LUẬN BIỆN CHÁNH

Thời tiền Đường, Sa-môn Thích Pháp Lâm soạn thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

CHƯƠNG THỨ BA: LUẬN VỀ TRƯỚC SAU CỦA PHẬT GIÁO VÀ ĐẠO GIÁO

Nho sinh ngưng nghỉ giây lâu rồi, lại bàn nghị rằng: Tìm xét Phật giáo lưu truyền đến Đông Hạ (Trung Hoa) chưa đầy sáu trăm năm. Từ thời nhà Tấn, nhà Tống trở lại, mỹ phong ấy mới hưng thạnh. Vậy mà Phật giáo được coi là công không ai cùng ngang bằng, ở đời chẳng thể xưng gọi tên. Huống hồ Lão giáo ở Trung Hoa, trải qua niên đại lâu xa, kinh sử biên ghi đầy đủ, lược có thể mà nghe. Căn cứ vào Đạo Kinh, Nguyên Hoàng Lịch nói: “Ta lấy Giáp tý, tháng giêng năm Thanh Trược thứ nhất, xuống bắt chước Phục Hy trị nước thái bình, giữa ban ngày lên trời”. Lại nói: “Giáp thìn, tháng tám năm Vị Phân thứ nhất, xuống bắt chước Thần Nông; năm Thái Nguyên thứ nhất, xuống bắt chước Dụ, một bản làm tùng cốc, phàm trải qua mười hai đời, biến làm mười bảy thân. Đầu tiên là Huyền Lão, cuối cùng Phương Sóc”. Luận Ẩn Chân nói: “Ở trước đất trời chẳng lấy làm dài, tại dưới muôn xưa chẳng lấy làm lâu, tùy thời ứng biến, cùng vật đồng hóa”. Xét đó, Đạo giáo vân du nơi đời giúp nước, thời tiết có thể biết, đến như dụ dẫn muôn dân, đúc nắn thành phẩm vật, sao có thể ghi nhớ hết ư? Lược tính đã trải qua hơn hai trăm bảy mươi vạn năm vậy. (Xin Đàn-hặc rằng: Ở thời Thái Tổ, khí hình mới đủ, đục trong chưa phân, gọi tên là Hổn Độn. Nhị Nghi đã là chẳng phân, Tam Tài cũng xa mờ mà chưa thấy. Ngoài Lục Kỷ tự mạng, Phục Hy mới sinh bốn dòng họ. Cuối thời Toại Nhân, Thần Nông mới ra đời, sao lại nói là Bào Viêm xuất hiện ở đời thanh trược? Chúc Dung lục giáp sinh trước vị phân, sách của ủy cảng, chẳng đủ đáng tin vậy). Nên nói: “Thường đạo chẳng phải đạo có thể nói, vô danh chẳng phải danh có thể gọi”. Đã nói là tịch liêu (xa vắng) là xưng hoảng hốt, thác gá triều đại nhà Chu mà làm Trụ sử, ở đời nhà Hán mà làm đại thần, đùa nước cưỡi cá, đi giữa không giá chim hộc, giống ngọc ngậm nhuần, suốt vọt bay dưới đất đẹp, táo vàng sinh khói, lửa dữ thiêu đốt nhân gian, trướng Bạch châu ở ba cung, hoặc ăn dùng cỏ thơm ngọt, thềm ngọc xanh chín hoa, thường hưởng vị huyện tủy. Cây mai côi hổ phách, không mặt nhật tỏa ánh sáng, cành lưu ly mã não, chẳng gió bay mà sáng hưởng. Đầu lâu có thể nói, từng gá hỏi ở Trang Chu, cốt trắng sống lại, đâu dối đàm ở Từ giáp. Táo ngọc văn ở Tây vương Thánh nữ đem lại, Lê kim sắc ở Đông Hải, tiên nhân bưng đến. Hình không chỗ định, thấy dung mạo của các thứ, tình không khác mối, mở vết lẫn lộn. Qua sông vượt biển đâu nhờ cậy thuyền bè, vào chợ lên núi, tùy tâm tự tại, xa vời đâu lượng, mờ mịt khó tìm, không gì chẳng làm lợi ích cho người trời, làm khuôn phép suốt xưa nay. Còn mỹ hóa của dòng họ Thích, nhật nguyệt chưa ngầm lặng, sao được cùng Đạo giáo mà so sánh ư?

Bậc Khai sĩ trách bảo: “Ông học mà không tầm xét xưa, khốn khổ bởi từ tâm thấy, chẳng thể chọn thiện, trái lại mê lầm, mà giữ gốc tin độ.

Tôi nghe, trí mà không gì chẳng khắp, gọi đó là Thánh; hóa chẳng thể lường, gọi đó là Thần. Xa gần khó tìm, thủy chung chẳng thể cùng tận, đó chính là đây vậy. Sao muốn chỉ ý ở khoảng ấy ư? Ông nghi ngờ còn bưng bít, nên lại phải vì nói đó. Tại sao? Phàm, thế giới lúc mới thành chưa có nhật nguyệt, có hai vị Đại Bồ-tát xuống cứu độ quần sinh, bèn xếp đặt ba thứ ánh sáng, là tạo lập Bát quái. Phục Hy Hoàng là Đại sĩ Ứng Thanh (Xuân Thu Nội Sự nói: “Phục Hy chỉ sắp ba thứ ánh sáng, dựng lập tám tiết, dùng văn ứng khí có hai mươi bốn thứ, tin tức họa phước để chế tốt xấu. Do đó, dòng họ Hy và dòng họ Hòa làm quan ở đời trông coi nhật nguyệt đều là thuộc sau Phục Hy, nên gọi tên là Hy Hòa, bởi vì hiệu gốc của Hy Hoàng vậy).

Nữ Oa Hậu là Bồ-tát Cát Tường. Lấy gì để rõ đó? Tìm xét trong kiếp này có ngàn Đức Phật xuất hiện nơi đời, Đức Phật thứ bốn chính là Thích-ca Văn, ngoài ra tiếp tục xuất hiện mãi đến hết kiếp. Đó mới là kiếp kiếp tương tiếp, thì Phật Phật không cùng ấy vậy. (Lập Thế Tỳđàm nói: “Trong kiếp Bạt-đà có ngàn Đức Phật tương tục xuất hiện nơi đời, dùng pháp giáo hóa chẳng dứt tuyệt nên gọi là kiếp Hiền. Trong một kiếp Hiền có bốn đại kiếp trung kiếp với chu kỳ thành trụ hoại không. Như tuổi thọ con người từ mười tuổi đến tám vạn tuổi, lại từ tám vạn tuổi trở lại mười tuổi như xoay vọt trên dưới, trải qua hai mươi lần trở lại là một Tiểu kiếp. Hai mươi Tiểu kiếp là một kiếp thành. Phàm trải qua tám ngàn vạn vạn ức trăm ngàn tám trăm vạn nghĩa làm một Trung kiếp”. Câu-xá lại nói: “Bảy lần hỏa tai có một lần thủy tai, bảy lần thủy tai có một lần phong tai. Bảy lần hỏa tai, bảy lần thủy đã qua, sau đó phong tai mới nổi. Trải qua tám tám sáu mươi bốn đại kiếp, qua bốn lược chẳng thể tính số mới là một kiếp Hiền. Ở trong kiếp trụ mới có Phật xuất hiện, lần lượt đến một ngàn vị. Đức Thích-ca Như Lai là vị thứ tư, ngoài ra còn có chín trăm chín mươi sáu vị. Thế giới là y báo của Phật, chúng sinh là nhân duyên của Phật, chỉ có chúng sinh tức là có Phật vậy”. Căn cứ theo Tu-di Tượng Đồ Sơn Kinh và Thập Nhị Du Kinh đều nói: “Kiếp thành đã qua vào kiếp trụ lại, đã trải qua bảy Tiểu kiếp vậy. Trời Quán Âm v.v.. xuống ăn đất béo sau cổ các trời, từ lưng tỏa phóng ánh sáng, xa gần cùng soi chiếu. Nhân vì ăn đất béo, mà dục tâm dần phát, bèn mất ánh sáng. Người dân kêu than. Khi ấy, Phật A-di-đà ở phương Tây bảo hai vị Bồ-tát Bảo Ứng Thanh và Bảo Cát Tường: “Các ông có thể đến nơi kia mà cùng tạo nhật nguyệt, khai mở nhãn mục ấy tạo làm pháp độ”. Bồ-tát Bảo Ứng Thanh liền thị hiện mạng tận, trở về Tây phương).

Sơn Hải Kinh nói: “Nước Thân độc, dòng họ Hiên Viên ở đó”. (Quách Phác ghi chú: tức là nước Thiên Trúc vậy). Từ đó mà tin rằng, Tam Hoàng căn cội xuất phát từ kia. Sứ giả kính phụng Phật nên không nghi ngờ vậy. Theo lệ tìm văn có thể được ý. Đế Hệ nói: “Mới đầu của khai tịch, tinh thần con người hôn mê dua nịnh, chỉ ngủ và ăn, chẳng hiểu nghịch theo. Từ khi Thái Hạo Thượng hoàng nhân lúc làm khuôn phép, khắc tượng vẽ quái, địa vị tôn ty, mới biết kính để phụng tiên, phụng trên nuôi dưới”. Nhỏ nhiệm dùng tâm thức, dần hồi mở đường tuệ. Tự chẳng phải không bờ mé đại bi, giải thoát thâm diệu, ao có thể cúi hình chất đồng kẻ ngu, khởi phát mờ tối chuyển hóa nơi đời. Hai vị Thánh đến ứng tin mà có chứng nghiệm vậy. Họ hoằng đạo, số kiếp như vi trần chẳng thể cùng, họ làm lợi vật, khéo trải qua chỗ chẳng thể tính. Quá khứ tô bồi như Hằng sa, tương lai càng vượt trên số đó.

Năm Nguyên Hoàng ông nói như là một mảy trần lúc mới đầu của đại địa. Niên hiệu khai tịch, sách luận biển cả chỉ tợ một giọt nước, chẳng phải chỗ liên loại, chẳng phải chỗ bay liệng. Phàm như sâu trùng ăn cây gỗ còn chẳng biết mùi vị ở ngoài da, há biết được vũ trụ rộng lớn ư? Căn cứ chánh văn ở Tam sử, cùng Điển Cáo ở Ngũ Kinh, đều nói: Lão Tử là người ở cuối thời nhà Chu. Tiếp đến thì bảy lục của Nguyễn Thị, bốn bộ của Vương gia, Hoa Lâm biến lược, sửa văn ngự xét. Văn của Đào Ẩn Cư, ký của Lưu tiên sinh, lục của Vương Ẩn, Ngụy Thâu; thư của Dương Bân, Phí Tiết, đều biên ghi niên kỷ, đều làm đại sử, không gì chẳng cùng tuân theo chánh sử, từng không đàm luận khác.

Ở thời nhà Tùy, có Diêu Trường Khiêm (tên là Cung ở thời nhà Tề làm Độ Liêu tướng quân, đến thời Tùy làm Tu sử bác sĩ) học thông nội ngoại, khéo cùng tận toán thuật (tức Thái sử thừa truyền nhân quân thọ học thầy), cho rằng chỗ ghi của Xuân Thu chẳng qua bảy mươi nước, Khâu Minh làm truyện chỉ nêu thuật hơn hai trăm năm. Đến như Thế Hệ Thế Bản, rất mất giềng mối cội gốc, Đế vương thế kỷ lại lắm hoang phế, các học giả hậu sinh càng nhiều lầm hoặc. Năm Ất tỵ (585) tức năm Khai Hoàng thứ năm thời nhà Tùy, cùng Quốc tử tế tửu Khai quốc công Hà Thỏa v.v… có sắc chiếu gọi tu sửa lịch, có hơn ba mươi người cùng suy xét, đều là các bậc kỷ tử ở đương thời, am hiểu đủ các kinh sách, căn cứ Tam Thống Lịch, biên niên hiệu đó, trên khuôn phép vận khai, dưới chung cùng ở Ngụy tỉnh. Đầu thống Giáp tý, bên cạnh trình bày các nước, viện dẫn chín kỷ ba nguyên (Chín đầu, Năm rồng, Quát đề, Hợp hùng, Liên thông, Tự mạng, Tu phi, Nhân đề, Thiện thông v.v… gọi đó là chín kỷ). Thiên hoàng Nhân đế, năm kinh mười vĩ, sáu nghề năm hành. Khai sơn đồ quát địa tượng, cổ sử khảo nguyên mạng bao, dẫn Thần khế, Đế hệ phả, móc thiên Thủy Học ở Mạng quyết, Thái sử công luật lịch chí. Điển lược cùng với thế kỷ, Chí Lâm cùng với Trường Lịch, chiếu cáo của trăm vua, quan nghi trong sáu đời. Địa lý thư quyền hành ký, Tam ngũ lịch gồm mười hai chương, Phương Thúc Cô Đào Hoằng Cảnh v.v… cả vài mươi bộ sách, lần lượt biên ghi đó hợp thành bốn mươi quyển, đề tên là Niên Lịch Đế Kỷ, rất được đầy đủ, văn nghĩa có thể y cứ.

Từ năm Canh tuất của Thái cực thượng nguyên, đến năm Ất tỵ (585) tức năm Khai Hoàng thứ năm thời nhà Tùy, có cả thảy một trăm bốn mươi ba ngàn bảy trăm tám mươi (13.80) năm. Theo Lương Ký nói: “Từ Khai Tịch, đến năm Đại bảo thứ hai (551) ở đời vua Thái Tông (Giản Văn Đế – Tiêu Cương 550-551) thời Nam Lương thì có hai trăm tám mươi ba triều đại với thời gian bảy trăm sáu mươi mốt ngàn bốn trăm mười lăm (1.15) năm”. Căn cứ các bộ niên kỷ, chẳng thấy Lão Thị làm thầy Phục Hy, xét một Hư tắc này thì trăm sự không thật.

Theo Trường Khiêm Kỷ nói: “Phật đản sinh năm Giáp dần tức năm thứ hai mươi sáu ở đời vua Chiêu Vương, đến năm Nhâm thân tức năm thứ năm mươi ba thời vua Mục vương, Phật mới diệt độ (đến năm Khai Hoàng thứ năm (585) thời nhà Tùy là đã được một ngàn năm trăm bảy mươi sáu (15) năm)”. Điều này so với Chu Thư Dị Ký, Hán Pháp Bản Nội Truyện và Pháp Vương Bản Ký, cùng với chỗ ghi của Thượng thư lệnh Hám Trạch ở thời nhà Ngô, của Pháp sư Đàm Mô Tối ở thời nhà Ngụy đều chẳng sai.

Suy xét Lão Tử ở năm Đinh mão, tức năm thứ sáu thời Hoàn Vương, thì ra làm quan ở nhà Chu. Đến tháng năm – Nhâm ngọ năm Quý sửu tức năm thứ bốn mươi hai thời Kính Vương mới theo hướng Tây vượt ải (tính đến năm Khai Hoàng thứ năm (585) thời nhà Tùy thì được một ngàn không trăm ba mươi bảy (1.03) năm). Căn cứ các Tiên công đề tựa nói: “Ngày mười hai Bính ngọ, tháng hai Đinh mão, năm Thái Tuệ, niên hiệu Thượng Hoàng thứ nhất, Lão Tử ra làm thầy nhà Chu, tức năm Đinh mão thời Hoàng Vương vậy”. Lại nói: “Tháng năm – Nhâm ngọ năm Quý sửu, Thái Tuế Vô Cực thứ nhất, Lão Tử bỏ nhà Chu, theo hướng Tây vượt qua ải, tức năm Quý sửu ở thời Kính Vương vậy”.

Xét năm từ Tam Hoàng trở xuống Bản ký cũng không có Kiến nguyên, đến đời Hán Võ mới có Nguyên hiệu, kia xưng Thượng Hoàng Vô Cực v.v… đều là nói dối, toàn không y cứ. Lại nữa, Vương Biểu ở Cao Ly hỏi Tề Hậu rằng: “Chư Phật xuất hiện nơi đời có được nghe chăng?” Văn Tuyên Đế mời Pháp sư Thượng Thống viết thành văn võ rõ đủ để đáp đó. Khi ấy nêu dẫn truyện Chu Mục (tức Biệt truyện của Mục Vương vậy) để đáp đó, chỗ dẫn của kẻ sứ cùng với Diêu Trường Khiêm không khác.

Trong truyện Liệt Tiên, Lưu Hướng nói: “Đam (Lão Đam) cùng Duẫn Hỷ đều đến Lưu sa, đến Tây phục, Củ đằng thật”. Là biết Khổng Lão hai Nho đều sinh sống ở cuối thời nhà Chu. Lão Tử sống sau Phật cách mười hai đời vua. Theo Quốc ngữ nói: “Năm thứ hai ở đời vua U Vương, Tam xuyên chấn động, Kỳ sơn sụp đổ”. Bá Dương lại nói: “Nhà Chu sắp mất vậy, riêng có một cụ già. Chẳng phải Lão Tử vậy”. Căn cứ vua Nguyên Đế (Tiêu Dịch 552-555) thời Nam Lương giảng giải về Lão Trang, nói: “Lão Tử mất khoảng đầu thời Cảnh Vương, Trang Tử sinh ở cuối đời Cảnh Vương”. Diêu tướng quân nói: “Khổng Lão cùng thấy gặp nhau lúc hỏi lễ, cũng tại năm thứ mười đời Cảnh Vương”. Năm Giáp dần vì Duẫn nói kinh cũng ở thời Cảnh Vương. Vậy thì Phật trước mà Đạo sau, đích thực khá rõ ràng vậy.

Ông nói Lão Tử năm Thanh Trược làm Quốc sư, rất lắm Hà Hán chẳng gần nhân tình. Phàm mới đầu của Thanh Trược, mà âm dương chưa phân. Âm dương chưa phân thì Lưỡng Nghi còn lẫn lộn. Lưỡng nghi còn lẫn lộn, thì Tam tài chẳng thành hình, do đó mịt mịt mờ mờ chẳng thể gọi tên vậy, Giáp tý phát khởi từ Đại Nạo, năm tháng định xác ở Nghiêu điển, chẳng chỉ Hy Hoàng chưa xuất hiện hẳn phải là trời đất chẳng mở. Nghiệm biết đất trời cấu tinh, nam nữ nữa hóa sinh. Vậy Phục Hy cùng Lão Tử ấy là người ư? Hẳn tại trong Nhị nghi, chẳng vượt trong Tam tài, sao được đạo đức nghe đầu đường nói đầu ngỏ để tự khinh thường ư? Lại nói: Phương sóc cũng là thân của Lão Đam, càng chẳng thể được vậy. Đông phương sóc vốn là tinh của sao Tuế. Sao mà biết vậy? Tầm xét mạn thiền ở Triều hơn hai mươi năm, sao Tuế chẳng thấy, cũng hơn hai mươi năm, sá đến nói mất, Mộc tinh mới xuất hiện. Với chỗ ghi của người thông rành, nghiệm có thể biết vậy. Truyện Thần Tiên của Bảo Phác Tử nói: “Thánh giả không đơn lẻ, hẳn ứng vật để thành hóa, đâu có thể Quốc sư trong thiên hạ đều đợi một người Lý Nhĩ ư?” Lạ lùng thay lời nói ấy, rất mực tốt đẹp vậy! Như trải qua nhiều đời, chỉ một Lão Đam làm thầy, cũng trải qua nhiều triều đại chỉ một Hy Hoàng làm chủ. Đã có lắm chính sách, hẳn nhờ nhiều Quân Vương, có thể tin một thầy: Chỉ giúp một thời trị vì vậy. (Như đó trải qua nhiều đời đều là thân Lão Đam, lời nói ra của cận cố sao có thể tiếp thừa? Căn cứ Cát Trỉ Xuyên nói: “Đều là không biết Đạo sĩ, giả sinh thần dị”. Há ấy vậy ư?).

Nho sinh hỏi: Hoàng Phủ Mật nói: “Lão Tử ra ải, vào nước Thiên Trúc, dạy vua Hồ làm Phù Đồ”. Đó tức là Lão Tử cùng Phật là người đồng thời vậy, sao nói lãng trước sau để nắn sửa thế tục ư?

Bậc Khai sĩ dẫn dụ rằng: Tìm xét, phàm là chí nhân, huyền tịch có loại, Cốc thần ứng biến vô phương. Sự việc đồng như sơn hưởng không nhanh mà chóng. Há cách Hoa Di, đồ chúng của giếng gò ưa chuộng bắt chước thiên kiến, sáng ba chiều bốn, không sinh mừng thứ. Do đó, rỗng mình ứng vật, hẳn có cốc ngàn biến. Hẹp tình vừa sự đâu biết diệu của muôn khác. Căn cứ Tây Vức truyện nói: “Lão Tử đến nước Kế Tân, thấy Phù Đồ, tự thương xót mình không sánh kịp, mới nói bài kệ tụng cúng dường, đối trước tôn tượng tỏ bày tình ý rằng: “Ta sinh sao quá muộn (Tân bản đổi là Phật sinh sao muộn), Phật ra đời sao quá sớm (Tân bản đổi là nhập Niết-bàn sao quá sớm), chẳng thấy được Thích-ca Văn, trong tâm thường áo não!” (Nói không được thân gần thấy Phật, do đó luyến mộ giao hoài. Ngụy lược Tây Vức truyện nói: Vua nước Lâm Nghê không có con, nhân đến cúng tế nơi Phù Đồ, Hậu Phi là Mada mộng thấy con voi trắng mà mang thai. Đến lúc Thái tử sinh cũng từ hông phía hữu mà ra, tự nhiên có búi tóc, vừa rơi xuống đất liền hay đi được bảy bước. Vì hình tướng tợ như Phật, vì cúng tế Phù Đồ mà có được con, nên đặt tên cho Thái tử là Phù đồ. Trong nước có Thần nhân tên là Sa Luật tuổi già tóc bạc, tợ như Lão Tử, thường dạy dân làm Phù Đồ. Các Hoàng cân ở đời gần đây thấy đó đầu bạc, nên cải đổi Sa Luật ấy đề lại Lão Đam đây, quanh co hay an ẩn dối hoặc thiên hạ. Ở đời vua Ai Đế (Lưu Hân 0-01 trước Tây lịch) thời Tiền Hán, có Tần Cảnh đi đến nước Nguyệt Thị, vua nước đó bảo Thái tử tự đọc trao truyền kinh Phù Đồ, lúc trở về lại đất Hán, chỗ biên ghi của Phù Đồ, đại khái cũng tương tợ như Đạo kinh vậy. Lời nói của Hoàng Phủ chưa nghiên cứu gốc ấy. Hóa Hồ Kinh nói: Vua nước Kế Tân nghi ngờ Lão Tử yêu mỵ nên dùng lửa để thiêu đốt, nhưng vẫn an nhiên không chết. Vua ấy bèn biết là Thần Nhân, cả nước đều hối hận lỗi quá. Lão Tử bảo: “Thầy của ta tên là Phật. Nếu hay xuất gia, sẽ khỏi tội ở ngươi”. Nước đó bèn kính phụng dạy răn, xưa trước làm Sa-môn vậy. Nếu Phật trước không có Lão Đam, thì đâu biết biến hình làm Phật? Bởi vì nước Kế Tân từ xưa lại kính tin Phật, Lão thị nhân đó suy đẩy Phật mà hóa đó, chẳng phải phát khởi từ Duẫn Đam mới có Phật vậy. Bộc xạ Dương Tố ở thời nhà Tùy theo xa giá đến cung Trúc Lâm, trải qua lầu quán, thấy miếu Lão Đam, trên vách tường khắc họa làm hình trạng Lão Tử giáo hóa nước Kế Tân, độ người cắt tóc xuất gia, bèn hỏi Đạo sĩ rằng: “Nếu Đạo lớn hơn Phật, thì Lão Tử giáo hóa người Hồ nên làm Đạo sĩ, cớ sao lại làm Sa-môn?” Nên biết, sức Phật lớn mới giáo hóa người Hồ, Đạo lực nhỏ chẳng thể giáo hóa người Hồ, đó là Phật hóa Hồ, sao nói là Đạo hóa Hồ ư? Khi ấy Đạo sĩ không biết trả lời thế nào cả!).

Theo Tạp Lục ở đời Tấn nói: “Đạo sĩ Vương Phù từng cùng Samôn Miên Viễn kháng luận, Vương Phù từng bị khuất phục, bèn cải đổi Tây Vức Truyện làm thành Hóa Hồ Kinh, nên nói Hỷ cùng Đam hóa Hồ làm Phật, Phật có từ đó”. (Cao Tăng Truyện của Bùi Tử Dã nói: “Ở đời vua Huệ Đế (Tư Mã Trung 290-30) thời Tây Tấn, Sa-môn Miên Diễn tự là Pháp Tổ từng cùng Tế Tửu Vương Phù; một thuyết khác nói là Đạo sĩ có công thứ tranh luận tà chánh. Vương Phù từng bị khuất phục, đã sân hận, mà chẳng tự nhẫn chịu, mới gá mượn Tây Vức Truyện làm thành Hóa Hồ kinh, để vu khống Phật pháp, bèn lưu hành nơi đời. Có người không biết, ương lụy cho là có chỗ kết quy, đến nỗi khiến tai họa nhiều năm”. Trong U Minh Lục nói: Lý Thông ở Bồ thành chất, thấy Sa-môn Pháp Tổ vì vua Diêm-la mà giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm, lại thấy Đạo sĩ Vương Phù thân mình bị xiềng xích, cầu xin Sa-môn Pháp Tổ sám hối, nhưng Sa-môn Pháp Tổ chẳng chịu đến. Cô phụ Thánh nhân, chết mới nghĩ hối lỗi).

Đạo sĩ Khương Bân ở thời nhà Ngụy vọng dẫn kinh Khai Thiên để đối đáp cùng vua Minh Đế (Nguyên Hư 51-528) thời Bắc Ngụy, tự nói: “Lão Tử sinh sống ở đời Định Vương”. Trong luận Phá Tà nêu dẫn rõ chứng cứ ấy. Trang Tử nói: “Lão Đam chết, Tần Thỉ đến viếng điếu”. Quyết Trung ký nói: “Lão Tử an táng tại Hòe Lý” (xưa nay ở phía Nam của Thủy bình, Phù phong có làng Hòe lý). Nhưng Tất Viên lại thân gần học đạo ở Đam, tuy có thể Tống Lỗ khác bang, mà xuất hiện ở đời thì đồng thời. Văn của chỗ nói đủ xét nương tin, chẳng đến Thiên Trúc đốt lửa không nghi ngờ. Hoàng Phủ Sĩ sao bài xích dối nói đó, mà rõ ràng đàm luận sai nhầm kia, thuật về Lão Tử đến Lưu sa đều không thật lục, đầy đủ ở truyện Cao Sĩ An, há có thể hư dối ư? Nên Phật có trước Đạo có sau, điều đó không lầm hoặc vậy.

CHƯƠNG THỨ TƯ: THẦY TRÒ CỦA THÍCH MÔN VÀ LÝ TỬ

Nho sinh hỏi: Đại Đường mở vận, bởi là con cháu nối dõi dòng Thánh của Thái thượng Lão Quân – Lý Đam Quốc sư thời nhà Chu, mở hóa vô vi, hoằng truyền thiên đạo đức, khảo xét trụ tử dùng nghiệp sáu kinh, bảo Tư Đồ để phu tuyên năm giáo, đạo đức ngang bằng, lễ nhân ban trải cả chín khu, trừng phạt xấu ác khuyên thiện, oai phong thêm khắp bốn biển. Trời thành đất lắng xa, an gần nghiêm chỉnh, quang trạch trong hoàn vũ đến nay tám năm. Ở năm Hiệp hợp ngày tháng Giáp chung, Thiên tử đích thân đến Tịch ung, thân lâm đến Thích điện, Sa-môn Đạo sĩ đều dự lễ diên, kính vâng lời ban sắc.

Đạo sĩ Phan Đản tấu rằng: Thái tử Tất Đạt chẳng thể được làm Phật, phải trải qua sáu năm cầu đạo mới được thành Phật. Do đó, đạo hay sinh ra Phật, Phật do đạo mà thành. Đạo là cha là thầy của Phật, Phật là con là rộng mở của Đạo. Nên kinh Phật nói: “Cầu đạo Vô thượng chánh chân”. Lại nói: “Thấu hiểu đạo lớn, phát ý vô thượng”. Tiếng ngoại quốc nói A-nậu Bồ-đề, tiếng Trung Hoa thời nhà Tấn phiên dịch nghĩa là Vô thượng Đại đạo. Lấy theo đó để nghiệm thì Đạo lớn Phật nhỏ, ở sự có thể rõ biết, sao phân phán xao lãng trước sau đưa đến làm thầy trò ư?

Bậc Khai sĩ trách bảo: Tôi nghe điển của Nghiêu Thuấn, Ngũ Bá chẳng chịu xem, đọc sách của Khổng Mặc, của Mạnh tử thì không thể đọc. Phàm sâu trùng mùa hạ không thể đem nói băng lạnh, dốc thành ở đời vậy. Người khác mắc thì không thể cùng luận đạo, bởi còn hạn cục nơi giáo vậy. Nay lại vì ông, lược nói rõ việc ấy đến rốt cùng.

Phàm, Diệu Đạo không hình, lý dung chân tế, đại âm vô thuyết, thể tịch hư tông, không thể lường đó mà nói bày hình tượng, không thể tìm đó ở sự thấy nghe. Tam tế suy tìm mà chẳng được, nhị đế cách mà không biết. Xung tánh chẳng đổi dời, ai hay khiến có? Chí công không rơi lạc, ai hay khiến không? Nhưng mà Trang ngoài lắng bặc ở Bách phi, xưng nghĩa là chìm đắm trong tứ cú. Kịp đến lúc hình của vô hình ứng khắp pháp giới, thuyết của vô thuyết, hóa hợp nguồn tình, nên hay khởi vận đại bi để cổ động đó, mở mang đại từ để nhiếp độ đó. Từ đó, vận mặc áo xấu dơ bẩn, hiện sinh nơi đời ác năm trược, ẩn trí chân thật, dùng phương tiện giá ba xe. Thấy rằng, phàm chỉ một hạt gạo để nuôi thân, vốn vì nhiếp phục ngoại đạo; sáu năm ở dưới gốc cây, chỉ muốn dẹp phá tà sư. (Như trong phẩm Khổ Hạnh ở kinh Bản Hạnh nói: “Các ngoại đạo v.v… hoặc mỗi ngày ăn một bữa, hoặc bảy ngày mới ăn một bữa, hoặc một ngày một bữa hoặc bảy ngày một bữa, hoặc ăn phẩn của trâu dê, hoặc ăn cộng cỏ ngó sen, hoặc thường đứng bằng một chân, hoặc thường đưa thẳng hai cánh tay, hoặc cả bốn chi chống xuống đất, hoặc dùng năm thứ lửa để hơ thân mình, tự đói khát, tự rơi đổ thân mình trên làm gai gốc ở gò trủng, năm trong tro đất, phụng thờ trời thần để cầu giải thoát. Bồ-tát quán sát mong cầu tà vạy ấy, mới thực hành hạnh cực khổ đáng sợ, un trú nhất tâm tịch tỉnh ngồi không lay động, như vậy suốt sáu năm, mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè đen, hoặc ăn gạo canh, đậu nhỏ đậu lớn, đậu xanh đậu đỏ, hạt gạo lớn nhỏ v.v… Mỗi ngày chỉ một hạt, mong được duy trì để giữ mạng sống, thân thể gầy suy, hơi thở rất yếu, toàn không khí lực, tay chân cử động không như ý muốn, tợ như ông già suy yếu 80 – 90 tuổi. Khi ấy, Phật nói kệ tụng rằng: “Bồ-tát đến sông Ni-liên, dùng tâm thanh tịnh ngồi bên bờ, vì các người cầu đạo chẳng chân, nên muốn thực hành đại khổ để chuyển hóa tà vạy kia vậy”). Xót nhọc không khổ hạnh, thương không ích tự đói (thương nghĩ ngoại đạo không ích khổ hạnh rỗng hư mà tự đói khát), sau đó mới ăn dùng sữa cửu chuyển. (Trong kinh lại nói: “Khi ấy có hai người chủ thôn Thiện sinh nghe trời mách bảo, liền nhóm tạp một ngàn con bò vắt lấy sữa tốt, triển chuyển cùng cho uống đến còn mười lăm con bò, sửa dính một phần tịnh, hòa cùng gạo canh tốt, vì Bồ-tát mà nấu cháo sữa. Đang lúc nấu cháo, hiện bày các thứ tướng, hoặc hiện tướng chữ vạn, hoặc hiện hình Đế-thích Phạm vương. Sữa đó vọt bay cao lên đến nửa cây đa la, hoặc cao bằng một cây đa-la, xong rồi rơi xuống, không có một giọt lìa nơi đồ dựng kia mà rơi nơi khác. Vào sáng sớm ngày hai mươi ba tháng hai, thọ nhận một bát cháo sữa của hai người nữ, ăn dùng xong, thân thể trở lại bình phục, rồi nhận cỏ cát tường, đến ngồi nơi gốc cây Bồ-đề). Chứng đắc Tam Bồ-đề. Khi ấy, sáu sư quyến thuộc không ai chẳng đảnh hội chu-la (tức bao tóc trên đảnh), ngàn con Ma vương đều cùng quy tâm nhiếp phục (bấy giờ Ma vương ở cõi Dục dẫn theo ngàn người con, cùng ba tà nữ, binh chúng quỷ thần có tám ức, hoặc hiện trong rốn có ngàn mắt, sau cổ có tám cánh tay, trong miệng sấm sét tuôn ra, từ tay tỏa phóng ánh sáng chớp, hoặc rắn nhiễu quanh bên eo trái, hoặc rồng nhiễu quanh bên hông hữu, có các thứ thần biến đến não hại. Bồ-tát phóng ánh sáng lớn, hiện tướng hiếm có, Ma-vương và quyến thuộc đều phát thiện tâm, đồng một lúc cùng cúi đầu). Tà phong vụt chốc rơi bén nhọn, tuệ nhật hừng hực tỏa ánh sáng. Đó cấp dẫn đến như vậy, đó oai thần đều như kia. Điều ông nói đạo (chín mươi lăm thứ đạo) là đạo kia ư? (Hỏi có phải chín mươi lăm thứ đạo chăng) hay là khác với kia (hay chẳng phải chín mươi lăm thứ đạo ấy?). Nếu đồng với kia, tức là học trò của hai trời và ba tiên (trước lúc Đức Phật chưa ra đời có hai trời là Ma-hê-thủ-la và Vi-nữu-bà v.v…; có ba tiên là Ca-tỳ-la, Ưu-lâu-ca và Lặc-sa-bà v.v… hành tà Tam bảo để hóa thế gian. Đến lúc Đức Như Lai ra đời thì chúng đều xin làm đệ tử, các cành nhánh khác là như Đề-bà, Bồ-tát phá sau, đọc xem ở luận Trí Độ và Bách luận). Con cháu của chín mươi lăm thứ đạo ấy là Phú-lan-na v.v… là thầy của ông, chỗ thầy kia đọa lạc, ông cũng sẽ đọa lạc theo. Còn nếu khác với kia tức là đệ tử Phật, sao được sai nhầm nói cầu đạo ta nên mới được làm Phật?

Lời của Khan đản nói, tội ấy chẳng gì lớn bằng vọng tấu hiên thềm, khinh xuất đến Thiên oai, với lý đáng nên trói buộc đó là tội thứ nhất. Liếc mắt triều đình, nghi ngờ tín tâm, biến đổi tà làm chánh, đó là tội thứ hai. Đem Đại sư Vô thượng cầu tiểu đạo trong hoàn vức trái với kinh giáo kia, đó là tội thứ ba. Nuôi lớn phỉ báng ở tương lai, kết đảng bàn tà ở hiện tại, tự mình sai nhầm khiến người sai nhầm, đó là tội thứ tư. Đã mắc tội khiên phụ dối Thánh, hẳn sẽ đọa vào địa ngục vô gián trải qua số kiếp như cát bụi nhận chịu khổ, đó là tội thứ năm. Vả lại, Chấn Đán cùng với Thiên Trúc còn cách bởi Lân châu trong Hoàn hải, Lão Đam đến cuối thời nhà Chu mới dấy khởi, Phật xuất hiện ở đầu thời nhà Chu, tính ra cùng cách nhau hơn hai mươi đời vua. Luận bàn đó đã trải qua hơn ba trăm năm, đâu có Phật ở đời Chiêu Vương (Cơ Hạ 10009 trước Tây lịch) mà lùi học đạo ở đời Kính Vương (Cơ Mãn 513- trước tây lịch) ư? Giả sử hư nghiệm cũng thật đủ có thể biết vậy (Niên Kỷ nói: “Lão Tử đến năm Quý sử tức năm thứ bốn mươi hai đời Kính Vương, vượt qua ải Hàm Cốc theo hướng Tây vào nước Tần”. Ngụy Thư nói: “Lão Đam cùng Duẫn Hỷ, trong đời Kính Vương, đồng ra tán quan”. Tính đến năm Ất tỵ (585) tức năm Khai Hoàng thứ năm thời nhà Tùy là đã một ngàn không trăm ba mươi bảy (1.03) năm.

Nho sinh xin hỏi: Các kinh Linh Bảo v.v… nói có Thái Thượng Đại Đạo trước lúc đất trời sinh, trong của Tước bột động hư, trên cả Vĩ Hoa ngọc thanh là thầy của Phật, hay sinh ra Phật, chẳng nói Lão Đam ở thời nhà Chu, là định phải ư? Mong được nghe nói đó!

Bậc Khai sĩ dẫn dụ bảo: Trước Ngũ đế chưa nghe có Đạo, cuối thời Tam Vương mới có tên Đam. Từ đời vua Cảnh đế (Lưu Khải 1510 trước tây lịch) thời Tây Hán mới phát khởi đạo học, tìm nay xét xưa, đạo ấy là ai? (Dư Cửu Hưng ở đan dương soạn thuật luận minh chân mười chín chương để Ngự Đạo nói: Phàm, chí minh chẳng phải sáng đối với tối, nên không thể nói chí. Tỉnh chẳng phải tỉnh đối với động, nên không thể nói phúc. Ngưỡng tìm cầu xướng đầu của Đạo kinh. Đạo ngôn ấy dòng họ là ai? Đạo lại là ai nói? Đạo nếu có miệng tức đủ Ngũ ấm, chỗ thành ở trong tam tài, chẳng khỏi vô thường, rốt cùng chỉ là phần đoạn, trở lại nhiếp thuộc Tiên đạo).

Căn cứ ba sách bảy vở, ba truyện chín phái, tuy là Điển mô kinh quốc, không gì chẳng là sư Tông ở Chu Dịch. Dịch nói: “Năm vận cùng sinh, dần phân chia trong đục, Lưỡng nghi đã mở bèn phán âm dương” (Lễ Vận nói: Thái Nhất phân mà làm trời đất, chuyển mà làm âm dương, biến mà làm bốn mùa). Do đó, càn nguyên vốn mới đầu, khôn đạo vốn sống, ba thứ ánh sáng hiển trước tượng ở trời, là Đạo của Càn vậy. Muôn vật bẩm hình ở đất, là Đạo của Khôn vậy (Càn Tạc Độ nói: “Càn lấy tượng trời, Khôn lấy pháp đất”. Ly Thoán nói: “Nhật nguyệt sáng ở đời, trăm thứ lúa thóc sáng ở đất”). Nên nói, một âm một dương đó nghĩa là Đạo. (Thuyết Quái nói: Đạo quả lập trời gọi là âm cùng dương; Đạo của lập đất gọi là nhu cùng cương; Đạo của lập nhân gọi là nhân cùng nghĩa, gồm cả Tam tài mà lưỡng đó nên sáu họa mà thành Quái). Âm dương chẳng thể lường, gọi là Thần. Đạo ấy là lý là thông là hòa là đồng, nên nói là âm dương vận thông, ngôi vị tam tài vậy. Trên dưới giao thái, muôn vật phát sinh, có đạo lý của âm dương hay thông sinh ở người vật. Trời hòa đất đồng thì các mầm mà loại động vậy. (Lễ Nguyệt Lệnh nói: Khí trời giáng xuống, khí đất vọt lên, trời đất hòa đồng, mầm muôn vật máy động). Cổ xuy đó sấm sét dương động vậy, đượm nhuần đó gió mưa âm theo vậy. Nên biết, không có đạo trời đất thì từ đâu sinh, chẳng có đạo âm dương thì do đâu linh? Đâu được trước tạo hóa, đạo đã xuất hiện, giả sử có đạo cũng chẳng vượt ngoài trời đất và âm dương (Sưu Thần Khế nói: Thánh chẳng quá trời đất, Thần chẳng quá âm dương). Phàm, trời đất, ở sự có thể rõ, âm dương ở sinh có nghiệm. Lý số như vậy, chẳng nói có đạo trước đất trời sinh. Đạo đã chẳng theo, sao có thể sinh Phật? Xưa trước, Xa Dận giải đạo đức rằng: “Ở người làm đức, đến vật làm đạo”. Ân Trọng Văn nói: “Đức là đắc (được) vậy”. Đạo là do vậy”. Nói đắc hiếu ở tâm, nên gọi đó là đức, do đó mà thành nên gọi đó là đạo. Vì vậy, hiếu là gốc đức, thành nghĩa là đạo, công đức rõ bày tự lập nên tên, đạo được xưng gần Tế. Trong nhân đức mà thực hành đến, ngoài do đạo mà hóa thành. Sinh đó nuôi đó, cốt yếu của đạo ấy. Thành đó thục đó, thấu đáo của đức vậy. Nên Luận Hành nói: “Lập thân gọi là đức, thành danh gọi là đạo, đạo đức là như thế đó”. Điều Ông nói đạo sao khác ấy ư? Nếu khác ấy tức chẳng đủ để quy hướng kính tin. Đâu có đầu đội mũ vàng, thân mặc áo hạt vàng, râu xỏa tóc bạc, tay nắm ngọc chương, riêng xưng hiệu Thiên Tôn, ở trên Đại La riêng tên đại đạo, trị trong Ngọc kinh, chỗ núi sông chưa rõ? Điều trong kinh sử không ghi, Đại La đã nói của Ô Hữu, Ngọc Kinh vốn đàm của Vong Thị vậy (Căn cứ kinh Sơn Hải nói: “Trong thiên hạ có cả thảy năm ngàn ba trăm bảy mươi (5.30) danh sơn, trải qua năm mươi bốn ngàn năm trăm (5.500) dặm, Côn Lôn rất cao lớn, trên đó có vườn huyễn, bởi là chỗ ở của Thần tiên, có thành vàng quách đá, cành quỳnh cây ngọc lá báu hoa vàng. Nhật nguyệt và ba thứ ánh sáng liệt bày phía dưới đó, xe mây lọng lông, giá phụng hiên rồng, ngọc nữ tiên đồng chẳng thể tính kể. Tiếp đến thì ba núi trong biển, phương trượng Bồng lai”. Trong Danh Sơn Phú, Tôn Hưng Công nói: “Giẫm trải vào biển thì có Lực đài Bồng lai, lên núi thì có Tứ minh Thiên thai, Dĩ nhã Thích sơn chỉ luận Ngũ nhạc Ngọc kinh đã là danh sơn thượng thượng”. Lại nói: “Phủ, chỗ trị vì của Thiên Tôn, cớ sao Kinh Sơn chẳng ghi, Quảng Nhã không lời văn ấy?”).

Ông xưng Thái thượng là thầy của Phật. Căn cứ các bậc Tiên nho qua nhiều đời, và trong khoảng niên hiệu Thừa Thánh (552-555) thời Nam Lương, giải năm ngàn (5.000) văn, lâu dài có rõ Thích Ngôn Thái Thượng có bốn: Một là dưới biết có đó nghĩa là Tam Hoàng đến Ngũ Long; hai là tiếp thân dự đó, nghĩa là Phục Hy cùng với Thần Nông; ba là tiếp theo sợ đó, nghĩa là Hiên Viên cùng Đế Khốc; bốn là tiếp theo khinh thường đó, nghĩa là từ Nghiêu Thuấn trở xuống. Lễ ký có nói: “Thái thượng quý chuộng đức, tiếp theo đó là chuyên việc thí báo”. Nghĩa là Thiên hoàng Nhân đế là Thái thượng vậy. Không riêng đạo thần, gồm luận giáo ấy, chỉ là dạy răn dẫn dắt quân vương dân chúng, cấp dẫn kẻ tục, mới đầu chưa từng nghe tu muôn hạnh mà hướng đến Niết-bàn, vận tứ lưu mà vượt qua sinh tử. Căn cứ Đạo kinh, Nguyên Hoàng Lịch nói: “Tôi nghe đại đạo Thái thượng Chánh Chân xuất phát từ tự nhiên, có nghĩa là làm Phật; Quân vương của vô vi”. Kiểm xét trong Đạo kinh gọi là xưng Phật là đại đạo, là Thái thượng, là tự nhiên, là Chánh Chân, là Thái cực, là Vô thượng đều là Phật vậy. Lại nói: “Nước Thiên Trúc có Cổ Hoàng tiên sinh (nói Phật là Thái cổ Hoàng tiên sinh) khéo vào Nê-hoàn. Cổ tiên sinh là thầy của ta vậy, du hóa ở Thiên Trúc, nay sắp trở lại thần hoàn lại vô danh, tuyệt thân diệt có chẳng chết chẳng rốt cùng, mãi mãi thường còn, nay ta đi vậy”. (Lão Quân biết Phật nhập Niết-bàn, do đó trình bày việc hóa duyên vừa qua đã xong, từ đó bảo là trở lại, môn đồ chưa biết, nay phải tự thuật là: Thầy của ta vốn ở tại Tây phương, vì Tây thăng ấy tỏ bày luyến mộ đó.

Ở văn chỉ đích thủ chứng, rõ ràng đó vậy).

Kinh Tam Động nói: “Phật là cha của đạo”. Tây Thăng lại nói: “Đại thuật trong thiên hạ, Phật thuật là thứ nhất”. (Nói thần thông biến hóa vô cùng vậy). Hóa Hồ Kinh nói: “Lão Tử biết Phật muốn nhập Niết-bàn, lại xoay trở lại ở đời hiệu là Ca-diếp, nên ở nơi rừng Sa-la vì chúng mà bày hỏi”. Kinh Chuyển Thần Nhập Định nói: “Tư niệm hết thảy”. Truyện Quan Lệnh nói: “Lão Tử nói: Thầy của ta hiệu là Phật, giác ngộ cho hết thảy dân, ăn dùng rau quả tụng kinh, xưng là Đạo Vô Thượng Chánh Chân”. Nhân oai thần của Phật nên xưng gọi Phật là Thế Tôn, Hình cùng Thần vân du, thọ cao thượng chí Thánh mười phương chí chân đã được Phật đạo.

Nghiệm xét trong Đạo kinh, nơi nơi đều tôn xưng Phật làm thầy, nay tôi vì ông giải thích điều này tại đây, ông phải nghĩ điều ấy tại đây, đảnh nhận mà kính phụng vâng làm. Phật là che trùm tất cả, đại tông tuyệt xưng, u trạch chí diệu, không thể vì không thủ, không thể vì có cầu. Quả có đó sở dĩ chẳng có, nên không thể được mà có. Có đó sở dĩ chẳng không nên chẳng thể được mà không. Cớ sao? Nếu vốn có cảnh thì đại hoạn trọn diệt, suy đó không hương, thì đại bi chẳng khô kiệt, thường lý chẳng thể nguyên, là thể của tự nhiên vậy. Vô tâm để thành hóa, là tông của đại đạo vậy. Tam ngũ chẳng thể đầu tiên, bởi vì Cổ Hoàng đã trước vậy. Chẳng nghiêm để chánh tục là quân của vô vi vậy. Hỗn độn chẳng thể lường là chủ của vô sinh vậy. Lâu dài đó mãi còn, là gốc của các diệu vậy. Đó giáng linh thỉ là thầy của đại đạo, đó khai hóa thì là cha của Thái thượng, sao được bít mắt để quán xem đất trời, bít tai mà nghe sấm sét? Do đó, Phật hiệu là Pháp Vương; là Bậc Điều Ngự ở đời, các hàng hạ phàm thượng Thánh không ai chẳng quy y. Đâu có xưng Thần của Ngũ lão, mang đeo lục của Tam Hoàng mà có thể làm thầy của dòng họ Thích ư? (Căn cứ Xuất Quan Nghi nói: “Vô Thượng Tam Thiên, Huyền Nguyên Thủy Khí, Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng Văn Nhân, Vô Thượng Huyền Lão”. Triệu Tịch Triều Lễ Nghi nói: “Thái Thượng Huyền Nguyên, Ngũ Linh Lão Quân, đang vời công tài sứ giả. Hai bên rồng hổ quân, quan lại cưỡi rồng ở trạm, Ngọc đồng nắm hương, Ngọc nữ nắm hương, Ngọc đế trực phù. Nhưng lão là trưởng, là tôn. Nơi Ngũ Lão Quân ở tôn quý của các tiên, lớn của muôn thần. Ngũ linh Ngũ đế, tức là linh oai kính ngưỡng Thần, Tam Hoàng là Thiên Địa và Nhân”. Khoảnh Tuấn Thủy Học Thiên nói: “Lúc đất trời mới lập có Thiên Hoàng mười ba đầu, trị vì mười tám ngàn năm (18.000)”. Quát Địa Tượng nói: “Thiên Hoàng có chín cánh dùng để bay qua lại. Chỗ Lão Tử kính thờ Tam Hoàng Ngũ Nhạc, Lục Giáp Phù Đồ đều do Hoàng Linh chế tác, Lão Tử đeo mang đó để phòng thân. Nhưng Tam Hoàng Phù Lục, Ngũ Lão Chân Văn đều là năm sắc xanh đỏ, văn trời chữ lớn, nói đeo mang đó sống hoài chẳng chết, cho đến thành Thần tiên. Chỗ thuật quan lại tương quân binh lính cùng với thế tục không khác nhan sắc”. Quang Lục Vương Bân v.v… nói: “Đạo là luyện hình, pháp ở biến hóa, Phật là trì tâm, giáo là tế vật”. Tức luận về tông của đạo tức là Tam Hoàng cùng với Ngũ Long vậy).

Niên kinh Niết-bàn nói: “Thầy của chư Phật, đó nghĩa là pháp. Vì pháp thường nên chư Phật cũng thường”. Tôi lại vì ông phải nói rõ nghĩa đó. Căn cứ Phật Thuyết Không Tịch Sở Vấn Kinh và Thiên Địa Kinh đều nói: “Ta bảo Ca-diếp đến kia làm Lão Tử hiệu là Vô Thượng Đạo. Nho Đồng đến kia, hiệu là Khổng Khâu, dần dần giáo hóa khiến đó hiếu thuận”. Kinh Tu-na nói: “Sau đời ta ngàn năm, pháp sẽ lưu truyền đến phương Đông, vua cùng dân chúng kính phụng giới tu thiện”. (Cổ Lục nói: Ở đời Huệ Vương thời nhà Chu đã dần có Phật giáo, sau đó hơn trăm năm, Lão Tử mới nói năm ngàn (5.000) văn từ. Lưu Hướng đề lời tựa rằng: “Tôi kiểm xét tạng thư, từng thấy có kinh Phật, nên biết Phật hóa lưu truyền đến đây đã lâu xa vậy”).

Trộm cho rằng: Tam đại sắp cuối sáu nước mới uống khởi, đồ chúng du thuyết, tâm còn cẩu thả được, chưa hoạn nạn khoe dối chẳng ngăn che thịt, xuyên lưỡi trống mà dong mưu kỳ, lay môi mép mà đàm nói ngược lợi. Tào Quế xin chiến khuất hoàn, khi ấy Như Sư cảm khóc phủ tóc, Y Xuyên đau xót lấp đầy hết xe, vượt nước ba sông, chấn động hết bốn di, giao xâm trời tối dế mèn bay. Hao Du thỏ múa, Bành Sinh quái lạ vì heo khóc, Đỗ Bá thấy trừng trị chẻ xương. Giả sử khiến nhậm ở A hành, thân ở đài phủ, không gì chẳng quạt vút gió bảo mưa lạnh, mạnh xoay oai trời chuyển vầng nhật. Do đó, Bao nữ dâng hiến vương kéo dẫn giặc đốt lửa, người sở hỏi đảnh, dần nghịch giẫm đạp trời. Vầng nhật là phản đất trời mênh mông, lễ nhạc đổ hoại, sinh nhục thân tàn, chẳng từng đóa hoài xấu hổ, đổ nhà lấp nước, sao nhẫn quên trở về? Đâu biết tội khổ gì của thế giới, không nghĩ đồ thán của muôn dân.

Do đó, Phật sai ba Thánh quyền hóa một phương, trái nghi trị nước, nêu thuật tu thân, ngõ hầu khiến đó thay hình luật dùng lễ, biến đổi mỏng dạt thành thuần thục, đều là ép vật rong tình, chẳng phải đại đạo vượt ra cốt yếu. Nếu như phóng tâm ở cảnh Tam Đạt, lắng lo toan ở trường tứ đức, cồng trùm sinh linh, đượm nhuần khắp cùng đây kia vậy, thì Đại sĩ ở phương khác động dụ hằng sa, phát tâm ở xứ này cũng như số bụi trần. Rõ ràng chẳng phải chỗ xưng của văn tự, truyện lược nêu sáu người để mở mộ ngưỡng. Văn-thù khuất dấu vết ở đương thời. Dilặc Bổ xứ ở tương lai. Quán Âm hiện khắp sắc thân, huệ đượm kiếp xa, Địa Tạng hộ trì Chấn Đán, hóa hợp vô cùng; Mã Minh gồm ba chương ở Đông Hạ, như Triều Dương lúc sớm mai tỏa sáng mà khiến Lục hợp đều chiếu. Long Thọ đạp muôn dặm đến Thần Châu, tợ minh nguyệt đốt sáng đêm đen, hay khiến tám biểu đồng tỏa sáng. Từ đó trở ra, hoặc tuổi già mà hoằng đạo, hoặc trẻ thơ mà tuyên pháp, nam nữ khác hình, Hồ Hán không đồng loại, không ai chẳng nương duyên thi hóa, tùy xứ dẫn phàm. Huyền Công lợi ở trăm vua, chỉ giáo lưu truyền khắp chín cõi, danh ngôn ấy tại đây, đáng ra đó tại đây, không vì Hạ ông trộm tên của Trọng Ni, một góc phỏng sánh với to lớn của Côn lôn vậy.

Nho sinh trịch bày vai, cúi đầu nắn tay mà thè lưỡi liếm chân và nói: “Tôi xin tội vậy! Tôi xin tội vậy!”

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8