LUẬN BIỆN CHÁNH
Thời tiền Đường, Sa-môn Thích Pháp Lâm soạn thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 2
CHƯƠNG THỨ NHẤT: TAM GIÁO TRỊ ĐẠO (Tiếp Theo)
Công tử hỏi: Trộm thấy, trai pháp của đạo môn lược có hai thứ: Một là Cực đạo, hai là Tế độ. Cực đạo, như kinh Động Thần nói: “Tâm trai ngồi quên đến cực đạo vậy”. Tế độ, y cứ theo kinh gồm có Ba lục, Bảy phẩm.
Ba lục: Một là Kim lục, trên thì tiêu thiên tai, bảo hộ trấn giữ Đế vương, chánh lý phân độ thái bình thiên hạ. Hai là Ngọc lục, cứu độ triệu dân cải ác theo thiện, hối lỗi quá tạ tội khiên, cầu ân thỉnh phước. Ba là Hoàng lục, bạt độ cửu huyền thất tổ, vượt khỏi năm khổ tám nạn, cứu hồn đêm tối cầu than, tế tội địa ngục buồn khổ lâu dài.
Còn bảy phẩm: Một là Động thần trai, tức pháp cầu tiên bảo hộ nước nhà. Hai là Tự nhiên trai, tức học đạo chân tu thân. Ba là Thượng thanh trai, tức là diệu của vào Thánh lên hư. Bốn là Chỉ giáo trai, tức là cấp gấp cứu bệnh đảo tai ương. Năm là Đồ thán trai, tức cốt yếu hối quả thỉnh mạng. Sáu là Minh chân trai, tức thức cứu vớt u dạ. Bảy là Tam nguyên trai, tức tội tạ tam quan.
Với các trai ấy, hoặc một ngày một đêm, ba ngày ba đêm, bảy ngày bảy đêm, đầy đủ như nghi điển. Ngoài ra lại còn có các trai như lục trai: Thập trực, Giáp tý, Canh thân, Bản mạng v.v… thông dùng trai pháp tự nhiên, ngồi quên một đạo, riêng vượt nguồn sinh tử. Mười trai tế độ đồng lìa gốc buồn lo, nghiêm tầm đầu ngọn, công ấy rất lớn. Khi ấy oai nghi quỷ thức, đàn tràn đường vụ, pháp tượng huyền lư đủ các khuôn phép, áo mão dung nghi dùng chỉ đông đúc, tiếng ngọc boong boong, chầu tiếp kính bái, nghiễm nhiên trai túc, đi quanh xướng tán, đốt hương rải hoa, thần nghi un úc, thân tâm đều chí thành, cảm ứng hẳn đến. Khách chủ đều hài hòa tự phủ hợp cảnh phước.
Minh Chân Nghi nói: “An đặt một đèn lớn, ở trên an đặt chín ngọn đèn chính giữa để soi chiếu chín phủ đêm dài tăm tối. Giữa đêm của các ngày mồng một, mồng tám, mười bốn, mười lăm, mười tám, hai mươi ba, hai mươi bốn, hai mươi tám, hai mươi chín và ba mươi tháng giêng, an đặt một cây đèn lớn cao chín thước. Ở trên cây đèn đốt chín ngọn đèn. Ở trên soi chiếu cửu huyền. Với nhà Phật thì các trai Bà-la Dược sư độ tinh phương quảng, v.v… oai nghi quy tắc vốn không pháp tượng, người đời đều thấy, nơi nào biểu lộ rõ ư?
Người thông bác bảo: Ông buộc tóc theo thầy, sớm trải qua trường lớp, thấy đủ trăm dân, học cùng tam huyền, tất phải rộng thấy rõ đến thời Hán Ngụy, chẳng nghe các Vương giả kính phụng đạo vì nước nhà mà thiết lập trai ba lục, trừ đảo Thiên tai, thực hành pháp bảy phẩm. Nếu nói pháp ấy sớm lưu hành ở đời, thì xưa kia, nạn hồng thủy ngập cao tận trời, bốn dân hôn mê mái chái, viêm oai thước thạch, lục hợp động nhiên. Ngay lúc ấy, đâu chỗ chẳng đem trai đạo đến cứu, mắt nhìn lang bái như vậy ấy ư? Nếu cứu mà được, văn ấy xương thích, Dũ Võ phát bệnh hại, lại ứng với sức trai ấy khiến nên ư? Còn nếu như cứu không được, há chẳng phải trai đạo hư vọng ư?
Tôi từng đọc xem qua kinh đạo, rõ ràng đầy đủ cốt yếu ấy. Thấy kinh Huyền Trung nói: “Đạo sĩ thọ giới và khi lục, đều đặt ngôi vị ngũ nhạc, thiết bày rượu nem cúng bái”. Lại căn cứ theo pháp của Tam Trương thì xuân phân thu phân tế táo cúng xã, Đông chí Hạ chí đồng thế tục cúng tế tiên vong. Cho đến thọ trị lục, binh phù xả khế, đều nói việc của tướng quân sứ binh. Lại thấy ở Thượng nguyên giản văn oai nghi tự nhiên kinh nói: “Thượng nguyên tổng chân, Trung nguyên tổng tiên, Hạ nguyên tổng thần”. thường sáng sớm hướng Bổn mạng xoay tâm đảnh lễ ba mươi ba đời, lay lắc đầu, đưa hai tay chỉ trời, phụng bay liệng quay mỗi mỗi chín hồi. Tay xoa trán, đè hai my mày, sau lau hai mắt, đè hai bên lỗ mũi, trên dưới hai lỗ, mỗi mỗi qua bảy lần thọ lục, dùng dâng năm lượng vàng, năm lượng tơ trắng, năm thăng gạo ăn, năm bó củi chụm. Hoặc dùng người vàng, vòng vàng, rồng vàng, cá vàng, người bạc, vòng bạc, ống đồng bạc, cốc chén bạc, v.v… Không gì chẳng rộng bày vàng ngọc, lắm tốn phí tơ lụa. Chỉ bày thuật tham câu, chưa nghe Phật pháp thức xuất yếu. Cớ sao? Trộm tìm thấy Đạo sĩ Lục tỉnh tu vọng thêm xuyên tạc chế soạn trai nghi ấy, trong ý muốn các hàng Vương giả tuân phụng pháp đó, thuộc ở thời vua Võ Đế (Tiêu Diễn 502-550) thời Nam Lương mở vận, Đạo hóa mà chẳng hành. Cớ sao biết vậy? Căn cứ đời trước vua Võ Đế thời Nam Lương phụng sự đạo, ngày chưa lên ngôi, tự thân kính phụng Lão Tử. Đến năm Thiên giám thứ ba (50) thời Nam Lương, đã được tự tai, ngày mồng tám tháng tư, ban sắc xả đạo. Lục Tu Tỉnh chẳng giằng nỗi sự tức giận, bèn cùng các Đạo môn và các vong mạng ở biên cảnh phản vào Cao Tề, lại dốc đổ vàng ngọc tặng các Quý du, nương gá chở che mong gầy dựng Đạo pháp. Vua Văn Tuyên Đế (Cao Dương 550-50) thời Bắc Tề bảo Pháp sư Đàm Hiển bẻ gãy mũi nhọn đó. Lục Tu Tỉnh thần khí chóng hết, cứng lưỡi chẳng đối đáp được gì. Ngày đó đồ chúng đều xả tà quy chánh, cầu xin xuất gia. Những người chưa phát tâm, thì ban sắc sảo xuống tóc mặc nhiễm y. Rõ ràng đầy đủ như biên ghi ở biệt truyện.
Khi ấy, có một Nho sinh thiên chấp, vốn dòng họ Lưu, tự xưng là con cháu Hoàng Cân ở cuối thời nhà Hán, gần đây tiếp thừa tả đạo của Lục Tu Tỉnh, nghe người thông bác nói điều trạng nguyên do Lục Tu Tỉnh phản nhà Lương vào nhà Tề rồi bị giết mất, mới bừng bừng đổi sắc mặt đứng dậy gằng tiếng nói: Ông là bậc Đại nhân, nói sao dung dị có thể chẳng nghe ư? Vội vàn như vậy thì lòng quân tử không bao giờ trái điều nhân. Tìm xét ba lục, bảy phẩm, đều xuất phát từ Linh Bảo; giáo của Tự Nhiên, Động Thần, riêng vượt nguồn sinh tử, đồng lìa gốc ưu khổ, truyền đó ở từ xưa, người thực hành lên tiên. Do đó các kẻ sĩ vào đạo mang đội mũ mão phục chương, đeo phù mang ấn, nắm giữ giản lục, tiếp phụng tiên đình, quạt thổi đạo xưa mà giúp thời sáng tỏ, tu vô vi mà sùng Thượng đức. Tiến tới thì động xoay vút mà lên kim khuyết, chuyển lọng bay mà đến ngọc kinh; thối lùi thì mở thiện nhỏ mà cửu ba đường, vận chuyển Đại từ mà mà tế độ lục đạo. Tướng trạng đó như thế vậy.
Người thông bác bảo: Phàm nói chuộng phù hoa thì lời chẳng phải thật lục, như gà mái không công dụng gáy thức súc sinh, chó gốm chẳng công năng giữ đêm. Cớ sao? Kiểm xét các sử xưa, xa nghe ở các bậc Tiên Nho, chẳng nghe tên gọi Linh Bảo, chưa ghi thuyết của Thiên Tôn. Xét về cội rễ phát khởi đều do Từ Ngụy kinh của Trương Lăng lưu truyền. Các Đạo sĩ học sau cùng, các Nho sĩ thấy biết hẹp hòi, chẳng lường biết được nguyên do, nên kính phụng lấy làm thật, cũng chưa rõ danh hiệu Đạo sĩ phát xuất từ đâu lại. Nếu hay nghe rồi chuyên cần thực hành, sẽ vì ông nói.
Người thông bác nói chưa dứt lời, Nho sinh vội vàng ứng đáp rằng: Tôi nghe châu ngọc dưỡng nuôi từ nước, đồng sinh từ đá. Người lấy giao cho đó, người lấy mê lầm đó, tất có thể giao cho mà truyền. Trộm nghĩ, vì ông chẳng lấy vậy. Tam lư có lời nói rằng: “Đạo có thể thọ mà không thể truyền”, tức nghĩa ấy vậy. Nay đối với ông, mà lược nêu Đại tông, căn cứ các kinh Đạo Đức v.v… đều nói: “Mới đầu ứng một khí gọi là Đại La, ở ngoài Tam Thanh, đặt Huyền đô Ngọc Kinh, Ngọc thành, Kim khuyết, Thiên Tôn ngự trị ở trong đó”. Kinh Bảo Huyền nói: “Tự nhiên ứng hóa có mười thứ diệu: Một là Tự nhiên, hai là Vô cực, ba là Đại đạo, bốn là Chí chân, năm là Thái thượng, sáu là Lão quân, bảy là Cao hoàng, tám là Thiên tôn, chín là Ngọc đế, mười là Bệ hạ, thống lãnh tất cả, lập đạo vua tôi”. Kinh Chánh Nhất nói: “Trên hóa Tam Thanh để đặt Tiên Chân. Thánh vương tam công cửu khanh có hai mươi bảy vị, tám mươi mốt đại phu, một trăm hai mươi nguyên sĩ, một ngàn hai trăm (1.200) tào lục. Tiên quan mỗi tự trị vì Cung phủ, Thiên tào thống lãnh khắp cả muôn sao nhật nguyệt, phân văn rủ tượng, khiến Thiên tử ở Hạ giới thì làm tượng đó. Như nói: “Nhân pháp địa, Địa pháp thiên, Thiên pháp đạo, Đạo pháp tự nhiên”. Do đó, Thánh quân đời trước đều dùng pháp đây mà trị vì. Lại từ một khi hóa sinh ba khí để ứng với ba quân (nói ba quân là từ ba khí sinh đạo là khí vậy). Linh Bảo Cửu Thiên Sinh Thần Chương nói: “Có Thiên Bảo Quân là Thần Đại Đổng; Linh Bảo Quân là thần Động Huyền; thần Bảo Quân là thần Động Chân; Thiên Bảo trượng nhân là tổ của Thiên Bảo Quân; Khí Trượng nhân là khí của Hỗn Động Thái Nguyên Cao Thượng Ngọc Hoàng. Sau chín mươi chín ngàn không trăm chín mươi chín (99.099) ức khí, đến năm Long Hán thứ nhất hóa sinh, Thiên Bảo Quân ban xuất sách. Bấy giờ gọi là Cao Thượng Thái có cung Ngọc thanh. Linh Bảo Trượng Nhân tức là Tổ của Linh Bảo Quân. Khí Trượng Nhân là khí của Xích Hỗn Thái Nguyên Vô Thượng Ngọc Linh, sau chín mươi chín ngàn chín trăm chín mươi (99.990) vạn khí, đến Long Hán Khai Đồ Hóa Sinh. Linh Bảo Quân trải qua một kiếp đến năm xích minh thứ nhất, ban tăng sách độ người, bấy giờ gọi là Thượng Thanh Huyền Đồ Ngọc Kinh Thất Bảo Cung Tử Vi. Thần Bảo Trượng Nhân tức là Tổ của
Thần Bảo Quân. Khí Trượng Nhân là khí của Minh Tịch Huyền Thông Vô Thượng Ngọc Linh, sau chín mươi chín ngàn chín trăm chín mươi (99.990) khí, đến năm Xích Minh thứ nhất hóa sinh. Thần Bảo Quân trải qua hai kiếp, đến năm Thượng Hoàng thứ nhất ban ra sách. Bấy giờ gọi là Tam Hoàng, Động Thần, Thái Thanh, cung Thái Cực. Lại nói, ba hiệu ấy tuy năm khác hiệu khác, vốn chỉ đồng một vậy. Nhưng phân làm ba khí huyền, nguyên, thủy mà trị Tam bảo, tức là Tôn thần của ba khí. (Tự nhiên sám tạ nghi nói: Các thần v.v… quy mạng phương Đông vô cực Thái thượng Linh Bảo Thiên Tôn. Nay Thần v.v… ngưỡng tụ phương Đông chín khí thanh thiên thái Thanh huyền nguyên vô thượng, Tam thiên vô cực, Đại đạo Thái thượng lão quân, Thái thượng trượng nhân, Đế Quân, Đại đế quân, Thượng hoàng, Lão quân, hai mươi chín chân nhân, bảy mươi hai Thánh cao huyền chân quân, chín Lão tiên đô quân, chín khí Trượng nhân, Thủy thanh chân nhân, Đông hoa ngọc bảo cao thần, Đạy ty thượng tướng, Tham đồng quân nguyên lão, Cửu huyền chủ tiên chân nhân, một ngàn hai trăm (1.200) quan quân thái thanh ngọc Bệ hạ, Thánh đế cửu khí, Ngọc môn thần tiên, Tứ ty chân nhân, chư Thiên chí cực thượng Thánh thái thần. Dưới tại phương Đông khanh vô cực thế giới, năm núi bốn ngôi thần tiên chánh chân, chín cúi đầu, chín dập trán vậy).
Kinh Động Thần nói: “Có ba Tam Hoàng nên gọi là Cửu Hoàng. Đó là, mới đầu là biến hóa của Tam Hoàng hư vô không đồng, Tam Hoàng kế tiếp là ứng biến của Huyền Nguyên Thủy, Tam Hoàng sau nữa là biến của Tam Nguyên, lấy làm ba đài hóa hình tiếp vật. Chín Hoàng đó đều là diệu dụng của Đại đạo ứng hóa cùng sinh và Ngũ đế hành hóa. Tiếp theo đó là Tam Vương đời đời tu tập chân, không gì chẳng phải là pháp đạo”.
Lại nói, trên ba cõi hai mươi tám trời, tiếp đến là trời bốn dân. Từ trời Bốn dân đến Cảnh thái thanh. Từ cảnh Thái thanh đến cảnh Thượng thanh, từ cảnh Thượng thanh đến cảnh Ngọc thanh, từ cảnh Ngọc thanh đến Vô thượng Đại La, mới lên Cực quả, ứng hóa cung Đài, không thể nói bày, nghĩa là làm đạo của trong đạo, lại là địa vị của Thiên Tôn. Ở cung bảy Ánh ở biện chín Hoa, ngồi giường vàng mà vui tánh, tựa ghế ngọc mà thỏa thần. Ngọc nữ che màn, Tiên đồng hầu quanh, phân phán thiện ác, quyết đoán sinh tử. Phàm là quỷ thần không loại nào chẳng sùng trọng kính ngưỡng, làm chủ ở trong trời, là tôn quý của Thánh giả, chỉ quỷ chỉ thần mới có thể tin có thể chuộng. Do đó các bậc hiền triết xưa trước cùng nương tựa thực hành, hoặc ẩn vết nơi chợ Triều, hoặc tàng hình nơi rừng chầm, hoặc môn nhân cùng theo, hoặc đệ tử cầu hỏi. Bạn của Vương Đài có cả ba ngàn (3.000), chúng của Canh Tang chẳng chỉ một, không ai chẳng nhị quán, điều tâm trọng huyền, tẩy rửa ý tưởng, đàm không cực diệu, quạt thổi Đại đạo để giúp thời cuộc, tu thiện lập trai, vận công huyền mà giúp nước. Do đó, đời đời các Thiên tử thảy đều tuân sùng, đời đời các bậc anh hiền thảy đều khâm chuộng. Hạ hậu cảm được Chung Sơn, Hán Văn chứng nghiệm Hà Thượng, diệu ứng thoát nương, không lúc tạm ẩn, nghĩa chẳng phải dối nói, nguyên do phát xuất, nên xưng đạo giáo khó thể đặt gọi tên vậy.
Người thông bác cật vấn lại rằng: Ông hay đọc lắm văn từ mà không biết tìm cầu nghĩa lý, thuộc loại Hổ chương, thật khó cùng nói.
Phàm, băng ngưng thảm sợ, chẳng thể chạm khắc hoa khoản đông; thù táp thước thạch, chẳng thể đẹp gỗ Tiêu Khâu. Cử sáng rực ở giữa khoảng nhật nguyệt chẳng phải trí vậy, đậy chum bình bên cạnh Hồng chung chẳng phải tự nghĩ vậy. Với văn từ ông dẫn, nay phải lập nghiệm. Tại sao? Lễ nói: “Thái Thượng quý đức”. Trịnh chủ rằng, có nghĩa là Vương giả xưa trước, Lão Tử nói: “Rất biết trên dưới”. Tập Chú nói: Ở thời Thái Cổ, biết trên có Quân vương mà không có bề tôi phụng sự tức ở thời Tam Hoàng vậy. Hiệu của Thiên Tôn xuất phát từ kinh Phật. Danh từ Bệ hạ, đầu tiên có ở Tần Thủy, Công Khanh, Đại Phu đó cho đến Nguyên sĩ Tào Cục, đều dùng chế của Chu Quan Tần Hán mà đổi đầu thay đuôi, lấy ngụy làm chân. Điều thuật về Tam Hoàng, đều dẫn từ Đế Hệ Phả v.v… Còn phẩm thứ Tam giới, chư Thiên trung số đều nương theo bên cạnh kinh Phật mà lập danh tự, và thêm bớt lấy bỏ tợ khác mà đồng. Như từ Thượng cổ trở lại thật có pháp ấy, Bào Hy trước thuật sách Dịch chưa thấy nêu bày đó, đến đời Hoàng Vương, không nghe phụng sự. Từ thời Chu Tần trở về sau dần phát sinh dối nói. Trong chương Thiên Vận, Trang Tử nói: Khổng Tử lúc năm mươi mốt tuổi mà chẳng nghe có đạo, mới theo hướng Nam đi đến Thanh bái, thấy gặp Lão Đam bèn nói rằng: “Giả sử đạo có thể dâng hiến cho người thì không gì chẳng dâng hiến cho Quân vương ấy vậy, mong ông siêng năng đó, chớ nên lắm lời”.
Và nói, ngoài ba cõi riêng có kinh Khuyết Đô Thành, các học trò có sự nhận biết đều ta thán quái lạ. Trong Tiếu Đạo luận, đầy đủ nói rõ sự hư ngụy ấy.
Trang Tử nói: “Vương Đài là người phế tật, Canh Tang là kẻ sĩ ôm bệnh hoạn chẳng hành chương tiếu, chưa ra ngoài Phù Thư, thân mặc y phục người thế tục ở đương thời, miệng đọc trao pháp điển của Tiên vương, chẳng phải là Đạo sĩ không đội Hoàng Cân”.
Tạm dẫn đem lại, muốn phô bày gì? Giả sử kho tàng ở núi Khai Chung của Hạ Võ, chẳng nói đến Thiên Tôn, Hán Văn đi đến Hà Thượng, tuyêt không dấu vết. Căn cứ Phan Nhạc Quan Trung ký, Kê Khương Hoàng Phủ Mật Cao Sĩ truyện, Ban Cố Hán sử, Văn Đế truyện và phỏng đến các bậc phụ lão, thì không có việc Hà Thượng Công bện cỏ làm am và hiện thần biến. Tất cả đều là hư dối sai nhầm, sao có thể nương cậy ư?
Lại nói: “Đạo xưng là giáo”. Phàm, pháp thức lập giáo, trước phải có chủ. Đạo gia đã không chủ đích, cớ sao được xưng là Đạo giáo? Ở đây tạm nêu ba việc mà đạo giao không được riêng xưng là giáo:
Một là, căn cứ Chu Khổng đối đàm, Chu Khổng thật là hai người truyền giáo, chẳng được tự xưng là giáo chủ. Cớ sao? Giáo là giáo của Tam Hoàng Ngũ Đế, Giáo chủ tức là Tam Hoàng Ngũ Đế.
Hai là, căn cứ Tiền Hán Thư, Nghệ Văn Chí, thảo luận bí điển xưa nay, phán định tất cả gồm chín phái triết học, trong đó gồm có Nho Đạo v.v… Đạo không phải là giáo riêng, tất cả đều ở trong chín phái. Căn cứ đó mà nói là không riêng lập giáo. Cớ sao? Bởi không có Giáo chủ. Nếu nói lấy Lão Tử làm Giáo chủ, Lão Tử chẳng phải là đế vương, thì làm sao được xưng là Giáo chủ? Nếu nói riêng có Thiên Tôn làm Giáo chủ của đạo, căn cứ theo Chánh Điển Ngũ Kinh từ Tam Hoàng trở lại, thì Chu Công, Khổng Tử v.v… chẳng nói riêng có Thiên Tôn ở tại trên trời ban giáo trải hóa làm chủ đạo giáo, mà đều là Ngụy kinh do từ Tam Trương trở xuống, vọng nói Thiên Tôn trên làm đạo chủ. Đã không có chủ ấy, sao được xưng giáo?
Ba là, Diêu Đạo An làm Nhị giáo luận, chỉ lập Nho giáo và Phật giáo, không lập Đạo giáo. Vì sao? Nho gia lấy Tam Hoàng Ngũ Đế làm Giáo chủ. Thượng Thư nói: “Sách của Tam Hoàng, gọi đó là Tam Bí; sách của Ngũ Đế, gọi đó là Ngũ Điển, dùng giáo của Bí Điển để hóa trị thiên hạ”. Mao Thi nói: “Phong vì động đó, giáo vì hóa đó. Bí Điển là giáo, Đế Hoàng là chủ, nên Nho gia được xưng giáo”. Phật là Pháp vương giảng thuyết mười hai bộ loại kinh điển ban trải hóa độ thiên hạ, nên có giáo có chủ vậy. Nhưng Phật là người xuất thế, kinh là giáo xuất thế, nên được xưng là Giáo chủ. Tam Hoàng Ngũ Đế là Thế chủ; Tam Bí Ngũ Điển là Thế giáo. Trước lấy Thế giáo mà hóa trị đó, sau lấy xuất thế giáo mà hóa độ đó. Sự hết ở đây, Nhiếp pháp đã chu toàn, là duyên cũng trọn, sao lại phải riêng có Đạo giáo? Lại nữa, Mao Thi nói: “Việc của một nước, buộc gốc của một người, gọi đó là Phong. Thiên tử có Phong nên hay hóa thiên hạ, nên được xưng giáo. Đạo chẳng phải Thiên tử, không được có Phong. Đã không có Phong, làm sao trải hóa? Không Phong có thể hóa, chẳng được riêng xưng giáo vậy”. Căn cứ đó mà nói, chỉ có Nhị giáo, giả sử xưng có Đạo, phán vào phải Nho. Lại nữa, Lão Tử là người thế tục, chưa đoạn phiền não, tuy có ngôn thuyết, chỉ là thuật theo giáo hóa của Tam Hoàng. Hà Thượng Công nói: “Đời của Đại đạo lấy vô vi dưỡng thần, dùng vô sự an dân, nghĩa là không chỗ thi vi, không điều tạo tác, mặt nhật xã hội mà nổi, mặt nhật ẩn lặng mà dừng, gọi là Đại đạo, không riêng Thiên Tôn ở trên trời. Ở đây, nói đạo là đạo lý, khí của thuần hòa cũng không có hình tướng. Lại nữa, Cát Tiên Công nói: “Thầy ta vốn dòng họ Ba Duyệt Tông, tên tự là Duy-ma-la, người xứ Tây Vức”, tức cũng chẳng nói Thiên Tôn là thầy của mình vậy.
Nho sinh hỏi: Đạo lấy tự nhiên làm tông, hư vô làm gốc. Đó nói chẳng phải một. Như kinh Thái Thượng Huyền diệu nói: “Đạo nghĩa là tự nhiên, là chân của đạo vậy”. Vô vi là cực của đạo. Hư vô là tôn của đức, chẳng thấy chẳng nghe mà bao gồm cao huyền ấy. Không tâm không ý, như cây mọc rễ, tinh tụ hóa làm thân đó. Lại nữa, kinh Thăng Huyền Nội Giáo nói: “Thái Cực Chân Nhân hỏi Đại đạo lấy gì làm thân, sánh ở nơi nào mà gọi tên là đạo? Đáp rằng: Phàm, đạo huyền diệu, vượt ngoài tự nhiên, sinh nơi vô sinh, trước ở không gì trước”. Lại nữa, Linh Bảo Tự Nhiên Kinh Quyết nói: “Thái Thượng Huyền Nhất Chân Nhân nói: Thái Thượng Vô Cực, Đại Đạo Vô Thượng, Chí Chân Huyền ở nơi hư vô, không hình, tự nhiên cùng cực trên hư vô. Trên không còn có trời, dưới không còn có đất, nên nói là Vô thượng chí chân đại đạo, tuy hư vô mà hay sinh một, là gốc của vạn vậy vậy”.
Người thông bác hỏi: Đạo hay sinh một, vậy ai sinh đạo? Nếu đạo không từ đâu sinh, thì đạo cũng không sinh được một. Nếu đạo chẳng từ đâu khác sinh, thì một cũng đã chẳng thể tự sinh, đạo cũng chẳng thể tự sinh. Nếu đạo tự sinh đạo, thì đạo cũng tự pháp đạo. Cớ sao Lão Tử nói: “Nhân pháp Địa, địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên?” Đã đạo chẳng tự pháp mà pháp tự nhiên, cũng có thể đạo chẳng tự sinh, mà từ tự nhiên sinh. Nếu đạo chẳng từ tự nhiên sinh thì một cũng chẳng từ đạo sinh. Lại nữa, một chẳng kịp đạo, từ đạo sinh, cũng có thể đạo chẳng kịp tự nhiên, từ tự nhiên sinh. Một từ đạo sinh, đạo được xưng đại. Đạo tự tự nhiên sinh, cũng có thể tự nhiên xưng đại, đạo chẳng được xưng đại. Nếu chẳng xưng đại thì nên nói là tiểu đạo. Nếu đạo trông vọng tự nhiên tức đạo pháp tự nhiên. Tự nhiên tức là gốc đạo. Đã gốc của đạo ở tự nhiên, tức tự nhiên là thường, đạo chẳng được là thường.
Nay đạo đã xưng là thường, tự nhiên cũng thường. Cũng có thể đạo pháp tự nhiên, tự nhiên cũng nên pháp đạo. Nếu tự nhiên là gốc, đạo chẳng được là gốc, tự nhiên là thường đạo chẳng được là thường. Nếu cả hai cái đều là thường, thì hai cái cũng đều cùng pháp. Nếu trong đó một pháp và một không pháp, thì cũng là một thường và một không thường. Nếu nói đều thường tức đều tự nhiên. Đã có tự nhiên và chẳng tự nhiên, tức cũng có thường và có không thường. Nếu tự nhiên là gốc, đạo là dấu vết, mà gốc và dấu vết đều xưng là thường, thì cũng có thể đạo là gốc, thiên là dấu vết, thiên và đạo đều không thường. Nay lấy đạo làm gốc, đối với thiên là dấu vết, đạo là thường, thiên là không thường, thì cũng có thể tự nhiên đối với đạo là dấu vết, đạo là không thường mà tự nhiên là thường. Nếu đạo tức là tự nhiên thì thiên cũng tức là đạo. Nếu thiên là thể, chẳng phải đạo là thể, tức một thường và một không thường. Nay cũng có thể đạo là thể, tức tự nhiên cũng là thể, đồng thể cũng đồng thường. Nay đạo pháp tự nhiên, làm sao được đồng thể? Đã đạo pháp tự nhiên, chẳng pháp lại phải tự nhiên là thường, đạo là không thường. Nếu có thường khác với không thường, có thể được không thường, chẳng phải có thường, không thường khác với thường, sao được khiến thường khác với không thường? Do không thường có thường, có thường nên không thường, thường pháp còn không có, sao có được không thường? Nếu lìa thường có không thường, nhân các thường khác có thường, cũng lìa thường không có thường, cho nên biết không thường. Thường pháp đã không có, làm sao có không thường đạo? Nếu xưng thường, bèn là đầu của các kiến, như đó xưng Đại, bèn bị bó buộc ở trong vức, chim chuột hai mối làm sao tự ra? Giả sử có Đạo nhân thuộc mà thành tiên, nên Viên Hoằng Hậu Hán Kỷ Giao Tự Chí nói: “Đạo gia lưu xuất từ Lão Tử, lấy thanh hư đạm bạc làm chủ, mở mang hiền thiện, ghét bỏ xấu ác làm giáo. Họa phước báo ứng tại trong một đời, dưỡng nuôi vợ con, sử dụng phù thư, tu hành đó chẳng thôi, được đến Thần tiên vậy”.
Người thông bác lại bảo: Tìm xét Lão Quân ở đời chưa bỏ tục trần, hình nghi dung mạo phục chương cũng không đổi khác, chẳng lập Quán vũ, không nhận môn đồ, giữ chức quan nhỏ Trụ Hạ, ẩn đức làm vua mà dưỡng tánh, hòa quang ấy mà lánh ngoại hoạn, đồng sự đó để nhiếp nội sinh. Kẻ ngu trông thấy đó thì cho đó là ngu, người trí trông thấy đó thì cho là trí. Nếu chẳng phải Lỗ Tư Khấu thì không thể biết vậy. Nay các Đạo sĩ không tuân theo pháp ấy, trái lại đồng Trương Võ khinh mạn thực hành chương cú, cẩu thả cầu lợi nhà mong được dưỡng thân, bỏ năm ngàn (5.000) Diệu môn, thực hành uế thuật của Tam Trương. Như Đạo sĩ Đào Ẩn Cư ở Mâu sơn soạn Chủng Tiếu Nghi mười quyển. Từ trời, đất, núi, sông, muôn sao, non, ngòi, cho đến an trạch, tạ mộ, kêu gọi hồn thần, bày biện Tiếu pháp, sắp đặt các thứ trân kỳ, rộng trải lụa tơ, phần nhiều dùng nấu nướng nem thịt cá nai, bánh ngọt vàng trắng, rượu trong quả tạp, muối đậu dầu gạo v.v… Trước tấu chương, thỉnh gọi tướng quân binh lại. Các Đạo sĩ v.v… đều chắp tay phản, hướng đến thần mà xưng bề tôi, cúi đầu kính bái, cầu ân xin phước, cùng đồng như thế tục.
Đã chẳng phải xuất gia, đều tạo nghiệp tà, nhưng Tử vi, Thái vi, Tiểu vi v.v… đều gọi là Thiên Hoàng Tam Quan. Căn cứ các bậc Tiên nho từ xưa trước đến nay nói: “Thiên Hoàng Đại Đế là Tử Vi Tôn Thần, một tên khác là Diệu Hồn Bảo, tức là trời Trung ương vậy”. Có nghĩa là, đó là Bắc cực, tại trong câu trần, làm chủ của trời, chỗ tôn quý của các sao. Bên tả có Thần Thiên Nhất, bên hữu có Thần Thái Nhất, làm tướng tả hữu, như tả hữu Thừa tướng nay vậy. Chủ thừa sự Thiên Hoàng, nhân mạng hệ thuộc, tôn quý của trong tôn quý. Theo Thượng Thư Chu Lễ, nước nhà tự có pháp tế đều là chỗ thân gần kính thờ của Thiên tử. Hiếu Kinh nói: “Chu Công có tâm hiếu kính mới tông tế văn chương ở Minh Đường để phối cùng Thượng đế, giao tế Hậu lăng để phối với trời”. Trời nghĩa là trời ở năm phương, Đế nghĩa là Hạo Thiên Thượng đế. Đem cha mẹ phối tế ở Minh Đường và Viên Khâu Nam Giao v.v… vốn chẳng phải Thần của Đạo gia, cũng chẳng phải pháp sở hành của Đạo sĩ, cớ sao ngày nay mới dùng Đạo sĩ tiếu tế? Rất trái với lễ giáo, rất sợ Thiên thần không nhận phi lễ.
Từ cuối thời nhà Hán, Trương Lăng dùng quỷ đạo hành hóa, bèn có Đạo sĩ tiếu tế, mãi đến thời nhà Lương nhà Trần bèn hưng thạnh nơi đời. Pháp thô dễ nhiễm, tập tục xem thường. Ngụy lạm trong thiên hạ, không gì hơn như vậy. Y theo Chu Lễ và giao đặc sinh v.v… nước nhà cúng tế trời, tự có nghi thức. Tiếu là một tên khác trong cúng tế, Tận trước gọi là tiếu. Xét trong ba sử chín dòng cũng không có nói Đạo sĩ vì nước nhà đảo trừ tai ương, tấu chương hình tiếu vậy. Xưa kia, Võ Vương mắc bệnh rất nặng, Chu Công cầu xin mạng, đặt đàn thiết tế cầu đảo trên trời, chẳng nói cáo xin đạo thần, nên gọi Đạo sĩ. Nếu Thần đạo ở trên trời, các Thánh đều tôn quý, mọi sự thọ yểu tốt xấu đều do đó quyết đoán. Chu Công hành tế chẳng dám trước đó. (Thượng Thư Kim Đáng Thiên nói: Võ Đế bệnh nặng, Chu Công thiết lập ba đàn. Nhân Thái Vương, Vương Quý, Văn Vương cầu xin mạng ở trời. Nói Công Đán có nhiều tài nhiều nghề, hay phụng sự quỷ thần, nói Võ Vương chẳng phụng sự quỷ thần, nếu không cứu sợ sẽ bị đọa. Thiên Bảo sai Chu Công trở về mới làm nội san đặt để trong hộp vàng niêm phong lại. Ngày hôm sau Võ Vương mới lành bệnh. Nếu đạo hẳn tôn quý sở thuộc mạng người, Chu Công đâu dám chẳng cầu xin trước, nhỏ nhiệm mà suy xét, hư dối có thể biết vậy). Nếu nói có, sao sách chẳng biên ghi? Lão Tử nói: “Mắc tội đối với trời, chẳng nói mắc tội đối với đạo”. Căn cứ lời tựa kinh Ngũ Thiên Văn Giải Tiết Trung nói: “Lệnh Hỷ bỏ ăn gạo cơm, chỉ dùng cháo ba ngày một bữa, dùng dâng chín ngàn (9.000) vàng tiền, uống huyết ngựa bạch”. Quân tử nói: “Lão đã là từ nhân, chẳng nên giết ngựa làm thề. Đạo xưng không tham muốn, sao lại tham tiền mà nói kinh?” Trong đó, thứ nhất nói Nê Hoàng phủ giải đạo có thể nói, danh có thể gọi, mẹ muôn vật, có tham muốn thì ngăn che, không tham muốn thì huyền diệu. Đồng sinh ra mà khác tên, sâu thẳm tợ như tông của muôn vật. Và thứ sáu nói phủ giải của người cốc thần huyền tẩn, trời đất căn rễ dài sâu như còn v.v… Đạo nghĩa là Nê Hoàn. Quân danh có nghĩa là Tỳ, mẹ nghĩa là Đan Điền. Nê Hoàn nghĩa Thiên Đức, tức là chỗ trị của thần ấy ở trong đầu người. Mỗi năm có năm lần lại xuống, xuống tới Đan Điền. Lão Vị Duẫn nói: “Tỳ là Trung Hoàng Nhất, Hoàng Khí bồi hồi trị ở Trung cung, Hoàng thần dài một thước, đội mặt nhật đeo mặt nguyệt gọi tên là Kim đăng chủ, thường uống cam lồ, ăn nem thịt cừ hư. Thần Thái Bạch ấy chủ ở nhật nguyệt, năm thứ ánh sáng che phủ đó, Thái Nhất phong bít đó. Thanh long đội đó, Chu tước… đó. Bên trong có Thần nhất, không thể chẳng nghĩ”. Lại nữa, Đan Điền nghĩa là Huyền Tẩn, tức dính xương sống, trị Hạ nguyên, bên trong có Thần khí tên là Tiểu Đổng Tử, Hành nhất lại xuống đến Đan Điền, rưới trên lỗ mũi vào Nê Hoàn. Diệu đó nghĩa là hư vô, ngăn che đó nghĩa là Đan Điền. Tên khác nghĩa là các tinh. Tên khác ấy gồm có sáu: Một là Tinh, hai là Niệu (nước tiểu), ba là Hãn (mồ hôi), bốn là Huyết, năm là giải, sáu là đàm, nên gọi là tên khác. Huyền đó lại huyền, nghĩa là hai mắt ở trái phải. Cửa của các diệu, nghĩa là người chết không hơi khí, hơi khí chấm dứt ở miệng, đạo xung mà dùng đó. Xung nghĩa là một, đạo một thân thường xung hành đó chẳng đầy. Sâu thẳm nghĩa là miệng, miệng có ao hòa khạt đàm mà nuốt đó. Nói Tân ước đầy trong miệng, một hàng xâm nhuần một trăm hai mươi phủ, miệng chẳng thể đầy như suối sâu. Tợ tông của một vật nghĩa là miệng uống ăn, muôn thần ở nơi miệng vậy. Cốc thần cũng có nghĩa là miệng. Thần vào miệng thì sinh người. Huyền tẩn nghĩa là mũi và miệng. Trời đất căn rễ nghĩa là mũi miệng làm cửa, thần khí ở trong đó vào ra làm căn sinh dưỡng. Mũi không nói năng, hơi khí ấy lâu dài cửa sổ trời dùng đó chẳng động vậy.
Phàm tám mươi mốt chương, tất cả đều lấy Tam nguyên giáp tý làm thứ đệ. Chỗ nêu rõ chỉ thú, đại khái khế hợp với Hoàng Đình, đều tại uống hơi khí dương và hành bí mật của phòng túc tinh. Đó là chỗ trọng của thế tục, chẳng phải chỗ tuân theo của đạo, chỉ là dối nói, chẳng phải hành thật vậy. Dùng đó để cầu tiên rất là xa rời, đâu có tham dục được trường sinh. Giả sử kéo dài tuổi thọ, thì cũng trọn làm gốc tội. (Hoàng Đình nói: “Trên có Hoàng đình, dưới có Khai nguyên, trước có Thuyết quan, sau có Mạng môn, hít thở ngoài thư thả ra vào đan điền”. Xét người hay thực hành đó có thể được trường sinh, người trong Hoàng Đình mặc áo sắc đỏ, tướng trạng quan môn, chốt đóng hai cánh, thuyết quan cặp đó cao vời vợi. Trong đan điền tinh khí tinh vi, ao ngọc nước trong, phía trên sinh béo tốt, linh căn kiên cố, chí khí chẳng suy. Trong ao có kẻ sĩ mắc áo sắc đỏ, giăng lưới ba tấc là nơi thần ở, trong ngoài cùng cách nhau nhiều lớp bít đóng. Huyền ung khí quản nhận thọ tinh phù, gấp cố tứ tinh để tự giữ gìn. Trong vường nhà có kẻ sĩ mặc xiêm y tơ lụa, ông có thể trông thấy đó và có thể không bệnh. Chỉ trong tấc vuông, cẩn mật che giấu, tinh thần trở về, già suy trở lại trẻ mạnh, khiến lý dài cả thước, đính ước ở trên đó, ông có thể giữ đó mà có thể không bệnh, hít thở ở khoảng thư thả để tự tưởng thưởng. Con của Xích thần đứng trong ao, phía dưới có thành dài, cốc ấp cao, trường sinh cốt yếu hổ giúp gấp trong phòng, thường còn vương phòng trông thấy rõ. Lúc niệm thái thương không đói khát, bít tròng mắt có thể sống lâu dài, Ngũ hành sâm sai đồng tiết, Tam ngũ hợp khí cốt yếu một gốc, ôm châu nhớ ngọc hòa nhà ông, Tiên nhân Đạo sĩ chẳng có Thần, chứa tinh đến rốt cùng chuyên hòa nhân, muốn nghĩa cùng được mở mạng môn, thường hay thực hành đó, có thể được trường sinh vậy).
Biện Đạo Luận của Trần Tư Vương nói: Phàm, sách của Thần tiên, lời của đạo gia, chỉ mới là truyền thuyết, trên có thần Vĩ túc Tuế tinh giáng, dưới làm đông phương sóc Hoài Nam vương, sao giết chết ở Hoài Nam mà cho đó là đắc đạo nhẹ bay? Câu Dặc chết ở Vân Dương mà cho đó là thây đi mất hòm trống không. Đó là hư vọng rất lắm ấy vậy. Kẻ sĩ dốc luận ở Trung Hưng có Hoàn Quân Sơn nổi tiếng là người trước thuật lắm nhiều hay khéo, có Lưu Tử Tuấn từng hỏi rằng: “Người thật có thể đè ép tham dục, đóng bít tai mắt, mà có thể chẳng suy kiệt chăng?” Khi ấy dưới sân có một cụ già, Hoàn Quân Sơn chỉ vào đó mà bảo rằng: “Cây ấy không tình dục có thể nhẫn chịu, không tai mắt có thể đóng bít, nhưng còn khô khan mục rã, mà Lưu Tử Tuấn mói nói có thể chẳng suy kiệt, chẳng phải đàm nói vậy”. Hoàn Quân Sơn viện dẫn cụ già để dụ đó, chưa phải vậy. Cớ sao? Trước kia, tôi làm điển nhạc của Vương Bôn, Đại Phu Nhạc Ký nói: “Vua Văn Đế có được người hầu nhạc của Ngụy Văn tức là Đậu Công tuổi đã một trăm tám mươi, hai mắt đều mù, Văn Đế lấy làm kỳ lạ mà hỏi đó: “Làm sao mà thi hành?” Đậu Công đáp: “Năm mười ba tuổi, thần đã bị mùa lòa, song thân buồn thương chẳng kịp phụng sự đó, chỉ dạy cho thần tập học trống đàn. Thần chẳng thể dẫn dắt, không biết sống thọ nhờ từ sức nào?” Hoàn Quân Sơn mới luận đó rằng: “Rất có thể bị mù từ nhỏ, chuyên một trông xem bên trong tinh tường, không ngoài soi xét đó hỗ giúp vậy”.
Trước cật nạn Lưu Tử Tuấn cho là trông xem bên trong không lợi ích, lui sau luận về Đậu Công bèn cho là chẳng ngoài soi xét mà chứng minh đó. Tôi chưa thấy định luận ấy vậy. Hoàn Quân Sơn lại nói: “Phương sĩ có Đổng Trọng Quân có tội bị giam ngục, giả vờ chết vài ngày, trông mắt vùi hỏm, giòi trùng phát sinh, chết mà lại sống, nhưng sau trọn chết. Sống đó hẳn chết là chỗ đạt của quân tử, làm sao mà thí dụ ư?” Phàm, Chí Thần không vượt qua, trời đất chẳng thể khiến sâu trùng mùa hạ chết, sấm sét mùa đông phát sinh. Thời biến thì vật động, khí dời thì sự ứng, Đổng Trọng Quân kia mới có thể ẩn tàng hơi khí thây ấy, thể ấy thối rửa, da ấy sinh giòi trùng ấy, không là đại quái ư? Ở đời có phương sĩ, tôi làm vua hẳn chỗ chiêu vời đến. Cam Lăng có Cam Thủy, Lô Giang có Tả Từ, Dương Thành có Khích Kiệm. Cam Thủy hay hành khí dẫn dắt, Tả Từ hiểu thuật của Phòng Trung, Khích Kiệm khéo bỏ ăn, đều được gọi là ba trăm năm, cuối cùng nhóm tập đến ở đất Ngụy. Thật ngại sợ học trò của người ấy, cậy gian dối để khinh thường nhiều người, thực hành yêu mặc để dối hoặc nhân dân, nên nhóm tụ mà cấm đó vậy. Cam Thủy tuổi già mà có dung mạo trẻ khỏe, tự các Thuật sĩ đều cùng về nương, nhưng Cam Thủy chối từ nhiều ít, thật rất lạnh lùng có lời kỳ quái vậy. Nếu gặp Tần Thủy Hoàng, Hán Võ Đế, lại có học trò của Từ Loan Đại vậy. Kiệt Trụ khác đi mà đồng hung ác, gian nhân khác thời đại mà ngang bằng hư ngụy, mới như vậy ư?
Lại, ở đời rỗng không, có thuyết của Tiên nhân, Tiên nhân là đồng đảng thuộc loại khỉ vượn, cùng người đời đắc đạo hóa làm Tiên nhân ư? Phàm, chim Trỉ vào biển hóa làm chim Cáp, chim Yến vào biển làm loài sò hến, phải bồi hồi đó, cánh đó sai ao, lông đó còn tự biết, bỗng nhiên tự ném Thần hóa thể biến, mới lại cùng ngao giải làm thành đàn, đâu lại tự biết liệng quanh rừng chầm, làm ổ trên tường nhà để tự vui ư? Mà đoái hoài làm chỗ mất của thất phu, nhận ngôn từ hư vọng, tin thuyết huyền hoặc, khai sáng lễ để chuốc lấy không kẻ bề tôi, dốc hết của cải để cúng Hư cầu, tán mất vương tước để vinh hạnh đó, làm sạch nhàn Quán để ở đó, trải qua nhiều năm tháng trọn không một ứng nghiệm gì. Hoặc chết mất nơi đồi cát, hoặc đổ ngã ở ngũ tạc. Đến lúc tuy lại giết thân ấy, diệt tộc ấy, rồi nát đủ làm trò cười cho thiên hạ vậy. Nhưng thọ mạng ngắn dài, cốt thể mạnh yếu, mỗi tự có người vậy. Kẻ khéo dưỡng thì trọn đó, kẻ nhọc nhiễu thì nửa chừng đó, kẻ hư dụng thì 2 yểu mất đó. Nghĩa ấy như thế vậy, ông có thể rõ đó!
Nho sinh mừng vui không biết đối đáp như thế nào, im lặng giây lâu mới nói rằng: “Há như vậy ư? Há như vậy ư? Kẻ quê kệch tôi nghe hai chương đạo đức, nhiều đời tôn sùng kính ngưỡng, Hán Văn Ngụy Võ đều thân gần tư tu hành. Kinh Động Huyền nói: “Năm ngàn văn từ là đạo đức chân thật trong chân thật của Tổ tông, người trì tụng vạn biến thì thân bay được”. Người học Tiên bàn nghị rằng: Ban trải mỹ phong vô vi của Lý Lão mà dân tự cảm hóa, giữ đạo ái kính của Khổng Khâu mà thiên hạ hiếu từ. Ông học ưu thắng, thấy biết rộng xa, biện giải như Huyền Hà, xin thuật điều nghe, dám đồng tối chết vậy!”
Người thông bác bảo: Học chẳng thầy xưa, không khác trọn đời. Các bậc hiền giả tài giỏi xưa trước, ai chẳng nhân từ thầy. Chỗ sùng kính của tôi, ở đời xưng gọi là Khai sĩ Tổng trì, hiện sinh nơi đời xấu ác năm trược, theo gót tứ y. Giả sử có người trong bụng sắp lá kỳ tài, nghe đó bèn tan mật gãy bén nhọn, kẻ hùng biện thấy đó liền ngậm môi. Với Nho gồm cả năm xe, với Phật đủ cả tám tạng, thư thả có đủ, hoàn hảo khả quan. Dệt vẽ lời lan, bẩm chất cốt trời, thần tình cơ cảnh do ở tự nhiên, tiếng tăm phát tỏa nơi Thượng kinh, nhã điều lưu tỏa ở nước dưới, ý muốn truyền đăng, tâm làm rường cột, nghiệp gởi vàng để thành, công hộ pháp xa lan tỏa, tiếng tốt vang động nơi muôn nước, ngọc cách thấm đượm ở sáu tối. Nhưng mà Tông Nguyên của dòng họ Lão, khắp chỗ nghiên cứu tường tận, xin vì ông vì tôi Hàm trượng luận đó.
Khi ấy, cả hai cùng đến Kỳ Viên đảnh lễ, Khai sĩ lui ngồi một mặt, tỏ bày điều nghỉ muốn. Khai sĩ mới vận tâm không thỉnh mời, buông biện tài vô ngại, trông nhìn đó mà bảo rằng: Tìm xét Thái Cổ vô vi, dân đó chất phác thuần tố, chưa sùng nhân nghĩa, chẳng chuộng oai nghi dung vẻ, y phục chẳng dùng ở sáu chương, ăn uống đâu điều bởi năm mùi vị. Từ đời vận suy đổi thay, thời tiết lưu động, dòng thuần một lần biến, tràn sóng nỗi bốn bên, đã mất then chốt nơi buộc dây, nhân lấy Thư Khế để soi chiếu thế tục, tám sách nhân đó để làm, chín khâu do đó mà khởi. Đến lúc Hiên Viên lên chấp chính, thuần phong bèn ẩn, rất tranh đua danh sắc, kiêm ham thích săn bắn chài lưới. Bèn cảm bậc ẩn cư dung hợp thành thuyết năm ngàn văn từ, nói rõ thuần thục của đạo đức, tường tự phép trị của vô vi, muốn trở lại nguồn, phản chất phác ôm một giữ mái ấy vậy, nên nói rằng: Năm sắc khiến mắt người mù, năm âm thanh khiến tai người điếc, năm mù vì khiến miệng người sai, rong ruỗi săn bắn khiến tâm người phát cuồng, làm sao chúa của muôn thừa mà dùng thân nhẹ nói thiên hạ? Khinh thì mất bề tôi, tháo thì mất Quân vương. Người khéo hành không dấu vết, người khéo nói không vết trích, người khéo tính chẳng dùng trù thẻ, người khéo đóng bít, không then chốt, người khéo buộc không dây đính ước, bỏ Thậm, bỏ Xa gọi là Thái (Thậm nghĩa là tham dâm thanh sắc, Xa nghĩa là phục sức ăn uống. Thái nghĩa là cung thất đài tạ. Nói ba thứ ấy là chỗ phải bỏ, trung hòa thực hành vô vi thì thiên hạ tự hóa vậy).
Quả mà chớ căng, quả mà chớ chặt, quả ma chớ kiêu, quả mà chớ cưỡng ấy vậy. Xét biết sở dĩ như vậy, chỉ là cấm kính ngưỡng vật tình gần vì đời dạy răn, chưa thể đoạn gốc phiền não, tuyệt căn sinh tử, tìm vế thời của Hoàng đế, rủ áo xiêm, tạo dựng cung thất, chuộng thanh chuộng sắc, dùng săn bắn dùng chài lưới. Chúa người xa xỉ, hạ dân khổ nhọc, dung thành nhân thời ấy nên thuật cốt yếu đó vậy. Tuy nói không đồng hỏi đạo, nào từng cởi giày ở Đảnh hồ, nhẹ nâng tranh luận chôn ở Kiều sơn, đến như yên xứ siêu nhiên, chưa nghe thuyết ấy.
Nho sinh nói: Phàm năm ngàn văn từ, tham tầm sâu mầu của đạo đức, thuận theo xưa trước, trở lại thuần phác, cuối cùng đạt đến thái hòa. Quý hư tịch để giữ chân, chống chí ngôn để sùng gốc, văn ấy khôi phục rỗng thoáng để rộng xa, giáo đó đạm bạc vì mềm yếu, bỏ lìa danh lợi mà ẩn lắng đời. Thánh trí để lại tâm mà thành công chẳng ở nơi chính mình mà nghiên tầm sâu xa của muôn vật, tình còn nơi phong của Thánh nhân. Do đó, Ban Cố, Dương Hùng còn chẳng mắng hủy con cả, hoặc dùng trước ở sáu kinh, trùm ở đầu Nho, Thúc bì, Quân sơn; hoặc dùng ngôn ước đổi giữ, dùng quá nho thuật. Bởi biết có của ngôn ngữ, biết tinh vi của đạo, có thể vì trăm vua chẳng tước bỏ đó để răn, mà khai sĩ ép là đời dạy răn, đồng như tục điển, như vậy có thể được ư?
Bậc khai sĩ đáp: Người trí lớn quanh co nơi núi vút, kẻ khí nhỏ bồng bay mà bèo nổi. Tôi nghe là có thể làm, ở đời có thể làm thì thiên hạ đồng làm phải vì có thể làm vậy. Nay lấy làm rõ có thể làm lấy chẳng làm để chỉ bày ông vậy. Phàm, năm sắc khiến mù lòa, nghĩa là tham dâm, háo sắc, tổn thương tinh, mất tỏ sáng vậy. Há chẳng phải như chỗ Kinh Tịnh Danh nói: “Thấy sắc cùng mù ngang bằng ấy ư?” Năm thứ âm thanh khiến điếc, nghĩa là đam mê dâm thanh thì tổn hòa khí tâm, chẳng thể nghe nhạc không tiếng vậy. Năm thứ mùi vị khiến sai, nghĩa là người tham năm thứ mùi vị thì lưỡi tổn hại mà nhàm chán sống, đâu chẳng phải chỗ Tịnh Danh nói ăn dùng mùi vị không phân biệt ư? Chẳng quý của khó được đó thì dứt trộm cướp, há chẳng phải Quán vô thường ư? Chẳng thấy có thể tham muốn thì tự tỉnh lắng, đâu chẳng phải tỉnh lắng vậy, chẳng phải Quán thân bất tịnh ư? Bỏ phiền
não khiến tâm trống rỗng, mến ái tinh huyết khiến cốt cứng mạnh, thì có tâm có thể trống hư, có cốt có thể cứng, khí tam hình khô, chẳng phải tâm hư trống vậy. Thần rời bỏ đi thể rả mục chẳng phải cốt cứng vậy. Bẻ bé nhọn ấy gạt dứt tư tưởng vậy, mở rối ren ấy chẳng đấu loạn vậy. Chỉ là đè ép thông minh đó, dứt rối ren đua tranh đó, thanh kiệm tự giữ, chẳng cùng vật ghét ganh. Bởi vì nhất chí của kẻ sĩ, chẳng phải độ lớn của người thông rành, hòa cùng ánh sáng ấy chẳng loạn người vậy, đồng chung cảnh trần đó chẳng tự riêng biệt vậy. Ngay phải dương sóng quậy bùn sình để lánh hoạn, chưa thể lợi ích đồng sự, để giáo hóa chúng sinh, mới là có làm việc và có việc, chẳng phải là không làm việc. Vì mình mà hòa, chẳng biết nguyên do của vật tự hòa thì hòa chỗ chẳng thể hòa, giữa khoảng quanh co hình hài, nơi cảnh phân biệt sấp ngửa, lệ có thể biết vậy.
Nho sinh nói: Nhan Quang Lục nói: Đạo lưu xuất từ Tiên pháp, Phật vốn ở Thần giáo. Đạo ấy hẳn đến chỗ sâu rộng, bay linh tinh đan thạch liệp chi tinh, do đó, trở lại tuổi bỏ già, kéo dài hoa dừng thể vậy. Phật ấy hẳn giả từ thân thích, ngụ nhân thân tánh, bắt chước Tịnh giác, tin duyên mạng, trái lại một không sinh, khắc thành Thánh nghiệp, trí xa sáng lớn, chí cặp nhiều kiếp, tuy khác đường mà đồng kết quy, cũng nào khác mà riêng sang ư? Vừa rồi nghe khác lạ đó, chưa biết do vì sao khác, xin nên chỉ bày môn ấy, mong đồng trở về vậy?
Bậc khai sĩ dẫn dụ rằng: Dòng họ Nhan biết một nhà không biết hai Phàm, Thể của Đạo là vô danh vô vi, Thủy (đầu tiên) của đất trời, càn khôn vốn có chất có vi. Mẫu (mẹ) của muôn vật đó thì đạo chẳng vượt ngoài Thủy. Không vật mà chất đến nay có, bèn là vốn không mà nay có, đã có trở lại không, hạn cuộc giữa khoảng có và không, sinh thành trong thủy và mẫu vậy. Tôi xin nói về đó là: Vì là Chân đế nên không, là vô vi thủy của đất trời; Vì Thế Đế nên có, là hữu vi mẫu của muôn vật. Mẫu hay sinh vậy, thủy là gốc nên là chân đế. Thế đế nói có, chẳng phải không mà có. Chân đế nói không, chẳng phải có mà không. Chẳng phải không mà có, chẳng có có vậy. Chẳng phải có mà không, chẳng không không vậy. Chẳng phải không mà có, thường thấy tự tiêu; chẳng phải có mà không, đoạn kiến bèn dứt. Chẳng có có là chẳng phải có chẳng phải không có. Chẳng không không là chẳng phải không chẳng phải không không. Nói có đó là nói chẳng phải là có; đã có chẳng có nghĩa là chẳng phải có. Phải vì người chấp mất đó, người lại bại đó ấy vậy. Ông biết làm khác của khác, chưa biết nguyên do khác của khác. Chưa biết nguyên do khác của khác, sao biết nguyên do khác của đồng khác? Chưa biết nguyên do của đồng khác, sao biết nguyên do khác của khác khác? Chưa biết nguyên do của đồng khác, sao biết nguyên do khác của khác khác? Chưa biết nguyên do khác của khác khác, sao biết nguyên do khác của đồng đồng? Chưa biết nguyên do khác của đồng đồng, sao biết nguyên do khác của chẳng phải đồng chẳng phải khác? Chưa biết nguyên do khác của chẳng phải đồng chẳng phải khác, sao biết nguyên do khác của chẳng phải chẳng đồng chẳng phải chẳng khác? Chưa biết nguyên do khác của chẳng phải chẳng đồng chẳng phải chẳng khác, sao biết nguyên do của chẳng phải chẳng không đồng chẳng phải chẳng không khác? Chưa biết nguyên do khác của chẳng phải chẳng không đồng chẳng phải chẳng không khác, sao biết nguyên do khác của khác đồng đồng khác không khác ư? Do đó, Đức Như Lai giảng nói pháp thường theo Nhị đế, khởi từ bi để cứu vật, hành hỷ xả để độ người, vô niệm mà thành tựu chúng sinh, chẳng động mà thanh tịnh cõi Phật. Tuy có thi vi mà không chỗ làm, ông nên rõ đó vậy, chớ tự sai nhầm.
Nho sinh hỏi: Mới đầu nêu bày Tam giáo, mỗi tự tỏ rõ xinh tốt, sau đem Đạo giáo phán vào dòng Nho, bỏ chánh ngôn của Thái sử, theo lời quanh co của Ban sinh. Quân tử không bè đảng, sao như vậy ư?
Bậc khai sĩ dẫn dụ rằng: Kẻ tiểu nhân bè đảng với thân, người quân tử bè đảng với lý. Nếu lý phù hợp mà sự thuận đồng thì nào có gì đáng thẹn lạnh lùng ư? Tôi nghe pháp thế gian có chữ mà không nghĩa, pháp xuất thế gian có chữ có nghĩa. Cớ sao? Vì pháp thế gian bềnh bồng hư ngụy, dụ như sữa lừa. Còn pháp xuất thế gian chân thật, dụ như sữa bò. Nhưng mà sữa lừa làm chẳng thể thành tô, giả sử cưỡng ép làm đó rồi trở lại tức thành nước tiểu. Sở dĩ như vậy là vì Thế phần tuyệt hết vậy. Còn sữa bò làm ra được tô lạc, cho đến thành đề hồ, càng dồi làm càng sạch sẽ, chỉ còn lại mùi vị thơm ngon, năm thứ đầy đủ, tám mùi vị ngọt đượm. Kinh Phật giảng nói, dẫn lấy đó để thí dụ. Khảo xét Sử ký trước Hoàng Lão, sau sáu kinh; Hán Thư trước sáu kinh sau Hoàng Lão. Thấy đó mới khác, căn cứ lý chẳng khác, mối đều theo chỗ ưa thích, chẳng phải luận hết lời ấy vậy. Vả lại, Ban Cố nói: “Dịch có sáu mươi bốn quẻ, Đạo chỉ đáng khiêm dường một quẻ”. Nghệ Văn Chí phán xếp sắp đặt chung có chín dòng mà Đạo giáo chỉ đưa vào một dòng. Khổng An Quốc nói: “Sở hành của Tam Hoàng, gọi đó là Đại đạo; sở hành của Ngũ đệ, gọi đó là Thường đạo”, chẳng nói riêng lại có đạo khiến người kính phụng đó. Nay vì khuyên ông, không thể tùy theo ức đoán của mình, khéo tự tìm cầu lẽ thật ấy vậy.