KIM LUÂN ĐẢNH VƯƠNG YẾU LƯỢC NIỆM TỤNG PHÁP
KINH SỐ 948
Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ
Sưu tập Thủ Ấn và phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH
Các Nghi Quỹ Cúng Dường như trong các Kinh khác rộng nói. Nay chỉ tu hành sớm chiều, hoặc bốn Thời, ba Thời thường tu tập không gián đoạn nên lược bỏ phần trùng lắp, chỉ chọn lấy phần trọng yếu
Người tu hành muốn làm các Niệm Tụng của Phật Đảnh. Trước tiên nên kết Tâm Ấn của ba Bộ với tụng Chân Ngôn, gia trì ba nghiệp
Phật Bộ Tâm Ấn: Hai tay, bên phải đè bên trái, cùng xoa nhau bên trong, kèm dựng thẳng hai Luân (2 ngón cái)
Chân Ngôn là:
Úm, nhĩ nẵng nhĩ dực ca
Tiếp kết Liên Hoa Bộ Tâm Ấn: Dùng Ấn trước, co Luân bên trái (ngón cái trái) vào trong lòng bàn tay.
Chân Ngôn là:
Úm, a rô lực ca
Tiếp kết Kim Cang Bộ Tâm Ấn: Như Phật Bộ Tâm Ấn lúc trước, co Luân bên phải (ngón cái phải) vào trong lòng bàn tay.
Chân Ngôn là:
Úm, phạ nhật ra, địa lực ca
Tiếp kết Như Lai Quyền Ấn: Tay trái:4 ngón Cái (ngón trỏ), Quang (ngón giữa), Cao (ngón vô danh), Thắng (ngón út) nắm lại thành quyền, dựng thẳng Tả Luân (ngón cái trái). Tay phải nắm Kim Cương Quyền nắm móng Tả Luân (ngón cái trái).
Chân Ngôn là:
Úm, bộc khiếm, nhập-phạ la, hồng
Tùy tụng Chân Ngôn, dùng Ấn gia trì năm chỗ trên thân của mình làm thân trong sạch cùng tương ứng với Pháp. Liền dùng Ấn gia trì đất trong Đạo Tràng, tụng Chân Ngôn bảy biến thì nơi ấy biến thành cung Kim Cang Giới, tự nhiên có mọi báu nghiêm sức như Tịnh Thổ của Phật
Tiếp kết Bị Kim Cang Giáp Trụ Hộ Thân Ấn. Tức Phật Bộ Tâm Ấn lúc trước, dựng thẳng hai Quang (2 ngón giữa) đầu ngón dựa nhau, co lóng trên như hình cây kiếm. Hai Cái (2 ngón trỏ) đều phụ lưng hai Quang (2 ngón giữa) chẳng chạm nhau.
Đem Ấn gia trì năm nơi là: trên trán, vai phải, vai trái, trái tim, cổ họng … đều tụng một biến.
Chân Ngôn là:
Úm (1) chước yết-la vạt lật-để, bát-ra xả nhĩ đa (2) La-nại-ra, la-nại-ra (3) Bạt sa-ma thái lộ sắt-nê sái (4) la khất-sái, la khất-sái, hàm (5) hồng, phát tra, saphạ hạ (6)
Tiếp kết Nghinh Thỉnh Thánh Chúng Ấn: Hai tay ngửa xoa nhau, đem đầu hai Cái (2 ngón trỏ) cùng trụ nhau như Xa Lộ (cái xe) . Tùy tụng Chân Ngôn, đem hai Luân (2 ngón cái) đều bật ra, hai Quang (2 ngón giữa) hướng về thân chiêu mởi, hoặc ba hoặc bảy lần, tưởng các Thánh Chúng nương theo Xa Lộ này giáng đến Đạo Tràng
Nghinh Thỉnh Chân Ngôn là:
Ná ma tất-để-la-dã địa-vĩ ca nẫm, đát tha nghiệt đa nam. Úm_ Phạ nhậtlãng ngân nễ-dã yết lợi-sa dã, sa-phộc hạ
Tiếp kết Biện Sự Phật Đảnh Ấn Tịch Trừ Kết Giới. Tức Phật Bộ Tâm Ấn lúc trước, dựng thẳng hai Quang (2 ngón giữa) đầu ngón dựa nhau, co lóng trên như móc câu, tùy tụng Chân Ngôn, đưa Ấn trên đảnh, chuyển bên trái ba vòng để Tịch Trừ tất cả việc chẳng lành, gây chướng. Liền xoay theo bên phải ba vòng, tức thành Kết Giới Biện Sự Chân Ngôn là:
Na mạc tam mãn đa một đà nẫm (1) Úm, tra-lỗ-úm, mãn đà, sa-phạ hạ
Tiếp kết Đại Tam Muội Gia Ấn: Tức Bị Giáp Ấn lúc trước, hơi mở hai Cái (2 ngón trỏ) như hình cái chùy, đem hai Luân (2 ngón cái) phu vằn thứ nhất bên dưới hai Cái (2 ngón trỏ)
Chân Ngôn là:
Úm, thương ca lệ (1) ma hạ tam ma diêm, sa-phạ hạ
Tùy tụng Chân Ngôn, Đem Ấn dựa theo lúc trước, chuyển bên phải ba vòng, tùy ý xa gần của Hành Nhân , kết làm Đại Giới
Tiếp kết Bộ Mẫu Phật Nhãn Tôn Ấn: Chắp hai tay lại, đem hai Cái (2 ngón trỏ) đều vịn lưng hai Quang (2 ngón giữa) khiến như hình con mắt, co kèm hai Luân (2 ngón cái) vào lòng bàn tay.
Chân Ngôn là:
Na mạc tam mãn đa một đà nẫm (1) Úm, rô rô, sa-phổ rô (2) nhập-phạ la, để sắt-xá (3) tất đà, lộ tả ninh (4) tát phạ ra-tha (5) sa đà ninh, sa-phạ hạ
Tiếp kết Bản Tôn Đảnh Luân Vương Ấn: Tức Biện Sự Phật Đảnh Ấn lúc trước, kèm dựng hai Luân (2 ngón cái), đặt bằng hai Cái (2 ngón trỏ) co hai lóng, đầu dựa nhau ở trên móng của hai Luân (2 ngón cái)
Kết Ấn để nơi trái tim, tụng Chân Ngôn bảy biến hoặc 108 biến. Lại gia trì năm nơi trên thân, mỗi nơi đều một biến. Do sức gia trì cho nên cùng với Bản Tôn hợp làm một Thể.
Nhất Tự Đảnh Luân Vương Đà La Ni là:
Na mạc tam mãn đa mẫu đà nẫm_ Bột-rô-úm
Tiếp kết Hiến Át Già Hương Thủy Ấn: Tức Đại Tam Muội Gia Ấn lúc trước, đem hai Cái (2 ngón trỏ) phụ dính lưng hai Quang (2 ngón giữa), hai Luân (2 ngón cái) lại an ở vằn thứ nhật bên dưới, cạnh hai Cái (2 ngón trỏ) như hình cái chén Thương Khư (ốc xà cừ).
Tâm tưởng trong Ấn chứa đầy nước thơm, nâng Ấn ngang trán, phụng hiến nước thơm tắm gội Bản Tôn với các Thánh Chúng.
Chân Ngôn là:
Na mạc tam mãn đa một đà nẫm (1) Úm, át già la-hạ át già (2) tất-lị dã (3) bá-ra để thiết na mạt kiệm, sa-phạ hạ
Tiếp kết Phổ Thông Cúng Dường Ấn: Hai tay chắp lại, giữa rỗng, đầu năm ngón của hai tay đều giao lóng trên.
Tưởng từ Ấn tuôn ra vô lượng hương, hoa, thức ăn uống, cung điện, quần áo cúng dường các Thánh chúng.
Chân Ngôn là:
Na mạc tát phạ một đà (1) mạo địa sa đát-phạ nẫm (2) Úm, tát phạ đát-ra tăng củ tô nhĩ đa (4) tỳ cát-nương la thủy ninh (5) nẵng mô sa-đổ đế, sa-phạ hạ
Tiếp kết Phổ Thông Phật Đảnh Ấn: Tức Phổ Cúng Dường Ấn lúc trước, hơi giao sâu đến lóng giữa, như hoa ở trong lòng bàn tay.
Người tu hành vì sự duyên gấp gáp, không thể kết đủ mười Phật Đảnh Ấn, chỉ cần kết Ấn này, tụng các Phật Đảnh Chân Ngôn. Phổ thông cho người tu hành cũng không có lỗi lầm.
Chân Ngôn là
Na mạc tam mãn đa mẫu đà nẫm (1) Ma bát-ra để hạ đa xá, sa nẵng nẫm (2) Úm, chước ngật-ra vạt để, úm, hồng (3)
Tiếp tụng Tán Thán (khen ngợi):
1_ Mãn ninh sử ni, tát phạ nặc nghiệt địa đới sử ni
2_ Duệ xả sa-vĩ bộ la-bộ phạ nãi ca mãn đà phệ
3_ Tam ma sa-đa vĩ nễ-dã địa bạt tác khất-ra, ma lý ninh
4_ Nẵng mô sa-đổ đế, đát-la đát lị tác ngật-ra vạt để ninh
Mỗi khi niệm tụng, trước tiên dùng năm Chi hoặc năm Tướng, tám Tướng … quán Trí thành Bản Tôn Du Già (Pháp này trong Đảnh Luân Du Già rất là sâu kín, mỗi mỗi đền nên theo sự truyền trao của Quán Đảnh A Xà Lê).
Hoặc ở ngay thân của mình, tưởng bày một Chữ an ở ba nơi (đảnh, lưỡi, tim).
Do oai lực của Chữ hay thành Phật Đảnh Luân Vương Tôn.
Lại tưởng trong Mạn Đà La có biển nước hương lớn, giữa biển có núi Diệu Cao với bảu núi vàng bao quanh, ở trên đảnh núi Diệu Cao có hoa sen trắng tám cánh , ở trên mỗi cánh hoa theo bên phải lần lượt an bày bảy báu của Luân Vương, tức là: Kim Luân, voi, ngựa, viên ngọc, người nữ, binh và Chủ Tạng. Phía trước tám cánh, tưởng an Phật Nhãn Tôn có quyến thuộc của mười Phật Đảnh trước sau vây quanh.
Trước tiên trụ Quán này xong, sau đó cầm xâu chuỗi tương ứng niệm tụng, hoặc một trăm hoặc một ngàn hoặc đến một vạn biến. Đủ biến số xong, nâng xâu chuỗi đội trên đảnh, tụng Bộ Mẫu Chân Ngôn, nguyện xin Bản Tôn thủ hộ cho hết thảy công nghiệp
Lại kết Căn Bản Ấn gia trì năm nơi trên thân
Lại kết Phổ Cúng Dường Ấn, như trước cúng dường
Lại vui thích ca tán Bản Tôn, vô lượng Bi Nguyện nhiếp hộ cho chúng con kiến được giải thoát, tương ứng Tất Địa, rộng phát Hoằng Nguyện lợi lạc hữu tình, thề thành Chánh Giác.
Tiếp nâng Át Già như trước phụng hiến.
Lại kết Biện Sự Phật Đảnh Ấn, xoay bên trái giải Giới
Lại kết Nghinh Thỉnh Ấn, hướng ra ngoài bật hai ngón giữa, tụng Chân Ngôn lúc trước, bỏ câu Yết La Sái Dã (Akarṣāya), nên nói là Ca Vĩ Tát Nhạ Dã (Kavaṣajaya) tức thành Phụng Tống.
Lại kết Bị Giáp Ấn, tụng Chân Ngôn lúc trước, gia trì năm nơi trên thân
Lại kết ba Bộ Tâm Ấn, kiền thành làm lễ, phát nguyện rồi ra khỏi Đạo Tràng, hoặc đi Kinh Hành, chuyển đọc Kinh Điển Đại Thừa, làm các nghiệp lành để trợ giúp cho thành tựu
KIM LUÂN ĐẢNH VƯƠNG YẾU LƯỢC NIỆM TỤNG PHÁP
_Hết_
Hiệu chỉnh xong vào ngày 15/06/2014