LUẬN CHƯ GIÁO QUYẾT ĐỊNH DANH NGHĨA
Tạo luận: Bồ Tát Thánh Từ Thị.
Hán dịch: Đời Triệu Tống
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Quy mạng tất cả Phật Thế Tôn
Quy mạng pháp ba thừa đã nói
Quy mạng hết thảy chúng hòa hợp
Quy mạng lý pháp giới Phổ Hiền.

Nay sẽ lược nói các chữ căn bản trong tất cả giáo pháp, nghĩa như thật ấy vốn như thế nào? Đó là: Chữ Án là chữ thượng thủ. Ta nay đảnh lễ tướng thanh tịnh trụ chẳng hai của chữ này. Nếu có người có thể truyền miệng cho nhau bằng chữ này thì họ chứng đắc các Tuệ căn bản chân thật. Trong tất cả giáo pháp, chữ này bí mật sâu xa vô cùng.

Lại có ba chữ, đó là “Kim Cang Hồng”, đây là chính nhân. Từ trong ba chữ này mà tuyên thuyết hết thảy nghi quỹ chính pháp. Tam giới, Tâm cũng cùng từ đây lưu xuất. Chữ Ác là nêu tướng, chữ Áng là tính “không”, tức chữ Ác kia làm mẹ của Tuệ. Dù đạo hay phi đạo đều nói như vậy, cũng chính là văn tự căn bản của pháp giới thể nhập khắp trong tính “không”. Trước sau tương ưng nhau, nhờ vậy mà chánh trí thành tựu. Nếu có nói pháp cũng nhân đây mà thành tựu, những pháp không thuyết cũng thành tựu như vậy. Vì thế tất cả tạo tác đều bình đẳng, cứ tùy thuận lưu chuyển trong luân hồi.

Pháp giới văn tự là cái gì? Đó là Ca Khư Nga Già Tả Sai NhạTán Trá Xá Noa Trà Đa Tha Na Đà Ba Phả Ma Bà Dương La La Võng Tang Hang.

Những chữ này như trước đã nói đều do chữ Áng thâu tóm. Tướng của nó tức là tính “không”, xuất sinh hết thảy giáo pháp sâu xa vi diệu. Đây còn gọi là “không không”, xuất sinh hết tướng nêu, đó là Ca Khư Nga Già Tá Tha Nhạ Tán Tra Xá Nga Trà Đa Tha Na Đà Ba Phả Ma Bà Da Ra La Phược Tát Hạ.

Những chữ này như trước đã nói đều do chữ Ác thâu tóm. Tướng của nó là tất cả văn tự đều từ Nhất thiết trí trí sinh ra. Đầu tiên tương ưng với hành, ngã pháp đều bình đẳng, an trụ trong kim cang gia trì cứu cánh.

Lại nữa, hết thảy sự, nghiệp đều từ Kim cang Tam muội lưu xuất, đó là Ca Khư Nga Già Tả Tha Nhạ Tán Tra Xá Noa Trà Đa Tha Na Đà Ba Phả Ma Bà Da La La Phược Tát Hạ.

Những chữ này đều do chữ A gồm thâu. Tướng của nó là hết thảy sự, nghiệp của kim cang.

Lại nữa, Ô Ô Nhất Ế Lị Lị Lê Lê Y Ái Án Áo. Trong đây tướng của chữ ÁN là tất cả văn tự đều từ nó lưu xuất. Tướng của chữ Hồng như trước đã nói, tất cả sự, nghiệp đều từ Kim cang Tam muội lưu xuất. Lại nữa, những chữ đã nói ấy tức là Ba thân, hoặc tánh, hoặc tướng, như thật an trú. Đó là chữ Hồng tức là Pháp thân, chữ A là Báo thân, chữ Án là Hóa thân. Như vậy, ba chữ ấy gồm thâu Ba thân. Phân biệt, giảng nói đạo giải thoát Ba thừa là nhân chính thuyết. Có Thanh văn, Duyên giác, Nhất thiết trí, và từ đó xuất hiện thuyết tất cả pháp. Ba chữ ấy cũng là Ba nghiệp của kim cang đã như thật an trụ. Đó là Án A Hồng. Trong đó chữ Án được gọi là kim cang thân nghiệp, chữ A là kim cang ngữ nghiệp, chữ Hồng là kim cang tâm nghiệp.

Lại nữa, hai chữ A và Ác an trụ trong tính “không”, trong đó chữ Ác cũng là chánh trí, chữ A là Chánh giác tối thượng bí mật.

Lại nữa, chữ Hồng làm Tâm trí, thấu rõ tất cả pháp. Như trước đã nói tất cả văn tự đều từ ba chữ Áng A Hồng sinh ra. Từ đó các pháp khởi lên, có vô số tướng trạng khác nhau. Tất cả pháp ấy đều tương quan mật thiết với hai chữ Áng và A. Trong đó, chữ Hồng xuất sinh ra tất cả. Trong ba cõi xuất hiện ra muôn sắc. như Trời, Người, A-tu-la, Ca-lâula, Khẩn-na-la, Càn-thát-bà, Thành Tựu Trì Minh Thiên, Cát Tường Thiên, Biện Tài Thiên, Ô Ma Thiên, Đế Thích Thiên, Phạm Vương Thiên, Na La Diên Thiên, Đại Tự Tại Thiên, những cõi trời ấy cho đến

Thiên hậu, tất cả người nam người nữ trong cõi Hữu tình, cho đến chư Phật Bồ tát đều từ chữ Hồng này xuất sinh, biến hóa ra. Tất cả tâm ấy đều an trụ trong tướng của chữ này.

Lúc tâm tưởng đến chữ này thì tâm trụ trong hư không, xuất sinh vô ngại, nghĩa là tâm của ba cõi cùng nhập trong cái nhất tâm này. Hễ nhập thì gọi là tâm, đây được gọi là hiện chứng Bồ đề. Phải biết tâm này không gì sánh bằng, không thủ, không chấp, không trụ, không biểu lộ, không có tướng. Nó là Nhất thiết trí bình đẳng như hư không, không có tương ưng, không tự không tha, tương ưng chánh hạnh. Như Chiênđà-la trong thế gian là hạng hạ tiện nhất, cho đến bàng sinh, tất cả hành tướng, tạo tác sai biệt ấy tuy có khác nhau, nhưng chẳng lìa Nhất thiết trí trí tương ưng chánh hạnh.

Lại nữa, tánh của tất cả văn tự không phải có nêu bày, nhưng trí Nhất thiết trí ấy làm phương tiện để diễn thuyết văn tự, vậy văn tự nghĩa là gì? Nghĩa là hư không. Hư không là nghĩa gì? Nghĩa tính “không”. Tính “không” là nghĩa gì? Nghĩa Thú-thất-la. Thú-thất-la là nghĩa gì? Nghĩa vô thuyết. Vô thuyết là nghĩa gì? Nghĩa vô tướng. Vô tướng là nghĩa gì? Nghĩa Nhất thiết trí. Nhất thiết trí nghĩa là gì? Nghĩa Như ý bảo. Như ý bảo nghĩa là gì? Nghĩa là Trí. Trí lại là nghĩa gì? Nghĩa là Tâm, Tâm là nghĩa gì? Nghĩa Tam giới Đại tự tại. Tam giới

Đại tự tại là nghĩa gì? Nghĩa Biến chiếu. Biến chiếu là nghĩa gì? Nghĩa Phạm thiên. Phạm thiên là nghĩa gì? Nghĩa Đại lực thiên. Đại lực thiên là nghĩa gì? Nghĩa Tự tại thiên. Tự tại thiên là nghĩa gì? Nghĩa là Phật. Phật là nghĩa gì? Nghĩa là Kim Cang Tát Đỏa. Kim Cang Tát Đỏa là nghĩa gì? Nghĩa là Quán tự tại. Quán tự tại là nghĩa gì? Nghĩa là thế gian. Thế gian là nghĩa gì? Nghĩa Luân hồi. Luân hồi là nghĩa gì? Nghĩa là Niết Bàn. Niết Bàn là nghĩa gì? Nghĩa không thể đếm, không thể đếm là nghĩa gì? Nghĩa không thể biết. Không thể biết. Không thể là nghĩa gì? Nghĩa Vô sinh. Vô sinh là nghĩa gì? Nghĩa là Vô diệt. Vô diệt là nghĩa gì? Nghĩa Vô sắc. Vô sắc là nghĩa gì? Nghĩa Vô thanh. Vô thanh là nghĩa gì? Nghĩa Vô căn bản. Vô căn bản là nghĩa gì? Nghĩa Vô trưởng dưỡng. Vô trưởng dưỡng là nghĩa gì? Nghĩa Vô trụ. Vô trụ là nghĩa gì? Nghĩa Vô sở hữu, lìa trí tuệ tư duy hữu lậu phân biệt, xuất khởi chư Phật và Phật Bồ đề, an trụ trong kim cang căn bản của chữ Hồng. Chữ Hồng này lại thành Liên hoa-hỏa-mạn-noa-la, trụ tánh “không không” lìa tánh pháp trần. Hai thứ căn bản tối thượng thanh tịnh này tương ưng với hạnh thù thắng.

Biết được vậy rồi, trong luân hồi hãy dũng mãnh tinh tiến khiến hết thảy đều được Niết Bàn đại an lạc. Nếu trụ ở tâm này tức là người trí diệt được khổ não, hai thứ căn bản đều bình đẳng, đây là hạnh tinh tiến thù thắng tối thượng, thành tựu pháp đại an lạc của Mâu-ni. An trụ trong chánh niệm, như ánh sáng mặt trời chiếu khắp thế gian. Tâm trí bình đẳng, tương ưng an trụ, Tất cả bí mật sâu xa đều như trước đã nói. Thú-thất-la và hư không kia cũng như vậy.

Như thế là thành tựu pháp lạc tối thượng, liền đạt được tương ưng với tự tính của chư Phật, thấu tỏ tất cả sinh pháp của chúng sinh trong thế gian, hai thứ Hỷ, Ái hòa hợp tương ưng vốn không có tánh. Pháp vô thường ấy rốt ráo rỗng không, vẳng lặng.