LUẬN TẠP A TỲ ĐÀ TÂM
Tác giả: Tôn giả Pháp Cứu
Hán dịch: Tam Tạng Tăng già Bạt Ma, người Thiên Trúc, Đời Lưu Tống
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

Phẩm 2: HÀNH

Đã nói các pháp trụ tự tướng, nay sẽ nói pháp sinh. Nếu vì các pháp gồm thâu tự tánh, nghĩa là cho do tự lực sinh thì không đúng. Vì sao?

Rốt ráo không thể sinh

Vì dụng lìa đồng bạn

Nhờ Năng lực các duyên

Các pháp mới được sinh.

Rốt ráo không thể sinh, vì dụng lìa đồng bạn, nghĩa là vì tự tánh của các hành yếu kém nên không thể tự sinh.

Hỏi: Nếu không tự sinh, thì phải làm thế nào để sinh?

Đáp:

Năng lực tất cả duyên

Các pháp mới được sinh.

Như người và thuyền nhờ nhau mới được qua bên kia sông. Do sức của tâm, tâm pháp kia lần lượt phát sinh. Thâu nhận cảnh giới cũng như vậy, trước phải nói đến tâm, tâm pháp do bạn sinh ra

Nếu lúc tâm kia khởi

Tâm này phải cùng có

Các nhóm tâm pháp thảy,

Và hành bất tương ưng.

Các hành lần lượt làm nhân cho nhau sinh ra tâm kia, hoặc nương, hoặc duyên, hoặc sát-na sinh, nhóm tâm pháp v.v… kia sinh.

Hỏi: Nhóm tâm pháp, v.v… là thế nào?

Đáp:

Tưởng, dục và xúc tuệ

Niệm, tư, với giải thoát

Ức, định cùng với thọ

Đây nói nhóm tâm thảy.

Tưởng nghĩa là giữ lấy hình tượng, diện mạo của cảnh giới. Dục nghĩa là đối với duyên dục thọ. Xúc nghĩa là nương duyên tâm hòa hợp sinh ra cảnh giới xúc. Tuệ nghĩa là đối với duyên, quyết định xét kỹ. Niệm nghĩa là đối với duyên ghi nhớ không quên. Tư nghĩa là công đức và lỗi ác đều trái nhau, tâm tạo tác chuyển biến. Giải thoát nghĩa là đối với duyên, khởi lên tưởng nhận lấy, hạn lượng của nó, việc ấy phải như vậy. Ức nghĩa là đối với duyên, phát sinh giác ngộ. Định nghĩa là thọ duyên không rối loạn. Thọ nghĩa là tiếp nhận cảnh giới đáng ưa, không đáng ưa, đều trái nhau về thọ nhận cảnh giới.

Lúc tất cả tâm sinh

Bậc Thánh nói là sinh

Đồng chung một duyên hành

Cũng lại thường tương ưng.

Tất cả tâm thiện, bất thiện, vô ký của mười pháp này đều sinh ra đại địa có thể được, nên nói là địa đại. Đồng chung một duyên hành, nghĩa là tất cả tâm đồng chuyển một duyên, không lìa nhau, không có hai quyết định, cũng lại thường tương ưng, lần lượt cùng có và cùng sinh khởi với chúng, đều thường tương ưng, để làm một việc.

Hỏi: Sự tương ưng có nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa bình đẳng là nghĩa tương ưng.

Hỏi: Tâm pháp hoặc nhiều, hoặc ít, làm sao nghĩa bình đẳng là nghĩa tương ưng được?

Đáp: Vì việc bình đẳng, nếu trong một tâm có một tưởng, hai thọ thì không phải là nghĩa tương ưng, vì một tâm, một tưởng sinh. Tâm pháp khác cũng vậy. Vì lý do này nên nghĩa bình đẳng là nghĩa tương ưng. Lại nữa, các nghĩa bình đẳng về thời, nương dựa, hành, duyên là nghĩa tương ưng. Thời bình đẳng nghĩa là thời gian một sát-na sinh ra. Nương bình đẳng nghĩa là nếu tâm dựa vào mắt sinh tâm thì pháp cũng vậy. Hành bình đẳng nghĩa là nếu tâm hành màu sanh sinh ra thì tâm pháp cũng vậy. Duyên bình đẳng nghĩa là nếu tâm duyên sắc mà sinh thì tâm pháp cũng duyên sắc. Cho nên nói là thường tương ưng.

Đã nói tâm pháp có mặt ở tất cả, nay sẽ nói tâm pháp không có mặt ở tất cả.

Các căn có hổ thẹn

Tín, ỷ, không buông lung.

Bất hại, tinh tiến, xả

Chung tất cả tâm thiện.

Các căn là hai căn thiện: Không tham và không sân. Đối với sự sống và tiền của, vật dụng dứt bỏ tâm tham đắm, gọi là không tham. Đối với số phi chúng sinh và phi chúng sinh, hoại bỏ tâm giận dữ, gọi là không sân. Đối với các lỗi lầm, tự cảm thấy nhàm chán chính mình, gọi là hổ. Đối với mọi lỗi lầm cảm thấy xấu hổ đối với người khác gọi là thẹn. Đối với Tam bảo, bốn đế, tâm được thanh tịnh gọi là Tín. Thân, tâm đều lìa ác gọi là ỷ tức (khinh an). Thực hành phương tiện thiện, tránh xa mọi việc xấu ác, không làm, gọi là không phóng dật. Không lấn áp, bức bách người gọi là không hại. Dứt trừ điều ác đang khởi, chưa khởi, sinh ra điều thiện đang khởi, chưa khởi, muốn dùng phương tiện siêng năng tu không ngừng nghỉ, gọi là tinh tiến. Tâm bình đẳng gọi là xả.

Mười pháp thiện này chung cho tất cả tâm thiện. Nếu ý thức tương ưng với năm thức hữu lậu, vô lậu tương ưng với ý thức, thì vì sự tương ưng đó, nên nói là địa đại thiện. Đã nói đại địa thiện, nay sẽ nói về địa đại phiền não.

Hiểu tà, nhớ bất chánh

Trí không thuận, thất niệm

Bất tín, biếng nhác, loạn

Vô minh, trạo, buông lung.

Hiểu biết điên đảo gọi là tà giải, thọ nhận cảnh giới bất chánh gọi là nhớ nghĩ bất chánh. Quyết định điên đảo gọi là trí bất thuận. Ghi nhận sai quấy, quên mất gọi là thất niệm. Tâm bất tịnh đối với Tam bảo, bốn đế gọi là bất tín. Không dứt trừ điều ác đang khởi, chưa khởi, không sinh việc thiện đang khởi hay chưa khởi, không siêng năng vận dụng phương tiện gọi là biếng nhác. Bị lôi cuốn do cảnh giới, phân tán theo các duyên gọi là loạn. Mé trước, v.v… không biết gọi là vô minh, tâm chao động không ngừng dừng nghỉ gọi là trạo cử, lìa phương tiện tạo thiện gọi là buông lung.

Đại địa phiền não mười

Tất cả tâm cấu uế

Vô tàm và vô quý

Nói đại địa bất thiện.

Đại địa phiền não mười, tất cả tâm nhiễm ô, nghĩa là tà giải thoát này gồm có mười pháp, tất cả tâm nhiễm ô đều có, nghĩa là năm thức thân và ý thức địa của cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Cho nên nói là địa đại phiền não.

Hỏi: Thùy miên cũng đi chung với tất cả tâm nhiễm ô, tại sao không lập nó là đại địa phiền não?

Đáp: Vì thuận với chánh thọ, nghĩa là chúng sinh thùy miên mau phát ra định, nên không lập. Nếu là đại địa, đại địa phiền não kia nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Hoặc có đại địa không phải là địa đại phiền não, nghĩa là thọ, tưởng, tư, xúc, dục.

2. Hoặc có đại địa phiền não không phải là đại địa, nghĩa là bất tín, biếng nhác, vô minh, trạo cử, buông lung.

3. Hoặc đại địa cũng là đại địa phiền não nghĩa là nhớ nghĩ giải thoát, nhớ nghĩ định, tuệ.

4. Hoặc không phải đại địa, không phải địa đại phiền não, tức trừ các trường hợp trên.

Đã nói đại địa phiền não, nay sẽ nói đại địa bất thiện.

Vô tàm và vô quý

Gọi đại địa bất thiện.

Nghĩa là đối với các lỗi lầm của mình không tự nhàm chán gọi là vô tàm (không hổ). Đối với những điều xấu ác, không hổ thẹn với người, gọi là vô quý (không thẹn). Hai pháp này hoàn toàn bất thiện vì tương ưng với tất cả tâm bất thiện, cho nên xếp vào đại địa bất thiện.

Đã nói địa đại bất thiện, nay sẽ nói đại địa tiểu phiền não.

Phẫn, hận, cuống, san, tật

Não, siểm, phú, cao, hại

Các phiền não như vậy

Nói là tiểu đại địa.

Đối với việc lợi ích, không lợi ích nên làm mà không làm, không nên làm lại làm, giận dữ nối tiếp nhau sinh ra, gọi là phẫn. Đối với việc đáng ham muốn, mà không ham muốn, nên làm lại không làm, không nên làm lại làm, giận nối tiếp nhau sinh ra gọi là hận. Vì khi dễ người kia nên tỏ vẻ kính thờ gọi là cuống. Tiếc nuối của cải, giáo pháp gọi là san. Đối với lợi dưỡng, cung kính, danh dự, công đức của người, tâm không chịu đựng nổi, sanh tâm ganh ghét, gọi là tật. Đối với việc không nên mong muốn lại mong muốn, trái với tâm tư duy, nên nóng nảy, gọi là não. Che giấu tự tánh dua mịnh, thuận theo thời, tiện nghi goi là siểm. Vì danh lợi nên tự che giấu lỗi ác gọi là phú. Gây trở ngại cho dòng họ người khác bằng của cải giàu có, sắc lực, phạm hạnh, giữ giới, trí tuệ, chánh nghiệp, tâm tự thị, gọi là cao. Muốn ép ngặt người gọi là hại. Mười pháp trên đây gọi là đại địa tiểu phiền não vì không có chung, do tu đạo dứt trừ, không phải kiến đạo dứt trừ, ở ý địa không ở năm thức, chẳng phải một tâm cùng sinh. Vì hiện hành đều khác nhau, nghĩa là có một thì không có hai.

Hỏi: Đại địa thiện, đại địa phiền não với đại địa bất thiện, đại địa tiểu phiền não khác nhau ở điểm nào?

Đáp: Đại địa có bốn loại: thiện, bất thiện, vô ký ẩn mất (hữu phú vô ký) và vô ký không ẩn mất (vô phú vô ký), đại địa thiện chỉ có thiện. Đại địa phiền não có hai thứ: bất thiện và vô ký ẩn mất. Đại địa bất thiện chỉ có bất thiện. Trong đại địa tiểu phiền não thì cuống, siểm, cao có hai loại bất thiện và vô ký ẩn mất, ngoài ra hoàn toàn bất thiện.

Trong phẩm tâm bất thiện

Tâm pháp hai mươi mốt

Dục ba, kiến giảm một

Hai kiến trừ ba thứ.

Trong phẩm tâm bất thiện, tâm pháp hai mươi mốt: bất thiện nghĩa là phiền não cõi Dục tương ưng, trừ thân kiến, biên kiến, vì chuyển thành quả không ưa thích nên gọi là bất thiện. Bất thiện có tám thứ: tham, sân, mạn, nghi, tà kiến, kiến thủ, giới thủ vô minh bất cộng và tương ưng với bảy thứ đó. Tâm tham, sân, mạn, nghi kia có hai mươi mốt pháp cộng sinh mười địa đại và mười pháp là biếng nhác, vô minh, bất tín, buông lung, trạo cử, thùy miên, giác, quán, không hổ, không thẹn.

Dục ba, kiến bớt một, nghĩa là tà kiến, kiến thủ, giới thủ của cõi Dục. Tâm tương ưng với các kiến đó có hai mươi pháp cộng sinh, trừ tuệ.

Hai kiến trừ ba thứ, nghĩa là trừ thân kiến, biên kiến của cõi Dục. Tâm tương ưng với các kiến đó có mười tám pháp cộng sinh trừ tuệ và vô tàm vô quý. Các pháp khác như trước đã nói. Trừ không hổ, không thẹn, vì hoàn toàn bất thiện, không có hai tuệ, vì sử, kiến tức là tuệ.

Hai mươi hai dục thiện

Bất cộng có hai mươi

Vô ký nói mười hai

Hối miên đều tăng thêm.

Dục thiện nghĩa là tâm tịnh của cõi Dục chuyển thành quả ái có ba loại: sinh đắc và văn, tư. Tâm kia có hai mươi hai pháp cùng sinh là mười đại địa, mười thiện đại địa thiện giác, quán.

Bất cộng có hai mươi là bất cộng tức tâm kia chỉ có một, phiền não vô minh có hai mươi tâm pháp cộng sinh, trừ một phiền não.

Vô ký nói mười hai nghĩa là tâm vô ký không ẩn mất của cõi Dục

có bốn loại: Báo sinh, oai nghi, công xảo và tâm biến hóa. Bốn thứ tâm vô ký kia với mười hai tâm pháp cộng sinh mười đại địa giác quán.

Hối miên đều tăng thêm, nghĩa là tâm theo đuổi, biến đổi gọi là hối, là thiện, bất thiện, vô ký, là hối tiếc, ghét bỏ trong phẩm tâm kia, ngoài ra như trước đã nói. Phải biết hối có ba thứ thiện, bất thiện và vô ký không ẩn mất, vì không phải tự lực khác. Người của Tỳ-bà-sa nói: Bất dục khiến cho hối có vô ký, vì hối rất nhanh nhẹn, nhạy bén. Miên nghĩa là thân tâm mờ tối, cảnh giới duyên hời hợt gọi là miên. Tất cả năm phẩm tâm cùng sinh kia, tức tâm phẩm đó tăng thêm tùy miên.

Nếu hối, miên cùng sinh thì trong ba phẩm sẽ thêm hai.

Hỏi: Đây là nói tâm cõi Dục, còn tâm cõi Sắc thế nào?

Đáp:

Sơ thiền lìa bất thiện

Ngoài ra như dục hữu

Thiền trung gian trừ giác

Với quán trên cũng vậy.

Sơ thiền không có bất thiện, ở thiền đó có bốn phẩm tâm: thiện, bất cộng, vô ký ẩn mất và vô ký không ẩn mất. Các phẩm tâm này trừ vô tàm vô quý, các tâm còn lại như đã nói ở cõi Dục.

Hai mươi hai phẩm thiện kia, ái, mạn, nghi cùng sinh có mười chín: năm kiến và cùng sinh bất cộng có mười tám, vô ký không ẩn mất có mười hai, vì không hổ, không thẹn hoàn toàn bất thiện. Cõi Sắc, Vô Sắc kia không có hối, miên.

Thiền trung gian trừ giác, ngoài ra như đã nói ở Sơ thiền. Đối quán trên, cũng vậy, nghĩa là ở thiền thứ hai, ba, tư và cõi Vô Sắc đều không có quán. Đã nói về tâm, tâm pháp có sức hạn phát sanh, bây giờ sẽ nói về sắc.

Cực vi ở bốn căn

Mười thứ phải nên biết

Thân căn chín, còn tám

Nghĩa là địa có hương.

Cực vi ở bốn căn, mười thứ cần phải biết, nghĩa là bốn căn có mười thứ cực vi cộng sinh bốn đại: Sắc, hương, vị, xúc; Nhãn căn, thân căn, nhĩ, tỷ, thiệt căn cũng vậy.

Thân căn chín: Nghĩa là thân căn khác có chín loại, kia chỉ có chủng loại của thân căn, ngoài ra như trước đã nói. Trừ tám nghĩa là lìa bỏ tám thứ cực vi của căn, sắc, hương, vị, xúc.

Hỏi: Các cực vi này là nói ở giới nào?

Đáp: Cực vi này là nói ở địa có hương. Cực vi trong cõi Dục hợp với hương, hương và vị không lìa nhau, hễ có hương là có vị. Cực vi cõi Sắc vì không có cách ăn vốc, nên lìa hương, vị. Cực vi của bốn căn cõi Sắc có tám thứ. Cực vi của thân căn khác có bảy thứ, cực vi ngoài có sáu thứ.

Hỏi: Nếu cực vi của nhãn căn có mười loại thì vì sao không phải mắt tức là sắc mà tức là thứ khác, như vậy thì tánh của pháp là tạp loạn, trái với A-tỳ-đàm, vì A-tỳ-đàm nói nhãn căn thuộc về một giới, một nhập, một ấm?

Đáp: Có hai thứ cực vi: sự cực vi và tụ cực vi. Sự cực vi nghĩa là cực vi của nhãn căn, tức là cực vi của nhãn căn. Cực vi khác đều nói việc mình, vì là sự cực vi.

A-tỳ-đàm nói nhãn căn thuộc về một giới, một nhập, một ấm. Còn tụ cực vi là gồm rất nhiều sự, là tụ cực vi nói ở đây. Vì trụ nơi tự tướng nên pháp tướng không lẫn lộn, như pháp tương ưng với tâm, tướng của chúng đều khác nhau, không bị lẫn lộn. Sự cực vi kia cũng vậy. Cực vi này có bốn nghĩa xa, sẽ nói trong phẩm này.

Hỏi: Ở trước đã nói nếu tâm sinh thì tâm pháp cùng sinh và hành bất tương ưng, trong đó đã nói tâm pháp rồi, còn tâm bất tương hành ra sao?

Đáp:

Tất cả pháp hữu vi

Sinh, trụ và dị diệt

Pháp này có bốn tướng

Lần lượt làm cho nhau.

Tất cả pháp hữu vi: sinh, trụ và dị, diệt: Nghĩa là tất cả pháp hữu vi có bốn tướng sinh, trụ, dị, diệt. Vì khởi trong đời nên sinh, đã khởi lập việc của mình nên trụ, đã trụ mà uy lực suy yếu nên đổi khác (dị), vì đã đổi khác và hư hoại nên diệt. Tướng này là nói hành bất tương ưng với tâm.

Hỏi: Nếu tất cả pháp hữu vi có bốn tướng thì lẽ ra tướng lại có tướng phải chăng?

Đáp: Tướng này cũng có bốn tướng, tức tướng này cùng sinh, sinh sinh, trụ trụ, dị dị, diệt diệt.

Hỏi: Nếu vậy thì là vô cùng sao?

Đáp: Lần lượt làm cho nhau, tùy nhau, lần lượt cho nhau, sinh nhau, chẳng phải không cùng. Sinh trước, sinh ra sinh sinh, sinh sinh sinh ra sinh trước. Như vậy trụ trong trụ trụ, các thứ đều trụ lẫn nhau. Dị dị rồi lại dị, các thứ đều dị lẫn nhau. Diệt, diệt rồi lại diệt, các thứ đều diệt lẫn nhau.

Hỏi: Tùy nhau, lần lượt lẫn nhau, làm lẫn nhau thì tướng trước có bao nhiêu pháp?

Đáp:

Phải biết bốn tướng trước

Mỗi tướng đều tám pháp

Tướng tùy cũng nên biết

Mỗi tướng chỉ một tướng.

Bốn tướng trước, mỗi tướng thành tám pháp, nghĩa là sinh trước, trừ tự mình sinh tám pháp, ba tướng có bốn tướng tùy và pháp kia. Trụ: Trừ tám pháp tự mình trụ. Dị: trừ tám pháp dị của mình. Diệt: trừ tám pháp diệt của mình. Ba tướng, bốn tùy tướng và tự tánh của pháp đó, vì không tự làm. Tự tánh không tự diệt, như đầu ngón tay không tự xúc chạm.

Hỏi: Tùy tướng có bao nhiêu pháp?

Đáp: Tùy tướng lẽ ra cũng như tướng tướng chỉ có một tướng. Bốn tùy tướng này đều là một pháp. Tùy sinh sinh tiền sinh, tùy trụ trụ và tiền trụ, tùy dị dị tiền dị, tùy diệt diệt tiền diệt.

Đã nói các hành lần lượt sinh nhau, như sinh cùng một lúc không loạn, nay sẽ nói.

Tánh tướng khác nói xa

Nơi chốn, thời cũng vậy

Giới, chủng và đại địa

Phân biệt tánh các thức.

Tánh tướng khác nói xa, nơi chốn thời cũng vậy. Xa có bốn loại:

Dị tánh xa, tướng xa, xứ sở xa và thời xa.

Hỏi: Những gì là pháp xa?

Đáp: Gọi là địa giới và đại địa, phân biệt tánh các thức. Dị tánh xa kia: Nghĩa là như trong một thân, giới thiện, giới ác, vô tác nối nhau sinh ra, dù cùng ở trong một thân, và khởi cùng lúc, đồng là tánh vô tác, mà vì các tánh đều khác, nên nói là xa.

Tướng xa nghĩa là bốn đại chủng lần lượt chuyển biến nuôi dưỡng nhau, cùng ở chung một chỗ, hợp thành một thể, vì mỗi tướng của chúng đều khác nhau, nên nói là xa.

Nơi chốn xa, ở Chấn đán, Thiên-trúc dù cùng lúc sinh, hợp thành một thể nhưng vì nơi chốn kia khác nên nói là xa.

Thời xa nghĩa là mắt sinh ra nhãn thức, sau mắt đó, vì thời gian sinh trước cách xa thời gian sau nên nói là xa.

Đã nói các hành vì sinh cùng lúc mà không loạn, nay sẽ nói các hành từ nhân kia sinh ra.

Sở tác, cộng, tự phần

Tất cả báo, tương ưng

Từ sáu thứ nhân này

Chuyển sinh pháp hữu vi.

Nghĩa là nhân sở tác, nhân cộng hữu, nhân tự phần, nhân nhất thiết biến, nhân tương ưng và nhân báo, sáu nhân này bao gồm tất cả nhân, sáu nhân này sinh ra tất cả hành hữu vi.

Đã nói tên của nhân, nay sẽ nói từng tướng của nhân.

Giống nhau, không giống nhau

Đều trừ bỏ tự tánh

Tất cả là tác nhân

Lúc sinh không chướng ngại.

Giống nhau không giống nhau, đều trừ bỏ tự tánh, tất cả là tác nhân, nghĩa là nếu pháp giống nhau, không giống nhau, trừ tự tánh xoay vần làm nhân, nói là nhân sở tác. Vì sao? Vì lúc sinh, không có chướng ngại, lúc pháp sinh, trừ tự tánh, tất cả tánh mỗi mỗi tự trụ, các phần khác bình đẳng sinh ra không chướng ngại. Như vì nhân địa, nên tạo ra nghiệp tịnh, bất tịnh, vì nhân không nên được qua lại. Như lúc nhãn thức sinh ra, vì mười bảy giới không chướng ngại nên sinh ra tất cả giới như vậy.

Hỏi: Vì sao tự tánh không phải là nhân sở tác của tự tánh?

Đáp: Vì tự tánh không tự làm, vì không tự nương dựa, nên tự tánh đối với tự tánh không nuôi dưỡng, không hao tổn, không thọ nhận, không hại, không nắm giữ, không hư hoại, không thêm không bớt, không thành, không bại, không chướng ngại, đều gọi là nhân sở tác. Vì tự tánh đối với tự tánh không chướng ngại nên không lập nhân sở tác.

Hỏi: Nếu không chướng ngại là nhân sở tác thì vì sao tất cả pháp không sinh và diệt cùng lúc, mà là có lúc sinh rồi diệt, diệt rồi sinh?

Đáp: Vì không hòa hợp, nên dù có nhân sở tác, nhưng phải có sự hòa hợp mới sinh, cũng không phải tất cả pháp đều hòa hợp sinh, hòa hợp diệt cùng lúc, cũng không phải một sự hòa hợp mà sinh ra hai quả.

Hỏi: Nếu vậy thì có một người giết chúng sinh, chúng sinh khác sẽ không bị chướng ngại, vì sao kẻ giết hại có tội mà không phải chúng sinh khác?

Đáp: Vì không có phần tâm ác, lại vì không tạo ra nghiệp, đối với trộm cắp cũng như vậy.

Hỏi: Nếu vật bên ngoài là vật sinh ra tăng thượng cho tất cả chúng sinh thì tại sao lại lấy của không cho để mắc tội trộm đối với tất cả chúng sinh?

Đáp: Vì không có phần thọ, vì không có quả của công lao người. Nếu tất cả chúng sinh đối với người kia ắt có phần thọ và quả công lao của người kẻ nhận lấy đối với người đó phải là tội trộm. Cũng không phải một vật mà tất cả chúng sinh thọ và quả của công lao người đều có ba loại tăng thượng là: Tự tăng thượng, pháp tăng thượng và thế tăng thượng.

Tự tăng thượng là người kia khởi lên cảnh giới phiền não hiện tiền, có thể tự giữ gìn, không bị nghiệp tội, đừng để cho ta phải chịu đau khổ.

Pháp tăng thượng là như có người học rộng, khởi lên cảnh giới phiền não, hiển hiện ra trước nhưng vì mục đích bảo vệ pháp nên không gây tội.

Thế tăng thượng là như có một vị Đại đức nổi tiếng, vị Đại đức đó khởi lên cảnh giới phiền não, hiện ra ở trước, nhưng vì hộ trì thế gian nên không gây ra tội. Đã nói nhân sở tác, nay sẽ nói: Về nhân cộng hữu

Một tánh khởi nương dựa

Cũng nói không nương dựa

Nên biết nhân cộng hữu

Thay nhau làm nhân quả.

Một tánh khởi nương dựa, cũng nói không nương dựa, nên biết nhân cộng hữu, nghĩa là cùng lúc sinh ra tâm, tâm pháp, chuyển biến theo tâm, đạo của tâm bất tương ưng hành cộng định, cộng giới và bốn đại cộng sinh. Các pháp này gọi là nhân cộng hữu, làm nhân quả lẫn nhau, nếu khởi cùng lúc làm quả lẫn nhau là nhân cộng hữu, có mười một nhân, tuy sinh cùng lúc, nhưng người đó không xoay vần làm quả.

Nhân tự phần nghĩa là khác thời mà cùng chung một quả.

Nhân cộng hữu nghĩa là sức của các hành xoay vần phát sinh cùng lúc, nghĩa là tâm đối với tâm pháp, tùy tâm chuyển và tâm bất tương ưng hành, tùy theo tâm chuyển biến sắc, sắc này cũng do ở tâm. Mắt đối với sự sinh, v.v… sự sinh v.v… đối với mắt và bốn đại chủng sẽ lần lượt là nhân cộng hữu. Vì có đối nên sắc tạo không phải thay nhau làm quả, nên không phải là nhân cộng hữu.

Hỏi: Chuyển biến theo nghĩa là gì?

Đáp: Nếu có tâm, thì có pháp kia, nghĩa là tâm phẩm hạ thì là hạ, trung thì là trung, thượng thì là thượng, so sánh như vậy, pháp đó có mười tùy chuyển, đó là một khởi, một trụ, một diệt, một quả, một y và một báo. Thiện là thiện, bất thiện là bất thiện, vô ký là vô ký, đều rơi vào sự sinh của một đời.

Đã nói mười thứ tùy chuyển, trong đó đạo hữu lậu dứt trừ kiết có tám thứ tùy chuyển, trừ bất thiện, vô ký. Đạo phương tiện của thế tục, đạo giải thoát, đạo thắng tiến và bảy thứ tùy chuyển của tâm hữu lậu thiện khác, trừ bất thiện, vô ký và quả giải thoát.

Đạo vô lậu dứt trừ kiết, có bảy loại tùy chuyển, trừ bất thiện, vô ký và báo. Đạo phương tiện vô lậu, đạo giải thoát và đạo thắng tiến có sáu loại tùy chuyển, trừ bất thiện, vô ký, quả giải thoát và báo. Bảy thứ tùy chuyển của tâm bất thiện, trừ thiện, vô ký và quả giải thoát. Tâm vô ký có sáu thứ tùy chuyển, trừ thiện, bất thiện, quả giải thoát và báo.

Có khi cộng hữu cũng là nhân cộng hữu, có khi cộng hữu không phải là nhân cộng hữu. Mắt kia đối với tám pháp cộng hữu cũng là nhân cộng hữu, đó là bốn tướng, bốn tùy tướng. Tướng đối với mắt cộng hữu, là nhân cộng hữu, tùy tướng đối với mắt cộng hữu, chẳng phải là nhân cộng hữu, sinh đối với tám pháp cộng hữu, là nhân cộng hữu, trừ tự tánh của sinh. Mắt và tùy tướng tướng khác sinh, năm pháp này đối với sinh cộng hữu nhân cộng hữu. Tùy tướng khác là cộng hữu, không phải là nhân cộng hữu. Như thế tùy tướng của tướng khác cũng như vậy, cho đến xúc nhập cũng như thế. Ý nhập năm mươi tám nhập tướng tùy tướng, tám pháp đối với những thứ khác là cộng hữu khác chẳng phải nhân cộng hữu. Có năm mươi bốn pháp đối với ý nhập cộng hữu là nhân cộng hữu, trừ bốn tùy tướng. Lại nói mười bốn pháp đối với ý nhập cộng hữu là nhân cộng hữu, đó là bốn tướng tâm của mười đại địa, tám mươi bốn pháp cộng hữu khác chẳng phải nhân cộng hữu. Đại địa cũng nói như vậy. Năm mươi tư pháp đối với tâm cộng hữu là nhân cộng hữu, trừ tùy tướng của tâm. Thuyết này là đúng, nếu khác với thuyết này thì trái với phần chúng sự trong A-tỳ-đàm, nên nói như thế, trừ các pháp thân kiến, v.v… sinh, trụ, dị, diệt các khổ đế của sự cấu uế khác. Như vậy tất cả pháp đều phải biết. Đã nói nhân cộng hữu, nay sẽ nói về nhân tự phần.

Sinh trước và sinh sau

Cũng nói đó chưa sinh

Tự địa tương tợ nhân

Hoặc nói nơi địa khác.

Sinh trước và sinh sau, nghĩa là sinh trước trong quá khứ, đối với sinh sau của quá khứ là nhân tự phần hiện tại.

Hỏi: Vì đã sinh, nhân đã sinh, lại còn nhân chưa sinh chăng?

Đáp: Cũng nói chưa sinh chưa sinh kia, là vị lai, nhân tiền sinh, hậu sinh như vậy, nên biết quá khứ hiện tại là nhân tự phần của vị lai. Vị lai đối với vị lai không có nhân tự phần, vì không có trước sau.

Hỏi: tất cả tiền sinh đối với hậu sinh là chưa sinh nhân tự phần phải không?

Đáp: Cõi Dục của tự địa là nhân của cõi Dục, không phải tha địa, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng, là nhân của Phi tưởng Phi phi tưởng địa, chứ không phải tha địa. Vì sao? Vì nhân quả dứt trừ địa.

Hỏi: Tất cả tự địa có làm nhân cho tất cả tự địa không?

Đáp: Nhân tự phần tương tự, tự địa là nhân tự phần tương tự, chẳng phải không tương tự, như thiện làm nhân cho thiện, cấu uế làm nhân cho cấu uế, vô ký làm nhân cho vô ký. Do tương tợ nối tiếp với pháp tương tự, đó là tập thiện, sinh thiện, tập bất thiện sinh bất thiện, tập công xảo sinh công xảo, tập oai nghi sinh oai nghi, đó là nói nội phần, ngoại phần, tùy chủng sinh cũng như vậy.

Hỏi: Hoàn toàn là nhân tự phần của tự địa, có vì tha địa chăng?

Đáp: Hoặc nói về tha địa, tha địa phải phân biệt, nếu pháp vô lậu tất cả chín địa xoay vần làm nhân vì lìa ái, vì không rơi vào giới, thì địa dưới sẽ làm nhân cho địa vượt hơn, chứ không phải địa vượt hơn làm nhân cho địa dưới. Hữu lậu nghĩa là vì bị ái ràng buộc, vì rơi vào giới nên chỉ có tự địa.

Đã nói các thứ nhân tự phần, nay sẽ nói về pháp thiện không phải nhân của tất cả pháp thiện.

Cấu uế có chín thứ

Xoay vần làm nhân nhau

Do thọ sinh mà được

Phương tiện sinh chẳng dưới.

Cấu uế có chín thứ, chín thứ cấu uế này là từ phẩm hạ hạ cho đến thượng thượng, sẽ xoay vần làm nhân cho nhau, vì lẽ sự lần lượt tiếp nối nhau hiện tiền và vì mỗi địa kia thọ sinh, vì tất cả đều được ngay lập tức.

Hỏi: Chín thứ cấu uế đều xoay vần làm nhân cho nhau, còn thứ khác thì sao?

Đáp: Nghĩa là do thọ sinh mà được. Nếu vì thọ sinh mà được điều

thiện thì điều thiện đó cũng sẽ có chín thứ xoay vần làm nhân cho nhau.

Hỏi: Còn về phương tiện sinh thì sao?

Đáp: Phương tiện sinh không phải của địa dưới. Nếu phương tiện sinh nghĩa là do văn, tư, và tu mà sinh thì các địa kia đều ngang bằng nhau, và nhân tăng thêm không phải của địa dưới, nghĩa là nhân hạ hạ cho đến nhân thượng thượng. Thượng thượng chỉ có nhân thượng thượng, cho đến không phải là nhân hạ hạ. Lại nữa, văn là nhân của văn, nhân của tư, lại nữa tư là nhân của tư và nhân của tu, chẳng phải làm nhân cho văn, vì văn ở địa dưới. Tu chỉ làm nhân cho tu, chẳng phải làm nhân cho địa dưới.

Lại nữa, có bốn loại tu tuệ: Noãn, Đảnh, Nhẫn, Pháp thế đệ nhất. Pháp Noãn kia có bốn thứ nhân, Đảnh có ba, Nhẫn có hai, Thế gian đệ nhất pháp chỉ làm nhân cho thế gian đệ nhất pháp, chứ không phải pháp khác. Đây là nói pháp hữu lậu thiện.

Vô ký không ẩn mất có bốn thứ: Sinh báo, oai nghi, công xảo và tâm biến hóa. Sinh báo đó có bốn loại nhân, oai nghi có ba, công xảo có hai, tâm biến hóa chỉ làm nhân cho biến hóa, đây là nói hữu lậu.

Pháp vô lậu, nghĩa là khổ pháp nhẫn làm nhân cho khổ pháp nhẫn cho đến làm nhân cho trí vô sinh, trí vô sinh chỉ có nhân của trí vô sinh, chứ không phải nhân khác.

Đã nói nhân của tự phần, nghĩa là nhân tự phần này thọ nhận quả và quả, nay sẽ nói.

Nhân tự phần như thiện v.v…

Nhận quả mà không cho

Hoặc cho mà không nhận

Hoặc nói chung chẳng chung.

Có khi nhân của tự phần thiện thọ nhận quả mà không cho, nên chia làm bốn trường hợp:

1. Tiếp nhận mà không cho, nghĩa là lúc cắt đứt căn thiện, sau cùng được xả.

2. Hoặc cho mà không nhận, nghĩa là lúc căn thiện nối tiếp nhau phát sinh đầu tiên đạt được.

3. Hoặc cùng có, nghĩa là không đoạn căn thiện, trụ tự tánh khác.

4. Cùng không, nghĩa là trừ ngần ấy việc trên.

Lại nữa, thọ nhận cấu uế mà không cho, nghĩa là lúc sẽ được quả A-la-hán, cấu uế đắc sau cùng xả. Cho mà không thọ nhận, nghĩa là lúc lui sụt quả A-la-hán, lần đầu tiên đắc. Đều cùng có đắc, nghĩa là chưa lìa dục, ngoài ra trụ tự tánh khác. Cùng không phải: Nghĩa là trừ các trường hợp trên.

Đã nói pháp không duyên, có duyên, có thọ nhận mà không cho, nghĩa là theo thứ lớp, dùng tâm thiện, tâm cấu uế và tâm vô ký hiện tiền. Cho mà không thọ nhận nghĩa là tâm cấu uế và vô ký theo thứ lớp cùng tâm thiện hiện tiền. Cùng có tâm thiện thứ lớp cùng tâm thiện hiện tiền.

Cùng không: Nghĩa là trừ những nghiệp trên, tâm cấu uế và vô ký cũng nói như vậy.

Đã nói nhân tự phần, nay sẽ nói: Về nhân nhất thiết biến

Khổ, tập ở tự địa

Nghi, kiến và vô minh

Nói nhân nhất thiết biến

Các phiền não khởi trước.

Khổ tập ở tự địa, nghi, kiến và vô minh, nói nhân nhất thiết biến: Nghĩa là vì nuôi lớn cảnh giới, vì hoàn toàn quyết định, vì hai thứ sử, vì thuộc về tất phiền não khổ, tập đế. Kiến khổ, tập mà dứt trừ, hạt giống phiền não, kiến, nghi, tức là phiền não đó do kiến khổ tập dứt trư, tương ưng với vô minh và vô minh bất cộng tương ưng với chính nó. Các sử này vì không siêng năng vận dụng phương tiện cũng sẽ bừng cháy và vì phiền não biến khắp nên nói là nhân nhất thiết biến, vì dứt phân biệt nhận biết, vì phân biệt giới là tự địa, không phải là tha địa.

Hỏi: Cái gì là nhân biến, phần nào là nhân biến?

Đáp: Các phiền não trước đã khởi, làm nhân nhất thiết biến cho quá khứ, hiện tại, vị lai, làm nhân nhất thiết biến ở hiện tại, vị lai. Hơn nữa các tâm phiền não nối tiếp nhau mà sinh. Như ngã kiến, xét về sự chấp trước này là do sức của kiến sinh khởi, so lường chấp trước này, bài báng về tướng thọ chân đế đệ nhất và thanh tịnh. Đối với đế, sinh ra các lầm lỗi sai khác như do dự, tham, sân, si, mạn v.v… phải biết tất cả nhất thiết biến như vậy, phẩm Nhất Thiết Biến Sử sẽ nói. Đã nói nhân nhất thiết biến, nay sẽ nói: Về nhân tương ưng.

Là pháp đồng một hạnh

Một nương, cũng một thời

Và chuyển một cảnh giới

Là nói nhân tương ưng.

Tâm chuyển hoặc hành, hoặc dựa nương, hoặc thời gian, hoặc cảnh giới, tức hành ấy, chỗ dựa ấy, thời gian ấy, cảnh giới ấy, thọ… tâm pháp chuyển. Nếu tâm pháp đó chuyển biến thì chính vì tâm đó chuyển tánh yếu kém, do sức lần lượt nẩy sinh, như bó lau. Cho nên nói tâm là nhân tương ưng của tâm pháp. Tâm pháp làm nhân cho tâm pháp và tâm là nhân của tâm, chứ không phải tâm làm nhân cho tâm. Vì sao? Vì ba việc, không có một sát-na nào có hai tâm cùng sinh, tâm trước không đợi tâm sau. Tự tánh của tất cả các pháp không tự đối nhau. Sắc, tâm bất tương ưng hành không có nhân tương ưng, vì không duyên. Đã nói nhân tương ưng, nay sẽ nói: Về nhân báo.

Bất thiện, hữu lậu thiện

Là thuộc về ba đời

Vì pháp đó có báo

Nên gọi là nhân báo.

Nếu pháp hữu lậu thiện và bất thiện đều rơi vào hành của ba đời thì quả báo nối tiếp nhau từ đời này sang đời khác trong sinh tử, sinh ra quả báo, như quả thiện đáng yêu, quả bất thiện không đáng yêu. Có khi quả báo nghiệp một nhập sinh ra, gọi là mạng căn, nếu được ý nhập thì hai nhập, nghĩa là ý nhập và pháp nhập. Xúc nhập cũng như vậy, nếu được thân nhập thì thành ba nhập, nghĩa là thân nhập, xúc nhập và pháp nhập. Sắc, hương vị nhập cũng như thế.

Nếu được nhãn nhập thì thành bốn nhập, đó là nhãn nhập, thân nhập, xúc nhập, pháp nhập. Nhĩ, tỷ, thiệt nhập cũng như vậy. Có khi nghiệp báo hoặc năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một nhập, vì các thứ nghiệp nên biết quả báo cũng có nhiều thứ. Như hạt giống bên ngoài, các thứ quả cũng có nhiều thứ, như cây lúa, mía, trái nho v.v… Không phải các thứ nghĩa là như lúa miến, lúa mạch, v.v… nên biết duyên khởi bên trong cũng như vậy. Có khi nghiệp của một đời, báo của ba đời, không có nghiệp của ba đời, báo của một đời. Vì quả không giảm nhân. Như thế nghiệp của một sát-na, là quả của nhiều sát-na, chứ không phải nghiệp của nhiều sát-na mà là quả của một sát-na.

Nhân báo của một ấm cõi Dục, được một quả, nghĩa là “đắc”. Nhân báo của hai ấm được một quả, nghĩa là nghiệp thân, nghiệp miệng. Nhân báo của bốn ấm được một quả, đó là tâm, tâm pháp thiện, bất thiện. Nhân báo của một ấm cõi Sắc được một quả, đó là “đắc” và chánh thọ vô tưởng. Nhân báo của hai ấm sẽ được một quả, nghĩa là sắc của Sơ thiền. Nhân báo của bốn ấm sẽ được một quả, đó là tâm, tâm pháp thiện không có nghiệp tùy chuyển. Nhân báo của năm ấm sẽ được một quả, nghĩa là tâm, tâm pháp thiện có nghiệp tùy chuyển. Nhân báo một ấm của cõi Vô Sắc sẽ được một quả, đó là “Đắc” và chánh thọ Diệt tận. Nhân báo bốn ấm sẽ được một quả, đó là một hạt giống nghiệp, một chủng loại thân của tâm, tâm pháp thiện, không phải nhiều, đó là nghiệp hiện báo v.v… vì mỗi nghiệp đều khác nhau, trái với kinh A-naluật-đà thì không đúng. Vì kinh ấy ở đầu có nói như vầy: Vì báo của một lần thí cho nên sinh vào nhà thuộc dòng dõi lớn. Vừa mới chào đời là đã biết được đời sống từ kiếp trước. Tự nhận thấy quả của bố thí rồi, lại tăng thêm nghiệp tịnh, thành ra quả báo rộng thêm, cho đến lậu tận, nói là căn bản của báo đó giống như của một hạt giống.

Lại còn nói là người kia lúc một lần bố thí có rất nhiều hành, phát nguyện trong một duyên, hoặc nguyện sẽ được sinh lên cõi trời, hoặc nguyện được sinh trong loài người. Đã nói tự tánh của nhân là như thế, nay sẽ nói nhân thọ quả và cho quả.

Trong năm thế thọ quả

Cũng nói hai cho quả

Đã hết cho quả một

Hai nhân sẽ phân biệt.

Trong năm thế thọ quả, nghĩa là hiện tại gọi là năm nhân trung thế (đời giữa), đó là ở đời hiện tại thọ quả hiện tại.

Cũng nói hai cho quả: nếu là nhân tương ưng, nhân cộng hữu, thì sẽ cho quả ở đời hiện tại. Nhận quả vào lúc này tức là lúc này sẽ cho quả, nên nói là hai cho quả.

Đã hết cho quả một, đã hết gọi là nhân báo quá khứ, sẽ cho quả ở đời quá khứ.

Hai nhân cho quả nên phân biệt, nghĩa là nhân tự phần và nhân biến, hoặc ở đời hiện tại cho quả, hoặc là nhân sở tác của đời quá khứ, không nói vì rối loạn.

Đã nói nhân thọ quả, cho quả, nay sẽ nói về kiến lập đời.

Làm nhân tất cả pháp

Hai nhân nói hai đời

Còn ba, nói ba đời

Tăng y báo, công quả.

Làm nhân tất cả pháp, hai nhân nói hai đời, còn ba nói ba đời: Nghĩa là tất cả pháp hữu vi, vô vi đều được nói là làm nhân. Nhân tự phần, nhân nhất thiết biến gọi là quá khứ, hiện tại, ba nhân còn lại nói là ba đời. Đã phân biệt các nhân ba đời. Nếu là nhân của quả có quả thì nay sẽ nói công quả tăng, y, báo làm nhân của quả tăng thượng, nhân tự phần, nhân biến có quả y. Nhân báo có quả báo, nhân tương ưng và nhân cộng hữu đều có quả công dụng. Đã phân biệt các nhân, nay sẽ nói các pháp từ nhân sinh.

Báo sinh tâm, tâm pháp

Cùng với các phiền não

Đều từ năm nhân sinh

Nghĩa ấy cần phải biết.

Báo sinh tâm, tâm pháp cùng với các phiền não đều từ năm nhân sinh: Nghĩa là báo kia sinh ra tâm, tâm pháp, và tâm, tâm pháp phiền não đều sinh ra từ năm nhân. Báo sinh ra năm nhân của tâm, tâm pháp là: Nhân sở tác, nhân cộng hữu, nhân tự phần, nhân tương ưng và nhân báo.

Nhân sở tác, nghĩa là pháp kia lúc sinh, pháp trú tương tợ, không tương tự đều không chướng ngại.

Nhân cộng hữu, nghĩa là do sức lần lượt sinh, lần lượt làm bạn, và tâm bất tương ưng hành làm trợ bạn sinh ra.

Nhân tự phần, nghĩa là tương ưng với pháp tự phần sinh ra trước kia.

Nhân tương ưng, nghĩa là nhân kia đều chuyển biến trong một duyên

Nhân báo, nghĩa là pháp thiện, bất thiện kia là quả của nhân báo đó, trừ nhân biến, vì báo vô ký. Tâm, tâm pháp của phiền não trừ nhân báo vì nhiễm ô, sinh ra từ nhân biến, bốn nhân khác như trước đã nói.

Nếu bất tương ưng kia

Các pháp tương ưng khác

Trừ vô lậu đầu tiên

Là từ bốn nhân sinh.

Sắc báo và tâm bất tương ưng hành sinh ra từ bốn nhân, trừ nhân biến vì là vô ký, trừ nhân tương ưng vì không có duyên. Sắc nhiễm ô và tâm bất tương ưng hành, từ bốn nhân sinh ra, trừ nhân tương ưng vì không có duyên, trừ nhân báo vì nhiễm ô. Các pháp tương ưng khác, trừ vô lậu ban đầu, nghĩa là tâm, tâm pháp, thiện hữu lậu, tâm tâm pháp oai nghi, công xảo biến hóa, trừ khổ pháp nhẫn tương ưng. Các tâm, tâm pháp vô lậu khác từ bốn nhân sinh, trừ nhân biến và nhân báo.

Gọi bất tương ưng khác

Tự phần nên biết ba

Và các tương ưng khác

Mới sinh pháp vô lậu.

Nói là báo sinh nhiễm ô nếu có nhân tự phần, trừ vô lậu ban đầu, từ ba nhân sinh ra: Nhân sở tác, nhân cộng hữu, nhân tự phần, không phải nhân tương ưng, vì không có duyên, hai nhân trước đã trừ và các pháp tương ưng khác, đầu tiên sinh ra pháp vô lậu, nghĩa là như pháp tương ưng với khổ pháp nhẫn, cũng có ba nhân sinh: nhân sở tác, nhân cộng hữu, và nhân tương ưng, vì không có vô lậu sinh trước nên không có nhân tự phần, cũng không có nhân biến, nhân báo.

Trong đó, bất tương ưng

Là từ hai nhân sinh,

Nếu từ một nhân sinh

Nên biết là không có.

Trong đó bất tương ưng, là từ hai nhân sinh, nghĩa là sắc, tâm bất tương ưng hành trong phẩm vô lậu ở đầu đều từ hai nhân sinh, là nhân sở tác và nhân cộng hữu.

Đã nói tất cả pháp hữu vi, trong đó nói rộng các pháp từ một nhân sinh, tất nhiên là không có. Vì sao? Vì tự tánh của pháp hữu vi đó rất yếu kém, cho đến một cực vi sinh ra, cũng trừ chính mình. Các nhân sở tác của tất cả các pháp khác và sinh, trụ, dị, diệt của cộng sinh cũng có nhân cộng hữu. Đó là nói chung về nghĩa bốn loại lược nêu về pháp báo sinh ra pháp nhiễm ô, trừ báo và pháp vô lậu ban đầu. Các pháp không nhiễm ô khác, vô lậu ban đầu ấy, báo sinh tương ưng ấy, bất tương ưng, cho đến pháp vô lậu ban đầu. Báo sinh tương ưng ấy từ năm nhân sinh, trừ nhân biến, báo sinh tương ưng từ bốn nhân sinh, trừ nhân biến, nhân tương ưng. Như tương ưng, bất tương ưng khác nhau là chỉ có trừ nhân báo, từ nhân nhất thiết biến sinh ra, trừ báo và pháp vô lậu ban đầu. Các pháp tương ưng không nhiễm ô khác từ bốn nhân sinh, trừ nhân biến, nhân báo. Pháp bất tương ưng có ba nhân sinh, trừ nhân biến, nhân tương ưng, nhân báo.

Pháp tương ưng với vô lậu ban đầu có ba nhân sinh là nhân tương ưng, nhân cộng hữu và nhân sở tác. Pháp bất tương ưng có hai nhân sinh là nhân sở tác và nhân cộng hữu.

Đã nói các nhân, như nhân này Đức Thế Tôn vì năng lực giáo hóa và năng lực giác ngộ tướng chân thật của các pháp nên nói là duyên, nay sẽ nói:

Thứ đệ cũng duyên duyên

Tăng thượng cùng với nhân

Pháp từ bốn duyên sinh

Lời Thế Tôn đã nói.

Tánh của tất cả pháp là do lực duyên, lực cảnh giới nhiếp thọ sinh ra, vì tánh yếu kém nên tất cả sự duyên đều thuộc về bốn duyên. Bốn duyên đó là phương tiện mở bày, dẫn dắt, là duyên thứ đệ, nhận giữ phương tiện, là duyên duyên. Phần không chướng ngại là duyên tăng thượng, phương tiện của pháp hạt giống là duyên nhân.

Trừ La-hán tâm sau

Các tâm, tâm pháp khác

Thường có hành đã sinh

Là nói duyên thứ đệ.

Trừ tương ưng tâm sau cùng của A-la-hán, các tâm, tâm pháp của quá khứ, hiện tại khác, mỗi thứ đều nối tiếp nhau sinh ra. Vì các tâm đó mỗi mỗi đều nối tiếp nhau sinh không gián đoạn, nên gọi là duyên thứ đệ. Tâm tương ưng sau cùng của A-la-hán kia không phải duyên thứ đệ, vì không có tâm nào khác nối tiếp nhau, do tâm, tâm pháp ở vị lai chưa khởi, không có tâm nào khác tiếp nối nhau, cũng không có duyên thứ đệ, cũng không phải lập phương tiện theo thứ lớp trước sau ở vị lai. Nếu phương tiện lập lần lượt trước sau ở vị là làm hư hoại nghĩa chánh tu phương tiện. Chánh tu phương tiện, tà tu phương tiện, nên tùy theo từng phần thứ lớp nẩy sinh. Hoặc nói theo thứ lớp của nhất tâm mà kiến lập hai tâm thiện và nhiễm ô. Hoặc lúc chánh tư duy, tâm thiện sinh ra tâm nhiễm ô chẳng phải thường diệt. Hoặc lúc tư duy tà phương tiện, tâm nhiễm sinh ra tâm thiện chẳng phải thường diệt, như hạt giống vừa là mầm, vừa là cháo nhừ. Nếu mầm hội đủ yếu tố hòa hợp thì sinh ra, còn cháo nhừ thì không nẩy mầm. Nếu cháo nhừ có đủ điều kiện hòa hợp thì cháo nhừ sinh ra, còn mầm mộng thì không sinh. Điều này không đúng. Vì sao? Vì trước đây đã nói là trước sau chẳng có phần, vì tâm sau cùng của A-la-hán là ý giới, nên là duyên thứ đệ, là không đúng, vì khác với duyên phần. Nếu nói tâm sau cùng của A-la-hán không phải là ý thức dựa, cũng gọi là ý giới, vì được tướng nương tựa. Tâm sau cùng của A-la-hán như vậy thường nối tiếp không dứt, cũng gọi là duyên thứ đệ, điều này cũng không hợp lý, vì sao? Vì duyên phần khác lạ, vì tướng nên lập giới. Như không có bộ phận mắt, sẽ không thấy sắc, vì nhãn thức không có cũng gọi là nhãn giới, vì cũng được tướng nương tựa. Tâm sau cùng của A-la-hán như trước đã nói. Duyên là vì nghiệp nên kiến lập tâm sau cùng của A-la-hán làm duyên thứ đệ nơi nghiệp nối tiếp nhau không dứt sinh ra, chẳng phải phần của tâm pháp, cũng nói như vậy. Thường nghĩa là không phải như nhân tự phần, nhân biến.

Hỏi: Vì sao sắc và tâm bất tương ưng hành không phải là duyên thứ đệ?

Đáp: Vì rối loạn. Không rối loạn, nghĩa là nói sắc, tâm bất tương hành của duyên thứ đệ vì rối loạn nên không phải duyên thứ đệ, vì cùng lúc thiện, bất thiện, vô ký, lậu, vô lậu hiện hành hiện tiền ở giới khác.

Ba thứ tư duy của cõi Dục: văn tuệ, tư tuệ, sinh tuệ, không phải tu tuệ, vì bất định. Văn tuệ, tư tuệ của cõi Dục, theo thứ lớp Thánh đạo hiện tiền, ba thứ tư duy Thánh đạo thứ lớp hiện ở trước.

Ba thứ tư duy của cõi Sắc: văn tuệ, tu tuệ và sinh tuệ, không phải tư tuệ, vì cõi Sắc là cõi định. Thánh đạo thứ lớp hiện ở trước văn tuệ, tu tuệ ấy, văn tuệ, tu tuệ kia hiện trước Thánh đạo thứ lớp.

Cõi Vô Sắc có hai thứ tư duy là tu tuệ và sinh tuệ, Thánh đạo thứ lớp hiện ở trước tu tuệ đó. Theo thứ lớp của Thánh đạo tu tuệ hiện tiền (về nghĩa này sẽ nói rộng trong phẩm Trạch)

Hoặc thứ lớp pháp, tâm

Chẳng phải tâm vô gián

Vô gián chẳng thứ lớp

Chung, chẳng chung nên biết.

Hoặc thứ lớp tâm, pháp, chẳng phải tâm vô gián, nghĩa là bỏ sátna của chánh thọ đầu, các chánh thọ khác nối tiếp nhau trong sát-na và khởi tâm định không gián đoạn, không phải theo thứ lớp. Sát-na chánh thọ đầu, sinh, trụ, dị vô thường kia và các tâm nối tiếp nhau.

Sinh, trụ, dị, vô thường kia đều chung kia, nghĩa là sát-na chánh thọ đầu trừ khởi tâm định, các tâm nối tiếp nhau khác, không chung nghĩa là trừ sát-na chánh thọ đầu, sinh, trụ, dị, vô thường kia, các sát-na chánh thọ nối tiếp nhau khác, sinh, trụ, dị, vô thường kia. Nếu theo thứ lớp của pháp, tâm, chánh thọ kia sẽ không gián đoạn, nên chia làm bốn trường hợp:

1. Hoặc theo thứ lớp pháp, tâm, không phải chánh thọ vô gián, nghĩa là sát-na chánh thọ đầu trừ khởi lên tâm định, các tâm nối tiếp nhau khác, chánh thọ vô gián không phải thứ lớp của tâm, nghĩa là trừ sát-na chánh thọ đầu, sinh, trụ, dị, vô thường kia, các chánh thọ nối tiếp nhau khác. Sinh, trụ, dị, vô thường kia đều đi chung, nghĩa là trừ sát-na chánh thọ đầu, các chánh thọ nối tiếp nhau khác và khởi tâm định. Không đi chung nghĩa là sát-na chánh thọ ban đầu, sinh, trụ, dị, vô thường kia, trừ khởi tâm định, sinh, trụ, dị, vô thường, các tâm nối tiếp nhau. Sinh, trụ, dị, vô thường kia, chánh thọ Diệt tận, vì tâm dẫn dắt tâm tạo tác, vì tâm thứ lớp, tâm trái nhau, không phải duyên thứ đệ của tâm, khởi tâm định ở trước, tuy có định nối tiếp nhau không dứt, nhưng vì chẳng phải tâm, lại dùng tâm làm duyên thứ đệ. Đã nói duyên thứ đệ, nay sẽ nói duyên duyên:

Cảnh giới, đối tất cả

Tâm và các tâm pháp

Thế nên, tất cả pháp

Được gọi là duyên duyên.

Tất cả pháp là đối tượng mà tâm, tâm pháp duyên lấy, tùy thuộc vào việc của đối tượng đó. Nghĩa là nhãn thức và pháp tương ưng cùng lấy sắc làm duyên, cho đến ý thức và pháp tương ưng, dùng tất cả pháp làm duyên.

Đối với một sắc, nhãn thức sinh một quyết định nhận biết đều thấy các sắc, điều này không đúng vì nó nhanh chóng, nên không phải nói đều thấy.

Đều thấy nghĩa là tăng thượng mạn, như vòng tròn lửa không phải bánh xe mà tưởng tượng là bánh xe lửa, đó là tăng thượng mạn. Nếu không thấy rõ ràng, hoặc rõ ràng sự khác nhau của sắc thì có thể tiếp nhận chung. Như ngắm xem khu rừng rậm, âm thanh, mùi hương, chất vị, sự xúc chạm cũng nên hiểu biết như vậy. Đã nói duyên duyên, nay sẽ nói về duyên tăng thượng:

Nếu nhân sở tác kia

Đây là duyên tăng thượng

Đó gọi là nhân duyên

Phải biết nói nhân khác.

Trước đây nói nhân sở tác, nên biết tức là duyên tăng thượng, trừ tự tánh, vì tất cả tánh không chướng ngại. Lúc pháp sinh, tự làm việc của mình, vì vượt hơn nên gọi là duyên tăng thượng.

Đã nói duyên tăng thượng, nay sẽ nói duyên nhân. Cái gọi là duyên nhân, nên biết nói nhân khác, trừ nhân sở tác, nhân khác là nói duyên nhân. Đã nói duyên, nay sẽ nói: Về các pháp tùy theo duyên sinh khởi

Tâm và các tâm pháp

Là từ bốn duyên sinh

Hai chánh thọ từ ba

Là thuyết khác có hai.

Tâm và các tâm pháp là từ bốn duyên sinh, nghĩa là tâm, tâm pháp từ bốn duyên sinh, vì mở dẫn ở trước nên sinh, là cảnh giới của duyên thứ đệ, là duyên duyên, trừ tất cả pháp khác của chính nó, là duyên tăng thượng, còn nhân khác thì tùy thuộc vào điều nó thích hợp, nên nói là duyên nhân.

Hai chánh thọ từ ba: Chánh thọ vô tưởng, chánh thọ Diệt tận đều từ ba duyên sinh. Tâm, tâm pháp trước của hai chánh thọ là duyên thứ đệ kia. Pháp thiện sinh trước tự địa và cùng khởi chung bốn tướng ấy là duyên nhân, duyên tăng thượng kia, như trước đã nói. Thuyết khác có hai, trừ định Vô tưởng, định Diệt tận, tâm bất tương ưng hành khác và sắc. Các pháp này có hai duyên sinh, đó là duyên nhân, duyên tăng thượng. Đã nói các pháp từ duyên sinh, nay sẽ nói giới hạn của pháp hữu vi:

Giới hạn có ba thứ

Danh sắc và thời gian

Phần đầu nói một chữ

Cực vi sát-na khác.

Giới hạn có ba thứ, danh sắc và thời gian, nghĩa là tất cả pháp hữu vi được lập ra ba thứ giới hạn, tùy thuộc vào giới hạn của hữu vi đó, gọi là giới hạn sắc và thời gian.

Hỏi: Việc ấy thế nào?

Đáp: Phần đầu nói một chữ, cực vi sát-na khác. Với một ít danh, nghĩa là một chữ, gọi cực vi là rất ít, rất ít hơn một chữ nên nói là một chữ, gọi là giới hạn.

Một ít sắc, nghĩa là một vật thể cực vi. Nếu trí hành chân thật phân tích tướng của sắc thì sắc đó rất nhỏ hơn một vi, nên nói một vi là sự phân chia giới hạn của sắc.

Một ít thời gian, nghĩa là một sát-na, một khoảng thời gian cực ngắn, khoảng trong một ý niệm nên nói sát-na là mức giới hạn thời gian. Sự lường xét về sát-na, có thuyết nói như tráng sĩ đã nhanh chóng trở về trái đất, sau khi trải qua một chuyến quan sát các vì tinh tú. Tráng sĩ đó đã đi qua mỗi vì sao trong một sát-na, và tất cả vì sao đều như vậy. Lại nói như tráng sĩ búng ngón tay trong khoảnh khắc đã trải qua sáu mươi bốn sát-na.

Lại nói như tráng sĩ dùng dao bén cắt đứt sợi tơ nhỏ Ca-thi, cắt đứt một sợi tơ trong một sát-na, tất cả sợi tơ đều như vậy. Lại nói Đức Thế Tôn không nói sát-na, như Ngài đã nói Tỳ-kheo nên biết, bốn chàng thiện xạ cầm cung đều bắn, như kia là nói rộng. Đã nói cực vi là như vậy, nay sẽ nói sắc tăng trưởng:

Bảy vi thành a-nậu

Bảy nậu thành đồng trần

Thủy, thố, dương, mao, trần

Nên biết từ bảy khởi.

Bảy cực vi thành a-nậu, a-nậu đó là sắc rất nhỏ, thiên nhãn có thể thấy và Bồ-tát, vua Chuyển Luân thấy. Bảy a-nậu là lớp đồng thượng trần, bảy đồng thượng trần là một thủy thượng trần, bảy thủy thượng trần là một thố hào thượng trần, bảy thố hào trần là một dương mao thượng trần, bảy dương mao thượng trần là một dương mao thượng trần.

Ngưu mao, hộ hướng trần

Chấy, rận, mì và gạo

Nhỏ, lớn là chuyển tăng

Đều khởi từ số bảy.

Bảy dương mao trần thành một ngưu mao trần, bảy ngưu mao trần thành nhất hướng du trần, bảy hướng du trần hợp thành một con chấy, bảy con chấy hợp thành một con rận, bảy con rận hợp thànhhạt lúa mì.

Bảy lúa, mì như vậy

Chuyển tăng thành một lóng (tay)

Bề dài hai mươi bốn

Gọi là một khuỷu tay.

Bảy hạt lúa mì hợp thành một lóng tay, hai mươi bốn lóng tay thành một khuỷu tay.

Bốn khuỷu là một cung

Năm trăm câu-lũ-xá

Cách thôn câu-lũ-xá

Đó gọi là chỗ trống.

Như vậy cần nên biết số đó tức là số đo ở thân bằng bốn khuỷu thành một cung. Cách thôn năm trăm cung goi là chỗ trống, là một câulũ-xá của Ma-kiệt-đề, phương Bắc gọi là nửa câu-lũ-xá.

Hỏi: Đã biết sát-na cho đến câu-lũ-xá. Tám câu-lũ-xá là một-dotuần, nên nói là số đo của thân. Vậy lấy gì để làm số đo của thân?

Đáp: Số đo ấy tức là số đo của thân, trước đã nói số khuỷu tay và câu-lũ-xá, nên biết tức là số đo của thân. Khuỷu tay của nhân gian kia làm số đo của thân. Người ở cõi Diêm-phù-đề, về chiều dài đo được là ba khuỷu rưỡi tay, hoặc bốn khuỷu tay. Người Phất-bà-đề cao tám khuỷu tay, người Cù-đà-ni mười sáu khuỷu tay, người Uất-đơn-việt cao ba mươi hai khuỷu tay.

Trước đây nói câu-lũ-xá là số đo của thân trời. thân của Tứ Thiên vương bằng một phần tư câu-lũ-xá. Tời Thân Tam thập tam cao nữa câu-lũ-xá. Thân Đế-thích bằng một câu-lũ-xá. Thân trời Dạ-ma bằng ba phần tư câu-lũ-xá. Thân của Đâu-suất-đà bằng một câu-lũ-xá, thân trời Tha hóa tự tại cao một câu-lũ-xá rưỡi. Đây là số đo của thân trời cõi Dục.

Thân Phạm thiên cõi Sắc cao nửa do-diên. Thân trời Phạm phước

lâu cao một do-diên. Thân của trời Đại Phạm cao một do-diên rưỡi. Thân trời Thiểu quang bằng hai do-diên. Thân trời Vô Lượng Quang cao bốn do-diên. Thân trời Quang âm bằng tám do-diên. Thân trời Thiểu Tịnh cao mười sáu do-diên. Thân trời Vô Lượng Tịnh cao ba mươi hai do-diên. Thân trời Biến Tịnh cao sáu bốn do-diên. Thân trời Phước ái cao một trăm hai mươi lăm do-diên. Thân trời Phước Sinh cao hai trăm năm mươi do-diên. Thân trời Quảng quả cao năm trăm do-diên. Thân trời Vô tưởng cũng vậy. Thân trời Vô Hy Vọng cao một ngàn do-diên. Thân trời Vô nhiệt cao hai ngàn do-diên. Thân trời Thiện kiến cao bốn ngàn do-diên. Thân trời Thiện Hiện cao tám ngàn do-diên, thân trời Sắc Cứu Cánh cao một vạn sáu ngàn do-diên. Trên đây là nói số đo chiều cao thân của các tầng trời cõi Sắc. Đây gọi là giới hạn của cõi Sắc.

Hỏi: Như ở trước nói giới hạn của thời gian là một sát-na, nay sẽ nói về thời khác.

Trăm hai mươi sát-na

Gọi là Đát-sát-na

Sáu mươi gọi La-bà

Ba mươi Ma-hầu-la.

Một trăm hai mươi sát-na gọi là một Đát-sát-na, sáu mươi Đát sátna gọi là một La-bà, tức bảy ngàn hai trăm sát-na, ba mươi La-bà gọi là một Ma-hầu-la đa, tức hai mươi mốt vạn sáu ngàn sát-na.

Ba mươi Ma-hầu-la

Gọi là một ngày đêm

Hoặc ngày đêm cõi Dục

Vì kiếp số ở trên.

Ba mươi Ma-hầu-la-đa là một ngày, một đêm, có sáu trăm bốn mươi tám vạn sát-na. Đã biết số sát-na trong ngày, đêm, nay sẽ nói về tuỗi thọ.

Hoặc ngày, đêm cõi Dục, dùng kiếp số ở trên, nghĩa là tuổi thọ của chúng sinh ở cõi Dục, tức lấy số ngày đêm trên để làm số đo tuổi thọ của cõi Dục. Hoặc số kiếp sống lâu của con người ở cõi Diêm-phùđề, hoặc vô lượng tuổi, hoặc mười tuổi. Người của cõi Phất-bà-đề sống lâu hai trăm năm mươi tuổi. Người Cù-đà-ni năm trăm tuổi. Người Uấtđơn-việt một ngàn tuổi. Năm mươi năm ở nhân gian bằng một ngày, một đêm trên cõi trời Tứ Thiên vương, tức là lấy ba mươi ngày này làm một tháng, mười hai tháng làm một năm. Số ngày tháng năm là như vậy. Tuổi thọ của trời Tứ Thiên vương là năm trăm năm, ở nhân gian là chín trăm vạn năm, là một ngày, một đêm ở địa ngục Đẳng Hoạt, chính là lấy ba mươi ngày này làm một tháng, mười hai tháng làm một năm. Số của ngày tháng năm là như vầy: Địa ngục Đẳng hoạt sống lâu năm trăm tuổi, bằng một trăm năm ở nhân gian, là một ngày, một đêm ở cõi trời Tam thập tam, với số ngày, tháng, năm là như vầy: Tuổi thọ của cõi trời Tam thập tam được một ngàn tuổi, là ba ức sáu trăm vạn năm ở nhân gian, là một ngày một đêm ở đại địa ngục Hắc thằng, với số ngày, tháng, năm được tính như vầy. Tuổi thọ của đại địa ngục Hắc thằng là một ngàn tuổi, hai trăm năm của nhân gian là một ngày, một đêm ở trên Diệm ma thiên, với số ngày, tháng, năm như vầy. Thọ mạng của trời Diệm ma là hai ngàn tuổi, bằng mười bốn ức bốn trăm vạn năm ở nhân gian, là một ngày đêm ở đại địa ngục Chúng Hợp, với số ngày tháng năm như vầy: Tuổi thọ của đại địa ngục Chúng Hợp là hai ngàn tuổi bằng bốn trăm năm ở nhân gian, là một ngày đêm ở cõi trời Đâusuất-đà, với số ngày tháng năm như vầy: Trời Đâu-suất-đà sống lâu bốn ngàn tuổi, là năm mươi bảy ức sáu trăm vạn năm ở nhân gian, bằng một ngày một đêm ở địa ngục Hô, với số ngày tháng năm như vầy. Tuổi thọ của địa ngục Hô là bốn ngàn tuổi, tám trăm năm ở nhân gian, là một ngày một đêm ở cõi trời Hóa lạc với số ngày tháng năm như vậy. Tuổi thọ của cõi trời Hóa lạc là tám ngàn tuổi, hai trăm ba mươi ức bốn trăm vạn năm ở nhân gian, là một ngày một đêm ở địa ngục Đại Hô, với số ngày tháng năm như vậy. Tuổi thọ của địa ngục Đại Hô lên đến tám ngàn tuổi, ở nhân gian chỉ có một ngàn sáu trăm năm bằng một ngày đêm ở cõi trời Tha hóa tự tại, với số ngày tháng năm như vậy. Tuổi thọ của trời Tha hóa tự tại là một vạn sáu ngàn tuổi, tương đương với chín trăm hai mươi mốt ức sáu trăm vạn năm, là một ngày một đêm trong đại địa ngục Nhiệt, với số ngày tháng năm như thế. Đại địa ngục Nhiệt sống lâu một vạn sáu ngàn năm. Tuổi thọ của đại địa ngục Chúng nhiệt là nửa kiếp. Đại địa ngục Vô trạch sống lâu một kiếp. Tuổi thọ cao nhất của cõi súc sinh cũng là một kiếp, như Long vương Trì địa. Thọ mạng tối đa của ngạ quỷ là năm trăm năm.

Hỏi: Đã nói tuổi thọ của cõi Dục, còn tuổi thọ của cõi trên thế nào?

Đáp: Ở cõi trên lấy kiếp số. Như thân Phạm thiên ở cõi Sắc kia, sống lâu nửa kiếp, trời Phạm phước lâu sống lâu một kiếp, tuổi thọ của Đại Phạm thiên là một kiếp rưỡi, trời Thiểu quang hai kiếp, trời Vô lượng quang bốn kiếp, trời Quang âm tám kiếp, trời Thiểu tịnh sống lâu mười sáu kiếp, trời Vô lượng tịnh ba mươi hai kiếp, trời Biến tịnh sáu mươi bốn kiếp, trời Phước ái một trăm hai mươi lăm kiếp, trời Phước sinh hai trăm năm mươi kiếp, trời Quảng quả năm trăm kiếp, trời Vô tưởng cũng như vậy. Trời Vô hy vọng sống lâu một ngàn kiếp, trời Vô nhiệt hai ngàn kiếp, trời Thiện kiến bốn ngàn kiếp, trời Thiện Hiện tám ngàn kiếp, trời Sắc cứu cánh một vạn sáu ngàn kiếp.

Không xứ của cõi Vô Sắc sống lâu hai vạn kiếp, Thức xứ bốn vạn kiếp, Vô sở hữu xứ sáu vạn kiếp và Phi tưởng Phi phi tưởng xứ sống lâu đến tám vạn kiếp. Tất cả ba cõi đều có số tuổi thọ trung bình và yểu, chỉ trừ Uất-đơn-việt và Bồ-tát thân sau cùng ở trời Đâu-suất và trời Vô tưởng.

Hỏi: Vì sao các pháp này được gọi là hành?

Đáp:

Nhiều pháp sinh một pháp

Một cũng hay sinh nhiều

Duyên hành, hành tạo tác

Là hành cần nên biết.

Không có pháp nào do sức mình sinh ra, vì một pháp phải do sức của nhiều pháp mới được sinh và nhiều pháp cũng do sức của một pháp sinh ra.

Tất cả pháp hữu vi đều như thế, cho nên nói là duyên hành, tạo ra hành. Hành này cần nên biết vì duyên hành đó, vì có tạo ra nên nói là duyên hành. Vì hành đã tạo ra, vì tạo nên hành đó nên nói là hành tạo ra.