LUẬN BỒ ĐỀ TƯ LƯƠNG
– Thứ tự kinh văn số 1660 thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn. Từ trang 517 đến trang 541.
– Bản gốc của Thánh Giả Long Thọ.
– Tỳ Kheo Tự Tại giải thích.
– Đại Tùy Nam Ấn Độ Tam Tạng Đạt Ma Hấp Đa dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
– Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, dịch từ Hán văn ra Việt văn.

 

Quyển thứ nhất

Nay y nơi chư Phật
Chắp tay mà đảnh lễ
Con nay như pháp nói
Phật Bồ Đề tư lương

Phật là kẻ ở nơi tất cả đều biết và giác ngộ. Đây nghĩa là Phật. Những gì đáng biết thì biết được. Lại ở nơi vô trí, thùy miên mà giác ngộ vậy. Giác ấy có nghĩa là giác ngộ, lìa vô trí và thùy miên (ngủ, nghỉ) Lại nữa những vị dịch chữ Phạn không rõ chữ giác nầy. Chỉ có nghe tên khắp cả ba cõi; nên có thể giác. Tất cả chư Phật có được giác là cái giác nầy. Tất cả các loại trí chỉ có Phật mới biết, mà chẳng phải Thanh Văn, Độc Giác hay Bồ Tát là những vị mà cộng pháp chưa hoàn toàn đầy đủ. Những vị nầy không phải là không lầm lỗi. Cho nên quá khứ, vị lai, hiện tại chia ra những kẻ bên trên như thế mà nên chắp tay, giữ gìn cung kính, đảnh lễ. Ta nay nói, tự phân biệt như giáo pháp mà những kinh điển kia đã nói rồi. Nay cũng lại như thế mà nói thôi.

Phật lìa vị đã lìa vô trí, là kẻ giác ngộ, biết được tất cả trí, là tư lương (hành trang) hay đầy đủ phép giác ngộ vậy. Vì hành trang của sự giác ngộ. Lại cũng có nghĩa là giữ gìn, giống như trong thế gian mặt trời giữ sức nóng, mặt trăng giữ độ lạnh. Nhiếp đây có nghĩa là giữ gìn vậy. Như thế có nghĩa là giữ gìn pháp giác ngộ, làm hành trang cho Bồ Đề. Nói là Tư Lương tức nghĩa là giữ gìn. Lại cũng có nghĩa là trưởng dưỡng, giống như trong thế gian có thể đầy đủ 10, 100 hay 1.000, hoặc chỉ tự đầy đủ, hoặc khó tự đầy đủ. Bồ Đề Tư Lương lại cũng như thế đó. Cho nên có nghĩa là Trưởng Dưỡng Bồ Đề. Lại cũng có nghĩa là nguyên nhân. Giống như nói xe của thành Xá Vệ thì nói là xá tư lương, thành tư lương, xa tư lương. Như thế là nơi sanh nhơn duyên pháp của Bồ Tát. Nên gọi tên là Bồ Tát Tư Lương. Lại nữa cũng có nghĩa là chia ra đầy đủ. Giống như chia phần lễ kỵ (cúng lễ) nhóm lửa đầy đủ; nên có tên là cúng lễ. Chẳng phải chẳng đầy đủ, lại như thân phận đầu, tay, chân và tất cả phải đầy đủ nên mới gọi là thân. Nếu chẳng đầy đủ mà chia phần thì cũng như thế. Kẻ bố thí thì cho đồ vật. Còn kẻ nhận thì hồi hướng. Cả hai đầy đủ nên gọi là thí tư lương. Lại chẳng đầy đủ, giới và tư lương cũng lại như vậy. Cho nên ở đây có nghĩa là phân chia từng phần đầy đủ gọi là tư lương. Như thế ta nói Bồ Đề Tư Lương, nay có thể đầy đủ, làm trưởng dưỡng, là nguyên nhơn của Bồ Đề, từng phần đầy đủ của Bồ Đề. Tất cả đều là nghĩa nầy vậy.

Vì lại nói chẳng khuyết
Bồ Đề các tư lương
Tuy tiếp cùng chư Phật
Riêng được hiểu vô biên

Với năng lực gì mà Thanh Văn, Bồ Tát biết còn ít, chẳng có năng lực vậy? Nếu muốn nói các Bồ Đề Tư Lương chẳng khuyết, chẳng dư. Chỉ có chư Phật riêng được vô biên giác, ngôn vô biên giác. Nghĩa là chẳng phải ít giác vậy. Đức Phật Thế Tôn ở nơi nghĩa của vô biên ứng trí mà giác biết vô ngại. Cho nên Phật có tên là Vô Biên Giác vậy. Lại nữa ở nơi dục lạc cùng với tự qua khỏi khổ, dứt bỏ thường, có, không v.v… qua sự thấy nghe biên kiến. Giác mà chẳng đắm trước. Ở nơi giác vô biên đó chỉ có Phật; nên gọi là vô biên giác. Hỏi vì sao mà tư lương nầy chỉ có Phật hay nói, mà người không thể đáp được.

Thể Phật đức vô biên
Giác tư lương làm gốc
Cho nên giác tư lương
Lại chẳng có biên giới

Phật Thể có nghĩa là Phật thân. Thân Phật kia có đầy đủ vô biên công đức. Cho nên nói là thân Phật có cái đức vô biên. Lại cũng còn có nhiều nghĩa khác nhau. Cũng giống như tụng đọc nhiều loại kinh sách khác nhau. Làm như thế gọi tên là công đức. Lại cũng có nghĩa là kiên cố. Giống như bện một sợi dây, hoặc se làm 2 hay se làm 3 lần mới thành. Lại cũng có nghĩa là tăng trưởng. Giống như lợi tức, hoặc tăng 2 làm công, hoặc tăng 3 làm công. Lại cũng có nghĩa là y chỉ (nương tựa). Giống như các vật, mỗi mỗi nương tựa vào nhau làm công. Như thế thân Phật là giới định và vô biên sai biệt công đức nương tựa mà có vậy. Cho nên nói là thân Phật có vô biên công đức. Lấy tư lương làm căn bản. Đó là Bồ Đề Tư Lương và Phật thể vô biên công đức làm căn bản vậy. Căn có nghĩa là kiến lập, bồ đề là trí. Căn tức là tư lương. Với tư lương kia có thể kiến lập tất cả trí huệ. Cho nên nói Tư Lương là căn bản của Phật thể. Bởi vì Phật thể có vô biên công đức. Do tu vô biên công đức mà thành Phật thể kia. Cho nên tư lương lại chẳng có ngằn mé.

Nay nói phần ít kia
Kính lễ Phật Bồ Tát
Cùng với các Bồ Tát
Sau Phật nên cúng dường

Những tư lương thì vô biên mà sự hiểu biết thì có giới hạn. Cho nên nói tư lương kia chẳng thể khuyết được. Lại nói rằng kia ít phần kính lễ Phật, Bồ Tát.

Hỏi: Nên lễ Phật mà tất cả chúng sanh là tối thắng. Còn nghĩa vì sao trong nầy lại lễ Bồ Tát ?

Đáp rằng: Vì các Bồ Tát đã thứ tự cúng dường các vị Phật vậy. Chư Bồ Tát từ sơ phát tâm cho đến giác ngộ, tất cả đều hay cúng dường. Bồ Tát có 7 loại. Đầu tiên là sơ phát tâm. Thứ 2 là chánh tu hành. Thứ 3 là đắc vô sanh nhẫn. Thứ 4 là quán đảnh. Thứ 5 là nhứt sanh sở hệ. Thứ 6 là tối hậu sanh. Thứ 7 là nghệ giác trường. Những Bồ Tát nầy theo chư Phật sau đó mà cúng dường. Từ thân, khẩu, ý cho đến ngoại vật đều cúng dường.

Kẻ mới phát tâm chưa được địa. Chánh tu hành cho tới thất địa được vô sanh nhẫn trụ ở bát địa. Quán đảnh giả trụ ở Thập Địa. Nhứt sanh sở hệ giả sẽ vào nơi cõi Đẩu Suất. Cuối cùng của lần sanh trụ ở cõi Đẩu Suất. Nghệ Giác Trường là kẻ muốn thọ dụng tất cả trí tri.

Ở nơi bảy loại Bồ Tát nầy – Sơ phát tâm Bồ Tát, tất cả chúng sanh đều nên lễ kính, hà huống khác nữa. Vì sao vậy? Thân tâm thật to lớn vậy. Như Lai dạy cho vô lượng vậy. Khi Bồ Tát phát tâm Bồ Đề thì ở nơi mười phương không giảm, chư Phật quốc độ không giảm, các chúng sanh không giảm. Do lòng từ bủa khắp đầy đủ khi phát tâm Bồ Đề. Nếu có chúng sanh nào chưa được độ thì ta sẽ độ. Những kẻ chưa giải thoát thì ta sẽ làm cho họ giải thoát. Những kẻ chưa tỉnh, ta sẽ làm cho tỉnh lại. Những kẻ chưa tịch diệt ta làm cho tịch diệt. Ở nơi Thanh Văn ta làm cho họ nhập vào Thanh Văn thừa. Ở nơi Độc Giác ta làm cho họ nhập vào Độc Giác thừa. Ở nơi Đại Thừa ta làm cho họ nhập vào Đại Thừa. Muốn làm cho chúng sanh tất được tịch diệt, chẳng phải làm tịch diệt thiểu phần chúng sanh, mà cho những kẻ có thân tâm thật to lớn. Tất cả chúng sanh đều nên lễ kính, như Như Lai đã dạy. Như Thế Tôn đã bảo Ngài Ca Diếp. Giống như mặt trăng non lại hay làm lễ, chẳng chờ trăng đầy. Như thế Ca Diếp. Nếu có ai tin ta, phải nên lễ kính các vị Bồ Tát. Chẳng phải Như Lai. Vì sao vậy? Từ nơi Bồ Tát mà xuất sanh Như Lai vậy. Lại nữa ở nơi Thanh Văn thừa mà nói rằng:

Ở kia biết pháp nầy
Hoặc già hay trẻ thơ
Nên cúng dường cung kính
Như Phạm Chí thờ lửa

Như thế các Bồ Tát ở sau các Đức Phật, nên thứ tự cúng dường. Như kệ nói:

Như giữ gìn giống Phật
Thắng dư ít phần làm
Cho nên chư Bồ Tát
Sau Phật mà cúng dường
Từ sánh với hư không
Phổ biến khắp chúng sanh
Cho nên đứa con ngoan
Sau Phật mà cúng dường
Ở nơi các chúng sanh
Đại bi giống như con
Cho nên là Phật Tử
Sau Phật mà cúng dường
Bi tâm lợi chúng sanh
Không hai giống hư không
Cho nên lại không sợ
Sau Phật mà cúng dường
Tất cả thời như cha
Tăng trưởng các chúng sanh
Cho nên các Bồ Tát
Sau Phật mà cúng dường
Giống như đất nước lửa
Chúng sanh hay thọ dụng
Cho nên kẻ cho vui
Sau Phật mà cúng dường
Chỉ vì lợi chúng sanh
Xả ly chính nhơn vui
Cho nên kia tất cả
Sau Phật mà cúng dường
Phật cùng Phật có thừa
Tất cả từ tâm đầu
Cho nên các Bồ Tát
Sau Phật mà cúng dường

Hỏi Tôn Giả rồi mới nói ngay về duyên khởi của tư lương và bây giờ thì đáp về tư lương như sau:

Giống như mẹ Bồ Tát
Lại như mẹ các Phật
Bát Nhã Ba La Mật
Là giác đầu tư lương

Bát Nhã Ba La Mật là mẹ của các Bồ Tát. Là tư lương đầu của Bồ Đề. Vì sao vậy? Vì tối thắng vậy. Như các thân căn thì nhãn căn là tối thắng. Những phần của thân thì đầu là quan trọng. Trong tất cả Ba La Mật Đa thì Bát Nhã Ba La Mật Đa là tối thắng cũng lại như thế. Cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa là tối thắng vậy. Vì là tư lương đầu tiên. Lại là kẻ đi trước vậy. Như trong các pháp thì tín là đi trước. Trong các Ba La Mật thì Bát Nhã Ba La Mật đi trước cũng lại như vậy. Như Bố Thí mà chẳng hồi hướng Bồ Đề, tức chẳng phải Bố Thí Ba La Mật. Như thế Thi La (giới) mà chẳng hồi hướng Bồ Đề lại chẳng phải là Thi La Ba La Mật. Hồi hướng Bồ Đề tức thị Bát Nhã. Do Bát Nhã đi trước nên có thể hồi hướng. Cho nên gọi là tiền hành vậy. Trong các Ba La Mật thì Bát Nhã Ba La Mật vì Bồ Đề mà làm tư lương đầu tiên. Lại các Ba La Mật là nhơn thể của Tam Luân Tịnh (kẻ cho, người được cho và vật cho). Cho nên Bát Nhã Ba La Mật vì Bồ Đề mà làm tư lương đầu tiên. Tam Luân Tịnh là Bồ Tát y nơi Bát Nhã Ba La Mật mà hành bố thí chẳng nghĩ đến tự thân, lìa thủ chấp của tự thân vậy. Chẳng nhớ nghĩ đến người nhận sai khác, lìa tất cả các nơi phân biệt; chẳng nhớ nghĩ đến kết quả của sự bố thí mà các pháp chẳng đến chẳng đi vậy. Như thế chư Bồ Tát được Tam Luân Tịnh thí. Như tịnh thí, tịnh giới lại cũng như thế. Ở nơi Bát Nhã Ba La Mật Đa nầy, các Bát Nhã Ba La Mật thì Tam Luân Tịnh là cái nhơn thể vậy. Bát Nhã Ba La Mật vì Bồ Đề mà làm tư lương đầu tiên. Lại có kết quả lớn, mà Bát Nhã Ba La Mật là quả lớn hơn Ba La Mật. Như kinh nói rằng:

Bồ Đề tâm phước đức
Cùng với pháp giữ gìn
Nơi không mà tin giải
Đều hơn mười sáu phần

Trong kinh Bi La Ma về đại quả và nhơn duyên đã nói, thì đây là quả lớn vậy. Bát Nhã Ba La Mật vì giác ngộ mà làm tư lương đầu tiên.

Hỏi: Vì sao mà Bát Nhã Ba La Mật là mẹ của Bồ Tát?
Đáp: Vì hay sanh vậy. Vì phương tiện mà nhiếp (gìn giữ) Bát Nhã sanh ra các Bồ Tát, làm cho cầu được vô thượng Bồ Đề, chẳng cầu Thanh Văn Độc Giác là nhơn sanh ra thân Phật vậy. Nên nói Bát Nhã Ba La Mật là mẹ của các Bồ Tát. Lại đối với 5 Ba La Mật kia như nói Yên Bát La Nị Ba Đệ vậy. Yên là tánh. Bát La Nị Ba Đệ là tụng (gọi). Tức là tánh tướng làm Ma Đa (Ma Đa phiên dịch là mẹ. Ở nơi chữ Ma Đa là từ Yên Bát La Ni Ba Đệ có chữ Yên là thể tánh của Ma Đa. Bát La Nị Ba Đệ là tụng nghĩa của Ma Đa mà Bát La Nị Ba Đệ dịch đúng nghĩa là mẹ vậy). Giống như mẹ sanh con thì hoặc để nơi giường hoặc để trên đất. Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng lại như thế. Sanh kia cầu Bồ Đề, Bồ Tát thì lúc ấy để nơi thí với 5 Ba La Mật, hay cầu cho Bồ Tát giác ngộ vậy. Cho nên nói Bát Nhã Ba La Mật Đa là mẹ của Bồ Tát. Lại nói về lượng như nói: Mang Ma Nê vậy, Mang là tánh, Ma Nê là âm đọc tụng. Tức tánh tướng nầy là Ma Đa (nơi chữ Ma Đa lại từ chữ Mang Ma Nê sinh ra chữ Mang cũng thể tánh Ma Nê khi tụng thì nghĩ Ma Nê, dịch đúng là lượng. Cho nên lượng nầy cũng là mẹ vậy). Giống như mẹ sanh con rồi tùy thời mà lo liệu. Như thế con ta do ăn uống mà thân lớn và cũng do đây mà tổn giảm. Bồ Tát cũng lại như thế. Ở nơi Bát Nhã Ba La Mật tự so sánh với thân nầy, ta nên như thế mà bố thí, ta nên như thế mà trì giới v.v… Đều do tự lượng nhơn duyên vậy. Cho nên nói rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là mẹ của Bồ Tát vậy. Giống như đồ đo lường có Bát La Tát Tha, có A Trạch Già, có Đột Lộ Nõa, có Khư Lê Đệ v.v… (như những loại đong lường của thế gian). Sự thẩm lượng các Bồ Tát cũng lại như thế. Với sơ phát tâm nầy, với sự tu hành nầy, với sự nhẫn chịu nầy, là nhơn duyên đo lường vậy. Cho nên nói Bát Nhã Ba La Mật là mẹ của các Bồ Tát. Lại nữa Tu Đa La (kinh) thì đọc tụng. Nghĩa là ở nơi kinh làm mẹ, gọi là tụng. Ở trong những kinh điển ấy có xưng dương tên của các nước Phật, Bồ Tát. Gọi là Tỳ Ma La Kiết Lợi Đế, nói là Già Tha (tiếng cũ nói là tạp Ma Cật là không đúng).
Bát Nhã Ba La Mật
Là mẹ của Bồ Tát
Làm cha của phương tiện
Con gái là từ bi

Lại trong các kinh khác lại tụng (gàtha = già tha) như thế mà các kinh đã nói: Bát Nhã Ba La Mật là mẹ của Bồ Tát.

Hỏi: Vì sao nói Bát Nhã Ba La Mật lại cũng là mẹ của chư Phật?

Đáp: Là vì sanh ra và hiển thị (chỉ bày) cái trí vô chướng ngại. Quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật là do Bát Nhã Ba La Mật A Hàm vậy. Phiền não diệt rồi, sẽ diệt và đang diệt sẽ xuất sanh, mà Bát Nhã Ba La Mật là mẹ của chư Phật, lại hiển bày chỉ cho cái trí vô chướng ngại. Tất cả chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại đều hiển thị cái trí vô ngại nầy đều do nơi hiển bày của Bát Nhã Ba La Mật. Nên sự hiển thị nầy là trí vô chướng ngại vậy. Chư Phật chỉ cho thấy rằng Bát Nhã Ba La Mật là mẹ, mà trong đây có Luân Lô Ca.

Do lòng từ tương ưng
Bát Nhã Ba La Mật
Nơi vô vi bờ kia
Con Phật hay qua khỏi
Được đến vô đẳng giác
Lợi nhiếp các chúng sanh
Trí là mẹ như vậy
Người lớn phải như thế
Do được trí độ rồi
Lại được thành thân Phật
Lại làm mẹ các Phật
Hơn cả như đã nói

Vì sao đây có tên là Bát Nhã Ba La Mật? Không cùng với Thanh Văn, Độc Giác vậy; nên có tên là Bát Nhã Ba La Mật. Ở nơi bên trên không thể biết hết; nên gọi tên là Bát Nhã Ba La Mật. Điều nầy phải biết là đến tất cả bờ kia vậy. Nên gọi tên là Bát Nhã Ba La Mật. Bát Nhã Ba La Mật nầy không có cái gì hơn được; nên có tên là Bát Nhã Ba La Mật. Ba đời đều bình đẳng vậy; nên có tên là Bát Nhã Ba La Mật, hư không vô biên đều bình đẳng; nên có tên là Bát Nhã Ba La Mật. Như thế là những nhân duyên thù thắng, như trong Bát Nhã Ba La Mật Đa đã nói; nên có tên là Bát Nhã Ba La Mật.

Hỏi rồi lược nói tư lương đầu tiên của Bồ Đề và bây giờ thì nói phần tư lương thứ hai.
Thí, giới, nhẫn, tấn, định
Và cùng với năm nầy
Đều do trí mà được
Ba La Mật giữ gìn

Trong nầy Đa Na (thí) Ba La Mật là tư lương thứ 2 của Bồ Đề. Vì Bát Nhã mà thực hành trước. Bồ Tát vì Bồ Đề mà làm việc bố thí. Cho nên thí là tư lương thứ hai. Ở nơi ấy sanh thân, ý, lạc khác. Nhơn đây gọi tên là bố thí. Chẳng làm khổ ai. Nó có 2 loại. Nghĩa là tài thí và pháp thí. Tài thí lại cũng có 2 loại. Nghĩa là cùng ý thức và chẳng cùng ý thức. Cùng ý thức lại cũng có 2 loại. Nghĩa là trong và ngoài. Nếu tự thí thân thể tay chân mình hay thí toàn thân. Ở đây gọi là nội thú. Nếu thí con trai, con gái, vợ con và 2 chân, 4 chân v.v… Đây gọi là ngoại thí. Chẳng cùng ý thức cũng có 2 loại. Đó là có thể ăn và không thể ăn. Đây có nhiều loại. Nếu thí thịt thân thể thì thọ dụng để làm vật ăn uống. Đây nói là có thể ăn. Hoặc thí ngoài thân thọ dụng như nước hoa, giữ vàng bạc trân bảo, y phục, đất đai, tài vật, vườn, nhà, ao hồ, nơi du hí v.v… Thì đây là những loại không thể ăn được. Sau đó có thể thọ dụng pháp thí. Lại cũng có 2 loại. Nghĩa là thế gian và xuất thế gian. Nếu có gây nhân pháp thí mà lưu chuyển sanh ra vì ái trong cảnh giới ấy (cựu dịch sanh tử là chẳng đúng. Tên bây giờ sửa thành lưu chuyển vậy. Sau đó dịch lưu chuyển là do nghĩa nầy). Đó là thế gian. Nếu có nhân pháp thí mà quả báo vượt khỏi lưu chuyển, thì đó là xuất thế gian. Tài thí và pháp thí kia mỗi thứ đều có 2 loại. Nghĩa là có đắm trước và không đắm trước. Nếu vì tự thân, hay vì sanh riêng, hay vì thắng quả, hy vọng tương tục nơi tài pháp thì thì đây là có đắm trước. Nếu vì lợi ích an lạc của tất cả chúng sanh. Nếu chẳng chứng ngại trí, thì đây là không đắm nhiễm. Ngoài ra còn có vô úy thí. Lại tùy thuận vào nơi tài thí mà 2 loại quả thí kia cùng với dư khí (nước loãng) như trong kinh Đại Thừa nói. Nơi đây lược nói kệ rằng:

Ăn uống cùng đồ mặc
Tùy thuận đều bố thí
Lại thí hoa, hương, đèn
Mùi thơm cùng âm nhạc
Hoặc thí các mỹ vị
Thuốc men cùng đồ nằm
Cùng với chỗ dưỡng bịnh
Thầy thuốc cùng người hầu
Nam nữ và vợ con
Nô tỳ cùng kho báu
Trang sức và dâm nữ
Tùy thuận đều bố thí
Cùng với các bảo vật
Mỗi mỗi đều trang nghiêm
Voi, ngựa, xe hết thảy
Vật quý đều thí cho
Vườn rừng nơi tu hành
Ao, giếng, nơi hội họp
Đất đai cùng vật khác
Khách xá cũng đều thí
Hoặc hai chân, bốn chân
Hoặc chỉ một bãi cát
Thôn, lý cùng quốc độ
Cả ngôi vua cũng thí
Thí tất cả vật quý
Lợi lạc tùy thuận cả
Vì chỗ chúng sanh nương
Kẻ bố thí chẳng sợ
Thí những vật khó xả
Tay, chân, mắt, tai, mũi
Lại cho tim cùng đầu
Cùng thân cũng cho nốt
Lúc tu hạnh bố thí
Thường ở nơi người nhận
Tưởng nên sanh phước điền
Lại như quyến thuộc lành
Bố thí các quả báo
Đầy đủ lành tụ tập
Hồi hướng vì mình người
Thành Phật và Tịnh Độ
Bồ Tát hay bố thí
Hồi hướng đúng thân Phật
Bồ Tát Bố Thí nầy
Được tên Ba La Mật
Hoặc bờ nầy bờ kia
Lại chẳng thể nói hết
Quả thí đến bờ kia
Nói là thí bỉ ngạn.

Bây giờ lại nói về thí chủ sai biệt:

Chẳng tham nơi quả ái
Từ bi ba luân tịnh
Chánh giác nói thí kia
Đó là cầu giác ngộ
Ta đã làm việc nầy
Làm đúng lại đang làm
Nếu xả như thế nầy
Chất chứa chẳng bố thí
Tăng tham, quả của thí
Tùy thuận tức hay xả
Nói là lợi vì người
Biết nhớ chẳng thí chủ
Chẳng tham, tăng quả nhiều
Duy chỉ thí tâm từ
Đây tên thật thí chủ
Tất cả ngoài bán buôn
Như mây lớn thành mưa
Mọi nơi có tâm thí
Đây tên đại thí chủ
Ngoài ra là rất ít
Thí và quả báo thí
Thương tưởng cùng tùy thuận
Thí chủ nơi mọi người
Giống như là cha mẹ
Chẳng nghĩ cho vật gì
Kẻ nhận cùng người cho
Hay vui mà bố thí
Đây tên là thí chủ
Nếu chẳng phân biệt Phật
Bồ Đề cùng Bồ Tát
Mà vì thí giác ngộ
Kia đó sớm thành Phật.

Hỏi và giải thích về bố thí Ba La Mật rồi, bây giờ nói về Thi La (giới) Ba La Mật.

Giải rằng: Ba La Mật như ý nghĩa phía trước đã giải đáp. Còn Thi La thì bây giờ sắp nói đây. Nói Thi La có nghĩa là tập cận vậy. Điều nầy chỉ về thể tướng. Lại cũng có nghĩa là bổn tánh, như thế gian có giới vui, giới khổ vậy. Lại nữa cũng có nghĩa là thanh lương. Vì chẳng hối là nguyên nhân, lìa tâm nóng giận ưu não vậy. Lại có nghĩa là an ổn, hay làm nhơn cho đời khác an lạc. Lại cũng có nghĩa là an tịnh, hay kiến lập chỉ quán. Lại cũng có nghĩa là tịch diệt, là nguyên nhơn chứng được Niết Bàn an lạc. Lại cũng có nghĩa là đoan nghiêm, hay trang sức vậy. Lại có nghĩa là tinh khiết, hay tẩy trừ các việc thô ác. Lại có nghĩa là đứng đầu hay vì chúng mà chẳng sợ yếu đuối. Lại cũng có nghĩa là tán thán, hay sanh danh xưng. Giới nầy làm cho thân khẩu ý chuyển đổi làm lành. Ở nơi đó lìa việc giết hại, cũng chẳng thủ dục tà hạnh v.v… Đây là 3 loại giới thuộc về thân, xa rời nói dối, nói phá hoại, nói lời thô ác, nói tạp hí (giỡn) v.v… Đó là 4 giới thuộc về miệng. Xa rời tam sân tà kiến. Đây là 3 loại giới thuộc về ý. Như thế biết rằng thân khẩu ý thực hành những điều thiện thì 10 giới nầy chuyển đổi qua. Cùng với tham sân si sinh ra 10 loại ác, để mà đối trị. Mà 10 loại hành động ác như trên, dưới, giữa thường hay ưa bắt chước, gần gũi vậy. Mà chúng sẽ làm cho đọa vào cõi địa ngục, súc sanh, Diệm Ma v.v…

Như 10 giới lành mà trước đã nói. Nếu chẳng hiểu biết phân chia rõ ràng, hạ trung thượng, thường hay gần gũi. Tùy theo phước đức mỗi mỗi sai biệt. Sanh làm trời người cũng sai biệt. Nếu hay hiểu biết phân biệt làm 10 điều thiện, giới ấy mỗi mỗi thường hay gần gũi, bắt chước thực hành nhiều thì sẽ được vào địa của Thanh Văn và địa của Bồ Tát cũng chuyển đổi sai biệt khác nhau.
Lại nữa ở đây là Bồ Tát tụ giới, có 65 loại vô tận. Như trong kinh Vô Tận Ý đã nói nên biết. Lại lược nói có 2 loại giới. Nghĩa là loại bình đẳng thì giới và bất bình đẳng thì giới. Loại bình đẳng thì giới là làm tích tụ việc lành nơi thân khẩu ý nầy. Đời đời được sanh nơi thì; nghĩa là chỗ giàu có vui sướng; hoặc Thanh Văn, Độc Giác. Cũng có tương báo nơi Tịnh Độ hay sanh làm những chúng sanh thuần thục; lại cũng thành Chánh Biến Giác. Những loại trên đây được gọi là bình đẳng chủng thì giới. Sai biệt với cái nầy thì có bất bình đẳng thì giới.

Lại nữa có 2 loại giới. Nghĩa là tác giới và vô tác giới. Nếu ở nơi có làm thì có người tạo nên; gọi tên là tác giới. Khác với đây, gọi là vô tác giới.

Lại có 9 loại giới khác nhau. Đó là phàm phu giới, ngoại đạo ngũ thông giới, nhơn giới, giới của Thiên Tử ở cõi dục, giới của Thiên Tử ở cõi sắc và vô sắc. Có học, không học Thanh Văn giới, Độc Giác giới, Bồ Tát giới.

Phàm phu giới nghĩa là sanh vào nơi có giới hạn. Ngoại đạo ngũ thông giới, nghĩa là thần thông hết thì lùi. Nhơn giới có nghĩa là thập thiện nghiệp đạo hết thì hết. Dục giới Thiên Tử giới có nghĩa là phước báu hết thì hết. Sắc giới Thiên Tử giới có nghĩa là Thiền Định hết thì hết. Vô Sắc giới Thiên Tử giới có nghĩa là Tam Ma Bát Đề (chỉ) hết thì hết. Có học vô học Thanh Văn giới nghĩa là khi cứu cánh Niết Bàn hết thì hết. Độc Giác giới có nghĩa là khi Đại Bi thiếu thì hết. Bồ Tát giới nghĩa là chẳng có cùng tận. Giới nầy có thể làm sáng tỏ những giới khác vậy. Hạt giống tiếp nối chẳng dứt. Cho nên Bồ Tát cũng luôn luôn tồn tại không dứt. Cho nên Như Lai nói là giới vô tận vậy. Do nhơn duyên đó mà giới Bồ Tát được nói là giới vô tận. Các giới Bồ Tát đều hồi hướng đến Bồ Đề. Cho nên có tên là giới Ba La Mật. Sau đây là bài kệ:

Giống như cha thương con sức mạnh
Lại như chính mình yêu mạng sống
Ra khỏi yêu ấy chỉ có giới
Tâm lớn tạo ra yêu thương ấy
Giới nầy gần gũi nơi Phật rồi
Giải thoát liền rời khỏi ái nầy
Giống chim người đời thường thí cho
Kẻ trí thường hay thích giới nầy
Giới nầy lợi ích cho mình, người
Làm thân đoan nghiêm lìa lo lắng
Đời nầy đời sau đều trang nghiêm
Giới ấy kẻ trí nên mến mộ
Giới nầy chẳng do nơi tha lực
Chẳng phải không được chẳng cầu ăn
Tất cả đều do chính tự mình
Cho nên người trên yêu giới nầy
Tài vật quốc gia cùng đất đai
Tự thân, xương thịt cùng đầu não
Có thể xả được, chẳng bỏ giới
Vì muốn thanh tịnh đến Bồ Đề
Giả sử từ trời đọa xuống đất
Lại làm từ đất lên cõi trời
Vì mãn ly cấu, đất chẳng dơ
Nên phải quyết định chẳng thay đổi
Nếu đã đầy đủ giới phương tiện
Bây giờ tức được đệ nhị địa
Tức được lìa dơ sanh đất lành
Lúc ấy thành tựu tâm ưa muốn
Nếu cả Trời, Người, A Tu La
Cho đến súc sanh có thể đổi
Nếu biết giáo hóa phương tiện rồi
Theo niệm vãng sanh về nơi kia
Hoặc hay bố thí giúp chúng sanh
Hoặc hay nói ngọt ở ý nầy
Hoặc lại cùng kia ở yên ổn
Hoặc cùng đồng sự giúp lực nầy
Hoặc tại cõi người làm ông chủ
Hoặc tại cung trời mà tự tại
Lớp lớp phương tiện làm chỉ đạo
Tức hay an trú nơi bạch pháp
Đầy đủ giới thật cùng thần thông
Có thể làm khô nơi biển lớn
Thế gian hết rồi lửa thiêu đốt
Chỉ trong sát na liền diệt hết
Quán xem thế gian nhiều phiền não
Não ấy sinh bịnh do lìa quen
Kẻ trí có giới cùng phương tiện
Vì đời gần nương chỉ đường lành.

Hỏi và đã giải thích về Thi La (giới) Ba La Mật rồi. Bây giờ lại nói Sằn Đề (nhẫn nhục) Ba La Mật.

Đáp rằng: Sằn Đề (Ksànti) nghĩa là thân và tâm thọ các khổ lạc, với ý chí kiên nhẫn chẳng cao chẳng thấp, tâm chẳng nhiễm thấu. Đây có tên lược nói là Sằn Đề. Nếu nói cách khác thì có 3 loại.

Nghĩa là thân trụ trì, tâm trụ trì và pháp trụ trì.

Ở nơi thân trụ trì phải nhẫn, nghĩa là thân ấy gặp khổ. Nếu tâm ở ngoài hoặc vô tâm thì chẳng yên lúc gặp; nên thân sanh khổ, mà nhẫn thì không lường được. Đây có tên là thân trụ trì. Nhẫn bên ngoài sanh ra. Nghĩa là do nhân duyên ăn uống mà khởi lên sợ sân si và sợ các loài muỗi mòng, rắn, cọp, sư tử, beo v.v… Loài 2 chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Những vật ấy làm cho thân gặp nhiều não hại. Hoặc lại ăn đến tay, chân, tai, mũi, đầu, mắt, tứ chi mà bị sát hại. Ở những việc ác như thế mà tâm không bị bấn loạn, lại chẳng kinh động thì đó có tên là thân trụ trì nhẫn. Lại nữa do nhân của gió dữ, trời nóng lạnh, mưa bão, trời sét v.v… làm cho lo lắng khổ sở; thân nầy khổ như vậy nhưng vẫn giữ yên ổn. Điều nầy có tên là nhẫn. Lại nữa nơi thân nổi lên các bịnh tật cùng với 404 thứ bịnh làm cho thân khổ. Lúc gặp khó khăn như thế mà nhẫn chịu không so lường. Thì đó có tên là thân trụ trì nhẫn

Ở nơi tâm trụ trì nhẫn có nghĩa là bị mạ lị, sân nhuế, chửi bới, phỉ báng, tìm lỗi nói xấu v.v… toàn những lời chẳng ái ngữ, lại làm não loạn; nhưng lúc ấy tâm bất động, lại chẳng bị xúc loạn. Đây có tên là tâm trụ trì nhẫn. Lại nữa trong 8 loại thế pháp tiếp xúc như: Được lợi, mất lợi, tiếng tốt, tiếng xấu, khen, chê, khổ, vui mà tâm chẳng cao thấp, bất động như núi. Đây có tên là tâm trụ trì nhẫn. Lại nữa đoạn hẳn đi sự gắt giận vậy. Tâm chẳng sát hại, tâm chẳng kết hận, tâm chẳng đấu tranh, tâm chẳng chấp trước, tự giữ cho mình và cho người. Ở nơi chúng sanh tương ưng với lòng từ. Lại hay bi mẫn làm cho khởi lên sự hoan hỷ, ý thường hay xả bỏ. Những loại nầy lại có tên là tâm trụ trì nhẫn. Ở nơi pháp tâm trụ trì nhẫn nầy. Phải quán sát trong ngoài như thật. Ở ngoài có nghĩa là sự mạ lị, sát hại. Mạ lị có nghĩa là nghe chữ hòa hợp đồng thời chẳng tán thành. Chỉ trong sát na, chữ ấy trở thành không. Nghe như một âm hưởng vậy. Chẳng thể nói những nghĩa tương ưng lần lượt với nhau được. Ở trong đó không có mạ lị. Nếu kẻ phàm phu hư vọng phân biệt mà sinh giận dữ. Nếu chữ và âm thanh ấy biết nơi nghĩa tự tánh của nó thí chẳng thể được, tâm tất tùy thuận, chẳng sanh giằng co. Thọ nhận bình đẳng. Đây có tên là pháp trụ trì nhẫn. Lại nữa ở nơi sát hại thường hay niệm rằng thân ta không bị hại, thân nầy vô tâm, giống như cỏ cây, tường, ảnh v.v… tâm lại chẳng bị hại. Vì tâm chẳng có hình tướng, chẳng có quái ngại. Ở đệ nhứt nghĩa chẳng sát hại nầy quán sát như thế thì chẳng thấy sát hại. Đó là hay nhẫn; nên có tên là pháp trụ trì nhẫn. Bên trong nghĩa là: Lúc quán pháp bên trong liền nhớ nghĩ như thế nầy: Sắc như bột tụ lại từ duyên mà sanh ra, chẳng có động tác, chẳng phải tự sanh, không gì cả, lìa ngã và ngã sở. Thọ giống như bong bóng, tưởng như sức nóng mặt trời, hành giống như cây chuối, thức như huyễn hóa. Từ nhân duyên mà sanh ra, chẳng động tác, chẳng tự sanh, sát na sanh diệt, không, lìa ngã và ngã sở. Ở nơi sắc ấy chẳng có ngã; nơi sắc cũng chẳng có ngã sở, như thế thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Thức chẳng có ngã và cũng chẳng có ngã sở. Những pháp như thế nầy từ duyên mà sanh ra. Nếu từ duyên sanh ra tức nhiên tự tánh vô sanh. Nếu tự tánh vô sanh tức nhiên không thể hại được. Như thế khi quán sát. Nội, ngoại các pháp tự tánh đều chẳng thể được; nên có tên là pháp trụ trì nhẫn. Lại ở nơi thân, tâm pháp ấy khi quán tại tánh tức thời thuận với vô sanh nhẫn. Đây có tên lược nói là Sằn Đề Ba La Mật, như trong kinh đã nói. Nơi đây có bậc Thánh làm kệ rằng:

Oán thân và con người
Bi niệm thường bình đẳng
Nhơn sân thường chẳng có
Sao lại giận chúng sanh
Lành tu tập tâm từ
Chúng sanh giống thân mình
Bình đẳng chẳng có hai
Vì sao giận chúng sanh
Tâm thường xa rời sân
Nhiều loại vui thích vậy
Người làm cũng vô ngại
Vì sao khác với đời
Ở nơi chúng sanh ấy
Thường muốn làm lợi lạc
Vì sao khởi sân si
Thêm nhiều chúng sanh ác
Thế gian tiếp tán pháp
Tâm nầy chẳng dao động
Giống như miệng núi lửa
Phải biết kia mà nhẫn
Thân tâm lìa các cấu
Việc ngại chẳng thể nhiễm
Như bùn và hư không
Biết được phải nên nhẫn
Nơi thân chẳng yêu riêng
Nơi mạng lại chẳng tham
Các oán không thể có
Xách động ý liên tục
Lại chẳng yêu riêng tiếng
Tâm an giống như vọng
Tiếng nói lại như không
Tâm nhẫn ở nơi tay
Lại chẳng nơi năm chúng
Thủ ngã và tướng mệnh
Thân lại chẳng ngã sở
Biết thế phải nên nhẫn
Nếu chẳng thấy nơi ta
Và ngã sở tự tánh
Liền được vô sanh nhẫn
Phật tử được an ổn

Luận Bồ Đề Tư Lương
Hết quyển một

Trang: 1 2 3 4 5 6