Luận Nhân Duyên Tâm Tụng

Luận Nhân Duyên Tâm Tụng
Bộ Luận Tập, Đại Tạng Kinh, Tạng Luận

LUẬN NHÂN DUYÊN TÂM TỤNG
Tạo luận: Bồ-tát Long Thọ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

LUẬN NHÂN DUYÊN TÂM

PHẦN TỤNG

Mười hai chi sai biệt
Năng Nhân nói duyên sinh
Nơi phiền não, nghiệp, khổ
Cả ba đều gồm hết
Một, tám, chín: phiền não
Hai và mười là nghiệp
Bảy tập khác là khổ
Chỉ ba thâu mười hai
Từ ba sinh ra hai
Từ hai sinh ra bảy
Một lại sinh ra ba
Cứ thế mà xoay chuyển
Các đường, do nhân quả
Trong đấy không chúng sinh
Chỉ từ nơi pháp không
Lại sinh nơi pháp “không”
Tụng đèn, gương và ấn
Lửa, tinh, giống, mơ, tiếng
Các uẩn nối kết nhau
Không chuyển, dùng trí xét.
Những việc rất vi tế
Nếu như có kiến đoạn
Là nhân duyên bất thiện
Chưa thấy nghĩa duyên sinh
Trong đây không còn thấy
Không mảy may an lập
Nơi chân mà quán chân
Thấy chân thì giải thoát.

LUẬN NHÂN DUYÊN TÂM

PHẦN GIẢI THÍCH

Có vị Sa-môn thích nghe thường lắng nghe, thường khéo nghĩ, thọ trì, thường tỏ ngộ, thường quán sát, và biết chọn lựa, buông bỏ. Vị Samôn ấy đến chỗ thầy và hỏi: Mười hai chi sai biệt mà Đức Năng Nhân gọi là nhân duyên sinh, không, chúng thuộc về cái gì? Xin thầy hãy giải thích cho tôi được rõ.

Biết Sa-môn hỏi về nghĩa chân thật, nên thầy đáp: Ông bị ba thứ phiền não, nghiệp, khổ gồm thâu nên mới phân biệt mà hỏi những điều như vậy. Ở đây có tất cả mười hai chi, do nó khác nhau, nên gọi là sai biệt. Như các phần của chiếc xe nên gọi là chi (phần). Thường làm cho thân miệng vắng lặng nên gọi là Năng nhân (tịnh mặc). Năng nhân nói, tức là tuyên dương, giải thích, đó là cách gọi khác của diễn thuyết. Nó chẳng phải tự tính hình thành con người mà chỉ là giả tướng tự tại, tự nhiên tùy theo ý muốn. Hóa chủ bỗng nhiên gặp được các chỗ sinh này, nó do nhân duyên sinh. Mười hai chi pháp sai biệt này do phiền não nghiệp, khổ thâu tóm, trói chặt, như ta bó chặt bó cây lau. Ba thứ ấy gồm thâu hết mười hai pháp. Nói thâu tóm hết tức là không sót chi nào cả.

Hỏi: Cái gì là phiền não? Cái gì là nghiệp? Cái gì là khổ? Các pháp sai biệt này do cái gì thâu tóm?

Đáp: Thứ nhất, thứ tám, thứ chín là phiền não. Trong mười hai pháp sai biệt này, chi thứ nhất là Vô minh, thứ tám là Ái, thứ chín là Thủ. Ba chi này do phiền não gồm thâu. Chi thứ hai là Hành, chi thứ mười là Hữu, hai chi này do nghiệp gồm thâu. Bảy chi còn lại do khổ thâu tóm, đó là Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Sinh, Lão tử. Nói đều thâu tóm tức là trong đó còn có Ái biệt ly khổ, Oán tắng hội khổ, Cầu bất đắc khổ. Do vậy, mười hai chi này đều bị phiền não, nghiệp, khổ gồm thâu hết. Nói chỉ ba thâu tức là tất cả pháp trong kinh diễn nói đều nằm cả trong đó, không sót pháp nào.

Hỏi: Nghĩa này thì biết rồi, còn phiền não, nghiệp, khổ kia sao gọi là tương sinh?

Đáp: Từ ba sinh ra hai, tức là từ ba chi thuộc phiền não sinh ra hai chi thuộc về nghiệp, từ hai sinh ra bảy, tức là từ nghiệp sinh ra khổ. Từ bảy sinh ra ba, tức là từ khổ sinh ra phiền não. Lại từ ba chi thuộc về phiền não sinh ra hai chi thuộc về nghiệp. Cứ thế mà xoay chuyển tức là hình thành ra ba Hữu, gồm Dục, Sắc, Vô sắc và lưu chuyển không ngừng trong đó. Các phàm phu thế gian thường lưu chuyển trong ấy. Nói cứ thế mà xoay chuyển tức là muốn nói đến tính không cố định của nó. Nó lần lượt sinh ra các Hữu, đây là tính không cố định.

Hỏi: Cái gì là chúng sinh tự tại của thân? Tác dụng của nó như thế nào?

Đáp: Các cõi thọ sinh chỉ do nhân quả, chỉ trừ giả danh trong đó không có chúng sinh, đây là nghĩa chân thật, chứ không phải giả lập, có cảnh giả lập thì không thành vật thật được.

Hỏi: Nếu vậy thì ai từ đời này đi đến đời kia?

Đáp: Không có mảy may pháp nào từ đời này đi đến đời kia, đó chỉ từ trong pháp “không”, lại sinh trong pháp “không”, từ phiền não nghiệp vốn không có ngã, ngã sở, năm loại nhân không sinh lại trong không, vốn không có ngã, ngã sở. Vì vậy, bảy quả khổ cũng không có ngã, ngã sở. Bên này, bên kia đều không có ngã, ngã sở. Nó chỉ từ pháp vô ngã của tự tính, sinh trở lại trong pháp vô ngã của tính ấy.

Hỏi: Nếu từ pháp vô ngã của tự tính sinh trở lại trong ấy, nói vậy lấy gì làm thí dụ?

Đáp: Như đọc, đèn, gương và ấn; lửa, tinh, giống, mơ, tiếng. Từ những thí dụ này và giả dụ mà lập thành vô ngã của tự tính và thành tựu đời kia. Ví như Thầy đọc, rồi truyền đến đệ tử, sau khi Thầy đọc không nói năng tiếp, do vậy nên không đến. Người đệ tử kia đọc, cũng không phải từ Thầy khác, nên thành ra không có nhân quả. Tâm thức lúc lâm chung cũng giống như vậy. Do rơi vào lỗi Thường nên không đến được đời khác, mà đời khác ấy cũng chẳng phải từ đời khác mà có, nên thành ra không có nhân quả. Giống như Thầy đọc tụng và đệ tử đọc tụng, chính cái đó mà lại khác với cái đó, cho nên điều này nêu đặt không phải dễ. Như vậy, nương tâm thức lúc lâm chung kia mà sinh tâm thức, người được sinh cũng giống như vậy, ngay cái đó mà lại khác với cái đó. Ví như cây đèn này nối tiếp cây đèn khác, hình tượng hiện trong gương, từ ấn in thành hình, từ tinh xuất ra lửa, từ giống nảy ra mầm, từ trái mơ làm cho chảy nước dãi, từ tiếng phát ra âm hưởng, ngay cái đó nhưng lại khác cái đó.

Các uẩn nối kết nhau, không chuyển, trí phải nên quán xét. Uẩn ở đây là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nối kết nhau, nghĩa là từ cái nhân này phát sinh ra những thứ khác. Không mảy may pháp nào từ đời này sinh sang đời kia, nên sự lưu chuyển ấy chỉ là từ tập khí hư vọng phân biệt mà sinh. Nói quán xét tức là phải quán ngược trở lại, nếu biết quán xét các pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã thì không mê muội đối với muôn sự. Nếu không mê muội thì không có tham, không có tham thì không có sân hận, nếu không sân hận thì không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì không giữ lấy, không giữ lấy thì không tạo Hữu ở đời sau. Nếu không có Hữu thì không thọ sinh, nếu không thọ sinh thì không có sự khổ não của thân tâm. Như vậy là không tích chứa năm loại nhân, dù ở đâu cũng không có quả sinh. Quả không sinh thì được giải thoát. Do vậy cần phải đoạn trừ các thứ ác kiến như Đoạn kiến, Thường kiến v.v…

Ở đây còn có hai bài tụng:

Những việc rất vi tế
Nếu như có kiến đoạn
Là nhân duyên bất thiện
Chưa thấy nghĩa duyên sinh.
Trong đây không còn thấy
Không mảy may an lập
Ngay chân mà quán chân
Thấy chân thì giải thoát.

Bài Viết Liên Quan

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng

Đại Trí Độ Luận - Quyển 82

大Đại 智Trí 度Độ 論Luận Quyển 82 龍Long 樹Thụ 菩Bồ 薩Tát 造Tạo 後Hậu 秦Tần 鳩Cưu 摩Ma 羅La 什Thập 譯Dịch 大Đại 智Trí 度Độ 論Luận 釋Thích 大Đại 方Phương 便Tiện 品Phẩm 第đệ 六lục 十thập 九cửu (# 卷quyển 八bát 十thập 二nhị )# 聖thánh 者giả 龍long 樹thụ 造tạo 後hậu 秦tần 龜quy...
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng

Chú Tứ Thập Nhị Chương Kinh -

註Chú 四Tứ 十Thập 二Nhị 章Chương 經Kinh 宋Tống 真Chân 宗Tông 皇Hoàng 帝Đế 註Chú 佛Phật 教giáo 西tây 來lai 玄huyền 化hóa 應ưng 運vận 略lược 錄lục 宋tống 正chánh 議nghị 大đại 夫phu 安an 國quốc 軍quân 節tiết 度độ 使sử 開khai 國quốc 侯hầu 程# 輝huy 編biên 准chuẩn 五ngũ 分phần/phân 律luật 說thuyết 。...
Đại Tạng Kinh, Đại Tạng Phiên Âm (Nguyên Thuận), Vĩnh Lạc Bắc Tạng Tuyển Lục

Đại Minh Tam Tạng Pháp Số Đệ Quyển Đệ Quyển - Quyển 0018

大Đại 明Minh 三Tam 藏Tạng 法Pháp 數Số ( 第Đệ 卷Quyển 第Đệ 卷Quyển ) Quyển 0018 明Minh 一Nhất 如Như 等Đẳng 編Biên 集Tập 大đại 明minh 三tam 藏tạng 法pháp 數số 卷quyển 第đệ 三tam 十thập 一nhất 。 石thạch 三tam 。 上thượng 天Thiên 竺Trúc 前tiền 住trụ 持trì 沙Sa 門Môn 一nhất 如như...
278-2

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyển 57

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật (Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh) Hán dịch: Đông Tấn Thiên Trúc Tam Tạng Phật Đà Bạt Đà La Việt dịch: Phật Tử Bùi Đức Huề dịch năm 3/2013-2014   QUYỂN THỨ NĂM MƯƠI BẢY Phần mười...
Trung Hoa Đại Tạng Kinh Tuyển Lục

Cổ Tôn Túc Ngữ Lục - Quyển 40

古Cổ 尊Tôn 宿Túc 語Ngữ 錄Lục Quyển 40 宋Tống 頤Di 藏Tạng 主Chủ 集Tập 明Minh 淨Tịnh 戒Giới 重Trọng 校Giáo 古cổ 尊tôn 宿túc 語ngữ 錄lục 卷quyển 第đệ 四tứ 十thập 。 士sĩ 四tứ 。 僧Tăng 錄lục 司ty 右hữu 闡xiển 教giáo 兼kiêm 鍾chung 山sơn 靈linh 谷cốc 禪thiền 寺tự 住trụ 持trì...
1509

Luận Đại Trí Độ Quyển 93

LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản   QUYỂN 93 GIẢI THÍCH PHẨM TÁM MƯƠI...