LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 29
Phẩm 7: NÓI VỀ HIỀN THÁNH
(PHẦN 1)
Đã nói về phiền não, tùy theo các phẩm loại, dù có vô lượng, mà gồm hợp thành năm bộ ba cõi. Các phiền não dứt, tùy theo sự bị trói buộc, dù cũng vô lượng, nhưng căn cứ ở vị vượt hơn, để lập chín thứ biết khắp, nhưng dứt thì phải do sức của đạo mà được.
Lý do của đạo dứt này, tướng ấy thế nào, tụng rằng:
Đã nói phiền não dứt
Do nơi kiến, tu đạo
Thấy đạo, kiến Thánh đế
Tu đạo, tu chín phẩm.
Luận chép: Đức Thế tôn chỉ nói có hai phiền não: kiến dứt và tu dứt, vì có sai khác, nhưng trong các luận lại chia hai làm năm, tức năm đối tượng dứt, như đã nói ở trước.
Nay căn cứ chỗ gồm nhiếp tóm lược chỉ có hai, như kinh nói dứt phiền não kia chỉ do thấy đạo, tu đạo.
Thấy đạo, là kiến lý bốn Thánh đế. Tu đạo, là tu chín phẩm sai khác, kiến chỉ có vô lậu, còn tu thì có cả hai thứ.
Vì căn cứ trước đã nói, nên bài tụng không nói nữa. Về kiến Thánh đế, tướng ấy ra sao? Tụng rằng:
Bốn đế tên đã nói
Tức Khổ, Tập, Diệt, Đạo
Tự thể kia cũng vậy
Thứ lớp theo hiện quán.
Luận chép: Đối với kinh, Đức Phật nói đế có bốn:
- Khổ.
- Tập.
- Diệt.
- Đạo.
Trong luận này trước cũng đã nói, nghĩa là pháp hữu vi, trừ các Thánh đạo, bên tánh quả, đều gọi khổ đế, là bên tánh nhân gọi là Tập đế. Vật dù không khác, nhưng phần số không mất, nên căn cứ vào phần số đó, để lập ra trong vị hiện quán, vì hành tướng khác nhau cả các nhẫn, trí, v.v…, như bốn chánh dứt, xuất ly tầm, v.v…
Trạch diệt vô vi, gọi là diệt đế. Pháp Hữu học, Vô học, đều gọi là đạo đế. Lý nhân trước, quả sau, là lẽ tất nhiên.
Do đó, chắc chắn nên nêu danh, xứ của đế: Khổ sau tập, đạo ở trước diệt.
Vì sao trong đây, quả trước, nhân sau? Vì tùy theo vị hiện quán, nói theo thứ lớp, nghĩa là tùy theo hành giả: Trong vị hiện quán, quán trước nói trước, quán sau nói sau, hoặc có pháp nói theo thứ lớp sinh, như niệm trụ, v.v…, hoặc lại có pháp nói thứ lớp tùy hợp, như chính thắng v.v…
Vì sao hiện quán theo thứ lớp tất nhiên?
Vì trong vị gia hạnh quán như thế.
Vì sao gia hạnh, phải quán như thế?
Nghĩa là nếu có pháp rất khổ não ép ngặt, tu gia hạnh, về lý, nên trước quán, kế là, tìm tòi nguyên nhân của nỗi khổ đó, kế là, mong cầu thoát ly khổ kia, sau, nên tìm phương tiện giải thoát khổ đó. Ví dụ như thềy thuốc, trước xem người bệnh, tình trạng bị bệnh, kế là tìm nguyên nhân chứng bệnh, kế là tư duy chữa bệnh, sau, tìm kiếm thuốc hay, nên khế kinh nói: nói về thầy thuốc thì phải đủ bốn đức, mới có khả năng nhổ mũi tên độc, bốn đức ấy là:
- Khéo biết tình trạng bịnh.
- Khéo biết nguyên nhân bệnh.
- Khéo biết cách chữa bệnh.
- Khéo biết thuốc hay.
Đức Như lai cũng vậy, làm Đại y vương, biết rõ như thật về Khổ, Tập, Diệt, Đạo, nên vị gia hạnh căn cứ ở đây, kế là quán trong vị hiện quán, kế là cũng vậy, vì sức của gia hạnh đã dẫn phát, như phỏng khiến tâm tụng văn đã tụng trước kia, nên sắp bày Thánh đế, gọi là thuận theo hiện quán. Vì nhận biết hiện, v.v… theo thứ lớp, nên đặt tên hiện quán, là đối tượng duyên của chánh giác, nên chỉ vô lậu. Vì chân tịnh của sự nhận biết này, nên được gọi là chánh.
Danh từ Thánh đế này, gọi là nghĩa gì?
Thánh: Vì là đế nên được gọi là Thánh đế, nghĩa là chỉ có bậc Thánh đối với bốn đế này, có khả năng dùng hạnh Thánh trí Thánh để quán thật, còn phàm phu thì không như vậy, nên gọi là Thánh đế, chỉ tiếp nhận một phần là tự thể khổ, các phần khác đều không phải.
Vì sao có thể nói các hành hữu lậu đều là khổ đế? Tụng rằng:
Khổ do ba khổ hợp
Như thích ứng tất cả
Vừa ý, không vừa ý
Hành pháp hữu lậu khác.
Luận chép: Có tánh của ba khổ:
- Tánh khổ khổ.
- Tánh khổ hành.
- Tánh khổ hoại.
Các hành hữu lậu như đối tượng thích ứng của hành đó, vì hợp với ba thứ tánh Khổ này, đều là Khổ đế, cũng không có lỗi. Vì các hành hữu lậu có ba thứ vừa ý, không vừa ý và không vừa ý chẳng phải không vừa ý khác nhau.
Vừa ý là sao?
Nghĩa là các lạc thọ và công cụ giúp đỡ lạc thọ đó, hai thứ còn lại giống như vậy.
Trong đây, pháp hành hữu lậu vừa ý, do hoại khổ hợp, nên gọi là khổ. Người chưa lìa nhiễm, khi đối với hoại khổ kia, chắc chắn sẽ cảm thấy lo rầu, v.v… Do trong khế kinh, đức Bạc-già-phạm nói: Khi các lạc thọ sinh, khi lạc trụ, khổ khi lạc hoại thuận với các hành lạc thọ, như lạc thọ, nên biết, các pháp hành hữu lậu, không phải vừa ý, vì khổ hợp, nên gọi là khổ, tự thể của khổ thọ và thuận với pháp khổ hiện tiền, sẽ xúc não thân tâm, do đó, trong Khế kinh, Đức Bạc-già-phạm nói: “Khi các khổ thọ sinh, lúc khổ trụ, khi khổ hoại, niềm vui thuận với các hành khổ thọ, như khổ thọ, nên biết trừ khổ thọ này, pháp hành hữu lậu khác, vì hợp với hành khổ, nên gọi là Khổ. Do nhân duyên tạo ra, đều không phải thường, vì hữu lậu chẳng phải thường, đều là khổ, nên pháp hữu lậu đều là tánh khổ”.
Lẽ nào không phải tất cả pháp hành hữu lậu căn cứ ở tánh khổ này, đều là tánh hành khổ hay sao?
Không nên chỉ nói chẳng phải khổ, lạc thọ và tư lương của thọ kia là tánh hành khổ, vì dù có lý này, nhưng đối với đây, vì dựa vào không chung, nên nói: “Tánh của ba khổ này, thể chúng là gì? Nên phải phán quyết, ba thọ là thể”. Vì ba thọ ấy, nên thuận với pháp ba thọ, lẽ ra cũng được gọi là tánh của ba khổ. Vì đạo vô lậu, nên không thuộc về tánh khổ.
Như trên đã nói trong bốn Thánh đế, có bao nhiêu đế là thế tục, bao nhiêu đế là thắng nghĩa? Hai đế ấy tướng chúng thế nào? Tụng rằng:
Giác kia phá nên không
Tuệ phân tích cũng vậy
Như bình, nước, thế tục
Khác đây, gọi thắng nghĩa.
Luận chép: Các vật thể hòa hợp, tùy theo đối tượng thích ứng của vật thể đó, gồm có hai loại sai khác:
- Có thể dùng vật phá ra thành từng phần nhỏ.
- Có thể dùng tuệ phân tích trừ xả pháp khác.
Nghĩa là lại đối với sắc, các nhóm hòa hợp phá, thành phần nhỏ nhiệm, nhận biết nhóm vỡ kia, ấy là không có, gọi là thế tục đế, cũng như bình, v.v…, không phải khi bình bể thành ngói, v.v…, lại có thể đối với đó, sinh nhận biết bình, v.v…, có nhóm hòa hợp, dù mảnh vỡ thành nhiều, nhưng nhận biết về mảnh vỡ ấy chẳng thể không có, cũng như nước, v.v… Nếu dùng tuệ vượt hơn để phân tích, trừ pháp khác, nhận biết pháp đó mới không có, cũng là thế tục đế, chẳng phải nước, v.v…
Tuệ kia phân tích, khi trừ sắc, v.v…, lại có thể đối với đó, sinh ra nhận biết nước, v.v…, nên đối với vật kia, phân tích lúc chưa bể, dùng danh, tưởng thế gian, đặt ra vật thể kia, vì đặt ra là có, nên gọi là thế tục, căn cứ lý tục đế, nói là có bình, v.v…, là thật, không phải giả, gọi là thế tục đế, vì như lý thế tục, nói là có. Nếu vật thể khác với thế tục này, sẽ gọi là thắng nghĩa đế, nghĩa là nhận biết vật thể kia, vật thể kia bể chẳng phải không có, và tuệ phân tích biết rõ giác trừ vật thể kia vẫn có, cũng như sắc, v.v…, vật thể như sắc, v.v… bể nát thành phần tử nhỏ nhặt, phân tích mảnh vỡ dần dần, cho đến cực vi. Hoặc dùng tuệ vượt hơn phân tích trừ xả vị, v.v…, nhận biết sắc, v.v… kia như vốn thường có, thọ, v.v… cũng vậy, chỉ không phải pháp sắc vì không có phần tế, cho đến cực vi.
Nhưng có thể tuệ phân tích đến sát-na, hoặc có thể phân tích trừ xả pháp, v.v… của tưởng khác. Nhận biết thọ, v.v… kia như vốn thường tồn tại. Vì cái có chân thật này, nên gọi là thắng nghĩa. Vì thể của tất cả thời gian thường có, nên căn cứ ở lý thắng nghĩa để nói có sắc, v.v…, là thật, không phải hư, gọi thắng nghĩa đế, vì như lý thắng nghĩa, nói là có.
Do bốn Thánh đế này, đều thuộc về thắng nghĩa đế, vì biết rõ khi phân biệt vi tế thì không xả, nên các thế tục đế dựa vào lý thắng nghĩa, tự thể của thế tục là hữu vi không. Nếu nói là có đế thì chỉ một, nếu nói là không có đế, thì lẽ ra không có hai. Ở đây, nên chắc chắn phán quyết là có. Do Tôn giả Thế Hữu kia nói: “Hiển nghĩa không trái ngược, gọi là thế tục đế. Ở đó gọi nghĩa đã sáng tỏ là thắng nghĩa đế, gọi là vật thật, như trước đã nói”.
Lẽ nào không phải đã nói đế, lẽ ra chỉ một lý thật, nên như thế, vì chẳng phải thắng nghĩa không, có thể gọi là đế.
Vì sao lập hai?
Tức trong thắng nghĩa, dựa vào một ít lý riêng để lập làm thế tục, chẳng phải do thể khác. Vì sao? Vì danh là lời nói nương tựa, tùy theo tánh lưu truyền khắp của tình thế tục, nên nương tựa, sự nương tựa là nghĩa, nên nói rằng: Goị là thế tục, thì có nghĩa vượt hơn. Có nghĩa vượt hơn mà không phải thế tục, nghĩa là chỉ trừ danh, sự thật khác có nghĩa, tức chỗ dựa thắng nghĩa. Trong nghĩa có này, căn cứ ở lý phần ít, gọi là thế tục đế.
Căn cứ ở phần ít lý, gọi thắng nghĩa đế, nghĩa là không có phân biệt tướng cộng đã nhận lấy lý một hợp tướng, gọi là thế tục đế. Nếu có phân biệt tướng khác đã nhận lấy, hoặc loại, hoặc vật, gọi là thắng nghĩa đế, như đối với sự hữu lậu của một thể, đã nhận lấy nghĩa quả, gọi là khổ đế, đã nhận lấy nghĩa nhân, gọi là tập đế.
Hoặc như pháp tâm, tâm sở của một thể, có đủ sáu nhân và tánh bốn duyên. Do lý như thế, nên không có trái xả đối với đế mà bậc Đại Tiên đã nói, như nói một đế, lại không có thứ hai, chỉ có một đạo, lại không có đạo khác.
Thể chung của bốn Thánh đế này thế nào?
Tất cả hữu vi và các trạch diệt, vì là cảnh Thánh đạo của phiền não, vì sự sai khác của tánh nhân qủa nhiễm, tịnh, vì không, phi trạch diệt có tự thể, vì cảnh của chánh kiến nên cũng thuộc về đế. Nhưng vì không phải cảnh Thánh đạo của phiền não, vì cũng không phải tánh nhân quả nhiễm, tịnh, vì cũng không phải cảnh đối tượng hành ưa thích, nhàm chán, vì không phải giác ngộ phiền não kia mà được thành Thánh, nên không tham dự thuộc về Thánh đế trong đây.
Vì sao phiền não không duyên pháp kia sinh?
Vì hai pháp kia là vô lậu, nên không thể trái xả pháp hữu lậu, nghĩa là ái chỉ duyên hữu lậu làm cảnh. Sự ưa thích pháp vô lâụ, vì trái với các hữu, nên không gọi là ái, vì là dục của pháp thiện. Nếu cảnh rất thuận sinh tham ái, thì biến hành của cảnh này là đối tượng duyên phiền não, do đối tượng duyên ái, ấy là đối với Diệt kia, và đạo Diệt kia, không phải dục, nghi, chê bai không, phi trạch diệt, vì trái với đây, nên chắc chắn không phải cảnh giới phiền não.
Lẽ nào không phải đối với các sư như hai phái Thí dụ duyên đó, cũng sinh không phải dục, nghi, chê bai?
Nên nói duyên phiền não kia bất sinh, không phải duyên phiền não kia sinh vô trí, nghi, kiến, ngăn chứng khổ diệt và đạo diệt khổ.
Như duyên khổ, v.v… thành tánh nhiễm ô, sao A-la-hán đối với đường đạo, v.v… cũng có vô trí, nghi, chê bai hiện hành? Lẽ nào có thể nói là bị phiền não nhiễm ô hay sao? Cho nên đều là tánh không nhiễm ô. Do đó, nói là không có duyên phiền não kia.
Có thuyết nói: chẳng phải chê bai không, phi trạch diệt, chỉ có chê bai danh của chúng, không duyên thể chúng. Hai pháp này chỉ thiện, cảnh giới của tục trí.
Đối với các đế như khổ đế, v.v… sao không cũng như vậy?
Vì cho nên biết, nói trước nói không có lỗi. Nay nên tư duy lựa chọn.
Người cầu chân kiến trong Thánh đế, đầu tiên tu hành pháp nào để cầu thấy Thánh đế?
Trong địa nghiệp đầu tiên, đã tập thật hành oai nghi rất nhiều rộng. Người muốn hiểu khắp, phải quán hành các pháp mà Thánh đã tu tập, cầu học trong các luận. Tóm lại, người mới tu hành, nên có ý ưa thích sâu xa đầy đủ đối với giải thoát, quán đức Niết-bàn, trái với lỗi sinh tử. Trước, nên dùng phương tiện gần gũi bạn lành, vì bạn lành là gốc các hạnh, với sức nghe, v.v… đầy đủ, được gọi là bạn lành, có khả năng dùng phẩm vật, thuận theo căn cơ, như chỗ ứng hợp trao pháp, nên gần gũi bạn lành, được gọi là phạm hạnh hoàn toàn.
Hành giả vì có thể nói chánh pháp, bạn lành thâu giữ nên tu hạnh nào? Tụng rằng:
Sắp hướng đạo kiến đế
Nên trụ giới siêng tu
Văn, tư, tu đã thành
Gọi là cảnh câu nghĩa.
Luận chép: Các hữu phát tâm, sắp hướng kiến đế, nên trước an trụ Thi-la thanh tịnh, sau đó, siêng tu do văn thành, v.v…, nên Đức Thế tôn nói: “Chỗ dựa, an trụ Thi-la, đối với hai pháp siêng năng tu tập, nghĩa là trước, an trụ giới thanh tịnh rồi, lại thường gần gũi các sư Du-già, thuận theo lời khuyên răn, truyền dạy của Sư Du-già, tinh tiến, siêng năng, thâu nhiếp, thuận nghe kiến đế. Nghe rồi, siêng cầu được nghe nghĩa pháp, sao cho với lời răn dạy của sư mà phát sinh tuệ, tăng vượt hơn dần, sáng suốt dần, cho đến thuần thục, không phải chỉ ở đây sinh tâm biết đủ. Lại, đối với nghĩa pháp, tự chuyên tư duy lựa chọn”.
Như thế, như thế chắc chắn tuệ sinh, tư tư duy làm nhân chắc chắn tuệ sinh rồi, hay siêng tu tập hai đối trị tự tướng, cộng tướng của các phiền não, v.v…
Nay với nghĩa lược nhiếp ở đây, nghĩa là người tu hành an trụ giới, siêng tu, nương dựa nơi huệ do văn tạo thành, khởi tuệ do tư duy thành, dựa vào tuệ do tư duy thành, khởi tuệ do tu tạo thành.
Sự sai khác về tướng của ba tuệ này thế nào?
Nghĩa là như thứ lớp duyên danh đều có nghĩa cảnh. Về lý, ba tuệ thật, vào thời gian thành mãn, tất cả đều chỉ duyên nghĩa làm cảnh. Bấy giờ, khó nói về tướng riêng của ba tuệ, nên nay lại căn cứ ở vị gia hạnh để nói, là nghe, tư duy, tu duyên danh, đều có nghĩa, không phải chỉ duyên theo cảnh của danh, vì có tuệ chắc chắn sinh, nên tuệ do văn tạo thành không chỉ duyên theo cảnh của danh, nhưng vì thuận theo sức của danh, cú, văn mà sư đã nói, nên đối với sự sai khác nghĩa, có tuệ chắc chắn sinh, tuệ này, gọi là tuệ do văn thành. Căn cứ phương tiện nhập, để nói chỉ duyên danh. Văn tuệ đã thành rồi, là biết nghĩa riêng.
Lại, thêm tinh tiến, tự xét, tư duy, lựa chọn. Vì muốn cho sự tư duy, lựa chọn không có lỗi, nên lại nghĩ nhớ đến danh, cú, văn thân mà thầy đã dạy. Do thời gian sau này, đối với nghĩa sai khác, sinh tuệ chắc chắn, gọi tư tạo thành. Thời gian gia hạnh này, do sức tư duy nghĩa, dẫn đến nghĩ nhớ danh, nên nói duyên theo cảnh đều có. Tư tuệ thành rồi, đẳng dẫn hiện tiền, không đối với danh ngôn sai khác chứng nghĩa, tuệ chắc chắn này, gọi là tu tạo thành, nên Tỳ-bà-sa nói về tướng của ba tuệ, nghĩa là nếu khi có tuệ ở gia hạnh, do sức duyên danh, dẫn sinh hiểu nghĩa, thì tuệ đã dẫn này, gọi là do văn tạo thành.
Nếu khi gia hạnh do sức tư duy nghĩa, dẫn nhớ nghĩ hiểu danh, do đó, về sau sẽ sinh tuệ chắc chắn, gọi là do tư tạo thành.
Nếu không đối đãi với danh, chỉ quán ở nghĩa, khởi tuệ chứng nội, gọi là do tu mà thành.
Hai tuệ trong đó gọi là tạo thành: là nhân nơi sức nghe, tư duy, sinh ra nghĩa.
Tu tuệ thứ ba gọi là tạo thành: tức dùng tu làm nghĩa tự tánh, như nói: Vật dụng của mạng, do thức ăn tạo thành, có những người muốn tu học tinh tiến, siêng năng, làm sao tịnh hóa vật dụng của đồ đựng thân, khiến cho tu thành nhanh chóng? Tụng rằng:
Đủ thân, tâm xa lìa
Đều đầy đủ dục lớn
Tức đã được, chưa được
Thường cầu danh, không có
Cõi trị trái nhau ba
Tánh vô tham, vô lậu
Bốn Thánh chủng cũng vậy
Ba trước chỉ biết đủ
Ba đời, đủ nghiệp sau
Vì trị bốn ái sinh
Ngã sở, sự ngã, dục
Tạm dứt, vì trừ hẳn.
Luận chép: Vật dụng của thân thanh tịnh, lược do ba nhân, ba nhân là:
- Thân, tâm xa lìa.
- Biết đủ, ít ham muốn.
- Trụ bốn Thánh chủng.
Nghĩa là nếu muốn tu thành nhanh chóng, thì trước phải tinh tiến siêng năng thanh tịnh thân mình. Muốn cho thân mình được thanh tịnh, thì trước tu tập thân, tâm xa lìa. Thân xa lìa nghĩa là tránh xa bạn xấu ác. Tâm xa lìa là lìa ác tầm. Do thân, tâm vì lìa bạn, tầm ác, nên thân mình thanh tịnh, tâm dễ được định.
Hai thứ này do đâu dễ có thể thành?
Do hỷ túc (biết đủ), thiểu dục (ít ham muốn) đối với áo, v.v… Nói hỷ túc, nghĩa là đều biết đủ. Thiểu dục, nghĩa là không có dục lớn. Các hữu phần nhiều mưu cầu công cụ giúp đỡ cho sự sanh tử, ban ngày gần gũi bạn bè xấu ác, còn ban đêm thì khởi tâm tư ác, do đó, không sao khiến tâm được định.
Đã không có hai thứ sai khác là sao?
Nghĩa là đối với ít áo, nhiều áo, v.v… đã được, tiếc là không được gấp nhiều hơn số này, tức đối với đây, chứng tỏ sự bằng nhau, vượt hơn gấp bội. Lại vì ưa muốn, nên gọi không biết đủ. Nếu vì chưa được ít áo nhiều áo, v.v…, mong cầu được, nên gọi dục lớn. Các vật hiện có, đủ khả năng trị khổ, nếu lại mong cầu nhiều, ấy là vượt qua phẩm thiện, là nghĩa ở đây, như Khế kinh nói: “Tùy thân yên vui có được khiến cho tâm dễ định và có thể nói pháp. Do đó, người mong cầu đối trị vật khổ, là vì giúp đạo, không bị lỗi, nên đối với chính mình, được duyên trị khổ.
Lại mong cầu ít, nhiều gọi là không biết đủ. Đối với chưa được hoàn toàn mong cầu quá lượng, gọi là dục lớn, là hai tướng khác nhau. Vì biết đủ, ít ham muốn, đối trị dục được này, nên trái với dục ấy, nên biết khác biệt nhau. Nghĩa là trị không biết đủ, trái với không biết đủ là tướng biết đủ, có thể trị dục lớn. Trái với dục lớn, là tướng ít ham muốn, là đối với các thứ đã được, trị được vật khổ, không mong cầu nữa, gọi là biết đủ. Đối với chưa được, có thể trị vật khổ, mong cầu không quá lượng, gọi nghĩa ít ham muốn. Biết đủ, ít ham muốn, lệ thuộc cõi, có cả ba, cũng có khi vượt qua ba”.
Thuộc về vô lậu: Nghĩa là hỷ túc, thiểu dục tương ưng với tâm thiện, cõi Dục. Nói thuộc về cõi Dục là vô lậu của hai cõi so sánh với đây, nên nói hai thứ được đối trị này chỉ thuộc về cõi Dục.
Lấy gì chứng biết cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng có thể trị hỷ túc, thiểu dục?
Vì hiện thấy có người sinh ở cõi Dục, khi từ đẳng dẫn của sắc, Vô sắc khởi, hai thứ đối tượng đối trị, vì hiện hành xa, nên hai thứ chủ thể đối trị hiện hành tăng.
Đã nói về tướng riêng của hỷ túc, thiểu dục. Tướng cộng của hai thứ, gọi là vô tham, do cả hai đều có chủ thể trị tham, nên có tướng cộng đối trị, như gọi là chủng Thánh tham dục nên biết. Như nói chủ thể trị, nghĩa là cũng có cả vô lậu của ba cõi là vô tham, như trong Vô sắc, dù không có cảnh oán, nhưng cũng được căn thiện vô sân, nên trong Vô sắc, dù không có y phục, v.v…, nhưng cũng được có căn thiện vô tham, ví như người kia không tham thân, cũng không tham tiền, của, nên cõi Vô sắc đủ bốn Thánh chủng. Bậc Thánh thọ dục đối với Thánh chủng, có ý lạc mà không có gia hạnh, là hạt giống của các bậc Thánh, nên gọi là Thánh chủng. Vì các Thánh đều từ bốn thứ này sinh, lần lượt kế thừa theo thứ lớp không dứt, trước làm hạt giống của sau, là thế gian cực thành, nên pháp thân của các Thánh đều từ y phục sinh sức biết đủ, v.v… dẫn khởi, là dòng họ Thánh được tên Thánh chủng. Thể của ba trước trong bốn giống, chỉ có hỷ túc, nghĩa là đối với các thứ y phục, thức uống ăn, giường nằm, tọa cụ, tùy chỗ được đều sinh hỷ túc. Ba hỷ túc này tức ba Thánh chủng. Căn thiện vô tham có nhiều phẩm loại, trong đó, nếu trị tham, không hỷ túc, ở đây mới gọi là ba Thánh chủng trước.
Thánh chủng thứ tư, mới gọi là lạc dứt, tu dứt, nghĩa là ly hệ tu, gọi là vui Thánh đạo, nghĩa là đối với Thánh đạo kia tâm, ưa kính mến sâu đậm, do ưa dứt và tu, nên gọi là ưa tu, đoạn, tức là nghĩa hân hoan, kính mến diệt và đạo. Hoặc ưa đoạn mà tu, gọi là ưa tu đoạn, tức là nghĩa ưa thích hâm mộ đạo diệt, vì chứng diệt hoặc ưa tu đạo.
Do đó, chủ thể trị có, mà không có tham, nên ở đây cũng dùng vô tham làm tánh.
Lẽ nào không phải thứ tư cũng chủ thể trị giận, v.v…, nên cũng dùng vô sân, v.v… làm tánh?
Chẳng phải không có nghĩa này, nhưng vì dùng ba chủng trước làm tư lương, ba trước chỉ là tánh vô tham. Nên chủng Thánh này cũng có tự chủ thể đối trị tham, nên từ phần sáng tỏ nói riêng.
Vì sao chỉ lập hỷ túc làm Thánh chủng mà không phải thiểu dục?
Vì người thiểu dục thọ nhận vật dụng, y phục, v.v…, có mong cầu, nghĩa là có ý ưa thích tính chất không thua kém, đối với cảnh ngộ chưa được, không dám mong cầu nhiều. Nếu đã được nhiều, chấp nhận cầu cạn kiệt ở dưới. Thấy người hỷ túc, ít có chỗ đắc, còn không mong cầu nữa, huống chi được nhiều? Nên chỉ hỷ túc kiến lập hạt giống Thánh. Hoặc vì ngăn dứt kẻ khổ hạnh muốn không nói thiểu dục dùng làm hạt giống Thánh, không phải tâm ngoại đạo kia có dục vượt hơn, và thường có thiểu dục huân tập nối tiếp, hoặc thuận theo chỗ được đắc, sinh tâm vui mừng, không ưa mong cầu nữa.
Gọi là hỷ túc: Vui dứt dục lạc, đây là hơn hết. Hữu tình cõi Dục đa số ưa dục lạc, ưa dục lạc này trái với tâm xuất gia, nó đối với lìa hoặc, khiến tâm u tối, chậm lụt, làm chướng ngại phạm hạnh, tĩnh lự hiện tiền, vì lỗi rất sâu. Vì hỷ túc có công năng đối trị, nên chỉ biết đủ lập ra chủng Thánh, không phải tâm sinh vui mừng mong cầu trong khi chưa được nhiều y phục, v.v…, huống chi đối với một chút. Cho nên, trong công năng đối trị ưa dục lạc, thiểu dục không phải vượt hơn hết, nên không lập giống Thánh.
Vì duyên y phục, v.v… sinh ra hỷ túc, sao có thể nói là vô lậu? Ai nói hỷ túc như thế là vô lậu? Nếu như vậy thì chủng Thánh đâu thể có cả vô lậu?
Do tăng thượng của hỷ túc kia, sinh ra Thánh đạo, vì được dẫn sinh do hỷ túc kia, nên từ Thánh đạo đó, được gọi tên nên nói chủng Thánh đều có cả vô lậu, không nói lời này: “Vì duyên y phục, v.v… có được hỷ túc, đều có cả vô lậu”, Thiểu dục vô lậu thì căn cứ ở hỷ túc này, nên giải thích: Nghĩa là sự tăng thượng thiểu dục kia, sinh Thánh đạo. Vì Thánh đạo kia được dẫn sinh, nên từ Thánh đạo ấy được tên gọi, không phải Thánh đạo sinh là do duyên theo cảnh như y phục, v.v…
Vì sao Đức Thế tôn nói bốn Thánh chủng?
Vì các đệ tử từ xả công cụ sinh và sự nghiệp thế tục, quy y Phật, xuất gia. Vì Thánh chủng kia biểu thị rõ đối với Phật, pháp Thánh, Tỳ nại da, có công năng giúp đỡ sự nghiệp, công cụ sinh ra đạo, nghĩa là có người tại gia chán lìa sinh tử, xuất gia cầu giải thoát. Có dụng cụ sinh sống nào đối với tùy theo y phục, v.v… được sinh hỷ túc sâu xa? Tạo nên sự nghiệp nào được ưa tu đoạn sâu xa? Khác với đây, sẽ không thể chứng Niết-bàn.
Vì sao chỉ bốn Thánh chủng, không thêm, không bớt?
Vì như thế, đầy đủ nhân sinh Thánh, nghĩa là nhân sinh ra bậc Thánh lược có hai thứ: 1. Trút xả lỗi 2. Gồm nhiếp công đức.
Như thứ lớp, tức là thứ tư trong ba chủng trước, cho nên chỉ có bốn, không thêm, không bớt. Hoặc các thiện được thành tựu do văn, tư, tu, đều là Thánh chủng, vì là chỗ nương tựa giải thoát. Song vì để đối trị bốn thứ ái sinh. cho nên, Đức Thế tôn lược nói bốn thứ, do khế kinh nói có bốn ái sinh, nên khế kinh nói: Bí-sô hãy lắng nghe! Ái do y phục, lúc nên sinh thì sinh, lúc nên trụ thì trụ, khi nên chấp thì chấp. Ái như thế, vì uống ăn, giường nằm và có, không đều nói như thế.
Vì trị bốn thứ này, nên chỉ nói bốn Thánh chủng.
Biết đủ về thuốc thang, sao không phải Thánh chủng?
Vì không nói thuốc thang kia có ái sinh, vì đối trị ái sinh, nên lập ra Thánh chủng. Vì kinh chỉ nói có bốn thứ ái sinh, cho nên, đối với thuốc thang, không lập Thánh chủng. Hoặc tức gồm nhiếp trong ba thứ trước, nghĩa là thuốc thang có khi gồm nhiếp trong y phục, có khi gồm nhiếp đối với thức uống ăn, có khi bao gồm trong giường ghế, nên biết đủ về thuốc thang, không đặt riêng chủng Thánh. Hoặc nếu đối với đó, dẫn sinh sự thái quá, Kiêu ngạo, v.v…, vì đối trị đó, nên lập ra Thánh chủng vì ở thuốc thang, không có dẫn sinh thái quá kiêu ngạo, v.v…, nên chủng Thánh không biết đủ về thuốc thang. Hoặc tất cả mọi người đều thọ dụng, thì đối với biết đủ thuốc thang kia, có thể lập Thánh chủng, không phải Tôn giả Phược Củ La, v.v… kia, vì không hề bị bệnh, thọ dụng thuốc thang. Hoặc tất cả thời gian, nên thọ dụng, thì đối với biết đủ về thuốc thang kia, có thể lập chủng Thánh, vì không phải tất cả thời gian thọ dụng thuốc. Hoặc y phương luận cũng thấy nói có. Đối với biết đủ về thuốc thang, trong Tỳ-nại-da, mới thấy nói có biết đủ y phục, v.v…, vì Thánh chủng chỉ có ở pháp nội.
Có người nói: Dù có biết đủ về thuốc thang, nhưng vẫn không lập làm Thánh chủng, vì các thứ thuốc đều có công năng thuận với phạm hạnh, nghĩa là thế gian hiện thấy người ưa học giới, vì biết đủ về thuốc thang, chướng ngại phạm hạnh. Hoặc Đức Phật vì tạm dứt dục, trừ hẳn các dục của ngã, ngã sở, nên nói bốn Thánh chủng, nghĩa là vì tạm thời dứt các dục của ngã sở, nên nói ba Thánh chủng trước. Vì diệt trừ hẳn trước và dục của ngã, nên nói Thánh chủng thứ tư.
Ngã sở, ngã chấp được lập, do tên dục, nghĩa là vì tạm thời dứt chấp ngã sở, nên Đức Thế tôn nói Thánh chủng trước, tức đối với y phục, v.v…, sinh ra biết đủ và tăng thượng Thánh chủng kia đã dẫn nhập Thánh đạo. Vì diệt trừ hẳn phần trước và chấp sự ngã, nên Đức Thế tôn nói Thánh chủng thứ tư, tức ưa tu dứt và tăng thượng Thánh chủng kia, dẫn đến Thánh đạo, đều gọi là Thánh chủng. Ý môn này biểu thị rõ có thân kiến thì nói tạm dứt, trừ hẳn, nói là bốn Thánh chủng.
Như thế đã nói sự chuẩn bị hướng đến kiến đế, thích ứng tu hành và tu hành rồi.
Vì tu thành tựu nhanh chóng tịnh hóa thân mình nên đã nhóm hợp tư lương Thánh đạo như thế, muốn chính thức nhập tu, từ môn nào nhập? Tụng rằng:
Nhập tu, phải hai môn
Quán bất tịnh, dứt niệm
Tăng thượng, tham tầm ấy
Như thứ lớp nên tu.
Luận chép: Vì hành vi khác nhau của các loài hữu tình rất nhiều, nên nhập môn tu cũng có nhiều thứ. Nhưng hữu tình kia phần nhiều dựa vào hai môn nhập:
- Quán bất tịnh.
- Nhớ nghĩ hơi thở.
Nên chỉ hai pháp này gọi là môn qua trọng. Vì các hữu tình nhập đều do hai môn. Không như vậy, như thứ lớp: tầm, tham, tăng: vì người tham tăng: nhập dựa vào môn đầu.
Người tâm tăng thượng: Nhập, dựa vào nhớ nghĩ hơi thở, như không phải một bệnh, một thứ thuốc có thể trừ. Căn cứ ở môn trị gần, nói quán bất tịnh, có thể trị bệnh tham, chẳng phải không trị bệnh khác. Niệm hơi thở, chữa trị tầm, nên biết cũng vậy. Nhưng trì niệm hơi thở, vì duyên theo cảnh nhỏ nhiệm không có sai khác, vì tự nối tiếp nhau thuộc về đối tượng duyên, nên chẳng phải như quán bất tịnh, vì duyên nhiều cảnh ngoài, nên nhớ nghĩ hơi thở có thể chấm dứt tầm loạn.
Đã nói chung các tăng như tầm tham, nghĩa là nhập tu như thứ lớp, do hai môn trước. Trong đây, trước, nên nói về quán bất tịnh. Tướng quán như thế ra sao? Tụng nói
Vì trị chung bốn tham
Lại nói quán bộ xương
Rộng đến biển lại lược
Gọi vị mới tập nghiệp
Trừ chân đến nửa đầu
Gọi là tu thành thục
Buộc tâm hai đầu mày
Gọi vượt vị tác ý.
Luận chép: Tu quán bất tịnh để chữa trị tham. Nhưng sự sai khác về tham, lược có bốn thứ:
- Tham hiển sắc.
- Tham hình sắc.
- Tham xúc chạm tốt đẹp.
- Tham cung phụng.
Đối trị bốn tham, căn cứ ở hai tư duy chọn lọc:
- Quán bên trong thây chết.
- Quán bên ngoài thây chết.
Người căn tánh nhạy bén, đầu tiên dựa vào quán trước, căn tánh chậm lụt, đầu tiên, dựa vào quán sau, nghĩa là người căn tánh nhạy bén, trước ở da thân bên trong, làm bờ mé, từ chân lên đến đỉnh, quán sát khắp ở dưới, sao cho tâm nhàm chán bệnh hoạn. Nếu là người căn tánh chậm lụt thì vì căn tánh chậm lụt, nên phiền não mạnh mẽ, nhạy bén, khó có thể chiết phục, đối trị, phải nhờ sức duyên bên ngoài mới có thể chữa trị, hàng phục nên trước phải quán sát rõ ràng, sáng bên ngoài, thây chết dần dần khiến chiết phục phiền não tâm mình, nghĩa là người kia, đầu tiên, khi muốn quán bên ngoài thây chết, trước phải khởi tâm từ đến chỗ xả thân, quán bên ngoài thây chết, so sánh giống với trong thân, tướng đó đã như vậy, thì tướng đây cũng như vậy. Nên tu tám tưởng để phục trị bốn tham.
Vì muốn phục trị tham hiển sắc, nên tu tưởng xanh, bầm tím và tưởng đen, đỏ.
Vì muốn phục trị tham hình sắc, nên tu tưởng bị ăn và tưởng chia lìa.
Vì muốn phục trị tham xúc chạm tốt đẹp, nên tu tưởng vỡ tan, hư hoại và tưởng bộ xương.
Vì muốn phục trị tham cung phụng, nên tu tưởng sình trướng lên
và tưởng mủ máu vữa nát.
Thừa nhận duyên bộ xương, tu quán bất tịnh, làm công năng chung phục trị bốn tham như thế, vì trong một bộ xương, đủ để lìa bốn cảnh tham, nên lại nói tu quán bộ xương. Nhưng khi dẫn phát các căn thiện, Bổ-đặc-già-la căn cứ chỗ tu hành, nói có ba vị:
- Đầu tiên tập nghiệp.
- Đã tu thành thục.
- Siêu việt tác ý.
Vả lại, người tu hạnh quán, khi muốn tu quán bất tịnh như thế, trước nên buộc tâm ở phần thân mình, hoặc ở ngón chân, hoặc ở giữa hai đầu chân mày, hoặc giữa chót, mũi, hoặc ở trán, v.v… tùy theo chỗ được ưa thích, chuyên chú không dời, vì khiến cho tâm được thăng bằng vững chắc. Từ nhập rồi xả, gọi là tập nghiệp đầu tiên.
Nói nhập vì biểu thị rõ buộc tâm đầu tiên. Giả tưởng từ các chỗ như thân, chân, ngón tay, v.v…, dưới đến có thể thấy xương trắng, “lượng tiền”, do sức thắng giải rộng dần, tăng dần, cho đến thấy đủ bộ xương toàn thân, nghĩa là ở vị này, các Sư Du-già, giả tưởng tư duy da thịt vữa nát, rơi rụng, dần dần sao cho xương sạch, với lượng đầu tiên bằng đồng tiền, cho đến khắp thân, đều thành xương trắng. Sư kia ở vị này, có nhiều tưởng chuyển biến.
Nói tưởng chuyển biến, nhằm chỉ rõ không xả đối tượng duyên, thường chuyển sinh tưởng thắng giải khác.
Có sư khác nói: Hạnh quán chưa thành, tác ý chỉ là do sức tưởng nên chuyển biến, hạnh quán thành rồi, ấy là do sức tuệ. Vì vị này chưa thành, nên do tưởng chuyển, nên biết tác ý đã nói trong đây, là biểu thị rõ chung tất cả pháp tâm, tâm sở, đều do sức tưởng nối tiếp nhau chuyển. Thấy toàn thân rồi, lại dùng phương tiện nhập môn quán bất tịnh duyên xương trắng bên ngoài, nghĩa là vì dần, khiến thắng giải tăng, nên quán bộ xương bên ngoài ở bên thân mình, biến lớn dần bằng một cái giường, một căn phòng, một ngôi chùa, một khu vườn, một ấp, một cõi, một nước, cho đến khắp đất, mé biển, bộ xương đầy dẫy đối với đó, vì khiến thắng giải lại tăng dần, đối với sự đã rộng, lược dần mà quán, cho đến chỉ quán bộ xương của thân mình.
Như thế, lược quán bất tịnh đã thành, gọi là vị tập nghiệp đầu tiên của Sư Du-già. Vì khiến lựơc quán thắng giải tăng dần, đối với xương trắng, lại xả xương chân, tư duy xương khác, buộc tâm mà trụ, dần dần cho đến xả xương phân nửa đầu, tư duy một nửa bộ xương, buộc tâm mà trụ.
Như thế, lược chuyển quán bất tịnh thành, gọi là vị tu của Sư Dugià đã thành thục.
Vì khiến lược quán thắng giải tự tại, lại xả xương nửa đầu, buộc tâm ở giữa hai đầu chân mày, chuyên chú một duyên, yên lặng mà trụ.
Đến đây, lược quán bất tịnh cực thành tựu, gọi là vị siêu tác ý của Sư Du-già. Nên biết đến đây, quán bất tịnh thành, vì các việc phải làm đều rốt ráo, nên đối tượng duyên tự tại, hoặc nhỏ, hoặc lớn, nên có bốn luận chứng, như lý nên tư duy. Thuận theo dục mà quán, vì chế phục phiền não, nên không gọi là điên đảo, được gọi là Thiện.
Quán bất tịnh này, thuộc về tánh nào? Bao nhiêu địa duyên theo cảnh nào? Sinh xứ nào? Hành tướng nào? Duyên đời nào là hữu lậu? Là lìa nhiễm đắc hay gia hạnh đắc? Tụng rằng:
Mười địa, tánh vô tham
Duyên sắc, người, Dục sinh
Bất tịnh duyên đời mình
Hữu lậu có hai đắc.
Luận chép: Như trước đã hỏi, nay đáp theo thứ lớp. Nghĩa là quán này dùng vô tham làm tánh, trái với tác ý, làm nhân sở dẫn, chán việc ác, trái ngược với tham, nên biết trong đó gọi là quán bất tịnh, lẽ ra là người tuệ, về lý cũng không đúng.
Vì quán đối tượng thuận. Nghĩa là quán bất tịnh trị được tham gần, nên phải chính thức dùng vô tham làm tánh. Tham nhân tướng tịnh, do sức quán trừ, nên nói vô tham là đối tượng thuận của quán. Các quán bất tịnh đều là vô tham, không phải các vô tham đều là quán bất tịnh, chỉ có thể phục trị tham hiển sắc, v.v…, mới gọi là thể của quán này.
Đây là căn cứ tự tánh, nếu gồm tùy hành, đủ dùng bốn uẩn, năm uẩn làm tánh, y cứ chung mười địa, nghĩa là bốn tĩnh lự và cõi Dục trung gian bốn phần gần, chỉ ngần ấy địa, vì đây là chấp nhận có, nên quán này chỉ duyên theo cảnh xứ sắc cõi Dục, vì hiển hình cõi Dục là cảnh của quán này.
Nếu vậy, thì vì sao trong khế kinh nói: “Nhĩ căn được luật nghi giữ gìn, thì trụ ở quán bất tịnh, cho đến nói rộng”. Lời nói này vì nói đối với người bị tham sắc chiết phục, người ấy vì duyên tham tiếng, v.v… bị khuất phục, nên người muốn chiết phục duyên tham sắc, thì trước phải trụ luật nghi nhĩ căn, do đó mới có thể trụ quán bất tịnh.
Có thuyết nói: Quán này chỉ dựa vào ý thức, có thể dẫn phát hành tướng trái ngược khác, nên nếu có trụ luật nghi nhĩ căn, thì ý thức ấy trước nên trụ quán bất tịnh, năng lực của quán bất tịnh này có khả năng duyên khắp tất cả xứ sắc thuộc về cõi Dục.
Nếu cho rằng Tôn giả A-nê-luật-đà không thể quán trời để làm bất tịnh. Tôn giả Xá-lợi-tử, v.v… đối với sắc thân Phật, cũng không thể quán cho là bất tịnh, thì sao nói quán này duyên khắp sắc cõi Dục?
Vấn nạn này không đúng, vì Tôn giả Thắng Vô Diệt có thể quán sắc trời là bất tịnh, nên Đức Phật có thể quán sắc thân mầu nhiệm của Phật là bất tịnh. Do đó, quán này chắc chắn có thể duyên khắp cõi Dục, cõi Sắc làm cảnh.
Do đó, đã nói về nghĩa duyên không phải danh, cũng đã nói rõ thành duyên chung ba tánh.
Tập nghiệp đầu tiên: Chỉ nương cõi người có khả năng sinh ra quán này, không phải châu Câu-lô ở phía Bắc, trong cõi trời vì không có sắc xanh, bầm tím, v.v… Không thể khởi đầu, trước khởi ở đây, sau sinh xứ kia, cũng được hành tướng của quán này hiện tiền, chỉ vì chuyển bất tịnh là tánh thiện, nên thể lẽ ra là tịnh. Vì y cứ hành tướng, nên nói là bất tịnh, là thuộc về thân niệm trụ, là gia hạnh không phải căn bản, dù tương ưng với ba căn: thiện, lạc, xả, mà nhàm chán đều hiện hành, như trí Khổ, Tập, Nhẫn thuận theo ở đời nào? Duyên ở cảnh đời mình.
Nếu pháp bất sinh duyên chung ba đời, hành tướng quán này không thuộc về mười sáu hành phi thường, v.v…, nên chỉ là hữu lậu, gia hạnh đắc chung và lìa nhiễm, đắc lìa nhiễm của địa kia, khi được định kia kia, cũng đạt được quán này của địa kia kia, lìa nhiễm đắc rồi. Vào thời gian sau sau, cũng do gia hạnh khiến được hiện khởi, người chưa lìa nhiễm chỉ gia hạnh đắc. Tất cả bậc Thánh trong đây, sau cuối có phàm phu, đều có cả chưa từng, pháp khác chỉ có từng được.
Đã nói về sự sai khác của tướng quán bất tịnh rồi. Kế là, nên nói về trì niệm hơi thở, tướng sai khác này thế nào? Tụng rằng:
Niệm thở, tuệ năm địa
Duyên gió, dựa thân Dục
Hai đắc thật, ngoài không
Có sáu như Sổ tức…
Luận chép: Nói niệm hơi thở: Tức trong khế kinh nói: A-na, niệm A-ba-na.
Nói A-na: Nghĩa là giữ hơi thở vào, là nghĩa dẫn gió ngoài sao cho vào thân. A-ba-na: Nghĩa là giữ hơi thở ra, là nghĩa dẫn gió bên trong sao cho ra khỏi thân, như khế kinh nói: Bí-sô nên biết! Giữ hơi thở vào: hớp gió bên ngoài sao cho vào trong thân. Giữ hơi thở ra: đẩy gió bên trong sao cho ra ngoài thân, tuệ do sức của niệm quán hơi thở này làm cảnh, nên gọi chư A-na. A-ba-na niệm.
Có sư khác nói: Nói A-na, nghĩa là hay đem đến. A-ba-na, là đem đi. Ý lời nói này biểu thị hơi thở vào, hơi thở ra cõ nghĩa gìn giữ. Tuệ do quán niệm này, nên được gọi là niệm.
Nói thuộc về gió thân, lược có sáu thứ:
- Gió hơi thở vào.
- Gió hơi thởi ra.
- Gió phát ngữ.
- Gió trừ xả.
- Gió tùy chuyển.
- Gió lay động thân.
Nghĩa là vị thai, noãn, của xứ các hữu tình. Trước ở chỗ rốn, nghiệp sinh gió khởi, xuyên suốt thân, thành lỗ, như cộng rễ ngó sen, trước có gió vào trong thân, nhân miệng, mũi ở đây, gió khác nối tiếp vào. Đầu tiên này và sau, gọi là gió hơi thở vào. Gió hơi thở vào này, vừa đến trong thân, có gió nối tiếp ra, gọi là gió hơi thở ra. Như thợ rèn mở miệng lò tự nhiên gió ập vào, tánh gió theo tư pháp nhiên, chỉ có lỗ hổng, sẽ theo vào. Vào rồi, dừng lại, gió kia lại trở ra. Hơi thở vào, hơi thở ra, theo thứ lớp cũng như vậy. Về lý, thật ra gió này không có vào, không có ra, chỉ chuyển động như thế, làm tổn ích thân. Trong đạo nối tiếp nhau, giả gọi là vào ra. Vị chuyển vận của hơi thở vào, có công năng đuổi các vật hôi hám, ô uế, từ trong thân ra, tăng trưởng giới lửa, làm cho thân cử động nhẹ nhàng. Khi chuyển vận hơi thở ra, trừ xả hơi hôi thối làm giảm hơi lửa, khiến thân nặng nề.
Gió phát ngữ: Nghĩa là có gió riêng, là dục, vì trước lần lượt đã dẫn phát ngữ, tâm sở khởi, khiến tăng thêm mạnh, sinh từ chỗ rốn, chuyển vận, xung lên cổ họng, kích thích dị thục sinh, nuôi lớn đại chủng, dẫn tánh đẳng lưu, đại chủng gió sinh, cổ động răng, môi, lưỡi sai khác. Do thế lực này dẫn khởi vị lai, làm sáng tỏ danh, cú, văn tạo ra tự tánh sắc. Tự tánh sắc này đối với miệng, gọi là ngữ, cũng là nghiệp, lúc truyền ra ngoài, chỉ gọi là ngữ, tâm sinh đại chủng, lý ấy cực thành, nghĩa là thấy tham, giận, si, tâm khởi: Da mặt có mịn màng, khô khốc, sắc loạn khác thường. Lại, cũng nghe nói kẻ ôm độc giận, khuôn mặt bốc lửa, không có tâm từ, vì tham dẫn lửa sinh đốt thân, v.v…
Gió trừ xả: Nghĩa là có gió khác, tùy theo đi đường, dứt trừ hai thứ nhơ, do thứ nhơ ép ngặt bên trong có khổ thọ sinh. Do khổ thọ sinh, phát trừ xả dục, dẫn khởi tâm gió, tâm này khởi gió, thành nghiệp trừ xả. Lại, sức gió này khiến thân yên ổn.
Gió tùy chuyển: Nghĩa là có gió khác, theo khắp thân, chi, các lỗ chân lông chuyển vận. Do đó, nên được gọi là gió tùy chuyển. Gió này không dựa vào tâm, chỉ dựa vào sức nghiệp, theo lỗ hổng của thân, tự nhiên lưu hành. Do gió này có thể trừ, nương tựa lỗ hổng trụ, nên các vật cấu uế, hôi hám, nhơ bẩn, mục nát.
Gió chuyển động thân: Nghĩa là có gió khác, có công năng kích động thân, dẫn khởi nghiệp biểu, nên biết gió này khởi, lấy tâm làm nhân, chi, làm cho kích động khắp các thân. Vì chỉ rõ nghĩa gió, nhân đó nói cả sáu thứ gió. Nhưng ở đây, chính là nói về hai thứ hơi thở, ý trong đây, là nói về giữ niệm hơi thở. Tự tánh của niệm này là tuệ, không phải pháp khác, do khế kinh nói: Vì lời nói biết rõ. Phẩm này vì niệm vượt hơn, nên được gọi là niệm. Do sức niệm đáp gìn giữ lượng hơi thở ra vào. Vì chỉ rõ duyên hơi thở, mà định, tuệ được thành. Vì công năng của niệm, nên nói là niệm, và tùy theo tánh hành, nên y cứ ở môn trước, Đối tượng nương tựa của niệm này, chỉ có cả năm địa, nghĩa là căn cứ ở tĩnh lự trung gian cõi Dục và phần gần của tĩnh lự Sơ, Nhị, tam.
Do đó chỉ tương ưng với xả căn, vì đối trị tầm, nên tu niệm hơi thở này. Thọ khổ vui, v.v… thuận với dẫn phát tầm bà con, v.v…, nên đối trị tầm, phải là thọ tự nhiên vị hiện ở trước.
Có thuyết nói: Tĩnh lự căn bản của ba địa dưới, chính ở vị định, cũng có xả thọ.
Nói kia nói: Niệm này nương dựa cả tám địa, vì hơi thở hiện tiền của định trên ấy là không có. Niệm này chỉ duyên gió hơi thở làm cảnh, không phải duyên chung sáu gió như nói trên đã nói, mà niệm này, đầu tiên, chỗ dựa thân cõi Dục khởi, chỉ ở cõi người, cõi trời, trừ châu Câulô ở phía Bắc, chỉ có gia hạnh đắc, không phải lìa nhiễm đắc.
Người chưa lìa nhiễm, vì chắc chắn do gia hạnh hiện ở trước, nên không thuộc về địa lìa nhiễm đắc.
Đã nói đều là thuộc về địa phần gần, vì không phải căn bản. Lại, niệm này chỉ là gia hạnh vượt hơn khởi, không nên nói niệm này có lìa nhiễm đắc, vì niệm này chỉ tương ưng với tác ý chân thật.
Có thuyết nói: Cũng có cả tác ý thắng giải. Đối với chánh pháp, hữu tình mới có khả năng tu tập, ngoại đạo không có.
Vì không có người nói, nên ngoại đạo kia không thể biết pháp nhỏ nhiệm, vì niệm này rất trái với ngã chấp, vì ngã chấp kia có, nên niệm này không.
Do đủ sáu nhân, nên tướng niệm này viên mãn, sáu nhân là:
- Sổ.
- Tùy.
- Chỉ.
- Quán.
- Chuyển.
- Tịnh.
Sổ: Nghĩa là buộc tâm đếm hơi thở ra vào, từ một đến mười, không bớt, không thêm, e tâm rất tụ tán đối với cảnh. Nhưng đối với đây chấp nhận có ba lỗi:
- Lỗi đếm bớt.
- Lỗi đếm thêm.
- Lỗi đếm lẫn lộn.
Lại có ba lỗi:
- Lỗi rất chậm.
- Lỗi rất vội gấp.
- Lỗi tán loạn.
Nếu trong khỏang mười số, tâm tán loạn, lại phải theo thứ lớp đếm từ một, cuối cùng trở lại đếm từ đầu, cho đến khi được định. Thông thường khi đếm hơi thở, trước phải đếm hơi thở vào, vì vị sinh đầu tiên, hơi thở vào là trước, cho đến khi chết, hơi thở ra sau cuối.
Vì xét biết vị sống chết như thế, có thể tu tập dần đối với tưởng chẳng phải thường.
Tùy: là buộc tâm theo hơi thở ra vào. Niệm hơi thở ra vào là ngắn hay dài, xa, đến đâu lại quay trở lại? Vả lại, niệm hơi thở vào, là vận hành khắp thân hay vận hành một phần? Theo hơi thở vào kia, vận hành đến cổ họng, tim, rốn, đùi vế, đầu gối, ống chân, gót chân, ngón chân, tay, sự nghĩ nhớ theo đuổi.
Chỉ: nghĩa là buộc niệm ở chót mũi, hoặc giữa hai đầu chân mày, cho đến ngón chân. Thuận theo chỗ được ưa thích, dừng lại yên ở tâm mình. Quán hơi thở ở thân, như sợi chỉ trong chuỗi ngọc là lạnh, là ấm, là tổn hại, là lợi ích. Quán, nghĩa là quán sát gió hơi thở rồi, quán cả hơi thở đều có sắc tạo đại chủng và dựa vào sắc trụ ở tâm và tâm sở, quán đủ năm uẩn, dùng làm cảnh giới.
Chuyển: là di chuyển, là duyên nhận biết gió hơi thở, an trí sau sau, trong căn thiện vượt hơn, nghĩa là niệm trụ là đầu tiên, đến pháp Thế đệ nhất.
Tịnh: là thắng tiến, nhập thấy đạo, v.v…
Có sư khác nói: Niệm trụ là đầu tiên, định Kim cương dụ là sau, gọi là chuyển. Tận trí, v.v… mới gọi là tướng hơi thở tịnh, sai khác thế nào? Nên biết. Tụng rằng:
Thở ra vào theo thân
Dựa hai, sai bịêt chuyển
Số tình chẳng chấp thọ
Đẳng lưu không duyên dưới.
Luận chép: Tùy theo thân sinh hơi thở địa, thuộc về địa kia, do hơi thở là thuộc về một phần thân. Hơi thở ra vào này chuyển vận, vì căn cứ ở sự sai khác của thân, tâm, nên ả luận nầy nói hơi thở dựa vào thân chuyển, cũng dựa vào tâm chuyển. Tùy theo đối tượng thích ứng của thân, tâm, vì đủ bốn duyên, nên hơi thở mới được chuyển vận, y theo lý nói này, nói tùy theo thích ứng, đủ rõ hơi thở tất nhiên dựa vào sự sai khác của thân, tâm.
Nói bốn duyên:
- Hơi thở ra vào dựa vào thân.
- Lỗ chân lông mở ra.
- Đường gió thông suốt.
- Địa hơi thở ra vào, tâm thô hiện tiền.
Tùy theo có hơi thở bị thiếu trong bốn duyên này, ấy là không chuyển vận. Hơi thở ra vào này, gồm nhiếp số hữu tình. Hơi thđối với thân không có giác, vì không có, là dù từ ngoài đến, mà thuộc về nghĩa trong. Hơi thở ra vào này không phải có chấp thọ, vì hơi thở thiếu kém tướng chấp thọ, nên trong thân, dù có gió có chấp thọ, nhưng gió hơi thở này chỉ không có chấp thọ, vì thể của hơi thở ra vào này là đẳng lưu, là quả được sinh ra do nhân đồng loại, nên trong thân dù có gió dị thục nuôi lớn, mà gió hơi thở này chỉ là tánh đẳng lưu. Vị tăng trưởng thân, hơi thở liền sút giảm. Khi thân hao kém, hơi thở tăng trưởng, nên không phải đối tượng nuôi lớn, dứt rồi, về sau lại nối tiếp nhau, nên không phải dị thục sinh, vì sắc dị thục khác không có tướng này, chỉ tự đối tượng quán của tâm địa trên, không phải cảnh đối tượng duyên của tâm địa dưới, nghĩa là sinh cõi Dục, khởi tâm cõi Dục. Thân cõi Dục kia hơi thở cõi Dục, dựa vào tâm cõi Dục chuyển, tức đối tượng quán của tâm kia. Nếu sinh cõi Dục, khởi tâm sơ định thì thân cõi Dục kia, hơi thở cõi Dục, dựa vào tâm sơ định chuyển, tức sở quán của tâm kia, khởi tâm định hai, ba, đều căn cứ ở trước, lẽ ra phải nói sinh Sơ tĩnh lự, khởi tâm ba địa, sinh hai, sinh ba, khởi hai, khởi tự, căn cứ sinh cõi Dục, như lý nên nói: Nếu sinh ở địa trên, khởi tâm địa dưới, thân địa trên hơi thở địa trên dựa vào tâm địa dưới chuyển, chẳng phải đối tượng quán của 522 tâm kia.
Như thế, hơi thở cõi Dục, đối tượng quán của tâm bốn địa, hơi thở của định một, hai, ba, như thứ lớp đó là đối tượng quán của ba địa, hơi thở của địa một, hai, ba, địa có hơi thở bốn, địa không có hơi thở năm. Ở địa có hơi thở khởi tâm của địa không có hơi thở. Hơi thở sẽ không chuyển vận trụ, địa không có hơi thở khởi tâm của địa có hơi thở, hơi thở cũng không chuyển vận. Ở địa có hơi thở khởi tâm của địa có hơi thở, tùy theo đối tượng thích ứng của địa đó, có hơi thở ra vào chuyển vận như đã nói gìn giữ niệm hơi thở, thành tướng đầy đủ.
Vì sao nên nói như vầy: Nếu hành giả quán, thì trụ tưởng quán hơi thở nhỏ nhiệm, truyền đi từ từ, nghĩa là tưởng khắp thân, như một lỗ ống sáo, gió hơi thở liên tục như xâu Mạt-ni, không thể chuyển động thân, không phát ra thân thức. Như thế, nên nói giữ niệm hơi thở thành.
Có sư khác nói: Tăng trưởng tự tại các việc làm rồi gọi là niệm này thành tựu. Đầu tiên nói tăng trưởng là nêu rõ ba bậc thượng, trung, hạ của trì niệm hơi thở theo thứ lớp thành lập cho đến tùy theo niệm đó được an vui có thể thở ra, vào gọi là tự tại. Nếu vị trí này có thể nhiếp giữ thân tăng ích, xa lìa tham đắm, nương tựa vào tầm gọi là các việc phải làm đã làm xong.
Có sư khác nói: Nếu đủ sáu tướng, xa lìa ba lỗi. Hoặc nếu tu đầy đủ mười sáu thứ hành tướng cao siêu. Đến mức này, nên nói gìn giữ niệm hơi thở thành tựu.
Kinh nói: Niệm hơi thở có mười bảy thứ, nghĩa là niệm hơi thở ra vào, biết rõ ta đã niệm hơi thở ra vào ngắn, hơi thở ra vào dài, nhận biết khắp thân, dừng lại hành động thân tâm hành, nhận biết hỷ, nhận biết lạc, tâm chỉ, tâm biết rõ hành, khiến cho tâm vui mừng, khiến tâm thâu giữ, khiến tâm giải thoát, tùy, quán, không phải thường, tùy quán dứt, tùy quán lìa, tùy quán diệt.
Như thế, mỗi pháp đều tự biết rõ. Đầu tiên trong mười bảy thứ này là quán chung, mười sáu thứ sau là quán sai khác.
Căn cứ ở bốn niệm trụ, như thứ lớp nên biết, đều có bốn môn, thành mười sáu thứ.
Làm sao nhận biết tâm hành có thể thuộc về thọ niệm trụ. Vì nhân được gọi là quả, nên không có lỗi, không phải trong đây nói tâm hành, nghĩa là tư duy, nên biết thọ trong đó gọi là hành, nghĩa là do tham đắm vị của lạc thọ, ấy là đối với cảnh giới kia kia, hoặc sinh tâm tư duy tạo tác gọi là tâm hành. Vì Thọ là nhân của tứ, nên gọi tâm hành không có lỗi. Hoặc chỉ có thể nhận biết tự thể của thọ. Về nghĩa căn cứ cũng đối với tự thể của tư, v.v…, theo thứ lớp hay nhận biết tướng sinh, trụ, hoại, như nếm một giọt biển, thì cũng biết khắp vị nước của biển, nên chỉ nhận biết tên thọ là nhận biết tâm hành. Giải thích rộng tướng, như trong kinh đã giải thích.