LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 7
Uẩn Thứ IV: SỞ DUYÊN DUYÊN, Phần 2
Các tâm thiện thuộc cõi Sắc có nhận biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu biết rất rõ các pháp như: thô thiển, khổ sở, chướng ngại. Hoặc là tĩnh lặng, mầu nhiệm, lìa xa. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ghẻ nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc đối với nhân mà gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc là tĩnh lặng, mầu nhiệm, xa lìa. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết rõ ràng các pháp thuộc chỗ không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt thì gọi là diệt, là tĩnh lặng, là mầu nhiệm, là lìa xa. Hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó. Hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục và Sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như là thô thiển, khổ sở, chướng ngại. Hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể nhận biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp hoặc là thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc là tĩnh lặng, mầu nhiệm, lìa xa. Hoặc xem như bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc và ở chỗ không có liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở Dục, Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp hoặc là thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc xem như các bệnh hoạn, các ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Vô sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc, Vô sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Dục, Sắc, Vô sắc và không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải là đúng lý.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Sắc có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như chấp là ta, là cái của ta; hoặc chấp là đoạn, là thường; hoặc bài bác về không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao tổn; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, tham lam, hoang mang, do dự, kiêu mạn, ngu si; hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao tổn; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, hoang mang, do dự; hoặc không có trí tối tăm, ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc chỗ không liên hệ gì chăng?
Hiểu biết rất rõ, như các pháp hoặc hao tổn về diệt, hao tổn về đạo; hoặc hiểu biết hoang mang, do dự, hoặc ngu si; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Sắc, Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị hao tổn; hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang; hoặc vô trí, tối tăm, ngu si; hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không hiểu biết.
Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các sự hiểu biết, các điều dẫn giải không đúng lý hoặc điều đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục chăng?
Hiểu biết rõ về các sự hiểu biết, các điều dẫn giải không đúng lý hoặc là điều đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không biết.
Các tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp hoặc như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc tĩnh lặng, mầu nhiệm, xa lìa; hoặc xem như các bệnh hoạn, ung nhọt, tên độc, não hại; hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp hoặc như thô thiển, khổ sở, chướng ngại; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc về không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt thì gọi là diệt, là mầu nhiệm, là lìa xa; hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Vô sắc và không có liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không hiểu biết.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như chấp là ta, là cái của ta, hoặc chấp là đoạn, là thường; hoặc bài bác là không có nhân, không có tạo tác, hoặc lại bị tổn giảm hao mòn. Hoặc chấp mình là tôn quý, là hơn hết, là trên hết, là hạng nhất không ai bằng. Hoặc chấp mình là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Hoặc các thứ mê lầm, nghi ngờ, do dự, hoang mang, tham lam, kiêu mạn, ngu si; hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc về không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ như các pháp tổn giảm về diệt, tổn giảm về đạo; hoặc hiểu biết do dự, hoang mang, ngu si; hoặc hiểu rõ các điều dẫn giải không đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không hiểu biết.
Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, có thể hiểu biết rõ ràng các pháp ở cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ về sự hiểu biết, các điều dẫn giải không đúng lý hoặc là điều đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các điều khác thì không biết.
Các tâm học có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc về không liên hệ gì chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như đối với diệt gọi là diệt, là tĩnh lặng, là mầu nhiệm, là lìa xa. Hoặc đối với đạo thì gọi là đạo, là như, là hành, là xuất. Hoặc là có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Dục chăng?
Hiểu biết rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên. Hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Sắc chăng?
Hiểu rất rõ về các pháp như vô thường-khổ-không-vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân-là tập-là sanh-là duyên, hoặc là có nhâncó khởi, hoặc có nơi này-hoặc có việc ấy, hoặc là như ý đã dẫn ra rõ ràng.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc cõi Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý.
Có thể hiểu biết rõ ràng các pháp thuộc về cõi Sắc và Vô sắc chăng?
Hiểu rất rõ các pháp như vô thường, khổ, không, vô ngã; hoặc là đối với nhân thì gọi là nhân, là tập, là sinh, là duyên; hoặc có nhân, có khởi, hoặc có chỗ đó, có việc đó; hoặc hiểu biết các điều dẫn giải đúng lý. Hiểu biết như thế, còn các thứ khác thì không biết rõ.
Cũng như tâm hữu học, tâm vô học cũng như thế.
Có mười hai tâm: Tức là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký. Cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký. Cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, tâm học và tâm vô học.
Các tâm thiện thuộc cõi Dục. Như có thể nhận biết các pháp ở cõi Dục, thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là sự tùy tăng? Nếu như có thể hiểu biết các pháp khác thì có bao nhiêu thứ tùy miên là sự tùy tăng? Cho đến các tâm, vô học, nếu có thể nhận biết các pháp không có liên hệ, thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là sự ùy tăng? Nếu như có thể nhận biết các pháp khác thì trong đó có bao nhiêu thứ tùy miên là sự tùy tăng?
Các tâm thiện thuộc cõi Dục, có thể nhận biết các pháp cõi Dục thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Dục triền và các tùy miên của pháp tu mà đoạn trừ, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, trong đó cũng có các thứ tùy miên biến hành của Dục triền và các tùy miên của pháp tu đoạn trừ, là sự tùy tăng.
Các tâm bất thiện, nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Dục, thì trong đó có các thứ duyên tùy miên hữu lậu của Dục triền, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Sắc, thì trong đó có hai phần tùy miên của Dục triền, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc, thì trong đó có hai phần tùy miên của Dục triền, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp không có liên hệ, thì trong đó có
hai phần tùy miên của Dục triền và các thứ tùy miên biến hành, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc và Vô sắc, thì trong đó có hai phần tùy miên của Dục triền, là sự tùy tăng
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, trong này có thấy Khổ mà đoạn tất cả tùy miên của Dục triền và thấy Tập mà đoạn tùy miên biến hành, là sự tùy tăng.
Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Dục, trong này có tùy miên biến hành của Dục triền và tu đã đoạn tùy miên, là sự tùy tăng.
Các tâm thiện thuộc cõi Sắc, nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc, thì trong đó có tùy miên biến hành của Sắc triền và tu đã đoạn tùy miên, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó có tùy miên biến hành của Sắc triền và tu đã đoạn tùy miên, là sự tùy tăng.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, nếu có thể nhận biết các pháp cõi Sắc, thì trong đó có tùy miên hữu lậu duyên của Sắc triền, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Vô sắc, thì trong đó có hai phần tùy miên của Sắc triền, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp không liên hệ gì, thì trong này có hai phần tùy miên của sắc triền và tùy miên biến hành, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc cõi Sắc và Vô sắc, thì trong này có hai phần tùy miên của Sắc triền, là sự tùy tăng.
Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Sắc, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Sắc triền và các tùy miên của tu pháp đoạn trừ, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Sắc triền và các thứ tùy miên của pháp tu đoạn trừ, là sự tùy tăng.
Các tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Vô sắc, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Vô sắc triền và các tùy miên của tu pháp đoạn trừ, là sự tùy tăng. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Vô sắc triền và các thứ tùy miên của pháp tu đoạn trừ, là sự tùy tăng.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, nếu có thể nhận biết các pháp ở cõi Vô sắc thì trong đó có tùy miên hữu lậu duyên của Sắc triền, là sự tùy tăng.
Nếu có thể nhận biết các pháp thuộc về không liên hệ, thì trong đó có hai phần tùy miên của Vô sắc triền và các tùy miên biến hành, là sự tùy tăng.
Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chỉ có thể nhận biết các pháp ở cõi Vô sắc, trong đó có các thứ tùy miên biến hành của Vô sắc triền và các thứ tùy miên của pháp tu đoạn trừ, là sự tùy tăng.
Các tâm hữu học, nếu có thể nhận biết các pháp thuộc về không liên hệ (lệ thuộc), thì trong đó không có tùy miên nào là sự tùy tăng cả. Nếu có thể nhận biết các pháp khác, thì trong đó cũng không có thứ tùy miên nào là sự tùy tăng cả.
Cũng như tâm hữu học, tâm vô học cũng như thế.
– Có mười loại tâm: Tức là ở cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký.
Ở cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký.
Ở cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký.
Các tâm thiện thuộc cõi Dục, nếu Thể chưa đoạn là do sở duyên chưa đoạn chăng?… Giả sử sở duyên chưa đoạn thì Thể chưa đoạn chăng? Cho đến các tâm vô phú vô ký thuộc các cõi Vô sắc, nếu Thể chưa đoạn là do sở duyên chưa đoạn chăng?
Giả sử do sở duyên chưa đoạn mà Thể chưa đoạn chăng?
Các tâm thiện thuộc cõi Dục, nếu Thể chưa đoạn là do sở duyên chưa đoạn chăng?
Hoặc là Thể chưa đoạn là do sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể chưa đoạn là do sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể chưa đoạn là do sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể chưa đoạn là do không thể phân biệt được tâm đó vốn duyên vào đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn là do sở duyên vào chưa đoạn. Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm thiện thuộc cõi Dục duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc. Nó duyên vào Dục và Sắc, nó duyên vào Dục và Vô sắc, nó duyên vào Sắc và Vô sắc, nó duyên vào Dục, Sắc và Vô sắc.
Nếu chưa lìa được tham ở cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, thì các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào thấy Tập- Diệt- Đạo và pháp tu đã đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, do duyên thấy Đạo – Diệt và pháp tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, duyên thấy Đạo và tu pháp đoạn trừ. Nếu thấy trọn vẹn đệ tử Thế Tôn, nhưng chưa lìa bỏ được tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào tu pháp đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn do sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn là: Chưa lìa được tham thuộc cõi Dục nên Khổ trí đã sinh và Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, do duyên thấy Khổ – Tập mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục, do duyên vào thấy Khổ – Tập – Diệt mà đoạn trừ. Như thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được tham thuộc cõi Dục. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn do sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn là: Chưa lìa bỏ được các tham của cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh và Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào thấy Khổ -Tập – Diệt – Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào thấy Khổ – Tậ p – Diệt- Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ. Như thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa được các tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào thấy do tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn vì không thể phân biệt được tâm sở duyên đã đoạn hay chưa đoạn là: Các Bổ-đặc-già-la đầy đủ mọi sự trói buộc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ. Nếu chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Dục, thì Khổ trí đã sinh và Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn toàn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa được các tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cái không phải đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn vì không thể phân biệt được tâm sở duyên đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu duyên vào chưa đoạn thì Thể chưa đoạn chăng?
Hoặc là do nó duyên vào chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là duyên vào chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là duyên vào chưa đoạn và duyên vào đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là duyên vào chưa đoạn và duyên vào đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Do duyên vào chưa đoạn mà Thể chưa đoạn là: Các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi thứ trói buộc, các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc mà chưa lìa được tham cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào sự thấy Tập – Diệt – Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào sự thấy Diệt- Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào thấy Đạo và tu pháp đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ các tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục liền duyên vào do tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn, mà Thể chưa đoạn, là đã lìa được các tham cõi Dục, nhưng chưa lìa được các tham cõi Sắc, nên Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã lìa được các tham của cõi Sắc, mà Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn, mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và sở duyên đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là vì chưa lìa bỏ được các tham của cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy Khổ- Tập- Diệt- -Đạo và tu pháp đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu pháp đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm thiện ở cõi Dục do duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Dục, thì các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên thấy do tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và sở duyên đã đoạn, thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là đã lìa được các tham cõi Dục, nhưng chưa lìa được các tham ở cõi Sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục duyên vào cõi Dục và cõi Sắc, duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, duyên vào cõi Dục – cõi Sắc và cõi Vô sắc…, và đã lìa bỏ được các tham ở cõi Sắc, nhưng chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Vô sắc. Các tâm thiện ở cõi Dục đã duyên vào cõi Dục và cõi Vô sắc, đã duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã duyên vào cõi Dục- cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và sở duyên đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Hỏi: Các tâm bất thiện, nếu Thể là chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Đáp: Hoặc là Thể của nó chưa đoạn do sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn vì không thể phân biệt được tâm này có sở duyên đã đoạn hay chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn do sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-giàla có đủ mọi sự trói buộc. Các tâm thiện đã duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, đã duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, nhưng chưa lìa bỏ được cái tham ở cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập mà đoạn trừ, nó duyên vào thấy Tập – Diệt – Đạo và tu pháp mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, nó duyên thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Diệt đoạn trừ, thì nó duyên vào Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, thì nó duyên thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu các pháp đoạn trừ, thì nó duyên vào tu pháp mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Diệt đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu các pháp đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Dục thì các tâm bất thiện do tu pháp đoạn trừ, duyên vào pháp mà tu đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, là chưa lìa được tham thuộc cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn, là chưa lìa bỏ được các tham của cõi Dục, Khổ trí đã sinh, Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, thì duyên vào thấy KhổTập-Diệt-Đạo và tu pháp đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn là do không thể phân biệt được sở duyên của tâm đó đã đoạn hay chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la đủ các thứ trói buộc. Các tâm bất thiện duyên vào cái không thể đoạn trừ, chưa lìa tham cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện duyên vào cái không thể đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Diệt -Đạo mà đoạn trừ, duyên vào cái không thể đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào cái không thể đoạn trừ. Thế nên gọi là Thể chưa đoạn là do không thể phân biệt được sở duyên của tâm đó đã đoạn hay chưa đoạn.
Nếu do duyên vào chưa đoạn mà Thể của nó là chưa đoạn chăng?
Hoặc sở duyên chưa đoạn nên Thể của nó chưa đoạn, hoặc sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó là chưa đoạn, hoặc sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn mà Thể chưa đoạn, là các Bổ-đặc-già-la có đủ mọi trói buộc. Các tâm bất thiện duyên vào cõi Dục, duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, chưa lìa tham ở cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh.
Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, duyên vào thấy Tập – Diệt – Đạo và tu pháp đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, duyên vào thấy Tập mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Diệt đoạn trừ, nên duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Diệt đoạn trừ, duyên vào thấy Diệt mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Đạo đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo mà đoạn trừ. Các tâm bất thiện do tu đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, mà chưa lìa bỏ được các tham ở cõi Dục, thì các tâm bất thiện do tu đoạn trừ, duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn nên Thể của nó chưa đoạn. Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy khổ mà đoạn trừ, nên duyên vào thấy Tập – Diệt – Đạo và tu mà đoạn trừ, do đó Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy khổ mà đoạn trừ duyên vào thấy Diệt- Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy Khổ – Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử tròn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa được các tham ở cõi Dục, thì các tâm bất thiện do thấy đoạn trừ, thì duyên vào tu pháp mà đoạn trừ. Đã lìa được tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa bỏ được tham cõi Sắc nên Khổ loại trí chưa sinh.
Các tâm bất thiện duyên vào cõi Sắc, duyên vào cõi Vô sắc, duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc, đã lìa bỏ, được các tham ở cõi Sắc, Khổ loại trí chưa sinh. Các tâm bất thiện duyên vào Vô sắc, đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Dục, Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Tập đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm bất thiện do thấy Khổ đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy Khổ – Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm bất thiện thấy Khổ -Tập mà đoạn trừ, duyên vào thấy Khổ-Tập-DiệtĐạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử vẹn tròn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa thể lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm bất thiện do thấy đoạn trừ, thì duyên vào thấy tu mà đoạn trừ; đã lìa tham cõi Sắc nhưng chưa lìa tham cõi Vô sắc.
Các tâm bất thiện duyên vào cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó là đã đoạn.
Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục, nếu Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn chăng?
Đúng thế.
Nếu sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó cũng chưa đoạn chăng? Hoặc là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, hoặc là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn chăng?
Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó chưa đoạn ,là các Bổ-đặc-giàla có đủ mọi thứ trói buộc.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên vào cõi Dục. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn nên Thể của nó chưa đoạn.
Sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham ở cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục do thấy khổ đoạn trừ, duyên vào thấy Tập- Diệt- Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do thấy Khổ đoạn trừ, duyên
vào thấy Diệt – Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục do thấy khổ đoạn trừ, duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham cõi Dục, thì các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục, nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh.
Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, sở duyên thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, sở duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thì duyên vào thấy Khổ-TậpDiệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm hữu phú vô ký ở cõi Dục duyên vào thấy tu mà đoạn trừ. Đó gọi là sở duyên chưa đoạn và đã đoạn mà Thể của nó đã đoạn.
Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, nếu Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên là chưa đoạn chăng? Hoặc là Thể chưa đoạn, thì sở duyên chưa đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên đã đoạn, hoặc là Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên đã đoạn và chưa đoạn chăng?
Thể của nó chưa đoạn thì sở duyên chưa đoạn, là các Bổ-đặc-giàla có đủ các thứ trói buộc, có các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh.
Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Tập- Diệt- Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Diệt- Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm vô phú vô ký duyên vào tu mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn, nên sở duyên chưa đoạn.
Thể của nó chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, sở duyên thấy khổ, tập mà đoạn trừ nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, sở duyên vào thấy Khổ- Tập-Diệt trí mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham cõi Dục, thì các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục duyên vào thấy mà đoạn trừ. Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn.
Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn, là chưa lìa tham cõi Dục nên Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ, nên Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh. Các tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, duyên vào thấy Khổ-Tập-Diệt-Đạo và tu mà đoạn trừ. Nếu thấy đệ tử trọn vẹn của Đức Thế Tôn, nhưng họ vẫn chưa lìa tham ở cõi Dục, thì các tâm vô phú vô ký ở cõi Dục đã duyên vào thấy tu mà đoạn trừ.
Đó gọi là Thể chưa đoạn mà sở duyên đã đoạn và chưa đoạn.
Nếu sở duyên chưa đoạn thì Thể của nó chưa đoạn chăng?
Đúng như vậy.