LUẬN BỒ ĐỀ TƯ LƯƠNG
– Thứ tự kinh văn số 1660 thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn. Từ trang 517 đến trang 541.
– Bản gốc của Thánh Giả Long Thọ.
– Tỳ Kheo Tự Tại giải thích.
– Đại Tùy Nam Ấn Độ Tam Tạng Đạt Ma Hấp Đa dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
– Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, dịch từ Hán văn ra Việt văn.
Quyển thứ năm
Hỏi rằng: Bồ Tát có lực ở nơi chúng sanh, vì sao phải nên tu hành ?
Đáp rằng:
Các luận sư công xảo
Nghệ thuật có nhiều nghề
Vì lợi ích thế gian
Ra đời để xây dựng
Ở nơi sách báo toán số, khoáng luận, y luận hay diệt quỷ, trị độc luận v.v… lại sanh nơi làng mạc, thành, vườn, sông, suối, ao, hồ, hoa, quả, thuốc cây luận, lưu ly, đá quý, san hô tánh quý v.v… Những luận nói về mặt trời, mặt trăng, sao, đất, địa chấn, mộng, tướng v.v… hoặc như luận chi tiết về thân phận v.v… hay các luận như thế có rất nhiều, hay cùng thế gian vì sự lợi lạc mà đến khi kiếp hoại thì tất cả đều mất hết. Kiếp chuyển sanh lại thì trở lại xuất hiện kiến lập nơi nhân gian, như cây, thiếc, ngói, đồng v.v… Công xảo chẳng một, dùng để trị diệt hồn, cuồng loạn, chất độc, ăn uống chẳng tiêu và các khổ não v.v… đầy đủ các loại thủ thuật chế họa ra như thế, tạo các nghề nghiệp khác nhau hay cùng thế gian chỉ vì sự lợi lạc mà tất cả đã sanh ra rồi xây dựng nên như thế.
Tùy theo độ chúng sanh
Vui cảnh cùng sanh ra
Như nhớ tức quá vãng
Do nguyện lực thọ sanh
Các vị Ma Ha Tát tùy theo thế giới ở cõi nhơn thiên, hoặc Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Xá v.v… được sanh ra những nơi đó nếu có thể hóa độ chúng sanh thì liền khởi lên vô lượng sự nhớ nghĩ muốn độ cho những chúng sanh kia. Tùy theo sắc hoại kia dài ngắn, rộng hẹp, âm thanh, quả báo, được làm cho chúng sanh thọ sự giáo hóa. Tức liền nguyện rằng tùy theo sắc loại dài ngắn, rộng hẹp, âm thanh, quả báo, làm cho chúng sanh kia mau thọ sự giáo hóa.
Ở nơi những việc ác
Những chúng sanh dua nịnh
Nên dùng giáp kiên cố
Chớ sầu lại chớ sợ
Mạ lị, xuẩn động, hận thù, xách động, cản trở, trách móc v.v… những việc ác như thế gia tăng nói ta cùng các chúng sanh vô lượng xiểm nịnh huyễn hoặc, biết mà chẳng thể độ được mà ở nơi đó chẳng thể tự mặc áo giáp, lại chuyển sợ lưu chuyển thì đừng sợ cầu Bồ Đề, lại nên phát tâm như thế nầy: Ta chẳng vì chẳng xiểm nịnh, không huyễn hoặc chúng sanh mà mặc áo giáp. Ta chính vì các chúng sanh kia mà mặc giáp nầy. Ta sẽ làm những việc như thế để tăng thêm sự tinh tấn, làm cho những chúng sanh kia mau được kiến lập chẳng xiểm nịnh, chẳng huyễn hoặc.
Phải nên biết như thế là tự mặc áo giáp kiên cố.
Hỏi rồi về được Bồ Tát lực khi tu hành. Thế nào là chưa được lực Bồ Tát khi tu hành ?
Đáp rằng:
Đầy đủ thắng tịnh ý
Chẳng xiểm lại chẳng huyễn
Phát lồ các tội ác
Che lấp các việc lành
Cụ túc thắng tịnh ý nghĩa là tăng thượng ý. Lại có nghĩa là tăng thiện. Ý đây có nghĩa là tâm vậy. Tức là tâm kia đầy đủ. Tên gọi là đầy đủ thắng tịnh ý. Chẳng xiểm lại chẳng huyễn nghĩa là tâm riêng biệt; tâm riêng biệt là chẳng chất trực (ngay thẳng). Lại nữa xiểm lại có tên là tâm khúc mắc. Huyễn có nghĩa là cuồng. Nếu tâm chẳng khúc mắc, chẳng cuồng loạn thì gọi đó là chẳng xiểm, chẳng huyễn. Phát lồ các tội ác có nghĩa là nếu có tội ác hiển thuyết thì phát lồ. Nên gọi tên là phát lồ các tội ác. Phú tàng chúng thiện sự nghĩa là có những việc thiện mà bị che lấp sâu. Nên có tên là che lấp các thiện nghiệp. Nếu Bồ Tát muốn chứng được Bồ Đề phải nên đầy đủ tịnh ý, chẳng xiểm, chẳng huyễn, phát lồ tội ác, che đậy những việc lành. Cho nên Đức Thế Tôn nói rằng: Xiểm chẳng phải Bồ Đề. Huyễn cũng chẳng phải Bồ Đề.
Thanh tịnh thân khẩu ý
Lại thanh tịnh ý nghiệp
Tu những câu về giới
Đừng làm cho kia giảm
Các vị Bồ Tát nầy muốn cùng tu niệm tương ưng thì trước nên thanh tịnh thân khẩu ý nghiệp, phải nên thanh tịnh. Cùng với tướng nầy có 3 loại việc làm lành của thân khác nhau, phải nên lãnh thọ. Vọng ngữ, phá hoại ngữ, thô ác ngữ và tạp hí ngữ là 4 loại ác khẩu cũng nên phải thanh tịnh. Cùng với tướng nầy có 4 loại khẩu lành phải nên lãnh thọ. Tham, sân, tà kiến là 3 loại ác ý phải nên thanh tịnh. Cùng với tướng nầy có 3 loại ý lành phải nên thọ trì. Các Ba La Đề Mộc Xoa (giới luật) giải thích phải nên thọ trì mà tùy theo đó chuyển đổi. Ở nơi các câu văn ấy mà chẳng hiểu, lại có ý phá.
Kẻ quyết lậu giới ở nơi tu niệm, tâm thường chẳng định.
An trụ nơi chánh niệm
Nhiếp duyên độc tịnh tư
Dùng niệm để hộ đây
Tâm được chẳng chướng ngại
Như thế ở nơi giới được thanh tịnh rồi, đoạn trừ ngũ cái, không nhàn tinh khiết lìa khỏi nơi đông đúc, ít nghe, ít nghi, ít muỗi mòng, rắn độc, hổ báo làm hại; chẳng bị lạnh nóng, chẳng ngồi nằm nơi giường. Chỉ đứng hoặc đi kinh hành, hoặc ngồi kiết già, hoặc nơi lỗ mũi, hoặc nơi ngực, hồi niệm an trụ tùy theo một duyên lành, nhiếp hóa rồi. Ở nơi cảnh giới ấy nếu có động tâm thì nên dùng câu niệm để giữ lại. Như thế giữ gìn cẩn thận rồi, xa lìa tâm chướng ngại tác hại. Ở riêng một nơi, ý chẳng tán loạn mà tu tập tư duy.
Nếu lúc khởi phân biệt
Nên biết lành chẳng lành
Nên xả các bất thiện
Tu nhiều các việc lành
Lúc suy nghĩ, khởi lên phân biệt, tức thời lúc khởi đó biết được sự phân biệt. Nếu là chẳng lành, tức nên xả bỏ, chớ làm cho nó tăng thêm. Nếu là thiện thì nên làm nhiều lần như thế. Chẳng nên tán loạn, như trong phòng, đèn chẳng cản gió vậy.
Duyên cảnh tâm nếu loạn
Phải nên một lòng nhớ
Trở lại cảnh cũ ấy
Động ấy liền bắt dừng
Ở nơi Tỳ Kheo tu định, lục tâm suy nghĩ chuyên ý chưa loạn. Nếu tâm lìa cảnh tức liền phải biết. Cho đến chẳng làm cho lìa cảnh đi xa. Lại nhiếp tâm nầy an trụ nơi cảnh. Như dây cột khỉ phải giữ nơi trụ cột, chỉ được chạy quanh trụ cột, chẳng thể để xa rời. Như thế nên nhớ tâm như sợi dây cột khỉ và dán chặt vào cảnh ấy. Tuy được nhiều cảnh đẹp vây quanh; nhưng chẳng nên lìa khỏi.
Chẳng nên giữ điều ác
Mà tu hành tinh tấn
Chẳng thể giữ nơi định
Cho nên tu như thế
Hoãn có nghĩa là lìa sự xách động. Ác thủ nghĩa là chấp vào việc chẳng lành (cũng có nghĩa là thái cấp). Nếu muốn thành tựu Tam Ma Đề chẳng nên hoãn tác (làm xách động) và giữ ác tinh tấn. Làm sách động và giữ ác tinh tấn chẳng thể giữ Tam Ma Đề. Cho nên người tu định nên thường chánh tu.
Nếu chứng Thanh Văn thừa
Cho đến Độc Giác thừa
Chỉ vì lợi cho mình
Chẳng bỏ tinh tấn chắc
Nếu muốn chứng Thanh Văn Thừa và Độc Giác Thừa thì chỉ vì tự lợi, tự Niết Bàn riêng, thường ngày đêm chẳng rời bỏ sự tinh tấn kiên cố, sách khuyến tu hành.
Hà huống đại trượng phu
Tự độ và độ người
Mà nay chẳng phát khởi
Đủ đến ngàn lần hơn
Rồi thì Bồ Tát nầy muốn lưu chuyển vào sông để độ các chúng sanh, lại muốn tự độ, làm sao được khi chẳng phát khởi qua khỏi Thanh Văn, Duyên Giác thừa và người. Cho đến trăm ngàn lần tinh tấn như tự độ lưu chuyển nơi sông mà còn độ tha nữa cũng lại như thế.
Nửa lúc hoặc đi riêng
Một lúc đi hơn đường
Tu định chẳng nên vậy
Nên duyên một cảnh giới
Bây giờ ở đây một ngày chỉ tu tập biệt định có một lúc; còn thì gian thì theo đường khác. Duy chỉ có nhất định nên duyên vào cảnh thì tâm ấy tùy theo cảnh, chớ hướng đi nơi khác.
Nếu thân chưa được ăn
Mạng ấy lại chẳng tiếc
Từ ấy giữ thân nầy
Cuối hại nát Phật Pháp
Phải nên sanh tâm như thế nầy: Ở nơi thân ta chỉ có da mỏng, thịt dày, huyết đàm, cốt tủy v.v… Chung quy khô kiệt thì thọ mệnh của ta lại cũng chung tận. Kẻ trượng phu tinh tấn, trượng phu thế lực, trượng phu kiện hành, ta muốn được như vậy. Nếu điều nầy chưa được, ta phải tinh tấn, chẳng thể xao lãng. Tuy có trăm năm giữ gìn thân nầy thì chung quy cũng phải bị hoại theo pháp vậy.
Lợi dưỡng tên cung kính
Một lòng chẳng tham trước
Như áo cháy nơi đầu
Khuyên làm thành sở nguyện
Bây giờ nếu ở giữa đồng không mông quạnh; chớ than thân mệnh mà ở giữa đường dầu có lợi dưỡng cung kính khi nghe thấy tên thì chẳng nên tham trước. Vì tự nguyện thành tựu, nên phải mau đi, như lửa cháy áo.
Quyết tức khởi thắng lợi
Chẳng thể đợi ngày mai
Ngày mai trời xa quá
Duyên nào giữ mạng ấm
Kia giống như lửa cháy nơi đầy áo siêng năng thì ngày mai chẳng cần chờ mặt trời. Vì nơi thân nầy đã thắng lợi rồi. Quyết có nghĩa là phát khởi,phải sanh tâm như thế. Duyên nào có thể bảo hộ mở mắt cho hợp với mạng sống. Ta nay tức khởi thắng lợi. Ngày mai quá xa. Chưa đợi ngày mai được.
An trụ nơi chánh mệnh
Như thích ăn thịt non
Miếng ăn nơi cửa miệng
Chẳng ái lại chẳng tiếc
Như thế hành định Tỳ Kheo nếu ở trong làng hoặc ở Tăng phòng tùy theo như pháp, chẳng được tị hiềm đi khất thực để được ăn. Không nên để tâm tham ái đắm trước, lại chẳng hiềm khích nhau; nên ở yên trong chánh niệm. Như ăn thì phải thương như thịt con mình. Bởi vì cần thân ở lại chẳng phải hủy hoại thân mệnh; nhiếp giữ tịnh hạnh vậy. Giống như ngày xưa vợ chồng lúc còn đơn sơ cùng ăn ở với nhau.
Xuất gia nghĩa là gì
Cho ta chưa được gì
Giờ nghĩ làm chẳng được
Như mười pháp kinh nói
Phải nên như thế mà quán sát. Ta vì lý do gì mà đi xuất gia? Vì sợ sinh hoạt hằng ngày chăng? Vì cầu quả Sa Môn chăng? Nếu muốn cầu làm Sa Môn thì phải nghĩ như thế nầy. Ta đang làm việc của Sa Môn. Vì những gì đã làm; vì chưa làm; vì bây giờ đang làm. Như thế những việc chưa làm và nên làm cho đúng. Vì thành tựu nhân duyên vậy. Phải nên siêng năng. Ta đã lìa xa gia đình tức chẳng thuộc về gia đình, phải luôn nhớ như thế. Mạng sống của ta tồn tại là cho người khác. Ta lại cũng có những nghi thức khác. Có phải ta tự nơi giới mà được chẳng hiềm khích chăng? Có trí tuệ đồng với những tịnh hạnh khác. Ở nơi ta, giới lại không làm cho ta tị hiềm mà. Ta đã cùng với ân ái và với tướng nầy đã khác xa rồi, không thể cùng giống nhau được. Ta thuộc nơi nghiệp và thuộc về nghiệp. Sanh là kết quả của nghiệp. Nghiệp ấy nương náu gần gũi mà hành động. Ta đã tạo nghiệp. Hoặc lành hoặc dữ cũng chính ta đang thọ nhận. Ngày đêm ta đã tạo ra những gì? Ta có vui vẻ yên tĩnh không? Ta có được pháp của bậc thượng nhơn chăng? Có thể được thánh nhơn thắng tri kiến chăng? Nếu sau nầy có người đồng tu hỏi ta thì ta trả lời chẳng xấu hổ. Phải nên nhớ nghĩ mười pháp như thế. Cho nên những Tỳ Kheo tu thiền định phải luôn nhớ nghĩ như vậy.
Quán hữu vi vô thường
Hoặc chẳng ngã, ngã sở
Tất cả đều ma nghiệp
Phải biết mà xa rời
Hữu vi nghĩa là do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra. Nhân duyên đó hòa hợp sanh ra rồi thì cái ngã ấy không có cái thuộc về ngã, mà đã là hữu vi thì là vô thường. Đã là vô thường thì bị gặp bởi khổ. Nếu đã là khổ thì chẳng tự tại chuyển đổi; nên vô ngã. Ở nơi pháp hữu vi phải nên quán như thế. Ở nơi các ma nghiệp nên biết mà xả ly. Hoặc ở nơi Bồ Đề tâm lục độ tương ưng kinh có dạy tạo cho con đường nhân duyên dục lạc, tán loạn, xiểm nịnh, nhơn duyên chướng ngại. Nếu muốn tự khởi hoặc từ người khác mà khởi thì tất cả phải nên biết. Ở nơi những nghiệp ác ma nầy, khi biết rồi thì nên xa lìa. Nên làm cho kia được tự tại.
Căn lực cùng giác phần
Thần túc đúng dứt đường
Cùng với tứ niệm xứ
Vì tu phát tinh tấn
Tín, tinh tấn, niệm, định, huệ tức là ngũ căn. Tín, tinh tấn, niệm, định, huệ là ngũ lực. Niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, y, định, xả là thất giác phần. Dục định, tinh tấn định, tâm định, tư duy định. Đó là tứ thần túc. Vị sanh ác, bất thiện pháp làm cho chẳng sanh. Ác thiện pháp đã sanh rồi thì làm cho dứt trừ. Thiện pháp chưa sanh thì làm cho sanh. Thiện pháp sanh rồi thì làm cho ở lại. Khi sanh dục phát thì siêng năng nhiếp tâm khởi nguyện. Đó là tứ chánh đoạn.
Chánh kiến, chánh phân biệt, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh phát hạnh, chánh niệm, chánh định. Đây là bát phần thánh đạo. Thân, thọ, tâm, pháp. Đó là tứ niệm xứ. Đây là 37 trợ pháp Bồ Đề. Vì sự tu tập mà phát khởi tinh chuyên.
Tâm cùng vui lợi lạc
Làm tiếp tiếp đời đời
Cùng các ác căn dơ
Hãy nên lành quán sát
Tâm nầy nếu hay điều phục, giữ gìn, cấm chỉ thì tức cùng với những việc thiện, lợi ích, an lạc. Đây là nguyên nhân tạo ra cho đời đời sau. Nếu chẳng điều phục, chẳng giữ gìn, chẳng tu tập, chẳng cấm chỉ thì chẳng có lợi ích mà sự ác và dơ ấy làm căn bản rồi thì phải nên mạnh mẽ quan sát về sanh, trụ, dị tướng vậy. Trong ngoài 2 bên đều chẳng ở lại. Quá khứ, hiện tại, vị lai đời đời chẳng đủ. Chẳng đến từ đâu, chẳng đi đâu cả. Sát Na La Bà Ni hồ lợi đa cũng chẳng trụ lại, giống như huyễn mộng. Vì tu tập phải nên quán sát.
Ta ở nơi thiện pháp
Ngày ngày đều tăng trưởng
Lại có tổn diệt nào
Kia phải quán sát kỹ
Như Phật Thế Tôn đã nói: Hay cho những thiện pháp thì có thể xuất sanh Bồ Đề. Ta nay ở nơi những thiện pháp kia. Có tăng trưởng hay tổn giảm nào chăng? Thường nên như thế mà chuyên cần tinh tấn mà quan sát. Mỗi ngày khởi lại tiếp tục khởi.
Thấy kia được tăng trưởng
Lợi dưỡng và cung kính
Tâm ghen ghét nhỏ mọn
Tất cả đều chẳng làm
Nếu thấy nghe những bạn đầy tịnh hạnh; hoặc Sa Môn; hoặc Bà La Môn được tăng trưởng lợi dưỡng cung kính thì lại sanh tâm ghen ghét nhỏ mọn, lại hay so sánh sanh tâm như thế. Ta lại vui được chúng sanh lợi dưỡng áo quần, ăn uống, chỗ ngủ nghỉ, bệnh duyên có thuốc thang v.v… đầy đủ. Ta lại vui mừng được người tại gia, xuất gia cũng cung kính. Ta lại vui mừng được đầy đủ có thể tán thán pháp.
Chẳng đẹp các cảnh giới
Hành nghi, câm, ngọng, điếc
Lại được Sư Tử hống
Hàng phục các ngoại đạo
Khi nghe thấy những người khác tăng trưởng sự lợi dưỡng cung kính thì ở cảnh giới hình tướng ấy chẳng nên xen vào. Ở nơi ái, chẳng ái sắc, thanh, hương, vị. Tuy không si, mù, ngọng, điếc mà làm si, mù, ngọng, điếc. Nếu có lực, có thể chưa thường bị ngọng thì nên ở nơi chánh pháp mà phá hủy những gì sẽ đến để hàng phục ngoại đạo, để giữ cho chánh pháp bền lâu. Lại hay làm tiếng hống Sư Tử, ta sẽ giải thích chuyện tu tâm và giải thích việc tu tướng. Cho nên:
Phụng nghinh mà đưa tiễn
Hay cung kính tôn trọng
Ở nơi các pháp sự
Tùy thuận mà giúp đỡ
Ở nơi tôn trọng, phụng nghinh, tương tống. Ở nơi nghe pháp thì hoa hương cúng dường, sửa sang chỗ ở v.v… Chỗ pháp sự thì cung kính mà làm. Sẽ được tướng đẹp của tay chân. Kia là đại quyến thuộc của tướng trước.
Cứu thoát kẻ bị giết
Tự nhiên tăng chẳng giảm
Lành tu nghề nghiệp tốt
Tự học lại dạy kia
Kẻ nào bị giết hại thì mình cứu mạng giải thoát. Nhơn duyên hộ mạng ấy lìa chỗ sát sanh, thọ nghiệp nầy ngày đêm tu tập thân cận thì sẽ được tướng tay chân dài, thân tướng đoan nghiêm chánh trực. Ngoài ra còn có tướng trường thọ, vì tự thọ pháp lành, thọ rồi tăng trưởng, chẳng làm cho tổn giảm, sẽ được chân giò cao, đầy đủ tướng lông bên trên hướng thượng. Pháp thứ 2 nầy chẳng giảm thua với tướng trước. Lành tu minh luận, công xảo nghề nghiệp, tự học và dạy cho người khác học, sẽ được Y Ni Đoan tướng (Aineyajangha = tướng cẳng chân của Phật). Kia xa nhiếp tướng trước.
Ở nơi các pháp lành
Một lòng mà thọ lãnh
Tu hành tứ nhiếp pháp
Cho áo và ăn uống
Các thiện pháp tối thắng nên giữ cho thật kiên cố, học tập gần gũi nhiều thì sẽ được lành an lập của tướng chân. Đó là điều có thể làm cho sự nghiệp của tướng trước. Còn bây giờ tu bốn nhiếp đó là: Bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Cũng thường nên học tập thân cận, sẽ được tay chân có tướng mắc võng. Kia lại liền với tướng nhiếp phía trước. Bố thí những đồ ăn uống ngon lành, y phục tốt đẹp cũng thường nên học tập thân cận thì tay chân sẽ được mềm mại có 7 gò cao. Cả 2 nầy được ăn uống đồ ngon vật lạ cùng áo quần và tướng phía trước.
Chẳng hề cầu ăn uống
Cùng với người thân cận
Quyến thuộc chẳng rời xa
Cho nhà và tài vật
Những vật sở hữu nếu có kẻ đến cầu xin tức thì thí cho chẳng làm nghịch lại, thì sẽ được tướng cánh tay no tròn. Đây là tướng tự tại điều phục, hòa hợp với thân quyến, bằng hữu mà ở chung, chẳng làm cho mỗi mỗi bị xa lìa. Nếu có xa lìa lại làm cho hòa hợp, sẽ được tướng âm mật tàng (tướng quý ẩn sâu). Đây là tướng có nhiều con cái. Bố thí nhà cửa tài vật cho đến những chỗ nghỉ quý giá, áo quần, cung điện v.v… sẽ được tướng sắc vàng, da dẻ mịn màng. Cả 2 thứ nầy được chỗ ở cao đẹp, y phục nhà cửa cung điện so với tướng trước.
Cha mẹ và thân hữu
Tùy theo chỗ an trí
Ở nơi an trí đó
Vô thượng tự tại chủ
Ưu Bà Đệ Ya Dạ (Upadhyaya = Đời Tùy dịch là cận tụng. Cựu dịch là Hòa Thượng); A Giá Lị Dạ (àcarya = Giáo thọ. Đời Tùy dịch là chánh hạnh. Cựu dịch là A Xà Lê) Cha mẹ, huynh đệ v.v… thường hay tôn trọng tùy theo đó mà an trí làm vô thượng tự tại chủ thì sẽ được một tướng lỗ chân lông trắng đẹp ở trên mặt. Đây là 2 điều bình đẳng với tướng trước.
Tuy là kẻ nô bộc
Pháp lành cũng nhận lãnh
Sanh vào chỗ cao quý
Cho thuốc trị các bịnh.
Cho thuốc men để trị bịnh thì ở nơi bịnh nhơn cho thuốc ấy giống như cung cấp đồ ăn uống, khi cho thuốc, bịnh liền hết sẽ được tướng bắp tay đầy tròn nằm ngay ngắn. Đây là tướng ít bịnh.
Làm thiện là nghiệp đầu
Da mịn, tiếng hay khéo
Lời nói đúng ý chánh
Trước sau chẳng thể cùng
Trước hết lấy thiện nghiệp làm đầu. Ví dụ ở chỗ vườn rừng, hội đường, giếng nước, hoa cỏ, ao hồ, ăn uống, hương hoa… những nơi khó khăn nên xây cầu và tạo Tăng phòng, chỗ qua lại, khuyên người khác và mình đi trước bố thí cho kia, sẽ được Ni Cù Lô Đà Phổ Viên thân tướng và tướng tóc cao. Đây là 2 tướng hơn trước. Da mịn đẹp, tiếng hay khéo; đêm dài hay nói tiếng chơn thật dịu dàng sẽ được tiếng lưỡi dài và tướng Phạm âm. Đây là 2 việc được 5 phần ngôn ngữ đầy đủ âm thanh so với tướng trước. Ngũ phần ngũ phần ngữ đạo cụ túc âm là: Một là có thể biết. Hai là dễ giải thích, ba là nghe vui, bốn là chẳng nghịch, 5 là sâu sắc, 6 là rộng xa, 7 là chẳng ganh, 8 là dễ nghe, 9 là biện hộ đúng, 10 là chẳng tạp (2 loại 5 thành ra 10). Lành làm ý chánh ấy đêm dài nói lời thật ý chánh thì sẽ được tướng của răng Sư Tử. Đây là so với ái ngữ của tướng trước. Trước sau chẳng ai bằng được. Người khác tuy có trước sau nhưng tất cả sự cúng dường chẳng thể cúng dường. Như pháp uy nghi bình đẳng uy nghi vậy, sẽ được tướng răng bằng và mịn. Đây là 2 điều thiện tịnh quyến thuộc so với tướng trước.
Chẳng hoại quyến thuộc người
Mắt lành xem chúng sanh
Lại chẳng có tâm ganh
Đều như cả bạn lành
Ở nơi chúng sanh có tâm hoài bão an ủi nhiếp thọ, chẳng tham, chẳng sân, chẳng si nhãn quan thì sẽ được tướng mắt xanh của loài trâu chúa và tướng võng mô đẹp. Đây là 2 việc yêu con mắt so với tướng trước.
Ta đã giải thích 32 tướng đại trượng phu xuất sanh vì nghiệp gì mà riêng các Bồ Tát đã làm vì nhiều loại khác nhau. Nay sẽ giải thích tiếp.
Nên nói lời như thế
Tức theo như thế làm
Như lời nếu làm đúng
Người khác phát lòng tin
Nên như lời nói mà làm. Lời nói ấy tức công việc ấy, khiến cho kẻ khác sanh tín tâm, tùy theo lời dạy dỗ tức hay tín thọ.
Nên ủng hộ giáo pháp
Biết rõ kẻ buônglung
Cùng làm lưới vàng tốt
Bủa vây các chi đề
Ở nơi pháp nầy nên tự hộ vệ; nếu có chúng sanh hay buông lung thì nên phương tiện thấy rõ mà làm cho hướng đến pháp ấy. Lại ở nơi Như Lai Chi Đề (Caitya = tích tụ) nên chứa nhóm nhiều loại võng lưới quý. Vì làm cho tướng tốt đầy đủ vậy.
Nếu muốn cầu người đẹp
Trang nghiêm mà thí cho
Lại cùng nói Phật đức
Cùng ánh sáng anh lạc
Nếu muốn cầu làm người đàn bà đẹp thì liền được thành thân người nữ đẹp trang nghiêm, mà bố thí thì những người đàn bà đẹp nầy tất cả sẽ được đoan chánh. Do bố thí mà làm cho tự ý cầu cái gì cũng đều được đầy đủ. Lại nữa có nhiều loại khác mà Phật đã nói những công đức được tụ tập lại một nơi, rồi xướng lên những lời nói cao đẹp mà vì kẻ khác diễn thuyết. Do vậy được âm thanh thanh tịnh. Lại nữa nhiều loại ánh sáng chiếu dịu trên chuỗi anh lạc, làm sáng cả tâm mắt mà do bố thí liền được các hình tướng đầy đủ đẹp đẽ vậy.
Tạo tác Phật hình tượng
Ngồi ngay trên hoa sen
Lại ở nơi sáu pháp
Tu tập cùng vui vẻ
Dùng vàng, bạc, trân châu, đá quý v.v… để tạo nên Phật tượng ngồi trên hoa sen thì được hóa sanh, lại được thành thân Phật. Có 6 loại pháp cùng vui. Đồng phạn hạnh với kia, lòng từ bi ở nơi thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, chẳng phân biệt vật thọ dụng, giới Cụ túc thấy đầy đủ. Sáu loại đồng hỷ pháp nầy phải nên gần gũi học tập, sẽ được đồ chúng, chẳng bị ngoại đạo luận sư phá hoại.
Nên cúng mà chẳng cúng
Vì mạng lại chẳng chê
Phật đã nói Phật pháp
Cùng với người nghe pháp
Có thể cúng mà không cúng nghĩa là ở nơi ấy có thể cúng dường như nơi Hòa Thượng, A Xà Lê, cha mẹ, huynh trưởng v.v… Chẳng thể cúng dường nghĩa là chẳng sợ chẳng cung kính. Tuy chỉ vì mạng sống, chung cuộc hủy báng Phật pháp và lại nói pháp cho người nghe. Lại chẳng nên hủy báng lại nên khinh xuất. Vì hộ giúp pháp lành vậy.
Vàng quý che Thầy Tổ
Và Thầy Tổ Chi Đề
Nếu hay quên việc ấy
Nên nhớ nghĩ chẳng mất
Nên dùng vàng bạc để che cho Thầy Tổ, lại dùng Ma Ni Kim Bảo che cho giáo sư Bảo Chi Đề. Bồ Tát có Tam Ma Đề tên là hiện tại đối Phật diện. Ở những nơi Tam Ma Đề nầy đời đời hiện tiền tu tập sẽ được nghe giữ. Nếu có chúng sanh nào quên mất thì tụng niệm hướng dẫn người đời những kinh thơ lợi lạc. Ở nơi chúng sanh cùng làm và suy nghĩ, vì chẳng quên mất Bồ Đề tâm vậy. Lại vì nhớ nghĩ đến hiện trí.
Chưa nghĩ việc làm nầy
Chẳng bỏ chẳng theo kia
Ngoại đạo trời rồng thần
Trong đó đều chưa tin
Những việc đã làm thuộc về thân khẩu ý ở các nơi. Nếu chưa suy nghĩ mà làm thì chớ để cho chạy mất. Lại chẳng chạy theo kia; nên như thế mà làm. Nếu khác điều nầy tức sanh phiền não và lại là nguyên nhân của sự hối quá. Đến xuất gia với ngoại đạo Ni Kiền thì trời, người, rồng, dạ xoa, Càn Thát Bà đều chẳng tin chịu.
Tâm nên như Kim Cang
Thường hay thông các pháp
Tâm lại giống như núi
Những việc lại chẳng động
An trí tâm nầy nên như Kim Cang, có huệ lực rất sâu xa. Ở trong đời xuất thế pháp, như tự tánh nầy thật thông đạt thì các việc được an ổn nơi trên. Lại như núi cao, 8 loại thế pháp, cũng chẳng thể động.
Vui vẻ lời xuất thế
Chưa vui nương lời thế
Tự thọ các công đức
Lại làm cho kia thọ
Hoặc có lời nói có thể xuất thế gian mà tương ưng với Phật, Pháp, Tăng và giống với Lục Độ Ba La Mật, hoặc giống với Bồ Tát địa, hoặc tương ưng với Thanh Văn, Độc Giác địa; ở nơi kia nên vui mừng; hoặc có lời nói nương vào nơi dừng nghỉ của thế gian, tăng trưởng thế gian, cùng tương ưng với với tham sân si. Ở nơi ấy chẳng có hỷ lạc; hoặc những người thọ giới học hạnh đầu đà và công đức thù thắng người lành hay tán thán chấp giữ thì ở nơi ấy tất cả nên chấp giữ. Lại nên làm cho kia thọ giữ công đức nầy.
Tu được ngũ giải thoát
Tu mười bất tịnh tưởng
Tám Đại Trượng Phu giác
Lại nên phân biệt tu
Vào trong giải thoát nghĩa là thứ nhất vì kẻ khác mà thuyết pháp. Thứ 2 là tự thuyết pháp. Thứ ba là tự tụng pháp. Thứ tư là tùy theo pháp mà giác mà quán. Thứ năm là giữ theo các tướng của Tam Ma Đề. Đây là vào 5 sự giải thoát phải nên nhớ nghĩ tu tập.
Mười bất tịnh tưởng nghĩa là nghĩ sự sình trướng lên, nghĩ đến đàm xanh, tưởng đên mùi hôi thối, nghĩ đến sự vỡ mủ, nghĩ đến đờm, nghĩ đến đoạn giải, nghĩ đến phân tán, nghĩ đến máu huyết, nghĩ đến thịt rơi, nghĩ đến xương. Đó là 10 sự liên tưởng đến bất tịnh. Tham sanh thì nên nhớ nghĩ tu hành. Căn bản là đoạn trừ tham dục.
Tám Đại Trượng Phu giác lại cũng nên phân biệt tu hành. Ở nơi ấy có 8 bậc Đại Trượng Phu. Đó là thiểu dục là pháp, đa dục là phi pháp. Đó là giác ngộ đầu. Tri túc là pháp, bất tri túc chẳng đúng pháp. Đó là đệ nhị giác ngộ. Xa rời là pháp, tạp náo là phi pháp. Đây là điều thứ ba. Phát tinh tấn là pháp, giải đãi là phi pháp. Đây là điều thứ tư. An trụ niệm là pháp, quên mất chánh niệm là phi pháp. Đây là điều thứ năm. Nhập định là pháp, chẳng nhập định là phi pháp. Đây là điều giác ngộ thứ sáu. Trí tuệ là pháp, vô trí tuệ là phi pháp. Đây là điều thứ bảy. Chẳng vui hí luận là pháp, vui hí luận là phi pháp. Đây là điều giác ngộ thứ tám. Ở nơi tám sự giác ngộ của bậc Đại Trượng Phu nầy thì phải nên hiểu rõ. Đa dục và 8 điều giúp cho bất thiện thì phải nên đoạn trừ.
Thiên nhĩ và thiên nhãn
Thần túc và tha tâm
Cùng với túc mạng ở
Nên tu tịnh ngũ thông
Nên nhớ về thiên nhĩ thiên nhãn, ở yên biết rõ tâm kia, thần túc. Những thứ nầy là 5 loại trí thông, phải nên tu tập.
Luận Bồ Đề Tư Lương
Hết quyển thứ năm