THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

IV- BA MƯƠI PHÁP NI TÁT KỲ BA DẬT ĐỀ (Tiếp Theo)

4. Nhận Y Từ Tỳ Kheo Ni Không Phải Bà Con

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Tỳ kheo ni Hoa sắc sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực rồi vào trong rừng An hòa, ngồi tĩnh tọa dưới một gốc cây với oai nghi thanh tịnh. Trước đó đã có năm trăm giặc cướp ở trong rừng, chúa giặc vốn tin Phật pháp, thấy Tỳ kheo ni ngồi tĩnh tọa với oai nghi thanh tịnh càng thêm tín kính nói rằng: “Vì sao ta không đem xâu thịt này cúng cho Tỳ kheo ni”, trong đám giặc có người biết pháp liền nói: “Pháp của-Tỳ kheo ni là ăn đúng thời, không ăn phi thời”, chúa giặc nghe rồi càng thêm tín kính nói rằng: “Tỳ kheo ni này đoan chánh oai nghi thanh tịnh, chỉ ăn đúng thời không ăn phi thời, vì sao ta không cho xâu thịt này để cô ấy ngày mai ăn”, người biết pháp nói: “Pháp của-Tỳ kheo ni tùy xin được gì liền thọ cái đó, không ăn thức ăn cách đêm”, chúa giặc nghe rồi lại càng thêm tín kính nói rằng: “Tỳ kheo ni này đoan chánh oai nghi thanh tịnh, chỉ ăn đúng thời không ăn phi thời, lại không ăn thức ăn cách đêm, vì sao ta không đem bạch điệp quý giá này gói xâu thịt treo lên cây để cho Tỳ kheo ni. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào cần lấy cũng cho”, nghĩ rồi liền đem bạch điệp quý giá gói thịt treo lên cây nói rằng: “Các Sa-môn, Bà-la-môn nào cần thì lấy dùng”. Lúc đó đêm đã qua, Tỳ kheo ni Hoa sắc xuất định thấy bạch điệp gói thịt treo trên cây nghĩ rằng: “Chúa giặc vì ta nên treo tấm bạch điệp gói thịt này lên cây, nhưng lại nói các Sa-môn, Bà-la-môn nào cần thì lấy dùng, nên ta không thể ăn thịt này, nên đem cho Tăng, còn bạch điệp thì để mình dùng”, nghĩ rồi liền đem thịt đến trong Kỳ hoàn hỏi chỗ người làm thức ăn cho Tăng để đưa thịt rồi ra khỏi Kỳ hoàn. Lúc đó Lục quần Tỳ kheo thấy Hoa sắc cầm tấm bạch điệp đẹp đi ra, thấy rồi sanh tâm tham nói với Hoa sắc rằng: “Tấm bạch điệp của cô thật đẹp”, Hoa sắc nói: “Phải, nó rất đẹp”, Lục quần nói: “Nếu nó đẹp sao không thí cho người tốt”, Hoa sắc suy nghĩ: “Đây là quyết định xin, làm sao không cho”, nghĩ rồi liền đem bạch điệp đưa cho Lục quần Tỳ kheo. Tỳ kheo ni này vốn rất kính Phật nghĩ rằng: “Ta không thể không gặp Phật”, nghĩ rồi liền đến chỗ Phật. Lúc đó Thế tôn đang thuyết pháp cho đại chúng vây quanh, từ xa trông thấy Hoa sắc đi đến, y phục trên thân cũ rách. Phật cố ý hỏi A-nan: “Tỳ kheo ni Hoa sắc này y phục cũ rách, há không được y bố thí hay sao?” A-nan đáp: “Cô ấy vừa được thí một tấm bạch điệp quý giá nhưng lại bị Lục quần Tỳ kheo xin mất rồi”, Phật nói: “Tỳ kheo há lại nhận lấy y từ Tỳ kheo ni không phải là bà con hay sao ?” A-nan nói: “Thật đã nhận lấy thưa Thế tôn”, Phật bảo A-nan: “Hãy lấy năm y trong số y dư đem cho Tỳ kheo ni này”, A-nan vâng lời Phật dạy lấy năm y trong số y dư đem cho Tỳ kheo ni. Tỳ kheo ni liền đắp y này rồi đến chỗ Phật, đảnh lễ rồi ngồi một bên, Phật thuyết pháp chỉ dạy cho được lợi hỉ rồi im lặng, Tỳ kheo ni nghe Phật thuyết pháp được lợi hỉ rồi liền đảnh lễ Phật, hữu nhiễu Phật rồi ra về. Sau đó Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc nay phải không?” Đáp: “Thật vây thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại nhận lấy y từ Tỳ kheo ni không phải là bà con? Vì nếu không phải là bà con thì không có hỏi người ấy đủ y hay không, có dư hay không, chỉ cốt lấy được mà thôi. Ngược lại nếu là bà con thì sẽ đem cho y, huống chi là thấy không đủ y mà còn lấy”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo nhận lấy y từ Tỳ kheo ni không phải là bà con thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Không phải là bà con: Bà con là cha mẹ anh chị em nhẫn đến bảy đời; y (vải) là các loại vải như vải gai, vải gai đỏ, vải gai trắng, vải sôma, vải súy-di-la, vải Khâm-bà-la, vải kiếp-bối…

Tướng phạm trong giới này là nếu một Tỳ kheo nhận lấy y từ một Tỳ kheo ni không phải là bà con thì phạm một Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; nếu một Tỳ kheo nhận lấy y từ hai, ba-Tỳ kheo ni tùy được bao nhiêu thì phạm bấy nhiêu Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; nếu hai, ba, bốn Tỳ kheo nhận lấy y từ hai, ba, bốn Tỳ kheo ni không phải là bà con, tùy được bao nhiêu thì phạm bấy nhiêu Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ở nước Kiều-tát-la có hai bộ tăng được nhiều y chia làm hai phần: Tỳ kheo nhận được y thích hợp với Tỳ kheo ni, còn Tỳ kheo ni lại được y thích hợp với Tỳ kheo nên các Tỳ kheo ni nói với các Tỳ kheo rằng: “Các Đại-đức hãy đổi y lại cho chúng tôi, chúng tôi cũng đổi y lại cho các Đại-đức”, các Tỳ kheo nói: “Phật kết giới không được nhận y từ Tỳ kheo ni không phải là bà con”. Lúc đó các Tỳ kheo không biết phải làm sao liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo nhận lấy y từ Tỳ kheo ni không phải là bà con thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, trừ trao đổi.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo có Tỳ kheo ni không phải là bà con mà tưởng là bà con, khi nhận lấy y phạm Ni-tát-kỳ Badật-đề; nếu có Tỳ kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, xuất gia ni không phải là bà con mà tưởng là bà con, khi nhận lấy y cũng phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo ni không phải là bà con, Tỳ kheo nghi không biết có phải là bà con hay không mà nhận lấy y cũng phạm Ni-tát-kỳ Ba-dậtđề; nếu nghi Tỳ kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, xuất gia ni không biết có phải là bà con hay không mà nhận lấy y đều phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo có Tỳ kheo ni là bà con mà tưởng là không phải bà con, khi nhận lấy y phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳ kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, xuất gia là bà con mà tưởng là không phải bà con, khi nhận lấy y cũng phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ kheo có Tỳ kheo ni là bà con mà nghi không biết có phải là bà con hay không, khi nhận lấy y phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳ kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, xuất gia ni là bà con mà nghi không biết có phải là bà con hay không, khi nhận lấy y cũng phạm Độtkiết-la.

Là bà con hay không phải bà con, tưởng là bà con hay nghi mà nhận lấy y bất tịnh bao gồm các loại y dệt bằng lông thú như lông lạc đà, lông dê, lông trâu bò xen tạp đều phạm Đột-kiết-la. Không phạm là nhận từ bà con cho hay trước có thỉnh hay riêng tư nài lấy hay vì thuyết pháp được cúng dường thì không phạm.

5. Giới Nhờ Tỳ Kheo Ni Không Phải Bà Con Giặt Y Cũ

Phật tại nước Xá-vệ, Trưởng lão Ca-lưu-đà-di vốn có quen biết với Tỳ kheo ni Quật-da từ trước nên thường qua lại chuyện trò. Lúc đó Tỳ kheo ni Quật-đa nghe Ca-lưu-đà-di du hành hai tháng rưỡi trở về liền tắm rửa sạch sẽ, thoa dầu thơm, mặc y mỏng đến chỗ Ca-lưu-đà-di, đảnh lễ rồi ngồi đối diện. Ca-lưu-đà-di sanh tâm đắm trước nên nhìn chăm chăm Quật-đa, Quật cũng sanh tâm dắm trước nên nhìn chăm chăm Ca-lưu-đà-di, Quật-đa suy nghĩ: “Thầy ấy nhìn ta chăm chăm như vậy ắt cũng sanh đắm trước, sao ta không ở trước mặt đứng đi”. Lúc đó Ca-lưu-đà-di chỉ mặc có Nê-hoàn tăng, cùng đi qua lại nên dục tâm phát động, sợ phạm giới nên không dám xúc chạm nhau, vì cứ nhìn chăm chăm nhau nên chảy ra chất bất tịnh, do chất bất tịnh chảy ra nên lửa dục liền tắt, vội trở về chỗ ngồi. Quật-đa suy nghĩ: “Thầy ấy trở về chỗ ngồi ắt là đã chảy ra chất bất tịnh”, nghĩ rồi liền đến gần Ca-lưuđà-di nói rằng: “Hãy đưa y này cho tôi đem về giặt”, Ca-lưu-đà-di liền đổi mặc y khác rồi đưa y này cho Quật-đa mang về giặt. Tỳ kheo ni nay mang về mở y ra lấy chất bất tịnh dính trên y để vào trong chỗ tiểu tiện của mình, liền thọ thai có con phước đức, bụng càng ngày càng lớn. Các Tỳ kheo ni đuổi ra khỏi chùa và mắng: “Cô là Tỳ kheo ni xấu xa, vì sao xuất gia đã lâu lại còn có thai”, Quật-đa nói: “Tôi không có làm việc dâm”, liền đem sự việc trên kể lại. Các Tỳ kheo ni không biết làm sao nên đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Các cô chớ nên quở trách Tỳ kheo ni này, đây không phải là phá phạm hạnh vì không có phạm dâm, do nhân duyên như thế mới có thai”. Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca-lưu-đà-di: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại nhờ Tỳ kheo ni không phải là bà con giặt y cũ”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo nhờ Tỳ kheo ni không phải là bà con giặt y cũ, nhuộm hay đập đều phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Bà con là mẹ chị em gái cho đến bảy đời; Y cũ là y đã mặc qua ít nhất một lần.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo nói với Tỳ kheo ni không phải bà con: “Hãy giặt y cũ này giùm tôi”, Tỳ kheo ni đem giặt thì Tỳ kheo này phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; giặt nhuộm hay giặt đập, nhuộm đập hay giặt nhuộm đập đều phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo nói với Tỳ kheo ni không phải bà con rằng: “Hãy giặt đập y này giùm tôi, chớ nhuộm”, Tỳ kheo ni đem giặt đập thì Tỳ kheo này phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; dù nhuộm, giặt nhuộm hay nhuộm đập hay giặt nhuộm đập, Tỳ kheo đều phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo nói với Tỳ kheo ni không phải bà con rằng: “Hãy giặt nhuộm y này giùm tôi, chớ đập”, Tỳ kheo ni đem giặt nhuộm thì Tỳ kheo này phạm Ni-tátkỳ Ba-dật-đề; nhuộm hay đập, giặt đập hay nhuộm đập hay giặt nhuộm đập, Tỳ kheo đều phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo nói với Tỳ kheo ni không phải bà con rằng: “Hãy nhuộm đập y này giùm tôi, chớ giặt”, Tỳ kheo ni đem nhuộm đập thì Tỳ kheo này phạm Ni-tát-kỳ Badật-đề; dù giặt hay giặt nhuộm, giặt đập, giặt nhuộm đập, Tỳ kheo đều phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo nói với Tỳ kheo ni không phải bà con rằng: “Hãy giặt nhuộm đập y cũ này giùm tôi”, Tỳ kheo ni đem giặt nhuộm đập hay dù chỉ giặt, nhuộm, đập, giặt nhuộm hay giặt đập hay nhuộm đập, Tỳ kheo này đều phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo có Tỳ kheo ni không phải là bà con mà tưởng là bà con; cho đến Tỳ kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, xuất gia ni không phải là bà con mà tưởng là bà con nhờ giặt (nhuộm, đập) y cũ, nếu họ đem giặt (nhuộm, đập) thì Tỳ kheo này đều phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo có Tỳ kheo ni không phải là bà con, nghi không biết có phải là bà con hay không; cho đến Tỳ kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa di, sai di ni, xuất gia, xuất gia ni không phải là bà con mà nghi không biết có phải là bà con hay không, nhờ họ giặt (nhuộm, đập) y cũ, nếu họ đem giặt (nhuộm, đập) thì Tỳ kheo này phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo có Tỳ kheo ni là bà con mà tưởng là không phải bà con; cho đến Tỳ kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, xuất gia ni là bà con mà tưởng là không phải bà con, nhờ họ giặt (nhuộm, đập) y cũ, nếu họ đem giặt (nhuộm, đập) thì Tỳ kheo này phạm Độtkiết-la.

Nếu Tỳ kheo có Tỳ kheo ni là bà con mà nghi không biết có phải là bà con hay không; cho đến Tỳ kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, xuất gia ni là bà con mà nghi không biết có phải là bà con hay không, nhờ họ giặt (nhuộm, đập) y cũ, nếu họ đem giặt (nhuộm, đập) thì Tỳ kheo này phạm Đột-kiết-la.

Là bà con hay không phải bà con, tưởng là bà con hay nghi mà nhờ giặt (nhuộm, đập) y bất tịnh bao gồm các loại y dệt bằng lông như lông lạc đà, lông dê, lông trâu bò xen tạp thì Tỳ kheo đều phạm Độtkiết-la; nếu là bà con thì không phạm.

6. Giới Theo Cư Sĩ Không Phải Bà Con Xin Y

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có cư sĩ mặc y thượng hạ đến Kỳ hoàn là người quen biết trước kia của Bạt-nan-đà, Bạt-nan-đà từ xa thấy cư sĩ đến, thấy chiếc y thượng hạ của cư sĩ mặc trên người liền sanh tâm tham. Cư sĩ đảnh lễ rồi ngồi đối diện, Bạt-nan-đà nói pháp chỉ bày cho được lợi hỉ rồi nói với cư sĩ: “Y của cư sĩ rất tốt, nếu thí cho tôi thì tôi có thể làm y Tăng-già-lê hoặc Uất-đa-la-tăng hoặc An-đà-hội”, cư sĩ không nghe hay nghe mà không muốn cho, Bạt-nan-đà lại nói pháp chỉ bày cho được lợi hỉ rồi lặp lại câu nói trên, cư sĩ vẫn như trước không nghe hay nghe mà khng muốn cho, Bạt-nan-đà lại nói pháp lần thứ ba rồi nói: “Ông hãy cho Ta một y đi, pháp của chúng ta là theo cư sĩ xin y”, cư dĩ suy nghĩ: “Tỳ kheo này đã quyết định xin, làm sao không cho”, nghĩ rồi liền cởi một y xếp lại đưa cho. Sau khi cho rồi cư sĩ hối hận, sân nhuế không chịu nổi, nghĩ rằng: “Từ nay ta không nên đến trong Tăng già lam của Sa-môn Thích tử, nếu đến đó sẽ bị cưỡng đoạt y như đi đường hiểm không khác”. Lúc cư sĩ này vào thành Xá-vệ, người giữ cửa thành thấy liền hỏi: “Khi đi ông mặc y thượng hạ, sao bây giờ chỉ còn có một y”, cư sĩ liền kể lại sự việc trên, trong lòng lại tăng thêm sân hận gấp bội, không chịu nổi nên nói rằng: “Tôi không nên đến trong Tăng già lam của Sa-môn Thích tử, nếu đến thì bị cưỡng đoạt y như đi vào đường hiểm không khác”. Như thế lan truyền ra, một người nói với hai người, hai người nói với ba người khiến cho tiếng xấu lan ra khắp thành Xá-vệ, ai cũng nghe biết Sa-môn Thích tử đoạt y của người. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết rồi tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Bạt-nan-đà: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại theo cư sĩ không phải là bà con nài xin?” Quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo theo cư sĩ, vợ của cư sĩ không phải là bà con xin y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Bà con là cha mẹ anh chị em, con trai, con gái cho đến bảy đời; Y là bao gồm các loại vải như gai trắng, gai đỏ, súy-di-la, khâm-bà-la, sô-ma, kiếp-bối…

Tướng phạm trong giới này có ba trường hợp:

Một là Giá tiền y: Nếu Tỳ kheo nói với cư sĩ: Hãy cho tôi y quý giá này, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, nếu không được y thì phạm Đột-kiết-la; cho đến xin y trị giá hai trăm, ba trăm tiền nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, không được thì phạm Đột-kiết-la.

Hai là Màu sắc y: Nếu Tỳ kheo nói với cư sĩ: Hãy cho tôi y màu xanh này, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, không được thì phạm Đột-kiết-la; xin y vàng hay đỏ, trắng, đen, hoặc vải gai, vải súydi-la, khâm-bà-la, sô-ma, kiếp-bối… cũng phạm như trên.

Ba là Kích lượng y: Nếu Tỳ kheo nói với cư sĩ: Hãy cho tôi vải chiều dài bốn chữu tay, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, không được thì phạm Đột-kiết-la; xin vải chiều dài năm, sáu cho đến mười chữu tay cũng phạm như trên. Nếu xin cái này lại được cái kia thì phạm Đột-kiết-la, xin y xanh lại được y đỏ… cũng phạm Đột-kiết-la, xin vải gai trắng lại được vải gai đỏ… cũng phạm Đột-kiết-la, cho đến xin y khâm-bà-la lại được y Kiếp-bối cũng phạm Đột-kiết-la. Không phạm là theo bà con xin hay trước đã được thỉnh hay không xin mà được cho thì không phạm.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo Ba là từ nước Kiều-tát-la du hành đến nước Xá-vệ, giữa đường bị giặc đoạt y phải lỏa hình mà đi. Tỳ kheo suy nghĩ: “Phật kết giới không được theo cư sĩ không phải bà con xin y, bà con của ta ở xa, ta đành phải lỏa hình đến nước Xá-vệ vào trong Kỳ hoàn tìm các Tỳ kheo”, theo ý nghĩ liền đi đến trong Kỳ hoàn, cựu Tỳ kheo hỏi: “Người là ai?” Đáp là Sa-môn Thích tử, lại hỏi: “Vì sao lỏa hình?” Liền đem sự việc trên kể lại rồi nói: “Vì cớ này nên tôi lỏa hình”. Lúc đó Lục quần Tỳ kheo liền suy nghĩ: “Do nhân duyên này Phật ắt sẽ cho theo cư sĩ không phải bà con xin y, chúng ta nên thân gần người này”, nghĩ rồi liền nói với Tỳ kheo bị đoạt y rằng: “Thầy làm sao lỏa hình đến chỗ Phật được, tôi sẽ cho thầy mượn y đắp để đến chỗ Phật, sau khi thầy xin được y rồi trả lại cho tôi”, Tỳ kheo bị đoạt y bằng lòng, Lục quần Tỳ kheo liền cho mượn y đắp, Tỳ kheo này đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên. Pháp thường của chư Phật là thấy khách Tỳ kheo đến liền thăm hỏi rằng: Có nhẫn được không, có an lạc trụ không, khất thực có thiếu không, đi đường có nhọc mệt không. Khi Phật hỏi thăm như vậy, Tỳ kheo này đáp là nhẫn được, được an lạc trụ, khất thực không khó nhưng đi đường nhọc mệt, rồi đem sự việc trên kể lại. Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng, khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ kheo theo cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con xin y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, trừ thời khác. Thời khác là y bị đoạt, y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi.

Y bị đoạt là bị quan hay giặc cướp hay oan gia cướp đoạt; Y bị mất là không biết ở đâu hoặc bị hư rách hoặc bị côn trùng gặm nhắm hoặc bị gió thổi bay mất.

7. Giới Xin Y Thọ Quá Nhiều

Lúc đó Lục quần Tỳ kheo nghe Phật do nhân duyên này khai cho theo cư sĩ không phải bà con xin y, liền nói với Tỳ kheo Ba là: “Thầy ít quen biết ai lại đang thiếu y, chúng tôi quen biết nhiều cũng đang thiếu y, nay chúng tôi xin giúp cho thầy đủ ba y, y dư thuộc của chúng tôi”, Tỳ kheo Ba là bằng lòng, Lục quần Tỳ kheo liền vào thành đến các nhà giàu có nói rằng: “Tỳ kheo Ba là là bà con của Phật, đi giữa đường bị giặc cướp đoạt y, các vị nên tùy hỉ cho”, những người tín kính nghe rồi liền cho đủ thứ y hoặc là giạ hoặc là Khâm-bà-la…, như thế lần lượt từ nhà này đến nhà khác xin được rất nhiều y gánh về đến trú xứ, Lục quần Tỳ kheo lựa lấy cái tốt còn cái không tốt đưa cho Tỳ kheo Ba là. Lúc đó có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền quở trách Lục quần Tỳ kheo: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại cố đoạt y của-Tỳ kheo Ba là”, quở trách rồi đem việc này bạch Phật, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy thưa Thế tôn”, Phật đủ lời quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo khi y bị đoạt, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi theo cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con xin y, được họ tùy ý cho nhiều y thì Tỳ kheo này chỉ nên nhận lấy y thượng hạ, nếu thọ quá thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Y thượng hạ có hai: y thượng hạ của bạch y và y thượng hạ củaTỳ kheo. Y thượng hạ của bạch y là một y thượng một y hạ; y thượng hạ của-Tỳ kheo là ba y thường dùng. Nếu được y thượng hạ của bạch y ít thì được xin thêm, nhiều thì nên trả lại cho chủ. Tướng phạm trong giới này là Tỳ kheo đã đủ ba y thì không nên xin, nếu xin được thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; nếu xin không được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo mất một y, nếu y Tăng-già-lê của-Tỳ kheo này có thể trích ra làm một y được thì không nên xin; nếu xin được thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dậtđề, nếu xin không được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo mất hai y, nếu y Tăng-già-le của-Tỳ kheo có thể trích ra làm một y được thì chỉ nên xin một y, không được xin hai y; nếu xin được hai y thì phạm Ni-tátkỳ Ba-dật-đề, nếu xin không được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo mất ba y, trước nên theo năm chúng mượn y đắp vào tụ lạc xin y, nếu không mượn được thì trong bốn phương Tăng vật nếu có giạ hay chăn mền có thể trích ra may thành y được, thì nên trích ra để may y đắp rồi đi xin y, nếu xin được y thì nên đắp y mới xin được, đem giặt y đã mượn hong phơi rồi trả lại chỗ cũ cho chùa.

8. Giới Theo Cư Sĩ Không Thỉnh Trước Xin Y

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có cư sĩ chuẩn bị tiền định mua y cúng cho Thích tử Bạt-nan-đà, nghĩ rằng: “Ta sẽ đem số tiền này mua y cúng cho Thích tử Bạt-nan-đà”. Bạt-nan-đà nghe biết được tin này liền đến chỗ cư sĩ hỏi rõ sự việc, cư sĩ đáp phải, liền hỏi: “Cư sĩ định mua y như thế nào cúng cho tôi?” Đáp: “Định mua y như thế như thế…” Bạt-nan-đà liền nói: “Tỳ kheo chúng tôi là người xuất gia nếu thiếu y phục cầu xin khó được, cư sĩ các vị lại không thể thường xuyên bố thí, nay cư sĩ muốn mua y cúng cho tôi thì nên mua loại vải như thế như thế…”, cư sĩ nghe theo lời của Bạt-nan-đà mà mua y thì phải trả gấp hai, Ba-lần số tiền mà mình đã chuẩn bị sẵn, nên sanh tâm hối tiếc trách rằng: “Sa-môn Thích tử không biết thời, không biết nhàm đủ, không biết trù lượng. Nếu người thí không biết lượng thì người thọ cũng nên biết lượng. Nay ta phải trả giá tiền mua y gấp hai, Ba-lần số tiền mà ta sẳn có. Đây là lỗi của ta khiến ta phiền não không có lợi ích gì, tại sao ta lại cúng dường cho người không biết đủ, khó nuôi không biết nhàm đủ như thế”. Lúc đó có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này, tâm không vui quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Bạt-nan-đà: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ở chỗ cư sĩ không phải bà con khởi tưởng là đồng y mà theo xin”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu vì Tỳ kheo nên cư sĩ, vợ cư sĩ lo liệu số tiền mua y, nghĩ rằng: “Ta đem số tiền này mua y như thế như thế… cúng cho Tỳ kheo ………”. Tỳ kheo này vốn không được thỉnh tùy ý trước, liền khởi tưởng đồng ý đi đến chỗ cư sĩ nói rằng: “Cư sĩ đã lo liệu số tiền mua y như thế cho tôi thì nên mua loại vải như thế như thế…”. Vì muốn tốt, nếu được y thì Tỳ kheo này phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Vì Tỳ kheo là chỉ cho Bạt-nan-đà; Y (vải) gồm các loại vải như gai trắng, gai đỏ, Súy-di-la, Khâm-bà-la, Kiều-xa-da, Kiếp-bối… Số tiền mua y là hoặc bằng vàng bạc, tiền… cho đến dùng gạo thóc đổi lấy. Lo liệu là cất tiền để dành mua y. Nói mua y như thế như thế là y với giá hoặc với kích lượng hoặc với màu sắc như thế như thế. Cho Tỳ kheo ………. là cho Bạt-nan-đà. Nói không được thỉnh tùy ý trước là cư sĩ không có nói trước với Tỳ kheo rằng cần gì thì đến lấy. Nói khởi tưởng đồng ý là tưởng mình xin bao nhiêu cư sĩ cũng không giận. Nói vì muốn tốt là không biết đủ, khó cúng dường, không nhàm đủ.

Tướng phạm trong giới này có ba trường hợp: giá tiền y, sắc y và lượng y. Về giá tiền y: Nếu Tỳ kheo nói với cư sĩ: “Hãy cho tôi loại vải tốt”; Nếu được y vào tay thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, nếu không được y thì phạm Đột-kiết-la; cho đến xin y với giá hai, ba trăm tiền, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, nếu không được y thì phạm Đột-kiết-la. Về sắc y: Nếu Tỳ kheo nói với cư sĩ: “Hãy cho tôi y màu vàng hoặc đỏ, trắng hay đen; hoặc là vải gai trắng, súy-di-la, khâm-bà-la…”, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, nếu không được y thì phạm Đột-kiếtla. Về kích lượng y: Nếu Tỳ kheo nói với cư sĩ: “Hãy cho tôi y dài bốn chữu tay hoặc năm, sáu, bảy cho đến mười tám chữu tay”, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, nếu không được y thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu xin cái này mà được cái kia thì phạm Đột-kiết-la, hoặc xin y vàng lại được y xanh, hoặc xin y xanh lại được y vàng hay đỏ, trắng đen cũng vậy; cho đến xin vải gai lại được vải súy-di-la hoặc khâm-bà-la… cũng vậy. Không phạm là theo bà con xin hoặc được thỉnh tùy ý trước hoặc không xin mà tự được thì không phạm.

9. Giới Khuyên Cư Sĩ Không Bà Con Hùn Tiền Cúng Y

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có hai cư sĩ và vợ cư sĩ vì Thích tử Bạtnan-đà để dành tiền mua y, nghĩ rằng: “Tôi để dành tiền này, mỗi người sẽ mua y như thế như thế cúng cho Thích tử Bạt-nan-đà”. Bạt-nan-đà hay tin liền đến chỗ hai cư sĩ và vợ cư sĩ hỏi cho rõ rồi nói: “Tỳ kheo chúng tôi là người xuất gia, thiếu y phục cầu xin khó được, các vị không thể thường xuyên bố thí, nay có tâm muốn mua y cúng cho tôi, nếu mỗi người không thể mua y cúng riêng được thì nên hùn chung lại mua một y như thế như thế cúng cho tôi”, các cư sĩ nghe theo lời của Bạt-nan-đà hùn chung lại mua một y như thế như thế với giá tiền gấp hai, Ba-lần mà họ đã để dành, nên họ khởi tâm hối tiếc trách rằng: “Sa-môn Thích tử không biết thời, không biết nhàm đủ, không biết trù lượng. Nếu người thí không biết lượng thì người thọ cũng nên biết lượng. Nay ta phải trả giá tiền mua y gấp hai, Ba-lần số tiền mà ta sẳn có. Đây là lỗi của ta khiến ta phiền não không có lợi ích gì, tại sao ta lại cúng dường cho người không biết đủ, khó nuôi không biết nhàm đủ như thế”. Lúc đó có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này, tâm không vui quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Bạt-nan-đà: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ở chỗ cư sĩ không phải bà con khởi tưởng là đồng ý mà theo xin”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo có hai cư sĩ và vợ cư sĩ không phải bà con, vì Tỳ kheo nên mỗi người để dành tiền mua y, nghĩ rằng: “Ta để dành tiền này, mỗi người sẽ mua y như thế như thế cúng cho Tỳ kheo …………”, Tỳ kheo này vốn không được thỉnh tùy ý trước, khởi tưởng đồng ý nên đến chỗ các cư sĩ nói rằng: “Các vị mỗi người để dành tiền mua y, nên hùn chung lại mua một y như thế như thế cúng cho tôi”. Vì muốn tốt, nếu được y thì Tỳ kheo này phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Giải thích từ ngữ giống như trong giới trên.

Tướng phạm trong giới này cũng có ba trường hợp:

Một là về giá tiền y: Nếu Tỳ kheo nói với cư sĩ: “Hai vị nên hùn chung lại mua y tốt cho tôi”, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, nếu không được y thì phạm Đột-kiết-la.

Hai là về màu sắc y: Nếu Tỳ kheo nói với cư sĩ: “Hãy hùn chung lại mua y màu vàng hoặc xanh, đỏ, trắng… hoặc loại vải như gai trắng, Súy-di-la, Khâm-bà-la… cho tôi”, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Badật-đề, nếu không được y thì phạm Đột-kiết-la.

Ba là về kích lượng y: Nếu Tỳ kheo nói với cư sĩ: “Hãy hùn chung lại mua y dài bốn chữu tay hoặc năm, sáu cho đến mười tám chữu tay cho tôi”, nếu được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, không được y thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu xin cái này mà được cái kia thì phạm Đột-kiết-la, hoặc xin y vàng lại được y xanh, hoặc xin y xanh lại được y vàng hay đỏ, trắng đen cũng vậy; cho đến xin vải gai lại được vải súy-di-la hoặc khâm-bà-la … cũng vậy. Không phạm là theo bà con xin hoặc được thỉnh tùy ý trước hoặc không xin mà tự được thì không phạm.

10. Giới Đòi Y Quá

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có một cư sĩ sai sứ đưa giá tiền y cho Bạt-nan-đà, khi sứ mang tiền đến thì gặp Bạt-nan-đà đang ngồi trên giường cùng với một thương nhơn của một tiệm buôn, sứ liền đến nói với Bạt-nan-đà rằng: “Đại-đức, cư sĩ ………. sai tôi đưa số tiền y này cho Đại-đức, Đại-đức hãy nhận lấy”, Bạt-nan-đà nghe rồi liền bảo vị thương nhơn: “Ông hãy nhận lấy số tiền này, đợi khi tôi tìm được tịnh nhơn sẽ đến lấy”, thương nhơn liền nhận lấy tiền đem cất. Các thương nhơn ở nước Xá-vệ có lập chế đến giờ tụ họp, ai không đến đúng giờ sẽ bị phạt năm mươi tiền. Vị thương nhơn này định đi nhóm họp nên đóng cửa tiệm, vào lúc đó Bạt-nan-đà dẫn tịnh nhơn tới đòi đưa lại số tiền đã gởi, vị thương nhơn nói: “Các thương nhơn ở đây có lập chế đến giờ tập họp, ai không đến đúng giờ sẽ bị phạt năm mươi tiền, thầy hãy đợi tôi đi họp về sẽ đưa tiền lại cho”, Bạt-nan-đà nói: “Không được, bạch y các người thường tự cầu lợi, hãy đưa lại cho tôi trước rồi mới được đi, tôi không thể chờ được”, vị thương nhơn đành phải mở cửa lấy tiền đưa lại cho Bạt-nan-đà rồi mới đến chỗ tụ họp, đến nơi thì mọi người đã giải tán nên bị phạt năm mươi tiền, vị thương nhơn này phiền não liền quở trách: “Sa-môn Thích tử không biết thời, không biết trù lượng, nếu chờ một chút thì tôi không phải bị phạt, tôi vì Sa-môn Thích tử nên mất năm mươi tiền này”. Như thế chuyền nói cho nhau khiến tiếng xấu lan khắp thành Xá-vệ, có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết rồi tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Bạt-nan-đà: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Thầy không biết thời, không biết trù lượng, tại sao không chờ một chút lại khiến cho cư sĩ bị mất mát như thế”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu vì Tỳ kheo nên vua hoặc đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ sai sứ đưa giá tiền y đến, vị sứ này đến nói với Tỳ kheo: “Đại-đức, vua hoặc đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ ……… đưa giá tiền y này cho thầy, xin hãy nhận lấy”. Tỳ kheo nên nói: “Pháp của-Tỳ kheo chúng tôi là không được thọ tiền, khi nào cần y, được vải thanh tịnh tôi sẽ nhận để may thành y thọ trì”, vị sứ này nói với Tỳ kheo: “Đại-đức có người chấp sự có thể lo liệu mọi việc cho Tỳ kheo không?” Tỳ kheo nên chỉ người chấp sự là người làm việc trong chùa hay là Ưu-bà-tắc cho vị sứ biết. Vị sứ đến nói với người chấp sự: “Lành thay, ông hãy cất giữ số tiền này rồi mua vải như thế như thế cho Tỳ kheo………., khi nào Tỳ kheo này cần y thì đưa cho vị ấy may thành y thọ trì’, nói xong vị sứ trở lại nói với Tỳ kheo: “Tôi đã đưa tiền cho người chấp sự, Đại-đức khi nào cần y thì đến đó lấy”. Khi Tỳ kheo này cần y thì nên đến chỗ người chấp sự nói là tôi cần y, như thế đến hai, Ba-lần; nếu đòi được y thì tốt, nếu không được thì nên đến trước người chấp sự đứng yên lặng nhắc, như thế đến bốn, năm, sáu lần; nếu đòi được y thì tốt, nếu không được y mà cố nài cho được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu không đòi được đi nên tự đi hay sai sứ đến chỗ người trước kia đưa tiền y đến nói rằng: “Số tiền y mà ông đưa cho người chấp sự trước kia, tôi không lấy được y, ông nên tự biết đòi lại tiến, chớ để cho mất”.

Vì Tỳ kheo là vì Bạt-nan-đà; Vua là thuộc dòng Sát-đế-lỵ thọ chức vua, cũng gọi là quốc chủ, cũng gọi là thủy quán đảnh;Đại-thần là quan hưởng bổng lộc; Bà-la-môn là thuộc dòng Bà-la-môn; cư sĩ là trừ ba hạng người trên, hàng bạch y thuộc dòng họ của giai cấp khác. Sứ bao gồm nam, nữ, huỳnh môn và người hai căn; Y bao gồm các loại vải như gai, Súy-di-la, Khâm-bà-la… Số tiền y hoặc bằng vàng bạc, tiền… Nói may thành y thọ trì là hoặc y Tăng-già-lê, Uất-đa-la-tăng hay An-đà-hội. Sứ nói với người chấp sự: Hãy cất giữ tiền này mua vải như thế như thế là nói mua vải với giá như thế, sắc như thế, lượng như thế. Sứ nói tôi đã nói với người chấp sự rồi là tự miệng sứ nói hay nhờ người khác nói. Tỳ kheo khi nào cần y thì đến chỗ người chấp sự đòi là ba phen được nói tôi cần y, nếu Ba-lần nói mà được y thì tốt, nếu không được y thì lần thứ tư, năm, sáu đứng yên lặng trước người chấp sự để nhắc hoặc ở chỗ làm việc, hoặc chỗ sản nghiệp, ở nhà riêng hoặc cửa hàng… Nói chỗ làm việc là chỗ rèn sắt, chỗ làm đồ gỗ, chỗ làm đồ gốm… nếu người chấp sự đứng ở đây thì Tỳ kheo đến trước mặt yên lặng nhắc. Nói chỗ sản nghiệp là chỗ trồng trọt, chỗ mua bán, chỗ sản xuất vật phẩm, chỗ tính toán tiền bạc… Nói chỗ cửa hàng là tiệm vàng, bạc… nếu người chấp sự ở những chỗ này, Tỳ kheo nên đến trước mặt đứng yên lặng cho đến lần thứ sáu để nhắc. Nếu vẫn không được y thì nên nói cho chủ y biết, sau khi nói cho chủ y biết rồi nếu có nhân duyên đến những chỗ đó gặp người chấp sự, nếu người chấp sự hỏi cớ sao lại đến, nên nói là vì việc khác mà đến, nếu người chấp sự nói: “Thầy hãy cầm lấy giá tiền y này”, Tỳ kheo nên nói: “Tôi đã nói với chủ y rồi, ông tự đến phân giải với chủ y”, nếu người chấp sự nói: “Thầy cứ cầm lấy giá tiền y này, tôi sẽ đến phân giải với chủ y sau”, lúc đó Tỳ kheo lấy giá tiền y thì không phạm.