LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẬP DỊ MÔN TÚC
Tác giả: Tôn giả Xá Lợi Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 20
Phẩm 11: MƯỜI PHÁP, phần 2
5. Thế nào là gia hạnh của định biến xứ màu xanh? Người tu hành quán do phương tiện nào để có thể chứng nhập định biến xứ màu xanh?
Đáp: Người bắt đầu tu tập, khi mới tu quán đối với thế giới này, hoặc giữ lấy màu xanh nơi cây, hoặc giữ lấy màu xanh nơi lá, hoa, quả. Hoặc giữ lấy màu xanh nơi áo, hoặc giữ lấy vô số màu xanh nơi các thứ vật dụng trang sức. Hoặc giữ lấy màu xanh nơi mây, nơi nước. Hoặc giữ lấy màu xanh nơi tất cả các vật khác v.v… Nơi các thứ như thế, theo đấy giữ lấy một tướng, dùng sức của thắng giải buộc niệm tư duy, nhờ nơi tưởng để quan sát, an lập, tin hiểu là tướng màu xanh ấy. Hành giả do sức của thắng giải đã hành tác như thế, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy là màu xanh, không phải là thứ khác. Nói rộng như nơi phần nói về Địa biến xứ ở trước, cho đến chưa thể nhập định biến xứ màu xanh.
Hỏi: Nếu ở đây chưa thể nhập định biến xứ màu xanh, vậy thế nào là gia hạnh của định biến xứ màu xanh? Người tu hành quán do phương tiện nào mới có thể chứng nhập định biến xứ màu xanh?
Đáp: Tức là dựa vào việc nhập định về màu xanh như trước, khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục, hướng tới, lần lượt được nhu hòa, nhu hòa cùng khắp. Khi hoàn toàn được định rồi, lại tưởng về màu xanh ấy dần dần rộng lớn, lan khắp Đông Tây Nam Bắc, các nơi đều là màu xanh, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh đó khắp nơi đều là màu xanh. Do tâm của người ấy đã tán động v.v… như thế, nên chưa thể chứng nhập định biến xứ màu xanh.
Nhằm thâu giữ tâm tán động đang trôi nổi ấy, nên đối với tướng màu xanh hiện bày khắp, luôn buộc niệm tư duy về tướng ấy là màu xanh hiện bày khắp, không phải là màu vàng v.v… Lại tinh tấn dũng mãnh tư duy về tướng đó, cho đến khi khiến tâm nối tiếp trụ lâu vào một xứ. Do gia hạnh như thế nên mới có thể nhập định biến xứ màu xanh, lại tiến tu hành tác phương tiện của định ấy, nhân đó tâm liền an trụ, cùng trụ, trụ gần, nối tiếp buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy khắp nơi đều là màu xanh, là không hai, không chuyển, từ đấy mới nhập định biến xứ màu xanh.
Nói trên dưới: Là các phương trên dưới.
Các phía: Là các hướng Đông Tây Nam Bắc v.v…
Không hai: Là không có xen tạp gián đoạn.
Không bờ bến, giới hạn: Là bờ bến khó lường xét.
Là thứ năm: Tức như đã nói về thứ nhất.
Biến xứ: Tức trong định này, các thứ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức thiện hiện có đều gọi là Biến xứ.
6. Thế nào là gia hạnh của định biến xứ màu vàng? Người tu hành quán do phương tiện nào để có thể chứng nhập định biến xứ màu vàng?
Đáp: Người bắt đầu tu tập, khi mới tu quán đối với thế giới này, hoặc giữ lấy màu vàng nơi cây, hoặc màu vàng nơi lá, hoa, quả.
Hoặc giữ lấy màu vàng nơi áo, hoặc giữ lấy vô số màu vàng nơi các thứ vật dụng trang sức. Hoặc giữ lấy màu vàng nơi mây, nơi nước. Hoặc giữ lấy màu vàng nơi tất cả các vật khác v.v… Nơi các thứ như thế, theo đấy giữ lấy một tướng, dùng sức của thắng giải buộc niệm tư duy, nhờ nơi tưởng để quan sát, an lập, tin hiểu là tướng màu vàng ấy. Hành giả do sức của thắng giải đã hành tác như thế, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy là màu vàng, không phải là thứ khác. Nói rộng như nơi phần nói về Địa biến xứ ở trước, cho đến chưa thể nhập định biến xứ màu vàng.
Hỏi: Nếu ở đây chưa thể nhập định biến xứ màu vàng, vậy thế nào là gia hạnh của định biến xứ màu vàng? Người tu hành quán do phương tiện nào mới có thể chứng nhập định biến xứ màu vàng?
Đáp: Tức là dựa vào việc nhập định về màu vàng như trước, khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục, hướng tới, lần lượt được nhu hòa, nhu hòa cùng khắp. Khi hoàn toàn được định rồi, lại tưởng về màu vàng ấy dần dần rộng lớn, lan khắp Đông Tây Nam Bắc, các nơi đều là màu vàng, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh đó khắp nơi đều là màu vàng. Do tâm của người ấy đã tán động v.v… như thế, nên chưa thể chứng nhập định biến xứ màu vàng.
Nhằm thâu giữ tâm tán động đang trôi nổi ấy, nên đối với tướng màu vàng hiện bày khắp, luôn buộc niệm tư duy về tướng ấy là màu vàng hiện bày khắp, không phải là màu xanh v.v… Lại tinh tấn dũng mãnh tư duy về tướng đó, cho đến khi khiến tâm nối tiếp trụ lâu vào một xứ. Do gia hạnh như thế nên mới có thể nhập định biến xứ màu vàng, lại tiến tu hành tác phương tiện của định ấy, nhân đó tâm liền an trụ, cùng trụ, trụ gần, nối tiếp buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy khắp nơi đều là màu vàng, là không hai, không chuyển, từ đấy mới nhập định biến xứ màu vàng.
Nói trên dưới: Là các phương trên dưới.
Các phía: Là các hướng Đông Tây Nam Bắc v.v…
Không hai: Là không có xen tạp gián đoạn.
Không bờ bến, giới hạn: Là bờ bến khó lường xét.
Là thứ sáu: Tức như đã nói về thứ nhất.
Biến xứ: Tức trong định này, các thứ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức thiện hiện có đều gọi là Biến xứ.
7. Thế nào là gia hạnh của định biến xứ màu đỏ? Người tu hành quán do phương tiện nào để có thể chứng nhập định biến xứ màu đỏ?
Đáp: Người bắt đầu tu tập, khi mới tu quán đối với thế giới này, hoặc giữ lấy màu đỏ nơi cây, hoặc giữ lấy màu đỏ nơi lá, hoa, quả. Hoặc giữ lấy màu đỏ nơi áo, hoặc giữ lấy vô số màu đỏ nơi các thứ vật dụng trang sức. Hoặc giữ lấy màu đỏ nơi mây, nơi nước. Hoặc giữ lấy màu đỏ nơi tất cả các vật khác v.v… Nơi các thứ như thế, theo đấy giữ lấy một tướng, dùng sức của thắng giải buộc niệm tư duy, nhờ nơi tưởng để quan sát, an lập, tin hiểu là tướng màu đỏ ấy. Hành giả do sức của thắng giải đã hành tác như thế, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy là màu đỏ, không phải là thứ khác. Nói rộng như nơi phần nói về Địa biến xứ ở trước, cho đến chưa thể nhập định biến xứ màu đỏ.
Hỏi: Nếu ở đây chưa thể nhập định biến xứ màu đỏ, vậy thế nào là gia hạnh của định biến xứ màu đỏ? Người tu hành quán do phương tiện nào mới có thể chứng nhập định biến xứ màu đỏ?
Đáp: Tức là dựa vào việc nhập định về màu đỏ như trước, khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục, hướng tới, lần lượt được nhu hòa, nhu hòa cùng khắp. Khi hoàn toàn được định rồi, lại tưởng về màu đỏ ấy dần dần rộng lớn, lan khắp Đông Tây Nam Bắc, các nơi đều là màu đỏ, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh đó khắp nơi đều là màu đỏ. Do tâm của người ấy đã tán động v.v… như thế, nên chưa thể chứng nhập định biến xứ màu đỏ.
Nhằm thâu giữ tâm tán động đang trôi nổi ấy, nên đối với tướng màu đỏ hiện bày khắp, luôn buộc niệm tư duy về tướng ấy là màu đỏ hiện bày khắp, không phải là màu vàng v.v… Lại tinh tấn dũng mãnh tư duy về tướng đó, cho đến khi khiến tâm nối tiếp trụ lâu vào một xứ. Do gia hạnh như thế nên mới có thể chứng nhập định biến xứ màu đỏ, lại tiến tu hành tác phương tiện của định ấy, nhân đó tâm liền an trụ, cùng trụ, trụ gần, nối tiếp buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy khắp nơi đều là màu đỏ, là không hai, không chuyển, từ đấy mới nhập định biến xứ màu đỏ.
Nói trên dưới: Là các phương trên dưới.
Các phía: Là các hướng Đông Tây Nam Bắc v.v…
Không hai: Là không có xen tạp gián đoạn.
Không bờ bến, giới hạn: Là bờ bến khó lường xét.
Là thứ bảy: Tức như đã nói về thứ nhất.
Biến xứ: Tức trong định này, các thứ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức thiện hiện có đều gọi là Biến xứ.
8. Thế nào là gia hạnh của định biến xứ màu trắng? Người tu hành quán do phương tiện nào để có thể chứng nhập định biến xứ màu trắng?
Đáp: Người bắt đầu tu tập, khi mới tu quán đối với thế giới này, hoặc giữ lấy màu trắng nơi cây, hoặc giữ lấy màu trắng nơi lá, hoa, quả. Hoặc giữ lấy màu trắng nơi áo, hoặc giữ lấy vô số màu trắng nơi các thứ vật dụng trang sức. Hoặc giữ lấy màu trắng nơi mây, nơi nước. Hoặc giữ lấy màu trắng nơi tất cả các vật khác v.v… Nơi các thứ như thế, theo đấy giữ lấy một tướng, dùng sức của thắng giải buộc niệm tư duy, nhờ nơi tưởng để quan sát, an lập, tin hiểu là tướng màu trắng ấy. Hành giả do sức của thắng giải đã hành tác như thế, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy là màu trắng, không phải là thứ khác. Nói rộng như nơi phần nói về Địa biến xứ ở trước, cho đến chưa thể nhập định biến xứ màu trắng.
Hỏi: Nếu ở đây chưa thể nhập định biến xứ màu trắng, vậy thế nào là gia hạnh của định biến xứ màu trắng? Người tu hành quán do phương tiện nào mới có thể chứng nhập định biến xứ màu trắng?
Đáp: Tức là dựa vào việc nhập định về màu trắng như trước, khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục, hướng tới, lần lượt được nhu hòa, nhu hòa cùng khắp. Khi hoàn toàn được định rồi, lại tưởng về màu trắng ấy dần dần rộng lớn, lan khắp Đông Tây Nam Bắc, các nơi đều là màu trắng, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh đó khắp nơi đều là màu trắng. Do tâm của người ấy đã tán động v.v… như thế, nên chưa thể chứng nhập định biến xứ màu trắng.
Nhằm thâu giữ tâm tán động đang trôi nổi ấy, nên đối với tướng màu trắng hiện bày khắp, luôn buộc niệm tư duy về tướng ấy là màu trắng hiện bày khắp, không phải là màu đỏ v.v… Lại tinh tấn dũng mãnh tư duy về tướng đó, cho đến khi khiến tâm nối tiếp trụ lâu vào một xứ. Do gia hạnh như thế nên mới có thể chứng nhập định biến xứ màu trắng, lại tiến tu hành tác phương tiện của định ấy, nhân đó tâm liền an trụ, cùng trụ, trụ gần, nối tiếp buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy khắp nơi đều là màu trắng, là không hai, không chuyển, từ đấy mới nhập định biến xứ màu trắng.
Nói trên dưới: Là các phương trên dưới.
Các phía: Là các hướng Đông Tây Nam Bắc v.v…
Không hai: Là không có xen tạp gián đoạn.
Không bờ bến, giới hạn: Là bờ bến khó lường xét.
Là thứ tám: Tức như đã nói về thứ nhất.
Biến xứ: Tức trong định này, các thứ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức thiện hiện có đều gọi là Biến xứ.
9. Thế nào là gia hạnh của định không biến xứ? Người tu hành quán do phương tiện nào để có thể chứng nhập định không biến xứ?
Đáp: Người bắt đầu tu tập, khi mới tu quán đối với thế giới này, hoặc giữ lấy khoảng không trên nhà cửa, hoặc các khoảng không trên đất, trên cây, trên núi non, trên sông, nơi các hang động v.v… Nơi các thứ như thế, theo đấy giữ lấy một tướng, dùng sức của thắng giải buộc niệm tư duy, nhờ nơi tưởng để quan sát, an lập, tin hiểu là tướng không ấy. Hành giả do sức của thắng giải đã hành tác như thế, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy là tướng không, không phải là thứ khác. Nói rộng như nơi phần nói về Địa biến xứ ở trước, cho đến chưa thể nhập định không biến xứ.
Hỏi: Nếu ở đây chưa thể nhập định không biến xứ, vậy thế nào là gia hạnh của định không biến xứ? Người tu hành quán do phương tiện nào mới có thể chứng nhập định không biến xứ?
Đáp: Tức là dựa vào việc nhập định không biến xứ như trước, khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục, hướng tới, lần lượt được nhu hòa, nhu hòa cùng khắp. Khi hoàn toàn được định rồi, lại tưởng về tướng không ấy dần dần rộng lớn, lan khắp Đông Tây Nam Bắc, các nơi đều là khoảng không, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh đó khắp nơi đều là khoảng không. Do tâm của người ấy đã tán động v.v… như thế, nên chưa thể chứng nhập định không biến xứ.
Nhằm thâu giữ tâm tán động đang trôi nổi ấy, nên đối với tướng không hiện bày khắp, luôn buộc niệm tư duy về tướng ấy là không gian hiện bày khắp, không phải là thức v.v… Lại tinh tấn dũng mãnh tư duy về tướng đó, cho đến khi khiến tâm nối tiếp trụ lâu vào một xứ. Do gia hạnh như thế nên mới có thể nhập định của không biến xứ, lại tiến tu hành tác phương tiện của định ấy, nhân đó tâm liền an trụ, cùng trụ, trụ gần, nối tiếp buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy khắp nơi đều là khoảng không, là không hai, không chuyển, từ đấy mới nhập định không biến xứ.
Nói trên dưới: Là các phương trên dưới.
Các phía: Là các hướng Đông Tây Nam Bắc v.v…
Không hai: Là không có xen tạp gián đoạn.
Không bờ bến, giới hạn: Là bờ bến khó lường xét.
Là thứ chín: Tức như đã nói về thứ nhất.
Biến xứ: Tức trong định không vô biên xứ này, các thứ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức thiện hiện có đều gọi là Biến xứ.
10. Thế nào là gia hạnh của định thức biến xứ? Người tu hành quán do phương tiện nào để có thể chứng nhập định thức biến xứ?
Đáp: Người bắt đầu tu tập, khi mới tu quán ở trong thân này, hoặc giữ lấy tướng nhãn thức thanh tịnh, hoặc giữ lấy tướng nhĩ thức thanh tịnh, cho đến hoặc giữ lấy tướng ý thức thanh tịnh. Nơi các thứ như thế, theo đấy giữ lấy một tướng, dùng sức của thắng giải buộc niệm tư duy, nhờ nơi tưởng để quan sát, an lập, tin hiểu là tướng thức ấy. Hành giả do sức của thắng giải đã hành tác như thế, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy là thức, không phải là thứ khác. Nói rộng như nơi phần nói về Địa biến xứ ở trước, cho đến chưa thể nhập định của Thức biến xứ.
Hỏi: Nếu ở đây chưa thể nhập định thức biến xứ, vậy thế nào là gia hạnh của định thức biến xứ? Người tu hành quán do phương tiện nào mới có thể chứng nhập định thức biến xứ?
Đáp: Tức là dựa vào việc nhập định về thức như trước, khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục, hướng tới, lần lượt được nhu hòa, nhu hòa cùng khắp. Khi hoàn toàn được định rồi, lại tưởng về tướng thức ấy dần dần rộng lớn, lan khắp Đông Tây Nam Bắc, các nơi đều là thức, nên tâm liền tán động chạy theo các tướng, không thể hoàn toàn buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh đó khắp nơi đều là thức. Do tâm của người ấy đã tán động v.v… như thế, nên chưa thể chứng nhập định thức biến xứ.
Nhằm thâu giữ tâm tán động đang trôi nổi ấy, nên đối với tướng thức hiện bày khắp, luôn buộc niệm tư duy về tướng ấy là thức hiện bày khắp, không phải là khoảng không v.v… Lại tinh tấn dũng mãnh tư duy về tướng đó, cho đến khi khiến tâm nối tiếp trụ lâu vào một xứ. Do gia hạnh như thế nên mới có thể nhập định thức biến xứ, lại tiến tu hành tác phương tiện của định ấy, nhân đó tâm liền an trụ, cùng trụ, trụ gần, nối tiếp buộc niệm vào một cảnh, tư duy về cảnh ấy khắp nơi đều là thức, là không hai, không chuyển, từ đấy mới nhập định Thức biến xứ.
Nói trên dưới: Là các phương trên dưới.
Các phía: Là các hướng Đông Tây Nam Bắc v.v…
Không hai: Là không có xen tạp gián đoạn.
Không bờ bến, giới hạn: Là bờ bến khó lường xét.
Là thứ mười: Tức như đã nói về thứ nhất.
Biến xứ: Tức trong định Thức vô biên xứ này, các thứ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức thiện hiện có đều gọi là Biến xứ.
*
* Mười pháp vô học: Những gì là mười? 1. Chánh kiến vô học. 2. Chánh tư duy vô học. 3. Chánh ngữ vô học. 4. Chánh nghiệp vô học. 5. Chánh mạng vô học. 6. Chánh cần vô học. 7. Chánh niệm vô học. 8. Chánh định vô học. 9. Chánh giải thoát vô học. 10. Chánh trí vô học.
1. Thế nào là chánh kiến vô học?
Đáp: Tức là tuệ vô học hoàn toàn không thuộc về tận trí và vô sinh trí. Đó gọi là chánh kiến vô học.
2. Thế nào là chánh tư duy vô học?
Đáp: Các đệ tử Phật, đối với khổ tư duy về khổ, đối với tập diệt đạo tư duy về tập diệt đạo. Tác ý vô học tương ưng với tư duy hiện có, cùng tư duy, tư duy gần, tìm cầu, cùng tìm cầu, tìm cầu gần, suy tầm, cùng suy tầm, suy tầm gần, khiến tâm đối với pháp thô động mà chuyển. Đó gọi là chánh tư duy vô học.
3. Thế nào là chánh ngữ vô học?
Đáp: Các đệ tử Phật, đối với khổ tư duy về khổ, đối với tập diệt đạo tư duy về tập diệt đạo. Tác ý vô học tương ưng với lực lựa chọn, diệt trừ bốn hành ác của ngữ nơi tà mạng. Đối với các hành ác của ngữ khác, chứng đắc vô học xa lìa, xa lìa vượt bậc, xa lìa gần, xa lìa tận cùng. Đối với luật nghi tịch tĩnh không tác không tạo, từ bỏ phòng hộ, không hành không phạm. Đối với các quy ước, luật lệ về thuyền bè, cầu cống, đê điều, bờ đập, tường vách, hào rãnh v.v… đều không vượt qua, tánh không vượt qua, không trái vượt, tánh không trái vượt, hành nghiệp ngữ vô biểu. Đó gọi là chánh ngữ vô học.
4. Thế nào là chánh nghiệp vô học?
Đáp: Các đệ tử Phật, đối với khổ tư duy về khổ, đối với tập diệt đạo tư duy về tập diệt đạo. Tác ý vô học tương ưng với lực lựa chọn, diệt trừ ba hành ác của thân nơi tà mạng. Đối với các hành ác của thân khác, chứng đắc vô học xa lìa, xa lìa vượt bậc, xa lìa gần, xa lìa tận cùng. Đối với luật nghi tịch tĩnh không tác không tạo, từ bỏ phòng hộ, không hành không phạm. Đối với các quy ước, luật lệ về thuyền bè, cầu cống, đê điều, bờ đập, tường vách, hào rãnh v.v… đều không vượt qua, tánh không vượt qua, không trái vượt, tánh không trái vượt, hành nghiệp thân vô biểu. Đó gọi là chánh nghiệp vô học.
5. Thế nào là chánh mạng vô học?
Đáp: Các đệ tử Phật, đối với khổ tư duy về khổ, đối với tập diệt đạo tư duy về tập diệt đạo. Tác ý vô học tương ưng với lực lựa chọn. Đối với hành ác của thân ngữ hướng đến tà mạng đã tạo nên, hành vô học đều xa lìa, xa lìa vượt bậc, xa lìa gần, xa lìa tận cùng. Đối với luật nghi tịch tĩnh không tác không tạo, từ bỏ phòng hộ, không hành không phạm. Đối với các quy ước, luật lệ về thuyền bè, cầu cống, đê điều, bờ đập, tường vách, hào rãnh v.v… đều không vượt qua, tánh không vượt qua, không trái vượt, tánh không trái vượt, hành nghiệp thân ngữ vô biểu. Đó gọi là chánh mạng vô học.
6. Thế nào là chánh cần vô học?
Đáp: Các đệ tử Phật, đối với khổ tập diệt đạo tư duy về khổ tập diệt đạo, tác ý vô học tương ưng với siêng năng tinh tấn hiện có, dũng mãnh vược bậc, tâm ý cố gắng không ngừng, khó có thể ngăn cản. Đó gọi là chánh cần vô học.
7. Thế nào là chánh niệm vô học?
Đáp: Các đệ tử Phật, đối với khổ tập diệt đạo tư duy về khổ tập diệt đạo, tác ý vô học tương ưng với niệm hiện có, tùy niệm, chuyên niệm, ức niệm, không quên không mất, không sót không thiếu, tánh không mất pháp, tánh ghi tâm sáng. Đó gọi là chánh niệm vô học.
8. Thế nào là chánh định vô học?
Đáp: Các đệ tử Phật, đối với khổ tập diệt đạo tư duy về khổ tập diệt đạo, tác ý vô học tương ưng với tâm hiện có, tâm luôn trụ, cùng trụ, trụ gần, an trụ, không tán không loạn, thâu giữ đẳng trì, tánh tâm một cảnh. Đó gọi là chánh định vô học.
9. Thế nào là chánh giải thoát vô học?
Đáp: Các đệ tử Phật, đối với khổ tập diệt đạo tư duy về khổ tập diệt đạo, tác ý vô học tương ưng với tâm thắng giải hiện có, đã thắng giải, sẽ thắng giải. Đó gọi là chánh giải thoát vô học.
10. Thế nào là chánh trí vô học?
Đáp: Tức là tận trí và vô sinh trí. Đó gọi là chánh trí vô học.
*
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-tử nói với chúng Bí-sô: Cụ thọ nên biết! Đức Phật đối với một pháp cho đến mười pháp hiện Đẳng giác rồi, vì các đệ tử tuyên thuyết khai thị. Tôi cùng với đại chúng đều cùng hòa hợp, tự thân đối nơi Đức Thế Tôn đã kết tập xong. Các chúng Bí-sô đều nên thọ trì, vì người khác diễn nói khiến được lưu hành rộng khắp. Sau khi Đức Phật diệt độ chớ nên có tranh cãi, chống đối. Nên khiến cho pháp luật thuận theo phạm hạnh được trụ lâu, đem lại lợi lạc cho vô lượng hữu tình. Lại thương xót các chúng trời, người ở thế gian, khiến họ đạt được nghĩa lợi an lạc thù thắng.
***
Phẩm 12: KHEN, KHUYÊN
Lúc này, Đức Thế Tôn biết Tôn giả Xá-lợi-tử vì chúng Bí-sô thuyết giảng pháp vừa xong, nên Ngài từ nơi chỗ nằm đứng dậy, thân tâm điều thuận, sửa lại y phục cho ngay ngắn, rồi ngồi kiết già, tán thán Tôn giả Xá-lợi-tử: Lành thay! Lành thay! Tôn giả nay đã khéo có thể ở nơi giảng đường này, cùng với chúng Bí-sô hòa hợp kết tập pháp môn Tăng nhất do Như Lai đã giảng nói. Từ nay Tôn giả có thể vì các đại chúng thường nên diễn nói pháp môn như thế, vì các pháp ấy có thể khiến cho các hàng trời, người trong đêm dài sinh tử, chứng nhập, đạt được nghĩa lợi an lạc.
Đức Thế Tôn lại nói với chúng Bí-sô: Các Bí-sô đều nên thọ trì đọc tụng pháp môn Tập Dị do Tôn giả Xá-lợi-tử giảng nói, vì pháp môn như thế có thể dẫn đến điều thiện lớn, nghĩa lớn, pháp lớn, phạm hạnh thanh bạch, lại chứng đắc thông tuệ, Bồ-đề Niết-bàn. Các thiện nam tịnh tín xuất gia thọ trì đọc tụng pháp môn như thế, không lâu nhất định sẽ hoàn thành mọi sự việc tu tập.
Khi ấy, Đức Bạc-già-phạm nói lời khuyên bảo như thế rồi, các chúng Bí-sô đều hết sức vui mừng, cùng đảnh lễ nơi chân Phật, tin thọ phụng hành.
HẾT – QUYỂN 20