tám

Ba sắc trước bội xả

Và tám nhất thiết xứ

Tánh căn thiện vô tham.

Các căn thiện này phải biết là tánh vô tham, vì đối trị với tham, là ý giải tư duy hữu lậu.

Hỏi: Đây không phải là tánh căn thiện vô tham, vì sao lại nói quán, nói tưởng? Như Khế kinh nói: Trong tưởng sắc, ngoài quán sắc, nói rộng như thế.

Quán là tuệ, cho nên thắng xứ là tánh tuệ (A-tỳ-đàm giải thoát xứ nói: Thắng tri, thắng kiến, kiến tức là tuệ). Bối xả cũng nói quán sắc. Sắc là bối xả ban đầu, cho nên ba bối xả trước là tánh tuệ.

Tất cả xứ như thế, được nói là địa phổ cập một tưởng, cho nên tất cả xứ là tánh của tưởng, mà nói là tánh vô tham, thì không đúng?

Đáp: Tánh vô tham của các căn thiện này làm tăng tưởng tuệ. Thuyết kia nói “Kiến” và “Tưởng”, như niệm túc mạng và tưởng sắc vượt hơn, cho nên không có lỗi. Như tùy niệm trí của xứ từng diệt, vì niệm tăng nên nói sự nhớ nghĩ kia đã từng trải qua vô lượng sự, đó cũng là trí, như tưởng sắc vượt hơn là tánh tuệ. Vì tưởng tăng nên nói tưởng sắc vượt hơn.

Lại nữa, vì tưởng gần kề, cho nên nói như vậy, nói tưởng không có lỗi. Tuệ tưởng vô tham không lìa nhau: Một y, một hành, một duyên, một quả, một y quả. (Y quả, y này cũng là nghĩa tân nị. Quả tân nị đại khái có ba thứ:

  1. Từ nhân biến sinh.
  2. Từ nhân tự phần sinh.
  3. Từ báo nhân nơi thế lực khác sinh, nghĩa là sát sinh được sống lâu hay chết yểu).

Cho nên nói là một. Phải biết nói khác thì làm sao biết được tánh vô tham, vì đối trị với tham. Căn thiện đó, nên biết là đối trị tham: Nếu là tánh vô si, lẽ ra phải nói là tuệ đối trị si. Dù đối trị với tất cả phiền não, vì si rất gần, nên chẳng phải tham. Nếu tất cả xứ là tự tánh của tưởng, thì không phải là đối trị phiền não, vì không quyết định.

Cho nên, phải biết căn thiện này là tánh vô tham!

Nếu nói quyến thuộc kia

Thì là tánh năm ấm

Đây nói ba phương dựa

Cảnh giới, sắc cõi Dục.

Nếu nói quyến thuộc kia, thì là tánh năm ấm: Nghĩa là phải biết các căn thiện này và quyến thuộc là tánh của năm ấm.

Đây nói ba phương dựa, nghĩa là các căn thiện này, thân khởi ở ba phương, trừ châu Uất-đơn-việt, cũng chẳng phải phương nào khác. Vì sao? Vì các căn thiện này đối trị tham dục, chứ không phải cõi Sắc, cõi Vô Sắc có tham dục. Dù châu Uất-đơn-việt có tham dục, nhưng vì sức tuệ kém, cho nên không thể khởi căn thiện này. Các vị trời cõi Dục, dù có tham dục, nhưng vì tham đắm lạc, nên cũng không thể khởi các căn thiện này.

Cảnh giới, sắc cõi Dục: Nghĩa là các căn thiện này duyên với sắc cõi Dục: Hai bối xả đầu, bốn thắng xứ trước, tạo ra các tướng sanh bầm, v.v… chuyển đối với sắc nhập, chuyển hành bất tịnh, ngoài ra là chuyển hành tịnh, cho nên được làm thân niệm xứ.

Hỏi: Vì sao người tu hành kia duyên tướng tịnh của thọ?

Đáp: Vì thử nghiệm bất tịnh xem thành hay không thành. Người quán bất tịnh, sinh ra tâm biếng trễ, muốn nhiếp giữ, lại muốn tự quán biết được khả năng của mình, nên nghĩ rằng: “Dùng quán bất tịnh không khởi phiền não, chưa phải là điều lạ. Quán tịnh mà vẫn không khởi mới là việc lạ”. Lại vì biểu hiện căn thiện còn có chỗ có khả năng chịu đựng.

Sau cùng trong bối xả

Tâm bất tương ưng hành

Là nói hai cõi nương

Trước từ cõi Dục khởi.

Tâm bất tương ưng hành sau cùng trong bối xả: Nghĩa là bối xả của tưởng, thọ diệt là tánh của tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Tất cả tâm, tâm pháp diệt, vì sao nói là tưởng, thọ diệt?

Đáp: Vì hai sức này, khiến người tu hành, cảm thấy quá mỏi mệt đối với hai cõi. Vì sức của thọ cảm thấy nhọc nhằn đối với thiền. Vì sức của tưởng cảm thấy uể oải đối với Vô Sắc (về nghĩa thọ, tưởng như đã nói trong ấm).

Là nói hai cõi nương, nghĩa là thân hiện tiền ở cõi Dục, cõi Sắc, chứ chẳng phải cõi Vô Sắc. Vì sao? Vì chẳng phải tâm. Cõi Dục, cõi Sắc có sắc, cho nên tâm, tâm pháp của người kia diệt, mạng căn dựa vào sắc chuyển, Vô Sắc thì trong Vô Sắc. Nếu người kia, khi chánh thọ, tâm, tâm pháp diệt, mạng căn phải cắt đứt, vì không có nơi nương dựa nên chết chẳng phải chánh thọ, việc này không đúng! Vì trước từ cõi Dục khởi, chánh thọ Diệt tận, trước khởi từ cõi Dục rồi, lui sụt cõi đó, sinh cõi Sắc, lại lìa dục của cõi đó mà hiện ở trước.

Hỏi: Vì sao cõi Sắc, cõi Vô Sắc được khởi thiền đầu tiên, mà Vô Sắc chẳng phải chánh thọ Diệt tận?

Đáp: Vì thiền do ba việc nên khởi, nghĩa là do sức của nhân, sức của nghiệp và sức của pháp phương tiện.

Sức của nhân: Nghĩa là người kia đã từng khởi gần ở thiền. Sức của nghiệp: Nghĩa là đã tạo ra thọ nghiệp và trưởng dưỡng (có bốn pháp thọ nghiệp đã tạo ra mà còn trưởng dưỡng).

Sức của pháp phương tiện, nghĩa là như khi kiếp thành bại, ở cõi Vô Sắc sẽ khởi hai việc: Sức của nhân và sức của nghiệp. Không có sức của pháp phương tiện, vì kiếp kia không có thành bại. Chánh thọ Diệt tận từ sức nói mà khởi. Nói là cõi Dục, nghĩa là Phật và Thanh văn Ba-la-mật nói, cho nên thân cõi Dục kia có thể khởi ngay từ đầu, không phải thân khác. Ở cõi Dục, mỗi lần nhập chánh thọ không quá bảy ngày, vì thân đoàn thực. Nếu quá thì khi xuất định sẽ tiêu tan! Cõi Sắc một khi nhập chánh thọ thì trải qua kiếp Trụ.

Khác thì tánh bốn ấm

Nói ba cõi nương kia

Hoặc cảnh giới Vô Sắc

Và do duyên vô lậu.

Khác thì tánh bốn ấm: Nghĩa là công đức khác, là bốn bối xả hai, nhất thiết xứ, tánh bốn ấm, trừ sắc ấm, vì cõi kia là Vô Sắc. Nói ba cõi nương kia, nghĩa là công đức của ba cõi này hiện ở trước. Không xứ, không, xứ của bối xả, nhất thiết xứ, đầu tiên từ cõi Dục, cõi Sắc khởi (vì được xả sắc, vì tu không, nên đầu tiên từ sắc xứ khởi). Hoặc cảnh giới Vô Sắc, và do duyên vô lậu: Nghĩa là Không xứ, Nhất thiết xứ, không xứ địa duyên nơi bốn ấm. Thức xứ, nhất thiết xứ, thức xứ địa duyên nơi bốn ấm. Bối xả của không xứ duyên nơi bốn Vô Sắc và nhân kia. Cõi kia diệt tất cả phẩm tỷ trí. Bối xả của thức xứ duyên ba Vô Sắc. Còn lại như trên nói.

Bối xả của Vô sở hữu xứ duyên hai Vô Sắc. Ngoài ra như trên nói. Bối xả của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ tức duyên địa kia và nhân kia.

Cõi kia diệt tất cả phẩm Tỷ trí.

Đã nói tự tánh của căn thiện, nay sẽ nói: Thành tựu công đức.

Phải biết hoặc có thuyết

Thành tựu bốn vô lượng

Hoặc lại thành tựu ba

Bớt đi thì không đúng.

Nếu sinh cõi Dục, lìa dục cõi Dục và sinh Sơ thiền, Nhị thiền thì thành tựu bốn vô lượng. Nếu sinh đệ tam, đệ Tứ thiền thì thành tựu ba vô lượng, trừ hỷ. Tánh của hỷ căn ở sơ, Nhị thiền, chẳng phải địa trên.

Bớt đi thì không có.

Hoặc một cho đến tám

Thành tựu ở bối xả

Hoặc bốn cũng lại tám

Thành tựu ở thắng xứ.

Hoặc một cho đến tám, thành tựu ở bối xả: Nghĩa là có khi thành tựu một bối xả, có khi thành tựu cho đến tám.

Thành tựu một: Nghĩa là nếu sinh ở Biến tịnh, ái kia hết, Quả thật của ái chưa hết. Nếu sinh Thật quả thì đối với ái kia chưa hết. Nếu sinh ở Không xứ thì đối với ái kia chưa hết.

Thành tựu hai, nghĩa là nếu sinh cõi Dục và sinh ở Sơ thiền, Nhị thiền, thì đối với ái kia hết, ái của Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh ở Tam thiền, Tứ thiền thì ái cõi Sắc hết, ái của Không xứ chưa hết. Nếu sinh ở Không xứ thì ái của Không xứ hết, ái của Thức xứ chưa hết. Nếu sinh lên Thức xứ thì ái cõi đó chưa hết.

Thành tựu ba: Nghĩa là nếu sinh cõi Dục và Sơ thiền, Nhị thiền, thì ái của cõi trời Biến Tịnh hết, ái của cõi trời Thật Quả chưa hết. Nếu sinh ở Biến Tịnh và Thật Quả, thì ái của Không xứ hết, ái trên chưa hết. Nếu sinh Không xứ, Thức xứ, (vì vô lậu sinh lên cõi trên, không mất dưới. Sinh Thức xứ, thành tựu bối xả của Không xứ, tất cả đều như thế), thì ái của Thức xứ hết, ái trên chưa hết. Nếu sinh lên Vô sở hữu xứ, tức ái của xứ đó chưa hết.

Thành tựu bốn: Nghĩa là nếu sinh ở cõi Dục và Sơ thiền, Nhị thiền, thì ái cõi Sắc hết, ái của Không xứ chưa hết. Nếu sinh ở Tam thiền, Tứ thiền thì ái của Thức xứ hết, ái trên chưa hết. Nếu sinh ở Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, thì ái của Vô sở hữu xứ hết. Nếu sinh ở Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thì sẽ không được Tam-muội Diệt tận.

Thành tựu năm: Nghĩa là nếu sinh ở cõi Dục và Sơ thiền, Nhị thiền, thì ái của Không xứ hết, ái của Thức xứ chưa hết. Nếu sinh ở cõi trời Biến tịnh và cõi trời Quả Thật, thì ái của Vô sở hữu xứ hết, không được Tam-muội Diệt tận. Nếu sinh lên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thì sẽ được Tam-muội Diệt tận.

Thành tựu sáu: Nghĩa là nếu sinh ở cõi Dục và Sơ thiền, Nhị thiền, thì ái của Thức xứ hết, ái cõi trên chưa hết. Nếu sinh ở cõi trời Biến Tịnh và Quả Thật thì sẽ được Tam-muội Diệt tận.

Thành tựu bảy: Nghĩa là nếu sinh ở cõi Dục và Sơ thiền, Nhị thiền, thì ái của Vô sở hữu xứ hết, không được Tam-muội Diệt tận.

Thành tựu tám: Nếu sinh ở cõi Dục và Sơ thiền, Nhị thiền, thì sẽ được Tam-muội Diệt tận, đó là nói chung. Nếu bối xả hữu lậu: Nghĩa là địa dưới lìa dục, chưa sinh lên địa trên, thì đều thành tựu. Nếu vô lậu thì sinh lên địa trên, cũng thành tựu.

Hoặc bốn cũng lại tám, thành tựu ở thắng xứ, có khi thành tựu bốn thắng xứ, hoặc tám.

Thành tựu bốn: Nghĩa là nếu sinh cõi Dục và Sơ thiền, Nhị thiền, thì với ái của cõi đó hết, ái Biến Tịnh chưa hết. Nếu sinh Biến tịnh, thì ái của cõi đó hết và sinh Quả Thật.

Thành tựu tám: Nghĩa là nếu sinh ở cõi Dục và Sơ thiền, Nhị thiền, thì ái của Biến Tịnh sẽ hết.

Hoặc một cũng lại hai

Tám, chín cùng với mười

Phải biết tu hành kia

Thành tựu nhất thiết xứ.

Hoặc có khi thành tựu một nhất thiết xứ, hoặc hai, hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười.

Thành tựu một: Nghĩa là nếu sinh Không xứ, tức ái kia chưa hết và sinh Thức xứ.

Thành tựu hai: Nghĩa là nếu sinh Không xứ thì ái kia hết.

Thành tựu tám: Nghĩa là nếu sinh cõi Dục, cõi Sắc, thì ái của Biến Tịnh hết, ái của Quả Thật chưa hết.

Thành tựu chín: Nghĩa là nếu sinh cõi Dục, cõi Sắc, thì ái của Quả Thật hết, ái của Không xứ chưa hết.

Thành tựu mười: Nghĩa là nếu sinh cõi Dục, cõi Sắc, thì ái của Không xứ sẽ hết.

Đã nói về thành tựu, nay sẽ nói: Về tùy theo công đức của địa,

Năm thông ở bốn thiền

Căn bổn chẳng địa khác

Các trí như trước nói

Ba vô lượng, hoặc sáu.

Năm thông ở bốn thiền, căn bổn chẳng phải địa khác: Nghĩa là bốn căn bổn thiền thành tựu năm thông, chẳng phải địa khác, trừ lậu tận thông. Vì sao? Vì nhiếp thọ chi Tam-ma-đề.

Các trí như trước nói: Như phẩm Trí ở trước đã nói, tùy theo địa mà được.

Ba vô lượng hoặc sáu: Nghĩa là Trừ hỷ, vô lượng khác ở sáu địa: Vị lai, trung gian và bốn thiền căn bản. Hoặc có khi không muốn khiến ở vị lai. Hoặc lại nói Sơ thiền, Nhị thiền không khởi bi, hỷ, vì trái với căn.

Hỷ căn là tự tánh chuyển thọ hỷ hành. Bi là chuyển hành ưu. Thế nên, hỷ kia không tương ưng, như khổ, tập, nhẫn, trí là không đúng. Vì sao? Vì chuyển hành chân thật. Nếu nói khổ, tập, nhẫn, trí rất nhàm chán mà hành bi tương ưng với hỷ căn cũng như thế, thì thuyết kia có lỗi! Vì hỷ kia tư duy chân thật, vui mừng sinh ra bi, nghĩa là ý giải tư duy! Cho nên có lỗi.

Nói như thế: Nghĩa là dẫn dắt tư duy chân thật thì không có lỗi. Dù bi không phải tư duy chân thật, mà có thể dẫn dắt tư duy chân thật, cho nên không có lỗi (vì sự vui vẻ dứt được khổ, bi đến chung với hỷ).

Hỏi: Bi khác với đại bi thế nào?

Đáp: Bi là tánh vô nhuế. Đại bi là tánh vô si. Lại nữa, bi là chung cả Thanh văn, Duyên giác, còn đại bi thì không chung.

Lại nữa, bi thì năng bi, bất năng độ. Đại bi thì năng bi, năng độ.

Lại nữa, bi là duyên với chúng sinh khổ, đại bi là duyên với chúng sinh ba khổ. Bi duyên thân khổ, đại bi duyên khổ của thân tâm.

Hỏi: Vì sao gọi là đại bi?

Đáp: Vì độ chúng sinh có khổ lớn nên gọi là đại bi. Vì ban phát rộng lớn nên gọi đại bi. Vì nhiếp thọ số lớn chúng sinh, nên gọi Đại bi.

Vì Đại sĩ dấn thân vào nơi hiểm nạn lớn, nên gọi Đại bi.

Bốn thắng xứ trước kia

Cùng với hỷ vô lượng

Cũng hai bối xả đầu

Ở Sơ thiền Nhị thiền.

Bốn thắng xứ trước và hỷ v.v…, hai bối xả đầu là ở trong Sơ thiền, Nhị thiền, chẳng phải thiền nào khác. Đệ tam, đệ Tứ thiền dù có bối xả của Sơ, Nhị giống với căn thiện mà không kiến lập. Cho nên, cũng có bốn thắng xứ ban đầu, giống với căn thiện. Như Tu-đa-la nói: Từ cực đến Biến Tịnh, bi cực đến Không xứ, hỷ cực đến Thức xứ, xả cực đến Vô sở hữu xứ.

Có thuyết nói: Kinh này dùng tên vô lượng để nói Thánh đạo. Người được giáo hóa kia dùng tên vô lượng để nhập Thánh đạo. Lại nữa, đối trị giác chi kia, lấy tên vô lượng để nói, nghĩa là đệ Tam thiền đối trị giác chi dùng tên từ để nói. Như thế, cho đến Vô sở hữu xứ, đối trị giác chi, dùng tên xả để nói.

Lại nữa, lấy tên giống nhau để nói, nghĩa là từ là hành vui, lạc thọ, cho đến đệ Tam thiền. Bi là hành khổ, không xứ, quở trách, chuyển sắc. Hỷ là hành hân duyệt. Thức xứ là trụ duyệt thức. Xả là hành xả, Vô sở hữu xứ là nói xả.

Còn có bốn thắng xứ

Cùng với một bối xả

Cũng tám nhất thiết xứ

Là ở thiền trên hết.

Tịnh bối xả của bốn thắng xứ sau, tám nhất thiết xứ trước ở đệ Tứ thiền, chứ không phải địa dưới khác. Cũng có khi tịnh bối xả giống với căn thiện mà không kiến lập, vị bất tịnh làm hư hoại. Cũng có bốn thắng xứ sau giống như căn thiện, gọi là chánh thọ địa và nhất thiết xứ địa.

Chánh thọ của địa kia ở cõi Dục và bốn thiền. Nhất thiết xứ của địa ở đệ Tứ thiền, chứ chẳng phải thiền khác. Vì sao? Vì lìa tám sự não loạn.

Sắc dục, cõi Dục có hai thứ: Thân dục và tâm dục. Vì đối trị dục kia, nên Sơ thiền lập hai bối xả, bốn thắng xứ. Sắc dục của Sơ thiền cũng có hai thứ. Nhị thiền lập hai bối xả, vì Nhị thiền không có hai thứ sắc dục, Tam thiền không lập bối xả, vì vui niềm vui vượt hơn, nên không thể khởi các căn thiện này. Và nhất thiết xứ dùng bối xả kia để nhập thắng xứ, lấy thắng xứ để nhập nhất thiết xứ. Dùng bối xả đầu để nhập hai thắng xứ đầu, từ bối xả thứ hai, để nhập thắng xứ thứ ba, thứ tư. Dùng tịnh bối xả để nhập bốn thắng xứ sau, từ bốn thắng xứ sau lại nhập Nhất thiết xứ.

Khác tức gọi bối xả

Hai, tất cả cũng thế

Diệt tận ở sau cùng

Chín địa vô lậu khác.

Khác tức gọi bối xa: Nghĩa là Trừ Không xứ, chín đạo vô ngoại và tâm qua đời, thiện khác đều gọi là bối xả Không xứ. Đạo vô ngại hướng đến đệ Tứ thiền, tâm qua đời hướng đến sinh cho nên không lập bối xả. Phải biết, Vô Sắc khác cũng như thế.

Hai, nhất thiết cũng thế: Nghĩa là Không xứ, Thức xứ, Nhất thiết xứ, cũng tức là tên gọi.

Hỏi: Vì sao trên Thức xứ không lập Nhất thiết xứ?

Đáp: Vì người tu hành trước nhập quán bối xả, không thể tăng thắng. Sau đó nhập thắng xứ không có khả năng quán vô biên ý giải.

Về sau, nhập Nhất thiết xứ, quán vô biên ý giải sanh. Như vậy, vàng, đỏ, trắng cũng giống như thế. Tư duy sắc này nương tựa vào đâu? Quán dựa vào đại chủng địa, sau đó, nhập quán ý giải của vô biên địa. Các đại còn lại cũng như thế!

Người tu hành kia lại nghĩ rằng: Thế nào là thăng tiến? Đó là giác biết, tức trước nhập Không xứ, Nhất thiết xứ. Giác biết kia dựa vào đâu mà quán? Dựa vào ý thức. Người kia liền nhập Vô biên thức xứ Nhất thiết xứ. Sự nương dựa này lại không có chỗ nương tựa! Thế nên, trên đó không lập Nhất thiết xứ.

Diệt tận ở sau cùng: Nghĩa là chánh thọ Diệt tận gồm thâu trong hữu bậc nhất. Vì sao? Vì thuận theo tâm diệt, vì thứ lớp nhỏ dần nên dễ diệt.

Hỏi: Định Diệt tận không lẽ ra không thuộc về Hữu thứ nhất, Vì sao? Vì như đã nói, độ tất cả Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, tưởng, thọ diệt thành tựu trụ?

Đáp: Thuộc về đệ nhất hữu. Vì Đức Thế Tôn đã dùng đệ nhất hữu kia để độ các chánh thọ, và vì ái dục nên nói. Người học, vì độ chánh thọ trụ, nên nói. Người vô học, vì độ ái dục, nên nói.

Lại nữa, độ tất cả Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, đó là nói kiến đạo đoạn. Tưởng thọ diệt, đó là nói là tu đạo đoạn. Như vậy, từng tập, chưa từng tập, cộng, bất cộng, lìa dục đắc và phương tiện đắc, đều nêu biết vì vượt hơn, vì bất cộng, vì giới địa rốt ráo.

Hai bối xả nói là thân tác chứng. Chánh thọ Diệt tận và tâm nhập định là hữu lậu, vì thuận theo tâm diệt. Tâm xuất định hữu lậu, vô lậu. chánh thọ kia là phương tiện đắc, không phải lìa dục đắc. Nếu lui sụt, mà lại khởi nữa, thì sẽ được chưa từng được, chứ không phải đã từng được.

Chín địa vô lậu khác, nghĩa là nếu công đức vô lậu khác, thì đó là ba Tam-muội lậu tận có ở khắp chín địa, đó là bốn thiền, ba Vô Sắc, vị lai, trung gian. Tam-muội hữu lậu ở mười một địa, đó là chín địa này và cõi Dục, cũng là đệ nhất hữu.

Ba bối xả phải biết

Hữu lậu và vô lậu

Định, trí, chung đã nói

Ngoài ra, đều hữu lậu.

Ba bối xả phải biết hữu lậu và vô lậu: Nghĩa là bối xả của Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, nên biết hữu lậu cũng vô lậu.

Định, trí, chung đã nói: Nghĩa là định đã nói ở trước. Các trí, thần thông như phẩm Trí đã nói. Ngoài ra, đều hữu lậu, nghĩa là ba thông khác, vì giống với công xảo, vì thọ tự tướng của sắc, thanh. Vô lượng nghĩa là duyên theo chúng sinh.

Ba bối xả ban đầu của Nhất thiết xứ, thắng xứ, vì được tư duy giải, vì chánh thọ của đệ nhất hữu không nhạy bén, trái với tâm tướng của thọ, diệt, cho nên đều là hữu lậu.

Hỏi: Bối xả, thắng xứ, Nhất thiết xứ, có gì khác nhau không?

Đáp:

Là bối xả tánh kia

Năng hơn chỗ sở duyên

Vô gián đều đầy khắp

Danh như nói được độ.

Vì không hướng đến, nên nói là bối xả. Vì vượt hơn kia, nên nói là thắng xứ. Vì xứ vượt hơn, nên Đức Thế Tôn nói là thắng xứ. Dù không phải tất cả người tu hành đều có thể vượt hơn xứ kia, chỉ vì phiền não trong duyên không khởi, cũng gọi là thắng xứ. Vì vô biên ý giải, nên nói Nhất thiết xứ.

Lại nữa, căn thiện yếu kém nói là bối xả. Giữa nói là thắng xứ, trên nói là Nhất thiết xứ. Lại nữa, nhân nói bối xả, quả nói Nhất thiết xứ, nhân quả nói thắng xứ.

Đã nói tự tánh các công đức, thành tựu địa hữu lậu, vô lậu, nay sẽ nói: Về ba thứ thành tựu thiền Vô Sắc,

Chưa lìa dục phải biết

Thành tựu vị tương ưng

Lìa dưới, chưa đến trên

Thành tựu các định tịnh.

Chưa lìa dục phải biết, thành tựu vị tương ưng: Nghĩa là nếu địa kia chưa lìa dục, thành tựu vị tương ưng của địa kia.

Lìa dưới chưa đến trên, thành tựu các định tịnh, nghĩa là lìa dục của cõi Dục, chẳng phải Phạm thiên, thành tựu kia là Sơ thiền tịnh và công đức khác của địa Sơ thiền.

Người phàm phu, thành tựu tương ưng vị và tịnh, bậc Thánh thành tựu cả ba thứ.

Trên trụ, cần phải biết

Thành tựu vô lậu dưới

Phương tiện sinh công đức

Phải biết chẳng lìa dục.

Trên trụ cần phải biết, thành tựu vô lậu dưới, nghĩa là bậc Thánh sinh lên Phạm thiên, thành tựu Sơ thiền vô lậu và các công đức của thần thông Tam-muội vô lậu khác. Các công đức hữu lậu thì ràng buộc chỗ sinh. Vô lậu thì không ràng buộc. Cho nên, lìa chỗ sinh là xả công đức hữu lậu, chứ không phải vô lậu. Phải biết: Phương tiện sinh công đức, chớ không phải do người lìa dục.

Đã nói lìa dục của địa dưới, thành tựu các công đức. Phải biết được không hiện ra trước. Hiện ra trước, nghĩa là pháp kia không phải được do phương tiện lìa dục, đó là trí của thiên nhãn, thiên nhĩ, vì tánh vô ký này, nên không nhập tương ưng vị tịnh vô lậu. Cho nên, lúc được ba thứ thiền kia, không được tạo phương tiện xong rồi, mới hiện ở trước!

Hai trong sáu thông là vô ký, vì thuộc về đạo giải thoát. Bốn thông còn lại là thiện.

Hỏi: Công đức mà các phương tiện này được. Những gì là dứt phiền não? Những gì là không dứt phiền não?

Đáp:

Sơ thiền tịnh, căn bản

Cũng đồng một ràng buộc

Không thể dứt phiền não

Vô lượng cũng lại thế.

Sơ thiền tịnh căn bản, cũng đồng một ràng buộc, không thể dứt phiền não: Nghĩa là Sơ thiền tịnh căn bản, phiền não của địa mình, vì bị trói do một ràng buộc, nên không thể dứt phiền não. Lúc đạo thế tục của địa khác hiện ở trước, mới có thể lìa bỏ. Như người bị trói không thể tự mở. Thiền kia cũng như thế. Vì vị của địa mình bị nếm, nên không thể lìa bỏ. Như người bạn thân, thì dù kém vẫn không từ bỏ! thiền kia cũng như thế. Nếu các phiền não căn bản đối trị với thiền, phiền não đó sẽ dứt được. Nếu không dứt được, thì chẳng phải đối trị với thiền kia, cho nên thiền vô lậu đối trị phiền não.

Hữu lậu là phương tiện đoạn. Như thế cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Vô lượng cũng như thế, nghĩa là vô lượng không dứt phiền não, vì duyên chúng sinh. Pháp tướng, nghĩa là dứt phiền não.

Lại nữa, vì thuộc về đạo Giải thoát, thuộc đạo Vô ngại, nên dứt phiền não. Lại nữa, vì duyên hiện tại, nên duyên ba đời, nghĩa là dứt trừ phiền não, do đối trị khoảnh khắc. Trong Tu-đa-la của Đức Thế Tôn nói: Từ dứt sân nhuế, đối trị khoảnh khắc, là kiết tạm dừng nghỉ, như kỳ hạn rộng cho kẻ mắc nợ.

Phải biết năm bối xả

Cùng với tám thắng xứ

Cũng mười Nhất thiết xứ

Không thể dứt phiền não.

Không xứ, Thức xứ, Nhất thiết xứ và bối xả Phi tưởng Phi phi tưởng, không dứt phiền não là thuộc về căn bản của pháp này, như trước đã nói. Bối xả tưởng, thọ diệt vì trái với tâm, nên không dứt phiền não. Bối xả của sắc, thắng xứ, Nhất thiết xứ cũng không dứt phiền não, vì cảnh giới của tự tướng. Đạo cộng tướng mới dứt phiền não chứ không phải tự tướng.

Lại nữa, về tư duy ý giải, tư duy chân thật dứt trừ phiền não, không phải ý giải. Lại nữa, về tư duy giả tưởng thì tư duy không giả tưởng dứt phiền não.

Lại nữa, về cảnh giới sự thì tư duy không phải sự, dứt phiền não. Lại nữa, về đạo giải thoát gồm thâu thì thuộc về đạo vô ngại dứt phiền não.

Tám vị của hai mươi ba thứ chánh thọ tương ưng với tám tịnh, bảy vô lậu.

Hỏi: Mỗi tam-muội ấy, có bao nhiêu nhân?

Đáp:

Cái gọi định vô lậu

Mỗi định bảy thứ nhân

Nhân tương ưng vị, một

Là tịnh kia cũng thế.

Cái gọi định vô lậu, mỗi định bảy thứ nhân, nghĩa là Sơ thiền vô lậu xả nhân tự phần, cộng hữu, tương ưng với Sơ thiền vô lậu, đối với nhân tự phần của ba Vô Sắc của ba thiền vô lậu, như thế cho đến Vô sở hữu xứ, đó là nói chung. Đạo thuộc về Sơ thiền có sáu thứ:

  1. Tùy tín hành.
  2. Tùy pháp hành.
  3. Tín giải thoát.
  4. Kiến đáo.
  5. Thời giải thoát.
  6. Bất thời giải thoát.

Đạo Tùy tín hành có sáu thứ nhân. Đạo Tùy pháp hành có ba thứ nhân. Đạo Tín giải thoát có bốn thứ nhân. Đạo Kiến đáo có hai thứ nhân. Đạo Thời giải thoát cũng có hai thứ nhân. Đạo Bất thời giải thoát tức là nhân của bất thời giải thoát.

Nhân tương ưng vị, một: Nghĩa là nhân Sơ thiền tương ưng vị của Sơ thiền tương ưng vị, chứ không phải thiền khác. Nhân của Sơ thiền, vì không giống nhau nên không phải nhân của địa khác, vì nhân quả đoạn.

Tương ưng vị kia có năm thứ: Kiến khổ dứt cho đến tu đạo dứt, nhân của kiến khổ đoạn kiến khổ đoạn tất cả như thế.

Là tịnh kia cũng thế, nghĩa là nhân Sơ thiền tịnh, là Sơ thiền tịnh, không phải tương ưng vị, không phải vô lậu, vì không giống nhau. Không phải nhân tịnh của địa khác, vì ràng buộc của địa mình.

Sơ thiền tịnh có bốn thứ: Phần thối, phần trụ, phần thắng, phần quyết định. Phần thối kia có bốn thứ nhân, phần trụ có ba, phần thắng có hai, phần quyết định chỉ có phần quyết định, không phần khác, vì là kém. Phải biết, địa khác cũng như thế!

Hỏi: Mỗi thứ lớp sinh bao nhiêu thứ?

Đáp:

Vô Sắc, thiền vô lậu

Nghịch, thuận vượt thứ lớp

Thứ lớp sinh sáu thứ

Bảy, tám, chín và mười.

Sơ thiền vô lậu theo thứ lớp, sinh sáu thứ: Tịnh của địa mình và đệ nhị, đệ Tam thiền vô lậu cũng như thế!

Vô sở hữu xứ vô lậu theo thứ lớp sinh bảy: Địa mình hai, địa trên một, địa dưới bốn. Thứ lớp của đệ Nhị thiền vô lậu sinh tám: Địa mình hai, địa dưới hai, địa trên bốn.

Thứ lớp Thức xứ vô lậu sinh chín: Địa mình hai, địa trên ba, địa dưới bốn. Thứ lớp vô lậu khác sinh ra mười, thuộc về phẩm Tỷ trí. Thứ lớp của thiền Vô Sắc hiện ở trước, không phải thuộc phẩm Pháp trí. Phẩm Pháp trí nghĩa là địa dưới dựa vào địa dưới duyên, cho nên, Vô Sắc theo thứ lớp không hiện ở trước.

Từ sáu đến mười một

Là tịnh thứ lớp sinh

Kế sinh, hai đến mười

Tương ưng vị chẳng ba.

Từ sáu đến mười một, là tịnh thứ lớp sinh, nghĩa là tịnh Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thứ lớp sinh sáu thứ: vị địa mình tương ưng và tịnh. Bốn tịnh của địa dưới và vô lậu không phải tương ưng vị, vì lìa dục.

Theo thứ lớp, Sơ thiền tịnh sinh bảy: Địa mình ba, địa trên bốn. tịnh và vô lậu tịnh của Vô sở hữu xứ, thứ lớp sinh tám: Địa mình ba, địa trên một, địa dưới bốn. Thứ lớp tịnh của đệ Nhị thiền sinh chín. Thứ lớp của tịnh Thức xứ sinh mười, mười một khác, đấy nói là phương tiện đắc, lìa dục đắc, chẳng phải sinh đắc! Cho nên, không nói sinh đắc tương ưng vị của địa trên dưới.

Thứ lớp tịnh lúc mạng chung, sinh ra hết thảy địa tương ưng vị.

Hỏi: Những tịnh nào theo thứ lớp Sơ thiền sinh Thánh đạo?

Đáp: Đó là phần quyết định, nếu khác thì không nên lập ra bốn thứ!

Kế đến sinh hai đến mười, tương ưng vị chẳng phải ba, nghĩa là thứ lớp của Sơ thiền tương ưng vị sinh hai thứ: Tương ưng vị của địa mình và tịnh, không phải vô lậu, vì trái với phiền não. Không phải địa trên, vì chưa lìa dục. Chẳng phải ba, nghĩa là không sinh ba. Nếu nói ba thì không đúng!

Tương ưng vị của đệ Nhị thiền, theo thứ lớp sinh bốn: Địa mình hai trừ vô lậu, địa dưới hai: Tương ưng vị và tịnh sinh đắc, đó là đệ Nhị thiền vì sợ ái nên nương dựa. Sơ thiền tịnh tự giữ gìn, như Tu-đa-la nói: “Thà nương dựa sự nhàm lìa của Sơ thiền, đều tư duy chánh thọ, chứ không nương dựa đệ Nhị thiền mà tư duy kém”.

Đệ Tam thiền sinh năm: Địa mình hai, đệ Nhị thiền hai, Sơ thiền một.

Đệ Tứ thiền tương ưng vị sinh sáu. Không xứ bảy. Thức xứ tám, vô sở hữu xứ chín. Phi tưởng Phi phi tưởng xứ mười: Tự địa hai. Vô sở hữu xứ hai, tương ưng vị của địa dưới sáu, đó là thọ sinh phiền não.

Hỏi: Mỗi duyên có bao nhiêu thứ? Đáp:

Tịnh và thiền vô lậu

Duyên với tất cả địa,

Pháp hữu lậu địa mình

Sở duyên tương ưng vị.

Tịnh và thiền vô lậu duyên với tất cả địa: Nghĩa là tịnh và thiền vô lậu, duyên với tất cả địa, tất cả chúng vì cảnh giới rộng.

Phẩm vô lậu Tỷ trí kia duyên tám địa, phẩm Pháp trí duyên một địa. Căn thiện phương tiện duyên bốn đế. Pháp hữu lậu địa mình, đối tượng duyên tương ưng vị, nghĩa là Sơ thiền tương ưng vị duyên tương ưng vị của địa mình và tịnh, chứ không phải địa khác về nghĩa này phẩm Sử đã nói rộng. Không duyên vô lậu và địa khác.

Vô Sắc thì không duyên

Chủng hữu lậu địa dưới

Là thiện hữu căn bản

Cấu uế như thiền vị.

Vô Sắc thì không duyên hữu lậu chủng của địa dưới.

Là thiện, hữu căn bản: Nghĩa là căn bản tịnh Vô Sắc và vô lậu, không duyên pháp hữu lậu của địa dưới, vì lìa sắc tướng. Duyên địa mình và địa trên, nên nói là chẳng phải dưới. Phẩm Tỷ trí duyên vô lậu của địa dưới, nên nói không phải chủng hữu lậu, vì thuộc về phương tiện. Đạo vô ngại duyên địa dưới, nên nói là căn bản (Đạo thế tục dứt kiết, đạo vô ngại duyên địa dưới, đạo giải thoát duyên địa trên). Vị tương ưng duyên với địa mình, nên nói là hữu thiện.

Cấu uế như thiền vị, nghĩa là như thiền tương ưng vị, duyên vị tương ưng của địa mình. Vô Sắc cũng như thế!

Là cõi Sắc hữu dư

Các công đức vô lượng

Đây là duyên cõi Dục

Do bậc Tối thắng nói.

Các công đức của bốn vô lượng v.v… duyên cõi Dục như trước đã nói. Trừ thần thông nên nói các công đức vô lượng, v.v… Năm thần thông kia duyên cõi Dục, cõi Sắc. Đó là người Sơ thiền duyên Sơ thiền và cõi Dục, chẳng phải địa trên. Ngoài ra cũng như thế, tùy theo nghĩa kia mà nói. Thiền tịnh có ba thứ:

  1. Phiền não huân tập.
  2. Đạo huân tập.
  3. Bất huân tập.

Phiền não huân tập, đó là phần thối (Hữu lậu có tập khí phiền não, nên gọi là phiền não huân tập).

Đạo huân tập, nghĩa là đạo đã được huân tập, có nghĩa là huân tu, những cái khác chẳng phải huân tập.

Hỏi: Người kia năng huân tập những thiền nào?

Đáp:

Nếu huân tập các thiền

Là dựa đệ Tứ thiền

Vì ba địa ái hết

Tịnh cư chỉ Quả Thật.

Dựa vào đệ Tứ thiền huân tập Sơ thiền. Vì sao? Vì lìa được tám việc não loạn, vì đối với tất cả chỗ nương nhờ là hơn hết!

Có năm thứ huân tập: Hạ, trung, thượng, thượng trung, thượng thượng. Năm thứ này sinh năm thứ Tịnh cư. Địa dưới cũng có năm thứ huân tập. Vì đệ Tam thiền ái hết, địa dưới không sinh Tịnh cư, nên chỗ nương dựa kia hoặc khởi, hoặc không khởi, huân tập (khởi, không khởi là xuất định, không xuất định). Phương tiện là do đệ Tứ thiền vô lậu chảy rót đầy đủ chánh thọ. Sau đó là hữu lậu, kế là vô lậu, đối với sự chảy rót kia giản lược dần. Cho đến thứ lớp hai sát-na vô lậu, hai sát-na hữu lậu hiện ở trước.

Đây là phương tiện huân tập thiền hữu lậu, vô lậu thành. Nếu một sát-na vô lậu, một sát-na hữu lậu, lại một sát-na vô lậu đó, gọi là huân tập thiền thành có mười lăm tâm: Năm tâm hữu lậu, mười tâm vô lậu.

Hỏi: Vì sao huân tập thiền?

Đáp:

Hoặc có niệm chánh thọ

Hoặc sợ các phiền não

Hoặc lại ưa thọ sinh

Là đều nói theo nghĩa.

Huân tập thiền có ba nhân duyên: Niệm chánh thọ nghĩa là người tu hành ưa thích niệm chánh thọ, vì được trụ hiện pháp lạc. Sợ phiền não nghĩa là sợ lui sụt. Lạc thọ sinh nghĩa là ưa sinh Tịnh cư. Tín giải thoát kia có ba nhân duyên chánh thọ.

Kiến đáo có hai: Không sợ phiền não, không thối pháp.. Thời giải thoát cũng có hai: Không ưa sinh, trái với tất cả sinh.

Bất thời giải thoát chỉ có một: Ưa thích niệm chánh thọ, không sợ phiền não, không thối pháp. Không ưa sinh, vì trái với tất cả sinh. Huân tập thiền, tánh năm ấm. Hữu lậu và duyên bốn đế vô lậu. (Dùng vô lậu phân tán hữu lậu, như nghĩa rải hoa ở Chi-đề, gọi là huân tập). Như thế nói rộng, tâm vô lậu huân tập tâm hữu lậu, như rải hoa ở Chi-đề.

Hỏi: Đã nói ba thứ chánh thọ, làm thế nào được chánh thọ đó?

Đáp:

Lìa dục và thọ sinh

Mà có được thiền tịnh

Cấu uế, thối và sinh,

Vô lậu, chỉ lìa dục.

Lìa dục và thọ sinh, mà có được thiền tịnh: Nghĩa là hai thời gian của Sơ thiền tịnh, lúc lìa dục cõi Dục và khi ở địa trên mất, sinh Phạm thiên.

Hỏi: Khi lui sụt cũng đắc, đó là Sơ thiền lìa dục thối đắc, hay Sơ thiền thối phần căn thiện, vì sao không nói?

Đáp: Trong đấy nói tất cả tịnh, là trước không được mà được. Lúc lui sụt, căn thiện của phần thối dù trước không được mà được. Ba thứ khác thì trước đã thành tựu. (Trước mất một, được ba, nay mất ba, được một. Vì không phải trước kia đều không, nên chẳng phải tất cả không được mà được). Cho nên không nói. Từng có Sơ thiền tịnh lìa dục được lìa dục, xả lui sụt và thọ sinh cũng như thế chăng?

Đáp: Sơ thiền có phần lui sụt, khi cõi Dục lìa dục thì đắc, lúc Phạm thiên lìa dục thì xả (Lúc Phạm thiên lìa dục, vì được phần vượt hơn, nên xả phần thối ). Lúc Phạm thiên thối lìa dục thì đắc. Khi cõi Dục lui sụt lìa dục thì xả. Lúc địa trên mất, sinh lên Phạm thiên thì được. Khi Phạm thiên mất, sinh cõi Dục thì xả, cho đến Vô sở hữu xứ cũng như thế. Phi tưởng Phi phi tưởng do lìa dục đắc, chẳng phải sinh mà được địa vô thượng.

Thối cấu uế và sinh, nghĩa là Sơ thiền tương ưng vị lúc lui sụt: Thì được, đó là Sơ thiền lìa dục cõi Dục và Phạm thiên đẩy lùi triền. Sinh đắc nghĩa mất ở là địa trên, sinh cõi Dục và Phạm thiên như thế, cho đến Vô sở hữu xứ, Phi tưởng Phi phi tưởng chỉ có lui sụt thì được.

Vô lậu chỉ lìa dục: Nghĩa là Sơ thiền vô lậu lìa dục thì đắc, đó là bậc Thánh lìa dục cõi Dục. Đây là nói người theo thứ lớp. Nếu dựa vào Sơ thiền vượt lên ly sinh, cũng được, cho đến tất cả địa cũng như thế! Hỏi: Các công đức này dứt trừ những phiền não nào?

Đáp:

Vô lậu dứt phiền não

Và chánh thọ trung gian

Tất cả định trung gian

Tương ưng với xả căn.

Vô lậu dứt phiền não, nghĩa là tám địa Sơ thiền của căn bản vô lậu đối trị Phiền não, cho đến Vô sở hữu xứ hai địa đối trị phiền não.

Và chánh thọ trung gian: Nghĩa là chánh thọ trung gian gọi là đạo phương tiện, đó là dứt trừ phiền não của địa dưới, cho đến chưa lìa dục của địa dưới, không được chánh thọ căn bản. Ngoài ra, chẳng phải đối trị.

Tất cả định trung gian tương ưng với xả căn, nghĩa là tất cả đạo phương tiện tương ưng với xả căn, vì chưa được, nên không sinh vui vẻ.

Hỏi: Như đã nói địa trên không có thân thức, nếu lúc địa trên muốn mắt thấy, tai nghe, thân xúc chạm thì họ làm sao thấy, nghe, xúc?

Đáp: Ở Phạm Thế, thức hiện ra trước.

Hỏi: Vì sao địa trên không có thức này?

Đáp: Ở trước đã nói, vì giác, quán ở địa trên chẳng có phần, nên không có ba thức thân ấy. Địa trên muốn thấy, nghe xúc, thức của Sơ thiền hiện ở trước thì sẽ thấy, nghe xúc, chẳng phải cõi Dục, chẳng phải tu quả.

Hỏi: Thành tựu vào lúc nào?

Đáp:

Theo thức hiện ở trước

Địa trên thì thành tựu

Xả thì không thành tựu

Vì tâm lực yếu kém.

Cho đến thức này hiện ở trước, hoặc nhãn thức, hoặc nhĩ thức, hoặc thân thức thành tựu lúc ấy, thì tâm sẽ yếu kém, vô ký không ẩn mất, cho nên, sát-na thành tựu, từ thức kia khởi rồi không tùy chuyển.

Hỏi: Đã biết thiện, cấu uế, lúc chánh thọ được và các thức thành tựu, hóa tâm kia làm sao được cùng lúc, và được bao nhiêu tâm?

Đáp:

Thọ sinh và lìa dục

Được là các hóa tâm

Hai, ba cùng với bốn

Cũng năm, được cùng lúc.

Có hai nhân duyên được hóa tâm: Thọ sinh và lìa dục. Hoặc được ngay hai, ba, bốn năm thọ sinh: Nghĩa là địa trên mất, sinh Phạm thiên, bấy giờ được hai tâm của Sơ thiền: Cõi Dục và Sơ thiền. Nếu sinh Nhị thiền sẽ được ba tâm: Cõi Dục, Sơ thiền, và địa mình. Sinh Tam thiền được bốn tâm: Địa dưới ba, địa mình một. Nếu sinh Tứ thiền sẽ được năm tâm: địa dưới bốn, địa mình một, đấy là nói thọ sinh đắc.

Lìa dục: Nghĩa là lìa dục của cõi Dục được hai tâm, như trước nói. Sơ thiền lìa dục được ba tâm, Nhị thiền lìa dục được bốn tâm, Tam thiền lìa dục được năm tâm, cho nên nói: Hoặc một sát-na được hóa tâm mà không dứt, lúc lìa dục cõi Dục, sau cùng là đạo vô ngại, tạo ra bốn trường hợp:

1. Được mà không dứt, đó là địa Sơ thiền, hóa tâm của quả Sơ thiền (khi lìa dục cõi Dục, được hóa tâm của quả Sơ thiền, tâm này bị kiết Sơ thiền ràng buộc nên không dứt ).

2. Dứt mà không được, nghĩa là cõi Dục hóa tâm của quả đệ nhị, đệ tam, đệ Tứ thiền (hóa tâm của ba địa, là pháp cõi Dục, bị phiền não cõi Dục trói buộc. Lìa dục cõi Dục, cắt đứt được trói buộc. Vì Sơ thiền chưa lìa dục, nên không được).

3. Vừa được, vừa dứt, nghĩa là hóa tâm của quả Sơ thiền cõi Dục.

4. Không được, không dứt: Nghĩa là các hóa tâm khác, cho đến đệ

Tam thiền lìa dục, theo nghĩa đó mà nói.

Với mười bốn hóa tâm này, cõi Dục bốn, cõi Sắc mười. Hóa tâm của cõi Dục kia hóa làm các Hóa của cõi Dục. Hóa tâm của cõi Sắc, hóa thành các hóa của cõi Sắc, vì là phần mình. Tám thứ hóa tâm kia, sinh cõi dục hóa, cõi dục hóa, thân mình và thân người, như thế, cõi Sắc sinh cõi Sắc cũng như vậy.

Cõi Dục hóa bốn nhập, cõi Sắc hóa hai nhập. Vì sao? Vì không hóa căn, cho nên hóa vô tâm. Mỗi tâm biến hóa hoặc một hoặc nhiều, nhưng chỉ một địa.

Trụ thần túc có thể khiến trụ, dù hóa của Niết-bàn là tùy chuyển, như Tôn giả Đà-Phiếu nhập Niết-bàn xong, hóa lửa đốt thân. Tôn giả Đại Ca-diếp, toàn thân trụ lâu. Đức Thế Tôn hóa giáo, hóa phi phần, Phật sự hoàn thành, nên sau khi nhập Niết-bàn không lưu hóa.

Hỏi: Vì hóa của tu tuệ cũng sinh tuệ chăng?

Đáp: Cũng sinh tuệ (vì lui sụt sinh, được hóa tâm, trước do lìa dục mà được tu tuệ, là tuệ do hóa tâm của thiên ma là sinh ra), như ma hóa thành thân Phật. Ma thiên nữ hóa thân, đi đến chỗ Phật, hoặc hóa ra thức ăn để con người dùng, hoặc hóa người chủ vốn muốn tự nuôi thân, thức ăn kia liền hiện ra, và được tiêu hóa trong thân của hóa chủ! Nếu vốn không muốn nuôi thân, thì thức ăn nọ chỉ gom nhóm ở chỗ người biến hóa.

Hỏi: Thành tựu bao nhiêu thứ hóa tâm?

Đáp:

Hoặc có hai, ba, bốn

Năm, bảy cùng với chín

Thêm ba, hoặc cũng năm

Như thế thành hóa tâm.

Nếu sinh cõi Dục, ái dục hết, ái Phạm thiên chưa hết và sinh Phạm thiên, với ái kia chưa hết, là thành tựu hai. Nếu sinh đệ Nhị thiền, đối với ái kia chưa hết, là thành tựu ba. Nếu sinh đệ Tam thiền, đối với ái kia chưa hết, là thành tựu bốn. Nếu sinh ở đệ Tứ thiền là thành tựu năm. Nếu sinh cõi Dục và Phạm thiên, ái của Phạm thiên hết, ái của Nhị thiền chưa hết, thì cũng thành tựu năm. Nếu sinh Nhị thiền, ái Nhị thiền hết, ái của Tam thiền chưa hết, là thành tựu bảy, nói rộng như thế. (Nên nói chín và thêm ba, năm. Ái của đệ Tứ thiền hết, sinh đệ Tam thiền, sinh đệ Nhị thiền, lại thêm ba, sinh Sơ thiền lại thêm năm).

Hỏi: Nếu hóa của cõi Dục, quả của Sơ thiền và hóa của địa Sơ thiền, quả của Sơ thiền, có gì khác nhau không?

Đáp: Cõi Sắc, vì là cõi vượt hơn cho nên hơn. Và quả đệ Nhị thiền cõi Dục, quả Sơ thiền cõi Sắc, cõi Dục khứ thắng, có khả năng đến Nhị thiền nên nói là khứ thắng, cõi Sắc giới thắng, tất cả hóa đều nói như thế. (Lìa dục được hóa tâm và phương tiện được hóa tâm, đều có mười bốn thứ, lúc địa trên sinh xuống địa dưới, trước là do lìa dục mà được mười bốn thứ).