LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 12

Uẩn Thứ V: TẠP, Phần 2

Hỏi: Những người đoạn dứt căn thiện, sự đoạn dứt ấy như thế nào, hành tướng đoạn dứt ấy ra sao?

Đáp: Nghĩa là như có một người, ngày trước đã từng nghĩ đến việc hại cha giết mẹ nhưng không hề biết xấu hổ, ăn năn. Có thể cũng có một người cũng đã từng nghĩ đến việc giết hại mẹ cha, nhưng Có thể biết xấu hổ, ăn năn. Như thế, cả hai người này đều tu hành và được làm thầy một số Sa-môn, hoặc Bà-la-môn Ốt-yết-lạc-ca, hoặc những đám đồ đệ cùng loại. Họ cùng chấp về “không có”,lập lên luận thuyết “không có”, nói là nhân không có, nói rằng việc tạo tác không có… cứ như thế tạo ra vô số các nghiệp thiện, nghiệp ác thảy đều hư mất cả.

Có một số thường đến thưa hỏi: Thế nào là thiện, thế nào là bất thiện, thế nào là có tội, thế nào là không có tội, làm những việc gì sẽ có kết quả tốt lành chứ không phải xấu ác…? Hạng người này do gần gũi thờ phụng cúng dường các bậc thầy như thế, nên đối với các tội ác đã gây ra mà chưa hề hối lỗi, ăn năn thì khiến nó không thể sinh ra, khi đã có xấu hổ ăn năn thì khiến nó bị diệt trừ nhanh chóng. Hạng người ấy bảo: Sát sinh, ngu mê, dối trá không có quả báo, không có nghĩa lý, không có việc gì khởi sinh, không có ý vị, lợi ích gì cả. Không có việc sát sinh, không có việc sát sinh phải chiêu cảm quả dị thục. Như vậy, cũng không có việc trộm cắp, dâm dục tà hạnh, nói dối, nói lời ly gián, nói lời thô ác, nói thêu dệt và tham lam, giận dữ, tà kiến…, đều là ngu si, hư dối, không có quả báo, không có nghĩa lý, không có việc gì khởi sinh, không có ý vị gì, lợi ích gì, không có tà kiến v.v… Vì không có tà kiến v.v… nên không chiêu cảm quả dị thục.

Hạng người ấy đối với các việc như thế thì càng ham thích, công

nhận tu hành và càng phát triển rộng. Vì các việc như thế nên nói rằng hạng người đó thuộc phái tả đạo, tức là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà cần (tinh tấn), tà niệm và tà định. Vì hạng người ấy theo tả đạo như thế nên ba thứ căn thiện dần dần bị hao giảm, nhỏ yếu và biến mất, trái Có thể ba căn bất thiện thì càng ngày càng phát triển mạnh, dữ. Trong khi ba hạnh tốt dần dần bị hao giảm yếu ớt và biến mất, thì ba hạnh ác càng ngày càng phát triển mạnh, dữ. Mười nghiệp thiện càng ngày hao mòn, yếu ớt, thui chột thì mười nghiệp ác Có thể càng phát triển mạnh. Tám chánh hữu đạo thì yếu ớt, giảm sút, thui chột, còn tám tà tả đạo Có thể phát triển mạnh, dữ.

Do đó, hạng người này làm đủ mọi việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời ly gián, nói lời hung ác, nói lời thêu dệt, tham lam, giận dữ, tà kiến… càng thêm nhiều, vì thế phần lớn họ không ở chốn yên tĩnh vắng lặng, giữ gìn luật pháp giới hạnh. Tuy rằng lúc đầu có phát sinh chút tâm thiện yếu ớt, cũng có tâm pháp và chánh kiến, nhưng biết bao nhiêu pháp xấu ác, bất thiện, phần lớn đều hiện hành ở phái tả đạo. Có thể như lúc Hè nóng bức sang mùa Thu mát mẻ, đêm đến mây giăng đen kịt, trời đất tối tăm, sấm động chớp lòe và dưới ánh chớp lóe sáng thì mọi vật hiện ra rồi biến mất nên tối đen ngay. Hạng người đó phần lớn đều không sống nơi vắng vẻ yên tĩnh, không tuân giữ luật pháp- giới hạnh. Tuy lúc thiếu thời có phát sinh chút tâm thiện yếu ớt cùng với tâm pháp và chánh pháp, nhưng biết bao nhiêu pháp xấu ác, bất thiện phần lớn đều hiện hành nơi phái tả đạo. Có thể như có người cuối Xuân, sang đầu mùa Hạ bị nóng khát bức bách, hơi gió nóng gây bao khổ sở… mà được ngâm mình trong ao nước trong mát, được xối bằng những vòi nước mát lạnh trong sạch, mặc tình uống tắm thỏa thích, xong rồi thì nhanh chóng ra về. Khắp thân thể bao nhiêu cáu bẩn đều sạch sẽ, trừ một số quá bé nằm ở lỗ chân lông.

Như thế những hạng người đó phần lớn đều không sống nơi yên tĩnh vắng vẻ, không tuân hành các pháp luật giới hạnh. Dầu lúc thiếu thời có phát sinh chút tâm thiện yếu ớt, có cả tâm pháp và chánh kiến, nhưng biết bao nhiêu pháp xấu ác bất thiện phần lớn đều hiện hành ở phái tả đạo.

Hạng người ấy về sau này cũng có lúc biết thương hại và coi quý mạng sống, nhưng chẳng hề biết xấu hổ, ăn năn hối lỗi. Cuối cùng là vẫn bài bác không có tất cả các nghiệp thiện ác, các quả dị thục. Do các việc vừa nói trên, nên bảo những người ấy đã đoạn dứt căn thiện có được ở ba cõi là: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Phải biết loại Bổ-đặcgià-la đó đối với các hiện pháp không thể nào tiếp tục có được các căn thiện, nhất định khi chết rồi phải bị đọa vào địa ngục, hoặc lúc sinh thời tiếp tục tạo các căn thiện thì mới khỏi sa đọa được.

Hỏi: Về việc sát sinh giết hại, thì giết người đó (Bổ-đặc-già-la) cùng với việc giết hại trứng kiến, giậm nát kiến con, cái nào có tôi lớn hơn?

Đáp: Nếu nói về việc bị trói buộc của quả dị thục thì cả hai tội đều bằng nhau.

Có thể có thuyết cho việc giết hại trứng kiến và kiến con thì tội lớn hơn là việc giết người. Tại sao như thế? Ấy là vì loài kiến còn ngây thơ vô tội chưa đoạn dứt căn thiện, còn hạng người kia thì thuộc loại đã mất căn thiện rồi.

Hạng người ấy do có các nghiệp thân- ngữ- ý xấu xa và mong ước gây những tội ác như thế, nên nói là thuộc về tà tánh, do đó mà bỏ hết các việc làm, các ý tưởng đã suy nghĩ, các giả đặt, nói năng từ trước để trụ vào chủng tánh và nhóm bất định, khi đó Có thể tạo ra các công việc, các ý tưởng, giả đặt nói năng… trước kia chưa làm xong, nên Có thể bị rơi vào nhóm và chủng loại tà định, rồi nhận lấy chủng loại Bổđặc-già-la thứ năm, thuộc chủng loại hỗn tạp, tiếp tay bạn bè sống giữa đám xấu ác, cùng ở chung, cùng làm việc và gây tạo thêm nhiều tội ác. Đó là những kẻ hại cha, giết mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng và khởi tâm độc ác làm thân Như Lai chảy máu. Đó là kẻ đã đoạn dứt căn thiện, cách đoạn dứt và hành tướng đoạn dứt như thế.

Có thể như có một loại Bổ-đặc-già-la hiện tại đang mang các nhiễm ô ở cõi Dục, cho nên có bao nhiêu căn thiện thì hoặc bỏ mà không có được, hoặc có được mà không bỏ, hoặc cũng bỏ cũng có được, hoặc không bỏ cũng không có được.

Bỏ mà không có được, là khi đoạn dứt các căn thiện và đã lìa bỏ hết các tham của phàm phu ở cõi Dục, do đó thoát ly được sự ràng buộc của cõi Dục. Còn các căn thiện hiện có ở cõi Sắc và Vô sắc thì bỏ mà không có được. Như thế gọi là bỏ mà không có được.

Có được mà không bỏ, là khi các ngu mê lầm lạc luôn chấp giữ các căn thiện.

Cũng bỏ cũng có được, là khi ở cõi Vô sắc chết rồi sinh vào cõi Dục thì bỏ căn thiện ở cõi Vô sắc mà được các căn thiện ở cõi Dục. Khi từ cõi Sắc chết đi sinh vào cõi Dục thì bỏ hết căn thiện ở cõi Sắc và được căn thiện ở cõi Dục. Các bậc A-la-hán đã thoát ly khỏi sự ràng buộc nơi cõi Dục thì bỏ sự hệ thuộc nơi cõi Vô sắc và các căn thiện vô học mà có được căn thiện có học, và bỏ cả tâm vô học mà trụ vào tâm hữu học, như thế gọi là cũng bỏ cũng có được.

Không bỏ cũng không có được, là không đoạn dứt căn thiện. Từ cõi Dục chết rồi Có thể sinh trở vào cõi Dục. Như thế gọi là không bỏ cũng không có được.

Có thể có một loại Bổ-đặc-già-la hiện tại đang mang các tâm ô nhiễm ở cõi Sắc, có bao nhiêu căn thiện hoặc bỏ mà không được, hoặc cũng bỏ mà cũng được, hoặc không bỏ cũng không được.

Bỏ mà không được, là đã lìa bỏ hết các tham ở cõi Sắc và có học nơi phàm phu, thoát ly khỏi cõi Sắc, còn các căn thiện ở cõi Vô sắc thì bỏ mà không được. Khi từ cõi Dục chết rồi sinh lên cõi Sắc, thì với các căn thiện ở cõi Dục bỏ mà không được. Như thế gọi là bỏ mà không được.

Cũng bỏ mà cũng được, là khi ở cõi Vô sắc chết rồi sinh nơi cõi Sắc thì bỏ các căn thiện cõi Vô sắc mà nhận được các căn thiện cõi Sắc. Các bậc A-la-hán đã thoát ly khỏi cõi Sắc, bỏ các căn thiện vô học và các hệ thuộc nơi cõi Vô sắc mà được căn thiện có học, lìa tâm vô học mà trụ vào tâm hữu học. Như thế gọi là cũng bỏ mà cũng được.

Không bỏ cũng không được, là khi ở cõi Sắc chết rồi thì sinh trở Có thể cõi Sắc. Như thế gọi là không bỏ cũng không được.

Có thể có một loại Bổ-đặc-già-la do trong hiện tại đang mang đầy các tâm ô nhiễm ở cõi Vô sắc, nên có bao nhiêu căn thiện thì hoặc là bỏ mà không được, hoặc cũng bỏ mà cũng được, hoặc không bỏ cũng không được.

Bỏ mà không được, là từ cõi Dục chết rồi sinh lên cõi Vô sắc, đối với các căn thiện ở cõi Dục và cõi Sắc đều bỏ mà không được. Từ cõi Sắc chết rồi sinh lên cõi Vô sắc thì với căn thiện ở cõi Sắc đều bỏ mà không được. Như thế gọi là bỏ mà không được.

Cũng bỏ mà cũng được, là bậc A-la-hán đã thoát ly khỏi sự ràng buộc nơi cõi Vô sắc, bỏ các căn thiện vô học mà được căn thiện có học, lìa bỏ tâm vô học mà trụ vào tâm học. Như thế gọi là cũng bỏ mà cũng được.

Không bỏ cũng không được, là ở cõi Vô sắc chết rồi thì Có thể sinh vào cõi Vô sắc. Như thế gọi là không bỏ cũng không được.

– Có thể có mười hai (lĩnh vực) xứ: Đó là các lĩnh vực của mắt, của sắc, của tai, của tiếng, của mũi, của lưỡi, của hương, của vị, của thân, của xúc, của ý và của pháp.

Hỏi: Thế nào là lĩnh vực của mắt (Nhãn xứ)?

Đáp: Nghĩa là những nơi mắt đã thấy sắc, đang thấy sắc và sẽ thấy sắc, hoặc các thứ khác đồng phần (cùng loại) với lĩnh vực của mắt.

Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của mắt? Nghĩa là nó cùng loại với lĩnh vực của mắt, có mặt trong thời quá khứ, hoặc trong thời vị lai hay trong hiện tại.

Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của mắt ở thời quá khứ? Nghĩa là các lĩnh vực của mắt không thấy được các sắc đã diệt.

Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của mắt ở trong thời vị lai? Nghĩa là các lĩnh vực của mắt hoặc ở trong thời vị lai nhất định không sinh ra, hoặc có sinh ra rồi nhưng không thấy sắc đó đang diệt mất.

Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của mắt ở trong thời hiện tại? Nghĩa là các lĩnh vực của mắt không nhìn thấy các sắc đang diệt.

Hỏi: Thế nào là lãnh vưc của sắc (Sắc xứ)?

Đáp: Nghĩa là các lĩnh vực của sắc do mắt đã thấy, đang thấy và sẽ thấy, hoặc là các thứ khác cùng loại với lĩnh vực của sắc.

Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc? Nghĩa là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc có mặt ở thời quá khứ, hoặc hiện tại hay vị lai.

Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc ở thời quá khứ? Nghĩa là các lĩnh vực của sắc mà mắt không thấy vì đã mất rồi.

Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc ở thời vị lai? Nghĩa là các lĩnh vực của sắc ở thời vị lai hoặc nhất định không sinh ra, hoặc là có sinh ra nhưng mắt không thấy nó đang diệt.

Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của sắc ở thời hiện tại? Nghĩa là các lĩnh vực của sắc này mắt không thấy được nó đang diệt.

Như các lĩnh vực của mắt và sắc, các lĩnh vực của tai, tiếng, mũi, hương, lưỡi, vị, thân, xúc, cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là lãnh vưc của ý?

Đáp: Nghĩa là các lĩnh vực của ý đã hiểu rõ các pháp, đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ các pháp. Hoặc là các thứ khác cùng loại với lĩnh vực của ý.

Thế nào là các thứ cùng loại với lĩnh vực của ý? Nghĩa là các lĩnh vực của ý ở trong thời vị lai nhất định sẽ không sinh ra, không có cùng loại với lĩnh vực của ý ở thời quá khứ và hiện tại, không cùng loại với lĩnh vực của pháp.

Mắt ở thời quá khứ đối với sắc có hai trường hợp: Nghĩa là mắt đối với sắc hoặc đã thấy mà không phải đang thấy và sẽ thấy, hoặc không phải đã thấy – đang thấy và sẽ thấy.

Mắt ở thời vị lai đối với sắc có ba trường hợp: Nghĩa là mắt đối với sắc hoặc là không đã thấy – đang thấy và sẽ thấy, hoặc là không phải đã thấy – đang thấy mà là sẽ thấy, hoặc là không phải đã thấy hay đang thấy, hoặc sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.

Còn mắt ở thời hiện tại thì có mười hai trường hợp: Mắt ở thời hiện tại đối với sắc thì:

  1. Hoặc là đã thấy mà không phải đang thấy và sẽ thấy.
  2. Hoặc là đang thấy mà không phải là đã thấy và sẽ thấy.
  3. Hoặc là sẽ thấy mà không phải là đã thấy và đang thấy.
  4. Hoặc là đã thấy – đang thấy mà không phải là sẽ thấy.
  5. Hoặc là đã thấy, sẽ thấy mà không phải là đang thấy.
  6. Hoặc là đang thấy – sẽ thấy mà không phải là đã thấy.
  7. Hoặc là đã thấy mà không phải là đang thấy, cũng không là sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.
  8. Hoặc là đang thấy mà không phải là đã thấy và cũng hoặc là sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.
  9. Hoặc là không phải đã thấy cũng không đang thấy, hoặc là sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.
  10. Hoặc là đã thấy – đang thấy và hoặc là sẽ thấy hoặc không phải là sẽ thấy.
  11. Hoặc là đã thấy-đang thấy và sẽ thấy.
  12. Hoặc là không phải đã thấy – đang thấy và sẽ thấy.

Hỏi: Có thể mắt là duyên với bậc trung hay bậc thượng? Duyên này là duyên cái gì? Tức là duyên với mắt bậc hạ chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Vì sao không phải là duyên đó? Ấy là do nghiệp đại chủng chăng?

Đáp: Đúng thế. Nghĩa là phải từ bậc hạ lên trung rồi lên thượng.

Như nói về mắt, các thứ tai-mũi-lưỡi-thân cũng như thế.

Hỏi: Có thể ý là duyên với bậc trung hay bậc thượng? Duyên này là duyên cái gì? Tức là nó duyên với bậc hạ chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nghĩa là bậc trung và bậc thượng. Có thể ý làm duyên nhưng ban đầu không phải là duyên đó. Vì sao không phải là duyên đó? Ấy là do nghiệp phiền não chăng?

Đáp: Đúng thế. Nghĩa là từ bậc hạ lên trung rồi lên bậc thượng.

– Có mười tám thứ giới: Tức gồm có Nhãn giới, sắc giới và nhãn

thức giới; Nhĩ giới, thanh giới và nhĩ thức giới; Tỷ giới, hương giới và tỷ thức giới; Thiệt giới, vị giới và thiệt thức giới; Thân giới, xúc giới và thân thức giới; Ý giới, pháp giới và ý thứ giới.

Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì sắc giới cũng như thế chăng?

Nếu như sắc giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn giới cũng như thế chăng? Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp… cho đến ý thức giới cũng như thế chăng?

Giả sử ý thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn giới cũng như thế chăng?

Có thể cho đến khi pháp giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý thức giới cũng như thế chăng?

Giả sử khi ý thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì pháp giới cũng như thế chăng?

Hỏi: Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì sắc giới cũng như thế chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử sắc giới đã đoạn dứt đã biết khắp thì nhãn giới cũng như thế chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Như nhãn giới hướng về sắc giới, hướng về nhĩ giới thanh giới và tỷ giới, thiệt giới, thân giới, xúc giới cũng như thế chăng?

Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn thức giới cũng như thế chăng?

Đáp: Nếu nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn thức giới cũng thế.

Hoặc nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì chẳng phải là nhãn giới. Nghĩa là đã lìa hết các tham ở cõi Phạm thế, nhưng chưa lìa được các tham ở cõi trên. Như nhãn giới hướng về nhãn thức giới, hướng về nhĩ thức giới, hướng về thân thức giới cũng như thế.

Hỏi: Có thể khi nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế chăng?

Đáp: Nếu nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng thế. Hoặc hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải nhãn giới, nghĩa là đã lìa các tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa các tham ở cõi trên.

Như nhãn giới hướng về hương giới, hướng về vị giới, hướng về tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng thế.

Hỏi: Có thể nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý giới cũng như thế chăng?

Đáp: Nếu ý giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn giới cũng như thế.

Hoặc nhãn giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải ý giới, nghĩa là đã lìa các tham ở cõi Sắc mà chưa lìa các tham ở cõi trên.

Như nhãn giới hướng về ý giới, hướng về pháp giới ý thức giới cũng như thế.

Như nhãn giới đã rộng nói như thế, thì sắc giới, nhĩ giới, thanh giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, xúc giới… rộng nói cũng thế.

Hỏi: Có thể nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhĩ thức giới cũng như thế chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử nhĩ thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn thức giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng thế. Như nhãn thức giới hướng về nhĩ thức giới, hướng về thân thức giới, cũng như thế.

Hỏi: Có thể nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế chăng?

Đáp: Nếu nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế. Hoặc hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải nhãn thức giới. Nghĩa là đã lìa tham ở cõi Dục nhưng chưa lìa tham ở cõi Phạm thế.

Như nhãn thức giới hướng về hương giới, thì hướng về vị giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng như thế.

Hỏi: Có thể nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu ý giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì nhãn thức giới cũng như vậy. Hoặc nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải là ý giới, nghĩa là lìa bỏ các tham ở Phạm thế nhưng chưa lìa các tham ở cõi trên.

Như nhãn thức giới hướng về ý giới, hướng về pháp giới ý thức giới cũng như thế.

Như nhãn thức giới đã rộng nói như thế, thì nhĩ thức giới, thân thức giới rộng nói cũng như thế.

Hỏi: Có thể hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì vị giới cũng như thế chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử vị giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế chăng?

Đáp: Đúng như thế.

Như hương giới hướng về vị giới, hướng về tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng vậy.

Hỏi: Có thể hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý giới cũng như thế chăng?

Đáp: Nếu ý giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì hương giới cũng như thế. Hoặc hương giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì không phải ý giới, nghĩa là đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục, nhưng chưa lìa các tham ở các cõi trên.

Như hương giới hướng về ý giới, hướng về pháp giới thì ý thức giới cũng như thế.

Như hương giới đã rộng nói như thế, vị giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới rộng nói cũng thế.

Hỏi: Có thể ý giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì pháp giới cũng lại như thế chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử pháp giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng thế. Như ý giới hướng về pháp giới, hướng về ý thức giới cũng như thế.

Hỏi: Có thể pháp giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì ý thức giới cũng như thế chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả sử ý thức giới đã đoạn dứt, đã biết khắp thì pháp giới cũng như thế chăng?

Đáp: Đúng thế.

– Có mười hai tâm: Tức là thuộc cõi Dục có tâm thiện, tâm bất thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký và tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có tâm thiện, tâm hữu phú vô ký, tâm vô phú vô ký, tâm hữu học và tâm vô học.

Mười hai tâm đó có mặt khắp cả ba thời quá khứ- hiện tại và vị lai.

Tâm thiện thuộc cõi Dục ở thời quá khứ có bốn trường hợp, tức là:

  1. Hoặc đã hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ – sẽ hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ – đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
  4. Hoặc đã hiểu rõ – đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ nhưng không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là ở cõi Sắc và Vô sắc đã sinh trưởng các Bổ-đặc-già-la Thánh nhân.

Đã hiểu rõ – sẽ hiểu rõ nhưng không phải là đang hiểu rõ, là các Bổ-đặc-già-la đã đoạn dứt các căn thiện và ở cõi Sắc, Vô sắc đã sinh trưởng các dị sinh phàm phu.

Đã hiểu rõ – đang hiểu rõ nhưng không phải là sẽ hiểu rõ, là đã sinh trưởng từ cõi Dục rồi tiến lên các cõi Sắc và Vô sắc. Tức là những người đó không còn trở Có thể cõi Dục nữa mà trụ vào tâm thiện sau cùng.

Đã hiểu rõ – đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục, căn thiện không đoạn dứt, trụ vào phần vị tự tánh. Như thời quá khứ, thời vị lai cũng thế.

Thuộc cõi Dục chưa từng được tâm thiện có bốn trường hợp:

  1. Hoặc không phải đã – đang và sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải là đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc không phải đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ và sẽ không hiểu rõ.
  4. Hoặc đang và sẽ hiểu rõ mà không phải đã hiểu rõ.

Không phải đã – đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được định và sẽ không thể được.

Không phải đã hiểu rõ – đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được định nhưng quyết định là sẽ phải được.

Không phải đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng có được tâm thiện nhưng rồi sẽ được hoặc sẽ không được.

Đang và sẽ hiểu rõ nhưng không phải là đã hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa hề có tâm thiện, mà chỉ có lần đầu tiên trong hiện tại.

Tâm thiện thuộc cõi Dục thời hiện tại có ba trường hợp:

  1. Hoặc là đã và đang hiểu rõ nhưng không sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ nhưng đang và sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã – đang và sẽ hiểu rõ.

Đã và đang hiểu rõ nhưng không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục rồi tiến lên cõi Sắc và Vô sắc, những người ấy không trở lại mà trụ vào tâm thiện sau cùng.

Không phải đã hiểu rõ mà đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay

chưa từng được tâm thiện. Đã-đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay đã từng có được tâm thiện hiện tiền.

Tâm bất thiện thuộc cõi Dục ở thời quá khứ có bảy trường hợp là:

  1. Hoặc đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ nhưng không phải là đang mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
  4. Hoặc đã và đang hiểu rõ nhưng không phải là sẽ hiểu rõ.
  5. Hoặc đã hiểu rõ – đang và sẽ hiểu rõ.
  6. Hoặc đã- đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ.
  7. Hoặc đã hiểu rõ – đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ nhưng không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục, từ khi lìa bỏ các tham dục thì nhất định không lui sụt nữa.

Đã hiểu rõ nhưng không phải đang và sẽ hiểu rõ, là đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục, từ khi lìa bỏ các tham dục thì quyết định là sẽ thoái chuyển.

Đã hiểu rõ nhưng không phải đang hoặc sẽ hiểu rõ hay là sẽ không hiểu rõ, là đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục, từ khi lìa bỏ các tham dục, thì hoặc sẽ lui sụt hoặc sẽ không lui sụt.

Đã hiểu rõ – đang hiểu rõ nhưng không phải là sẽ hiểu rõ, là đã trụ vào sự lìa các tham dục, trong Đạo vô gián đã được lìa tham dục, từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ không lui sụt.

Đã hiểu rõ nhưng không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là đã trụ vào sự lìa tham dục, ở trong Đạo vô gián mà lìa bỏ được tham dục, từ khi lìa bỏ được tham dục thì quyết định là sẽ lui sụt.

Đã và đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, là đã trụ vào sự lìa tham dục, ở trong Đạo vô gián mà lìa được tham dục, từ khi lìa tham dục hoặc sẽ lui sụt hoặc không thể sẽ lui sụt.

Đã – đang và sẽ hiểu rõ, là chưa lìa được hết các tham ở cõi Dục mà trụ vào phần vị tự tánh.

Như nói thời quá khứ, thời vị lai cũng như thế.

Tâm bất thiện thuộc cõi Dục ở thời hiện tại có một trường hợp: Tức là đã hiểu rõ đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là tâm bất thiện chính thức có mặt trong hiện tại.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thời quá khứ có bảy trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ mà không đang và sẽ không hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ mà không phải đang và sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ mà không đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ, hoặc sẽ không hiểu rõ.
  4. Hoặc đã-đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
  5. Hoặc đã-đang và sẽ hiểu rõ.
  6. Hoặc đã và đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ.
  7. Hoặc đã-đang và sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là các dị sinh đã lìa bỏ các tham ở cõi Dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ không lui sụt. Và các bậc Thánh chưa lìa được các tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí đã sinh.

Đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là các dị sinh đã lìa các tham ở cõi Dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ lui sụt.

Đã hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, là các dị sinh đã lìa các tham ở cõi Dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì hoặc sẽ lui sụt hoặc sẽ không lui sụt.

Đã và đang hiểu rõ mà sẽ không phải hiểu rõ, là các dị sinh phàm phu trụ vào sự lìa bỏ tham dục, ở trong Đạo vô gián mà được lìa bỏ tham dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ không lui sụt. Và các bậc Thánh chưa lìa hết các tham ở cõi Dục, hiện quán biên khổ pháp trí chưa sinh.

Đã – đang và sẽ hiểu rõ, là các dị sinh trụ vào sự lìa bỏ tham dục, trong Đạo vô gián mà được lìa các tham dục. Từ khi lìa bỏ tham dục thì nhất định là sẽ phải lui sụt.

Đã- đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, nghĩa là các dị sinh phàm phu trụ vào sự lìa bỏ các tham dục, nơi Đạo vô gián mà lìa bỏ được các tham dục. Từ khi lìa bỏ các tham dục thì hoặc là sẽ lui sụt hoặc không phải là sẽ lui sụt.

Đã-đang và sẽ hiểu rõ, là dị sinh chưa lìa bỏ các tham ở cõi Dục, trụ vào phần vị của tự tánh.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng như thế.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thời hiện tại có một trường hợp: Tức là đã-đang và sẽ hiểu rõ, nghĩa là các dị sinh có tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục đang có mặt trong hiện tại.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục trong thời quá khứ có bốn trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ nhưng không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã và đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
  4. Hoặc đã – đang và sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ mà không phải là đang và sẽ hiểu rõ, là các Thánh nhân Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã hiểu rõ nhưng không đang hiểu rõ mà phải sẽ hiểu rõ, là các dị sinh đã sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã-đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc rồi tiến lên cõi Vô sắc. Những người nào không trở về sẽ trụ vào tâm sau cuối.

Đã hiểu rõ – đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc trụ vào phần vị của tự tánh.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng thế.

Thuộc cõi Dục chưa từng có tâm vô phú vô ký, có bốn trường hợp:

  1. Hoặc không phải là đã-đang và sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải là đã và đang hiểu rõ mà chỉ là sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc không phải là đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ, hoặc không hiểu rõ.
  4. Hoặc không phải là đã hiểu rõ mà là đang và sẽ hiểu rõ.

Không phải là đã hiểu rõ, đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được thì nay nhất định cũng sẽ không được.

Không phải là đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được thì nay quyết định sẽ được.

Không phải là đã và đang hiểu rõ mà là sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được thì nay sẽ được hoặc sẽ không được.

Không phải là đã hiểu rõ mà đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được, hiện nay mới được lần đầu tiên.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục ở thời hiện tại có ba trường hợp:

  1. Hoặc đã và đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã – đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã-đang và sẽ hiểu rõ.

Đã và đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc rồi tiến lên cõi Vô sắc, những người Bất hoàn thì trụ vào tâm vô phú vô ký sau cuối

Không phải là đã-đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được, hiện nay mới được lần đầu tiên.

Đã-đang và sẽ hiểu rõ, là từ trước đến nay chưa từng được, thì nay hiện ra trước mắt lần đầu tiên.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc ở thời quá khứ có bốn trường hợp:

  1. Hoặc là đã hiểu rõ chứ không phải là đang và sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc là đã hiểu rõ và sẽ hiểu rõ mà không phải là đang hiểu rõ.
  3. Hoặc là đã và đang hiểu rõ mà không phải là sẽ hiểu rõ.
  4. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu ro và sẽ hiểu rõ (liễu biệt).

Đã hiểu rõ chứ không là đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là Bổ-đặc-già-la, bậc Thánh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã hiểu rõ và sẽ hiểu rõ chứ không phải là đang hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Sắc và dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc tiến lên cõi Vô sắc, những người Bất hoàn đã trụ vào tâm sau cùng.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục, được tâm thiện ở cõi Sắc, trụ vào phần vị của tự tánh, và sinh trưởng ở cõi Sắc, trụ vào phần vị của tự tánh.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:

  1. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ, hoặc sẽ không hiểu rõ..
  4. Hoặc không phải đã hiểu rõ mà đang hiểu rõ – sẽ hiểu rõ.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, chắc chắn sẽ không được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, quyết định sẽ được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ, hay sẽ không hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.

Không phải đã hiểu rõ-đang và sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được cái hiện tiền lần đầu tiên.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc ở thời hiện tại có ba trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang và sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Sắc, tiến lên cõi Vô sắc, những người Bất hoàn trụ ở tâm thiện sau cùng.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được cái hiện tiền sau cùng.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được mà nay hiện ra trước mặt.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc ở thời quá khứ có bảy trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
  4. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ không hiểu rõ.
  5. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  6. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hay sẽ hiểu rõ hoặc không.
  7. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là đã lìa tham cõi Sắc, từ khi lìa tham sắc thì chắc chắn không thoái lui.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Sắc, từ khi lìa tham sắc thì chắc chắn sẽ thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không phải là sẽ hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Sắc, từ khi lìa tham sắc thì hoặc sẽ lui sụt hoặc sẽ không lui sụt.

Đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ không hiểu rõ, là trụ vào lìa tham sắc, ở trong Đạo vô gián, được lìa tham sắc, từ khi lìa tham sắc thì quyết định sẽ không lui sụt.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trụ vào lìa tham sắc trong Đạo vô gián được lìa tham sắc, từ khi lìa tham sắc thì quyết định sẽ lui sụt.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hay khônghiểu rõ, là ở phần vị lìa tham sắc, trong Đạo vô gián được lìa tham sắc, từ khi lìa tham sắc thì hoặc sẽ lui sụt hoặc sẽ không lui sụt.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là chưa lìa tham ở cõi Sắc, trụ vào phần vị của tự tánh.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc ở thời hiện tại có một trường hợp: Tức là đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc hiện rõ ngay trước mặt.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc ở thời quá khứ có bốn trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ và sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  4. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là, các Thánh, Bổ-đặc-già-la sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, là dị si sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham cõi Dục và dị sinh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, tiến lên cõi Vô sắc, những người Bất hoàn trụ vào tâm sau cuối.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham cõi Dục và sinh trưởng ở cõi Sắc trụ vào phần vị của tự tánh.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:

  1. Hoặc không phải đã hiểu rõ không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không.
  4. Hoặc không phải đã hiểu rõ mà đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Không phải đã hiểu rõ không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được thì chắc chắn không được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được thì quyết định sẽ được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu

rõ hay không hiểu rõ, là trước chưa từng được thì hoặc sẽ được hay sẽ không được.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được hiện trước mặt lần đầu tiên.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc ở thời hiện tại, có ba trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, là sinh trưởng ở cõi Sắc tiến lên cõi Vô sắc, những người Bất hoàn trụ vào tâm vô phú vô ký sau cuối.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được hiện rõ trước mặt lần đầu tiên.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được, nay hiện rõ trước mặt.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có hai trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:

  1. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
  4. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được thì quyết định sẽ không được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được thì quyết định sẽ được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ, là trước chưa từng được thì sẽ được hay sẽ không được.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được hiện rõ trước mặt lần đầu tiên.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có hai trường hợp:

  1. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được hiện rõ trước mặt lần đầu tiên.

Đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, là trước chưa từng được, mà nay hiện rõ trước mặt.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có bảy trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
  4. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
  5. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  6. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ.
  7. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Vô sắc, từ khi lìa tham vô sắc quyết định sẽ không thoái lui.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Vô sắc, từ khi lìa tham vô sắc quyết định sẽ thoái lui.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ, là đã lìa tham cõi Vô sắc, từ đó hoặc thoái lui hay không thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, là trụ vào lìa tham cõi Vô sắc, trong Đạo vô gián, được lìa tham cõi Vô sắc, từ lìa tham cõi Vô sắc thì chắc chắn sẽ không thoái lui

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ hay sẽ không hiểu rõ, nghĩa là trụ vào việc lìa tham cõi Vô sắc, trong Đạo vô gián, được lìa tham ở cõi Vô sắc, từ lìa tham ở cõi Vô sắc thì hoặc sẽ thoái hoặc sẽ không thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là chưa lìa tham cõi Vô sắc, trụ vào phần vị của tự tánh.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng vậy.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có một trường hợp: Tức là đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc, đang hiện rõ trước mắt.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có một trường hợp: Tức là đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là tâm dị thục đã diệt.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng như vậy.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa từng được, có ba trường hợp:

  1. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là chưa từng được, thì chắc chắn sẽ không được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, thì quyết định sẽ được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được thì hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có một trường hợp: Tức là không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là tâm dị thục ở ngay trước mặt.

Tâm hữu học thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có bảy trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ.
  4. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
  5. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  6. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ.
  7. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là bậc A-la-hán, từ bậc A-la-hán chắc chắn sẽ không thoái lui.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là bậc Ala-hán, từ quả A-la-hán, quyết định sẽ thoái lui.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ, nghĩa là bậc A-la-hán, từ quả A-la-hán hoặc sẽ thoái lui hoặc không thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán chắc chắn sẽ không thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trụ ở quả A-la-hán, Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán, quyết định sẽ thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, nghĩa là trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán hoặc sẽ thoái lui hoặc sẽ không thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là hàng hữu học trụ ở phần vị của tự tánh.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng như vậy.

Tâm học thuộc cõi Vô sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:

  1. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ.
  4. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được thì chắc chắn sẽ không được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được thì chắc chắn sẽ được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, thì hoặc sẽ được hoặc sẽ không được.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được hiện rõ trước mắt lần đầu tiên.

Tâm học thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có tám trường hợp:

  1. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hay không hiểu rõ.
  4. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
  5. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  6. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ.
  7. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.
  8. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước không thoái lui, trụ vào quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán thì chắc chắn sẽ không thoái lui.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-lahán trước không thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán, quyết định sẽ thoái lui.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước không thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán thì hoặc sẽ thoái lui hoặc không thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước đã thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán thì chắc chắn sẽ không thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước đã thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán, quyết định sẽ thoái lui.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán trước đã thoái lui, trụ ở quả A-la-hán, trong Đạo vô gián, được quả A-la-hán, từ quả A-la-hán thì hoặc sẽ thoái lui hoặc sẽ không thoái lui.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được hiện rõ trước mắt lần đầu tiên.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc không hiểu rõ, nghĩa là trước đã từng được, nay hiện rõ trước mặt.

Tâm vô học thuộc cõi Vô sắc ở thời quá khứ, có bốn trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
  4. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là quả A-la-hán lúc được giải thoát, đã vào bất động.

Đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là A-lahán đã thoái lui quả A-la-hán.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là A-la-hán lúc được giải thoát, trụ vào bất động trong Đạo vô gián.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là hàng vô học trụ vào phần vị của tự tánh.

Như nói về thời quá khứ, thời vị lai cũng như vậy.

Tâm vô học thuộc cõi Vô sắc chưa từng được, có bốn trường hợp:

  1. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ.
  4. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được thì chắc chắn là không thể được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, thì quyết định sẽ được.

Không phải đã hiểu rõ, không phải đang hiểu rõ, hoặc sẽ hiểu rõ hoặc sẽ không hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, thì hoặc sẽ được hay sẽ không được.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được hiện rõ trước mắt lần đầu tiên.

Tâm vô học thuộc cõi Vô sắc ở thời hiện tại, có ba trường hợp:

  1. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ.
  2. Hoặc không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ mà sẽ hiểu rõ.
  3. Hoặc đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, chứ không phải là sẽ hiểu rõ, nghĩa là bậc A-la-hán lúc được giải thoát, trụ vào bất động trong Đạo vô gián.

Không phải đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được hiện rõ trước mắt lần đầu tiên.

Đã hiểu rõ-đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, nghĩa là trước chưa từng được, nay hiện ra trước mặt.