Kinh Đại Thừa Giới

Kinh Đại Thừa Giới
Bộ Luật, Đại Tạng Kinh Chữ Việt, Luật, Luật Bồ Tát, Luật Tạng Kinh, Tạng Luật

KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA GIỚI
Hán dịch: Đời Trệu Tống, Đại sư Thi Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ Đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá Vệ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Bí sô:

– Người nào phá hoại tuổi thọ của giới hạnh, người nào đoạn diệt căn lành, thì xuất gia khó phát tâm tinh tấn giữ gìn vững chắc. Nếu các Bí sô ở trong Phật pháp mong cầu giải thoát thì được xa lìa tất cả các khổ não xấu ác. Như đức Phật đã dạy, thà bỏ thân mạng chịu sự vô thường, chứ không được để tâm buông lung phạm giới. Nếu người bỏ mạng thì chỉ hoại một đời, còn nếu phá giới thì làm cho trăm vạn đời trầm luân trong đường ác đạo. Nếu người trì giới sẽ được thấy Phật. Giới là trang sức tối thượng; giới là hương thơm vi diệu bậc nhất; Giới là nhân tốt của sự hoan hỷ. Giới thể thanh tịnh như nước trong mát, có khả năng trừ nóng bức. Giới pháp là vĩ đại nhất, sự độc hại của chú thuật thế gian và của rồng rắn không thể xâm phạm. Trì giới được danh tiếng tốt, trì giới được an lạc. Và như vậy khi qua đời sẽ được sanh lên cõi trời.

Đức Phật dạy:

– Nầy Bí sô! Nếu phạm Luật nghi thì giống như người mù chẳng thấy các sắc, cũng như người cụt chân không thể đi được, xa lìa Niết bàn, chẳng đạt đến bờ bên kia. Nếu người trì giới thì thành tựu tất cả các vật báu chánh pháp bảo. Giống như bình lành, tròn đầy, bền chắc thì có thể chứa tất cả châu báu, cũng thế, bình vỡ thì châu báu mất; nếu phạm Luật nghi thì bỏ tất cả các pháp lành. Trước đã từng phạm giới nhưng sau lại muốn cầu Niết bàn như hủy bỏ mắt mà dùng gương soi mặt, thì làm sao có thể được!

Đức Phật dạy:

– Nầy Bí sô! Người nữ không có lòng tin thì không nên gần gũi. Ân sủng nhà vua khó từ chối được thì không nên ỷ lại. Bọt nước không thật nên không thể nắm bắt. Sự giàu sang vô thường, không thể tồn tại lâu dài. Sắc tướng như hoa, đổi khác trong khoảnh khắc. Tuổi thọ như trái cây chín không thể để lâu, như thuyền qua dòng nước chảy nhanh, như căn nhà mục sắp ngã sập. Thà uống thuốc độc chứ không được uống rựơu. Thà nhảy vào lửa lớn chư không được ham thích dục lạc.
Đức Phật giảng nói Kinh nầy xong, các Bí sô và chư Bồ tát đều vô cùng hoan hỷ, tin nhận và phụng hành.

 

Bài Viết Liên Quan

1451-tamhanh

Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự 29

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ - Mùla-Sarvàstivàda - TỲ-NẠI-DA TẠP SỰ - Mùla-Sarvàstivàda Vinaya Ksudraka Vastu - (Cuộc đời đức Phật và các đệ tử) Hán dịch: Tam Tạng Nghĩa Tịnh, đời Ðường, Trung Quốc Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh, PL 2542...
1442

Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Quyển 44

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh  Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản   QUYỂN 44 Học Xứ Thứ Tám...
1435

Thập Luật Tụng Quyển 06

THẬP LUẬT TỤNGHán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịchViệt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng KinhHội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản   QUYỂN 6 IV- BA MƯƠI PHÁP NI TÁT KỲ BA DẬT ĐỀ...
Đại Tạng Kinh Chữ Việt

Kinh Bản Nguyện Công Đức Của Đức Lưu Ly Quang Như Lai (Huyền Thanh)

KINH BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC CỦA ĐỨC LƯU LY QUANG NHƯ LAI Hán dịch: Đời Đường_Tam Tạng Pháp Sư HUYỀN TRANG phụng chiếu dịch Việt dịch: HUYỀN THANH   Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavān:Thế Tôn) du hoá các nước,...
1443

Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Bí Sô Ni Tỳ Nại Da Quyển 20

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÍ SÔ NI TỲ NẠI DA Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh  Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản   QUYỂN 20 Học...
Cương Yêu Giới Luật

Chương 1: Khởi Nguyên Của Tỳ Kheo Và Tỳ Kheo Ni

CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT Hòa Thượng Thánh Nghiêm Thích nữ Tuệ Đăng Dịch Nhà xuất bản Thời Đại 2010   Thiên thứ sáu: Tỳ Kheo Tỳ Kheo Ni Giới Cương Yếu Chương 1: Khởi Nguyên Của Tỳ Kheo Và Tỳ Kheo Ni LỜI MỞ ĐẦU Tỳ kheo giới và Tỳ kheo ni...