SỐ 359
KINH ĐẠI THỪA NHẬP CHƯ PHẬT
CẢNH GIỚI TRÍ QUANG MINH TRANG NGHIÊM
Hán dịch: Đời Triệu Tống, Sa-môn Pháp Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn cùng hai vạn năm ngàn vị Đại Bí-sô ở trong điện Bán nguyệt diệu phong pháp giới, trên ngọn núi Linh Thứu, thuộc thành Vương-xá. Các Đại Bí-sô đều là A-la-hán, đã diệt trừ tất cả lậu hoặc, không còn phiền não, tâm hoàn toàn giải thoát, tuệ hoàn toàn giải thoát, dáng như đại Long vương, những việc phải làm phải tu đều đã thành tựu, vứt bỏ gánh nặng, đạt được tự lợi, dứt trừ hết các kiết sử, tâm trí giải thoát, tâm được tự tại, đạt đến bờ kia.

Có mười tám Đại Thanh văn, như A-nhã Kiều-trần-như v.v… làm thượng thủ. Lại có bảy trăm hai mươi vạn ức triệu Đại Bồ-tát. Tên của các vị ấy là: Đại Bồ-tát Đồng Chân Diệu Cát Tường, Đại Bồ-tát Tài Cát Tường, Đại Bồ-tát Giác Cát Tường, Đại Bồ-tát Dược Vương, Đại Bồ-tát Dược Thượng v.v… Các Đại Bồ-tát này đều khéo chuyển pháp luân Bat thoái chuyển, thỉnh hỏi rất rành mạch về chánh pháp Phương quảng bảo tích. Các vị trụ vào địa Pháp Vân, trí tuệ vời vợi như núi Tu-di, khéo quán sát về tất cả các pháp không, vô tướng, vô nguyện, vô sinh, vô khởi, vô tánh, soi sáng rộng lớn về lý pháp sâu xa, thành

tựu đạo hạnh oai nghi. Các Bồ-tát ấy được trăm ngàn ức triệu chư Phật Như Lai ở các thế giới sai đến đây, mỗi vị đều hiện ra các thần thông, an trụ vào tự tánh thanh tịnh của các pháp.

Khi ấy Đức Thế Tôn suy nghĩ: “Vì cầu pháp mà các Đại Bồ-tát này có đầy đủ oai đức, từ hằng hà số thế giới đại oai đức đã đi nhanh như gió để đến đây hội họp. Ta hãy khai thị giảng nói chánh pháp cao sâu cho họ, hoặc hiện ánh sáng rộng lớn rực rỡ để làm cho các Đại Bồ-tát ấy ở trong chúng hội này nghe pháp đã giảng nói mà thưa hỏi nghĩa lý”. Thế rồi, Thế Tôn liền phóng ra ánh sáng chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới nhiều như số vi trần không thể nghĩ bàn ở cả mười phương, tức thời mỗi phương trong mười phương đều có trăm ngàn ức triệu Đại Bồ-tát nhiều như số vi trần không thể nói trong mười cõi Phật đến đây hội họp. Mỗi vị Bồ-tát hiện tất cả thần thông không thể nghĩ bàn mà Bồ-tát đã có. Sau khi đến hội họp chỗ Phật, mỗi Bồ-tát đem các thứ cúng dường không thể nghĩ bàn với màu sắc vi diệu dâng cúng Đức Phật, và theo nguyện lực của mỗi vị mà hiện ngồi trong hoa sen chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn. Ngay khi ấy, trong điện Pháp giới tự nhiên hiện ra tòa Sư tử đại bảo liên hoa tạng, ngang rộng cân xứng nhau cả vô số ức do-tuần và từ từ hiện lên cao. Tòa ấy dùng những ngọc báu ma-ni Quang minh tạo thành. Dùng ngọc báu ma-ni Điện quang minh làm đường ranh, lấy ngọc báu ma-ni Bất khả tư nghì quang minh làm cọng, lấy bảo châu ma-ni Vô tỉ dụ làm đài, lấy bảo châu ma-ni Siêu việt thí dụ quang minh làm vòng hoa tuyệt đẹp; có lưới ngọc báu ma-ni Tự tại vương che khắp trên tòa, dựng các loại cờ phướn báu, lọng báu bằng ma-ni quang minh. Trên tòa Sư tử đại ma-ni bảo liên hoa tạng ấy phóng ra mười vô số trăm ngàn ức triệu ánh sáng, ánh sáng ấy chiếu khắp mười phương thế giới. Khi ấy, mỗi phương trong mười phương có trăm ngàn ức triệu Trời, Rồng, Dạxoa, Can-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Đế thích, Phạm Vương cứu thế nhiều như số vi trần không thể nói trong mười cõi Phật đều đến đây hội họp. Trong đó, có vị ở trong lầu gác báu, vui chơi ca hát với tram ngàn ức triệu vô số thiên nữ; có vị ở trong lầu gác bằng hoa đẹp, có vị ở trong lầu gác bằng cây thơm Long-kiên-chiên-đàn, có vị ở trong lầu gác bằng chân châu, có vị ở trong lầu gác bằng ngọc báu đại kim cang, có vị ở trong lầu gác bằng ngọc báu ma-ni kim cang quang minh, có vị ở trong lầu gác thuần bằng vàng, có vị ở trong lầu gác bằng ngọc báu ma-ni tích tụ tất cả ánh sáng, có vị ở trong lầu gác bằng ngọc báu ma-ni tự tại vương, có vị ở trong lầu gác bằng ngọc báu như ý, có vị ở trong lầu gác bằng ngọc báu ma-ni đế thanh, có vị ở trong lầu gác bằng ngọc báu ma-ni lớn thanh tịnh trang nghiêm ánh sáng chiếu khắp trong biển lớn. Vị nào cũng có vô số chẳng thể nghĩ bàn trăm ngàn ức triệu thiên nữ tấu lên những âm nhạc rất hay và nương theo hư không mà đến. Sau khi đến chỗ đại hội, tất cả đều đem các thứ cúng dường tuyệt diệu chẳng thể nghĩ bàn, không gì sánh bằng, vượt qua sự suy lường để cúng dường Phật. Cúng dường xong, ai nấy theo nguyện lực của mình phát ra mà tuần tự ngồi vào chỗ và chiêm ngưỡng Thế Tôn. Khi đó, ba ngàn đại thiên thế giới này biến thành sắc tướng kỳ diệu màu vàng Diêm-phù-đàn, và tự nhiên hiện ra các loại cây ngọc báu ma-ni trang nghiêm, cây y phục đẹp, cây thơm Long-kiên-chiên-đàn, do các thứ ngọc báu tạo thành, có lưới báu ngọc ma-ni điện quang minh rủ xuống che phía trên, dựng lọng báu và cờ phướn báu. Giữa rặng cây ấy đều có vô số trăm ngàn ức triệu thiên nữ với nửa thân mang toàn trân châu anh lạc hoặc đeo vòng hoa ngọc báu ma-ni.

Khi ấy, trong tòa Sư tử đại ma-ni bảo liên hoa tạng, tự nhiên phát ra tiếng nói kệ:

Thỉnh vua loài người lên tòa ngồi
Nhờ phước lực từ xưa mà có
Làm cho các nguyện được viên thành
Xin đấng Lưỡng Túc Tôn hộ trì.
Thân con do tướng báu tạo thành
Mỗi một báu là tòa Liên hoa
Đức Phật Thế Tôn tùy ý thích
Đấng cứu đời hay tròn sở nguyện.
Tòa Liên hoa bằng châu báu này
Kỳ diệu đẹp nhất trong thế gian
Nói pháp môn cho ức triệu chúng
Ai nghe pháp đều được tòa này.
Thân Phật phát ngàn vừng ánh sáng
Chiếu rực rỡ khắp cả thế gian
Thấy tướng ấy lòng con hoan hỷ
Xin Phật hãy đến ngồi tòa con.
An tọa rồi, xin Ngài hộ con
Tòa này tính đến cả tám ức
Đấng Mâu Ni với trí tự nhiên
Lên tòa giáo hóa khắp quần sinh.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn đứng dậy lên trên tòa Sư tử tạng liên hoa báu, ngồi kiết già quán sát khắp tất cả Bồ-tát, hàng trời, người v.v… và giảng nói pháp vi diệu tối thượng cho các Bồ-tát. Khi ấy, tất cả Đại Bồ-tát đều suy nghĩ: “Hôm nay chúng ta được nghe Bồ-tát Đồng Chân Diệu Cát Tường thưa hỏi Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác về chánh pháp sâu xa bất sinh bất diệt, thật là hân hạnh cho chúng ta”. Trước đó, trong đại hội, Bồ-tát Đồng Chân Diệu Cát Tường đã biết tâm niệm của các Đại Bồ-tát nên đứng dậy đến trước Phật thưa:

–Bạch Thế Tôn! Theo pháp bất sinh, bất diệt mà Thế Tôn nói thì lời nói này là nham vào ý nghĩa của pháp nào? Và rồi, Văn-thù hỏi bằng kệ:

Bất sinh và bất diệt
Là pháp Phật đã nói
Đại tuệ tướng thế nào
Mà trong đây diễn nói.
Nếu pháp không sinh diệt
Tức vô kiến vô nhân
Đại Mâu Ni Thế Tôn
Phải giảng thuyết thế nào.
Cho Bồ-tát mười phương
Được chư Phật sai đến
Cầu pháp môn đại trí
Xin Phật nói chánh pháp.

Đức Thế Tôn khen Đại Bồ-tát Đồng Chân Diệu Cát Tường:

–Lành thay! Lành thay! Này Diệu Cát Tường! Ông nay có thể khéo thưa hỏi Như Lai về ý nghĩa này. Theo ý của ông, Ta sẽ tạo lợi ích lớn cho mọi người. Ông thương xót thế gian, dìu dắt họ tu hành để ai nấy đều được an lạc, lại có thể làm lợi lạc cho chúng trời, người.

Hôm nay các Đại Bồ-tát đến đây là vì muốn đắc quả Phật, nên không sinh sợ sệt, bố thí ở đây cũng không sợ.

Này Diệu Cát Tường! Những Bồ-tát ấy đều được thật trí bảo hộ. Nay Như Lai sẽ giảng nói pháp, đó là pháp bất sinh bất diệt.

Này Diệu Cát Tường! Không sinh không diệt nói ở đây tức là ý nghĩa Như Lai. Ví như trong ngọc báu phệ-lưu-ly hiện lên tướng đại địa, trong tướng đại địa được hình thành đó có cung điện rộng lớn đẹp đẽ là nơi của Thiên chủ Đế thích trong cõi trời Đao-lợi. Trong đó, Thiên chủ luôn hưởng thụ ngũ dục khoái lạc, tuyệt diệu, tự do, vui chơi. Chư Thiên cõi đó gọi tất cả mọi người hoặc nam nữ, hoặc đồng nam đồng nữ trong Diêm-phù-đề lại nói: “Mau đến đây, các người hãy nhìn xem cung điện lộng lẫy rộng lớn của Thiên chủ Đế thích kia. Thiên chủ ở trong đó hưởng thụ những thú vui tuyệt diệu. Các người đến đây thực hành bố thí rộng khắp, cần tạo những phước đức, giữ gìn giới hạnh. Các người nên biết, cung điện lộng lẫy rộng lớn của Thiên chủ Đế thích ở có đầy đủ thần thông. Các người nên tu tập tạo phước lành để đạt được phước báo giống như Thiên chủ kia, mà được ở yên trong cung trời để hưởng thú vui tuyệt diệu”. Khi ấy, hết thảy mọi người hoặc đồng nam, đồng nữ trong cõi Diêm-phù-đề thấy cung điện lộng lẫy rộng lớn của Thiên chủ Đế thích trong đại địa hình thành bởi ngọc báu phệ-lưu-ly, rồi tất cả chắp tay cầm hoa thơm tung lên hư không và nói: “Chúng tôi nguyện vào đời sau cũng đạt được tướng như vậy, cũng giống như Thiên chủ Đế thích ở trong cung điện lộng lẫy rộng lớn, thọ hưởng những thú vui khoái lạc tuyệt diệu, tự do”. Nhưng chúng sinh ấy đâu biết hình ảnh được hiện lên trong đại địa là của phệ-lưu-ly. Cung điện lộng lẫy rộng lớn của Thiên chủ Đế thích ở cõi trời Đao-lợi nhờ thanh tịnh mà tạo thành cũng giống như ảnh tượng ấy.

Này Diệu Cát Tường! Do thực hành bố thí rộng rãi, tu tập tạo phước lành, giữ gìn giới hạnh, và nhờ căn lành kiếp trước đã chín muồi nên Thiên chủ Đế thích được ở cung điện lộng lẫy trong cõi trời.

Này Diệu Cát Tường! Nhưng địa Phệ-lưu-ly ấy vốn không thực, các vị trời cõi Đao-lợi và cung điện lộng lẫy rộng lớn của Thiên chủ Đế thích ở cũng không thực, tat cả đều là ảnh tượng, do trong suốt mà hiện thành. Nhưng nó cũng vẫn thường trụ, thật sự không sinh cũng không diệt.

Này Diệu Cát Tường! Tất cả chúng sinh cũng giống như vậy, dùng tâm thanh tịnh, như thật quán tưởng thì Như Lai vì người đó mà hiện ra thân tướng và cũng có thể nhờ sức thần thông của Như Lai mà khiến cho các chúng sinh được thấy Như Lai. Nhưng thân tướng Như Lai vốn không thật, bất sinh bất diệt, không tánh, chẳng phải không tánh, không thấy, chẳng phải không thấy, chẳng phải thế gian, chẳng phải phi thế gian, không tướng trạng, chẳng phải không tướng trạng.

Này Diệu Cát Tường! Hết thảy chúng sinh lấy ảnh tượng Như Lai hiện ra làm sở duyen, thế rồi tung hoa thơm, y phục, diệu bảo để cúng dường và nói như vầy: “Tôi nguyện đời sau đạt được phước báo giống như Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác”. Vì cầu Phật trí nên chúng sinh ấy thực hành bố thí rộng khắp, tu tạo phước lành, giữ gìn giới hạnh, hồi hướng nguyện sẽ đắc được trí Như Lai.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Như đại địa được tạo thành bằng ngọc báu phệ-lưu-ly nên hình ảnh của Thiên chủ Đế thích hiện ra, không động chuyển, không lãnh thọ, không hý luận, không phân biệt, không lìa phân biệt, không đo lường, không lìa đo lường, chẳng tư duy, tác ý, tịch tĩnh, thanh lương, không sinh, không diệt, không thấy, không nghe, không ngửi, không nếm, không chạm xúc, không tưởng, không thiết lập, không biểu hiện.

Này Diệu Cát Tường! Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng như vậy, không động chuyển, không lãnh thọ, không hý luận, không phân biệt, không lìa phân biệt, không đo lường, không lìa đo lường, chẳng tư duy, tác ý, tịch tĩnh, thanh lương, không sinh, không diệt, không thấy, không nghe, không ngửi, không nếm, không chạm xúc, không tưởng, không thiết lập, không biểu hiện. Như Lai không sinh vào cõi nào cả, những gì hiện ra đều như ảnh tượng, tùy theo sự tin hiểu khác nhau của chúng sinh mà hiện ra thân tướng, tuổi thọ có hạn. Chỉ vì mục đích làm cho họ thành thục sức tin hiểu là căn khí Bồđề. Vì chúng sinh ấy mà Như Lai hiện ra, tùy theo ý thích của họ, tùy theo lòng tin hiểu của họ mà làm cho chúng sinh được nghe pháp cốt yếu. Điều ưa thích của họ là biết tướng ba thừa, điều ưa thích của họ là đều được giải thoát.

Này Diệu Cát Tường! Như Thiên chủ Đế thích trong cõi trời Đao-lợi nhờ thành tựu phước đức mà có trống đại pháp phát ra pháp âm vi diệu và ở trên cung điện rộng lớn trong hư không. Các trời ở đó giương mắt ra nhìn nhưng không thể nào thấy được.

Này Diệu Cát Tường! Nếu các trời trong cõi trời Đao-lợi chìm đắm vui chơi trong ngũ dục, sinh tâm buông lung, không chịu vào Thiện pháp đường để ca ngâm pháp âm, hoặc có lúc Thiên chủ Đế thích cũng chìm đắm trong năm dục, cũng buông lung, không lên pháp tòa để giảng pháp, thì trống pháp lớn ấy ở trên hư không, dù có giương mắt ra nhìn vượt qua giới hạn của mắt, cũng không tài nào thấy được, thì khi ấy, trống bỗng nhiên phát ra âm thanh làm cho các chúng trời bừng sáng tỉnh ngộ và nói: “Này chư Nhân giả! Sắc, thanh, hương, vị, xúc là pháp vô thường. Chư Nhân giả đừng buông lung, đừng để sớm lìa bỏ cung điện. Các hành là khổ, các hành là không, các hành là vô ngã, chớ có buông lung, khổ uẩn này diệt rồi sẽ sinh vào cảnh giới khác. Chư Nhân giả cần phải siêng năng tinh tấn ca ngâm chánh pháp, dạo chơi trong vườn pháp, cầu pháp chân that, ưa thích chánh pháp. Ở trong chánh pháp, chư Nhân giả tùy theo điều đã ghi nhớ mà tư duy thì sẽ không lìa bỏ thú vui ngũ dục trong cõi trời.

Này Diệu Cát Tường! Nhưng trống đại pháp ấy không phân biệt, không lìa phân biệt, vượt qua giới hạn của mắt, bất sinh bất diệt, vượt ra khỏi đường ngôn ngữ, lìa tâm ý thức. Pháp âm mà trống đại pháp ấy phát ra làm cho chúng trời nghe đều khai ngộ, không còn lo sợ mê loạn và ai nấy liền vào Thiện pháp đường để ca ngâm chánh pháp, dạo chơi vườn pháp, chân thật cầu pháp, ưa thích chánh pháp. Ở trong chánh pháp tùy theo điều ghi nhớ mà tư duy. Ở cõi trời mạng chung rồi được sinh vào chỗ tốt lành khác. Thiên chủ Đế thích cũng vào Thiện pháp đường và lên pháp tòa giảng nói pháp cho chúng trời. Khi chúng trời giao tranh với A-tu-la mà bị thất trận, thì ngay lúc ấy tự nhiên trống đại pháp ấy phát ra âm thanh khiến A-tu-la nghe được kinh hồn khiếp vía cùng nhau tháo chạy.

Này Diệu Cát Tường! Nhưng trống pháp ấy không có tướng ngã, cũng không nói năng, rồi tự nhiên biến mất, không ai thấy được trống đại pháp ấy, trụ chân thật, không tâm, không tư, không tướng, không sắc, không thanh, không tánh, cũng không hai, vượt qua giới hạn của mắt.

Này Diệu Cát Tường! Các chúng trời trong cõi trời Đao-lợi nhờ nghiệp thiện đời trước nên có trống đại pháp phát ra tiếng diệu pháp, khiến cho tất cả nhiễu loạn tùy phiền não của chúng trời đều được thanh tịnh. Dù trống đại pháp ấy vẫn thường trụ nhưng không tâm, không tư, không tướng, không sắc, không thanh, không tánh, không hai. Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng như vậy, không thấy, không quán, nhưng cũng thường tại, không có tướng ngã, không tâm, không tư, không tướng, không sắc, không thanh, không tánh, vượt qua giới hạn của mắt, chỉ tùy theo nghiệp báo lành đời trước của chúng sinh, và tùy sự tin hiểu của họ mà nói pháp âm để họ hiểu rõ được. Do nghe pháp âm nên hết thảy chúng sinh vắng bặt tất cả nhiễu loạn tùy phiền não. Nên biết tiếng pháp âm ấy là pháp am của Như Lai.

Này Diệu Cát Tường! Pháp âm ấy không thật có, chỉ vì tất cả thế gian nên Như Lai dùng phương tiện quyền xảo thiết lập, tùy theo nghiệp báo thiện kiếp trước của chúng sinh nên Như Lai mới nói pháp âm ấy. Và do sự ưa thích của mỗi chúng sinh mà được hiểu rõ, khiến cho tất cả chúng sinh đều được an ổn. Đối với những ai buông lung đều được tỉnh ngộ.

Này Diệu Cát Tường! Sau khi nghe pháp âm, hết thảy chúng sinh đều muốn được thân tướng Như Lai. Những Bồ-tát mới phát tâm và phàm phu dị sinh dựa vào pháp thiện của Như Lai phát ra làm sở duyên để họ nghe được pháp âm của Như Lai.

Này Diệu Cát Tường! Pháp bất sinh bất diệt mà Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác nói rất sâu xa, ông nên biết điều đó.

********

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Ví như mùa hạ nóng bức sắp đi qua, mùa mưa bắt đầu đến, nhờ tất cả chúng sinh có phước báo đời trước nên trên mặt đất tất cả hạt giống, lúa mạ, cây thuốc, rừng rậm, đều nẩy chồi phát triển. Khi ấy, trong hư không có gio lớn thổi nhóm mây lại, mưa lớn đổ xuống làm cho cả mặt đất được thấm nhuần. Mọi người trong cõi Diêm-phù-đề thấy vậy rất vui mừng, tâm họ thích thú, tưởng thế gian này có mây lớn nổi lên.

Này Diệu Cát Tường! Trong hư không có nước lớn nhóm lại đổ xuống mặt đất. Mọi người trong cõi Diêm-phù-đề nghĩ: “Nay mặt đất này có nước lớn đổ xuống, chứ đâu phải trên đó có mây lớn nổi lên”. Nghĩ vậy xong, họ nói: “Kỳ lạ thay, mây lớn đổ mưa lớn xuống làm tràn đầy mặt đất”.

Này Diệu Cát Tường! Nhưng nước lớn đó chẳng phải của mây, chẳng phải mây tạo ra. Chỉ vì gió lớn thổi nhóm lại cho nên có nước lớn làm tràn đầy mặt đất. Nước ấy tụ lại là nhờ chúng sinh có năng lực phước báo đời trước, có lúc tan ra, được gió giữ gìn, rồi bị gió phá tan, dường như mây đổ mưa.

Này Diệu Cát Tường! Chỉ vì nhờ chúng sinh có phước báo đời trước nên trên hư không có nước lớn đổ xuống, chứ chẳng phải của mây, chẳng phải mây tạo ra, vì mây không có chỗ sinh, chẳng phải từ tâm vào, lìa sự đến đi, căn lành được thành thục. Chư Đại Bồ-tát, Thanh văn, Duyên giác và các chúng sinh phàm phu cũng đều như vậy. Nghĩa là theo sự ưa thích của trí họ mà chứa nhóm hạnh thù thắng, trồng các căn lành. Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện nơi đời vì các chúng sinh mà thị hiện đạo Niết-bàn không chướng ngại. Khi Như Lai ở giữa chúng trời, người thì danh từ

đưa ra để nói đều không sai khác. Diệu Cát Tường nên biết! Khi ở giữa chúng trời, người, âm thanh mà Như Lai phát ra không thật, đều vô sở hữu.

Này Diệu Cát Tường! Vì Như Lai vô tướng, lìa các tướng, không có xứ sở, không lìa xứ sở. Sự thành tựu là không thật, không sinh, không diệt. Vì thế gian trời người mà Như Lai tùy nghi thị hiện rộng nói chánh pháp hoàn toàn dầy đủ. Nhưng các Bồ-tát mới phát tâm và các chúng sinh ngu si nhờ phước báo đời trước thích pháp Niết-bàn được hóa độ đó, không thấy Như Lai hiện ra, nên cho rằng Như Lai nhập đại Niết-bàn.

Này Diệu Cát Tường! Với Như Lai dù sinh hay diệt đều không có, vì Phật Như Lai không sinh không diệt. Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác xưa nay tịch tĩnh. Như Lai không thật có cũng giống như nước lớn kia, vì mây không thật nên nước cũng không thật, vì không sinh không diệt nên mây không thật có. Nhưng đối với thế gian giả mượn để tạo ra nên có mà thôi. Các duyên mà Như Lai nói pháp cũng như vậy, không thật, không sinh, không diệt, xưa nay là như vậy. Ở trong pháp vô sinh ấy, Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác vì chúng sinh nên giả đặt tên.

Này Diệu Cát Tường! Giống như Đại Phạm Thiên vương là vị tối thắng trong những vị tối thắng ở mười ba ngàn đại thiên thế giới, là người tự tại trong một trăm ba ngàn đại thiên thế giới. Hằng ngày nhìn khắp tất cả chúng trời xuống đến tận cùng Tứ Đại Thiên vương. Đại Phạm Thiên vương ấy nhìn khắp cả chúng trời, thì thấy mỗi vị trời đều hưởng thụ năm dục lạc trong cõi trời, khi vui chơi lại đánh trống thổi kèn ca hát. Sau khi chấm dứt cuộc vui chơi, họ bỏ hết những sự vui thích ấy, ai nấy chắp tay tôn trọng cung kính chiêm ngưỡng Phạm Thiên không chớp mắt. Các chúng trời đều mong cầu Phạm Thiên vương xuất hiện ra thế gian để làm cho họ thành thục căn lành, khi đó trong chốc lát, Đại Phạm Thiên vương liền xuất hiện. Nếu khi phước báo của Đại Phạm Thiên vương này hết thì có Đại Phạm Thiên vương khác cai quản cung điện trong mười hoặc trăm ngàn đại thiên thế giới, do nguyện lực từ đời trước mà được tự tại. Các chúng trời cũng nhờ căn lành đời trước thành thục mà cảm được. Đại Phạm Thiên vương ấy hằng ngày nhìn khắp tất cả chúng trời và trong chốc lát Đại Phạm Thiên vương liền xuất hiện.

Này Diệu Cát Tường! Đại Phạm Thiên vương ấy hoàn toàn vô sở hữu, không nơi chốn, không động chuyển, tất cả đều rỗng không, không thật, không có văn tự, không có âm thanh, không nói, không tánh, không tư duy, không tướng, lìa tâm ý thức, không sinh không diệt, chỉ tùy theo căn cơ của chúng trời mà hiện ra. Nhờ nguyện lực căn lành đời trước của Đại Phạm Thiên vương đã kiến lập và nhờ căn lành đời trước của chúng trời cũng được thành thục, nên chúng trời ấy không nghĩ: Những sự hóa hiện của Đại Phạm Thiên vương này đối với “không” được tự tại, không thật có, không văn tự, không âm thanh, không nói, không tướng trạng, chẳng tư duy, lìa tâm ý thức, không sinh không diệt.

Này Diệu Cát Tường! Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng như vậy, đối với “không” được tự tại, không thật có, không văn tự, không âm thanh, không nói, không tánh, không tướng trạng, chẳng tư duy, lìa tâm ý thức, không sinh, không diệt. Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác nhờ kiếp trước gây dựng lực hạnh nguyện Bồ-tát, còn chúng Bồ-tát mới phát tâm, tất cả Thanh văn Duyên giác và chúng sinh phàm phu nhờ kiếp trước trồng căn lành nên được thành thục.

Như Lai dùng trăm ngàn tướng hảo trang nghiêm để xuất hiện ở đời, đều giống như ảnh tượng, không xứ sở, không động chuyển, cũng không có Bồ-tát mới phát tâm, không có chúng Thanh văn, Duyên giác và chúng phàm phu. Cũng không có Như Lai đối với “không” được tự tại, không thật có, không văn tự, không âm thanh, không nói, không tánh, không tướng trạng, chẳng tư duy, lìa tâm ý thức, không sinh, không diệt.

Này Diệu Cát Tường! Vì các pháp là không nên thân tướng Như Lai mới có trăm ngàn tướng hảo để trang nghiêm. Như Lai có đủ các oai nghi, đặt ra những phương tiện, tùy theo sự tin hiểu của mỗi chúng sinh mà giảng nói pháp rộng lớn. Chúng sinh nghe pháp ấy đều vắng bặt tất cả nhiễu loạn tùy phiền não. Với tất cả nơi Như Lai đều bình đẳng, trụ xả bình đẳng, xa lìa các nghi ngờ và cũng không riêng biệt.

Nay Diệu Cát Tường! Vì lẽ đó, ông nên biết bất sinh bất diệt đều là mang ý nghĩa phương tiện của Như Lai.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ:

Như Lai vô sinh pháp vốn thường
Tất cả pháp và bậc Thiện Thệ
Chấp vào tướng đó la người ngu
Không có pháp thật chuyển thế gian.
Thành tựu của Phật như ảnh tượng
Tất cả pháp thiện đều vô lậu
Tất cả đều là chân như Phật
Ba loại hình ảnh hiện thế gian.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Ví như ánh sáng mặt trời chiếu khắp Diêm-phù-đề. Nó mọc từ phương Đông, đầu tiên chiếu núi Tudi, kế đến chiếu núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi, kế chiếu các núi lớn khác, rồi chiếu đến núi Hắc, đến những nơi cao nguyên, tiếp tục chiếu đến hết thảy những nơi thấp nhất trong cõi Diêm-phù-đề. Nhưng ánh sáng mặt trời không phân biệt, không lìa sự phân biệt, chẳng phải tư duy, chẳng phải không tư duy, lìa tâm ý thức, không sinh không diệt, không có các tướng trạng vì lìa tướng, không tác ý vì lìa tác ý, không có các hý luận vì lìa các hý luận, không có tổn não vì lìa các sự tổn não, chẳng phải đây, chẳng phải kia, chẳng phải cao, chẳng phải thấp, chẳng phải trói, chang phải mở, chẳng phải hữu trí, chẳng phải vô trí, chẳng phải có phiền não, chẳng phải lìa phiền não, chẳng phải lời nói chân thật, chẳng phải lời nói hư vọng, chẳng phải bờ bên này, chẳng phải bờ bên kia, chẳng phải bằng phẳng, chẳng phải không bằng phẳng, chẳng phải dưới nước, chẳng phải đất liền, chẳng phải tầm tư, chẳng phải lìa tầm tư, chẳng phải sắc, chẳng phải phi sắc. Này Diệu Cát Tường! Vì đại địa có cao, thấp, trung bình nên ánh sáng chiếu cũng có ảnh tượng cao thấp, trung bình sai khác. Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng lại như vậy, không sinh, không diệt, không có các tướng trạng vì lìa tướng trạng, không tác ý lìa tác ý, không có hý luận lìa hý luận, không có các tổn não lìa tổn não, chẳng phải đây, chẳng phải kia, chẳng phải trói, chẳng phải mở, chẳng phải có trí, chẳng phải vô trí, chẳng phải lời nói chân thật, chẳng phải lời nói hư vọng, chẳng phải bờ này, chẳng phải bờ kia, chẳng phải bằng phẳng, chẳng phải không bằng phẳng, chẳng phải phi Nhất thiết trí, chẳng phải tầm từ, chẳng phải lìa tầm từ, chẳng phải chứa nhóm, chẳng phải không chứa nhóm, chẳng phải hữu niệm, chẳng phải vô niệm, chẳng tư duy chẳng phải lìa tư duy, chẳng phải ý sinh, chẳng phải phi ý sinh, chẳng phải danh, chẳng phải phi danh, chẳng phải sắc, chẳng phải không sắc, chẳng nói, chẳng phải không nói, chẳng nêu rõ, chẳng phải không nêu rõ, chẳng thấy, chẳng phải không thấy, chẳng phải cảnh của mắt, chẳng phải phi cảnh của mắt, chẳng phải khai đạo, chẳng phải không khai đạo, chẳng đắc quả, chẳng phải không đắc quả, chẳng phân biệt, chẳng phải không phân biệt, chẳng phải lìa phân biệt, chẳng phải không lìa phân biệt.

Này Diệu Cát Tường! Ánh sáng vầng mặt trời Như Lai chiếu rực rỡ khắp trong ba cõi, chiếu tới chỗ nào cũng không bị chướng ngại. Vầng ánh sáng mặt trời trí tuệ của Như Lai phóng ra, đầu tiên chiếu đến các tâm địa vững chắc thâm sâu của Bồ-tát, kế chiếu những chúng sinh trụ Duyên giác thừa, rồi chiếu các chúng sinh trụ Thanh văn thừa, đến các chúng sinh có căn lành với lòng tin hiểu kiên cố, kế chiếu đến những chúng sinh chấp một bên và tà định tụ. Ánh sáng mặt trời trí tuệ của Như Lai phóng ra chỉ vì làm thành thục nuôi lớn chúng sinh, vì để phát sinh nhân vị lai, vì làm tăng trưởng lời pháp thiện. Như Lai bình đẳng, bất cứ chỗ nào cũng trụ xả bình đẳng, lìa bỏ các nghi ngờ và cũng không phân biệt.

Này Diệu Cát Tường! Ánh sáng mặt trời trí tuệ của Như Lai không suy lường: Hạng chúng sinh này có đầy đủ lòng tin hiểu lớn, Ta nên giảng nói pháp cao rộng cho họ, còn hạng chúng sinh kia không giảng nói pháp cho họ cũng không phân biệt, hạng chúng sinh này có đầy đủ lòng tin hiểu Bồ-tát, chúng sinh này có đầy đủ lòng tin hiểu Duyên giác, chúng sinh này có đầy đủ lòng tin hiểu Thanh văn, chúng sinh kia có ý thích thiện, chúng sinh này có ý tà thấp kém. Và cũng không suy lường: Chúng sinh có lòng tin hiểu lớn này, Ta sẽ giảng nói pháp Bồ-tát cho họ. Chúng sinh có lòng tin hiểu trung bình này, Ta sẽ giảng nói pháp Duyên giác cho họ. Chúng sinh có lòng tin hiểu thấp này, Ta sẽ giảng nói pháp Thanh văn cho họ. Chúng sinh có chánh kiến ý ưa thiện này, Ta sẽ làm cho họ có ý ưa thanh tịnh. Cho đến chúng sinh trụ vào tà định tụ thì tùy theo sở thích của họ mà Ta giảng nói pháp. Vừng ánh sáng mặt trời trí tuệ của Như Lai không có những sự phân biệt như vậy. Vì sao? Vì ánh sáng mặt trời trí tuệ của Như Lai chiếu sáng làm phá tan tất cả sự phân biệt biến kế và những phân biệt khởi lên.

Này Diệu Cát Tường! Ông nên biết: Vì chúng sinh có những ý thích sai khác cho nên ánh sáng mặt trời trí tuệ của Như Lai chiếu ra cũng có sai khác.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Ví như dùng viên ngọc báu đại ma-ni có thể làm thỏa mãn đầy đủ được đặt trên ngọn cờ cao, tùy theo những sở thích của chúng sinh mà tự nhiên nó phát ra tiếng khiến cho họ đều được toại nguyện. Nhưng ngọc báu đại ma-ni ấy không phân biệt, không lìa phân biệt, chẳng phải tâm, chẳng phải lìa tâm, chẳng phải tư duy, chẳng phải không tư duy, lìa tâm ý thức.

Này Diệu Cát Tường! Như Lai cũng như vậy, không phân biệt, không lìa phân biệt, chẳng phải tâm, chẳng phải lìa tâm, chẳng phải tư duy, chẳng phải không tư duy, lìa tâm ý thức, không có chủ thể nắm bắt, không có đối tượng nắm bắt, không có pháp đang đắc, không có pháp sẽ đắc, không có chân lý sai biệt, không tham, không sân, không si, không thật, không hư, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, không ánh sáng, không phải không ánh sáng, chẳng phải thế gian, chẳng phải phi thế gian, không tầm, không từ, không sinh, không diệt, chẳng tư duy, chẳng phải lìa tư duy, không tự tánh, không tự tánh rỗng không, không xuất, không nhập, không có tánh để nắm bắt, không nói năng vì đoạn sự nói năng, không yêu thích, không lìa sự yêu thích vì đã đoạn sự yêu thích, không có số lượng vì lìa số lượng, không có các nẻo, không có chỗ để đi đến các nẻo vì các nẻo đã đoạn tận. Vì tất cả đều đoạn nên không thấy không quán, không còn đối tượng để nắm bắt, chẳng phải dung thọ, chẳng phải không dung thọ, chẳng hòa hợp chẳng phải không hòa hợp, không phân biệt, không đo lường, không chướng ngại, không biểu thị, không nhiễm, không tịnh, không danh, không sắc tướng, không có nghiệp, không có quả báo của nghiệp, không có quá khứ, không có vị lai, không có hiện tại, không có một pháp nhỏ nào có thể đắc, không văn tự, không âm thanh vì lìa các âm thanh, không có tướng trạng vì lìa các tướng, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, cũng chẳng phải chặng giữa để có thể đắc.

Này Diệu Cát Tường! Trí báu thâm sâu thanh tịnh của Như Lai

đặt trên ngọn cờ thù thắng đại bi tối thượng, tùy theo sự ưa thích tin hiểu của chúng sinh mà phát ra âm thanh vi diệu, rồi tùy nghi thuyết pháp khiến cho hết thảy chúng sinh đều được hiểu rõ. Đối với tất cả mọi nơi, Như Lai trụ và xả một cách bình đẳng, đồng thời xa lìa các sự nghi ngờ và không có sự phân biệt sai khác.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Ví như âm thanh vọng lại, theo tiếng vọng lại mà chúng sinh nhận biết được, nhưng tiếng ấy không thật, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, chẳng phải chặng giữa để có sở đắc. Nó không sinh, không diệt, chẳng phải đoạn, chẳng phải thường, chẳng phải hữu trí, chẳng phải vô trí, chẳng có tuệ, chẳng phải không có tuệ, chẳng phải minh, chẳng phải phi minh, chẳng phải giải thoát, chẳng phải không giải thoát, chẳng phải có tội, chẳng phải vô tội, chẳng phải niệm, chẳng phải vô niệm, chẳng phải đứng, chẳng phải không đứng, chẳng phải ngồi, chẳng phải không ngồi, chẳng phải địa giới, chẳng phải thủy, hỏa, phong giới, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải hý luận, chẳng phải lìa hý luận, chẳng phải tạo tác, chẳng phải không tạo tác, chẳng phải thấy, chẳng phải không thấy, không văn tự, không âm thanh vì vượt qua âm thanh, chẳng đo lường vì vượt qua sự đo lường, không có tướng trạng vì lìa các tướng, chẳng phải tịch tĩnh, chẳng phải không tịch tĩnh, chẳng phải dài, chẳng phải ngắn, chẳng phải suy nghĩ, chẳng phải không suy nghĩ, chẳng phải tướng mạo, chẳng phải không có tướng mạo, chẳng phải thế gian, chẳng phải phi thế gian, tự tánh của các cái thấy biết là không, không niệm, không tác ý, không tầm, không từ, lìa tâm ý thức, tất cả nơi đều bình đẳng, lìa các phân biệt, vượt ra khỏi ba đời.

Này Diệu Cát Tường! Tất cả âm thanh mà Như Lai phát ra đều giống như tiếng vang vọng lại. Chỉ tùy theo sở thích của tất cả chúng sinh mà phát ra âm thanh và tùy nghi diễn bày để các chúng sinh đều được hiểu rõ. Như Lai cũng vậy, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa để có sở đắc. Nó không sinh, không diệt, không đoạn, không thường, chẳng phải hữu trí, chẳng phải vô trí, chẳng có tuệ, chẳng phải không có tuệ, chẳng phải minh, chẳng phải phi minh, chẳng giải thoát, chẳng phải không giải thoát, chẳng phải có tội, chẳng phải vô tội, chẳng phải niệm, chẳng phải vô niệm, chẳng phải đứng, chẳng phải không đứng, chẳng phải ngồi, chẳng phải không ngồi, chẳng phải địa giới, chẳng phải thủy, hỏa, phong giới, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải hý luận, chẳng phải lìa sự hý luận, chẳng phải thấy, chẳng phải không thấy, không văn tự, không âm thanh vì vượt qua ngoài âm thanh, chẳng đo lường vì vượt ra ngoài sự đo lường, không có tướng trạng vì lìa các tướng trạng, chẳng phải tịch tĩnh, chẳng phải không tịch tĩnh, chẳng phải dài, chẳng phải ngắn, chẳng phải tư duy, chẳng phải không tư duy, chẳng phải có tướng mạo, chẳng phải không có tướng mạo, chẳng phải thế gian, chẳng phải phi thế gian, tự tánh của sự thấy biết là không, không niệm, không tác ý, không tầm, không từ, lìa tâm ý thức, tất cả mọi nơi đều bình đẳng, lìa các phân biệt, vượt qua khỏi ba đời.

Này Diệu Cát Tường! Tùy theo sự tin hiểu ưa thích của chúng sinh mà Như Lai phát ra âm thanh vi diệu, tùy nghi nói pháp để các chúng sinh đều được hiểu rõ. Ví như muôn sự muôn vật ở thế gian nương nhờ vào đất, vì đặc tính của đất là an định không xê dịch nên tất cả cây cối, cỏ thuốc đều nhờ đó mà được sinh sôi nảy nở tươi tốt. Nhưng đất ấy vốn không phân biệt, không lìa phân biệt. Tất cả mọi nơi đều bình đẳng không có phân biệt, không có sai khác, lìa tâm ý thức. Cũng vậy, tất cả chúng sinh đều nương tựa vào Như Lai, và nhờ sự an định của Như Lai mà làm cho tất cả căn lành của chúng sinh đều được phát sinh và tăng trưởng. Cho nên nói hàng thừa Thanh văn, thừa Duyên giác, thừa Bồ-tát và các ngoại đạo Phạm chí, Ni-kiền-tử v.v… nói chung là tất cả tà ngoại đạo, cho đến chúng sinh tà định tụ, tất cả căn lành của họ đều nương nhờ vào Như Lai mà được tồn tại, được phát sinh và tăng trưởng. Nhưng Phật Như Lai không phân biệt, không lìa phân biệt. Tất cả phân biệt chẳng phải là đối tượng duyên của phân biệt, vì không có tác ý.

Này Diệu Cát Tường! Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác đã lìa tâm ý thức, không tầm, không từ, không quán sát, không tư duy, không tác ý, đối với mọi nơi đều trụ vào xả bình đẳng, không có sai khác. Ví như hư không không có chỗ nào cao thấp, không có sự sai biệt, không sinh, không diệt, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, không sắc tướng, không hý luận, không biểu thị, không trói buộc, không đo lường, không thí dụ, không an lập, không có đối tượng để nắm bắt, vượt qua giới hạn của mắt, lìa tâm ý thức cho đến vượt ra khỏi các đường ngôn ngữ. Đối với tất cả nơi không trụ vào chỗ nào cả.

*********

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Vì hình tướng của chúng sinh có thấp, vừa, cao, nên mới cho rằng hư không có thấp, vừa, cao. Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng như vậy, đối với tất cả mọi nơi đều bình đẳng, không có phân biệt, không có sự sai khác, không sinh, không diệt, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, không có sắc tướng, không hý luận, không biểu thị, không thi thiết, không cảm giác, không trói buộc, không đo lường, vượt qua các sự đo lường, không ví dụ, vượt qua khỏi thí dụ, không trụ, không chấp thủ, vượt qua khỏi cảnh giới của mắt, lìa tâm ý thức, không có tướng mạo, không có văn tự, không có âm thanh, không tác ý, không xuất, không nhập, không cao, không thấp, vượt qua cảnh giới ngôn ngữ. Đối với tất cả mọi nơi đều tùy thuộc vào căn cơ của mỗi chúng sinh mà thích ứng. Chỉ vì chúng sinh có tánh thượng, trung, hạ, nên thấy Như Lai có tánh thượng, trung, hạ.

Này Diệu Cát Tường! Như Lai cũng không suy nghĩ như vầy: “Đối với chúng sinh này có lòng tin hiểu bậc hạ thì Ta nên hiện thân tướng bậc hạ. Chúng sinh này có lòng tin hiểu bậc trung thì Ta hiện thân tướng bậc trung. Chúng sinh này có lòng tin hiểu bậc thượng, thì Ta nên hiện thân tướng bậc thượng”. Khi thuyết pháp cũng như vậy, Như Lai chỉ dùng một âm thanh giảng cho chúng sinh, rồi tùy theo từng loại chúng sinh đều được hiểu rõ. Nhưng Như Lai không có ý nghĩ: “Loài chúng sinh này có lòng tin hiểu bậc hạ, thì Ta nói pháp Thanh văn thừa cho họ. Loài chúng sinh này có lòng tin hiểu bậc trung, thì Ta nói pháp Duyên giác thừa cho họ. Loài chúng sinh này có lòng tin hiểu bậc thượng, thì Ta nói pháp Bồ-tát thừa cho họ”. Như Lai cũng không có ý nghĩ: “Loài chúng sinh này tin hiểu bố thí thì Ta nói pháp Bố thí Ba-la-mật. Loài chúng sinh này tin hiểu Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ thì Ta nói cho họ các pháp Bala-mật đó. Đối với các pháp, Như Lai không phân biệt. Vì sao? Vì pháp thân của Như Lai rốt ráo không sinh, vì Như Lai không sinh nên không dùng danh sắc để giảng nói mà theo sự nhận biết mới cho sự chuyển đổi. Dù trong khoảng sát-na, Như Lai cũng không có chút phân biệt. Như Lai đầy đủ tướng vô tận, đối với cảnh giới cùng tận, cảnh giới chân thật, Như Lai đều biết rõ ràng: Đó là tất cả pháp, là cảnh giới bình đẳng. Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác bình đẳng với tất cả mọi nơi, không phân biệt sai khác giữa hạ, trung, thượng. Cũng vậy, tất cả pháp đều bình đẳng, không có phân biệt khác nhau giữa hạ, trung, thượng. Vì sao? Vì tất cả các pháp vô sở đắc.

Này Diệu Cát Tường! Nếu tất cả các pháp vô sở đắc tức là tất cả các pháp bình đẳng. Nếu tất cả các pháp bình đẳng tức là pháp thường trụ. Nếu thường trụ tức là bất động. Nếu bất động tức là không chỗ nương dựa. Nếu tất cả các pháp không chỗ nương dựa tức là tâm vô sở trụ. Nếu tâm vô sở trụ tức là vô sinh nhưng lại sinh. Nếu quán sát được như vậy thì tâm, tâm sở chuyển biến mà không điên đảo. Tâm không điên đảo tức là lời nói đi đôi với việc làm. Nếu lời nói đi đôi với việc làm tức là không hý luận. Nếu không hý luận tức là vô sở hành. Nếu vô sở hành tức là không tan rã. Nếu không tan rã tức là không tụ tập. Nếu pháp không tan rã thì pháp tánh không trái ngược. Nếu pháp tánh không trái ngược tức là tùy thuận với tất cả mọi nơi. Nếu tùy thuận với tất cả mọi nơi tức là tự tánh của pháp bất động. Nếu tự tánh của pháp bất động thì tự tánh của pháp mới có sở đắc. Nếu tự tánh của pháp có sở đắc thì không có một pháp nhỏ nào mà không biết rõ được. Vì sao? Nên biết rằng vì tự tánh do nhân duyên sinh. Nếu tự tánh do nhân sinh duyên tức là hoàn toàn vô sinh. Nếu hoàn toàn vô sinh tức là được tịch tĩnh. Nếu được tịch tĩnh tức là tất cả pháp tác ý không có chỗ dựa. Nếu tất cả pháp tác ý đều không có chỗ dựa tức là hoàn toàn không có chỗ dựa. Nếu không có chỗ dựa tức là không đắc, chẳng phải không đắc. Nếu không đắc, chẳng phải không đắc tức là đắc pháp thường trụ. Nếu đắc pháp thường trụ tức là tương ưng với pháp thâm sâu chắc thật. Nếu tương ưng với pháp thâm sâu chắc thật thì không có pháp nhỏ nào có thể trụ và cũng không có pháp Phật. Vì sao? Vì hiểu biếtrõ về tánh không. Nếu giác ngộ được tánh không tức là Bồ-đề. Như vậy đối với không, vô tướng, vô nguyện, không tạo tác, không chấp trước, không sinh, không chấp thủ, không nương dựa đều giác ngộ, tức là Bồ-đề. Bồ-đề tương ưng với pháp thâm sâu chắc thật. Danh tương ưng do đó được hình thành, cho nên tương ưng pháp không cao, không thấp; tương ưng với không tạo tác, chẳng phải không tạo tác; tương ưng với không trói buộc, không tháo mở; tương ưng với không một tánh, không nhiều tánh; tương ưng với không đến, không đi. Đó tưc là tương ưng pháp thâm sâu chắc thật. Nếu tương ưng với pháp thâm sâu chắc thật thì đó là không có chỗ tương ưng, cũng không có chỗ đoạn trừ, cũng không chứng quả. Vì sao? Vì tự tánh của tâm pháp xưa nay sáng suốt, chỉ vì bị khách trần phiền não làm ô uế, nhưng thật sự tự tánh không bị ô nhiễm. Nếu tự tánh sáng suốt tức là không phiền não. Nếu không phiền não tức là không đối trị. Nghĩa là do đối trị mà phiền não đều đoạn trừ cả. Vì sao? Vì không phải đã tịnh, không phải sẽ tịnh, không lìa thanh tịnh vì xưa nay như vậy. Nếu thanh tịnh tức là vô sinh. Nếu vô sinh tức là bất động. Nếu bất động thì đoạn trừ các hỷ lạc, tất cả những gì ưa thích cũng đều đoạn trừ. Nếu các ái đều đoạn diệt tức là vô sinh. Nếu pháp vô sinh tức là Bồ-đề. Bồ-đề là bình đẳng. Bình đẳng là chân như. Chân như tức là các pháp hữu vi hay vô vi đều là vô trụ. Nếu trong chân như không có pháp hữu vi hay vô vi tức là thiết lập bất nhị. Nếu pháp hữu vi và vô vi thiết lập bất nhị thì nó tức là chân như. Nếu nó là chân như thì không khác với chân như. Nếu không khác với chân như thì không có chủng loại chân như. Nếu không có chủng loại chân như tức là chân như không đến. Nếu chân như không đến tức là chân như không đi. Nếu chân như không đi thì đúng với chân như đã nói. Nếu đúng với chân như đã nói tức là chân như vô sinh. Chan như vô sinh tức là không nhiễm không tịnh. Nếu không nhiễm không tịnh tức là không sinh không diệt. Nếu không sinh không diệt tức là Niết-bàn bình đẳng. Nếu Niết-bàn bình đẳng tức là không sinh tử, cũng không Niết-bàn. Nếu không sinh tử, không Niếtbàn tức là không quá khứ, vị lai và hiện tại. Nếu không quá khứ, vị lai và hiện tại tức là không có pháp hạ, trung, thượng. Nếu không có pháp hạ, trung, thượng tức là chân như. Tên chân như do đây mà lập ra. Như vậy, chân như nói đây cũng gọi là thật tánh. Thật tánh nói đây cũng gọi là như tánh, cũng là chân như. Chân như và ngã vốn không hai, cũng không có chủng loại. Nghĩa của không hai là Bồ-đề. Bo-đề là nghĩa của giác ngộ. Nghĩa nói ở đây tức là trí chứng nhập ba môn giải thoát, là trí giảng nói tất cả pháp làm hiểu rõ và thể nhập vào tất cả pháp ba đời đều bình đẳng, là nghĩa tất cả pháp không hư hoại. Nghĩa nói ở đây tức là không nghĩa, không âm thanh, không ghi chép, không giải rõ và giải rõ sự phát khởi. Như vậy nói trí nghĩa là nghĩa tùy theo trí hiểu biết, thức tùy theo trí hiểu biết. Như vậy, thắng nghĩa tức là pháp tanh. Nghĩa của pháp tánh kia tức là nghĩa theo trí hiểu biết, thức theo trí hiểu biết, thắng nghĩa theo trí hiểu biết, đúng như pháp tánh tức là đúng như nghĩa. Nếu pháp tánh tức là pháp trụ tánh, thì đó là tánh tịch tĩnh của pháp. Pháp tịch tĩnh ấy không bị lay động. Nếu pháp không bị lay động thì văn và nghĩa đều bình đẳng. Nếu văn và nghĩa đều bình đẳng tức là nghĩa ấy không có hai và bình đẳng. Nếu nghĩa ấy bình đẳng thì nghĩa thức cũng bình đẳng. Đây là nhập vào trí bình đẳng của pháp môn không hai. Do đó thế tục và thắng nghĩa đều bình đẳng. Vì nghĩa thế tục bình đẳng nên nghĩa không và tánh bình đẳng đều bình đẳng. Nếu nghiã tánh không bình đẳng thì Bổ-đặc-già-la bình đẳng và tánh bình đẳng. Nếu Bổ-đặc-già-la bình đẳng thì tánh của pháp bình đẳng. Nếu pháp bình đẳng thì sự tin hiểu tánh bình đẳng. Nếu tin hiểu bình đẳng hiểu biết rõ ràng tức là Bồ-đề.

Này Diệu Cát Tường! Neu đối với tánh bình đẳng của sắc mà có chấp trước có chướng ngại thì đối với mắt cũng có chướng ngại, vì trí tự tánh của sắc và mắt không bị chướng ngại. Nếu đối với các kiến mà có chấp trước, có chướng ngại, tức là đối với thân có chướng ngại, vì các kiến thú trong thân tự tánh là không trí, không bị chướng ngại. Nếu đối với tác ý không sâu bền mà có chấp trước, có chướng ngại, tức là đối với pháp quang minh có chướng ngại, vì các tác ý sâu bền nên quan sát tự tánh các pháp là không trí, không bị chướng ngại. Nếu đối với nghi hoặc cấu nhiễm mà có chấp trước, có nghi ngờ, tức là giải thoát có chướng ngại, vì trí tín giải, giải thoát như thật, không bị chướng ngại. Nếu đối với biếng trễ cấu nhiễm mà có chấp trước, có chướng ngại, tức là hiện chứng tinh tấn kiên cố không có chướng ngại, vì tánh hiểu rõ pháp đã nói không có chướng ngại. Nếu đối với các chướng ngại có chấp trước, có chướng ngại, tức là đối với pháp bảy giác chi có chướng ngại, vì trí giải thoát không chướng ngại, không có chướng ngại. Nên biết, tự tánh của tất cả pháp là thanh tịnh, chỉ do nhân duyên hòa hợp mà chuyển đổi. Các Bồ-tát phải biết rõ ràng nhân nhiễm, nhân tịnh trong tất cả pháp. Nếu nhân nhiễm, nhân tịnh đều thanh tịnh tức là vô sở trụ. Nếu nói phát sinh ngã và phát sinh kiến đều là nhân nhiễm, thì nhập vào pháp vô ngã nhẫn nhục là nhân tịnh. Còn nói ngã, ngã sở và kiến là nhân nhiễm, thì bên trong tịch tĩnh, bên ngoài không tác động là nhân tịnh. Dục, sân, hại, tầm là nhân nhiễm; từ, bi, hỷ, xả nhập vào quán sát pháp, nhẫn nhục là nhân tịnh. Bốn điên đảo là nhân nhiễm, bốn niệm xứ là nhân tịnh. Năm cái là nhân nhiễm, năm căn là nhân tịnh. Sáu xứ là nhân nhiễm, sáu niệm là nhân tịnh. Bảy pháp tà là nhân nhiễm, bảy pháp giác chi là nhân tịnh. Tám pháp tà là nhân nhiễm, tám pháp chánh đạo là nhân tịnh. Chín não là nhân nhiễm, chín thứ đệ định là nhân tịnh. Mười nghiệp đạo bất thiện là nhân nhiễm, mười nghiệp đạo thiện là nhân tịnh. Nói tóm lại, tất cả tác ý về bất thiện đều là nhân nhiễm, tất cả tác ý thiện là nhân tịnh. Dù nhân nhiễm hay nhân tịnh thì tự tánh của các pháp ấy đều là không, không có chúng sinh, không có thọ mạng, không có người nuôi dưỡng, không có Bổ-đặc-già-la, không có chủ tể, không có giữ gìn, không tạo tác, như huyễn, không có tướng, nội tâm tịch tĩnh. Nếu trong tịch tĩnh thì hoàn toàn tịch tĩnh. Nếu hoàn toàn tịch tĩnh tức là tự tánh. Nếu là tự tánh của các pháp thì không sở đắc. Nếu không sở đắc thì không có chỗ nương tựa. Nếu không có chỗ nương tựa tức là hư không. Nên biết tất cả các pháp dù nhiễm hay tịnh đều như hư không. Nhưng hư không cũng không hoại pháp tánh. Vì sao? Này Diệu Cát Tường! Vì trong đó không có một pháp nhỏ nào có thể đắc, hoặc là sinh, hoặc là diệt.

Bồ-tát Diệu Cát Tường bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như vậy làm sao Như Lai chứng Bồ-đề?

Đức Phật dạy:

–Này Diệu Cát Tường! Vì không có căn bản không trụ nên đắc Bồ-đề.

Diệu Cát Tường thưa:

–Bạch Thế Tôn! Căn bản là gì và trụ là gì?

Đức Phật dạy:

–Này Diệu Cát Tường! Có thân la căn bản, do hư vọng phân biệt mà trụ. Vì Bồ-đề của Chư Phật Như Lai bình đẳng tức là trí của tất cả pháp bình đẳng, cho nên nói không có căn bản không có trụ. Nhờ đó mà Như Lai hiện chứng chánh giác.

Này Diệu Cát Tường! Ông nên biết các pháp tịch tĩnh và cận tịch. Sao gọi là tịch tĩnh? Sao gọi là cận tịch? Trong gọi là tịch tĩnh, ngoài gọi là cận tịch. Vì sao? Vì mắt rỗng không cho nên tự tánh của ngã và ngã sở cũng rỗng không, như vậy gọi là tịch tĩnh. Đã biết mắt rỗng hông thì sắc không có chỗ nắm bắt, đây gọi là cận tịch. Vì tai rỗng không nên tự tánh của ngã và ngã sở đều rỗng không, đây gọi là tịch tĩnh. Đã biết tai rỗng không thì âm thanh không có chỗ nắm bắt, đây gọi là cận tịch. Vì mũi rỗng không nên tự tánh ngã và ngã sở đều rỗng không, đây gọi là tịch tĩnh. Đã biết mũi rỗng không thì hương không có chỗ nắm bắt, đây gọi là cận tịch. Vì lưỡi rỗng không nên tự tánh của ngã và ngã sở đều rỗng không, đây gọi là tịch tĩnh. Đã biết lưỡi rỗng không thì vị không có chỗ nắm bắt, đây gọi là cận tịch. Vì thân rỗng không nên tự tánh của ngã và ngã sở đều rỗng không, đây gọi là tịch tĩnh. Đã biết thân rỗng không thì xúc không có chỗ nắm bắt, đây gọi là cận tịch. Vì ý rỗng không nên tự tánh của ngã và ngã sở đều rỗng không, đây gọi là tịch tĩnh. Đã biết ý rỗng không thì pháp không có chỗ nắm bắt, đây gọi là cận tịch.

Này Diệu Cát Tường! Tự tánh Bồ-đề trong sáng, tự tánh của tâm trong sáng. Vì sao? Vì nói tự tánh trong sáng tức là tự tánh không nhiễm ô, sánh bằng với hư không. Mà hư không và tự tánh bao trùm tất cả, giống như đặc tính của hư không. Hơn nữa, tự tánh vốn hoàn toàn trong sáng.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ-đề không nhập cũng không xuất. Thế nào là không nhập, không xuất? Nghĩa là không thâu lấy nên nói không nhập, không vứt bỏ nên nói là không xuất. Như Lai chứng ngộ không nhập, không xuất. Như sự chứng ngộ tức là đồng với chân như, không đây không kia, vì tất cả các pháp lìa bỏ đây kia. Thế nên Như Lai hiện thành Chánh giác.

Này Diệu Cát Tường! Bồ-đề là vô tướng và cũng không có đối tượng duyên. Sao gọi là vô tướng và không có đối tượng duyên? Nghĩa là nhãn thức không có đối tượng để đắc, đó gọi là vô tướng. Sắc không có đối tượng quán, đó gọi là không có đối tượng duyên. Nhĩ thức không có đối tượng để đắc, đó gọi là vô tướng. Thanh không có chỗ nghe, đó gọi là không có đối tượng để duyên.

Tỷ thức không có đối tượng để đắc, đó gọi là vô tướng. Hương không chỗ ngửi, đó gọi là không có đối tượng để duyên.

Thiệt thức không có đối tượng để đắc, đó gọi là vô tướng. Vị không chỗ nếm, đó gọi là không có đối tượng để duyên.

Thân thức không có đối tượng để đắc, đó gọi là vô tướng. Xúc không chỗ giác biết, đó gọi là không có đối tượng để duyên.

Ý thức không có đối tượng để đắc, đó gọi là vô tướng. Pháp không chỗ phân biệt, đó gọi là không có đối tượng để duyên.

Này Diệu Cát Tường! Những điều nói trên đây đều là cảnh giới của chư Thánh. Nếu còn thuộc trong ba cõi thì chẳng phải là cảnh giới của bậc Thánh. Do đó cần phải hành trong cảnh giới của bậc Thánh.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ-đề chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại. Ba đời đều bình đẳng nên ba luân đều đoạn. Ba luân đó là tâm quá khứ không chuyển, thức vị lai không chấp lấy, ý hiện tại không động. Tâm, ý, thức ấy dù có chỗ trụ nhưng không phân biệt, không lìa phân biệt, không đo lường, không lìa đo lường, không có quá khứ đã làm ra, không có vị lai được lãnh thọ, và không có hiện tại hý luận.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ-đề chẳng phải do thân mà có thể đạt được, vì không có chỗ tạo tác. Chẳng phải do thân mà có thể đạt được, nghĩa là nhãn thức không chỗ nào để nhận biết và nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức không chỗ nào để nhận biết. Vì chẳng phải tâm, ý, thức nhận biết nên đó tức là vô vi. Như vậy nói về vô vi nghĩa là không sinh, không trụ, không diệt, ba luân thanh tịnh. Giống như vô vi ấy, đối với pháp hữu vi cần phải biết như thế. Vì sao? Vì tất cả pháp không có tự tánh, pháp không có tự tánh tức là pháp không có hai.

Này Diệu Cát Tường! Bồ-đề là nghĩa lý, không sai biệt. Sao gọi là không sai biệt? Sao gọi là nghĩa lý? Nghĩa là không tưởng là không sai biệt, chân như là nghĩa lý. Không trụ là không sai biệt, pháp giới là nghĩa lý. Không có các chủng tánh là không sai biệt, không động là nghĩa lý. Rỗng không là không sai biệt, không tưởng là nghĩa lý. Không tầm từ là không sai biệt, không tưởng là nghĩa lý. Không cầu nguyện là không sai biệt, không có chúng sinh là nghĩa lý. Chúng sinh không tự tánh là không sai biệt, hư không là nghĩa lý. Không sở đắc là không sai biệt, không sinh là nghĩa lý. Không diệt là không sai biệt, không tạo tác là nghĩa lý. Không có chỗ tạo tác là không sai biệt, Bồđề là nghĩa lý. Vắng bặt là không sai biệt, Niết-bàn là nghĩa lý. Không có đối tượng để chấp lấy là không sai biệt, không sinh là nghĩa lý.

Này Diệu Cát Tường! Bồ-đề chẳng phải do thân mà có thể chứng. Vì sao? Vì thân có sinh nhưng không nghĩ ngợi, bất động, giống như cây cỏ, gạch ngói, tâm ấy như huyễn, rỗng khong không thật, không tạo tác.

Này Diệu Cát Tường! Nếu hiểu rõ như thật về thân, tâm tức là Bồ-đề. Đây là thực hành theo thế tục đế chứ chẳng theo thắng nghĩa đế. Vì sao? Vì trong thắng nghĩa đế không có thân, không co tâm, không có pháp, không có phi pháp, không thật, không phải không thật, không chân, không vọng, không nói năng, không phải không nói năng. Tất cả pháp là Bồ-đề. Vì sao? Vì Bồ-đề không có xứ sở, không thể dùng ngôn ngữ để tỏ bày. Ví như hư không không có xứ sở, cũng không tạo tác, không sinh, không diệt, không thể dùng ngôn ngữ để tỏ bày. Như Lai là Bồ-đề không có xứ sở, không tạo tác, không sinh, không diệt, không bày tỏ. Khi quán sát như thật, như lý thì hết thảy pháp ấy đều không nói năng, Bồ-đề cũng vậy, khi quán sát như thật cũng không nói năng. Vì sao? Vì sự nói năng không thật, nên không sinh diệt.

Này Diệu Cát Tường! Bồ-đề không thể nắm bắt, không thể chứa giấu. Sao gọi là không thể nắm bắt? Sao gọi là không chứa giấu? Vì hiểu rõ nhãn nên gọi là không thể nắm bắt. Với sắc không chỗ thủ đắc nên gọi là không chứa giấu. Hiểu rõ về nhĩ nên gọi là không thể nắm bắt. Với thanh không chỗ thủ đắc nên gọi là không chứa giấu. Hiểu rõ tỷ nên gọi là không thể nắm bắt. Với hương không chỗ thủ đắc nên gọi là không chứa giấu. Hiểu rõ thiệt nên gọi là không thể nắm bắt. Với vị không chỗ thủ đắc nên gọi là không chứa giấu. Hiểu rõ về thân nên gọi là không thể nắm bắt. Với xúc không chỗ thủ đắc nên gọi là không chứa giấu. Hiểu rõ về ý nên gọi là không thể nắm bắt. Với pháp không chỗ thủ đắc nên gọi là không chứa giấu.

Do Như Lai không thể nắm bắt và không chứa giấu nên hiện chứng Bồ-đề. Sau khi chứng Bồ-đề thì nhãn không có gì để nắm bắt, sắc không có cái để đắc, nhãn thức không trụ. Nhĩ không chỗ nắm bắt, thanh không chỗ thủ đắc, nhĩ thức không trụ. Tỷ không chỗ nắm bắt, hương không chỗ thủ đắc, tỷ thức không trụ. Thiệt không chỗ nắm bắt, vị không chỗ thủ đắc, thiệt thức không trụ. Than không chỗ nắm bắt, xúc không chỗ thủ đắc, thân thức không trụ. Ý không chỗ nắm bắt, pháp không chỗ thủ đắc, ý thức không trụ. Với thức không trụ nên mới gọi là Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Diệu Cát Tường nên biết! Chúng sinh có bốn loại pháp để tâm trụ vào. Những gì là bốn?

Đó là Sắc, Thọ, Tưởng và Hành. Tất cả chúng sinh đều trụ vào tâm ấy. Nghĩa là vì tâm của chúng sinh trụ vào bốn pháp đó nên Như Lai mới noi bất sinh bất diệt. Vì không hiểu rõ nên kiến lập ra Bồ-đề, gọi đó là không. Vì Bồ-đề rỗng không nên tất cả pháp đều rỗng không và Như Lai cũng rỗng không. Nhờ không ấy mà hiện chứng chánh giác.

Này Diệu Cát Tường! Vì chẳng phải là rỗng không cho nên thủ chứng. Bồ-đề cũng rỗng không. Nên biết, trong pháp có một trí đúng đó là tánh không. Vì Bồ-đề không phải là rỗng không cho nên Bồ-đề không hai. Do đó Bồ-đề và không đều không có chủng loại. Vì sao? Vì tất cả các pháp ấy vốn là không hai, không có tướng trạng, không có chủng loại, không danh, không tướng, lìa tâm ý thức, không sinh, không diệt, không hành, chẳng phải không hành, cũng không chứa nhóm, không văn tự, không quên mất. Do đó mới nói các pháp là rỗng không, không có đối tượng để nắm bắt. Những điều nói ra đây chẳng phải theo thắng nghĩa đế, vì trong thắng nghĩa đế không có pháp để đạt được nên mới nói là rỗng không.

Này Diệu Cát Tường! Ví như hư không, hư không nói ở đây nghĩa là không có lời nói, nên gọi là hư không. Này Diệu Cát Tường! Pháp không cũng lại như vậy, pháp không nói ở đây nghĩa là vô ngon, do đó gọi là rỗng không. Nếu thể nhập hoàn toàn được như vậy tức là tất cả các pháp không có danh từ. Vì không có danh từ nên tất cả các pháp mượn danh từ để thiết lập.

Này Diệu Cát Tường! Danh không ở phương nào, không lìa một phương. Vì danh không ở phương nào, không lìa phương, nên pháp mới có danh từ để nói. Pháp mà được nói ra cũng không ở phương nào, không lìa phương.

Tất cả các pháp cũng đều như vậy. Như Lai đã hiểu rõ xưa nay là như vậy, không sinh, không diệt, không phát khởi, không tướng, lìa tâm ý thức, không văn tự, không âm thanh. Nếu ai hiểu rõ được như vậy thì đều được giải thoát.

Này Diệu Cát Tường! Nên biết, tất cả các pháp không buộc, không mở.

*********

Đức Phật dạy:

–Này Diệu Cát Tường! Bồ-đề giống như hư không, nghĩa là hư không không cao, không thấp. Cũng vậy, Bồ-đề không cao, không thấp, do đó mà Như Lai thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Tuy thành Chánh Giác nhưng Như Lai không thấy có một pháp nhỏ nào như vi trần cao hoặc thấp được tạo thành. Pháp như vậy và biết đúng như vậy tức là thật trí.

Này Diệu Cát Tường! Sao gọi là thật trí? Biết tất cả các pháp đều không có nguồn gốc, không sinh, không diệt. Chúng không có thật tánh, cũng không có chỗ thủ đắc. Nếu có thật tánh tức là pháp diệt. Dù cho pháp kia có sinh nhưng không có chủ tể, nên cũng không giữ gìn được.

Này Diệu Cát Tường! Nếu pháp không có chủ tể, không giữ gìn tức là pháp diệt. Những pháp này hoặc sinh hoặc diệt thì phải biết rằng nó đều duyên vào pháp mà chuyển. Trong đây cũng chẳng phải có một pháp nhỏ nào có thể chuyển. Nhưng Phật Như Lai không nói tướng đoạn diệt của các pháp.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ-đề là nghĩa lý hợp với giáo pháp. Vì sao gọi là nghĩa lý hợp với giáo pháp? Nghĩa lý hợp với giáo pháp tức là Bồ-đề. Như Bồ-đề, sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng thế, nhưng nó không lìa chân như. Như Bồ-đề, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý và sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng vậy, nhưng không lìa chân như. Như Bồ-đề, nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới cũng vậy, nhưng không lìa chân như. Như Bồ-đề, địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới cũng vậy, nhưng không lìa chân như. Những pháp ấy được an lập như vậy. Những pháp được an lập đó là Uẩn xứ giới. Do đó việc Như Lai thành Đẳng Chánh Giác đều xa lìa pháp điên đảo. Nếu pháp trước, sau như vậy thì pháp giữa cũng như vậy. Khoảng trước không sinh, khoảng sau không đi, khoảng giữa tánh lìa. Pháp như vậy thì gọi là nghĩa lý hợp với giáo pháp. Nếu một pháp như vậy thì nhiều pháp cũng như vậy. Nếu nhiều pháp như vậy thì một pháp cũng như vậy.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc một tánh hay nhiều tánh cũng đều không có chỗ thủ đắc, hoặc hữu tướng, vô tướng, đều không nhập, không trụ. Thế nào là tướng? Thế nào là vô tướng?

Nói về tướng nghĩa là sinh khởi tất cả pháp thiện. Còn nói về vô tướng nghĩa là tất cả các pháp không thể thủ đắc. Lại nữa, tướng tức là tâm không trụ ở phần vị nào. Vô tướng tức là pháp môn giải thoát Tam-ma-địa. Tướng là chỉ cho tất cả các pháp có thể tư duy, đo lường, tính toán, quán sát. Vô tướng nghĩa là chỉ cho các pháp vượt qua khỏi sự đo lường. Sao gọi là vượt qua khỏi sự đo lường? Nghĩa là thức và pháp đều không có. Tướng tức là quán xét hữu vi. Vô tướng là quán xét vô vi.

Này Diệu Cát Tường! Bồ-đề là vô lậu, vô thủ. Vô lậu là gì? Vô thủ là gì? Vô lậu là lìa bốn pháp hữu lậu. Những gì là bốn? Đó là: Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu, Kiến lậu. Vô thủ là lìa bốn pháp chấp trước. Những gì là bốn? Đó là: Dục thủ, Kiến thủ, Giới cấm thủ, Ngã ngữ thủ. Bốn thủ này đều do vô minh che lấp, pháp ái thấm nhuận vướng níu lẫn nhau.

Này Diệu Cát Tường! Nếu như ban đầu có thể hiểu rõ cội gốc của ngã ngữ thủ thì tức là ngã thanh tịnh. Sau khi ngã thanh tịnh thì theo đó mà biết tất cả chúng sinh thanh tịnh. Do ngã thanh tịnh nên tất cả chúng sinh ấy thanh tịnh. Nếu tất cả chúng sinh thanh tịnh thì pháp không có hai, không có hai loại. Nếu pháp không có hai tức là không có sinh, không có diệt.

Này Diệu Cát Tường! Nếu không sinh, không diệt tức là không có tâm ý thức có thể chuyển. Nếu không có tâm ý thức co thể chuyển tức là vô phân biệt. Nếu vô phân biệt thì tác ý sâu bền dù có kết nối với vô minh cũng không thể nào sinh khởi được. Nếu vô minh không sinh khởi thì mười hai hữu chi cũng không sinh khởi. Nếu mười hai hữu chi không sinh khởi tức là pháp vô sinh. Nếu pháp vô sinh là pháp quyết định. Nếu pháp quyết định tức là nghĩa điều phục. Nghĩa điều phục tức là nghĩa thù thắng. Nghĩa thù thắng tức là lìa nghĩa Bổ-đặcgià-la. Lìa nghĩa Bổ-đặc-già-la tức là nghĩa bất khả thuyết. Nghĩa bất khả thuyết tức là nghĩa duyên sinh. Nghĩa duyên sinh tức là nghĩa pháp. Nghĩa pháp tức là nghĩa Như Lai. Theo những điều đã nói thì nếu thấy duyên sinh, thì có thể thấy pháp. Nếu có thể thấy pháp tức là thấy Như Lai. Những điều đã thấy đó mà xét kỹ càng như lý thì trong đó cũng không thấy một pháp nhỏ nào cả.

Này Diệu Cát Tường! Thế nào gọi là pháp nhỏ? Đó là đối tượng để tâm duyên vào. Nếu không có đối tượng để tâm duyên vào tức là không có đối tượng để thấy. Do pháp như vậy mà Như Lai thành Chánh giác. Vì đặc tính của bình đẳng vốn đã bình đẳng.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Bồ-đề là nghĩa thanh tịnh, nghĩa vô cấu, nghĩa vô trước. Sao gọi là thanh tịnh? Sao gọi là vô cấu? Sao gọi là vô trước? Nghĩa là pháp môn giải thoát không là thanh tịnh, pháp môn giải thoát vô tướng là vô cấu, pháp môn giải thoát vô nguyen là vô trước. Không sinh là thanh tịnh, không tác ý là vô cấu, không sinh khởi là vô trước. Tự tánh là thanh tịnh, tròn đầy thanh tịnh là vô cấu, trong sáng là vô trước. Không hý luận là thanh tịnh, lìa hý luận là vô cấu, hý luận được vắng lặng là vô trước. Chân như là thanh tịnh, pháp giới là vô cấu, chân tế là vô trước. Hư không là thanh tịnh, rỗng lặng là vô cấu, rộng lớn là vô trước. Hiểu biết nội pháp là thanh tịnh, bên ngoài không có tạo tác là vô cấu, trong và ngoài không có chỗ thủ đắc là vô trước. Hiểu biết về pháp uẩn là thanh tịnh, tự tánh của giới pháp là vô cấu, lìa các pháp xứ là vô trước. Quá khứ tận trí là thanh tịnh, vị lai vô sinh trí là vô cấu, hiện tại pháp giới an trụ trí là vô trước.

Này Diệu Cát Tường! Như vậy các nghĩa về thanh tịnh, vô cấu, vô trước đều thâu nhập vào trong một câu. Đó là nghĩa tịch tĩnh. Và tịch tĩnh là biến tịch, biến tịch là cận tịch, cận tịch là tịch chỉ, mà tịch ở đây tức là chỉ cho pháp Đại Mâu Ni.

Này Diệu Cát Tường! Như hư không, Bồ-đề cũng vậy. Như Bồđề, các pháp cũng vậy. Như các pháp, chúng sinh cũng vậy. Như chúng sinh, quoc độ cũng vậy. Như quốc độ, Niết-bàn cũng vậy.

Này Diệu Cát Tường! Nói như vậy tức là Niết-bàn vốn bình đẳng, vì nhân của tất cả các pháp vốn hoàn toàn thanh tịnh, nó không có đối trị, lìa nhân đối trị, vì xưa nay thanh tịnh, xưa nay vô cấu, xưa nay vô trước. Như Lai hiểu rõ tất cả các pháp này. Do tướng như vậy nên Như Lai hiện thành Chánh Giác. Sau đó ngài quán sát các cõi chúng sinh, kiến lập pháp môn du hý thanh tịnh, vô cấu và vô trước. Do danh từ ấy mà tâm đại bi của chúng sinh chuyển đổi.

Này Diệu Cát Tường! Thế nào là Bồ-tát thực hành hạnh thù thắng? Nghĩa là Bồ-tát không có tận diệt nhưng tất cả đều tận diệt, không có sinh mà tất cả đều sinh, đối với tướng hoàn toàn tận, không có gì để lãnh thọ, nhưng cũng không hoại cứu cánh vô sinh.

Này Diệu Cát Tường! Bồ-tát nào thực hành như vậy tức là thực hành hạnh thù thắng của Bồ-tát.

Này Diệu Cát Tường! Bồ-tát đối với tâm quá khứ đã tận diệt đó gọi là không chỗ hành, tâm vị lai chưa đến đó gọi là không chỗ hành, tâm hiện tại vô trụ đó gọi là không chỗ hành. Đối với tâm quá khứ, vị lai và hiện tại Bồ-tát đều không chấp trước. Nếu Bồ-tát hành như vậy thì đó là Bồ-tát hành hạnh thù thắng.

Lại nữa, đối với pháp bố thí, chư Phật Như Lai và các Bồ-tát không có hai, không có hai loại. Nếu Bồ-tát hành như vậy là hành hạnh thù thắng của Bồ-tát. Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ cũng như vậy. Chư Phật Như Lai và các Bồ-tát không có hai, không có hai loại. Bồ-tát hành như vậy là hành hạnh thù thắng của Bồ-tát.

Này Diệu Cát Tường! Bồ-tát không hành sắc là không, không hành sắc là bất không. Nếu Bồ-tát hành như vậy là hạnh thù thắng của Bồ-tát. Vì sao? Vì sắc tức là không và tự tánh của sắc cũng là không. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Cho nên không hành thức không, không hành thức bất không. Nếu Bồ-tát hành như vậy là hạnh thù thắng của Bồ-tát. Vì sao? Vì tâm ý thức không có chỗ thủ đắc.

Này Diệu Cát Tường! Trong đó không có một pháp nhỏ nào có thể có hoặc biết, hoặc đoạn, hoặc tu, hoặc chứng, vì cả thảy đều không có, do vậy nên gọi là tận diệt. Như vậy là tướng hoàn toàn tận.

Nếu hoàn toàn tận tức là không chỗ tận, mà đặc tính của không vốn đã không tận diệt. Vì sao? Vì đúng như tận được nói. Nếu đúng như tận được nói thì không có pháp nào có thể tận. Nếu không có pháp nào tận tức là vô vi. Vô vi là vô sinh, mà cũng là vô diệt. Nếu Phật có xuất hiện hay không xuất hiện ở đời thì pháp tánh vẫn thường trụ. Vì pháp trụ, tức là pháp giới. Như pháp giới trụ nên trí không bị chuyển, cũng không phải không chuyển. Vì trí không chuyển, chẳng phải không chuyển, nên ai ngộ nhập pháp lý ấy thì đắc vô lậu, vô sinh, vô diệt. Đây gọi là lậu tận.

Này Diệu Cát Tường! Thế nên biết rằng mặc dù âm thanh văn tự của thế tục tập họp lại để bày tỏ, nhưng trong đó không có pháp nhỏ nào sinh hay diệt cả.

Bấy giờ, Đại Bồ-tát Đồng Chân Diệu Cát Tường rời chỗ ngồi, trịch bày vai phải, gối phải quỳ sát đất, chắp tay hướng về Phật ca ngợi bằng kệ:

Vô hình hiển sắc không tướng trạng
Trong đó không diệt cũng không sinh
Không trụ lại không có căn bản
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Vì không trụ nên không ra vào
Và cũng không còn các phần vị
Đã vĩnh viễn ra khỏi sáu đường
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Trong tất cả pháp không chỗ trụ
Hữu tánh, vô tánh đều xa lìa.
Các hành bình đẳng được viên thành
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đã được thoát ra khỏi ba cõi
Trụ trong tánh bình đẳng hư không.
Các dục thế gian tâm không nhiễm.
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Luôn an trụ trong Tam-ma-địa
Đi đứng nằm ngồi cũng như vậy
Các oai nghi đĩnh đạc sáng ngời
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Bình đẳng đến và bình đẳng đi
Trụ an nhiên trong tánh bình đẳng
Không hoại pháp môn tánh bình đẳng
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh khéo nhập tánh bình đẳng
Các pháp đều trụ tâm an định
Nhập khắp môn diệu pháp vô tướng
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh vô trụ vô sở duyên
Trong định chứa tuệ cao vời vợi
Hết thảy các pháp được viên thành
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Oai nghi, sắc tướng và nói năng
Cùng âm thanh chúng sinh cũng vậy
Đều thị hiện trong khoảng sát-na
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh đã lìa các danh sắc
Uẩn giới pháp cũng đều đoạn tận
Nhập hoàn toàn vào môn vô tướng
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh hoàn toàn xa các tướng
Cảnh giới sắc tướng cũng xa lìa
Đã nhập hoàn toàn môn vô tướng
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Không còn tư duy, không phân biệt
Ý tịnh cũng không có chỗ trụ
Không còn tác ý, không khởi niệm
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Ví như hư không không cất chứa
Đã lìa hý luận, không chấp trước
Tâm ấy bình đẳng như hư không
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Ví như hư không không ranh giới
Pháp tánh chư Phật cũng như vậy
Đã vượt ra khỏi cửa ba đời,
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Tướng chư Phật giống như hư không
Thì hư không ấy cũng vô tướng
Đã giải thoát hẳn việc và nhân
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Trong tất cả pháp không chỗ dựa
Như trăng trong nước không bắt được
Không tướng ngã và không âm thanh
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh không nương vào uẩn pháp
Các pháp giới xứ cũng như vậy
Đã giải thoát hẳn tâm điên đảo
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh đã lìa cả nhị biên
Cũng đoạn trừ luôn cả ngã kiến
Pháp giới bình đẳng được viên thành
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đã giải thoát sắc tướng danh số
Và lại xa lìa pháp bất chánh
Không lấy không bỏ tâm bình đẳng
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đã vượt qua khỏi các pháp ma
Thông đạt rõ về tất cả pháp
Nhập vào pháp môn không chướng ngại
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Chánh trí không nói các pháp hữu
Và cũng không nói các pháp vô
Dứt đường nói năng, không phát sinh
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Bậc Thánh không nương vào hai pháp
Bẻ gãy cờ ngã mạn từ lâu
Giải thoát pháp môn hai, không hai
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Tất cả tội lỗi thân, ngữ, ý
Đại Thánh đã đoạn diệt từ lâu
Không thể ví dụ, không nghĩ bàn
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh không chuyển không phát ngộ
Đều xa lìa tất cả tội lỗi
Làm người trí dẫn đường đi khắp
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Tịnh niệm vô lậu rất vi diệu
Pháp thật, không thật đều biết rõ
Cũng không chấp trước, không tư duy
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh với tâm không sở duyên
Nhưng biết khắp hết thảy tâm
Không sinh tưởng nhớ mình và người
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Trong không sở duyên có sở duyên
Tất cả các tâm không tham đắm
Pháp không chướng ngại đã tròn sáng
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Với đại Thánh, tâm vô sở duyên
Và tự tánh lại vô sở hữu
Vô tâm bình đẳng được viên thành
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh không dựa vào trí pháp
Để quán sát khắp các quốc độ
Tất cả chúng sinh hành cũng vậy
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Bậc trí với tâm vô sở đắc
Trong đó hoàn toàn đều không có
Với các pháp đều Chánh Biến Tri
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Biết tất cả pháp đều như huyễn
Nhưng huyễn này cũng lại không có
Đã giải thoát hẳn pháp môn huyễn
Nay kính lạy Đấng Vô Sở Duyên.
Bậc Chánh Giác tuy vào thế gian
Nhưng không theo vào pháp người đời
Không có tâm phân biệt thế gian
Nay kính lạy đấng Vô Sở Duyên.
Bậc đại Thánh hành trong không đó
Do không mà thành cảnh giới không
Không và phi không bậc Thánh nói
Nay kính lạy đấng Vô Sở Duyên.
Hiện đại thần thông hóa các việc
Nương vào Tam-ma-địa như huyễn
Lìa chủng chủng tánh nhập khắp môn
Nay kính lạy đấng Vô Sở Duyên.
Hiểu rõ tánh chẳng một chẳng nhiều
Dù gần hay xa không bị chuyển
Không cao không thấp tâm bình đẳng
Nay kính lạy đấng Vô Sở Duyên.
Định Kim cang dụ đã hiện tiền
Trong khoảng sát-na thành Chánh Giác
Nhập khắp pháp môn không chướng ngại
Nay kính lạy đấng Vô Sở Duyên.
Tuy biết Niết-bàn không bị động
Điều phục hoàn tất cả ba đời
Đầy đủ các loại môn phương tiện
Nay kính lạy đấng Vô Sở Duyên.
Với tất cả loài chúng sinh ấy
Trí tuệ hiểu đúng và phương tiện
Nhưng môn Niết-bàn vẫn bất động
Nay kính lạy đấng Vô Sở Duyên.
Đại Thánh vô tướng không phát ngộ
Đã lìa hý luận không chướng ngại
Vì vô ngã nên tâm không ngại
Nay kính lạy đấng Vô Sở Duyên.
Đã lìa nghi ngờ không lầm lỗi
Không ngã, ngã sở đều như vậy
Đối tất cả xứ đều biết hết
Nay kính lạy đấng Vô Sở Duyên.

*********

Lạy Đấng Thập lực đoạn phiền não
Lạy Đấng Quảng đại ban vô úy
Trụ an trong các pháp bất cộng
Cúi lạy Đấng Tôn thắng thế gian.
Cúi lạy Đấng đoạn các trói buộc
Cúi lạy Đấng đã trụ bờ kia
Cúi lạy Đấng cứu khổ thế gian
Cúi lạy Đấng không trụ sinh tử.
Thông đạt hết các nghiệp chúng sinh
Ý niệm xa lìa mọi đối tượng
Như sen trong nước chẳng dính thấm
Luôn gần gũi thanh tịnh vắng lặng.
Các pháp vô thượng của Đạo sư
Lạy Đấng Vô trước vượt biển nhiễm
Quán sát rốt ráo môn các tướng
Đối các nguyện cầu đều không có.
Đại oai lực Phật chẳng nghĩ bàn
Như hư không không chỗ nương tựa
Cúi lạy Đấng giữ môn thắng đức
Lạy Đấng giống như núi Diệu-cao.

Bây giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Đại Bồ-tát Đồng Chân Diệu Cát Tường:

–Lành thay! Lành thay! Này Diệu Cát Tường! Đúng vậy, đúng vậy! Này Diệu Cát Tường! Đừng nhìn chư Phật bằng sắc tướng, đừng nói rằng các pháp là vô tướng, đừng cho rằng chư Phật ở riêng pháp giới của mình, đừng cho rằng Phật ở trong đại chúng, mà nên biết rằng chư Phật không thấy, không nghe, không được cúng dường và không có người cúng dường. Chư Phật Như Lai không có một pháp nhỏ nào dù một tánh hay nhiều tánh để có thể tạo tác cả. Đừng cho rằng chư Phật đắc quả Bồ-đề, đừng cho rằng Phật có pháp có thể hiện, không thấy, không nghe, không niệm, không biết. Phật cũng không nói, đã nói, đang nói, sẽ nói các pháp cũng chẳng phải chư Phật hiện thành Chánh Giác, cũng không có pháp có thể thành Chánh Giác, cũng chẳng phải chư Phật đoạn nhiễm chứng tịnh. Giả sử có làm việc gì đều xa lìa thấy, nghe, hay, biết. Vì sao? Diệu Cát Tường nên biết! Vì tất cả các pháp xưa nay thanh tịnh.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Ông nên biết công đức của kinh này không thể nghĩ bàn. Nếu có Bồ-tát làm cho tất cả chúng sinh trong ba ngàn đại thiên thế giới nhiều như số vi trần đều chứng quả Duyên giác, nhưng lại không tin, không hiểu về chánh pháp này. Nếu có Bồ-tát đối với chánh pháp này mà tin hiểu thì phước của vị tin hiểu này đạt được so với vị trước nhiều vô lượng, huống chi tự mình ghi chép hoặc bảo người khác ghi chép, thì phước đạt được càng tăng trưởng thù thắng nhiều gấp bội.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Hoặc có người đem tất cả loài chúng sinh trong ba ngàn đại thiên thế giới như noãn sinh, thai sinh, hóa sinh, thấp sinh, hoặc có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng, chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, hoặc hai chân, bốn chân, không chân, nhiều chân, làm cho het thảy loài chúng sinh này đều được làm người, sau khi được làm người đều làm cho phát tâm đại Bồ-đề, sau khi phát tâm đại Bồ-đề, mỗi Bồ-tát ở trong bất khả tư nghì cõi Phật đem những thức ăn uống, y phục, ngọa cụ, thuốc thang và các vật ưa thích để cúng dường cung cấp cho vô số vi trần chư Phật, Bồ-tát và chúng Thanh văn, trải qua hằng hà sa kiếp. Sau khi chư Phật nhập Niết-bàn lại xây tháp bảy báu rộng một do-tuần, cao trăm ngàn dotuần, dùng các châu báu làm đường viền, trang hoàng bằng trân châu ma-ni tuyệt đẹp, dựng nhiều loại cờ phướn, lọng báu có lưới tự tại bảo châu đẹp rủ xuống trang hoàng đủ loại; hoặc có người thân tâm thanh tịnh có thể vào cảnh giới của chư Phật nghe chánh pháp Trí quang minh trang nghiêm thâm sâu này, nghe xong tin hiểu và lại ngộ nhập tâm thanh tịnh, giảng nói sơ lược cho mọi người, thậm chí chỉ một bài kệ bốn câu thì phước người này đạt được không thể tính kể, hiện chứng Phật trí, thành tựu sự nghiệp, phước hạnh thù thắng. Phước của vị này đem so với phước bố thí của vị trước nhiều hơn cả trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn phần, ngàn câu-chi phần, trăm ngàn ức phần, toán phần, số phần, ví dụ phần cho đến phần nhỏ nhất đều không sánh kịp.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát tại gia ở nơi chỗ hằng hà sa chư Phật, Bồ-tát và Thanh văn đem những thức ăn uống, y phục, ngọa cụ, thuốc thang cung cấp cúng dường trải qua hằng hà sa kiếp. Hoặc có Bồ-tát xuất gia giới hạnh thanh tịnh, thâm tâm đầy đủ, cho bầy bò một ít thức ăn thậm chí chỉ một miếng ăn, thì phước vị này đạt được so với phước người trước nhiều hơn cả trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn phần, ngàn câu-chi phần, trăm ngàn ức phần, toán phần, số phần, thí dụ phần cho đến phần nhỏ nhất cũng không sánh kịp.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Hoặc chúng Bồ-tát xuất gia trong ba ngàn đại thiên thế giới nhiều như vi trần có hạnh đầy đủ, thâm tâm thanh tịnh. Mỗi Bồ-tát đối với vô số hằng hà sa chư Phật, Bồ-tát và Thanh văn khắp mười phương thế giới, đem thức ăn uong, y phục, ngọa cụ, thuốc thang để cung cấp cúng dường trải qua vô số hằng hà sa kiếp, thì phước của các Bồ-tát này đạt được nhiều vô lượng. Hoặc có Bồ-tát tại gia hay xuất gia giới hạnh đầy đủ, thâm tâm thanh tịnh, sau khi nghe chánh pháp này tin hiểu, hoặc tự mình ghi chép hoặc bảo người khác ghi chép, thì phước vị này đạt được so với phước bố thí của Bồ-tát trước càng tăng trưởng thù thắng hơn trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn ức phan, toán, số, thí dụ đều không sánh kịp.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát đem bảy báu đặt đầy cả ba ngàn đại thiên thế giới, trải qua số kiếp nhiều như số vi trần của ba ngàn đại thiên thế giới để bố thí cúng dường chư Phật, Bồ-tát. Hoặc có Bồ-tát đối với chánh pháp này mà có thể thể nhập sơ lược thậm chí chỉ một bài kệ bốn câu, thì phước vị này đạt được so với phước của vị trước nhiều hơn cả trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn ức phần, toán số, thí dụ cũng không sánh kịp.

Này Diệu Cát Tường! Phước hạnh bố thí trải qua số kiếp nhiều như vi trần của ba ngàn đại thiên thế giới như trên gác qua một bên.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc có vô số hằng hà sa số Bồ-tát, mỗi Bồ-tát đều ở trong vô số hằng hà sa cõi Phật đem các cây báu và y phục thượng hạng bằng vàng Diêm-phù-đàn, lầu gác bằng ngọc báu ma-ni tự tại vương, có lưới ngọc báu ma-ni chân châu phổ biến quang minh rủ xuống, dùng ngọc báu ma-ni điện quang minh làm đường viền, dựng cờ phướn, lọng báu đẹp đẽ. Sau khi trang hoàng xong, hằng ngày đem những thứ ấy cúng dường cho vô số chư Phật Thế Tôn, trải qua vô số hằng hà sa kiếp tu hạnh bố thí như vậy. Hoặc có Bồ-tát sau khi nghe, tin hiểu chánh pháp thâm diệu tối thượng này, rồi giảng nói sơ lược đúng như lý, thậm chí chỉ nói một bài kệ bốn câu cho các Bồtát khác để họ ngộ nhập, thì phước của vị này đạt được so với phước bố thí của Bồ-tát trước nhiều hơn cả trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn ức, toán, số, thí dụ đều không sánh kịp.

Lại nữa, này Diệu Cát Tường! Giả sử sau khi ba cõi thành rồi, và có các loài chúng sinh đang chịu khổ trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu có Bồ-tát tại gia cứu độ cho cả, sau khi họ được ra khỏi đều làm cho họ chứng quả Duyên giác, và có Bồ-tát xuất gia sớt bớt một ít thức ăn thậm chí chỉ một miếng ăn cho bầy bò, thì phước vị này đạt được so với vị trước nhiều không thể nào tính kịp.

Này Diệu Cát Tường! Giả sử ức triệu trăm ngàn Bồ-tát xuất gia nhiều không thể nói như vi trần trong tất cả cõi Phật trong mười phương, mỗi Bồ-tát ở mỗi phương trong mười phương thế giới đều có ức triệu trăm ngàn chư Phật Thế Tôn nhiều như vi trần không thể nói trong mười cõi Phật, đối với mỗi Đức Phật và chư Bồ-tát, đại chúng Thanh văn đó, trải qua ức triệu trăm ngàn số kiếp nhiều như vi trần không thể nói trong mười cõi Phật, đem thức ăn uống, y phục, ngọa cụ, thuốc thang cúng dường, vì mỗi mỗi chư Phật Như Lai ấy mà hằng ngày dùng ức triệu trăm ngàn ngọc báu ma-ni tự tại vương nhiều như vi trần không thể nói trong mười cõi Phật để bố thí cúng dường. Lại có Bồ-tát sau khi tin hiểu chánh pháp này, đem bớt một ít thức ăn, thậm chí chỉ một miếng ăn cho bầy bò thì phước người này đạt được so với phước bố thí của Bồ-tát trước nhiều hơn cả trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn câu-chi, toán, số, thí dụ đều không sánh kịp. Vì sao? Vì nếu ai được nghe chánh pháp này là được không thoái chuyển, là ấn đại trí của các Đại Bồ-tát.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát có thể làm cho tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới mười phương đều trụ vào địa Tùy tín hành. Hoặc có Bồ-tát làm cho một chúng sinh trụ vào địa Tùy nghĩa hành, thì phước của vị này đạt được so với vị trước rất nhiều không thể tính kể.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát có thể làm cho tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới khắp mười phương đều trụ vào địa Tùy nghĩa hành. Hoặc có Bồ-tát làm cho một chúng sinh trụ vào địa Tùy pháp hành, thì phước của vị này đạt được so với vị trước rất nhieu không thể tính kể.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát có thể làm cho tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới khắp mười phương đều trụ vào địa Tùy pháp hành. Hoặc có Bồ-tát làm cho một chúng sinh trụ vào quả Tuđà-hoàn, thì phước của vị này đạt được so với vị trước rất nhiều không thể tính kể.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát có thể làm cho tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới khắp mười phương đều trụ vào quả Tuđà-hoàn. Hoặc có Bồ-tát làm cho một chúng sinh trụ vào quả Tư-đàhàm, thì phước của vị này so với vị trước rất nhiều không thể tính kể.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát có thể làm cho tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới khắp mười phương đều trụ vào quả Tưđà-hàm. Hoặc có Bồ-tát làm cho một chúng sinh trụ vào quả A-nahàm, thì phước của vị này đạt được so với vị trước rất nhiều không thể tính kể.

Này Diệu Cát Tường. Hoặc có Bồ-tát có thể làm cho tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới khắp mười phương đều trụ vào quả Ana-hàm. Hoặc có Bồ-tát làm cho một chúng sinh trụ vào quả A-la-hán, thì phước của vị này đạt được so với vị trước rất nhiều không the tính kể.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát có thể làm cho tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới khắp mười phương đều trụ vào quả Ala-hán. Hoặc có Bồ-tát làm cho một chúng sinh trụ vào quả Duyên giác, thì phước cua vị này đạt được so với vị trước rất nhiều không thể tính kể.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát có thể làm cho tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới khắp mười phương đều trụ vào quả Duyên giác. Hoặc có Bồ-tát làm cho một chúng sinh phát tâm đại Bồđề, thì phước của vị này đạt được so với vị trước rất nhiều không thể tính kể.

Này Diệu Cát Tường! Hoặc có Bồ-tát có thể làm cho tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới khắp mười phương đều phát tâm đại Bồ-đề. Hoặc có Bồ-tát làm cho một chúng sinh trụ vào địa vị Bất thoái chuyển, thì phước của vị này đạt được so với vị trước rất nhiều không thể tính kể.

Này Diệu Cát Tường! Giả sử có Bồ-tát làm cho tất cả chúng sinh đều trụ vào địa vị Bất thoái chuyển. Hoặc có Bồ-tát phát tâm thanh tịnh, sau khi đã tin hiểu đúng đắn chánh pháp thâm sâu tối thượng này, có thể tự ghi chép, hoặc bảo người khác ghi chép, hoặc giảng nói rộng rãi cho mọi người, hoặc nói sơ lược, thậm chí làm cho một chúng sinh tin hiểu ngộ nhập vào chánh pháp thâm sâu tối thượng này, thì phước của vị này đạt được so với vị trước rất nhiều không thể tính kể. Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì đại chúng nói kệ:

Nếu có các Bồ-tát
Cúng mười ức Đức Phật
Thọ trì môn chánh pháp
Cho đến lúc tận cùng.
Đối với kinh sâu xa
Ưa thích và nghe thọ
Phước này lớn vô biên
Được quả báo tối thắng.
Nếu có các Bồ-tát
Thần lực đến mười phương
Gần gũi và cúng dường
Đến chỗ mười ức Phật.
Lạy khắp Đấng Thế Tôn
Chư Chánh sĩ tối thượng
Thương xót các chúng sinh
Tăng trưởng nhiều lợi lạc.
Nay kinh thâm diệu này
Chư Phật đều giảng nói
Hay giảng nói cho người
Dù trong khoảng chốc lát.
Là người trong Phật giáo
Phát lòng tin thanh tịnh
Quả phước người này đạt
To lớn và tối thắng.
Chư Phật đại từ bi
Giảng bày chánh pháp này
Như ánh sáng đèn lớn
Chiếu khắp cõi trời người.
Trong có người lợi trí
Và đầy đủ lực lớn
Hay phát lòng tin hiểu
Thì mau thành quả Phật.
Thiện Thệ dạy như vậy
Hoặc có người được nghe
Nghe rồi giảng cho người
Lần lượt nói với nhau.
Hoặc vì chư Phật ấy
Đấng tối thượng cõi người
Nhập đại Vô dư y
Niết-bàn thanh tịnh rồi.
Lại xây dựng bảo tháp
Rộng cao và tuyệt đẹp
Trang hoàng nhiều châu báu
Cao khỏi trời Hữu Đãnh.
Dựng các phướn lọng đẹp
Linh báu phát tiếng hay
Lên thấu trời Hữu Đãnh
Nghiêm đẹp lại rộng lớn.
Hoặc có các Bồ-tát
Ưa thích kinh điển này
Ở trong tướng như vậy
Nghe rồi phát tịnh tín.
Ở nơi thanh tịnh ấy
Bố trí chánh pháp này
Phước người này đạt được
To lớn và tối thắng.
Nếu có các Bồ-tát
Thọ trì chánh pháp này
Lưu hành rộng cho người
Trừ tâm bẩn tiếc pháp.
Phước vị này đạt được
Công đức nhiều vô lượng
Hướng cầu đại Bồ-đề
Đều đạt được ước nguyện.
Kinh điển thâm diệu này
Do chư Phật nói ra Các chúng
Đại Bồ-tát Luôn thọ trì giảng nói.
Hết thảy Phật mười phương
Đều ở cõi hư không
Hiện khắp các thân Phật
Để mọi người chiêm ngưỡng.

Phật giảng nói kinh này xong, Đại Bồ-tát Diệu Cát Tường, và vô số không thể nghĩ bàn, không thể nói chúng Bồ-tát, đại Thanh văn, và tất cả các chúng trời, người, A-tu-la, Càn-thát-bà v.v… trong thế gian nghe lời Phật dạy, đều hoan hỷ tín thọ phụng hành.