KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA

Hán dịch: Đời Đường_Trung Thiên Trúc Tam Tạng THÂU BA CA LA (Śubhakara-siṃha: Thiện Vô Uý)
Việt dịch: Thích Quảng Trí

 

QUYỂN HẠ

PHÂN BIỆT TẤT ĐỊA THỜI PHẦN PHẨM THỨ BA MƯƠI BA

Lại nữa, nay Ta giải thích: thời tiết thành tựu cát tường như Thuyết. Hành Giả biết xong, tìm cầu Tất Địa.

Thời Tiết ấy là: tháng 8, tháng 12, tháng 1, tháng 2, với tháng 4. Trong 5 tháng này, vào ngày 15 thì nên làm Thượng Thành Tựu

Tháng 4 ấy thời ắt có nạn mưa, vào tháng 2 thời cũng có nạn gió, ở tháng 1 thời có mọi loại nạn, chỉ tháng 12 ấy không có các việc nạn, vào tháng 8 thời có nạn: sấm, mưa đá, sét đánh… Nạn đã nói như trên đều là tướng thành tựu 5 tháng này, chỉ cầu làm thành tựu thì cần phải làm việc Phiến Để Ca (Śāntika). Tức 5 tháng này, vào ngày 15 của kỳ Hắc Nguyệt thì nên làm 2 Pháp thành tựu Trung Hạ; cũng cần phải làm việc 2 việc: Bổ Sắt Trưng Ca (Puṣṭika) A Tỳ Già Lỗ Ca (Abhicāruka). Vào lúc Nguyệt Thực thời thành tựu vật tối thượng, vào lúc Nhật Thực thời thông với vật thành tựu Thượng Trung Hạ. Hoặc ngày 15 của tháng, hoặc ngày 7, hoặc ngày 1, hoặc ngày 13, hoặc dùng ngày 3 nên làm thành tựu với tất cả vật

Nếu làm thành tựu tối thượng thì nên chọn khi có (Nakṣatra) Diệu (Grahā) bậc thượng. Loại Pháp Trung Hạ ấy thì ở đây nên biết, song trong Tú Diệu thì Quỷ Tú (Puṣya-nakṣtra) là hơn hết

Nếu làm Mãnh Lợi thành tựu thì trở lại y theo nhóm thời của Tú Diệu, hoặc cùng với Pháp của 3 việc tương ứng. Chỗ thành tựu ấy cũng y theo 3 việc mà làm

Hoặc như Bản Pháp đã nói, hoặc y theo sự truyền dạy của Bản Tôn rồi trong 2 tháng: tháng 10, tháng 1 từ ngày 1 đến ngày 15, ở khoảng trung gian ấy nên làm tất cả thành tựu với việc

Hoặc chọn ngày do Bản Tôn chỉ, hoặc trong các tháng: ngày 13 của của Hắc

Nguyệt, Bạch Nguyệt cũng được thành tựu

Tháng 7, tháng 8 là Tiết sau mùa mưa, nên vào lúc này làm Pháp Phiến Để Ca

Tháng 9, tháng 10 là Tiết bắt đầu của mùa Đông, nên vào lúc này làm Pháp Bổ Sắt Trưng Ca

Tháng 3, tháng 4 là Tiết sau mùa Xuân, nên vào lúc này làm Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca

Tháng 1, tháng 2 là Tiết bắt đầu của mùa Xuân, niên vào lúc này thông với tất cả việc

Tháng 5, tháng 6 là Tiết bắt đầu của mùa mưa, người chủ yếu muốn thành thì làm Hạ Tất Địa (Tất Địa bậc Hạ)

Như vậy, Tiết sau mủa xuân, mùa đông với mùa mưa cũng ứng với thành tựu 3 loại Tất Địa. Trong đây 9 Phẩm phân biệt tùy theo loại phân phối. Ở phần đầu đêm là thời của Hạ Thành Tựu, ở phần giữa đêm là thời của Trung Thành Tựu, ở phần sau đêm là thời của Thượng Thành Tựu

Ở phần đầu đêm là thời để làm việc Phiến Để Ca, ở phần giữa đêm là thời để làm việc A Tỳ Già Lỗ Ca, ở phần sau đêm là thời đề làm việc Bổ sắt trưng Ca

Ở 3 việc này, 9 Phẩm phân biệt tùy theo loại tương ứng. Biết thời tiết ấy, đối với tướng đã hiện ra trong thời phần ấy mà làm Thượng Trung Hạ. Song, vào lúc Nhật Nguyệt Thực liền nên làm Pháp, chẳng xem xét Thời Phần

Phàm mãnh Lợi thành tựu với việc A Tỳ Già Lỗ Ca thì lúc Nhật Nguyệt Thực là thời tương ứng hơn hết

Phàm khởi đầu thành tựu thì nhịn ăn 3 ngày, 2 ngày, 1 ngày… việc Thượng Trung Hạ tùy theo loại ngày nên biết

 

THÀNH TỰU TRÒN ĐỦ PHẨM THỨ BA MƯƠI BỐN

Lại nữa, sẽ nói Thân thành tựu khuyết thiếu của Bản Pháp

Nếu sợ sức của thân chẳng thể làm việc được thì đừng nên nhịn ăn. Niệm tụng biến số đủ xong, muốn khởi thành tựu, lại nên niệm tụng, Hộ Ma. dùng hương hoa, khen ngợi, mọi loại cúng dường, quán niệm Bản Tôn

Lấy tơ lụa trắng khiến Đồng Nữ se hợp làm sợi dây, như lúc trước làm Pháp, cột buộc làm 7 gút, tụng Minh 700 biến, Vào lúc sáng sớm, dùng cột buộc eo lưng, liền chận đứng sự mất tinh khí Minh là:

“Úm, nhã dĩ câu mang, thúc cật-la, mãn đà ninh, toa ha.

 

Ê hề ê hề mãng mang già ninh khất-sử bát-la mang, vĩ xả tô ma-la đế mãng, nhã nang mãng, bỉ tăng thất-lật để-dã, vi giả nghiệt đa mang chỉ lam

“Úm, la khất-sản, câu lỗ câu lung nghĩ ni, toa ha”

“Úm câu lan đạt lý, mãn đà, hồng, phán-tra”

Câu Ma La Minh (Kumārī-vidyā) dùng trong Phật Bộ.

Câu Lung Nghĩ Ni Minh (Kuruṃgini-vidyā) dùng trong Liên Hoa Bộ

Mang Mãng Kế Minh (Māmakī-vidyā) dùng trong Kim Cang Bộ

Khoảng giữa phần ban đầu, chặng giữa, chặng sau tụng câu Cầu Thỉnh. Nếu ở

Bản Pháp, tự không có câu cầu thỉnh thì nên lấy an trí. Song, 3 Minh này dùng cho Đương Bộ

Sợi dây trì tụng ấy, hoặc mỗi ngày cột buộc, hoặc khi làm Pháp Quang Hiển thời nên cột buộc. Khi làm Mạn Trà La, lúc niệm tụng, vào lúc của ngày Tiết (ngày cúng tế) đều nên nhanh chóng cột buộc

Lại trừ hôn trầm cho nên hợp Nhãn Dược (thuốc xoa bôi mắt). Tô Lỗ Đa, An Thiện Na, Sáp sa, mật, Long Não Hương, Tất Bạt, Bà La Môn Quế, Đắc Nghiệt La Hương, Tự Sanh Thạch Mật… đều lấy phần bằng nhau, đâm giã, rây làm bột. Dùng nước bọt ở miệng con ngựa hòa chung nghiền nhỏ. Lại dùng Minh này trì tụng 100 biến. Khi thành tựu thời luôn luôn rửa mặt, dùng thuốc xoa bôi con mắt, ắt trừ bỏ

sự lười biếng cùng với hôn trầm. Có các nạn dấy lên, từ xa đều nhìn thấy Phật Bộ Minh là:

“Úm, nhã phạ-la, lộ giả ninh, toa ha”

Liên Hoa Bộ Minh là: “Úm, vi lộ chỉ ninh, toa ha”

Kim Cang Bộ Minh là:

“Úm, mãn độ lý nễ-dị bát đế, toa ha”

Minh của 3 Bộ này dùng thông cho tất cả

Nếu có người trì tụng. Nay khi muốn thành tựu thời niệm tụng. Nếu có mệt mỏi thì đem Bạch Đàn Hương hòa với nước, dùng Bộ Tâm Minh trì tụng 7 biến rồi uống 3 hớp. Khi muốn thành tựu thời trước tiên dùng nước rưới vảy thân, nên chọn lấy tướng thiện lành thì mới có thể làm thành tựu.

Tướng thiện lành ấy là: Thương Khư (Śaṅkha: vỏ ốc), bánh xe, Câu Ngư (?dẫn dắt cá), Ấn xoay theo bên phải (hữu toàn Ấn), cây phướng hoa sen trắng, Ấn Bà Tất Để Ca, cái bình đầy tràn, Ấn chữ Vạn, chày Kim Cang, vòng hoa

Hoặc thấy người đàn bà đoan chánh với Anh Lạc nghiêm thân, hoặc thấy người đàn bà mang thai, hoặc thấy Đồng Nữ vui vẻ, hoặc thấy Bà La Môn Tịnh Hạnh mặc áo trắng mới. Hoặc thấy ngồi xe, cỡi voi ngựa, củ, thuốc với quả. Hoặc thấy việc kỳ lạ

Hoặc nghe tiếng sấm, hoặc nghe tiếng tụng Phệ Đà (Veda). Hoặc nghe tiếng: thổi loa, thổi sừng, các âm nhạc. Hoặc nghe tiếng chim công, ngỗng Cốt Chá, Anh Vũ… tiếng chim Cát Tường. Hoặc nghe âm thanh ủy dụ của lời nói thiện lành nghĩa là lời nói khởi đầu an vui thành tựu hợp Ý

Hoặc thấy mây lành, điệp chớp, gió nhẹ, mưa nhỏ. Hoặc thấy mưa hoa Trời, hoặc có mùi thơm tốt với thấy mống cầu vồng

Ở trong tướng này. Nơi mà Trời đã giáng xuống là Thượng Thành Tựu, hiện ra ở trong hư không là Trung Thành Tựu, hiện ra ở mặt đất là Hạ Thành Tựu. Ở 3 tướng này, 9 phẩm phân biệt như chỗ hiện ra bên trên đều là cát tường. Ngược với sự nhìn thấy này tức chẳng thành tựu

Thấy tướng này xong, sanh hoan hỷ sâu xa. Dùng Tâm như vậy mới làm thành tựu

 

THỈNH TÔN GIA BỊ THÀNH TỰU PHẨM THỨ BA MƯƠI LĂM

Lại nữa, nói Pháp Phụng Thỉnh thành tựu.

Như trước đã nói nhóm: thời tiết, tinh diệu, tướng điềm lành… Ở trong Pháp làm Mạn Trà La với trong Pháp thành tựu… đã rộng nói bày. Nếu chẳng thấy tướng hiền thiện hiện ra thời liền dùng Bộ Mẫu Minh Hộ Ma Ngưu Tô 108 biến, sau đó làm Pháp thì cũng được thành tựu Tất Địa

Lúc trước đã phân biệt đất của Mạn Trà La thì cũng nên như điều ấy mà làm thành tựu

Nếu Thượng Thành Tựu thì làm ở trên núi. Nếu Trung Thành Tựu thì làm ở bên cạnh cái ao. Nếu Hạ Thành Tựu thì tùy theo nơi chốn mà làm

Hoặc nơi chống cùng với Chân Ngôn tương ứng thì nên đến chỗ ấy làm. Thẳng y theo nơi này thì thành tựu dần dà chậm chạp. Ở trong Chế Để (Caitye: tháp) có xương Xá Lợi (Śarīra), làm tất cả Nội Pháp Chân Ngôn đều được thành tựu

Trong sự thành tựu trong 8 Đại Chế Để (8 cái tháp lớn) tại các nơi chốn: Đức Phật đản sanh…, rất ư là thắng thượng. Song, ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhi-maṇḍa) thì không có tất cả nạn, hay cùng với thành tựu tương ứng. Ma Vương đối với nơi ấy còn chẳng thể gây nạn huống chi là loài khác. Thế nên, tất cả Chân Ngôn quyết định thành tựu.

Phàm là Mãnh Lợi Thành Tựu thì làm ở trong nơi có mồ mả, hoặc ở nhà trống vắng, hoặc miết có một mình vị Thần cư ngụ, hoặc dưới cái cây cao lớn đứng một mình, hoặc ở bên bờ sông… sẽ làm thành tựu

Nếu muốn thành tựu Nữ Dược Xoa thì làm ở trong rừng

Nếu muốn thành tựu Pháp Long Vương thì làm ở bên bờ suối

Nếu muốn thành tựu Pháp Phú Quý thì làm ở trên cái nhà

Nếu muốn thành tựu Pháp Sứ Giả thì làm ở nơi có người dân tập hội

Nếu muốn thành tựu Pháp vào các hang huyệt thì làm ở trong cái hang

Đây là bí mật phân biệt nơi chốn thành tựu. Chọn lựa đất, quyết định xong. Trước tiên, nên nhịn ăn, như Pháp Tịnh Địa của Mạn Trà La, hoặc như Pháp Niệm Tụng Thất… nên làm sạch sẽ đất ấy, nơi chốn trong sạch tinh khiết, mau được Tất Địa.

Trước tiên, dùng Thành Biện Sự Chân Ngôn, hoặc dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn trì tụng vào nhóm vật: hạt cải trắng… đánh rải lên đất ấy tịch trừ các nạn. Dùng cây Khư Đà La (Khadira) làm 4 cây cọc, lượng khoảng 2 ngón tay, vót nhọn một đầu như chày Nhất Cổ. dùng Tử Đàn Hương xoa bôi trên cây cọc ấy, lại dùng chỉ màu ràng quấn, dùng Bạt Chiết La Quyến Ấn làm quyền cầm nắm. Dùng Chân Ngôn này trì tụng 108 biến rồi đóng ở 4 góc, đầu cây cọc hơi ló ra, làm một cái phan màu trắng treo trên cán cây trúc dài để ở phía Đông, phía Tây của Mạn Trà La. Dùng Km Cang Tường Chân Ngôn trì tụng vào bụt sắt 100 biến làm Tam Cổ Bạt Chiết La (chày Kim Cang có 3 chấu) đều nối tiếp nhau vây quang Mạn Trà La làm bức tường Kim Cang. Lại dùng Kim Cang Câu Lan Chân Ngôn trì tụng vào bột sắt 108 biến, cũng làm Tam Cổ Bạt Chiết La đều nằm ngang, để bên trên Bạt Chiết La dựng đứng, nhiễu quanh Mạn Trà La làm hành lang Kim Cang

Cửa của Ngoại Mạn Trà La dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn, dùng Bạt Chiết La Ấn mà hộ giữ cửa ấy

Cửa của lớp thứ hai, dùng Ha Lợi Đế Mẫu mà hộ giữ cửa ấy

Cửa của Trung Đài Viện, dùng Vô Năng Thắng mà hộ giữ cửa ấy

Nhóm Hộ Môn này dùng thông cho 3 Bộ. Hoặc dùng một vị ấy thông hộ giữ 3 cửa. Ba vị Thánh Giả này hay đập tan các nạn, không gì có thể hại được. Đây là bí mật hộ giữ vật thành tựu

Chính giữa cái Đài ấy chôn nhóm vật của 5 thứ báu. Nếu ở chỗ người dân tập hội, khi làm Mạn Trà La thời chẳng nên chôn nhóm vật của 5 thứ báu ấy mà chỉ để bên dưới vật đã thành tựu. Nếu ở Trung Đình (cái sân) cùng với bên trong cái thất, hoặc ở trong Phật Đường… khi làm Mạn Trà La thời cũng lại như vậy

Dùng 5 nơi bên trên, chỉ trì tụng vào nước thơm rưới vảy tức liền thành thanh tịnh, chẳng mượn đào đất. Nếu ở trong vái thất vổn đã niệm tụng mà làm Pháp này thì mau được thành tựu. Ở trong các cái thất đều chẳng thích hợp làm Pháp thành tựu. Ở trong cái thất bị hư hoại thì cũng chẳng thích hợp làm

Khi muốn làm Mạn Trà La thời, trước đó 7 ngày, vào lúc hoàng hôn dùng Tâm kính ngưỡng quán niệm các Tôn như đối trước mắt, rồi nói lời phụng thỉnh: “Tất cả các Tôn ở bên trong 3 Bộ với các Tôn và hàng Quyến Thuộc ở trong Bản Tạng. Từ lâu con đã niệm tụng Hộ Ma, giữ vững Giới Hạnh. Dùng Tâm chân thành na2ycu1ng dường các Tôn. Nguyện sau 7 ngày giáng phó đến Đạo Tràng. Vì thương xót con cho

nên nhận vật cúng nhỏ nhoi này, dùng Đại Từ Bi khiến cho con thành tựu

Như vậy cho đến đủ 7 ngày ấy, y theo thời khải thỉnh, sau đó làm Pháp

Lại dùng nhóm Át Già, hoa, hương, thức ăn uống với khen ngợi… mỗi ngày váo lúc sập tối thì riêng cúng chư Thần Hộ Thế (Loka-pāla) ở một phương, cho đến 3 phương đều nên như vậy. Lại dùng hương xoa bôi bàn tay, trì tụng vào bàn tay ấy, đem đè lên vật ấy rồi phụng thỉnh. Lại dùng hương đốt xông ướp vật phụng thỉnh. Lại nữa, nhịn ăn, chọn ngày giờ tốt, lược làm Mạn Trà La, dùng vật phụng thỉnh, hoặc chỉ dùng một màu sắc làm Mạn Trà La tròn trịa, chỉ mở một cửa, bên trong để hoa sen 8 cánh, lượng khoảng 2 khuỷu tay. Tiếp theo Ngoại Viện còn lại thì tùy theo ý mà làm lớn, nhỏ

Trước tiên, ở Nội Viện để 3 Bộ Chủ. Phía Bắc của mặt Tây để Ma Hề Thủ La (Maheśvara) với Phi (Uma). Bên phải Đức Phật: để Đế Thù La Thí (Tejorāśī), bên trái để Phật Nhãn (Buddha-locana). Tiếp đến, bên phải Quán Tự Tại (Avalokiteśvara) để Ma Ha Thất Lợi (Mahā-śrī), bên trái để Lục Tý (Ṣaḍ-bhūja). Tiếp đến, bên phải Kim Cang (Vajra) để Mang Mãng Kế (Māmakī), bên trái để Minh Vương Tâm

Phía Nam của cửa ở mặt Tây để Cát Lý Cát Lợi Phẫn Nộ (Kilikili khordha) với Kim Cang Câu (Vajrāṃkuśa).

Như bên trên đã nói đều an trí ở Nội Viện

_Tiếp theo ở Ngoại Viện để chư Thần của 8 Phương với để nhóm Năng Biện

Chư Sự Chân Ngôn Chủ

Hai Viện Nội Ngoại đều nên an trí nhóm Chân Ngôn Chủ ưa thích mà Tâm đã kính trọng

Bên phía Bắc của cửa bên ngoài để Quân Trà Lợi (Kuṇḍalī), phía Nam của cửa để Vô Năng Thắng (Aparājita) đều dùng Tâm Chân Ngôn mà thỉnh cúng dường

Ở trên hoa sen để vật thành tựu rồi cúng dường. Hoặc ở trên hoa sen để cái bình Ca La Xa tràn đầy, ở bên trên cái bình để vật thành tựu ấy. Hoặc ở trên hoa sen để cái hộp, ở bên trong chứa đầy vật, vật ấy hoặc chứa đầy ở trong đài hoa, để trên hoa sen, dùng bàn tay đè lên, trì tụng vào vật ấy một ngàn biến, hoặc 100 biến. Tiếp theo, lại trì tụng vào hoa dùng ném lên trên vật. Tiếp theo, lại dùng bơ hòa với An Tất Hương rồi thiêu đốt xông ướp. Tiếp theo, lại dùng nước thơm rưới vảy chút ít lên trên vật. Tiếp theo, lại dùng Bộ Mẫu Minh trì tụng vào vật ấy. Đối với hết thảy các Tôn trong Mạn Trà La đều dùng nhóm Chân Ngôn kia trì tụng vào vật ấy

Tiếp theo lại dùng Ngưu Tô Hộ Ma, hoặc dùng sữa bò. Hoặc dùng bơ, mật, mè hòa chung làm Hộ Ma. Sau đó, dùng váng sữa đặc (lạc) Hộ Ma. Các vật đã nói ở trong Bản Pháp đều nên Hộ Ma, đều lấy dùng hết thảy Chân Ngôn bên trong Mạn Trà La làm Hộ Ma khắp cả, với đều dùng Chân Ngôn trì tụng vào nước thơm rồi rưới vảy lên vật ấy

Như Pháp Quang Hiển Vật đã nói lúc trước, đây cũng trì tụng như vậy. Dùng con mắt của mình nhìn xem vật ấy, Tâm tụng Chân Ngôn. Như vậy làm Pháp thì vật ấy liền thành Phụng Thỉnh. Phàm tất cả vật làm Pháp Phụng Thỉnh thì mau được thành tựu

Hoặc ở Bản Pháp, hết thảy tất cả Pháp cúng dường, tế tự… mỗi mỗi đều nên làm đủ Pháp Phụng Thỉnh này, trong Mạn Trà La cũng thông thọ trì vật ấy. Vật ấy cũng thông với quang hiển vật ấy, ở trong nếu làm thành tựu thì các loài gây chướng cũng chẳng được dịp thuận tiện gây hại. Cũng thông với làm vật ấy trong sạch (tịnh vật). Y theo Pháp Quán Đảnh cũng thông với quán đảnh vật ấy, cũng thông với quán đảnh thân của mình.

Đây là Bí Mật Năng Biện Chư Sự Thắng Mạn Trà La. Nếu làm Pháp này thì chẳng lâu sẽ được thành

 

PHÁP BỔ TÚC VÀO CHỖ THIẾU SÓT PHẨM THỨ BA MƯƠI SÁU

Nay Ta sẽ nói Pháp bổ túc vào chỗ thiếu sót (bổ khuyết thiểu). Từ thọ trì vật xong, mỗi ngày 3 thời tắm gội, 3 thời cúng dường với làm Hộ Ma. Dùng bàn tay đè lên vật ấy, 3 thời thay áo, ngày Tiết (ngày cúng tế) thì nhịn ăn, đều nên tăng thêm nhóm Pháp cúng dường. Ba thời lễ bái, sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, phát nguyện. Ba thời đọc Kinh với làm Mạn Trà La, 3 thời quy y thọ Giới, 3 thời Hộ Thân… Như vậy làm Pháp thì quyết định được thành tựu.

Hoặc do phóng dật dẫn đến có sự thiếu sót, tức nên dùng Bộ Mẫu Minh trì tụng 21 biến liền thành đầy đủ. Nếu thiếu Pháp này thì thành tựu cũng thiếu. Hoặc nếu có thiếu, lại nên niệm tụng 10 vạn biến, lại nên làm Mạn Trà La này bổ túc chỗ thiếu sót lúc trước, sau đó mới làm thành tựu.

Mạn Trà La ấy vuông vức có 4 góc an 4 cửa, như trước đã nói chia bày lối đi giới hạn (giới đạo). Mặt Đông để Đức Phật, bên phải để Phật Hào (Buddha-Ūrṇa), bên trái để Phật Thước Để (Buddha-śākti), bên phải để Phật Từ (Buddha-maitra), bên trái để Phật Nhãn (Buddha-locana), bên phải để Luân Vương Phật Đảnh (Cakra-rājabuddhoṣṇīṣa), bên trái để Bạch Tản Phật Đảnh (Sitāta-patroṣṇīṣa), bên phải để Đế Thù La Thi (Tejo-rāśī), bên trái để Tối Thắng Phật Đảnh (Vijayoṣṇīṣa), bên phải để Siêu Việt Phật Đảnh, bên trái để Tu Bồ Đề (Subhūti), bên phải để A Nan (Ānanda)

Ở cóc Tây Nam để cái bát (bình bát), ở góc Tây Bắc để cây Tích Trượng. Bên ngoài cửa, bên phía Nam để Ha Lợi Đế Mẫu (Hāṛtye), bên trái để Vô Năng Thắng (Aparājita). Ở bên ngoài Mạn Trà La để năng Biện Chư Sự. Chính giữa để bánh xe, ở bên trên để vật thành tựu ấy hoặc để Bản Tôn

Ngoại Viện để Bát Phương Thần Môn, hai bên để Nan Đà (Nanda-nāgarāja) với Bạt Nan Đà Long Vương (Upananda-nāgarāja)… đều dùng Bản Chân Ngôn thỉnh, hoặc dùng Bộ Tâm Minh đều thỉnh, y theo Pháp cúng dường, sau đó Hộ Ma

Các Tôn ấy: hoặc để Ấn ấy, hoặc để tòa ngồi ấy, hoặc dùng Bản Chân Ngôn thành lửa thanh tịnh xong, Hộ Ma bơ, mật 108 biến. Lại dùng cơm váng sữa đặc (lạc phạn) với dùng mè đều dùng Bản Chân Ngôn Hộ Ma 100 biến. Việc ấy xong rồi, lại tụng 100 biến. Đây là Pháp bí mật bổ túc cho lỗi sai lầm

Vật dùng cúng dường đều nên thơm đẹp. Thức ăn dùng cúng dường thì nên dùng Ô Na La cúng với đường cát hòa với váng sữa đặc. Làm Pháp này thì các Tôn đều được tràn đầy phồn vinh, vui vẻ được thành tựu. Cphải chỉ có Bổ Khuyết, cũng nên một một nửa tháng, hoặc ở ngày Tiết (ngày cúng tế), hoặc lại mỗi ngày làm Mạn Trà La này cúng dường thời các Tôn đều được tràn đầy phồn vinh, mau ban cho thành tựu. Nếu chẳng bày biện nổi thì tùy theo sức mà làm

Như lúc trước đã nói Pháp Mạn Trà La của Phật Bộ, Pháp của Liên Hoa Bộ này cũng đều đồng với Pháp kia, chỉ sửa làm hình tròn, độ lượng tùy theo ý. Đông Tay an trí Quán Tự Tại (Avalokiteśvara), bên phải để Mã Đầu Minh Vương (Hayagrīvavidyā-rāja), bên trái để Tỳ Thủ Lỗ Ba (Viśva-rūpa), bên phải để Nhị Mục (Dvākṣi), bên trái để Tứ Tý (Catur-bhūja), bên phải để Lục Tý (Ṣaḍ-bhūja), bên trái để Thập Nhị Tý (Dvādaśa-bhūja), bên phải để Năng Mãn Chư Nguyện, lại bên phải để Gia Du Mạt Để (Yaśo-mati), bên trái để Đại Cát Tường (Mahā-śrī), bên phải để Đa La (Tārā), bên trái để Chiến Nại-La (Candra), phía bên phải gần cửa để Thấp Phệ Đa (Śveta), bên trái để Bán Noa La Phạ Tất Ninh (Pāṇḍara-vāsinī). Chính giữa để Hoa Sen (Padma). Bên Ngoại Mạn Trà La để Bản Bộ Năng Biện Chư Sự. Đây là Pháp Liên Hoa Bộ Bổ Khuyết Mạn Trà La

Như lúc trước đã nói Pháp Mạn Trà La của Phật Bộ thời Kim Cương Bộ này cũng lại như vậy. Song, nên làm hình vuông, độ lượng tùy theo ý. Mặt Đông để Chấp Kim Cang (Vajra-dhāra), bên phải để Minh Vương (Vidyā-rāja), bên trái để Mang Mãng Kê (Māmakī), bên phải để Quân Trà Lợi Phẫn Nộ (Krodha-kuṇḍalī), bên trái để Kim Cang Câu (Vajrāṃkuśa), bên phải để cây bổng, bên trái để Đại Lực (Mahā-bala), bên phải để Quyền (Saṃdhi), bên trái để Tôn Bà (Sumbha), bên phải để Đề Phòng Già, bên trái để Bát Na Ninh Khất-Sái Bả, bên phải để Phẫn Nộ Hỏa (Krodhāgni), bên phải gần cửa để Kim Cang Khả Úy Nhãn, bên phải gần cửa để kIm Cang Vô Năng Thắng. Bên ngoài Mạn Trà La để Bản Bộ Năng BIện Chư Sự. Các Ngoại Viện còn lại với Pháp cúng dường đều như lúc trước nói. Đây là Pháp Kim Cang Bộ Bổ Khuyết

Như vậy cúng dường xong rồi, cầu được mộng tốt. Sáng sớm tắm gội, mặc áo trắng sạch, dùng hoa lúa đậu với cỏ Câu Lâu xanh, hoa trắng thơm đẹp… cúng đường đất của Mạn Trà La. Sau đó, dùng phân bò xoa bôi lau quét, rồi lại làm Tam Bát Đa Hộ Ma (Saṃpāta-homa: Hộ Ma sinh khởi). Bên phải để cỏ Câu Lâu, củi, bơ, mật, mè với cơm. Hết thảy vật Hộ Ma đều để ở bên phải. Bên trái để vật khí Át Già, thìa đong bơ với thìa đong các vật, để ở ngay phía trước… bơ tan tiếp theo để trước mặt cái thìa, dùng Thành Biện Chư Sự Chân Ngôn rưới vảy lên nhóm vật ấy

Thỉnh Bộ Chủ Tôn an trí cúng dường, dùng Bản Chân Ngôn, dùng Át Già thỉnh Bản Tôn ấy cũng lại an trí. Trước mặt thân của mình để bơ, phía trước bơ để lửa, khoảng giữa của bơ với lửa để vật thành tựu. Bắt đầu từ thân mình, tiếp đến bơ, tiếp đến vật, tiếp đến lửa, tiếp đến Bản Trì Tôn với Bộ Chủ Tôn. Như lúc trước, nên biết thứ tự để 5 loại vật. Bên trái Bộ Chủ để Xà Ninh Minh, bên phải để Thành Biện Chư Sự

Như trước đã nói thứ tự an trí trong Pháp Hộ Ma. Trước tiên trải bày cỏ Câu Lâu xanh, để cơm hòa với váng sữa đặc, rải hoa lúa đậu, hiến Tro-Phạ Tất Để cúng, dùng hương thơm tốt cúng dường, say đó y theo Pháp làm việc Hộ Ma

Vật đã thành tựu, để ở trong vật khí bằng vàng, hoặc nhóm vật khí bằng bạc, đồng đã tôi luyện, đá, Thương Khư (Śaṅkha: vỏ ốc), gỗ, đất La Nhĩ Ca… trải bày lá cây A Thuyết Tha, ở bên trên để vật khí. Hoặc trải bày lá cây có nhựa như sữa, hoặc lá cây Át Già, hoặc lá cây chuối, hoặc lá hoa sen, hoặc vải lụa sạch mới… tùy thọn mà trải bày. Lại để 5 lớp lá, trước tiên trải bày trên mặt đất, để vật thành tựu. Lại dùng 5 lớp lá che trùm vật ấy. Hoặc có thể là cái dù, hoặc mọi loại áo, hoặc các vật tạp. Thứ tự nên biết vật khí được chứa đựng

Sau đó, dùng Tâm chẳng tán loạn làm Pháp Tam Bát Đa (Saṃpāta). Dùng Tâm Quang Minh trì vào vật ấy với rải tán. Tay cầm cái thìa thong thả múc bơ ấy để trên vật ấy, tụng Bản Chân Ngôn đến chữ Toa (SVĀ) ấy liền rưới trong lò, hô chữ Ha (HĀ) ấy thì trở lại tiếp chạm vật ấy, cho đến vật khí đựng bơ. Như vậy đi lại 3 chỗ, tiếp chạm vật chẳng được đoạn tuyệt. Đây gọi là Pháp Tam Bá Đa Hộ Ma (Saṃpātahoma). Trải qua một ngàn biến hoặc 100 biến, hoặc xem xét Chân Ngôn rộng, lược. Hoặc lại thành tựu Thượng Hạ nặng nhẹ, cho đến Hộ Ma 21 biến, Đây gọi là hạn định của Đô Thuyết Biến Số

Khi Tam Bá Đa (Saṃpāta) thời dùng cây quất thấm khắp vật ấy khiến cho đều tươi mịn. Khi mới để vật thời trước tiên dùng nưới rưới vảy, tiếp theo đè lên trì tụng, tiếp theo dùng mắt nhìn, tiếp theo hiến cúng dường. Hộ Ma xong rồi, trở lại tu như vậy

Thành Tựu Mạn Trà La đã nói 3 loại tướng thành tựu. Khi làm Pháp này thời, nếu có tướng hiện ra tức nên nín nhịn (cấm), nên biết chẳng lâu liền được thành tựu. Vật ấy nếu to lớn thì để ở bên phải nên dùng bàn tay phải cầm giữ, rồi để ở bên trái mà Tam Bá Đa. Nếu thành vật hữu tình thì làm hình tượng ấy, dùng cái thìa tiếp chạm nơi cái đầu rồi làm Hộ Ma. Nếu thành thân của mình thì dùng cái thìa tiếp chạm đảnh đầu mà làm Hộ Ma. Nếu vì người khác cho nên làm Tam Bá Đa thì chỉ xưng tên của người ấy mà làm Hộ Ma

Vật thành tựu ấy lại có 3 loại sai biệt

1_ Chỉ xưng tên

2_ Dùng vật che cách

3_Chỉ lộ hiện nơi mà con mắt đã quán thấy

Như vậy đều dùng bơ ấy mà làm Hộ Ma

Nếu chẳng được bơ thì nên dùng sữa bò, hoặc bơ hòa với sữa, hoặc dùng 3 thứ có vị ngọt (tam điềm). Hoặc xem xét sự sai biệt của thành tựu thì cần phải dùng váng sữa đặc (lạc), hoặc như Bản Sở nói mà dùng Hộ Ma, hoặc dùng dầu mè Hộ Ma khí trượng

Nếu thành Phệ Đa La (Vetāla: khởi thi Quỷ) thì cần phải dùng Kiên Mộc Hương Tâm Hộ Ma, hoặc dùng các nước cốt hương khác của nhóm Tô Hợp

Hoặc xem xét sự sai biệt của vật ấy cùng với sự sai biệt của thành tựu… nên lấy các loại hương vật cùng với Pháp tương ứng mà làm Hộ Ma. Nếu hoặc thịt chó thì trở lại dùng mỡ của nó. Các loại thịt khác cũng lại như vậy

Vật thành tựu ấy, hoặc để hết ở phía trước, dùng Pháp Tam Bá Đa đã nói này, hoặc Pháp Hộ Ma như lúc trước nói… thì cần phải rộng làm Pháp Tam Bá Đa, Hộ Ma vật ấy. Như vậy làm xong sẽ mau được thành tựu

Tam Bá Đa xong, rưới tẩy khiến cho sạch sẽ, sau đó như Pháp quán đảnh. Quán Đảnh xong rồi, cúng dường hộ trì, để trước mặt Bản Tôn, lại gia thêm mọi loại thức ăn uống cúng dường Bản Tôn với nên cúng tế Hộ Thế ở 8 phương. Cũng nên như Pháp cúng dường đất Hộ Ma, sau đó dùng các Táo Đậu (tẩy rửa thân thể cho sạch sẽ) với A Ma La (Amala: không có dơ bẩn) xong thì tự mình như Pháp tắm gội. Ở giờ Ngọ dùng bàn tay đè lên vật ấy rồi gia thêm niệm tụng. Lại nữa, se bện sợi dây ấy, y theo lúc trước như Pháp trì tụng. Vòng xuyến đeo ở cánh tay, nước, tro, nước hạt cải trắng… mỗi mỗi đều nên như lúc trước trì tụng

Khi muốn làm thành tựu thời vật hộ thân như vậy, trước tiên nên trì tụng, nghĩ định tràn đầy, sau đó dùng niệm tụng Hộ Thân như vậy

Khi các vật thành tựu thời có nơi đã dùng đều liền có ứng nghiệm. Bởi thế cần phải chuẩn bị trì tụng trước tiên, chuẩn bị nghĩ định nhóm hoa, vật cúng dường… cũng nên gia thêm Pháp trì tụng. Để ở sát bên cạnh, tiếp theo liền y theo làm Mạn Trà La, như Pháp cúng dường mà làm thành tựu. Dùng Năng Biện Chư Sự Chân Ngôn, trì tụng sợi dây năm màu giăng lối đi giới hạn, ràng buộc trên 4 cây cọc, dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn trì tụng vào cái bình để trước cửa bên ngoài, 2 đầu sợi dây đã giăng ràng đều cột buộc ở cổ cái bình, khiến cho hơi lỏng, Mỗi khi ra vào thời nghĩ niệm Quân Trà Lợi, nâng sợi dây lên rồi đi vào. Sợi dây ấy, nếu dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn trì tụng cũng được. Hoặc lấy Bản Pháp Chân Ngôn trì tụng cũng được. Như vậy đã nói Pháp Tịch Trừ Nạn. Trước tiên ở nơi yên tĩnh, sau đó làm Pháp

Lúc ấy, ở bên ngoài cúng tế Hộ Thế Đại Thần ở 8 phương kèm các quyến thuộc. Ở trên cái bình ấy để bạt Chiết La (Vajra: chày Kim Cang), hoặc để cành nhánh có quả trái. Cái bình ấy với sợi dây, hoặc dùng Đượng Bộ Minh Vương trì tụng, hoặc dùng Bộ Tâm, hoặc dùng Bộ Mẫu trì tụng để hộ giúp nơi chốn ấy. Hoặc hết thảy Khế Ấn của Đương Bộ đều an trí ở Bản Phương để tịch trừ các nạn. Cây cọc kia dùng Kim Cang Xuyên Chân Ngôn trì tụng 100 biến, một đầu trên cái Xuyên (then cửa, chốt cửa) ấy làm hình chày Tam Cổ, hoặc hình Nhất Cổ. Như vậy làm xong liền đóng ở 4 góc bên ngoài Tịnh Thất, Nếu làm Mạn Trà La thì đóng ở góc của lối đi giới hạn (giới đạo). Đây gọi là Pháp Kim Cang Xuyên Chân Ngôn hay làm các việc

Mạn Trà La ấy, hoặc dùng màu sắc của bột khô, hoặc dùng mọi loại bột hương, hoặc dùng màu ướt, dùng bút bằng lông bò vẽ. Ở bên ngoài các góc vẽ chày Tam Cổ. Các lối đi giới hạn ấy vẽ khắp hình chày Tam Cổ. Trở lại, dùng Kim Cang Tường Chân Ngôn trì tụng. Lại ở trong hình của Giới ấy lại đặt một cái chày nằm ngang, khắp nơi nên như vậy, tức gọi là Kim Cang Câu Lan. Trở lại, dùng Kim Cang Câu Lan trì tụng

Như vậy làm xong thì không có thứ gì có thể hoại được. Thế nên, ở trong làm Pháp thành tựu. Ở trong các cửa với bên ngoài cửa đều để Bạt Chiết La (Vajra). Pháp thành tựu ấy, hoặc làm ở trong Tịnh Thất, hoặc ở đất lộ thiên làm Mạn Trà La rộng khoảng 5 khuỷu tay, hoặc hoặc 8…. Xem xét nơi của việc thành tựu ấy, tùy theo lớn nhỏ mà làm

Ở trong các cửa để Bạt Chiết La.

Ở trên các góc để cái bình

Ở trước cửa bên ngoài để cái bình Năng Biện Chư Sự

bên trong (?Nội Viện): mặt Đông để Pháp Luân Ấn, bên phải để Phật Nhãn, bên trái để Phật Hào, bên phải để Nha Ấn, bên trái để Thước Để Ấn, bên phải để 5 loại Phật Đảnh theo thứ tự an trí hai bên trái phải. Ở trong Phật Bộ: hết thảy các Tôn tùy theo ý an trí theo thứ tự ở hai bên trái phải. Cuối cùng, ở 2 bên để A Nan với Tu Bồ Đề. Tiếp theo, bên dưới, gần cửa để Vô Năng Thắng

Tiếp theo, ở Ngoại Viện: mặt Đông để Tất Đạt Đa Minh Vương, mặt Bắc để Đại Thế Chí Tôn, mặt Nam để Diệu Cát Tường Tôn, mặt Tây để Quân Nhiệt La Tôn

Bên phải mặt Đông để Phạm Thiên cùng với chư Thiên Sắc Giới. Bên trái để Nhân Đà La (Indra), bên trên đến Tha Hóa Tự Tại, cho đến Thiên Thần Địa Cư

Ở phương Đông Nam để Hỏa Thần (Agni) cùng với các Tiên Nhân (Ṛṣī) dùng làm quyến thuộc

Ở phương Nam để Diệm Ma Vương (Yama-rāja) cùng với Tỳ Xá Xà (Piśāca), Bố Đan Na (Pūtana), các Ma Đát La (Mātṛ: Âm Mẫu) mà làm quyến thuộc

Ở phương Tây Nam để Nê Lợi Đế Thần (Naiṛrti) cùng các La Sát (Rākṣasa) mà làm quyến thuộc

Ở mặt Tây: phía Nam của cửa để Phạ Lỗ Noa Thần (Varuṇa) cùng các chúng Rồng (Nāga-gaṇa) mà làm quyến thuộc. Phía Bắc của cửa để Địa Thần (Pṛthivī) cùng các a Tu La (Asura) mà làm quyến thuộc

Ở phương Tây Bắc để Phong Thần (Vāyu) cùng các Già Lỗ Noa (Garuḍa) mà làm quyến thuộc

Ở phương Bắc để Đa Văn Thiên Vương (Vaiśravaṇa) cùng các Dược Xoa (Yakṣa) mà làm quyến thuộc

Ở phương Đông Bắc để Y Xá Na Thần (Īśaṇa) cùng các Cưu Bàn Trà (Kuṃbhaṇḍa) mà làm quyến thuộc

Lại ở mặt Đông, tại một chỗ để Nhật Thiên Tử (Āditya-devaputra) cùng với nhóm Diệu (Grahā)

Lại ở mặt Tây, tại một chỗ để Nguyệt Thiên Tử (Candra-devaputra) với các (Nakṣatra) vây quanh

Ở cửa Tây: hai bên khúc quanh để Nan Đà (Nanda-nāgarāja), Bạt Nan Đà Long Vương (Upananda-nāgarāja)

Ở trong Phật Bộ: hết thảy đẳng loại Sứ Giả, Chân Ngôn với Minh… Ở 4 mặt của

Ngoại Viện ấy tùy theo ý an trí, sau đó y theo Pháp khải thỉnh, thứ tự cúng dường, Hộ Ma, niệm tụng

trung ương cùng tột, để Bản Tôn ấy hoặc vật thành tựu. Như ở Pháp Mạn Trà La đã nói nhóm việc Hộ Thân, đây cũng như vậy theo thứ tự nên hành. Đây là Phật Bộ Thành Chư Vật Mạn Trà La, tất cả các nạn không thể được dịp thuận tiện gây hại. Ở trong làm Pháp mau được thành tựu, tất cả các Tôn tăng thêm Hộ Vệ.

Như lúc trước, dùng 5 loại màu sắc làm Mạn Trà La, chỉ sửa hình tròn thành hình vuông

Nội Viện ấy: trong chỗ của mặt Đông để Liên Hoa Ấn, bên phải để 7 Đa La Minh, bên trái để 7 Cát Tường Minh. Tiếp theo, bên trái để 6 Đại Minh Vương, bên phải để Bán Noa Phạ Tất Ninh (Pāṇḍara-vāsinī), bên trái để Da Du Mạt Để (Yaśomati), hai bên ở gần cửa để Nhất Kế Minh Phi (Eka-jaṭa) với Mã Đầu Minh Vương (Hayagrīva)

Ở trước cửa bên ngoài để cái bình Năng Biện Chư Sự

Ở cửa với góc để Bạt Chiết La (Vajra: chày Kim Cang), bên trong để hoa sen

Ngoại Viện ấy để Phạm Thiên (Brahma) với Nhân Đà La (Indra), hàng Ma Hê Thủ La (Maheśvara), chư Thiên Tịnh Cư (Śuddhāvāsa) với Vô Cấu Hạnh Bồ Tát, Quang Mạn Bồ Tát, Trang Nghiêm Bồ Tát, Vô Biên Long Vương, Tốn Đà với Ưu Ba Tốn Đà Long Vương, Thương Khư Trì Minh Tiên Vương cùng với các Trì Minh Tiên đều như Hộ Thế các phương lúc trước

Ở trong Bộ này, hết thảy Sứ Giả, các loại Chân Ngôn với Minh… tùy theo ý an trí. Như trước đã nói, thứ tự an trí thì đây cũng như vậy. Tất cả các nạn không thể được dịp thuận tiện gây hại. Cần phải ở trong đây làm Pháp thành tựu

Như Phương lúc trước làm, như nơi lối đi giới hạn. Ở Nội Viện: mặt Đông để Tô Tất Địa Yết La (Su-siddhi-kara), bên phải để Thiên Thi Kim Cang Minh Phi, bên trái để Kim Cang Quyền Minh Phi (Vajra-saṃdhī), bên phải để Tốn Bà Minh Vương (Sumbha), bên trái để Kế Lợi Chỉ Lý Minh Vương (Kilikili), bên phải để Bạt Chiết La Tôn (Vajra-nātha), bên trái để Bạt Chiết La Đãn Tra (Vajra-daṇḍa), bên phải để Kim Cang Mẫu Đặc Già La Chùy (Vajra-mudgara), bên trái để Kim Cang Thương Yết La (Vajra-śaṃkara), bên phải để Kim Cang Câu Minh Phi (Vajrāṃkuśī), bên trái để Mang Mãng Kế Minh Phi (Māmakī)

Ngoại Viện ấy: bên phía Đông để Thắng Tuệ Sứ Giả, Kim Cang Tuệ Sứ Giả (Vajra-mati), Ma Hề Thủ La (Maheśvara) với Phi (Uma), Đa Văn Thiên Vương (Vaiśravaṇa) với các Dược Xoa (Yakṣa)

Ở trước cửa ấy để cái bình Biện Chư Sự. Ở trong Kim Cang Bộ: hết thảy Sứ Giả, Chân Ngôn với Minh, Bộ Đa (Bhūta), Tỳ Xá Già (Piśāca), Ma Hầu La Già (Mahoraga) với Trì Minh Tiên (Vidyā-dhāra-ṛṣī), Hộ Thế tám phương đều an trí theo thứ tự ở Ngoại Viện. Sau đó khải thỉnh, như Pháp cúng dường, Hộ Ma, niệm tụng

Khởi đầu thành tựu, nơi khải thỉnh các Tôn ấy, nên dùng Minh Vương Chân Ngôn, hoặc dùng Bộ Mẫu Minh thỉnh hết thảy các Tôn ở Mạn Trà La đều để cái bình như hết thảy các Pháp của Mạn Trà La lúc trước đều để cái bình. Như hết thảy các Pháp của Mạn Trà La lúc trước, Pháp thành tựu này cũng đều như vậy

Nếu ở trong nhóm Mạn Trà La này làm thành tựu, dầu cho chẳng đầy đủ Pháp Hộ Thân thì cũng được Tất Địa, vì các Tôn kia tự có lời thề: “Nếu người thỉnh chúng ta đấn Mạn Trà La, dùng Tâm kiền thành như Pháp cúng dườngthì chúng ta sẽ ban cho điều mà người ấy đã cầu nguyện. Thế nên đối với người này, nên biết không có nạn mà đều được gia hộ

Nếu dùng Bộ Tâm Chân Ngôn cùng với Bộ Mẫu, hoặc dùng Minh Phi Năng Biện Chư Sự Chân Ngôn kèm với Nội Hộ Thân Chân Ngôn mà dùng Khải Thỉnh, hộ thân, các Giới mau được thành tựu

Đây là Pháp bí mật của 3 Bộ

_Tiếp nữa, lại nói thông với Mạn Trà La bí mật của 3 Bộ

Như Pháp: ở lối đi giới hạn để Bạt Chiết La. Trung ương để Bản Bộ Chủ Ấn.

phía trước ấy để Bản Chân Ngôn Chủ, hoặc như lúc trước để cái bình Yết La Thi, vật ấy chứa đầy ở trong nhóm vật khí rồi để trên cái bình ấy

Nội Viện: mặt Đông để Như Lai Ấn. Mặt Bắc để Quán Tự Tại Ấn. Mặt Nam để Kim Cang Ấn. Mặt Tây, bên phải để Lỗ Đại La (Rudra), bên phải để Đa Văn Thiên Vương

Như trước đã nói Minh Vương Mạn Trà La. Đây cũng như vậy theo thứ tự an trí. Bên phải để Bộ Mẫu Minh, bên trái để Biện Sự Minh

Hai Bộ Kim Cang, Liên Hoa: ở 2 bên trái phải cũng như thế. Mặt Tây: bên phải để Kiều Lợi (Gaurī), bên trái để Lạc Khất Sáp Di (Lakṣmī)

Mặt Đông: 2 góc để cái bát với Chi Phạ La

Mặt Bắc: 2 góc để Đãn Noa Bổng (Daṇḍa) với cái bình Quân Trì (Kuṇḍikā: Táo Bình, Thủy Bình)

Mặt Nam: 2 góc để Bát Chiết La (Vajra) với Mẫu Đặc Già La (Mudgara)

Mặt Tây: 2 góc để Thâu La (Śūra) với cái bình báu

Ở trước cửa bên ngoài, lập riêng nơi chốn để Vô Năng Thắng. Trước cửa ma75t Đông để Ha Lợi Đế Mẫu. Trước mặt cửa Nam để Cú Tra Kì Lợi Ca. Trước cửa mặt Bắc để Ế Ca Khế Tra

Ngoại Viện ấy tùy theo ý để khắp các Ấn, như Pháp khải thỉnh, cúng dường

Đây là Bí Mật Đô Mạn Trà La

Ở bên trong, nơi làm thành tựu các vật đều được Tất Địa. Đảnh Hành đối với nơi này còn chẳng được dịp thuận tiện gây hại, huống chi là các Tỳ Na Dạ Ca khác. Dùng các sinh vật nhỏ bé (dê con, cừu non, hươu nhỏ, nai nhỏ…), hương, hoa, đèn, mọi loại thức ăn uống… trì tụng Quang Hiển rồi cúng dường. Như nơi niệm tụng với Pháp cúng dường mà Mạn Trà La đã nói. Đây cũng nên làm như vậy

Nếu ở trong Tịnh Thất làm thì cũng lại như vậy. Mọi loại cúng dường Mạn Trà La Chủ ấy nên tăng thêm gấp 4 lần. Đây là Pháp bí mật

Cúng dường xong rồi. Tiếp theo, nên ở bên ngoài như Pháp cúng tế, dùng bơ thắp đèn, bấc đàn ấy sạch mới, cúng dường Bản Tôn, mỗi một vật đều nên phụng hiến Át Già. Nếu như vậy làm Pháp sẽ mau được có hiệu nghiệm

Dùng Minh Vương Chân Ngôn trì tụng vào hạt cải trắng. Hoặc dùng Năng Biện Chư Sự Chân Ngôn, hoặc dùng trước tiên trì Hữu Công Chân Ngôn trì tụng, để sát cạnh vật thành tựu… dùng Tịch Trừ thì các nạn tức liền lui tan

Lại dùng Bản Bộ Chủ Ấn để ở bên trái, hoặc chỉ trì tụng vào cây đao lớn để ở bên trái

_Ở 8 phương sở ấy đều để các Trượng Phu (Puruṣa)

Bắt đầu ở phương Đông, người ấy làm bộ dạng của Đế Thích (Indra), tay cầm Bạt Chiết La (chày Kim Cang), hình sắc mỗi mỗi như Đế Thích

Ở phương Nam, người ấy làm bộ dạng của Diệm Ma (Yama), tay cầm Đãn Noa Bổng (Daṇḍa)

Ở phương Tây, người ấy làm bộ dạng của Long Vương (Nāgharāja), tay cầm sợi dây (Pāśa)

Ở phương Bắc, người ấy làm bộ dạng của Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa), tay cầm Ca Đà Bổng

Ở phương Đông Bắc, người ấy làm bộ dạng của Y Xá Na (Īśaṇa), tay cầm Tam Cổ Xoa (cây chỉa ba)

Ở phương Đông Nam, người ấy làm bộ dạng của Hỏa Thần (Agni-devatā), dáng như người tiên, tay cầm Quân Trì với Xâu Chuỗi

Ở phương Tây Nam, người ấy làm bộ dạng của La Sát Vương (Rākṣasa-rāja), tay cầm cây đao nằm ngang

Ở phương Tây Bắc, người ấy làm bộ dạng của Phong Thần (Vāyu-devatā), tay cầm cờ phướng

Đế Thích màu trắng, Diệm Ma màu đen, Long Vương màu hồng, Tỳ Sa Môn màu vàng ròng, Y Xá Na màu trắng với dây đai màu vàng, Hỏa Thần màu lửa, La Sát Vương màu mây đen lợt, Phong Thần màu xanh…. Áo đã mặc ấy cũng đều như vậy

Người ấy đều nên thọ nhận Giới khiến cực thanh tịnh, có sự dũng mãnh rất can đảm, khéo làm Pháp hộ thân, hình sắc đoan chánh, Thịnh Niên (tuổi từ 21 đến 29) khỏe mạnh, khí trượng đã cầm đều nên trì tụng. Ở cổ, hai vai đeo quấn vòng hoa, chuẩn bị hạt cải trắng, khéo như tướng nạn. Nếu có nạn đến, liển rải tán hạt cải trắng mà dùng đánh, hoặc ném vòng hoa

Hoặc nếu mọi nạn ấy hiện ra nhiều sự rất đáng sợ thì nên dùng Khí Trượng đã cầm, hoặc từ xa nghĩ định. Nếu điều kia gây áo bức thì dùng Khí Trượng đâm đánh, rải rán hạt cải trắng với ném vòng hoa. Khi dùng khí trượng nghĩ định với đâm đánh thời chẳng được dời động Bản Xứ. Nếu dời khỏi Bản Xứ thì điều kia sẽ được dịp thuận tiện gây hại. Bởi thế cần phải chẳng động Bản Xứ

Ở trong Bản Tạng, hết thảy Ấn hộ thân, loài khó tồi phục thì trì tụng, cúng đường để bên cạnh thân của mình. Nếu có nạn mãnh hại cực lớn thì nên tự dùng các Ấn ấy ném đánh. Hoặc điều kia đi đến thì trì tụng Hữu Công Chân Ngôn tụng vào hạt cải trắng rồi rải tán đánh lên nạn ấy

Nếu nạn chẳng dừng, liền nên ra bên ngoài, dùng thức ăn uống ngon tốt gia thêm thật nhiều, như Pháp Tế Tự các chúng Nạn ấy

Tất cả Hộ Pháp tổng cộng có 9 loại là: Tịch Trừ các nạn, kết Hư Không Giới, kết Mạn Trà La Giới, kết Phương Sở, kết Kim Cang Tường, kết Kim Cang Câu Lan, hộ vật, hộ thân… dùng trừ các nạn

Khi làm thành tựu thời như nhóm Pháp này đều nên nghĩ nhớ. Hoặc nếu chẳng đủ người hộ phương lúc trước thì cần phải để khí trượng ngay phương ấy. Điều này chẳng thể làm đủ thì ở Phương Sở để Na La Già Khí Trượng, hoặc giương cung đặt mũi tên vào rồi để ở các Phương Sở. Hoặc cùng với người trợ thành tựu, hiểu rõ Pháp Tạng, có Trí Phương Tiện, trì tụng Hữu Công, Giới Hạnh thanh khiết, đứng ngay giữa cửa, trợ làm các việc, tịch trừ các nạn… cho đến Nội Viện, Ngoại Viện thì người kia đều nên trợ giúp. Hết thảy tất cả các việc đến khoảng sập tối đều nên làm đầy đủ

Mặt trời mới lặn xong, liền khởi đầu thành tựu. Khi khoảng giữa bị khốn đốn thời ra bên ngoài Mạn Trà La, ngậm nước súc miệng, dùng Quuân Trà Lợi Chân Ngôn trì tụng vào nước rồi uống 3 ngụm. Hoặc dùng Bản Tôn Chân Ngôn trì tụng vào chút ít lá tía tô rồi dùng uống vào thì hết thảy sự mệt mỏi sẽ được trừ khỏi. Lại đem Mật hòa với Tất Bạt dùng Phật Bộ Mẫu Minh trì tụng, xong xo bôi con mắt ấy, khi nạn hôn trầm dấy lên, tức liền trừ khỏi

Trước tiên, dùng Tâm thành, đứng hướng mặt về phương Đông quán sát các Tôn, quy mệnh khải thỉnh. Đối với 3 loại điềm lành cát tường, nên ở bê trong tùy được tướng tốt. Dùng Tâm vui vẻ mà làm thành tựu. Tùy theo điềm lành trước tiên thì thành tựu cũng như thế. Bợi vậy, Hành Giả nên xem xét điềm lành trước tiên. Trước hết nên trong chốc lát quán sát Tô Tất Địa Yết La Minh Vương, tiếp theo liền nhiễu theo bên phải cái bình Biện Chư Sự

Khi vào Mạn Trà La thời tùy theo cái bình đã gặp đều nhiễu qua theo bên phải. Đến xong, đảnh lễ các Tôn cùng với xem xét khắp, mỗi mỗi đều dùng Bản Chân Ngôn mà dâng phụng Át Già, hoặc dùng Bộ Tâm Chân Ngôn phụng hiến. Nơi thỉnh các Chân Ngôn Chủ thì nên dùng Minh Vương Chân Ngôn thỉnh triệu. Nơi thỉnh Minh Vương thì nên dùng Minh Phi thỉnh triệu. Thỉnh xong, dùng các Bản Ấn này với tụng Bản Chân Ngôn Minh… hoặc chỉ đều nhìn vào một Ấn, tụng Chân Ngôn ấy với Minh. Nếu làm như vậy sẽ mau được Tất Địa

Vật thành tựu ấy có để trong vật khí Át Già, hoặc để trên cái bình, hoặc bụm bên trong bàn tay, hoặc chỉ dùng Tâm niệm, hoặc để ở vật khí Phạ La Nhĩ ca, hoặc để trên lá cây, để gần sát ở trước mặt Bản Tôn bên trong (nội Bản Tôn)

Các vật khí đã thành, đều dùng Ngưu Hoàng xoa bôi. Tiếp theo, dùng hạt cải trắng Tác Hộ, tiếp theo trì tụng vào hoa Mạt Lạt Để, cúng dường vật ấy. Do Ngưu Hoàng xoa bôi cho nên liền thành Cấm Trụ, dùng hạt cải trắng liền thành tác hộ, dùng hoa cúng dường liền thành Quang Hiển. Ba loại Pháp này, thứ tự nên làm chẳng được bỏ thiếu

Ở trước mặt Bản Tôn để vật thành tựu, ở giữa chẳng được để vật khác ngăn cách. Vật thành tựu dùng 3 loại Pháp làm Tác Hộ: một là Thủ Ấn, hai là hạt cải trắng. Vì khiến cho vật thành tựu mau có ứng nghiệm cho nên số hiến Át Già, hương hoa, vật dụng với váng sữa đặc, số nên cúng dường, trợ giúp cho người thành tựu.

Vì hộ vật ấy cho nên thường tại nơi chốn ấy, như vậy an trí cúng dường vật xong. Sau đó, dùng bàn tay đè lên, hoặc dùng mắt quán nhìn, dùng Tâm chẳng tán loạn ấy từ từ trì tụng. Ở khoảng trung gian luôn luôn Quang Hiển vật ấy, như vậy nối tiếp nhau. Lại ban đêm trì tụng đừng để cho gián đoạn, đêm ấy 3 thời dùng nhóm Át Già theo thứ tự cúng dường

Nếu cần ra ngoài súc miệng, thì khiến người trợ giúp thay thế ngồi trước vật, tiếp tục niệm tụng. Người trì tụng ấy có chỗ bỏ niệm thì người trợ giúp ấy đều nên bổ khuyết

Khi trì tụng, nếu có đại nạn đến thì người trợ thành nến chống lại nạn ấy. Như chẳng thể cấm thì Hành Giả nên tự mình rải tán hạt cải trắng, dùng tịch trừ nạn ấy, người trợ thành trì tụng vào vật ấy.

Khi ở phương Đông có nạn này hiện ra là mưa lớn có điện chớp thì nên biết là nạn Đế Thích.

Ở phương Đông Nam có nạn này hiện ra là người to lớn có màu lửa, hoặt như mặt trời ban ngày thì nên biết tức là nạn Hỏa Thiên

Ở phương Nam ấy có nạn này hiện ra là hình xác chết rất đáng sợ, lớn tiếng kêu khóc, tay cầm cây đao lớn thảy đều cắt mũi, tay cầm đầu lâu, đầu cổ đầy máu, trên đầu rực lửa… thì nên biết tức là nạn Diệm Ma

Ở phương Tây Nam có nạn này hiện ra là tuôn mưa phân ấy, phân làm dơ Mạn Trà La với mọi loại hình rất đáng sợ thì nên biết tức là nạn Nê Lợi Đê (Naiṛrti)

Ở phương Tây ấy có nạn này hiện ra là nhóm mưa sấm chớp, sét đánh, mưa đá… thì nên biết tức là nạn Long Vương

Ở phương Tây Bắc có nạn này hiện ra là có gió màu đen to lớn dấy lên thì nên biết tức là nạn Phong Thần

Ở phương Bắc ấy có nạn này hiện ra là Đại Dược Xoa với Nữ Dược Xoa gây não loạn Hành Giả thì nên biết tức là nạn Đa Văn Thiên Vương

Ở phương Đông Bắc có nạn này hiện ra là hình quái dị, đầu voi, đầu heo, đầu chó đều bưng núi lớn thì nên biết tức là nạn Y Xá Na

Ở phương bên trên ấy có chư Thiên hiện đủ Oai Đức lớn thì nên biết tức là nạn

Thượng Phương Thiên

Nạn của phương bên dưới là đất chấn động với nứt tách ra …thì nên biết tức là nạn A Tu La

Làm Thượng Thành Tựu thì mới hiện ra nạn này. Nhóm nạn như vậy hiện ra ở giữa đêm

Phàm tướng nạn của Thượng Thành Tựu trở lại to lớn… Trung với Hạ Thành dựa theo đây nên biết.

Ở ban đêm, 3 thời là tướng thượng Trung Hạ ấy cùng với thời ứng, tức là thành tựu. Thời chẳng tương ứng tức chẳng thành tựu

Ba loại tướng ấy là: hơi ấm, khói, ánh sáng… 3 tướng như vậy tương ứng hiện ra theo thứ tự. Nếu Thượng Thành Tựu tức có đủ 3 tướng, nếu Trung Thành Tựu thì đủ 2 tướng trước, nếu Hạ Thành Tựu thì chỉ hiện tướng đầu tiên.

Hoặc nếu trì tụng kiền thành, vào đầu đêm thời 3 tướng theo thứ tự hiện ra, liền dùng Bộ Mẫu Minh cấm trụ ánh sáng ấy. Hoặc dùng Minh Vương Tâm cấm trụ tướng ấy cùng với trì tụng vào Ngưu Hoàng xoa bôi rưới vảy, hoặc dùng bàn tay đè lên , hoặc dùng bơ rưới vảy, hoặc rải tán hoa, hoặc hạt cải trắng, hoặc chỉ rưới vảy nước cấm trụ tướng ấy, tức liền thọ dụng

Lại Quả Nguyện ấy hoặc nếu đầu đêm tức thành, liền làm Cấm Trụ niệm tụng, đến Bản Thời ấy mới có thể thọ dụng. Trung Thành Tựu ấy dựa theo đây nên biết

Ở đầu đêm ấy thì Hạ Tất Địa thành, ở giữa đêm ấy thì được Trung Thành Tựu, khi tướng sáng tỏ động thời được Thượng Thành Tựu

Trung Thành Tựu ấy thành tựu lúc giữa đêm, như Pháp cấm xong, dầu cho đến sáng sớm thì thọ dụng cũng được

Hạ Thành Tựu ấy dựa theo đây nên biết, đều ở Bản Thời mà thành tựu

Nếu chẳng thọ dụng cũng chẳng được tốt, Vật ấy dầu thành cũng chẳng dùng được. Lại chẳng cấm trụ thì đến sáng sớm cũng chẳng thọ dụng được. Vật ấy giống như hoa tàn úa, cũng như thức ăn dơ uế, không có chỗ nhận dùng

Dùng tụng niệm cho nên thỉnh khải Chân Ngôn nhập vào trong vật ấy. Thời đã qua rồi thì nghiệm ấy cũng mất. Lại vật thành tựu tuy hiện ra tướng đầu tiên nhưng chẳng thành tựu, ngay lúc đó nếu cấm tướng ấy, sau đó trở lại làm nhóm Pháp Quang Hiển với các ngày Tiết (ngày cúng tế) cúng dường, quán đảnh, liền làm thành tựu. Trải qua 3 năm, nếu chẳng thành thì nên biết vật này chẳng thể được thành

Hạn của Pháp Thượng Thành Tựu đến 3 năm. Nếu Trung Thành Tựu đến 6 tháng. Nếu Hạ Thành Tựu thì chẳng có hạn kỳ thời gian. Pháp thành tựu tốt lành cũng lại như vậy

 

PHÁP THU HỒI LẠI VẬT THÀNH TỰU BỊ TRỘM CẮP PHẨM THỨ BA MƯƠI BẢY

Nay Ta sẽ nói Pháp thu hồi lại vật đã bị trộm cắp

Vật ấy thành xong. Hoặc khi làm thành tựu thời vật ấy bị trộm mất. Khi vật bị trộm, hoặc thấy hình người ấy, hoặc chỉ mất vật mà chẳng thấy người ăn trộm. Vào lúc đó, chẳng chọn ngày Tú (ngày trực của Tinh Tú), cũng chẳng nhịn ăn, phát khởi sân nộ, hiện tiền mau nên làm Pháp Mạn Trà La này

Dùng tro thiêu xác chết làm hình Tam Giác, chỉ mở cửa Tây. Ở trước cửa bên ngoài để Bản Tôn ấy. Nội Viện: góc Đông để Tô Tất Địa Yết La Minh Vương, bên phải để Kim Cang Phẫn, bên trái để Đại Nộ, bên phài để Kim Cang Quyền, bên trái để Kim Cang Câu, bên phải để Kim Cang Kế Lợi Cát La, bên trái để Tỳ Ma, bên phải để Nhiệt Tra, bên trái để Tân Nghiệt La, bên phải để A Thiết Ninh, bên trái để

Thương Yết La, bên phải để Nhược Gia. Bên phải cửa để Ca Lợi, bên trái cửa để Tô Ma Hô với để nhóm Đại Phẫn Nộ khác

Vì thành tựu cho nên theo thứ tự an trí, như Pháp khải thỉnh. Dùng hoa màu đỏ với nhóm thức ăn màu đỏ theo thứ tự cúng dường. Như lúc trước đã nói Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca thì ở đây nên làm

Bên ngoài cửa, ở nơi để Bản Tôn nên dùng nhóm hoa mỹ diệu như Pháp cúng dường.

Ngoại Viện ấy để Thần hộ 8 phương với để nhóm Tôn thuộc các Sứ Giả khác của Bản Bộ, cũng nên cúng dường như vậy

trung ương ấy làm Pháp Hộ Ma. Lò ấy có 3 góc, mỗi mỗi như lúc trước. Dùng 7 cây Khước Địa La vót nhọn, dùng màu của thân mình xoa bôi rồi dùng Hộ Ma. Hoặc dùng cây Khổ Luyện, hoặc dùng củi còn dư sau khi đốt xác chết mà dùng Hộ Ma. Sau khi lửa cháy rồi, dùng tro thiêu xác chết hòa với máu của thân mình mà dùng Hộ Ma. Cùng với dùng thuốc độc, máu của thân mình, dầu hạt cải với hạt cải đỏ… 4 loại hòa chung với nhau mà dùng Hộ Ma. Lại lấy 4 loại vật làm hình người ăn trộm vật, rồi ngồi trên hình ấy, dùng tay trái cắt chẻ thành từng miếng rồi lấy Hộ Ma

Nếu người ấy có thể hàng phục người sân với Môn Pháp…thì nên làm pháp này.

Kẻ ăn trộm vật ấy kinh hoàng khiếp sợ, đích thân mang vật đến giao cho Hành Giả. Liền nên ban cho kẻ kia không có sợ hãi nữa. Lúc đó cùng với người kia làm pháp Phiến Để Ca, nếu chẳng làm thì người kia liền mạng chung. Hoặc vật đã đem đến lại liền gia thêm, kín đáo an trí trước mặt Bản Tôn.

Lại vật thành tựu bị ăn trộm đã lâu ngày, nếu muốn truy bắt lấy lại, liền nên làm điều này thông với Thành Biện Chư Sự Mạn Trà La của 3 Bộ, rồi làm ở 4 phương Trung ương an trí Tô Tất Địa Yết La Minh Vương Ấn.

Nội Viện: mặt Nam để Kim Cang Phẫn Nộ, Đại Phẫn, Mang Mãng Kê, Kim Cang Câu Thực, Kim Cang Quyền, Kim Cang Hỏa, Kim Cang Mẫu Đặc Già La, Kim Cang Bồ Úy, Kim Cang Thương Yết La, Tỏa Kế Lợi Cát La, Tuệ Kim Cang Vô Năng Thắng với để các Đại Phẫn Nộ với các Sứ Giả, các nhóm Đại Oai Đức Chân Ngôn Chủ… ở mặt Nam ấy theo thứ tự an trí

Nội Viện: mặt Bắc để Năng Mãn Chư Nguyện, Quán Tự Tại, Mã Đầu Minh Vương, Đa Diện Đa Thủ, Năng Hiện Đa Hình, Gia Du Mạt Để, Đại Cát Tường, Lạc Khất-Sáp Nhĩ, Thấp Phệ Đa, Bán Noa La Phạ Tất Minh, Đa La, Chiến Nại La, Mạt La hết thảy Chân Ngôn với Minh, các nhóm Sứ Giả … mỗi mỗi đều theo thứ tự như Pháp an trí

Nội Viện: mặt Đông để các Phật Đảnh khác của nhóm Kim Luân Phật Đảnh.. Phật Hào, Phật Nhãn, Phật Thước Để, Phật Nha, Phật Từ với Minh Chủ khác của nhóm Vô Năng Thắng, với các Chân Ngôn khác của nhóm Năng Biện Sự Chư Chân Ngôn, với các Sứ Giả… ở mặt Đông ấy mỗi mỗi đều theo thứ tự như Pháp an trí

Hai bên sát cửa với bên ngoài cửa, cũng lại như lúc trước, y theo Pháp an trí Thần hộ 8 phương ở Ngoại Viện ấy

Bên phía nam của cửa Tây để Phạm Thiên Vương cùng với Quyến Thuộc

Bên phía Bắc của cửa Tây để Ma Hề Thủ La với Phi, nhóm Ngôn Na Bát Để, các quyến thuộc cùng với 7 Mang Đát La Mẫu, với 8 Long Vương kèm các quyến thuộc, A Tu La Vương với các quyến thuộc, kẻ quy y Phật, Đại Oai Đức Thần… ở Ngoại Viện ấy mỗi mỗi đều như Pháp theo thứ tự an trí, chí thành khải thỉnh theo thứ tự cúng dường

Ở mặt Tây bên ngoài để lò Hộ Ma. Dùng sáp làm hình kẻ ăn trộm vật ấy, để trong Bá Ky (công cụ sàng lọc vỏ trấu của lúa), y theo Pháp A Tỳ Già Lỗ khải thỉnh, cúng tế, cúng dường Hộ Ma. Tiếp theo dùng cây đao cắt hình ấy mà làm Hộ Ma. Hoặc y theo Pháp A Tỳ Già Lỗ mà Bản Bộ đã nói, y theo Pháp ấy mà làm

Hoặc Bản Tôn tự trộm lấy với chẳng cho thành thì cũng như vậy làm. Từ ngày 5 đến ngày 14 của kỳ Hắc Nguyệt, trong khoảng trung gian làm Pháp thì nói là thắng đạt

Hình ấy lại dùng gậy, roi với lửa nướng, mọi loại Pháp mạnh đánh. Cây bổng dùng Mạt Đãn Na Lạt y theo Pháp Kim Cang Quyết dùng đâm vào thân phần. Dùng dầu hạt cải đen hòa với muối xoa bôi khắp thân ấy, tùy theo ý muốn cho đau đớn mà đặt để gây hại. Lại dùng cái áo phủ che xác chết mà che trùm hình ấy, lấy sợi dây đỏ ràng buộc, hiến hoa màu đỏ, trì tụng dùng con mắt của mình nhìn một cách giận dữ, ở trong Chân Ngôn để câu Ha Trách (quát mắng), mỗi ngày đánh đập (hình ấy). Nếu đem vật đến, liền nên dừng nghỉ

Giữa đêm nên làm Pháp mãnh lợi này. Dùng cây Câu Trưng Na xoa bôi dầu cải đen mà làm Hộ Ma. Lại dùng thuốc độc với máu của thân mình, dầu cải, muối với hạt cải đen hòa chung với nhau, xưng tên người ăn trộm vật mà làm Hộ Ma. Trải qua 108 biến, hoặc chỉ dùng màu của thân mình hòa với muối rồi hòa Hộ Ma.

Khổ Trị (trị phạt làm cho đau khổ) như vậy, nếu chẳng trả lại vật, liền nên làm Pháp mạnh bạo khiến cho chết (chí tử mãnh pháp). Ở trong Pháp A Tỳ Già Lỗ đã nói Pháp giết chết, làm khắp Pháp Ấy, ở trong Chân Ngôn để câu giết chết ấy. Nếu đem vật đến liền ngưng Pháp ấy, khiến theo xin vui vẻ

Nếu kẻ kia đã dùng vật ấy mà đem vật khác thay thế thì cũng ngưng việc ấy lại. Hoặc dùng vật ấy mà không có vật thay thế, chỉ đi đến xin lỗi tạ tội thì cũng dừng việc ấy lại. Ban cho kẻ kia vui vẻ. Kẻ kia hoặc bị tổn thất với phân chia cho người khác, tùy theo phận còn sót, đem đến trả thì cũng dừng việc ấy lại

Bố thí cho kẻ kia vui vẻ thì cần phải dùng Kim Cang Trưng Na La Chân Ngôn mà làm Hộ Ma. Hoặc dùng Đại Nộ, hoặc dùng Bất Tịnh Phẫn Nộ mà làm Hộ Ma. Hoặc ở Đương Bộ đã nói Khước Truy Thất Vật Chân Ngôn mà làm Hộ Ma. như thế, 3 loại Chân Ngôn này dùng thông cho 3 Bộ Chân Ngôn là:

“Nang mô la đát-nang, đát-la dạ dã. Nang mạc thất-chiến nõa phạ nhật-la bá ninh duệ, mảng hạ dược khất-sa, tế na nang bát đa duệ.

Úm, hạ ra hạ ra, phạ nhật-la, mãng tha mãng tha, phạ nhật-la, độ nang độ nang, phạ nhật-la, hạ nẵng hạ nẵng, phạ nhật-la, bát giả bát giả, phạ nhật-la, nại la nại la, phạ nhật-la, na la dã, na la dã, phạ nhật-la, na la dã, vỉ na la dã, phạ nhật-la, sân na sân na, phạ nhật-la tần na tần na, phạ nhật-la, hồng phán-tra”.

Được vật ấy xong, hoặc được thay thế xong, liền hộ vật ấy kèm với hộ thân.

Nên ở ngày Tiết (ngày cúng tế) theo thứ tự mà làm nhóm Pháp Quang Hiển. Trong ấy: vật thành tựu với Hạ Thành Tựu… một phần nên dâng cúng Đức Thế Tôn, một phần nên dâng cho A Xà Lê. Ra bên ngoài Mạn Trà La, lấy một phần ấy dâng cúng người thành tựu trước kia, một phần đem cho nhóm người Đồng Bạn. Lấy phần thứ năm mà tự thọ dụng. Hoặc chia ra làm 2 phần, một phần tự dùng, một phần dâng cúng 4 nơi (tứ xứ).

Pháp chưa có vật của các Hữu (các cõi) đều như vầy: Trước tiên dùng Át Già phụng hiến nhóm Tôn, sau đó lấy Bản Phần (phần của mình). Phần của người thành tựu trước kia dùng Át Già cúng dường, đền trả giá trị ấy, tự lấy thọ dụng. Giá trị ấy chính là cúng dường vậy.

Nếu vị A Xà Lê kia chẳng còn sống thời bồi hoàn giá trị phần của vị ấy rồi tự thọ dụng. Người được bồi hoàn giá trị kia sanh Tâm Tàm Quý tức là Giá Trị chi Mạn Trà La Ngoại

Khi dâng cúng người thành tựu trước kia thì nên nói lời này: “Các vị đã thành tựu trước kia hãy nhận lấy phần của mình”. Tay cầm Át Già nên xướng như vậy lần thứ hai, lần thứ ba. Nếu người kia không nhận, liền nên cầm cho người Đồng Bạn, đừng ơm giữ sự nghi ngờ lo lắng.

Nhóm kia dùng Tâm kiền thành cho nên đã cúng dường, giữ Giới bền chắc, hầy hạ Hành Nhân, tức là người của Tiên Thành (thành tựu trước tiên). Thế nên phần ấy thì nhóm kia nên nhận lấy. Xướng lên 3 lần thời Đồng Bạn kia bảo như vầy: “Chúng tôi tức là người thành tựu trước kia”. Hành Nhân tự phân chia vật ấy cho nhóm Đồng Bạn

Vật ấy nếu ít ỏi chẳng thể phân chia, tức là nhóm An Thiện Na với Ngưu Hoàng thì chẳng thể phân chia. Cần phải dùng Tâm làm phần lượng ấy rồi tự thọ dụng

Có vật như vậy chỉ được một người dùng chẳng thể phân chia là nhóm cây đao, bánh xe… tùy ṭheo Bản Pháp đã nói thành tựu thì nên làm như vậy. Nhóm tranh tượng kia cũng chẳng thể phân chia

Vật thành tựu ở trong Bản Pháp, lượng ấy dầu ít ỏi, nên gia thêm Bản Lượng mà làm thành tựu chia cho nhóm Đồng Bạn. Hoặc y theo lượng vật của người Tiên Thành mà làm thành tựu. Dầu giảm đi một nửa ấy thì cũng được thành tựu.. Hoặc phần lượng mà Bản Pháp đã nói đều nên y theo hành

Khi Hành Nhân phân chi cho Đồng Bạn thời ứng với chổ phần, nói rằng: “Các ông tùy theo mọi loại sai khiến của tôi”. Nhóm kia vâng nhận xong, sau đó đưa cho

Hoặc nếu một thân thành tựu, lợi ích người khác thì y theo Tạng Giáo hoặc trong Pháp khác thảy đều thông hứa

Khi phân chia cho nhóm Đồng Bạn thì tùy theo công lao, tiết hạn ấy phân chia vật, chẳng nên thiên lệch cho không

Vật thành tựu xong, trước tiên nên cúng dường Bản Tôn, sanh tàm quý sâu xa, ân thần thỉnh lần nữa, sau đó có thể phân chia. Pháp của tất cả các Bộ đều như vậy, Trung Hạ Thành Tựu dựa theo đây nên biết. Sanh tàm quý sâu xa, cung kính cúng dường với bố thí tài vật.Ṇơi được tiến chỉ y theo chỗ ấy phân chia. Dùng việc như vậy bồi hoàn giá trị của vật

Vật thành tựu xong, trước tiên hiến Át Già, như Pháp phân cho, tụng Bản Chân Ngôn với tác Thủ Ấn, dùng Tâm quán niệm Bản Tôn với tụng Minh Vương Phi Chân Ngôn cho đấn quán niệm, sau đó thọ dụng vật ấy. Tùy theo ý bay lên hư không đến chỗ của chúng Tiên, hàng kia không có thể hoại cùng với khinh miệt. Dầu có oán địch cũng không thể gây tổn hại. Người thành tựu kia thường niệm Bản Tôn chẳng nên bỏ quên.

Vật thành tựu ấy thường nên Tâm niệm, hoặc dùng mắt nhìn. Vì trì tụng Minh Vương Chân Ngôn cho nên chư Tiên cung kính, không có các sự sợ hãi, tác Tam Ma Gia Ấn với tác Bộ Ấn với dùng mắt nhìn vật đều chẳng nên vứt bỏ, cùng với Tiên thấy nhau, nên trước hết khởi Kính mà thăm hỏi rằng: “Khéo đến an vui, lại từ đâu đến?

Nếu vị Tiên kia hỏi han thì khéo dùng lời mà đáp. Khi du hành trong hư không thời chẳng nên vượt trên miếu thờ Thần, với cây đứng một mình kèm với ngã tư đường, nơi chư Tiên cư ngụ, cùng với Đàn cúng tế trong thành quách, nơi Bà La Môn tập hội. Giả sử nơi mà chúng Tiên tu Tà Pháp cư ngụ cũng chẳng nên vượt qua. Vì tăng thượng mạn cho nên vượt qua nhóm ấy ắt sẽ bị đọa lạc

Vì phóng dật mà bị đọa lạc. Liền nên trì tụng Minh Vương Chân Ngôn với dùng sự suy nghĩ. Nếu đã đọa lạc với lúc muộn đọa lạc thì liền được Bản Vị Hư Không, tuy không có hình sắc, Thiên Nhãn (Divya-cakṣu) thấy Đạo, ví như người thành khởi Tâm liền đến, như cũng tại Định chẳng động mà đến. Thế nên dạo ở con đường Tiên Thành Tựu (thành tựu trước tiên) kia, do Phước Lực cho nên tự nhiên có quần áo, tùy theo ý có cung điện, dùng rừng hoa, vườn xem xét mọi loại chim, Thiên Nữ (Devī) dạo hiến: ca, múa, kỹ nhạc, mọi loại Dục Lạc, ánh sáng rực rỡ, cây Như ý Kiếp (Kalpa-vṛkṣa) hay mãn các nguyện. Vì dừng ở, cho nên có đá báu làm tòa, bên dưới có ngòi nước tuôn chảy, cỏ mềm bày khắp mặt đất, mọi loại Anh Lạc với vật dụng nghiêm thân kèm với sự khoái lạc, các cây Cát Tường có quả Cam Lộ cho đến tùy theo ý ưa thích nghĩ nhớ nơi chốn thì đều hiện ra trước mặt kẻ ấy

Dầu như vậy xong, thường nên hộ thân, chẳng nên bỏ quên, nên trụ tại vườn rừng thanh tịnh với các đảnh núi kèm với châu, đảo trên biển, bến bãi ở sông lớn, sông nhỏ… do du hý cho nên trụ ở nơi ấy, nơi đó liền có cảnh thù thắng như lúc trước. Hoặc cùng trụ chung với chúng Tiên Thành Tựu

Lại như lúc trước đã nói đầy đủ mà làm Pháp Tất Địa. Vật ấy chẳng thành thì như Pháp cấm trụ, hộ trì Tạng Khí như lúc trước, lại liền làm Pháp Tiên Niệm Tụng (niệm tụng trước tiên) cho đến trở lại làm Pháp thành tựu, như vậy làm xong. Nếu chẳng thành thì gia thên tinh tiến lần nữa, lại liền niệm tụng, làm Pháp thành tựu, như vậy đủ 7 biến.

Do chẳng thành nên làm Pháp này, quyết định thành tựu. Ấy là: đi xin thức ăn, tinh cần niệm tụng, phát Đại Cung Kính, đi vòng khắp 8 Thánh Tích, lễ bái hành đạo. Hoặc lại chuyển đọc Kinh Đại Bát Nhã 7 biến hoặc 100 biến. Hoặc cầm vật thù thắng phụng thí Tăng Già (Saṃgha). Hoặc vào ở nơi bên cạnh sông biển, hoặc ở Hải Đảo… nên làm Tốt Đổ Ba (Stūpa: tháp nhiều tầng) khoảng một khuỷu tay, đủ 100 cái. Ở trước mỗi một Tốt Đổ Ba như Pháp niệm tụng, đủ 1000 biến, cuối cùng cái tháp thứ một trăm, nếu phóng ánh sáng thì nên biết Pháp quyết định thành tựu

Sau đó, làm 1000 cái Tốt Đổ Ba, ở trước mội một tháp niệm tụng 1000 biến. Giả sử bị tội Vô Gián , khi đủ số ấy xong, chẳng cần làm Pháp thì tự nhiên thành tựu.

Lại tất cả Chân Ngôn niệm tụng một Câu Chi (Koṭi: 100 triệu) thì quyết định thành tựu

Nếu khi làm thời niệm tụng trải qua 12 năm, dầu có tội nặng cũng đều thành tựu.

Giả sử Pháp chẳng đủ thì đều được thành tựu

Lại niệm Biến Số với Thời đủ xong, tức cần phải làm Tăng Ích Hộ Ma, hoặc lại làm Thành Biện Chư Sự Mạn Trà La này, ở trong đó mà làm 4 loại Hộ Ma

Hoặc ở trên đảnh núi, hoặc ở nơi mà đàn bò đã cư trú, hoặc bãi nhỏ ở sông Hằng…sửa trị đất ấy bằng phẳng xong, làm Mạn Trà La khoảng 108 khuỷu tay, dựng lập cái đài báu với mọi loại trang nghiêm, dùng cành nhánh của hoa nổi tiếng làm vòng hoa, cột buộc cái trụ ở cửa ấy, với trên cây phướng ở góc, nhiễu khắp nơi ấy, dùng bơ thắp đèn đủ 108 cái, an bày Mạn Trà La với 108 lò hương, thiêu đốt các hương nổi tiếng, cũng để ở nơi chốn ấy. Một mặt của Nội Viện khoảng 7 khuỷu tay, một mặt của Ngoại Viện khoảng 3 khuỷu tay, còn lại là trung ương. Hết thảy nhóm Khải Thỉnh với cúng dường thày đều như lúc trước dựa theo Pháp Hộ Ma

Tiếp theo, sẽ nói riêng: ở bên trong dùng Bản Chân Ngôn, để cái bình Yết La Xá (Kalaśa), 4 mặt của bình ấy làm Pháp Hộ Ma.

Nội Viện ấy: mặt Đông để khắp các Tôn của Phật Bộ, mặt Bắc ấy để khắp các Tôn trong Liên Hoa Bộ, ở mặt Nam ấy để khắp các Tôn trong Kim Cang Bộ, ở mặt Tây để Lỗ Đạt La Thần (Rudra) với Đa Văn Thiên Vương (Vaiśravaṇa) kèm các quyến thuộc

Như lúc trước đã nói nhóm Tôn Sứ Giả thì Nộ Viện chẳng dung nhận, nên để ở Ngoại Viện. Thần Hộ Phương ấy với các quyến thuộc đều để ở phương theo vị trí của mình.

Ba Bộ Chủ ấy với Lỗ Đạt La, Đa Văn Thiên Vương trước tiên để ở Bản Xứ. Tiếp lại đều để nhóm Minh Vương, Minh Phi, Biện Sự CHân Ngôn kèm các Sứ Giả theo thứ tự an trí.

Ở trước cửa bên ngoài để Quân Trà Lợi Tôn với để Vô Năng Thắng Tôn

Như vậy, y theo Pháp làm Mạn Trà La thành xong, dùng Bản Bộ Tâm mà làm Khải Thỉnh theo thứ tự cúng dường, tức ở 4 phương mà làm niệm tụng. Sau đó, 4 mặt của cái bình ấy, chỗ đẩ cái lò đều y theo trng Bộ ấy làm Pháp Hộ Ma. Đây gọi là Tăng Ích Chư Tôn Hộ Ma

Thức ăn cúng dường ấy dùng Ô Na La phụng hiến. Làm điều này xong thì tất cả các Tôn liền thành tăng ích

Như vậy, niệm tụng làm Hộ Ma xong, lại dùng Bộ Mẫu Chân Ngôn mà Hộ Ma bơ. Tiếp theo, dùng Bản Tôn Chân Ngôn, lấy cháo sữa hòa chung với bơ mà làm Hộ Ma. Lại dùng Bộ Mẫu Chân Ngôn. Lấy mè hòa với 3 vị ngọt mà làm Hộ Ma. Lại dùng Bộ Mẫu Chân Ngôn, lấy bơ Hộ Ma

Làm Pháp này xong thì tất cả Tôn tức liền sung túc với thành Tăng Ích, viên mãn đầy đủ, thảy đều vui vẻ mau ban cho thành tựu

Nếu làm Mạn Trà La này, cho đến 7 lần thì quyết định thành tựu. Như lúc trước niệm tụng với đi vòng khắp Tháp cho đến 7 lần

Làm Mạn Trà La này, nếu chẳng thành, liền dùng Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca để Khổ Trị Bản Tôn (Pháp trị phạt khiến cho Bản Tôn khổ sở). Dùng sáp làm hình tượng ấy, lấy Chân Ngôn ấy mà niệm tụng. Trước tiên, dùng Chân Ngôn của Bộ Mẫu với Minh Vương … khoảng giữa để Chân Ngôn của Bản Tôn. Dùng Pháp A Tỳ già Lỗ Ca Hộ Ma, dùng dầu hạt cải xoa bôi hình tượng ấy liền bị nóng sốt cao. Nếu giáng phục người khác thì khắp thân của họ đều bị đau buốt. Giận dữ dùng roi đánh với dùng hoa đánh, dùng 2 Chân Ngôn lúc trước, dùng Tâm giận dữ ấy mà làm cúng dường. Ví như trị phạt Quỷ Mỵ thì Pháp trị phạt Bản Tôn cũng như vậy

Như Pháp này, y theo Giáo mà làm, chẳng được tự chuyên thì Tôn ấy liền đi đến hiện ra trước mặt ban cho thành tựu ấy

Mãn Bản Nguyện xong thì dừng việc lúc trước ấy, làm Pháp Phiến Để Ca hoặc dùng thuốc độc, máu của thân mình, dầu mè, muối, hạt cải đỏ hòa chung với nhau, lại ban đêm Hộ Ma. Khi ấy, Bản Tôn hoảng sợ xướng lên rằng: “dừng lại ngay, đừng làm nữa” rồi ban cho thành tựu

Như vậy, làm Pháp trải qua 3 ngày xong mà Bản Tôn lại chẳng đến ban cho thành tựu thì lại gia thêm dũng mãnh, dùng Tâm không có sợ hãi, liền cắt thịt của mình Hộ Ma 3 biến thì Bản Tôn liền đi đến, xin người kia vui vẻ, điều mà Tâm đã cầu nguyện liền ban cho thành tựu

Nếu có lỗi thiếu sót thì mỗi mỗi nói ra. Giả sử phạm 5 Vô Gián thì trải qua 9 đêm, cắt thịt Hộ Ma ắt Bản Tôn quyết định đi đến ban cho thành tựu ấy

Đây là Pháp cùng với Chân Ngôn đấu tranh. Dùng Tâm không có sợ hãi, như Pháp Hộ Thân thì mới có thể làm, ắt chẳng vướng lỗi khinh mạn vô lễ

Được thành tựu xong, liền cần phải làm Pháp Phiến Để Ca. Nếu nói tội lỗi, liền nên bổ khuyết

Ở trong các việc thành tựu thì Mạn Trà La này là hơn hết. Ởṭrong đó làm 3 loại việc, được 3 loại Quả. Ở trong đó nên làm tất cả các việc cùng với Hộ Ma, trị phạt Bản

Tôn như trị Quỷ Mỵ

Mỗi thời cúng dường đều dùng vật mới, vật Hộ Ma cũng lại như vậy

Pháp này chẳng nên phóng dật, tắm gội thanh tịnh, như Pháp Hộ Thân, chẳng nên khinh mạn, hiểu rõ Tạng Giáo thì mới dùng Pháp này trị phạt Bản Tôn. Nếu trái ngược với điều này tức khiến cho mình tự bị tổn hại

 

KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA

_QUYỂN HẠ (Hết)_

Kinh này, bản trong nước đồng với đời Tống. Riêng một mình Đan Bản thì khác, kiểm điểm thì không có chỗ căn cứ nên chẳng dám lấy bỏ mà giữ lại cả hai, chờ đợi bậc hiền triết. Đây tức là Đan Bản vậy.

Dịch xong một Bộ gồm 3 quyển vào ngày 21/04/2016

Bản dịch khác (Thích Viên Đức)

Trang: 1 2 3