LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 11

Uẩn Thứ V: TẠP, Phần 1

Tụng Ốt-đà-nam:

Tạp uẩn nhiễm rồi sau mới biết,

Sắc có tiếp nhận tâm thế gian,

Duyên vô gián tăng- đoạn đoạn nhiễm thiện,

Phần kiến duyên giới rõ ràng sau.

– Có sáu thức thân: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Năm thức thân thì chỉ có thể khởi nhiễm chứ không có thể nào lìa khỏi nhiễm.

Ý thức thân cũng có thể khởi nhiễm mà cũng có thể lìa nhiễm. Còn các cõi Na-lạc-ca (địa ngục), cõi bàng sinh và cõi Tổ vực (ngạ quỷ), những kẻ dứt bỏ căn thiện, những kẻ thuộc tánh tà định, Bắc câu lô châu, tâm loài hữu tình vô tưởng…, thì chỉ có thể khởi nhiễm mà không thể nào lìa nhiễm. Những người thuộc tánh bất định, người thuộc tánh chánh định, châu Nam Thiệm-bộ, Đông Tỳ-đề-ha, Tây Cù-đà-ni cùng các tâm loài hữu tình…, thì cũng có thể khởi nhiễm mà cũng có thể lìa nhiễm. Các cõi trời như trời Tứ Đại Vương Chúng, trời Ba Mươi Ba, trời Dạ-xoa, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm Thế, trời Quang Âm, trời Biến Tịnh, loài hữu tình vô tưởng, trời Bất Nhiếp Quảng Quả, và các loài trung hữu thân, các loài vô sắc, các tâm loài hữu tình… cũng có thể khởi nhiễm, nhưng cũng có thể lìa nhiễm.

Những kẻ có tâm tùy tín hành và tùy pháp hành chỉ có thể lìa nhiễm chứ không thể nào khởi nhiễm. Những người có tâm tín, thắng giải, kiến đắc, thân chứng… cũng có thể khởi nhiễm mà cũng có thể lìa nhiễm. Những người có tâm tuệ giải thoát và giải thoát toàn phần… thì không có thể khởi nhiễm cũng không thể nào lìa nhiễm. Nhưng Có thể có nơi nói hai loại đó cũng có thể lìa nhiễm, là theo phạm vi xa mà nói.

– Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Các pháp có sắc thì sáu thcứ nhận biết, nhưng pháp có sắc chỉ có năm thức nhận biết. Các pháp vô sắc chỉ một thức nhận biết, nhưng pháp vô sắc không phải là thức nhận biết. Các pháp có thấy chỉ hai thức nhận biết, nhưng pháp có thấy chỉ một thức nhận biết. Các pháp không thấy thì năm thức nhận biết, nhưng pháp không thấy chỉ bốn thức nhận biết. Các pháp cóp đối nghịch thì sáu thức nhận biết, nhưng pháp có đối nghịch chỉ năm thức nhận biết. Các pháp không đối nghịch chỉ một thức nhận biết, nhưng pháp không đối nghịch thì không phải là thức nhận biết. Các pháp hữu lậu thì sáu thức nhận biết, nhưng pháp hữu lậu chỉ có năm thức nhận biết. Các pháp vô lậu chỉ một thức nhận biết, nhưng pháp vô lậu thì không phải là thức nhận biết. Các pháp hữu vi thì sáu thức nhận biết, nhưng pháp hữu vi chỉ có năm thức nhận biết. Các pháp vô vi chỉ có một thức nhận biết, nhưng pháp vô vi không phải là thức nhận biết.

– Có sáu thức thân: Là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Sắc là duyên làm cho mắt sinh ra nhãn thức. Nếu như nhận thấy màu xanh đó là vừa ý, thì nhận biết màu xanh đó là thích ý vui lòng hợp với xúc-thọ-tưởng-tư. Khi màu xanh đó đã trở thành thứ thích ý vui lòng thì nó khiến các căn thêm lớn, thân tứ đại vui tươi.

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nếu khi có màu xanh trái ý gây khổ, và khi nhận biết màu xanh đó trái ý gây khổ, bực bội với cả xúc-thọ-tưởng-tư, thì màu xanh đó chính là sự trái ý, nó khiến các căn hao giảm không phát triển, nên gây cho thân bốn đại bực bội, nhăn nhó, xấu xí…

Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nếu khi có màu xanh không vừa ý cũng không trái ý thì không có thọ vui hay khổ. Khi nhận biết màu xanh đó không thích ý cũng không gây trái ý nên chẳng có khổ vui, thì xúc thọ tưởng tư đối với nó cũng trơ trơ chẳng thích chẳng ghét, không khổ không vui, nên khiến các căn cũng chẳng lớn lên mà cũng không hao tổn, và thân tứ đại thì cũng chẳng vui buồn.

Như về màu xanh, các màu vàng đỏ trắng cũng thế. Như nhãn thức, các thức nhĩ – tỷ – thiệt – thân… cũng thế.

Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức. Nếu khi có các pháp thích ý vui lòng thì hiểu biết pháp đó vui lòng thích ý hợp với xúc – thọ – tưởng – tư. Khi pháp đó thích ý vui lòng thì khiến các căn lớn mạnh và thân tứ đại vui tươi.

Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, nếu khi có các pháp trái ý gây khổ, và khi nhận biết pháp đó trái ý gây khổ, trái ngược với cả xúc thọ tưởng tư, thì pháp đó trở thành sự trái nghịch, nó khiến các căn hao giảm nên thân tứ đại bực bội buồn khổ, nhăn nhó xấu xí.

Ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, nếu khi có các pháp không thích ý cũng khônh trái ý không có thọ vui hay khổ. Khi nhận biết pháp đó không thích ý cũng không trái ý nên chẳng có vui khổ thì xúc thọ tưởng tư đối với nó cũng trơ trơ không thích, không ghét, không khổ, không vui, nên khiến các căn cũng không lớn lên hay hao tổn, do đó mà thân tứ đại cũng chẳng vui buồn.

Hoặc có các thứ sắc không có hình thù nhưng có màu sắc rõ ràng. Có loại màu sắc rõ ràng mà hình thù lại không có, có loại thì màu sắc và hình thù đều có, có loại thì cả hình thù và màu sắc đều không.

Loại có màu sắc mà không hình thù, như các loại màu xanh – vàng – đỏ – trắng v.v…, như trời sáng thì hiện ra rõ ràng, lúc tối trời thì không thấy gì cả.

Loại có hình thù mà không màu sắc, tức là thân thể tạo nên các nghiệp, các hành động nói năng làm việc…

Loại có màu sắc và hình thù, đó là các vật vừa có màu sắc vừa có hình thù sờ chạm được…

Loại không cả màu sắc lẫn hình thù, là các vật mà màu sắc lẫn hình thù đều không có (gió, tiếng, mùi).

Hỏi: Có thể có các thứ liên hệ với tâm, liên hệ với nghiệp (tâm liên hệ, nghiệp liên hệ). Nếu tâm liên hệ với nghiệp này thì có quả liên hệ chăng?

Đáp: Có.

Như tâm liên hệ với cõi Dục, nghiệp liên hệ với cõi Dục, tâm đó nghiệp đó sẽ có quả liên hệ với Dục. Nếu tâm liên hệ với cõi Sắc và cõi Vô sắc, thì nghiệp liên hệ với cõi Sắc cõi Vô sắc, sẽ có quả liên hệ với cõi Sắc – cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có các tâm liên hệ, nghiệp liên hệ, và với tâm đó, nghiệp đó mà có quả không liên hệ gì chăng?

Đáp: Có! Ấy là như cõi Sắc mà biến hóa ra cõi Dục, rồi làm các việc của cõi Dục, nói các lời nói của cõi Dục… Và cũng như cõi Sắc, cõi Vô sắc có thể dứt các kiết trói buộc mà chứng quả.

Hỏi: Như có các thọ ở quá khứ, thì nó đã diệt hết chăng?

Đáp: Nếu các thọ ở quá khứ thì nó đã diệt hết. Nhưng cũng có các thọ đã diệt mà không phải là thọ ở quá khứ, nghĩa là các thọ đã diệt trong cuộc đời đang sống đây vậy.

Hỏi: Có phải mọi thọ ở vị lai thì nó chưa sinh chăng?

Đáp: Các thọ ở vị lai, thì nó đều là chưa sinh. Nhưng các thọ ở vị lai thì không phải đều là thọ chưa sinh. Nghĩa là ở trong đời sống này có các thọ nhất định đang (sẽ) sinh ra.

Hỏi: Có phải các thọ ở hiện tại, tất cả đều ở hiện tại chăng?

Đáp: Các thọ ở hiện tại thì tất cả đều ở hiện tại. Nhưng các thọ ở hiện tại đều không phải hoàn toàn là hiện tại. Nghĩa là ở trong cuộc sống này đã diệt và cũng trong cuộc sống đó các thọ nhất định đang sinh ra.

– Có sáu thứ tâm: Nghĩa là tâm do thấy mà đoạn trừ, tâm do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Dục. Có tâm do thấy mà đoạn trừ, do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Sắc. Có tâm do thấy mà đoạn trừ, do tu mà đoạn trừ thuộc cõi Vô sắc.

Có thể có tâm do thấy mà đoạn trừ thuộc cõi Dục, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng? Hay chỉ duyên với pháp bất thiện? Hay chỉ duyên với pháp hữu phú vô ký? Hay chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?

Như tâm do thấy mà đoạn trừ, thì tâm do tu mà đoạn trừ cũng như thế. Như thuộc cõi Dục, cõi Sắc và Vô sắc cũng như thế.

Hỏi: Có thể có tâm cõi Dục do thấy mà đoạn trừ, thì nó quyết định chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Dục do thấy Diệt -Đạo mà đoạn trừ, thì có các duyên tùy miên vô lậu tương ưng với các tâm.

Hỏi: Có thể có tâm do thấy mà đoạn trừ thuộc cõi Dục, thì nó quyết định là chỉ duyên nơi pháp bất thiện?

Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Dục do thấy Tập mà đoạn trừ, thì các thứ tùy miên biến hành không tương ưng với các tâm, mà chỉ có các tùy miên duyên hữu lậu thuộc cõi Dục do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, là nó tương ưng với các tâm ấy mà thôi.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Dục do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên nơi các pháp hữu phú vô ký hay vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Dục do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên nơi pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là không thuộc cõi Dục và không vô nguyện, vô nguyện lại tương ưng với các tâm ấy.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Dục do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng? Hay chỉ duyên với hữu phú vô ký?

Đáp: Không.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Dục do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là ba thức của thân ở cõi Dục là vô tướng, và vô tướng thuộc cõi Dục tương ưng với các tâm ấy.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Sắc do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, thì có các thứ tùy miên duyên vô lậu là tương ưng với tâm ấy.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng?

Đáp: Không.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp hữu phú vô ký?

Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Sắc do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ, thì các thứ tùy miên biến hành không tương ưng với tâm ấy, mà chỉ có các tùy miên duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, thì nó tương ưng với các tâm ấy mà thôi.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là nó chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?

Đáp: Không.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là không thuộc cõi Sắc là không – vô nguyện, vô nguyện tương ưng với các tâm ấy.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng? Hay duyên với pháp hữu phú vô ký?

Đáp: Không.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Sắc do tu mà đoạn trừ, thì nó quyết định là chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?

Đáp: Có. Nghĩa là một thức của thân, và vô tướng thuộc cõi Sắc là tương ưng với các tâm ấy.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là có các thứ tùy miên duyên vô lậu thuộc cõi Vô sắc do thấy Diệt-Đạo mà đoạn trừ, thì nó tương ưng với các tâm ấy.

Hỏi: Có thể có các tâm thuộc cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng?

Đáp: Không.

Hỏi: Có thể có các tâm thuộc cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp hữu phú vô ký?

Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Vô sắc, do thấy Khổ-Tập mà đoạn trừ thì có các thứ tùy miên biến hành không tương ưng với các tâm ấy, mà chỉ có các thứ tùy miên duyên hữu lậu thuộc cõi Vô sắc do thấy DiệtĐạo mà đoạn trừ, thì nó tương ưng với các tâm ấy mà thôi.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do thấy mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?

Đáp: Không.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp thiện chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là không thuộc cõi Sắc là không- vô nguyện mà vô nguyện là không thuộc tương ưng với tâm ấy.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp bất thiện chăng? Hay duyên với pháp hữu phú vô ký?

Đáp: Không.

Hỏi: Có thể có tâm thuộc cõi Vô sắc do tu mà đoạn trừ, thì quyết định là chỉ duyên với pháp vô phú vô ký?

Đáp: Có. Nghĩa là vô tướng thuộc cõi Vô sắc, vô tướng tương ưng với các tâm ấy.

Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận hữu lậu thuộc về chấp giữ và do các uẩn thâu giữ. Nhưng tự bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu thuộc cõi Dục, mà chỉ có các bậc Thánh chứ không cùn loại với hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là hiện quán thuộc cõi Dục phát sinh các trí thế tục thuộc hậu biên.

Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ. Nhưng tự bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Sắc, chỉ do các bậc Thánh chứ không cùng loại với hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là hiện quán thuộc cõi Sắc là thế tục trí hậu biên.

Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ. Nhưng bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Vô sắc, do đó mà các bậc Thánh không cùng loại với hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là định diệt tận.

Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ. Nhưng bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Dục, có pháp định vô lậu luôn luôn duyên với pháp vô lậu không gián đoạn. Nên các bậc Thánh do đó mà không chung loại với tất cả các hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Dục, không đối với không, vô nguyện đối với vô nguyện và vô tướng đối với vô tướng.

Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ điều hành, nhưng bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Sắc, có pháp định vô lậu luôn duyên với pháp vô lậu không gián đoạn. Nên các bậc Thánh không chung loại với tất cả các hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là thuộc cõi Sắc mà không đối với không, vô nguyện đối với vô nguyện và vô tướng đối với vô tướng.

Hỏi: Có thể có các pháp ở thế gian tùy thuận với hữu lậu rồi chấp giữ và do các uẩn thâu giữ, nhưng bên trong lại khởi lên các suy nghĩ tuyển chọn để sinh ra các tánh thiện nhiệm mầu tùy thuộc vào cõi Vô sắc, có các pháp định vô lậu luôn duyên với pháp vô lậu không gián đoạn. Nên các bậc Thánh không chung loại với các hàng phàm phu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là ở cõi Vô sắc mà không đối với không, vô nguyện đối với vô nguyện và vô tướng đối với vô tướng.

– Có mười hai tâm: Nghĩa là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.

Ở cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.

Ở cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, và tâm hữu học, tâm vô học.

Ở cõi Dục các tâm thiện không gián đoạn thì sinh bao nhiêu tâm…, cho đến tâm vô học không gián đoạn thì sinh bao nhiêu tâm?

Thuộc cõi Dục tâm thiện không gián đoạn thì sinh ra chín tâm, còn tâm bất thiện thuộc cõi Dục và tâm hữu phú vô ký không gián đoạn thì có bốn tâm. Tâm vô phú vô ký không gián đoạn thì có bảy tâm.

Thuộc cõi Sắc tâm thiện không gián đoạn thì có mười một tâm. Còn tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký không gián đoạn thì có sáu tâm.

Thuộc cõi Vô sắc tâm thiện không gián đoạn thì có chín tâm, còn tâm hữu phú vô ký không gián đoạn thì có bảy tâm và tâm vô phú vô ký không gián đoạn thì có sáu tâm, tâm hữu học không gián đoạn thì có năm tâm và tâm vô học không gián đoạn thì có bốn tâm.

– Có mười hai tâm: Nghĩa là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.

Thuộc cõi Sắc, có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký.

Thuộc cõi Vô sắc, có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký và tâm hữu học, tâm vô học.

Tâm thiện thuộc cõi Dục, đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do bao nhiêu duyên mới có thể nói là duyên?

Tâm thiện thuộc cõi Dục…, cho đến đối với tâm vô học, phải do bao nhiêu duyên thì mới có thể nói là duyên? Cho đến tâm vô học đối với tâm vô học, phải do bao nhiêu duyên thì mới có thể nói là duyên?

Tâm thiện thuộc cõi Dục đối với tâm thiện thuộc cõi Dục do các nhân duyên là Vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên, mới có thể là duyên.

Đối với tâm bất thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên, có thể nói là duyên. Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do các nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, do Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên. Còn đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể gọi là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm bất thiện đối với tâm bất thiện, phải do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, phải có nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc và tất cả tâm thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên… thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký và tất cả tâm thuộc cõi Vô sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm bất thiện, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện – tâm bất thiện, và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện và tâm bất thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện và tâm bất thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm bất thiện, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, thì do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm bất thiện, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, thì chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm bất thiện, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm học và tâm vô học, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm bất thiện, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện và tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm học đối với tâm học, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô học, cũng do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm bất thiện, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Tâm vô học đối với tâm vô học, do nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Dục, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm bất thiện, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc, chỉ do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm thiện thuộc cõi Vô sắc, do Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, do một Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Đối với tâm hữu học thì do Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên thì có thể nói là duyên.

Hỏi: Thế nào là Tăng thượng duyên?

Đáp: Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, nhãn thức này lấy mắt làm tăng thượng duyên. Cũng do sắc mà tai- tiếng và nhĩ thức, mũi hương và tỷ thức, lưỡi- vị và thiệt thức, thân xúc và thân thức, ý – pháp cùng ý thức hoặc các thứ đó đều tương ưng với pháp, hoặc các thứ đó đều có pháp, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc vật thấy được, hoặc không thấy được, hoặc có đối, hoặc không đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi…, tất cả các pháp như thế đều là Tăng thượng duyên, chỉ trừ tự tánh của các pháp đó. Như thế thì tai- mũi- lưỡi- thân- ý- pháp đều làm duyên để sinh ra ý thức. Ý thức này lấy ý làm Tăng thượng duyên. Cũng bởi vì pháp mà mắt sắc và nhãn thức, tai- tiếng và nhĩ thức, mũi- hương, và tỷ, lưỡi- vị và thiệt thức, đụng chạm và thân thức hoặc các thứ này cùng tương ưng với pháp, hoặc các thứ này đều có các pháp, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc thấy được, hoặc không thấy được, hoặc có đối, hoặc không đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi…, tất cả các pháp như thế đều là Tăng thượng duyên, chỉ trừ tự tánh của các pháp đó, thì gọi là Tăng thượng duyên.

Những kẻ dứt hết căn thiện, nó đoạn dứt như thế nào và hành tướng của việc đoạn dứt căn thiện ra sao?

Như có một kẻ ác làm hại cha hại mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, và khởi tâm ác dữ làm thân Như Lai chảy máu…, thì có thể đoạn dứt căn thiện.

Các nguyên cớ thúc đẩy ý nghĩ hại mạng mẹ mình, thì kẻ ấy hại như thế nào, hành tướng của việc tàn hại ra sao?

Như có một người bản tánh có đủ các thói tham sân si rất mạnh. Do đó họ ham mê chơi bời, phóng đãng, ham ăn uống, ham dâm, luôn đánh bạn với đám côn đồ bạo ác, lây nhiễm quen thói phóng dật. Bà mẹ thấy thế liền quyết ý đến can ngăn: Này con ơi, chớ nên ham mê phóng đãng, ăn uống, ham dâm, hãy thôi chớ đánh bạn với đám côn đồ bạo ác nữa. Con đừng nên tạo các nghiệp ác mà phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh. Con phải tránh xa các đường dữ đó ngay từ bây giờ. Do bà mẹ quyết chí hết lời can ngăn nên khiến người con phát sinh giận dữ, đã không thèm nghe, không thèm tin mà lại oán trách: Khổ thay uống phải trà độc! Cớ sao bà cứ ngăn cản mình vui chơi, kết thân với bạn bè chí thiết? Nếu bà ấy còn đến đây nói mãi những điều vô bổ kia thì mình sẽ giết bà liền. Như thế là có thể đoạn dứt căn thiện. Càng về sau, người ấy càng tăng thêm giận dữ, không hề biết tin nhận điều phải trái, càng trở nên dữ tợn hơn. Vì quá dữ tợn sân hận như thế, nếu sau này có đổi ý tu tỉnh, chừa bỏ thói giận dữ thì chính vì sự ràng buộc của tánh giận dữ kia mà khiến có ý tưởng hại mẹ. Người đó do các nghiệp thân – miệng – ý như thế, nên khi mong cầu ước muốn làm việc gì đều có tính cách tà vạy, sai trái. Vì thế đã hủy diệt bao sự việc từng làm từ trước, các tưởng đều tưởng, giả lập mà nói, trụ vào nhóm bất định, có chủng tánh bất định. Do đó có thêm được các điều trước đây chưa được, các tưởng đều tưởng, giả lập mà nói, mà đặt tên, nên lại rơi vào các nhóm tà quấy, có bản chất tà quấy, như vậy là nhận lấy Bổ-đặc-già-la thứ năm thuộc chủng loại hỗn tạp, cùng tiếp tay với đám bạn xấu, cũng như đã từng tạo bao điều ác ở nơi này chốn nọ.

Gọi là hại mẹ hại cha, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và khởi tâm độc ác làm thân Phật chảy máu, thì những kẻ đó chỉ vì vài nguyên cớ bé nhỏ mà nghĩ đến việc hại cha giết mẹ. Việc tàn hại và hành tướng giết hại cha cũng giống như việc hại mẹ đã nói.

Còn những kẻ hại mạng Thanh văn, A-la-hán thì việc tàn hại và hành tướng giết hại ra sao?

Như có một kẻ đối với y- bát của Thanh văn và A-la-hán, hoặc các thứ vật dụng sinh sống đúng pháp của các bậc Sa-môn, mà lại sinh lòng tham muốn cùng cực, không bao giờ quên. Hắn nghĩ: Ta phải quyết lấy cho được các thứ đó. Nếu mấy ông ấy biết được có ý làm hại ta, như bắt bớ giam giữ, đuổi đi hay mắng nhiếc, khiến ta phải mất mặt không còn được tôn trọng nữa thì ta phải giết ngay lập tức. Như thế là đoạn dứt căn thiện.

Lại như có các vị Thanh văn, A-la-hán ở giữa đại chúng tự bàn luận trình bày chỉ rõ các điều sai trái để ngăn ngừa, cấm đoán và phá bỏ các lỗi lầm của người khác. Trong đó có các Sa-môn hoặc Bà-la-môn xấu ôm lòng oán hận, thấy bạn mình bị luận bàn chê trách thì cho là bị oán hại, nên trách cứ: Khổ thay, lại uống trà độc rồi. Cớ sao mấy ông Sa-môn này cứ ở giữa đại chúng bàn luận, chỉ bày về việc sai trái của người khác để ngăn ngừa, cấm đoán, phá bỏ. Nếu các ông ấy cứ nói mãi với ta những điều như thế thì ta sẽ giết ngay. Như thế là đoạn dứt các căn thiện.

Sau này, vì tức giận mà không thèm tin nhận điều hay lẽ phải, càng ngày sự giận dữ càng phát triển mạnh, do đó mà sau này có đổi ý tu tỉnh, đoạn trừ các giận dữ thì chính sự trói buộc của giận dữ đó mà khiến có ý nghĩ muốn giết hại các bậc Thanh văn, A-la-hán. Kẻ ấy, do các nghiệp của thân- ngữ -ý như thế, nên khi mong cầu ước muốn làm các việc gì, đều có tính cách tà vạy sai trái cả. Như vậy là đã hủy diệt bao nhiêu việc từng làm trước đây, rồi đặt điều tưởng tượng ra mà nói, rơi vào các nhóm bất định, chủng tánh bất định, vì thế thực hiện các việc trước đây chưa làm, rồi đặt điều tưởng tượng ra mà nói, trụ vào các nhóm, các tính chất tà định, sai trái, nên nhận lấy chủng loại Bổ-đặcgià-la thứ năm, thuộc giống loại hỗn tạp, tiếp tay với bạn xấu, tạo ra các việc ác ở nơi này chốn nọ. Nên gọi là loại người hại cha giết mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, khởi tâm độc ác khiến thân Như Lai chảy máu.

Những người giết hại Thanh văn, A-la-hán thì giết hại như thế, hành tướng hại như thế. Còn những kẻ phá hòa hợp Tăng chúng là đệ tử của Như Lai, thì sự phá hoại như thế nào, hành tướng phá hoại ra sao?

Như có một kẻ đối với phi pháp mà nghĩ cho là pháp, đối với điều không phải Tỳ-nại-da mà nghĩ cho là Tỳ-nại-da. Người ấy không che giấu các ý tưởng đó, không che giấu sự công nhận đó, cũng không hề giấu giếm sự vui thích, quan sát thấy biết như thế. Đối với các đệ tử Thanh văn của Như Lai là Tăng chúng hòa hợp cần dạy bảo, khuyên răn, khiến họ đều vui thích tu học, thọ trì, thì họ nói rằng đây là chánh pháp, đây là Tỳ-nại-da, đây là lời dạy của bậc Đại tôn sư. Này các thầy nên đối với chánh pháp đó, Tỳ-nại-da đó, lời dạy của bậc Đại tôn sư đó, công nhận sự giảng giải, chỉ bày, phải nên luôn suy nghĩ, nhận xét. Hoặc giả do thân đó là chủng loại thứ năm mà khởi lòng tin nhận, suy xét, dù đó là loại Bổ-đặc-già-la thấp nhất trong số này. Tuy nói là có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng, là đệ tử của Như Lai, song không thể sống đủ một kiếp để chịu tội.

Lại như có một kẻ đối với pháp mà nghĩ cho là phi pháp, đối với Tỳ-nại-da thì cho rằng không phải là Tỳ-nại-da. Người ấy không che giấu ý tưởng ấy, sự công nhận ấy, cũng không che giấu sự vui thích quan sát thấy biết đó. Khi đối với các đệ tử Thanh văn của Như Lai là Tăng chúng hòa hợp, nên khuyên răn chỉ dạy khiến họ vui vẻ thọ trì tu học, thì người ấy nói rằng đó đâu phải là chánh pháp, đâu phải là Tỳ-nại-da, đâu phải là lời dạy của bậc thầy lớn. Này các thầy, nay các vị nên đối với các phi pháp này, các thứ không phải Tỳ-nại-da này mà nhận lấy tuân hành, phải nên nhận xét suy nghĩ. Hoặc giả do thân đó là chủng loại thứ năm mà khởi lòng tin nhận, nghĩ xét, dù đó là loại Bổđặc-già-la thấp nhất trong số này. Tuy nói là có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng, song không thể sống đủ một kiếp để chịu tội.

Lại như có một người đối với phi pháp thì nghĩ tưởng đó là phi pháp, đối với không phải Tỳ-nại-da thì nghĩ cho đó không phải là Tỳnại-da. Kẻ ấy giấu ý nghĩ đó, giấu sự công nhận đó, cũng giấu sự vui thích quan sát thấy biết đó. Đối với việc cần dạy bảo khuyên răn các đệ tử Thanh văn của Như Lai là Tăng chúng hòa hợp, khiến họ vui vẻ ham thích tu học, thọ trì, thì người này nói đó là chánh pháp, là Tỳ-nại-da, là bậc thầy lớn. Này quý thầy, nay quý vị nên đối với chánh pháp đó, Tỳnại-da đó, bậc Đại sư đó, tin nhận, thọ trì, hiểu rõ, phải nên nhận xét, suy nghĩ. Hoặc giả do thân đó là hàng thứ năm mà biết tin nhận, nghĩ xét, dù đó là Bổ-đặc-già-la thấp nhất trong số này. Nên nói kẻ ấy có thể phá hoại Tăng chúng hòa hợp, đệ tử của Như Lai, cũng có thể sống trọn một kiếp để chịu tội.

Lại như có một người đối với pháp thì nghĩ là pháp, Tỳ-nại-da thì nghĩ là Tỳ-nại-da. Người ấy giấu giếm ý nghĩ ấy, sự công nhận ấy, cũng che giấu sự vui thích quan sát thấy biết đó. Nên đối với việc cần dạy bảo, khuyên răn các đệ tử Thanh văn của Như Lai là Tăng chúng hòa hợp, khiến họ vui vẻ ham thích thọ trì tu học, người ấy bảo đó không phải là chánh pháp, không phải là Tỳ-nại-da, không phải là lời dạy của Đại sư. Này quý thầy, nay quý vị nên đối với phi pháp này, với cái không phải là Tỳ-nại-da đây, không phải là lời dạy của Đại sư nên tin nhận, tuân hành, hiểu rõ, khởi lòng tin thọ. Giả như do thân ấy là hàng thứ năm mà nhận biết, xét tính dù đó là loại Bổ-đặc-già-la thấp nhất trong số này. Nên nói người ấy có thể phá hoại sự hòa hợp của Tăng chúng là đệ tử của Như Lai, cũng có thể sống trọn một kiếp để chịu tội.

Kẻ này vì các nghiệp thân, miệng ý đó nên khi mong cầu, ước muốn làm việc gì đều gọi là tà tánh cả. Do đó mà hủy diệt các thành tựu đã có từ trước, rồi đặt điều tưởng tượng, giả lập nói năng, nên lại rơi vào nhóm bất định, chủng tánh bất định. Vì thế thực hiện được các việc chưa thành, các tưởng đều tưởng, giả lập nói năng, lại trụ nơi tà định tụ và chủng tánh tà định, thu được năm loại Bổ-đặc-già-la thứ năm, thuộc giống loại hỗn tạp, tiếp tay với bạn xấu tạo ra các việc ác ở nơi này chốn nọ.

Đó gọi là kẻ hại cha giết mẹ, giết hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu. Những kẻ phá hoại sự hòa hợp Tăng chúng nơi những đệ tử Thanh văn của Như Lai thì phá hoại như thế, các hành tướng phá hoại như thế. Còn kẻ khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu thì sự chảy máu đó và hành tướng chảy máu ấy như thế nào?

Nghĩa là như khi Như Lai ở giữa đại chúng tự nói năng, trình bày luận thuyết, nêu vấn đề chỉ dẫn, đối với những người khác luận bàn mà ngăn cấm và phá bỏ các sai trái; trong số đó, hoặc có các Sa-môn, Bàla-môn ôm kiến chấp oán hại, nêu rõ sự bàn luận oán hại nên oán trách: Khổ thay phải uống trà độc rồi! Vì sao mấy ông Sa-môn đó cứ ở giữa đại chúng tự nói năng, trình bày luận thuyết, nêu vấn đề bàn luận về sự sai trái của người khác để ngăn chặn và phá bỏ. Nếu các ông ấy đến chỗ ta mà nói mãi những điều vô bổ, thì nhất định ta sẽ lấy mạng ngay. Như thế là đoạn dứt các căn thiện. Về sau này, do tức giận nên không thèm tin nhận điều hay lẽ phải, càng ngày càng phát triển mạnh. Do đó dù sau này có đổi ý tu tỉnh để đoạn trừ các tật sân hận, nhưng vì sự trói buộc của giận dữ kia nên liền có ý nghĩ: Ta nay quyết định sẽ giết hại Như Lai. Song, các Đức Như Lai theo pháp thì không có cách nào có thể giết hại được, có thể khởi tâm độc ác thì cũng chỉ làm thân Như Lai chảy máu mà thôi. Người đó do nghiệp thân- miệng -ý như thế, nên khi mong cầu, ước muốn làm điều gì thì đều thuộc tà tánh, sai trái cả. Vì thế đã hủy diệt bao thành tựu từng làm từ trước, lại đặt điều tưởng tượng, giả mượn nói năng, rơi vào nhóm bất định và chủng tánh bất định, do đó thực hiện các việc trước kia chưa thành, lại đặt điều tưởng tượng, nói năng, rơi vào nhóm tà định và chủng tánh tà quấy, sai trái, nhận lấy chủng loại Bổ-đặc-già-la thứ năm, thuộc chủng loại hỗn tạp, tiếp tay với bạn xấu, tạo ra các sự việc ở nơi này chốn nọ.

Đó là những việc giết cha hại mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu. Những người khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu thì việc làm và hành tướng làm chảy máu là như thế.