LUẬN A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THẬT NGHĨA SỚ
Tác giả: Tôn giả Tất-địa-la-mạt-để (An Huệ)
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 4
Một sát na: Tụng nói:
Năm căn có thục, dưỡng
Thanh không dị thục sinh
Tám đẳng lưu không ngại
Cũng tánh dị thục sinh
Còn ba thực chỉ pháp
Sát-na chỉ ba sau.
Năm giới nội là năm giới của nhãn v.v… Trong mười tám giới có bao nhiêu thấy được? Bao nhiêu không thấy? Tụng nói:
Nhãn, một phần pháp giới
Tám loại gọi là thấy
Năm thức, tuệ câu sinh
Không thấy, không đo lường.
Mắt thấy, phần đồng sắc
Không phải mắt dựa thức
Truyền thuyết: không thể quán
Bị các sắc che lấp.
Luận nói: “Mắt hoàn toàn là thấy, tám loại của một phần pháp giới gọi là kiến, thứ khác đều không phải kiến”. Luận nay lược nói về tướng quyết định này, tụng nói:
Mắt không ở dưới thân
Sắc thức không mắt trên
Sắc đối tất cả thức
Hai đối thân cũng thế.
Như mắt, tai cũng vậy
Ba tiếp đều địa mình
Thân thức mình, địa dưới
Ý bất định nên biết.
Lại trong Kinh, Luận nói hai mươi hai căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỹ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, cần căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vi tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.
Giải thích: Đây là xuất xứ từ kinh nào? Có Phạm chí tên là Sinh Trắc, đến chỗ Phật vui mừng chào hỏi, rồi ngồi một bên mà hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Có bao nhiêu căn thâu tóm hết các căn?”. Phật đáp: “Ta nói có hai mươi hai căn thâu tóm hết các căn”. Nếu có ai phủ nhận điều này mà nói có căn khác, nên biết đó chỉ là lời nói vô nghĩa.